Tổ chức rộng khắp các lớp đào
tạo và đào tạo lại nhân lực cho các DN thuộc ngành đặc biệt là khóa hoặc nâng
cao năng lực quản lý cho những người muốn hoặc mới thành lập DN, các khóa
học về phương pháp quản lý hiện đại cho các DN thuộc ngành CNNDS. Bên
cạnh đó bổ sung thêm chức năng tư vấn và hỗ trợ cho các DN thuộc ngành
CNNDS hệ thống thông tin trong nước và quốc tế. Hiện nay chưa có đơn vị nhà
nước nào cung cấp được cho các DN thuộc ngành CNNDS một hệ thống thông
tin hoàn chỉnh và thiết thực làm nền tảng cho việc ra các quyết định đầu tư,
phát triển hoặc vươn ra thị trường quốc tế.
241 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước Mỹ la tinh và một số nước châu Âu. 3- trg 4,5.
Ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến tại VN cũng đã đa dạng hóa, phát
triển với các thể loại đặc biệt và các hình thức mới như trò chơi trên mạng xã hội
SNS và điện thoại di động. Hầu hết các trò chơi SNS được phát triển trong nước..
Tuy nhiên, ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến VN so với Trung Quốc và Hàn
Quốc vẫn còn quá thua kém. Ở Hàn Quốc, có khoảng 150 ngàn trò chơi nhưng
doanh thu của họ trong năm 2012 là 2 tỷ USD, trong khi ở Trung Quốc với 500
nghìn trò chơi, doanh thu đã lên đến 4 tỷ USD 6.
Hơn nữa trên thế giới, đặc biệt là ở những nước phát triển như Mỹ, Nhật
Bản, Trung Quốc, loại hình game giáo dục đang ngày càng được ưa chuộng
bởi những ưu điểm về mặt giải trí cũng như về hiệu quả giáo dục. Tại VN, loại
hình game thiên về giải trí vẫn đang chiếm ưu thế, trong đó không ít game mang
nặng tính bạo lực, gây ảnh hưởng đáng lo ngại đến việc học tập cũng như quá
hình phát triển nhân cách của thế hệ trẻ - đối tượng khách hàng chủ yếu của thị
trường game
202
Cung cấp nội dung qua Internet
Như đã nói ở trên, dịch vụ cung cấp nội dung được coi là một trong những lĩnh
vực khởi đầu của ngành CNNNDS, được xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển
của Internet VN.Các loại hình dịch vụ bao gồm: Website, cổng thông tin điện tử; Báo chí
điện tử; Thiết kế, tiếp thị, quảng cáo trên Internet; Mua bán qua mạng Internet.
Khi sử dụng công cụ tìm kiếm đánh giá xếp hạng trên trang web
www.siteratios.com cho các website Zing.vn, vnexpress.net, vatgia.vn, dantri.vn,
vietnamnet.vn, tuoitre.vn, .... ngày 11.07.2014, có 3 website đang đứng trong top
1000 website có số lượt truy cập lớn nhất thế giới là vnexpress: đứng vị trí 393;
zing.vn ở vị trí 731 và 24h.com.vn ở vị trí 943. Báo tuổi trẻ và báo Vietnamnet đều
không nằm trong Top 1000 này. Trong khi đó website vatgia,vn đang đứng đầu
bảng xếp hạng alexa.com lại đang
đứng ở vị trí rất khiêm tốn: 200.455 kém rất xa vnexpress.net và zing.vn. Đây là lý
do vì sao có rất nhiều nghiên cứu đã không đồng tình với bảng xếp hạng của Alexa
vì sự sai lệch khá lớn so với thực tế.
Báo điện tử đang chiếm ưu thế sau khi vượt mặt báo nói, báo hình và đặc
biệt là báo in, trong báo cáo tỷ lệ người dân sử dụng các phương tiện truyền thông,
nghe nhìn do Bộ TT-TT tiến hành, tỷ lệ người dùng Internet vượt độc giả đọc báo,
nghe đài và báo giấy để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng hàng ngày
phổ biến nhất tại VN, với tỷ lệ 42%. Đại diện của Google đưa ra những thống kê
cho thấy, người VN đang đứng thứ hai về thời gian sử dụng Internet so với các quốc
gia trong khu vực (sau Thái Lan) với 26,2 giờ/tháng. Người dùng Internet ngày
càng trẻ với độ tuổi truy cập nhiều nhất là từ 25-35 tuổi và tỷ lệ người dùng Internet
để tìm kiếm thông tin chiếm tới 94%. Trong khi đó có thể thấy các website được
xếp hạng đều nằm trong lĩnh vực cung cấp thông tin mang tính chất giải trí, thông
tin đơn giản và thiếu chiều sâu. Việc định hướng thông tin cho giới trẻ là rất quan
trọng nhưng các trang thông tin chỉ quan tâm tới việc thu hút số lượng người vào
(page view và visitors) nên vấn đề “rác” trong thông tin thực sự rất nan giải đối với
cơ quan quản lý nhà nước.
Phát triển nội dung cho điện thoại di động
Năm 2002 Trung tâm CdiT (hiện nay là Viện công nghệ Thông tin và Truyền
thông CDIT thuộc Học viện CNBCVT) tiên phong trong lĩnh vực này với dịch vụ dự
đoán kết quả World Cup. Hiện nay có hơn 200 doanh nghiệp trong lĩnh vực này với các
203
loại hình dịch vụ chính: Tải nhạc chuông, logo, hình nền cho thiết bị di động; Tin nhắn
trúng thưởng; Tin nhắn thông tin; tư vấn sức khoẻ, tư vấn an toàn giao thông,
Ngày nay các dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT) đóng vai trò quan trọng đối với nhà
khai thác trong việc giữ chân khách hàng, giảm tỷ lệ rời dịch vụ cũng như tăng doanh thu
ARPU của dịch vụ. Sự phát triển của Internet băng rộng cố định và di động đã mở ra kỷ
nguyên hội tụ giữa viễn thông và truyền hình và từ đây các dịch vụ GTGT trên đó (OTT)
đã cho phép người tiêu dùng được dễ dàng tiếp cận đến nhiều dịch vụ NDS như báo điện
tử, chia sẻ phim ảnh, và sự lên ngôi của nhiều mạng xã hội lớn thu hút hàng trăm triệu
người dùng trên toàn thế giới. Sự tiến bộ này đã làm thay đổi tỷ trọng doanh thu của các
dịch vụ viễn thông truyền thống như thoại cố định, thoại di động, tin nhắn SMS ngày
càng suy giảm, ngược lại doanh thu mang lại từ các dịch vụ GTGT ngày càng trở nên
quan trọng đối với nhà mạng.
