Luận án Cơ chế quản lý tài chính ở tổng công ty Sông Đà

Xây dựng và phát triển TCT Sông Đà thành một TCT lớn, đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, hoạt động theo mô hình CT mẹ - CT con. Chức năng của CT mẹ là trực tiếp kinh doanh và đầu tư vốn vào các CT con để mở rộng quy mô, ngành nghề, địa bàn kinh doanh. Xây dựng CT mẹ trở thành đơn vị có tiềm lực kinh tế mạnh, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, có năng lực tài chính, có nguồn nhân lực chất lượng cao, đi đầu về ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, công nghệ trong thi công các công trình thuỷ điện, xây dựng công trình dân dụng, thiết kế, cơ sở hạ tầng, kiến trúc đô thị. - Thay đổi cách thức phát triển của TCT Sông Đà theo hướng tập trung các nguồn lực, năng lực cốt lõi nhằm tăng quy mô, nâng cao lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển DN. TCT Sông Đà cũng sẽ thay đổi cách thức phát triển để trở thành một TCT vững mạnh, đó là tập trung vào một số ngành kinh doanh chính, là những ngành có tầm quan trọng chiến lược, có tiềm năng tăng trưởng và có tỷ suất lợi nhuận cao mà TCT có khả năng xây dựng năng lực cạnh tranh mạnh. Các đơn vị kinh doanh chính của Sông Đà tập trung vào những lĩnh vực thế mạnh để trở thành các DN lớn trong ngành về thị phần và lợi nhuận. TCT tập trung triển khai các hoạt động hiệu quả để duy trì và phát triển nguồn lực nhà nước được giao. - Hình thành số tầng doanh DN hợp lý để quản lý tốt, phù hợp với mục tiêu phát triển và thích ứng với môi trường kinh doanh. Thực tế cho thấy trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn, số tầng DN trong tập đoàn là tương đối nhiều. Do vốn là sợi dây liên kết giữa các DN, càng nhiều tầng DN và số DN thì mối quan hệ thông qua vốn và quyền tài sản càng phức tạp. Điều này đã dẫn đến hệ lụy là rất khó kiểm soát, quản lý và gây nên những thất thoát về tài chính, tài sản. Do vậy, trong định hướng chiến lược, bên cạnh việc xác lập những ngành kinh doanh chính, tập trung nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, thì vấn đề hết sức quan trọng là TCT cần phải thiết lập số tầng DN hợp lý để quản lý tốt hơn. Kinh nghiệm ở một số TCT nhà nước cho thấy, nên giữ ở 3 tầng gồm CT mẹ, CT con và CT cháu

pdf170 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ chế quản lý tài chính ở tổng công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lĩnh vực kinh doanh chính là điện, xây dựng và sản xuất nguyên vật liệu xây dựng. Những lĩnh vực nào TCT hoạt động không hiệu quả, cho phép TCT được quyền tự quyết thoái vốn. Tách các nghĩa vụ chính trị và xã hội ra khỏi TCT. Các dịch vụ và hàng hóa công ích TCT tham gia nên được thực hiện dưới hình thức cạnh tranh cung cấp hàng hóa công ích bằng đấu thầu gói hỗ trợ. Cho phép TCT đổi mới quyết liệt cơ chế tuyển dụng và chế độ đãi ngộ đối với người lao động theo mức giá của thị trường cạnh tranh. Xác định rõ và có hình thức chế tài tương xứng với quyền hạn của các cá nhân đại diện sở hữu nhà nước tại TCTSĐ. 4.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cấp Công ty mẹ Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở cấp CT mẹ cần theo các hướng sau: * Đổi mới phương thức phân bổ vốn ngân sách trong TCT. 139 Vốn NSNN là nguồn vốn chủ sở hữu quan trọng của TCTSĐ. Đổi mới phương thức phân bổ vốn ngân sách theo cách thoái vốn chủ sở hữu ở các CT con không cần thiết phải đầu tư vốn NSNN của TCT và điều chuyển vốn đó về cho các CT con chủ lực. Quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư mới từ NSNN theo hướng xiết chặt tiêu chuẩn hiệu quả và tăng cường khâu thẩm định dự án đầu tư. Ngoài ra, cần thay đổi cách phân bổ vốn trong TCT theo hướng điều hành vốn ưu tiên cho các mục tiêu sau: Một là, chuyển cơ chế phân bổ vốn NSNN từ xin - cho theo dự án sang chiến lược đầu tư theo chương trình dài hạn với phần vốn cấp từ NSNN trọn gói. TCT được quyền sử dụng trong phạm vi quyền hạn đã quy định nguồn vốn NSNN đó theo chiến lược đầu tư đã được phê chuẩn, đồng thời nâng cao trách nhiệm cá nhân cán bộ chủ chốt của TCT trong việc bảo tồn và phát triển vốn ngân sách cấp theo chiến lược đầu tư. Hai là, ưu tiên những lĩnh vực trọng yếu để tập trung đầu tư bằng vốn NSNN, từng bước thu hẹp phần vốn nhà nước đầu tư vào TCT chỉ trong những lĩnh vực cốt lõi của TCT. Việc phân bổ vốn ngân sách phải thực hiện đúng nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển. Cần đánh giá, phân tích đúng đắn nhu cầu vốn ngân sách của TCT. Giám sát sử dụng vốn chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch vốn ngân sách, mục đích của vốn ngân sách và việc sử dụng vốn ngân sách. Cần xác định số vốn điều lệ hợp lý, đáp ứng yêu cần SXKD và năng lực cạnh tranh của CT con phù hợp với mục tiêu đầu tư dài hạn của TCT. Ba là, bổ sung về các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn NSNN vào hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của TCT và hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả công tác của cá nhân cán bộ quản lý chủ chốt trong toàn TCT, gắn chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn NSNN với chế độ lương, thưởng, thăng tiến của cán bộ quản lý trong TCT. Bốn là nâng cao năng lực dự báo, lập kế hoạch chung và kế hoạch tài chính của cán bộ trong TCT. Ngoài việc khuyến khích cán bộ tự đào tạo, học hỏi, cần thanh lọc cán bộ kém năng lực khỏi bộ máy giúp việc quản lý vốn, xây dựng quy chế trách nhiệm của cán bộ quản lý vốn đối với việc làm thất thoát vốn trong các dự án đầu tư xây dựng, trong sự cố xây dựng làm tăng chi phí vốn Tuân thủ kỷ luật 140 phân bổ vốn ngân sách và kiến nghị các điều chỉnh cho sát hợp nhu cầu thực tế khi có biến động khách quan để có thể hoàn thành mục tiêu chiến lược đầu tư dài hạn của TCT và khả năng ngân sách của Nhà nước. Năm là, thành lập hội đồng tư vấn đầu tư cho các CT con để tăng hiệu quả các dự án đầu tư phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng CT con và cả TCT. Thiết lập kỷ luật cứng trong quá trình triển khai thực hiện dự án, hạn chế tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình thi công. CT con thực hiện dự án phải dự kiến trước các chi phí phát sinh trong kế hoạch dự phòng và phải sử dụng quỹ dự phòng cho các chi phí phát sinh trong triển khai thi công. Khi cần thiết, có thể áp dụng phương thức thầu lại cạnh tranh giữa CT mẹ và CT con khi thực hiện các dự án mà CT mẹ là tổng thầu. Yêu cầu