Luận án Các nhân tố tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận của người quản lý tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Các CTNY nằm trong tầm ngắm của nhà đầu tư nước ngoài thông thường là những công ty lớn, có nền tảng tốt và có hiệu quả kinh doanh cao như công ty CP Sữa Việt Nam, công ty CP Tập Đoàn Hòa Phát, Công ty CP nhựa Bình Minh,. Các công ty này xếp vào các công ty đầu ngành, có hệ thống quản lý tốt, có tài chính mạnh. Tỷ lệ sở hữu dành cho nhà đầu tư nước ngoài thông thường là kín hoặc tỷ lệ còn lại thấp. Với đặc điểm này, luận án nghĩ rằng không vì thu vốn đầu tư nước ngoài mà DN làm đẹp số liệu, dẫn đến tỷ lệ vốn nắm giữ bởi nhà đầu tư nước ngoài không ảnh hưởng đến mức độ QTLN của người quản lý. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Ayemere và cộng sự (2015) với số liệu của Bangladesh khi cho rằng tỷ lệ sở hữu vốn của nước ngoài càng cao thì khả năng QTLN càng thấp; Gue và Ma (2015) thì cho rằng tỷ lệ sở hữu vốn của nước ngoài càng cao thì mức độ QTLN tại Trung Quốc càng cao. Nghiên cứu của Nguyễn Hà Linh (2017) cho rằng tỷ lệ sở hữu từ nhà đầu tư nước ngoài càng cao thì mức độ QTLN càng thấp.

pdf173 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận của người quản lý tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố không ảnh hưởng đến mức độ QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (R_EM) tại CTNY Việt Nam như việc kiêm nhiệm chức danh Giám đốc điều hành của Chủ tịch HĐQT (KNCEO), tỷ lệ thành viên độc lập không điều hành (TVDLKDH), tỷ lệ thành viên tài chính thuộc HĐQT (TVTCHDQT), tỷ lệ sở hữu vốn thuộc bộ phận quản lý (SHVQL), tỷ lệ sở hữu vốn thuộc Nhà nước (SHVNN), tỷ lệ sở hữu vốn thuộc nhà đầu tư nước ngoài (SHVFN), tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản (ROA). 5.2. KIẾN NGHỊ 5.2.1. Đối với Nhà Nước Hoàn thiện khung pháp lý cho hệ thống kế toán Việt Nam Trong những năm gần đầy, Nhà nước Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực kế toán và kiểm toán đã tạo ra một hành lan pháp lý ngày càng hoàn thiện cho các đơn vị kinh tế. Bằng chứng là việc ban hành Luật kế toán số 88/2015/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC áp dụng từ ngày 01/01/2015. Luật kế toán và Chế độ kế toán thay đổi cho phù hợp tình hình thực tế của Việt Nam nhưng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa được sửa đổi đồng bộ. Một số quy định trong chuẩn mực kế toán, thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán Việt Nam khác biệt lớn so với chế độ kế toán hiện hành, ví dụ như quy định hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái, tính lãi cơ bản trên cổ phiếu,... Khi có sự khác biệt trong hệ thống pháp luật tham chiếu thì doanh nghiệp có thể lựa chọn chính sách, phương pháp có lợi cho doanh nghiệp nhất, tạo cơ hội cho người quản lý thực hiện QTLN. 136 Xử lý nghiêm minh vi phạm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Thông tư 155/2015/TT-BTC ban hành ngày 06/10/2015 áp dụng từ ngày 01/01/2016 qui định rất cụ thể về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên việc theo dõi áp dụng thông tư này đối với các CTNY còn đang bỏ ngõ, có phần chậm chạp và mức phạt chưa đủ răng đe. Điều này làm cho mất lòng tin của người đầu tư đối với TTCK Việt Nam. Nhiều trường hợp người nội bộ công ty, cổ đông mua bán với một lượng lớn cổ phiếu mà không đăng ký hoặc không công bố thông tin cho đến khi bị phát hiện, nhưng mức phạt chiếm một tỷ lệ quá nhỏ so với tổng lợi ích có được từ giao dịch mua bán cổ phiếu đó. Người nội bộ thường có thông tin nhiều hơn, vì lợi ích của bản thân, họ có thể lợi dụng thông tin có được để trục lợi cho bản thân mình trước khi thông tin được công bố ra ngoài. Có thể họ sẽ bán cổ phiếu không đăng ký trước khi tin xấu được đưa ra hoặc mua vào một lượng lớn cổ phiếu không đăng ký trước khi thông tin tốt được chính thức công bố và chấp nhận một mức phạt không đáng kể. Điều 27 nghị định 108/2013/NĐ-CP qui định mức xử phạt hành chính như sau “Phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, người phụ trách tài chính, người phụ trách kế toán và người quản lý khác trong bộ máy quản lý công ty đại chúng thực hiện mua và bán hoặc bán và mua chứng khoán công ty đại chúng không đúng thời hạn quy định”. Tác giả kiến nghị gia tăng mức phạt vi phạm hành chính này theo một tỷ lệ % trên giá trị cổ phiếu giao dịch hơn là một mức tiền tuyệt đối như hiện tại. Thông tư 155/2015/TT-BTC qui định ngoài các thông tin định kỳ, doanh nghiệp phải có trách nhiệm công bố những thông tin bất thường đúng theo thời hạn quy định. Việc giao dịch mua bán cổ phiếu không đăng ký hoặc không đúng thời gian đăng ký đều xuất phát từ những chủ đích trước. Do đó, Nhà Nước cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các giao dịch mua bán cổ phiếu bất thường này từ đó xác định và xử lý hành vi chậm công bố thông tin của công ty niêm yết. UBCKNN nên tổ chức bộ phận thống kê những trường hợp vi phạm trên, tổng kết và công bố rộng rãi trên những kênh thông 137 tin đại chúng vừa mang tính răng đe, nhắc nhở vừa tạo được niềm tin cho người đầu tư. Tăng cường giám sát chất lượng dịch vụ kiểm toán, xử lý nghiêm những vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán Khó có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ kiểm toán công ty niêm yết hiện nay. Với quá nhiều vụ bê bối xảy ra cho thấy chất lượng kiểm toán tại các công ty niêm yết là chưa cao. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán. Một là, mức độ cạnh tranh gây gắt giữa các công ty kiểm toán, trong đó có cạnh tranh về phí kiểm toán. Doanh thu bù đắp chi phí và có lãi là bài toán nan giải. Nếu giá phí dịch vụ thấp, công ty kiểm toán sẽ cắt bớt thủ tục kiểm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán, thậm chí đóng dấu và thu tiền chứ không thực sự kiểm toán tại đơn vị. Hai là, áp lực công việc khi vào mùa kiểm toán là điều khó thể tránh khỏi. Phần lớn công ty Việt Nam chọn năm tài chính là năm dương lịch. Thời gian kiểm toán và công bố BCTC đã qua kiểm toán phải thực hiện trong thời gian ngắn. Kiểm toán viên làm việc thâu đêm dẫn đến sai sót là điều không thể tránh khỏi. Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp sau: (1) Giám sát quá trình bổ nhiệm công ty kiểm toán, thủ tục kiểm toán; (2) Giám sát tính độc lập của KTV và đặc biệt là KTV ký báo cáo kiểm toán; (3) Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm tính độc lập trong kiểm toán. Theo thống kê của tác giả, giai đoạn 2010-2016, kiểm toán thuộc Big 4 thực hiện kiểm toán 24,97% công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và kết quả hồi quy trên hai mô hình nghiên cứu của luận án cho thấy công ty niêm yết được kiểm toán bởi Big 4 có tác động làm giảm khả năng QTLN. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) và nghiên cứu của Nguyễn Hà Linh (2017) cũng cho rằng công ty được kiểm toán bởi Big 4 thì chất lượng thông tin tốt hơn công ty không được kiểm toán bởi Big 4. Với hơn 3/4 số CTNY không được kiểm toán bởi Big 4 như hiện nay thì việc giảm sát chất lượng dịch vụ kiểm toán là công việc cần được quan tâm hàng đầu nhằm gia tăng chất lượng thông tin BCTC. 138 Cần có biện pháp chế tài mức độ chênh lệch BCTC trước và sau kiểm toán Thông tư 155/2015/TT-BTC qui định công ty niêm yết phải công bố báo cáo tài chính quý, BCTC năm. Một số doanh nghiệp năng động cung cấp thông tin cơ bản liên quan đến tình hình tài chính, tình hình kinh doanh từng tháng hoặc ngắn hơn, thu hút được nhiều sự quan tâm của rất nhiều đối tượng, trong đó có nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, mức độ kiểm soát luồng thông tin này có trung thực hay không là điều khó có thể đo lường được. Rất nhiều công ty cung cấp BCTC lãi trước kiểm toán, sau kiểm toán chuyển thành lỗ nặng hoặc BCTC lỗ trước kiểm toán nhưng sau kiểm toán thì lãi to. Mức độ phát sinh ngày càng nhiều và chênh lệch giữa trước và sau kiểm toán ngày càng lớn. Việc không có quy định xử phạt chế tài tình trạng này có thể dẫn đến hành vi QTLN cho mục đích cá nhân. Qui định tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính và tỷ lệ thành viên BKS có chuyên môn tài chính Luận án đã chứng minh được rằng tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính càng cao sẽ hiệu quả trong việc kiểm soát hành vi QTLN A_EM. Đồng thời, tỷ lệ thành viên BKS có chuyên môn tài chính càng cao thì mức độ QTLN R_EM càng thấp. Vai trò của bộ phận BKS tại CTNY Việt Nam khác biệt so với vai trò của UBKT theo mô hình tổ chức một cấp kiểu Mỹ-Anh. BKS không phải là bộ phận tư vấn cho HĐQT mà một phận kiểm soát hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của đơn vị. Kiểm soát quá trình tạo lập và công bố BCTC đòi hỏi kiến thức chuyên môn tài chính cho cả BKS và HĐQT. Khoản 1 điều 13 nghị định số 71/2017/NĐ-CP qui định: “Cơ cấu Hội đồng quản trị cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật, tài chính và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty và có xét yếu tố về giới”. Đồng thời, khoản 4 điều 20 nghị định này qui định: “Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty”. Nghị định trên không quy định cụ thể tỷ lệ % thành viên có chuyên môn về tài chính, kế toán có trong hai bộ phần này. Tác giả nghĩ rằng, xuất phát từ mục tiêu gia tăng chất lượng thông tin BCTC, kiểm soát được QTLN của người quản lý cần thiết Nhà nước nên qui định tỷ lệ này ở mức cao. 139 Xây dựng đội ngũ kiểm tra, thanh tra thuế chuyên nghiệp và theo lĩnh vực ngành nghề Bùi Thị Mai Hoài và Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015) nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi QTLN để làm giảm thuế TNDN phải nộp. Nhóm tác giả dựa trên dữ liệu của 211 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đã phát hiện được rằng doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi về thuế sẽ điều chỉnh tăng thu nhập tính thuế để được ưu đãi tối đa, để có lợi về thuế ở những năm sau các năm có hưởng ưu đãi thuế; doanh nghiệp sẽ điều chỉnh mức độ ước tính doanh thu chưa thực hiện, các khoản dự phòng và chi phí thuế TNDN hoãn lại nhằm giảm số thuế TNDN phải nộp. Đặng Ngọc Hùng (2015) sử dụng mẫu khảo sát gồm 193 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011-2014, nghiên cứu xu hướng QTLN do có thay đổi thuế suất thuế TNDN. Đặng Ngọc Hùng (2015) đã chỉ ra rằng các công ty niêm yết có xu hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận ở những năm trước năm 2013 để tiết kiệm chi phí thuế. Sau năm 2013, các công ty có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận trở lại. Kết quả nghiên cứu luận án, doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì mức độ QTLN càng cao và trong các nhân tố tác động đến hành vi QTLN thì nhân tố quy mô có tác động rất mạnh, cao nhất ở mô hình 2 và đứng thứ 2 ở mô hình 1. Như vậy, muốn kiểm soát hành vi QTLN thì rất cần thiết phải quan tâm đến nhân tố quy mô của CTNY. Theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành, thời gian kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là tối đa là 5 ngày và thời gian thanh tra thuế tối đa là 30 ngày, không phân biệt qui mô doanh nghiệp. Với khoảng thời gian như trên, đoàn kiểm tra, thanh tra khó có đủ thời gian để thực hiện hết trách nhiệm của mình. Tác giả cho rằng Nhà Nước cần có những quy định riêng về thời gian kiểm tra, thanh tra cho những doanh nghiệp có quy mô lớn và địa bàn hoạt động rộng. Cơ quan thuế cần xây dựng đội ngũ kiểm tra viên, thanh tra viên có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi chuyên thực hiện kiểm tra, thanh tra cho những doanh nghiệp có quy mô lớn. Nếu thực hiện điều 140 này, một mặt có thể gia tăng nguồn thu cho ngân sách, mặt khác để giảm bớt động cơ QTLN tại các công ty niêm yết. 5.2.2. Đối với công ty niêm yết Tự củng cố vai trò của HĐQT và BKS Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy số lượng thành viên HĐQT, số lần họp HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính, tỷ lệ thành viên nữ thuộc HĐQT, số lượng thành viên BKS, số lượng thành viên BKS có chuyên môn về tài chính và tỷ lệ thành viên nữ thuộc BKS đều có mối quan hệ ngược chiều với mức độ QTLN tại doanh nghiệp. Điều này khẳng định vai trò rất quan trọng của hai bộ phận này đối với chất lượng thông tin của BCTC. HĐQT cần kết hợp nhiều ý tưởng, ý kiến đóng góp hữu ích cho hoạt động của doanh nghiệp từ các thành viên thông qua các cuộc họp HĐQT, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn về kế toán, tài chính cho thành viên HĐQT và BKS từ đó kiểm soát tốt hơn quá trình lập và công bố BCTC. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý vai trò quan trọng của thành viên nữ ở hai bộ phận này trong việc kết nối công việc với các bộ phận khác. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy việc kiêm nhiệm chức danh CEO của chủ tịch HĐQT và tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không điều hành không có tác động đến mức độ QTLN của người quản lý. Điều này không có nghĩa là công ty không quan tâm đến việc kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập. Lý thuyết đại diện cho rằng việc tập trung quyền lực vào Chủ tịch HĐQT làm giảm mức độ kiểm soát của HĐQT, giảm mức độ giám sát của các thành viên HĐQT. Theo quan sát của tác giả, mức độ kiêm nhiệm của thành viên HĐQT tại các CTNY là rất cao. Việc kiêm nhiệm chức danh trong công ty hoặc nhiều công ty làm giảm mức độ giám sát của họ đối với hoạt động của công ty do năng lực và thời gian làm việc của mỗi cá nhân là có giới hạn. Nhận thấy điều bất cập này, nghị định 71/2017/NĐ-CP được ban hành thay thế cho thông tư 121/2012/TT-BTC, trong đó có một sự thay đổi rất quan trọng đối với tư cách thành viên HĐQT. Điều 12, nghị định 71/2017/NĐ-CP qui định “Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) của cùng một công ty đại chúng” (áp dụng từ 01/08/2020) 141 và “ Thành viên hội đồng quản trị một công ty đại chúng không được đồng thời là thành viên hội đồng quản trị tại quá 05 công ty khác” (áp dụng từ 01/08/2019). Để phát huy hết vài trò của chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT trong việc kiểm soát hoạt động của Ban Giám đốc, đồng thời để thực hiện quy định tại nghị định 71/2017/NĐ-CP, tác giả kiến nghị các công ty niêm yết nên tách biệt hai chức danh Giám đốc điều hành với chủ tịch HĐQT, đồng thời giảm mức độ kiêm nhiệm của chức danh thành viên HĐQT. Bổ nhiệm công ty kiểm toán phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy quy mô công ty kiểm toán và việc thay đổi công ty kiểm toán đều có tác động mạnh đến hành vi QTLN của người quản lý. Hiện nay, tại các CTNY, Đại hội cổ đông thường niên chỉ định một công ty kiểm toán độc lập hoặc thông qua danh sách các công ty kiểm toán độc lập và ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định lựa chọn một công ty kiểm toán trong số các công ty kiểm toán trong danh sách dựa trên những điều khoản và điều kiện thoả thuận với Hội đồng quản trị. Mỗi công ty kiểm toán sẽ có thế mạnh riêng cho từng ngành nghề. HĐQT cần lấy ý kiến để bổ nhiệm công ty kiểm toán có uy tín và thế mạnh của công ty kiểm toán phù hợp với lĩnh vực ngành nghề của doanh nghiệp đang kinh doanh. Điều này góp phần nâng cao chất lượng thông tin BCTC của công ty niêm yết. 5.2.3. Đối với công ty kiểm toán độc lập Kết quả nghiên cứu của luận án, với 416 công ty niêm yết, giai đoạn 2010-2016, công ty kiểm toán thuộc Big 4 đã thực hiện kiểm toán đến 24,97% công ty niêm yết, có khả kiểm soát được hành vi QTLN, gia tăng chất lượng thông tin trên BCTC. Các công ty kiểm toán ngoài Big 4 muốn tồn tại trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt thì bản thân công ty kiểm toán phải gia tăng chất lượng dịch vụ kiểm toán mà mình cung cấp, tạo dựng niềm tin đối với công ty niêm yết và nhà đầu tư. Tác giả thiết nghĩ việc xây dựng niềm tin đối với khách hàng không phải là vấn đề đơn giản đối với các công ty kiểm toán ngoài Big 4, cần phải có chiến lược từng bước, ngắn hạn và dài hạn. Luận án đề xuất một số biện pháp sau: 142 - Chấp nhận chi phí đào tào nhân viên, chi phí lương để thu hút nhân tài: Các công ty kiểm toán độc lập không nhiều tên tuổi thông thường sẽ chấp nhận những kiểm toán viên còn non trẻ để có được mức chi phí lương cạnh tranh. Đây có thể coi là một những nguyên nhân căn bản dẫn đến chất lượng kiểm toán chỉ ở mức thấp. Để thay đổi điều này thì mỗi công ty kiểm toán cần phải chấp nhận hy sinh chi phí đào tạo và chấp nhận mức lương cao hơn để thu hút những kiểm toán viên đầu ngành. Trong giai đoạn xây dựng có thể dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao hoặc có thể lỗ. - Chấp nhận giá phí kiểm toán cạnh tranh nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng đầu ra: Chất lượng kiểm toán viên độc lập bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nguồn thu. Trong giai đoạn xây dựng tên tuổi, có thể công ty kiểm toán phải chấp nhận với giá phí kiểm toán thấp, có thể không bù được chi phí trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu công ty kiểm toán độc lập vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán thì hồ sơ năng lực của công ty sẽ dày lên và trong dài hạn có thể công ty kiểm toán sẽ vượt qua khó khăn về giá phí. - Không ngừng công tác quảng bá, từng bước xây dựng hồ sơ năng lực công ty kiểm toán: Công tác quảng bá sẽ làm cho khách hàng biết năng lực, chiến lược, tầm nhìn của công ty kiểm toán độc lập là vấn đề quan trọng. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4 có tác động làm giảm khả năng QTLN của người quản lý. Big 4 có thể làm được điều này phần lớn là do chất lượng dịch vụ kiểm toán từ Big 4. Nếu như Việt Nam có nhiều công ty kiểm toán độc lập ngoài Big 4 nhưng chất lượng dịch vụ kiểm toán của họ tiến dần đến mức chất lượng được cung cấp bởi Big 4 thì chất lượng thông tin BCTC của CTNY Việt Nam sẽ không ngừng được cải thiện. Lúc này, sức ép công việc sẽ bớt dồn sang cho Big 4, có thể chất lượng kiểm toán của Big 4 còn cao hơn nữa. 5.2.4. Đối với các đối tượng khác Đối với ngân hàng: Công ty có quy mô lớn, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản càng cao, tỷ lệ nợ vay ngắn hạn trên tổng tài sản ngắn hạn càng cao thì mức độ QTLN càng lớn. 143 Do đó, khi xem xét vốn tài trợ cho cho các công ty, ngân hàng cần có sự kết hợp của nhiều nguồn thông tin để đưa ra quyết định, không đơn thuần chủ yếu tập trung vào Báo cáo tài chính của công ty. Ngoài báo cáo tài chính, một số thông tin khá quan trọng như: Uy tín của công ty trong ngành, lịch sử tín dụng của công ty, phương án kinh doanh và kế hoạch tài chính của công ty,Tác giả nghĩ rằng, cán bộ tín dụng ngân hàng xem xét kỹ báo cáo thường niên của công ty niêm yết, tham gia đại hội cổ đông thường niên của công ty hằng năm để nắm bắt thêm nhiều thông tin như kế hoạch sản xuất doanh, kế hoạch đầu tư, mở rộng dự án, định hướng quản trị,giảm bớt rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong hợp đồng tài trợ vốn cho doanh nghiệp, cần