Luận án Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam

Tại quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, với đặc thù phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được thực hiện thông qua vai trò của DNNN là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế. Do đó, các DNNN luôn có được những lợi thế nhất định trong việc tiếp cận các nguồn lực nhà nước, tín dụng, đất đai, tài nguyên, cơ hội đầu tư, kinh doanh, tài chính, thuế,.là điều khó tránh khỏi. Việc cấu trúc lại cơ cấu sở hữu doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư, đa dạng hóa hình thức sở hữu sẽ góp phần xoá bỏ sự can thiệp hành chính trực tiếp, cũng như hạn chế đối xử bất bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Bên cạnh đó, với việc đa dạng hóa hình thức sở hữu DNNN sẽ huy động được sức mạnh của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt các yếu tố về quản trị, công nghệ cũng như động lực gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì mục tiêu kinh tế. Việc đẩy mạnh CPH DNNN, kể cả các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước cũng sẽ tháo gỡ tình trạng khép kín, độc quyền,hạn chế tình trạng sản xuất, kinh doanh khép kín, cục bộ, không minh bạch trong DNNN.

pdf150 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt. Vì vậy, cần có sự rà soát lại để đảm bảo DNNN chỉ tập trung những ngành nghề, lĩnh vực liên quan thực sự tới an ninh, quốc phòng; các ngành nghề, lĩnh vực còn lại cần phải đảm bảo sự cạnh tranh, Nhà nước chỉ thực hiện vai trò điều tiết, quản lý thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, và cũng là động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trong các ngành nghề, lĩnh vực. Một vấn đề quan trọng khác hiện nay là ngoại trừ những lĩnh vực, ngành nghề mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại doanh nghiệp, thì các lĩnh vực, ngành nghề còn lại xác định cấu trúc vốn sở hữu của Nhà nước như thế nào, theo tiêu chí gì. Quy định hiện hành phân thành ba nhóm (Thủ tướng Chính phủ, 2016): (i) Nhóm ngành nghề, lĩnh vực Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên (như: “1. Quản lý khai thác các cảng hàng không, sân bay; dịch vụ khai thác khu bay. 2. Dịch vụ thông tin dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không. 3. Khai thác khoáng sản quy mô lớn theo quy định hiện hành về phân loại quy mô mỏ khoáng. 4. Tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí. 5. Tài chính, ngân hàng (không bao gồm bảo hiểm, chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính)”); (ii) Nhóm ngành nghề, lĩnh vực Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ (như: “1. Sản xuất hóa chất cơ bản. 2. Vận chuyển hàng không. 3. Những doanh nghiệp chiếm thị phần từ 30% trở lên, có vai trò đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, bình ổn thị trường, hoạt động trong các ngành, lĩnh vực sau: a) Bán buôn gạo; b) Đầu mối nhập khẩu xăng dầu. 4. Sản xuất thuốc lá điếu. 5. Cung cấp dịch vụ 122 viễn thông có hạ tầng mạng. 6. Trồng và chế biến cao su, cà phê tại các địa bàn chiến lược, miền núi, vùng sâu, vùng xa gắn với quốc phòng, an ninh. 7. Những doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. 8. Kinh doanh bán lẻ điện (phù hợp với lộ trình hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực)”); (iii) Nhóm ngành nghề, lĩnh vực còn lại không quy định bắt buộc Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Tuy nhiên, quy định trên còn hạn chế: (i) Tỷ lệ quy định Nhà nước nắm giữ vốn điều lệ từ 65% trở lên đối với một số ngành nghề, lĩnh vực không thu hút tối đa được các nguồn lực tư nhân tham gia. Thực tiễn đã cho thấy việc ngay từ phương án CPH phê duyệt, tỷ lệ vốn điều lệ Nhà nước nắm giữ còn cao tới 65%, có thể xác định một nguyên nhân chính làm giảm mức độ hấp dẫn tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp dẫn đến tỷ lệ CPH không đạt mục tiêu và là rào cản của quá trình đổi mới quản trị doanh nghiệp. Kết quả kiểm định cũng thể hiện việc Nhà nước nắm giữ quyền chi phối doanh nghiệp tác động ngược chiều với mức độ thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau CPH. (ii) Việc quy định cơ cấu cứng và nhiều mức khung cấu trúc sở hữu Nhà nước dẫn tới sự bị động, bó buộc của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khi thực hiện thay đổi cơ cấu vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo OECD, khuôn khổ pháp lý và quản lý phải cho phép DNNN linh hoạt trong thay đổi cơ cấu vốn khi việc này là cần thiết để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, thay vì quy định ba nhóm như hiện tại, Nhà nước chỉ nên quy định, phân chia thành hai nhóm doanh nghiệp Nhà nước chi phối hay không chi phối khi sắp xếp, CPH DNNN: doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư còn lại. Về nguyên tắc, sau CPH DNNN, việc xác định cấu trúc sở hữu như thế nào sẽ do thị trường quyết định. Việc kiểm soát doanh nghiệp của Nhà nước sẽ thông qua cơ chế người đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước, qua đó định hướng hoạt động doanh nghiệp gắn với những mục tiêu đầu tư khác của Nhà nước ngoài mục tiêu hiệu quả kinh tế, đặc biệt các doanh nghiệp Nhà nước nắm quyền chi phối đối với những ngành nghề, lĩnh vực then chốt, thiết yếu. Việc kiểm soát của Nhà nước cần đảm bảo định hướng mục tiêu đầu tư của Nhà nước, song cũng phải đảm bảo cơ chế thị trường; do đó Nhà nước phải xác định các ưu tiên đầu tư và nhận thức rõ sự đánh đổi gắn liền với các ưu tiên đầu tư sẽ được giải quyết như thế nào (thí dụ như giữa cung cấp dịch vụ công cộng hay bảo đảm việc làm với giá trị của cổ đông), tôn trọng sự độc lập của Hội đồng Quản trị và tránh can thiệp sâu vào các vấn đề điều hành. 123 6.2.1.3. Tập trung tháo gỡ những nút thắt, điểm nghẽn của quá trình cổ phần hóa, thoái vốn Bên cạnh việc thận trọng khi tiếp tục thoái vốn các doanh nghiệp sau CPH đã niêm yết và đang hoạt động hiệu quả, cần tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ những nút thắt, điểm nghẽn của quá trình CPH, thoái vốn như vấn đề người đại diện, tài sản đất đai, mức độ CPH. (i) Về vấn đề người đại diện: Một trong những nguyên nhân của tiến độ CPH, thoái vốn nhà nước những năm qua không đạt mục tiêu đặt ra là do tư tưởng e ngại, nhận thức chưa rõ trong