Đến nay, doanh thu của SMS/MMS vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất 70% với các dịch
vụ xổ số, tư vấn hay tương tác bình chọn; Nhạc chờ; Game và một vài nội dung trên nền
3G băng rộng. Tiếp sau là doanh thu của nhạc chuông chờ (RBT) và thứ 3 là App/Game
5
. Tuy nhiên mảng SMS/MMS đang ngày càng vào ngưỡng bão hòa và đó là điều khiến
nhiều các công ty cung cấp nội dung nhỏ sử dụng nhiều cách để kiếm tiền từ người dùng.
Và đây là lý do gây mất lòng tin cho người dùng rất lớn khiến chính phủ phải vào cuộc
để chấn chỉnh lại bằng cách thu hồi rất nhiều những đầu số của các doanh nghiệp đã vi
phạm nghiêm trọng các quy định về kinh doanh nội dung số, tin nhắn rác.
Bất cập nhất trong loại hình dịch vụ này là sự phụ thuộc quá lớn của doanh
nghiệp vào các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (Telco). VN hiện có 5 công ty viễn
thông lớn: Vinaphone, Mobile phone, Viettel, VietnamMobile,... Không thể phủ
nhận rằng giai đoạn 2012 - 2015 sẽ là cao trào của các dịch vụ giá trị gia tăng nền di
động, đồng nghĩa với việc sẽ phát sinh hàng chục nghìn tỉ đồng doanh thu từ các
dịch vụ này. Nhưng trên thực tế, số % mà các công ty cung cấp nội dung là không
nhiều thậm chí nhiều dịch vụ không đủ để tái đầu tư và phát triển nội dung có chất
lượng cao hơn, tốt hơn. Đã có rất nhiều tranh cái giữa các công ty nội dung và Telco
về vấn đề phân chia doanh thu. Tuy nhiên đến nay, bài toán này vẫn chưa có cách
giải thoả đáng.
Thư viện điện tử, Kho dữ liệu số
Tại VN, Thư viện điện tử, kho dữ liệu số được xuất hiện cùng với các
chương trình, chiến lược của ngành, quốc gia. Nhiều công ty cung cấp dịch vụ thiết
kế, xây dựng, cập nhật, quản lý nội dung cho các kho dữ liệu số. Một số dự án rất
204
nổi bật được trao nhiều giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế như Dự án Hệ
cơ sở dữ liệu chuyên ngành Dân số Việt Nam đã được trao giải thưởng Công nghệ
thông tin xuất sắc ASEAN 2010. Năm 2011, Dự án này tiếp tục được trao giải
thưởng dự án ứng dụng công nghệ thông tin xuất sắc khu vực Châu Á–Thái Bình
Dương theo sự bình chọn của tập đoàn FutureGo 4. Những dự án khác về cơ sở dữ
liệu Kinh tế XH của Bộ KHĐT; Tài nguyên đất của Bộ tài nguyên môi trường; Cán
bộ công chức của Bộ Nội vụ; Luật củaVăn phòng quốc hội đã bước đầu cung cấp
dữ liệu và đem lại nhiều giá trị lớn.
Bên cạnh đó, đã có rất nhiều kho dữ liệu : kho dữ liệu tra cứu văn bản pháp
luật; kho dữ liệu về các tài liệu nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng; nhiều
website lưu trữ dữ liệu như: Thư viện Đề thi & Kiểm tra : dethi.violet.vn; tra cứu
tài liệu số của thư viện Quốc gia VN: dlib.nlv.gov.vn/CMPortal/Default.aspx?
TabId... và rất nhiều những thư viện chia sẻ tài liệu, luận văn, biểu mẫu,... Hầu hết
những website này đều của các công ty tư nhân, thậm chí của một vài cá nhân xây
dựng nên nên số lượng tài liệu rất hạn chế. Chủ yếu phục vụ nhu cầu tìm tài liệu tra
cứu để làm luận án, luận văn đại học. Việc chia sẻ tài liệu này dựa trên hình thức
nộp phí qua ngân hàng hoặc thẻ điện thoại. Nhìn chung những website đó chưa thể
gọi là thư viện số hay kho dữ liệu số do dữ liệu thông tin quá ít, giá trị không cao và
chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin rộng lớn của người dùng.
Phim số, đa phương tiện số
Theo hình thức truyền thông thông thường, với một loại hình báo chí thông
tin được truyền tải mang tính chất đơn nhất, công chúng chỉ có thể được tiếp cận
thông tin bằng cách đọc, nghe hoặc xem, nhưng với phương thức truyền thông đa
phương tiện, tính chất đơn nhất ấy đã bị phá vỡ, khi thể hiện một nội dung thông tin
trên các website, người ta có thể vừa thể hiện bằng bản chữ viết (text), vừa trình
bày, minh họa hoặc bằng hình ảnh (picture, video), âm thanh (audio) đó là phương
thức truyền tải thông tin đặc thù của truyền thông đa phương tiện. Hiện nay gần như
tất cả các trang thông tin đều tích hợp thêm tính năng nghe nhạc, xem phim (clip)
với các hình ảnh sống động, bắt mắt. Truyền hình Internet cũng phát triển nhanh
chóng từ các nhà cung cấp chính thống như VTV, VTC, VASC, FPT Telecom, ..
