Chính sách tài khóa là một trong những trụ cột có tác động đến tăng trưởng
kinh tế của một quốc gia. Chính sách tài khóa được sử dụng linh hoạt để đáp
ứng các mục tiêu cụ thể của nền kinh tế, góp phần huy động, sử dụng và phân
bổ nguồn lực tài chính quốc gia để thực hiện hoạt động đầu tư, tạo đường băng
cho phát triển.
Luận án đã chỉ ra thực tiễn CSTK mở rộng được nhiều quốc gia áp dụng
nhằm thúc đẩy TTKT trong bối cảnh TTKT có xu hướng chậm lại do những
yếu tố bất ổn từ kinh tế toàn cầu cùng với những khó khăn, thách thức trong
nội tại quốc gia đó. Đặc trưng của CSTK mở rộng là việc cắt giảm thuế để tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD và thu hút đầu tư, đồng thời tăng chi
NSNN vào các lĩnh vực mà quốc gia đó cho rằng có tác dụng kích thích TTKT
trong cả ngắn hạn và dài hạn như lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, an sinh
xã hội. Phần lớn những quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam đẩy
mạnh tăng chi cho cơ sở hạ tầng nhằm thu thút đầu tư nước ngoài, qua đó góp
phần tạo thêm nhiều việc làm, giúp TTKT.
Việt Nam đã trải qua những thăng trầm của nền kinh tế, có giai đoạn TTKT
khá cao nhưng cũng có lúc suy giảm mạnh, kéo theo đó CSTK được điều chỉnh
khá linh hoạt và kịp thời để đáp ứng mục tiêu TTKT. CSTK thực hiện theo
hướng thắt chặt để hình thành cơ bản nguồn lực tài chính quốc gia trong giai
đoạn đầu khi bước vào tiến trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự
định hướng của Nhà nước. Khi mục tiêu TTKT được nâng lên, CSTK mở rộng
được lựa chọn để hướng tới TTKT. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát
tăng cao, CSTK thắt chặt được áp dụng nhằm góp phần kiểm soát lạm phát và
ổn định kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng và có nguy cơ suy
thoái do sự kiện đột biến Covid-19 gây ra, CSTK không còn theo định hướng
ban đầu là thắt chặt mà ngay lập tức phải thực hiện CSTK mở rộng: miễn/giảm
thuế cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời tăng chi khẩn cấp cho hoạt động
y tế. Trên thế giới nhiều quốc gia rơi vào trạng thái suy thoái và khủng hoảng
nợ công một lần nữa lại đe dọa đến các nền kinh tế. Tuy nhiên trong thời kỳ
hậu Covid-19, việc phục hồi kinh tế rất quan trọng nên CSTK mở rộng vẫn
được ưu tiên áp dụng, nhưng các lộ trình tăng cường nguồn lực tài chính để
giảm bớt áp lực về nhu cầu chi được các nước và Việt Nam định hướng thực
hiện trong tương lai.
Bằng việc kiểm định tác động của CSTK hướng tới TTKT của Việt Nam
trong giai đoạn 1991-2020, tác giả tìm được bằng chứng cho thấy CSTK thực
sự có tác động rất lớn đến TTKT, đặc biệt thông qua những điều chỉnh CSTK
tác động lên cơ cấu thu và chi NSNN để hướng tới TTKT. Thu từ nội địa trong
ngắn hạn có tác động tiêu cực đến TTKT nhưng lại có hiệu ứng tích cực trong
dài hạn. Thu từ dầu thô là khoản thu mà Việt Nam phải phụ thuộc rất nhiều
trong một giai đoạn nhất định để tạo thêm nguồn lực đáp ứng các nhu cầu chi
nên có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy TTKT trong ngắn hạn và trung hạn,
còn trong dài hạn, thu từ dầu thô lại có xu hướng biến động khó lường, do đó
việc sử dụng nguồn lực này để thúc đẩy TTKT cần được hạn chế. Chi đầu tư
và chi thường xuyên là 02 khoản chi có tác động đến TTKT rất lớn do cơ chế
tác động lan tỏa đến tổng cầu.
214 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách tài khóa hướng tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét doanh nghiệp được hỗ trợ có thể căn cứ vào một số tiêu chí chủ yếu, chẳng
hạn, độ lan toả tích cực đến các ngành, lĩnh vực khác, khả năng tạo công ăn
việc làm, khả năng và tốc độ phục hồi sau đại dịch.
NSNN cần được ưu tiên hàng đầu sử dụng cho các chính sách an sinh xã
hội đối với những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như chi trả bảo hiểm thất
nghiệp, trợ cấp người tạm thời ngưng việc, người nghèo, người lao động trình
độ thấp, lao động trong khu vực phi chính thức, người bị mất kế sinh nhai
đặc biệt là trong trường hợp tái bùng phát bệnh dịch trong nước, bởi vì những
đối tượng này chiếm tỷ trọng lớn trong xã hội, tốc độ suy giảm thu nhập nhanh
và chịu tác động nặng nề nhất nếu kinh tế rơi vào suy thoái. Do đó, công tác hỗ
trợ cần được triển khai nhanh, gọn, đúng đối tượng, đa dạng kênh chuyển hỗ
trợ, đặc biệt là các kênh ứng dụng CNTT như tiền điện tử (mobile money), dịch
vụ ví điện tử, nhằm bảo đảm tính kịp thời của chính sách nhân văn.
Doanh nghiệp nên được cho phép sử dụng quỹ bảo hiểm tự nguyện cho
mục đích đào tạo kỹ năng cho người lao động trong thời gian giãn việc, nghỉ
việc, vừa nâng cao trình độ người lao động, vừa giảm chi phí tuyển dụng khi
doanh nghiệp có điều kiện hoạt động trở lại. Đồng thời, người lao động dù trong
giai đoạn chưa có việc làm vẫn nên được phép duy trì việc tham gia bảo hiểm
170
xã hội, nhằm đảm bảo các quyền lợi về bảo hiểm tự nguyện, tai nạn lao động,
và bệnh nghề nghiệp.
Cuối cùng, các vướng mắc liên quan đến giải ngân nguồn vốn ODA cần
được tập trung xem xét và tháo gỡ. Chẳng hạn, việc giải ngân chậm tiến độ cho
các dự án ODA, bên cạnh nguyên nhân do đại dịch, còn do luật pháp, các quy
định và thủ tục hành chính của Việt Nam, ví dụ, quy định tại Nghị định
97/2018/NĐ-CP yêu cầu bên thực hiện dự án cần có tài sản thế chấp tương
đương 120% mức vốn vay, tạo ra gánh nặng cho bên thực hiện và trở ngại cho
quá trình triển khai thực hiện dự án vay vốn. Vì vậy, việc rà soát thủ tục hành
chính gắn với khảo sát thực tế cần được thực hiện để tháo gỡ khó khăn cho các
bên tham gia dự án, nhất là các dự án trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực
như giáo dục, trường dạy nghề vì vốn con người là nền tảng quan trọng của
phát triển bền vững.
