DN thực hiện huy động vốn chủ sở hữu bên ngoài thông qua phát
hành cổ phiếu, kêu gọi góp vốn liên doanh, liên kết. Hiện nay, thị trường chứng
khoán Việt Nam phát triển minh bạch hơn và đang thu hút được ngày càng nhiều
nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Sự phát triển của thị trường Upcom đã tạo
nhiều cơ hội cho các DN vừa và nhỏ mới niêm yết huy động vốn. Với bản cáo bạch
rõ ràng minh bạch và chiến lược kinh doanh triển vọng, DN có thể thu hút sự quan
tâm của các NĐT trên sàn chứng khoán. Đối với DNDVDL Huế, giải pháp đối với
các DN có chiến lược phát triển dài hạn cần huy động nguồn vốn bên ngoài có thể
chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần để mở rộng phương thức huy động vốn
trên thị trường chứng khoán. Thực tế cho thấy thời gian qua nhiều DN hoạt động
hiệu quả hoặc có tiềm năng phát triển được NĐT sẵn sàng góp vốn hoặc mua lại cổ
phiếu như Tập đoàn Bitexco mua lại 63% cổ phần Công ty Cổ phần Du lịch Hương
Giang. Một ưu điểm khác của việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu là các cổ
đông chiến lược mới tham gia vào Hội đồng quản trị và chia sẽ những kinh nghiệm
quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN tốt hơn.
103 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch Huế trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hồi quy của biến GDP đối với tất cả các phương pháp đều cho cùng kết quả: GDP
tác động cùng chiều với hiệu quả tài chính và đều có độ tin cậy cao. Kết luận phù
hợp với Diyya Aggarwal (2016), trong điều kiện kinh tế phát triển ổn định, thu nhập
người dân cải thiện nên nhu cầu về giải trí, nghỉ dưỡng gia tăng. Do đó, doanh thu
và hiệu quả tài chính của DN du lịch tăng.
Giả thuyết: “Đặc điểm kinh doanh có tác động ngược chiều đến hiệu quả tài
chính”.
Hệ số hồi quy của biến UNI không có ý nghĩa thống kê với ROE nhưng có kết
quả với biến ROA là -0.0102. Nó cho thấy: tỉ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu có
tác động ngược chiều với hiệu quả tài chính và có mức ý nghĩa 10%. Điều này có
nghĩa: Nếu các yếu tố khác không đổi và khi UNI tăng thêm 1% thì hiệu quả tài
chính sẽ giảm -0.0102% và ngược lại.
Youn và Gu (2010) cho rằng DN du lịch nên giảm các chi phí hoạt động, chi
phí bán hàng và tiếp thị để gia tăng lợi nhuận biên. DN du lịch Huế đa phần có quy
mô nhỏ nên trình độ quản lý và kiểm soát chi phí còn nhiều hạn chế, gây thất thoát.
Giả thuyết: “Quy mô doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến hiệu quả tài
chính”.
Hệ số hồi quy của biến SIZE không có ý nghĩa thống kê với biến ROE, nhưng
có kết quả với biến ROA là 0.0169. Nó cho thấy: SIZE có tác động cùng chiều với
hiệu quả tài chính và có mức ý nghĩa 1%. Điều này có nghĩa: Nếu các yếu tố khác
không đổi và khi tổng tài sản cố tăng thêm 1% thì hiệu quả tài chính sẽ tăng
0.0169% và ngược lại.
Kết quả hồi quy với hai mô hình biến phụ thuộc ROA và ROE có thể kết luận
các biến có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả tài chính là: GROW và GDP. Các
biến có mối quan hệ ngược chiều là: DA và TSDH. Hai biến SIZE và UNI không
tìm thấy ý nghĩa thống kê với ROE nhưng lại có ý nghĩa với biến ROA.
Tổng hợp kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
và so sánh với giả thiết đưa ra ban đầu.
74
Bảng 2.15. Bảng so sánh giả thiết và kết quả nghiên cứu
Biến giải thích Giả thiết ROA ROE
DA - - -
TSDH - - -
SIZE + +
GROW + + +
UNI - -
GDP + + +
Bảng 2.15 cho thấy mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài
chính có kết quả tương đồng với giả thiết đưa ra ban đầu. Trong đó, cơ cấu vốn có
tác động ngược chiều với cơ cấu vốn. Để đánh giá rõ hơn tác động cơ cấu vốn đối
với hiệu quả tài chính theo ngưỡng nợ cũng như tìm được cơ cấu vốn tối ưu cho
DNDVDL Huế, đề tài tiếp tục thực hiện hồi quy mô hình 3 và 4.
Kết quả nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến tính giữa cơ cấu vốn và hiệu
quả tài chính.
Bảng 2.16. Kết quả hồi quy mô hình 3 và mô hình 4
Biến phụ thuộc
Biến độc lập
ROA ROE
DA
-0.0245 1.3429
(0.868) (0.0000)***
DA2
-0.0311 -1.8692
(0.856) (0.0000)***
UNI
-0.0181 -0.0486
(0.005)*** (0.0000)***
TANG
-0.0624 -0.1325
(0.0000)*** (0.263)
SIZE
-0.0063 -0.0261
(0.054)** (0.0000)***
GROW 0.0220 0.0281
75
(0.0000)*** (0.0003)***
GDP
1.154 0.3548
(0.0000)*** (0.557)
CONS
0.048 0.2018
(0.083)* (0.0000)***
N 576 576
AR (2) test (Pr > z) 0.140 0.463
Sargan test 0.000 0.247
(*, **,*** : có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%,1%)
Nguồn: kết quả tính toán của tác giả theo chương trình STATA 12.0
Kết quả hồi quy bằng phương pháp GMM cho các kết quả như sau:
Các hệ số hồi quy của các biến liên quan đến cơ cấu vốn và cơ cấu vốn bình
phương như: DA, DA2 đều có ý nghĩa thống kê đối với biến ROE, nhưng không có
ý nghĩa với biến ROA. Bên cạnh đó, kết quả Sargan test và AR (2) test đều cho thấy
mô hình với biến phụ thuộc ROE là phù hợp. Đây là cơ sở nhằm xác định mức tỷ lệ
cơ cấu vốn tối ưu để hiệu quả tài chính đạt mức tối đa. Tác giả cũng đã thực hiện
kiểm định 2 ngưỡng, tuy nhiên kết quả không cho thấy tồn tại 2 ngưỡng nợ (Phụ
lục). Vì vậy, kết quả nghiên cứu kết luận chỉ tồn tại một ngưỡng nợ cho các
DNDVDL Huế.
Xác định cơ cấu vốn tối ưu:
Ngưỡng của DA được tìm thấy khi xét đạo hàm bậc nhất của cả hai bên với
DA. Sau khi giải phương trình cho kết quả ngưỡng tối ưu của DA là 35,92% thì
hiệu quả tài chính cao nhất.
Dựa trên giá trị ngưỡng 35,92%, tập mẫu có thể chia làm 2 nhóm với tỉ lệ nợ
DA nằm trong khoảng từ 0% - 35,92% và lớn hơn 35,92%. Để xác định mối quan
hệ giữa hiệu quả tài chính và các ngưỡng nợ, đề tài thực hiện hồi quy OLS trên các
nhóm và cho kết quả sau:
76
Bảng 2.17. Kết quả hồi quy theo ngưỡng
Ngưỡng
Biến
0%- 35,92%.
DA 0.0962** -0.6148***
UNI -0.0100 -0.0048
TSDH -0.0706*** -0.2097***
SIZE -0.0169** 0.0076
GROW 0.0633*** 0.0497*
GDP 1.7912** 0.8407
_CONs 0.0642 0.3427*
(*, **,*** : có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%,1%)
Nguồn: tính toán của tác giả
Khi doanh nghiệp sử dụng nợ dưới 35,92% biến DA có giá trị là 0.0962 với
mức ý nghĩa 5% , cho thấy hiệu quả tài chính doanh nghiệp sẽ tăng 0.0962% khi tỷ
lệ nợ tăng 1%.
