Mỗi nhóm chủ thể có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nhóm cán bộ,
công chức đang hoạt động trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật đang
điều chỉnh và trong lĩnh vực tư pháp có am hiểu về thực tế lĩnh vực đó. Nhưng
ngược lại, nhóm chủ thể này thường thiếu kỹ năng và kinh nghiệm trong thực
hiện đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật. Nhóm các chuyên gia
có hiểu biết về đánh giá tác động nhưng thiếu hẳn thực tế hoạt động của lĩnh
vực mà văn bản đó điều chỉnh.
Trên thực tế, ở Việt Nam cả hai nhóm này cùng tham gia vào hoạt động
đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật với những mức độ khác
nhau và ở những lĩnh vực, văn bản khác nhau. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát
của đề tài, đối với văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh, chủ thể thực hiện hoạt
động đánh giá chủ yếu là cán bộ, công chức ở cấp tỉnh phụ trách lĩnh vực mà
văn bản đó điều chỉnh và cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực tư pháp.
Trong đó cán bộ, công chức trong lĩnh vực tư pháp giữ vai trò chủ đạo và nhận
được tỷ lệ trả lời cao nhất với 71%. Ngoài ra còn có một chủ thể đánh giá khác
là các chuyên gia. Tuy nhiên nhóm chủ thể này không đóng vai trò chủ yếu
trong hoạt động đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật ở chính
quyền địa phương cấp tỉnh. Chủ thể là các chuyên gia thuê ngoài chỉ chiếm
4%.
155 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cơ quan đánh giá có thực hiện nghiêm túc việc công bố kết quả
đánh giá có thực hiện, hoặc nếu thực hiện thì có đúng quy định hay không.
Về hình thức kiểm soát
Có thể tiến hành 02 hình thức kiểm soát là kiểm soát thường xuyên và
kiểm soát đột xuất. Kiểm soát thường xuyên được tiến hành định kỳ theo kế
hoạch kiểm soát của cơ quan kiểm soát. Kiểm soát đột xuất được tiến hành bất
thường và không theo kế hoạch kiểm soát định kỳ.
Công cụ thực hiện giải pháp
Nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Quy định bắt buộc chủ thể thực hiện đánh giá phải sẵn sàng trả lời chất
116
vấn của các bên có liên quan mà không được lẫn trách hoặc đùn đẩy.
- Quy định về việc bắt buộc phải tổ chức những buổi trả lời chất vấn để
trả lời những thắc mắc liên quan đến báo cáo tác động văn bản quy phạm pháp
luật.
- Chuẩn bị, ấn hành và phát hành rộng rãi tài liệu hướng dẫn liên quan đến
hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật giúp các bên có tham
gia hiểu được và tham gia một cách phù hợp vào quá trình đóng góp, phản biện
được hiểu quả, đúng trọng tâm và đúng mục đích.
4.2.3. Giải pháp về hành lang pháp lý
Mục tiêu của giải pháp
- Giải pháp này hướng đến giải quyết nguyên nhân thứ năm được đề cập ở
Mục 3.2.2.
- Nhằm đảm bảo tính thống nhất và quy củ cho hoạt động đánh giá tác
động văn bản, cần thiết phải có những quy định mang tính chất chuẩn tắc với
mức độ chi tiết có thể và bao quát, toàn diện.
Nói cách khác, giải pháp này tập trung đưa ra những kiến nghĩ giúp hoàn
thiện hành lang pháp lý cho hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm
pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh
Nội dung giải pháp
Hiện nay hoạt động đánh giá tác động được nhà nước quan tâm trong quá
trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Điều này thể hiện ở
việc đưa yêu cầu đánh giá tác động quy phạm pháp luật trở thành một khâu bắt
buộc trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Luật Ban hành văn
bản Quy phạm pháp luật năm 2015 đã cụ thể hoá nội dung này ở các Điều 34
và 35 và được nhắc lại ở mức độ chi tiết hơn ở Nghị định số 34. Tuy vấn đề
đánh giá tác động chính sách được đề cập đến cả hai loại văn bản quy phạm
pháp luật là luật và văn bản pháp quy (Nghị định) thế nhưng nội dung về vấn
117
đề này chưa được đề cập một cách bao quát, chi tiết, cụ thể và khoa học, chưa
tương xứng với vai trò quan trọng của hoạt động đánh giá tác động văn bản
quy phạm pháp luật. Hai văn bản quan trọng trên đề cập đến vấn đề đánh giá
tác động văn bản quy phạm pháp luật chỉ với một số nội dung như sau:
Thứ nhất, hai văn bản quy phạm pháp luật trên xác định vị trí của khâu
đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật là ở giai đoạn đề xuất dự án luật
và giai đoạn soạn thảo.
Thứ hai, hai văn bản quy phạm pháp luật trên chỉ đưa ra yêu cầu một cách
chung chung là thực hiện đánh giá chính sách khi nội dung của văn bản quy
phạm pháp luật có xuất hiện chính sách. Cách diễn đạt này không rõ ràng và
thiếu tính khoa học. Đọc đến quy định này, các cơ quan thực thi sẽ đặt câu hỏi:
‘‘Làm sao để biết trong văn bản quy phạm pháp luật có có chính sách mà thực
hiện đánh giá tác động?”. Từ khía cạnh khoa học, cách tiếp cận như vậy ở hai
văn bản trên đã vô tình tách bạch hai phạm trù ‘‘chính sách” và văn bản quy
phạm pháp luật, và mặc nhiên thừa nhận rằng, có văn bản quy phạm pháp luật
có hàm chức yếu tố chính sách, đồng thời có văn bản quy phạm pháp luật lại
không hàm chứa chính sách. Về mặt lý thuyết và thực tế, chính sách và pháp
luật có liên quan mật thiết với nhau, và pháp luật là một trong những hình thức
biểu hiện của chính sách. Nói cách khác, chính sách có thể biểu hiện dưới dạng
văn bản quy phạm pháp luật và cũng có thể biểu hiện dưới dạng văn bản ”phi
quy phạm pháp luật”. Ngược lại, văn bản quy phạm pháp luật luôn luôn thể
hiện ứng xử của nhà nước đối với các đối tượng trong xã hội, đối với các hành
vi và mối quan hệ trong xã hội. Việc thể hiện ứng xử đó, thực chất chính là
chính sách công. Nói cách khác, các văn bản quy phạm pháp luật đều chưa có
yếu tố chính sách.
Theo logic này, quy định cho rằng cần phải thực hiện đánh giá tác động
đối với văn bản quy phạm pháp luật có yếu tố chính sách là không cần thiết,
gây khó hiểu và bối rối cho người thực hiện văn bản này. Ở các nước trên thế
118
giới, văn bản quy phạm pháp luật có tác động quan trọng đến đời sống của một
hoặc nhiều đối tượng trong xã hội, cho nên phần lớn những văn bản này cần
phải có đánh giá tác động trước khi đưa vào áp dụng vào thực tế.
