Khi nói đến nhịp điệu, thường ta chỉ hay xét nó ở bình diện nhịp lời, nhịp âm thanh dựa
trên cơ sở ngữ âm như: hiệp vần, phối thanh, ngắt nhịp, tương quan về độ dài các nhịp, trùng
điệp về từ ngữ, Với thơ văn xuôi, hình thức văn xuôi của văn bản thơ đã khiến nó không thể
tập trung vào khai thác mặt âm thanh của ngôn từ như ở các thể thơ khác. Nó cũng không phân
dòng, có chăng chỉ phân đoạn (dạng điển hình nhất của thể loại), mà phân đoạn, thì chủ yếu lệ
thuộc vào ý, trong khi phân dòng, phần nhiều, dựa vào vần, vào ngữ điệu. Hơn nữa, tìm đến
thể thơ này là người sáng tác muốn tìm đến một hình thức biểu hiện có tính tự do hơn cả thơ tự
do, một thể thơ thoát ra mọi ràng buộc của thi luật để có thể áp sát đời sống cũng như tâm tư
con người. Nói như tác giả Nguyễn Đăng Điệp là để “làm cho gương mặt thơ trở nên “đời”
hơn, cuộc sống trong thơ “tận đáy”hơn” [27, 350]. Chính những điều này đã làm tiêu giảm
đáng kể nhịp âm thanh. Song, tiêu giảm chứ không phải là không còn tồn tại. Thật sự nó vẫn
được duy trì tuy ở mức độ linh hoạt, nhất là với thơ văn xuôi tiền hiện đại. Ở hệ hình này
không hiếm những bài thơ vẫn ngân nga, du dương chất nhạc bởi nhịp lời vẫn còn được lưu
giữ khá đậm:
Người đi đường mỉm cười về những giòng nước mắt của mình, về bức thư tình còn giữ
hai mươi năm, về một người từng được gọi là em, về một mái nhà (2ât), con đường(2 ât), bờ
tre (2ât), đồng lúa (2ât)
160 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, môtip, nhằm thể hiện sự cảm
nhận thẩm mỹ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn
nhất của văn bản nghệ thuật” [32, 200]. Theo cách định nghĩa này thì cơ sở của nhịp điệu
không chỉ đặt trên yếu tố ngữ âm bởi sự lặp lại của hình ảnh hay môtip đã thuộc phương diện
nội dung. Và rõ ràng, nếu nhịp điệu được tạo lặp từ chính sự lặp lại thì tất cả mọi cấp độ trong
cấu trúc tác phẩm văn học đều có những yếu tố luân phiên lặp lại và như thế nó đều có khả
năng tạo thành nhịp điệu nghệ thuật. Với cách hiểu này thì nhịp điệu trong văn học sẽ bao gồm
nhịp lời (nhịp âm thanh) và nhịp ý (nhịp hình ảnh, cảm xúc).
Nhịp lời có thể hiểu là những kết cấu âm thanh được lặp lại một cách đều đặn thể hiện
ở những hình thức ngữ âm, tiết tấu câu thơ, số lượng âm tiết, lặp hay đối ứng về từ vựng, ngữ
pháp, vần, thanh điệu Loại nhịp này nổi trên bề mặt câu chữ nên dễ nhận biết và nó cũng tác
động trực tiếp vào thính giác, đem đến cho người đọc cảm nhận về sự chuyển động âm thanh
đều đặn, du dương, khơi gợi những cảm xúc thẩm mỹ. Do đó, những câu văn, câu thơ có nhịp
lời trội bao giờ cũng rất giàu nhạc tính. Chẳng hạn như trong Mùa xuân chín của Hàn Mặc
Tử: Chị ấy năm nay còn gánh thóc/Dọc bờ sông trắng nắng chang chang. Nhịp điệu ở đây
được tạo lập từ những điệp âm, điệp vận hết sức độc đáo. Cụ thể là cách dùng điệp âm “oc”.
133
Đây là âm tắc nhưng nhờ vào sự bắt vần của nó với âm tiết đầu của dòng tiếp theo đã nối liền
chuỗi âm thanh giữa hai nhịp ngừng nghỉ, đã tạo nên sự cộng hưởng làm cho nó trở thành âm
vang. Thêm vào đó, câu thứ hai xuất hiện liên tục nhiều âm tiết có âm cuối là vang mũi (sông,
trắng, nắng, chang, chang), rồi điệp vận luyến láy (trắng - nắng, chang - chang) - tất cả đã tạo
nên đường nét của giai điệu, hình hài của tiết tấu: chập chùng, lan tỏa như những làn sóng
mênh mang. Đoạn trích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân cũng là một đoạn văn giàu
nhạc điệu: Con sông Đà tuôn dàiB,/ tuôn dài như một áng tóc trữ tìnhB,// đầu tócT,/ chân tócT/
ẩn hiện trong mây trời Tây BắcT,/ bung nở những hoa banB / hoa gạo tháng haiB/ và cuồn cuộn
mù khói núi Mèo đốt nương xuânB.// Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông
ĐàB,/ tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống sông ĐàB// Thật sự đây là “những
câu văn có khớp xương, biết co duỗi nhịp nhàng”, nhịp văn dài, kết thúc chủ yếu bằng những
thanh bằng (7B/3T), rồi những từ láy (cuồn cuộn, say sưa), phép lặp dày đặc đã tạo nên thứ
nhịp điệu dàn trải, mênh mang, lắng sâu, truyền cảm, khơi gợi được bao cảm xúc và tình yêu
đối với con sông hùng vĩ mà cũng hết sức trữ tình, mỹ lệ trong lòng người.
Nhịp ý được tạo lập bởi sự lặp lại có tính chất chu kì của các yếu tố thuộc bình diện nội
dung như các môtip, hình ảnh, trạng thái, cảm xúc hay ý tưởng nghệ thuật. Loại nhịp này cũng
có khi nổi trên bề mặt nhưng nhiều khi nó tồn tại ở mạch ngầm văn bản, nằm ở cảm xúc, ấn
tượng hay trường liên tưởng của thi nhân. Phạm vi khảo sát nó thường không dừng lại ở câu,
đoạn mà là toàn văn bản. Do đó, so với nhịp âm thanh, nhịp ý nghĩa khó nhận diện hơn. Và
nếu nhịp âm tác động trực tiếp vào thính giác thì nhịp ý lại tác động trực tiếp vào tư duy, khơi
gợi những hình ảnh biểu tượng gián tiếp của thị giác, xúc giác đem đến cho người đọc những
cảm giác về sự vận động nhịp nhàng của hình tượng cảm xúc, của thế giới cuộc sống đang
được phản ánh trong tác phẩm. Đọc Tỏa nhị kiều của Xuân Diệu, người đọc luôn bị ám ảnh
bởi trạng thái mờ nhạt, ngưng đọng, thiếu vắng sinh khí của cuộc sống ở đấy. Cái nhịp sống
bằng phẳng, đơn điệu đến nhàm chán, mệt mỏi đó được gợi ra từ chính nhịp điệu của tác
phẩm. Cái nhịp điệu được tạo nên bằng chính cách nhìn, cách miêu tả được lặp đi lặp lại trong
suốt chiều dài câu chuyện. Xuất hiện ở đoạn nào cũng chỉ là những hình ảnh hay cảm xúc về
sự lỡ cỡ, lưng chừng, dang dở.
4.3.2. Nhịp điệu thơ văn xuôi trong tương quan giữa nhịp lời và nhịp ý
Như vậy, nhịp điệu văn chương, xét từ cấp độ biểu hiện gồm có nhịp lời và nhịp ý. Trong
công trình nghiên cứu về Nhịp điệu trong văn chính luận Hồ Chí Minh trên nền nhịp điệu
thơ văn Việt Nam, tác giả Vũ Thị Sao Chi đã đưa ra 9 tiêu chí để nhận diện nhịp lời. Đó là:
ngừng/ngắt nhịp - khoảng lặng của dòng âm thanh; trường độ - độ dài/ngắn; cao độ -
134
bổng/trầm, lên/xuống; tốc độ - nhanh/chậm; cường độ - mạnh/yếu; điểm nhấn - âm tiết được
dằn mạnh khi phát âm; đường nét - tính chất bằng phẳng/không bằng phẳng của nhịp điệu;
hiệp vần – hòa âm và phối thanh - hòa thanh. Có thể nói, đây là những tiêu chí nhận diện và
miêu tả nhịp lời khá thuyết phục. Còn để nhận diện nhịp ý ta phải dựa vào sự phân cấp của các
cấp độ hình tượng (hình ảnh, cảm xúc, tư tưởng,) trong sự đối ứng và lặp lại các yếu tố cùng
loại. Nhịp ý chính là “cái luật bên trong rất mạnh” - nói như Nguyễn Đình Thi, là “cái nhạc
bên trong” cần phải “dồi dào, đầy căng như nhựa mật trái cây làm nứt vỏ” nói theo Xuân Diệu
[44, 619], và nói như Dương Kiều Minh, nó là “thể khí đẩy những dòng huyết của cảm xúc và
ý tưởng vận hành trong bài thơ” [75].