Khi doanh nghiệp sử dụng nợ vượt quá mức 35,92%, biến DA có giá trị là -
0.6148 với mức ý nghĩa 1%, cho thấy việc gia tăng tỷ lệ nợ 1% sẽ làm giảm hiệu
quả tài chính doanh nghiệp là -0.6148%.
77
Bảng 2.18. Thống kê số lượng doanh nghiệp ở mỗi nhóm theo năm
Ngưỡng nợ
Năm
DA 35,92%
2013 119 (82,64%) 25 (17,36%)
2014 115 (79,86%) 29 (20,14%)
2015 114 (79,17%) 30 (20,83%)
2016 108 (75,00%) 36 (25,00%)
Tổng cộng 456 (79,17%) 120 (20,83%)
Nguồn: tính toán của tác giả
Qua thống kê các doanh nghiệp theo các ngưỡng nợ có thể thấy 79,17% doanh
nghiệp đang sử dụng mức nợ thấp hơn 35,92%, mức mà sử dụng nợ có tác động tích
cực đối với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Chỉ có khoảng 120 trường hợp
chiếm 20,83% đang sử dụng mức nợ làm giảm hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
Như vậy, thực trạng các doanh nghiệp tại Huế đa phần chọn lựa ngưỡng nợ có tác
động tích cực đến hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp sử dụng
mức nợ vượt 35,92% tăng dần qua các năm làm giảm chỉ số ROE trung bình của
các doanh nghiệp giảm.
2.7.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Sau khi thực hiện kiểm định khắc phục các khuyết tật của các mô hình, từ kết
quả phân tích tác giả đưa ra một số nhận định sau về cơ cấu vốn của DNDVDL
Huế như sau:
Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính doanh
nghiệp:
Kết quả mô hình GMM cho thấy có bốn nhân tố tác động đến hiệu quả tài
chính của các DNDVDL Huế là tỉ suất nợ (DA), tăng trưởng tài sản (GROW), cơ
cấu tài sản (TSDH) và GDP.
78
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: Hệ số hồi quy của biến DA trong
mô hình ROE là -0.2890 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, và trong mô hình ROA
là -0.1937 với ý nghĩa 1%. Điều đó có ý nghĩa là nếu doanh nghiệp tăng tỷ số nợ, sẽ
làm giảm hiệu quả tài chính. Nghiên cứu Lê Thanh Ngọc và cộng sự (2017) trên
mẫu các Công ty cổ phần ngành du lịch niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
cũng cho kết quả tương tự (khi tỉ số nợ giảm -0,6050% thì ROA tăng 1%).
Bên cạnh đó, kết quả hồi quy phi tuyến tính đã xác định được một ngưỡng nợ
cho các DNDVDL Huế là 35,92%. DN nên sử dụng nợ thấp hơn ngưỡng nợ này vì
kết quả hồi quy cho thấy cơ cấu vốn có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính
DN. Trong trường hợp các doanh nghiệp có mức nợ lớn hơn ngưỡng tối ưu thì nên
giảm nợ để tăng hiệu quả tài chính. Kết quả ngưỡng nợ trên cũng ủng hộ cho các
nghiên cứu trước đây tại Việt Nam như: Cuong và Canh cho rằng mức nợ dưới
59,92% sẽ làm tăng hiệu quả tài chính; Võ Hồng Đức và Võ Trường Luân tìm thấy
ngưỡng nợ tối ưu ở mức dưới 55,67%; Võ Xuân Vinh và Nguyễn Thành Phú kết
luận ngưỡng của ngành bán buôn là 15,87%-44,52%, ngành bất động sản là
41,02%-73,00%, ngành vận tải nhỏ hơn 79,66%, ngành xây dựng nhỏ hơn 61,28%.
Ngoài ra, khảo sát các nhà quản trị DN trong chương 2 cũng cho kết quả tương tự,
hệ số nợ mục tiêu là khoảng 33,33%.
Một số ví dụ điển hình của các doanh nghiệp có nợ vay cao như Công ty Cổ
Phần Khách sạn Hoàng Cung (89,26%), Công ty TNHH dịch vụ và du lịch New
Day (83,68%), Công Ty Cổ Phần Du Lịch Ngự Bình Huế (79,88%), chịu áp lực
chi phí nợ vay cao nên hiệu quả tài chính các doanh nghiệp này đều âm trên 20%.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn lớn tại Huế sử dụng nợ
vay cao ngay từ ban đầu đầu tư xây dựng dự án nên phải chịu áp lực nợ vay trong
thời gian dài, nên chi phí đã ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài nhân tố
tăng trưởng GDP, tỉ suất nợ cũng là nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu
quả tài chính, kết quả này ủng hộ kết quả khảo sát của nhà quản trị DN Huế khi cho
rằng tỉ suất nợ là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả tài chính.
Nhân tố tăng trưởng tài sản GROW có tác động cùng chiều với hiệu quả tài
chính, Qua đó có thể thấy được các DNDVDL Huế tăng trưởng tài sản có tác động
79
tích cực đến hiệu quả tài chính. Khi phân theo nhóm ngưỡng nợ thì GROW có tác
động giảm (0.0633 so với 0.0497) khi hệ số nợ vượt quá ngưỡng 35,92%. DN có
nhu cầu tăng tài sản, mở rộng kinh doanh khi nhận thấy cơ hội tìm kiếm lợi nhuận,
do đó tăng trưởng thúc đẩy hiệu quả tài chính tăng.
Nhân tố TSDH có ảnh hưởng ngược chiều với ROA và ROE, và mức độ ảnh
hưởng giữa 2 ngưỡng nợ có khác biệt rất lớn (-0.0706 so với -0.2097). Khi DN sử
dụng nợ vượt quá ngưỡng tối ưu thì mức độ tác động tiêu cực của TSDH đến hiệu
quả tài chính tăng lên. Đối với đặc thù DNDVDL, TSDH luôn chiếm tỉ trọng cao,
nhu cầu vay vốn là phổ biến đối với các DN có quy mô lớn. Vì vậy DN nên cân đối
nguồn tài chính giữa nợ và vốn chủ sở hữu ở mức tối ưu để không làm giảm hiệu
quả tài chính.
Nhân tố tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều đến hiệu quả tài chính ROA
và ROE. Khi tăng trưởng GDP cao thì thu nhập của người dân được cải thiện và
nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch cao hơn, từ đó gia tăng hiệu quả tài chính và lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong giai đoạn nền kinh tế phát triển thuận lợi là
cơ hội để DNDVDL gia tăng lợi nhuận và hiệu quả tài chính.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã tiến hành phân tích kết quả khảo sát, nghiên cứu định tính và
định lượng về hiệu quả tài chính, cơ cấu vốn tối ưu tại các DNDVDL Huế.
Nghiên cứu định tính cho thấy các nhà quản trị DN hiểu được ưu điểm và
nhược điểm của từng nguồn tài trợ. DN có xu hướng sử dụng vốn chủ sở hữu hơn là
nợ vay vì cho rằng hệ số nợ mục tiêu là dưới 33,33%. Ngoài ra, nhà quản trị cũng
cho rằng cơ cấu vốn có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả tài chính.
Kết quả nghiên cứu định lượng đưa ra bằng chứng rõ ràng hiệu quả tài chính
có mối quan hệ ngược chiều với tỉ lệ nợ trên tổng tài sản, và là nhân tố nội tại DN
ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả tài chính. Ngưỡng nợ tối ưu là 35,92% củng cố
nhận định về hệ số nợ mục tiêu của DN được khảo sát, khi DN sử dụng nợ dưới
ngưỡng này thì cơ cấu vốn có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính. Vì vậy, các
DN phải thận trọng khi tăng vốn bằng cách vay nợ, vì khi vượt qua ngưỡng tối ưu
thì hiệu quả tài chính bắt đầu giảm.
80
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU VỐN CHO DOANH NGHIỆP
DỊCH VỤ DU LỊCH HUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Trong chương này, tác giả tổng hợp các kết quả nghiên cứu của luận án, từ
đó đưa ra một số chính sách nhằm hoàn thiện quản lý cơ cấu vốn để doanh nghiệp
đạt được tối ưu về hiệu quả tài chính. Bên cạnh đó, luận án còn có những gợi ý
chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho DNDVDL từ Nhà nước, từ các định chế tài chính
khác.