Thứ ba, hai văn bản trên có quy định về phương pháp đánh giá tác động
văn bản quy phạm pháp luật. Trong Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp
luật phương pháp đánh giá được đề cập là phương pháp phân tích chi phí và lợi
ích (Điều 114). Quy định này thoạt nhìn có vẻ hết sức cụ thể vì đề cập đến một
phương pháp cụ thể. Nhưng thực chất, trong đánh giá tác động văn bản quy
phạm pháp luật không chỉ có một và không thể chỉ sử dụng một phương pháp
phân tích chi phi và lợi ích. Bởi vì ngoài phương pháp này ra còn có phương
pháp phân tích chi phí hiệu quả, phương pháp lịch sử, v.v. Đối lập với sự cụ
thể trong Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015, Nghị định 34
lại đề cập đến các phương pháp hết sức khái quát đó là phương pháp định tính
và định lượng. Thế nhưng quy định này lại ”ưu ái” phương pháp định lượng
hơn so với phương pháp định tính. Không những vậy, sự khái quát hoá này gây
lúng túng cho người thực hiện bởi trong phương pháp định lượng và phương
pháp định tính có nhiều phương pháp khác nhau. Bản chất của tính khoa học
trong sử dụng phương pháp đánh giá tác động là tuỳ thuộc vào nội dung đánh
giá, khía cạnh đánh giá mà lựa chọn phương pháp đánh giá cho phù hợp.
Thứ tư, về chủ thể đánh giá tác động cũng được quy định một cách hết
sức sơ sài, mang tính chung chung và có nhiều vấn đề cần xem xét. Trong hai
văn bản quy phạm pháp luật nói trên, chủ thể đánh giá được hiểu là đối tượng
đề xuất dự án văn bản quy phạm pháp luật và chủ thể soạn thảo văn bản quy
phạm pháp luật. Quy trình này có nhiều điểm chưa ổn:
- Cùng một văn bản quy phạm pháp luật mà có hai chủ thể khác nhau
cùng đánh giá tác động ở hai giai đoạn khác nhau là giai đoạn đề xuất dự án và
giai đoạn soạn thảo. Như vậy không những gây tốn kém mà còn làm cho hoạt
động đánh giá tác động tưởng chừng như được quan tâm thực hiện chặt chẽ
119
nhưng lại qua loa. Cơ quan soạn thảo thì cho rằng có thể khai thác lại đánh giá
tác động trước đây của cơ quan đề xuất. Và cơ quan đề xuất lại có xu hướng
cho rằng, không biết dự án luật có được thông qua hay không mà lại đầu tư cho
hoạt động đánh giá tác động tốn kém và lãng phí, nên vô hình chung kết quả
đánh giá sơ lược, thiếu khách quan và trong nhiều trường hợp bỏ qua tính thực
tế. Đáng lo lắng hơn là họ có khuynh hướng ‘‘tô vẽ” bản báo cáo đánh giá tác
động để cho đề xuất dự án xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của họ được
đẹp hơn và được thông qua dễ dàng hơn.
- Quy định này còn làm cho hoạt động đánh giá tác động chính sách bị
phân tán và giảm đi tính chuyên môn, chuyên nghiệp của hoạt động này. Như
vừa phân tích, cơ quan đề xuất không thể chuyên và không cần phải chuyên ở
hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật vì nó không xuất
phát từ đúng chức năng, nhiệm vụ của họ là đề xuất từ thực tiễn hoạt động
quản lý của họ. Ngược lại họ cho rằng, quy định đó là quy định gây rườm rà,
khó khăn. Suy nghĩ này có thể làm cho họ ngại đưa ra các dự án xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật.
- Thứ năm, vấn đề kinh phí giành cho hoạt động đánh giá tác động chính
sách chưa được đề cập cụ thể.
- Thứ sáu, vấn đề kiểm soát hoạt động đánh giá tác động chưa được đề
cập chi tiết, chưa được quy định rõ ràng. Một số câu hỏi quan trọng liên quan
đến vấn đề kiểm soát hoạt động đánh giá chưa được trả lời một cách thoả đáng
trong hai văn bản quy phạm pháp luật ở trên như: ai thực hiện kiểm soát? Đối
tượng kiểm soát là ai? Nội dung kiểm soát là gì? Phương pháp kiểm soát? Kinh
phí dùng cho kiểm soát? Những biện pháp xử lý khi phát hiện sai phạm trong
quá trình kiểm soát. Sự chưa cụ thể và bao quát này làm cho hoạt động kiểm
soát không được đảm bảo, có thực hiện thì cũng chỉ mang tính hình thức và
không được thực hiện tới nơi.
Chính vì vậy, cần hoàn thiện hành làng pháp lý cho hoạt động đánh giá
tác động văn bản quy phạm pháp luật theo hướng sau:
120
- Chỉ cần đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật ở giai đoạn soạn
thảo để đảm bảo tập trung và phù hợp với mục tiêu của đánh giá tác động văn
bản quy phạm pháp luật. Điều này xuất phát thời điểm đánh giá tác động văn
bản quy phạm pháp luật. Đánh giá tác động trong quá trình soạn thảo được
thực hiện với mục đích đánh giá những tác động dự kiến hay còn gọi là khả
năng tác động của dự thảo để có sở sở bước đầu khẳng định hiệu quả của văn
bản quy phạm pháp luật. Đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật còn
được thực hiện sau khi văn bản quy phạm pháp luật đó đã được thông qua và
đưa vào thực tế. Loại đánh giá này dùng để tìm hiểu kết quả thực tế của văn
bản quy phạm pháp luật để có những điều chỉnh cần thiết. Đồng thời loại đánh
giá này còn là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả của văn bản quy phạm pháp
luật sau khoảng thời gian thực hiện. Với phân tích như vậy, thì hoạt động đánh
giá tác động văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình soạn thảo là cần thiết
hơn so với lúc đề xuất dự thảo.
- Về phương pháp đánh giá, chỉ nên sử dụng cụm từ ‘‘phương pháp phù
hợp”. Còn phương pháp phù hợp như thế nào, phương pháp nào là phương
pháp phù hợp do cơ quan thẩm định độc lập cố vấn và phản biện. Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 34 không cần và không nên
đưa ra quy định cụ thể và thiếu tính khái quát, quá mơ hồ như vậy.
- Cần quy định chi tiết hơn quy trình và chủ thể (cơ quan kiểm soát hoạt
động đánh giá. Luận án đề xuất như sau:
+ Quy trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật cần thiết được
thực hiện qua một số giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn thực hiện đánh
giá cơ bản. Đánh giá cơ bản trong tiếng Anh là Primary Impact Assessment
(PIA). Đánh giá PIA được tiến hành cho tất cả các văn bản quy phạm pháp
luật. Đánh giá PIA này phải được gửi online đến cơ quan kiểm soát pháp luật
(Regulatory Gatekeeping Unit: RGU) [3]. Ở giai đoạn thứ hai, cơ quan RGU
sẽ kiểm tra PIA nếu PIA thật sự có tác động đến doanh nghiệp, người tiêu
dùng và nền kinh tế, sẽ RGU sẽ soạn thảo một bản báo cáo tác động của dự
121
thảo gọi là RIS. Báo cáo RIS này được xem là khuyến nghị của RGU tới chủ
thể xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Lúc này cũng là giai đoạn hoàn
thành quá trình đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật.