Khi nói đến nhịp điệu, thường ta chỉ hay xét nó ở bình diện nhịp lời, nhịp âm thanh dựa
trên cơ sở ngữ âm như: hiệp vần, phối thanh, ngắt nhịp, tương quan về độ dài các nhịp, trùng
điệp về từ ngữ, Với thơ văn xuôi, hình thức văn xuôi của văn bản thơ đã khiến nó không thể
tập trung vào khai thác mặt âm thanh của ngôn từ như ở các thể thơ khác. Nó cũng không phân
dòng, có chăng chỉ phân đoạn (dạng điển hình nhất của thể loại), mà phân đoạn, thì chủ yếu lệ
thuộc vào ý, trong khi phân dòng, phần nhiều, dựa vào vần, vào ngữ điệu. Hơn nữa, tìm đến
thể thơ này là người sáng tác muốn tìm đến một hình thức biểu hiện có tính tự do hơn cả thơ tự
do, một thể thơ thoát ra mọi ràng buộc của thi luật để có thể áp sát đời sống cũng như tâm tư
con người. Nói như tác giả Nguyễn Đăng Điệp là để “làm cho gương mặt thơ trở nên “đời”
hơn, cuộc sống trong thơ “tận đáy”hơn” [27, 350]. Chính những điều này đã làm tiêu giảm
đáng kể nhịp âm thanh. Song, tiêu giảm chứ không phải là không còn tồn tại. Thật sự nó vẫn
được duy trì tuy ở mức độ linh hoạt, nhất là với thơ văn xuôi tiền hiện đại. Ở hệ hình này
không hiếm những bài thơ vẫn ngân nga, du dương chất nhạc bởi nhịp lời vẫn còn được lưu
giữ khá đậm:
Người đi đường mỉm cười về những giòng nước mắt của mình, về bức thư tình còn giữ
hai mươi năm, về một người từng được gọi là em, về một mái nhà (2ât), con đường(2 ât), bờ
tre (2ât), đồng lúa (2ât).
Người đi đường ghét kẻ thất tìnhB(7ât), tự coi mình như người khách lạT(7ât), tự cho
mình là cây là đáT(7ât), tự nói với mình và nói mãi nói hoài về một chủ nghĩa bơ vơB (Người
đi đường - Nguyễn Nhất Anh).
Rõ ràng, ở đoạn thơ, sự trùng điệp về từ ngữ vẫn còn dày đặc, sự tương quan về độ dài
giữa các quãng nhịp vẫn được lưu ý và ngay cả vần - vần lưng (tình - mình), vần chân (lạ - đá)
cũng hiện hữu, vần bằng - vần trắc trong một số nhịp cũng hài hòa. Khảo sát những bài Nằm
đất (Hoàng Xuân Sơn), Nói với Huế (Thái Ngọc San), Bến xưa (Trịnh Thanh Sơn), Đôi lời
135
(Nguyễn Phan Hách), Người đàn bà chờ đợi (Thảo Phương), Bài Tango ly biệt (Lê Minh
Quốc), đặc biệt là những sáng tác thơ văn xuôi của Xuân Diệu, Nguyên Sa, Chế Lan Viên,
Thu Bồn, Nguyễn Trọng Tạo, ta thấy khá rõ sự hiện diện của nhịp lời (Điều này thuộc đặc
điểm hệ hình đã đề cập ở chương 3). Song, loại nhịp này thật sự đã xuất hiện rất hạn chế ở thơ
văn xuôi hiện đại – thường chỉ hiện diện ở một vài câu trong bài. Chẳng hạn với những thi
phẩm Giọt sương hoa (Phạm Văn Hạnh), Giọt mưa rơi (Nguyễn Xuân Sanh), Trong vườn
(Bùi Giáng), Thơ tình, IV - Thanh Tâm Tuyền), Đêm quán (Văn Cao), ta thấy nhịp âm
thanh tồn tại ở tỉ lệ rất thấp. Ví như bài thơ của Phạm Văn Hạnh, vần chỉ còn gieo trong hai
câu, sự cân xứng, ứng đối về số tiếng, về thanh điệu chỉ còn tập trung ở đoạn sau:
Tôi mò hạt mơ trong bể sáchT,/ bế trên tay một ý diễm kiềuB.// Tối kiaB,/ ra phốT .//
Chuông người tôi ngân vang các ngả.
Thao thức chờ mặt trờiB.//Hăm hở lên lầu Tuyệt – ĐíchT // Đêm nay, tôi xây mồ ảo -
vọng.
Hơi thoảng nhớ lay tôi trên đường HoaB .// Cảnh xứ lạT,/ mà sao hệt quê nhàB //. Hăm
hở bước tớiT,/ hay êm dịu trở vềB ?///
Khi nhịp âm bị tiêu giảm thì như một bù trừ, thơ văn xuôi có sự gia tăng liên kết ý, tức là
nhịp ý được củng cố. Ở điểm này có thể nói, trong thơ văn xuôi, nhịp ý - nhịp hình ảnh, nhịp
cảm xúc chính là yếu tố cơ bản tạo nên tính nhịp điệu của thơ văn xuôi.
Bên cạnh những bài thơ văn xuôi còn lưu giữ nhịp âm thanh dù đậm hay nhạt, là những
bài gần như không còn hiện hữu loại nhịp điệu này: không vần, không luân phiên bằng trắc,
ngay đến sự phối hợp về trường độ trong các nhịp cũng không được quan tâm - những thi
phẩm này nhìn thoáng qua chẳng khác nào một văn bản văn xuôi không nhịp điệu như Khối
vuông rubic của Thanh Thảo hay Cuộc đối thoại của nước của Dạ Thảo Phương chẳng hạn.
Có thể nói đây là những bài thơ văn xuôi chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của xu hướng tiểu thuyết
hóa. Biểu hiện của nó chính là sự gia tăng của yếu tố tự sự, hay phân chia bài thơ thành các
cảnh, các lớp hay cấu trúc phức hợp, đa thanh, nhiều bè, Có thể nói, bài thơ của Thanh Thảo
mang dáng dấp một câu chuyện được kể lại hơn là một bài thơ bởi nó đầy những sự kiện, ngôn
ngữ trần thuật cũng mang tính khách quan hóa, đặc biệt, lời thơ có lúc xuất hiện như lời văn đa
giọng điệu: Tôi xoay những ô vuông. Thì ra, yêu thương cha mẹ, vợ con, bạn bè, hàng xóm
lắm khi là một gánh nặng với những cực nhọc phiền toái thực sự, trong lúc yêu thương toàn
nhân loại là một gánh nặng tưởng tượng thiệt dễ chịu, nó lâng lâng trong ta cái cảm giác luôn
thấy mình tốt, thấy mình cần thiết cho tất cả mọi người.
Mà lưng mình lại nhẹ không!
136
Không thấy đâu là dấu hiệu nhịp điệu của thơ trong đoạn trích này. Thay vào đó, nó lại
có tính chất là một đối thoại ngầm, kiểu lời văn hai giọng của văn xuôi: việc ý thức được
những khó khăn khi thực hiện những điều tốt đẹp bình thường, cụ thể trong cuộc sống bên
cạnh quan niệm về một lòng tốt phù phiếm. Muốn xác lập được nhịp điệu ở đây, ta phải đặt nó
trong mối quan hệ với các đoạn khác trong bài. Thật ra, giữa các đoạn của thi phẩm này có sự
đối ứng về ý tưởng khá rõ và chính sự đối ứng này đã tạo nên sự luân phiên lặp lại về tư tưởng,
tạo nên nhịp ý cho bài thơ. Như vậy, với những bài thơ không đảm bảo được cấu trúc nhịp lời,
nó bị đẩy gần đến ranh giới của văn xuôi, thì ở nó vẫn hiện hữu nhịp ý. Nhịp ý chính là điểm
tựa cuối cùng cho tính nhịp điệu của thơ văn xuôi.