3.1. Kết luận kết quả nghiên cứu
Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhằm đạt được nhiều mục tiêu, trong
đó mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hóa lợi nhuận và lợi ích của cổ đông. Để đạt
được điều đó, nhà quản trị cần thực hiện công tác huy động và sử dụng các nguồn
lực tài chính một cách hợp lý, để vừa đảm bảo hiệu quả vừa hạn chế được rủi ro. Do
đó, luận án đã phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính doanh
nghiệp dịch vụ du lịch tại Huế và đề xuất cơ cấu vốn tối ưu để tạo ra hiệu quả tài
chính cao nhất cho doanh nghiệp.
Từ cơ sở trên, tác giả đã phân tích thực trạng cơ cấu vốn, và hiệu quả tài chính
của DNDVDL Huế giai đoạn 2013 đến 2016. Ngoài ra, tác giả đã thực hiện khảo sát
các doanh nghiệp về quan điểm quản lý cơ cấu vốn và cơ cấu vốn tối ưu. Từ đó, tác
giả sẽ đưa ra những hạn chế về cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính của DNDVDL tại
Huế.
Với nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng với 576 quan sát
của 144 doanh nghiệp từ năm 2013 đến năm 2016, theo phương pháp phân tích hồi
quy là Pooled OLS, FEM, REM, GLS và GMM. Kết quả phương pháp GMM được
chọn lựa và được tổng hợp tại bảng sau:
81
Bảng 3.1. Bảng so sánh giả thiết và kết quả nghiên cứu
Biến
Giả
thiết
Biến phụ thuộc Hồi quy ngưỡng nợ với ROE
ROA ROE Từ 0%-35,92% Trên 35,92%
DA +/-
-
0.1937***
-
0.2890***
0.0962**
-0.6148***
TSDH -
-
0.0540***
-
0.0587***
-0.0706***
-0.2097***
SIZE + 0.0169*** -0.0169**
GROW + 0.0334*** 0.0465*** 0.0633*** 0.0497*
UNI - -0.0102*
GDP + 1.4046*** 1.4842*** 1.7912**
Nguồn: tác giả tổng hợp
Từ bảng 3.1, cơ cấu vốn có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả tài chính,
có nghĩa là khi doanh nghiệp tăng sử dụng nợ thì làm giảm hiệu quả tài chính. Tuy
nhiên, kết quả hồi quy phi tuyến tính với biến phụ thuộc là ROE cho thấy tồn tại
một ngưỡng nợ là 35,92%. Sau khi thực hiện hồi quy theo từng ngưỡng, doanh
nghiệp sử dụng nợ dưới 35,92% thì tỉ suất nợ có tác động tích cực đến hiệu quả tài
chính, nếu doanh nghiệp tiếp tục huy động nợ vượt mức 35,92% thì hiệu quả tài
chính bắt đầu giảm. Vì vậy, mức tối đa các doanh nghiệp huy động nguồn tài trợ
bằng nợ nên là 35,92% tổng nợ trên tổng tài sản.
Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả tài chính còn có tốc
độ tăng trưởng tài sản, tốc độ tăng trưởng GDP đối với cả 2 tiêu chí đo lường ROA
và ROE. Ngược lại, cơ cấu tài sản có mối quan hệ nghịch chiều với ROA và ROE.
Biến đặc điểm kinh doanh có quan hệ nghịch chiều; và quy mô doanh nghiệp tác
động thuận chiều với ROA, nhưng không tìm thấy ý nghĩa với ROE.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, các giải pháp cần thiết để quản lý tốt cơ cấu vốn
và nâng cao hiệu quả tài chính là sử dụng nợ dưới mức tối ưu, mở rộng kinh doanh
và tăng quy mô doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần giảm tỉ lệ giá vốn
hàng bán cũng như cơ cấu lại tài sản dài hạn và ngắn hạn.
82
3.2. Quan điểm cần quán triệt trong tái cấu trúc cơ cấu vốn DNDVDL Huế
3.2.1. Đặc điểm kinh doanh du lịch
Hoạt động kinh doanh du lịch có những đặc điểm như sau:
Du lịch là ngành kinh tế có hiệu quả cao, tỉ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư lớn,
thời gian thu hồi vốn nhanh nhưng cần số vốn đầu tư ban đầu nhiều (Phan Thị
Thanh Hà, 2007). DN dịch vụ du lịch phải đầu tư cơ sở vật chất ban đầu rất lớn, nên
xu hướng sử dụng tỉ lệ nợ cao ban đầu là phổ biến, đặc biệt là DN kinh doanh lưu
trú và ăn uống nên chi phí để duy trì hoạt động của DN du lịch lớn. Để kinh doanh
có lãi, doanh nghiệp nào cũng phải bù đắp được các khoản chi phí bao gồm chi phí
cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy
thuộc vào quy mô kinh doanh hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản,
tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay. Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi
theo quy mô kinh doanh hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành
chính.
Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí. Trong khi tổng chi phí
biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của kinh doanh hoặc doanh số thì tổng chi phí
cố định không đổi. Đặc thù của DN du lịch là chi phí cố định lớn, DN phải chi trả
các chi phí này hằng năm cho dù tình hình kinh doanh có thuận lợi hay không. Do
đó, giải pháp quan trọng nhất đối với DN là phải đưa ra chiến lược để tạo ra và gia
tăng doanh thu càng lớn thì hiệu quả tài chính càng cao.
3.2.2. Tái cơ cấu vốn theo giai đoạn phát triển của DNDVDL Huế
Quá trình tái cơ cấu vốn không chỉ thực hiện khi tình hình kinh doanh DN
không thuận lợi mà nên được thực hiện xuyên suốt quá trình hoạt động, phù hợp với
từng giai đoạn phát triển và nhu cầu vốn của DN. Đặc điểm kinh doanh du lịch khác
biệt so với các ngành khác nên vòng đời DN du lịch có những giai đoạn không tuân
theo quy luật chung. Theo Butler (1960) vòng đời lĩnh vực du lịch (Tourism area
life cycle) trải qua 4 giai đoạn chính:
83
Hình 3.1: Vòng đời doanh nghiệp du lịch.
Nguồn: Butler (1960) và tác giả biên dịch.
Giai đoạn hình thành: đây là thời điểm DN mới được thành lập hoặc sản
phẩm dịch vụ bắt đầu đưa vào kinh doanh, do đó chi phí đầu tư ban đầu cao trong
khi doanh thu lại tăng trưởng chậm. Rủi ro kinh doanh thời điểm này là rất lớn, vì
vậy đòn bẩy tài chính cần được giữ ở mức càng thấp càng tốt. Vì DN chưa đảm bảo
tạo ra được lợi nhuận nên sẽ gặp khó khăn thanh toán lãi vay dù được phân bổ theo
nhiều kì, nên rủi ro kinh doanh cùng với rủi ro tài chính khi không thanh toán được
nợ vay đẩy việc kinh doanh của DN sớm đi đến phá sản.
Cơ cấu vốn hợp lý cho DN mới thành lập nợ vay ở mức tối thiểu. DN cần ưu
tiên huy động vốn chủ sở hữu và cổ đông góp vốn, sau đó là phát hành trái phiếu dài
hạn có thể chuyển đổi thành cổ phiếu, và giải pháp cuối cùng là vay dài hạn. Với cơ
cấu vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu cao sẽ giúp cho DN không bị áp lực về trả lãi và
rủi ro về tài chính, DN cũng không phải thanh toán lợi tức cho cổ đông khi hoạt
động kinh doanh không có lãi. Mặc dù, cổ đông yêu cầu lợi tức cao hơn lãi suất vay
ngân hàng và chia sẻ quyền kiểm soát DN với cổ đông sáng lập, cơ cấu vốn cho DN
khởi sự vẫn hợp lý hơn khi ưu tiên sử dụng vốn chủ sở hữu.
