Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về ảnh hưởng của CDCC
ngành kinh tế đến TTKT, cụ thể:
Thứ nhất, Tăng trưởng kinh tế là trạng thái tốt hơn của nền kinh tế
được biểu hiện ở kết quả kinh tế tốt hơn theo thời gian và bằng sự gia tăng
không ngừng mức sản lượng GDP. Tăng trưởng kinh tế được phản ảnh ở quy
mô và xu thế thay đổi của GDP, cơ cấu kinh tế, tình hình huy động và phân
bổ nguồn lực của nền kinh tế
Thứ hai, Chuyển dịch cơ cấu là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời
gian, từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp
với sự phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại
trạng thái cũ.
Thứ ba, Các lý thuyết liên quan tới chủ đề này khá nhiều, tuy có bối
cảnh ra đời và cách tiếp cận khác nhau nhưng chúng đã làm rõ cơ chế và các
kênh mà CDCC ngành kinh tế ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ sở
cho phương pháp luận của nghiên cứu.
Thứ tư, Các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đều kế thừa
các lý thuyết kinh tế trên đây và vận dụng vào hoàn cảnh nghiên cứu của các
nền kinh tế của từng vùng trong một quốc gia, hay một quốc gia hay liên quốc
gia. Trong các nghiên cứu này, các nghiên cứu ủng hộ giả thuyết CDCC
ngành kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khá nhiều.
189 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tư phát triển các nguồn điện từ năng lượng gió, năng lượng mặt
143
trời ở vùng biển Triệu Lăng - Triệu Phong, vùng núi Hướng Linh, Hướng
Phùng, Hướng Tân – huyện Hướng Hóa, vùng Tây Triệu Phong, Tây Gio
Linh. Nghiên cứu xây dựng Trung tâm nhiệt điện Bắc miền Trung tại Quảng
Trị; Phát triển điện khí, điện sinh khối...
5.1.3.3. Phát triển các ngành trong nội bộ thương mại - dịch vụ
Thương mại:
Phát triển thương mại theo cơ chế thị trường, đa dạng hóa các loại hình
hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, hiệu quả và cạnh tranh lành mạnh;
tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho hàng hóa nông sản, đặc sản của địa
phương, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh thương mại trên cơ sở nâng cao chất lượng phục vụ theo
hướng chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại.
Khai thác tốt thị trường nội địa, tổ chức hợp lý các hoạt động kinh doanh
thương mại nội tỉnh trong sự gắn kết với thị trường trong vùng và cả nước;
phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân hàng
năm giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 17-20%. Đẩy mạnh thực hiện đề án
thương mại xuyên biên giới qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo.
Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, công nghiệp
thế mạnh của tỉnh; chú trọng các sản phẩm xuất khẩu tỉnh có ưu thế như: sản
phẩm chế biến từ cát thạch anh, titan, điện thương phẩm, nước khoáng, thuỷ
hải sản, cao su, cà phê, hồ tiêu, lạc, chế biến gỗ, may mặc, giầy da. Quan tâm
nâng cao chất lượng, mẫu mã, thương hiệu sản phẩm; tăng hàm lượng công
nghệ và giá trị gia tăng trong hàng hoá xuất khẩu; tăng khả năng cạnh tranh
của hàng hóa xuất khẩu của tỉnh trên thị trường quốc tế.
Các ngành dịch vụ
- Dịch vụ vận tải, kho bãi, bóc dở hàng hoá: Phát huy lợi thế về vị trí
144
địa lý để phát triển mạnh dịch vụ vận tải, kho bãi và bóc dở hàng hoá trên địa
bàn tỉnh. Nâng cao năng lực và chất lượng vận tải. Phát triển mạnh các mạng
lưới liên vận quốc tế (đến Lào, Thái Lan), tăng cường các tuyến vận tải nội
tỉnh, liên tỉnh nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, vận tải
vật tư, hàng hoá và sự đi lại của nhân dân.
Du lịch: Đẩy nhanh phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hiệu quả các
lợi thế của tỉnh. Thực hiện liên kết vùng, tăng cường hợp tác với các tỉnh
Miền Trung, các nước trên hành lang kinh tế Đông - Tây để khai thác tiềm
năng, thế mạnh du lịch của mỗi địa phương; hợp tác với Lào, Thái Lan xây
dựng các chương trình du lịch kết nối các di sản văn hoá của 3 nước dọc hành
lang kinh tế Đông Tây. Phát triển du lịch trong mối quan hệ hài hòa, hiệu quả
với các ngành khác, tạo điều kiện xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm hàng hóa
của địa phương. Gắn phát triển du lịch với bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử,
văn hoá, cách mạng, các tài nguyên du lịch, giữ gìn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống, bản sắc dân tộc; bảo vệ môi trường tự nhiên và đảm bảo an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
5.1.4. Hàm ý về phát huy các yếu tố nguồn lực cho CDCC ngành kinh tế
5.1.4.1. Phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy CDCC kinh tế ngành
Thứ nhất, Tập trung cơ cấu lại lao động trong nền kinh tế. Trên cơ sở
thực hiện tái cơ cấu lao động theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp,
dịch vụ; khả năng tạo việc làm trong nội bộ nền kinh tế tỉnh. Lao động công
nghiệp: Tăng lực lượng lao động công nghiệp trên cơ sở tập trung đầu tư đẩy
mạnh phát triển các ngành công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp; đưa công
nghiệp về nông thôn, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng
nghề... Lao động khu vực nông nghiệp: Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động
ngay trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Giảm tỷ trọng lao động nông
145
nghiệp xuống còn khoảng 30 % vào năm 2030. Lao động dịch vụ: Thu hút và
chuyển đổi đáng kể lực lượng lao động ở khu vực nông thôn tham gia hoạt
động trong các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, vận tải....Tỷ lệ lao động
trong khu vực dịch vụ tăng lên 35 % vào năm vào năm 2030.
Thứ hai, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Chú trọng đào tạo lực
lượng lao động khoa học, kỹ thuật, quản lý, đội ngũ lao động chất lượng cao,
đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ mới. Tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 60%
vào năm 2030. Quan tâm đào tạo kỹ thuật, tay nghề cho lao động trong nông
nghiệp, nông thôn, lực lượng lao động trẻ làm nòng cốt trong ứng dụng khoa
học kỹ thuật trong nông nghiệp, đặc biệt là ở các vùng miền núi, ven biển,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Có cơ chế, chính sách ưu đãi cán bộ giỏi, có
năng lực về công tác trên địa bàn các huyện miền núi; đào tạo cán bộ người
địa phương để có nguồn cán bộ tại chỗ.
