Luận án Chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam

4.2.3.2.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu Với số phiếu khảo sát đạt yêu cầu là 228 phiếu được nhập liệu vào phần mềm phân tích thống kê. Kết quả thống kê mô tả tập dữ liệu nghiên cứu cho thấy trong số 228 đáp viên thì số người là kế toán là 104 người (45,6%) trong đó kế toán trưởng các doanh nghiệp tham gia trả lời là 20 người chiếm tỷ lệ 8,8 %, số người đang làm kiểm toán là 106 người chiếm 46,5 %, các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp với tỷ lệ 7,9 % tương ứng 18 người (Phụ lục 4.10: Thống kê mô tả tập dữ liệu khảo sát chính thức). Về thâm niên công tác, kết quả thống kê mô tả cũng chỉ ra rằng trong số những người được khảo sát có thâm niên công tác từ 5 đến 17 năm, trong đó số người có thâm niên công tác 9 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 25% tương ứng với 57 người, tiếp đến là thâm niên công tác 7 năm có 46 người tương ứng với tỷ lệ 20,2%. Về trình độ học vấn của những người được khảo sát kết quả thống kê mô tả đã cho thấy có 163/228 người được khảo sát là có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 71,5%, trình độ trên đại học là 49 người, tương ứng với tỷ lệ 21,5%. Số ít còn lại có trình độ cao đẳng 7%. Kết quả mô tả các chỉ tiêu được tóm tắt thông qua các bảng kết quả được trích xuất từ phần mềm phân tích dữ liệu định lượng ( Phụ lục 4.10: Thống kê mô tả tập dữ liệu khảo sát chính thức).137 4.2.3.2.2 Kiểm định mức độ tin cậy các biến trong tập dữ liệu mẫu Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các biến quan sát trong thang đo tương quan với nhau. Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua công cụ Cronbach Alpha cho các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS để loại trừ các chỉ tiêu hay các biến có độ tin cậy thang đo thấp. Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố bằng hệ số Cronbach Alpha cho thấy các hệ số đều lớn hơn 0,6 (Bảng 4.2:Tổng hợp kết quả hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng kiểm định độ tin cậy của các biến độc lập; Tổng hợp từ Phụ lục 4.11: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha từ dữ liệu khảo sát chính thức). Kết quả này cho thấy các biến nghiên cứu của luận án là phù hợp và đáng tin cậy.

pdf223 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, để giúp Việt Nam lựa chọn các IFRS áp dụng và đào tạo IFRS cho tất cả các loại hình công ty ở Việt Nam. Bộ tài chính: cần có một tổ chức tư vấn am hiểu IFRS cũng như đặc điểm môi trường đặc thù làm tư vấn cho Hội đồng kế toán quốc gia, đồng thời cần hợp tác với các tổ chức ban hành CMKT quốc gia ở một số nước tiên tiến để chuyển giao kỹ thuật cũng như bài học kinh nghiệm chuyển đổi và vận dụng IFRS.  Đối với các doanh nghiệp Việt Nam Hội đồng quản trị, ban giám đốc, kế toán tại các doanh nghiệp cần nghiên cứu và có kiến thức IFRS. Cán bộ kế toán tại các doanh nghiệp bên cạnh phải cập nhật, vận dụng VAS cần phải nhanh chóng được đào tạo, cập nhật IFRS. Các doanh nghiệp cần xây dựng, đào tạo và tuyển dụng nhân viên kế toán có đủ trình độ để am hiểu IAS / IFRS, có khả năng lập, trình bày và phân tích BCTC theo IFRS. Thực tế hiện nay ban quản lý, nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam có kiến thức IFRS không nhiều, việc chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS phần lớn dựa vào các công ty tư vấn, kiểm toán viên cấp cao của bốn công ty kiểm toán quốc tế, vì kiểm toán viên ở những công ty này mới có đủ kiến thức và đáp ứng được yêu cầu lập và trình bày BCTC của IFRS. Các doanh nghiệp có thể thiết kế chương trình đào tạo IFRS tại doanh nghiệp bởi những chuyên gia hàng đầu về IFRS hoặc là tài trợ cho nhân viên tham dự những chương trình học kế toán quốc tế như là ACCA, CPA, CIMA việc chuẩn bị tốt công tác đào tạo sẽ giúp doanh nghiệp có được một đội ngũ mạnh có kiến thức IFRS, sẵn sàng cho việc hội tụ IFRS ở Việt Nam cũng như chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS tại doanh nghiệp. 168  Đối với các tổ chức đào tạo Các trường đại học: cần phải cải tiến chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán kiểm toán tại các trường đại học ở Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế ở Việt Nam. Những giải pháp cải tiến chương trình học như sau: + Thứ nhất, các trường đại học cần rà soát lại môn học “kế toán quốc tế” + Thứ hai, cần phải cải tiến phương pháp giảng dạy kế toán hiện nay. Phần lớn các giáo trình được viết dựa trên tinh thần của Chế độ kế toán, hướng dẫn kỹ thuật ghi chép kế toán nên hạn chế khả năng suy luận, nghiên cứu của sinh viên. Với chuẩn mực kế toán quốc tế thường xuyên thay đổi vì vậy yêu cầu sinh viên cần phải đọc và hiểu các chuẩn mực để vận dụng là cần thiết, giúp sinh viên hiểu bản chất của nghiệp vụ kinh tế hơn là nguyên tắc. + Thứ ba, giảng viên chuyên ngành kế toán luôn phải được cập nhật sự thay đổi của chuẩn mực BCTC quốc tế, có như vậy sinh viên mới được cập nhật và có thể vận dụng IFRS khi ra trường làm việc. + Thứ tư, khoa chuyên ngành kế toán cần đưa thêm Tiếng Anh vào giảng dạy kế toán để giúp sinh viên thuận lợi dễ dàng hơn khi nghiên cứu kế toán quốc tế. + Thứ năm, khoa chuyên ngành kế toán cần có sự kết hợp với những chuyên gia kế toán và bốn công ty kiểm toán quốc tế: KPMG, Pricewaterhouse, Ernst & Young và Deloite, thông qua việc tham dự mời giảng dạy hoặc hội thảo kiến thức sử dụng IFRS. Nếu được đầu tư tốt về kế toán quốc tế, sinh viên ra trường sẽ đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của những tổ chức này và cạnh tranh với nguồn nhân lực nước ngoài hiện nay. + Thứ sáu, khoa chuyên ngành kế toán cần đánh giá toàn diện về ảnh hưởng, tầm quan trọng của việc giảng dạy kế toán quốc tế để lên kế hoạch toàn diện nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực có tầm kiến thức quốc tế. Kế hoạch toàn diện bao gồm: đánh giá, kế hoạch, thực hiện và duy trì. 169 Các tổ chức nghề nghiệp cần phải tổ chức nhân sự, nâng cao trình độ chuyên môn của tổ chức bao gồm các chuyên gia, nhà làm luật, giám đốc tài chính, kế toán trưởng, các công ty kiểm toán. Tổ chức nghề nghiệp sẽ là nơi đào tạo cho các nhà quản lý, người ban hành Chế độ chính sách, người hành nghề kế toán kiểm toán. Các tổ chức nghề nghiệp cần phải liên kết với các tổ chức nghề nghiệp ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ, cập nhật xu hướng kế toán