Luận án Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên

Để cải cách TTHC trong đầu tư đạt được kết quả như mong muốn, đáp ứng được sự mong mỏi của doanh nghiệp thì việc thu thập những đánh giá của doanh nghiệp về TTHC trong đầu tư mà doanh nghiệp thực hiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần chỉ ra những yếu tố còn hạn chế, tồn tại để từ đó là cơ sở để đưa ra những giải pháp phù hợp cải cách TTHC trong đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bởi vì, sự hài lòng của doanh nghiệp khi thực hiện TTHC trong đầu tư là một nội dung, căn cứ quan trọng cũng như là động lực của chính quyền địa phương để tiến hành thực hiện các cải cách TTHC trong đầu tư. Do vậy, phần này sử dụng cá phương pháp EFA, CFA, mô hình SEM để đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp trong thực hiện TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.

pdf178 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. - Nhiều văn bản pháp quy còn chưa đồng bộ. Một số văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực nên cần thời gian để điều chỉnh, bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành và văn bản pháp luật liên quan nhằm đảm bảo tính đồng bộ. - Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề án về cải cách TTHC nói chung và TTHC trong lĩnh vực đầu tư nói riêng còn thấp. Nhất là kinh phí đầu tư cho hệ thống trang thiết bị ứng dụng CNTT trong cơ quan hành chính nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. - Trình độ đội ngũ cán bộ công chức nói chung, kể cả cấp huyện và cấp xã, còn có những hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là các huyện vùng cao, giao thông đi lại khó khăn và ở vị trí xa trung tâm thành phố như Võ Nhai. Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chưa đồng đều. - Hoạt động kiểm tra giám sát thực thi công vụ đối với cán bộ, công chức chưa được thường xuyên và liên tục. Việc thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động công vụ chưa triệt để, thiếu chế tài xử lý nghiêm minh để loại bỏ dần các công chức yếu kém hoặc suy thoái về phẩm chất đạo đức. Từ đó dẫn tới hệ quả vẫn còn tình trạng sách nhiễu, gây khó khăn phiền hà, kể cả tiêu cực trong giải quyết TTHC cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Ngoài ra, còn chưa có nhiều sáng kiến, giải pháp đột phá trong cải cách TTHC nhằm đem lại hiệu quả thiết thực và có ý nghĩa thực tiễn, chưa xây dựng được phong trào hiến kế, sáng kiến, giải pháp trong cải cách hành chính. 4.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế Nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác cải cách TTHC trong đầu tư của một số lãnh đạo các sở, ngành còn chưa toàn diện, trách nhiệm đối với cải cách TTHC trong đầu tư của một bộ phận lãnh đạo còn chưa cao, chưa xác định và hiểu rõ về cải cách TTHC trong đầu tư có tác động mạnh mẽ và lan tỏa đến sự phát triển kinh tễ xã hội tại địa phương. Một số sở, ngành còn chưa rà roát triệt để được các TTHC trong đầu tư, dẫn đến các TTHC trong đầu tư còn rườm rà, kéo dài thời gian. Sự phối kết hợp giữa các sở, ngành còn chưa thật sự ăn khớp, liên thông. Việc triển khai đưa Trung tâm 143 HCC của tỉnh vào hoạt động còn chưa kịp thời, dẫn đến việc thực hiện các TTHC còn mất nhiều thời gian, chi phí thực hiện, dẫn đến mức độ hài lòng của các nhà đầu tư, doanh nghiệp còn chưa cao. Nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức làm công tác thực hiện TTHC trong đầu tư còn chưa cao. Một bộ phận cán bộ, công chức còn thiếu tinh thần trách nhiệm, ứng xử chưa đúng mực, chuyên môn nghiệp vụ còn chưa đáp ứng được áp lực công việc nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, gây khó khăn cho doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại địa phương. Ngoài ra, còn chưa có cơ chế cụ thể, rõ ràng để cá nhân và tổ chức tham gia giám sát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ. Kỹ năng, năng lực về CNTT của đội ngũ cán bộ, công chức còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động thực hiện TTHC trong đầu tư còn chưa đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất, hệ thống CNTT còn chưa tương xứng với yêu cầu cải cách TTHC trong đầu tư. Chưa có nhiều cơ chế, chính sách thỏa đáng, cụ thể để khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác liên quan đến thực hiện TTHC trong đầu tư nhằm thúc đẩy đội ngũ này thực hiện tốt và có nhiều sáng kiến đưa ra nhằm cải cách các TTHC trong đầu tư hiện nay. Kết luận chương 4 Trong nội dung chương 4 này, thực trạng cải cách TTHC trong đầu tư của tỉnh Thái Nguyên đã được phân tích và chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân khách quan và chủ quan. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tốt các nội dung rà soát, đơn giản hóa TTHC; có ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính, công bố công khai TTHC trên các cổng thông tin. Có thể nói những thành công nhất định trong cải cách TTHC, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã cho thấy tầm nhìn và cải thiện tích cực về tư duy quản lý của đội ngũ lãnh đạo của tỉnh Thái Nguyên. 144 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cải cách TTHC trong đầu tư của tỉnh vẫn còn những mặt hạn chế như việc ứng dụng phần mềm một cửa điện tử chưa đảm bảo, chưa có nhiều sáng kiến, ý tưởng đột phá trong cải cách TTHC để thực sự trở thành phong trào. Một số giải pháp hoặc sáng kiến chưa đem lại hiệu quả thiết thực, chưa kịp thời triển khai áp dụng thực tế trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên đã chỉ ra 6 nhân tố đều ảnh hưởng. Trong đó, có 4 nhân tố ảnh hưởng cùng chiều là các nhân tố về cơ sở vật chất, thái độ phục vụ, thông tin phản hồi, quy trình thủ tục. Ngược lại, 2 yếu tố thời gian giải quyết và chi phí thực hiện có ảnh hưởng ngược chiều đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cũng đã được kiểm định thông qua phân tích CFA và mô hình SEM và cho thấy các kết quả nghiên cứu đáng tin cậy. Những phân tích này chính là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái nguyên trong thời gian tới, để tỉnh ngày càng thu hút nhiều