Luận án Chính sách sử dụng tài liệu lưu trữ ở Việt Nam

Từ thực tế kinh nghiệm của các nước châu Âu, các LTLS ở Việt Nam cũng đã sử dụng mạng xã hội để giới thiệu TLLT đến gần hơn với công chúng. Tuy nhiên, những quy định của Nhà nước liên quan đến SDTLLT qua mạng xã hội chưa được văn bản nào đề cập tới. Chính sách của Nhà nước đối với SDTLLT qua mạng xã hội cần tập trung vào những nội dung sau: - Khuyến khích các cơ quan, tổ chức lưu trữ sử dụng mạng xã hội nhằm công bố, giới thiệu TLLT. - Đặt ra các điều kiện và hướng dẫn cụ thể để giới thiệu TLLT lên mạng xã hội đảm bảo các yêu cầu về bản quyền, bảo mật và kịp thời. - Khuyến khích các doanh nghiệp truyền thông, các mạnh thường quân tham gia phối hợp, đầu tư công nghệ và kỹ thuật hiện đại để các LTLS cung cấp đến công chúng những thông tin nhanh nhất và hiệu quả nhất.

pdf199 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách sử dụng tài liệu lưu trữ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, trong đó có hoạt động SDTLLT. Để theo kịp xu thế của thời đại, việc hoàn thiện và ban hành các quy định về SDTLLT điện tử cần có sự tham gia của cơ quan nhà nước sau đây: - Chính phủ cần quyết tâm và cam kết chỉ đạo việc quản lý TLLT điện tử nói chung và lập hồ sơ điện tử nói riêng trong quá trình xây dựng và áp dụng Chính phủ điện tử. Văn phòng Chính phủ (cơ quan xây dựng và vận hành hệ thống quản lý văn bản, kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản) phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông (cơ quan quản lý nhà nước về Công nghệ thông tin) trong công tác quản lý TLLT điện tử và hướng dẫn lập hồ sơ điện tử. - Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng các văn bản quản lý, chỉ đạo kết hợp nghiệp vụ lưu trữ truyền thống và hiện đại bằng ứng dụng công nghệ thông tin với các nội dung cơ bản: Xây dựng cơ sở dữ liệu; số hóa TLLT truyền thống để bảo hiểm và tổ chức SDTLLT trực tuyến ; Xây dựng phần mềm thống nhất quản lý và tra tìm TLLT trên cở sở khung phân loại thống nhất hồ sơ, TLLT trên mạng lưới lưu trữ trên cả nước; Quản lý thông tin bao gồm các quy trình bảo quản, bảo mật, sao lưu và đảm bảo an toàn, độ tin cậy và tính xác thực. 147 4.2.4.2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Lưu trữ Chất lượng chính sách SDTLLT phụ thuộc rất nhiều vào năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp Trung ương, nhất là các cơ quan có liên quan trực tiếp hoạch định chính sách, đòi hỏi đủ khả năng hoạch định chính sách. Đội ngũ cán bộ, công chức cùng với các kiến thức chuyên ngành, cần có thêm những kiến thức về lĩnh vực công nghệ thông tin, đồng thời phải có những trải nghiệm thực tiễn những vấn đề của đời sống. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp địa phương cũng cần được trang bị kiến thức về nội dung chính sách, kỹ năng triển khai chính sách và những quan điểm phát triển mới. Để chính sách đi vào đời sống, đội ngũ làm công tác hoạch định chính sách cần tăng cường các biện pháp thu hút sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, các nhà khoa học thực hiện phản biện chính sách. Phản biện chính sách góp phần khắc phục khiếm khuyết, hạn chế, bất cập của chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của chính sách; Góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội của cộng đồng đối với SDTLLT, Góp phần tiết kiệm, giảm chi phí các nguồn lực để hoạch định chính sách SDTLLT đạt được mục tiêu đề ra. Đối với các viên chức làm việc trong các LTLS, cần nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của TLLT trong việc phát huy và gìn giữ di sản quốc gia, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là bồi dưỡng các kỹ năng hành chính để hiểu biết sâu sắc về đối tượng phục vụ và phối hợp trong quá trình tổ chức SDTLLT. Để các viên chức trong ngành Lưu trữ yêu nghề, gắn bó với nghề thì việc tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực cho ngành Lưu trữ phải theo quy định của Luật Lưu trữ và các văn bản hướng dẫn thi hành; việc nâng bậc, nâng ngạch, các chế độ phụ cấp độc hại, phụ cấp nghề nghiệp cần phải được thực hiện đúng quy định của Ngành và Nhà nước. Tiểu kết chương 4 Phát huy giá trị của TLLT được xác định là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chính sách SDTTLT. Để thực hiện mục tiêu đó, tác giả đã phân tích thực trạng chính sách SDTLLT ở Việt Nam ở chương 3, đồng thời phân tích bối cảnh tình hình và định hướng của Đảng về SDTLLT hiện nay. Về bối cảnh tình hình, tác giả đã nhận định 148 những cơ hội và thách thức như sau: Hội nhập quốc tế và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là xu thế đang diễn ra; Cải cách hành chính là yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy kinh tế-xã hội nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước; Sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động mạnh mẽ đến các quốc gia. Chính sách luôn bị ảnh hưởng bởi chính trị. Bất kỳ chính sách nào ban hành hoặc hoàn thiện cũng phải phù hợp với quan điểm chính trị của Đảng cầm quyền. Ở Việt Nam, hoàn thiện chính sách SDTLLT phải phù hợp với định hướng của Đảng Cộng sản. Từ những phân tích về bối cảnh tình hình và định hướng của Đảng về SDTLLT, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và tập trung ở các nhóm giải pháp sau: Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách tiếp cận thông tin TLLT; nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách tổ chức SDTLLT; nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ TLLT, ngoài ra còn có nhóm các giải pháp khác. Các nhóm giải pháp này cần phải được thực hiện đồng bộ, xác định được vai trò của người đứng đầu, cùng với sự quyết tâm, nhận thức đúng đắn của các cơ quan nhà nước về sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách SDTTLLT. Nếu không có những hành động kịp thời này thì việc hoàn thiện chính sách khó triển khai trong thực tế. Một nền hành chính công trong bối cảnh thế giới luôn vận động và phát triển với Chính phủ kiến tạo cần đảm bảo các chính sách ban hành phù hợp với quy luật vận động và phát triển của xã hội. Hoàn thiện chính sách SDTLLT nhằm đạt mục tiêu phát huy giá trị của TLLT là một yêu cầu tất yếu của xu thế phát triển đó. KẾT LUẬN Đứng trước yêu cầu của thời kỳ mới, vai trò của TLLT trong xã hội Việt Nam ngày càng được khẳng định, cộng hưởng với trình độ dân trí ngày một nâng cao, nhu cầu khai thác và SDTLLT phục vụ các mục đích đa dạng của đời sống xã hội đang trở thành một xu thế tất yếu. Việc đáp ứng nhu cầu chính đáng này đã tạo nên áp lực không nhỏ đối với cơ quan quản lý nhà nước nói chung và ngành Lưu trữ nói riêng. 