Gắn phát triển giáo dục, đào tạo với định hướng phát triển nguồn nhân
lực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế. Chú trọng công tác giáo dục hướng nghiệp trong
các trường phổ thông; điều chỉnh hợp lý cơ cấu bậc học, ngành nghề, cơ cấu
vùng trong hệ thống giáo dục - đào tạo phù hợp với yêu cầu học tập của nhân
dân, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và ban hành
chính sách khuyến khích, thu hút đội ngũ trí thức có trình độ cao về công tác,
hoặc tham gia đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
5.1.4.2. Phát triển khoa học công nghệ, tận dụng thành tựu cách mạng công
nghiệp 4.0 và kinh tế số
Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, coi đây là yếu tố
then chốt tạo ra những đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần
146
thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
bền vững. Phát triển khoa học công nghệ phải gắn kết và phục vụ thiết thực,
hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đáp ứng được yêu cầu hội
nhập khu vực và quốc tế. Định hướng phát triển tập trung vào các vấn đề chủ
yếu sau:
- Chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào các lĩnh
vực quản lý, sản xuất, kinh doanh, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ sản xuất vật liệu mới, đổi mới và cải tiến công nghệ
kỹ thuật trong các ngành sản xuất. Phát triển một số ngành sản xuất, dịch vụ
có hàm lượng khoa học công nghệ cao, công nghệ mới... Nhân rộng các mô
hình, tiến bộ khoa học đã được khẳng định hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp đổi
mới công nghệ. Ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học trong công tác quản
lý, nhất là công nghệ thông tin. Xây dựng và từng bước thực hiện các chương
trình đổi mới công nghệ, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào các lĩnh vực kinh tế -
xã hội trọng yếu.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề tài nghiên cứu
khoa học sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên
cứu và ứng dụng, giữa nhà nghiên cứu với người sử dụng kết quả nghiên cứu
khoa học. Tập trung điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên... và ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
cơ bản phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác quản
lý tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,
thương hiệu sản phẩm, hàng hoá... Đẩy mạnh ứng dụng tiêu chuẩn ISO
9001:2015 vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Áp dụng mạnh mẽ
các tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh.
- Từng bước xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh (con
147
người, tài chính, trang thiết bị nghiên cứu, chính sách và tổ chức mạng lưới
ứng dụng và triển khai các tiến bộ kỹ thuật). Từng bước xây dựng hệ thống cơ
sở vật chất, trang thiết bị, trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm, kiểm nghiệm,
kiểm định, công nghệ thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học
công nghệ. Phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ, tăng cường đào tạo,
bồi dưỡng, thu hút đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ, đủ sức giải
quyết có hiệu quả các nhiệm vụ khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mở rộng giao lưu hợp tác khoa học công nghệ
với các tỉnh thành, các nước trong khu vực nhằm tiếp thu công nghệ mới phục
vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đổi mới công tác quản lý nhà
nước về hoạt động khoa học công nghệ và từng bước tạo lập thị trường khoa
học công nghệ trên địa bàn.
- Nghiên cứu xây dựng các chính sách, đối tượng để chủ động tham gia
cuộc CMCN 4.0 như hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tập trung phát triển
các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao như: công nghiệp công nghệ thông
tin, điện tử - viễn thông; An toàn thông tin, an ninh mạng; tài chính - ngân
hàng; thương mại điện tử, nông nghiệp số, du lịch số, công nghiệp văn hóa số,
y tế, giáo dục đào tạo. Phấn đấu kinh tế số chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm
trong tỉnh (GRDP). Đến năm 2030, phủ sóng mạng di động 5G, mọi người
dân đều được truy cập Internet băng rộng với chi phí thấp. Hoàn thành xây
dựng chính quyền điện tử; triển khai đồng bộ hệ thống các dịch vụ thiết yếu
thông minh như: Điện, nước, ngân hàng, thương mại, điện tử, du lịch, môi
trường, quy hoạch và nhà ở đô thị,... thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu lớn
(Big data) của đô thị thông minh. Các đô thị trong tỉnh đạt hoặc tiệm cận các
tiêu chí đô thị thông minh. Kinh tế số chiếm khoảng 30% GRDP trong tỉnh
vào năm 2030.
- Các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ chủ yếu:
148
+ Chú trọng đến vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ; hướng dẫn, hỗ trợ đăng
ký, xác lập quyền sở hữu trí tuệ.
+ Hỗ trợ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tập trung nâng cao trình độ nguồn nhân lực, năng
lực đổi mới sáng tạo ở cấp độ vận hành các hoạt động hằng ngày của doanh
nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các
doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất
kinh doanh; lựa chọn ưu tiên một số lĩnh vực đầu tư để chuyển đổi căn bản từ
dây chuyền lạc hậu lên phiên bản hiện đại, ưu tiên tính hiệu quả trong đầu tư
vào dây chuyền công nghệ mũi nhọn; các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng
chủ lực, có giá trị gia tăng. Hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn tiên tiến, tiêu chuẩn cơ sở,
+ Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ trên
địa bàn tỉnh. Cần tập trung hỗ trợ ứng dụng đổi mới công nghệ, chuyển giao
công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, trong sản
xuất và chế biến hàng hóa nông sản; hỗ trợ các dự án chuyển giao công nghệ,
cải tiến và đổi mới công nghệ hoặc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao,
dự án ứng dụng công nghệ sinh học. Ưu tiên đặt hàng nhiệm vụ KH&CN
thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, ứng dụng công nghệ cao và
có khả năng nhân rộng trong sản xuất nông nghiệp;
+ Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, sẵn sàng tham gia cuộc CMCN
4.0. Tiếp tục thúc đẩy và hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; xây dựng và
phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo cấp tỉnh, tập trung vào các công nghệ
chủ chốt của cuộc CMCN 4.0; Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trên tất cả
các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
149
5.2. Kết luận
Từ những nội dung trên luận án đã hoàn thành được các mục tiêu
nghiên cứu cũng như đã trả lời thành công các câu hỏi đặt ra từ đầu và được
thể hiện qua các nội dung như sau:
5.2.1. Về lý luận (với mục tiêu thứ nhất)
Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về ảnh hưởng của CDCC
ngành kinh tế đến TTKT, cụ thể:
Thứ nhất, Tăng trưởng kinh tế là trạng thái tốt hơn của nền kinh tế
được biểu hiện ở kết quả kinh tế tốt hơn theo thời gian và bằng sự gia tăng
không ngừng mức sản lượng GDP. Tăng trưởng kinh tế được phản ảnh ở quy
mô và xu thế thay đổi của GDP, cơ cấu kinh tế, tình hình huy động và phân
bổ nguồn lực của nền kinh tế
Thứ hai, Chuyển dịch cơ cấu là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời
gian, từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp
với sự phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại
trạng thái cũ.
Thứ ba, Các lý thuyết liên quan tới chủ đề này khá nhiều, tuy có bối
cảnh ra đời và cách tiếp cận khác nhau nhưng chúng đã làm rõ cơ chế và các
kênh mà CDCC ngành kinh tế ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ sở
cho phương pháp luận của nghiên cứu.
Thứ tư, Các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đều kế thừa
các lý thuyết kinh tế trên đây và vận dụng vào hoàn cảnh nghiên cứu của các
nền kinh tế của từng vùng trong một quốc gia, hay một quốc gia hay liên quốc
gia. Trong các nghiên cứu này, các nghiên cứu ủng hộ giả thuyết CDCC
ngành kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khá nhiều.