vấn đề đổi mới khi CPH, thoái vốn, tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau CPH, thoái vốn của người được Nhà nước giao đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Kết quả kiểm định đã cho thấy việc nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối có tác động ngược chiều tới việc thoái vốn. Bên cạnh đó, một bất cập trong chính sách là những người đại diện vốn nhà nước không sở hữu một tỷ lệ nào trong doanh nghiệp, do đó sau khi thoái vốn, những người này sẽ có khả năng không đượcngười chủ sở hữu mới sử dụng nữa; đó cũng là lý do dẫn tới nhiều người đại diện không ủng hộ thoái vốn của doanh nghiệp. Để giải quyết nút thắt này, cần xác định rõ trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước trong việc để chậm chễ công tác CPH, thoái vốn; bên cạnh đó cần thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng theo nguyên tắc thị trường, lương, thưởng gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đại diện, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; có chính sách đối với người đại diện sau khi thoái hết vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường người đại diện là người làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp, hạn chế người đại diện là cán bộ, công chức thuộc cơ quan hành chính nhà nước (Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh) được cử hoặc chỉ định làm Người đại diện kiêm nhiệm tại doanh nghiệp; từng bước đưa việc làm người đại diện vốn trở thành một nghề chuyên nghiệp, để khi Nhà nước thoái vốn thì có thể đại diện vốn cho các cá nhân, tổ chức khác. (ii) Về vấn đề tài sản đất đai: Đất đai là loại tài sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của các DNNN, đây là lợi thế song cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn trong quá trình CPH, thoái vốn nhà nước; cụ thể như rủi ro do việc xác định giá trị đất đai thấp hơn giá trị thị trường khi xác định giá trị doanh nghiệp CPH, rủi ro do việc sử dụng đất đai không đúng mục đích phương án sử dụng đất trong phương án CPH, chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất không qua đấu giá ... Chính vì vậy, những quy định về đất đai trong CPH, thoái vốn được yêu cầu thực hiện chặt chẽ; hồ sơ pháp lý của các tài sản trước khi tiến hành sắp xếp, CPH hay thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải được hoàn thiện đầy đủ. Để hạn chế những rủi ro, đẩy nhanh tiến độ CPH, cần phải có quy định công khai, minh 124 bạch trong xử lý vấn đề về đất đai của doanh nghiệp nhà nước trước khi CPH, thực hiện rà soát sắp xếp, lập phương án sử dụng đất đai đúng quy hoạch, phù hợp với chức năng kinh doanh của doanh nghiệp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể phương pháp xác định giá đất sát giá thị trường khi xác định giá trị doanh nghiệp CPH; mặt khác thực hiện chuyển từ việc giao đất sang thuê đất theo quy định của pháp luật qua đó không phải xác định giá trị tiền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp CPH; ưu tiên cơ chế thuê đất trả tiền hàng năm thay vì thuê đất trả tiền một lần nhằm khắc phục vấn đề rủi ro khi xác định đơn giá thuê đất không sát giá thị trường; quy định rõ trách nhiệm của tổ chức tư vấn định giá độc lập trong định giá tài sản, vốn và xác định giá trị doanh nghiệp. Xử lý nghiêm các trường hợp định giá thấp tài sản, vốn của Nhà nước và giá trị doanh nghiệp không đúng quy định của pháp luật để trục lợi, gây thất thoát tài sản, vốn nhà nước. Đối với các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch, phương án sử dụng đất được duyệt khi CPH cần phải thu hồi đất, thực hiện tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. (iii) Về mức độ CPH: Như thực trạng kết quả CPH DNNN đã phân tích, số lượng doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối sau khi CPH còn lớn; đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty. Vận dụng lý thuyết về giả thuyết tín hiệu để giải thích, việc ngay từ phương án CPH phê duyệt, tỷ lệ vốn điều lệ Nhà nước nắm giữ còn cao tới 65%, có thể xác định một nguyên nhân chính làm giảm mức độ hấp dẫn tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp dẫn đến tỷ lệ CPH không đạt mục tiêu và là rào cản của quá trình đổi mới quản trị doanh nghiệp. Trường hợp CPH của Công ty mẹ Tổng công ty Sông Ðà và Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) là ví dụ điển hình: Cả 2 doanh nghiệp đều thuộc Bộ Xây dựng, với nhiều điểm tương đồng về quy mô vốn nhà nước và ngành nghề kinh doanh, cùng có phương án chào bán lần đầu trên 18% cổ phần cho nhà đầu tư bên ngoài, nhưng trong khi IDICO bán được 100% số cổ phần chào bán và có được các cổ đông chiến lược, thì Sông Ðà chỉ bán được 0,3% cổ phần và Bộ Xây dựng vẫn phải nắm giữ tới 99,7% sở hữu sau khi chuyển thành công ty cổ phần. Bên cạnh yếu tố hiệu quả kinh tế như các chỉ số kinh doanh trước CPH của IDICO tốt hơn so với Sông Ðà, việc phương án CPH IDICO duy trì tỷ lệ cổ phần của Nhà nước ở mức thấp với 36% và nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược lên đến 45% đã tạo ra sức hút lớn hơn đối với các nhà đầu tư tư nhân mua cổ phần, cổ đông chiến lược đầu tư vào doanh nghiệp (đối với phương án CPH của Sông Đà, tỷ lệ cổ phần của Nhà nước nắm giữ là 51%, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược là 30%) . Vì vậy, Nhà nước cần rà soát danh mục các lĩnh vực ngành nghề để quyết định việc chi phối hay không chi phối theo nguyên tắc tập trung những lĩnh vực then chốt, thiết 125 yếu, những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; trên cơ sở đó phương án CPH DNNN cần xác định tỷ lệ vốn điều lệ Nhà nước nắm giữ ở mức tối thiểu theo quy định. Mặt khác, khi DNNN đã CPH, niêm yết trên TTCK lại không nhất thiết phải tiếp tục thoái vốn nếu đang hoạt động hiệu quả. Thực tiễn cho thấy trường hợp tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước quá nhỏ hoặc có cổ đông khác sở hữu chi phối doanh nghiệp lại làm giảm sự hấp dẫn của phần vốn nhà nước, việc tiếp tục thoái vốn sẽ không hiệu quả. 6.2.