hơn các dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 145 Chương 5 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG ĐẦU TƯ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 5.1. Quan điểm và định hướng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên 5.1.1. Quan điểm Để có thể đưa ra được những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên, cần dựa vào những quan điểm chủ yếu sau đây: - Cải cách TTHC trong đầu tư phải được tiến hành trên cơ sở các quan điểm, định hướng, nghị quyết của Đảng về cải cách hành chính, đổi mới chế độ công chức, công vụ - Tiếp tục đẩy mạnh việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quy chế phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan, các cấp chính quyền, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan để nâng cao trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước trong cải cách TTHC trong đầu tư. Thực hiện phân cấp rõ ràng giữa các cấp, ngành, thúc đẩy cải cách TTHC, tập trung đẩy mạnh cải cách TTHC trong đầu tư nhằm phục vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp. - Cải cách TTHC trong đầu tư phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên; trên cơ sở bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của tỉnh; phát huy dân chủ và sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong quá trình cải cách TTHC trong đầu tư trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế trong cải cách TTHC trong đầu tư. - Tạo môi trường thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các TTHC, góp phần tích cực phòng và chống tham nhũng, thực hiện thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí trong công tác thực hiện các TTHC trong đầu tư. Nâng cao sự hài lòng của các doanh nghiệp về cải cách các TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. - Tích cực phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư đảm bảo chuyên nghiệp, có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn tốt, tinh thần trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, sẵn sang phục vụ nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp. 146 - Xây dựng nền hành chính đồng bộ, hiện đại, tăng cường ứng dụng có hiệu quả thành tựu phát triển của khoa học - công nghệ như công nghệ thông tin và các thành tựu công nghệ khác trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào trong việc thực hiện các TTHC trong đầu tư tại tỉnh. 5.1.2. Định hướng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên - Tiếp tục cải cách thể chế hành chính gắn liền với đẩy mạnh cải cách hành chính về mặt thủ tục, giấy tờ bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau. Thể chế hành chính cần được cải cách theo hướng tạo môi trường thuận lợi cho cải cách TTHC trong đầu tư, tạo thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư vào tỉnh. - Tham mưu cho Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, trong đó trọng tâm là các dự án luật cần sửa đổi, bổ sung để cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị lần thứ 6, thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và các chủ trương của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. - Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành đối với cải cách TTHC trong đầu tư. Trong đó, tập trung nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh Thái Nguyên. - Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, lấy ý kiến của các doanh nghiệp, nhà đầu tư về kết quả cải cách TTHC. - Nâng cao năng lực công chức chuyên trách thực hiện các TTHC trong đầu tư. - Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, kiểm tra cải cách TTHC trong đầu tư. - Xây dựng mô hình giải quyết các TTHC trong đầu tư theo hướng hiện đại, nhanh gọn. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các TTHC trong đầu tư nhằm giảm thời gian thực hiện các TTHC trong đầu tư cho doanh nghiệp. Tăng cường cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (mức 3 và mức 4), đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Ứng dụng CNTT nhằm góp phần giảm thời gian và số lần đi lại đối với doanh nghiệp khi thực hiện các TTHC trong đầu tư tại các cơ quan hành chính. Ứng dụng hiệu quả CNTT trong hoạt động của cơ 147 quan nhà nước nhằm tăng hiệu quả hoạt động, đồng thời giảm chi phí thực hiện TTHC trong đầu tư. - Tăng cường công tác công khai, minh bạch các loại TTHC trong đầu tư trên các cơ sở dữ liệu quốc gia và tỉnh Thái Nguyên về TTHC và trên trang thông tin điện tử của tỉnh; niêm yết TTHC trong đầu tư tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết TTHC. 5.2. Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên Trên cơ sở phân tích thực trạng cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên, đồng thời thông qua các kết quả từ nội dung nghiên cứu định tính và nghiên cứu mô hình định lượng, luận án đề xuất một số giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh cải cách TTHC trong đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 5.2.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và lãnh đạo tỉnh Cải cách TTHC trong đầu tư sẽ đạt kết quả tốt nhất nếu sự chỉ đạo quyết liệt và thống nhất của các cấp ủy Đảng và lãnh đạo tỉnh. Mặc dù, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chính quyền không được đưa vào mô hình nghiên cứu định lượng nhưng đây là yếu tố có sự ảnh hưởng vô cùng lớn, mang tính quyết định tới các yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Thực tế cho thấy, bài học kinh nghiệm của các tỉnh, thành như Đà Nẵng, Bắc Ninh và Quảng Ninh đều cho thấy vai trò rất quan trọng của lãnh đạo địa phương trong việc cải cách TTHC trong đầu tư tại địa phương. Giải pháp này được thể hiện trên các nội dung chính sau đây: - Thường xuyên quán triệt và triển khai thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng và các quyết định, văn bản về cải cách TTHC trong đầu tư của Chính phủ và các bộ ngành trung ương, trên cơ sở đó cụ thể hóa các thành các văn bản chỉ đạo của tỉnh một cách nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời. - Cấp ủy Đảng thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện cải cách TTHC theo cơ chế "một cửa liên thông". Tích cực giải quyết khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh việc thực hiện xây dựng “Trung tâm hành chính công” của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian sớm nhất. - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và báo cáo thường xuyên theo quy định (tháng, quý, năm) cũng như kiểm tra đột xuất đối với các công việc giải quyết TTHC trong đầu tư của cán bộ, công chức, từ đó góp phần chỉ ra những hạn chế, kịp thời giải quyết khó khăn, đồng thời cũng chấn chỉnh ngay tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát rõ ràng đối với cán bộ, 148 công chức trong quá trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, TTHC trong đầu tư của doanh nghiệp, từ đó xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi cửa quyền, nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp. Ngược lại, kịp thời khen thưởng những cán bộ, công chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong giải quyết TTHC trong đầu tư cho doanh nghiệp. Định kỳ, tổ chức sơ kết, tổng kết để đúc rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cũng như học tập kinh nghiệm cải cách TTHC trong đầu tư tại các địa phương khác triển khai có hiệu quả. - Lãnh đạo các cấp ủy Đảng, HĐND - UBND các cấp tích cực, thường xuyên lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp cũng như của cán bộ, công chức về công tác cải cách TTHC trong đầu tư thông qua nhiều cách thức khác nhau như tiếp xúc trực tiếp tại nơi thực hiện TTHC, tại các hội nghị sơ kết, tổng kết, sử dụng hòm thư góp ý.... - Tăng cường trách nhiệm và vai trò của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện TTHC trong đầu tư do cơ quan, đơn vị mình phụ trách. Thực hiện phân cấp trong thực hiện các TTHC trong đầu tư ở các cấp chính quyền, ngành, tuy nhiên vẫn đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và có hiệu quả trong giải quyết công việc. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ cũng như thái độ phục vụ của cán bộ, công chức đối với việc thực hiện TTHC trong đầu tư của doanh nghiệp. 5.2.2. Cải cách thể chế hành chính Cải cách thể chế là một yếu tố rất quan trọng trong ba nhiệm vụ cải cách hành chính hiện nay. Để thực hiện yêu cầu về cải cách TTHC trong đầu tư, cần phải đổi mới các quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thể chế về sở hữu, đất đai, doanh nghiệp nhà nước được xây dựng và ban hành ngày càng phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác cải cách thể chế hành chính, Tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện một số giải pháp sau: - Nhận thức đầy đủ và sâu sát hơn nữa đối với việc thực hiện các yêu cầu, định hướng nội dung xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng cũng như các định hướng, mục tiêu mà Nghị quyết 30c/NQCP và Quyết định số 225/QĐ-TTg đã đặt ra; việc xây dựng pháp luật tuân thủ nghiêm và bám sát các yêu cầu của Luật ban hành VBQPPL 2015. Tăng cường 149 hơn nữa tính chủ động, tích cực và tinh thần trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương. Đây là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của việc thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP và Quyết định số 225/QĐ-TTg. - Lựa chọn đúng lĩnh vực ưu tiên, đúng những khâu đột phá và xây dựng chính sách, pháp luật theo đúng định hướng về cải cách thể chế gắn với cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC trong đầu tư nói riêng, góp phần tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. - Tăng cường đầu tư hiệu quả nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho công tác xây dựng pháp luật. Đồng thời, xây dựng cơ chế thu hút sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn đối với nội dung dự thảo pháp luật, góp phần mang lại cho văn bản pháp luật tính khả thi, sự phù hợp với thực tiễn và vì thế dễ dàng phát huy hiệu lực và tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. - Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác góp ý, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Tỉnh, Ủy ban nhân dân Tỉnh, gắn với công tác kiểm soát TTHC; có cơ chế hợp lý để nhân dân và các doanh nghiệp tham gia ý kiến, nhất là các đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật do Tỉnh ban hành. Chú trọng việc đánh giá tác động của các chính sách; đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Tỉnh. - Tăng cường nghiên cứu, từ đó đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước, phân cấp mạnh cho địa phương, có cơ chế để phát triển địa phương và tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, nhằm tăng cường thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 5.2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức làm công tác thủ tục hành chính trong đầu tư Một yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo tính hiệu quả của việc thực hiện các TTHC nói chung và TTHC trong đầu tư nói riêng chính là chất lượng các cán bộ, công chức tham gia vào công tác này, bao trùm các đặc tính về phẩm chất, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ phục vụ nhân dân và doanh nghiệp tham gia vào các TTHC. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cũng chính là giải 150 pháp hữu hiệu để khắc phục và hoàn thiện các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp trong mô hình nghiên cứu định lượng, đó là: hoàn thiện thái độ phục vụ tốt hơn, phản hồi thông tin nhanh hơn, quy trình thủ tục và thời gian giải quyết nhanh hơn nhờ cán bộ có kỹ năng nghiệp vụ tốt hơn, giảm thiểu các chi phí không chính thống cho các doanh nghiệp khu tham gia các TTHC vì các cán bộ công chức không tham nhũng, không thu các khoản tiền không chính thống. Như vậy, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức là giải pháp hết sức quan trọng trong cải cách TTHC trong đầu tư của tỉnh. Cụ thể, luận án đề xuất một số giải pháp như sau: - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức. Đề cao trách nhiệm và đạo đức công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ của cán bộ, công