thế giới, cập nhật thay đổi, vận dụng của chuẩn mực kế toán quốc tế. Những trung tâm đào tạo chuyên nghiệp kế toán kiểm toán ở Việt Nam là một trong những nơi cung cấp nguồn lực kế toán có kiến thức IFRS thông qua các chương trình kế toán quốc tế chuyên nghiệp của các Hiệp hội kế toán Quốc tế ACCA, CPA... Cơ quan quản lý nhà nước cần phải thường xuyên kiểm tra hoạt động đào tạo ở những trung tâm này, cần tiếp tục phát triển những trung tâm đào tạo có chất lượng cao nhằm cung cấp nguồn lực kế toán kiểm toán có kiến thức IFRS cho Việt Nam và cho các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Bốn công ty kiểm toán quốc tế là KPMG, PricewaterhouseCoopers, Ernst & Young và Deloitte là những nơi cung cấp nguồn lực lớn kế toán kiểm toán có chuyên môn kế toán quốc tế, cũng là nơi tư vấn chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS. Bốn công ty này cần thường xuyên tổ chức hội thảo, chương trình đào tạo miễn phí về kế toán quốc tế thông qua trang Web của công ty. Người làm kế toán tại những công ty ở Việt Nam cần phải thường xuyên cập nhật những thay đổi, hướng dẫn IFRS thông qua bốn công ty kiểm toán này. 5.2.2.3 Nhân tố Hệ thống pháp luật  Đối với các cơ quan quản lý nhà nước Bộ Tài chính: cần phân tích những khác biệt trọng yếu giữa VAS và IAS / IFRS để cùng với các Bộ ngành liên quan có hướng điều chỉnh hơp lý các chuẩn mực nhằm gúp các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên TTCK quốc tế dễ dàng hơn khi lập và chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS, đáp ứng yêu cầu công bố thông tin của TTCK quốc tế. Theo IAS / IFRS, giá trị hợp lý được sử dụng ngày 170 càng nhiều trong đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC. Trong khi đó, hệ thống VAS hầu như chỉ đưa ra nguyên tắc giá gốc, việc sử dụng giá gốc làm cơ sở đo lường chủ yếu có thể đạt được độ tin cậy nhưng làm giảm tính liên quan của thông tin được cung cấp bởi BCTC. Do vậy, việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và điều kiện, phương pháp vận dụng “Nguyên tắc giá trị hợp lý” trở thành một vấn đề cần sớm được nghiên cứu và triển khai sớm nhất. + Đối với những CMKT Việt Nam đã được ban hành nhưng chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, BTC cần Hội đồng kế toán Quốc gia kết hợp với tổ chức nghề nghiệp và UBCKNN để đánh giá cụ thể những khó khăn mà các CTNY ở Việt Nam đang lập BCTC theo IFRS, từ đó ban hành những văn bản hướng dẫn rõ ràng nhằm giúp các công ty thuận lợi hơn khi vận dụng IFRS nhưng đồng thời cũng tuân thủ quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước. + Những chuẩn mực BCTC quốc tế thực sự cần thiết và phù hợp trong điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam hiện nay như chuẩn mực phúc lợi cho nhân viên, hoạt động kinh doanh trong ngành nông nghiệp, thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS 02); Công cụ tài chính (IFRS 7; IFRS 9); các khoản tài trợ của Chính phủ (IAS 20); Tổn thất tài sản (IAS 36). BTC cần nghiên cứu và ban hành cho kịp thời, thực tế từ các CTNY ở Việt Nam có một số nghiệp vụ kế toán chưa được quy định gây khó khăn cho công tác lập BCTC. BTC cần nghiên cứu và kết hợp với các bộ ngành liên quan để ban hành các chuẩn mực hay thông tư hướng dẫn cụ thể. + Khi đã thiết lập lộ trình vận dụng IFRS ở Việt Nam, BTC nên ban hành hướng dẫn chi tiết chuyển đổi BCTC sang IFRS, lập BCTC theo IFRS. Những hướng dẫn này sẽ giúp các công ty hiểu rõ và dễ dàng hơn trong công tác chuyển đổi, vận dụng đồng thời cũng góp phần giúp công tác kiểm tra của các cơ quan Nhà nước. + Hoàn thiện hệ thống pháp lý về kế toán thông qua Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn. Cần lưu ý tránh xung đột giữa những nội dung ban hành 171 chẳng hạn như nội dung của chuẩn mực và nội dung của quy định. Những xung đột này sẽ gây khó khăn cho người vận dụng thực tế. Ủy ban chứng khoán nhà nước: Quy định công bố thông tin cần chú trọng các thông tin trọng yếu trên BCTC thay vì công bố thông tin theo khuôn khổ quy định chung hiện nay vì quy định hiện nay có những thông tin trọng yếu chưa được công bố và ngược lại những thông tin được công bố không thực sự trọng yếu đối với nhà đầu tư trên thị trường + Ủy ban chứng khoán nhà nước kết hợp với BTC cần phải tiếp thu ý kiến của thị trường tài chính, cần phải ban hành những quy định nhằm yêu cầu các công ty niêm yết cung cấp BCTC với đầy đủ thông tin, chính xác, minh bạch nhằm bảo vệ nhà đầu tư và tạo niềm tin cho thị trường góp phần thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước. Cần có sự kết hợp của hai cơ quan này để lên kế hoạch hội nhập kế toán quốc tế của Việt Nam  Đối với các tổ chức đào tạo Hội đồng quốc gia về kế toán là cơ quan có chức năng tư vấn cho BTC về chiến lược, chính sách, soạn thảo hệ thống CMKT Việt Nam. Bên cạnh đó tổ chức nghề nghiệp là nơi các thành viên vận dụng thực tế hệ thống CMKT. Nhưng trên thực tế những thành viên trong hai tổ chức này chưa có nhiều người có kiến thức IAS / IFRS, vì vậy để chuẩn bị cho Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế cần phải thực hiện những giải pháp sau: + Hai tổ chức này cần phải tổ chức lại nhân sự, cần phải đầu tư công tác đào tạo, nâng cao kiến thức IFRS cho nhân sự của hai tổ chức này. Nâng cao vai trò vị trí pháp lý của Hội đồng quốc gia về kế toán và cần phải tiếp tục phát triển tổ chức nghề nghiệp + Xây dựng và ban hành CMKT Việt Nam điều quan trọng là cần phải phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội của Việt Nam nhưng vẫn dựa trên cơ sở của IAS / IFRS. 172 5.2.2.4 Nhân tố Hỗ trợ của nhà quản trị  Đối với các cơ quan quản lý nhà nước Ủy ban chứng khoán nhà nước: cần có chính sách khuyến khích các công ty niêm yết sử dụng những công ty tư vấn tài chính / kế toán, kiểm toán có chất lượng nhằm cung cấp cho thị trường tài chính những BCTC có chất lượng, uy tín, đáng tin cậy. Tổ chức các hội thảo IFRS với sự có mặt của Ban Giám đốc / Ban quản trị của các CTNY, khuyến khích các CTNY trên TTCKVN tăng cường chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS bên cạnh BCTC bắt buộc theo VAS.  