Giai đoạn tăng trưởng: sau giai đoạn hình thành DN bước sang giai đoạn
tăng trưởng với thành tựu là đã có khách hàng, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng,
tình hình hoạt động bắt đầu ổn định. Tuy nhiên, DN vẫn còn rủi ro tài chính dù thấp
84
hơn xuất phát điểm vì DN vẫn phải tiếp tục đầu tư phát triển thị trường và cạnh
tranh trực tiếp với các đối thủ lớn trong ngành. Cơ cấu vốn hợp lý cho DN giai đoạn
tăng trưởng nghiêng về vốn chủ sở hữu và có thể sử dụng một phần nợ vay ở mức
thấp. Thứ tự ưu tiên nguồn huy động vốn giai đoạn này là lợi nhuận để lại tái đầu
tư, phát hành cổ phiếu mới hoặc trái phiếu mới, và vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu
động. Giải pháp cho DN tăng trưởng là cần minh bạch thông tin tài chính và chiến
lược phát triển DN. Một bản cáo bạch rõ ràng và tiềm năng sẽ thu hút được sự chú ý
của nhà đầu tư trước khi niêm yết trên sàn chứng khoán. Đối với quy mô của
DNDVDL Huế đa phần vừa và nhỏ nên khả năng thu hút vốn trên thị trường chứng
khoán Việt Nam là khả thi. Ngoài ra, các DN cũng có thể huy động vốn từ các quỹ
đầu tư trong nước và quốc tế thông qua trình bày ý tưởng và kế hoạch kinh doanh
có triển vọng.
Giai đoạn bão hòa: kết thúc giai đoạn tăng trưởng DN hoạt động ổn định với
mức doanh thu và lợi nhuận cao, rủi ro kinh doanh cũng như tài chính giảm xuống
mức trung bình. Đối với lĩnh vực dịch vụ du lịch thì giai đoạn này doanh thu tiếp
tục tăng nhưng vốn đầu tư chủ yếu là vốn lưu động nên lợi nhuận tăng trưởng mạnh.
Do đó, DN có thể chuyển dần vốn cổ phần sang nợ để tận dụng lợi ích từ tấm chắn
thuế, tối đa giá trị DN. Mức độ ổn định tài chính lúc này có thể đảm bảo cho DN
khả năng thanh toán lãi và nợ gốc.
Giai đoạn tái đầu tư hoặc suy thoái: sản phẩm du lịch trải qua giai đoạn bão
hòa thì bắt đầu vào giai đoạn cần sự tái đầu tư hoặc rơi vào suy thoái khi các sản
phẩm xuống cấp như khách sạn, nhà hàng, di tích, hoặc không còn sức cạnh tranh
như tour du lịch đã lỗi thời. Doanh thu giai đoạn này tăng trưởng chậm lại hoặc bắt
đầu sụt giảm tùy vào sản phẩm kinh doanh. Vì vậy, DN cần đầu tư để nâng cấp sản
phẩm, thông qua sử dụng nguồn lợi nhuận để lại hoặc vay dài hạn để tái đầu tư. Lúc
này, DN đã ổn định về tài chính nên có nhiều sự lựa chọn về hình thức huy động
vốn dựa trên chiến lược phát triển của DN. Sự khác biệt của vòng đời DNDVDL
khác với loại hình khác là có những sản phẩm không có giai đoạn suy thoái, mà chỉ
là “tái đầu tư” như các di tích lịch sử, các tour du lịch.
85
Tóm lại, vòng đời kinh doanh ngành du lịch chỉ ra rằng DN sẽ gặp rất nhiều
khó khăn giai đoạn đầu. Chi phí đầu tư, chi phí vay nợ lớn trong khi doanh khách
hàng và thị trường chưa nhiều sẽ làm cho DN gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên,
qua giai đoạn phát triển thì tỉ suất lợi nhuận của DN sẽ cao hơn. Với đặc thù của
vòng đời DN có thể xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn lực phù hợp để DN có thể
vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu và phát triển mạnh trong các giai đoạn tiếp
theo.
3.2.3. Tái cấu trúc tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn phải gắn với yêu
cầu kinh doanh, sản phẩm kinh doanh
DN tái cấu trúc tài chính cần xem xét cơ cấu tài sản dài hạn và tài sản ngắn
hạn có phù hợp với đặc điểm kinh doanh của DN để có hướng điều chỉnh hợp lý.
TSDH thể hiện sự đầu tư cho cơ sở vật chất, hiện đại hóa cơ sở vật chất và mở rộng
cơ sở vật chất. Tài sản ngắn hạn thể hiện các chi phí kinh doanh thường xuyên như
trả lương, chi phí quản trị, thuế, trả lãi vay. Qua kết quả khảo sát trong phần trên,
DN lớn có TSDH lớn trong khi DN nhỏ có TSDH nhỏ, do DN lớn thường phải đầu
tư cho cơ sở vật chất nhiều hơn DN nhỏ có ít nhu cầu đầu tư cải tạo mới. Điều này
được thể hiện qua thực trạng các khách sạn và resort lớn đầu tư quy mô nhưng lại
thu hút ít khách vì du lịch Huế không lôi kéo được khách hàng có khả năng chi trả.
Trong khi đó, khách sạn nhỏ lại hoạt động tốt do nhu cầu của du lịch ba lô là giá rẻ,
yêu cầu về chất lượng không cao.
3.3. Các giải pháp tái cơ cấu vốn nhằm nâng cao hiệu quả tài chính
3.3.1. Nhóm giải pháp trực tiếp
3.3.1.1. Nhóm các doanh nghiệp có hệ số nợ cao hơn 35,92%, quy mô lớn,
hiệu quả tài chính thấp
Theo thực trạng và kết quả nghiên cứu chương 2, có 20,83% doanh nghiệp sử
dụng nợ vượt ngưỡng 35,92% làm giảm hiệu quả tài chính. Nhiều doanh nghiệp lớn
có mức nợ rất cao như: Công ty Cổ phần Khách sạn Hoàng Cung (Nợ 89,26%, ROE
-22,67%), Công ty Cổ phần Thuận An (Nợ 82,10%, ROE -4,96%), Công ty TNHH
Laguna (Nợ 53,64%, ROE -17,51%). Theo đặc điểm ngành du lịch, nhu cầu đầu tư
cơ sở hạ tầng ban đầu lớn, DN bắt buộc phải huy động nợ vay vì nguồn lực nội bộ
86
không đủ tài trợ. Bên cạnh đó, dịch vụ cao cấp mới phát triển tại Huế nên chưa thu
hút được đối tượng khách hàng mục tiêu, nên DN chưa tạo doanh thu đủ lớn dẫn
đến thua lỗ nhiều năm liền. Giải pháp dành cho các DN bao gồm:
Nhóm giải pháp tăng doanh thu:
Thứ nhất, tăng cường công tác tiếp thị nhằm khai thác tối đa các tiềm năng và
thế mạnh hiện có của DN như thương hiệu, cơ sở vật chất, vị trí địa điểm kinh
doanh, năng lực quản lý, chất lượng phục vụ để không ngừng duy trì số lượng
đối tượng khách hàng truyền thống tại các thị trường truyền thống đồng thời mở
rộng sự quan tâm, chú ý và khai thác các đối tượng khách hàng mới trên phân khúc
thị trường mới.
Thứ hai, đa dạng dịch vụ và sản phẩm kinh doanh như: tận dụng cơ sở vật chất
hiện có để mở rộng thêm dịch vụ tổ chức sự kiện; tổ chức tiệc; kinh doanh nhà
hàng; kinh doanh giải khát; cho thuê cửa hàng; cho thuê văn phòng; cho thuê căn
hộ; Như vậy sẽ tạo thêm nguồn thu và tận dụng được tài sản cố định đã đầu tư.
Thứ ba, thực hiện phát triển thị trường bằng cách liên kết, hợp tác với các đối
tác tổ chức tour du lịch tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các công ty lữ hành
nước ngoài để có nguồn khách có khả năng chi trả cao. Thị trường truyền thống của
du lịch Huế hiện nay đa phần là khách chi trả thấp nên lợi nhuận tạo ra trên mỗi
khách là chưa cao.