chức. - Nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ, chất lượng cán bộ lãnh đạo và quản lý, cần đổi mới phương thức tuyển dụng công chức, viên chức; tổ chức thí điểm đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo, quản lý. - Triển khai thực hiện có hiệu quả tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm xây dựng bộ máy công chức tinh gọn và hiệu quả công tác thực hiện các TTHC trong đầu tư. - Tiếp tục mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức, cụ thể là tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là những kỹ năng nghiệp vụ hành chính, đạo đức công vụ, tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, sự năng động, trung thực, kỷ cương, gương mẫu, tận tâm phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội trong giải quyết công việc. Việc bồi dưỡng cán bộ không được thực hiện một cách dàn trải mà phải mang tính tập trung và hiệu quả. - Đổi mới trong các hoạt động tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thực hiện TTHC trong đầu tư, trong đó tăng cường áp dụng công nghệ thông tin và các phương pháp hiện đại. - Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và các ưu đãi khác cho cán bộ, công chức thực hiện các TTHC trong đầu tư. - Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, khen thưởng, thu hút cán bộ, chuyên gia có trình độ cao trong và ngoài nước tham gia cải cách TTHC trong đầu 151 tư của Tỉnh. Đồng thời cũng có chế tài cụ thể đối với cán bộ, công chức để xảy ra tiêu cực, sách nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ, công chức trong đó nhấn mạnh đánh giá thực chất, đúng người làm được việc. Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp là người chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công vụ và chịu trách nhiệm về những vi phạm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý, cũng như đánh giá cán bộ, viên chức trên cơ sở căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. 5.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin Để thực hiện tốt công tác cải cách TTHC trong đầu tư, việc đầu tư cơ sở vật chất là rất quan trọng. Khả năng đáp ứng hay tính hiệu quả của các cơ sở vật chất góp phần quyết định tới sự thành công của việc cải cách TTHC. Kết quả phân tích định lượng sự ảnh hưởng của yếu tố này tới sự hài lòng của các doanh nghiệp về cải cách TTHC trong đầu tư tại phần phân thích thực trạng của luận án đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp sẽ hài lòng hơn khi các cơ sở vật chất phục vụ các TTHC trong đầu tư được nâng cấp. Bên cạnh đó, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin sẽ hiện đại hóa cũng như tăng tính hiệu quả của các TTHC, góp phần quan trọng trong việc cải cách TTHC trong đầu tư. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, tỉnh Thái Nguyên cần có các giải pháp sau: - Quy hoạch chuẩn hóa công sở văn minh, sạch đẹp, hiện đại, thân thiện; trang bị đầy đủ các trang thiết bị điện tử, phương tiện làm việc cho cơ quan hành chính các cấp, để phục vụ tốt nhất cho nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp đến liên hệ giải quyết công việc. - Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho cải cách TTHC trong đầu tư thông qua việc đầu tư cải tạo, nâng cấp phòng làm việc và đầu tư trang thiết bị hiện đại tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông. Đầu tư hệ thống trang thiết bị tương ứng nhằm sử dụng tốt công nghệ thông tin vào giải quyết các TTHC trong đầu tư, tăng cường các hoạt động gắn kết, liên thông nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện các TTHC trong đầu tư trên mạng cho doanh nghiệp. - Xây dựng và thiết lập cơ sở dữ liệu tập trung của Tỉnh; thành lập và tổ chức hoạt động có hiệu quả Trung tâm nghiên cứu phân tích thông tin tỉnh Thái Nguyên phục vụ phân tích thực trạng và dự báo định hướng phát triển các ngành kinh tế, xã 152 hội, đô thị của thành phố. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng mà các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thể tham khảo để đưa ra các quyết định đầu tư cũng như hỗ trợ họ khi thực hiện các TTHC tại tỉnh. - Xây dựng cơ chế quản trị hiện đại, xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh từ phường, xã - thị trấn đến huyện, thành phố theo một mô hình hiệu quả với nhiều dịch vụ mạng, đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. - Bảo đảm hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ Ủy ban nhân dân tỉnh đến các sở, ban - ngành, huyện và phường, xã - thị trấn; 100% các văn bản, tài liệu (trừ tài liệu mật) chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử. 5.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về cải cách TTHC trong đầu tư Nhằm tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương hành chính, mang lại niềm tin cho các doanh nghiệp khi tham gia các TTHC trong đầu tư, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện và cải cách TTHC trong đầu tư cần được quan tâm, chú trọng. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện, kịp thời chấn chỉnh những sai sót và nêu gương điển hình đối với các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao là vô cùng cần thiết. Giải pháp này đồng thời khắc phục được một số yếu tố đã được xác định trong mô hình nghiên cứu định lượng, đó là hoàn thiện thái độ phục vụ của cán bộ công chức, thực hiện quy trình thủ tục nhanh gọn và hiệu quả, thời gian giải quyết nhanh hơn, xóa bỏ các chi phí không chính thống gây nhũng nhiễu các doanh nghiệp khi tham gia các TTHC. Để làm tốt công tác này, cần tập trung vào thực hiện một số giải pháp như sau: - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy Đảng, HĐND, UBND đối với hoạt động thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư. Trong đó, công tác kiểm tra, giám sát định kỳ về cải cách TTHC trong đầu tư phải được tiến hành thường xuyên, tập trung vào những cơ quan, đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém nhằm đánh giá mức độ cải thiện về chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó cần tiến hành kiểm tra, thanh tra đột xuất để phát hiện ra những vấn đề phát sinh, hoặc khi phát hiện cơ quan, đơn vị hoặc cán bộ, công chức có dấu hiệu sách nhiễu, hành vi tiêu cực hoặc vi phạm các quy định hiện hành về thực hiện TTHC trong đầu tư. - Thực hiện việc kiểm tra, thanh tra thường xuyên hoặc đột xuất trong thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư không chỉ trực tiếp diễn ra tại cơ quan, đơn vị mà còn thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin như sử dụng các phần 153 mềm một cửa điện tử tập trung, hệ thống camera giám sát cũng sẽ góp phần nâng cao tính kịp thời và hiệu quả của công tác này. Nhờ đó, những hạn chế trong công tác cải cách TTHC trong đầu tư tại các cơ quan, đơn vị được nhanh chóng và kịp thời phát hiện, từ đó có phương án xử lý, khắc phục. - Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc giám sát quá trình cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh. Các doanh nghiệp có thể tham gia giám sát hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước cũng như của cán bộ công chức thông qua việc niêm yết công khai, minh bạch tất cả các nội dung liên quan đến TTHC trong đầu tư tại cơ quan, đơn vị. Khi cán bộ, công chức có biểu hiện sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn đối với doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp phản ánh với lãnh đạo cơ quan, đường dây nóng hoặc hòm thư góp ý tại đơn vị 5.2.6. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư cho cán bộ, công chức và doanh nghiệp Nhằm nâng cao nhận thức của các cán bộ, công chức và các doanh nghiệp về mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung của cải cách TTHC trong đầu tư đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tỉnh Thái Nguyên cần tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật nói chung và cải cách TTHC trong đầu tư ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng để họ ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình, tránh được những thiếu sót không đáng có khi tham gia phối hợp thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh. Các nhiệm vụ trọng tâm cần tuyên truyền bao gồm: - Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nội dung Quyết định số 225/QĐ- TTg ngày 04/02/2016 của TTCP về phê duyệt Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở bám sát nhiệm vụ trọng tâm CCHC của tỉnh hàng năm; Tuyên truyền việc triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong giải quyết TTHC; Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Đề án cải cách hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020. - Tuyên truyền đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới; tuyên truyền các TTHC trong đầu tư đã được đơn giản hóa, ban hành mới. 154 - Trên cơ sở đề nghị của Sở Nội vụ, ngày 28/12/2018, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 4162/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Thái Nguyên. Đây một đơn vị trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh; chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh sẽ đi vào hoạt động. Trung tâm này chính là đầu mối điều hòa, phối hợp, giám sát giải quyết các TTHC, các giao dịch giữa bộ máy hành chính Nhà nước với tổ chức, doanh nghiệp, công dân đảm bảo công khai, minh bạch, khẳng định mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ. Do vậy, cần phải thực hiện công tác tuyên truyền về chức năng, nhiệm vụ và các nội dung hoạt động của trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh tới toàn thể người dân, các cán bộ công chức, các doanh nghiệp để họ có thể hiểu được về trung tâm và thuận lợi cho các hoạt động TTHC trong thời gian tới. - Tiếp tục tuyên truyền về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC tại các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp trên địa bàn tỉnh nhằm khuyến khích người dân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí; đồng thời kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ công, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, đầu tư, xây dựng và thuế. - Tuyên truyền cải cách tài chính công, cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nước; việc thực hiện quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học công nghệ; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công của các đơn vị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... - Tuyên truyền việc đổi mới lề lối và phương thức làm việc trong cơ quan nhà nước; các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đẩy mạnh hiện đại hóa hành chính. - Tuyên truyền về việc triển khai thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh kế hoạch đo lường mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2020 theo Quyết định số 1813/QĐ-UBND ngày 27/06/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên. - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC trong đầu tư nói riêng cần phải được tiến hành thường xuyên dưới nhiều hình thức, có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh thành phố, huyện, thị xã, phường; các hội nghị để tuyên 155 truyền phổ biến kiến thức pháp luật, chú trọng nâng cao ý thức của người dân, các doanh nghiệp khi đến liên hệ làm việc với bộ phận một cửa, kịp thời phản ánh những biểu hiện quan liêu, hách dịch, những nhiễu của cán bộ, công chức; nâng cao ý thức của họ trong việc đấu tranh chống tiêu cực trong việc giải quyết hồ sơ hành chính và công việc của cán bộ, công chức. 5.2.7. Đổi mới, đơn giản hóa quy trình TTHC trong đầu tư Qua nghiên cứu cho thấy, quy trình TTHC trong đầu tư tuy đã từng bước được thay đổi, giảm thời gian thực hiện TTHC trong đầu tư cho doanh nghiệp, tuy nhiên quy trình TTHC trong đầu tư so với một số địa phương khác như Quảng Ninh hay Đà Nẵng vẫn phức tạp và mất nhiều thời gian hơn rất nhiều, dẫn đến tăng chi phí thực hiện TTHC trong đầu tư cho doanh nghiệp, do vậy cần thực hiện các giải pháp: - Đơn giản hóa quy trình thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết các bước trong quy trình thực hiện đầu tư của doanh nghiệp ở mỗi khâu, đặc biệt ở một số khâu có thời gian triển khai rất chậm như khâu đăng ký thực hiện dự án, cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường - Xây dựng quy trình TTHC trong đầu tư chi tiết cho từng bước triển khai thực hiện các TTHC trong đầu tư và công khai, minh bạch để cho doanh nghiệp nắm rõ được những quy trình, thủ tục ở từng bước, từng khâu. - Tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng, thường xuyên tổ chức đào tạo, nâng cao kiến thức nhằm thực hiện các quy trình thực hiện TTHC trong đầu tư cho các doanh nghiệp được thuận lợi và nhanh chóng. 