trong đổi mới phương thức cấp phát vốn ngân sách là phải đảm bảo tính thống nhất giữa lập kế hoạch, dự toán với phân bổ ngân sách, kế hoạch được phê duyệt cần theo mục tiêu ưu tiên, đặc thù ngành nghề của TCT. Sáu là, thông qua chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước để khuyến khích TCT Sông Đà nâng cao khả năng tích tụ vốn, đầu tư mở rộng từ chính kết quả hoạt động SXKD của mình. Nhà nước cần sửa đổi bổ sung chính sách phân phối lợi nhuận theo hướng tăng tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư phát triển để tăng cường tích tụ vốn cho TCT. - Hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn Trước hết xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về vốn tại TCT trên cơ sở phân cấp thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước theo nguyên tắc phải có người, tổ chức chịu trách nhiệm chính theo dõi việc sử dụng vốn và phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của cả TCT, cũng như của từng DN thành viên. Phải thực hiện quản lý tốt từ các khâu lập kế hoạch, sử dụng, kiểm tra và đánh giá hiệu quả vốn. Đặc biệt là phải có cơ chế giám sát sử dụng vốn hợp lý để tránh thất thoát vốn, sử dụng vốn không hiệu quả. Việc sử dụng vốn và tài sản phải theo nguyên tắc: tất cả các tài sản hiện có của TCT đều phải trích khấu hao để bảo toàn vốn cho TCT. Đồng thời TCT phải thường xuyên đánh giá lại tài sản để xác định giá trị thực của tài sản, trên cơ sở đó xây dựng các phương án khấu hao hợp lý, đảm bảo bảo toàn và phát triển vốn. 141 * Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu và chi phí Việc hạch toán doanh thu phải tôn trọng nguyên tắc đúng kỳ, đúng với số thực tế phát sinh. TCT cần phải quan tâm đến thời điểm ghi nhận doanh thu, bởi các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động SXKD của TCT. TCT cần phải có quy định cụ thể về việc lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, lập bảng kê bán hàng, chế độ báo cáo cũng như việc tổ chức đối chiếu hàng hoá công nợ để kịp thời cập nhật doanh thu phát sinh. Đảm bảo doanh thu phải được quản lý hàng ngày theo từng lĩnh vực SXKD. Vào các thời điểm cuối tháng, quý, năm phải tổ chức kiểm kê hàng hoá, dịch vụ, công nợ, doanh thu phát sinh ở tất cả các CT thành viên. Định kỳ phân tích, đánh giá chỉ tiêu doanh thu theo từng lĩnh vực hoạt động, từng CT thành viên, từng phương thức hoạt động so sánh với kế hoạch, cùng kỳ để đánh giá chính xác mức độ tăng trưởng doanh thu, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phù hợp để tăng trưởng doanh thu. Cần phải đổi mới cơ chế quản lý chi phí. Trước hết phải phấn đấu giảm chi phí để tối đa hoá lợi nhuận. Cơ chế quản lý chi phí phải được TCT hết sức quan tâm. Hoàn thiện cơ chế quản lý chi phí cần tập trung vào một số vấn đề sau: Một là, TCT phải xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm minh các định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ngành, nghề kinh doanh, mô hình tổ chức, trình độ trang thiết bị của từng đơn vị thành viên trong TCT. Các định mức phải được phổ biến đến tận người thực hiện, công bố công khai cho người lao động trong đơn vị biết để thực hiện. Quy định cụ thể về chi tiêu tài chính, khoán chi phí kinh doanh tới từng bộ phận, từng đơn vị. Chi tiêu phải đúng nguyên tắc, chế độ do TCT quy định, kiên quyết xuất toán các khoản chi sai. Các khoản chi phải có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp theo quy định, trong đó cần đặc biệt quan tâm tới việc kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của các hoá đơn đầu vào. Hai là, cần hoàn thiện việc phân cấp, phân quyền cho thủ trưởng các đơn vị được quyết định mức chi và tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Ba là, việc hoạch toán, phân bổ chi phí cho các hoạt động SXKD cần phải theo sát điều kiện thực tế. Đối với các loại chi phí liên quan đến nhiều loại hình 142 SXKD cần tìm tiêu thức phân bổ cho từng loại hình một cách khoa học, tránh tình trạng chủ quan hạch toán, phân bổ chi phí không đúng ảnh hưởng đến việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh của TCT. Định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của từng CT con nhằm phát hiện những yếu kém trong khâu quản lý, nhận diện được những yếu tố làm tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm để có tìm kiếm giải pháp khắc phục kịp thời. Bốn là, đối với chi phí tiền lương và các chi phí khác cho người lao động, do đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí kinh doanh, nên cần phải thận trọng tính toán, phân bổ. Mặc dù TCT đã có quy định về khoán quỹ lương chi tiết cho từng đơn vị, có quy chế trả lương, thưởng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và người lao động, nhưng trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục nhanh chóng. Khối văn phòng TCT còn cồng kềnh, không hiệu quả nên cần phải tinh gọn đi đôi với cải tiến chế độ lương cho các vị trí trọng yếu. Ở khối kinh doanh trực tiếp nên bãi bỏ quy định bù lương cho các đơn vị có năng suất lao động thấp để tạo sức ép tăng năng suất lao động. Để giảm chi phí tiền lương và để tiền lương thực sự là đòn bẩy trong kích thích năng suất lao động, TCT cần tinh giảm biên chế trong CT mẹ theo hướng gọn nhẹ và chuyên nghiệp. Cần đánh giá lại khối lượng công việc, mức độ phức tạp về nghiệp vụ của từng bộ phận, trên cơ sở đó định ra mức khoán cụ thể về tiền lương cho bộ phận, cá nhân cho phù hợp với kết quả lao động thực tế. Đối với các đơn vị trực tiếp hoạt động SXKD, thủ trưởng các đơn vị phải được quyền bố trí lao động và chịu trách nhiệm về thu nhập của người lao động. Ngoài ra, TCT phải trích một phần quỹ lương để thu hút lao động có tay nghề cao và định kỳ thưởng cho những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích. Năm là, tiết kiệm tối đa các khoản chi phí khác như chi phí tiếp khách, hội nghị, hoa hồng môi giới, phương tiện đi lại, công tác phí... TCT cần xiết chặt hơn nữa định mức cho những chi phí này, có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi lãng phí, thiếu trung thực trong dự toán và quyết toán các khoản chi phí này. Cần có hình thức kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của TCT về các 143 khoản chi phí để tránh tình trạng quy định đã có nhưng không tổ chức thực hiện nghiêm túc. * Hoàn thiện cơ chế kiểm soát tài chính. Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 49/2014/NĐ-CP của Chính phủ về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DN trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu nhà nước. TCT cần củng cố bộ phận làm chức năng kiểm tra, kiểm soát tài chính, đảm bảo các khoản thu chi của TCT hợp lý, hợp lệ, vừa tuân thủ pháp luật, vừa tuân thủ quy chế của TCT và các CT thành viên, hướng nỗ lực đến nâng cao hiệu quả hoạt động chung. Thiết lập hệ thống thu thập, xử lý, lưu giữ thông tin trung thực, khoa học, cập nhật để phục vụ nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát gián tiếp thông qua phân tích thông tin. Củng cố đội ngũ kiểm tra, kiểm soát đáp ứng về mặt chuyên môn, đạo đức, dũng cảm trong công việc. HĐTV TCT cũng cần áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả các dòng thu, chi tiền trong toàn TCT. Đảm bảo có dự trữ để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho người lao động trong CT mẹ và CT con, có khả năng trả nợ đúng hạn. Để tạo động lực thúc đẩy phát triển của các CT con, nên cho phép các CT hoạt động có hiệu quả cao được hưởng tiền lương cao. Sử dụng quỹ khen thưởng hợp lý để khuyến khích thoả đáng các tài năng, những người quản lý giỏi. Quỹ tiền lương thực hiện của các CT con phải được xác định theo mức độ hoàn thành kế hoạch SXKD, năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện. 4.2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp thành viên 4.2.3.1. Mở rộng phạm vi tự chủ tài chính cho các doanh nghiệp thành viên Phạm vi tự chủ tài chính của các DN thành viên nên được nới rộng theo hướng: *Phân cấp rộng hơn đi đôi với đòi hỏi trách nhiệm cao hơn về hiệu quả hoạt động của DN. Để mở rộng phạm vi tự chủ tài chính ở các CT con, TCT cần thực hiện phân cấp rộng hơn quyền ra các quyết định SXKD cho CT con, nhất là quyền huy động vốn ngoài NSNN, quyền liên doanh, liên kết, quyền khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ, quyền trả lương theo chế độ khuyến khích lao động có chất lượng cao 144 Đi đôi với mở rộng phạm vi tự chủ cho cán bộ quản lý CT con, cần xác định rõ ràng trách nhiệm cá nhân của cán bộ chủ chốt của CT con, kể cả trách nhiệm vật chất. Nên mở rộng phạm vi tự chủ cho các CT thành viên về tổ chức bộ máy, thuê cán bộ quản lý, giảm biên chế, sử dụng các quỹ của CT con giải quyết lao động dôi dư và thu hút cán bộ giỏi, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện dự án đầu tư được phân cấp, huy động vốn, thanh lý tài sản. Các quyết định sai gây tổn hại phải được xử lý về hành chính và vật chất nghiêm khắc. * Nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ. Trước hết cần phải hoàn thiện bộ phận kiểm soát nội bộ, biên chế đủ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức tốt ở các CT con để có thể hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra hoạt động tài chính độc lập với HĐQT và GĐ CT con. Nên bố trí cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ kiểm soát nội bộ CT con. Song song với bổ sung nhân lực phải thiết lập hệ thống kiểm soát từ CT mẹ đến với các đơn vị thành viên đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động kiểm soát. Trong trường hợp các CT thành viên chưa thể tự thiết lập được hệ thống kiểm soát nội bộ, có thể sử dụng các dịch vụ tư vấn của các CT kiểm toán, kế toán. Cơ quan giám sát tài chính của TCT phải thay đổi cách thức hoạt động theo hướng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thành viên tự chủ tài chính, vừa kiểm soát tốt hoạt động tài chính, kế toán của các CT thành viên, tránh tình trạng giám sát chỉ thông qua các báo cáo tài chính của CT thành viên dẫn đến quan liêu, không phát hiện ra tình trạng báo cáo tài chính không trung thực, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các CT thành viên và của TCT. Các đơn vị phải xây dựng quy chế kiểm tra cụ thể và phổ biến đến toàn bộ các đơn vị trực thuộc cũng như các cán bộ, công chức của đơn vị. Trong quy chế, ngoài việc quy định cụ thể vai trò trách nhiệm của bộ phận kiểm tra nội bộ, mối quan hệ giữa các bộ phận đối với hoạt động kiểm tra nội bộ, phải có quy định cụ thể lĩnh vực hoạt động của đơn vị, cơ cấu bộ máy quản lý, thời gian làm việc của các bộ phận chức năng, quy chế và quản lý tài chính... Phải xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, rõ ràng và đưa ra ngay từ đầu năm phổ biến cho toàn bộ cán bộ công chức của đơn vị được biết. Trong kế hoạch phải xác định rõ ràng những người chịu trách nhiệm kiểm tra từng khâu công việc, đối 145 tượng kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra tài chính, kế toán phải xây dựng phù hợp với điều kiện, đặc điểm tổ chức công tác tài chính, kế toán của đơn vị và có tính khả thi cao. Phải có báo cáo và công khai kết quả kiểm tra. Qúa trình kiểm tra nếu có phát hiện sai sót cần phải đề xuất biện pháp sửa chữa và điều chỉnh cho kịp thời, đồng thời giám sát quá trình sửa chữa, khắc phục của các đơn vị thành viên. 4.2.3.2. Hoàn thiện công tác quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận Ở các CT thành viên, việc hạch toán doanh thu phải tôn trọng nguyên tắc đúng kỳ, đúng với số thực tế phát sinh, đặc biệt là vào các ngày cuối tháng, quý, năm. Mặt khác cũng cần quan tâm đến thời điểm ghi nhận doanh thu. Các DN thành viên cần có quy định cụ thể về việc lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, lập bảng kê, chế độ báo cáo cũng như việc tổ chức đối chiếu công nợ để kịp thời cập nhật doanh thu phát sinh, đảm bảo doanh thu được quản lý tốt theo từng loại hàng hóa, dịch vụ. Phải tăng cường kiểm tra công nợ, doanh thu phát sinh ở tất cả các đơn vị trực thuộc. Định kỳ phân tích, đánh giá chỉ tiêu doanh thu theo từng lĩnh vực, từng đơn vị so sánh với kế hoạch cùng kỳ để xem xét mức độ tăng trưởng, cũng như các giải pháp thúc đẩy doanh số. Các CT thành viên cần phải có quy định cụ thể về chỉ tiêu tài chính, khoán chi phí kinh doanh đối với từng bộ phận, đơn vị. Các chỉ tiêu phải được nghiên cứu, soạn thảo chính xác. Các khoản chi phí thanh toán phải có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp pháp theo quy định, trong đó cần đặc biệt quan tâm tới kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của các hóa đơn đầu vào. Các CT thành viên nên quy định các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ phải thông qua hợp đồng kinh tế. Đối với các khoản chi phí mua ngoài có giá trị lớn bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng để hạn chế các tiêu cực có thể nảy