149 Thực tế cho thấy, việc SDTLLT ở Việt Nam trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt là chính sách chưa tạo lập môi trường thuận lợi cho việc phát huy giá trị TLLT. Nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu, tác giả thấy rằng, có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến lý luận và thực tiễn sử dụng TLLT, trong đó có những nội dung liên quan đến các biện pháp phát huy giá trị của TLLT. Tuy nhiên, các công trình đó chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về lý luận và thực tiễn đối với chính sách SDTLLT, yếu tố có vai trò quan trọng tạo hành lang pháp lý để SDTLLT có hiệu quả. Bởi vậy, luận án nghiên cứu về “Chính sách sử dụng TLLT ở Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn sau đây: Về mặt lý luận, trên cơ sở nghiên cứu quan điểm lý luận của các nhà khoa học và thực tiễn trong nước, ngoài nước, luận án đã khái quát hóa những nội dung cơ bản của chính sách công; chính sách SDTLLT, nội dung và mục tiêu của chính sách; các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung chính sách SDTLLT; các tiêu chí đánh giá chính sách SDTLLT. Về mặt thực tiễn, tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm chính sách SDTLLT của nước ngoài như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Pháp và một số các nước khác để rút ra bài học cho Việt Nam trong việc hoàn thiện chính sách. Mặt khác, luận án cũng đã phân tích chính sách SDTLLT ở Việt Nam với 3 nội dung: Chính sách tiếp cận thông tin, chính sách tổ chức SDTLLT; chính sách bảo vệ TLLT. Thông qua các chính sách này, tác giả đã khảo sát tình hình SDTLLT tại các LTLS, từ đó đánh giá chính sách SDTLLT ở Việt Nam ở các khía cạnh sau: Những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế. Có thể nói rằng để phát huy giá trị của TLLT trong điều kiện hiện nay, Nhà nước cần quan tâm xây dựng và hoàn thiện chính sách nhằm giải quyết các vấn đề bất cập trong chính sách tiếp cận thông tin TLLT, chính sách tổ chức SDTLLT, chính sách bảo vệ TLLT. Những bất cập trong các chính sách nêu trên đươc tác giả phân tích, đánh giá một cách khách quan, từ đó đưa ra các quan điểm cá nhân trong việc hoàn thiện chính sách. Các quan điểm của tác giả được hình thành trên cơ sở phân tích bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế; định hướng hoàn thiện chính sách của Đảng. Từ quan điểm đó, các nhóm giải pháp chính sách mà tác giả đưa ra bao gồm: Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách tiếp cận thông tin; nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách tổ chức SDTLLT; nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ TLLT; nhóm các giải pháp khác. Trong nhóm các giải pháp nêu 150 trên, nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách tiếp cận thông tin cần được ưu tiên và chú trọng, nó là tiền đề cho việc phát huy giá trị của TLLT. Nếu ngay từ đầu, chính sách tiếp cận thông tin bị bó hẹp, không cởi mở thì các giải pháp chính sách khác không có ý nghĩa. Bởi mở rộng tiếp cận thông tin tác động trực tiếp tới các hình thức SDTLLT và bảo vệ TLLT. Tuy nhiên, để mục tiêu phát huy giá trị của TLLT đạt hiệu quả thì các nhóm giải pháp chính sách cần phải được thực hiện đồng bộ, khoa học. Đó là yêu cầu cần thiết mang tính bắt buộc để giải quyết những tồn tại, hạn chế trong SDTLLT hiện nay. 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Kim Dung, “Kiến thức nền tảng Lưu trữ học- Cơ sở quan trọng nhất để nghiên cứu và thực thi các hoạt động lưu trữ theo chuyên đề”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, (số 04), tháng 4/2017. 2. Nguyễn Kim Dung, “Một số nghiên cứu lý luận về chính sách sử dụng tài liệu lưu trữ”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, (số 02), tháng 2/2018. 3.Nguyễn Kim Dung, “Nghiên cứu chính sách tiếp cận thông tin từ tài liệu lưu trữ ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, (số 05), tháng 5/2018. 4. Nguyễn Kim Dung, “Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách sử dụng tài liệu lưu trữ ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (số 272), tháng 9/2018. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU KHOA HỌC TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Thị Lan Anh (2018), Sử dụng TLLT trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 2. Đặng Khắc Ánh (2016), Bảo đảm sự tham gia của công dân vào hoạch định và thực thi chính sách công, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Bộ Nội Vụ) 3. Nguyễn Trọng Biên (2016), “Tiến tới một hệ thống pháp luật hoàn thiện đảm bảo cho việc quản lý nhà nước về công tác văn thư- lưu trữ”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, (số 01), tr. 25-32. 4. Nguyễn Thuý Bình (2009), “Hoạt động phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của một số nước trên thế giới và một số vấn đề đề xuất đối với lưu trữ Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khai thác và phát huy giá trị TLLT trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, tr.186-187. 5. Yvon Chan (2008), “Kinh nghiệm của Lưu trữ quốc gia Singapore trong việc bảo quản an toàn và phổ biến TLLT”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Phát huy giá trị TLLT phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Hà Nội, tr. 42-53. 6. Minh Châu (2016), “Những thành tựu trong xây dựng hệ thống kho tàng để bảo quản TLLT ở Việt Nam”, Tạp chí Dấu ấn thời gian (số 01+02), tr.25-27. 7. Chi cục Văn thư Lưu trữ Hải Phòng (2016), “Một số ý kiến về chế độ phụ cấp độc hại đối với người làm công tác lưu trữ”, Tạp chí Dấu ấn thời gian (số 01+02), tr.14-19. 8. Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm (1990), Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 9. Cục Lưu trữ Nhà nước (dịch) (1995), Những văn bản pháp quy về lưu trữ của nước Cộng hoà nhân Trung Hoa 1980-1992. 153 10. Cục Lưu trữ Nhà nước (dịch) (2001), Sơ lược về pháp chế lưu trữ . 11. Cục Lưu trữ Nhà nước (2002), Nghiên cứu đổi mới công tác khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ ở các Trung tâm lưu trữ quốc gia, Đề tài khoa học, Hà Nội. 12. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (2004), Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ yêu cầu chia sẻ nguồn lực thông tin theo tinh thần Pháp lệnh lưu trữ quốc gia, Kỷ yếu Hội nghị khoa học, Hà Nội. 13. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (2008), Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Hà Nội. 14. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước- Chi nhánh khu vực Đông Nam Á thuộc Hội đồng lưu trữ quốc tế Sarbica (2014), Tính xác thực của TLLT điện tử, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội 15. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (dịch) (2014), Luật Lưu trữ các nước Trung Quốc, Nga, Pháp, Hàn Quốc, Hà Nội. 16. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (2015), Thu thập TLLT vào LTLS – Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội. 17. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (2018), Quản lý và bảo mật TLLT điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu tọa đàm khoa học, Hà Nội. 18. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (2017), Hoạt động chỉnh lý và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ, Kỷ yếu hội thảo nghiệp vụ, Thành phố Hồ Chí Minh 19. Nguyễn Mạnh Cường (2013), “Tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ trong môi trường mạng xu hướng phát triển tất yếu của Lưu trữ Việt Nam”, Tạp chí Dấu ấn thời gian (số 01). 20. Triệu Văn Cường (2004), Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công tác lưu trữ, Luận văn thạc sĩ, Tư liệu khoa lưu trữ học và Quản trị văn phòng, trường Đại học KHXH và NV, Hà Nội. 21. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ: Giai đoạn: 1935-2001, NxbThống Kê, Tp.HCM. 22. Nguyễn Hồng Duy (2016), “Quản lý TLLT của dòng họ tại Bắc Giang qua nghiên cứu thực trạng tài liệu của một số dòng họ tại huyện Yên Dũng”, Tạp chí Dấu ấn thời gian (số 01), tr.34-37. 154 23. Lã Thị Duyên (2006), Công tác lưu trữ trong điều kiện cải cách nền hành chính nhà nước, luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 24. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình khoa học chính sách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Jean Favier (Chủ biên) (1993), Thực tiễn Lưu trữ Pháp (Cục Lưu trữ Nhà nước dịch). 26. Jung Haekyo, “Các tiến bộ và thành tựu trong đổi mới công tác quản lý tài liệu ở Hàn Quốc”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Phát huy giá trị TLLT phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Hà Nội, tr. 18-23. 27. Nguyễn Thị Hà (2012), “Những vấn đề đặt ra trong việc quản lí tài liệu điện tử của Lưu trữ Việt Nam”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (Số 6). 28. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2006), Chính sách kinh tế- xã hội, Giáo trình, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 29. Trần Thị Thu Hà (2012), Quản lý Nhà nước về công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ Quốc gia, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 30. Nguyễn Hữu Hải (Chủ biên) (2013), Tìm hiểu hành chính công Hoa Kỳ - Lý thuyết và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Nguyễn Hữu Hải và Lê Văn Hoà (2013), Đại cương về phân tích chính sách công, Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội. 32. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách công- Những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội. 33. Nguyễn Hồng Hải, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2015), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công- Lý luận và kinh nghiệm một số nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 34. Nguyễn Văn Hàm (2014), “Pháp luật về lưu trữ và vai trò của nó trong việc xây dựng nền lưu trữ quốc gia”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (số 02). 35. Nguyễn Thị Hạnh (2014), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội. 155 36. Chu Thị Hậu (2000), Xây dựng công cụ tra tìm thông tin sử liệu kho lưu trữ Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành biên soạn lịch sử và sử liệu học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội. 37. Nguyễn Văn Hậu (Chủ biên) (2015), Kỹ năng nghiệp vụ Hành chính, Nxb Lao động, Hà Nội. 38. Nguyễn Văn Hậu (2015), Kỹ năng quản lý tổ chức, Nxb Lao động, Hà Nội. 39. Đỗ Thu Hiền (2016), “Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ qua Internet tại Hoa Kỳ và Úc”. Tạp chí Dấu ấn thời gian (số 01+02), tr.46-49. 40. Đỗ Thu Hiền (2015), “Những ưu thế của phòng đọc trực tuyến trong tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (số 9). 41. Vũ Thị Thúy Hiền, Nguyễn Thị Hương (2014), “Khai thác, SDTLLT qua Internet tại Hoa Kỳ và Úc”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (số 7), tr. 60-66. 42. Trần Phương Hoa (2018), Tổ chức hoạt động Marketting tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lưu trữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 43. Lê Văn Hoà (2015), Quản lý theo kết quả trong thực thi chính sách công ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công, Hà Nội. 44. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Tìm hiểu về khoa học chính sách công, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 45. Học viện hành chính Quốc gia (2003), Hành chính công, Nxb Thống kê, Hà Nội. 46. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 47. Học viện Hành chính Quốc gia (2014), Phần lý thuyết, Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính (Quyển 1), tr.112-152. 48. Nghiêm Kỳ Hồng (2004), Đảng lãnh đạo công tác lưu trữ ở nước ta từ 1945 – 2000, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 49. Hà Văn Huề (2007), “Lưu trữ học và vấn đề xây dựng pháp luật lưu trữ ở Việt Nam”, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, (số 6) 50. Vũ Thị Minh Hương (2012), “Hãy đưa luật Lưu trữ vào cuộc sống”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (số 6). 156 51. Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tại kho Lưu trữ Văn phòng Chính phủ phục vụ hoạt đông quản lý, điều hành của Chính phủ, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ học, Hà Nội. 52. Nguyễn Liên Hương (2016), “Về văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác văn thư, lưu trữ của các địa phương”, Tạp chí Dấu ấn thời gian (số 03), tr.16-15. 53. Nguyễn Thị Thanh Hương (2016), “Chế độ đãi ngộ vật chất đối với người làm công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan nhà nước”, Tạp chí Dấu ấn thời gian (số 01+02), tr.10-13. 