4.3.3. Các kiểu nhịp điệu tiêu biểu của thơ văn xuôi Việt Nam
Xét từ tính chất nhịp điệu của các mô hình thể loại trong thơ văn Việt Nam, Vũ Thị Sao
Chi đã đề cập đến bốn kiểu tổ chức nhịp điệu tiêu biểu. Đó là nhịp điệu đối xứng, nhịp điệu
trùng điệp, nhịp điệu đồng đều và nhịp điệu tự do. Khi đi vào khảo sát nhịp điệu thơ văn xuôi,
tác giả Lê Ngọc Chương có đề cập đến hai loại nhịp điệu chủ yếu: nhịp ngôn ngữ và nhịp cảm
xúc. Đây cũng chính là nhịp âm thanh và nhịp ý nghĩa mà ta đề cập ở trên. Tác giả Lê Thị
Hồng Hạnh thì đi vào ba kiểu nhịp: nhịp điệu đối xứng, nhịp điệu trùng điệp, và nhịp điệu tự
do. Khảo sát nhịp điệu thơ văn xuôi Việt Nam, chúng tôi thấy hướng nghiên cứu này là thỏa
đáng. Ở đây chúng tôi cũng đi vào ba kiểu nhịp tiêu biểu này.
4.3.3.1. Kiểu nhịp điệu đối xứng
Nhịp điệu đối xứng được hiểu là kiểu tổ chức nhịp điệu có sự cân xứng, ứng đối nhau,
nhịp trước hô ứng với nhịp sau, cân bằng về số tiếng, đối xứng về thanh điệu. Kiểu nhịp này
gắn liền với phép song hành cú pháp.
Trong ba hệ hình thơ thì kiểu nhịp đối xứng xuất hiện nhiều hơn ở thơ văn xuôi tiền
hiện đại bởi tính hô ứng, cân xứng của nó tạo sự nhịp nhàng, đăng đối, du dương, cũng là một
kiểu “bôi trơn”, dễ đưa người đọc “chuồi theo dòng cảm xúc” cùng tác giả. Tuy nhiên, như
phần trên có trình bày, kiểu nhịp thiên về bình diện ngữ âm này thường chỉ xuất hiện trong vài
đoạn, vài dòng ở một văn bản thơ. Xuất hiện phần nhiều là những đối xứng về số tiếng, về
thanh điệu ở các vế nhịp: Đi trên đất đỏ, bên những đồng rau cải cúc và dẫm lên cỏ may vàng.
Đây là những con bướm cũT ,/ những cánh hoa xưaB.// Và này đây tất cả ngày xưa//: từng cơn
gió nhỏT,/ từng sợi mây buồnB // (Cảm thu - Đinh Hùng).
Tôi con quốc mùa hạ đứng kêu gào tiếng khảnT,/ lưỡi cũng giộp khô cong và mắt đỏ
trông tìm
B
.// Bấy nhiêu lần tôi thảng thốt than van tưởng kiếm được giang san tôi đã mấtT.//
137
Nhưng hạ sắp tàn B/- ôi nhanh chóngT!/ Cho thu đông lùa giá rét ở trong không B //(Khi nhìn
về chân trời - Mai Trung Tĩnh).
Có thể nói nhịp đối xứng là kiểu nhịp điệu đặc trưng của thơ văn cổ: thơ Đường luật,
hịch, phú, văn tế, câu đối và cả ở thành ngữ, tục ngữ. Song, nếu trong thơ văn cổ, nhịp điệu đối
xứng mang đậm tính cách luật thì ở thơ văn xuôi, nó được thể hiện linh hoạt, không gò bó. Nó
có thể xuất hiện ở vài đoạn, vài câu trong một bài, thậm chí một bộ phận của câu. Nó không
chỉ có hai vế đối xứng nhau mà có thể ba, bốn vế và đối xứng không chỉ ở những vế liền nhau
mà cả những vế không liền nhau, hay số âm tiết ở các vế đối xứng cũng không bằng nhau,
Chính sự linh hoạt này đã làm cho tính đăng đối, tĩnh tại do kiểu nhịp mang lại phần nào giảm
đi, nó trở nên tự nhiên hơn, có thể áp sát được mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình:
Giậy, giậy, tôi ơi! Kỉ niệm chực biến! Hình bóng em nhỏ sắp tan! Thôi, em điB,/ ta ởT ,
ta giậyT , /em vềB; thà xa nhau trong bóng trăng tàn, (Giã từ - Xuân Diệu);
Hãy đo (1) chiều cao những chuồng cọp, /(2)chiều sâu những vết thương, /(3)sức
nặng những gông xiềng, /(4) bề rộng những vành đai trắng xóa
(Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ - Chế Lan Viên)
Sự sáng tạo trong việc vận dụng đối xứng ở thơ văn xuôi còn thể hiện ở sự hòa thanh:
không chỉ có đối xứng về đường nét - bằng/trắc mà còn đối xứng về âm vực – cao/thấp:
Mặt trời nhạt vừa khuất mâyBc,/ thì khối lá biếc hơi nhòeBth, mặt trời vừa ló lại ánh
vàng
B
, thì khối lá biếc lại hiện ngay sắc biếc T (Thu - Xuân Diệu);
4.3.3.2. Kiểu nhịp điệu trùng điệp
Kiểu nhịp thứ hai được tổ chức thường xuyên là nhịp điệu trùng điệp. Đây là mô hình
tổ chức nhịp điệu có sự lặp, trùng nhiều lần một quãng nhịp, một yếu tố hay một đường nét âm
thanh nào đó. Trong thơ văn xuôi nó thường biểu hiện ở những bài thơ có sự lặp, trùng nhau về
độ dài hoặc cao độ, hoặc điểm nhấn hay thanh điệu, hoặc các kiểu câu có cùng cấu trúc (liệt
kê, sóng đôi, đối ngẫu, định nghĩa hay giải thích,). Kiểu nhịp điệu này đi liền với phép điệp
từ, điệp ngữ, liệt kê:
ai đã lén đặt vào lòng tay đêm tối một niềm bí mật. ai đã lén đặt tội lỗi lên môi nàng. ai
đã lén đặt giữa đời chàng một nỗi vô vọng. ai đã lén đặt lên khuôn mặt mẹ những giọt nước
mắt. ai đã lén đặt vào óc tôi một chiếc đinh nhọn. trong đám đông này ai là thủ phạm xin cứ
dong tay(thơ tặng người - Mường Mán)
Kiếp người phôi pha, sức lực phôi pha! Ai tìm lại bóng mình nơi vườn hoang xóm
vắng. Cả đời lang bạt, cả đời là khách, cả đời uống nước quê người ( Tựa cửa – Dương Kiều
Minh)
138
Đặc điểm nổi bật của kiểu nhịp trùng điệp là các nhịp của nó có sự xuất hiện của nòng
cốt âm. Đó chính là tổ chức âm thanh được sử dụng nhiều lần, nhấn đi nhấn lại trong các nhịp.
Nó chính là điểm nhấn của nhịp, tạo nên những phách mạnh tương đương. Chính những phách
mạnh tương đương này mang lại sự cân đối, hài hòa, ấn tượng về sự đều đặn cho các nhịp. Tổ
chức nòng cốt âm trong thơ văn xuôi có thể là một từ hay một cụm từ hay một câu hoàn chỉnh:
Múa hát với ma hôm nay/ ăn uống với ma đêm nay /ngủ với ma đêm nay/ngày mai vĩnh
viễn chia tay///Nhà /ta đã làm cho ma//trâu/ ta đã giết cho ma//ngày mai/ gạo ta sẽ rắc// ngày
mai/ gà con ta sẽ thả//ngày mai/ chỉ còn bên ma những tượng mồ//đêm ái ân lần cuối.
(Đêm cộng cảm - Nguyễn Trọng Tạo)
Có thể thấy nhịp điệu trùng điệp là mô hình tổ chức nhịp điệu xuất hiện thường xuyên
trong cả ba hệ hình thơ văn xuôi Việt Nam. Trong hai bài thơ được đưa vào tuyển tập của
Nguyễn Trọng Tạo đều được tổ chức bằng kiểu nhịp điệu này. Trong Nhân chứng của một
cái chết ở khúc mười hai (Nguyễn Quang Thiều), cụm từ Đốt thêm một cây nến như một điệp
khúc láy đi láy lại ở những đoạn khác nhau, trên cái nền âm âm trầm trầm của toàn tác phẩm,
khiến người đọc liên tưởng đến tiếng vọng của các điệp khúc trong những bản thánh ca. Còn ở
khúc một, điệp khúc Và ngày của chúng ta đã đến cũng trở đi trở lại rất nhiều lần, tạo cho toàn
văn bản một không khí linh thiêng như một lời phán truyền định mệnh. Và trong đoạn trích
của trường ca Khối vuông Rubic của Thanh Thảo, có đến 56 lần lặp lại câu thơ: Tôi xoay
những ô vuông
Thơ văn xuôi vốn dĩ chú trọng việc khai thác dòng cảm xúc mãnh liệt hay những suy
tư phức tạp của chủ thể trữ tình. Kiểu nhịp trùng điệp, với sự hòa phối, cộng hưởng của hàng
loạt âm thanh đồng nhất đã tạo nên tính liên hoàn, trùng điệp, tầng tầng lớp lớp rất thích hợp
với việc diễn tả những dòng thác cảm xúc hoặc da diết hoặc sôi nổi, ào ạt. Nó cũng cho phép
tác giả xây dựng những lập luận chặt chẽ để diễn đạt những suy nghĩ, những nhận thức phức
tạp về cuộc sống. Chính vì vậy, sự hiện diện với mật độ dày đặc của nó trong nhiều sáng tác
của tất cả các hệ hình cũng là điều dễ hiểu. Trong thơ văn xuôi Xuân Diệu có 9/10 bài sử dụng
kiểu nhịp này. Ở thơ văn xuôi Nguyên Sa tần số xuất hiện là 8/8. Ở thơ văn xuôi Chế Lan Viên
hay Nguyễn Quang Thiều tỉ lệ này cũng rất cao. Trong thơ Đặng Thân hay Nguyễn Thế
Hoàng Linh cũng không ngoại lệ.