150
5.2.2. Về tăng trưởng kinh tế (với mục tiêu thứ hai)
Luận án đã phân tích và rút ra những đánh giá rõ và cụ thể về quy mô,
xu thế thay đổi và động lực tăng trưởng GRDP của tỉnh Quảng Trị:
Thứ nhất, Quy mô nền kinh tế mở rộng không ngừng, tốc độ tăng
trường cao hơn trung bình của cả nước, tuy nhiên tăng trưởng không ổn định
và xu hướng giảm dần, vị thế kinh tế Quảng Trị ở DHMT chưa được cải thiện
rõ rệt;
Thứ hai, Động lực tăng trưởng kinh tế nhờ các ngành kinh tế chủ chốt
phát triển nhanh tạo ra động lực mới cho tăng trưởng; Vẫn dựa vào khai thác
nhân tố theo chiều rộng và lợi thế tĩnh.
Thứ ba, Tăng trưởng kinh tế nhờ huy động được quy mô các nguồn lực
to lớn, hiệu quả sử dụng được cải thiện không ngừng, tuy nhiên phân bổ chưa
hiệu quả.
5.2.3. Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (với mục tiêu thứ ba)
Luận án đã phân tích và rút ra những đánh giá một cách cụ thể mang
tính đặc thù về xu thế và đặc điểm thay đổi của cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh
Quảng Trị. Cụ thể:
Thứ nhất, cơ cấu ngành kinh tế cấp I và cấp II theo tổng sản lượng
GRDP đã thay đổi theo hướng tích cực và có chất lượng khá tốt nhưng dư địa
chuyển dịch về số lượng đã giới hạn; Cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản đã có
sự thay đổi khá tích cực dựa vào những ngành có tiềm năng và dư địa phát
triển lớn nhưng chất lượng còn chưa cao. Nội bộ ngành CN-XD đã dịch
chuyển dần dựa vào công nghiệp nhiều hơn nhưng còn chậm và chất lượng
chưa cao. Cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ chịu sự chi phối của ngành dịch
vụ, sự chuyển dịch trong những năm qua chậm và chất lượng thấp, các yếu tố
151
thúc đẩy thay đổi rất yếu.
Thứ hai, Trong cơ cấu ngành kinh tế cấp I theo mức tăng trưởng GRDP
vẫn thể hiện vị thế vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế, đóng góp của
nông, lâm, thủy sản khá khiêm tốn. Trong ngành nông, lâm, thủy sản, ngành
thủy sản đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng giá trị gia tăng, ngành nông
nghiệp đóng góp giảm dần. Trong ngành CN-XD, ngành công nghiệp đóng
góp ngày càng lớn vào tăng trưởng, ngành xây dựng tuy đóng góp lớn nhưng
giảm dần, tăng trưởng chậm dần. Trong ngành TM-DV, ngành dịch vụ đóng
góp lớn và khá ổn định vào tăng trưởng, ngành thương mại duy trì mức đóng
góp không thay đổi nhiều
5.2.4. Về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng
kinh tế (với mục tiêu thứ tư)
Luận án đã phân tích và rút ra những đánh giá một cách cụ thể về ảnh
hưởng một chiều từ CDCC ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng
trị qua kênh sản lượng, cải thiện công nghệ sản xuất. Cụ thể:
Thứ nhất, CDCC ngành kinh tế có tác động tích cực hay thúc đẩy tăng
trưởng sản lượng -GRDP của tỉnh. Cùng với đó, các yếu tố khác như quy mô
nền kinh tế, vốn con người và trang bị tài sản máy móc cho lao động cũng tác
động tích cực.
Thứ hai, CDCC ngành kinh tế có tác động thúc đẩy cải thiện NSLĐ và
năng suất tổng hợp TFP của tỉnh. Tác động sẽ rõ hơn nếu chuyển dịch lao
động từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp sang ngành có tốc độ tăng NSLĐ
cao. Tăng tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động cải tiến công nghệ trong ngành và
tỷ lệ lao động qua đào tạo.
Thứ ba, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thúc đẩy cải thiện và nâng
cao trình độ công nghệ của nền kinh tế với những bằng chứng rõ ràng ở kết
152
quả ước lượng mô hình định lượng; hành vi doanh nghiệp và ý kiến tham vấn
chuyên gia.
5.2.5. Về Đề xuất được một số hàm ý, chính sách nhằm thúc đẩy CDCC
ngành kinh tế tỉnh Quảng Trị (với mục tiêu thứ năm)
Luận án đã rút ra một số hàm ý, chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy
CDCC ngành kinh tế tỉnh Quảng Trị:
Thứ nhất, Hàm ý về Các trọng tâm ưu tiên thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế tạo sự bứt phá trong phát triển: (i) Đẩy mạnh phát triển công
nghiệp với mức tăng trưởng cao, tạo động lực phát triển cho toàn nền kinh tế.
(ii) Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm
canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch gắn với công nghiệp chế
biến, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, kết hợp với giữ gìn môi trường
sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững; (iii) Tạo bước phát triển vượt bậc về
hệ thống doanh nghiệp, kinh tế hợp tác xã; phát triển thương mại, du lịch,
dịch vụ, tăng khả năng đóng góp cho nền kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm và
tăng thu nhập dân cư. (iv) Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển mạng
lưới đô thị hiện đại, tạo nền tảng vững chắc cho bước phát triển tiếp theo.
Thứ hai, Hàm ý về thúc đẩy CDCC kinh tế ngành tích cực và hiệu quả
bằng phát triển nhanh các ngành kinh tế cấp I: (i) Phát triển toàn diện nông -
lâm - ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa có năng
suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; từng bước công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. (ii) Tập trung phát triển các ngành
công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, sử dụng
nhiều lao động và bảo vệ môi trường. Chú trọng các ngành tỉnh có lợi thế
như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản và đồ uống; sản xuất vật liệu xây dựng và
xi măng; khai thác chế biến khoáng sản, nước khoáng và khí đốt; hoá chất
153
phân bón; cơ khí và sản xuất sản phẩm từ kim loại; cấp điện và năng lượng;
sản xuất và phân phối nước; các ngành may mặc, giày da, lắp ráp điện, điện
tử, điện lạnh. Khuyến khích phát triển công nghiệp ở nông thôn, các nghề tiểu
thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống; (iii) Phát triển thương mại, dịch
vụ, du lịch của tỉnh bám sát định hướng phát triển hành lang kinh tế Đông -
Tây, tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội và phục vụ tốt
hơn đời sống dân cư.
Thứ ba, Hàm ý về thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bằng phát
triển các ngành trong nội bộ các ngành cấp I theo hướng tận dụng lợi thế tĩnh
của tỉnh, đồng thời từng bước chuyển sang khai thác lợi thế động, tập trung
nâng cao năng suất hiệu quả và phát triển các ngành hướng đến thị trường
trong và ngoài nước.
Thứ tư, Hàm ý về phát huy các yếu tố nguồn lực cho CDCC ngành kinh
tế.