54. Nguyễn Thị Thanh Hương (2016), “Một vài ý kiến trao đổi về chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn và chức danh nghề nghiệp của công chức, viên chức ngành văn thư, lưu trữ”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, (số 08), tr. 22-27. 55. Dương Văn Khảm (2015): Từ điển tra cứu nghiệp vụ quản trị văn phòng-Văn thư- Lưu trữ Việt Nam, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội. 56. Dương Văn Khảm (2017), “Văn bản pháp luật và sự phát triển ngành lưu trữ Việt Nam”, Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam, (số 08), tr.05-10. 57. Dương Văn Khảm (2018), “Quản lý lưu trữ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Kỷ yếu Tọa đàm khoa học Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến công tác văn thư, lưu trữ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Hà Nội. 58. Lê Thị Thuỳ Linh (2016), “Niềm tự hào và những băn khoăn về nghề nghiệp”. Tạp chí Dấu ấn thời gian (số 01+02), tr.57-59. 59. Phạm Thị Diệu Linh, Trương Thị Mai Anh (2010), “Áp dụng một số mô hình thức marketing vào tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, (số 07), tr.32-34. 60. Trần Thị Loan (2017), “Giới thiệu về ngành Lưu trữ hợp chủng quốc Hoa Kỳ”, Tạp chí Khoa học Nội Vụ, (số 17), tr. 101-107. 61. Quỳnh Lưu (2016), “Góp phần bàn về giá trị kinh tế của tài liệu lưu trữ”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, (số 07), tr. 20-23. 62. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, Nxb Đại học Quốc gia tp Hồ Chí Minh. 157 63. Đinh Văn Mạnh (2009), Thực trạng tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu khoa học kỹ thuật các công trình giao thông vận tải tại Lưu trữ Bộ Giao thông Vận tải và những giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 64. Đặng Thị Minh (2015), Chính sách phát triển Trường Đại học tư thục ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 65. Tiết Thị Hồng Nga, Vũ Thị Minh Hương (2004), “Một số kinh nghiệm của nước ngoài về việc cho phép SDTLLT”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Tổ chức sử dụng TLLT phục vụ yêu cầu chia sẻ nguồn lực thông tin theo tinh thần Pháp lệnh lưu trữ quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ, Hà Nội, tr.125- 133. 66. Đinh Kim Ngân (2012), “Các nguyên tắc khai thác tài liệu lưu trữ”, Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam, (số 09), tr.48-50. 67. Trần Thị Bích Ngọc (Chủ nhiệm) (2018), Nghiên cứu giải pháp lưu trữ, số hóa tài liệu tại Bộ Giao thông Vận tải, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Giao thông Vận tải. 68. Nguyễn Lệ Nhung (2000), Xác định giá trị sử liệu của tài liệu phông lưu Đảng cộng sản Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Sử học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 69. Ngô Kiều Oanh (2016), “Một số quy định của Nhà nước Việt Nam về đạo đức nghề nghiệp của người làm lưu trữ”, Tạp chí Dấu ấn thời gian (số 01+02), tr.07-09. 70. Nguyễn Tấn Phát (2006), “Hoạch định chính sách công- nhân tố quyết định phát triển bền vững”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (số 335), tr31-37. 71. Nguyễn Lan Phương (2008), Công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III- Đánh giá kết quả và kiến nghị, Tư liệu khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 72. Vũ Thị Phụng (1990) “Một số suy nghĩ về vấn đề tổ chức SDTLLT ở nước ta”, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam (số 2). 73. Vũ Thị Phụng (1990), “Tổ chức và sử dụng tài liệu lưu trữ để nghiên cứu lịch sử nhà nước Việt Nam hiện đại” Tạp chí Lưu trữ Việt Nam (số 3), tr. 9-12. 74. Vũ Thị Phụng (1992), “Tài liệu lưu trữ ngành Y-Dược và việc sử dụng chúng trong thực tiễn” Tạp chí Lưu trữ Việt Nam (số 2). 158 75. Vũ Thị Phụng (2016), “Yêu cầu đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (số 06), tr.16-19. 76. Vũ Thị Phụng (2014), “Giá trị của TLLT và trách nhiệm của các cơ quan lưu trữ Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Phát huy giá trị TLLT phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Hà Nội, tr. 12-17. 77. Vương Đình Quyền (2002), Văn bản quản lý nhà nước và công tác công văn, giấy tờ thời kỳ phong kiến Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 78. Nguyễn Thị Tâm (2003), Các giải pháp bảo hiểm tài liệu giấy tại các Trung tâm Lưu trữ, Luận văn thạc sĩ, Tư liệu khoa lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học KHXH và NV, Hà Nội. 79. Nguyễn Văn Thâm (2013), “Luật lưu trữ và vấn đề tổ chức tài liệu lưu trữ nhân dân”, Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam, (số 6). 80. Nguyễn Văn Thâm (2016), “Nhìn lại một số vấn đề về lý luận và thực tiễn đánh giá tài liệu lưu trữ ở nước ta thời gian qua”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, (số 03), tr. 35-43. 81. Nguyễn Văn Thâm (2009), “Cải thiện hơn nữa việc SDTLLT trong công trình khoa học và trong đời sống xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khai thác và phát huy giá trị TLLT trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, tr.293-300. 82. Nguyễn Văn Thâm, Vương Đình Quyền, Đào Thị Diến, Nghiêm Kỳ Hồng (2010), Lịch sử Lưu trữ Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 83. Nguyễn Tất Thắng (2016), “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác văn thư lưu trữ tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, (số 02), tr. 30-37. 84. Hoàng Văn Thanh (2015), “Một số đề xuất về hoàn thiện pháp luật về tài liệu điện tử và lưu trữ điện tử ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (số 6). 85. Võ Hải Thanh (2016), “Công bố-giới thiệu tài liệu lưu trữ đối với việc phát huy giá trị tài liệu lưu trữ”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (số 07), tr. 06-09. 159 86. Lê Như Thanh, Lê Văn Hoà (2016), Hoạch định và thực thi chính sách công, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 87. Nguyễn Lâm Thành (2014), Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 88. Nguyễn Anh Thư (2012), “Giải mật tài liệu lưu trữ trong các Trung tâm lưu trữ quốc gia theo yêu cầu của Luật Lưu trữ”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, (số 12). 89. Nguyễn Anh Thư (2013), “Triển khai chứng thực lưu trữ tại lưu trữ cơ quan và lưu trữ lịch sử theo yêu cầu của Luật Lưu trữ”, Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam (số 4). 