Đối với các doanh nghiệp Việt Nam Ban quản trị / Ban giám đốc của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong công tác chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS. Chất lượng, tính minh bạch và mức độ tuân thủ của BCTC theo quy định kế toán, cũng như quyết định chuyển đổi BCTC sang IFRS phụ thuộc vào quyết định, quản lý của HĐQT / Ban giám đốc của doanh nghiệp. Ban quản trị, ban điều hành của doanh nghiệp cần phải có kiến thức IFRS vì khi hiểu rõ bản chất, nội dung, quy định của IFRS thì BCTC của doanh nghiệp cung cấp thị trường tài chính sẽ chính xác, hợp lý, đáng tin cậy, sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để quyết định chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS, các doanh nghiệp cần phải đánh giá toàn diện ảnh hưởng của việc chuyển đổi và vận dụng IFRS để lên kế hoạch toàn diện ở các doanh nghiệp. Kế hoạch toàn diện bao gồm các bước: đánh giá, kế hoạch, thực hiện và giám sát.  Đánh giá ảnh hưởng và chiến lược dài hạn đối với áp dụng BCTC theo IFRS + Đánh giá ảnh hưởng tiềm tàng của IFRS lên môi trường kế toán và hệ thống báo cáo + Xác định sự khác nhau cơ bản  Đánh giá chiến lược dài hạn đối với áp dụng BCTC theo IFRS  Kế hoạch: thiết lập kế hoạch chi tiết thực hiện + Lên kế hoạch nguồn lực, phân công vai trò trách nhiệm 173 + Thành lập ban tư vấn trong dự án chuyển đổi + Xác định nhu cầu đào tạo + Lên kế hoạch và kết quả mong đợi cho từng giai đoạn + Tập hợp một nhóm dự án  Thực hiện: chuẩn bị và thực hiện + Thực hiện đánh giá các lợi ích và khó khăn + Phân tích chi tiết sự khác nhau giữa VAS và IFRS + Hình thành các công cụ đảm bảo cho sự chuyển đổi và tuân thủ liên tục và + Phát triển tài liệu và thực hiện tập huấn  Giám sát: việc thực hiện và tuân thủ + Xây dựng quy trình kế toán và BCTC theo IFRS hoàn thiện + Lồng hệ thống BCTC theo IFRS vào hệ thống BCTC sẵn có + Phát triển thủ tục và quy trình cho việc lập BCTC theo IFRS + Giám sát sự tuân thủ theo yêu cầu của lập BCTC. 5.2.2.5 Nhân tố Môi trường văn hoá  Đối với các cơ quan quản lý nhà nước Bộ Tài chính cần đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá đến các loại hình doanh nghiệp, để giúp các doanh nghiệp hiểu biết rộng rãi hơn về IFRS và những lợi ích khi chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS.  Đối với các doanh nghiệp Việt Nam Ban quản trị / ban giám đốc các doanh nghiệp cần thấy được lợi ích mang lại của chuyển đổi BCTC sang IFRS, việc công bố thông tin tài chính minh bạch, trung thực theo yêu cầu của IFRS sẽ đáp ứng nhiều đối tượng sử dụng thông tin BCTC của doanh nghiệp, sẽ ngày càng thu hút vốn từ nhiều nhà đầu tư nước ngoài.  Vai trò của nhà đầu tư Nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư cần phải kiểm tra xem BCTC của công ty dự định đầu tư đang lập theo chuẩn mực kế toán nào để tránh sai lầm khi quyết định đầu tư. Nhà đầu tư cần phải phân tích, so sánh, điều chỉnh số liệu BCTC 174 của nhiều công ty cùng ngành về cùng một CMKT cụ thể là IFRS, sẽ đem lại kết quả đầu tư hiệu quả hơn. Cần yêu cầu các công ty cung cấp BCTC được lập theo IFRS bên cạnh BCTC lập theo VAS vì số liệu trên BCTC được lập sẽ minh bạch , trung thực và nhiều thông tin. Thái độ của nhà đầu tư là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng BCTC theo IFRS của các doanh nghiệp Việt Nam. 5.3 Ý nghĩa và hướng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1 Ý nghĩa kết quả nghiên cứu Về phương diện lý thuyết: + Luận án định hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS với những nguyên tắc chung mang tính cơ sở khoa học, giúp tất cả các loại hình doanh nghiệp Việt Nam có thể định hướng vận dụng + Xác lập mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC sang IFRS trong những nền kinh tế phát triển có đặc thù kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam và đóng góp vào hệ thống lý luận của thế giới về những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán quốc gia sang IFRS. Về phương diện thực tiễn: + Các cơ quan quản lý nhà nước có thể dựa vào kết quả nghiên cứu của luận án về định hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS, để ban hành các văn bản hướng dẫn chuyển đổi BCTC sang IFRS; Các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào khung chuyển đổi BCTC sang IFRS của luận án để lên kế hoạch cho dự án chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS tại doanh nghiệp; Các tổ chức đào tạo, các trường đại học có xây dựng chương trình đào tạo chuyển đổi BCTC sang IFRS nhằm giúp nâng cao kiến thức IFRS cho người làm kế toán ở Việt Nam, giúp các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC. + Kết quả nghiên cứu của luận án về xác lập và đo lường mức độ ảnh hưởng của năm nhân tố (Hội nhập kinh tế, Hệ thống pháp luật, Môi trường văn hóa, Hỗ trợ của nhà quản trị và Trình độ chuyên môn người làm kế toán) đến chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS, từ đó luận án kiến nghị các chính sách tác động và hỗ 175 trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam tác động đến những nhân tố này, nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS. 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo Mô hình nghiên cứu được xây dựng mới chỉ khẳng định được hai nhóm nhân tố chính là nhân tố bên ngoài và bên trong, trong đó có năm nhân tố ảnh hưởng đến công tác chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS. Vì vậy, cần có các nghiên cứu tiếp theo bổ sung thêm các thang đo mới vào hai nhóm nhân tố này nhằm tăng giá trị của mô hình nghiên cứu. Liên quan đến quy trình chuyển đổi, tác giả tiếp cận hai doanh nghiệp đã chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS, vì vậy hướng nghiên cứu tiếp theo là tiếp cận được trực tiếp nhiều doanh nghiệp chạy song song hai hệ thống BCTC VAS và IFRS hơn nữa, tiếp cận nhiều loại hình doanh nghiệp hơn nữa, để thấy được rõ hơn thực trạng chuyển đổi, những khó khăn và thách thức của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các nghiên cứu tiếp theo có thể đo lường mối quan hệ giữa hiểu biết, thái độ, sự quan tâm của Bộ Tài chính, UBCKNN, tổ chức đào tạo, doanh nghiệp về công tác chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS từ đó thấy được ảnh hưởng như thế nào tới khó khăn, khả năng và xu hướng chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS trong tương lai gần của các doanh nghiệp ở Việt Nam. 176 KẾT LUẬN CHUNG Chuyển đổi và vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới triển khai ngay cả những nước thuộc khu vực Châu Á và Đông Nam Á. Khi hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc tế được đưa vào sử dụng thì tại các công ty và nhà đầu tư sẽ thuận lợi hơn khi các BCTC, chuẩn mực kế