Vấn đề tái cấu trúc hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói
riêng đang có vai trò ngày càng quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển ổn
định và bền vững của nền kinh tế thực. Kể từ sau những cuộc khủng hoảng tài
chính khu vực và toàn cầu trong những thập niên gần đây, nhiều quốc gia đã tiến
tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để khắc phục những yếu kém nội tại mà qua quá
trình hành trình toàn cầu hóa và kết nối tài chính toàn cầu, khủng hoảng có thể dễ
dàng lan truyền và ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng của một nước.
Luận án đã hệ thống hóa các lý luận, công trình nghiên cứu và kinh nghiệm
quốc tế liên quan đến vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, từ đó xây dựng và áp
dụng khung phân tích quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Trung Quốc
thời gian qua để rút ra một số bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách cho
quá trình tái cấu trúc các tổ chức tín dụng Việt Nam thời gian sắp tới.
Lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các biện pháp tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng gồm các biện pháp phi thị trường (như hạn chế cạnh tranh và
quy mô của hệ thống ngân hàng, tăng cường cho vay chỉ định vào các lĩnh vực
mà nhà nước ưu tiên, tăng cường sở hữu nhà nước trong hệ thống ngân hàng,
kiểm soát lãi suất, tỷ giá hối đoái ) và các biện pháp thị trường (gồm: (i) tái cấu
trúc tài chính của ngân hàng, (ii) thị trường mua bán nợ ), trong đó, các giải
pháp thị trường ngày càng chiếm ưu thế trong quá trình tái cấu trúc và cải cách
hệ thống ngân hàng trên thế giới hiện nay.
Quá trình cải cách ngân hàng tại Trung Quốc, quốc gia có hệ thống ngân
hàng nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nhưng tiến hành quá trình này trước
Việt Nam, được ghi nhận có cả thành công (cổ phần hóa NHTMNN, phát triển các
thị trường mua bán nợ sơ cấp và thức cấp) và hạn chế (xử lý vấn đề sở hữu chéo,
hệ thống “ngân hàng ngầm”). Tuy nhiên, dù thành công hay thất bại thì đây vẫn là
những kinh nghiệm quý báu trong quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam
nhằm thúc đẩy quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giai đoạn sắp tới.
180 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cải cách hệ thống ngân hàng trung quốc và một số bài học kinh nghiệm cho tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương pháp cụ thể, mà có thể áp
dụng nhiều phương pháp tuỳ vào điều kiện của từng tổ chức tín dụng. Thực tiễn
cho thấy, trong giao dịch M&A luôn tồn tại xung đột lợi ích giữa bên mua (muốn
mua tổ chức tín dụng với giá rẻ) và bên bán (muốn bán tổ chức tín dụng với giá
cao), nên nhiều thương vụ M&A thất bại chủ yếu là do vấn đề không xác định
được mức giá phù hợp giữa các bên. Vì vậy, việc định giá tài sản khi thực hiện
M&A cần được quy định giao cho một chủ thể trung gian độc lập như công ty
kiểm toán hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo tính khách quan
trong xác định mức giá phù hợp.
Thứ tư, cần chuẩn hóa lại mẫu hợp đồng mua bán, sáp nhập các TCTD.
Hợp đồng mẫu mua lại và sáp nhập các tổ chức tín dụng cần được nghiên cứu và
xây dựng và quy định các lĩnh vực đặc thù như (i) điều kiện mua lại và sáp nhập,
(ii) quyền và nghĩa vụ các bên, (iii) Việc phối hợp giải quyết các khoản nợ tồn
đọng của tổ chức tín dụng bị mua lại/sáp nhập, (iv) các điều khoản khác như giải
quyết tranh chấp và phương án lao động (ngoài những nội dung đã được nêu trong
Luật Doanh nghiệp và Thông tư 04/2010/TT-NHNN).
Thứ năm, cần quy định cụ thể thời điểm cung cấp thông tin khi mua bán, sáp
nhập các TCTD. Để hạn chế ảnh hưởng/biến động tiêu cực trong hoạt động của các
tổ chức tín dụng tham gia mua bán, sáp nhập, thời điểm công bố quy định nên được
quy định là sau khi các tổ chức tín dụng đã được ngân hàng nhà nước chấp thuận,
cần bổ sung quy định hợp đồng sáp nhập chỉ được ký khi các bên đã được
NHNN chấp thuận sáp nhập vào khoản 4 Điều 8 của Thông tư 04/2010/TT-
NHNN. Bên cạnh đó, cần quy định rõ các nội dung của hợp đồng sáp nhập phải
được công bố cho các chủ nợ và người lao động và những nội dung không công bố.
Thứ sáu, cần ban hành các chính sách đặc biệt ưu đãi về thuế cho các tổ
chức tín dụng mua lại hoặc sáp nhập các tổ chức tín dụng yếu kém trong thời
gian nhất định.
4.3.5. Về xử lý vấn đề sở hữu chéo
Các vi phạm quy định an toàn hoạt động của các NHTM liên quan
đến sở hữu chéo đã được NHNN (2012) nhận diện “nhóm lợi ích và sở hữu chéo
141
giữa các TCTD rất lớn làm rủi ro hệ thống rất cao nếu một NH gặp khó khăn
hoặc đổ vỡ”, “bằng nhiều kỹ thuật khác nhau không ít đối tượng không tuân thủ
các quy định an toàn hoạt động tín dụng” và “việc kiểm tra, thanh tra để phát
hiện và xử lý vấn đề sở hữu chéo rất khó khăn do thiếu bằng chứng pháp lý”.
Mặc dù có sự nhận diện như vậy nhưng NHNN vẫn chưa đưa ra được những
bằng chứng cụ thể và có giá trị pháp lý, hơn nữa NHNN cũng chưa khẳng định
được liệu những hành vi này có phạm luật hay không. Kinh nghiệm cải cách hệ
thống ngân hàng Trung Quốc cho thấy, những khó khăn này một phần xuất phát
từ những lỗ hổng và bất cập của các quy định pháp lý hiện hành liên quan đến
việc định nghĩa và nhận diện sở hữu chồng chéo cũng như các biện pháp chế tài
đang dần trở nên không còn hiệu lực trước các hành vi phạm lỗi có tính hệ
thống. Điều này đặt ra yêu cầu, một mặt cần phải sửa đổi và hoàn thiện các quy
định pháp lý hiện hành liên quan đến hoạt động và giám sát ngân hàng, mặt khác
cần phải nâng cao hiệu lực của sự tuân thủ và chế tài. Vì vậy, Việt Nam cần có
khuôn khổ pháp lý cụ thể để hạn chế những tác động tiêu cực của sở hữu chéo
như đã phân tích trong thời gian qua, cụ thể:
Thứ nhất, đối với quy định về công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu cổ phần, để
phát hiện được các mối quan hệ sở hữu chéo, cần mở rộng đối tượng công bố
thông tin, đặc biệt là nhóm đối tượng là người có liên quan, đồng thời cần hạ tỷ lệ
nắm giữ cổ phiếu ngân hàng mà ở đó chủ sở hữu phải công bố thông tin. Cụ thể,
các đối tượng phải công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu ngân hàng là: (i) Các cổ đông
có tỷ lệ sở hữu NHTMCP từ 1% trở lên; (ii) người có liên quan của các cổ đông
phải công bố thông tin có tỷ lệ sở hữu NHTMCP từ 1%, nhằm giúp việc xác định
quan hệ sở hữu chéo dễ dàng hơn.