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, các đơn vị được giao quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp 6.2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện mô hình và nâng cao năng lực quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn Bên cạnh việc đa dạng hóa hình thức sở hữu thông qua CPH DNNN, thoái vốn nhà nước nhằm tái cấu trúc vốn chủ sở hữu đem lại sự thay đổi về chất trong quản trị doanh nghiệp; cần phải tiếp tục hoàn thiện mô hình và nâng cao năng lực quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Trước năm 2018, trong một giai đoạn dài từ 2005, mô hình quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp thực hiện theo hình thức doanh nghiệp quản lý, kinh doanh vốn nhà nước không trọn vẹn, khi Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được Thủ tướng Chính phủ thành lập, có nhiệm vụ tiếp nhận từ các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp; song việc chuyển giao không được thực hiện triệt để, dẫn tới thực tế mô hình phi tập trung, hỗn hợp trong quản lý vốn (đến cuối năm 2016, SCIC nắm giữ cổ phiếu khoảng 19% các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ tại Việt Nam; còn lại khoảng 54% số các DNNN tại Việt Nam đang thuộc quản lý của chính quyền địa phương và 27% thuộc quản lý của các bộ chủ quản). Từ năm 2018, Việt Nam đã chuyển sang mô hình quản lý vốn theo hình thức cơ quan nhà nước chuyên trách, với việc Chính phủ thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC), thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và không có chức năng quản lý nhà nước. Sự chuyển đổi mô hình quản lý được luận giải với mục tiêu nâng cao vị thế của cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC thuộc Chính phủ) và tính chuyên nghiệp trong quản trị doanh nghiệp; tách khỏi các bộ quản lý ngành nhằm giảm thiểu sự can thiệp gắn với lợi ích của các bộ chuyên ngành khi yêu cầu chuyển giao vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty từ các bộ chuyên ngành về CMSC quản lý, góp phần đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng giữa DNNN với các doanh nghiệp ngoài nhà nước trong cùng lĩnh vực kinh 126 tế, đồng thời tập trung quản lý nguồn lực vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, để việc chuyển đổi mô hình quản lý không chỉ là sự thay đổi về hình thức cần phải giải quyết được những điểm yếu từ nhiều năm nay, đó là: nguồn nhân lực chuyên trách có năng lực về trình độ và kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp hạn chế; chưa thiết lập được hệ thống chuẩn mực và thông lệ tốt về quản trị doanh nghiệp; và việc thiếu tách bạch giữa chức năng sở hữu nhà nước và quản lý nhà nước. 6.2.2.2. Tăng cường sự công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Hoàn thiện các quy định pháp lý về cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả của các DNNN sau CPH, tăng tính minh bạch thông tin, tạo điều kiện tiếp cận thông tin một cách đối xứng giữa cổ đông, tạo điều kiện để các cổ đông đại chúng tham gia giám sát doanh nghiệp, thông qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Yêu cầu tất cả các doanh nghiệp sau CPH phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập và dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, phải công khai báo cáo tài chính đầy đủ trên mạng thông tin của doanh nghiệp và mạng thông tin quốc gia về doanh nghiệp. Quy định và thực hiện hệ thống báo cáo nhất quán, tổng hợp về các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; đồng thời cần phải có các quy định về trách nhiệm nhằm đảm bảo tính hiệu lực chấp hành chế độ công khai hóa thông tin của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư. Thực hiện CPH, thoái vốn công khai, minh bạch, chủ yếu thực hiện bán đấu giá nhằm đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường, đồng thời góp phần đảm bảo giá trị tối đa mà Nhà nước thu được qua CPH, thoái vốn Nhà nước. CPH phải gắn với niêm yết cổ phiếu trên TTCK. Các doanh nghiệp CPH phải niêm yết trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu; phải có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên TTCK trong thời hạn xác định trong trường hợp doanh nghiệp CPH chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết cổ phiếu theo quy định của pháp luật. Nhà nước quy định rõ về xử lý trách nhiệm đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp CPH không thực hiện niêm yết hoặc không niêm yết đúng kỳ hạn. 6.2.2.3. Tăng cường giám sát nội bộ đối với DNNN sau cổ phần hóa Quy định tất cả các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư, nhất là các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ quyền chi phối phải tổ chức thực hiện công tác kiểm toán nội bộ. Theo hướng dẫn quản trị DNNN của OECD, DNNN cần xây dựng quy trình kiểm toán nội bộ hiệu quả và thiết lập chức năng kiểm toán nội bộ dưới sự giám sát và 127 báo cáo trực tiếp cho Hội đồng Quản trị và Ủy ban Kiểm toán hay bộ phận tương đương (OECD, 2019). Theo chuẩn mực kiểm toán nội bộ của Hiệp hội kiểm toán nội bộ công chúng toàn cầu (IIA), kiểm toán nội bộ (KTNB) là hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và giải quyết các hoạt động của tổ chức. KTNB giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra thông qua việc áp dụng các phương pháp có hệ thống và quy tắc nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, kiểm soát và các quy trình quản trị. Điểm khác biệt giữa KTNB với kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước đó là mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán, với loại hình kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập có sự tách biệt tương đối rõ ràng giữa chủ thể và khách thể kiểm toán, với loại hình KTNB thì sự tách biệt là không có, bộ phận kiểm toán nội bộ là bộ phận nằm chính trong cơ cấu tổ chức của đơn vị khách thể kiểm toán. Với vai trò trên, trên thế giới KTNB đã được áp dụng trong quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ lâu. Tại các nước phương Tây, vấn đề quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh thông qua việc tổ chức hoạt động KTNB đã được quan tâm đặc biệt sau các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc xác định rủi ro, nhất là những rủi ro trọng yếu có thể tác động xấu đến hệ thống kinh doanh của họ. Tại Mỹ, KTNB là bộ phận bắt buộc phải có và luật Sarbenes – Oxley ra đời năm 2002 cũng quy định rõ tất cả các công ty niêm yết trên TTCK phải báo cáo về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty. Tại