156 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đề tài “Cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên” luận án đã đạt được các kết quả sau: Thứ nhất, từ việc tổng hợp các công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí, luận án, công trình nghiên cứu của các tổ chức cả trong và ngoài nước có liên quan đến cải cách TTHC và cải cải TTHC trong đầu tư có thể khẳng định việc nghiên cứu về cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên là có tính thời sự và ý nghĩa khoa học, đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính công để xây dựng chính phủ kiến tạo như yêu cầu của Chính phủ hiện nay. Thứ hai, từ các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách TTHC trong đầu tư các khái niệm liên quan đến TTHC và cải cách TTHC trong đầu tư như cải cách hành chính, cải cách TTHC, cải cách TTHC trong đầu tư được đưa ra làm cơ sở để tác giả bám sát thực hiện xuyên suốt trong toàn bộ luận án. Các cơ sở lý luận và thực tiễn cũng giúp làm rõ đặc điểm, phân loại TTHC trong đầu tư; xác định và xây dựng được 5 nội dung nghiên cứu về cải cách TTHC trong đầu tư bao gồm: rà soát, đơn giản hóa TTHC trong đầu tư; công bố công khai TTHC trong đầu tư; tổ chức thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về TTHC trong đầu tư; kiểm tra giám sát TTHC trong đầu tư và đưa ra 5 nhóm yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cải cách TTHC trong đầu tư là: chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện TTHC trong đầu tư; công tác tuyên truyền, phổ biến về cải cách TTHC trong đầu tư; vai trò của lãnh đạo địa phương; hệ thống thể chế, pháp lý về TTHC trong đầu tư; cơ sở vật chất trong thực hiện TTHC trong đầu tư. Thứ ba, từ những kinh nghiệm thực tiễn về cải cách TTHC trong đầu tư ở 3 tỉnh, thành phố có tính tương đồng nhưng có mức độ cải cách và thu hút đầu tư lớn tại Việt Nam là Quảng Ninh, Bắc Ninh và Đà Nẵng, giúp rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên trong đó nhấn mạnh đến vai trò của lãnh đạo địa phương trong quá trình cải cách TTHC trong đầu tư. Bên cạnh đó, việc thành lập Trung tâm Hành chính công của tỉnh và các huyện là một trong những giải pháp đột phá để cải cách quá trình thực hiện TTHC trong đầu tư cho các tỉnh. Thứ tư, vận dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập thông tin, phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài luận án. Đồng thời từ việc vận dụng các phương pháp phân tích 157 định lượng để làm rõ mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với từng yếu tố cấu thành trong cải cách TTHC trong đầu tư thông qua các phương pháp nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định và mô hình SEM. Các chỉ tiêu nghiên cứu cũng được đưa ra để đánh giá việc cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. Thứ năm, Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tốt các nội dung rà soát, đơn giản hóa TTHC; tích cực thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính, công bố công khai TTHC trong đầu tư trên các cổng thông tin điện tử. Có thể nói những thành công nhất định trong cải cách TTHC, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã cho thấy tầm nhìn và cải thiện tích cực về tư duy quản lý của đội ngũ lãnh đạo của tỉnh Thái Nguyên. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã rất quyết liệt trong việc cải cách TTHC trong đầu tư, nhờ đó thu hút đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên đã có những bước đột phá trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, luận án cũng chỉ ra những nội dung cần phải hoàn thiện về cải cách TTHC trong đầu tư như thời gian thực hiện các TTHC trong đầu tư còn chậm, việc ứng dụng phần mềm một cửa điện tử chưa đảm bảo, chưa có nhiều sáng kiến, ý tưởng đột phá trong cải cách TTHC để thực sự trở thành phong trào. Một số giải pháp hoặc sáng kiến chưa đem lại hiệu quả thiết thực, chưa kịp thời triển khai áp dụng thực tế trên địa bàn tỉnh. Thứ sáu, thông qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên đã chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng. Trong đó, có 4 nhân tố ảnh hưởng cùng chiều là các nhân tố về cơ sở vật chất, thái độ phục vụ, thông tin phản hồi và quy trình thủ tục. Ngược lại, 2 yếu tố thời gian giải quyết và chi phí thực hiện có ảnh hưởng ngược chiều đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cũng đã được kiểm định thông qua phân tích CFA và mô hình SEM và cho thấy các kết quả nghiên cứu đáng tin cậy. Thứ bảy, Từ thực trạng đánh giá nhằm giải quyết những nội dung còn yếu kém luận án đã đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên như: giải pháp về thông tin, tuyên truyền, giải pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương, cải cách thể chế hành chính, nâng cao chất 158 lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện TTHC trong đầu tư nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên. Có thể nói, cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên là một nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa và vai trò thiết thực đối với cải cách hành chính của tỉnh. Do vậy, kết quả nghiên cứu của luận án và các giải pháp chủ yếu góp phần cải cách TTHC trong đầu tư cần được các cơ quan ban ngành liên quan của tỉnh sớm nghiên cứu và ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trong thời gian tới giúp cho tỉnh Thái Nguyên thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn tỉnh. 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Bui Van Luong (2019), "Factors Affecting Enterprise’s Satisfaction towards Administrative Procedure Reform in Vietnam: Case of Thai Nguyen Province, Vietnam", International Journal of Business and Management, Vol. 7, No. 9: 141-145. 