Thứ hai, bổ sung phạm vi quy định người có liên quan, người sở hữu cuối
cùng và mở rộng đối tượng phải công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu. Để khắc phục
khó khăn trong quản lý, giám sát sở hữu, đầu tư chéo, cần hoàn thiện quy định
hiện hành về xác định rõ “người liên quan“, bổ sung quy định về “người sở hữu
cuối cùng“ và trao cho Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng quyền xác định
“người sở hữu cuối cùng” dựa trên nguyên tắc theo luật định.
Thứ ba, đối với các quy định về thành phần của ban quản trị và ban điều
hành: cần quy định số lượng thành viên ban quản trị của NHTM theo thông lệ
quốc tế: ví dụ, ban quản trị phải có tối thiểu 5 thành viên và tối đa 11 thành viên,
142
trong đó phải có xấp xỉ 1/3 số thành viên là các thành viên độc lập và không
thuộc ban điều hành của ngân hàng (IFC, 2011). Thành viên độc lập có những tiêu
chí khắt khe như là cá nhân không đang làm việc cho ngân hàng, hoặc công ty trực
thuộc ngân hàng, hoặc đã làm việc cho ngân hàng hoặc công ty trực thuộc ngân
hàng trong một thời gian nhất định; không có mối quan hệ với những người có liên
quan có sở hữu một lượng cổ phần nhất định của ngân hàng vì các thành viên
này có vai trò đưa ra các quyết định có tính khách quan và hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực tới các cổ đông nhỏ lẻ do các cổ đông lớn, cổ đông có quyền
kiểm soát NHTM thông qua sở hữu chéo gây ra.
Cũng cần tách biệt rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, theo đó,
không cho phép thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên của ngân hàng
kiêm nhiệm chức vụ trong ban điều hành. Cần quy định rõ một pháp nhân không
thể là thành viên ban quản trị cho dù một cá nhân đại diện cho pháp nhân đó có
thể được bầu vào ban quản trị. Như vậy, cá nhân được bầu vào ban quản trị của
NHTM chỉ có thể hành động với tư cách là một thành viên ban quản trị chứ không
phải với tư cách là đại diện của pháp nhân, tức là cá nhân đó phải hành động vì lợi
ích của tất cả các cổ đông chứ không phải chỉ vì riêng lợi ích của pháp nhân được
cá nhân đó đại diện. Tương tự, cần có quy định về ban điều hành của NHTM
nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo có thể xảy ra như tổng giám đốc/giám đốc
không được đồng thời là tổng giám đốc/giám đốc của một doanh nghiệp khác.
Theo thông lệ quốc tế, tổng giám đốc/giám đốc không nên tham gia vào bất cứ
hoạt động kinh doanh nào ngoài những việc liên quan tới vai trò quản lý, điều
hành doanh nghiệp và việc quản trị các công ty con của ngân hàng.
Thứ tư, cần tách bạch chức năng ngân hàng đầu tư và NHTM. Luật cần bổ
sung thêm các quy định liên quan đến tập đoàn tài chính đồng thời cơ quan quản
lý cần có những biện pháp chế tài hạn chế các NHTM thực hiện những nghiệp vụ
như ủy thác đầu tư chứng khoán.
Thứ năm, luật đã có quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của các cá nhân
cũng như các tổ chức trong NHTM. Tuy nhiên, để quy định này có hiệu quả hơn,
luật nên bổ sung quy định cụ thể hơn về mức sở hữu cổ phần tối đa với từng loại
cổ đông (với cổ đông cá nhân có thể phân chi tiết hơn như: cá nhân tham gia quản
lý, cá nhân không tham gia quản lý và với cổ đông là tổ chức có thể phân thành
các nhóm: tổ chức tài chính, tổ chức phi tài chính, tổ chức là cơ quan, DNNN).
143
Thứ sáu, cần nghiêm cấm các hành vi lợi dụng sở hữu chéo để vượt qua
các quy định về tỷ lệ sở hữu, giới hạn góp vốn, mua cổ phần; các quy định về
hạn chế cho vay, giới hạn tín dụng cũng như phân loại, trích lập dự phòng rủi ro.
Với những sai phạm bị phát hiện, cần có cơ chế xử phạt thật nghiêm bao gồm
nâng các mức phạt hành chính nhằm gia tăng kỷ luật đối với các NHTM khác.
4.3.6. Về kiểm soát rủi ro từ hệ thống “ngân hàng ngầm”
Hoạt động hệ thống ngân hàng ngầm tại Việt Nam đã tồn tại trong nhiều
năm qua bên cạnh hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống nhằm cung ứng
nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế khi hệ thống ngân hàng thương mại truyền
thống chưa đáp ứng đủ. Nhìn chung hoạt động của hệ thống ngân hàng ngầm tại
Việt Nam chưa đa dạng về các sản phẩm tài chính; hoạt động liên quan đến việc
chứng khoán hóa các khoản cho vay trong hệ thống ngân hàng thành các chứng
khoán nợ để bán lại cho các tổ chức tài chính khác chưa phát triển, chủ yếu bao
gồm: cho vay ký quỹ tại các công ty chứng khoán, hợp đồng mua lại, cho vay lẫn
nhau giữa các ngân hàng thương mại, cho vay của các hiệu cầm đồ, cho vay lẫn
nhau giữa các doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế và đi vay trên thị trường tín
dụng đen với lãi suất cao. Qua kinh nghiệm về quản lý hệ thống ngân hàng ngầm
của Hoa Kỳ, Trung Quốc, châu Âu có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam:
Thứ nhất, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ rủi ro của hệ thống ngân
hàng ngầm đến sự ổn định tài chính, cần tăng cường kiểm soát, quản lý rủi ro, giám
sát chặt chẽ hoạt động của các chủ thể trong hệ thống ngân hàng ngầm, nhất là hoạt
động cho vay mua chứng khoán của các công ty chứng khoán hiện nay (cho vay ký
quỹ) sẽ làm gia tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính dẫn đến rủi ro thanh khoản.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã từng
bước kiểm soát hoạt động cho vay mua chứng khoán2. Tuy nhiên, khi thị trường
chứng khoán biến động xấu, sụt giảm mạnh và nhanh như giai đoạn cuối năm
2008 hay 2011 - 2012 có thể sẽ dẫn tới sự mất kiểm soát về nợ xấu của các công
ty chứng khoán dẫn đến sự thua lỗ hay phá sản, ảnh hưởng không nhỏ đến thị
trường tài chính nói chung trong đó có hệ thống ngân hàng thương mại.
Thứ ba, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của hệ thống ngân hàng
ngầm thông qua việc thu thập dữ liệu thông tin đầy đủ về quy mô tổng tài sản,
lượng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế để làm cơ sở đưa ra các đề xuất chính
sách kịp thời nhằm ổn định và phát triển thị trường tài chính. Hiện nay, việc thống
144
kê số liệu hoạt động ngân hàng ngầm còn hạn chế và gần như chưa có số liệu
thống kê hằng năm, dẫn đến những khó khăn trong quá trình đề xuất chính sách.
Bốn là, phát triển hệ thống đánh giá khả năng chống đỡ với các cú sốc trên
thị trường tài chính để đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro hay mức độ tổn thương
của các tổ chức tài chính, ngân hàng trước những cú sốc bất lợi thông qua các chỉ
số về vốn, mức độ tổn thất, tỷ lệ an toàn về thanh khoản nhằm giúp cơ quan hoạch
định chính sách và các tổ chức tài chính chủ động đối phó với rủi ro.
