Luận án Đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ ở Việt Nam

Theo Ngân hàng Nhà nước, một dự án ĐDH vốn đầu tư XDĐB thường kéo dài hàng chục năm, thời hạn cho vay dài, quy mô vốn lớn, trong khi vốn của ngân hàng thường là ngắn hạn, nếu thị trường biến động, việc thanh khoản sẽ gặp khó khăn, mang lại rủi ro cho các dự án này. Bởi vậy, trong thời gian tới, một mặt các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại cần xem xét thận trọng, cân nhắc khi phê duyệt cấp tín dụng vào các dự án này; mặt khác, các nhà đầu tư cũng cần đa dạng hóa nguồn vốn huy động, tránh lệ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng. Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, Nhà nước cũng cần nghiên cứu để ban hành chính sách đảm bảo cho nhà đầu tư một doanh thu tối thiểu (MRG) bằng các bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án ĐDH vốn đầu tư XDĐB phù hợp điều kiện đặc thù thời gian hoàn vốn dài, tiềm ẩn nhiều nhiều rủi ro

pdf177 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư công trình để vay vốn, tăng mức thu phí và kéo dài thời hạn thu phí bóp chẹt người sử dụng dịch vụ, gây nguy cơ rủi ro cho ngân hàng như đã xuất hiện thời gian vừa qua. Văn hoá kinh doanh đòi hỏi chủ doanh nghiệp dự án phải giữ gìn và ngày càng củng cố chữ tín đối với bạn hàng và khách hàng. Trách nhiệm xã hội và văn hóa kinh doanh là đòi hỏi có tính bắt buộc. Chỉ như vậy, các dự án đầu tư vào phát triển sản phẩm công cộng mới trở nên có ý nghĩa, mới đạt được mục tiêu mong đợi. 4.2.5. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào xây dựng đường bộ Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng trong việc tạo “cú hích” cho tăng trưởng kinh tế đối với nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến thu hút nguồn vốn này cho phát triển GTĐB, nhưng đến nay nước ta mới chỉ chủ yếu là thu hút nguồn 143 vốn hỗ trợ phát triển chính thực (ODA) hoặc vốn vay ưu đãi từ chính phủ và các nhà tài trợ nước ngoài. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào XDĐB ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Vốn nước ngoài được thu hút và đầu tư vào XDĐB chủ yếu vào xây dựng đường cao tốc, quốc lộ, cầu lớn, đường tỉnh và giao thông nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh thành quả tăng trưởng kinh tế, nguồn ODA đầu tư vào Việt Nam đang kém ưu đãi dần. Trong thời gian tới, trên cơ sở các định hướng của ngành GTVT về giải pháp ưu tiên, đột phá thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án để chi tiết hóa các chủ trương, giải pháp thu hút đầu tư ngoài ngân sách (trong nước và nước ngoài của Bộ Giao thông vận tải, cần nghiên cứu và tổ chức thực hiện các giải pháp sau: - Hoàn thiện chính sách phí và giá dịch vụ tiếp cận thông lệ quốc tế, minh bạch rõ ràng, trong đó bao gồm việc xây dựng phí sử dụng hạ tầng ĐB cao tốc để thu hút đầu tư và hoàn vốn. Tăng cường năng lực cho cơ quan đầu mối quản lý hoạt động ĐDH tại Bộ GTVT, xây dựng một đơn vị chuyên trách và tương đối độc lập về xúc tiến dự án ĐDH. Lập quỹ hoặc nghiên cứu cơ chế tạo nguồn vốn xúc tiến các dự án ĐDH để lập dự án đầu tư có chất lượng, phù hợp quốc tế, thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế về triển khai dự án đầu tư ĐDH, đặc biệt là đối với việc ĐDH các hình thức hoàn trả chi phí dự án, kinh nghiệm đàm phán hợp đồng, nghiên cứu chính sách và cơ chế liên quan đến bảo lãnh doanh thu, tái cấp vốn cho giai đoạn vận hành các dự án ĐDH về XDĐB. - Ưu tiên thu hút vốn ODA cho các dự án không có hoặc ít có khả năng hoàn vốn, dự án cần có sự tham gia vốn Nhà nước, như các dự án ĐB ở khu vực miền núi, vùng khó khăn và sử dụng làm phần vốn góp của Nhà nước vào các dự án PPP. Ưu tiên thu hút vốn FDI, vốn vay ưu đãi kết hợp vay thương mại đầu tư vào các dự án xây dựng, chuyển nhượng khai thác đường bộ cao 144 tốc thông qua các hình thức PPP (ưu tiên BOT, O&M). Đối với các dự án liên quan đến khai thác kinh doanh vận tải, dịch vụ ĐB, chỉ ưu tiên sử dụng vốn ODA đối với các tiểu dự án, hợp phần về tăng cường năng lực, thể chế, công cụ hỗ trợ quản lý, khai thác hạ tầng và vận tải. Ưu tiên thu hút và bố trí sử dụng vốn ODA đầu tư cho các lĩnh vực như xây dựng chiến lược, quy hoạch, lập đề xuất dự án, lập dự án đầu tư và các công tác chuẩn bị dự án đầu tư; tăng cường năng lực thể chế, quản lý và năng lực hoạt động khoa học, công nghệ, đào tạo. Tranh thủ các nguồn vốn ODA, tài trợ để đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học, công nghệ và khoa học kinh tế phục vụ phát triển GTĐB; vận động, thu hút đầu tư ưu tiên để phát triển các dịch vụ hỗ trợ vận tải và hạ tầng, dịch vụ Logistics, sàn giao dịch vận tải hàng hóa đường bộ. - Xem xét để mở rộng cho doanh nghiệp và tư nhân thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, sử dụng hợp lý nguồn vốn kết hợp giữa ODA với vay thương mại thông thường (OCR). Đẩy mạnh thực hiện các hình thức dự án ĐDH có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài áp dụng cho tất cả các kết cấu hạ tầng giao thông có tính chất chủ yếu phục vụ cộng đồng rộng rãi hoặc có tính chất tạo đột phá chiến lược về giao thông như quốc lộ trục chính, cao tốc mới chưa có tuyến song hành. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đối với lĩnh vực kinh doanh vận tải đa phương thức và các dịch vụ hỗ trợ vận tải. 145 KẾT LUẬN Đa dạng hóa vốn đầu tư XDĐB là một giải pháp kinh tế được thúc đẩy bởi phân công lao động xã hội trong nền kinh tế thị trường đã đạt được một trình độ phát triển cao và những nhận thức mới về vai trò, nhiệm vụ của Nhà nước trong việc sản xuất, cung ứng hàng hóa công cộng. ĐDH vốn đầu tư XDĐB không phải là một giải pháp tình thế, có tính cá biệt ở một vài quốc gia, mà nó đã trở thành một xu hướng có tính quy luật, ngày càng được nhiều nước coi trọng áp dụng kể từ cuối những năm 1970 trở lại đây. Đến nay, đã có không ít những nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về quan hệ ĐDH vốn đầu tư XDĐB mà nổi bật là “Sự tham gia của tư nhân trong xây dựng KCHT GTĐB” và “Sự lựa chọn công cộng”... Từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở trong nước cho thấy, đã có sự thống nhất về nhận thức thực chất, mục đích của xã hội hóa đầu tư XDĐB; đã có một số nghiên cứu về kinh nghiệm thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách vận hành hình thức ĐDH đầu tư này. Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện kinh tế, xã hội trên thế giới đã có nhiều biến đổi, những hình thức đầu tư ĐDH đã có những phát triển mới, nên cần có nhận thức mới luận chứng việc ĐDH đầu tư XDĐB làm cơ sở cho chính sách kinh tế ở Việt Nam. Về thực chất, ĐDH vốn đầu tư XDĐB là quá trình hình thành và đưa vào sử dụng nguồn vốn trong đó có sự phối hợp tham gia của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo một cơ chế xác định nhằm giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước và thúc đẩy phát triển có hiệu quả hệ thống ĐB đáp ứng tốt hơn nhu cầu về hạ tầng cho việc vận chuyển và đi lại trong xã hội. Quá trình này được xem xét trên cả ba mặt: quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý và qua hệ phân phối. Ngoài xu hướng chung, việc thực hiện ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở Việt Nam còn bắt nguồn từ tầm quan trọng của hạ tầng GTĐB trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 146 Bên cạnh Nhà nước, tham gia tham gia ĐDH vốn đầu tư XDĐB còn có các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế như kinh tế tư nhân trong nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. ĐDH có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như Nhà nước đầu tư, tư nhân hoặc công ty cổ phần như đầu tư, hoặc kết hợp giữa nhà nước và tư nhân được thực hiện trong quan hệ đối tác công - tư với các hình thức hợp đồng dự án như BOT, BTO, BT... Điều kiện căn bản cần có để thực hiện hình thức PPP là quyết tâm chính trị của Nhà nước, nguồn lực kinh tế và kỹ thuật cần có để triển khai đầu tư, trình độ văn hóa xã hội và năng lực quản lý cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô. Trong vấn đề này, Việt Nam có thể nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm của một số nước đi trước. Phân tích thực trạng ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 cho thấy mặc dù mới được đưa vào triển khai, nhưng những kết quả đạt được là rất thiết thực với tổng nguồn vốn ĐDH là 378.581 tỷ đồng trong đó vốn từ khu vực tư nhân là 121.903 tỷ đồng. Nhờ đó, không chỉ góp phần hỗ trợ đầu tư của Nhà nước mà còn mở rộng và nâng cao chất lượng hạ tầng GTĐB Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thực hiện ĐDH còn bộc lộ không ít hạn chế, yếu kém. Do nhu cầu về GTĐB của nước ta thời gian tới là rất lớn, nên để thúc đẩy phát triển hình thức ĐDH vốn đầu tư XDĐB, cần nâng cao nhận thức, hiểu biết về ĐDH đầu tư phát triển sản phẩm công cộng; nâng cao năng lực dự báo, chiến lược và quy hoạch phát triển; tăng cường vai trò Nhà nước trong tạo môi trường pháp lý, chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý dự án; hoàn thiện cơ chế tạo nguồn lực về vốn, khoa học, công nghệ, nhân lực và coi trọng nâng cao năng lực quản trị kết hợp với trách nhiệm cộng đồng, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp dự án. Tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài trong tiến trình ĐDH. 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Xuân Cường (2016), "Thực trạng đa dạng hóa đầu tư xây dựng đường bộ ở Việt Nam từ năm 2011 đến nay", Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, (340), tr.17-20. 2. Nguyễn Xuân Cường (2016), "Giải pháp để đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 19 (627), tr.12-15. 3. Nguyễn Xuân Cường (2016), "Kích hoạt đầu tư tư nhân phát triển hạ tầng giao thông ở Hàn Quốc: Bài học đối với Việt Nam", Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, (477), tr.15-17. 4. Nguyễn Xuân Cường (2016), "Kinh nghiệm xã hội hóa đầu tư xây dựng đường bộ của Hàn Quốc", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 21 (629), tr.59-62. 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Adam Smith (1776), Của cải của các dân tộc, (Sách dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Hùng Anh (2016), "Kiều hối "chảy" mạnh về Việt Nam", tại trang [truy cập ngày 01/02/2016]. 3. Nguyễn Mậu Bành, Đinh Văn Khiên và Đinh Kiện (2010), Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao tính hấp dẫn đầu tư của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức PPP ở Việt Nam, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Hà Nội. 4. Vũ Đức Bảo (2013), "Hà Nội thu hút vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Đột phá từ hình thức hợp tác công - tư", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, (122). 5. Bộ Giao thông vận tải (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giao thông vận tải, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 6. Bộ Giao thông vận tải (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm (2010-2015) công tác xây dựng, quản lý giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, phương hướng nhiệm vụ 2016-2020, Hà Nội. 7. Bộ Giao thông vận tải (2015), Quyết định số 2167/QĐ-BGTVT về phê duyệt Đề án xã hội hóa lĩnh vực đường bộ, ngày 18/6/2015, Hà Nội. 8. Bộ Giao thông vận tải (2016), "Đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011- 2015", tại trang [truy cập ngày 07/06/2016]. 9. Bộ Giao thông vận tải (2016), Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 10. Bộ Giao thông vận tải (2016), Báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Ngày 04/01, Hà Nội. 149 11. Vĩnh Chi (2016), "Kiểm toán Nhà nước phải thanh kiểm tra các dự án BOT", tại trang [truy cập ngày 16/9/2016]. 12. Chính phủ (1997), Nghị định 77/CP, của Chính phủ ngày 18/6/1997 về việc ban hành Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao áp dụng cho đầu tư trong nước, Hà Nội. 13. Chính phủ (1998), Nghị định số 62/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 Ban hành quy chế đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, xây dựng - chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. 