3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Để thực hiện được các mục tiêu, khuyến nghị trên, Việt Nam cần quyết
liệt triển khai các biện pháp cải cách, trong đó, tập trung khắc phục những hạn
chế, thách thức đã được trình bày trong phần Thực trạng. Chính phủ cần chú
trọng, đảm bảo các yếu tố sau:
(1) Tính đồng bộ và hiệu lực, hiệu quả giữa công tác hoạch định, tổ chức
thực hiện, và vận hành chính sách cho phù hợp với cơ chế thị trường định hướng
XHCN;
(2) Tính phù hợp giữa các mục tiêu với khả năng tiếp cận, huy động nguồn
lực để thực hiện;
(3) Tính cân đối, hiệu quả trong tất cả các khâu của CSTK – huy động các
nguồn lực tài chính quốc gia, phân bổ và sử dụng các nguồn lực và công cụ tài
chính, kể cả từ NSNN, khu vực kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước;
171
(4) Kỷ luật, kỷ cương tài chính, hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý
NS, bội chi NS, nợ công, và khả năng vay, trả nợ vay của nền kinh tế để có
những điều chỉnh phù hợp và kịp thời;
(5) Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thiện cơ sở hạ tầng cả
về kỹ thuật và tài chính, xây dựng thị trường tài chính lành mạnh và hiệu quả
nhằm nâng cao sức mạnh, sức bền của nền tài chính quốc gia để hạn chế những
nguy cơ, tổn thất từ môi trường kinh tế quốc tế;
(6) Cải cách bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả; thúc đẩy chuyển đổi một cách thận trọng cơ chế tự chủ tài
chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập và giá các dịch vụ công; đẩy mạnh
hoạt động tái cấu trúc, cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
quốc doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước.
Trong ngắn hạn, cần tập trung hoàn thiện hệ thống tài chính và NSNN
nhằm tạo môi trường thuận lợi cho chính sách tài khoá phát huy sức mạnh trong
thực hiện các mục tiêu tăng trưởng toàn diện. Trong đó, cần quản lý, phát triển
hệ thống ngân hàng theo hướng vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh lành mạnh,
vừa duy trì tính ổn định, phát huy vai trò là “mạch máu” của nền kinh tế, đồng
thời, phát triển và quản lý chặt chẽ thị trường vốn và các tổ chức tín dụng. Cải
cách hoạt động thu NSNN cần gắn liền với tái cơ cấu NSNN và cân bằng với
hoạt động chi NSNN; duy trì tỷ lệ huy động thu NSNN từ thuế, phí, lệ phí trên
GDP ở mức hợp lý, đảm bảo tính công bằng và bình đẳng về thuế giữa các đối
tượng nộp thuế cũng như lợi ích quốc gia về quyền thu thuế; các nội dung chi
NSNN cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tính cấp thiết, sức lan toả và tốc
độ ảnh hưởng đến TTKT. Nguồn lực tài chính nhà nước cần nâng cao vai trò
định hướng, dẫn dắt, và thu hút khu vực đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở
hạ tầng và KTXH quốc gia.
172
Tiểu kết chương 3
Chính sách tài khóa ở Việt Nam đã được điều chỉnh để phù hợp với từng
giai đoạn nhất định trong khoảng thời gian từ 1991 đến 2020. Bước sang giai
đoạn mới 2021-2030, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó
khăn do dịch bệnh Covid-19 mặc dù đã được kiểm soát những cũng đã làm thay
đổi hoàn toàn cấu trúc tài khóa của nhiều quốc gia và Việt Nam. Bên cạnh đó,
các sự kiện xung đột chính trị mới leo thang, các lệnh cấm vận diễn ra ở nhiều
nước phát triển khiến hoạt động kinh tế toàn cầu tiếp tục bị tác động. Giá hàng
hóa tăng lên, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trong khi nhu cầu
về nguồn lực tài khóa hướng tới phục hồi và phát triển KTXH. Do đó các biện
pháp liên quan đến CSTK buộc phải thay đổi liên tục để thích ứng với nhiều
biến động của yếu tố vĩ mô cũng như phải đáp ứng được các mục tiêu phát triển
KTXH trong giai đoạn 2021-2030.
Giải pháp về chính sách thu thay vì như những thời kỳ trước tập trung vào
điều chỉnh giảm thuế suất của một số sắc thuế để kích thích tiêu dùng và hỗ trợ
SXKD là chủ đạo thì sang thời gian tới cần chuyển hướng sang mở rộng cơ sở
thuế để bao quát hơn các đối tượng chịu thuế. Dư địa để thay đổi thuế suất đối
với các loại thuế thu nhập bị hạn chế nhiều hơn so với các loại thuế tiêu dùng,
ví dụ khó có thể tiếp tục giảm thuế suất thuế TNDN mà cần hướng tới thu hẹp
và hợp lý hóa các ưu đãi thuế. Mở rộng cơ sở thuế được tác giả đánh giá là sẽ
có hiệu quả cao hơn so với điều chỉnh thuế suất do sự phát triển của nhiều mô
hình kinh doanh mới, nhiều sản phẩm hàng hóa ra đời nhờ công nghệ sản xuất
phát triển, đặc biệt là các hàng hóa thân thiện với môi trường. Việc tăng thuế
suất chỉ nên tập trung vào các đối tượng là hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
và có hại cho sức khỏe của con người.
Chính sách chi NSNN cần hướng tới tập trung thực hiện các nhiệm vụ chi
có tác động lớn đến TTKT như tăng cường chi đầu tư kết hợp với thường xuyên
173
đánh giá hiệu quả của chi đầu tư do bối cảnh nền kinh tế trong nước đang trong
giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp
và đời sống của người dân còn bấp bênh nên chi đầu tư của Chính phủ trở thành
động lực chính cho TTKT trong thời kỳ hậu Covid-19 cho đến khi kinh tế trong
nước được phục hồi hoàn toàn. Chi thường xuyên trong thời gian tới cần phải
được kiểm soát chặt chẽ hơn, giảm các khoản chi không cần thiết và không rõ
ràng để góp phần tạo thêm nguồn lực thực hiện cho các nhiệm vụ chi mang tính
cấp thiết và quan trọng khác.
174
KẾT LUẬN
Chính sách tài khóa là một trong những trụ cột có tác động đến tăng trưởng
kinh tế của một quốc gia. Chính sách tài khóa được sử dụng linh hoạt để đáp
ứng các mục tiêu cụ thể của nền kinh tế, góp phần huy động, sử dụng và phân
bổ nguồn lực tài chính quốc gia để thực hiện hoạt động đầu tư, tạo đường băng
cho phát triển.
Luận án đã chỉ ra thực tiễn CSTK mở rộng được nhiều quốc gia áp dụng
nhằm thúc đẩy TTKT trong bối cảnh TTKT có xu hướng chậm lại do những
yếu tố bất ổn từ kinh tế toàn cầu cùng với những khó khăn, thách thức trong
nội tại quốc gia đó. Đặc trưng của CSTK mở rộng là việc cắt giảm thuế để tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD và thu hút đầu tư, đồng thời tăng chi
NSNN vào các lĩnh vực mà quốc gia đó cho rằng có tác dụng kích thích TTKT
trong cả ngắn hạn và dài hạn như lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, an sinh
xã hội. Phần lớn những quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam đẩy
mạnh tăng chi cho cơ sở hạ tầng nhằm thu thút đầu tư nước ngoài, qua đó góp
phần tạo thêm nhiều việc làm, giúp TTKT.