4.3.7. Về thu hút nhà đầu tư chiến lược nước ngoài
Kinh nghiệm khá thành công của Trung Quốc trong việc huy động nguồn
lực của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phục vụ quá trình cải cách, hiện
đại hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng nước này có thể hàm
ý một số chính sách cho Việt Nam, cụ thể là:
Thứ nhất, cần mạnh dạn mở rộng hạn mức vốn ngoại với ngân hàng yếu
thuộc diện phải tái cơ cấu bắt buộc và các ngân hàng thương mại Nhà nước
không cần nắm giữ cổ phần chi phối, trong bối cảnh nguồn lực trong nước để thực
hiện tái cơ cấu đang rất hạn chế. Đối với các ngân hàng yếu thuộc diện phải bắt
buộc tái cơ cấu, có thể cho phép họ sở hữu tỷ lệ vốn ở mức cao hơn, thậm chí với
một số trường hợp có thể lên đến 100%. Vì sẽ không dễ thuyết phục nhà đầu tư
ngoại rót vốn cứu ngân hàng yếu nếu không cho họ quyền điều hành, quản trị
đồng vốn của mình và một khi đã nắm cổ phần chi phối, nhà đầu tư nước ngoài
không chỉ đóng góp về tài chính, mà còn hỗ trợ cả về quản lý, như quản lý rủi ro,
quản lý thanh khoản, mua bán nợ xấu....
Thứ hai, cần sớm xây dựng một số ngân hàng tầm cỡ khu vực, đủ năng lực
cạnh tranh quốc tế, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quản trị rủi ro của thế giới, sẵn sàng
hội nhập toàn diện, vì với quy mô kinh tế hiện nay, trong vòng 5 năm tới, để đối
phó với nguy cơ bị nước ngoài thâu tóm.
4.3.8. Về quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn hoạt động của các NHTM:
Mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng kinh nghiệm cải cách hệ thống
ngân hàng Trung Quốc cho thấy việc sớm áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và quản
trị rủi ro theo thông lệ quốc tế là yếu tố tiên quyết thúc đẩy quá trình hiện đại hóa
hệ thống ngân hàng. Áp dụng và trường hợp của Việt Nam có thể thấy:
145
Thứ nhất, thay đổi cách tính CAR theo thông lệ quốc tế (Basel 2). Theo đó,
Thông tư số 13/2010/TT-NHNN nên quy định lại phần tính mẫu số của công
thức tính CAR với việc cộng cả rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp.
Thứ hai, Basel II đã đưa ra các cách tiếp cận khác nhau cho các ngân hàng
có quy mô, đặc điểm khác nhau và các ngân hàng có thể tự lựa chọn cách tiếp
cận riêng cho mình; các thông tư hướng dẫn của NHNNVN cũng cần xây dựng
và bổ sung cách tính mức độ đủ vốn căn cứ theo quy mô và phạm vi hoạt động
của các NHTM.
Thứ ba, khắc phục những bất cập trong quy định về hệ số rủi ro của các tài
sản có trong công thức tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Điều 5 (Thông tư số
13/2010/TT-NHNN). Cụ thể, Thông tư 13 cần phân loại tài sản chi tiết và tính đến
sự khác biệt giữa các mức độ rủi ro riêng biệt. Đối với các khoản phải thu, hệ số
rủi ro được xác định dựa trên loại hình TSBĐ (giấy tờ có giá, BĐS) và đối
tượng (Chính quyền Trung ương, chính quyền địa phương, công ty trực thuộc và
các TCTD khác), nhưng đồng thời phải chi tiết cho rủi ro theo mức độ tín nhiệm
của đối tác hoặc theo đặc điểm khoản tín dụng.
Thứ tư, bổ sung quy định về giới hạn liên quan đến đòn bẩy tài chính (Vốn
tự có/Tổng Tài sản) của các NHTM. Hệ số này sẽ tồn tại song song với hệ số an
toàn vốn tối thiểu (Vốn tự có/Tổng tài sản rủi ro) khi đánh giá về mức độ an toàn
vốn của NHTM (trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN), cụ thể, cần khảo sát và xây
dựng mô hình đo lường để xác định chính xác giới hạn tối thiểu của hệ số Vốn tự
có so với Tổng tài sản có của NHTM. Điều này cũng phù hợp với khuyến nghị
của ủy ban Basel (Basel III) về việc sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính để đánh giá
mức độ an toàn của các NHTM đang phải kinh doanh trong điều kiện môi trường
kinh tế vĩ mô bất ổn hoặc suy giảm. Thực tế cho thấy, khi nền kinh tế vĩ mô bất ổn
và thị trường BĐS đóng băng, NHTM cũng không thể bán BĐS để thu hồi nợ xấu.
Thứ năm, cần có lộ trình cụ thể về thời gian trong việc áp dụng Basel II và
Basel III trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước đã triển khai.
Thứ sáu, tăng cường yêu cầu an toàn vốn với mô hình tập đoàn tài chính -
ngân hàng. Đối với việc quản lý mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, để
tránh tối đa rủi ro chéo (theo khuyến nghị của Ủy ban Basel), tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu cần được xác định ở mức cao hơn so với mô hình tổ chức tài chính chỉ hoạt
146
động lĩnh vực ngân hàng và khoảng chênh lệch phải đủ đảm bảo tránh tối đa rủi ro
chéo phù hợp với giới hạn đầu tư vào các công ty con trực thuộc ngân hàng mẹ.
4.3.9. Về thanh tra, giám sát các NHTM yếu kém:
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy tăng cường thanh tra, giám sát các
NHTM yếu kém là điều kiện quan trọng trong phòng ngừa khủng hoảng và nguy
cơ lan truyền khủng hoảng dẫn đến đổ vỡ hệ thống, áp dụng vào hoàn cảnh Việt
Nam hiện nay, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả về thanh tra giám sát, cần lưu ý:
Thứ nhất, xây dựng và công khai hệ thống chỉ tiêu thanh tra, giám sát. Hệ
thống chỉ tiêu này cần được công khai, minh bạch đối với các NHTM để ngân
hàng có thể tự đánh giá được hiệu quả và an toàn trong hoạt động của bản thân
mình theo quan điểm của NHNN. Hệ thống chỉ tiêu này phải phù hợp thông lệ
quốc tế và định hướng xây dựng dựa trên rủi ro (risk-based supervision), vì hiện
nay, các cuộc thanh tra mang tính chất định kỳ và dựa trên nguyên tắc thanh tra
tuân thủ đã không phản ánh được hết các nguy cơ rủi ro mà các ngân hàng
thương mại có thể gặp phải và cách tiếp cận mới này giúp xác định, đo lường,
kiểm soát được các loại rủi ro và mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải.
Thứ hai, tăng cường cơ chế phối hợp thông tin giữa Cơ quan Thanh tra,
giám sát với các NHTM, Cục Công nghệ tin học ngân hàng và Trung tâm thông
tin tín dụng. Thanh tra NHNN sẽ trực tiếp khai thác thông tin và nhận các thông
tin báo cáo từ Hội sở chính các NHTM NN, NHTM CP, Ngân hàng nước ngoài,
Ngân hàng liên doanh, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chínhvới sự hỗ
trợ khai thác của Cục Công nghệ tin học ngân hàng và Trung tâm thông tin tín
dụng (CIC). Theo đó, các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố chỉ tiếp nhận thông tin
của các quỹ TDND cơ sở và khai thác các thông tin khác thống nhất từ CIC, nhằm
đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho công tác giám sát, đồng thời cũng đảm bảo
tính thống nhất trong số liệu thống kê cho toàn ngành cũng như cho từng TCTD.