2. Bui Van Luong (2019), "Reforms of Administrative Procedures in Investment: A case study in Thai Nguyen province, Vietnam", Business and Economics Journal, Vol.10, No. 2: 392. 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt 1. Lê Hương Thục Anh (2014), Đánh giá sự hài lòng về công việc của nhân viên tại Khách sạn Xanh Huế, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Huế. 2. Nguyễn Xuân Bang và Trương Xuân Vỹ (2017), "Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư ở tỉnh Ninh Thuận", Tạp chí Công Thương, Số 4+5, Trang 35-41. 3. Hoàng Chí Bảo (2008), “Cải cách thể chế ở Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa”, Tạp chí Cộng sản (số 9), tr. 26 - 29. 4. Báo Nhân dân (2018), Đột phá trong cải cách thủ tục hành chính ở Bắc Ninh, địa chỉ web: cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-o-bac-ninh.html, ngày truy cập: 29/9/2018. 5. Bộ Nội vụ (2018a), Báo cáo chỉ số cải cách hành chính - PAR index 2017, kèm theo quyết định số 716/BNV ngày 24 tháng 4 năm 2018. 6. Bộ Nội vụ (2018b), Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên, Ban hành kèm theo Quyết định số 2721/QĐ-BNV ngày 28/12/2018, Hà Nội. 7. Bộ Nội vụ (2019). Báo cáo chỉ số cải cách hành chính - PAR Index 2018 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 8. Chính phủ (2007), Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 10 tháng 01 năm 2007 về phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010. 9. Chính phủ (2015), Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015- 2016, Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ. 10. Chính phủ (2017). Nghị quyết sô 136/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 11. Cổng TT Quốc gia về Đăng ký Doanh nghiệp (2018), Tỉnh Quảng Ninh tổ chức giải quyết thủ tục hành chính theo phương thức "4 tại chỗ", địa chỉ web: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/chitiettin.aspx?groupID= 161 597&IDNews=4804&tieude=tinh-quang-ninh-to-chuc-giai-quyet-thu-tuc- hanh-chinh-theo-phuong-thuc-4-tai-cho.aspx, ngày truy cập: 1/10/2018. 12. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2019). Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2018. 13. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2018). Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2017. 14. Lương Văn Đăng (2019), Thái Nguyên đẩy mạnh cải cách hành chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, Quản lý nhà nước. 15. Nguyễn Hữu Hải (Chủ biên), (2016), Cải cách hành chính nhà nước - Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ biên) (2003), Giáo trình hành chính công, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 17. Phạm Thị Huế và Lê Đình Hải (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công trên trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 3, trang 28-38. 18. Nguyễn Công Khanh (2005), Nghiên cứu phong cách học của sinh viên trường ĐHKHXH-NV & trường ĐHKHTN, Báo cáo Khoa học đề tài ĐHQGHN, Trung tâm ĐBCLĐT & NCPTGD, ĐHQGHN. 19. Hà Minh (2019), Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng: Nỗ lực thực hiện chính quyền điện tử, website: https://baodautu.vn/so-ke-hoach-va-dau-tu-tp-da- nang-no-luc-thuc-hien-chinh-quyen-dien-tu-d102443.html, ngày truy cập: 1/10/2018. 20. Hà Thị Nga (2017), Cải cách thủ tục hành chính tại Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 21. Ngân hàng Thế giới (2011), Cải cách quy trình và thủ tục hành chính trong đầu tư, đất đai và xây dựng, Hà Nội. 22. Nguyễn Quốc Nghi và Quan Minh Nhựt (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân đối với cơ chế “một cửa liên thông” tại Quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 38, trang 91-97. 23. Bùi Xuân Phong (2006), Giáo trình Quản trị Dự án Đầu tư, Học viện Bưu chính Viễn thông, Hà Nội. 162 24. Thế Phong (2015), Đà Nẵng: Bài học thành công trong CCHC, trang web: CCHC/240866.vgp, ngày truy cập: 28/9/2018. 25. Minh Phương (2018), Cải cách thủ tục hành chính để phục vụ người dân, địa chỉ web: thu-tuc-hanh-chinh-e-phuc-vu-nguoi-dan, ngày truy cập: 27/9/2018. 26. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư, số: 67/2014/QH13, Hà Nội. 27. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (2019), Hỗ trợ thủ tục đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, website: 57283/ho-tro-thu-tuc-ang-ky- doanh-nghiep-tren-dia-ban-tinh-bac-ninh, ngày truy cập: 27/8/2019. 28. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái nguyên (2014-2018). Báo cáo kết quả hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên. 29. Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2009). Báo cáo kết quả thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản tỉnh Thái Nguyên. Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản tỉnh Thái Nguyên - Viện nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp - Bộ Công thương phối hợp. 30. Phan Thái Sơn (2018), Đột phá trong cải cách thủ tục hành chính ở Bắc Ninh, địa chỉ web: cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-o-bac-ninh.html, ngày truy cập: 1/10/2018. 31. Chế Viết Sơn (2015), Một vài kinh nghiệm về cải cách hành chính tại Thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, website: detail/21201/Mot-vai-kinh-nghiem-ve-cai-cach-hanh-chinh-tai-Thanh- pho-Da-Nang.html, ngày truy cập 1/10/2018. 32. Lê Thị Phương Thảo (2016), Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của Giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung, Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Huế. 33. Nguyễn Văn Thâm (Chủ biên) (2002), Thủ tục hành chính: Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 34. Nguyễn Văn Thâm (Chủ biên) (2012), Giáo trình Thủ tục hành chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 163 35. Nguyễn Văn Thâm và Võ Kim Sơn (2002), Thủ tục hành chính - lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 36. Hồ Lê Tấn Thanh và Lê Kim Long (2015), Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ công tại Bộ phận một cửa của UBND huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 2, trang 169- 175. 