lưu ý nhiều hơn đến tài sản đảm bảo và thật chặt chẽ trong vấn đề định giá tài sản đảm bảo. Đối với nhà đầu tư: Khi quyết định đầu tư, thông thường nhà đầu tư sẽ nghiên cứu kỹ BCTC qua nhiều năm của công ty dự định đầu tư. Tuy nhiên, nếu BCTC đã được điều chỉnh, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng thành viên HĐQT, số lượng cuộc họp HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính, tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT, số lượng thành viên BKS, tỷ lệ thành viên BKS có chuyên môn tài chính, tỷ lệ thành viên nữ thuộc BKS đều các tác động ngược chiều với mức độ QTLN. Công ty được kiểm toán bởi Big 4 sẽ làm giảm khả năng QTLN. Tỷ lệ vốn được nắm giữ bởi người quản lý cũng có tác động đến hành vi QTLN. Doanh nghiệp có nợ cao, tỷ lệ nợ vay ngắn hạn càng cao thì mức độ QTLN càng cao. Qui mô doanh nghiệp càng lớn, ROA càng cao thì mức độ QTLN càng cao. Như vậy, ngoài việc nghiên cứu, phân tích BCTC, nhà đầu tư có thể lựa chọn những công ty có nhiều thành viên HĐQT và BKS, tỷ lệ thành viên HĐQT và BKS có chuyên môn tài chính cao, có sự hiện diện của nhiều thành viên nữ trong HĐQT và BKS, hoặc doanh nghiệp có tỷ lệ nợ thấp để đầu tư. Kết hợp với những đặc điểm trên, nhà đầu tư hãy quan tâm đến chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận của CTNY và theo dõi mức độ hoàn thành kế hoạch đó qua các quý. Nhà đầu tư nên tính toán mức độ hoàn thành kế hoạch lũy kế đến thời điểm hiện tại từ đó ước lượng mức độ hoàn thành kế hoạch mà đại hội cổ đông của công ty đã giao phó. Kết quả nghiên 144 cứu của luận án đã chứng minh được rằng, dưới áp lực hoàn thành kế hoạch, người quản lý sẽ thực hiện QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch càng thấp thì mức độ QTLN càng cao. 5.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI Luận án đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi QTLN thông qua các khoản dồn tích và QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Số lượng biến nhân tố đưa vào nguyên cứu khá nhiều so với các nghiên cứu tại Việt Nam, gồm 19 biến chia làm 5 nhóm: Nhóm biến HĐQT; nhóm biến BKS, nhóm biến kiểm toán độc lập, nhóm biến cấu trúc sở hữu vốn và cơ cấu vốn; nhóm biến quy mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động. Các biến nhân tố đều có thể thu thập được trên BCTC, BCTN và BCQT của CTNY. Luận án cũng chia mẫu nghiên cứu thành 10 ngành theo chuẩn phân ngành toàn cầu. Tuy nhiên, số lượng các CTNY thuộc các ngành không đồng nhất, ngành công nghiệp có đến 148 công ty trong khi ngành công nghệ thông tin thì chỉ có 08 công ty (nhỏ hơn cả số biến độc lập). Vì lý do này nên việc phân ngành của luận án chủ yếu phục vụ cho thống kê mô tả mẫu, đồng thời để trả lời câu hỏi “ Mức độ quản trị lợi nhuận của người quản lý ở từng ngành như thế nào?”. Luận án không thể xác định các biến nhân tố nào tác động và mức độ tác động như thế nào đến từng ngành nghiên cứu. Đây là hạn chế của luận án. Trong quá trình thực hiện luận án này, tác giả nhận thấy một số hướng nghiên cứu trong tương lai liên quan đến hành vi QTLN như sau: - Xây dựng một mô hình đo lường mức độ QTLN phù hợp áp dụng cho đặc thù của Việt Nam; - Nghiên cứu các biến nhân tố liên quan đến chính trị, văn hóa, địa lý, tác động đến hành vi QTLN; - Nghiên cứu động cơ QTLN từ đó phân tích sâu khía cạnh tích cực và tiêu cực của hành vi QTLN đối với các bên liên quan; - Nghiên cứu thời điểm vận dụng hai hình thức QTLN và sự thay đổi qua lại (thay thế lẫn nhau) giữa hai hình thức QTLN; 145 - Nghiên cứu QTLN đặc thù trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và công ty chứng khoán. 146 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 Luận án dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 4 để đưa ra những nhận xét chung về thực trạng hành vi QTLN của người quản lý tại các CTNY trên TTCK Việt Nam, đưa ra nhận xét liên quan đến từng nhóm biến nhân tố tác động đến hành vi QTLN thông qua các khoản dồn tích và thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Để kiểm soát hành vi QTLN của người quản lý cần thực hiện đồng bộ và kết hợp nhiều giải pháp từ phía Nhà nước, công ty niêm yết, công ty kiểm toán, ngân hàng và nhà đầu tư. Vấn đề nghiên cứu về hành vi QTLN đã phát triển sâu rộng trên thế giới và ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của các chuyên gia tại Việt Nam. Luận án này chưa thể bao hàm hết toàn bộ những vấn đề liên quan đến hành vi QTLN. Với mong muốn cánh cửa khoa học ngày càng được mở rộng, luận án đề xuất một số hướng nghiên cứu trong tương lai liên quan đến hành vi QTLN. 147 KẾT LUẬN QTLN được xem là hành động xấu cần được kiểm soát vì chúng gây hiểu nhầm về tình trạng hoạt động của công ty, ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan. Nhận diện, đánh giá thực trạng và tìm ra các nhân tố tác động đến hành vi QTLN để kiểm soát chúng để nâng cao chất lượng thông tin BCTC đóng vai trò quan trọng. Thông qua phân tích thống kê biến phụ thuộc của hai mô hình nghiên cứu, luận án đánh giá được mức độ QTLN tại các CTNY trên TTCK Việt Nam. Theo đó, QTLN thông qua các khoản dồn tích và QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các CTNY đều ở mức rất cao, đặc biệt là quản trị lợi nhuận thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thông qua kết quả phân tích hồi quy trên hai mô hình nghiên cứu, luận án cũng đã xác định được các nhân tố tác động đến hành vi QTLN. Trong 19 nhân tố đưa vào mô hình nghiên cứu, có 15 biến nhân tố các tác động đến hành vi QTLN tại CTNY Việt Nam. Trong các nhân tố tác động, nhân tố tỷ lệ thành viên nữ thuộc HĐQT có tác động rất mạnh và ngược chiều với mức độ QTLN. Số lượng thành viên BKS, tỷ lệ thành viên BKS có chuyên môn tài chính đều có tác động ngược chiều với mức độ QTLN, khẳng định vai trò quan trọng của bộ phận này trong bộ máy quản lý của CTNY Việt Nam. Nghiên cứu cũng khẳng định được chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán thuộc Big 4 trong vấn đề kiểm soát hành vi QTLN và việc thay đổi công ty kiểm toán so với năm trước liền kề sẽ làm chất lượng BCTC thấp đi. Bên cạnh đó, phân tích hồi quy cũng cung cấp những dấu hiệu về mức độ QTLN tại các công ty niêm yết Việt Nam: CNTNY có tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản càng cao, tỷ lệ nợ vay ngắn hạn trên tổng tài sản ngắn hạn càng cao, ROA càng cao thì mức độ QTLN càng cao; CTNY có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch càng thấp thì mức độ QTLN càng cao. HĐQT thay mặt cổ đông kiểm soát hoạt động của Ban giám đốc, trong đó có kiểm soát hành vi QTLN. Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập càng cao thể hiện tính độc lập càng cao. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không điều hành không có tác động đến mức độ QTLN. Tác giả cho rằng chính sự 148 kiêm nhiệm quá mức của thành viên HĐQT làm giảm đi vai trò kiểm soát của bộ phận này. Bên cạnh đó, cơ cấu sở hữu vốn cũng không có nhiều tác động đến hành vi QTLN của người quản lý. Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dòng vốn nhàn rỗi trong người dân từng bước đưa vào TTCK, các tổ chức, cá nhân nước ngoài không ngừng gia tăng vốn đầu tư vào TTCK Việt Nam thể hiện rõ nét ở thanh khoản thị trường chứng khoán ngày càng cao. Luận án thiết nghĩ, ngoài việc tạo thêm hàng hóa tốt cho TTCK thông qua việc thúc đẩy nhanh chóng cổ phần hóa, Việt Nam cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin báo cáo của CTNY, ngăn ngừa và kiểm soát hành vi QTLN tại CTNY. 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp, 2018. Tổng kết các nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc Gia ESR - 2018, Trường ĐH Công Nghệ TP. HCM, 5.5.2018. 2. Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp, 2017. Ảnh hưởng của nhân tố quản trị công ty đến hành vi quản trị lợi nhuận của người quản lý – Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2017, Trường ĐH Kinh tế TP. HCM, thành viên tham gia. 3. Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp, 2017. Đặc điểm Hội đồng quản trị và hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí khoa học Trường Đại học Mở TP. HCM, số 54 (3) 2017. 4. Ngô Hoàng Điệp, 2017. Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu vốn và đòn bẩy tài chính đến hành vi quản trị lợi nhuận dồn tích tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Công thương, số 12, tháng 11.2017. 5. Ngô Hoàng Điệp, 2014. Giới thiệu tổng quan về hành vi chi phối thu nhập của người quản lý doanh nghiệp. Kỷ yếu Hội thảo khoa học - Kế toán tài chính - Những thay đổi và định hướng phát triển trong tiến trình hội nhập. 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC 1. Bộ Tài chính, 2015. Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính thay thế thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 05/4/2012 về Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. 2. Chính phủ, 2013. Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính Phủ thay thế nghị định 85/2010/NĐ-CP ngày 02/8/2010 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. 3. Chính phủ, 2017. Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/06/2017 của Chính Phủ, Hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng. 4. Bùi, Thị Mai Hoài và Nguyễn, Thị Tuyết Hoa, 2015. Các nhân tố quyết định hành vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: Trường hợp Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội Nhập UEF, số 22(32)- tháng 5, 6/2015, trang 41-49. 5. Đặng, Ngọc Hùng, 2015. Nghiên cứu xu hướng quản trị lợi nhuận do thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí kinh tế & Phá triển, số 219, trang 46-54. 6. Nguyễn, Anh Hiền và Cộng sự, 2015. Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ảnh hưởng chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. 7. Nguyễn, Anh Hiền và Phạm, Thanh Trung, 2015. Kiểm định và nhận diện mô hình nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam, tạp chí phát triển KH & CN, tập 18, số Q3-2015, trang 7-17. 8. Nguyễn, Đình Thọ, 2013. Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh. NXB Lao động Xã hội. 9. Nguyễn, Thị Phương Hồng, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng Báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế. 151 10. Nguyễn, Hà Linh, 2017. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế. 11. Phạm, Thị Bích Vân, 2012. Mô hình nhận diện điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán TP. HCM, tạp chí Nghiên cứu Phát triển, số 258 (tháng 4.2012), trang 35-42. 12. Phạm, Thị Bích Vân, 2013. Các cách đo lường sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận, tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số 1/2013, trang 39-47. 13. Phạm, Thị Bích Vân, 2014. Các hình thức quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tạp chí Ngân hàng, số 1+2/2014, trang 57-60. 14. Phạm, Thị Bích Vân, 2014. Nghiên cứu quản trị lợi nhuận thông qua biến kế toán dồn tích và sự dàn xếp các giao dịch thực của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM, tạp chí Nghiên cứu Phát triển, số 218, trang 74-82. 15. Võ, Thị Quý và Dương, Trọng Nhân, 2017. Detecting Earning Management of Companies Listing on HOSE. Asian Journal of Social Sciences and Management Studies, 4(2), 82–87. 16. Việt Nam xếp vị trí 76/108 quốc gia về tỷ lệ nữ tham gia quản lý tại Doanh nghiệp, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2015. Địa chỉ trang web: phu-nu-tham-gia-quan-ly-tai-doanh-nghiep-286404.html TÀI LIỆU THAM KHẢO NƯỚC NGOÀI 17. Abbadi, Sinan S., Qutaiba F. Hijazi, and Ayat S. Al-Rahahleh., 2016. Corporate Governance Quality and Earnings Management : Evidence from Jordan. Australasian Accounting, Business and Finance Journal, 10 (2): 54–75. 18. Abbott, L.J., Parker, S. and Peters, G.F. 2004. Audit Committee Characteristics and Restatements. Auditing: A Journal of Practice & Theory, 23: 69-87. 19. Abdul Rahman, R., and Ali, F. H. 2006. Board, Audit Committee, Culture and Earnings Management. Managerial Auditing Journal, 21 (7): 783-804. 152 20. Abed, Suzan, Ali Al-Attar, and Mishiel Suwaidan. 2011. Corporate Governance and Earnings Management: Jordanian Evidence. International Business Research, 5 (1): 216–25. 21. Adams, R.B., & Ferreira, D. 2009. Women in the boardroom and their impact on governance and performance. Journal of Financial Economics, 94(2), 291-309. 22. Ahmad, Lukman, and Edi Suhara. 2016. The Effect of Audit Quality on Earning Management within Manufacturing Companies Listed on Indonesian Stock Exchange. Research Journal of Finance and Accounting, 7 (8): 132–38. 