Và điều độc đáo là nhịp điệu trùng điệp khi kết hợp với nhịp điệu đối xứng thì chất
nhạc của âm thanh thể hiện qua nhịp đối xứng cộng hưởng với nhịp chảy cuồn cuộn của cảm
xúc thơ qua nhịp trùng điệp đã tạo nên những giai điệu vừa thiết tha vừa sôi nổi:
139
Ôi – Chim hiếm hoi,/ chim lạ kì,/ chim bé bỏng. //Vút bay nỗi sầu bi,/ cánh hân hoan xơ
xác. //Hiểu không /sự lênh đênh cùng thẳm?// Hiểu không/ ngọn lao đao tuyệt đích?// Hiểu
không/ con bấc mù mất dấu trên đồng bưng mặt ngất?// Hiểu không?//...Hiểu không.// Những
thoáng chốc vi vu nứt nẻ?/// (Khúc tháng chạp - Thanh Tâm Tuyền)
4.3.3.3. Kiểu nhịp điệu tự do
Kiểu tổ chức nhịp điệu thứ ba và có thể nói là điển hình nhất, đặc trưng nhất của thơ
văn xuôi là kiểu nhịp điệu tự do. Nhịp điệu tự do được hiểu là kiểu tổ chức nhịp điệu không
dựa theo một khuôn hình nhịp điệu nhất định nào, không khuôn mình vào trong các thế đối
xứng, không duy trì nòng cốt âm, không ấn định về vần, nhịp, thanh nhưng vẫn tạo được sự
cân đối hài hòa, nhịp nhàng nhờ sự đối ứng về ý tưởng, sự hòa thanh của một số âm tiết trong
nhịp, nhất là những âm ở vị trí đầu hay cuối nhịp, sự phối hợp các nhịp dài - ngắn đan xen,...
Chẳng hạn nhịp điệu tự do được tạo lập từ sự hòa âm, hòa thanh của các âm tiết trong
nhịp hay giữa các nhịp như ở đoạn thơ sau của Mai Văn Phấn:
ChiềuBth nayBc/emBc choBc conBc búTc.// NgoàiBth kiaBc/ từngBth chânBc kiếnTc đangBc điBc,/
từngBth cánhTc ongBc vẫnTc cònBth đangBc vỗTc.// NơiBc anhBc vềBth trúTc ngụTth/ làBth ôBc trờiBth
xanh
Bc
trong
Bc
mắTct emBc cườiBth.// HạnhTth phúcTc nàoBth bằngBth taBc bênBc nhauBc thảnhTth
thơiBc/ nhưBcđượcTth xoảiTth mìnhBth nơiBc chânBc đêBc cátTc mịnTth.//AnhBc hônBc lênBc ngựcTth
em
Bc
căngBc đầyBth thơmBc mátTc,/ chiềuBth ngọtTth ngàoBth cánhTc còBth cánhTc vạcTth,/ quaBc
môi
Bc
anh
Bc
khẽTc đậuTth xuốngTc hồnBth// (Em cho con bú);
Ta thấy đoạn thơ không chịu sự gò bó vào một mô hình âm luật cụ thể nào. Nó thể hiện
một cách tự do, linh hoạt nhưng vẫn khá hài hòa về đường nét cũng như âm vực trong mỗi
nhịp và giữa các nhịp. Sự xuất hiện ở thế áp đảo của thanh bằng (50B/20T) đã tạo được đường
nét bằng phẳng, êm ái của dòng âm thanh. Trong cùng nhịp, các âm tiết liền nhau khi cùng
thanh thì đa phần chúng cũng ở âm vực cao, thấp hài hòa hoặc tiếp theo là thanh trắc nâng đỡ,
tất cả đã làm nên âm hưởng của thứ cảm xúc lâng lâng, hân hoan hay cái cảm giác bình yên
trong hạnh phúc giản dị, đời thường. Ngược lại, nhịp tự do được thể hiện trong đoạn thơ sau
của Vi Thùy Linh lại gợi lên cảm giác bất an được tạo lập bởi sự gấp khúc của đường nét âm
thanh do thế áp đảo thanh trắc, do nhịp ngắt dài - ngắn thất thường. Những dấu chấm lửng
thường thể hiện cảm xúc sâu lắng hay dàn trải, xuất hiện ở đây nó như những khoảng lặng
nhức nhối:
Giả sửT/ta được như những ngư phụT/ líu ríu đón chồng từ khơi vềB,/ ngày nào cũng gỡ
lướiT,/ khi không có cáT /lại gỡ chiềuB,/ gỡ tốiT
Nhưng tấm lưới Buồn trùm lên con ngườiB,/ đã kín những thân xácT//
140
Ai gỡ mình thoát được đâuB // (Cầu vồng - Vi Thùy Linh)
Với những bài thơ văn xuôi được “viết một lèo” theo kĩ thuật dòng ý thức, người đọc
buộc phải ngắt nhịp theo cảm nhận của mình. Bởi dấu câu thường được xem là cách chỉ dẫn
cho người đọc ngắt hơi theo ý tác giả và thực tế nó làm tôn nhịp điệu rất đáng kể, song ở đây
từ đầu đến cuối đoạn hoặc bài, lại không sử dụng loại dấu câu nào. Ở những văn bản thơ như
thế, nhịp điệu chủ yếu của nó chính là nhịp tự do, được tạo ra nhờ sự phù hợp về trường độ
giữa các tiết tấu: Trời nước mông mông/tán thành nhân gian thương nhớ rộng thênh/thu nào
Lục Tỉnh/bờ Tiền Giang/Châu Đốc/em Sa Đéc/Hóc Môn/mùa Lái Thiêu/Sầu Riêng/Măng
Cụt/hương mật mớm chảy tràn môi nhau (Trời Nam Việt - Bùi Giáng).
Nhìn chung, kiểu nhịp tự do được thể hiện rất linh hoạt, sinh động. Kiểu nhịp này đem
lại nhạc tính tự nhiên, vừa khúc chiết vừa mềm mại, uyển chuyển, linh động cho câu thơ có
hình thức văn xuôi này và cũng dễ mô phỏng thành công nhịp sống của đối tượng phản ánh.
Nó được thể hiện rộng rãi ở hầu hết các văn bản thơ văn xuôi, đặc biệt là ở các sáng tác thuộc
hệ hình hiện đại. Bởi nó hoàn toàn thích hợp với đặc điểm của hệ hình: kiểu tư duy nhảy cóc,
đứt đoạn, với những cấu trúc không vần.
Trong ba kiểu nhịp điệu thì nhịp điệu trùng điệp, nhịp điệu tự do xuất hiện thường
xuyên hơn so với kiểu nhịp điệu đối xứng. Và ở thơ văn xuôi, nhịp điệu đối xứng cũng ít khi
được sử dụng để tạo nên những cặp câu hoàn chỉnh mà chủ yếu chỉ đóng vai trò xây dựng nên
một bộ phận của câu. Điều này chứng tỏ lối xây dựng nhịp điệu theo mô hình đăng đối của thơ
cách luật đã không còn thu hút được sự yêu thích của các nhà thơ. Phá bỏ tính đăng đối ấy để
đạt đến một nhịp điệu có tính tự do, tung phá là hướng đi được nhiều tác giả thơ văn xuôi lựa
chọn, bởi nó giúp cho nhà thơ không còn phải câu nệ vào những ràng buộc của âm luật, có thể
tự do theo đuổi dòng tâm tư nhiều biến động của mình.