+ Theo quy trình trên thì có hai chủ thể chính tham gia vào quá trình đánh
giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật. Chủ thể quan trọng thứ nhất là
cơ quan soạn thảo văn bản. Cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
được yêu cầu phải tiến hành đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật.
Cơ quan này có thể tự thực hiện hoặc có thể phối hợp với chuyên gia trong lĩnh
vực để thực hiện. Ở chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ quan chủ trì soạn
thảo là Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Sở phụ trách từng lĩnh vực; và Hội đồng
nhân dân tỉnh. Đây là những cơ quan được phân công soạn thảo những văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của họ.
+ Cơ quan kiểm soát đánh giá tác động là chủ thể quan trọng thứ hai. Đây
là cơ quan chủ yếu kiểm tra hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan soạn thảo. Hiện nay phần lớn hoạt động kiểm soát này
do các ban có liên quan, bộ phận có liên quan của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh,
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp thực hiện. Các đơn vị này vừa thực
hiện nhiệm vụ chính của họ, vừa kiêm thêm hoạt động đánh giá tác động nên
không hiệu quả. Để đảm bảo tính chuyên nghiệp, chuyên môn của hoạt động
này cần thành lập bộ phận kiểm soát đánh giá tác động văn bản RGU giống
như Úc đang thực hiện. Mọi văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa
phương cấp tỉnh đều phải thông qua bộ phận này ở khâu đánh giá tác động văn
bản quy phạm pháp luật.
Kiểm soát tập trung vào một số nội dung như: kiểm soát nội dung đánh
giá, phương pháp đánh giá, tính công khai, minh bạch trong đánh giá, vấn đề
khoa học và hợp lý của báo cáo đánh giá.
- Cần đưa ra quy định khoa học hơn về những văn bản quy phạm pháp
luật nào cần phải được thực hiện đánh giá tác động. Câu hỏi đặt ra là văn bản
122
quy phạm pháp luật nào cần được đánh giá? Để trả lời cho câu hỏi này, Luận
án tiếp thu quy trình chọn lọc của Bang Western Australia [3]. Quy trình này
thể hiện rõ vai trò của cơ quan thực hiện đánh giá và cơ quan kiểm soát đánh
giá tác động văn bản.
Cơ quan soạn thảo thực hiện đánh giá tác động của văn bản quy phạm
pháp luật. Đánh giá tác động này sẽ được chuyển tới cơ quan (bộ phận) kiểm
soát đánh giá tác động. Nếu bộ phận này đồng ý với kết quả đánh giá ban đầu
(PIA) thì sẽ tiến hành RIS (Regulatory Impact Statement: Bản đánh giá tác
động văn bản quy phạm pháp luật). RIS gồm hai loại văn bản: Bản RIS tham
vấn và Quyết định RIS [3]
PIA như đã đề cập là đánh giá ban đầu tác động của văn bản quy phạm
pháp luật. Mục đích của giai đoạn đánh giá này là để: (1) giúp cơ quan soạn
thảo tìm hiểu và vận dụng tốt hơn quy định về đánh giá tác động của văn bản
quy phạm pháp luật; (2) giúp chủ thể đánh giá tìm hiểu ban đầu về mức độ,
phạm vi tác động, nguy cơ của văn bản; (3) giúp cơ quan kiểm soát xác định
được khái quát ảnh hưởng của văn bản quy phạm pháp luật.
Trong khi đó, mục đích của RIS là:
(1) Cung cấp những thông tin tham vấn cơ bản cho các bên có tham gia
và cơ quan nhà nước;
(2) Cung cấp cơ sở cho các cơ quan chuyên môn của nhà nước tham gia
tương tác và nhờ vậy giúp họ có được những quyết định phù hợp.
(3) Cung cấp cho cơ quan quyết định thông qua dự thảo những phương án
có thể có với những phân tích về chi phí, lợi ích, rủi ro và phương án được ưu
ái.
(4) Tăng cường sự công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong
quá trình soạn thảo và thông qua văn bản.
RIS cần đảm bảo những nội dung sau:
(1) Mô tả ngắn gọn về những hạn chế, khó khăn trong đánh giá tác động
123
và cách thức vượt qua những khó khăn đó. Mô tả này giúp người đọc biết được
mức độ phân tích, đánh giá của đánh giá tác động sắp tới.
(2) Mô tả bối cảnh thực tế và mô tả phương án gốc.
(3) Xác định vấn đề
(4) Xác định mục tiêu
(5) Các phương án lựa chọn và tác động của từng phương án.
(6) Tham vấn của các bên có liên quan, kết luận và kiến nghị
(7) Kế hoạch thực hiện và nguy cơ có thể xuất hiện
(8) Chuẩn bị về kiểm soát, đánh giá và tổng kết.
Tuy nhiên, không phải tất cả văn bản quy phạm pháp luật nào cũng cần
phải được đánh giá tác động. Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật cần
quy định cụ thể những trường hợp được miễn trừ đánh giá tác động văn bản
quy phạm [2]. Những văn bản sau có thể được miễn trừ:
- Những văn bản quy phạm cần ban hành để phản ứng một cách nhanh
chóng kịp thời đối với những vấn đề trong xã hội và chỉ có một phương án.
- Những cam kết của lãnh đạo đối với địa phương.
Thế nhưng một vấn đề khác lại được đặt ra là, những văn bản quy phạm
pháp luật này được miễn trừ đánh giá tác động, thì làm sao để kiểm tra hiệu
quả của nó trên thực tế. Theo kinh nghiệm từ Bang Tây Úc của Úc, những văn
bản này sẽ được đánh giá tác động trên thực tế sau hai năm đưa vào áp dụng.
- Cần quy định rõ ràng và chi tiết quy trình, thủ tục thực hiện công khai,
minh bạch kết quả đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể
là:
+ Mở rộng hình thức công bố kết quả đánh giá tác động của văn bản quy
phạm pháp luật. Trong đó chính quyền địa phương cần phối hợp với báo chí
địa phương để đăng tải nội dung đánh giá tác động. Hình thức này giúp người
quan tâm dễ dàng đọc chi tiết nội dung đánh giá, từ đó dễ tương tác hơn với cơ
quan thực hiện đánh giá.
124
+ Gửi báo cáo đánh giá tác động đến các tổ chức, chuyên gia hoạt động
trong lĩnh vực, kết hợp với những buổi trao đổi, trả lời về bản đánh giá tác
động của văn bản quy phạm pháp luật. Trên thực tế không phải người dân, tổ
chức nào cũng có quan tâm và giành thời gian cho việc xem xét và phản biện
báo cáo đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật. Chính vì vậy cần
khoanh vùng những chủ thể quan trọng có quan tâm thật sự, chẳng hạn như các
doanh nghiệp có ảnh hưởng bởi văn bản soạn thảo, những nhóm đối tượng thụ
hưởng, và những tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực mà văn bản
quy phạm tác động.