90. Nguyễn Thị Trà (2001), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính Quốc gia, Hà Nội. 91. Việt Trí (1991), “ Tìm hiểu luật và quy định của một số nước về SDTLLT”, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, (số 04), tr. 27-29. 92. Tổng cục Lưu trữ trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà nhân dân Bungari (1976), Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ và các hình thức hoạt động thông tin của các viện Lưu trữ Nhà nước, (Cục Lưu trữ dịch). 93. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (2007), Hội thảo khoa học 45 năm tổ chức và sử dụng tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (1962-2007), Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Tư Liệu khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng- trường Đại học KHXH và NV, Hà Nội. 94. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (2016), “Nhìn lại công tác tổ chức sử dụng tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II một năm qua”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, (số 12), tr. 30-32. 95. Trần Văn Trung (2015), Chính sách phát triển nguồn nhân lực trẻ vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 96. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2016), Các nguồn tài liệu lưu trữ về Việt Nam giai đoạn cận, hiện đại- giá trị và khả năng tiếp cận, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 160 97. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2009), Khai thác và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 98. Cam Anh Tuấn (2016), “Nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ văn thư- lưu trữ”, Tạp chí Dấu ấn thời gian (số 01+02), tr.03-06. 99. Trần Thanh Tùng (2009), “Vấn đề SDTLLT trong một số công trình nghiên cứu tổng kết chính sách đổi mới kinh tế- xã họi Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khai thác và phát huy giá trị TLLT trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, tr.301-307. 100. Trần Thanh Tùng (2018), Quản trị rủi ro trong lưu trữ (Qua thực tế ở Việt Nam), Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lưu trữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. TIẾNG ANH 101. Harold D.Lasswell (1951), The Policy Orientation, The Policy Sciennnes: Recent Developments in Scope and Method, Stanford University Press, p.3-5. 102. James E. Anderson(1979), Public Policy Making. Holt-Rinehart & Winston. USA, p.05 103. Michael Hill (1977), The Policy Process in the Mordern State, Third Edition, Prentice Hall, p.07. 104. Theodore Roosevelt Chellenberg (1956), Modern Archives: Principles and Techniques, Chicago University Edition, Chicago. 105. Michael Howlett, M. Ramesh (1995), Studying Pubic Policy: Policy Cycles and Policy Subsystems, Oxford University Press. 106. Theodore Roosevelt Chellenberg (1956), Modern Archives: Principles and Techniques, Chicago University Edition, Chicago. 107. Willam N. Dunn (2007), Public Policy A,nalysis An Introduction, Fourth Edition, Prientice Hall. 161 TIẾNG ĐỨC 108. Edvard Fracki (1993), Brandschutz in Staatsarchiven in Polen, Atlanti2. 109. Gereld Ganser (1994), Bunützung und Archivalienschutz. Der konventionelle Weg, Atlanti 4. TIẾNG NGA 110. Федеральный закон Российской Федерации от 22 октября 2004 г. N 125- ФЗ. VĂN BẢN CỦA ĐẢNG VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT 111. Đảng cộng sản Việt Nam (1986): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội, tr. 80. 112. Đảng cộng sản Việt Nam (1998): Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr40. 113. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, tr.208. 114. Đảng cộng sản Việt Nam (2008): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Sự thật, HN, tr.106-107. 115. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X (2007) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. 116. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) về chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2020. 117. Nghị quyết số: 22-NQ/TW ngày 10/4/ 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. 118. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01.7.2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế 119. Hiến pháp năm 1992, 2013. 120. Luật Lưu trữ năm 2011. 121. Văn bản số:19/VBHN-VPQH do Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 18/12/2013 về hợp nhất luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội và Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Sở hữu trí tuệ. 162 122. Luật Xuất bản năm 2012. 123. Luật Tiếp cận Thông tin năm 2016 124. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. 125. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 126. Pháp lệnh số: 30/2000/PL-UBTVQH10 do UBTVQH ban hành ngày 28.12.2000 về bảo vệ bí mật Nhà nước. 127. Pháp lệnh số: 34/2001/PL-UBTVQH10 do UBTVQH ban hành ngày 04.4.2001 về lưu trữ quốc gia. 128. Nghị định số: 34/2016/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14.5.2016 về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 129. Nghị định số: 01/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 03.01.2013 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lưu trữ. 130. Nghị định số: 63/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 08.6.2010 về kiểm soát thủ tục hành chính. 131. Nghị định số: 33/2002/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 28.3.2002 về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước. 132. Nghị định số: 22/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 23.2.2018 về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. 133. Nghị định số: 23/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 16.02.2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. 134. Nghị định số: 159/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 12.11.2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản 135. Nghị quyết số: 30c/NQ-CP do Chính phủ ban hành ngày 08.11.2011 về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. 136. Chị thị số: 05/2007/CT-TTg doThủ tướng Chính phủ ban hành ngày 02.3.2007 về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ. 163 137. Chỉ thị số: 35/CT-TTg doThủ tướng Chính phủ ban hành ngày 07.9.2017 về tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử. 138. Quyết định số: 1784/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24.09.2010 về phê duyệt đề án “Hỗ trợ xây dựng kho lưu trữ chuyên dụng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. 