Thứ ba, hoàn thiện cơ chế giám sát từ xa và giám sát hậu tái cơ cấu. Theo đó
bộ phận giám sát từ xa có đủ năng lực thực hiện tốt các chức năng: (i) tiếp nhận dữ
liệu về báo cáo tài chính của ngân hàng và xác nhận tính hợp lệ của chúng; (ii) đánh
giá tình hình chung của hệ thống ngân hàng và đưa ra tình huống về những thay đổi
về tài chính quan sát được tại từng ngân hàng; (iii) phát hiện những ngân hàng sẽ có
vấn đề trong các báo cáo cảnh báo sớm; (iv) cung cấp số liệu và tính toán tình hình
147
các ngân hàng cho báo cáo đánh giá xếp hạng; (v) thiết kế và giám sát các hoạt
động thanh tra và có biện pháp khắc phục kịp thời với từng ngân hàng sau thanh tra.
Thứ tư, về dài hạn cần có lộ trình xây dựng mô hình giám sát tài chính hợp
nhất. Để hạn chế những yếu kém của hệ thống NHTM nói riêng và phát huy vai
trò giám sát hiệu quả đối với việc phát triển của thị trường tài chính nói chung,
Việt Nam cần xây dựng một hệ thống giải pháp gồm cả những giải pháp ngắn hạn
và dài hạn để đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững của thị trường tài chính
thông qua việc xây dựng một hệ thống giám sát tài chính quốc gia có hiệu quả.
4.3.10. Về vai trò của bảo hiểm tiền gửi trong xử lý các NHTM yếu kém
Kinh nghiệm từ Trung Quốc, Mỹ và nhiều nước cho thấy, cần nâng cao vài
trò của cơ quan bảo hiểm tiền gửi (BHTG) trong xử lý các NHTM yếu kém. Áp
dụng dùng trường hợp của Việt Nam, BHTG Việt Nam cần hướng tới mô hình
chi trả với quyền hạn mở rộng và mô hình giảm thiểu rủi ro thành công trên thế
giới hiện nay. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, điều chỉnh hạn mức chi trả BHTG phù hợp với thông lệ quốc tế và
giúp duy trì lòng tin của người gửi tiền từ đó góp phần duy trì ổn định hệ thống
tài chính. Cụ thể, cần có cơ chế điều chỉnh hạn mức BHTG linh hoạt tương ứng
với tình trạng hệ thống tài chính ngân hàng, nâng cao hạn mức chi trả BHTG
trong giai đoạn khủng hoảng và đưa về mức bình thường khi hệ thống ổn định
trở lại. Đặc biệt, cần có cơ chế bảo hiểm không giới hạn cũng cần được quan tâm
trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính.
Thứ hai, đổi mới hệ thống phí BHTG theo mức độ rủi ro. Cần nhanh chóng
nghiên cứu và hoàn thiện khung phí bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro nhằm
tạo động lực cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn hơn, đảm bảo sự ổn định,
bền vững của cả hệ thống (việc xếp hạng các TCTD phải được tiến hành định kỳ
để BHTG Việt Nam có căn cứ áp dụng mức tính phí đối với các tổ chức tham gia
BHTG). Trong điều kiện xảy ra khủng hoảng ngân hàng, cần có cơ chế cho phép
tổ chức BHTG nâng tỷ lệ phí BHTG ở mức phù hợp. Kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan đã cho phép tổ chức BHTG nước họ thu thêm những khoản phí đặc
biệt khi xảy ra khủng hoảng hệ thống. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này thấp sẽ không đáp
ứng được nhu cầu vốn của tổ chức BHTG, nhưng nếu tỷ lệ cao quá cũng làm suy
giảm lợi nhuận, gây khó khăn hơn nữa cho hoạt động của các TCTD.
148
Thứ ba, cần thể chế hóa sự phối hợp giữa BHTG Việt Nam với NHNN, Bộ Tài
chính, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan liên quan nhằm xây dựng và triển khai
có hiệu quả hệ thống phí bảo hiểm theo mức độ rủi ro; đặc biệt là trong việc xây
dựng quy chế, quy định xếp hạng các TCTD, trong quá trình phòng ngừa và xử lý
đổ vỡ của các TCTD.
Thứ tư, cần xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin đối với BHTG. Luật BHTG
quy định tổ chức BHTG “tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham
gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi
ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng” – thực hiện nhiệm vụ này, BHTG
cần có nguồn thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về các tổ chức tham gia
BHTG. Vì vậy, cơ chế chia sẻ thông tin giữa BHTG, NHNN, các cơ quan liên
quan, các tổ chức cung cấp thông tin trong và ngoài nước, và các tổ chức tham
gia BHTG cần được hoàn thiện (đặc biệt là những thông tin nhạy cảm như các tổ
chức tín dụng gặp vấn đề cần cơ cấu lại).
Thứ năm, cần xây dựng cơ chế tham gia xử lý đổ vỡ các TCTD cho BHTG.
Để BHTG Việt Nam chủ động hơn trong việc quản lý, thanh lý tài sản của tổ
chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, cần có quy định hướng dẫn về quyền hạn xử lý
đổ vỡ của BHTG đối với từng nhóm TCTD. Ví dụ, đối với các TCTD đổ vỡ có
quy mô nhỏ, BHTG Việt Nam có toàn quyền xử lý. Đối với các TCTD lớn hơn,
BHTG cần có cơ chế tham gia tích cực vào quá trình xử lý đổ vỡ này.
Thứ sáu, xây dựng cơ chế mở rộng lĩnh vực đầu tư cho BHTG. Ngoài việc
mua trái phiếu chính phủ hiện nay, khi đạt được quỹ mục tiêu thì BHTG có thể
cân nhắc kênh đầu tư khác để làm tăng nguồn vốn mà vẫn đảm bảo an toàn hệ
thống. Khi đã có quy chế xếp hạng tín dụng các TCTD, BHTG có thể đầu tư tại
những TCTD được xếp hạng tín dụng đạt tiêu chuẩn (như vậy trong cơ cấu đầu
tư, trọng số chính vẫn là trái phiếu chính phủ, còn tỷ lệ đầu tư tại các kênh có độ
an toàn cao khác sẽ do BHTG Việt Nam quyết định).
Thứ sáu, xây dựng cơ chế để BHTG huy động vốn bù đắp thâm hụt quỹ
BHTG trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Cần sớm có quy định trong điều
kiện cụ thể về thời gian tối đa xét duyệt hồ sơ xin hỗ trợ tài chính của tổ chức
BHTG để đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn của tổ chức BHTG, đặc biệt, trong
149
những trường hợp xảy ra đột biến rút tiền gửi gây nguy cơ khủng hoảng hệ thống
ngân hàng. Có thể xem xét cấp cho tổ chức BHTG một hạn mức tín dụng dự
phòng tỷ lệ với tổng số tiền gửi được bảo hiểm (hạn mức tín dụng dự phòng này
cần được nghiên cứu để đảm bảo cho quỹ BHTG có thể đối phó tốt với hiện
tượng rút tiền hàng loạt ở nhiều TCTD tại cùng một thời điểm). Ngoài ra, cần có
cơ chế để tổ chức BHTG tự phát hành trái phiếu để bù đắp thiếu hụt quỹ BHTG
trong giai đoạn khủng hoảng (nguồn để chi trả chính là phí BHTG được các tổ
chức tham gia BHTG nộp vào sau đó) và cơ chế cho phép tổ chức BHTG yêu
cầu các tổ chức tham gia BHTG đóng phí trước trong giai đoạn khủng hoảng hệ
thống và quỹ BHTG thâm hụt (đây là giải pháp được FDIC (Hoa Kỳ) áp dụng
cuối năm 2009 để bù đắp cho thâm hụt quỹ BHTG).