23. Akerlof, G., 1970. The market for 'lemons': Quality uncertainty and the market mechanism, Quarterly Journal of Economics, 90, 629-650. 24. Akpan, E. O., & Amran, N. A. 2014. Board characteristics and company performance: Evidence from Nigeria. Journal of Finance and Accounting, 2(3): 81-89. 25. Al-Fayoumi, N., Abuzayed, B., & Alexander, D. 2010. Ownership structure and earnings management in emerging markets: The case of Jordan, International Research Journal of Finance and Economics, 38: 28-47 26. Al-Rassas, Ahmed Hussein, and Hasnah Kamardin. 2015. Directors’ Independence, Internal Audit Function, Ownership Concentration and Earnings Quality in Malaysia. Asian Social Science, 11(15): 244–56. 27. Alves, Sandra. 2012. Ownership Structure and Earnings Management : Evidence from Portugal Ownership Structure and Earnings Management : Evidence from Portugal. Australasian Accounting Business and Finance Journal, 6 (1): 57–74. 28. Alves, Sandra. 2014. The Effect of Board Independence on the Earnings Quality : Evidence from Portuguese Listed Companies. Australasian Accounting, Business and Finance Journal, 8 (3): 23–44. 29. Ayemere, Ibadin L., and Afensimi Elijah. 2015. Audit Committee Attributes and Earnings Management : Evidence from Nigeria. International Journal of Business and Social Research, 05 (04): 14–23. 153 30. Aygun, Mehmet, Suleyman Ic, and Mustafa Sayim. 2014. The Effects of Corporate Ownership Structure and Board Size on Earnings Management: Evidence from Turkey. International Journal of Business and Management, 9 (12): 123–32. 31. Ball, R., & Shivakumar, L. 2005. Earnings quality in UK private firms: comparative loss recognition timeliness. Journal of Accounting and Economics, 39(1), 83-128. 32. Bamahros, Hasan Mohammed, and Wan Nordin Wan-hussin. 2015. Non-audit services, Audit firm tenure and Earnings management in Malaysia. Asian Academy Of Management Journal Of Accounting And Finance, 11 (1): 145–68. 33. Baker, M. & J. Wurgler, 2002. Market timing and capital structure, Journal of Finance, 57, 1–32. 34. Bathula , H. 2008. Board Characteristics and Firm Performance: Evidence from New Zealand, PhD unpublished thesis, Auckland University of Technology. 35. Barth, M. E., Landsman, W. R., & Lang, M. H. 2008. International accounting standards and accounting quality. Journal of Accounting Research, 46(3), 467- 498. 36. Bassiouny, Sara W. 2016. The Impact of Firm Characteristics on Earnings Management : An Empirical Study on the Listed Firms in Egypt. The Business and Management Review. 7 (2): 91–101. 37. Baxter, P., & Cotter, J. 2009. Audit Committees and Earnings Quality. Accounting and Finance, 49: 267–290. 38. Bédard, J., S. Marakchi-Chtourou, and L. Courteau. 2004. The effect of audit committee expertise, independence, and activity on aggressive earnings management. Auditing: A Journal of Practice and Theory, 23: 13-35. 39. Beuselinck, C., & Deloof, M. 2014. Earnings Management in Business Groups: Tax Incentives or Expropriation Concealment? The International Journal of Accounting, 49(1), 27–52. 154 40. Bini, L., Giunta, F., & Dainelli, F. 2010. Signalling Theory and Voluntary Disclosure to the Financial Market - Evidence from the Profitability Indicators Published in the Annual Report. SSRN Electronic Journal, 1–28. 41. Bozec, R., Breton, G., and Cote, L., 2002. The Performance of State-Owned Enterprises Revisited. Financial Accounting and Management, 18 (4):77-94. 42. Charfeddine, L. Riahi, R. Omri, A. 2013. The Determinants of Earnings Management in Developing Countries: A Study in the Tunisian Context. Journal of Corporate Governance, 12(1), 35-49. 43. Charles, S. L., S. M. Glover, and N. Y. Sharp. 2010. The association between financial reporting risk and audit fees before and after the historic events surrounding SOX. Auditing: A Journal of Practice & Theory, 29 (1): 15-39. 44. Chen, K.Y., K., Lin and J., Zhou, 2005. Audit quality and earnings management for Taiwan IPO firms, Managerial Auditing Journal, 20(1): 86-104. 45. Chen, T. (2011). Analysis on accrual-based models in detecting earnings management Analysis on Accrual-Based Models in Detecting. Lingnan Journal of Banking, Finance and Economics, 2 (January 2010). 46. Cheng, Q., and Warfield, T.D., 2005. Equity incentives and earnings management,” Accounting Review, 80, 441-476. 47. Christopher F, Baum. 2006. An Introduction to Modern Econometrics Using Stata". 48. Chtourou, Sonda Marrakchi. 2001. Corporate Governance and Earnings Management”. 49. Cohen, D.A., Zarowin, P., 2010. Accrual-based and real earnings management activities around seasoned equity offerings. Journal of Accounting and Economics, 50: 2– 19. 50. Collins, D., Pincus, M., and Xie, H. (1999). Equity Valuation and Negative Earnings: The Role of Book Value of Equity. The Accounting Review, 74(1), 29- 61. 155 51. Culpan, R., and Trussel, J., 2005. Applying the Agency and Stakeholder Theories to the Enron Debacle: An Ethical Perspective. Business and Society Review, 110: 59-76. 52. Creswell, J. W. 2009. Research design: Qualitative, quantitative and mixed methods approach (3rd ed.). Thousand Oaks: Sage Publications. 53. Danoshana, Ms S, and Ms T Ravivathani. 2013. The Impact of the Corporate Governance on Firm Performance : A Study on Financial Institutions in Sri Lanka. Merit Research Journal of Accounting, Auditing, Economics and Finance, 1 (6): 118–21. 54. Davidson, R., and Neu, D. 1993. A Note on the Association between Audit Firm Size and Audit Quality. Contemporary Accounting Research, 9(2): 479–88. 55. DeAngelo, L. E. 1986. Accounting numbers as market valuation substitutes: A study of management buyouts of public stockholders. The Accounting Review, 61, 400-420. 56. Dechow, P., Sloan, R., and Sweeney, A. 1995. Detecting Earnings Management. The Accounting Review, 70(2), 193–225. 57. Dechow, P., Kothari, S. P., and Watts, R. 1998. The relation between earnings and cash flows. Journal of Accounting and Economics 25 (2): 133-168. 58. Dechow, P. M. & D. J. Skinner. 2000. Earning Management: Reconciling the Views of Accounting Academics, Practitioners, and Regulators. Accounting Horizons 14(2): 235 – 250 59. Epstein, B. J., & Jermakowicz, E. K. 2008. Wiley IFRS 2008: Interpretation and Application of International Accounting and Financial Reporting Standards 2008. John Wiley & Sons. 60. Eisenhardt, K. 1989. Agency theory: An assessment and review. Academy of management review. 