toán và thủ tục kiểm toán đồng nhất từ quốc gia này sang quốc gia khác.Với một hệ thống chuẩn mực chất lượng cao được áp dụng mọi nơi trên thế giới sẽ tiết kiệm được chi phí tiếp cận vốn, thông tin được công bố cho các nhà đầu tư ở một quốc gia là phù hợp cũng như có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư ở những quốc gia khác. Chuẩn mực BCTC quốc tế sẽ cung cấp BCTC chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu chung của thị trường tài chính quốc tế, sẽ giúp cho các nhà đầu tư phân tích thị trường tài chính và những đối tượng khác sử dụng BCTC của công ty. Quy trình chuyển đổi sang chuẩn mực BCTC quốc tế là cơ hội tốt cho công ty để cấu trúc hệ thống thông tin, báo cáo quản lý nội bộ và đo lường đánh giá nội bộ. Chuyển đổi BCTC sang chuẩn mực BCTC quốc tế là cơ hội tốt cho công ty để chắc chắn rằng thông tin tài chính được thu thập hiệu quả nhất. Trong xu hướng hội nhập kinh tế, trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức WTO, thị trường chứng khoán sẽ thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài. Để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, chắc chắn tương lai không xa sẽ có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đăng ký niêm yết cổ phiếu của mình trên Thị Trường Chứng Khoán Quốc Tế và đi cùng với chiến lược phát triển hội tụ kế toán quốc tế của Việt Nam năm 2020, tầm nhìn năm 2030, chắc chắn sẽ có rất nhiều doanh nghiệp chuyển đổi và lập BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế bên cạnh chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán Việt Nam còn có nhiều khác biệt với Chuẩn mực BCTC quốc tế, nhiều chuẩn mực chưa được cập nhật theo những thay đổi của chuẩn mực BCTC quốc tế, có một số chuẩn mực BCTC quốc tế chưa được ban hành ở Việt Nam. Bên cạnh đó những quy định hướng dẫn để thực hiện theo 177 chuẩn mực kế toán còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng khó khăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy rằng với những khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế, bên cạnh nhân tố bên ngoài là yêu cầu hội nhập, hệ thống pháp luật và môi trường văn hoá, những nhân tố bên trong như là trình độ chuyên môn người làm kế toán, hỗ trợ của nhà quản trị, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chuyển đổi BCTC sang chuẩn mực BCTC quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy trình độ nhân viên có kiến thức chuẩn mực BCTC quốc tế tại các doanh nghiệp ở Việt Nam không nhiều, các công ty muốn chuyển đổi BCTC sang IFRS phần lớn là hỗ trợ từ bốn công ty kiểm toán quốc tế, đó là một trong những lý do chính mà việc chuyển đổi BCTC sang IFRS đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Vì vậy, để công tác chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế dễ dàng hơn, trước hết phải khắc phục được những khó khăn hiện tại, vượt qua được những thách thức do ảnh hưởng từ nhân tố bên ngoài và bên trong các doanh nghiệp. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đào tạo, các doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch, đánh giá ảnh hưởng chi tiết của công tác hội nhập kế toán quốc tế ở Việt nam, đánh giá những ảnh hưởng khi chuyển đổi BCTC sang chuẩn mực BCTC quốc tế tại các doanh nghiệp từ đó đưa ra kế hoạch, nội dung chuyển đổi cụ thể, phù hợp và cần có định hướng rõ ràng chiến lược chuyển đổi nội dung và lộ trình cụ thể. Định hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế của luận án sẽ là một tài liệu hữu ích giúp tất cả các loại hình doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế. 178 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hà Xuân Thạch, Bùi Văn Dương và Nguyễn Ngọc Hiệp, 2014. Xây dựng các tình huống trong môn học kế toán tài chính cao cấp, Công trình nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học kinh tế TPHCM, tháng 12/2014. 2. Nguyễn Ngọc Hiệp, 2014. Tăng cường giảng dạy chuẩn mực kế toán quốc tế trong các trường Đại học nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực khi hội nhập, 2014. Hội thảo khoa học: Kế toán tài chính, những thay đổi và phương hướng phát triển trong tiến trình hội nhập, Đại học Kinh tế TPHCM, tháng 12/2014. 3. Nguyen Ngoc Hiep & Ha Xuan Thach, 2017. Transition of financial statement from Vietnam’s accounting standard (VAS) to International financial reporting standard (IFRS) - Factors that affect transition to IFRS of Vietnamese’s companies, 2017. International Journal of Economic Research, Scopus Index Journal, Vol.14, No. 20: 135-149, 12/2017, ISSN: 0972-9380. 4. Nguyễn Ngọc Hiệp & Hà Xuân Thạch, 2018. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 102/2018, tháng 01/2018, trang 76-95. 5. Nguyễn Ngọc Hiệp & Hà Xuân Thạch, 2018. Chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế_ Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam, 2018. Tạp chí kế toán và kiểm toán, Số 174/2018, tháng 03/2018, trang 10-12. 179 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt 1. Bộ Tài chính, 2000. Quyết định 38/2000/QĐ-BTC ngày 14/3/2000 về việc ban hành và công bố áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, BTC, Hà Nội. 1. Bộ Tài chính, 2005. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính, 2005. Quyết định 47/2005/QĐ-BTC về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán và kiểm toán, BTC, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính, 2006. Chế độ kế toán doanh nghiệp (Ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp). Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 4. Bộ Tài chính, 2008. Thông tư 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán, BTC, Hà Nội. 5. Bộ Tài chính, 2009. Thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 Hướng dẫn chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính, BTC, Hà Nội. 6. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012 Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng, BTC, Hà Nội. 7. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, BTC, Hà Nội. 8. Bộ Tài chính, 2014. Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Chế độ kế toán doanh nghiệp, BTC, Hà Nội. 9. Bộ Tài chính, 2014. Thông tư 210/2014/TT-BTC ngày 30/12/2014 Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán, BTC, Hà Nội. 10. Bộ Tài chính, 2014. Thông tư 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, BTC, Hà Nội. 180 11. Chính phủ, 2010. Nghị định 84/2010/NĐ-CP ngày 02/08/2010 Hướng dẫn luật chứng khoán, Hà Nội. 12. Deloitte, 2013. IFRSs & VAS So sánh tóm tắt. TPHCM, tháng 12 năm 2013. 