37. Vũ Thư và Lê Hồng Sơn (2000), Cải cách thủ tục hành chính thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân hiện nay, NXB Lao động, Hà Nội. 38. Đỗ Minh Trí và Bùi Bằng Đoàn (2014), "Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư ở tỉnh Hưng Yên", Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 12, Số 5, trang 796-804. 39. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức. 40. Thanh Tùng (2013), Cuộc vận động "Ba hơn" trong cải cách hành chính ở Ðà Nẵng, trang web: ngày truy cập: 27/9/2018. 41. UBND tỉnh Bắc Ninh (2018), Cải cách thủ tục hành chính trong thu hút vốn đầu tư, website: kinhte.aspx?ItemID=2 859, ngày truy cập: 26/8/2019. 42. UBND tỉnh Bắc Ninh (2018), Quyết định số 1610/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2018 về phê duyệt phương án đơn giản hóa thành phần hồ sơ và cắt giảm thời gian thực hiện TTHC của tỉnh Bắc Ninh năm 2018. 43. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Tài liệu tuyên truyền Nghị quyết Số 15- NQ/TU ngày 9/6/2014 của BCH Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 44. UBND TP Đà Nẵng (2018), Đà Nẵng quyết liệt cải cách nền hành chính công theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, địa chỉ web: chi-tiet?articleId=11557, ngày truy cập: 28/9/2018. 45. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2018). Quyết định 3979/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2018 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả tại Bộ phận 164 Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 46. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2018). Báo cáo số 281/BC-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2018 về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2018 và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Thái Nguyên. 47. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thái Nguyên (2018). Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 28/9/2018 về việc thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. 48. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thái Nguyên (2018). Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2018. 49. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thái Nguyên (2019). Quyết định 698/QĐ-UBND ngày 15 tháng 03 năm 2019 về việc công bố kết quả đánh giá, xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên năm 2018. 50. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thái Nguyên (2019). Quyết định 1039/QĐ-UBND ngày 23 tháng 04 năm 2019 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đấu thầu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên. 51. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thái Nguyên (2019). Báo cáo số 148/BC-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2019 về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính Quý II năm 2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 52. VCCI (2016), Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2016, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 53. Lê Thị Vinh (2019), Vai trò giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” ở Việt Nam, website: giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-theo-co-che-mot-cua-o-viet-nam-62245.ht m, ngày truy cập 28/12/2019. B. Tài liệu tiếng Anh 54. Acuña-Alfaro, Jairo (2009), Reforming Public Administration in Vietnam: Current Situation and Recommendations, United Nations Development Programme, The National Political Publishing House. Ha Noi, Viet Nam. 165 55. Baum, J. R. (2007), Reining in the Bureaucrats: Democratic Transition and Administrative Procedural Reform in Korea, Governance, Vol. 20(2), trang 233 - 254. 56. EUPAN (2014), Simplification of administrative procedures-reduction of administrative burden. 57. Fornell C. và Larcker D.F, (1981), Evaluating Structuaral Equation models with unobserved variables and measurement error, Journal of Marketing Research, 28(1), trang 39-50. 58. Jreisat, J.E. (1988), Administrative reform in developing countries: A comparative perspective, Public Administration and development, Vol. 8 (1), trang 85-97. 59. Jacobs S. và Coolidge J. (2006) Reducing Administrative Barriers to Investment: Lessons Learned, Occasional Paper 17, The International Bank for Reconstruction and Development, the World Bank. 60. Groves R.T. (1976) Administrative Reform and Political Development. In: Leemans A.F. (eds) The Management of Change in Government. Institute of Social Studies (Series on the Development of Societies), vol 1. Springer, Dordrecht. 61. Hair J. J. F., Anderson R. E., Tatham R. L., và Black W. C. (2010), Multivariate Data Analysis, (7th ed.): Peason Prentice Hall. 62. Kickert, W. (2011), Distinctiveness of administrative reform in Greece, Italy, Portugal and Spain. Common characteristics of context, administrations and reforms, Public Administration, Vol. 89(3), trang: 801 - 818. 63. Morisset J và Neso O. L. (2002), Administrative Barriers to Foreign Investment in Developing Countries, Policy Research Working Paper WPS 2848, World Bank. 64. Montgomery, D.J. (1967), Sources ofBureaucratic Reform: Problems of Power, Purpose and Politics, Comparative Administration Group Occasional Papers, Bloomington. 65. Ngo Thanh Can (2013), Public administration reform in Vietnam: Current situations and solutions, Scholarly Journal of Business Administration, Vol. 3(5), p. 110-116. 166 66. Steenkamp, J và van Trijp, H. (1991), The use of Lisrel in validating marketing constructs, International Journal of Research in Marketing, Vol. 8(4), pp. 283–299. 67. Organization for Economic Co-operation and Development (2000), The OECD Reviews of Regulatory Reform: Regulatory Reform in Korea, Paris. 68. UNDP (2007), Public Administration Reform Practice Note, New York. 69. Wang, Q. (2010), Administrative Reform in China: Past, Present, and Future, Southeast Review of Asian Studies, Vol. 32, trang 100-119.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cai_cach_thu_tuc_hanh_chinh_trong_dau_tu_tai_tinh_th.pdf