Thứ tư, tăng mức chi tiêu trên khách hàng thông qua nâng cao chất lượng và
đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Một mặt cần chú ý nâng cao chất lượng đối với
các sản phẩm, dịch vụ hiện có; mặt khác phải thường xuyên nghiên cứu thăm dò
khảo sát nhu cầu thị hiếu của khách hàng để để đa dạng hóa các loại hình sản phẩm
du lịch, khai thác đưa vào hoạt động các dịch vụ du lịch mới hấp dẫn nhằm thu hút
khách hàng. Để cải tiến chất lượng dịch vụ hiện có, các DN cần chú ý đào tạo nâng
cao tay nghề cho nhân viên, cải thiện các hoạt động dịch vụ. Những nỗ lực này sẽ
giúp cho DN cải tiến được chất lượng sản phẩm du lịch, cải thiện hình, nâng cao uy
tín, vị thế từ đó thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng góp phần gia tăng lợi
nhuận cho ngành du lịch địa phương.
87
Thứ năm, các DN có quy mô lớn cần tác động đến cơ quan quản lý như Sở du
lịch địa phương, Hiệp hội du lịch, Hiệp hội khách sạn để đưa ra chính sách chống
“phá giá” nhằm đảm bảo DN lớn không bị thiệt thòi về cạnh tranh giá cũng như
không làm giảm lợi nhuận biên của DN.
Nhóm giải pháp tái cấu trúc lại chất lượng nợ đảm bảo an toàn tài chính:
Đối với nợ đến hạn không có khả năng thanh toán DN nên thương lượng với
chủ nợ về việc giảm lãi, giãn nợ. Các giải pháp này tạm thời giúp DN có thêm thời
gian và nguồn vốn để tiếp tục hoạt động tạo nguồn trả nợ trong tương lai. DN cần
chứng minh tình hình hoạt động đang khả quan theo vòng đời du lịch, và tính khả
thi thanh toán lãi cho các chủ nợ để được chấp nhận các yêu cầu trên.
3.3.1.2. Nhóm các doanh nghiệp có hệ số nợ cao hơn 35,92%, hiệu quả tài
chính khả quan
Đối với các DN có hệ số nợ cao hơn ngưỡng tối ưu nhưng vẫn tạo ra hiệu quả
tài chính khả quan như: Công ty TNHH Duyên Anh (nợ 82,47%, ROE 20,38%),
DNTN Phò Trạch (nợ 82,23%, ROE 38,29%), Cty TNHH MTV Thùy Linh (nợ
66,20%, ROE 25,23%), thì giải pháp là nên giảm hệ số nợ để tăng hiệu quả tài
chính. Tuy nhiên, mức giảm giới hạn tối đa là 35,92%, vì nghiên cứu thực nghiệm
cho thấy nợ dưới mức 35,92% làm giảm hiệu quả tài chính. Các giải pháp được đưa
ra là:
Thứ nhất, giải pháp giảm nợ được ưu tiên nhất là sử dụng nguồn lợi nhuận giữ
lại để trả các khoản vay dài hạn, như vậy DN sẽ giảm được chi phí lãi vay và tăng
hiệu quả tài chính.
Thứ hai, đối với DN cần thực hiện đầu tư mới hoặc bổ sung vốn có thể sử
dụng nguồn lợi nhuận giữ lại thay vì vay thêm vốn, như vậy sẽ gia tăng tỉ lệ vốn chủ
sở hữu đối với nợ. Ngoài ra, để gia tăng lợi nhuận biên, DN có thể đầu tư các dịch
vụ phụ trợ như ẩm thực, xông hơi, cho thuê xe du lịch, để gia tăng doanh thu và
lợi nhuận trên mỗi khách.
88
3.3.1.3. Nhóm các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp hơn 35,92%
Kết quả nghiên cứu tại chương 2 cho thấy đa phần các DNDVDL Huế có quy
mô nhỏ, tỉ lệ nợ trung bình là 17,26% và 79,17% doanh nghiệp đang sử dụng nợ
dưới ngưỡng tối ưu. Thực trạng các DN du lịch nhỏ cơ sở vật chất trang thiết bị
phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch nghèo nàn, lạc hậu, thị phần nhỏ, chất lượng
dịch vụ thấp, phục vụ chủ yếu đối tượng khách chi trả thấp. Do đó, các doanh
nghiệp nên mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng quy mô doanh nghiệp qua phương án
vay nợ dưới mức 35,92% để tăng hiệu quả tài chính, và lợi nhuận. Tuy nhiên, thực
tiễn cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhu cầu thiếu hụt nguồn vốn, khó tiếp
cận với nguồn vốn nợ vay (Nguyễn Thị Cành, 2008). Trong khi đó việc sử dụng nợ
vay sẽ làm giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp (vì thường chi phí nợ vay sẽ
thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu) đồng thời sẽ mang lại lợi ích từ tấm lá chắn thuế.
Các giải pháp được đưa ra là:
Thứ nhất, doanh nghiệp nên chuẩn bị tốt hồ sơ vay vốn, báo cáo tài chính
minh bạch, lịch sử giao dịch tốt, thông tin tín dụng không có nợ quá hạn, mục đích
vay rõ ràng, kế hoạch kinh doanh khả thi sẽ tăng cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận
nguồn vốn vay của ngân hàng.
Thứ hai, các doanh nghiệp có thể liên kết, liên doanh với các đối tác đầu tư,
hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm để huy động vốn.
Thứ ba, doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức cho thuê tài chính, vì đây là
hình thức tài trợ có tính an toàn cao và hiệu quả cho doanh nghiệp, đặc biệt cho
ngành lưu trú. Các doanh nghiệp có thể đi thuê lại cơ sở hạ tầng để thực hiện việc
mở rộng kinh doanh thay vì đầu tư mới. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp không cần
phải huy động nợ dài hạn có tài sản thế chấp, giảm thiểu chi phí đầu tư mới và rủi ro
kinh doanh.
3.3.1.4. Các giải pháp tài chính khác
Huy động nguồn vốn chủ sở hữu
Đối với, DN du lịch có nhu cầu tái cấu trúc cơ cấu vốn theo hướng tăng vốn
chủ sở hữu để có cơ cấu vốn hợp lý và an toàn hơn.
89
Thứ nhất, đối với doanh nghiệp vẫn có hiệu quả tài chính dương thì nguồn lợi
nhuận giữ lại là giải pháp được ưu tiên hàng đầu đối với DN thực hiện tái cơ cấu
vốn chủ sở hữu. Ưu điểm lớn nhất của giải pháp là chi phí huy động vốn thấp, vì là
vốn của chính DN nên không tốn các khoản chi phí khác. DN có toàn quyền chủ
động quyết định sử dụng chúng mà không gặp phải bất cứ một sự cản trở nào. Để
nâng cao nguồn vốn này thì DN phải hoạt động hiệu quả cùng chính sách phân phối
lợi nhuận hợp lý giữa tái đầu tư và thanh toán nợ. DN có lợi nhuận giữ lại lớn có thể
dùng để thanh toán các khoản vay nợ và tăng vốn chủ sở hữu để tăng sự tự chủ về
tài chính, giảm rủi ro thanh toán.
Thứ hai, DN thực hiện huy động vốn chủ sở hữu bên ngoài thông qua phát
hành cổ phiếu, kêu gọi góp vốn liên doanh, liên kết. Hiện nay, thị trường chứng
khoán Việt Nam phát triển minh bạch hơn và đang thu hút được ngày càng nhiều
nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Sự phát triển của thị trường Upcom đã tạo
nhiều cơ hội cho các DN vừa và nhỏ mới niêm yết huy động vốn. Với bản cáo bạch
rõ ràng minh bạch và chiến lược kinh doanh triển vọng, DN có thể thu hút sự quan
tâm của các NĐT trên sàn chứng khoán. Đối với DNDVDL Huế, giải pháp đối với
các DN có chiến lược phát triển dài hạn cần huy động nguồn vốn bên ngoài có thể
chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần để mở rộng phương thức huy động vốn
trên thị trường chứng khoán. Thực tế cho thấy thời gian qua nhiều DN hoạt động
hiệu quả hoặc có tiềm năng phát triển được NĐT sẵn sàng góp vốn hoặc mua lại cổ
phiếu như Tập đoàn Bitexco mua lại 63% cổ phần Công ty Cổ phần Du lịch Hương
Giang. Một ưu điểm khác của việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu là các cổ
đông chiến lược mới tham gia vào Hội đồng quản trị và chia sẽ những kinh nghiệm
quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN tốt hơn.