13. Deloitte, 2015. IFRSs & VAS So sánh tóm tắt. TPHCM, tháng 2 năm 2015. 14. Đinh Minh Tuấn, 2013. Lần đầu chuyển đổi từ VAS sang IFRS. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Đinh Minh Tuấn & Lê Vũ Trường, 2016. Cơ hội và thách thức áp dụng IFRS ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo: Áp dụng IFRS tại Việt Nam, tháng 12/2016. Bộ tài chính, ACCA & VAA. 16. Đỗ Đức Tài & Trần Thị Dự, 2017. Ảnh hưởng của nhân tố văn hoá đến sự khác biệt về báo cáo tài chính của doanh nghiệp FDI theo kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế. Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia: Kế toán - Kiểm toán và Kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tháng 11/2017. Trường đại học Quy Nhơn. 17. Hà Xuân Thạch & Lê Trần Hạnh Phương, 2017. Những nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng IFRS ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia: Kế toán - Kiểm toán và Kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tháng 11/2017. Trường đại học Quy Nhơn. 18. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức. 19. KPMG, 2015. Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, Thông tư số 200/2014/ TT- BTC. Tài liệu tập huấn những điểm mới của Thông tư số 200/2014/ TT- BTC, 07/2015. 20. Lê Thị Kiều, 2013. Định hướng áp dụng IFRS ở Việt nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 21. Lê Vũ Tường Vy, 2017. Hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia: Kế toán - Kiểm toán và Kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tháng 11/2017. Trường đại học Quy Nhơn. 181 22. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2004. Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 Về việc ban hành hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng, NHNN, Hà Nội. 23. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2007. Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 Ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, NHNN, Hà Nội. 24. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2014. Thông tư 10/2014/TT-NHNN ngày 20/03/2014 Sửa đổi bổ sung một số tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN, NHNN, Hà Nội. 25. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2014. Thông tư 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ- NHNN ngày 18/4/2007 và hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc ngân hàng nhà nước, NHNN, Hà Nội. 26. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội. 27. Nguyễn Thị Kim Oanh, 2010. So sánh, đối chiếu chuẩn mực hợp nhất kinh doanh. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 28. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2010. Ảnh hưởng của hòa hợp Quốc tế: Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 29. Nguyễn Thị Thu Phương, 2014 .Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 30. Nguyễn Văn Liêm, 2015. Chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế tại Tổng công ty điện lực miền trung. Tạp chí khoa học và công nghệ thực phẩm, số 7/2015: 58-66 . 182 31. Nguyễn Văn Thắng, 2013. Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh. NXB ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội 32. Quốc hội, 2015. Luật kế toán. Luật số 88/2015/QH.13 ban hành 20/11/2015, Hà Nội 33. Tăng Thị Thanh Thủy, 2009. Quá trình hòa hợp - hội tụ kế toán quốc tế và phương hướng giải pháp cho Việt nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 34. Trần Quốc Thịnh, 2013. Định hướng xây dựng chuẩn mực BCTC Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 35. Trần Xuân Nam, 2015. Kế toán tài chính, Financial publisher Việt Nam. NXB Tài chính. 36. Vũ Hữu Đức, 2010. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động. Danh mục tài liệu tiếng nước ngoài 1. Abdulkadir Madawaki., 2012. Adoption of International Financial Reporting Standards in Developing Countries: The Case of Nigeria. International Journal of Business and Management, Vol.7, No.3: 152-161. 2. Achilleas Psaroulis., 2011. Did financial reporting quality improve after the adoption of IFRS in Greece? Master’s thesis. University of Piraeus. 3. Adhikari, A., & Tondkar, R., 1992. Environmental Factors Influencing Accounting Disclosure Requirements of Global Stock Exchanges. Journal of International Financial Management and Accounting, Vol.7, No.2: 75-105. 4. Aggarwal Reena, Klapper Leora & Wysocki, P.D., 2005. Portfolio Preferences of Foreign Institutional Investors. Journal of Banking & Finance, No.29: 2919-2946. 5. Acipa.org/media_resources/207682-ifrs-financial-system-considerartions- in- IFRS. [Accessed on 12 Dec 2015]. 183 6. Ajzen & Fishbein, M., 1975. Belief, attitude, intention and behavior: An introduction to theory and research. Publisher: Reading MA: Addison-Wesley. University of Massachusetts Amherst. 7. Angelica Hallberg & Sofie Persson., 2011. Voluntary application of IFRS: A study of factors and explanations on the Swedish unregulated capital markets. Master Thesis in Accounting. Division of Health and Society, Kristianstad University, Sweden. 8. Arsen Djatej, Duanning Zhou, David Gorton & William McGonigle., 2012. Critical factors of IFRS adoption in the US: an empirical study. Journal of Finance and accountancy, Vol.1: 1-14 9. Ball, Ray., 2006. International Financial Reporting Standards (IFRS): pros and cons for investors. Journal of Accounting and Business Research, accounting policy forum, Vol.36: 5-27. 10. Beuselinck, Christof & Joos, Philip & Khurana, Inder K. & Van Der Meulen, Sofie., 2010. Mandatory IFRS Reporting and Stock Price Informativeness. Available at: https//papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1381242. [Accessed on 28 Apr 2015]. 11. Bhanu Sireesha, P., 2015. Impact of IFRS adoption of financial statements if select Indian Companies. [pdf] Osmania University, Vol. X, No.1, January – Available [Accessed on 12 Dec 2015]. 12. Bushman, R., & Smith, A., 2001. Financial Accounting Information and Corporate Governance. Journal of Accounting and Economics, Vol.32: 237- 333. 13. Cairns David., 2001. International accounting standards survey 2000: an assessment of the use of IAS in the financial statements of listed companies. Library service, Book. 14. Callao & Jarne., 2010. The value relevance of IFRS: The case of Turkey. Finance and banking, Vol.5, No.1:119-128. 