Việt Nam đã trải qua những thăng trầm của nền kinh tế, có giai đoạn TTKT
khá cao nhưng cũng có lúc suy giảm mạnh, kéo theo đó CSTK được điều chỉnh
khá linh hoạt và kịp thời để đáp ứng mục tiêu TTKT. CSTK thực hiện theo
hướng thắt chặt để hình thành cơ bản nguồn lực tài chính quốc gia trong giai
đoạn đầu khi bước vào tiến trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự
định hướng của Nhà nước. Khi mục tiêu TTKT được nâng lên, CSTK mở rộng
được lựa chọn để hướng tới TTKT. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát
tăng cao, CSTK thắt chặt được áp dụng nhằm góp phần kiểm soát lạm phát và
ổn định kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng và có nguy cơ suy
thoái do sự kiện đột biến Covid-19 gây ra, CSTK không còn theo định hướng
ban đầu là thắt chặt mà ngay lập tức phải thực hiện CSTK mở rộng: miễn/giảm
thuế cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời tăng chi khẩn cấp cho hoạt động
175
y tế. Trên thế giới nhiều quốc gia rơi vào trạng thái suy thoái và khủng hoảng
nợ công một lần nữa lại đe dọa đến các nền kinh tế. Tuy nhiên trong thời kỳ
hậu Covid-19, việc phục hồi kinh tế rất quan trọng nên CSTK mở rộng vẫn
được ưu tiên áp dụng, nhưng các lộ trình tăng cường nguồn lực tài chính để
giảm bớt áp lực về nhu cầu chi được các nước và Việt Nam định hướng thực
hiện trong tương lai.
Bằng việc kiểm định tác động của CSTK hướng tới TTKT của Việt Nam
trong giai đoạn 1991-2020, tác giả tìm được bằng chứng cho thấy CSTK thực
sự có tác động rất lớn đến TTKT, đặc biệt thông qua những điều chỉnh CSTK
tác động lên cơ cấu thu và chi NSNN để hướng tới TTKT. Thu từ nội địa trong
ngắn hạn có tác động tiêu cực đến TTKT nhưng lại có hiệu ứng tích cực trong
dài hạn. Thu từ dầu thô là khoản thu mà Việt Nam phải phụ thuộc rất nhiều
trong một giai đoạn nhất định để tạo thêm nguồn lực đáp ứng các nhu cầu chi
nên có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy TTKT trong ngắn hạn và trung hạn,
còn trong dài hạn, thu từ dầu thô lại có xu hướng biến động khó lường, do đó
việc sử dụng nguồn lực này để thúc đẩy TTKT cần được hạn chế. Chi đầu tư
và chi thường xuyên là 02 khoản chi có tác động đến TTKT rất lớn do cơ chế
tác động lan tỏa đến tổng cầu.
Trong thời gian tới, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có những thay
đổi và biến động do các yếu tố xung đột chính trị, dịch bệnh, thiên tai ảnh hưởng
đến kinh tế toàn cầu và từng quốc gia. Bên cạnh đó, do các cam kết hợp tác mới
về thuế, các hiệp định thương mại sẽ được thực hiện và nhu cầu về nguồn lực
để phục hồi và tăng trưởng kinh tế rất lớn, Việt Nam cần lựa chọn áp dụng
CSTK một cách phù hợp với mục tiêu và tiềm năng TTKT. Tác giả khuyến
nghị một số giải pháp áp dụng CSTK mở rộng trong giai đoạn đầu của tiến trình
phục hồi kinh tế (2022-2023) theo Chương trình phục hồi và phát triển KTXH
của Chính phủ (Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022). Khi nền kinh tế
bước vào thời kỳ ổn định hơn thì cần thực hiện CSTK thắt chặt (tăng cường
nguồn thu từ các loại thuế quan trọng thông qua mở rộng cơ sở thuế, tăng thuế
176
suất đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường và có hại cho sức khỏe của con
người; các khoản chi thường xuyên tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ và cắt
giảm triệt để những khoản chi không cần thiết để dành nguồn lực tài chính thực
hiện các nhiệm vụ chi quan trọng và có tác động lan tỏa.
Trong quá trình nghiên cứu, NCS đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm,
thu thập, tổng hợp các nguồn tài liệu cả về lý thuyết và mô hình thực nghiệm
để hoàn thiện luận án. Tuy nhiên CSTK hướng tới TTKT có phạm vi rộng, liên
quan đến 02 trụ cột là chính sách thu và chính sách chi và việc nhìn nhận, đánh
giá các tác động của 02 trụ cột này đối với TTKT qua nhiều thời kỳ thực sự là
một vấn đề rất khó do phải đi sâu vào cơ chế tác động của từng trụ cột. Do vậy,
luận án không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Nghiên cứu sinh mong
nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các Nhà khoa học, các
chuyên gia, các Nhà hoạch định chính sách để luận án được hoàn thiện và có
khả năng mở rộng các vấn đề nghiên cứu trong tương lai./.
i
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt:
1. Phạm Sỹ An & nhóm nghiên cứu (2021), Kinh tế Việt Nam 2001-2020,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
2. Lê Hoàng Anh (2019), Tác động của chi tiêu công, quản trị công đến
tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Châu Á, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học
Ngân hàng TPHCM.
3. Lê Hoàng Anh & nhóm nghiên cứu (2019), Tác động của chi tiêu
công, thể chế công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN+3: Bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam, Đề tài Chương trình Vườn ươm sáng tạo khoa học
và công nghệ trẻ, Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ cùng với Sở
Khoa học và công nghệ TPHCM.
4. Phạm Thế Anh (2008), Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế: khảo
sát lý luận tổng quan, Bài nghiên cứu NC-02/2008 của Trung tâm nghiên cứu
kinh tế và chính sách CEPR.
5. Phạm Thế Anh (2008), Phân tích cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam, Bài nghiên cứu NC-03/2008 của Trung tâm nghiên
cứu kinh tế và chính sách CEPR.
6. Báo Điện tử Chính phủ (2022), IMF: 1/3 nền kinh tế thế giới có thể sẽ
suy giảm. https://baochinhphu.vn/imf-1-3-nen-kinh-te-the-gioi-co-the-se-suy-
giam102221012091604595.htm#:~:text=Nh%C3%A0%20kinh%20t%E1%B
A%BF%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng%20c%E1%BB%A7a,gi%E1%BB%
91ng%20nh%C6%B0%20n%C4%83m%20suy%20tho%C3%A1i%22.
7. Báo Điện tử Chính phủ (2022), IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế
toàn cầu. https://baochinhphu.vn/imf-ha-du-bao-tang-truong-kinh-te-toan-cau-
102220727081958413.htm
ii
8. Báo Điện tử Chính phủ (2022), WB cảnh báo nhiều nước có thể rơi
vào suy thoái nghiêm trọng. https://baochinhphu.vn/wb-canh-bao-nhieu-nuoc-
co-the-roi-vao-suy-thoai-nghiem-trong-102220608091221956.htm
9. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1991), Chiến lược ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.
10. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2001), Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2001 – 2010.
11. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2011), Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2011 – 2020.
12. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2021), Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030.
13. Bộ Tài chính (2020), Quyết định số 155/QĐ-BTC ngày 07/02/2020,
Quyết định Ban hành Danh mục các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu phục
vụ phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus
Corona gây ra.