14. Chính phủ (2007), Nghị định số 78/2007/NĐ-CP ngày 11/05/2007 quy định lĩnh vực, điều kiện, trình tự, thủ tục và ưu đãi đối với các dự án phát triển công trình kết cấu hạ tầng thực hiện theo hình thức BOT, BTO và BT, Hà Nội. 15. Chính phủ (2009), Nghị định số 108/2009/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao, Hà Nội 16. Chính phủ (2011), Nghị định số 24/2011/NĐ-CP ngày 05/4/2011 Sửa đổi một số điều của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao, Hà Nội. 17. Chính phủ (2015), Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, ngày 14/2/2015 Về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Hà Nội. 18. Chính phủ (2015), Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, Hà Nội. 19. Phạm Hoài Chung (2016), "Nói thẳng về BOT giao thông", tại trang [truy cập ngày 08/06/2016]. 150 20. Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải (2016), "Bộ Giao thông vận tải đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011-2015", tại trang [truy cập ngày 07/06/2016]. 21. Quốc Dũng, Hoàng Nguyên (2016), "Cuộc chiến “chia bánh” dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ: Tay không bắt giặc?", tại trang [truy cập ngày 25/5/2016]. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết số 13-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống Kết cấu hạ tầng VND bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, ngày 16/1/2012, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Huỳnh Thị Thúy Giang (2010), Hình thức hợp tác công - tư (Public Private Partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 26. GS. Fukunari Kimura (2012), “Giảm gánh nặng ngân sách bằng hợp tác công - tư”, tại trang [truy cập ngày 20/2/2016]. 27. Đặng Thị Hà (2013), Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 28. Đông Hà, Ngọc Ẩn (2011), "Sao lại tiếp tục thu phí cầu Cỏ May?", tại trang [truy cập ngày 14/07/2016]. 151 29. Trần Xuân Hà (2008), Sử dụng công cụ trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 30. Lê Thị Hòa (2015), "Kinh nghiệm huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng trên thế giới", tại trang [truy cập ngày 10/4/2015]. 31. Hồ Công Hòa (2011), "Mô hình hợp tác công-tư giải pháp tăng nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý của tư nhân cho các dự án môi trường ở Việt Nam", Tạp chí Quản lý kinh tế, (40). 32. J.M.Keynes (1994), Lý tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Bùi Văn Khánh (2010), Huy động nguồn lực tài chính xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 34. Mỹ Lệ (2016), "Dự án BOT, vì sao không có đấu thầu?", tại trang [truy cập ngày 11/6/2016']. 35. Phạm Văn Liên (2005), Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thôgn vận tải ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 36. Nguyên Linh (2012), "Mô hình PPP - lời giải về vốn cho giao thông", tại trang [truy cập ngày 02/02/2016]. 37. Hồng Loan (2016), "“Hãm” đổ vốn ngân hàng vào BOT giao thông", tại trang [truy cập ngày 24/9/2016]. 38. Hồ Văn Kim Lộc, Điêu Quốc (1994), Chú giải thuật ngữ kế toán Mỹ, Nxb Đồng Nai. 39. C.Mác (1975), Tư bản, quyển 1, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội. 40. C.Mác, Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 152 41. Hồ thị Hương Mai (2015), Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 42. Tiến Mạnh, Anh Thiện (2016), "Tiếp tục khuyến khích đầu tư hạ tầng giao thông", tại trang www.baogiaothong.vn, [truy cập ngày 13/04/2016]. 43. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội. 44. Nguyễn Thị Thúy Nga (2015), Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Tài chính - Tiền tệ, Học viện Tài chính, Hà Nội. 45. An Ngọc (2016), "Trong tổng số hơn 444.000 tỷ đồng vốn BOT được Bộ giao thông Vận tải huy động được, có 186.660 tỷ đồng từ nguồn vốn tư nhân", tại trang [truy cập ngày 17/6/2016]. 46. Phan Thị Bích Nguyệt (2013), "PPP - Lời giải cho bài toán vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Phát triển & hội nhập, số 10 (20), tháng 05-06/2013, tr.76-80, 96. 47. Phan Thị Bích Nguyệt (chủ nhiệm) (2013), Ứng dụng mô hình đầu tư công - tư (PPP) nhằm đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại tp Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học cấp thành phố, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 48. P.A.Samuelson & W.D.Nordhaus (1999), Kinh tế học, tập 2, Viện Quan hệ quốc tế dịch và xuất bản, Hà Nội. 49. Paul A.Samuelson & W.D.Nordhaus (1989), Kinh tế học, Tập I, Viện Quan hệ quốc tế dịch và xuất bản, Hà Nội, tr.64. 50. Penguin Refrence (1995), Dictionmary of Economic, Phạm Đăng Bình và Nguyễn Văn Lập dịch, Nxb Giáo dục Hà Nội. 51. Trần Minh Phương (2012), Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yếu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 153 52. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật số 23/2008/QH12: Luật Giao thông đường bộ, ngày 13/11/2008, Hà Nội. 53. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đấu thầu, Luật số 43/2013/QH13, ngày 26/11/2013, Hà Nội. 54. Nguyễn Quỳnh (2016), "Dự án BOT Quốc lộ 14 qua Đắk Lắk: Sai sót “đầy mình”", tại trang [truy cập ngày 25/04/2016]. 55. Đăng Sơn (2016), "Nhiều dự án BOT phải giảm thời gian thu phí", tại trang [truy cập ngày 14/11/2016''. 56. Thân Thanh Sơn (2015), Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội. 57. Nguyễn Hồng Thái (2012), "Hợp tác công - tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông", Tạp chí Khoa học công nghệ, Trường Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội. 58. Dương Văn Thái (2014), Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Tài chính - Tiền tệ, Học viện Tài chính, Hà Nội. 59. Nguyễn Xuân Thành (2010), Những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt Nam, Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Tài liệu đối thoại chính sách Harvard -UNDP. 60. Nguyễn Xuân Thành (2011), "Đầu tư công ở Việt nam, người nghèo lãng phí", tại trang [truy cập ngày 18/10/2016]. 61. Đặng Trung Thành (2012), Nghiên cứu phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội. 62. Bích Thảo (2016), "Đa dạng hóa nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông", tai trang [truy cập ngày 5/1/2016]. 63. Đông Thịnh (2015), "Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông: Nhiều giải pháp thu hút vốn đầu tư", tại trang [truy cập ngày 09/10/2015]. 154 64. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004, về Phê duyệt Chiến lược Phát triển Giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. 65. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 412/QĐ-TTg, ngày 11/04/ 2007 Về việc Phê duyệt Danh mục đầu tư một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, thiết yếu giai đoạn đến năm 2020, Hà Nội. 66. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg về “Phê việc duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển Giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Hà Nội. 67. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg, ngày 09/11/2010 Về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, Hà Nội. 68. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/2/ 2013 về việc phế duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 69. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/ 2013, Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 70. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 Về Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 71. Ngô Anh Tín (2013), "Trái phiếu đô thị, kênh huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong thời kỳ khó khăn về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Cần Thơ", Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 11(21). 72. Tổng cục Đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải (2015), Đề án xã hội hóa lĩnh vực đường bộ giai đoạn đến năm 2020, định hướng năm 2030, Hà Nội. 73. Tổng cục Thống kê (2004), Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Thống kê, Hà Nội. 155 74. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội. 75. Trung tâm thông tin tư liệu, CIEM (2013), Phát triển kết cấu hạ tầng để bảo đảm và thúc đẩy phát triển bền vững, Hà Nội. 76. Đỗ Đức Tú (2012), Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 theo hướng hiện đại, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 77. Phùng Tuấn (2012), "Thu hút vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Đột phá từ hình thức hợp tác công - tư", tại trang [truy cập ngày 02/01/2016]. 78. Đức Tùng (2016), "Tăng cường kỷ cương thu - chi ngân sách, nâng cao hiệu quả đầu tư công", tại trang [truy cập ngày 02/3/2016]. 79. Phạm Thị Túy (2010), Thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 80. Văn phòng Chính phủ (2016), Công văn số 1488/VPCP-KTN ngày 9/3/2016 gửi các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về quản lý nhà nước đối với các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo hình thức Hợp đồng BOT, Hà Nội. 81. Viện Ngôn ngữ học (1986), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội. 82. "Việt Nam tăng 16 bậc xếp hạng hạ tầng giao thông", tại trang [truy cập ngày 11/12/2014]. 83. Vụ Kinh tế tổng hợp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Huy động vốn đầu tư và xã hội hóa đầu tư cho các công trình giao thông vận tải đến năm 2010, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội. 84. K. Upadhyay, I.A.S. (2011), “The road ahead: Highways PPP in India” (Con đường phía trước: quốc lộ PPP của Ấn Độ), www.pwc.com/india. 85. Act No. 4773: Act on Private Investment in Infrastructure (Republic of Korea): Đạo luật số 4773. 156 86. ADB (2012), Assessment of Public-Private Partnerships in Viet Nam, Constraints and Opportunities (Đánh giá của quan hệ đối tác công- tư tại Việt Nam, hạn chế và cơ hội), ISBN 978-92-9092-686-3, July. 87. Alfen Consult (2006), The role if On - Budget and off -budget finance stuctures in PPP, Projects 3rd Working group meeting, Vienna, Austria, 24-25, April. 88. Asian Development Bank (2012), Financing road construction and maintenance after the fuel tax reform (Tài trợ xây dựng và bảo trì đường bộ sau khi cải cách thuế nhiên liệu), (hereinafter ADB report) at 1, h construction-andmaintenance-after-fuel-tax-reform. 89. Association of uperannuation Funds of Australia (2012), Investing in transport infrastructure, Association of Superannuation Funds of Australia, Discussion Paper, September. 90. Athena Roumboutsos, Sheila Farrell và Koen Verhoest (2013), Athena Rounbouts (2013), Public Private Partnerships in Transport: Trends and Theory (Quan hệ đối tác công tư trong GTVT: Xu hướng & Lý thuyết), ISSN: 2044-124X, 91. Bruno Werneck and Mário Saadi (2016), The Public-Private Partnership Law Review, March. 92. Cesar Queiroz and Henry Kerali (2010), A Review of Institutional Arrangements for Road Asset Management - Lessons for the Developing World (Một đánh giá về cơ cấu tổ chức quản lý tài sản đường bộ - Bài học cho các nước đang phát triển), World Bank Transport Papers, April 93. E. R. Yescombe (2007), Public-Private Partnerships: Principles of Policy and Finance, Linacre House, Jordan Hill, Oxford, OX2 8DP, UK. 94. EY Building a better working world (2015), Public-private partnerships and the global infrastructure challenge (Quan hệ đối tác công-tư và các thách thức toàn cầu cơ sở hạ tầng), 157 95. Florian Kaulich (2012), “Diversification vs. specialization as alternative strategies for economic development:Can we settle a debate by looking at the empirical evidence?”, Department of Economics, Vienna University of Economics and Business (WU Wien), UNIDO Consultant. 96. Fumitoshi Mizutani & Shuji Uranishi (2006), Privatization of the Japan Highway Public Corporation: Policy Assessment (Tư nhân của Tổng công ty Công lộ Nhật Bản: Đánh giá chính sách), Paper for the 46th Congress for the European Regional Science Association, at 11, 97. Glen Weisbrod (2009), Economic Impact of Public Transportation Investment, American Public Transportation Association (October), 98. 2000 years of History of Public-Private Partnerships (2000 năm lịch sử của quan hệ đối tác công-tư), Xavier Bezançon. Presse des Ponts et Chaussées. 2004 (bằng tiếng Pháp). 99. James H. Lambert, Nilesh N. Joshi và các cộng sự (2007), “Coordination and Diversification of nvestments in Multimodal Transportation” (Điều phối và đa dạng hoá các khoản đầu tư trong giao thông vận tải đa phương thức), Journals Public works management & policy, Virginia. 