Úc, đối với khu vực tư, việc KTNB được yêu cầu bởi TTCK, với nguyên tắc quản trị đòi hỏi các công ty niêm yết phải đáp ứng về yêu cầu KTNB, thiết lập chức năng KTNB trong công ty. Để tổ chức KTNB hiệu quả, các phương pháp, chương trình, cách thức tiếp cận kiểm toán đã không ngừng được các hiệp hội KTNB nghiên cứu cải thiện, hướng tới hệ thống chuẩn mực KTNB. Chuẩn mực KTNB của Hiệp hội kiểm toán nội bộ công chúng toàn cầu đưa ra thông điệp chính: KTNB có thể không cần tới luật và quy định; song nếu như có KTNB cần công nhận chuẩn mực KTNB. Theo Hiệp hội kiểm toán nội bộ công chúng toàn cầu, các nguyên tắc giải quyết các vấn đề về KTNB; đó là: (i) Tổ chức cần có một Ủy ban kiểm toán hiệu quả; (ii) Tổ chức cần có hệ thống kế toán chống rủi ro và kiểm soát nội bộ; (iii) KTNB cần thực hiện theo CMKTNB; (iv) Công tác báo cáo kết quả KTNB cần đảm bảo tính độc lập. Hiệp hội kiểm toán nội bộ công chúng toàn cầu cũng khuyến cáo đối với khu vực công cần thiết lập một nền KTNB hiệu quả nhằm phục vụ công tác quản trị công tốt hơn, và cần dựa trên quy định của luật pháp. Do khác với khu vực tư KTNB có động lực phát triển nhằm phục vụ lợi ích của tư nhân trong khi khu vực công thì khác. 128 Tại Việt Nam, KTNB bắt đầu phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt trong khối ngân hàng thương mại và khối các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, đối với khu vực công tại Việt Nam, KTNB là một điều hoàn toàn mới mẻ, và đúng như khuyến cáo của Hiệp hội kiểm toán nội bộ công chúng toàn cầu đối với khu vực công muốn thiết lập một nền KTNB hiệu quả cần dựa trên quy định của luật pháp. Luật Kế toán năm 2015 đã quy định về KTNB. Tuy nhiên, đến năm 2019, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về KTNB mới được ban hành để triển khai cụ thể. Theo Nghị định số 05/2019/NĐ-CP, quy định về công tác KTNB trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp; trong đó yêu cầu kể từ ngày 1/4/2019 các đơn vị sẽ có 24 tháng để hoàn thành các bước chuẩn bị cần thiết để triển khai công tác KTNB. Mặc dù vậy, việc tổ chức KTNB tại Việt Nam còn nhiều thách thức như: Quy trình thực hiện kiểm toán nội bộ trong cộng đồng doanh nghiệp còn thủ công và sự thiếu hụt nhân sự với kỹ năng phù hợp. Các doanh nghiệp niêm yết, các tập đoàn, các tổng công ty đã bắt đầu thành lập bộ phận KTNB nhưng chưa thực sự hiểu đúng bản chất KTNB, vị trí và vai trò của KTNB; vai trò và trách nhiệm của KTNB ở nhiều doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam hiện đang bị nhầm lẫn hoặc chồng chéo với các nhiệm vụ kiểm soát nội bộ hay kiểm soát tuân thủ, hỗ trợ cho Ban giám đốc. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Bộ Tài chính cần phải ban hành các quy định về việc áp dụng các chuẩn mực chuyên môn và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp KTNB; quy chế mẫu về KTNB làm cơ sở để các đơn vị xây dựng Quy chế KTNB của đơn vị mình. Các hiệp hội doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao nhận thức và năng lực hành nghề KTNB, tổ chức hệ thống KTNB trong các doanh nghiệp. 6.2.2.4. Trao quyền và nâng cao năng lực của Hội đồng quản trị, hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính; đồng thời đảm bảo trách nhiệm giải trình của Hội đồng quản trị về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Hội đồng quản trị của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư phải có quyền lực, khả năng và tính khách quan cần thiết để thực hiện chức năng chỉ đạo chiến lược và giám sát quản lý. Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị cần hoạt động một cách liêm chính và chịu trách nhiệm về hành động của mình tương ứng với quyền lực được trao. Việc trao quyền cũng như quy định trách nhiệm đối với Hội đồng quản trị tương ứng sẽ hạn chế được việc chỉ đạo, can thiệp hành chính từ cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Thực tế nhiều doanh nghiệp sau CPH không có được hệ thống quản trị tốt, thể hiện qua vai trò và chức năng của Ban kiểm soát còn chưa rõ ràng, rất hạn chế và mang tính hình thức, sự minh bạch và công bố thông tin chưa được thực hiện tốt. Vai trò không rõ ràng của cổ đông đại diện cho phần góp vốn của nhà nước tại các doanh 129 nghiệp, dẫn tới việc buông lỏng hoặc quá lạm dụng, và sự can thiệp thường xuyên của các cơ quan nhà nước vào việc quản trị doanh nghiệp. Rủi ro tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong những trường hợp này là sự can thiệp hành chính bất quy tắc vì mục tiêu chính trị hoặc xã hội của Nhà nước; cùng với đó là lợi dụng quyền lực để tư lợi thông qua các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các giao dịch lớn liên quan đến đầu tư, mua sắm trong các doanh nghiệp mà nhà nước nắm cổ phần chi phối. - Cùng với việc trao quyền và trách nhiệm đối với Hội đồng quản trị, cần nâng cao năng lực của Hội đồng quản trị thông qua các giải pháp như: + Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp có trình độ, năng lực, đạo đức; tiếp cận các nguyên tắc, phương pháp quản trị tiên tiến trên thế giới. Nhà nước cần có chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp. + Tăng cường sự tham gia của những thành viên độc lập trong HĐQT là các chuyên gia quản trị từ bên ngoài để nâng cao tính minh bạch, công khai trong quản trị doanh nghiệp, giúp cho việc hoạch định chiến lược, giám sát quá trình điều hành doanh nghiệp được hiệu quả hơn. + Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần lựa chọn những người đại diện vốn nhà nước tham gia thành viên HĐQT là những người có năng lực quản trị, am tường lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp; tránh tình trạng lựa chọn các quan chức hoặc công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước không hiểu biết về hoạt động doanh nghiệp. - Thực hiện quy định, quy trình định kỳ hàng năm đánh giá về hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị. Quy trình đánh giá có hệ thống là công cụ cần thiết để tăng cường tính chuyên nghiệp của Hội đồng quản trị doanh nghiệp vì thông qua đó làm rõ trách nhiệm của Hội đồng quản trị và nghĩa vụ của các thành viên; đồng thời giúp xác định các năng lực và kinh nghiệm cần thiết của thành viên Hội đồng quản trị. Việc thực thi quy trình đánh giá hàng năm đảm bảo trách nhiệm giải trình