Công cụ thực hiện giải pháp
Công cụ thực hiện giải pháp vừa trình bày là công cụ pháp luật. Nhà nước
cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động này theo các khuyến nghị và
đề xuất vừa trình bày một cách chi tiết ở trên.
Kết luận Chương 4.
Cải thiện chất lượng công tác đánh giá tác động của văn bản quy phạm
pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh là cần thiết trong giai đoạn hiện
nay. Các giải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ và kiên trì.
Những giải pháp đó là: (1) các giải pháp về nâng cao năng lực của chủ thể thực
hiện đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND cấp
tỉnh; (2) giải pháp liên quan đến nội dung và phương pháp đánh giá tác động
văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND cấp tỉnh; (3) giải pháp về
quy trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa
phương cấp tỉnh; (4) giải pháp về kiểm soát đánh giá tác động văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh; (5) giải pháp về tạo hành
lang pháp lý cho hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Ngoài ra, để nâng cao trách nhiệm của cơ quan ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh, Luận án còn đưa ra
125
nhóm giải pháp liên quan đến khách phục những hậu quả xấu sau khi văn bản
quy phạm pháp luật được ban hành. Nhóm giải pháp này bao gồm: (1) Giải
pháp liên quan đến tác động sau khi văn bản đã được ban hành và (2) giải pháp
liên quan đến khách phục tác động xấu của văn bản quy phạm pháp luật được
ban hành.
126
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Kiến nghị
Xuất phát từ những phân tích ở trên, Luận án có một số kiến nghị cần
thiết để giúp cải thiện chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật do chính
quyền địa phương cấp tỉnh ban hành.
1.1. Kiến nghị đối với Trung ương
Trước hết, do vị trí và vai trò quan trọng của chính quyền địa phương cấp
tỉnh nói riêng và chính quyền địa phương nói chung, Quốc hội cần xem xét
việc ban hành một Luật về Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương, tách bạch với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
nói chung. Nếu phương án này không phù hợp, cần điều chỉnh lại những quy
định, điều khoản về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa
phương trong Luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành theo
hướng giao quyền tự chủ, độc lập hơn trong ban hành văn bản quy phạm pháp
luật cho địa phương, tăng cường hoạt động đánh giá tác động của văn bản quy
phạm pháp luật.
Thứ hai, Quốc hội và Chính phủ cần đưa ra quy định chặt chẽ hơn về
đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa
phương. Nói cách khác, cần có quy định chặt chẽ hơn về kiểm soát hoạt động
đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.
Thứ ba, cần quy định chặt chẽ hơn nữa quá trình công khai kết quả đánh
giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương trên các
phương tiện thông tin đại chúng để nhiều chủ thể trong xã hội có thể theo dõi
và thể hiện sự quan tâm của họ.
Thứ tư, cần thắt chặt hơn nữa chế tài đối với những địa phương vi phạm
quy định về thu hút sự tham gia của các chủ thể có liên quan, trong đó có đối
tượng chịu sự tác động của văn bản quy phạm pháp luật vào quá trình đánh giá
127
tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.
1.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh
Đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh, cần thiết phải tiến hành những
công việc sau để cải thiện chất lượng văn bản quy phạm pháp luật do họ ban
hành:
Trước hết, chính quyền địa phương cần chuyên môn hoá hoạt động xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương. Hiện nay
nhiệm vụ này giao chủ yếu cho Sở Tư pháp nhưng Sở Tư pháp vẫn còn nhiều
chức năng nhiệm vụ khác, chưa chuyên sâu vào từng lĩnh vực ban hành văn
bản quy phạm pháp luật. Chính vì vậy mà hiện nay chính quyền địa phương
chủ yếu chép lại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan cấp trên với rất ít
điều chỉnh; chưa có sự sáng tạo trong hoạt động này. Phần lớn do chưa am
hiểu, chưa chuyên sâu nên xuất hiện tâm lý sợ sai với quy định của cấp trên
nếu có sáng tạo trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa
phương.
Thứ hai, không những vậy, cần thiết phải có đội ngũ chuyên thực hiện
đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật, thậm chí là độc lập với cơ quan
xây dựng để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động đánh giá.
Thứ ba, chính quyền địa phương cấp tỉnh cần tăng cường hoạt động đào
tạo về đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật làm cho hoạt động
này đi vào chuyên sâu, không phải “qua loa, đại khái” như hiện nay.
Thứ tư, cần tiến hành xử lý nghiêm khắc, có tính răn đe cao đối với những
cá nhân, đơn vị vi phạm những quy định về đánh giá tác động của văn bản quy
phạm pháp luật ở địa phương. Mục đích của kiến nghị này là tạo nên tiền lệ tốt
để hạn chế tình trạng cho rằng đánh giá tác động là hoạt động không cần thiết,
có thể tiến hành sơ sài như hiện nay.
Thứ năm, cần khuyến khích sự tham gia một cách rộng rãi của các chủ thể
128
có khả năng và có liên quan vào hoạt động đánh giá tác động của văn bản quy
phạm pháp luật do chính quyền địa phương cấp tỉnh ban hành. Có thể sử dụng
cơ chế đặt hàng để họ tham gia đánh giá được khách quan. Tuy nhiên cũng cần
lưu ý đến mặt trái của kiến nghị này là dễ tạo nên sự thân quen trong quá trình
mời các chủ thể tham gia đánh giá.
2. Kết luận
Giữ vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương,
văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành cần được
quan tâm để nâng cao chất lượng. Qua khảo sát cho thấy hoạt động ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ở cấp tỉnh thường có nhiều hạn chế [40]. Một trong
những cách thức cải thiện chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật là tổ
chức tốt hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật trước khi ban
hành. Xuất phát từ những lý do trên mà tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá tác
động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh” làm
Luận án tiến sĩ.
Thế nhưng hiện nay, liên quan đến đề tài nghiên cứu vẫn còn nhiều khoản
trống cần tiếp tục nghiên cứu. Hiện nay tuy vấn đề đánh giá tác động quan
trọng nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu và xây dựng các tiêu chí đánh giá
hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa
phương ở Việt Nam. Không những vậy vẫn chưa có những khuyến nghị mang
tính hệ thống nhằm nâng cao chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật do
chính quyền địa phương ban hành thông qua cải thiện chất lượng của hoạt động
đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật ở cấp chính quyền địa
phương ở Việt Nam.
Trước hết tác giả luận án tổng thuật những nghiên cứu trong và ngoài
nước từ đó đánh giá những vấn đề đã nghiên cứu bởi những tác giả trước và
tìm ra những lỗ hổng trong nghiên cứu cần tiếp tục nghiên cứu. Theo đó, tác
giả luận án trình bày những cơ sở lý thuyết về đánh giá tác động và hoạt động
129
đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa
phương.