139. Thông tư số: 13/2014/TT-BNV do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành ngày 31.10.2014 về quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ. 140. Thông tư số: 33/2015/TT-BCA do Bộ trưởng bộ Công an ban hành ngày 20/07/2015 về hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 33/2002/NĐ- CP ngày 28.3.2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước. 141. Thông tư số: 05/2015/TT-BNV do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành ngày 25.11.2015 về quy định danh mục tài liệu hạn chế sử dụng tại Lưu trữ lịch sử 142. Thông tư số: 10/2014/TT-BNV do Bộ Trưởng bộ Nội vụ ban hành ngày 01.10.2014 quy định về việc sử dụng tài liệu tại phòng đọc của các lưu trữ lịch sử 143. Thông tư số: 275/2016/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 14.11.2016 về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí SDTLLT 144. Thông tư số: 09/2007/TT-BNV do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành ngày 26.11.2007 về hướng dẫn kho lưu trữ chuyên dụng 145. Quyết định số: 579/QĐ-BNV do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành ngày 27.06.2012 về phê duyệt quy hoạch ngành văn thư lưu trữ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 146. Quyết định số: 744/QĐ-BNV ngày 11.8.2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ. 147. Thông tư số: 01/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 24.01.2019 quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các 164 chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của cơ quan, tổ chức. 148. Thông tư số: 02/2019/TT-BNV (Thông tư số 02) ngày 24.01.2019 của Bộ Nội vụ về quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản TLLT điện tử đã quy định và hướng dẫn chi tiết về bảo quản TLLT điện tử. TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ INTERNET 149. ncseif.gov.vn, Hoạch định chính sách công, Tồn tại và đề xuất biện pháp khắc phục, cập nhật ngày 21 tháng 7 năm 2017. 150. Office of General Counsel National Archives and Records Administration (2016), Basic Laws, file:///C:/Users/dell/Downloads/basic-laws-book- 2016%20(2).pdf, cập nhật ngày 08.9.2017 151. Văn Tất Thu: “Bản chất, vai trò của chính sách công”, ua_chinh_sach_cong, cập nhật ngày 21.07.2017. 152. cập nhật ngày 21 tháng 7 năm 2017. 153. The International Research on Permanent Authentic Records in Electronic Systems (InterPARES), cập nhật ngày 10.09.2018. 154. Sue V.G. Gobb, Virtual envỉonments supporting learning and communication in special needs education, Researchgate.net/publication/232239978 Virtual Environments Supporting Learning and Communiation in Special Needs Neeeds Education, đăng tải tháng 6 năm 2007. 155. Roger Macdonald-Kalev Leetaru, Internet Archive , s virtual reading room empowers data mining on a societal scale, virtual-reading-room-empowers-data-mining-societal-scale/, đăng tải ngày 07 tháng 01 năm 2013. 156. Đỗ Thị Huyền, “Luật Lưu trữ của một số nước trên thế giới”, cập nhật ngày 21 tháng 7 năm 2017. 165 PHỤ LỤC 166 PHỤ LỤC SỐ 01 PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho các Lưu trữ lịch sử) Về tiếp cận thông tin tài liệu lưu trữ, sử dụng tài liệu lưu trữ; bảo vệ tài liệu lưu trữ tại các Lưu trữ lịch sử từ năm 2012 đến nay Kính thưa ông (bà)! Tôi tên là .- Nghiên cứu sinh K14 tại Học viện Hành chính Quốc gia - Hà Nội. Hiện nay, tôi đang thực hiện luận án tiến sĩ với đề tài “Chính sách sử dụng tài liệu lưu trữ ở Việt Nam”. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của ông (bà) với việc hoàn thành phiếu khảo sát dưới đây. Tôi cam đoan bảo mật các thông tin về người trả lời phiếu. Đồng thời kết quả khảo sát chỉ phục vụ cho mục đích khoa học. Cách điền thông tin như sau: - Ông (bà) điền các thông tin cụ thể sau dấu (:) và các ô trống trong bảng biểu. - Đối với những câu hỏi yêu cầu lựa chọn, Ông (bà) đồng ý với lựa chọn nào vui lòng sử dụng dấu (x) để tích vào mỗi ô vuông nhỏ bên cạnh. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác và cung cấp thông tin của quý ông (bà). I. THÔNG TIN CHUNG 1. Thông tin của đơn vị được khảo sát - Tên cơ quan Lưu trữ Lịch sử: ........................................................................ - Địa chỉ: ............................................................................................................ - Điện thoại ......................Fax .............. Email ........................ 2. Thông tin về người cung cấp thông tin - Họ và tên:. - Chức vụ: .. - Điện thoại: - Địa chỉ Email:.. II. NỘI DUNG KHẢO SÁT 1. Về tiếp cận thông tin tài liệu lưu trữ Câu 1. Lưu trữ lịch sử nơi ông (bà) đang công tác đã thành lập Hội đồng giải mật tài liệu lưu trữ để giải mật tài liệu lưu trữ bao giờ chưa? 167 Có Có, nhưng chưa triệt để Chưa Lý do chưa tiến hành giải mật? Câu 2. Những tài liệu sau 40 năm, kể từ năm công việc kết thúc có đóng dấu chỉ mức độ mật; sau 60 năm, kể từ năm công việc kết thúc có đóng dấu chỉ mức độ tối mật, tuyệt mật nhưng chưa được giải mật, theo quy định của Luật lưu trữ được tiếp cận rộng rãi. Lưu trữ lịch sử nơi ông (bà) đang công tác đã cho phép tiếp cận những tài liệu thuộc diện này chưa? Có Chưa - Nếu đã cho phép tiếp cận thì cơ quan ông (bà) tiến hành như thế nào? - Nếu chưa được phép tiếp cận thì lý do vì sao? 168 2. Về sử dụng tài liệu lưu trữ Câu 3. Tại lưu trữ lịch sử, nơi ông/bà đang công tác, đối tượng đến sử dụng tài liệu lưu trữ là những đối tượng nào? (Ông (bà) có thể tích dấu X) và điền tỷ lệ %. STT Các đối tượng Đối tượng SDTLLT Đối tượng SDTLLT chủ yếu Tỷ lệ 01 Các nhà quản lí, nhà khoa học, 02 Học sinh, sinh viên 03 Người dân 04 Các đối tượng khác Câu 4. Ngoài các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ truyền thống, các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ hiện đại đáp ứng xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có được áp dụng hay không? - Triển lãm trực tuyến tài liệu lưu trữ Có Không - Sử dụng mạng xã hội hoặc website để giới thiệu tài liệu lưu trữ Có Không - Sử dụng Phòng đọc trực tuyến Có Không 4. Về bảo vệ tài liệu lưu trữ Câu 5. Lưu trữ Lịch sử nơi ông/bà đang công tác có thực hiện sưu tầm tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu tư nhân không? Có Không - Việc sưu tầm tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu tư nhân được tiến hành thông qua các hoạt động nào sau đây: Mua bán