Thứ bảy, xác định quỹ BHTG mục tiêu (là tỷ lệ nguồn vốn quỹ BHTG tính
trên số dư tiền gửi được bảo hiểm cần đạt được nhằm đảm bảo tổ chức BHTG có
thể thực thi trách nhiệm chi trả). Cần quy định rõ quỹ BHTG mục tiêu của Việt
Nam nhằm nhằm thực hiện thông lệ quốc tế tốt nhất về bảo hiểm tiền gửi và đảm
bảo quỹ BHTG đủ lớn để triển khai tốt các hoạt động nghiệp vụ. Tuy nhiên, tỷ lệ
quỹ BHTG tính trên số dư tiền gửi được bảo hiểm bao nhiêu là hợp lý thì cần phải
được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo yêu cầu tổ chức bảo hiểm tiền gửi có đủ
nguồn lực giải quyết tốt trong trường hợp xảy ra đổ vỡ ngân hàng (Quỹ BHTG
mục tiêu thường được xác định trong Luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi
của các quốc gia có hệ thống BHTG phát triển như Mỹ, Canada, Đài Loan,
Indonesia, Philippines ; tỷ lệ quỹ BHTG tính trên số dư tiền gửi được bảo hiểm
có sự biến động giữa các nước và dao động trong khoảng từ 0.25% đến 5%.).
150
KẾT LUẬN
Vấn đề tái cấu trúc hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói
riêng đang có vai trò ngày càng quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển ổn
định và bền vững của nền kinh tế thực. Kể từ sau những cuộc khủng hoảng tài
chính khu vực và toàn cầu trong những thập niên gần đây, nhiều quốc gia đã tiến
tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để khắc phục những yếu kém nội tại mà qua quá
trình hành trình toàn cầu hóa và kết nối tài chính toàn cầu, khủng hoảng có thể dễ
dàng lan truyền và ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng của một nước.
Luận án đã hệ thống hóa các lý luận, công trình nghiên cứu và kinh nghiệm
quốc tế liên quan đến vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, từ đó xây dựng và áp
dụng khung phân tích quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Trung Quốc
thời gian qua để rút ra một số bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách cho
quá trình tái cấu trúc các tổ chức tín dụng Việt Nam thời gian sắp tới.
Lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các biện pháp tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng gồm các biện pháp phi thị trường (như hạn chế cạnh tranh và
quy mô của hệ thống ngân hàng, tăng cường cho vay chỉ định vào các lĩnh vực
mà nhà nước ưu tiên, tăng cường sở hữu nhà nước trong hệ thống ngân hàng,
kiểm soát lãi suất, tỷ giá hối đoái) và các biện pháp thị trường (gồm: (i) tái cấu
trúc tài chính của ngân hàng, (ii) thị trường mua bán nợ), trong đó, các giải
pháp thị trường ngày càng chiếm ưu thế trong quá trình tái cấu trúc và cải cách
hệ thống ngân hàng trên thế giới hiện nay.
Quá trình cải cách ngân hàng tại Trung Quốc, quốc gia có hệ thống ngân
hàng nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nhưng tiến hành quá trình này trước
Việt Nam, được ghi nhận có cả thành công (cổ phần hóa NHTMNN, phát triển các
thị trường mua bán nợ sơ cấp và thức cấp) và hạn chế (xử lý vấn đề sở hữu chéo,
hệ thống “ngân hàng ngầm”). Tuy nhiên, dù thành công hay thất bại thì đây vẫn là
những kinh nghiệm quý báu trong quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam
nhằm thúc đẩy quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giai đoạn sắp tới.
151
Nghiên cứu cho thấy, trong thời gian tới, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa quá trình xử lý nợ xấu thực chất
và hiệu quả hơn, thông qua việc phát triển thị trường mua bán nợ xấu trong hệ
thống ngân hàng (song song với việc hoàn thiện khu khuôn pháp lý và tăng cường
năng lực cho VAMC); cũng như quan tâm hơn nữa đến xử lý các nguyên nhân
mang tính hệ thống như những khía cạnh tiêu cực của vấn đề sở hữu chéo, tăng
cường thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và áp dụng tiêu chuẩn quản
trị rủi ro hiện đại; đồng thời kết hợp việc thúc đẩy cải cách khu vực kinh tế khác
(như doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công) để ngăn ngừa các khoản nợ xấu mới
hình thành trong tương lai, bảo đảm tính hiệu quả, bền vững của quá trình tái cấu
trúc và các giải pháp được áp dụng./.
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Hoàng Thế Anh, (2017), Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của
Trung Quốc sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, tháng
05/2017.
2. Vũ Thành Tự Anh chủ biên, (2013), “Sở hữu chống chéo giữa các tổ chức
tín dụng và tập đoàn kinh tế tại Việt Nam: đánh giá và các khuyến nghị
thể chế”, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, 05/2013.
3. Nguyễn Kim Bảo chủ nhiệm (2012), Sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc
giai đoạn 2011 – 2020 và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển kinh
tế của Việt Nam, đề tài nguyên cứu cấp Bộ, Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam.
4. Nguyễn Kim Bảo chủ biên, (2004), Điều Chỉnh Một Số Chính Sách Kinh
Tế Ở Trung Quốc-Giai Đoạn 1992–2010, NXB Khoa học Xã hội.
5. Tô Ánh Dương, Tái cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam: một năm
nhìn lại, Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân năm 2013, tháng 4 năm 2013.
6. Tô Ánh Dương, (2017), Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc trong
lĩnh vực tài chính – tièn tệ: Tác động và hàm ý chính sách, Sách
chuyên khảo, NXB Khoa học Xã hội, tháng 04/2017.
7. Phạm Tiến Đạt, Tái cấu trúc ngân hàng sau khủng hoảng: kinh nghiệm
quốc tế và bài học cho Việt Nam, Hội thảo Quốc tế “Tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”, tháng
12 năm 2011.
8. Tô Ngọc Hưng, (2013), Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và
những bài học cho Việt Nam, Tạp chí khoa học đạo tạo ngân hàng, số
125 (Quý IV/2013).
153
9. IMF, (2005), Kinh nghiệm phát triển hệ thống tài chính Trung Quốc (bản
dịch).
10. Nguyễn Phi Lân, Kinh nghiệm các nước trong khu vực và Đông Âu về tái
cấu trúc hệ thống ngân hàng, Hội thảo quốc tế về Tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam, tháng 12 năm
2011.
11. Trịnh Quang Long, Võ Trí Thành, (2006), “Tự do hóa tài chính và rủi ro
phát sinh: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị một lộ trình tự do hóa cho
Việt Nam.”, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Đề tài
nghiên cứu cấp bộ.
12. Võ Đại Lược chủ biên (2011), Kinh tế thế giới năm 2010 và các yếu tố tác
động tới Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội.
13. Võ Đại Lược chủ biên (2008), Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện
nay và những tác động, NXB Khoa học Xã hội.
14. Võ Đại Lược chủ biên (2007), Kinh tế Việt Nam: Đổi mới và Phát triển,
NXB Thế giới.
15. Đặng Hữu Mẫn, Hoàng Dương Việt Anh (2014), Nghiên cứu các yếu tố
kinh tế và thể chế ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng
Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 209, tháng 11/2014, trang
82 – 94.
16. Ngô Chí Phan, (2009), Ủy ban Quản lý Giám sát Ngân hàng: Chức năng
và Thách thức, Viện Nghiên cứu pháp luật kinh tế, Đại học Bắc Kinh,
17/10/2009.
17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Báo cáo thường niên các năm từ 2007-
2014.
18. Quốc hội, (2012), Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 (số 06/2012/QH12, ban
hành ngày 18/6/2012).
154
19. Quốc hội, (2010), Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 (số 47/2010/QH12, ban
hành này 16/6/2010) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Các Tổ chức tín dụng (số 17/2017/QH14, ban hành ngày 20/11/2017).