100. Jay-Hyung Kim, Jungwook Kim, Sunghwan Shin, Seung-yeon Lee... (2011), Public-Private Partnership Infrastructure Projects: Case Studies from the Republic of Korea, Volume 1: Institutional Arrangements and Performance, ADB. 101. Jay-Hyung Kim, Jungwook Kim, Sunghwan Shin, Seung-yeon Lee (2011), “Public-Private Partnership Infrastructure Projects: Case Studies from the Republic of Korea, Volume 2: Cases of Build- Transfer-Operate Projects for ports and Build-Transfer-Lease Projects for education facilities, ADB. 158 102. Jose Mannuel Vassallo (2008), Executive Report: Analysis of the Japanese toll Expressway system in the Framework of the current trend of the toll road Business in the World (Báo cáo điều hành: Phân tích các hệ thống đường cao tốc số điện thoại của Nhật Bản trong khuôn khổ của các xu hướng hiện tại của tuyến đường thu phí kinh doanh trên Thế giới), 103. Joseph Kile (2014), Public-Private Partnerships for Highway Projects (Dự án đối tác công-tư đường cao tốc), https://www.cbo.gov/. 104. Korea, Act on private participation in infrastructure (Luật về sự tham gia của tư nhân vào KCHT), 105. Michael Trebilcocka và Michael Rosenstocka (2015), “Survey Article: Infrastructure Public-Private Partnerships in the Developing World: Lessons from Recent Experience”, The Journal of Development Studies, Volume 51, Issue 4, 2015, p 335-354. 106. Nick Allison, Logic Partners, Wellington, David Lupton và Associates, Wellington lan Wallis Associates Ltd, Wellington (2013), “Development of a public transport investment model”, NZ Transport Agency research report 524, May. 107. OECD (2013), “Public Private Partnership in National Highways: Indian Perspective” (Hợp tác công tư trong quốc gia Đường cao tốc: Phối cảnh Ấn Độ), International Transport Forum, April. 108. Olivier Ratheaux (2008), “Public-Private Partnerships: Lessons from Experiences in Developing Countries” (Quan hệ đối tác công-tư: Những bài học từ kinh nghiệm ở các nước đang phát triển), AFD’s Economic Newsletter, No. 21 (December 2008) - Bản kinh tế tin AFDs, số 21, 109. Robert W. Poole, Jr. Edited by Leonard Gilroy, Annual Privatization Report 2014 Transportation Finance, p. 3. 159 110. RTPI - Royal (2014), “Transport Infrastructure Investment: Capturing the Wider Benefits of Investment in Transport Infrastructure”, policy@rtpi.org.uk, May. 111. Saiful Islam (2012), “Public-Private Partnership (PPP) Units and the Urgency for Public Infrastructure Provision: Koreas Experience”, 112. Susan Handy (2005), “Smart growth and the transportation - Land use connection: What does the research tell us?” Vol 28, No 2, p. 146- 167, Sage Publications, 113. The Law Library of Congress, Global Legal Research Center (2014), National Funding of Road Infrastructure (Tài trợ của quốc gia về kết cấu hạ tầng đường bộ), (tháng Ba), https://www.loc.gov/. 114. The National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine (2013), Open for Business: The Business Case for Investment in Public Transportation, Washington, 115. The National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine (2015), Open for Business: The Business Case for Investment in Public Transportation, Washington, 116. The Worl bank (2007), Public-Private Partnership Units: Lessons for their Design and Use in Infrastructure, Sustainable development department in east asia & pacific, October. 117. The World Bank (2012), Chapter 1: Introduction to Public-Private Partnerships, 118. Tony Addison & Pb Annad (2012), Ard and Infrastructure financing: Emerging challenges with a focus on Africa. 119. Transport in South Korea (GTVT ở Hàn Quốc), https://en.wikipedia. org/. 120. UNCTAD (2013), “Supporting infrastructure development to promote economic integration: the role of the public and private sectors” (Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy hội nhập kinh tế: vai trò của khu vực công và tư nhân), Geneva, 11-12 April. 160 121. UNIDO (2008), “Public goods for economic development”, Vienna. 122. WB (2000), Roads Works Costs per Km, ransport/roadwww.worldbank. org/ pdf, April. 123. WB (2009), Overview of PPP experience, Toolkitfor Public - Private Partnerships in roads & Highways (PPIAF), https://www.ppiaf.org. 124. WB, 2015 Global PPI Update (Cập nhật PPI toàn cầu, 2015), 125. WB Group (2009), Country case study: Korea (Nghiên cứu trường hợp quốc gia: Hàn Quốc), tại trang https://www.ppiaf.org/, [truy cập ngày 2/3/2016]. 126. WB, Private Participation in Infrastructure Database, 127. William R. Stockton, P.E., James L. Weatherby, Jr., Ph.D.Weatherby Consulting, Tina S. Collier (2000), “Assessment of the role of TxDoT projects in promoting economic diversification”, Report 1718-1, Project Number 0-1718, The Texas A&M University System, College Station, Texas 77843-3135, January. 128. Yuzo Akatsuka and Tsuneaki Yoshida, System for Infrastructure Development: Japan’s Experiences (Phát triển hệ thống KCHT: Kinh nghiệm của Nhật Bản), Japan International Cooperation Publishing, 1999. pp.106-10, website of Ministry of Land, Infrastructure and Transport 161 PHỤ LỤC Phụ lục 1 10 DỰ ÁN TIÊU BIỂU VỀ ĐDH BẰNG HÌNH THỨC BOT ĐÃ TRIỂN KHAI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015 1. Dự án BOT đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (còn gọi là QL 5B có ký hiệu là ĐCT.04). Dự án ký kết giữa Bộ GTVT với nhà đầu tư là Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) tháng 10/2008, khởi công ngày 2/2/2009, hoàn thành 5/2/2015. Đây là dự án đường ô tô cao tốc loại A dài 105,5 km từ Thủ đô Hà Nội qua Hưng Yên, Hải Dương tới TP cảng Hải Phòng. QL 5B là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế,có chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100 m, mặt đường rộng từ 32,5 - 35 m, sáu làn xe chạy theo tốc độ thiết kế lên tới 120 km/giờ, hai làn dừng xe khẩn cấp, dải phân cách cứng ở giữa. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 45.000 tỉ đồng, vay vốn với lãi suất bình quân 10,5%-11,4% trong thời gian 30 năm. Nhà đầu tư là Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng trong đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) nắm giữ 51%. Nhà đầu tư được huy động vốn trong xã hội (vay vốn nước ngoài) và lấy các công trình xung quanh dự án (các khu công nghiệp, các khu đô thị) để thu hồi vốn. Chính quyền các tỉnh, TP Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên được Thủ tướng Chính phủ giao làm chủ đầu tư thực hiện tiểu dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư. Nhà đầu tư tổ chức thu phí để hoàn vốn trong khoảng 35 năm, sau đó giao lại Nhà nước quản lý. 2. Dự án BOT QL 1 Bắc - Nam đoạn tránh thành phố Phủ Lý và tăng cường mặt đường trên QL 1 (đoạn km 215+775 - km 235+885) qua tỉnh Hà Nam có có tổng chiều dài 43,3km, nền đường rộng 12m, cho 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp, vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Có tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu 2.046 tỷ đồng, do liên danh 3 đơn vị là Công ty cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON, Công ty cổ phần Xây dựng Cotec (Coteccons) và Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) là chủ đầu tư. Công trình được bắt đầu khởi công từ tháng 10/2014 và dự kiến kết thúc vào tháng 12/2016. 3. Dự án BOT QL 14 (đường Hồ Chí Minh đoạn từ Kon Tum đến Bình Phước) có tổng chiều dài 660 km với tổng vốn đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng, trong đó có 5 dự án được đầu tư theo hình thức BOT, với tổng chiều dài 207 km, tổng mức 162 đầu tư 5.994 tỉ đồng (chiếm 46% tổng mức đầu tư của toàn dự án), dự án thiết kế mặt đường rộng 14 m cho 2 làn xe ô tô, 2 làn cho xe máy với tốc độ lưu thông đạt 80 km/giờ, các đoạn qua đô thị và khu đông dân cư vận tốc 60km/giờ, khởi công năm 2013, hoàn thành ngày 29/6/2015, là dự án BOT của Tập đoàn Đức Long Gia Lai. 4. Dự án BOT QL 14 nối đường Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Nam Bộ: Dự án được Bộ GTVT chỉ định 3 doanh nghiệp, gồm Liên danh Công ty kinh doanh hàng xuất nhập khẩu Quang Đức (tỷ lệ vốn góp 95,5%) CTCP Đông Hưng Gia Lai và CTCP Thủy điện Sê San 4A làm chủ đầu tư với tổng mức vốn là 836 tỷ đồng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 22/9/2013. Dự án được khởi công trong năm 2010, dự kiến thời gian xây dựng 2 năm, thời gian thu phí hoàn vốn 20 năm 2 tháng 22 ngày. Dự án đã được thông xe kỹ thuật tháng 6/2015, chính thức tiến hành thu phí hoàn vốn từ 0h ngày 10/11/2015. 5. Dự án BOT QL 51 (là đường Xuyên Á AH1) có chiều dài 72,7 km đi từ Biên Hòa đến Vũng Tàu qua Long Thành, Tân Thành, TP Bà Rịa (Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu), có mặt cắt đường rộng 32,9 m, 6 lãn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp, dải phân cách ở giữa và dải an toàn; tổng vốn đầu tư 2.073 tỷ đồng, được ký kết theo Hợp đồng số 21/2009/HĐ.BOT-QL51 và phụ lục hợp đồng số 23/2012/PLHĐ.BOT-QL51 ngày 28/5/2012 của Cục Đường bộ Việt Nam (nay là Tổng cục Đường bộ Việt Nam) với CTCP Phát triển đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (BVEC) làm chủ đầu tư. Các cổ đông ban đầu của BVEC là Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam IDICO (49% vốn điều lệ), Tổng công ty Sông Đà (30% vốn điều lệ), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) 10% vốn điều lệ; Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc BEDC (do BIDV thành lập) sở hữu 11% vốn điều lệ. Hiện đang thi công. 6. Dự án BOT QL 38, chiều dài 32,8 km nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, có tổng vốn đầu tư 1.679 tỷ đồng do 3 doanh nghiệp gồm CTCP xây dựng số 2 (Vinaconex), CTCP đầu tư khai thác Cảng và CTCP Licogi 16 đầu tư; Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông Vận tải) là đại diện cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại dự án. Dự án được khởi công tháng 7/2014, đến tháng 8/2016 vẫn đang thi công. 7. Dự án BOT QL 6, đoạn Xuân Mai - Hòa Bình, chiều dài 55,6 km (trong đó xây dựng mới 25,6 km và cải tạo mặt đường 30 km), số vốn 2.989 tỷ đồng, chủ đầu tư là Liên danh nhà đầu tư trong nước là Tổng công ty 36 - CTCP Đầu tư và 163 thương mại Hà Nội - CTCP Trường Lộc. Nhà đầu tư sẽ huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện Dự án. Nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 11 m. Dự án được khởi công từ tháng 5/2014, hoàn thành và bắt đầu thu phí từ năm 2017. 8. Dự án BOT QL 1K là công trình đầu tư cải tạo và nâng cấp nằm giữa ba khu công nghiệp Sóng Thần, Thuận An và Biên Hoà, thuộc địa bàn TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai, có chiều dài 13,3 km trong đó xây dựng một cầu mới và cải tạo một cầu cũ. Tổng kinh phí đầu tư hơn 397 tỉ đồng. Dự án 100% vốn của doanh nghiệp trong nước do CTCP Đầu tư Xây dựng 194 TP Hồ Chí Minh, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 (Cienco 6) và Công ty Đầu tư cơ sở hạ tầng Phú Thọ là chủ đầu tư; Bộ Giao thông Vận tải được giao thay mặt Nhà nước ký kết hợp đồng. Khởi công tháng 6/2003, hoàn thành sau 36 tháng thi công. Kinh phí đầu tư dự án sẽ được thu hồi qua trạm thu phí trong vòng 17 năm, trong đó thời gian hoàn vốn là 14 năm. 9. Dự án BOT QL 13 trên cao, tổng chiều dài 25,7 km, Từ ngã tư Bình Phước đến ngã tư Sở Sao, trong đó (đoạn cầu vượt đi trên cao là 20,16 km), chiều rộng mặt đường 18 m cho 4 làn xe dành cho lưu thông nội bộ đi phía dưới, 4 làn xe cao tốc đi phía trên, có 2 hầm chui ngang và 3 nút giao liên thông kết nối các vùng). Dự án được khởi công năm 2010 với số vốn 685 tỷ đồng, chủ đầu tư là CTCP Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Bình Phước. Đã thông xe kỹ thuật giai đoạn 1 đoạn địa phận Bình Phước ngày 23/3/2016. Dự kiến đưa vào sử dụng toàn tuyến tháng 5/2016, đến tháng 8/2016 vẫn đang thi công. 10. Dự án BOT Hà Nội - Bắc Giang (QL1 cũ) là dự án nâng cấp, cải tạo lại, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc với vận tốc 100km/h, có chiều dài 45,8km, tổng mức đầu tư hơn 4.213 tỷ đồng. Điểm đầu tại nút giao QL31 thuộc địa phận TP Bắc Giang, điểm cuối tại vị trí Trạm thu phí Phù Đổng cũ thuộc địa phận huyện Gia Lâm (Hà Nội). Chủ đầu tư là Liên danh CTCP tập đoàn Đại Dương, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), CTCP Đầu tư và Thương mại 319 và CTCP Đầu tư Văn Phú Invest. Dự án do Bộ GTVT là cơ quan thay mặt Nhà nước trực tiếp quản lý, được khởi công ngày 22/2/2014, hoàn thành ngày 3/1/2016 (sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch), thu phí từ ngày 5/5/2016. 