5.3. Những hạn chế của nghiên cứu
Mặc dù đề tài luận án được thực hiện với sự nỗ lực rất lớn. Tuy nhiên,
đề tài luận án không thể tránh khỏi những hạn chế:
Thứ nhất, các nghiên cứu về ảnh hưởng của CDCC ngành kinh tế tới
tăng trưởng kinh tế thường có phạm vi nghiên cứu ở cấp vùng lãnh thổ của
quốc gia, nền kinh tế của một nước hay liên quốc gia. Dù rằng đã có những
nghiên cứu ở phạm vi cấp tỉnh ở Việt Nam nhưng chưa nhiều. Do đó, khi
NCS thực hiện nghiên cứu chỉ cho một tỉnh nên việc kế thừa các nghiên cứu
trước và giải quyết vấn đề chưa thể như kỳ vọng.
Thứ hai, dữ liệu nghiên cứu: không gian và thời gian dữ liệu mặc dù
đáp ứng điều kiện thực hiện theo kinh tế lượng. Tuy nhiên, độ dài thời gian
chỉ khoảng 20 năm và không gian nghiên cứu chỉ gồm 3 ngành cấp I trong
154
tỉnh nên vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng dữ liệu cũng có
những khó khăn, mà chủ yếu dựa trên số liệu được cung cấp chính thức thứ
cấp từ Cục Thống kê của tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh. Số
liệu sơ cấp được NCS thực hiện chỉ với một đối tượng quản lý nhà nước và
các doanh nghiệp trong tỉnh nhưng mẫu chưa thật lớn và còn nhiều yếu tố
chưa đề cập tới.
Thứ ba, Do việc hạn chế về số liệu nên Luận án phải thông qua thay đổi
cơ cấu nội bộ ngành tác động tới sản lượng, năng suất và công nghệ ngành
cấp I ( đại diện cho nền kinh tế). Đây là một hạn chế của luận án.
Thứ tư, CDCC ngành kinh tế và tăng trưởng là hai vấn đề có mối quan
hệ với nhau nhưng trong nghiên cứu này, NCS chỉ tập trung xem xét một
chiều. Đó là ảnh hưởng từ CDCC ngành tới tăng trưởng kinh tế.
Thứ năm, về nội dung chỉ mới đề cập tới 3 kênh tác động. Còn nhiều
kênh chưa đề cập chẳng hạn như: giảm nghèo, việc làm
Hướng nghiên cứu
Việc khắc phục các hạn chế nêu trên cũng chính là hướng nghiên cứu
tiếp theo nếu NCS tiếp tục thực hiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bùi Phan Nhã Khanh và Võ Thế Trường (2021). Tình hình tình hình
phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ngãi và một số định hướng giải pháp đề
xuất. Tạp chí Công Thương, 2, Tháng 01/2021.
2. Bùi Quang Bình (2010). Chuyên dịch cơ cấu kinh tế và phục hồi tăng
trưởng kinh tế Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 233, Tháng 3/2010.
3. Bùi Quang Bình (2010). Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhìn từ
góc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Tạp chí Khoa học & Công
nghệ, 5 ,40, 2010.
4. Bùi Quang Bình (2010). Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhìn từ
góc đô cơ cấu kinh tế. Kỷ yếu Hội thảo “Mô hình tăng trưởng kinh tế
Việt Nam: Thực trạng và lựa chọn cho giai đoạn 2010-2020”, Ủy ban
Kinh tế của Quốc hội và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, ngày
26/10/2010, Đại Học Kinh tế Quốc dân, 340-345.
5. Bùi Quang Bình (2012). Kinh tế Phát triển, Nhà xuất bản Thông tin và
Truyền thông, Hà Nội.
6. Bùi Quang Bình (2015). Nghiên cứu TFP trong tăng trưởng kinh tế tỉnh
Quảng Nam thời kỳ 1997-2013 - Trường hợp ngành công nghiệp tỉnh
Quảng Nam, Đề tài cấp tỉnh thực hiện năm 2014-2015.
7. Bùi Quang Bình (2015). Thực trạng và các vấn đề trong huy động, phân
bổ và sử dụng nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, 213, 42-49, ISSN 1859 -0012.
8. Bùi Quang Bình (2016). Một số ảnh hưởng của biến động dân số tới sự
phát triển kinh tế xã hội ở Miền trung – Tây Nguyên, Nhà xuất bản
Thông tin và Truyền Thông, Hà Nội.
9. Bùi Quang Bình (2016). Tác động của biến động dân số tới CDCC kinh
tế Việt Nam (trường hợp của Miền trung – Tây nguyên). Tạp chí Nghiên
cứu Kinh tế , 2, 77-82.
10. Bùi Quang Bình (2019). Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam: Thực trạng,
những vấn đề và định hướng điều chỉnh. Kỷ yếu hội thảo “Cơ cấu lại
nền kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2030”, Quảng Nam, ngày
24/12/2019, UBND tỉnh Quảng Nam.
11. Bùi Quang Bình (2019). Ngành có lợi thế phát triển trong điều kiện hội
nhập: Theo lý thuyết và quan điểm thực tiễn Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo
quốc gia “Tác động của các hiệp định tự do tới cơ cấu kinh tế Việt
Nam”, Trường ĐH Kinh tế Hà Nội, tháng 12/2018, Trường ĐH Kinh tế
và Trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội, 86-91.
12. Bùi Quang Bình (2019). Tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân
trong tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam, Đề tài cấp tỉnh của tỉnh
Quảng Nam năm 2019.
13. Bùi Tất Thắng (1994). Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình
công nghiệp hóa của các nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở Đông Á và
Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học & Xã hội, Hà Nội.
14. Bùi Tất Thắng (2006). Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam,
Nhà Xuất bản Khoa học & xã hội, Hà Nội.
15. Đỗ Hoài Nam (2006). Chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển ngành
trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội.
16. Dương Hoàng Linh (2019). Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại một
số nước, Tạp chí tài chính - Bộ Tài Chính, 3, 61-69.
17. Hổ ĐP, Dưỡng PN (2019). Năng suất lao động nông nghiệp - chìa khóa
của tăng trưởng, thay đổi cơ cấu kinh tế và thu nhập nông dân, Tạp chí
phát triển kinh tế, 22, 16-22.
18. Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (1999). Chuyển dịch CCKT trong điều
kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
19. Lê Xuân Bá và các tác giả (2006). Các yếu tố tác động đến chuyển dịch
cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam, Đề tài cấp bộ 2006, Viện Quản
lý kinh tế Trung ương.
20. Mai Văn Tân (2014). Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu
và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ, ĐH
Bách khoa Hà Nội.
21. Ngân hàng thế giới và Bộ KT và ĐT (2016). Việt Nam 2035 hướng tới
thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, World Bank.
22. Nguyễn Chí Bính (2014). Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến
nay: Kinh nghiệm và Giải pháp, Luận án tiến sỹ, ĐH Kinh tế Quốc dân
Hà Nội.
23. Nguyễn Chiến Thắng và Phạm Việt Bình (2019). Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế Quảng Nam và một số vấn đề đặt ra về phát triển bền vững, Kỷ
yếu Hội thảo “Cơ cấu lại nền kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-
2030”, Quảng Nam, ngày 24/12/2019, UBND tỉnh Quảng Nam.