14. Chính phủ (2020), Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020,
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP
ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài.
15. Chính phủ (2020), Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020,
Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.
16. Chính phủ (2020), Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020,
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP
ngày 01/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu
ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.
iii
17. Chính phủ (2020), Nghị định số 70/2020/NĐ-CP ngày 28/6/2020,
Nghị định quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong
nước đến hết ngày 31/12/2020.
18. Chính phủ (2020), Nghị định số 114/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020,
Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 của Quốc
hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.
19. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008,
Nghị quyết về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy
trì TTKT, bảo đảm an sinh xã hội.
20. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 09/01/2009, Nghị
quyết về những giải pháp chủ yếu, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát
triển KTXH và dự toán NSNN năm 2009.
21. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP ngày 24/2/2011,
Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
22. Chính phủ (2020), Nghị quyết số 42/2020/NQ-CP ngày 9/4/2020,
Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch
Covid-19.
23. Chính phủ (2020), Nghị quyết số 84/2020/NQ-CP ngày 29/5/2020,
Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an
toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
24. Chính phủ (2022), Nghị quyết số 11/2022/NQ-CP ngày 30/11/2022,
Nghị quyết về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai
Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ
trợ Chương trình.
iv
25. Kim Chung (2021), “Bộ Tài chính đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ
người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”.
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM200551
26. Nguyễn Văn Dần (2008), Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Tài chính,
Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Dần (2016), Chính sách tài khóa: Công cụ điều tiết vĩ mô
nền kinh tế, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội.
28. Vũ Kim Dũng, Nguyễn Văn Công (2018), Giáo trình Kinh tế học,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội.
29. Nguyễn Thanh Giang (2018), Chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính, Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Hoa (Chủ nhiệm) và nhóm nghiên cứu (2021), Nghiên
cứu xác định quy mô và cơ cấu thu ngân sách nhà nước hợp lý cho giai đoạn
2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030, Đề tài cấp Bộ Tài chính, Mã số:
BTC/ĐT/2020-54.
31. Hội đồng Nhà nước (1990), Nghị quyết số 270b-NQ/HĐNN8 ngày
30/6/1990, Nghị quyết về việc công bố và thi hành Luật thuế doanh thu, Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế lợi tức.
32. Nguyễn Việt Hùng và Nguyễn Ngọc Tuyến (2014), “Chính sách tài
khoá của Việt Nam trong những năm gần đây”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt
Nam, số 1(74)-2014, trang 30-39.
33. Đỗ Thị Thanh Huyền và Nguyễn Thị Lệ (2021) “Chi tiêu ngân sách
nhà nước của Việt Nam thời kì 2005 - 2020 và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí
Công thương, số 9, tháng 4/2021.
v
34. Ngô Văn Khương (2016), Chính sách thuế với mục tiêu phát triển kinh
tế bền vững ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
35. Trần Trung Kiên (2015), “Hiệu ứng ngưỡng chi tiêu công: Minh
chứng thực nghiệm tại các quốc gia đang phát triển Châu Á 1996 – 2013”, Tạp
chí Phát triển kinh tế, 26(7), 47 – 63.
36. Trần Trung Kiên (2018), Chi tiêu công, quản trị công và tăng trưởng
kinh tế tại các quốc gia đang phát triển, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế TPHCM
37. Nguyễn Thị Thuỳ Liên (2021), “Thực trạng về đầu tư công từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước tại Việt Nam: Những vấn đề đặt ra và kiến nghị”, Tạp
chí Thị trường tài chính Tiền tệ, số 22 năm 2021.
38. Nguyễn Đình Long và Nguyễn Hoài Nam (2011), “Tác động của chính
sách tài khóa đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, ngày
21/02/2011.
39. Nguyễn Bá Minh và nhóm nghiên cứu (2020), Xác định quy mô chi
Ngân sách hợp lý cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ
Tài chính, Hà Nội.
40. Bùi Đường Nghiêu (2000), Đổi mới chính sách tài khóa đáp ứng yêu cầu
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
41. Nguyễn Thị Nguyệt (2017) , Khung khổ lý thuyết về chính sách tài khóa
đối với ổn định chu kỳ kinh tế, Đề tài cấp quốc gia, Hà Nội.
42. Đào Mai Phương và nhóm nghiên cứu (2021), Chính sách tài khóa
thúc đẩy tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam: Luận cứ và giải pháp hoàn thiện
cho Việt Nam, đề tài cấp Bộ Tài chính, Hà Nội.
43. Phạm Thị Hoàng Phương (2013), Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà
nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của Việt
Nam, Luận án tiến sỹ Học viện Tài chính, Hà Nội.
vi
44. Quốc hội (1997), Luật số 57-L/CTN ngày 10/05/1997, Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp.
45. Quốc hội (2003), Luật số 09/2003/QH11 ngày 17/06/2003, Luật Thuế
Thu nhập doanh nghiệp.
46. Quốc hội (2007), Luật số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007, Luật thuế
Thu nhập cá nhân.
47. Quốc hội (2008), Luật số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008,
Luật thuế giá trị gia tăn.g
48. Quốc hội (2008), Luật số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008,
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
49. Quốc hội (2008), Luật số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008,
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
50. Quốc hội (2012), Luật số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
51. Quốc hội (2013), Luật số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng
số 13/2008/QH12.
52. Quốc hội (2013), Luật số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN.
53. Quốc hội (2014), Luật số 70/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
54. Quốc hội (2015), Luật số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015,
Luật Ngân sách Nhà nước.
55. Quốc hội (2015), Luật số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015,
Luật Phí và lệ phí.
56. Quốc hội (2019), Luật số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019,
Luật Quản lý thuế.
vii
57. Quốc hội (2008), Nghị quyết số 23/2008/QH12 ngày 6 tháng 11 năm
2008, Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009.
58. Quốc hội (2011), Nghị quyết số 10/2011/QH 13 ngày 8 tháng 11 năm
2011 Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015.
59. Quốc hội (2020), Nghị quyết số 107/2020/QH14 ngày ngày 10 tháng
6 năm 2020, Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội
về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số
điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội.
60. Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus (1997) [dịch bởi: Vũ
Cương, Đinh Xuân Hà, Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đình Toàn], Kinh tế học,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
61. Bùi Nhật Tân (2015), Tác động của chính sách tài khóa đến phát triển
kinh tế Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
62. Tạp chí Tài chính (2015) “Thành tựu tài chính – ngân sách qua 30 năm
đổi mới”, bài đăng sách “70 năm Tài chính Việt Nam trưởng thành và phát
triển qua một số tư liệu và hình ảnh”, năm 2015.
https://tapchitaichinh.vn/thanh-tuu-tai-chinh-ngan-sach-qua-30-nam-doi-moi-
100034.html.
63. Sử Đình Thành (2011), “Chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam kiểm định nhân quả trong mô hình đa biến”, Tạp chí Phát triển kinh tế,
Số 252 , Tháng 10/2011, Trang 54 – 61.
64. Sử Đình Thành, Đoàn Vũ Nguyên (2015), “Chi tiêu công, vốn con
người và TTKT: nghiên cứu các quốc gia đang phát triển”, Tạp chí Phát triển
kinh tế, 26(4), 25-45.