164 Phụ lục 2 TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN BOT, BT ĐẦU TƯ VÀO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐẾN THÁNG 3/2016 Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) Thời gian xây dựng Thu phí Phần BOT Phần NSNN (nếu có) TT Tên dự án Chiều dài (km) Tổng Tổng Vốn CSH Vốn vay NSNN BT Khởi công (tháng/năm) Hoàn thành (tháng/năm) Bắt đầu Thời gian hoàn vốn (Năm/tháng) Trạm thu phí Cấp GCNĐT Tổng cộng 223,670 196,030 23,939 172,093 9,245 14,443 - - - I CÁC DỰ ÁN PPP ĐANG KHAI THÁC 106,373 103,256 12,277 90,978 3,010 107 - - - 1 QL2 đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên 22 755 416 62 354 339 8/2008 17/01 Km12+400; Km26+400 2 Hầm đường bộ qua đèo Ngang 2.5 150 150 23 128 11/2002 11/2004 11/2004 16/05 Đèo Ngang 3 QL1 đoạn tránh TP Thanh Hóa 10 897 756 113 643 141 02/2005 01/2009 01/2009 31/00 Tào Xuyên 4 QL1, đoạn tuyến tránh TP Vinh, tỉnh Nghệ An 25 378 378 57 321 6/2003 4/2006 4/2006 20/03 Bến Thủy 5 QL1 đoạn Nam Bến Thủy - TP. Hà Tĩnh 35 2,434 2,364 311 2,053 70 - 2012 2015 2015 19/7 Bến Thuỷ I và II Số 05/BKHĐT- GCNDTTN ngày 01/10/2013 6 QL1 đoạn tránh TX Hà Tĩnh 16.3 458 456 68 388 2 11/2005 12/2008 01/2009 17/00 Cầu Rác 7 QL1, đoạn tránh TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 19.46 657 596 89 507 61 12/2005 10/2010 10/2010 25/9 Quán Hàu 8 QL1 đoạn Hoà Cầm - Hòa Phước, bổ sung thêm đoạn tuyến Tứ Câu - Vĩnh Điện 13 931 750 113 638 181 9/2007 11/2012 11/2009 26/04 Nam Hải Vân+Hòa Phước 9 QL1 đoạn qua TP Phan Rang - Tháp Chàm 10 548 548 82 466 4/2009 12/2012 5/2013 15/8 Cam Thịnh 165 10 Sửa chữa, nâng cấp Quốc lộ 20 (Km76 - Km206) 21.3 282 282 42 240 10/2008 1/2011 1/2011 8/10 Tân Phú Km74+760,91 và Bảo Lộc Km108+557 11 QL51-Km0+900-Km73+600 72,7 3,971 3,971 472 3,499 8/2009 8/2012 8/2012 20/07 02 trạm thu phí 12 Cầu Rạch Miễu 8.2 1,304 519 78 441 785 4/2002 01/2009 4/2009 18/5 Cầu Rạch Miễu 13 Cầu Yên Lệnh, QL38 2.2 297 156 23 133 141 6/2002 2004 2004 21/04 Yên Lệnh 14 QL2 đoạn tránh TP Vĩnh Yên 10.6 615 531 80 451 84 1/2011 16/10 Bắc Thăng Long - Nội Bài 15 Cải tạo, nâng cấp QL 1K 11 397 397 60 337 6/2003 2006 2007 18/00 Trạm 1K 16 Mở rộng QL1A đoạn từ Tp Đông Hà đến Tx Quảng Trị 12.98 1,030 886 133 753 144 10/2008 12/2013 01/2014 22/7 Km763+800 17 QL18 đoạn Uông Bí - Hạ Long 30.1 1,727 1,083 162 921 644 10/2011 4/2014 5/2014 22/10 Km97 Số 45/BKHĐT- GCNDTTN/DC1 ngày 31/3/2015 18 QL1 đoạn tránh TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai 12.2 1,255 1,255 188 1,067 7/2010 3/2014 5/2014 22/05 Km1841+912 Số 39/BKH- GCNĐTTN ngày 25/4/2014 19 Tăng cường mặt đường đoạn Phan Thiết - Biên Hoà 113.7 2,086 2,086 284 1,802 4/2013 2014 2015 22/7 Sông Phan 20 QL1 đoạn Nghi Sơn (Thanh Hoá) - Cầu Giát (Nghệ An) 34.0 3,627 3,463 421 3,042 164 - 2013 2015 2015 20/00 Cầu Giát Số 73/BKHĐT- GCNDTTN ngày 25/4/2014 21 QL14 Km921+025-Km962+331, tỉnh Bình Phước. 39.5 968 942 141 800 26 4/2010 9/2014 10/2010 23/00 Km957+ 400QL14 Số 64/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 25/10/2013 22 QL14 Km734+600 - Km765, Đắk Nông 29.3 1,021 1,021 153 868 6/2013 12/2015 1/2016 21/7 Km1813+650 Số 34/BKH- GCNĐTTN ngày 08/10/2009 166 23 Cầu Đồng Nai mới và tuyến 2 đầu cầu 3.872 1,648 1,648 240 1,408 7/2008 6/2014 1/2009 4/2027 Trạm Sông Phan, Trạm Đồng Nai Số 16/BKH- GCNĐT ngày 13/6/2008, thay đổi lần 1 ngày 17/1/2013 và lần 2 ngày 24/9/2014 24 QL1 Km597+549 - Km605; Km617-Km641, Quảng Bình 29.2 2,005 2,005 275 1,729 4/2013 5/2015 06/2016 21/9 Km604+700 Số 56/BKHĐT- GCNDTTN ngày 10/9/2013 25 QL14 đoạn từ Pleiku-cầu 110 (Km542 - Km607+850) 57.6 1,776 1,776 253 1,523 6/2013 12/2015 1/2016 '20/04 Km1610+800 và Km1667+470 Số 63/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 18/10/2013 26 QL14 đoạn Km678+734 - Km704, Đắk Lắk 25.5 836 836 125 711 6/2013 12/2015 1/2016 20/02 Km 1747+040 Số 58/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 22/9/2013 27 QL1 Km672+600 -Km704+900, tỉnh Quảng Bình 33.1 983 983 147 835 6/2013 6/2015 7/2015 20/6 Quán Hàu Số 65/BKHĐT- GCNDTTN ngày 29/10/2013 28 QL1Km791A+500÷Km848+875, tỉnh Thừa Thiên Huế 31.3 2,209 2,209 296 1,913 5/2013 5/2015 6/2015 22/7 Trạm Phú Bài Số 311021000255 ngày 19/7/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 29 QL1 đoạn Km947- Km987, tỉnh Quảng Nam 30.0 1,487 1,259 189 1,070 228 12/2013 5/2015 6/2016 23/4 Trạm Hòa Phước SỐ 71/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 17/4/2013 30 Cầu Mỹ Lợi (Km34+826) QL50 2.691 1,438 1,438 216 1,222 1/2014 8/2015 9/2015 28/4 Km34+826 Số 84/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 29/9/2014 31 Dự án nút giao QL46 với đường sắt Bắc Nam 0.75 420 420 63 357 4/2014 10/2015 10/2015 1/05 Bến Thủy Bộ KH&ĐT đang thẩm định 32 Dự án nút giao QL48 với đường sắt Bắc Nam 4 480 480 72 408 6/2014 1/2016 1/2016 Hoàng Mai Bộ KH&ĐT đang thẩm định 167 33 QL1 đoạn Km1642- Km1692, tỉnh Bình Thuận 49.7 2,608 2,608 336 2,272 6-2013 12/2015 01/2016 20/11 Km1661+600 Số 52/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 29/7/2013 34 QL1 đoạn Km1374+525 - Km1392 và Km1405 - Km1425, tỉnh Khánh Hoà 37.7 2,644 2,644 339 2,305 5/2013 12/2015 01/2016 21/8 Km1424 Số 60/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 25/9/2013 35 QL1 đoạn Km1488 - Km1525, tỉnh Khánh Hoà 36.1 2,700 2,700 345 2,355 6/2013 12/2015 01/2016 22/7 Cam Thịnh Số 61/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 03/10/2013 36 Cầu Việt Trì 3.1 1,900 1,900 265 1,635 11/2013 11/2015 12/2015 18/3 Km52 Số 74/BKHĐT- GCNĐTTN Ngày 19/6/2014 38 Nâng cấp tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ 30 7269 7269 802 6,467 2014 2017 2018 17/2 Thu kín Số 82/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 29/9/2015 38 Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng 105.5 45,487 45,487 4,624 40,863 2008 2015 2015 30/00 QL5 và Cao tốc Số 28/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 21/10/2009 39 QL20 nối từ tỉnh Đồng Nai đến tỉnh Lâm Đồng 117 4,589 4,589 534 4,055 10/2011 31/12/15 Số 55/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 28/8/2013 40 Nâng cấp tuyến luồng kênh Cái Tráp 5.1 107 - - 107 2014 2014 Hoàn trả 2 đợt 2015 và 2016 Số 92/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 30/01/2015 II CÁC DỰ ÁN BOT ĐANG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 