***
Trên là ba phương diện cơ bản của hình thức nghệ thuật thơ văn xuôi mà theo chúng tôi
đã làm nên nét riêng của nó trong cái nhìn so sánh với các thể thơ khác. Những hình thức nghệ
thuật đặc thù này đã thể hiện một cách hiệu quả nội dung mà thơ văn xuôi mang chở. Nó là kết
quả của quá trình không ngừng nỗ lực kiếm tìm, làm mới thơ của các cây bút năng nổ, giàu
sáng tạo. Và điều đáng nói ở đây là với cái nhìn hệ hình, thì ba phương diện kết cấu, ngôn ngữ
nhịp điệu không chỉ khu biệt được những nét khác biệt của thể thơ này với những thể thơ khác
mà giữa thơ văn xuôi hệ hình này với thơ văn xuôi hệ hình khác cũng cho thấy những nét đặc
trưng riêng.
141
KẾT LUẬN
1. Thơ văn xuôi đã hiện diện trong đời sống văn học Việt Nam gần một thế kỉ, song
những vấn đề xung quanh đối tượng này vẫn chưa có được sự đồng thuận cao từ giới nghiên
cứu. Diễn tiến phức tạp của thể loại trong đời sống văn học đương đại càng làm cho việc xác
định nội hàm của nó càng khó bao quát hơn. Điểm chung nhất trong nhìn nhận về thể thơ này,
đó là: thuộc phương thức trữ tình, có cấu trúc câu giống văn xuôi, được tổ chức theo mô hình
văn bản văn xuôi nhưng sử dụng tất cả các phương tiện của thơ, nhịp điệu không cố định,
không theo mô hình âm luật nào. Thơ văn xuôi xuất hiện không phải như một sự bùng phát
ngẫu nhiên, một trò chơi tùy hứng mà là kết quả của việc nỗ lực đi tìm sự cộng hưởng những
thế mạnh của thơ và văn xuôi, nhằm đáp ứng nhu cầu phản ánh dòng tâm tư đầy biến động và
những suy nghĩ mới mẻ, phức tạp về cuộc sống của con người hiện đại. Sự ra đời của nó đã thể
hiện quy luật tất yếu của đời sống thể loại và cũng là nhu cầu của con người hiện đại.
Trong hệ thống thể loại văn học, thơ văn xuôi tuy có quan hệ gần gũi với một số thể
loại khác nhưng nó vẫn có những nét riêng khẳng định tư cách thể loại của mình. Dựa vào đặc
điểm loại hình, cách thức tổ chức tác phẩm, có thể thấy thơ văn xuôi giống thơ ở chỗ đều là
phương thức trữ tình, đều có nhịp điệu; thơ văn xuôi giống văn xuôi ở khuynh hướng tổ chức
văn bản. Chỗ giống nhau giữa thơ văn xuôi và thơ chính là điểm khu biệt giữa thơ văn xuôi và
văn xuôi, và ngược lại; Trong quan hệ với các thể lân cận - văn xuôi trữ tình/văn xuôi giàu chất
thơ hay thơ tự do cũng thế, thơ văn xuôi giống văn xuôi trữ tình/văn xuôi giàu chất thơ ở hình
thức văn bản nhưng khác ở cách thức tổ chức ngôn ngữ và phương thức biểu đạt nội dung;
ngược lại, với thơ tự do, nó khác về hình thức văn bản nhưng tương đồng trong cách thức sử
dụng ngôn ngữ và phương thức biểu hiện. Song, đó cũng chỉ là những điểm chung, còn thực tế
sáng tác cho thấy văn học ngày càng phát triển đa dạng, vùng giao thoa giữa các thể loại càng
rộng, nên sự phân định ở đây cũng chỉ là tương đối.
2. Với đối tượng khảo sát rộng và khá phức tạp bởi không thuần chất, lại có quá trình
phát triển gần một thế kỉ mà những nhìn nhận về nó vẫn còn chưa có được sự thống nhất cao,
chúng tôi chọn góc nhìn hệ hình để tiếp cận. Dựng lại bức tranh toàn cảnh thơ văn xuôi từ hệ
hình thơ tiền hiện đại qua hiện đại và hậu hiện đại với những tác giả, tác phẩm tiêu biểu, Luận
án đã cho thấy sự vận động, phát triển của thể thơ này. Sự vận động không chỉ hướng đến tính
hoàn bị mà nó đã là ý thức, là nhu cầu không ngừng tự đổi mới của thơ văn xuôi. Với đặc điểm
của từng hệ hình, cụ thể là kiểu cái tôi trữ tình và kiểu tư duy, thơ văn xuôi mỗi hệ hình đã phát
huy được thế mạnh của mình trong việc thực thi sứ mệnh của nó. Ở hệ hình tiền hiện đại, nó là
tiếng nói đầy đặn nhất của cái tôi bản ngã, của con người cá nhân thật sự dám là mình, dám
142
phơi trải đến kiệt cùng dòng cảm xúc, suy tư của mình lên trang giấy với tham vọng tìm sự
đồng cảm, sẻ chia. Kiểu thơ truyền cảm với tư duy liên tục, tuyến tính của hệ hình đã truyền
dẫn thông suốt những khát vọng về tình yêu, tình đời, tình đồng đội, tình đất nước quê hương
của con người Việt Nam hơn thế kỉ qua. Với hệ hình hiện đại, tiếng nói trong thơ văn xuôi đã
là tiếng nói của những cái tôi đa ngã, tiếng nói phần nào mờ đục. Lặn sâu với những nghiệm
sinh, với “nỗi cô đơn toàn phần” lạnh buốt, với những day trở, dằn vặt, những trang thơ văn
xuôi của hệ hình này đã dẫn thông vào miền tâm linh sâu thẳm, vào những góc khuất của đời
sống hiện đại. Kiểu tư duy đứt đoạn, nhảy cóc thích ứng trong việc diễn tả dòng ý thức bất định
nhưng hoàn toàn không dễ cảm nhận nếu tiếp xúc với nó bằng mỹ học truyền thống. Tiếp nhận
sáng tác thơ văn xuôi của hệ hình này buộc người đọc phải chủ động tìm ra ý hướng của chủ
thể sáng tạo, “phải trèo cây hái quả chứ không thể há miệng chờ sung”. Ở hệ hình thơ hậu hiện
đại, thật sự thơ văn xuôi Việt Nam mới dừng lại là những thể nghiệm và nó vẫn chưa có được
sự thuận chiều trong tầm đón nhận của người đọc. Song, qua một số thi phẩm của những tác
giả tiêu biểu, bước đầu nó cũng đã định hình khá rõ kiểu cái tôi vô ngã và kiểu tư duy vừa liên
tục vừa đứt đoạn. Điểm đáng ghi nhận nhất ở hệ hình này là bằng cảm quan hậu hiện đại,
những sáng tác này đã phản ánh khá trung thực con người và thời đại, đã lật tẩy cái thực trạng
mà thơ tiền hiện đại đôi khi cố tô hồng và hiện đại thì nỗ lực thay đổi nhưng bất lực. Song vấn
đề là đã có không ít những tác phẩm mà người “chơi” ngôn từ đã đi quá đà dẫn đến những
phản ứng tiêu cực từ phía người tiếp nhận trong khi tác phẩm được ghi nhận lại chưa nhiều.
Kiểu cái tôi trữ tình và kiểu tư duy của từng hệ hình thơ không chỉ làm nên diện mạo đặc thù
của thơ văn xuôi thuộc hệ hình đó mà nó còn chi phối đến các hình thức biểu hiện từ kết cấu,
ngôn ngữ, nhịp điệu, thể hiện đặc trưng của thơ văn xuôi ở từng giai đoạn, từng tác giả và
tác phẩm.