65. Thủy, Đào Thị Bích (2014), “Tác động của chi tiêu cho tiêu dùng của
chính phủ đến tăng trưởng kinh tế: Trường hợp ASEAN-5 thời kỳ 1990-
viii
2012”, VNU journal of economic and business, [S.l.], v. 30, n. 1, mar. 2014.
ISSN 2588-1108.
66. Tổng cục Thống kê (2002), Tình hình kinh tế – xã hội 10 năm 1991-
2000.
67. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2009), Bài giảng Chính sách tài khóa, Chương
trình giảng dạy kinh tế Fullbright, Việt Nam.
68. Thủ tướng Chính phủ (2020), Chỉ thị số 11/2020/CT – TTg ngày 04
tháng 3 năm 2020, Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó
khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với
dịch Covid-19.
69. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17
tháng 5 năm 2011, Quyết định về phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế
giai đoạn 2011-2020.
70. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 15/2020/QĐ – TTg ngày
24 tháng 4 năm 2020, Quyết định quy định về việc thực hiện các chính sách
hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
71. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày
10 tháng 8 năm 2020, Quyết định về giảm tiền thuê đất của năm 2020 đối với
các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 84/NQ-CP
ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ.
72. Thắng Trung (TTXVN/Vietnam+) (2020), “Nhìn lại năm 2020: Một
năm thiên tai khốc liệt và dị thường”, (VietnamPlus).
https://www.vietnamplus.vn/nhin-lai-nam-2020-mot-nam-thien-tai-khoc-
liet-va-di-thuong/683097.vnpTổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã
hội 10 năm 1991-2000, Hà Nội.
73. Tổng cục thống kê (2022), Tổng quan dự báo tình hình kinh tế thế giới
quý III và cả năm 2022, Hà Nội.
ix
74. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2020), Nghị quyết số
954/2020/UBTVQH14 ngày 2 tháng 6 năm 2020, Nghị quyết về điều chỉnh mức
giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.
75. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2020), Nghị quyết số
979/2020/UBTVQH14 ngày 27 tháng 7 năm 2020, Nghị quyết về sửa đổi, bổ
sung tiểu mục 2 mục I Biểu thuế bảo vệ môi trường quy định tại tại khoản 1
Điều 1 Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 về Biểu thuế bảo vệ môi trường.
76. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2020), Nghị quyết số 1148/NQ-
UBTVQH14 ngày 21 tháng 12 năm 2020, Nghị quyết sửa đổi, bổ sung tiểu mục
2 mục I Biểu thuế bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết
số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26/9/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
Biểu thuế bảo vệ môi trường đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số
979/2020/UBTVQH14.
77. Lê Thị Thùy Vân, Trần Thu Thủy và nhóm nghiên cứu (2019), Cơ sở
lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho việc vận dụng chính sách tài khóa phản
chu kỳ nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế ổn định ở Việt Nam, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ Tài chính, Hà Nội.
78. Ngô Doãn Vịnh, Nguyễn Ngô Việt Hoàng (2021) “Thu – chi ngân
sách nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả”, Tạp
chí khoa học và công nghệ, tập 22, số 1(2021):3-9.
79. VnEconomy (2021), 10 sự kiện kinh tế - xã hội 2020 - Nhịp sống kinh
tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn).
https://vneconomy.vn/10-su-kien-kinh-te-xa-hoi-2020.htm
80. Website của Bộ Tài chính:
https://ckns.mof.gov.vn/SitePages/home.aspx:
81. Website của Bộ Tài chính: https://mof.gov.vn
82. Website của Bộ Tài chính:
x
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM153222
83. Website của Tổng cục Thống kê: https://www.gso.gov.vn.
Tài liệu tham khảo Tiếng Anh:
84. Abiola, J., & Asiweh, M. (2012), “Impact of Tax Administration on
Government Revenue in a Developing Economy—A Case Study of Nigeria”,
International Journal of Business and Social Science, 3, No. 8 [Special Issue -
April 2012], 99-113.
85. Adam Smith (1776), The Wealth of Nations, Published
by CreateSpace Independent Publishing Platform, 2011.
86. Adu, F., & Ackah, I. (2014), “Revisiting government spending and
growth analysis in Ghana: A disaggregated analysis from 1970 to 2010”,
Journal of Economics and International Finance, 6(7), 134-143.
87. Agénor, P.-R. (2004), The Economics of Adjustment and Growth,
Harvard University Press.
88. Ahmad, Ehtisham (2010), The political-economy of tax reforms in
Pakistan: the ongoing saga of the GST, Asia Research Center, Working Paper,
No. 33.
89. Ahmed, H., & Miller, S. M. (2000), “Crowding-out and Crowding-in
Effects of the Components of Government Expenditure”, Contemporary
Economic Policy, 18(1), 124-133. doi:10.1111/j.1465-7287. 2000.tb00011.x
90. Angelopoulos, K., Economides, G., & Kammas, P. (2007), “Tax-
spending policies and economic growth: Theoretical predictions and evidence
from the OECD”, European Journal of Political Economy, 23(4), 885-902.
91. Arnold, J. M., Brys, B., Heady, C., Johansson, Å., Schwellnus, C., &
Vartia, L. (2011), “Tax Policy for Economic Recovery and Growth”, The
Economic Journal, 121(550), F59-F80.
xi
92. Aschauer, D. A. (1989), “Is Public Expenditure Productive”, Journal
of Monetary Economics, 23, 177-200.
93. Australian government Department of Foreign Affairs and Trade
(2021), Japan market insights.
https://www.dfat.gov.au/sites/default/files/japan-market-insights-
2021.pdf
94. Ayman Falak (2020), “Indonesia Issues Second Stimulus Package to
Dampen COVID-19 Impact”, ASEAN Briefing.
https://www.aseanbriefing.com/news/indonesia-issues-second-
stimulus-package-dampen-covid-19-impact/
95. Ayman Falak (2020), "Malaysia Issues Stimulus Package to Combat
COVID-19 Impact”, ASEAN Briefing.
https://www.aseanbriefing.com/news/malaysia-issues-stimulus-
package-combat-covid-19-impact/
96. Ayres, R.U. and Warr, B. (2010), The Economic Growth Engine: How
Energy and Work Drive Material Prosperity, Edward Elgar Publishing,
Cheltenham.
97. Babatunde, O. A., Ibukun, A. O., & Oyeyemi, O. G. (2017), “Taxation
revenue and economic growth in Africa”, Journal of Accounting and Taxation,
9(2), 11-22.
98. Baldacci, E., B. Clements, S. Gupta,and C. Mulas-Granados (2004),
“Persistence of Fiscal Adjustments and Expenditure Composition in Low-
Income Countries,” Journal of International Money and Finance, Volume 24,
Issue 3, April 2005, Pages 441-463.
99. Barro, Robert J. (1990), “Government Spending in a Simple Model of
Endogenous Growth”, Journal of Political Economy 98, S (5):103–125.
xii
100. Bose, N., Holman, J. A., & Neanidis, K. C. (2007), “The Optimal
Public Expenditure Financing Policy: Does the Level of Economic
Development Matter?”, Economic Inquiry, 45(3), 433-452.