117,297 92,774 11,662 81,115 6,235 14,336 1 QL1 đoạn Km741+170 - Km756+705, tỉnh Quảng Trị 15.5 1,068 1,068 160 908 6/2013 12/2015 01/2016 21/3 Đông Hà Km763+800 Số 66/BKHĐT- GCNDTTN ngày 29/10/2013 2 Hầm đường bộ Phước Tượng, Phú Gia 2.0 1,743 1,743 249 1,494 5/2013 9/2015 10/2015 19/2 Km867 Số 62/BKHĐT- GCNDTTN ngày 17/10/2013 3 QL1 Km987÷ Km1027, tỉnh Quảng Nam 40.0 1,626 1,626 238 1,388 3/2013 5/2015 6/2016 24/7 Trạm Tam Kỳ Số 51/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 29/7/2013 168 4 QL1 đoạn Km1063+877 ÷ Km1092+577, Quảng Ngãi 29.4 2,139 2,139 289 1,850 6/2013 12/2015 01/2016 20/11 Km1072+200 Số 68/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 09/12/2013 5 QL1 đoạn Km1125÷ Km1153, tỉnh Bình Định 28.666 1,644 1,644 239 1,405 6/2013 12/2015 01/2016 20/02 Km1148+1300 Số 67/BKHĐT- GCNDTTN cấp ngày 30/10/2013 6 QL1 đoạn Km1212+400 ÷ Km1265, tỉnh Bình Định, Phú Yên 40.66 2,045 2,043 279 1,764 3/2013 12/2015 01/2016 22/5 Km1212+550 Số 59/BKHĐT- GCNDTTN ngày 23/9/2013 7 Hầm đường bộ Đèo Cả (BOT và BT) 13,4 15,603 10,555 1,131 9,425 5,048 11/2012 7/2017 11/2012 và 7/2017 29 Trạm Thạch Bàn và Đèo Cả Số 47/BKHĐT- GCNĐTTN, chứng nhận lần đầu ngày 24/10/2012 8 QL1 đoạn qua Ninh Thuận Km1525-Km1589+300, tỉnh Ninh Thuận 37 2,110 2,110 286 1,824 7/2014 12/2015 01/2016 22/2 Thành Hải Km1552 Số 85/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 21/10/2014 9 QL1 đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp, Km2078-Km2100 21.6 1,836 1,836 275 1,561 8/2013 12/2015 01/2016 10/2 Km2079+535 Số 69/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 30/12/2013 10 Tuyến tránh Thị Trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang 38.52 1,398 1,398 210 1,188 - - 2/2014 2015 2016 7/5 Km1999+900 Số 76/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 27/6/2014 11 QL18 Bắc Ninh - Uông Bí (khoảng Km77) 40 2,905 2,905 366 2,540 2014 2016 2016 23/00 Phả Lại (Km26) Số 45/BKHĐT- GCNĐTTN/ĐC1; Ngày 31/3/2015 12 QL 10 đoạn cầu Tân Đệ đến cầu La Uyên Km92+900-Km98+400 5.5 715 594 89 505 121 2009 6/2014 4/2009 19/6 Cầu Tân Đệ Số 18/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 27/7/2008 13 Cầu Cổ Chiên 1.6 2,308 1,264 190 1,074 1,044 8/2013 8/2015 9/2015 18/3 Vị trí cầu Số 72/BKHĐT- GCNĐTTN; Ngày 25/4/2014 14 QL19 Km17+027-Km50 Bình Định và Km108-Km131+300 Gia Lai. 55.7 2,045 2,045 280 1,766 12/2013 12/15 20/11 02 trạm Km55+900, Km124+160 Số 80/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 04/8/2014 169 15 QL20 Bảo Lộc - Đà Lạt (Km123-Km268), Lâm Đồng (dự án có 2 thành phần) 124.77 4,110 1,383 207 1,176 2,727 12/2015 01/2016 22/00 Trạm thu phí Bảo Lộc Số 88/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 7/11/2014 16 QL1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang 46 4,213 4,213 496 3,717 02/2014 6/2016 07/2016 15/3 Km152+00 Sô 79/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 23/7/2014 17 QL91 đoạn Km14 - Km50+889 28.15 1,579 1,579 233 1,346 9/2014 12/15 1/2016 16/06 Km14+770 Số 81/BKH- GCNĐTTN ngày 15/9/2014 18 QL38 đoạn Bắc Ninh-Hải Dương 20 1,680 1,680 243 1,437 7/2014 4/2016 5/2016 Km11+800 Số 90/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 18/12/2014 19 QL6 và cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình 66.3 3,200 3,200 395 2,805 5/2014 9/2016 10/2016 19/1 Km42+730, QL6; thu kín cao tốc Số 89/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 09/12/2014 20 Đường Thái Nguyên-Chợ mới (Bắc Kan) 47 2746 2746 350 2,396 9/2014 12/2016 1/2017 17/05 Km76+080, QL3 và Km2+200 đường mới Số 96/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 24/4/2015 21 Tuyến Tránh Phủ lý 45 2046 2046 280 1,766 10/2014 12/2016 15/8 Km265+500 Số 94/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 12/02/2015 22 Cầu Thái Hà Đường dẫn 3,2km; cầu 2,1km 1709 1709 246 1,463 10/2014 10/2016 17/9 Km5+539 Số 93/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 11/02/2015 23 KTX Trường ĐH GTVT TP Hồ Chí Minh 57 35 5 29 22 - 2014 2015 2015 29/1 Số 86/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 07/11/2014 24 Dự án QL10 đoạn Quán Toan - Cầu Nghìn 30 2,815 2,815 357 2,459 2016 Km41 Số 100/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 28/8/2015 170 25 Dự án Trung Lương - Mỹ Thuận 51 14,600 14,600 1,535 13,065 2/2015 12/2018 11 đối với SG- TL; 20 năm với TL-MT Thu phí kín Số 109/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 21/01/2016 26 Dự án ĐTXD Tuyến tránh Sóc Trăng 16.2 1,419 1,419 213 1,209 2/2015 8/2016 18/9 Km2123+ 250 QL1 Hoàn thành 27 Dự án Mở rộng QL1 cửa Ngõ phía Bắc TX Bạc Liêu 13.18 633 633 95 538 1/2015 8/2016 14/9 Km2171+ 200 QL1 Hoàn thành 28 QL38 nút giao vực vòng 12.42 833 833 125 708 3/2015 3/2017 15/11 Yên Lệnh cũ tại Km69+980 Hoàn thành 29 Cầu Bình Lợi 1,303 1,303 195 1,108 4/2015 2016 Hoàn thành 30 Dự án QL30 An Hữu - Cao Lãnh 33 1,130 1,130 170 961 5/2015 2016 Km8+300 Hoàn thành 31 QL53 đoạn Long Hồ - Ba Si 45 1,300 1,300 195 1,105 5/2015 2016 Km12+400 Hoàn thành 32 QL26 đoạn qua tỉnh Khánh Hòa và Dắk Lắk 17,5km 839 839 126 713 5/2015 2016 Km8+800 và Km97+00 Hoàn thành 33 Đường Hồ Chí Minh, đoạn từ QL2 đến Hương Nộn và nâng cấp, mở rộng QL32 đoạn từ Cổ Tiết đến cầu Trung Hà 35 1,109 1,109 166 943 4/2015 2016 Hoàn thành 34 Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn 46 12,188 12,188 1,294 10,894 7/2015 2017 Bộ KH&ĐT đang thẩm định 35 Dự án Ba Vì - Việt Trì 1,300 1,300 195 1,105 4/2015 2016 Hoàn thành 36 Tuyến tránh Tây Thanh Hóa 1,014 1,014 152 862 4/2015 2016 Trạm Tây Thanh Hóa Bộ KH&ĐT đang thẩm định 37 Hầm Cù Mông 3,950 9/2015 2018 Trạm Cù Mông Bộ KH&ĐT đang thẩm định 38 Cầu Yên Xuân 730 730 110 621 7/2015 2016 Bộ KH&ĐT đang thẩm định 39 Cao tốc La Sơn - Tuý Loan 82 11,486 11,486 12/2013 2016 Trả chậm trong thời gian 9 năm từ 2017 Số 75/BKHĐT- GCNĐTTN ngày 10/6/2014 40 Dự án xây dựng hệ thống VTS luồng Hải Phòng 123 - - - 123 2014 2014 Dự kiến hoàn trả trong 8 năm Số 91/BKHDT- GCNDTTN ngày 30/12/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_da_dang_hoa_von_dau_tu_xay_dung_duong_bo_o_viet_nam.pdf
  • pdfTT _T. Anh_ _ Nguyen Xuan Cuong.pdf
  • pdfTTLA _ Nguyen Xuan Cuong.pdf
Luận văn liên quan