của Hội đồng quản trị, và cũng là động cơ giúp thúc đẩy từng thành viên Hội đồng thực hiện tốt hơn trách nhiệm thành viên Hội đồng. 130 KẾT LUẬN Đối với Việt Nam, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước, mà doanh nghiệp có vốn nhà nước là một bộ phận, giữ vai trò chủ đạo là quan điểm phát triển đã được Hiến định. Trong quá trình tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư, bên cạnh việc nâng cao năng lực quản lý vốn tại doanh nghiệp của Nhà nước thì vấn đề sắp xếp lại DNNN, tái cấu trúc vốn nhà nước đầu tư nhằm đa dạng hóa hình thức sở hữu, thay đổi về quản trị doanh nghiệp đã và đang là chủ trương được Nhà nước đẩy mạnh. Trong bối cảnh đó, Luận án đặt ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát về mối quan hệ hai chiều giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam, trọng tâm là thành phần sở hữu nhà nước trong cấu trúc vốn chủ sở hữu; qua đó đề ra những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước, rộng hơn là hiệu quả quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở một số lý luận như lý thuyết cạnh tranh, giả thiết tín hiệu, lý thuyết về cấu trúc sở hữu nội sinh; thông qua kết quả kiểm định dữ liệu là các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư niêm yết trên TTCK Việt Nam, Luận án đã xác nhận vai trò tích cực của thành phần sở hữu tư nhân trong nước đối với các DNNN sau CPH khi có mối quan hệ tuyến tính dương với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp; sự xuất hiện của thành phần sở hữu nước ngoài nếu phân tán lại có tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp khi có mối quan hệ tuyến tính âm, song sẽ đóng vai trò tích cực nếu đạt mức độ tập trung nhất định khi cũng tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính (hình chữ U). Trong khi đó, trái ngược với nhiều kết quả nghiên cứu trước đây, kết quả về tác động phi tuyến tính (hình chữ U) của sở hữu nhà nước tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có thể cho thấy đối với các DNNN sau CPH, khi đã đảm bảo đủ điều kiện niêm yết trên TTCK, tương ứng với những điều kiện về quy mô, về tài chính, về công khai minh bạch trong hoạt động thì với lợi thế khách quan vốn có của thành phần sở hữu nhà nước, sở hữu nhà nước ở mức độ tập trung nhất định sẽ tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động. Mặt khác, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lại có tác động cùng chiều tới mức độ thoái vốn nhà nước, minh chứng kết quả của việc đẩy mạnh thoái vốn nhà nước đầu tư của Nhà nước thời gian qua cũng như sự hấp dẫn của các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động hiệu quả đối với các nhà đầu tư tư nhân. Ngoài ra, kết quả kiểm định còn cho thấy thực trạng sử dụng vốn vay kém hiệu quả, phụ thuộc nhiều vào quy mô của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư; vấn đề 131 người đại diện, tài sản đất đai, mức độ CPH là những điểm nghẽn trong tái cơ cấu doanh nghiệp có vốn nhà nước. Từ kết quả nghiên cứu, Luận án đã đưa ra một số hàm ý chính sách như (i) chính sách thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau CPH cần thận trọng, gắn với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, (ii) chính sách cổ phần sở hữu thu hút nhà đầu tư nước ngoài, (iii) quan điểm chính sách đầu tư vốn nhà nước xuất phát từ hiệu quả kinh tế là chủ đạo, cạnh tranh là động lực chính để nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, (iv) những điểm nghẽn chủ yếu trong quá trình CPH, thoái vốn nhà nước. Đồng thời, qua những hàm ý chính sách trên, Luận án cũng đã đưa ra một số kiến nghị liên quan đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước; tập trung các nhóm kiến nghị về (i) hoàn thiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường, (ii) rà soát, thu hẹp các lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước phải đầu tư, thực hiện đa dạng hóa hình thức sở hữu, hướng tới thị trường quyết định cấu trúc sở hữu, (iii) tập trung tháo gỡ những nút thắt, điểm nghẽn của quá trình CPH, thoái vốn, (iv) tiếp tục hoàn thiện mô hình và nâng cao năng lực quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, (v) tăng cường sự công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, (vi) đổi mới, tăng cường chất lượng quản trị doanh nghiệp thông qua tăng cường giám sát nội bộ và phát huy vai trò của Hội đồng quản trị. Về phương pháp, so với các nghiên cứu cùng chủ đề trước đây, Luận án nghiên cứu cả tác động của hiệu quả hoạt động tới sự thay đổi của cấu trúc sở hữu, tìm hiểu vấn đề nội sinh của cấu trúc sở hữu, với phạm vi nghiên cứu là toàn bộ các doanh nghiệp có vốn nhà nước niêm yết trên TTCK Việt Nam; ngoài kiểm định mô hình hồi quy dữ liệu bảng tĩnh thì việc mở rộng nghiên cứu mô hình hồi quy dữ liệu bảng động góp phần củng cố hơn mức độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Bên cạnh kết quả đạt được, do hạn chế về thông tin dữ liệu, Luận án chưa kiểm định được sự khác nhau giữ doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết; chưa xem xét, nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của các nhân tố như lĩnh vực ngành nghề, đặc điểm kinh tế từng giai đoạn với các nhân tố lạm phát, lãi suất. Ngoài ra, nghiên cứu trong Luận án trên cơ sở mô hình tĩnh là chủ yếu, mới bước đầu tiếp cận nghiên cứu mô hình động. Những tồn tại, hạn chế trên có thể là hướng nghiên cứu cần quan tâm trong thời gian tới. 132 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Vũ Ngọc Tuấn (2020), “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp nhà nước vận hành theo cơ chế thị trường gắn với thực thi cam kết về DNNN trong các FTA thế hệ mới”, Kỷ yếu Hội thảo: Tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến thương mại và đầu tư của Việt Nam, Trường Đại học Thương mại phối hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân 2. Vũ Ngọc Tuấn (2020), “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp nhà nước vận hành theo cơ chế thị trường gắn với thực thi cam kết về doanh nghiệp nhà nước trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán, Số 149 3. Vũ Ngọc Tuấn (2020), “Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư niêm yết trên TTCK Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo: Hệ thống ngân hàng với sự phát triển KT-XH miền Trung Tây Nguyên, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 4. Vũ Ngọc Tuấn (2019), “Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán, Số 145 5. Nguyễn Xuân Thắng, Đàm Văn Huệ, Phạm Việt Hùng, Vũ Ngọc Tuấn (2017), “Tác động của sở hữu nhà nước tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 243 133 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alipour Mohammad (2013), 'Has privatization of state-owned enterprises in Iran led to improved performance?', Tạp chí International Journal of Commerce and Management, Vol. 23(4), pp. 281-305. 