20. Quốc hội, (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 (số
46/2010/QH12, ban hành này 16/6/2010).
21. Phạm Thái Quốc, (2002), Báo cáo về: Quản lý nhà nước trong nền kinh tế
thị trường ở Trung Quốc, Đề tài KX 01.09 (Kinh tế thị trường định
hướng XHCN), do GS. TS. Lương Xuân Quỳ làm chủ nhiệm (2002).
22. Phạm Thái Quốc, (1999), Kinh tế Trung Quốc sau khủng hoảng khu vực
và triển vọng, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, Số 5 (năm 1999).
23. Lê Xuân Sang chủ biên, (2005), Cục diện kinh tế thế giới hai thập niên
đầu thế kỷ XXI, NXB Thế giới, Hà Nội.
24. Lê Xuân Sang, (2015), Tự do hóa hệ thống tài chính Trung Quốc: Kết
quả, vấn đề và một số định hướng chính sách cho Việt Nam, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học “Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc trong
lĩnh vực tài chính – tiền tệ”, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,
tháng 8/2015.
25. Đỗ Tiến Sâm, (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn nổi bật của
Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ 21, NXB Khoa học Xã hội.
26. Đỗ Tiến Sâm, (2009), Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO, NXB Từ
điển Bách khoa Hà Nội.
27. Nguyễn Hồng Sơn, (2012), Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Kinh
nghiệm quốc tế và hàm ý về tư duy cho Việt Nam, Hội thảo quốc tế
“Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho
Việt Nam”, tháng 12 năm 2011.
28. Nguyễn Hồng Sơn, (2016), Tái cơ cấu ngân hàng thương mại ở Việt Nam
(2012 – 2016): Khía cạnh xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém”,
tháng 12 năm 2016.
155
29. Nguyễn Đức Thành và Vũ Minh Long (2014), “Đánh giá hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam bằng bộ chỉ số lành mạnh tài chính (FSIs)”,
Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2014 – Những rang buộc đối
với tăng trưởng (Chương 4), NBX Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Võ Trí Thành (2012), “Tái cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam – vấn
đề và định hướng giải pháp chính sách”, Kỷ yếu Diễn đàn Kinh
tế Mùa Xuân, 4/2012.
31. Võ Trí Thành, Lê Xuân Sang, Đinh Hiền Minh và Trịnh Quang Long.
(2004), “Thị trường Tài chính Việt Nam: Thực trạng, Vấn đề và Giải
pháp chính sách” NXB Tài chính.
32. Nguyễn Xuân Thắng chủ biên (2007), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập
kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam, NXB Khoa học xã hội.
33. Nguyễn Xuân Thắng chủ biên (2006), Chênh lệch phát triển và an ninh
kinh tế ở ASEAN, NXB Khoa học xã hội.
34. Nguyễn Xuân Thành, (2016), Ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ
những thay đổi về luật và chính sách đến các sự kiện tái cơ cấu giai
đoạn 2011 – 2015, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright,
13/10/2016.
35. Trần Đình Thiên, (2007), Thay đổi chính sách tỷ giá hối đoái ở Trung
Quốc và tác động đột phá, Viện Kinh tế Việt Nam.
36. Lê Thị Thuy Thủy, Đỗ Minh Tuấn (2014), Nợ xấu ngân hàng dưới khía
cạnh pháp lý, Kỷ yếu Hội thảo Đánh giá Tái cấu trúc ngân hàng và xử
lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tháng 6/2015.
37. Nguyễn Thế Tùng, Đinh Thanh Tâm (2015), Xử lý nợ xấu theo mô hình
công ty quản lý tái sản: từ kinh nghiệm quốc tế tới thực tiễn tại Việt
Nam, Kỷ yếu Hội thảo Đánh giá Tái cấu trúc ngân hàng và xử lý nợ
xấu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tháng 6/2015.
156
38. Thủ tướng Chính phủ, (2012), Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín
dụng giai đoạn 2011-2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-
TTg ngày 01/3/2012).
39. Thủ tướng Chính phủ, (2017), Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín
dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” (Ban hành kèm theo
Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017).
40. Thủ tướng Chính phủ, (2013), Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển
Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Ban hành kèm
theo Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013).
41. Viện Chiến lược Ngân hàng, (2010), Hệ thống ngân hàng Trung Quốc –
Cải cách và phát triển. NXB Thống kê.
II. Tài liệu tiếng Anh
42. Allen N. Berger, Iftekhar Hasan, Mingming Zhou, (2009), Bank
ownership and efficiency in China: What will happen in the world’s
largest nation?, Volume 33, Issue 1, January 2009, Pages 113–130,
Journal of Banking & Finance.
43. Allen N. Berger & Timothy H. Hannan, (1998), The Efficiency Cost Of
Market Power In The Banking Industry: A Test Of The "Quiet Life"
And Related Hypotheses, The Review of Economics and Statistics,
MIT Press, Vol. 80, Issue 3, pages 454-465
44. Allen N. Berger, (1995), The Profit-Structure Relationship in Banking:
Tests of Market-Power and Efficient-Structure Hypotheses, Journal of
Money, Credit and Banking, Vol. 27, No. 2 (May, 1995), pp. 404-431
45. Alicia Garcı´a-Herrero, Sergio Gavila and Daniel Santaba´ rbara, (2006),
China’s Banking Reform: An Assessment of its Evolution and Possible
Impact, Vol. 52, 2/2006, pp. 304–363, CESifo Economic Studies.
157
46. Anjan V. Thakor, (1991), Game Theory in Finance, Journal of Financial
Management, Vol. 20, No. 1, pp. 71-94
47. Augustin Landier, Kenichi Ueda (2009), The Economics of Bank
Restructuring: Understanding the Options, IMF Staff Position Note,
June 5, 2009.
48. Athanasoglou, Panayiotis P.; Delis, Matthaios D. và Staikouras, Christos
K. 2006. “Determinants of Bank Profitability in the Southeastern
European Region.” Bank of Greece. Working Paper. No. 47 September
2006.
49. Bank for International Settlements, (1999), Strengthening the Banking
System in China: Issues and Experience, A joint BIS/PBC conference
held in Beijing, China, 1–2 March 1999.
50. Barth J.R.; Nolle D.E.; Phumiwasana T.; Yago G. (2003), “A Cross-
Country Analysis of the Bank Supervisory Framework and Bank
Performance”, Financial Markets, Institutions & Instruments, 12(2),
pp. 67-120.
51. Barth, James R. and Koepp, Rob and Zhou, Zhongfei, (2004), Banking
Reform in China: Catalyzing the Nation's Financial Future, (February
2004).
52. Bhattasali, D. (2002), Accelerating Financial Market Restructuring in
China, World Bank Working Paper. China Banking Regulatory
Commission.
53. Bonin, J. and Huang, Y.P., (2000), Dealing With the Bad Loans of the
Chinese Banks, Journal of Asian Economies, Summer 2001.
54. Bonin, J., I. Hasan and P. Wachtel, (2005) “Bank performance, efficiency
and ownership in transition countries”, Journal of Banking and
Finance, 29 (1), pp. 31– 53.
158
55. Caminal, Ramon, and Carmen Matutes, (2002), Market Power and
Banking Failures, International Journal of Industrial Organization 20,
1341-1361.
56. Charles Kindleberger and Z. Robert Aliber, (2011), Manias, panics and
crashes: a history of financial crises, Palgrave Macmillan, 6th edition,
New York.
57. Châu Đại Kỳ và Khâu Triều Bân, (2004), Thảo luận về phân công chức
năng giữa Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ủy ban Giám sát,
Quản lý ngân hàng, Học viện Luật, Đại học Nhân dân Trung Quốc (Tài
liệu tiếng Trung).