Nâng cao khả năng tiếp cận đa dạng kênh nợ dài hạn
Đối với các DNDVDL Huế, đặc biệt các DN quy mô lớn đầu tư tài sản cố định
có giá trị cao thì nợ dài hạn là kênh huy động hợp lý. Khi vay nợ dài hạn DN quan
tâm đến các vấn đề là lãi suất, thời hạn thanh toán và điều kiện cho vay của chủ nợ.
Vì vậy DN cần thực hiện đa dạng kênh huy động nợ dài hạn để có nguồn vốn rẻ và
thuận lợi nhất.
90
Đối với DN quy mô lớn có có tài sản thế chấp có thể phát hành trái phiếu công
ty có thời hạn dài. Đối với DN có quy mô vừa và nhỏ có hạn chế về vốn tự có, tài
sản thế chấp dẫn đến gặp khó khăn khi vay nợ các tổ chức tài chính, thì có thể quan
hệ với các tổ chức đầu tư mạo hiểm hoặc thuê tài sản. Trong lĩnh vực dịch vụ du
lịch, việc thuê tài sản như nhà hàng, khách sạn để kinh doanh diễn ra khá phổ biến
và giúp DN không cần sử dụng nguồn vốn lớn đầu tư ban đầu mà chỉ phải thanh
toán chi phí thuê tài sản hằng năm.
Nâng cao “chất lượng” nợ
Nhằm mục tiêu đạt được cơ cấu vốn hợp lý với chi phí sử dụng vốn thấp, ít rủi
ro, DNDVDL Huế cần đảm bảo nợ trong khoảng an toàn và hiệu quả, lợi nhuận
biên lớn hơn lãi suất biên. Theo kết quả hồi quy tại chương 2 mức nợ hợp lý của
doanh nghiệp nên duy trì là dưới 35,92%.
Thứ nhất, huy động nợ phải dựa trên nhu cầu thực tế sử dụng vốn, chi phí vay
nợ và thực trạng tài chính của DN. Nhà quản trị cần đánh giá nhu cầu huy động vốn
cho dự án đầu tư mới dựa trên mức độ rủi ro của cơ cấu vốn hiện tại và sau khi vay
nợ thêm. Việc huy động nợ cần chọn lựa tổ chức cho vay lãi suất thấp nhất và so
sánh với chi phí sử dụng vốn khi sử dụng nguồn lực khác như lợi nhuận giữ lại, góp
vốn cổ phần, vay đối tác.
Thứ hai, quản lý sử dụng vốn vay hợp lý và đúng mục đích. DN cần đánh giá
hiệu quả sử dung vốn vay tránh tình trạng tồn đọng vốn hoặc sử dụng lãng phí.
Thứ ba, quản lý kế hoạch trả nợ đúng thời hạn. DN cần lên kế hoạch để trả nợ
cho các khoản vay khi đến hạn đảm bảo an toàn tài chính cho DN. Các khoản vay
trễ hạn làm uy tín DN giảm sút và tạo khó khăn cho DN khi có nhu cầu vay vốn về
sau.
Trường hợp DN thừa vốn có thể mua lại cổ phần ưu đãi, (bên mua tự nguyện
bán lại), thương lượng trả trước các khoản nợ vay chưa đến hạn.
3.3.2. Nhóm giải pháp gián tiếp
3.3.2.1. Nhóm giải pháp nằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Huế
Đặc điểm của kinh doanh du lịch phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện
kinh tế, điều kiện lịch sử, văn hóa, phong cảnh, chùa chiền độc đáo hấp dẫn (Phan
91
Thị Thanh Hà, 2005). Do đó, hiệu quả tài chính của DN du lịch Huế phụ thuộc rất
nhiều vào chất lượng dịch vụ du lịch địa phương. Để nâng tầm thương hiệu du lịch
Huế, DN và địa phương cần kết hợp thực hiện các giải pháp sau:
3.3.2.2. Chiến lược quảng bá - xúc tiến du lịch
Theo Báo cáo của UNWTO (Tổ chức du lịch thế giới), sự phát triển của điện
thoại di động và mạng xã hội đã thay đổi các phương pháp marketing truyền thống.
Trong khi đó công tác quảng bá xúc tiến du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế những năm
qua chưa mang lại hiệu quả. Các giải pháp thực hiện mang tính truyền thống chưa
bắt kịp với sự phát triển công nghệ quảng cáo, phương tiện truyền thông hiện đại.
Kinh phí cho hoạt động marketing còn thấp và phạm vi thực hiện gói gọn trong khu
vực chưa vươn tầm quốc tế. Do đó, để đưa thông tin du lịch Huế đến khách hàng và
thuyết phục du khách đến với Huế thì công tác chiến lược quảng bá – xúc tiến cần
có những bước đột phá.
Trước tiên, du lịch Huế chọn chiến lược quảng bá mang hình ảnh đặc trưng
của Huế rõ ràng, khác biệt và dễ ghi nhớ trong tâm trí du khách. Sản phẩm du khách
nhận được thể hiện được đặc trưng và lợi thế của Huế là điểm đến nhiều di tích lịch
sử được UNESCO công nhận, sản phẩm mang giá trị văn hóa tinh thần độc đáo, ẩm
thực Cung đình, thắng cảnh thiên nhiên,... Đây cũng là những sản phẩm đang được
ưa chuộng của du khách trên thế giới.
Khách hàng mục tiêu: với kinh phí hạn hẹp thì chương trình quảng bá xúc
tiến cần tập trung vào các thị trường tiềm năng có mức chi trả cao như các nước
ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Châu Âu. Đối với mỗi thị trường, văn
hóa các nước khác nhau nên cùng một thông điệp nhưng cách truyền tải và phương
tiện quảng cáo cũng thay đổi phù hợp. Để đạt được hiệu ứng quảng bá tốt, nghiên
cứu thị trường mục tiêu là rất cần thiết như: thu nhập, nhu cầu du lịch, khẩu vị ẩm
thực, văn hóa du lịch. Qua đó, công tác phục vụ khách du lịch sẽ chu đáo hơn. Theo
báo cáo của UNWTO, các thị trường tiềm năng để quảng bá du lịch hiện nay cần
thực hiện Châu Âu và Châu Á.
Phương thức quảng bá – xúc tiến: các phương tiện quảng bá truyền thống
như ấn phẩm du lịch, tờ rơi, poster, truyền hình, tham gia hội chợ có hiệu quả
92
nhưng hạn chế số lượng tiếp xúc với đối tượng tiềm năng. Huế cần nghiên cứu để
thực hiện các phương tiện truyền thông xã hội khác để tăng chất lượng và số lượng
thông tin đến khách hàng tiềm năng như: Facebook, Internet, quảng cáo trên
chương trình nhiều người xem tại các nước tiềm năng, đưa các sản phẩm du lịch
vào các sự kiện quốc tế, thuê các ngôi sao nổi tiếng quảng cáo về sản phẩm du
lịch, Ngoài ra, giải pháp thuê đơn vị chuyên nghiệp nước ngoài có nhiều kinh
nghiệm thực hiện chương trình quảng bá du lịch sẽ nâng cao hiệu quả thu hút khách
du lịch hơn.
3.3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ du lịch chất lượng cao
Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với
khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân
viên trong ngành. Để đáp ứng được yêu cầu trên, cần phải có một chương trình đào tạo
toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến
thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên. Cụ thể như sau:
Nâng cao hệ thống đào tạo du lịch
Tỉnh phối hợp cùng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực đánh giá chuẩn mực đào
tạo hiện nay, nghiên cứu và học tập hệ thống đào tạo của các trường trong khu vực
cũng như quốc tế. Từ đó, ứng dụng các phương pháp giảng dạy và đầu tư cơ sở hạ
tầng nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp chuẩn mực quốc
tế.