24. Nguyễn Đức Khương (2018). Đổi mới sáng tạo: Nhân tố nền tảng cho
đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, Hội thảo Nâng cao tính năng sáng
tạo, khởi nghiệp tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Đà Nẵng, tổ
chức tháng 7-2018, UBND thành phố Đà Nẵng.
25. Nguyễn Hồng Quang (2018). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng
Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Đà Nẵng.
26. Nguyễn Thị Cẩm Vân (2015). Các mô hình phân tích CDCC kinh tế
trong quá trình CNH, HĐH đất nước, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân.
27. Nguyễn Thị Hà (2011). Một số lý thuyết về phát triển và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh,
, xem 07/9/2019.
28. Nguyễn Thị Tuệ Anh và các cộng sự (2007). Đóng góp của các ngành
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng năng suất (lao
động), Đề tài cấp Bộ KH&ĐT.
29. Nguyễn Trường Sơn (2019). Thể chế kinh tế các tỉnh vùng kinh tế trọng
điểm Miền Trung và Tây Nguyên, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Phát triển
kinh tế - xã hội vùng Tây nguyên lần thứ 3/ 2019, Kontum, Tháng
6/2019, ĐH Kinh tế Đà Nẵng, Viện Hàn lâm khoa học xã hội, ĐH Kinh
tế Huế, ĐH Tây nguyên, ĐH Quy Nhơn, 979-987.
30. Nguyễn Trường Sơn ( 2021), Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế của tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Công thương, 17, 66-73.
31. Nguyễn Trường Sơn (2021), Tác động của CDCC ngành kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa đến công nghệ sản xuất tỉnh Quảng
Trị, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Phát triển đô thị ở Miền trung: Những
vấn đề lý luận và thực tiễn, Đà Nẵng, 2021, Viện hàn làm KHXH Vùng
Trung bộ, 431-448.
32. Nguyễn Trường Sơn (2021), Tác động từ CDCC ngành kinh tế tới tăng
trưởng GRDP của tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Công thương, 27/2021, 110-
119.
33. Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2006). Tốc độ và chất lượng tăng
trưởng kinh tế ở VN, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
34. Nguyễn Xuân Thành (2003). Kinh tế phát triển ở Đông Á và Đông Nam
Á. Chương trình giảng dạy kinh tế ĐH Fullbright.
35. Phạm Thế Anh (2008). Phân tích cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bài Nghiên cứu NC-
03/2008.
36. TL Ngô, TMA Nguyễn (2019). Tái cơ cấu ngành kinh tế theo quan điểm
phát triển bền vững: Định hướng và các giải pháp đến 2020 và những
năm tiếp theo, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 61, 11.
37. Trần Thị Thu Huyền (2020). Ước lượng tác động của chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế tới tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam, Tạp
chí Con số và sự kiện, số tháng 10/2020.
38. Trần Anh Tuấn (2014). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) vùng ven
biển Bắc Bộ (VBBB) theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH), Luận án tiến sỹ, Học viện chiến lược Bộ KH và ĐT – 2014.
39. Trần Du Lịch (2019). Cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Nam gắn với cuộc cách mạng
4.0, Kỷ yếu hội thảo “Cơ cấu lại nền kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2021-2030”, Quảng Nam, ngày 24/12/2019, UBND tỉnh Quảng Nam.
40. Vũ Thị Thu Hương (2017). Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam:
Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế, Luận án tiến
sỹ, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
41. Vũ Tuấn Anh (1982), Một số vấn đề lý luận về cơ cấu nền kinh tế quốc
dân, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 2/1982.
TIẾNG ANH
1. Abdul AzeezErumban et al (2019). Structural change and economic
growth in India, Structural Change and Economic Dynamics, Volume
51, December 2019, Pages 186-202.
2. Abramovitz, M (1956). Resource and Output Trends in the US since
1870, American Economic Review, 46, 5-23.
3. Albert O. Hirshman (1958). The Strategy of Economic Development,
Yale University Press, C.T., 1958.
4. André Nassif, Carmem Feijó and Eliane Araújo (2014). Structural
change and economic development: is Brazil catching up or falling
behind?, Cambridge Journal of Economics Advance Access published
November 12, 2014.
5. ARAUJO, R. A. et al. (2017). Economic growth and structural change in
a multi-sector and multilateral approach to balance-of-payments
constrained growth, Brazilian Journal of Political Economy/Revista de
Economia Política, 37(4), pp. 894–915. doi: 10.1590/0101-
31572017v37n04a13.
6. Baumol, W.J. (1967). Macroeconomics of unbalanced growth: the
anatomy of urban crisis. American Economic Review, 57, 415–426.
7. Cantner, U. and Kr¨uger, J.J. (2006). Micro-heterogeneity and
aggregate productivity development in the German manufacturing
sector: results from a decomposition exercise. Friedrich-Schiller-
University Jena, Jenaer Schriften zur Wirtschaftswissenschaft, 02/2006.
8. Carree, M.A. (2003). Technological progress, structural change and
productivity growth: a comment. Structural Change and Economic
Dynamics, 14, 109–115.
9. Caselli, F. & Coleman W. (2001). The U.S. Structural Transformation
and Regional Convergence: A Reinterpretation, Journal of Political
Economy, 109(3), 584-616.
10. Chenery, H. and Syrquin, M. (1975). Patterns of Development, 1957–
1970. London: Oxford University Press.
11. Chenery, H. B. & Watanabe, T.(1958), International Comparisons of the
Structure of Production, Econometrica, 26 (1958) 4.
12. Cimoli, M. and Porcile, G. (2010A). Specialization, wage bargaining and
technology in a multigoods of growth model, Metroeconomica, vol. 61,
no. 1, 219–38.
13. Cimoli, M. and Porcile, G. (2010B). Global growth and international
cooperation: a structuralist perspective, Cambridge Journal of
Economics, vol. 35, 383–400.
14. Cimoli, M. and Porcile, G. (2011). Economic Commission for Latin
America and the Caribbean, Santiago Chile.
15. Cimoli, M., Porcile, G. and Rovira, S. (2010). Structural change and
BOP-constraint: why did Latin America fail to converge? Cambridge
Journal of Economics, vol. 34, 389–411
16. Clark W. Reynolds (1980), A Shift-Share-Analysis of regional and
sectorel productivity growth in contemporary Mexico, International
institute for applied systems analysis, laxenburg, Austria 1980.
17. Clark, C. (1940). The Conditions of Economic Progress. London:
Macmillan.
18. David M. Lilien (1982), Sectural Shifts and Cyclical Unemployment,
1982, 90(4), 7770793.
19. Denison, E.F. (1967). Why Growth Rates Differ, Washington DC:
Brookings.
20. Dietrich, A. (2012). Does growth cause structural change, or is it the
other way around? A dynamic panel data analysis for seven OECD
countries. Empirical Economics, 43(3), 915-944.
21. Disney, R., Haskel, J. and Heden, Y. (2003). Restructuring and
productivity growth in UK manufacturing, Economic Journal, 103, 666–
694.