đến các website lấy lại chương trình như :
. Thế giới website xem phim trực tuyến, kho
phim trực tuyến như: hdonline.vn; phimvang.com; www.khophim365.vn;.. cũng rất
phong phú. Không những thế việc kết hợp giữa truyền hình số và viễn thông đã
205
giúp cung cấp các dịch vụ truyền hình ngay trên điện thoại di động. Các sản phẩm
của VTV Plus; TIVImobilevn; TIVIvinaphone,... đang giúp người dùng có thể xem
các chương trình truyền hình mọi nơi,mọi lúc miễn là có sóng điện thoại. Tuy
nhiên cũng giống như rất nhiều loại sản phẩm khác của nội dung số, vi phạm bản
bản quyền nội dung số hiện nay cũng là vấn đề lớn cản trở sự phát triển của lĩnh vực
này. Thông tin, clip, bản nhạc rất dễ bị sao chép và lan truyền theo tốc độ, sự mở
rộng của Internet. Việc phát hiện vi phạm này không khó nhưng để xử lý, thực thi
pháp luật lại không dễ dàng. Chính vì vậy, năm 2013, Hội Truyền thông số đã
thành lập Trung tâm bản quyền số và bước đầu đang có những hoạt động nhằm hỗ
trợ doanh nghiệp giảm thiểu được những thiệt hại trong vấn đề bản quyền.
Như vậy có thể thấy, ngành CNNDS VN có những lợi thế nổi bật về số
lượng người dùng, về hạ tầng viễn thông và sự thích ứng nhanh với những thay đổi
của thị trường thế giới. Tuy vậy, ngành CNNDS ở VN chưa có một sản phẩm cạnh
tranh nổi bật mà đầu tư dàn trải, không định hướng, không điểm nhấn. Nguyên nhân
một phần bởi nguồn thông tin về ngành để giúp các doanh nghiệp xác định chiến
lược, mục tiêu phát triển cho từng năm hoặc dài hơi hơn rất ít. Thông tin chính
thống và nhiều nhất chỉ nằm trong hai trang của cuốn Sách trắng do Bộ TT và TT
xây dựng. Nhưng số liệu này chỉ phản ánh về doanh thu, số lượng lao động, mức
lương bình quân ... mà chưa phản ánh đầy đủ, chi tiết về CNNDS Việt Nam. Các
cuộc điều tra, khảo sát vẫn mang tính cục bộ, không thường xuyên và thiếu tính hệ
thống. Vì vậy, kết quả không phản ánh toàn diện về CNNDS, cũng như chưa được
lưu trữ thành một hệ thống nhất quán. Mặt khác, việc tiếp cận thông tin về kết quả
các cuộc khảo sát điều tra đối với những doanh nghiệp quan tâm còn gặp nhiều khó
khăn. Trong khi đó NDS là ngành CN mà sự cạnh tranh là không biên giới do sự
xâm nhập thị trường dễ dàng và nhanh chóng của các doanh nghiệp lớn thông qua
mạng Internet, các doanh nghiệp Việt nam đang gặp phải sự cạnh tranh quá lớn và
không cân sức. Vì vậy, VN cần xây dựng một xây dựng một hệ thống thông tin
đầy đủ về ngành CNNDS tại VN để giúp các doanh nghiệp ra được các quyết định
phù hợp về đầu tư, phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, với sự thiếu và yếu của nguồn
nhân lực hiện nay, rất cần thiết cả nhà nước và doanh nghiệp phải tham gia vào việc
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực quan trọng nhất trong ngành Công
nghiệp này.
206
Phụ lục 12. Kinh nghiệm của Việt Nam và quốc tế
về tuyển và sử dụng thực tập sinh
Google, Facebook, Microsoft hay bất cứ một hãng công nghệ nào khác trên thế giới
đều trả lương mức lương rất hấp dẫn cho thực tập sinh (còn được gọi là khoản trợ
cấp thực tập). Theo nghiên cứu của trang web chuyên về lĩnh vực nghề nghiệp
Glassdoor.com, công việc thực tập kĩ sư phần mềm tại Facebook có thể mang tới
cho thực tập sinh mức lương lên đến 8.700 USD/ tháng - tương đương với khoản
tiền lương là 104.400 USD/năm. Tấtnhiên, không phải thực tập sinh nào ở
Facebook cũng đều có thể đạt được mức lương lớn như thế bởi nó còn phụ thuộc
vào năng lực của bản thân họ.Tuy nhiên, phát ngôn viên của Glassdoor cũng nhấn
mạnh rằng mức lương cho một thực tập sinh kĩ sư phần mềm ở Facebook trung bình
khoảng 6.036 USD/tháng, mức lương trung bình cho các thực tập sinh ở vị trí kĩ sư
không chuyên về phần mềm cũng chỉ kém hơn một chút, vào khoảng 5.862
USD/năm.
Còn ở Google mức lương của một thực tập sinh trung bình là: 5.991 USD/tháng;
Exxon Mobil dẫn đầu danh sách này với mức lương 6.508 USD. Thực tập sinh tại
các hãng công nghệ nổi tiếng khác cũng có mức lương rất cao so với mặt chung
như: Amazon là 5.489 USD/tháng, Microsoft là 5.462 USD/tháng và Apple là 4.770
USD/tháng. Các hãng công nghệ đứng cuối bản danh sách này là Yahoo, BP, Intuit
và Dell. Nhìn chung mức lương trung bình cho các thực tập sinh kĩ sư phần mềm
vào khoảng 5.666 USD/tháng. Đáng chú ý, Facebook còn hỗ trợ thêm các thực tập
sinh một khoản tiền phụ cấp khoảng 1.000 USD/tháng bao gồm tiền nhà và các chi
phí sinh hoạt cơ bản khác.