3. Từ góc độ phương thức thể hiện, chúng tôi dừng lại khảo sát ba phương diện: tổ chức
kết cấu, ngôn ngữ và nhịp điệu. Có thể ba phương diện này chưa bao quát được toàn bộ những
đặc điểm hình thức một thể loại văn học nói chung nhưng với thơ văn xuôi, theo chúng tôi nó
làm nên nét riêng của thể thơ này trong cái nhìn so sánh với các thể thơ khác trong cùng loại
hình sáng tác trữ tình. Với hình thức trình bày của văn bản văn xuôi, kết cấu trong thơ văn
xuôi theo trục thời gian thể hiện hết sức linh hoạt, đa dạng, mới mẻ và độc đáo. Trên bề nổi là
những hình thức văn bản cực kì tự do. Ở bề sâu, nó được tổ chức vừa chặt chẽ theo mạch chảy
của dòng tâm trạng vừa tự do, bất định theo dòng ý thức. Cụ thể với các kiểu kết cấu theo
mạch cảm xúc – liên tưởng, kết cấu trùng điệp, kết cấu theo dòng tâm tư bất định, hay kiểu
giấc mơ, kết cấu dán ghép kiểu tranh lập thể, hay dán ghép cơ học. Các kiểu kết cấu đa dạng,
143
linh hoạt này thật sự đã làm tốt vai trò mang chở những cái tôi bản ngã lúc nào cũng căng trào
cảm xúc hay trĩu nặng suy tư, cũng như những cái tôi đa ngã nhiều góc khuất trong nền thơ ca
Việt Nam hiện đại. Trên bình diện ngôn ngữ, vì thuộc thể loại thơ nên ngôn ngữ thơ văn xuôi
vẫn nằm trong ngôn ngữ thơ, vẫn có những điểm chung với ngôn ngữ thơ. Song, với đặc trưng
của thể loại, ngôn ngữ thơ văn xuôi vẫn thể hiện nét riêng. Đó là thứ ngôn ngữ coi trọng tính
tạo hình cũng như chú trọng yếu tố kết hợp thay vì quan tâm đặc biệt đến tính biểu hiện và sự
lựa chọn như ngôn ngữ thơ nói chung. Với đặc trưng này, thơ văn xuôi đã dễ dàng thâm nhập
đời sống - từ đời sống hiện thực đến đời sống tâm linh. Về nhịp điệu, bình diện quan trọng
khiến cho thơ văn xuôi đứng vững được trên địa hạt thi ca, xuất hiện cũng với những điểm rất
đặc trưng. Vì là đứa con của cuộc hôn phối giữa thơ và văn xuôi nên cách tổ chức nhịp điệu
của thơ văn xuôi tiếp nhận cả cách tổ chức nhịp điệu trong thơ và cách tổ chức nhịp điệu trong
câu văn hiện đại. Nếu trong thơ cách luật, nhịp lời đóng vai trò chủ yếu trong việc kiến tạo
nhịp điệu thì ở thơ văn xuôi, nhịp ý lại thu hút được sự chú ý nhiều hơn của người sáng tác; Và
thơ văn xuôi Việt Nam có ba kiểu tổ chức nhịp điệu tiêu biểu: đối xứng, trùng điệp, tự do,
trong đó hai kiểu tổ chức tiêu biểu nhất là nhịp trùng điệp và nhịp điệu tự do. Những kiểu tổ
chức nhịp điệu này được sử dụng phổ biến vì nó phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc cuồn
cuộn, sôi nổi hoặc những suy nghĩ, những lập luận nhiều góc cạnh, phức tạp về cuộc sống của
người cầm bút.
4. Nghiên cứu đặc trưng của thơ văn xuôi Việt Nam chính là để khẳng định vị trí của
thể thơ này trong hệ thống các thể loại thơ ca dân tộc. Trong khuôn khổ luận án không thể thể
hiện đầy đủ mọi mặt của vấn đề mà chỉ có thể đi vào những nội dung cơ bản nhất, đặc trưng
nhất. Song, qua đó cũng có thể thấy được thế mạnh và giới hạn của nó. Thơ văn xuôi sẽ vẫn
còn là một hướng sáng tạo đầy triển vọng bởi khả năng đi sâu, cày xới cái vương quốc vô tận
của đời sống tinh thần con người cũng như khả năng khám phá đời sống trên diện rộng. Tuy
nhiên, trong mỹ cảm số đông, thơ văn xuôi vẫn chưa phải đã dễ dàng được mọi người tiếp
nhận. Đa số người đọc vẫn còn quen với thơ vần điệu, trong khi thể thơ này với hình thức “văn
xuôi hóa” không chỉ cản trở việc “ngâm nga” chuồi theo cảm xúc mà đến nhớ đến thuộc cũng
không dễ dàng. Đó là chưa nói trong thời đại ngày nay, những thể loại ngắn gọn, cô đúc được
khuyến khích thì thơ văn xuôi lại “nói nhiều”. Ưu thế của thể loại là không thể phủ nhận
nhưng những thách thức thì cũng không phải đã hoàn toàn vượt qua.
144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Chính (2014), “Dấu ấn phân tâm học trong thơ văn xuôi”, Phân tâm học với
văn học, Nxb Đại học Huế.
2. Nguyễn Thị Chính (2014), “Chơi giữa mùa trăng – Thế giới của cõi mộng, của sự huyền
diệu”, Tạp chí khoa học- Trường Đại học An Giang, quyển 5 (0).
3. Nguyễn Thị Chính (2016), “Đặc trưng ngôn ngữ thơ văn xuôi”, Tạp chí khoa học Đại học
Sài gòn, Số 15(40).
4. Nguyễn Thị Chính (2016), “Thơ văn xuôi Việt Nam nhìn từ hệ hình tư duy”, Thế hệ nhà
văn sau 1975 – Diện mạo và thành tựu, Đại học văn hóa (Hội thảo khoa học quốc gia).
5. Nguyễn Thị Chính (2016), “Cái tôi trữ tình trong thơ văn xuôi Việt Nam hậu hiện đại”, Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, số 383.
6. Nguyễn Thị Chính (2016), “Các dạng thức kết cấu của thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại”,
Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Tập 122, số 8 /2016
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Phan Tuấn Anh (2011), “Sứ mệnh của nhà văn trẻ với những bước chuyển hệ hình trong
văn học Việt Nam”,
145
2. Phan Tuấn Anh (1996), “H/ậu-ại hiện đại trong văn học Việt Nam – công viên những lối
đi hai ngả rẽ”,
3. Vũ Tuấn Anh (1996), “Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại”, Tạp
chí Văn học, số 9.
4. Hồ Thị Tú Anh (1999), Diện mạo thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, Luận văn thạc sĩ Văn
học, Đại học sư phạm Huế.
5. Đào Tuấn Ảnh (2005), “Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại”,
Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 8.
6. Aristôt (1964), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
7. Lại Nguyên Ân ((1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
8. Mai Bá Ấn (2009), Đặc trưng trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo,
Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
9. M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
10. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại – Lý thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học sư
phạm Hà Nội.
11. Phạm Quốc Ca (2000), “Mấy nhận xét về thể thơ trong thơ trữ tình Việt Nam 1975 –
2000”, Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
13. Ralph Cohen (2013), “Hướng mở cho nghiên cứu thể loại”,
14. Triệu Lam Châu (2012), “Thêm một bằng chứng về sự vô văn hóa của thơ hậu hiện đại
Việt Nam”,
15. Vũ Thị Sao Chi (2003), Nhịp điệu văn chính luận HCM trên nền nhịp điệu thơ văn Việt
Nam, Luận án tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
16. Mai Ngọc Chừ (2006), “Tính nhạc trong thơ ca Việt Nam (Từ góc nhìn ngữ âm tiếng
Việt)”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 5.
17. Lê Ngọc Chương (2008), Đặc điểm thơ văn xuôi Việt Nam, Luận văn cao học, Trường
Đại học Quy Nhơn.
18. Jean Cohen (1998), “Thơ và nghiên cứu thơ”, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4.
19. Nguyễn Văn Dân (2013), Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
20. Cao Thế Dung (1969), Văn học hiện đại – Thi ca và thi nhân, Nxb Quần chúng, Sài Gòn.
146
21. Trương Đăng Dung (2010), Những vấn đề lí luận của khoa học văn học hiện đại, hậu
hiện đại, Công trình nghiên cứu cấp Bộ, Viện Văn học.
22. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử và sự hiện diện ở Việt Nam, Nxb
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Tôn Thất Dụng (2001), “Sự tương tác của các thể loại trong văn học Việt Nam từ đầu thế
kỉ XX đến 1945”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, Huế.
24. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
26. Nguyễn Lâm Điền (2010), Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Nxb Văn học, Hà Nội.
27. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội.
28. Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên) (2012), Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều,
Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
29. Nguyễn Đăng Điệp (2014), Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình và hiện tượng, Nxb Văn
học, Hà Nội.
30. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
31. Hà Minh Đức (1968), Các thể thơ ca và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Lê Bá Hán (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
33. Lê Thị Hồng Hạnh (2004), Thơ văn xuôi và nhịp điệu thơ văn xuôi, Luận văn Thạc sĩ,
Đại học sư phạm Hà Nội.
34. Lê Thị Hồng Hạnh (2006), “Một số đặc điểm của thơ văn xuôi”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10.
35. Bùi Bích Hạnh (2013), “Âm bản tự do cuồng nộ trong thơ Thanh Tâm Tuyền”,
36. Trần Mạnh Hảo (1997), Thơ phản thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
37. Phan Nhiên Hạo (2004), “Mới – Cũ trong thơ và Hậu hiện đại”,
38. Hêghen (1996), Mỹ học, những văn bản chọn lọc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
39. Trần Thanh Hiệp (1957), “Vài điểm gợi ý về thơ tự do”, Tạp chí Sáng tạo (Sài gòn), số 8.
40. Trần Ngọc Hiếu (2001), Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm của thơ văn xuôi và sự thể
nghiệm của thể thơ này trong phong trào Thơ mới ở Việt Nam, Tiểu luận khoa học, Đại
học sư phạm Hà Nội.