Hiến, tặng 169 Câu 6. Lưu trữ lịch sử nơi ông (bà) đang công tác đã được đầu tư kinh phí xây dựng kho lưu trữ chuyên dụng để bảo quản tài liệu lưu trữ theo Thông tư số: 09/2007/TT-BNV do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành ngày 26/11/2007 về hướng dẫn kho lưu trữ chuyên dụng (Thông tư số 09) chưa? Có Chưa Câu 7. Nếu chưa xây dựng được kho lưu trữ chuyên dụng theo hướng dẫn tại Thông tư số 09, Lưu trữ lịch sử đã bố trí được phòng, kho lưu trữ với đầy đầy đủ các trang thiết bị để bảo quản tài liệu lưu trữ như ở bảng thống kê dưới đây chưa? (Nếu có thì ông/bà tích dấu X) Câu 8. Theo ông/bà nguyên nhân nào mà Lưu trữ lịch sử chưa được xây dựng được kho lưu trữ chuyên dụng theo hướng dẫn tại Thông tư số 09 Câu 9. Tại Lưu trữ lịch sử, nơi ông/bà công tác đã tiến hành số hóa tài liệu lưu trữ để bảo quản lâu dài cho tài liệu lưu trữ chưa? Có Chưa Câu 10. Theo ông/bà khó khăn trong số hóa tài liệu lưu trữ lưu trữ hiện nay là gì? Xin trân trọng cảm ơn ông/bà Hà Nội, ngày tháng năm 2018 NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN PHỤ LỤC SỐ 02 Giá để tài liệu Điều hòa, máy hút ẩm Thiết bị báo động Thiết bị báo cháy Thiết bị khác (ghi tên nếu có) 170 PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành các nhà khoa học) Kính thưa các nhà khoa học! Tôi tên là .- Nghiên cứu sinh K14 tại Học viện Hành chính Quốc gia - Hà Nội. Hiện nay, tôi đang thực hiện luận án tiến sĩ với đề tài “Chính sách sử dụng tài liệu lưu trữ ở Việt Nam”. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các nhà khoa học với việc hoàn thành phiếu khảo sát dưới đây. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên: Chức vụ, chức danh: Đơn vị, công tác:. II. PHẦN NỘI DUNG Câu 1. Xin ông (bà) cho biết quan điểm của ông (bà) về “Khai thác tài liệu lưu trữ” và “ sử dụng tài liệu lưu trữ” Câu 2: Theo ông (bà) khoản 4, điều 30, luật Lưu trữ về cho phép tiếp cận rộng rãi đối với tài liệu có đóng dấu chỉ mức độ mật trong các trường hợp sau đây có áp dụng được trong thực tế hay không? Vì sao? - Được giải mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; - Sau 40 năm, kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu chưa được giải mật; - Sau 60 năm, kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu chỉ mức độ tối mật, tuyệt mật nhưng chưa được giải mật. Câu 3. Ông (bà) có ý kiến về gì về quy định danh mục hạn chế tiếp cận theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2015/TT-BNV do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành ngày 25.11.2015 (Thông tư số 05). 171 - Về nội dung: .. - Về quy trình và thủ tục tiếp cận: Câu 4. Ông (bà) có đề xuất gì nhằm tạo thuận lợi hơn cho Lưu trữ lịch sử và người sử dụng tài liệu lưu trữ trong việc tiếp cận tài liệu có đóng dấu chỉ mức độ mật và tài liệu nằm trong danh mục hạn chế sử dụng theo quy định tại Thông tư số 05. Câu 5. Theo ông (bà) trong giai đoạn hiện nay, áp dụng hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ bằng việc sử dụng mạng internet và ứng dụng công nghệ mới như: facebook, youtube, phòng đọc trực tuyến có những ưu điểm và hạn chế gì? Ông (bà) có đề xuất gì để các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ này đạt hiệu quả? Câu 6. Theo ông (bà) Nhà nước có cần phải ban hành quy định về tài liệu thuộc sở hữu nhà nước và tài liệu thuộc sở hữu tư nhân nhằm thực hiện quản lý thống nhất tài liệu lưu trữ hay không? 172 Câu 8. Để bảo vệ tài liệu lưu trữ, việc cấm các hành vi xâm hại đến tài liệu lưu trữ (giả mạo, làm sai lệch, đánh cắp, làm mất mát, hư hỏng...) hoặc phát tán thông tin tài liệu chỉ mức độ mật là một yêu cầu cần thiết. Theo ông (bà), Nhà nước có nên ban hành chế tài xử lý vi phạm cho các hành vi không? Nên đưa ra các hình thức xử lý như thế nào? .., ngàytháng ..năm 2018 NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN (Ký, ghi rõ họ tên) 173 PHỤ LỤC SỐ 03 DANH SÁCH CÁC NHÀ KHOA HỌC THAM GIA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN Họ và tên Học vị, Học hàm Cơ quan công tác 01 Nguyễn Văn Thâm GS. TSKH Học viện Hành chính Quốc gia 02 Vũ Thị Phụng PGS.TS Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Hà Nội 03 Nguyễn Thu Vân PGS.TS Học viện Hành chính Quốc gia 04 Dương Văn Khảm PGS.TS Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước 05 Trần Hoàng TS Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước 06 Nguyễn Thị Chinh TS Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước 07 Nguyễn Hồng Duy TS Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Hà Nội 08 Trần Phương Hoa TS Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Hà Nội 09 Đỗ Văn Học TS Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- TP Hồ Chí Minh 10 Nguyễn Văn Báu TS Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- TP Hồ Chí Minh 11 Nguyễn Thị Lan Anh TS Học viện Hành chính Quốc gia 12 Nguyễn Minh Sơn TS Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III 13 Nguyễn Văn Tâm TS Văn phòng Trung ương Đảng 14 Nguyễn Mạnh Cường TS Đại học Nội Vụ 15 Trần Thị Bích Ngọc TS Trường Cán bộ Quản lý Giao thông Vận tải. 174 PHỤ LỤC SỐ 04 BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN PHIẾU KHẢO SÁT TẠI CÁC LƯU TRỮ LỊCH SỬ Ở TRUNG ƯƠNG Stt Tên LTLS Thành lập HĐGM Tiếp cận TLLT chỉ mức độ mật Hình thức SDTLLT Xây dựng kho lưu trữ chuyên ngành theo Thông tư số 09 Số hóa TLLT Có Chưa Được giải mật Sau 40 năm Sau 60 năm Triển lãm trực tuyến Phòng đọc trực tuyến Sử dụng mạng xã hội hoặc website Có Chưa Đang hoàn thiện Có Chưa 01 Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I X X X X 0 X X X X 02 Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II X X X X 0 X X X X 03 Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III X X X X X X X X X 04 Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV X X X X 0 X X X X 175 PHỤ LỤC SỐ 05 BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN KHẢO SÁT TẠI LƯU TRỮ LỊCH SỬ CẤP TỈNH STT Tên LTLS Thành lập HĐGM Tiếp cận TLLT chỉ mức độ mật Hình thức SDTLLT Xây dựng kho lưu trữ theo Thông tư số 09 Số hóa TLLT Có Chưa Được giải mật Sau 40 năm Sau 60 năm Phòng đọc trực tuyến Sử dụng mạng xã hội hoặc website Triển lãm trực tuyến Có Chưa Đang hoàn thiện Có Chưa (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) 01 Hà Nội X 0 0 0 0 X 0 X X 02 Yên Bái X 0 0 0 0 X 0 X X 03 Ninh Bình X X X X 0 X 0 X X 04 Hải Dương X 0 X X 0 X 0 X X 05 Bắc Ninh X 0 0 0 0 