Mức lương hấp dẫn như vậy là lý do để hàng trăm nghìn sinh viên trên khắp thế giới
sẵn sàng nộp hồ sơ với mong muốn kiếm một vị trí thực tập tại các hãng công nghệ
nổi tiếng này. Như Google năm 2013, công ty chỉ thuê 1.500 thực tập sinh mùa hè
mà có đến hơn 40.000 ứng viên tài năng đạt chuẩn.
Tuy nhiên, trên thực tế, các hãng công nghệ thường thu được nhiều hơn rất nhiều so
với mức lương họ đã bỏ ra. Nếu thu hút được nhiều thực tập sinh tài năng,
Facebook sẽ giảm được một khoản chi phí tiền lương khổng lồ, bởi nếu thuê một kĩ
sư phần mềm làm việc toàn thời gian, Facebook sẽ phải trả khoản tiền lương
111.453 USD/nămvà chi phí tiền lương cho một kĩ sư phần mềm cao cấp có thể lên
tới 132.000 USD/năm. Trong khi đó các thực tập viên khi gia nhập Công ty sẽ phải
207
làm việc như một nhân viên thực sự. Họ còn là những người trẻ, tài năng, nhiều ý
tưởng sáng tạo – một tài sản quý mà bất kỳ hãng công nghệ nào cũng muốn có. Đó
là lý do vì sao, như đã nói ở trên, các hãng luôn tổ chức rất nhiều sự kiện ở các
trường đại học danh tiếng và thu hút ngay cả sinh viên năm thứ nhất tham gia.
Ở Việt nam, một số DN lớn trong ngành CNNDS như VTC, VMG, VNG, CMC
cũng đã thực hiện hình thức này khá thành công. Để thu hút tài năng, VNG có tới
bốn chương trình dành cho sinh viên:
VNG Fresher: VNG Fresher là chương trình Tuyển Dụng & Ðào Tạo nhằm phát
hiện ra những tài năng trẻ, những sinh viên năm cuối hoặc mới tốt nghiệp, năng
động, ham học hỏi và có kiến thức chuyên môn cao để trở thành chuyên viên cao
cấp của VNG.
VNG Internship: Lựa chọn những sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 tại trường để tham
gia các chương trình trình thực tập tại VNG
Chương trình hội thảo: Tổ chức các buổi giao lưu với chuyên gia phát triển các sản
phẩm nổi tiếng của VNG như Ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí Zalo, Game
Liên Minh Anh Hùng, Game Khu Vườn Trên Mây... Bên cạnh đó còn có rất nhiều
chủ đề khác như “Làm thế nào để phát triển một sản phẩm mobile thành công",
“CNNDS ở thời đại mới”,...
Chương trình VNG Tour: VNG tổ chức tham quan thực tế mô hình sản xuất và
phát triển Game, tham quan khu vận hành của Cổng thông tin giải trí lớn nhất Việt
Nam: Zing.vn, phòng tập Gym hiện đại dành riêng cho nhân viênGiúp cho những
sinh viên có quan tâm hình dung được nhân viên ở công ty hàng đầu trong lĩnh vực
Internet tại Việt Nam sẽ bắt đầu công việc hàng ngày ra sao? Các sản phẩm của
VNG đang được vận hành như thế nào?
Với một ngành luôn đòi hỏi sự sáng tạo, sự đổi mới như ngành CNNDS thì những
việc làm như VNG đã giúp thu hút được những người tài năng trẻ tuổi và đầy nhiệt
huyết. Đây cũng là một phần lý do vì sao VNG phát triển nhanh chóng trong hơn 10
năm và trở thành DN đứng đầu lĩnh vực NDS tại Việt nam.
208
Phụ lục 13. Sơ đồ phát triển của Công ty VMG
từ năm 2006 đến 2014
Nguồn: Phòng NSHC VMG
Phụ lục 14. Mẫu đánh giá tháng của Công ty VMG
(sử dụng trên phần mềm)
Nhóm
CV
Tên công
việc
Tỷ trọng
(%)
Thời
gian
Ngày bắt
đầu
Ngày kết
thúc
Cam kết
(KPI
đánh
giá)
Bộ phận
cần hỗ
trợ
Nội
dung cần
hỗ trợ
Kết quả
Thực
hiện
Tỷ lệ
hoàn
thành %
TBP
đánh giá
%
Ý kiến
của Nhân
Viên
Ý kiến
của
TBP
Nguồn: Mẫu đánh giá tháng của Công ty cổ phần Truyền thông VMG
209
Phụ lục 15. Danh sách 34 cá nhân và doanh nghiệp tham gia phỏng vấn
chuyên sâu
Họ và tên: Công ty hiện
đang làm việc Chức vụ Tuổi:
Giới
tính:
Trình
độ
chuyên
môn
1 Nguyễn Văn Thanh
PTA
VIETNAM
Trưởng
phòng chức
năng
Từ 30 -
40 Nam
Đại
học
2 Vũ Hương Lan
Công ty CP
Thanh toán
điện tử VNPT
Trưởng
phòng nhân
sự/phụ trách
nhân sự
Từ 30 -
40 Nữ
Đại
học
3 Đặng Thị Việt Quyên
Công ty Phần
mềm và truyền
thông VASC
Trưởng
phòng nhân
sự/phụ trách
nhân sự
Dưới
30 Nữ
Đại
học
4 Phạm Minh Tuấn
Công ty cổ
phần truyền
thông VMG
Chủ doanh
nghiệp/ giám
đốc;
Từ 30 -
40 Nam
Thạc
Sỹ
5 Phan Van Thang Smart Media
Trưởng
phòng chức
năng
Từ 30 -
40 Nam
Thạc
Sỹ
6 Lê Anh Tuấn Công ty Tekmobi
Chủ doanh
nghiệp/ giám
đốc;
Từ 41 -
50 Nam
Thạc
Sỹ
7 Hồ Nguyên Vũ VietHorizon
Trưởng
phòng chức
năng
Dưới
30 Nam
Đại
học
8 Nguyễn Tiến Dũng Vinova
Chủ doanh
nghiệp/ giám
đốc;
Từ 30 -
40 Nam
Thạc
Sỹ
9 Vương Khánh Toàn
Pross Media
Corp.