22. Durlauf, S.N. (1993). Nonergodic economic growth. Review of
Economic Studies, 60: 349– 366.
23. Fagerberg, J. (2000). Technological progress, structural change and
productivity growth: a comparative study. Structural Change and
Economic Dynamics,11, 393–411.
24. Fisher, A. (1939). Primary, secondary and tertiary production. Economic
Record, 15, 24–38.
25. Harry T. Oshima(1986). The Transition from an Agricultural to an
Industrial Economy in East Asia, Economic Development and Cultural
Change, University of Chicago Press, Vol. 34, No. 4 (Jul., 1986), pp.
783-809.
26. Hirschman, A. O. (1958). The Strategy of Economic Development, New
Haven, Yale University Press IBGE. 2007. Methodological Note
no. 9. Brazilian National Account System: Reference 2000, Rio de
Janeiro, Brazilian Institute of Geography and Statistics,
<
009/default.shtm (last accessed 25 January 2012)>, accessed 03/10/2019.
27. Hofman, A. et al. (2017). Economic Growth and Productivity in Latin
America: LA-KLEMS. With English summary, El Trimestre Economico,
84(2), pp. 259–306.
28. Hollis Chenery (1974), Redistribution with growth; policies to improve
income distribution in developing countries in the context of economic
growth, Oxford University Press, London, 1974.
29. Ibrahim Arisoy (2012). The impact of foreign direct investment on TFP
and economic growth in Turkey, The Journal of Developing Areas,
Volume 46, No. 1, Spring 2012.
30. Jens J. Kr¨uger (2008). Productivity and structural change: a review of
the literature, Journal of Economic Surveys, Vol. 22, No. 2, pp. 330–363.
31. Joseph và Peter (2016). Structural change and economic growth,
<https://link.springer.com/chapter/10.1057/9781137475350_16#page-
1>, Accessed 16/7/2018.
32. K.M.Vu (2017). Structural change and economic growth: Empirical
evidence and policy insights from Asian economies, Structural Change
and Economic Dynamics, Volume 41, June 2017, Pages 64-77.
33. Kaldor, N. (1966). Causes of the Slow Rate of Economic Growth of the
United Kingdom: An Inaugural Lecture, Cambridge, UK, Cambridge
University Press.
34. Kaldor, N. (1967). Strategic Factors in Economic Development, Ithaca,
NY, Cornell University Press.
35. Kaldor, N. (1968). Productivity and growth in manufacturing industry: a
reply, Economica, vol. 35, 385–91 .
36. Kaldor, N. (1970). The case for regional policies, Further Essays on
Economic Theory, London, Duckworth, 1978, 139–54.
37. Kaldor, N. (1975). Economic growth and the Verdoorn law: a comment
on Mr. Rowthorn’s article, Economic Journal, vol. 85, no. 340, 891–6.
38. KH Cao, JA Birchenall (2013). Agricultural productivity, structural
change, and economic growth in post-reform, China Journal of
Development Economics, 2013 .
39. Kiminori Matsuyama (2008). Structural change, The New Palgrave
Dictionary of Economics, Second Edition, 2008.
40. Kongsamut, P., Rebelo, S. and Xie, D. (2001). Beyond balanced growth.
Review of Economic Studies, 68, 869–882.
41. Kuznets, S. (1966). Modern Economic Growth. New Haven, Yale
University Press.
42. Laitner, J. (2000). Structural change and economic growth, Review of
Economic Studies, 67,545–561.
43. Lewis, A. W. (1954). Economic Development with Unlimited Supplies of
Labour, The Manchester School, 22 (2), 1954, pp.139-191.
44. Li, Ke, and Boqiang Lin (2017). Economic growth model, structural
transformation, and green productivity in China. Applied Energy 187
(2017): 489-500.
45. Mankiw, N. G. (2013). Macroeconomics”, Ninth Second edition,
Harvard Universiti, Worth Publishers.
46. Mark Skousen (2007). Adam Smith Declares an Economic Revolution in
1776 (Chapter 1), in Mark Skousen, The Big Three in Economics: Adam
Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe),
pp. 3-45.
47. Moore J. (1978). A measure of structural change in output, Review of
Income and Wealth, 24 (1), pp. 105-118.
48. Muhamed và các cộng sự (2015). “Structural Change and Economic
Growth in Emerging Markets: A Cross-Country Analysis”,
<
Change%20and%20Economic%20Growth%20in%20Emerging%20Mar
kets%20A%20Cross-Country%20Analysis.pdf>, Accessed 20/8/2019.
49. Myrdal, G. (1957). Economic Theory and Underdeveloped Regions,
London, Duckworth Nassif, PhD thesis, Federal University of Rio de
Janeiro.
50. Nguyen Hieu (2018). Empirical Evidence of Structural Change: The
Case of Vietnam’s Economic Growth, Journal of Southeast Asian
Economies, 35(2), pp. 237–256.
51. Nick Henry (2011). Impacts of Structural Change: Implications for
policies supporting transition to a Green Economy, Phd Thesis, Monash
University.
52. OECD/TheWorld Bank (2014). Science, Technology and Innovation in
Viet Nam, OECD Publishing/2014.
53. Pasinetti, L.L. (1993). Structural Economic Dynamics: A Theory of the
Economic Consequences of Human Learning, Cambridge University
Press.
54. Patrick Quill và Paddy Teahon (2010). Structural Economic Change in
Ireland 1957-2006: Statistics, Context and Analysis, Journal of the
Statistical and Social Inquiry Society of Ireland, Vol. XXXIX; 21
January 2010.
55. Peneder, M. (2002). Industrial structure and aggregate growth. WIFO
Working Papers No. 182, Austrian Institute of Economic Research.
56. Peneder, M. (2003). Industrial structure and aggregate growth.
Structural Change and Economic Dynamics, 14,427–448.
57. Prebisch, R. (1950). The Economic Development of Latin America and
its Principal Problems, New York, United Nations.
58. Rasmussen, P. N. (1956). Studies in Intersectoral Relations, Amsterdam,
North-Holland P.C., 1956.
59. Rostow, W. (1960). The Stages of Economic Growth: A Non-Communist
Manifesto. London: Cambridge University Press.
60. Sandven, T, Smith, KH and Kaloudis, A (2005 ). Structural change,
growth and innovation: the roles of medium and low-tech industries,
1980-2000, in Hartmut Hirsch-Kreinsen and David Jacobson and Staffan
Laestadius (eds.), Low-tech Innovation in the Knowledge Economy ,
Peter Lang, Frankfurt, Germany, pp. 31-59.
61. Shang-ao, Liutang và Shan (2012). “Structural change and economic
growth”, ,
Accessed 12/6/2018.
62. Shenggen Fan, Xiaobo Zhang và Sherman Robinson (2003). Structural
Change and Economic Growth in China, Review of Development
Economics, 7(3), 360-377, 2003.
63. Solow, R (1957). Technical Change and the Aggregate production,
Review of Economics and statistic 39, 313 -320.
64. Solow, R.M (1956). A contribution to the theory of economic growth,
The Quarterly Journal of Economics, 1956 – JSTOR, Vol.70, no.1
(Feb., 1956, 65-94).