Kết quả nghiên cứu của Luận án thể hiện một số khía cạnh sau:
Thứ nhất về nội dung đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ quan thực hiện đánh giá tập trung nhiều
nhất vào tính phù hợp của văn bản với tỷ lệ là 70.93%, rồi tới tính hợp hiến với
tỷ lệ 43.41%; trong khi đó tác động đến bình đẳng giới và tính thống nhất với
nhận được sự quan tâm như nhau với 25%. Trong khi đó, những tiêu chí như
tính tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, khía cạnh
kinh tế. Những khía cạnh mang tính kỹ thuật như đánh giá chi phí và lợi ích
của văn bản quy phạm pháp luật ít được quan tâm.
Thứ hai, đối với phương pháp đánh giá mà chính quyền địa phương sử
dụng khi đánh giá tác động, chính quyền địa phương sử dụng phương pháp thu
thập thông tin chủ yếu thông qua các cuộc họp với 68.60%. Ba phương pháp
thu thập thông tin quan trọng khác là phỏng vấn tại chỗ, khảo sát lại ít sử dụng.
Phương pháp thu thập thông tin sử dụng ít nhất là phương pháp phỏng vấn tại
chỗ và khảo sát bằng cách gửi câu hỏi trước để thu thập thông tin chỉ với 9.3%.
Nội dung quan trọng liên quan đến kỹ thuật sử dụng trong đánh giá tác
động không được quan tâm và gần như không được sử dụng. Thực trạng này
cho thấy kỹ thuật đánh giá tác động của chính quyền địa phương chưa được
đảm bảo.
Thứ ba, quy trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật do chưa
được quy định thống nhất nên việc áp dụng ở mỗi địa phương khác nhau.
Thứ tư, trong các chủ thể thực hiện đánh giá tác động thì Sở Tư pháp là
chủ thể chính với 71% kết quả trả lời. Chể tiếp theo là cán bộ, công chức hoạt
động trong từng lĩnh vực chỉ với 25%. Điều đáng quan tâm là sự tham gia của
các tổ chức bên ngoài (thông qua hợp đồng) còn ít chỉ với 4%. Trong các chủ
130
thể vừa trình bày trên, Sở Tư pháp là chủ thể phụ trách chính hoạt động đánh
giá văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương. Các tổ chức phi
chính phủ ít tham gia vào quá trình đánh giá này.
Thứ năm, vấn đề kiểm soát hoạt động đánh giá tác động văn bản quy
phạm pháp luật chưa được đảm bảo ở nhiều khía cạnh. Vấn đề công khai kết
quả đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật được xem là yếu kém nhất
với 71.32%. Một số địa phương có công khai kết quả đánh giá tác động văn
bản quy phạm pháp luật nhưng hình thức công khai hạn chế trong nội bộ lãnh
đạo, trong cơ quan, trên website và rất ít trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Vấn đề trách nhiệm giải trình về đánh giá tác động văn bản quy phạm
pháp luật ở địa phương chưa được đảm bảo.
Hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật sở dĩ còn nhiều
hạn chế là do một số nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân quan trọng
là kỹ năng xây dựng và ban hành văn bản QPPL của chính quyền cấp tỉnh chưa
được đảm bảo. Mà then chốt của vấn đề là cán bộ công chức phụ trách hoạt
động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật nên các kỹ thuật chuyên
sâu chưa được đảm bảo. Nói cách khác, chính quyền địa phương thiếu hẳn đội
ngũ cán bộ, công chức có chuyên môn về đánh giá tác động văn bản quy phạm
pháp luật chưa được hình thành và xây dựng theo hệ thống và bài bản.
Một nguyên nhân khác liên quan đến hành lang pháp lý. Việt Nam thiếu
hẳn hướng dẫn cụ thể cho hoạt động đánh giá VB QPPL của chính quyền cấp
tỉnh. Không những vậy, quy trình tổ chức hoạt động đánh giá cũng chưa được
đề cập hoặc quy định. Trách nhiệm giải trình giúp quá trình tổ chức hoạt động
đánh giá được đảm bảo, công khai, minh bạch cũng chưa trở thành một nội
dung quan trọng trong các văn bản quy phạm pháp luật về đánh giá tác động.
Để khắc phục những hạn chế này, Luận án đưa ra các giải pháp nhóm giải
pháp: (1) về nâng cao nhận thức về vai trò của đánh giá tác động của VBQPPL
của chính quyền địa phương; (2) giải pháp giúp đỡ chủ thể đánh giá hình thành
131
kỹ năng đánh giá tác động của VBQPPL của địa phương; (3) giải pháp liên
quan đế hoàn thiện quy trình đánh giá tác động văn quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh; (4) giải pháp liên quan đến nội dung và
phương pháp đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật; (5) giải pháp
về tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đánh giá tác động của văn bản quy
phạm pháp luật; (6) giải pháp về kiểm soát đánh giá tác động của văn bản quy
phạm pháp luật.
Với những kết quả nghiên cứu như vừa tóm tắt, tác giả Luận án thấy giải
đáp được các giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu được đặt ra từ đầu. Tác giả
Luận án thấy rằng hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp
luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh chủ yếu tập trung vào khía cạnh phù
hợp với hệ thống pháp luật, hệ thống thủ tục hành chính mà xem nhẹ hoặc bỏ
qua những khía cạnh khác như khía cạnh kinh tế, xã hội và giới. Chính quyền
địa phương cấp tỉnh chủ yếu sử dụng phương pháp định tính trong đánh giá tác
động văn bản và không sử dụng các phương pháp định lượng mang tính kỹ
thuật cao. Hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền cấp tỉnh chưa được thực hiện theo một quy trình khoa học và thống nhất
xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Vấn đề kiểm soát đánh giá tác động văn bản
quy phạm pháp luật chưa thật sự được xem xét trong hoạt động đánh giá tác
động của chính quyền cấp tỉnh.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về thời gian và nguồn
số liệu, Luận án vẫn còn một số hạn chế. Việc khảo sát chỉ dừng lại ở một số
tỉnh và với số phiếu hạn chế nên tính khái quát của kết quả nghiên cứu chưa
được cao. Không những vậy, nguồn số liệu về hoạt động đánh giá tác động của
văn bản quy phạm pháp luật không có sẵn, cùng với thời điểm tiến hành khảo
sát chỉ vài tháng khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi
hành cũng là hạn chế của nghiên cứu này.
132
Tài liệu tham khảo
Tài liệu bằng tiếng Việt
1. Ann Seidman, Robert B. Seidman, Nalin Abeyesekere (2002), Soạn
thảo pháp luật vì tiến bộ xã hội dân chủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
2. Vũ Hồng Anh (2010), Trao đổi về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống
nhất của hệ thống pháp luật, Báo Người đại biểu nhân dân,
3. Bộ Tài nguyên-Môi trường (2015), Báo cáo công tác quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường: 6 tháng đầu năm 2015, nhiệm vụ trung tâm 6 tháng cuối
năm 2015 và tình hình triển khai Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
4. Đào Bích (2017), Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Tiền Giang căn cứ
vào cái gì mà cấm hát “Màu hoa đỏ”, VoV.vn.
5. Phạm Văn Bằng (2014), “Hoàn thiện quy định về đánh giá tác động
pháp luật tại Việt nam”.
6. Bộ Tư pháp, (2010), Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác
động của văn bản quy phạm pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội.