Chủ doanh
nghiệp/ giám
đốc;
Từ 30 -
40 Nam
Đại
học
10 Nguyễn Viết Lâm VTC Intecom
Trưởng
phòng nhân
sự/phụ trách
nhân sự
Từ 30 -
40 Nam
Đại
học
210
11 Nguyễn Thọ Đức Bluesea
Trưởng
phòng nhân
sự/phụ trách
nhân sự
Từ 30 -
40 Nam
Đại
học
12 Phan Viết Hoàn
Cty Cổ phần
giải pháp hệ
thống thông tin
ISSVN
Chủ doanh
nghiệp/ giám
đốc;
Từ 30 -
40 Nam
Thạc
Sỹ
13 Nguyễn Kim Anh CP Emobi
Trưởng
phòng nhân
sự/phụ trách
nhân sự
Dưới
30 Nữ
Đại
học
14 Đinh Thị Minh Hậu FPT
Trưởng
phòng nhân
sự/phụ trách
nhân sự
Từ 30 -
40 Nữ
Đại
học
15 Vương Chí Dũng
Công ty cổ
phần Thương
mại và Truyền
thông VTM
Việt Nam
Chủ doanh
nghiệp/ giám
đốc;
Từ 30 -
40 Nam
Đại
học
16 Ngô Liên Hương Công ty Icom
Trưởng
phòng chức
năng
Từ 30 -
40 Nữ
Thạc
Sỹ
17 Nguyễn Thị Thúy VDC
Trưởng
phòng nhân
sự/phụ trách
nhân sự
Từ 41 -
50 Nữ
Thạc
Sỹ
18 Bùi Minh Hà
Công ty CP
Truyền thông
ID
Chủ doanh
nghiệp/ giám
đốc;
Từ 30 -
40 Nữ
Đại
học
19 Nguyễn Thị Thúy Ngần
Công ty Cổ
phần truyền
thông
VIetnamnet
Trưởng
phòng nhân
sự/phụ trách
nhân sự
Từ 30 -
40 Nữ
Đại
học
20 Phan Thị Lê Vân Công ty VNNPlus
Trưởng
phòng nhân
sự/phụ trách
nhân sự
Từ 30 -
40 Nữ
Thạc
Sỹ
21 Nguyễn Văn Hùng BHMedia
Trưởng
phòng nhân
sự/phụ trách
nhân sự
Dưới
30 Nam
Thạc
Sỹ
211
22 Nguyễn trọng Thơ Công ty Inet
Chủ doanh
nghiệp/ giám
đốc;
Từ 30 -
40 Nam
Thạc
Sỹ
23 Lê Chí Dũng Công ty CMC Trưởng phòng
Từ 30 -
40 Nam
Thạc
Sỹ
24 Nguyễn Vĩnh Cường
Deco Online
Entertaiment
Chủ doanh
nghiệp/ giám
đốc;
Từ 30 -
40 Nam
Đại
học
25 Phùng Tuấn Dũng SCTV Trưởng phòng
từ 25
đến 30 Nam
Đại
học
26 Cao Xuân Bách Misa jsc Trưởng phòng
từ 31
đến 35 Nam
Đại
học
27 Nguyễn Văn Dũng Lemon Media Trưởng phòng
từ 25
đến 30 Nam
Trên
đại
học;
28 Bùi Minh Tân Công ty Cổ phần NEO
Trưởng
phòng
từ 20
đến 25 Nam
Trên
đại
học;
29 Trần Duy Khánh Tầm Tay Trưởng phòng
từ 20
đến 25 Nam
Đại
học
30 Nguyễn Thế Vinh Cty Mạng Xuyên Việt
Trưởng
phòng
từ 25
đến 30 Nam
Đại
học
31 Trần Đức Anh
Công ty Bạch
Minh (Vega
Corp)
Trưởng
phòng
từ 20
đến 25 Nam
Đại
học
32 Bùi Thị Hồng Thắm Fifth Media
Trưởng
phòng
từ 25
đến 30 Nữ
Đại
học
33 Chử Thị Lan Thủ Đô Multimedia
Trưởng
phòng
từ 25
đến 30 Nữ
Đại
học
34 Lê Quang Hưng
Công ty CP
Pyramid Việt
Nam
Trưởng
phòng
từ 25
đến 30 Nam
Đại
học
212
Phụ lục 16: Phiếu đánh giá chương trình đào tạo
Tên khóa đào tạo: Địa điểm tổ chức:
Ngày đào tạo: Giảng viên:
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cũng như công tác chuẩn bị cho các buổi đào
tạo, bạn vui lòng khoanh tròn câu trả lời theo thang điểm dưới đây.
Mức độ đánh giá như sau:
1 2 3 4 5
Kém Cần cải thiện Đạt yêu cầu Tốt Xuất sắc
I. NGUYÊN NHÂN BẠN THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO NÀY
1. Nhu cầu công việc 3. Cấp trên yêu cầu
2. Mong muốn bản thân 4. Nguyên nhân khác
II. THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Bạn thấy thời gian đào tạo có hợp lý không?
1. Quá dài 2. Vừa đủ 3. Không đủ
III. ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Nội dung chương trình đào tạo hữu ích và đáp
ứng được mong đợi của bạn
1 2 3 4 5
2. Nhiều kiến thức mới và phù hợp được đề cập
đến trong khoá học.
1 2 3 4 5
3. Việc phân bổ thời gian giữa các phần lý
thuyết/thực hành/thảo luận là hợp lý. 1 2 3 4 5
4. Nội dung buổi đào tạo có thể ứng dụng vào
công việc của bạn.