184 15. Chalmers, K., & Godfrey, J.M., 2004. Reputation costs: the impetus for voluntary derivative financial instrument reporting. Accounting, Organizations and Society, Vol.29: 95–125. 16. Chen, Huifa & Tang, Qingliang & Jiang, Yihong & Lin, Zhijun., 2010. The Role of International Financial Reporting Standards in Accounting Quality, Evidence from the European Union. Journal of International Financial Management and Accounting, Vol.21: 220-278. 17. Choi, F., & Levich, R., 1991. Behavioral Effects of International Accounting Diversity. Accounting Horizons, Vol.5, No.2: 1-13. 18. Christopher S. Armstrong, Mary E. Barth & Alan D. Jagolinzer., 2008. Market Reaction to the adoption of IFRS in Europe. The Wharton school University of Pennsylvania. 19. Christopher J. Armitage & Mark Conner., 2001. Efficacy of the Theory of Planned Behaviour: A meta-analytic review. British Journal of Social Psychology, Vol.40: 471–499. 20. Christopher Nobes & Robert Parker., 1995. Comparative international accounting. Prentice Hall, Financial time, an imprint of Pearson Education. 21. Chung-Hao Hsu & Syou-Ching Lai., 2013. How Does Mandatory IFRS Convergence Impact on Foreign Investment? Evidence from Taiwan. In Proceedings of 23rd International Business Research Conference 18 - 20 November, 2013, Marriott Hotel. Melbourne, Australia. 22. Costel Istratea., 2015. The importance of the transition to IFRS for insurance companies in Romania. International Finance and Banking Conference FI BA, 2015. 23. Costin A. Istrate., 2015. Information Systems on the impact of the transition to IFRS in the current legislative changes in Romania. International Journal of Information Technology & Computer, Vol.19: 1 -105. 24. Danuta Krzywda & Marek Schroeder., 2007. An Analysis of the Differences between IFRS and Polish Accounting Regulations: Evidence from the 185 Financial Statements of Listed Entities on the Warsaw Stock Exchange for the Calendar Years Ending 2001, 2003 and 2004. Journal accounting in Europe, Vol.4: 79-107. 25. Delvaille, P., Ebbers, G. & Saccon, C., 2005. International financial reporting convergence: Evidence from three continental European countries. Accounting in Europe, Vol.2: 137-164. 26. Demaria Samira & Dominique Dufour., 2008. First time adoption of IFRS, Fair value option, conservatism: Evidences from French listed companies [pdf] Available at [Accessed 7 August 2015]. 27. Devalle, Onali & Magarini., 2010. Assessing the Value Relevance of Accounting Data after the Introduction of IFRS in Europe. Journal of international financial management & accounting, Vol.21: 85-119. 28. Doupnik, T., & Salter, S., 1995. External Environment, Culture, and Accounting Practice: A Preliminary Test of a General Model of International Accounting Development. The International Journal of Accounting, Vol.30: 189-207. 29. Duc, Hong Thi Phan., 2014. Examining key determinants of International Financial Reporting Standards (IFRS) adoption in Vietnam: An institutional perspective. Doctor of Philosophy. Faculty of Business and Enterprise Swinburne University of Technology. 30. Duc, Hong Thi Phan & Mascitelli, Bruno & Barut, Meropy., 2014. Perception toward International Financial reporting standard (IFRS): The case of Vietnam. Global of accounting and finance, Vol. 5, No.1:132-152. 31. Elisavet Mantzari, Christos Sigalas & Tony Hines., 2017. Adoption of the International Financial Reporting Standard by Greek non-listed companies : The role of coercive and hegemonic pressures, Accounting Forum, Vol.41, No.3 :185-205. 32. Ernst & Young., 2009. Global IFRS conversion methodology. 186 33. Ernst & Young., 2009. IFRS1 First time adoption of IFRS. 34. Eva K. Jermakowicz & Sylwia Gornik-Tomaszewski., 2007. Implementing IFRS from the perspective of EU publicly traded companies. Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, Vol.15: 170–196. 35. Eva K. Jermakowicz, Alan Reinstein & Natalie Tatiana Churyk., 2014. IFRS framework-based case study: Daimler Chrysler – Adopting IFRS. Accounting Policies, Vol.32: 288–304. 36. Evans O.N.D. Ocansey., 2014. Comparative study of the international financial reporting standard implementation in Ghana and Nigeria. European Scientific Journal, Vol.10, No.13: 1857 – 7881. 37. Francis Cai & Hannah Wong., 2010. The Effects of IFRS adoption on global capital market integration. Journal of International Business & Economic Research, Vol.9, No.10: 25-34. 38. Gerbing David W. & Anderson Jame C., 1988. Structural Equation Modeling in Practice: A Review and recommended Two-step approach. Psychological Bulletin 1988, Vol.103, No.3: 411-423. 39. Gray, S.J.,1988. Towards a Theory of Cultural Influence on the Development of Accounting Systems Internationally. Abacus. Vol.24: 1-15. 40. Green, S. B., 1991. How many subjects does it take to do a regression analysis? Multivariate Behavioral Research, Vol.26: 499-510. 41. Hail L., Leuz C., & Wysocki P., 2010. Global Accounting Convergence and the Potential Adoption of IFRS by the U.S. (Part I): Conceptual Underpinnings and Economic Analysis. Accounting Horizons, Vol.24, No.3: 355-394. 42. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E., Tatham, R.L., 2006. Multivariate data analysis (6th Ed.), Pearson-Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ. 43. Halyer, S., 2010. Waiting for Direction. The Accountant. 187 44. Hans B. Christensen, Edward Lee, Martin Walker & Cheng Zeng., 2015. Incentives or Standards: What Determines Accounting Quality Changes around IFRS Adoption? Europe accounting review, Vol.24: 31-61. 45. Helena Vojakova., 2015. Financial Instruments: Meeting Disclosure Requirements Defined by IFRS 7 in Energy Industry in the Czech Republic. Procedia Economics and Finance, Vol.25: 176 – 184. 46. Hlaciuc Elena, Mihalciuc Camelia Catalina, Cibotariu Irina Stefana & Apetri Anisoara Niculina., 2009. Some issues about the transition from US. GENERALLY ACCEPTED ACCOUNTING PRINCIPLES (GAAP) to International financial reporting IFRS. Annales Universitatis Apulensis Series Oeconomica, Vol.11, No.1: 275-289. 47. Hofstede, G., 1980. Culture’s consequences: International differences in work- related values. Sage Publication, The International Professional Publishers Newbury Park, 1980. 