41. Trần Ngọc Hiếu (2003), Những tìm tòi thể nghiệm cách tân hình thức trong thơ Việt Nam
thời kì đổi mới, Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội.
147
42. Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Những biểu hiện của khuynh hướng tượng trưng trong Thơ
mới Việt Nam 1932-1945, Luận án Tiến sĩ, Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh.
43. Trần Thị Phúc Hiếu (2008), Thơ văn xuôi Việt Nam – nhìn từ sự vận động và tương tác
thể loại, Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm Huế
44. Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Ngọc Thiện (1997), Tuyển tập thơ văn xuôi (Việt Nam và
nước ngoài), Nxb Văn học, Hà Nội.
45. Nguyễn Thị Kiều Hoa (2006), “Mấy nhận xét về thể thơ tự do và thơ văn xuôi của
Nguyễn Đình Thi”, Ngữ học trẻ.
46. Châu Minh Hùng (2011), Nhạc điệu thơ Việt qua những sáng tạo của Thơ mới, Luận án
tiến sĩ, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
47. Hoàng Hưng (1994), “Tâm sự về thơ”, Báo văn nghệ, số 43
48. Hoàng Hưng, “Lời giới thiệu cho tập Bến lạ và Ô mai”,
49. Hoàng Hưng (2003), “Thơ hậu hiện đại, sự phá vỡ kết cấu của diễn đàn”, Tạp chí Thể
thao văn hóa, số 26.
50. Inrasara (2008), “Nhập lưu hậu hiện đại không quá độ hiện đại hậu kì”,
51. Inrasara (2009), “Thơ Việt từ hiện đại đến hậu hiện đại”,
52. Khế Iêm (1997), “Nhịp đập của thực tại”, Tạp chí Thơ, số 10.
53. Nuno Júdice (1994), “Ngôn ngữ thơ”, (Diễm Châu dịch), Tạp chí Thơ, số 15.
54. TrầnThiện Khanh (2009)“Nguyênlícấutrúcnhịpthơ”,
55. NguyễnVy Khanh,“ThicamiềnNam1954– 1975”,
56. Phan Khôi(2008),“Mộtlốithơmớitrìnhchánhgiữalàngthơ”,
57. Đình Kính tuyển chọn (2011), Thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn, khác biệt và thành
công (Kỉ yếu Hội thảo thơ tại Hải phòng 11-5-2011), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
58. ThụyKhuê(1996),Cấutrúcthơ,
59. R. Jakobson (2008), Thi học và ngữ học (Trần Duy Châu biên khảo), Nxb Văn học,
Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội.
60. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1994), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
61. Đinh Trọng Lạc (1968), Tu từ học với vấn đề giảng dạy ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
62. Mã Giang Lân (1990), “Xu hướng tự do hóa hình thức thơ”, Tạp chí Khoa học, Số 2.
63. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
64. Mã Giang Lân (2007), “Nhịp điệu thơ hôm nay”, Tạp chí nghiên cứu Văn học, số 3.
148
65. Phong Lê (2009), Hiện đại hóa và đổi mới văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
66. Vũ Quỳnh Loan (2012), “Thơ văn xuôi Việt Nam, những chặng đường phát triển”, Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, số 336.
67. Vũ Quỳnh Loan (2012), Đặc điểm thơ văn xuôi VN giai đoạn sau 1975, Luận văn thạc
sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội.
68. Vũ Quỳnh Loan (2015), Thể thơ văn xuôi trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, Luận
án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
69. In. M. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
70. Phan Quốc Lữ (2003), Văn xuôi trữ tình thời kì 1930-1945 – Mấy vấn đề về đặc điểm thi
pháp, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
71. Phương Lựu, Trần Đình Sử (1998), Lí Luận văn học (3 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
72. Phương Lựu (2011), Lý thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
73. Lyotard J. F (2008), Hoàn cảnh hậu hiện đại, Nxb Tri thức, Hà Nội.
74. Nguyễn Đăng Mạnh (1987), “Vài cảm nghĩ về văn xuôi Xuân Diệu”, Tuyển tập Xuân
Diệu, tập II, Nxb Văn học, Hà Nội.
75. Dương Kiều Minh, “Thơ văn xuôi – Nhu cầu tự thân của thời đại”,
76. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2006), Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, Nxb Đại
học quốc gia, Hà Nội.
77. Hoàng Sĩ Nguyên (2010), Thơ mới 1932 -1945 - Nhìn từ sự vận động thể loại, Nxb Văn
học, Hà Nội.
78. Lã Nguyên (2014), “Nguyên tắc vẽ tranh, tạc tượng và chủ nghĩa hiện thực thị giác trong
văn học Việt Nam trước 1975”,
79. Phan Ngọc (1991), “Thơ là gì”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 1.
80. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam (1975-1990), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
81. Octavio Paz (1994), “Thơ và bài thơ”, Tạp chí Thơ, số 1.
82. Liviu Petrescu (2013), Thi pháp chủ nghĩa hậu hiện đại, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
83. Hoàng Phê (chủ biên), (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
84. Võ Phiến (1987), Hai mươi năm văn học miền Nam (1955-1975), Nxb Văn nghệ,
California, USA.
85. Lê Văn Phúc(2014), “Đọc thơ Mai Trung Tĩnh”,
149
86. Huỳnh Như Phương (?), “Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1955-1975” (trên
bình diện lí luận),
87. Huỳnh Như Phương (2012), “Kháng cự Thơ mới? ”, Hội thảo Thơ mới và Tự lực Văn
đoàn 80 năm nhìn lại, Đại học Sư phạm thành phố HCM, 20-12-2012.
88. Nguyễn Hưng Quốc (2007), “Trường hợp Bùi Giáng”,
89. Nguyễn Hưng Quốc (2014), “Chủ nghĩa hiện đại trong thơ miền Nam”, Blog/ Nguyễn
Hưng Quốc.
90. Trần Lê Sáng, Minh Hạnh,(1981), Từ trong di sản, Nxb TPM, Hội nhà văn, Hà Nội.
91. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
92. Trần Đình Sử (2001), “Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học Việt Nam
thế kỉ XX”, Tạp chí Văn học, số 8.
93. Trần Đình Sử (2013),“Tính hiện đại và lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam thế kỉ
XX”, https://trandinhsu.wordpress.com
94. Trần Đình Sử (2013), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
95. Chu Văn Sơn (2012), “Vi Thùy Linh thi sĩ ái quyền”,
96. Nguyễn Thanh Tâm (2102), Sự thâm nhập chất văn xuôi vào thơ Việt Nam đương đại,
Luận án tiến sĩ Viện khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội.
97. Bùi Duy Tân (1976), “Vấn đề thể loại trong văn học Việt Nam thời cổ”, Tạp chí Văn học, số 3.
98. Đặng Tiến (2009), Thơ – thi pháp và chân dung, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
99. Hoài Thanh, Hoài Chân (1998) Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
100. Nguyễn Bá Thành (2011), Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
101. Nguyễn Bá Thành (2015), Toàn cảnh thơ Việt Nam 1945-1975, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
102. Nguyễn Thành, Hồ Thế Hà,...(2013), Văn học hậu hiện đại – Diễn giải và tiếp nhận,
Nxb Văn học, Hà Nội.
103. Trần Quang Thái (2006), Chủ nghĩa hậu hiện đại, Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh.
104. Trần Anh Thái (2005), “Thơ ca như một thứ tôn giáo”,
105. Thanh Thảo (1997), “Về những không gian rỗng trong thơ”, Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 262.
106. Lý Toàn Thắng (2007), “Thơ văn xuôi Chế Lan Viên”, Tạp chí Sông Hương, số 245.
107. Lưu Khánh Thơ (2006), “Thơ văn xuôi trong sự vận động của thể loại thơ sau 1975”,
Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, HN.
108. Lưu Khánh Thơ (2008), “Nhận diện Xuân Diệu qua truyện ngắn và bút kí”, Tạp chí
nghiên cứu văn học, số 1.
150
109. Đỗ Lai Thúy (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
110. Đỗ Lai Thúy (2012), “Từ Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học đến lý thuyết hệ
hình”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 342.
111. Đỗ Lai Thúy (2012), “Thơ mới thành công và sự thất bại của thành công”, Tạp chí
Nghiên cứu Văn học, số 6.