1 2 3 4 5
213
5. Phần nào của khóa học là hữu ích và tâm đắc nhất đối với bạn?
..
..
6. Phần nào của khóa học là không cần thiết đối với bạn?
..
..
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢNG VIÊN
1. Phương pháp trình bày của giảng viên rõ
ràng, dễ hiểu, đơn giản và dễ nhớ
1 2 3 4 5
2. Người dẫn dắt đưa ra ví dụ thực tế, hữu ích 1 2 3 4 5
3. Người dẫn dắt thay đổi nhiều phương pháp
trình bày tránh nhàm chán
1 2 3 4 5
4. Người dẫn dắt đưa ra những giải thích rõ
ràng cho các vấn đề thảo luận và các câu hỏi
của học viên
1 2 3 4 5
5. Nhận xét khác về người trình bày/phương pháp (nếu có)
..
..
..
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KHÓA HỌC
1. Phòng học và trang thiết bị tốt 1 2 3 4 5
2. Tài liệu học viên đầy đủ, trình bày rõ ràng 1 2 3 4 5
3. Đánh giá chung của bạn về tổ chức khóa học 1 2 3 4 5
214
4. Nhận xét khác về tổ chức khóa học và chất lượng phục vụ (nếu có)
..
..
..
5. Đánh giá chung của bạn về toàn bộ khóa học
Cấp trên ủng hộ tôi tham gia
khóa học này 1 2 3 4 5
Nội dung đào tạo có ích cho
công việc của tôi
1 2 3 4 5
Lần đào tạo này vượt ngoài
mong đợi của tôi 1 2 3 4 5
Tôi hài lòng với khóa đào tạo
này và mong muốn được tham
gia các khóa tiếp theo
1 2 3 4 5
6. Những định hướng và cam kết của bạn
• Những hành vi/thái độ bạn sẽ thay đổi
..
..
..
• Những mục tiêu bạn mong muốn đạt được sau 06 tháng
..
..
..
Cám ơn những ý kiến đóng góp của bạn!
215
Phụ lục 17. Phiếu đánh giá hiệu quả làm việc
(dành cho người phụ trách có nhân viên tham gia chương trình đào tạo)
Tên khóa đào tạo: Địa điểm tổ chức:
Người đánh giá:
Chức danh:
(Là phụ trách trực tiếp của người
được đánh giá)
Người được đánh giá:
Chức danh:
Nhằm tìm hiểu về việc ứng dụng những kiến thức, kỹ năng và thái độ được học vào
công việc thực tế và giúp nâng cao hiệu quả công việc, bạn vui lòng khoanh tròn
câu trả lời theo thang điểm dưới đây.
Mức độ đánh giá như sau:
1 2 3 4 5
Kém Cần cải thiện Đạt yêu cầu Tốt Xuất sắc
I. ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC ỨNG DỤNG VỚI CÔNG VIỆC
1. Nhân sự có ứng dụng mới trong công việc 1 2 3 4 5
2. Nhân sự có những cải tiến và sáng tạo
trong công việc 1 2 3 4 5
3. Nhân sự tự tin hơn với những phần việc
đã được qua đào tạo 1 2 3 4 5
4. Nhân sự linh hoạt và phản ứng nhanh hơn
với các công việc phát sinh 1 2 3 4 5
216
II. KẾT QUẢ LÀM VIỆC
1. Năng suất lao động gia tăng, đạt được các
mức KPI cao hơn. 1 2 3 4 5
2. Chất lượng công việc tốt hơn trước khi
đào tạo 1 2 3 4 5
3. Khả năng vận dụng những kiến thức và
chia sẻ những kiến thức mới cho đồng
nghiệp
1 2 3 4 5
4. Sự thay đổi thái độ hành vi theo hướng
tích cực 1 2 3 4 5
5. Nhân sự được đồng nghiệp, đối tác và
khách hàng khen ngợi khi phối hợp công
việc
1 2 3 4 5
6. Nhân sự mang những lợi ích thiết thực
cao hơn trước khi đào tạo cho bộ phận và
cho công ty
1 2 3 4 5
III. NHỮNG CON SỐ ĐỊNH LƯỢNG
Những đầu mục công
việc đo lường được
Điểm /năng
suất trước
khi đào tạo
Điểm
/năng suất
sau khi
đào tạo
Tỷ lệ
tăng
trưởng
Ghi chú
1.
2.
3.
5. Nhận xét khác (nếu có)
..
..
..
217
Phụ lục 18: Kế hoạch đào tạo hàng năm
STT Khóa đào tạo dự kiến
Đối tượng tham gia
(CBCNV thuộc bộ phận
hoặc nhóm chức
năng nào)
Đối tác đào tạo dự
kiến/
Giảng viên đào tạo
nội bộ
Chi phí dự
kiến
(VNĐ)/khóa
Thời
lượng
đào tạo
dự kiến
Thời
gian
đào tạo
đề xuất
Kết quả mong đợi
của chương trình Ghi chú
218
Phụ lục 19. Ưu nhược điểm của các mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo
STT
Mô hình đánh
giá hiệu quả
đào tạo
Tác giả Năm Ưu điểm Nhược điểm
1
Mô hình 4 cấp
độ của
Kirkpatrick
Kirkpatrick 1959
Đơn giản và đã được vận dụng trong rất
nhiều trong thực tế.
Làm cơ sở cho các mô hình đào tạo khác
(hầu như tất cả các mô hình đào tạo sau
này)
Quá đơn giản Mối quan hệ nhân quả giữa
các cấp chưa được chứng minh
Levels 1 và 2 có thể thiên vị, có thể dẫn đến
kết luận sai lầm
Nhiều tổ chức thực hiện chỉ Levels 1 và 2,
do đó bỏ qua việc học chuyển mà được cho
là kết quả quan trọng nhất
Mức đánh giá cần được mở rộng vượt ra
ngoài đào tạo bao gồm các biện pháp can
thiệp cải thiện hiệu suất
2 Mô hình ROI Phillip
So sánh giá trị tiền tệ của doanh nghiệp
các kết quả với chi phí đào tạo
chương trình
. Mô hình ROI cũng phục vụ như là một
điểm so sánh giữa các cơ hội đầu tư khác
nhau.