48. Holger Daske, Luzi Hail, Christian Leuz & Rodrigo Verdi., 2008. Mandatory IFRS reporting around the World: Early evidence on the economic consequences. Journal of accounting research, Vol.46, No.5: 1085-1142. 49. IASB., 2007. Presentation of Financial Statements. standards/list-of-standards/ias-1-presentation-of-financial-statements.pdf [Accessed 03 Apr 2016]. 50. IASB., 2010. The conceptual framework for financial reporting. IFRS foundation. 51. IASB., 2010. Framework for the preparation and presentation of financial statements. framework [Accessed 03 Apr 2016]. 52. IASC., 1998b. IASC Constitution, International Accounting Standards 1998, London: International of Accounting Standards Committee. 53. Icek Ajzen., 1991. The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Processes, Vol.50: 179-211. 188 54. Ioannis Tsalavoutas, Paul Andre & Lisa Evans., 2012. The transition to IFRS and the value relevance of financial statements in Greece. The British Accounting Review, Vol.44: 262–277. 55. Irina-Doina., 2012. Measuring the impact of first-time adoption of International Financial Reporting Standards on the performance of Romanian listed entities. Procedia Economics and Finance, Vol.3: 211- 216. 56. Irvine, H. J., & Lucas, N., 2006. The rationale and impact of the adoption of international financial reporting standards on developing nations: the case of the United Arab Emirates. In Proceedings 18th Asian-Pacific Conference on International Accounting Issues, pages 1-22. 57. Jaggi, B., & Low, P.Y., 2000. Impact of Culture, Market Forces, and Legal System on Financial Disclosures. The International Journal of Accounting, Vol.35, No.4: 495-519. 58. Jermakowicz., 2004. Effects of adoption of International Financial Reporting Standards in Belgium: the evidence from BEL-20 companies. Accounting in Europe, Vol.1: 51-70. 59. Jing Chen., 2009. IFRS Adoption and Accounting Quality: Evidence from Dutch Market. Master Thesis Accounting. Erasmus University. 60. Joanne Horton & George Serafeim., 2009. Market reaction to and valuation of IFRS reconciliation adjustments: first evidence from the UK. Springer International Publishing AG, Vol.15: 725–751. 61. Joanne Horton, George Serafeim & Ioanna Serafeim., 2013. Does Mandatory IFRS Adoption Improve the Information Environment? Social Sciences and Humanities, Vol.30: 388-423. 62. Johanna Forsberg & Johanna Ojala., 2014. Adoption of IFRS in the Chinese accounting standards-Effects on accounting quality and economic growth. Bachelor thesis. Linnaeus University Sweden. 63. Karahanna & ctg., 2005. Are international financial reporting standards (IFRS) an unstoppable juggernaut for US and global financial reporting? [pdf] 189 Availableat:<https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1125069 > [Accessed 10 May 2015]. 64. Kavitha, N.V., 2014. A Study on IFRS in India. International journal of Innovative research and development, Vol.3, Issue12: 362-367. 65. Kim M. Shima & David C. Yang., 2012. Factors Affecting the Adoption of IFRS. International Journal of Business, Vol.17, No.3: 1083-4346. 66. KPMG., 2010. Global conversion method guide. IFRS handbook. 67. KPMG., 2014. First time adoption IFRS. IFRS handbook. 68. Lainez, J.A., and Callao, S., 2000. The Effect of Accounting Diversity on International Financial Analysis: Empirical Evidence. The International Journal of Accounting, Vol.35, No.1: 65-83. 69. Lei Cai, Asheq Razaur Rahman & Stephen M. Courtenay., 2009. The Effect of IFRS and its Enforcement on Earnings Management: An International Comparison. Massey University School of accountancy. 70. Leuz, Christian & Hail, Luzi., 2006. International Differences in the Cost of Equity Capital: Do Legal Institutions and Securities Regulation Matter? Journal of accounting research, Vol.44: 485-531. 71. Lightstone, K. and Driscoll, C., 2008. Disclosing elements of disclosure: a test of legitimacy theory and company ethics. Canadian Journal of Administrative Sciences, Vol.25, No.1: 7-21. 72. Martin Glaum & Donna L. Street., 2003. Compliance with the Disclosure Requirements of Germany's New Market: IAS versus US GAAP. Journal international financial management & accounting, Vol.14: 64–100. 73. Mary E. Barth, Wayne R. Landsman & Mark H. Lang., 2008. International accounting standards and accounting quality. Journal of accounting research, Vol.46, No.3:467-498. 74. Mary E. Barth., 2008. Global Financial Reporting: Implications for U.S. Academics. American accounting association, Vol.83: 1159-1179. 190 75. Meyer, J. W. and Rowan, B., 1977. Institutionalized Organizations: Formal Structure as Myth and Ceremony. The American Journal of Sociology, Vol.83, No.2: 340-363. 76. Michael E. Bradbury, Kim M. Mear., 2017. Interpreting the impact of IFRS Adoption, Australian Accounting Review, Vol.27, Issue 2: 214-219. 77. Michael Neel.,2017.Accounting Comparability and Economic Outcomes Mandatory IFRS Adoption, Contemporary Accounting Research, Vol.34: 658-690. 78. Michela Cordazzo., 2013. Impact of IFRS transition on company financial reporting: the case of Italy and Germany. Int. J. Business Performance Management, Vol.14, No.1:1-18. 79. Mohamed Abulgasem Zakari., 2014. Challenges of International Financial Reporting Standards (IFRS) Adoption in Libya. Available at:< https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2538220> [Accessed on 14 Nov 2016]. 80. Muhammad Nurul Houqe, Reza M. Monem, Tony Van Zijl., 2016. The economic consequences of IFRS adoption : Evidence from New Zealand, Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, Vol.27:40-48 81. Mueller, G., 1967. International accounting. Thunderbird International Business Review, Vol. 9 Issue 4:1-2. 82. Murphy Smith & Bruce Runyan., 2007. The effect of multi-nationality on the precision of management earnings forecasts. Inderscience, Vol.4, issue 6: 572- 588 83. Murphy Smith., 2015. Convergence in Accounting Standards: Insights from Academicians and Practitioners. Advance in accounting, incorporating advances in International Accounting, Vol.26: 142-154. 84. Nobes, C., & Parker, R., 1995. Comparative International Accounting, In: 4th ed. Oxford, UK: Phillip Allan/St. Martin’s Press. 