65. T Qi, N Winchester, VJ Karplus, X Zhang (2014). Will economic
restructuring in China reduce trade-embodied CO2 emissions, Energy
Economics, 2014 – Elsevier.
66. Tang, J. and Wang, W. (2015). Economic Growth in Canada and the
United States: Supply-Push or Demand-Pull?, Review of Income and
Wealth, 61(4), pp. 773–798.
67. Tania-Georgia, Viciu; Adrian, Vasile; Carmen-Eugenia, Costea (2012).
A new appraisal of the relationship between economic growth and the
economic structure, Journal of Information Systems & Operations
Management, 6.1 (Spring 2012): 1-9.
68. Trevor Swan (1956). Economic Growth and Capital Accumulation,
Economic Record, vol 32, 334-61.
69. Valli, V. and Saccone, D. (2015). ‘Structural Change, Globalization and
Economic Growth in China and India’, European Journal of
Comparative Economics, 12(2), pp. 133–163.
70. Van Ark, B., & Timmer, M. (2003). Asia’s productivity performance
and potential: The contribution of sectors and structural change. Paper
presented at the RIETI-KEIO Conference on Japanese Economy:
Leading East Asia in the 21st Century, Tokyo.
71. Walter W. Rostow (1960). The Stages of Economic Growth, Cambridge
University Press 1960.
72. Zellner, A & Theil.H (1962). Three- Stage last squeres : Simultaneous
estimation of Simultaneous equations, Econometrica, 30, No, 1, 54-78.
PHỤ LỤC 01:
Cơ quan Thống kê ghi
Phiếu ĐTDN-NSLĐ DN số:
PHIẾU ĐIỀU TRA, PHỎNG VẤN VỀ CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG TRỊ
Trong khuôn khổ nội dung nhiệm vụ thực hiện đề tài nghiên cứu "Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến
tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Trị", trong đó cần tập trung nghiên cứu, phân tích trình độ công nghệ của các doanh
nghiệp trong các ngành kinh tế của tỉnh Quảng Trị. Từ số liệu thông qua khảo sát, chúng tôi muốn hiểu rõ thực trạng
vấn đề này và phân tích sự khác biệt trình độ công nghệ giữa các doanh nghiệp thuộc một số ngành kinh tế của tỉnh
Quảng Trị.
NỘI DUNG ĐIỀU TRA
1 Tên doanh nghiệp: ..
( Viết đầy đủ bằng chữ in hoa, có dấu)
Năm thành lập
2 Ngành sản xuất: ..
Sản phẩm chính ................................................................................................................
3 Thông tin về lãnh đạo (Chủ tích hay giám đốc điều hành)
Giới tính: ..
Tu
ổi: .
Trình độ chuyên môn được đào tạo (Theo bằng/giấy chứng nhận trình độ cao nhất hiện có):
Chưa qua đào
tạo Cao đẳng, cao đẳng nghề
Đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ Đại học
Sơ cấp nghề Trên đại học
Trung cấp, trung cấp nghề Trình độ khác
4 Lao động
4.1 Thời gian Lao động thường xuyên
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Thời gian làm việc bình quân bao nhiêu
( ngày/ tuần )
Thời gian làm việc bình quân bao nhiêu
( giờ/ ngày)
4.2 Lao động thời vụ hoặc hợp đồng thầu phụ
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Số lượng lao động thời vụ ( người)
Lao động thời vụ làm việc khoảng bao nhiêu ngày/
người/ năm
5 Đào tạo
Doanh nghiệp có phải đào tạo lại lao động khi tuyển dụng mới không? (Đánh dấu vào ô thích hợp)
Có (Nếu có, tiếp tục điền mục 5.1) Không ( Chuyển sang mục 6)
5.1 Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại chiếm bao nhiêu trong tổng số lao động tuyển dụng và chi phí cho lao động lấy từ nguồn nào dưới đây
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại (%)
5.2 Số lượt đào tạo Đơn vị tính: Lượt
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 KH 2020
Số lượt người được đào tạo/năm
5.3 Chi phí cho hoạt động đào tạo Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 KH 2020
Chi phí cho hoạt động đào tạo
6 Công nghệ
6.1 Các thiết bị chính
STT Thiết bị Nước sản xuất
1
2
3
4
5
6
Ghi chú: Nước sản xuất ghi nước cung cấp phần lớn thiết bị.
(Mã nước: Việt Nam: 1; Trung quốc :2 ; ASEAN: 3 ; Hàn Quốc/ Nhật Bản: 4; Các nước phát triển khác (EU, Mỹ ): 5; Các nước đang phát triển khác: 6)
6.2 Đặc điểm thiết bị Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Thiết bị
những năm
1970 - 1980
Thiết bị
những
năm 1980 -
1990
Thiết bị những
năm 1990 -
2000
Thiết bị những
năm 2000 - 2010
Thiết bị sau năm 2010
Thiết bị sau năm
2015
Tỷ lệ thiết bị chính theo năm sản xuất
(%)
77
12.5
6.5 4
1.5
6.3 Đầu tư tài sản, thiết bị Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 KH 2020
(Đầu tư tài sản, thiết bị trong năm (%)
6.4 Sử dụng thiết bị:
% sử dụng công suất thiết bị: 60-70
Nguyên nhân không sử dụng hết công suất: Thiếu thị trường, tiêu thụ sản phẩm kém
(Đánh dấu vào ô thích hợp) Thiếu nguyên liệu
Thiếu lao động
Thiết bị hỏng, sự cố thường xuyên
Khác: .
6.5 Năng lực công nghệ thiết bị so với mặt bằng chung của ngành (Đánh dấu vào ô thích hợp)
Chỉ tiêu Rất thấp Thấp Trung bình Cao Hiện đại nhất
Đánh giá về năng lực công nghệ thiết bị so với mặt bằng
chung của ngành tại Quảng Trị
Đánh giá về năng lực công nghệ thiết bị so với mặt bằng
chung của ngành so với cả nước
7 Trình độ công nghệ thông tin
7.1 Mức độ sử dụng công nghệ thông tin (Đánh dấu vào ô thích hợp)
Sử dụng công nghệ thông tin ở khu vực văn phòng
Sử dụng công nghệ thông tin điều hành sản xuất
Công nghệ thông tin tự động hóa toàn bộ quá trình
7.2 Trình độ sử dụng CNTT ( đánh dấu vào ô thích hợp)
Chỉ tiêu Rất thấp Thấp Trung bình Cao Hiện đại nhất
Đánh giá trình độ sử dụng công nghệ thông tin
8 Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ
8.1
Trong năm 2015- 2019, cơ sở có thực hiện hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ không? (Đánh dấu vào ô thích hợp)
Có ( Nếu có, tiếp tục trả lời từ câu 9.2 đến câu 9.4) Không (Chuyển đến câu 9.5)
8.2 Nhân sự dành cho hoạt động khoa học và công nghệ (thời điểm hiện tại)
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu
Tổng
số Chia theo trình độ lao động
Tổng số lao động thực hiện nghiên cứu
và triển khai Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Khác
Trong đó:
1 Cán bộ nghiên cứu, kỹ sư
2 Cán bộ kỹ thuật
3 Cán bộ hỗ trợ
8.3 Chi phí cho hoạt động nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ
Chỉ tiêu Tổng
Theo nguồn cấp kinh phí Đơn vị tính: Triệu đồng
Doanh nghiệp tự
chi phí
Ngân sách nhà nước
Tài trợ của nước
ngoài
Chi phí cho hoạt động nghiên cứu, quá
trình đổi mới công nghệ
8.4 Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động KHCN nào sau đây? (Ghi số lượng dự án nghiên cứu đã thực hiện vào ô tương ứng)
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Nghiên cứu cải tiến công nghệ đang sử dụng
Nghiên cứu cải tiến sản phẩm hiện có
Nghiên cứu phát triển công nghệ mới
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
8.5 Đánh giá về sự quan tâm đầu tư, đổi mới thiết bị , công nghệ (Đánh dấu vào ô thích hợp)
Chỉ tiêu
Không
quan tâm
Ít quan tâm Bình thường Rất quan tâm
Rất quan tâm và
thực hiện
Đánh giá về sự quan tâm đầu tư, đổi mới thiết bị , công
nghệ
Đánh giá sự quan tâm phát triển khoa học và công nghệ
Đánh giá sự quan tâm tới việc nghiên cứu và áp dụng
các công nghệ quản lý tiên tiến để nâng cao năng suất
Cán bộ điều tra Đại diện doanh nghiệp
(Ký tên) ( Ký tên)
PHỤ LỤC 02:
DÙNG CHO 4.1
.