101. Cohen, J. P., & Paul, C. J. M. (2004), “Public Infrastructure
Investment, Interstate Spatial Spillovers, and Manufacturing Costs”, Review of
Economics and Statistics, 86(2), 551-560. doi:10.1162/003465304323031102.
102. Conservative and Liberal Democrat coalition government (2015),
2010 to 2015 government policy: business tax reform policy.
https://www.gov.uk/government/publications/2010-to-2015-
government-policy-business-tax-reform/2010-to-2015-government-
policy-business-tax-reform
103. Corong, E., Dacuycuy, L., Reyes, R., Taningco, A. (2013), “The
Growth and Distributive Impacts of Public Infrastructure Investments in the
Philippines”, Infrastructure and Economic Growth in Asia, pp 47-86
https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-319-03137-8_3
104. Dackehag, Margareta; Hansson, Åsa (2012), Taxation of Income
and Economic Growth: An Empirical Analysis of 25 Rich OECD Countries,
Working Paper, No. 2012:6, Lund University, School of Economics and
Management, Department of Economics
105. Dahlby, B., Ferede, E, (2012), “The effects of tax rate changes on
tax bases and the marginal cost of public funds for Canadian provincial
governments”, Int Tax Public Finance 19, 844–883 (2012).
https://doi.org/10.1007/s10797-012-9210-7.
106. David Begg et al (1987), Economics, McGraw-Hill Book Co Ltd;
2nd edition (January 1, 1987). ISBN-13: 978-0070841680.
xiii
107. DeJong, David & Ripoll, Marla, (2006), “Tariffs and Growth: An
Empirical Exploration of Contingent Relationships”, The Review of Economics
and Statistics, 88, issue 4, p. 625-640.
108. Desislava Stoilova, (2017), “Tax structure and economic growth:
Evidence from the European Union”, Contaduría y Administración, 62, (3),
1041–1057.
109. Devarajan, S., Swaroop, V., Zou H., (1996), “The consumption of
Public Expenditure and Economic Growth”, Journal of Monetary Economics,
Vol. 37, pp.313-344.
110. Dickey, D. A., & Fuller, W. A. (1979), “Distribution of the
Estimators for Autoregressive Time Series with a Unit Root”, Journal of the
American Statistical Association, 74(366), 427-431.
111. Dimitrios PAPARAS, Christian RICHTER, Alexandros
PAPARAS (2015), “Fiscal Policy and Economic Growth, Empirical Evidence
in European Union”, Turkish Economic Review, Vol 2, No 4 (2015).
112. Dreger, Christian and Rahmani, Teymur (2014), “The Impact of Oil
Revenues on the Iranian Economy and the Gulf States”, DIW Berlin Discussion
Paper, No. 1369.
113. Emran, M. Shahe and Stiglitz, Joseph, (2005), “On selective
indirect tax reform in developing countries”, Journal of Public Economics, 89
(2005), issue 4, p. 599-623.
114. Engen, Eric, M., and Skinner, Janathan. (1991), “Fiscal Policy and
Economic Growth”, NBER Working Papers 4223.
115. Engen, E. and Skinner, J. (1996), “Taxation and Economic
Growth”, National Tax Journal, Vol. 49, No. 4 (December, 1996), pp. 617-642.
xiv
116. Edward Hsieh & Kon S. Lai (1994), “Government spending and
economic growth: the G-7 experience”, Applied Economics, 26:5, 535-
542, DOI: 10.1080/00036849400000022.
117. Farla, Kristine & de Crombrugghe, Denis & Verspagen, Bart, 2016.
"Institutions, Foreign Direct Investment, and Domestic Investment: Crowding
Out or Crowding In?," World Development, Elsevier, vol. 88(C), pages 1-9.
118. Federal Tax Administration FTA (2022), Current Swiss VAT rates
https://www.estv.admin.ch/estv/en/home/value-added-tax/vat-rates-
switzerland.html.
119. Ferede, Ergete & Dahlby, Bev (2012), “The impact of tax cuts on
economic growth: Evidence from the Canadian Provinces”, National Tax
Journal, September 2012, 65(3), 563-594.
120. Fölster, S., & Henrekson, M. (2001), “Growth Effects of
Government Expenditure and Taxation in Rich Countries”, European
Economic Review, 45(8), 1501-1520.
121. Furceri, D. & Karras, Georgios. (2009), “Tax and growth in Europe”,
South Eastern Europe Journal of Economics, 2, 181-204.
122. Gacanja, E. W. (2012), Tax revenue and economic growth: an
empirical case study of Kenya, University of Nairobi.
123. Galí, J., López-Salido, J. D., & Vallés, J. (2007), “Understanding the
Effects of Government Spending on Consumption”, Journal of the European
Economic Association, 5(1), 227–270.
124. Gemmell, N., Kneller, B., & Sanz, I. (2011), “The timing and
persistence of fiscal policy impacts on growth: evidence from oecd countries”, The
Economic Journal, 121(550), F33–F58.
125. George E. Halkos & Epameinondas A. Paizanos (2016),
"Environmental Macroeconomics: Economic Growth, Fiscal Spending and
xv
Environmental Quality", International Review of Environmental and Resource
Economics, Vol. 9: No. 3–4, pp 321-362.
126. Google, Temasek & Bain (2022), Vietnam_e_conomy SEA 2022,
https://services.google.com/fh/files/misc/vietnam_e_conomy_sea_2022_repor
t.pdf.
127. Grobéty, M. (2018), “Government debt and growth: The role of
liquidity”, Journal of International Money and Finance; Volume 83, May
2018, Pages 1-22.
128. Margaret, Phillippe Leite, Matthew and Emil Tesliuc, editors (2022),
Revisiting Targeting in Social Assistance: A New Look at Old Dilemmas,
Washington, DC: World Bank.
https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/34710
129. Gujarati, D., Porter, D., & Gunasekar, S. (2017), Basic
Econometrics, Mcgraw- Hill.
130. Gupta, N. (2005), “Partial Privatization and Firm Performance”, The
Journal of Finance, 60(2), 987-1015.
131. Hamdi, H. & Sbia, R. (2013), “Dynamic Relationships between Oil
Revenues, Government Spending and Economic Growth in an Oil-Dependent
Economy”, Economic Modelling, 35, 118-125.
132. Harrison, A. (1996), “Openness and Growth: A Time-Series, Cross-
Country Analysis for Developing Countries”, Journal of development
Economics, 48, 419-447.
133. Harvey, J., & Johnson, M. (1973), Economic Growth Introduction to
Macro-Economics: A Workbook (pp. 94-97), Palgrave Macmillan UK.
134. Ho, T. W. (2001), “The Government Spending and Private
Consumption: a Panel cointegration analysis”, International Review of
Economics & Finance, 10(1), 95-108.
xvi
135. Igwe, Anthony & Chukwudi Emmanuel, Edeh & Ukpere, Wilfred.
(2015). “Impact of fiscal policy variables on economic growth in Nigeria (1970-
2012): A managerial economics persperctive”, Investment Management and
Financial Innovations, 12, 169-179.
136. Ilyas, M., & Siddiqi, M.W. (2010), “The Impact of Revenue Gap on
Economic Growth: A Case Study of Pakistan”, World Academy of Science,
Engineering and Technology, International Journal of Social, Behavioral,
Educational, Economic, Business and Industrial Engineering, 4, 1682-1687.