58. Chunxia Jiang, Shujie Yao, (2010), Banking Reform and Efficiency in
China: 1995-2008, Research Paper 2010/11, research paper series:
China and the World Economy, University of Nottingham.
59. Claudia Dziobek, Ceyla Pazarbasioglu (1997), Lessons from Systemic
Bank Restructuring: A Survey of 24 Countries, IMF Working Paper,
12/1997.
60. Claudia Dziobek, Ceyla Pazarbasioglu (1998), Lessons from Systemic
Bank Restructuring, Economics Issues 14, IMF Working Paper.
61. Claessens, Stijn, (1997), Banking Reform in Transition Countries, World
Development Report 1996. World Bank. June 9, 1997.
62. Cukierman A., (1992)., Central Bank Strategy, Credibility And
Independence-Theory and Evidence. The MIT Press, Cambridge, MA.
63. Cukierman A. and S.B. Webb (1995), ”Political Influence on the Central
Bank: International Evidence”, The World Bank Economic Review, 9,
September, 397-423.
159
64. DaCosta, Ping Ngoh Foo, (2002), China’s Financial System: Two Decades
of Gradual Reforms, Volume 28 Number 10, Journal of Managerial
Finance.
65. Danniel Rosen and Yuichi Takahashi
66. Darryll Hendricks and Beverly Hirtle, (1997), Bank Capital Requirements
for Market Risk: The Internal Models Approach, FRBNY Economic
Policy Review, December 1997.
67. Diana Farrell, Susan Lund, and Fabrice Morin, (2006), “The Promise and
Perils of China's Banking System,” McKinsey Quarterly, July 2006.
68. Don Hanna, Yiping Huang (2000), Bank Restructuring in Post-Crisis
Asia, Paper prepared for the Asian Economic Panel, Center for
International Development, Harvard University, April 2000.
69. Dziobek, C., 1998. Market-Based Policy Instruments for Systemic Bank
Restructuring. IMF Working Paper 98/113, International Monetary
Fund, Washington, D.C..
70. Dziobek, C. and Pazarbasioglu, C., (1997), Lessons from Systemic Bank
Restructuring: A survey of 24 countries. IMF Working Paper 97/161,
International Monetary Fund, Washington, D.C..
71. Fama, Eugene, (1980), Banking in the Theory of Finance, Journal of
Monetary Economics, 1980, vol. 6, issue 1, pp. 39-57
72. Fama, Eugene, (1970), Efficient market hypothesis, The Journal of
Finance, Volume 25, Issue 2, pp. 383–417
73. Franklin Allen & Stephen Morris, (1998), Finance Applications of Game
Theory, Center for Financial Institutions Working Papers, pp. 98-23,
Wharton School Center for Financial Institutions, University of
Pennsylvania.
160
74. Fred Hu, (2009), Chinese Banking Industry – Past, Present and Prospect,
Goldnam Sachs và Đại học Tổng hợp Thanh Hoa.
75. Fred Hu, (2008), The Role of the Renminbi in the World Economy, Cato
Journal, Vol.28, No.2 (Spring/Summer 2008).
76. Friedrich Wu, (2009), The Renminbi Challenge, The International
Eoconomy Journal, Fall 2009.
77. Gao Haihong and Yu Youngding, (2009), Internationalisation of Reminbi,
BoK-BIS Seminar in Seoul in 19-20 March 2009.
78. García-Herrero, A. and D. Santabárbara. (2004), “Where is the Chinese
Banking System Going with the Ongoing Reform?” CESifo Economic
Studies.
79. Genevieve Boyreau-Debray, Shang-Jin Wei, (2005), Pitfalls of a State-
dominated Financial System: The Case of China, NBER Working
Paper No. 11214.
80. Glenn Hoggarth, Jack Reidhill, Peter Sinclair (2002), Resolution of
Banking Crises: Theory and Evidence, Conference on Crisis
Resolution, Centre for Central Banking Studies, Bank of England, 9
December 2002.
81. Goodhart, C.A.E., Hartmann, P., Llewellyn, D., Rojas-Suarez and L.,
Weisbrod, S., (1998), Financial Regulation: Why, How and Where
Now? Routledge/Bank of England, London.
82. Goodhart C. (2010), The changing role central banks, BIS Working paper
No.326.
83. Guonan Ma, (2007), Who Pays China's Bank Restructuring Bill?, Asian
Economic Papers, MIT Press, vol. 6(1), pages 46-71, February.
84. Hanjiang Zhang (2008), Fixed versus Flexible Exchange Rate in China,
Department of Economics, Geoge Mason University.
161
85. Hawkins, J. and Turner, P., (1999), Bank Restructuring in Practice: An
Overview in BIS, Bank Restructuring in Practice. BIS Policy Papers
No. 6, Bank for International Settlements, Basel, Switzerland.
86. Hodgson, Glen. (2006). China's Banking Reform: An Assessment of its
Evolution and Possible Impact, CESifo Economic Studies (2006), pp.
304-363.
87. Hongyi Chen and Wensheng Peng, (2007), The Potential of the Renminbi
as an International Currency, China Economics Issues, Number 7/7,
November 2007.
88. Hope, Nicolas and Fred Hu. (2005). Reforming China’s Banking System:
How Much Can Foreign Strategic Investment Help? Stanford Center
for International Development.
89. Huang Bihong, (2006), Non-Performing Loans of China’s Banking
System, PBC publication.
90. Huang and Boster, (2014), China Debt Dilemma: Deleveraging While
Generating Growth, Wáhington D.C., tháng 09/2014.
91. Kindleberber. C., (1978), Manias, Panics and Crashes, Mc Milan,
London.
92. Jakob de Haan, Willem J. Kooi, (2000), Does central bank independence
really matter?: New evidence for developing countries using a new
indicator, Journal of Banking & Finance, Issue 4 (April), Volume 24,
pp. 643-664.
93. Jing Li, (2006), RMB as a Regional International Currency: Cost –
Benefit Analysis and Roadmap, Center for Inter national Finance,
Chinese Academy of Social Sciences.
94. Joel Bessis, (2011), Risk Management in Banking, John Wiley & Sons,
Third Edition
162
95. John Hawkins and Philip Turner (1999), Bank restructuring in practice:
an overview, Policy paper Numbr 06 – August 1999, Monetary and
Economic Department, BIS.
96. John P. Bonin, Yiping Huang, (2001), Dealing with the Bad Loans of the
Chinese Banks, Working Paper Number 357, Issue number 2 – Vol 12,
2001, Journal of Asian Economics.
97. John P. Bonin & Yiping Huang, (2001), "Dealing with the Bad Loans of
the Chinese Banks," William Davidson Institute Working Papers Series
357, William Davidson Institute at the University of Michigan.
98. Kam C. Chan, Hung-Gay Fung, Samanta Thapa (2005), China Financial
Research: A Review and Synthesis, GFCB Working Paper Series. Paper
4.
99. Katerina Alexandraki, (2009), Challenging the US Dollar’s Reserve
Currency Status, Alliance Bernstein.
100. Kumiko Okazaki, (2007), Banking System Reform in China The
Challenges of Moving Toward a Market-Oriented Economy, Santa
Monica, CA: RAND Corporation, 2007.
101. Lamin Leigh and Richard Podpiera, (2006), The Rise of Foreign
Investment in China’s Banks – Taking Stock, IMF.
102. Li Heng, (2008), RMB Exchange rate regime and the autonomy of
China’s monetary, School ò Economics and Management, Beijing
University of Posts and Telecommunicaiton.