7. Campo S.C & Sundaram P.S.A. 2013, Phục vụ và duy trì: cải thiện
hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, NXB Chính trị Quốc gia, Hả
Nội.
8. Chính phủ, (2017), Báo cáo PCI năm 2017, VCCI.
Viet_online1.pdf.
9. Chính phủ (2010) Nghị định số 63/2010/NĐ-Cp của Chính phủ ngày
08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát thủ tục hành chính.
10. Nguyễn Văn Cương và các tác giả (2018), Sổ tay phân tích chính sách
trong đề nghị xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật, Nhà xuất bản Công
133
Thương, Hà Nội.
11. Hà Hùng Cường (2009), “Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu
cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, số 139-140 tháng 1/2009.
12. Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1946), Hiến pháp nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1946.
13. Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, (1954), Hiến pháp nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1954.
14. Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
15. Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
16. Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2015.
17. Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2015b), Luật Tổ chức chính
quyền địa phương.
18. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2016), Giáo trình soạn thảo văn bản,
Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội.
19. Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Kim Thoa (2003), Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, kế hoạch và lộ trình của Cộng hòa Liên bang Đức, Nhà xuất
bản chính trị quốc gia.
20. Nguyễn Minh Đoan (2014), “Các tiêu chí đánh giá tác động của văn
bản quy phạm pháp luật” đăng trên trang web về Nghiên cứu luật pháp.
moj.gov.vn/dtvb/.../Bao%20cao%20RIA%20in%20trinh%20CP.do, đăng ngày
12.1.2014.
21. Nguyễn Thị Minh Hà (2006), Pháp điển hóa pháp luật về ban hành
134
văn bản quy phạm pháp luật, Luận án tiến sĩ Luật học Viện nghiên cứu Nhà
nước và Pháp luật thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
22. Nguyễn Thị Hạnh (2016), Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của chính quyền địa phương;
tin/tabid/92/title/2727/ctitle/198/Default.aspx
23. Phạm Thuý Hạnh (2012), “Tài liệu tập huấn về đánh giá tác động văn
bản quy phạp pháp luật” được sử dụng trong Khóa tập huấn tháng 02/2012, tại
Hà Nội.
24. Nguyễn Hữu Hải & Lê Văn Hoà, 2013, Đại cương về phân tích chính
sách công, NXB Chính trị quốc gia, 2013, Hà Nội.
25. Hoàng Ngọc Hải (2016), Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của chính quyền địa phương theo Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015,
luat.aspx?ItemID=321.
26. Vũ Trọng Hách (chủ biên) (2011), Thẩm quyền hành chính nhà nước,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
27. Nguyễn Đình Hào (2011), Quyền lập quy của Chính phủ, Luận án
Tiến sĩ Luật học, Khoa Luật thuộc Đại học quốc gia Hà Nội.
28. Tư Hoàng (2016) Có hàng trăm ngàn văn bản quy phạm pháp luật,
song vẫn “thiếu tầm nhìn”, Kinh tế Saigon Online.
29. Học viện Hành chính (2018), Giáo trình hoạch định và phân tích
chính sách công, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Học viện Hành chính (2009), Giáo trình quản lý công, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Đăng Hậu (2017), Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ra quyết định
gây tranh cãi, nhiều cán bộ bức xúc, Hội nhà báo Việt Nam.
135
cai-nhieu-can-bo-buc-xuc_n18587.html.
32. Hupe & Hill 2007, trong Phục vụ và Duy trì, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
33. Imas, LGM & Rist, RC 2009, Đường đến kết quả: Thiết kế và thực
hiện đánh giá phát triển hiệu quả, World Bank, Washington DC.
34. Nguyễn Thành Lê (2012) “Cải cách chính quyền địa phương ở nước
ta qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ ngành ngành Lý luận và
lịch sử nhà nước và Pháp luật, Mã số 603801, Khoa Luật, Trường Đại học
Quốc gia Hà Nội.
35. Xuân Lam (2015), Hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại Đà
Nẵng, Báo điện tử Tài nguyên và môi trường.
https://baotainguyenmoitruong.vn/ban-doc/hang-loat-sai-pham-trong-quan-ly-
dat-dai-tai-da-nang-1000016.html
36. Trương Đắc Linh (2001), Bàn về khái niệm chính quyền địa phương
và tên gọi của Luật tổ chức HĐND & UBND hiện hành, Tạp chí KHPL
Số/2001.
37. Trương Đắc Linh (2001), Hoạt động ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của chính quyền địa phương, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Đại học
Luật TP. HCM.
38. Trương Đắc Linh, 2002, Phát huy những giá trị lịch sử, chính trị, pháp
lý của Hiến pháp 1946 trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
=266.
39. Cao Phan Long (2015), “Nâng cao hiệu quả đánh giá tác động dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ cao học Luật, Đại
học Luạt Tp. HCM.
40. Nguyễn Minh (2015), Hướng dẫn chậm ngày nào, người dân thiệt
136
ngày đó, báo đại biểu nhân dân online;
41. Bùi Dương Phú (2010), Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của UBND, HĐND cấp tỉnh: cần phải tránh lối mòn trong việc ban hành
văn bản quy phạm pháp luật,
trao-doi.aspx?ItemID=1373.
42. Trần Thị Thu Phương (2015), Hiệu quả của văn bản quy phạm pháp
luật, Tạp chí dân chủ và Pháp luật,
43. Đỗ Đức Hồng Quang (2009), “Quan điểm và tiêu chí đánh giá việc
ban hành văn bản quản lý nhà nước”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà
Nội, số 25/2009.
44. Đỗ Đức Hồng Quang (2010), Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản
quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố trực thuộc Trung ương,
Luận án tiến sỹ.
45. Ngô Hoài Sơn, 2016, Đại cương về chính sách công, NXB Lao động,
Tp. HCM.
46. Lê Hồng Sơn (1999), “Quy trình ban hành văn bản QPPL của HĐND
và UBND”, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Thông tin khoa
học pháp lý, số 3/1999.
47. Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Báo cáo Công tác kiểm
tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản năm 2016 Trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
48. Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh (2008), Báo cáo Tổng kết Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
49. Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh (2010), Báo cáo kết quả xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của TP.HCM giai đoạn 2005-2010.
137
50. Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh (2010a), Báo cáo tình hình ban
hành văn bản QPPL của UBND thành phố năm 2005-2010.
51. Hà Quang Thanh (2008), Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh, NXB Chính trị Quốc
gia.
52. Lưu Kiếm Thanh (1998), Kỹ thuật lập quy, Nhà xuất bản Lao động,
Hà Nội.
53. Nguyễn Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Hạnh (2008), Văn bản quy
phạm pháp luật, Đặc san (số 8), Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật của Chính phủ, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính,
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/06/02/91/
54. Hoài Thu (2015), Nghiên cứu đăng trên chuyên mục Nghiên cứu – Lý
luận của trang thông tin điện tử Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, thuộc
Ban Công tác đại biểu - Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
55. Nguyễn Thuỳ (2017), Yên Thế-Bắc Giang: Một quyết định gây bức
xúc lòng dân?, Kinh doanh và Pháp Luật.