61. Erhardt, N. L., Werbel, J. D., & Shrader, C. B. 2003. Board of director diversity and firm financial performance. Corporate Governance: An International Review, 11(2), 102–111. 156 62. Fan, J & Wong, TJ. 2002. Corporate ownership structure and the informativeness of accounting earnings in East Asia. Journal of Accounting and Economics, 33: 401–425. 63. Freeman, E., 1984. Strategic Management: A Stakeholder Approach. Pitman, Boston. 64. García Lara, J.M., García Osma, B., Mora, A., 2005. The effect of earnings management on the asymmetric timeliness of earnings. Journal of Business Finance & Accounting, 32: 691-726. 65. Gerayli, Mahdi Safari, Bandargaz Branch, Abolfazl Momeni Yanesari, and Gorgan Branch. 2011. Impact of Audit Quality on Earnings Management : Evidence from Iran. International Research Journal of Finance and Economics, 66. 66. Gonzalez, J. A. S., & Garcia-Meca, E. 2014. Does Corporate Governance Influence Earnings Management in Latin American Markets? Journal of Business Ethic, 121(3), 419–440. 67. Graham, J.R., Harvey, C.R., Rajgopal, S., 2005. The economic implications of corporate financial reporting. Journal of Accounting and Economics, 40(1–3), 3– 73 68. Gulzar, M. A., & Zongjun, W. 2011. Corporate Governance Characteristics and Earnings Management: Empirical Evidence from Chinese Listed Firms. International Journal of Accounting and Financial Reporting, 1(1), 133. 69. Guo, Fei, and Shiguang Ma. 2015. Ownership Characteristics and Earnings Management in China. The Chinese Economy, 48 (5): 372–95. 70. Healy, P. M. 1985. The effect of bonus schemes on accounting decisions, 7, 85– 107. 71. Healy, P., and Wahlen, J. M., 1999. A Review of the Earnings Management Literature and its Implication for Standard Setting, Accounting Horizons, 13: 143-147. 157 72. Henry, D. 2010. Agency Costs, Ownership Structure and Corporate Governance Compliance: A Private Contracting Perspective. Pacific-Basin Finance Journal. 18 (1): 24-46. 73. Huse, M., & Solberg, A. G. 2006. Gender Related Boardroom Dynamics: How Scandinavian Women Make and Can Make Contributions on Corporate Boards. Women in Management Review, 21(2): 113-130. 74. Inaam, Zgarni, Hlioui Khmoussi, and Zehri Fatma. 2012. Audit Quality and Earnings Management in the Tunisian Context. International Journal of Accounting and Financial Reporting, 2 (2): 17. 75. Islam, Aminul, Ruhani Ali, and Zamri Ahmad. 2011. Is Modified Jones Model Effective in Detecting Earnings Management ? Evidence from A Developing Economy. International Journal of Economics and Finance, 3 (2): 116–25. 76. Jaggi, B., Leung, S., & Gul, F. 2009. Family control, board independence and earnings management: Evidence based on Hong Kong firm. Journal of Accounting and Public policy. 77. Jensen, Michael C, and William H Meckling. 1976. Theory of the Firm : Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure. Journal of Financial Economics, 3 (4): 305–60. 78. Jones, J. J. 1991. Earnings Management During Import Relief Investigations. Journal of Accounting Research, 29(2): 193. 79. Kao, L., and Chen, A. 2004. The Effects of Board Characteristics on Earnings Management. Corporate Ownership & Control. Australasian Accounting, Business and Finance Journal, (3):96-107. 80. Kevin, L., Abrigo, C. O., & Ferrer, R. C. 2016. The Effect of Management Compensation and Debt Requirements on Earnings Management Concerning The Impairment of Assets, 1–21. https://doi.org/10.18196/jai.2016.0041.1-21 81. Kim, Hyo Jin, and Soon Suk Yoon. 2008. The impact of corporate governance on earnings management in korea. Malaysian Accounting Review, 7 (1): 43–60. 158 82. Kothari, S.P., Lcone, A.J., and Wasley, C.E. 2005. Performance-Matched Discretionary Accruals. Journal of Accounting and Economics. 39: 163-197. 83. Lakhal, Faten. 2015. Do Women On Boards And In Top Management Reduce Earnings Management? Evidence In France”. The Journal of Applied Business Research, 31 (3): 1107–18. 84. Lester, R. H., Certo, R., Dalton, C. M., Dalton, D. R. and Cannella, A. A. 2006. Initial public offering investor valuations: an examination of top management team prestige and environmental uncertainty. Journal of Small Business Management, 44, 1–26. 85. Lin, J., Li, J., and Yang, J. 2006. The Effect of Audit Committee Performance on Earnings Quality. Managerial Auditing Journal, 21(9): 921–33. 86. Lin, Jerry W., and Mark I. Hwang. 2010. Audit Quality, Corporate Governance, and Earnings Management: A Meta-Analysis. International Journal of Auditing 14 (1): 57–77. 87. Liu, Jinghui. 2012. Board Monitoring, Management Contracting and Earnings Management: An Evidence from ASX Listed Companies. International Journal of Economics and Finance, 4 (12): 121–36. 88. Liu, Jo-Lan, and Ching-Chieh Tsai. 2015. Board Member Characteristics and Ownership Structure Impacts on Real Earnings Management. Accounting and Finance Research 4 (4). 89. Luckerath-Rovers, M. 2010. Women on Boards and Firm Performance. Journal of management and gouvernance:1-19 90. Mackenzie, B., Coetsee, D., Njikizana, T., Chamboko, R., Colyvas, B., & Hanekom, B. (2012). Wiley IFRS 2013: Interpretation and Application of International Financial Reporting Standards. John Wiley & Sons. 91. Masmoudi Ayadi, Wafa, and Younes Boujelbène. 2014. The Relationship between Ownership Structure and Earnings Quality in the French Context. International Journal of Accounting and Economics Studies, 2 (2): 80–87. 159 92. McKnight, P., and Weir, C. 2009. Agency Costs, Corporate Governance Mechanisms and Ownership Structure in large UK Publicly Quoted Companies: A panel data analysis. The Quarterly Review of Economics and Finance. 49: 139– 158. 93. Metawee, A., 2013. The relationship between characteristics of audit committee, board of directors and level of earning management, Evidence from Egypt. Journal of International Business and Finance, Plymouth Business School, UK. 94. Moradi, Mahdi, Mahdi Salehi, Seyed Javad, Habibzadeh Bighi, and Masomeh Najari. 2012. A Study of Relationship between Board Characteristics and Earning Management : Iranian Scenario. Universal Journal of Management and Social Sciences, 2 (3): 12–29. 