103. Li Wen-hong, (2001), Bank Restructuring in China: Effectiveness,
Limitations and Implications, China & World Economy Number 4,
2001,
104. Guo Li and Yakura Shinsuke, (2010), The Cross Holding of Company
Shares: A Preliminary Legal Study of Japan and China.
105. Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc 1995.
163
106. Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sửa đổi, bổ sung năm 2003.
107. Luật Quản lý Giám sát Ngân hàng Trung Quốc 2003.
108. Luật Quản lý Giám sát Ngân hàng Trung Quốc sửa đổi, bổ sung năm
2006.
109. Luc Laeven and Fabián Valencia (2012), Systemic Banking Crises
Database: An Update, IMF Working Paper, June 2012.
110. Luc Can & Mohamed Ariff, (2009), Performance of East Asian
banking sectors under IMF-supported programs, Journal of the Asia
Pacific Economy, Issue number 14 – Vol. 1, pp. 5-26.
111. Melissa Murphy and Wen Jin Yuan, (2009), Is China ready to
challenge the Dollar, Center for Strategic and International Studies,
Congress, Octorber, 2009.
112. Michael F. Martin, (2012), China’s Banking System: Issues for
Congress, CRS Report for Congress, February 20, 2012, Congressional
Research Service
113. Michale Geiger, (2008), Instrument of monetary policy in China.
114. Minxin Pei, (1998), The political economy of banking reforms in
China: 1993–1997, Journal of Contemporary China, Issue 7- Vol. 18,
pp. 321-350.
115. Minsky H., (1982), “The Financial Instability Hypothesis: Capitalist
Process and the Behaviour of the Econmy”, C.P. Kindleberger and J-P
Laffargue (1982), Financial Crisis, Theory, History, Policy. Cambridge
University Press, pp: 13 – 39.
116. Mishkin F., (1991), “Autonomy of Financial Crisis”, NBER Working
Paper, Number 3934.
117. Moore, Fredrick T, (May 1959), Economies of Scale: Some Statistical
Evidence, Quarterly Journal of Economics, Vol. 73, Issue 2, pp. 232–
245.
164
118. Nicholas R, Lardy, (2005), Exchange Rate and Monetary Policy in
China, Cato Journal, Vol.25, No.1, Winter 2005.
119. Panagiotis Delimatsis, (2012), Financial Innovation and Prudential
Regulation – The Impact of the New Basel III Rules, Swiss National
Centre of Competence in Research, Working Paper No 2012/25| April
2012.
120. Perkins, Dwight. (2002), “Industrial and Financial Policy in China
and Vietnam: A New Model or Replay of the East Asian Experience?”
Rethinking the East Asian Miracle. A Co-publication of the World
Bank and Oxford University Press.
121. Peter B, Kenen, (2009), Curency Internationalization: An Overview,
Princeton University.
122. Quignon, Laurent, (2006), European banking restructuring, Economic
Research - BNP Paribas.
123. Quốc vụ viện Trung Quốc, Quyết định cải cách thể chế tiền tệ Trung
Quốc 1993.
124. Richard Podpiera, (2006), Progress in China’s Banking Sector Reform:
Has Bank Behaviour Changed?, IMF, June 2006.
125. Robert Lafrance, China Exchange Rate Policy: A Survey of the
Literature, Bank of Canada, March 2008.
126. Rosengard, Jay K., and Huỳnh Thế Du. 2009. Funding Economic
Development: A Comparative Study of Financial Sector Reform in
Vietnam and China. Harvard Policy Dialogue Papers 2. Hanoi: United
Nations Development Programme and Fulbright Economics Teaching
Program.
127. Sayuri Shirai, (2001), BANKING SECTOR REFORMS IN THE
PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA: PROGRESS AND
165
CONSTRAINTS, First Brainstorming Workshop on “Sequencing
Domestic and External Financial Liberalization”, Beijing, by the Asian
Development Bank Institute, 20-21 November 2001.
128. Sharkey, William W., (1982). The Theory of Natural Monopoly,
Cambridge University Press.
129. Sheng, A., 1996. Bank Restructuring: Lessons from the 1980s.World
Bank, Washington D.C..
130. Susan Woodward, (1988), TRANSACTION COST ANALYSIS OF
BANKING ACTIVITY AND DEPOSIT INSURANCE, Cato Journal, vol.
7, No.3.
131. Strauss-Kahn, Dominique, (2009), Need to fix banking sector for
stimulus to work, IMF.
132. Thomas Clouse (2006), Ngân hàng và tài chính Trung Quốc, Nguồn
trích: Institutional Investor, 11-12/2006, Trung tâm thông tin tư liệu,
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
133. Tong Li, China’s Nonperforming loan: A $540 billion problem solved,
China’s Emerging Financial Markets: Challenges and Opportunities, May
2009.
134. Ủy ban Quản lý Giám sát Ngân hàng Trung Quốc, Báo cáo thường
niên các năm 2003, 2007, 2008.
135. Waxman, Margery, (1998), A legal framework for systemic bank
restructuring, Banking The Legal Department. The World Bank, June
1998.
136. Website của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (www.pbc.gov.vn).
137. Website của Ủy ban Quản lý Giám sát Ngân hàng Trung Quốc
138. Wendy Dobson and Paul R, Masson, Will the Reminbi become a world
currency?, China Economic Review 20 (1,2009): 124-135.
166
139. Williamson (1979), Transaction cost economics: the governance of
contractual relations, Journal of Law and Economics 22 (October), pp.
233-261
140. Xiaoqing Fu, Shelagh Heffernan (2006), The effects of reform on
China’s bank structure and performance, Issue number 1 – Vol 33
(2009), Journal of Banking & Finance, 24 November 2006.
141. Xiaochi Lin, Yi Zhang (2006), Bank ownership reform and bank
performance in China, Issue number 1 – Vol 33 (2009), Journal of
Banking & Finance, 24 November 2006.
142. Yuhua Xu, (2009), The regulation of China practice of China’s
banking sector, China Banking Regulatory Commission, United
nations conference on trade and development – Multi – Year expert
meeting on service, Development and Trade: the Regulatory and
Institutional Dimension, Geneve, 17-19/3/2019.
III. Tài liệu tiếng Trung Quốc:
143. 中国东方资产管理公司研发中心 [CHINA ORIENT ASSET MGMT.
CORP. R & D CTR.], 2009: 中国金融不良资产市场 调查报告
[2009 REPORT OF CHINA’S NONPERFORMING ASSETS
MARKET] 40 (Apr. 2009).
144. 魏国雄 (Wei Guoxiong), 对不良贷款的再思考 [Rethinking on the
Non-Performing Loans], 银行家 [THE CHINESE BANKER], no. 1 at
70, 71 (2011).张敏 (Zhang Min) & 沈洪溥 (Shen Hongpu), 中 国
处 置 银 行 系统不良资产的 状况和经验 [China’s Situation and
Experience in Resolving Commercial Banks’ Non-Performing Loans],
中国金融 [CHINA FIN.], no. 3 at 44, 44 (2010).
167
145. 王丹娜(Wang Danna), 关于降低我国商业银行不良贷款率的思考—
基于不良贷款警戒率的分析[Analysis of How to Reduce the NPL
Ratio of Chinese State-Owned Banks], 金融和经济[J. OF FIN. &
ECON.], (2010), no. 2 at 26, 27.
146. 魏国雄 (Wei Guoxiong), 对不良贷款的再思考[Rethinking on the
Non-Performing Loans], 银行家[THE CHINESE BANKER], no. 1 at
70, 71 (2011)./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_cai_cach_he_thong_ngan_hang_trung_quoc_va_mot_so_bai.pdf