56. Thanh tra Chính phủ, Báo cáo kết quả thanh tra năm 2010.
57. Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1995), Một số vấn
đề lập pháp, lập quy, Nhà xuất bản Lao động.
58. Nguyễn Quốc Việt (chủ biên) (2007), Sổ tay về nghiệp vụ soạn thảo,
thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân, Nhà xuất bản Tư pháp.
Tài liệu tiếng Anh
59. Bryan A. Garner (2013), Legal Writing in Plain English, Nhà xuất
bản University Of Chicago Press.
60. Cummins, Basics of Legal Document Preparation” Nhà xuất bản
Delmar Cengage Learning.
61. Dunlop, A. C. & Radaelli, C. M., (2011), Handbook of Regulatory
138
Impact Assessment, University of Exeter, UK.
62. Government of Western Australia, 2010, Regulatory impact
assessment guidelines;
https://www.treasury.wa.gov.au/Economic-Policy/RIA-Program/RIA-
Program/
63. Imas, LGM & Rist, RC 2009, Đường đến kết quả: Thiết kế và thực
hiện đánh giá phát triển hiệu quả, World Bank, Washington DC.
64. Jann, W & Wegrich, K 2007, ‘Theories of policy cycle’, in F
Fischer, GJ Miller & MS Sidney (eds), Handbook of Public policy analysis:
theories, politics and methods, CRC Press, Boca Raton,.
65. Margaret Temple-Smith, Deborah Cupples (2012), Legal Drafting:
Litigation Documents, Nhà xuất bản West Academic Publishing.
66. Mood, AM 1983, Introduction to policy analysis, Elsevier Science
Publishing Co., Inc, New York.
67. Poland, 2015, Guidelines for the Regulation Impact Assessment;
https://www.legislationline.org/download/action/download/id/2164/file/Poland
_Guidelines_Regulation_Impact_Assessment_.pdf.
68. Productivity Comission (Australian Government), 2012, Regulatory
impact analysis: benchmarking, Media and Publications, Melbourne.
69. The Pennsylvania State University 2008a, Definition of public policy
evaluation,
.
70. Robert Cummins (1996), Basics of Legal Document Preparation, Nhà
xuất bản Delmar Cengage Learning, 1996.
71. Regulatory Impact Assessment: Formal Institutionalization and
Practice, Volume 30, Issue 1 (Performing to Type? Institutional Performance
in New EU Member States), April 2010, pp. 117-136.,
139
https://doi.org/10.1017/S0143814X09990201,
72. The Treasury, Government of New Zealand, 2013, Regulatory impact
analysis handbook; https://treasury.govt.nz/publications/guide/regulatory-
impact-analysis-handbook.
140
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1.
BẢNG KHẢO SÁT
(Dành cho cán bộ, công chức)
Xin chào ông/bà, Tôi là. Hiện công tác tại
Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung là “Đánh giá tác
động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh”. Đề tài
này có ý nghĩa quan trọng trong việc đóng góp cho chính quyền địa phương các cấp,
trong đó có TP.Hồ Chí Minh, nâng cao chất lương ban hành văn bản của mình phục
vụ cho nhiệm vụ được giao trong hoạt động quản lý nhà nước. Để hoàn thành đề tài
này, chúng tôi mong ông/bà giành thời gian giúp đỡ chúng tôi tìm hiểu một số vấn đề
dưới đây. Chúng tôi xin bảo đảm rằng những thông tin mà ông/bà cung cấp chỉ được
sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và hoàn toàn ẩn danh.
1. Xin ông bà vui lòng cho biết một số thông tin cơ bản dưới đây:
Giới tính: .. Cơ quan công tác.................................................
Chức vụ: .....................
2. Xin ông/bà cho biết hiện nay hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp
luật của chính quyền cấp tỉnh được thực hiện đối với những văn bản quy phạm pháp
luật nào?
☐ Tất cả các văn bản
☐ Chỉ một số văn bản ................
................................................................................................................................
3. Xin ông/bà cho biết ở cơ quan của ông/bà, hoạt động đánh giá tác động văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền cấp tỉnh do chủ thể nào (ai) thực hiện?
☐ Do chính cán bộ, công chức trong từng lĩnh vực thực hiện;
☐ Do Sở Tư pháp thực hiện;
141
☐ Thuê các nhà nghiên cứu, cơ sở đào tạo bên ngoài thực hiện;
4. Xin ông/bà cho biết các tổ chức phi chính phủ có tham gia vào hoạt động đánh giá
tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh hay
không?
☐ Có ☐ Không
5. Xin Ông/bà cho biết cụ thể là tổ chức nào?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
...............................................................................................................................
6. Vai trò của Sở Tư pháp trong đánh giá văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện
như thế nào?
☐ Đóng vai trò chủ đạo, tổ chức thực hiện
☐ Đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật và nội dung.
☐ Đóng vai trò phản biện, góy ý.
☐ Đóng vai trò là người xem xét cuối cùng.
7. Xin Ông/bà cho biết, nhà nước có trả thêm chi phí cho hoạt động đánh giá này
không?
☐ Có ☐ Không
8. Ông/bà vui lòng cho biết nội dung đánh giá là gì?
☐ Tính hợp pháp
☐ Tính thực tế
☐ Tính cụ thể
☐ Chi phí và lợi ích
142
☐ Khác (Ông/bà vui lòng ghi rõ)
9. Cán bộ, công chức của cơ quan có được tập huấn về kỹ năng và kiến thức đánh giá
tác động văn bản quy phạm pháp luật hay không?
☐ Có ☐ Không
10. Nếu có, ông/bà vui lòng cho biết những khoá tập huấn này do cơ quan nào tổ
chức?
☐ Sở Nội vụ
☐ Sổ Tư pháp
☐ Trung ương
☐ Tổ chức phi chính phủ
☐ Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
11. Xin ông/bà cho biết cơ quan có công khai kết quả đánh giá tác động của văn bản
quy phạm pháp luật cho công chúng biết hay không?
☐ Có ☐ Không
12. Nếu câu trả lời là “có”, xin ông/bà cho biết, kết quả đánh giá tác động được công
bố ở đâu?
☐ Trong nội bộ lãnh đạo cơ quan?
☐ Cho mọi người trong cơ quan?
☐ Trên các phương tiện thông tin đại chúng?
☐ Trên website của cơ quan.
13. Xin ông/bà cho biết, cơ quan của ông bà có giải thích một cách rõ ràng, khoa học
sự tiếp thu (hay không tiếp thu) các ý kiến đóng góp của các bên vào bản báo cáo
đánh giá tác động hay không?
☐ Có ☐ Không
143
14. Xin ông/bà cho biết cơ quan của ông/bà có thông báo cho các bên tham gia, các
bên quan tâm về kế hoạch, bản thảo đánh giá tác động hay không?
☐ Có ☐ Không
15. Xin ông/bà cho biết cơ quan đánh giá tác động có tài liệu hướng dẫn rõ ràng, chi
tiết giúp cho các bên tham vấn tham gia để tham vấn hiệu quả hay không?