137. Indonesia Investments (2019), 2019 State budget Indonesia: realistic
rising focus on social spending.
https://www.indonesia-investments.com/news/todays-headlines/2019-
state-budget-indonesia-realistic-rising-focus-on-social-
spending/item8945
138. Institute of Financial Professionals Australia (2016), 2015-16
Lodgment rates and thresholds guide.
https://www.taxandsuperaustralia.com.au/TSA/Tools/2015-
16_Lodgment_rates_and_thresholds_guide/TSA/Members/2015-
16_lodgment_rates_and_thresholds_guide.aspx?hkey=e0fb9b50-f991-
47cc-b95b-59c01077276a
139. International Monetary Fund (2022), World Economic Outlook:
Countering the Cost-of-Living Crisis, Washington, DC. October.
https://www.imf.org/en/Publications/WEO/Issues/2022/10/11/world-
economic-outlook-october-2022.
140. International Monetary Fund (2021), World Economic Outlook
Update, January 2021.
https://www.imf.org/en/Publications/WEO/Issues/2021/01/26/2021-
world-economic-outlook-update
xvii
141. Irena Szarowská, (2011), “Changes in taxation and their impact on
economic growth in the European Union”, Acta Universitatis Agriculturae et
Silviculturae Mendelianae Brunensis, 59, (2), 325-332.
142. Iside Costantini (2019), “Health, Education and Wellbeing in Hong
Kong: British Legacy and New Challenges since the Handover to China”,
Revue Interventions économiques [Online], 62 | 2019, Online since 28.
https://journals.openedition.org/interventionseconomiques/6472
143. Jackson, T., & Senker, P. (2011), “Prosperity without growth:
Economics for a finite planet”, Energy & Environment, 22(7), 1013-1016.
144. James McBride & Beina Xu (2018), “Abenomics and the Japanese
Economy”, Council on Foreign Relations (CFR)
https://www.cfr.org/backgrounder/abenomics-and-japanese-economy
145. Jinyue Dong & Le Xia (2022), “China | Is China’s expansionary
fiscal policy sustainable?”, BBVA Research, China Economic Watch, February
2022. https://www.bbvaresearch.com/en/publicaciones/china-is-chinas-
expansionary-fiscal-policy-sustainable/
146. Johansson, Åsa; Heady, Christopher; Arnold, Jens; Brys, Bert &
Vartia, Laura (2008), Tax and Economic Growth, Economics Department
Working Paper No.620.
147. Kadir Karagöz, Rıdvan Keskin (2016), “Impact of Fiscal Policy on
the Macroeconomic Aggregates in Turkey: Evidence from BVAR Model”,
Procedia Economics and Finance, Volume 38, Pages 408-420.
148. Keynes, J. M. (1936), The General Theory of Employment, Interest,
and Money, Macmillan, St. Martin’s Press.
149. KPMG (2020), Corporate tax rates table.
https://home.kpmg/za/en/home/services/tax/tax-tools-and-
resources/tax-rates-online/corporate-tax-rates-table.html
xviii
150. Lahirushan, K. P. K. S. & Gunasekara W. G. V. (2015), “The Impact
of Government Expenditure on Economic Growth: A Study of
AsianCountries”, World Academy of Science, Engineering and Technology Int
ernational Journal of Social, Behavioral, Educational, Economic, Business a
nd Industrial Engineering Vol:9(9).
151. Landau, D. (1985), Government Expenditure and Economic Growth
in the developed countries: 1952-76, Public Choice 47, 459-477.
152. Law Plus Ltd (2015), Tax cuts to boost economy in Thailand
https://www.lawplusltd.com/2016/10/tax-cuts-boost-economy-thailand/
153. Lee, Y., & Gordon, R. H. (2005), “Tax Structure and Economic
Growth”, Journal of Public Economics, 89(5-6), 1027-1043.
154. Leinonen (2022), Finnish corporate income tax rate reduced
to 20%. https://leinonen.eu/fi-en/local-news/finnish-corporate-income-tax-
rate-reduced-to-20-percent
155. Levon Barseghyan et al (2013), “Fiscal Policy over the Real Business
Cycle: A Positive Theory”.
https://barseghyan.economics.cornell.edu/docs/rbc.pdf
156. Lexidy Law Boutique (2020), Corporate Tax in Spain
https://www.lawyersspain.eu/corporate-tax-in-spain.
157. Macek, Rudolf & Janků, Jan. (2015), “THE IMPACT OF FISCAL
POLICY ON ECONOMIC GROWTH DEPENDING ON INSTITUTIONAL
CONDITIONS”, Acta academica karviniensia, 15, 95-107.
158. Mark Horton & Asmaa El-ganainy (2022), “Fiscal Policy: Taking
and Giving away”. F&D Magazine, IMF June 15, 2022.
159. Mashkoor, M. Yahya, S. & Ali, A. (2010), “Tax revenue and
economic growth: An empirical analysis for Pakistan”, World Applied Sciences
Journal, 10(11), 1283-1289.
xix
160. Matthew Kofi Ocran (2011), "Fiscal policy and economic growth in
South Africa", Journal of Economic Studies, Glasgow Vol. 38, Iss. 5, (2011):
604-618.
161. McKeown, T.J. (1984), Firms and tariff regime change: explaining
the demand for protection, World Politics, 36(2), 215 – 233.
162. Mehmet Serkan Tosun & Sohrab Abizadeh (2005), “Economic
growth and tax components: an analysis of tax changes in OECD”, Applied
Economics, 37:19, 2251-2263.
163. Musgrave, R., & Musgrave, P., (1989), Public finance in theory and
practice (5th ed.), New York: McGraw-Hill Book Co.
164. MYLES, G. D. (2000), “Taxation and Economic Growth”, Fiscal
Studies, 21(1), 141–168.
165. Nguyen, C. T., & Trinh, L. T. (2018), “The impacts of public
investment on private investment and economic growth”, Journal of Asian
Business and Economic Studies, 25(1), 15-32. doi:10.1108/jabes-04-2018-
0003.
166. Ofoegbu G. N, Akwu. D.O & Olive.O (2016), “Empirical Analysis
of Effect of Tax Revenue on Economic Development of Nigeria”, International
Journal of Asian Social Science, 6(10): 604-613.
167. Ojong, Cornelius & Ogar, Anthony & Oka, & Arikpo, Oka. (2016),
“The Impact of Tax Revenue on Economic Growth: Evidence from Nigeria”, IOSR
Journal of Economics and Finance (IOSR-JEF), 7, 32-38.
168. Okafor, R.G., (2012), “Tax revenue generation and Nigerian
economic development”, European Journal of Business and Management,
4(19): 49 – 56.
169. Pesaran, M. (1997), “The Role of Economic Theory in Modelling the
Long Run”, The Economic Journal, 107(440), 178-191.
xx
170. Phillips, P. C. B., & Perron, P. (1988), “Testing for a unit root in time
series regression”, Biometrika, 75(2), 335-346.
171. Poulson, B. W., & Kaplan, J. G. (2008), “State Income Taxes and
Economic Growth”, Cato Journal, 28(1), 53-71.