2. Arellano Manuel và Stephen Bond (1991), 'Some Tests of Specification for Panel Data: Monte Carlo Evidence and an Application to Employment Equations', Tạp chí The Review of Economic Studies, Vol. 58(2), pp. 277-297. 3. Aussenegg Wolfgang và Ranko Jelic (2002), Operating Performance of Privatized Companies in Transition Economies - The Case of Poland, Hungary and the Czech Republic, EFMA 2003 Helsinki Meetings. 4. Baltagi Badi (2008), Econometric analysis of panel data, Nhà xuất bản John Wiley & Sons. 5. Berle Adolf Augustus và Gardiner Coit Means (1932), Modern corporation and private property. 6. Blundell Richard và Stephen Bond (1998), 'Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel data models', Tạp chí Journal of Econometrics, Vol. 87(1), pp. 115-143. 7. Bộ Công thương (2018), Văn kiện Hiệp định CPTPP, Truy cập ngày 20-01-2020, từ liên kết: 8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 9. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014. 10. Bộ Tài chính (2019), Tài liệu Hội nghị đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 11. Boardman Anthony E., Claude Laurin và Aidan R. Vining (2002), 'Privatization in Canada: Operating and Stock Price Performance with International Comparisons', Tạp chí Canadian Journal of Administrative Sciences / Revue Canadienne des Sciences de l'Administration, Vol. 19(2), pp. 137-154. 12. Bos Dieter (1991), Privatization: a theoretical treatment, Truy cập ngày 20/01/2020, từ liên kết: https://ideas.repec.org/b/oxp/obooks/9780198283690.html 134 13. Boubakri Narjess và Jean-Claude Cosset (1998), 'The Financial and Operating Performance of Newly Privatized Firms: Evidence from Developing Countries', Tạp chí The Journal of Finance, Vol. 53(3), pp. 1081-1110. 14. Bùi Xuân Phong (2010), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 15. Chính phủ (2014), Nghị định số 128/2014/NĐ-CP Quy định về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2014 16. Chính phủ (2016), Tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015 và 9 tháng 2016, giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn tới, Hà Nội. 17. Cho Myeong-Hyeon (1998), 'Ownership structure, investment, and the corporate value: An empirical analysis', Tạp chí Journal of Financial Economics, Vol. 47(1), pp. 103-121. 18. Claessens Stijn và Simeon Djankov (1999), 'Ownership Concentration and Corporate Performance in the Czech Republic', Tạp chí Journal of Comparative Economics, Vol. 27(3), pp. 498-513. 19. D'Souza Juliet và William L. Megginson (1999), 'The Financial and Operating Performance of Privatized Firms during the 1990s', Tạp chí The Journal of Finance, Vol. 54(4), pp. 1397-1438. 20. Damodar N (2004), Basic econometrics, Nhà xuất bản The Mc-Graw Hill, 21. Demsetz Harold (1983), 'Structure of Ownership and the Theory of the Firm', Tạp chí JL & Econ., Vol. 26, pp. 375. 22. Demsetz Harold và Kenneth Lehn (1985), 'The structure of corporate ownership: Causes and consequences', Tạp chí Journal of political economy, Vol. 93(6), pp. 1155-1177. 23. Demsetz Harold và Belén Villalonga (2001), 'Ownership structure and corporate performance', Tạp chí Journal of Corporate Finance, Vol. 7(3), pp. 209-233. 24. Đoàn Ngọc Phúc (2014), 'Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt Nam', Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, Số 7, Trang: 72-80. 25. Đoàn Ngọc Phúc và Lê Văn Thông (2014), 'Tác động của quản trị doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt Nam', Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 5, Trang: 56-63. 135 26. Duggal Rakesh và James A. Millar (1999), 'Institutional ownership and firm performance: The case of bidder returns', Tạp chí Journal of Corporate Finance, Vol. 5(2), pp. 103-117. 27. Earle John S., Csaba Kucsera và Álmos Telegdy (2005), 'Ownership Concentration and Corporate Performance on the Budapest Stock Exchange: do too many cooks spoil the goulash?', Tạp chí Corporate Governance: An International Review, Vol. 13(2), pp. 254-264. 28. Ehrlich Isaac, Georges Gallais-Hamonno, Zhiqiang Liu và Randall Lutter (1994), 'Productivity Growth and Firm Ownership: An Analytical and Empirical Investigation', Tạp chí The Journal of Political Economy, Vol. 102(5), pp. 1006-1038. 29. Greenaway David, Alessandra Guariglia và Zhihong Yu (2014), 'The more the better? Foreign ownership and corporate performance in China', Tạp chí The European Journal of Finance, Vol. 20(7-9), pp. 681-702. 30. Gunasekarage Abeyratna, Kurt Hess và Amity Hu (2007), 'The influence of the degree of state ownership and the ownership concentration on the performance of listed Chinese companies', Tạp chí Research in International Business and Finance, Vol. 21(3), pp. 379-395. 31. Gurbuz Ali Osman và Asli Aybars (2010), 'The impact of foreign ownership on firm performance, evidence from an emerging market: Turkey', Tạp chí American Journal of Economics and Business Administration, Vol. 2(4), pp. 350-359. 32. Harper Joel T. (2002), 'The performance of privatized firms in the Czech Republic', Tạp chí Journal of Banking & Finance, Vol. 26(4), pp. 621-649. 33. Hartzell Jay C và Laura T Starks (2003), 'Institutional investors and executive compensation', Tạp chí The Journal of Finance, Vol. 58(6), pp. 2351-2374. 34. Hermalin Benjamin E. và Michael S. Weisbach (1991), 'The Effects of Board Composition and Direct Incentives on Firm Performance', Tạp chí Financial Management, Vol. 20(4), pp. 101-112. 35. Hess Kurt, Abeyratna Gunasekarage và Martin Hovey (2010), 'State-dominant and non-state-dominant ownership concentration and firm performance: evidence from China', Tạp chí International Journal of Managerial Finance, Vol. 6(4), pp. 264-289. 