Exogenous variables: hit lnvc lnkit1 lnlit1 dtcn sit lnlit lnbugit
Endogenous variables: lnyi lnyit1 cdcc
_cons -.0444576 .0453132 -0.98 0.327 -.1332698 .0443546
lnbugit .0141381 .0050661 2.79 0.005 .0042088 .0240675
lnlit .0397388 .0149786 2.65 0.008 .0103813 .0690963
sit .0008108 .0002895 2.80 0.005 .0002434 .0013783
cdcc
_cons -19.07931 3.791815 -5.03 0.000 -26.51113 -11.64749
dtcn 17.08732 3.279354 5.21 0.000 10.6599 23.51473
lnlit1 -5.73084 1.340997 -4.27 0.000 -8.359145 -3.102535
lnkit1 3.954323 .7155662 5.53 0.000 2.551839 5.356807
lnyit1
_cons .1744962 .1655263 1.05 0.292 -.1499294 .4989218
lnvc .0782432 .0179634 4.36 0.000 .0430356 .1134508
hit .0086665 .0032991 2.63 0.009 .0022003 .0151327
cdcc 2.279807 .6173885 3.69 0.000 1.069748 3.489867
lnyit1 .9299342 .0327977 28.35 0.000 .8656519 .9942166
lnyi
Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
cdcc 60 3 .0049812 0.9470 1090.44 0.0000
lnyit1 60 3 .0994239 0.9400 958.57 0.0000
lnyi 60 4 .0318773 0.9939 10572.25 0.0000
Equation Obs Parms RMSE "R-sq" chi2 P
Three-stage least-squares regression
. reg3 (lnyi = lnyit1 cdcc hit lnvc ) (lnyit1 = lnkit1 lnlit1 dtcn) (cdcc = sit lnlit lnbugit)
DÙNG CHO 4.2
_cons -5.35115 .6585216 -8.13 0.000 -6.671977 -4.030322
dtcn .3302403 .091896 3.59 0.001 .1459202 .5145604
bugetT .0046079 .0005586 8.25 0.000 .0034875 .0057283
hit1 .0394838 .0074507 5.30 0.000 .0245395 .0544281
lnlit .9441876 .1203762 7.84 0.000 .7027435 1.185632
lnyi -.1210024 .0334535 -3.62 0.001 -.1881017 -.0539032
cdcc 4.885231 .6449929 7.57 0.000 3.591539 6.178923
gtfp Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
Total 2.3891557 59 .040494164 Root MSE = .026
Adj R-squared = 0.9833
Residual .03581457 53 .000675747 R-squared = 0.9850
Model 2.35334113 6 .392223522 Prob > F = 0.0000
F(6, 53) = 580.43
Source SS df MS Number of obs = 60
. reg gtfp cdcc lnyi lnlit hit1 bugetT dtcn
(V_b-V_B is not positive definite)
Prob>chi2 = 0.1912
= 8.70
chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
Test: Ho: difference in coefficients not systematic
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg
b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg
dtcn -.0446572 .3302403 -.3748975 .1473102
bugetT .0044754 .0046079 -.0001325 .
hit1 .0362551 .0394838 -.0032288 .
lnlit .5954547 .9441876 -.348733 .1158863
lnyi -.1215324 -.1210024 -.0005299 .
cdcc 4.531721 4.885231 -.3535101 .3155266
fe re Difference S.E.
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
Coefficients
. hausman fe re
rho 0 (fraction of variance due to u_i)
sigma_e .02458216
sigma_u 0
_cons -5.35115 .6585216 -8.13 0.000 -6.641828 -4.060471
dtcn .3302403 .091896 3.59 0.000 .1501274 .5103532
bugetT .0046079 .0005586 8.25 0.000 .0035131 .0057027
hit1 .0394838 .0074507 5.30 0.000 .0248807 .054087
lnlit .9441876 .1203762 7.84 0.000 .7082546 1.180121
lnyi -.1210024 .0334535 -3.62 0.000 -.1865701 -.0554348
cdcc 4.885231 .6449929 7.57 0.000 3.621068 6.149394
gtfp Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000
Wald chi2(6) = 3482.58
overall = 0.9850 max = 20
between = 0.9990 avg = 20.0
within = 0.9801 min = 20
R-sq: Obs per group:
Group variable: ot Number of groups = 3
Random-effects GLS regression Number of obs = 60
. xtreg gtfp cdcc lnyi lnlit hit1 bugetT dtcn
.
Instruments: cdcc lnyi lnlit hit1 dtcn yi
Instrumented: bugetT
rho 0 (fraction of variance due to u_i)
sigma_e .02495588
sigma_u 0
_cons -5.962467 .8817416 -6.76 0.000 -7.690648 -4.234285
dtcn .4074339 .118175 3.45 0.001 .1758152 .6390525
hit1 .0470275 .0103733 4.53 0.000 .0266961 .0673589
lnlit 1.025865 .1442099 7.11 0.000 .7432186 1.308511
lnyi -.1283814 .0345774 -3.71 0.000 -.1961518 -.060611
cdcc 5.07701 .677624 7.49 0.000 3.748892 6.405129
bugetT .0052504 .0008293 6.33 0.000 .0036251 .0068758
gtfp Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000
Wald chi2(6) = 3371.45
overall = 0.9846 max = 20
between = 0.9986 avg = 20.0
within = 0.9798 min = 20
R-sq: Obs per group:
Group variable: ot Number of groups = 3
G2SLS random-effects IV regression Number of obs = 60
. xtivreg gtfp cdcc lnyi lnlit hit1 dtcn (bugetT = yi), re