Chú trọng tới kết quả tài chính mà chưa
đưa ra được những kết quả không nhìn thấy
được hoặc khó đo lường được như sự phát
triển của con người, xây dựng văn hóa,
Khó áp dụng trong giai đoạn Khủng hoảng
vì khoản đầu tư vào đào tạo sẽ dễ bị cắt bỏ
nếu chỉ so sánh về hiệu quả tài chính.
3 Mô hình SOAP
Jonathan
Passmor và
Maria Velez
2012
Potential: việc đào tạo có giá trị cả
trong tương lai; Meta-Analysis: việc phân
tích nhiều dữ liệu sẽ đánh giá được những
tác động của đào tạo tới toàn thể tổ chức
hoặc trong một bộ phận của tổ chức. Hai
nhà nghiên cứu đã phân tích sâu hơn về
kết quả cuối cùng của đào tạo dựa trên
Xét về mặt DN, thì cách làm này phức tạp
và mất nhiều thời gian bởi không chỉ phân
tích bên trong doanh nghiệp mà cả bên
ngoài doanh nghiệp.
219
việc phân tích rất nhiều các dữ liệu đi
cùng bao gồm cả trong doanh nghiệp và
ngoài doanh nghiệp.
4
Mô hình Jack
J. Phillips và
Ron
Drewstone
Jack J.
Phillips và
Ron
Drewstone
2012
4 chỉ số của Parkpatrick, chỉ số Roi và chỉ
số những hiệu quả không nhìn thấy được
Rất khó dánh giá hiệu quả không nhìn thấy
được: sự thỏa mãn đối với công việc, làm
giảm sự không hài lòng của khách hàng,
tăng khả năng làm việc nhóm, tăng khả
năng hợp tác, giảm mâu thuẫn, tăng sự
trung thành của khách hàng, tăng khả năng
sáng tạo, giảm stress cho nhân viên
5 Mô hình nhân tố bối cảnh Quinones 1997
Nghiên cứu đến đầu ra của đào tạo: học
tập, hành vi, kết quả và phản ứng.
Về cơ bản các giống như của Kirkpatrik
nhưng thể hiện mối quan hệ tổng thể hơn
liên quan đến đầu ra của đào tạo như việc
thiết kế đào tạo, đặc tính cá nhân và môi
trường của tổ chức
Việc phân tích đặc tính cá nhân và môi
trường của tổ chức không dễ dàng và quá
chi tiết, vì vậy, dễ khiến cho doanh nghiệp
bỏ qua bước đánh giá cuối cùng.
6
Mô hình
CIRO
Warr, Bird
and
Rackham
1970
Mô hình đo lường hiệu quả đào tạo cả
trước và sau đào tạo bằng các nhân tố
CiRO: nội dung / bối cảnh, yếu tố đầu
vào, phản ứng và kết quả. Điểm mạnh của
mô hình này là đo lường được chương
trình đào tạo mang tính chất quản lý và
cũng xem xét hiệu của của mục tiêu (ngữ
cảnh) và các thiết bị đào tạo (đầu vào
Một mô hình thay thế và thường được trích
dẫn là Ciro (nội dung / bối cảnh, yếu tố đầu
vào, phản ứng và kết quả) mô hình của
Warr, Bird và Rackham (1970) đề xuất. Các
biện pháp hiệu quả mô hình học tập / đào
tạo bởi các phần tử Ciro, cả trước và sau
khi đào tạo. Điểm yếu của mô hình này là
không chỉ ra cách đo lường diễn ra, và vì lý
do này, các mô hình này không cung cấp
thông tin quan trọng về tình hình đào tạo
hiện nay để đưa ra hướng cải thiện sau này.
220
Phụ lục 20: Tổng hợp tóm lược ý kiến cá nhân và doanh nghiệp khi tham gia
phỏng vấn trước và sau khi có bảng hỏi
Họ và tên: Công ty hiện
đang làm việc Phỏng vấn xây dựng mô hình và bảng hỏi Sau khi có bảng hỏi
1 Nguyễn Văn Thanh
PTA
VIETNAM
Theo tôi, những nhân tố ảnh lớn nhất hiệu quả đào tạo nguồn nhân
lực trong doanh nghiệp là động lực học tập của người lao động,
năng lực của người lao động và sự hỗ trợ của người quản lý.
Những nhân sự có năng lực làm việc tốt thường có xu hướng
muốn được đào tạo thêm và có sự chủ động trong việc học tập.
Tuy nhiên hiệu quả đào tạo thể hiện rất rõ ở các bộ phận mà người
trưởng bộ phận quan tâm và ủng hộ việc học tập của nhân viên
hay trưởng bộ phận chủ động đào tạo nội bộ.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
Lý do: có thể dự đoán được câu
trả lời của nhân viên
2 Vũ Hương Lan
Công ty CP
Thanh toán
điện tử VNPT
Trong các doanh nghiệp thuộc ngành CNNDS như công ty của
chúng tôi, động lực học tập của người lao động là nhân tố tác động
mạnh nhất tới hiệu quả đào tạo. Nguyên nhần là Công ty không tổ
chức được ngay các khóa đào tạo do nhiều điều kiện khách quan
như: công nghệ thay đổi nhanh, không tìm được khóa đào tạo phù
hợp, số lượng người cần đào tạo quá ít để tổ chức,Sự hỗ trợ của
người quản lý, sự quan tâm từ Ban lãnh đạo công ty trong việc xây
dựng văn hóa học tập cũng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên tôi
vẫn nhấn mạnh đến động lực học tập.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS5, QS7, QS8, QC5,
QC10, QE3, QE8, QE11, QE12,
QE13
Lý do: Bị trùng lắp hoặc là một
ý nhỏ của các câu đã chọn.