36. Himmelberg Charles P, R Glenn Hubbard và Darius Palia (1999), 'Understanding the determinants of managerial ownership and the link between ownership and performance', Tạp chí Journal of Financial Economics, Vol. 53(3), pp. 353-384. 136 37. Hofer Charles W. và William R. Sandberg (1987), 'Improving New Venture Performance: Some Guidelines for Success', Tạp chí American Journal of Small Business, Vol. 12(1), pp. 11-26. 38. Hsiao Cheng (2014), Analysis of panel data, Nhà xuất bản Cambridge university press, 39. Hu Yabei và Shigemi Izumida (2008a), 'Ownership concentration and corporate performance: A causal analysis with Japanese panel data', Tạp chí Corporate Governance: An International Review, Vol. 16(4), pp. 342-358. 40. Hu Yabei và Shigemi Izumida (2008b), 'The relationship between ownership and performance: A review of theory and evidence', Tạp chí International Business Research, Vol. 1(4), pp. 72-81. 41. Jenkins Mark, Veronique Ambrosini và Nardine Collier (2011), Advanced Strategic Management: a multi-perspective approach, Xuất bản lần thứ hai, Nhà xuất bản Palgrave McMillan. 42. Jensen Michael C. và William H. Meckling (1976), 'Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure', Tạp chí Journal of Financial Economics, Vol. 3(4), pp. 305-360. 43. Jiang Bing-Bing, James Laurenceson và Kam Ki Tang (2008), 'Share reform and the performance of China's listed companies', Tạp chí China Economic Review, Vol. 19(3), pp. 489-501. 44. Lê Đức Hoàng (2015), Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. 45. Le Trien Vinh và Trevor Buck (2011), 'State ownership and listed firm performance: a universally negative governance relationship?', Tạp chí Journal of Management & Governance, Vol. 15(2), pp. 227-248. 46. Li Kai, Heng Yue và Longkai Zhao (2009a), 'Ownership, institutions, and capital structure: Evidence from China', Tạp chí Journal of Comparative Economics, Vol. 37(3), pp. 471-490. 47. LI Tao, Laixiang Sun và Liang Zou (2009b), 'State ownership and corporate performance: A quantile regression analysis of Chinese listed companies', Tạp chí China Economic Review, Vol. 20, pp. 703-716. 48. Lin Chen, Yue Ma và Dongwei Su (2009), 'Corporate governance and firm efficiency: evidence from China's publicly listed firms', Tạp chí Managerial and Decision Economics, Vol. 30(3), pp. 193-209. 137 49. Lin Justin Yifu, Fang Cai và Zhou Li (1998), 'Competition, policy burdens, and state-owned enterprise reform', Tạp chí The American Economic Review, Vol. 88(2), pp. 422-427. 50. Lin Justin Yifu và Guofu Tan (1999), 'Policy burdens, accountability, and the soft budget constraint', Tạp chí American Economic Review, Vol. 89(2), pp. 426-431. 51. Loc Truong Dong, Gerrit Jan Lanjouw và Robert Lensink (2006),'The impact of privatization on firm performance in a transition economy : the case of Vietnam', Tạp chí The economics of transition, Vol. 14(2), pp. 349-389. 52. Loderer Claudio và Kenneth Martin (1997), 'Executive stock ownership and performance tracking faint traces', Tạp chí Journal of Financial Economics, Vol. 45(2), pp. 223-255. 53. Majumdar SumitK (1998), 'Assessing comparative efficiency of the state-owned mixed and private sectors in Indian industry', Tạp chí Public Choice, Vol. 96(1- 2), pp. 1-24. 54. Marshall Alfred (1920), Industry and trade, Truy cập ngày 20-01-2020, từ liên kết: https://socialsciences.mcmaster.ca/~econ/ugcm/3ll3/marshall/ 55. Martin Stephen và David Parker (1997), The impact of privatization: ownership and corporate performance in the United Kingdom, Nhà xuất bản Routledge, 56. McConnell John J. và Henri Servaes (1990), 'Additional evidence on equity ownership and corporate value', Tạp chí Journal of Financial Economics, Vol. 27(2), pp. 595-612. 57. Megginson William L., Robert C. Nash và Matthias Van Randenborgh (1994), 'The Financial and Operating Performance of Newly Privatized Firms: An International Empirical Analysis', Tạp chí The Journal of Finance, Vol. 49(2), pp. 403-452. 58. Megginson William L. và Jeffry M. Netter (2001), 'From State to Market: A Survey of Empirical Studies on Privatization', Tạp chí Journal of economic literature, Vol. 39(2), pp. 321-389. 59. Mok Henry MK và YV Hui (1998), 'Underpricing and aftermarket performance of IPOs in Shanghai, China', Tạp chí Pacific-Basin Finance Journal, Vol. 6(5), pp. 453-474. 60. Morck Randall, Andrei Shleifer và Robert W Vishny (1988), 'Management ownership and market valuation: An empirical analysis', Tạp chí Journal of Financial Economics, Vol. 20, pp. 293-315. 138 61. Mudambi Ram và Carmela Nicosia (1998), 'Ownership structure and firm performance: evidence from the UK financial services industry', Tạp chí Applied Financial Economics, Vol. 8(2), pp. 175-180. 62. Ng Alex, Ayse Yuce và Eason Chen (2009), 'Determinants of state equity ownership, and its effect on value/performance: China's privatized firms', Tạp chí Pacific-Basin Finance Journal, Vol. 17(4), pp. 413-443. 63. Ngo My Tran, Walter Nonneman và Ann Jorissen (2014), 'Government Ownership and Firm Performance: The Case of Vietnam', Tạp chí International Journal of Economics and Financial Issues, Vol. 4(3), pp. 628-650. 64. Ngô Mỹ Trân và Lê Thị Trang (2018), 'Mức độ tập trung vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh', Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Vol. 54(7D), pp. 138-145. 65. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 66. Nguyễn Thị Thủy (2016), 'Mối quan hệ giữa tập trung vốn chủ sở hữu và giá trị doanh nghiệp', Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng, Đại học Đại học Đà Nẵng. 67. Nguyễn Văn Công (2013), Giáo trình Phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 68. OECD (2019), Hướng dẫn của OECD về Quản trị Công ty trong Doanh nghiệp Nhà nước: Ấn bản 2015, OECD Publishing, Paris/ICF, Washington, DC. 69. Paudyal K., B. Saadouni và R. J. Briston (1998), 'Privatisation initial public offerings in Malaysia: Initial premium and long-term performance', Tạp chí Pacific-Basin Finance Journal, Vol. 6(5), pp. 427-451. 