Về đội ngũ giáo viên, cơ sở đào tạo phải đảm bảo đủ số lượng, chuẩn về chất
lượng và cơ cấu hợp lý để tăng chất lượng đào tạo. Giảng viên cần được bồi dưỡng
kiến thức và nghiệp vụ thường xuyên thông qua các chương trình tham quan, nâng cao
kiến thức qua du học nước ngoài. Cơ sở đào tạo liên kết với các trường và DN du lịch
trong và ngoài nước mời hoặc thuê các chuyên gia du lịch, nghệ nhân, doanh nhân chia
sẽ kinh nghiệm và kiến thức, đặc biệt là các môn học cơ sở đào tạo còn thiếu giảng
viên giỏi.
Đẩy mạnh liên kết đào tạo du lịch
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu học viên, cơ sở đào tạo
chủ động liên kết, liên thông, hợp tác đào tạo với các trường Quốc tế có danh tiếng.
93
Học viên có cơ hội được học và thực hành tại nước ngoài, được tiếp xúc với dịch vụ du
lịch đẳng cấp quốc tế.
Tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ sở đào tạo và DN du lịch
Mục tiêu cuối cùng của đào tạo du lịch là đáp ứng nhu cầu lao động của DN du
lịch. Phản hồi của DN về chất lượng đào tạo và nhu cầu tuyển dụng hỗ trợ cho cơ sở
đào tạo hoàn thiện chương trình giảng dạy phù hợp, Học viên ra trường được trang bị
đầy đủ kiến thức và kĩ năng để ứng tuyển vào DN. DN còn là môi trường tốt để học
viên thực hành kĩ năng nghề nghiệp khi còn trong thời gian đào tạo và là nguồn lao
động hợp lý mang tính mùa vụ đối với DN.
3.3.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch
Huế có lợi thế về lịch sử và thiên nhiên nên sản phẩm du lịch rất đa dạng,
phong phú mang đặc trưng riêng như du lịch văn hóa, du lịch biển, du lịch sinh thái,
du lịch lễ hội. Tuy nhiên, khai phá lợi thế du lịch hiện nay đơn điệu, giá trị gia tăng
thấp nên khách du lịch lưu trú dài ngày và trở lại lần 2 thấp (Trần Thị Ngọc Liên và
Trương Thanh Hùng, (2014). Do đó, để tăng doanh thu du lịch và lượt khách, du
lịch Huế cần có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Cụ thể như sau:
Tập trung phát triển sản phẩm mang tính đặc trưng duy nhất phù hợp
với xu hướng du lịch thế giới
Sản phẩm du lịch Huế đa dạng, phong phú và đang trở thành xu hướng thu hút
khách du lịch trong các năm tới. Du lịch văn hóa đặc trưng bao gồm: du lịch tham
quan di tích lịch sử văn hóa, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh, du lịch làng nghề, du
lịch ẩm thực, du lịch tham quan, văn hóa đồng bào dân tộc ít người. Sản phẩm du
lịch nổi bật khác là du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh, du lịch biển, du lịch sinh
thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch hội thảo (MICE). Huế cần chọn ra một vài sản
phẩm có lợi thế cạnh tranh, tiêu biểu đại diện cho bản sắc văn hóa riêng để tập trung
phát triển thành biểu tượng du lịch như du lịch trải nghiệm, du lịch ẩm thực và du
lịch nghỉ dưỡng. Huế cần tập trung nguồn lực đầu tư cho các sản phẩm đặc trưng
tiêu biểu sau:
94
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở mức trung bình có thể giảm được chi phí cố định.
Thay vào đó gia tăng đầu tư cho các phương tiện phục vụ du lịch khám phá như xe
đạp, mô tô, xe bus điện.
Hỗ trợ các cơ sở kinh doanh ẩm thực đặc sản về công tác phục vụ chuyên
nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy mô phục vụ khách đoàn lớn.
Hỗ trợ các DN kinh doanh lưu trú nghỉ dưỡng cao cấp bằng chương trình
quảng bá đến khách hàng tiềm năng ngoài nước. Bên cạnh đó, cần mở rộng loại
hình bất động sản nghỉ dưỡng vừa bán vừa cho thuê để giảm chi phí cố định và gia
tăng các dự án nghỉ dưỡng tại địa phương.
Phục hồi giá trị văn hóa lịch sử cả về vật chất lẫn tinh thần
Đối với các di tích đã khai thác du lịch, Tỉnh cần thực hiện trùng tu, sửa chữa
để duy trì bản sắc. Phục hồi và khai thác các điểm di tích mới như Lăng Gia Long,
khu Văn Thánh, khu Hỗ Quyền, Voi Ré...; Triển khai mạnh các tour du lịch tâm
linh Ba Đồn, Huyền trân Công chúa, Chín Hầm; Học hỏi kinh nghiệm các nước
về phục hồi giá trị tinh thần của di tích lịch sử như lễ hội Hoàng cung, Tiệc cung
đình, múa cung đình, sinh hoạt hàng ngày của vua chúa,
Quản lý hiệu quả các điểm đến du lịch
Tỉnh thực hiện giao chỉ tiêu doanh thu, lượt khách tham quan và đánh giá hiệu
quả khai thác các điểm đến du lịch. Đối với các điểm không đạt thì thay đổi cách
quản lý, nhân sự để nâng cao hiệu quả. Bên cạnh đó, chọn ra các điểm đến có thể
giao khoán cho DN quản lý và khai thác.
Để ngày càng hoàn thiện chất lượng phục vụ khách du lịch tại điểm đến, các
cơ quan chức năng cần lấy ý kiến khách tham quan để khắc phục những mặt còn
hạn chế. Từ đó, chất lượng dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao và thu hút
khách du lịch.
3.3.2.5. Đẩy mạnh mô hình phát triển cộng đồng với sự tham gia của
người dân
Môi trường du lịch thân thiện, an toàn đóng vai trò quan trọng để thuyết phục
khách du lịch lưu trú dài ngày và quay trở lại lần hai. Do đó, Tỉnh cần huy động
95
toàn dân vì một mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế là thành phố du lịch an toàn,
thân thiện, hiếu khách, xanh và sạch.
Khuyến khích, động viên nhân dân tham gia kinh doanh du lịch trong khuôn
khổ pháp luật; tăng cường huy động nguồn vốn trong dân và các thành phần kinh tế
phục vụ cho sự phát triển du lịch.
Triển khai giáo dục văn hoá trong du lịch cho học sinh, sinh viên, thanh niên
và các tầng lớp dân cư khác để đẩy nhanh hoạt động xã hội hóa du lịch.
Tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tham gia vào các sự kiện, các chương
trình, các lễ hội du lịch như là một bộ phận cấu thành của chương trình nhằm tạo
lên không khí sống động cho chương trình, đưa nét văn hóa của TPH vào từng sản
phẩm du lịch văn hóa
Mở lớp tập huấn về Luật Du lịch và các văn bản dưới luật, các chế độ, chính
sách của Đảng và Nhà nước có liên quan (quy định về quảng cáo; an ninh trật tự,
phòng và chống tệ nạn xã hội; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ tài nguyên - môi
trường; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc) cho các đối tượng là giám đốc DN, người
quản lý cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.
3.4. Đề xuất, kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan ban ngành.
3.4.1. Chính sách hỗ trợ ngành Du lịch
Những năm vừa qua, du lịch tăng trưởng cao và liên tục, không ngừng mở
rộng về quy mô, tính đa dạng và cải thiện chất lượng. Tuy nhiên, một số hạn chế
còn bộc lộ như: tính tự phát còn cao, tính kế hoạch chủ động còn thấp; điều kiện
tiếp cận điểm đến du lịch còn khó khăn, năng lực đón tiếp và phục vụ khách theo
tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế. Nhằm cạnh tranh du lịch với các nước trong khu
vực và thế giới, ngành Du lịch cần các giải pháp hỗ trợ từ Nhà nước bao gồm:
Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Nguồn vốn đầu tư tập trung có trọng điểm vào cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm đô thị
du lịch quốc gia có tính trọng điểm; phát triển dịch vụ cao cấp đáp ứng nhu cầu nghỉ
dưỡng dài ngày dành cho khách có thu nhập cao. Thu hút vốn ODA và FDI cho các
dự án chi phí đầu tư lớn như cảng biển, cảng hàng không, khu giải trí tổng hợp,
quần thể dịch vụ sức khỏe, thể thao cao cấp
96
Nhà nước đẩy nhanh thực hiện chính sách tháo gỡ rào cản cho phát triển du
lịch như tạo thuận lợi về thị thực nhập cảnh; áp dụng hình thức thị thực linh hoạt
như thị thực tại của khẩu, thị thực chung, thị thực điện tử,
Nhà nước tăng cường quản lý điểm đến du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch
đảm bảo mục tiêu an toàn, thân thiện và hiếu khách. Nhà nước kết hợp cùng địa
phương hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng du lịch, đảm bảo sức cạnh trạnh
sản phẩm du lịch, đảm bảo thương hiệu du lịch. Thực hiện các biện pháp tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành như kiểm soát chất lượng, chống phá giá,
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, chống nhái thương hiệu. Nhà nước
thực hiện vai trò xúc tiến sự hợp tác liên ngành, liên vùng trong quản lý chất lượng
dịch vụ du lịch, quản lý điểm đến, từng bước hình thành môi trường du lịch an toàn,
thân thiện, văn minh.