☐ Có ☐ Không
16. Xin ông/bà cho biết cơ quan đánh giá tác động có sẵn sàng trả lời chất vấn về
những thắc mắc của các bên có liên quan về báo cáo tác động văn bản quy phạm
pháp luật không?
☐ Có ☐ Không
17. Xin ông/bà cho biết cơ quan đánh giá tác động có tổ chức những buổi trả lời chất
vấn về những thắc mắc của các bên có liên quan về báo cáo tác động văn bản quy
phạm pháp luật không?
☐ Có ☐ Không
18. Xin ông/bà cho biết bộ phận nào (hoặc chủ thể nào) kiểm tra chất lượng của các
báo cáo tác động văn bản quy phạm pháp luật?
19. Xin ông/bà cho biết các phương pháp thu thập thông tin mà cơ quan thường sử
dụng để thu thập trong quá trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật?
☐ Phỏng vấn tại chỗ.
☐ Gửi câu hỏi trước.
☐ Tổ chức các cuộc họp để lấy ý kiến chung.
☐ Khảo sát.
☐ Khác (Ông/bà vui lòng ghi rõ): .....................................................................
144
20. Xin ông/bà cho biết hàng năm, cơ quan có kế hoạch và kinh phí cho hoạt động
đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật hay không?
☐ Có ☐ Không
21. Xin ông/bà cho biết cách lý giải của cơ quan về vấn đề đánh giá tác động văn bản
trong thực tế?
..
22. Cơ quan cấp trên có tài liệu hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật thực hiện đánh giá tác
động văn bản quy phạm pháp luật ở cấp tỉnh hay không?
☐ Có ☐ Không
23. Nếu câu trả lời là “có”, xin ông/bà cho biết, tài liệu của cơ quan nào? Tài liệu đó
có hữu ích hay không?
☐ Có ☐ Không
24. Xin ông bà cho biết những căn cứ mà cơ quan bàn hành VBQPPL thường dựa
vào để ban hành VBQPPL.
☐ Thực tế địa phương
☐ Tư vấn của các nhà khoa học
☐ Chưa dựa trên chứng cứ
☐ Số liệu thu thập được
Xin cảm ơn ông/bà đã giành thời gian cho chúng tôi. Chúng tôi xin gửi đến ông/bà
lời chúc sức khoẻ và thành công.
..Hết
145
PHỤ LỤC 2.
MÔ TẢ SỐ LIỆU KHẢO SÁT
Chuyên đề sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi. Số phiếu
phát ra là 450 phiếu. Số phiếu thu về là 360 phiếu, chiếm tỷ lệ 80%. Sau khi
thu phiếu về, tác giả Luận văn tiến hành lọc phiếu chỉ còn 258 phiếu hợp lệ,
chiếm 71,7%. Đối tượng khảo sát được thể hiện ở Bảng 1 dưới đây:
Vị trí công tác Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ công dồn
Ban dân tộc tỉnh Bình Phước 1 0.39 0.39
VP. HDND Tp. Cần Thơ 4 1.55 1.94
VP. HDND Tp. HCM 2 0.78 2.71
Vp. UBDN Tp. H.CM 1 0.39 3.1
VP. UBND tỉnh Bình Phước 5 1.94 5.04
Quản lý thị trường Tp. Da Nang 1 0.39 5.43
Sở GDDT Tinh Lâm Đồng 2 0.78 6.2
Sở KHDT tinh Hưng Yên 4 1.55 7.75
Sở Tp TP. HCM 16 6.2 13.95
Sở Tư Pháp Bình Phước 4 1.55 15.5
VP HDND tinh Bình Phước 2 0.78 16.28
Thanh tra Bình Phước 3 1.16 17.44
Thanh tra tinh Bình Phước 6 2.33 19.77
VP. UBND TP. Cần Thơ 10 3.88 23.64
VP HDND Hưng Yên 12 4.65 28.29
VP HDND TP. HCM 18 6.98 35.27
VP HDND Tinh Bạc Liêu 8 3.1 38.37
VP HDND Tinh Phú Yên 14 5.43 43.8
VP HDND Vĩnh Phúc 13 5.04 48.84
VP HDND tinh Bình Phước 12 4.65 53.49
VP HDND tinh Lâm Đồng 11 4.26 57.75
146
VP UBND Hưng Yên 13 5.04 62.79
VP UBND TP. Đà Nẵng 22 8.53 71.32
VP UBND Tinh Bạc Liêu 7 2.71 74.03
VP UBND Tinh Lâm Đồng 8 3.1 77.13
VP UBND Tinh Phú Yên 11 4.26 81.4
VP UBND Tinh Vĩnh Phúc 11 4.26 85.66
VP UBND Tp. HCM 18 6.98 92.64
VP UBND tinh Bình Phước 7 2.71 95.35
Văn phòng HDND TP. Đà Nẵng 12 4.65 100
Total 258 100
Bảng 1. Đối tượng khảo sát
(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, chính quyền địa phương
cấp tỉnh bao gồm Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm Văn phòng, các Sở và phòng Ban. Đối tượng
khảo sát của đề tài đang công tác tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn
phòng Uỷ Ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, Ban dân tộc và
một số Sở như Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong đó
Văn phòng UBND và HĐND chiếm tỷ lệ cao nhất do đây là hai bộ phận quan
trọng tham gia vào việc ban hành và đánh giá tác động của văn bản trước khi
ban hành. Chẳng hạn như vào năm 2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành tổng cộng 74 văn bản
quy phạm pháp luật, trong đó: Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành 12
Nghị quyết, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành 62 Quyết định. Sở Tư pháp
và Thanh tra tỉnh cũng có liên quan nên cũng là đối tượng khảo sát. Trong các
sở chuyên môn, tác giả nhận thấy Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Ban Dân tộc có liên quan đến những văn bản, chính sách quan trọng
nên cũng là đối tượng khảo sát của đề tài.
Về giới tính, có 112 cán bộ, công chức là nữ chiếm 43%, 146 là nam
147
chiếm 57%, được thể hiện ở Bảng 2 dưới đây.
Giới tính Số lượng Tỷ lệ %
Nữ 112 43
Nam 146 57
Total 258 100
Bảng 2. Giới tính của đối tượng khảo sát
(Nguồn: Khảo sát của đề tài)
Về chức vụ, đề tài khảo sát của đề tài đa phần là chuyên viên và tương
đương, chiếm tới 86,82%. Số người giữ chức vụ Phó chủ tịch tỉnh, Chánh Văn
phòng và tương đương, Phó Chánh văn phòng và tương đương, Trương ban và
tương đương, Phó ban và tương đương chỉ chiếm khoảng 14%.
Chức vụ Số lượng Tỷ lệ %
Phó Chủ tịch tỉnh 1 0.39
Chánh văn phòng và tương
đương
5 1.94
Phó Chánh VP và tương đương 3 1.16
Trưởng ban và tương đương 11 4.26
Phó ban và tương đương 15 5.81
Chuyên viên và tương đương 224 86.82
Tổng cộng 258 99.99
Bảng 3. Chức vụ của đối tượng khảo sát
(Nguồn: Khảo sát của đề tài)