sinh. Phải hoàn thiện phân cấp, phân quyền cho các đơn vị trực thuộc quyết định mức chi và chịu trách nhiệm về các quyết định của họ. Việc hoạch toán, phân bổ chi phí cho hoạt động SXKD phải tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy định của nhà nước. Các khoản chi phí liên quan đến nhiều loại hình SXKD phải tìm được tiêu thức phân bổ cho từng loại một cách khoa học, tránh tình trạng chủ quan hạch toán, phân bổ chi phí không đúng, ảnh hưởng đến việc xác định quá trình hoạt động kinh doanh của DN. 146 Việc phân phối lợi nhuận sau thuế phải thực hiện trên cơ sở nhu cầu của các DN và các quy định của pháp luật. Việc trích lập các quỹ phải đảm bảo cấn đối giữa qũy đầu tư phát triển để mở rộng SXKD và quỹ dự phòng tài chính với các quỹ phúc lợi, khen thưởng, khoa học nhằm đảm bảo được cả mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của DN. Các CT thành viên phải hoạch định chiến lược đầu tư phát triển dài hạn, trên cơ sở đó từng bước thực hiện đầu tư theo trọng tâm, trọng điểm, theo thứ tự ưu tiên. Việc xây dựng và lựa chọn các dự án đầu tư phải được cân nhắc thận trọng trên nhiều phương diện, nhất là tài chính. Các DN thành viên cần phải tuân thủ đúng quy trình xây dựng dự án từ khâu thu thập thông tin, xử lý thông tin kết hợp với những phương pháp đánh giá dự án... Cần xây dựng cơ sở để đưa ra những quyết định lựa chọn chính xác và hợp lý về nhu cầu vốn, tính hiệu quả của dự án, thời gian hoàn vốn, mức độ rủi ro của dự án..... Các DN thành viên cần xem xét, mở rộng đầu tư tài chính khi có cơ hội, nhất là đàu tư vào các đối tác chiến lược trong hoạt động SXKD nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận từ đầu tư tài chính. Các dự án đầu tư này phải tuân thủ chức năng, nhiệm vụ của các DN, quy định của TCT và các quy định pháp luật. 4.2.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính và nâng cao năng lực cán bộ quản lý tài chính của Tổng công ty Sông Đà * Sắp xếp và hoàn thiện bộ máy kế toán tài chính ở TCT Sông Đà. TCT phải tổ chức lại Ban Tài chính kế toán theo hướng thành lập các phòng chức năng: Phòng kế hoạch tài chính, phòng kế toán tổng hợp, phòng đầu tư tài chính, phòng nguồn vốn. TCT nên chỉ đạo sát sao để các đơn vị thành viên kiện toàn lại bộ máy kế toán, tài chính của họ theo hướng: mỗi đơn vị phải có phòng, bộ phận chuyên trách quản lý tài chính với các nhân viên thành thạo nghiệp vụ, đạo đức tốt, phù hợp với các quy định và chuẩn mực kế toán, tài chính, đầu tư của TCT. Tổ chức lại hệ thống các mẫu biểu, báo cáo tài chính thống nhất trong toàn TCT đảm bảo tính khoa học, hợp lý, tuân thủ các quy định của nhà nước và phù hợp với hoạt động SXKD và mục tiêu chiến lược của TCT. Bổ sung cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc của Ban tài chính kế toán TCT, của bộ máy quản lý tài chính trong các CT thành viên. Tích cực ứng dụng các phần 147 mềm chuyên dụng vào quản lý tài chính. Tuỳ thuộc vào quy mô, chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị mà trang bị máy tính (bao gồm máy chủ và máy con) có kết nối cơ sở dữ liệu chung sao cho phát huy tốt công suất và khả năng của máy, tránh lãng phí khi mua sắm thiết bị. Xây dựng và hoàn thiện việc ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, tích hợp các phần mềm kế toán vào một phần mềm kế toán tổng hợp thống nhất tại tất cả các đơn vị trực thuộc. Đi đôi với trang bị máy tính nối mạng, cần đào tạo nguồn nhân lực về ứng dụng công nghệ thông tin làm công tác quản lý tài chính tại hệ thống các CT thành viên. Tổ chức các lớp tập huấn để hỗ trợ đội ngũ cán bộ quản lý tài chính ở các đơn vị. * Củng cố hệ thống thông tin phục vụ quản lý tài chính mới. Để có thể thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, TCT phải thiết lập hệ thống thông tin hoàn chỉnh, chính xác, kịp thời đáp. Để củng cố hệ thống thông tin sẵn có, cần rà soát lại các khâu từ thu thập đến xử lý, lưu giữ và cung cấp cho các địa chỉ cụ thể, loại bỏ các khâu thừa, chồng chéo, nhất là chồng chéo về văn bản, giấy tờ gây quá tải. Thiết kế lại hệ thống đảm bảo thông tin theo nguyên tắc gọn nhẹ, kịp thời, hiệu quả, thiết thực cho mục đích đánh giá, kiểm tra, kiểm toán, xây dựng kế hoạch, dự ánNên số hóa hệ thống cung cấp thông tin để dễ dàng truy cập ở mọi nơi nhằm hỗ trợ thông tin từ CT mẹ cho các CT con đáp ứng nhu cầu của quản lý tài chính và giảm thiểu chi phí ra quyết định ở DN thành viên. Cần liên kết các bộ phận của toàn TCT thành hệ thống nối mạng sao cho thông tin được thu thập kịp thời đúng thời điểm xảy ra hiện tượng, hoạt động và cập nhật vào hệ thống kịp thời phục vụ cho công việc giám sát của ban lãnh đạo TCT và CT thành viên. Muốn vậy, cần chuẩn hoá các mẫu biểu thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữu liệu đồng bộ, thống nhất thước đo, tiêu chí trong toàn TCT, nhất là các thông tin về tiến độ, chi phí, doanh thu, sự cố phát sinh Tăng cường kỷ luật và trách nhiệm của người lập báo cáo tài chính về tính trung thực và cập nhât của báo cáo. * Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đội ngũ cán bộ tài chính. Để có đội ngũ cán bộ quản lý tài chính có năng lực, chuyên nghiệp và đáp ứng được yêu cầu đổi mới quản lý tài chính ở TCT, một số giải pháp cần thực hiện bao gồm: 148 - Bổ nhiệm Kế toán trưởng và Giám đốc tài chính có năng lực giao tiếp quan hệ, có chuyên môn sâu về tài chính, kế toán, am hiểu các CT con để đủ sức tham mưu và giúp việc cho TGĐ và HĐTV làm chủ các hoạt động tài chính của TCT. Kiên quyết loại bỏ các nhân viên không đủ năng lực và không đáp ứng về tiêu chuẩn đạo đức ra khỏi bộ phận giúp việc quan trọng này. - Kiện toàn và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại các CT thành viên và CT mẹ. Rà soát, sắp xếp và bố trí lại đội ngũ cán bộ tài chính hiện có nhằm đảm bảo phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người để nâng cao hiệu quả công tác. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và thực trạng của đội ngũ cán bộ hiện nay, lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hợp lý nghiệp vụ chuyên môn cho họ. Phấn đấu có đội ngũ cán bộ quản lý tài chính chuẩn hoá về năng lực, nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Muốn làm tốt việc này phải thiết kế các khâu tuyển dụng, sắp xếp bố trí công việc, đào tạo bồi dưỡng có hệ thống theo nguyên tắc lựa chọn, đào tạo và tạo môi trường cho người giỏi phát huy năng lực của họ. Trong các khâu đó, chú trọng khâu tuyển dụng, đảm bảo tuyển dụng công khai, minh bạch, khách quan dựa trên các tiêu chí chất lượng, năng lực chuyên môn, phẩm chất, ý thức, đạo đức của ứng viên. - Sắp xếp phân công cán bộ phù hợp với khả năng trình độ chuyên môn của từng người lao động theo đúng vị trí chức năng, nhiệm vụ khi thực thi công việc. Phát huy thế mạnh của từng cán bộ trong phân công công tác nhằm đạt hiệu quả cao. Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng công tác của từng cán bộ để động viên, khuyến khích và xử lý kỷ luật kịp thời. - Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính theo yêu cầu của TCT. Khuyến khích cán bộ chủ động học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn thông qua chính sách tạo điều kiện về mặt thời gian, kinh phí. - Nghiêm túc thực hiện chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần đạo đức nghề nghiệp đối với các cán bộ, công chức quản lý tài chính. Mỗi vị trí công tác phải được quy định rõ phạm vi công việc, trách nhiệm khi hoàn thành để có cơ sở đánh giá, kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của họ. Chú ý kế thừa giữa các thế hệ cán bộ cũng như động viên tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn 149 nhau trong công tác chuyên môn, khuyến khích lao động sáng tạo, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm trong công việc của cán bộ. 4.2.5. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chính trị, xã hội trong Tổng công ty Sông Đà Hiện mô hình tổ chức Đảng của TCTSĐ là mô hình tổ chức Đảng có chính quyền, đoàn thể cùng cấp xuyên suốt trong toàn thể TCT. Mô hình này đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với TCT, gắn hoạt động của tổ chức Đảng với tổ chức SXKD, giữa công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức cán bộ với thực hiện nhiệm vụ chính trị. Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với hoạt động của TCTSĐ cần tập trung vào các vấn đề sau: Một là, tổ chức Đảng phải thực hiện tốt nhiệm vụ đoàn kết trong TCT. Có đoàn kết tổ chức Đảng mới có sức mạnh lãnh đạo quần chúng. Muốn vậy, tổ chức Đảng phải giám sát các đảng viên giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt, buộc họ phải hành động vì lợi ích chung của chủ sở hữu nhà nước và của TCT. Kỷ luật Đảng phải được xiết chặt để đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo những người tham ô, tham nhũng tài sản của TCT. Tổ chức Đảng phải có ý kiến để có thể tuyển dụng, đào tạo và tạo môi trường làm việc tốt cho những người có chuyên môn, có động cơ xây dựng TCT. Đấu tranh và đưa ra ánh sáng các hành vi tham ô, tham nhũng, bè phái, báo cáo sai sự thật với cấp trên để phát triển TCT vững mạnh. Hai là, động viên người lao động trong TCT lao động sáng tạo, cùng TCT vượt qua giai đoạn khó khăn. Tổ chức Đảng lãnh đạo tổ chức công đoàn giải quyết các yêu cầu và nguyện vọng hợp lý của người lao động, hỗ xử lý các trường hợp tranh chấp lao động, động viên người lao động cùng chung lưng với giới lãnh đạo xây dựng TCT thành đơn vị làm ăn hiệu quả, tăng thu nhập và điều kiện phát triển cho người lao động. Ba là, các tổ chức Đảng trong TCT cần tăng cường tuyên truyền chính sách, đường lối của Đảng về kinh tế, các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động SXKD của TCT để mọi người có điều kiện thực hiện đúng, cũng như giám sát hoạt động của TCT, phòng ngừa các hoạt động sai trái. 150 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Cơ chế quản lý tài chính có vai trò quan trọng đối với TCT nhà nước. Trong điều kiện KTTT, CCQLTC là công cụ hữu hiệu để chủ sở hữu nhà nước thực thi những quyền cơ bản của mình tại DN, là công cụ điều hành chính của giới quản trị TCT. Đối với mọi TCT nhà nước, CCQLTC đều được xem xét theo hai phương diện: CCQLTC của chủ sở hữu và CCQLTC của giới quản lý chuyên nghiệp trong TCT. Các yếu tố cấu thành CCQLTC bao giờ cũng là: cơ chế quản lý huy động vốn; cơ chế quản lý sử dụng vốn, cơ chế phân phối thu nhập và lợi nhuận; cơ chế kiểm soát nội bộ. TCTSĐ là một TCT 90 trực thuộc Bộ Xây dựng trưởng thành lên từ quá trình xây dựng các công trình thủy điện, hạ tầng giao thông, sản xuất vật liệu xây dựng Hiện nay TCTSĐ là một trong những những DN đi đầu trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng ở nước ta. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, CCQLTC của TCTSĐ có nhiều thay đổi, từ quản lý của một ban chỉ huy công trường xây dựng thủy điện dưới thời bao cấp, đã trưởng thành để hình thành cả một hệ thống các CT mẹ, CT con, CT cháu, vừa hoạt động theo chuỗi giá trị ngành xây dựng, vừa mở rộng sang các ngành nghề liên quan. TCT đã được tổ chức lại từ mô hình TCT 90, tập đoàn kinh tế, TCT theo luật DN 2014 trực thuộc Bộ Xây dựng. Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau CCQLTC của TCT không chỉ thay đổi về lượng mà còn được phát triển lên về chất. Trong 10 năm trở lại đây, CCQLTC của TCTSĐ có những ưu điểm như: cơ chế quản lý của các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đã được đổi mới cho phù hợp với điều kiện thực tế; cơ chế quản lý huy động vốn đã được đổi mới theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm cho TCT; cơ chế quản lý sử dụng vốn đã định hướng hiệu quả và quản trị công ty hiện đại; cơ chế kiểm soát nội bộ đã được củng cố, quyền tự chủ của các CT thành viên từng bước được mở rộng, tính liên kết và phối hợp trong TCT đã được thiết kế phù hợp hơn với yêu cầu Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay CCQLTC của TCTSĐ Sông Đà còn tồn tại một số hạn chế như: việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa rõ ràng, còn chồng chéo, phân tán; quản lý huy động vốn của TCTSĐ chưa hiệu quả, sức ép nợ gia tăng; quản lý sử dụng vốn còn lỏng lẻo dẫn đến tỷ 151 suất lợi nhuận thấp, tổng lợi nhuận những năm gần đây suy giảm; kiểm soát CT thành viên chưa tốt, một số CT thua lỗ nặng nề; đầu tư ra ngoài ngành còn lớn Những hạn chế trên là do một số nguyên nhân như tình hình kinh tế thế giới và trong nước không thuận lợi, chính sách của nhà nước không ổn định, cơ cấu tổ chức của TCT liên tục thay đổi, một số cán bộ quản lý không hoàn thành nhiệm vụ, kiểm soát nội bộ yếu kém Để xây dựng TCTSĐ thành một TCT lớn, đi đầu trong lĩnh vực xây dựng, điện, có tiềm lực kinh tế mạnh, có trang thiết bị hiện đại, có nguồn nhân lực chất lượng cao, có sức cạnh tranh, cần hoàn thiện CCQLTC của TCT theo hướng: Tái