3.4.2. Đối với các định chế tài chính – ngân hàng
Các DN du lịch với đặc điểm đầu tư tài sản cố định, cơ sở vật chất như khách
sạn, khu du lịch, phương tiện vận chuyển, nên có nhu cầu vay dài hạn. Theo vòng
đời ngành du lịch thì thời gian thu hồi vốn của dự án dài, tuy nhiên với tỉ suất lợi
nhuận và hệ số an toàn cao. Vì vậy, các tổ chức tín dụng cần có chính sách hỗ trợ
như: lãi suất ưu đãi và linh hoạt dựa trên đánh giá tính khả thi dự án, hệ số an toàn
của tình hình tài chính DN.
Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cấp tín dụng cho các DN ngành du lịch
đồng thời áp dụng các thủ tục vay vốn đơn giản, gọn nhẹ hơn tạo điều kiện cho các
DN du lịch dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn. Thực hiện được điều này có thể làm
giảm lãi suất vay nợ, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của các DN.
3.4.3. Ổn định kinh tế vĩ mô
Kết quả nghiên cứu chương 2 cho thấy GDP là nhân tố có ảnh hưởng quan
trọng đến hiệu quả tài chính DNDVDL Huế. Nền kinh tế phát triển nhanh, người
dân gia tăng thu nhập, nhu cầu giải trí và nghỉ dưỡng do đó cũng tăng là cơ hội phát
triển cho toàn ngành du lịch. Để đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, vai trò
của nhà nước nói chung và chính phủ nói riêng vô cùng quan trọng. Việc ổn định
97
tăng trưởng kinh tế thị trường tiền tệ, tín dụng, giữ lãi suất vay ở mức hợp lý tạo
điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn có chi phí hợp lý hơn.
3.4.4. Phát triển thị trường mua bán nợ
Thị trường mua bán nợ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu vốn DN,
đặc biệt đối với DN đang đối diện nguy cơ phá sản. Phát triển thị trường mua bán
nợ giúp khai thông dòng vốn, hỗ trợ các DN vượt qua khó khăn. Giải quyết nợ xấu
cũng tạo điều kiện cho các DN có thể tiếp cận các nguồn lực tài chính mới phục vụ
cho việc tái cơ cấu hoạt động, thay đổi mô hình quản trị DN, từng bước cải thiện
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, thị trường mua bán nợ vẫn chưa phát triển đầy đủ, quy mô còn nhỏ.
Theo số liệu đến 2014, số lượng các đơn vị có tính chuyên nghiệp trong mua bán nợ
xấu tại Việt Nam có Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trực thuộc Bộ Tài
chính, Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thuộc
Ngân hàng Nhà nước và khoảng 20 công ty mua bán nợ tư nhân (AMC) trực thuộc
các NHTM. Do đó, trong thời gian qua thị trường mua bán nợ đa phần giải quyết nợ
xấu cho các Ngân hàng và DN Nhà nước, DN vừa và nhỏ chưa có cơ hội tiếp cận
thị trường này. Mặt khác, trình độ các chuyên gia tái cơ cấu vốn còn hạn chế nên
các công ty mua bán nợ chưa tham gia vào ban quản trị DN và tái cấu trúc DN hiệu
quả. Do đó, sự hỗ trợ của công ty mua bán nợ chỉ đang dừng lại mức làm sạch báo
cáo tài chính tạm thời của DN. Nhằm thúc đẩy vai trò của thị trường mua bán nợ
đối với công tác hỗ trợ tái cấu trúc DN tốt hơn, một số giải pháp được đưa ra như
sau:
Thứ nhất, mở rộng quy mô vốn của DATC, VAMC, AMC để đáp ứng nhu cầu
bán nợ xấu của các DN.
Thứ hai, hoàn thiện khung pháp lý cho hình thành và phát triển thị trường mua
bán nợ theo cơ chế thị trường, định giá nợ trên giá thị trường và tạo cơ chế thuận lợi
cho việc mua bán nợ.
Thứ ba, nâng cao trình độ chuyên môn của DATC để tham gia vào công tác
quản trị DN nhằm tái cấu trúc hiệu quả DN, nhất là các DN có vốn Nhà nước.
98
Thứ tư, khuyến khích các tổ chức khác tham gia thị trường mua bán nợ để đáp
ứng nhu cầu bán nợ của các DNVVN hoặc DN không có vốn Nhà nước.
3.5. Hạn chế nghiên cứu và gợi ý nghiên cứu trong tương lai
Luận án đã thực hiện nghiên cứu dựa trên khảo sát và phân tích báo cáo tài
chính của các DNDVDL Huế. Qua đó, tác giả đã đánh giá thực trạng cơ cấu vốn và
hiệu quả tài chính cũng như các đề xuất giải pháp để nâng cao công tác xây dựng cơ
cấu vốn tối ưu đối với các DN hoạt động trong ngành Du lịch tại Huế. Tuy nhiên,
luận án vẫn còn một số hạn chế nên tác giả sẽ đưa ra những đề xuất gợi ý cho các
nghiên cứu trong tương lai.
Hạn chế lớn nhất của luận án là thu thập số liệu để thực hiện nghiên cứu. Đối
với các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam thì công tác minh bạch báo
cáo tài chính đã được thực hiện. Tuy nhiên, với các DN tại Huế thì báo cáo tài chính
của các DN cho nghiên cứu còn mang tính chất đối phó nên không chuẩn xác cho
nghiên cứu. Do đó tác giả đã thu thập thông tin từ Chi cục thuế Tỉnh để đảm bảo
tính khách quan.
Trong nghiên cứu cơ vấu vốn và hiệu quả tài chính, các nhân tố ảnh hưởng đa
dạng bao gồm các nhân tố bên trong DN dựa trên báo cáo tài chính, bảng kế toán,
bảng luân chuyển tiền tệ; yếu tố ngành; các nhân tố cảm tính như hiệu quả quản lý
DN. Việc hạn chế về số liệu thu thập nên luận án chưa thực hiện được mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố trên đối với cơ cấu vốn DNDVDL Huế.
Từ các hạn chế đó, tác giả đề xuất các hướng nghiên cứu mới có thể mở rộng
các nhân tố ảnh hưởng dựa trên sự phát triển số liệu được cung cấp như DNDVDL
niêm yết trên sàn chứng khoán, DN của các địa phương khác. Qua đó mở rộng
phạm vi nghiên cứu, so sánh giữa các nghiên cứu để tìm ra điểm chung và điểm
riêng đóng góp vào nghiên cứu cơ cấu vốn cho toàn ngành Du lịch.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở kết quả hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu ở chương 2.
Trong chương 3 này, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách về cơ cấu vốn và cơ
cấu vốn tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của DNDVDL Huế. Theo đó, một
số đề xuất chính như: (1) Điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng giảm nợ đối với DN có
99
hệ số nợ cao và tăng sử dụng nợ đối với DN nhỏ và hệ số nợ thấp để gia tăng giá trị
hiệu quả tài chính, (2) Các nguồn tài trợ có thể huy động cho DNDVDL Huế. Bên
cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với các bên liên quan nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ du lịch, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tài
chính.