172. PwC, IHS, CASE, IEB (2015), Reform of rules on EU VAT rates,
European Commission.
https://www.dutchnews.nl/features/2018/01/key-changes-to-dutch-
taxes-you-need-to-know-about-in-2018/
173. PwC Malaysia (2022), Corporate Income Tax, 2022/2023 Malaysian
Tax booklet https://www.pwc.com/my/en/publications/mtb/corporate-income-
tax.html
174. PWC (2022), Worldwide Tax Summaries: Latvia- corporate- other
taxes. https://taxsummaries.pwc.com/latvia/corporate/other-taxes
175. PWC (2022), Worldwide Tax Summaries: Singapore- corporate-
taxes and corporate income
https://taxsummaries.pwc.com/singapore/corporate/taxes-on-corporate-
income
176. Reuters Staff (2013), China raises 2013 budget deficit target to 2 pct
of GDP, Reuters.
https://www.reuters.com/article/china-parliament-budget-
idUSB9N0BW02T20130305
177. Reuters Staff (2019), China to cut value-added tax rate for
manufacturing, construction sectors, Reuters.
https://www.reuters.com/article/us-china-parliament-budget-tax-
idUSKCN1QM046
178. Richard Asquith (2016), “Hungary cuts VAT on restaurants and
basics”, Avalara.
xxi
https://www.avalara.com/vatlive/en/vat-news/hungary-cuts-vat-on-
restaurants-and-basics.html
179. Robert M. Solow, 1956. "A Contribution to the Theory of Economic
Growth" The Quarterly Journal of Economics, Oxford University Press, vol.
70(1), pages 65-94.
180. Sachs, Jeffrey D & Warner, Andrew M (1995), “Natural Resource
Abundance and Economic Growth”, National Bureau of Economic Research
Working Paper Series, No. 5398, December 1995.
181. Saima Nawaz & M. Idrees Khawaja (2019), “Fiscal policy,
institutions and growth: new insights”, Singapore Economic Review, Volume
64, Issue 05 (December 2019).
182. Samuelson, P. A., & Nordhaus, W. D. (1985), Economics (12th ed.),
McGraw-Hill.
183. Shanaka, H. (2012), “Size of Government and Economic Growth:
A Nonlinear Analysis”. ECONOMIC ANNALS, Volume LVII, No. 194 / July
– September 2012, 7-30.
184. Solow, R. M. (1956), “A Contribution to the Theory of Economic
Growth”, The Quarterly Journal of Economics, 70(1), 65–94.
185. Takumah, Wisdom, (2014), "Tax Revenue and Economic Growth in
Ghana: A Cointegration Approach”, MPRA Paper 58532.
186. Takumah, W., & Iyke, B. N. (2017), “The Links between Economic
Growth and Tax Revenue in Ghana: An Empirical Investigation”, International
Journal of Sustainable Economy, 9(1), 34.
187. Taylor, Andrew J. (1998), “Explaining Government
Productivity”, American Politics Research, Volume 26 Issue 4, October 1998,
439–58.
xxii
188. TPA Group (2018), Austria: VAT rate reduced to 10% for
accommodation
https://www.tpa-group.com/en/cee-news-en/oesterreich-umsatzsteuer-
bei-naechtigungen/
189. Tuffour, Joseph Kwadwo (2013), “Foreign Aid, Domestic Revenue
and Economic Growth in Ghana”, Journal of Economics and Sustainable
Development, Vol.4, No.8, pp. 25-33.
190. Ugwuanyi, Uche & Ugwunta, David. (2017), “Fiscal Policy and
Economic Growth: An Examination of Selected Countries in Sub-Saharan
Africa”, International Journal of Academic Research in Accounting, Finance
and Management Sciences 7(1).
191. Wesley Boldewijn et al (2022), “Dutch Tax Plan 2023”, Dentons
https://www.dentons.com/en/insights/alerts/2022/september/20/dutch-tax-
plan-2023-and-other-developments
192. World Bank (2022).mThe World Bank in Vietnam.
https://www.worldbank.org/en/country/vietnam/overview
193. WorWorldBank (2), Global Economic Prospects – January 2022
https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/36519/978146
4817601.pdf
194. Worldwide Tax (2022), Belarus Tax News
https://www.worldwide-tax.com/belarus/belarus-tax-news.asp
195. Worldwide Tax (2022), Italy Tax News
https://www.worldwide-tax.com/italy/italy-tax-news.asp
196. Yang Kai (2012), “Beautiful ‘China Dream’ requires hard work”,
People's Daily Overseas.
xxiii
197. Zoey Zhang (2020), “China’s Support Policies for Businesses Under
COVID-19: A Comprehensive List”, China Briefing
https://www.china-briefing.com/news/china-covid-19-policy-tracker-
benefiting-business-enterprises-comprehensive-updated-list/
198. https://data.worldbank.org/indicator
199. https://www.imf.org/en/Data
200. https://immigrantinvest.com/blog/portuguese-taxes-en/
xxiv
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Đề tài cấp Bộ Tài chính:
1. Nguyễn Thị Hoa (Chủ nhiệm) và nhóm nghiên cứu (2021), “Nghiên cứu xác
định quy mô và cơ cấu thu ngân sách nhà nước hợp lý cho giai đoạn 2021 –
2025 và định hướng đến năm 2030”, Đề tài cấp Bộ Tài chính, Mã số:
BTC/ĐT/2020-54. Năm bắt đầu: 2020; năm hoàn thành nghiệm thu: 2021.
Các bài báo đã công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có mã chuẩn quốc tế ISSN:
2. Nguyen, H.T., & Darsono, S.N.A.C. (2022), “The Impacts of Tax Revenue
and Investment on the Economic Growth in Southeast Asian Countries”,
Journal of Accounting and Investment, 23(1), 128-146.
ISSN: 2622-3899 (print) and 2622-6413 (online).
https://journal.umy.ac.id/index.php/ai/article/view/13270/pdf
3. Hoa Thi Nguyen (2022), “Economic Growth and Government Expenditure in
ASEAN Countries: A Threshold Approach”, International Journal of Current
Science Research and Review, 5(5), 1637-1645. ISSN: 2581-8341, DOI:
10.47191/ijcsrr. Impact Factor: 5.995 ASI SCORE: 3
https://ijcsrr.org/wp-content/uploads/2022/05/29-24-2022.pdf
4. Nguyen, H. T. (2022), “Government Expenditure and Economic Growth in
Vietnam: Does Public Investment Matter in The Long-Term?”, Journal of
Accounting and Investment, 23(2), 310-329. ISSN: 2622-3899
(print) and 2622-6413 (online).
https://journal.umy.ac.id/index.php/ai/article/view/14666
Các bài báo đã công bố trên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế có mã chuẩn quốc tế ISSN:
5. Hoa Thi Nguyen (2022), “Experience in operating fiscal policies to promote
the economic growth of some countries in the world and lessons for Vietnam”,
Proceedings the fifth international conference on sustainable economic
development and business management in the context of globalisation
(SEDBM-5), Học viện Tài chính.
Các bài báo đã công bố trên tạp chí khoa học trong nước có mã chuẩn quốc tế
ISSN:
6. Nguyễn Thị Hoa (2020), “Thuế tiêu thụ đặc biệt: Kinh nghiệm quốc tế và
hàm ý cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, ISSN 1859 - 428X, số 50
(60), tháng 1+2/2020, trang 23-29 và 35.