X 0 X X 06 Bắc Giang X 0 0 0 0 X 0 X X 07 Hà Nam X 0 0 0 0 X 0 X X 08 Hải Phòng X 0 0 0 X X 0 X X 09 Lào Cai X 0 0 0 X X 0 X X 10 Thái Bình X 0 0 0 0 X 0 X X 176 11 Quảng Ninh X 0 0 0 0 X 0 X X 12 Lai Châu X 0 0 0 0 X 0 X X 13 Thái Nguyên X 0 0 0 0 X 0 X X 14 Nghệ An X 0 0 0 0 X 0 X X 15 Hà Tĩnh X 0 0 0 X X 0 X X 16 Quảng Bình X 0 0 0 0 X 0 X X 17 Ninh Thuận X 0 0 0 0 X 0 X X 18 TP Hồ Chí Minh X 0 0 0 0 X 0 X X 19 Bến Tre X 0 0 0 0 X 0 X X 20 Tiền Giang X 0 0 0 0 X 0 X X 21 Tây Ninh X 0 0 0 0 X 0 X X 22 Vĩnh Long X 0 0 0 0 X 0 X X 23 Long An X 0 0 0 0 X 0 X X 24 Phú Yên X X X X 0 X 0 X X 25 Bình Phước X 0 0 0 0 X 0 X X 26 Kiên Giang X 0 X X 0 X 0 X X 27 Cần Thơ X 0 0 0 0 X 0 X X 28 Trà Vinh X 0 0 0 0 X 0 X X 29 Sóc Trăng X 0 0 0 0 X 0 X X 30 Bình Dương X 0 0 0 0 X 0 X X 177 PHỤ LỤC SỐ 06 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ TẠI LTLS CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (Nguồn từ kỷ yếu Hội thảo nghiệp vụ hoạt động chỉnh lý và tổ chức sử dụng tài liệu năm 2017 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) 178 179 PHỤ LỤC SỐ 07 BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN KHẢO SÁT LƯU TRỮ LTLS CẤP TỈNH VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ NHU CẦU SDTLLT STT Tỉnh/Thành phố Nhà quản lý, nhà khoa học (%) Người dân(%) Học sinh, sinh viên (%) Đối tượng khác(%) 01 Hà Nội 10 85 05 02 Yên Bái 60 03 Ninh Bình 50 48 02 04 Hải Dương 80 0 20 05 Bắc Ninh 99 0 01 06 Bắc Giang 30 65 05 07 Hải Phòng 50 40 10 08 Quảng Ninh 30 50 20 09 Thái Nguyên 10 80 10 10 Hà Tĩnh 70 30 0 11 Ninh Thuận 40 60 0 12 Quảng Bình 30 50 20 13 TP Hồ Chí Minh 20 80 0 14 Bến tre 17 80 3 15 Tây Ninh 10 70 20 16 Long An 0 50 0 50% (doanh nghiệp) 17 Phú Yên 15 75 10 19 Bình Phước 75 20 5 20 Cần Thơ 10 70 20 22 Trà Vinh 70 20 10 180 PHỤ LỤC SỐ 08 CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN LƯU TRỮ LỊCH SỬ --------------- PHIẾU ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG TÀI LIỆU Kính gửi: . Họ và tên độc giả: Ngày, tháng, năm sinh: Quốc tịch: Số Chứng minh nhân dân /Số Hộ chiếu: Cơ quan công tác: Địa chỉ liên hệ: . Số điện thoại: ... Mục đích khai thác, sử dụng tài liệu: . . Chủ đề nghiên cứu:.. .. Thời gian nghiên cứu: .. .. Tôi xin thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của cơ quan lưu trữ và những quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ./. XÉT DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC TT LƯU TRỮ QUỐC GIA ., ngày tháng .. năm Người đăng ký (ký, họ và tên) 181 PHỤ LỤC SỐ 09 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN LƯU TRỮ LỊCH SỬ --------------- PHIẾU YÊU CẦU ĐỌC TÀI LIỆU Số: Họ và tên độc giả: Số CMND/Hộ chiếu: Chủ đề nghiên cứu: .. Số thứ tự Tên phông/ khối tài liệu, mục lục số Ký hiệu hồ sơ/ tài liệu Tiêu đề hồ sơ/tài liệu .., ngày .. tháng .. năm ... XÉT DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC TT LƯU TRỮ QUỐC GIA Ý kiến của Phòng đọc Người yêu cầu (ký, ghi rõ họ tên) 182 PHỤ LỤC SỐ 10 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN LƯU TRỮ LỊCH SỬ --------------- PHIẾU YÊU CẦU SAO TÀI LIỆU Số: .. Họ và tên độc giả: . Số CMND/Hộ chiếu: Số thứ tự Tên phông Ký hiệu hồ sơ/ tài liệu Tên văn bản/tài liệu Từ tờ đến tờ Tổng số trang Ghi chú .., ngày .. tháng .. năm ... XÉT DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC TT LƯU TRỮ QUỐC GIA Ý kiến của Phòng đọc Người yêu cầu (ký, ghi rõ họ tên) 183 PHỤ LỤC SỐ 11 CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN LƯU TRỮ LỊCH SỬ --------------- PHIẾU YÊU CẦU CHỨNG THỰC TÀI LIỆU Số: .. Họ và tên độc giả: Số CMND/Hộ chiếu: Số thứ tự Tên phông Ký hiệu hồ sơ/ tài liệu Tên văn bản/tài liệu Từ tờ đến tờ Tổng số trang Ghi chú .., ngày .. tháng .. năm ... XÉT DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC TT LƯU TRỮ QUỐC GIA Ý kiến của Phòng đọc Người yêu cầu (ký, ghi rõ họ tên) 184 PHỤ LỤC SỐ 12 CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN LƯU TRỮ LỊCH SỬ --------------- PHIẾU ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG TÀI LIỆU Kính gửi: . Họ và tên độc giả: Ngày, tháng, năm sinh: ... Quốc tịch: ... Số Chứng minh nhân dân /Số Hộ chiếu: ... Cơ quan công tác: .. Địa chỉ liên hệ: . Số điện thoại: . Mục đích khai thác, sử dụng tài liệu: .. Chủ đề nghiên cứu: . Thời gian nghiên cứu: . Tôi xin thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của cơ quan lưu trữ và những quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ./. XÉT DUYỆT CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU LƯU TRỮ LỊCH SỬ CẤP TỈNH , ngày .. tháng .. năm . Người đăng ký (Ghi rõ họ và tên) 185 PHỤ LỤC SỐ 13 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN LƯU TRỮ LỊCH SỬ --------------- PHIẾU YÊU CẦU ĐỌC TÀI LIỆU Số: Họ và tên độc giả: . Số CMND/Hộ chiếu: Chủ đề nghiên cứu: Số thứ tự Tên phông/ khối tài liệu, mục lục số Ký hiệu hồ sơ/ tài liệu Tiêu đề hồ sơ/tài liệu .., ngày .. tháng .. năm ... XÉT DUYỆT CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU LƯU TRỮ LỊCH SỬ CẤP TỈNH Ý kiến của Phòng đọc Người yêu cầu (ký, ghi rõ họ tên) 186 PHỤ LỤC SỐ 14 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN LƯU TRỮ LỊCH SỬ --------------- PHIẾU YÊU CẦU SAO TÀI LIỆU Số: Họ và tên độc giả: Số CMND/Hộ chiếu: Số thứ tự Tên phông Ký hiệu hồ sơ/ tài liệu Tên văn bản/tài liệu Từ tờ đến tờ Tổng số trang Ghi chú ., ngày .. tháng . năm .. XÉT DUYỆT CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU LƯU TRỮ LỊCH SỬ CẤP TỈNH Ý kiến của Phòng đọc Người yêu cầu (ký, ghi rõ họ tên) 187 PHỤ LỤC SỐ 15 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN LƯU TRỮ LỊCH SỬ --------------- PHIẾU YÊU CẦU CHỨNG THỰC TÀI LIỆU Số: .. Họ và tên độc giả: Số CMND/Hộ chiếu: Số thứ tự Tên phông Ký hiệu hồ sơ/ tài liệu Tên văn bản/tài liệu Từ tờ đến tờ Tổng số trang Ghi chú ., ngày .. tháng . năm .. XÉT DUYỆT CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU LƯU TRỮ LỊCH SỬ CẤP TỈNH Ý kiến của Phòng đọc Người yêu cầu (ký, ghi rõ họ tên) 188 PHỤ LỤC SỐ 16 TRẢI NGHIỆM PHÒNG ĐỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III 189 PHỤ LỤC SỐ 17 GIAO DIỆN FANPANGE CỦA CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC 190 PHỤ LỤC SỐ 18 GIAO DIỆN FANPANGE CỦA TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_su_dung_tai_lieu_luu_tru_o_viet_nam.pdf
  • pdftrang thông tin mới.pdf
  • pdfTrích yếu luận án.pdf
Luận văn liên quan