191 85. Nunnally, J.C., & Bernstein, I.H., 1994. Psychometric theory (3rd ed.). New York: McGraw-Hill. 86. Ormrod, P. & Taylor, P., 2004. Implications for lending decisions and debt contracting of the adoption of international financial reporting standards. Journal of International Banking Law and Regulation, Vol.19, No.12: 475– 486. 87. Philip Brown & Ann Tarca., 2005. A commentary on issues relating to the enforcement of international financial reporting standards in the EU. European accounting review, Vol.14: 181-212. 88. Philippe, D., 2008. Talking Green: Organizational Environmental Communication as a Legitimacy – Enhancement Strategy, Department of Strategy and Business Policy, HEC School of Management. Available at: < ation.pdf> [Accessed 04 March 2017]. 89. Porter, M.E., 1980. Competitive strategy: Techiniques for Analyzing Industries and Competitors. New York: Free Press 90. Saidu Sani & Dauda Umar., 2014. An Assessement of Compliance with IFRS Framework at First-Time Adoption by the Quoted Banks in Nigeria. Journal of Finance and Accounting, 2014, Vol.2, No.3: 64-73. 91. Sally Aisbitt., 2006. Assessing the Effect of the Transition to IFRS on Equity: The Case of the FTSE 100. Accounting in Europe, Vol.3: 0963-8180. 92. Salter, S., & Niswander, F., 1995. Cultural Influence on the Development of Accounting Systems Internationally: A test of Gray’s [1988] Theory. Journal of International Business, Vol.26, No.2: 379-397. 93. Sejen, Sarah Mallie., 2013. The Effect of IFRS on Competition Among Industry Peers. Honors College; Accounting. University of Arizona. 94. Shelby D. Hunt., 2000. A general theory of competition: Resources, competences, productivity, economic growth. Sage publication, Inc. 192 95. Shigufta Hena Uzma., 2016. Cost-benefit analysis of IFRS adoption: Developed and emerging countries, Journal of Financial Reporting and Accounting. Vol.14, Issue 2: 198-229 96. Shelby D. Hunt., 2000. A general theory of competition: Resources, competences, productivity, economic growth. Sage publication, Inc. 97. Shocker, A. D. and Sethi, S. P., 1974. An approach to incorporating action preferences in developing corporate action strategies. Califonia Management Review. Vol.15, Issue 4: 97. 98. Sterling, R.R., 1972. Decision-oriented financial accounting. Accounting business research, Vol.2, No.7: 198-208 99. Shu-Hsing Wu., 2014. The Effects of Harmonization and Convergence with IFRS on the Timeless of Earnings Reported under Chinese GAAP. Journal of Contemporary accounting and economics, Vol.10: 148-159. 100. Sidney J. Gray, Tony Kang, Zhiwei Lin & Qingliang Tang., 2015. Earning Management in Europe Post IFRS: Do Cultural Influences Persist?. Management International Review, Vol.55, issue 6: 827-856. 101. Soderstrom & Sun., 2013. Finish accounting and IFRS - Experience from the first time adoption. Vol.6, issue 4: 247-263. 102. Spyros Baralexis., 2004. Creative accounting in small advancing countries: The Greek case. Managerial Auditing Journal, Vol.19: 440-461. 103. Stamatios Dritsas & George Petrakos., 2014. Historical Financial Information: An Empirical Study on the First Time Adoption of IFRS in Greece. International Business Research, Vol.7, No.8: 47-58 104. Staubus George J., 2000. The decision-usefulness theory of accounting. Published 2000 by Routledge Publishing Inc. A member of the Taylor & Francis Group. 105. Stiglitz Joseph E., 1975. Incentives, risk, and information: Notes towards a theory of hierarchy. The Bell Journal of Economics, Vol.6, No.2: 552-579. 193 106. Struharova Katerina., 2010. Shift from National Reporting to Reporting in Accordance with International Financial Reporting Standard for Small and Medium-sized Entities and Its Effect on Financial Management – the Case of the Czech Republic. Journal of Competitiveness, Vol.2, Issue 2:74-89. 107. Stulz, R., & Williamson, R., 2003. Culture, Openness, and Finance. Journal of Financial Economics, Vol.70: 313-349. 108. Susana Callao Gaston, Cristina Ferrer Garcia, Jose Ignacio Jarne Jarne & Jose Antonio Laínez Gadea., 2010. IFRS adoption in Spain and the United Kingdom: Effects on accounting numbers and relevance [pdf] Contents lists available at Science Direct, Journal homepage. Available at: [Accessed 07 March 2015]. 109. Sylwia Gornik-Tomaszewski., 2014. Adoption of IFRS in Canada: Financial Reporting Dilemma for Canadian Companies Cross-Listed in the United States. Oxford Journal: An International Journal of Business & Economics, Vol.9, No.1:78-96. 110. Sylwia Gornik-Tomaszewski., 2014. Case Study “Tomsel Corp, First-Time Adoption of International Financial Reporting Standards by U.S. Company; St. John’s University, Vol.31, No.1:22-33. 111. Top Robert Teller., 2009. First-Time Adoption of IFRS, Managerial Incentives and Value- Relevance: Some French Evidence. American Accounting Association, Vol.8: 1-22. 112. Van Tendeloo, Brenda & Vanstraelen, Ann., 2005. Earnings management under German GAAP versus IFRS. European Accounting Review, Vol.14, No. 1: 155–180. 113. Vedran Capkun, Anne Jeny-Cazavan, Thomas Jeanjean & Lawrence A. Weiss., 2008. Earnings Management and Value Relevance During The Mandatory Transition from Local GAAPs to IFRS in Europe. Elsevier, Available at:< 194 https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1125716> [Accessed on 07 Jun 2016]. 114. Vellam Iwona., 2004. Implementation of international accounting standard in Poland: can true convergence be achieved in practice. Accounting in Europe, Vol.1: 143-167. 115. Vera Palea., 2012. Are IFRS Value-Relevant for Separate Financial Statements? Evidence from the Italian Stock Market. Journal of International accounting, auditing and taxation, Vol.23: 1-17. 116. Waheeduzzaman, A., & Ryans, J., 1996. Definition, perspectives, and understanding of international competitiveness: A quest for a common ground. Competitiveness Review, Vol.2: 7-26. 117. Weibenberger, Stahl & Vorstius., 2004. IFRS adoption and taxation issue. International Journal and tax issue, Vol.1, No.7:159-165. 118. Young, D., & Guenther, D., 2003. Financial Reporting Environments and International Capital Mobility. Journal of Accounting Research, Vol.41, No.3: 553-579. 119. Zarzeski Marilyn Taylor., 1996. Spontaneous harmonization effects of culture and market forces on accounting disclosure practices. American Accounting Association, Vol.10, No.1: 18-37.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chuyen_doi_bao_cao_tai_chinh_tu_chuan_muc_ke_toan_vi.pdf
Luận văn liên quan