cơ cấu tài chính để xây dựng TCT thành đơn vị mạnh trong các lĩnh vực hoạt động chính; Tổ chức sắp xếp lại các DN thành viên, giảm đầu mối DN, giảm cấp DN, xây dựng một số CT con có tiềm lực tài chính, có lợi thế cạnh tranh làm chỗ dựa cho TCT; Xây dựng đầu mối tập trung thực thi quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với TCT; Tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý tài chính nội bộ của TCT; Tăng cường phân cấp tự chủ tài chính cho CT thành viên. Muốn vậy phải thực hiện một số giải pháp, trong đó trọng tâm là: Đổi mới phương thức quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với TCTSĐ; Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cấp TCT; Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các DN thành viên; Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính và nâng cao năng lực cán bộ quản lý tài chính của TCT; Nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chính trị, xã hội trong TCTSĐ. Để tạo điều kiện cho TCTSĐ hoàn thiện CCQLTC của mình kiến nghị Chính phủ xây dựng hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô đồng bộ, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và tổ chức hoạt động của các tập đoàn, TCT nhà nước, hoàn thiện thể chế về kiểm tra, giám sát phần vốn sở hữu Nhà nước, xem xét điều chỉnh lại quy định về chức năng xã hội của TĐKT, TCT Nhà nước, thiết lập cơ chế làm việc hiệu quả của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, đổi mới cơ chế tuyển, bổ nhiệm, sử dụng, đánh giá, xác định trách nhiệm, quyền lợi của những người đại diện vốn nhà nước, vốn của tập đoàn ở CT mẹ, CT con, CT cháu, Kiến nghị Bộ Xây dựng đổi mới, tăng cường quản lý, giám sát, lựa chọn người đại diện có trình độ chuyên môn, đồng thời phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn người đại diện một cách rõ ràng, có chế tài quy định rõ ràng về xử lý lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ. 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 1. Dương Kim Ngọc (2012), "Tập đoàn kinh tế nhà nước: Thực trạng và giải pháp phát triển", Tạp chí Thương mại, (13). 2. Dương Kim Ngọc (2012), "Đổi mới cơ chế quản lý tài chính ở các tập đoàn kinh tế", Tạp chí Thương mại, (15). 3. Dương Kim Ngọc (2015), "Mục tiêu quản lý tài chính ở các Tổng công ty nhà nước", Tạp chí Thương mại, (3+4) 4. Dương Kim Ngọc (2015), "Mô hình quản lý tài chính của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty nhà nước", Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (13). 5. Dương Kim Ngọc (2015), "Đổi mới vai trò Tổng công ty nhà nước ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (14). 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ thuộc tập đoàn hóa chất Việt Nam, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Đinh Văn Ân (2004), "Cải cách doanh nghiệp nhà nước là công việc hết sức cấp bách", Báo Đầu tư, (3). 3. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (Khóa IX) ( năm 2004), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2005), Đề án hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế trên cơ sở tổng công ty Nhà nước, Hà Nội. 5. Bộ Tài chính (2000), Chế độ mới quản lý tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính. 6. Bộ Tài chính (2001), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội. 7. Bộ Tài chính (2011), Quy chế tài chính của công ty mẹ Tập đoàn Sông Đà, Hà Nội. 8. Vũ Đình Bách, Trần Minh Đạo (2012), "Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam", Tạp chí quản lý kinh tế, (5). 9. Hoàng Chí Bảo (2011), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học đề tài: Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam: thực trạng và định hướng phát triển, Đề tài khoa học cấp Hội đồng Khoa học các cơ quan đảng Trung ương, mã số TĐKTNN 2010-2011, Hà Nội. 10. Trương Hán Bân (1996), Bàn về cải cách toàn diện doanh nghiệp Nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Ngọc Bích (2012), “Tập đoàn kinh tế và sự nhầm lẫn về mình”, truy cập ngày 21.10.2014. 154 12. Barry Spicer, David Emanuel, Michael Powel (1998), Chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước- quản lý sự thay đổi triệt để tổ chức trong môi trường phi điều tiết, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội. 13. Chính phủ (2004), Nghị định 199/2004/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý tài chính công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, Hà Nội. 14. Chính phủ (2006), Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, Hà Nội. 15. Chính phủ (2014), Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, Hà Nội. 16. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội. 17. Nguyễn Cúc, Kim Văn Chính (2006), Sở hữu Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 18. Trần Tiến Cường (2010), Lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, bài tham luận tại Hội thảo do Ban chủ nhiệm đề tài tập đoàn kinh tế nhà nước 2010-2011, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức tại Hà Nội. 19. Trần Tiến Cường (2012), Đổi mới quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, Kỷ yếu Hội thảo “Đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 20. Trần Tiến Cường (2014), Cách tiếp cận và những vấn đề trong xây dựng, phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, CIEM, Cổng thông tin kinh tế Việt Nam, www.vnep.org.vn, truy cập ngày 13.10.2014. 21. Vũ Hà Cường (2007), Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân Hàng, Hà Nội. 155 22. Diễn đàn kinh tế Việt - Pháp (2000), Dịch vụ công cộng và khu vực quốc doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Hồ Tố Diệu (1997), 100 vấn đề hiểu biết thực dụng về tập đoàn doanh nghiệp, Nxb Nhân dân Giang Phương. 24. Đặng Huy Đông và các đồng nghiệp (2013), Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng, khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Võ Văn Đức (2001), "Thành lập tập đoàn kinh tế - một giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta", Tạp chí lý luận chính trị, (10). 28. Nguyễn Cao Đàm (2005), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 29. Hiến định vai trò kinh tế nhà nước (2015): “Đừng cố “thương” mà phải “mệt” ”, 30. Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (2010), Lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội. 31. Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (2011), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài: Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam: thực trạng và định hướng phát triển, mã số TĐKTNN 2010-2011, Hà Nội. 32. Tô Hà (2015), “Đề xuất mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước”; 33. Trần Duy Hải (2008), Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội. 156 34. Trần Kim Hào & Bùi Văn Dũng (2015), Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Thanh Hóa. 35. Tạ Minh Hùng (2006), Quản lý tài chính của công ty Thăng Long-GMC trong điều kiện hiện nay, thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 36. Trần Thị Lan Hương (2010), "Mô hình tập đoàn kinh tế: bài học kinh nghiệm qua thời gian thí điểm", Tạp chí Ngân hàng, (8). 37. Lưu Thị Hương (2005), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội. 38. Bùi Văn Huyền (2008), Sự hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 39. Hội đồng khoa học các cơ quan đảng trung ương, Hà Nội (2012), Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển. 40. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2013): Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Kỷ yếu hội thảo “Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Nguyễn Minh Kiều (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê Hà Nội. 42. Lưu Đức Khải, Hà Huy Ngọc (2009), "Phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (6). 43. Lê Quốc Lý (2014): Doanh nghiệp nhà nước thành công và những bài học đắt giá, Kỷ yếu hội thảo “Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 44. Võ Đại Lược (1997), Đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội. 45. Nguyễn Thị Mỵ (2012), Quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng, luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 157 46. Nguyễn Đăng Nam (2008), "Giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường", Tạp chí Tài chính, (4). 47. Ngân hàng Thế giới (1999), Giới quan chức trong kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Ngân hàng Thế giới (2002), Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Nguyễn Đình Phan (1996), Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia. 50. Quốc hội (1995), Luật doanh nghiệp, Hà Nội. 51. Quốc hội (2003), Luật doanh nghiệp, Hà Nội. 52. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công, Hà Nội. 53. Quốc hội (2014), Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Hà Nội. 54. Phạm Thái Quốc (2015), Sở hữu trong nền kinh tấ thị trường hiện đại: Lý luận, thực tiễn thế giới và khuyến ghị cho Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 55. Tài liệu Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbrigh (2008), Mô hình tập đoàn kinh tế, niên khóa 2007-2008, Hà Nội. 56. Samuelson và Wiliam D. Nordhaus (1997), Kinh tế học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Trương Tấn Sang (2002), "Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước", Tạp chí Cộng sản, (10). 58. Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội. 59. Đinh Văn Sơn (2002), Giáo trình tài chính doanh nghiệp thương mại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 60. Tổng công ty Sông Đà (2007), Báo cáo kế toán của Tổng công ty Sông Đà năm 2006, Hà Nội.. 61. Tổng công ty Sông Đà (2008), Báo cáo kế toán của Tổng công ty Sông Đà năm 2007, Hà Nội.. 62. Tổng công ty Sông Đà (2009), Báo cáo kế toán của Tổng công ty Sông Đà năm 2008, Hà Nội.. 158 63. Tổng công ty Sông Đà (2010), Báo cáo kế toán của Tổng công ty Sông Đà năm 2009, Hà Nội.. 64. Tổng công ty Sông Đà (2011), Báo cáo kế toán của Tổng công ty Sông Đà năm 2010, Hà Nội.. 65. Tổng công ty Sông Đà (2012), Báo cáo kế toán của Tổng công ty Sông Đà năm 2011, Hà Nội.. 66. Tổng công ty Sông Đà (2013), Báo cáo kế toán của Tổng công ty Sông Đà năm 2012, Hà Nội.. 67. Tổng công ty Sông Đà (2014), Báo cáo kế toán của Tổng công ty Sông Đà năm 2013, Hà Nội.. 68. Tập đoàn điện lực Việt Nam (2013), "Tập đoàn Điện lực Việt Nam về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (2). 69. Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Hữu Đạt (2004), Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 70. Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. Trần Đình Thiên (2012), Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và nhiệm vụ tái cơ cấu doanh ghiệp nhà nước, Kỷ yếu Hội thảo “Đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 72. Nguyễn Quang Thu (2005), Quản trị tài chính căn bản, Nxb Thống kê. 73. Dương Đăng Trinh (2003), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội. 74. Phạm Quang Trung (2000), Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 75. Phạm Quang Trung (2003), Tập đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn kinh doanh, Nxb Tài chính, Hà Nội. 159 76. Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển khoa học Việt Nam, Hà Nội. 77. Vũ Huy Từ (1994), Doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 78. Lê Hồng Tịnh (2010), Quản lý nhà nước đối với Tổng công ty 90,91 theo hướng hình thành tập đoàn kinh tế, luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 79. Viện Chính trị học (2006), Lựa chọn công cộng, một cách tiếp cận nghiên cứu chính sách công, Tài liệu dịch, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 80. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 81. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2002), Báo cáo tổ chức, quản lý DNNN và tập đoàn kinh tế theo hình thức CT đa sở hữu và quản lý vốn nhà nước ở CT đa sở hữu (Báo cáo khảo sát tại Hàn Quốc và Đài Loan), Dự án GTZ-CIEM Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam, 4/2002. 82. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2004), Báo cáo kết quả khảo sát về tập đoàn kinh tế tại Malaysia và Thái Lai, Hà Nội. 83. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ( 2009), Tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện trạng và xu hướng phát triển, CIEM- Trung tâm Thông tin tư liệu, Hà Nội. 84. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 85. Joseph E. Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 160 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách các công ty con của TCTSĐ I. Công ty con do TCT Sông Đà nắm giữ trên 50% vốn 1. Công ty TNHH một thành viên Hạ tầng Sông Đà. 2. Công ty TNHH một thành viên Phát triển nhà Khánh Hòa 3. Công ty cổ phần Sông Đà 3 4. Công ty cổ phần Sông Đà 4 5. Công ty cổ phần Sông Đà 5 6. Công ty cổ phần Sông Đà 9 7. Công ty cổ phần Sông Đà 10 8. Công ty cổ phần SOMECO Sông Đà. 9. Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà. 10. Công ty cổ phần Simco Sông Đà 3 11. Công ty cổ phần Xi măng Sông Đà Yaly 12. Công ty cổ phần Thép - Việt Ý. 13. Công ty cổ phần Điện Việt - Lào 14. Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện Sê San 3A 15. Công ty cổ phần Thủy điện Cần Đơn 16. Công ty cổ phần Thủy điện Nậm Chiến 17. Công ty cổ phần Thủy điện Hương Sơn 18. Công ty cổ phần Thủy điện Nà Lơi. 19. Công ty cổ phần Thủy điện Ry Ninh II. 20. Công ty cổ phần Thủy điện Trà Xom 21. Công ty cổ phần Thanh Hoa Sông Đà. 22. Công ty cổ phần Phòng cháy chữa cháy và đầu tư xây dựng Sông Đà. 23. Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội II. Các công ty liên kết do TCT Sông Đà nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ 1. Công ty cổ phần Sông Đà 2 2. Công ty cổ phần Sông Đà 6 3. Công ty cổ phần Sông Đà 7 161 4. Công ty cổ phần Sông Đà 11 5. Công ty cổ phần Sông Đà 12 6. Công ty cổ phần Sông Đà 25 7. Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SUDICO) 8. Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SURICOS). 9. Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Sông Đà 10. Công ty cổ phần Xi măng Sông Đà 11. Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà 12. Công ty cổ phần Thủy điện Sông Đà - Hoàng Liên 13. Công ty cổ phần Thủy điện Bình Điền 14. Công ty cổ phần Khai thác và chế biến khoáng sản Sông Đà 15. Công ty cổ phần Sông Đà - Jurong 16. Công ty TNHH Tư vấn Sông Đà - Ucrin. 162 Phụ lục 2: Tổng số tiền trích quỹ của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2006 - 2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng TT Nội dung Quỹ đầu tƣ phát triển Quỹ dự phòng tài chính Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Quĩ dự phòng phải trả Quỹ khen thƣởng phúc lợi Quỹ phát triển khoa học công nghệ Quỹ khác thuộc vốn CSH 1 Năm 2006 425.358.661 15.336.241 3.305.561 1.935.567 29.987.736 980.091 Phát sinh tăng 48.667.852 10.253.349 10.351.127 1.091.841 20.011.367 768.800 Phát sinh giảm 15.451.405 1.411.393 4.377.131 0 13.634.367 258.076 Số dư 31/12 458.575.108 24.178.197 9.279.557 3.027.408 36.364.736 0 1.490.815 2 Năm 2007 Phát sinh tăng 32.655.614 36.449.971 6.635.548 1.560.000 31.105.567 0 Phát sinh giảm 24.582.024 4.139.525 8.493.057 1.752.339 25.360.432 490.815 Số dư 31/12 466.648.697 56.488.643 7.422.049 2.835.069 42.109.871 0 1.000.000 3 Năm 2008 Phát sinh tăng 421.566.890 30.891.824 12.261.009 0 13.367.790 25.567.702 Phát sinh giảm 113.693.893 0 7.260.932 0 27.517.350 3.617.023 Số dư 31/12 774.521.694 87.380.467 12.422.126 2.835.069 27.960.311 0 22.950.679 4 Năm 2009 Phát sinh tăng 241.557.364 72.259.373 8.099.073 0 96.980.210 3.256.007 Phát sinh giảm 388.120.682 21.295.754 5.128.169 2.835.069 50.165.429 3.386.686 Số dư 31/12 627.958.377 138.344.086 15.393.030 0 74.775.092 0 22.820.000 5 Năm 2010 Phát sinh tăng 1.017.889.335 95.010.513 14.469.070 8.836.559 122.356.048 19.009 0 Phát sinh giảm 229.043.099 2.216.618 9.761.206 1.686.397 42.639.078 10.650.013 Số dư 31/12 1.416.804.613 231.137.981 20.100.894 7.150.162 154.492.062 19.009 12.169.987 6 Năm 2011 Phát sinh tăng 765.588.641 92.255.783 18.288.315 9.011.056 80.169.705 0 7.705.541 Phát sinh giảm 297.687.524 11.055.883 16.141.490 2.324.385 48.840.896 19.009 1.707.159 Số dư 31/12 1.884.705.730 312.337.881 22.247.719 13.836.833 185.820.870 0 18.168.369 7 Năm 2012 Phát sinh tăng 455.234.110 61.008.753 13.371.182 7.711.064 66.318.542 470.037 3.663.580 Phát sinh giảm 966.651.017 125.775016 35.361.689 9.557.096 171.582.701 30 9.934.360 Số dư 31/12 1.373.288.823 247.571.618 257.212 11.990.802 80.556.711 470.037 11.897.589 8 Năm 2013 Phát sinh tăng 398.785.564 50.764.201 11.006.654 6.886.631 37.781.103 0 0 Phát sinh giảm 349.541.398 27.944.942 11,263.866 4.060.402 72.610.765 0 2.897.589 Số dư 31/12 1.422.532.989 270.390.877 0 14.817.031 45.727.049 470.037 9.000.000 Nguồn: [60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67]. 163 Phục lục 3: Mô hình Công ty kinh doanh vốn nhà nƣớc ở một số nƣớc 1.Công ty kinh doanh vốn nhà nước của Canada (viết tắt là CDIC). CDIC trực thuộc Quốc hội, nhưng ủy quyền cho Bộ tài chính trực tiếp quản lý thông qua Vụ tài chính DN. CDIC thực hiện chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, thực hiện đầu tư và quản lý giám sát phần vốn đầu tư tại các DN mà CDIC tham gia đầu tư. Nhiệm vụ của CDIC là hoạch định chiến lược kinh doanh vốn nhà nước thông qua việc lựa chọn các dự án và DN làm ăn có lãi theo quan điểm của CDIC. 2. Temasek ở Singapo. Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Temasek là Bộ Tài chính. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ đầu tư vốn, Temasek thực hiện các quyền chủ sở hữu trong quản trị và giám sát hoạt động của các CT mà Temasek đầu tư vốn. Temasek giữ quyền quyết định nhân sự chủ chốt, phê duyệt phương án đầu tư hoặc kinh doanh của CT nhận vốn với tư cách là một cổ đông hoặc người góp vốn vào CT. Temasek chủ động đầu tư vốn vào các DN có triển vọng và sử dụng nguồn lực của mình để tạo ra giá trị gia tăng cho DN thông qua việc tái cơ cấu, đưa ra những chiến lược hay những quyết định quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của CT theo chiến lược đầu tư chung của Temasek... 164 Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức bộ máy của tổng công ty Sông Đà Hội đồng thành viên TCT Ban Kiểm soát nội bộ Ban TGĐ TCT Ban TC Kế toán Ban kinh tế Ban tổ chức nhân sự Ban pháp chế Ban KH đầu tư Ban QL KT công nghệ Ban CK Thiết bị Ban tái cấu trúc và nâng cao QTCT Ban đấu thầu Văn phòng SĐ 25 Someco Sông Đà Tư vấn Sông Đà Simco Sông Đà Điện Sê San 3A Điện Việt Lào Thủy Điện Cần Đơn Thủy điện Trà Xom Thủy điện Nà Lơi Thủy điện Ryning II SĐ 2 SĐ 3 SĐ 4 SĐ 5 SĐ 6 SĐ 7 SĐ 8 SĐ 9 SĐ 10 SĐ 11 SĐ 12 Ban quản lý dự án Ban điều hành dự án Trƣờng CĐ nghề Sông Đà Đầu tư phát triển SĐ SĐ Ucrin PCCC SĐ Thanh Hoa SĐ SĐ Hà Nội SUDICO SỦICOS Thủy điện Nậm Chiến Thủy điện SĐ Hoàng Liên Thủy điện Hương Sơn Thủy điện Bình Điền Xi măng Hạ Long Xi măng SĐ Xi măng SĐ Yaly Thép Việt - Ý SĐ Jurong Khoáng sản SĐ Tài chính SĐ Hạ tầng SĐ Nhà Khánh Hòa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_co_che_quan_ly_tai_chinh_o_tong_cong_ty_song_da.pdf
  • docTHONG TIN MANG NGOC.doc
  • doctom tat luan an gui kim ngọc.doc
Luận văn liên quan