95. Murhadi, W. 2009. Good Corporate Governance and Earnings Management Practices: An Indonesian Cases. Published in Proceedings ICBMR, 1.3.2009:100-120. 96. Nekhili, Mehdi, Ines Fakhfakh, Ben Amar, Tawhid Chtioui, and Faten Lakhal. 2016. Free Cash Flow And Earnings. The Journal of Applied Business Research, 32 (1): 255–68. 97. Niu, F.F. 2006. Corporate Governance and the Quality of Accounting Earnings: A Canadian Perspective. International Journal of Managerial Finance, 2(4): 302-327. 98. Osma, B. G., & Noguer, B. G.-A. 2007. The Effect of the Board Composition and its Monitoring Committees on Earnings Management: evidence from Spain. Journal compilation, 15(6), 1413–1428. 99. Peasnell, K.V., Pope, P.F., and Young, S. 2005. Board Monitoring and Earnings Management: Do Outside Directors Influence Abnormal Accruals? Journal of Business Finance and Accounting, 32:1131-1346. 100. Phillips, J., Pincus, M., and S. Rego. 2003. Earnings management: New evidence based on deferred tax expense. The Accounting Review, 78: 491-521. 160 101. Pornupatham., S. 2006. An Empirical Examination of Earnings Management, Audit Quality and Corporate Governance in Thailand: Perceptions of Auditors and Audit Committee Members. Unpublished thesis, Cardiff Business School. 102. Prior, D., Surroca, J., & Tribó, J. A. 2008. Are Socially Responsible Managers Really Ethical? Exploring the Relationship Between Earnings Management and Corporate Social Responsibility. Corporate Governance: An International Review, 16(3), 160–177. 103. Rahman, M. M., Moniruzzaman, M., & Sharif, M. J. 2013. Techniques, motives and controls of earnings management. International Journal of Information Technology and Business Management, 11(1), 22-34. 104. Ramadan, Imad Zeyad. 2015. Does Ownership Structure Affect Jordanian Companies’ Tendency to Practice Earnings Management? Asian Journal of Finance & Accounting, 7 (2): 281. 105. Ronen, J., and Yaari, V. 2008. Earnings Management: Merging Insights in Theory, Practice and Research, New York: Springer Series in Accounting Scholarship/Springer. 106. Roodposhti, F Rahnamay, and S A Nabavi Chashmi. 2010. The Effect of Board Composition and Ownership Concentration on Earnings Management : Evidence from Iran”. International Journal of Economics and Financial, 4 (6): 673–79. 107. Ross, Stephen. 1973. The Economic Theory of Agency: Principal’s Problem, The American Economic Review, 63: 134-139 108. Sanders, J., Hamilton, V., Denisovsky, G., Kato, N., Kawai, M., Kozyreva, P., & Tokoro, K. 1996. Distributing responsibility for wrongdoing inside corporate hierarchies: Public judgments in three societies. Law & Social Inquiry, 21(4), 815-855. 109. Sarkar, J., Sarkar, S., Sen, K., 2008. Board of directors and opportunistic earnings management: Evidence from India. Journal of Accounting, Auditing and Finance. 23 (4), 517–551. 161 110. Schipper, K., 1989. Commentary on Earnings Management. Accounting Horizons. December. 91-102. 111. Services, P. 2011. The Impact of Corporate Board Meetings on Corporate Performance in South Africa. African Review of Economics and Finance, 2(2), 83–103. 112. Singh, V., & Vinnicombe, S. 2004. Why so Few Women Directors in Top UK Boardrooms? Evidence and Theoretical Explanations. Corporate Governance: An International Review, 12(4): 479- 488. 113. Soliman, Mohamed Moustafa, and Aiman Ahmed Ragab. 2013. Board of Director’s Attributes and Earning Management : Evidence from Egypt. International Business and Social Sciences Research Conference. 1–20. 114. Spence A. 1973. Job market signaling. Quarterly Journal of Economics, 87: 355–379. 115. Suwardi, E. 2013. Income Tax Rate and Earnings Managemen tof Firms Listed On the Indonesian Stock Exchange Suwardi. Journal of Business and Policy Research. 8(1), 78–89. 116. Tangestani, E, V Asgari, and I Jahed. 2016. The investigation of limiting factors of earnings management for companies’ listed tehran stock exchange. Journal of Fundamental and Applied Sciences. 117. Teshima, Nobuyuki, and Akinobu Shuto. 2008. Managerial Ownership and Earnings Management : Theory and Empirical Evidence from Japan. Journal of International Financial Management & Accounting, 19(2). 118. Vakilifard, Hamidreza, and Mahboobe Sadat Mortazavi. 2016. The Impact of Financial Leverage on Accrual-Based and Real Earnings Management. International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, 6 (2): 53–60. 119. Wang, B. and Liang, X. 2008. Corporate governance, financial condition and disclosure quality: Evidence from the Shenzhen Stock Exchange. Chinese Accounting Research, (3); 31-38. 162 120. Wang, Liu, and Kenneth Yung. 2011. Do State Enterprises Manage Earnings More than Privately Owned Firms? The Case of China. Journal of Business Finance & Accounting, 38 (7-8): 794–812. 121. Wang, Xuejun. 2014. New Evidence on Real Earnings Management : An International Investigation. A thesis submitted to Auckland University of Technology. 122. Watts, R. L., and Zimmerman, J. L. 1986. Towards a positive of the determination of accounting standards. The Accounting Review, Jan: 112-134. 123. Waweru, Nelson M, and George K Riro. 2013. Corporate Governance , Firm Characteristics and Earnings Management in an Emerging Economy. Journal of Applied Management Accounting Research. 11(1): 43. 124. Xie, B., Davidson, W. N., & DaDalt, P. J. 2003. Earnings management and corporate governance: The role of the board and the audit committee. Journal of Corporate Finance, 9(3), 295–316. 125. Xu, Z., Taylor, G. & Dugan, M. 2007. Review of Real Earnings Management Literature. Journal of Accounting Literature, 26, 195-228 126. Yang, CY, Lai, HN and Tan, BL. 2008. Managerial Ownership Structure and Earnings Management. Journal of Financial Reporting & Accounting, 6(1): 35- 53. 127. Yu, F. 2008. Analyst coverage and earnings management. Journal of Financial Economics, 88(2), 245–271. 128. Yue, F. 2007. Anticipated Reductions in Tax Rates and Earning Management of Listed Companies : Evidence from China. Journal of Chinese Marketing. 82– 89.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_nhan_to_tac_dong_den_hanh_vi_quan_tri_loi_nhuan.pdf
  • pdfMoi-E.pdf
  • pdfMoi-V.pdf
  • pdfTomTat-E.pdf
  • pdfTomTat-V.pdf
Luận văn liên quan