70. Phung Duc Nam và Hoang Thi Phuong Thao (2013), 'Corporate ownership and firm performance in emerging market: A study of Vietnamese listed firms', Kỷ yếu hội thảo: World Business and Social Science Research, World Business Institute Australia, Bangkok Thai Lan, ngày 23-24 tháng 10 năm 2013. 71. Phung Duc Nam và Le Thi Phuong Vy (2013), 'Foreign Ownership, Capital Structure and Firm Performance: Empirical Evidence from Vietnamese Listed Firms', Tạp chí IUP Journal of Corporate Governance, Vol. 12(2), pp. 40-58. 72. Qi Daqing, Woody Wu và Hua Zhang (2000), 'Shareholding structure and corporate performance of partially privatized firms: Evidence from listed Chinese companies', Tạp chí Pacific-Basin Finance Journal, Vol. 8(5), pp. 587-610. 139 73. Quốc hội (1995), Luật Doanh nghiệp nhà nước số 39-L/CTN, ban hành ngày 20 tháng 4 năm 1995. 74. Quốc hội (1999), Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10, ban hành ngày 12 tháng 6 năm 1999. 75. Quốc hội (2003), Luật Doanh nghiệp nhà nước số 14/2003/QH11, ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003. 76. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005. 77. Quốc hội (2014a), Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13, ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014. 78. Quốc hội (2014b), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014. 79. Rajan Raghuram G và Luigi Zingales (1995), 'What do we know about capital structure? Some evidence from international data', Tạp chí The Journal of Finance, Vol. 50(5), pp. 1421-1460. 80. Rashid Kashif và Seep Nadeem (2014), 'The Role of Ownership Concentration, its Types and Firm Performance: A Quantitative Study of Financial Sector in Pakistan', Tạp chí Oeconomics of Knowledge, Vol. 6(2), pp. 10-61. 81. Roodman David (2009), 'How to do xtabond2: An introduction to difference and system GMM in Stata', Tạp chí The stata journal, Vol. 9(1), pp. 86-136. 82. Shah Syed Zulfiqar Ali, Safdar Ali Butt và Mohammad Mohtasham Saeed (2011), 'Ownership structure and performance of firms: Empirical evidence from an emerging market', Tạp chí African Journal of Business Management, Vol. 5(2), pp. 515-523. 83. Smith Adam (1997), Của cải của các dân tộc, dịch bởi Đỗ Trọng Hợp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội (Sách gốc xuất bản năm 1976). 84. Sun Qian, Wilson H. S. Tong và Jing Tong (2002), 'How Does Government Ownership Affect Firm Performance? Evidence from China’s Privatization Experience', Tạp chí Journal of Business Finance & Accounting, Vol. 29(1-2), pp. 1-27. 85. Sun Qian và Wilson H. S. Tong (2003), 'China share issue privatization: the extent of its success', Tạp chí Journal of Financial Economics, Vol. 70(2), pp. 183-222. 140 86. Thomsen Steen và Torben Pedersen (2000), 'Ownership structure and economic performance in the largest European companies', Tạp chí Strategic Management Journal, Vol. 21(6), pp. 689-705. 87. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020, ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2016. 88. Tian và George Lihui (2000), State Shareholding and Corporate Performance: A Study of a Unique Chinese Data Set, working paper, Đại học London Business School, London. 89. Tian Lihui và Saul Estrin (2008), 'Retained state shareholding in Chinese PLCs: Does government ownership always reduce corporate value?', Tạp chí Journal of Comparative Economics, Vol. 36(1), pp. 74-89. 90. Tobin James (1969), 'A General Equilibrium Approach To Monetary Theory, Tạp chí Journal of Money, Credit and Banking', Vol. 1(1), pp. 15-29. 91. Tổng cục Thống kê (2016), Hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2005-2014, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 92. Trần Thị Thanh Tú và Phạm Việt Hùng (2013), 'Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung', Tạp chí Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 191(2), Trang: 119-129. 93. Tran Tien Cuong, Bui Van Dung, Pham Duc Trung, Nguyen Kim Anh, Nguyen Thi Lam Ha, Nguyen Thi Luyen và Trinh Duc Chieu (2006), 'Vietnamese State-Owned Enterprises after Equitization: Performance, Emerging Issues, and Policy Recommendations', Tạp chí Vietnam Economic Management Review, Vol. 1, pp. 20-30. 94. VCCI (2019), Văn kiện Hiệp định EVFTA, từ liên kết: tom-tat-tung-chuong 95. Vickers John (1995), 'Concepts of competition', Tạp chí Oxford Economic Papers, Vol. 47(1), pp. 1-24. 96. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2018), Báo cáo nghiên cứu cải cách độc quyền nhà nước trong các ngành công nghiệp mạng lưới tại Việt Nam, Hà Nội. 97. Wang Kun và Xing Xiao (2011), 'Controlling shareholders’ tunneling and executive compensation: Evidence from China', Tạp chí Journal of Accounting and Public Policy, Vol. 30(1), pp. 89-100. 141 98. Wang Kun và Greg Shailer (2015), 'Ownership Concentration and Firm Performance in Emerging Markets: A Meta‐Analysis', Tạp chí Journal of Economic Surveys, Vol. 29(2), pp. 199-229. 99. Wei Gang (2007), 'Ownership Structure, Corporate Governance and Company Performance in China', Tạp chí Asia Pacific Business Review, Vol. 13(4), pp. 519-545. 100. Wei Zuobao và Oscar Varela (2003), 'State equity ownership and firm market performance: evidence from China's newly privatized firms', Tạp chí Global Finance Journal, Vol. 14(1),Trang: 65-82. 101. Wei Zuobao, Oscar Varela, Juliet D'Souza và M. Kabir Hassan (2003), 'The Financial and Operating Performance of China's Newly Privatized Firms', Tạp chí Financial Management, Vol. 32(2), pp. 107-126. 102. Wei Zuobao, Feixue Xie và Shaorong Zhang (2005), 'Ownership Structure and Firm Value in China's Privatized Firms: 1991–2001', Tạp chí Journal of Financial and Quantitative Analysis, Vol. 40(01), pp. 87-108. 103. Xu Xiaonian và Yan Wang (1999), 'Ownership structure and corporate governance in Chinese stock companies', Tạp chí China Economic Review, Vol. 10(1), pp. 75-98. 104. Yu Mei (2013), 'State ownership and firm performance: Empirical evidence from Chinese listed companies', Tạp chí China Journal of Accounting Research, Vol. 6(2), pp. 75-87.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cau_truc_so_huu_va_hieu_qua_hoat_dong_cua_cac_doanh.pdf
  • docLA_VuNgocTuan_E.doc
  • pdfLA_VuNgocTuan_Sum.pdf
  • pdfLA_VuNgocTuan_TT.pdf
  • docLA_VuNgocTuan_V.doc
Luận văn liên quan