112. Đỗ Lai Thúy (2012), Thơ như là mỹ học của cái khác, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
113. Đỗ Lai Thúy (2012), “Cuộc chạy tiếp sức lịch sử (Đặng Thân nhìn từ Nguyễn Huy
Thiệp)”,
114. Đỗ Lai Thúy (2014), “Sự suy thoái của thế hệ trẻ hay sự chuyển dịch hệ hình tư duy”,
115. Đặng Thu Thủy (2011), Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay- Những đổi
mới cơ bản, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
116. Nguyễn Mạnh Tiến (2013), “Chú giải ngắn về phê bình văn học Đỗ Lai Thúy và Thơ
như là mỹ học của cái khác”, Tọa đàm: Đỗ Lai Thúy và Thơ như là mỹ học của cái khác
do Khoa Viết văn – Báo chí (Đại học Văn hóa Hà Nội) tổ chức ngày 26/4/2013.
117. Tủ sách VLOS, “Khoa học hiện đại và triết học”,
118. Đỗ Minh Tuấn (2001), “Thơ hiện đại, cảm hứng và thi pháp”, Tạp chí Thơ, số 20.
119. Hoàng Ngọc Tuấn (2006), “Viết, từ hiện đại đến hậu hiện đại”,
120. Nguyễn Đức Tùng (2006), “Thơ đến từ đâu”,
121. Nguyễn Văn Trọng (2013), “Từ Newton đến Einstein”,
122. Võ Văn Trị (2002), “Trăm năm thơ ca”, Tạp chí Nhà văn, số 4.
123. Đỗ Anh Vũ (2008), “Sự phát triển dung lượng dòng thơ Việt Nam”, Tạp chí Ngôn ngữ, số
124. Trần Ngọc Vương (2008), “Giao thoa Đông Tây và sự chuyển đổi hệ hình”, Tọa đàm
Tiếp cận nghiên cứu khoa học nhân văn ở Hàn Quốc và Việt Nam thời cận đại, ĐH
KHXH, Hà Nội.
B. Tài liệu tiếng Anh
125. Michel Delville (1998), The American prose poem, Poetic form and the Boundaries of
Gence, Gainesville, FL: University Press of Florida.
126. What is a prose poem? website www.poetry.preview.com/poets/prosepoem.html
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÁC PHẨM KHẢO SÁT
1. Lynh Bacardi, Khương Hà, ... (2005), Dự báo phi thời tiết, Nhà xuất bản Hội nhà
văn, Hà Nội.
2. Nguyễn Bao tuyển chọn (2001), Toàn tập Xuân Diệu, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội.
3. Bùi Chát (2003), Xáo chộn chong ngày,
4. Bùi Chát (2005), Tháng tư gãy súng,
5. Nguyễn Cừ, Nguyễn Anh Vũ tuyển chọn (2009), Nguyễn Đình Thi toàn tập, Nxb
Văn học, Hà Nội.
6. Trần Tiến Dũng (2000), Hiện, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
7. Trần Tiến Dũng (2003), Bầu trời lông gà lông vịt,
8. Phan Cự Đệ (1993), Thơ Văn Hàn Mặc Tử (Phê bình và tưởng niệm), Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
9. Phạm Văn Hạnh (1942), Giọt sương hoa, Nhà in Trung Bắc, Tân Văn, Hà Nội.
10. Nguyễn Thúy Hằng (2005), Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lí, (3 tập), Nxb
Trẻ, tp Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Ngọc Thiện (1997), Tuyển tập thơ văn xuôi (Việt Nam và
nước ngoài), Nxb Văn học, Hà Nội.
12. Đặng Đình Hưng (1990), Bến lạ, Nxb Văn nghệ tp Hồ Chí Minh.
13. Đặng Đình Hưng (1993), Ô mai, Nxb Văn nghệ.
14. Hoàng Hưng (1994), Người đi tìm mặt, Nxb Văn hóa.
15. Vi Thùy Linh (1999), Khát, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
16. Vi Thùy Linh (2000), Linh, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
17. Vi Thùy Linh (2005 ), Đồng Tử, Nxb Văn nghệ, tp Hồ Chí Minh.
18. Vi Thùy Linh (2008), ViLi in love, Nxb Văn nghệ, tp Hồ Chí Minh
19. Nguyễn Thế Hoàng Linh, Bức thư gửi tới nhân loại hoặc không cần đặt tên,
20. Nguyễn Thế Hoàng Linh, Uống một ngụm nước biển
o.com/nguyenthehoanglinh.html
21. Nguyễn Thế Hoàng Linh, Mầm sống,
22. Lê Văn Ngăn (2008), Viết dưới bóng quê nhà, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
23. Mai Văn Phấn (2010), Thơ tuyển Mai Văn Phấn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
24. Võ Phiến (1988), Thơ miền Nam I,II, Nxb Văn nghệ, USA.
25. Trần Quang Quý, Nguyễn Quang Thiều, Quang Hoài tuyển chọn (2010), Thơ mười năm
đầu thế kỉ XXI, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
26. Arthur Rimbaud (1997), Một mùa địa ngục, Nxb Văn học, Hà Nội.
27. Nguyên Sa (1957), Thơ Nguyên Sa, Trí Dũng xuất bản
28. Nguyễn Xuân Sanh (1995), Đất thơm, Nxb Văn học.
29. Nguyễn Đình Tuyến (1964), Những nhà thơ hôm nay (1954 – 1964), Nxb Nhà văn
Việt Nam, Sài Gòn.
30. Thanh Tâm Tuyền (1956), Tôi không còn cô độc,
31. ThanhTâmTuyền(1964), Liên đêm, mặt trời tìm thấy,
32. Thanh Thảo (1985), Khối vuông Rubic,Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
33. Thanh Thảo (2000), Trường ca Thanh Thảo, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
34. Ngô Thảo (1996), Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội.
35. Đặng Thân (2014), Không hay, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
36. Nguyễn Quang Thiều (2010), Châu thổ, Hội nhà văn, Hà Nội.
37. Vũ Thị Thường sưu tầm và biên tập (2002), Chế Lan Viên toàn tập, Nxb Văn học,
Hà Nội.
38. Nguyễn Đình Tuyến (1967), Những nhà thơ hôm nay (1954-1964), Nhà in Kiến An
289 Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn.
39. W. Whitman (1981), Lá cỏ, Nxb Văn học, Hà Nội.
40. Tạp chí Văn:
Số 35 (ra ngày 01/6/1965)
Số 38 (ra ngày 15/7/1965)
Số 40 (ra ngày 15/8/1965)
Số 46 (ra ngày 15/11/1965)
Số 52 (ra ngày 15/2/1966)
Số 54 (ra ngày 15/3/1966)
Số 51 (ra ngày 01/11/1966)
Số 77 (ra ngày 01/3/1967)
Số 79 (ra ngày 01/4/1967)
Số 82 (ra ngày 15/5/1967)
Số 84 (ra ngày 05/6/1967)
Số 87 (ra ngày 01/8/1967)
Số 89 (ra ngày 01/9/1967)
Số 95 (ra ngày 01/12/1967)
Số 100,101 (ra ngày 01/3/1968)
Số 102 (ra ngày 15/3/1968)
Số 120 (ra ngày 15/12/1968)
Số 121 (ra ngày 01/1/1969)
Số 123 +124 (ra ngày 01/1/1969)
Số 131 (ra ngày 01/6/1969)
Số 132 (ra ngày 15/6/1969)
Số 146+147 (ra ngày 22/1/1970)
Số 167 (ra ngày 01/12/1970)
Số 168 (ra ngày 15/12/1970)
Số 185 (ra ngày 01/9/1971)
Số 188 (ra ngày 15/10/1971)
Số ra ngày 24/8/1972
Tạp chí Sáng tạo
Số 8 (5/1957)
Số 9 (6/1957)
Số 13 (10/1957)
Số 22 (7/1958)
Số 24 (9/1958)
Số 25 (10/1958)
Số 27 (12/1958)
Số 28, 29 (Tháng 1&2/1959)
Số 30 (5/1959)
Số 1 (7/1960)
Văn học
Số 63 (01/10/1960)
Số 4 (15/2/1963)
Số 15, 16 (01/02/1964)
Số 24 (15/9/1964)
Số 27 (01/11/1964)
Số 29 (01/12/1964)
Số 36 (15/4/1965)
Số 39 (01/6/1965)
Số 45 (01/9/1965)
Số 49 (01/11/1965)
Số 54 (15/2/1966)
Số 65 (01/10/1966)
Số 79 (01/02/1968)
Số 82,83 (Tháng10,11/1968)
Số 96 (01/11/1969)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noidungla_1_6889.pdf