3 Bùi Thị Thu
Công ty Phần
mềm và
truyền thông
VASC
Chi phí là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hoạt
động đào tạo trong doanh nghiệp. Kinh phí của VASC thì được
duyệt từ Tập đoàn vì vậy với những năm quỹ này lớn công ty có
thể lựa chọn những khóa đào tạo chất lượng thì hiệu quả đào tạo
thực sự rất khác biệt.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS5, QS6, QS7, QS8,
QC9, QC10, QE9, QE11, QE12,
QE13, QE14.
221
Động lực học tập và năng lực của người lao động cũng là một
nhân tố quan trọng. Tuy nhiên nếu được sự quan tâm của người
quản lý trực tiếp thì hiệu quả đào tạo nâng cao hơn. VASC cũng
đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong đó có nhấn mạnh tới văn
hóa học tập và phát triển. Tôi nghĩ đó là điều kiện cần và đủ giúp
cho người lao động có động lực học tập tốt hơn
Lý do: không phù hợp, và quá
dài để đánh giá một nhân tố tác
động
4 Phạm Minh Tuấn
Công ty cổ
phần truyền
thông VMG
Theo tôi, để đào tạo có hiệu quả thì doanh nghiệp trước hết phải
có một văn hóa học tập mạnh và tinh thần thông suốt từ Ban lãnh
đạo công ty tới nhân viên. Văn hóa học tập sẽ giúp nhân viên nhìn
nhận được bản thân mình, là động lực thúc đẩy người lao động
tham gia vào hoạt động đào tạo và tự đào tạo. Người lãnh đạo
cũng biết được vai trò của mình trong việc đào tạo và phát triển
nhân viên.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC10,
QE7, QE10, QE11, QE12,
QE13,
Lý do: trùng lặp và không cần
thiết
5 Phan Văn Thắng Smart Media
Hiệu quả đào tạo được đánh giá trước tiên là từ nhân viên, nhân
viên học được gì và ứng dụng vào công việc thực tế như thế nào,
đem lại những hiệu quả thiết thực gì. Như vậy, để đạt được hiệu
quả trước hết phải xuất phát từ nhân viên: nhân viên có nhận thức
được bản thân mình, nhận thức được học tập và phát triển triển,
động lực học tập của nhân viên tới đâu. Tiếp đó mới là môi trường
xung quanh trong đó có văn hóa doanh nghiệp và sự hỗ trợ của
người quản lý.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS5, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE6, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
Lý do: nhóm câu hỏi dài và
trùng ý
6 Lê Anh Tuấn
Công ty
Tekmobi
Thái độ và những hành động thiết thực của người quản lý sẽ giúp
cho nhân viên tích cực tham gia vào hoạt động đào tạo. Điều đó
giúp cho hiệu quả đào tạo gia tăng. Người lãnh đạo sẽ tạo sức ép,
đưa ra các KPI có thách thức,.. điều đó khiến nhân viên phải
không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Tuy nhiên, điều này cũng
tùy thuộc vào nhận thức của nhân viên và động lực của nhân viên.
Văn hóa học tập trong doanh nghiệp sẽ giúp cho nhân viên phải
theo 1 guồng nếu không sẽ phải đào thải. Và đó cũng là một trong
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
Lý do: khó trả lời chính xác và
mang tính cảm tính quá nhiều
222
những nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả đào tạo
7 Hồ Nguyên Vũ VietHorizon
Đào tạo thường do mục tiêu phát triển của DN và để giải quyết
những vấn đề về nhân sự hiện tại, vì vậy, tác động mạnh nhất đến
hiệu quả đào tạo đến từ doanh nghiệp: định hướng, văn hóa, sự hỗ
trợ và thống nhất từ Ban lãnh đạo và người phụ trách trực tiếp.
Khi giải quyết được những nhân tố tổ chức thì sẽ tác động được
đến nhân tố cá nhân như tạo động lực cho người lao động và giúp
họ nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo.
Chương trình đào tạo cũng tác động rất lớn đến hiệu quả đào tạo
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QC9, QC10,
QE9, QE10, QE11, QE13,
QE14.
Lý do: quá nhiều câu hỏi cho 1
ý và trùng lắp ý.
8 Nguyễn Tiến Dũng Vinova
Tôi vẫn coi trọng yếu tố con người và năng lực của họ. Người có
năng lực tốt khi tham gia vào hoạt động đào tạo thường có kết quả
tốt hơn vì họ nhận thức nhanh hơn, xử lý thông tin tốt hơn và có
thể áp dụng những gì được học vào công việc thực tế.
Tuy nhiên những người như vậy phải có Động lực học tập và sự
hỗ trợ thêm từ người quản lý.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
Lý do: trùng lắp và dễ đoán câu
trả lời
9
Vương
Khánh
Toàn
Pross Media
Corp.
5 nhân tố tôi chọn sẽ tác động mạnh tới hiệu quả đào tạo:
1. Động lực học tập
2. Văn hóa doanh nghiệp
3. Nhận thức và năng lực bản thân người lao động
4. Nguồn quỹ của doanh nghiệp
5. Sự hỗ trợ trực tiếp từ người quản lý
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC10,
QE9, QE10, QE11, QE12, QE13
Lý do: dài và nhiều câu bị lặp lại
hoặc là ý nhỏ của một câu khác.
10 Nguyễn Viết Lâm VTC Intecom
Chương trình đào tạo và sự tương tác với giảng viên có tác động
lớn tới hiệu quả đào tạo. Chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu
người làm việc và định hướng phát triển của công ty sẽ giúp động
lực học tập của nhân viên cao hơn. Người giảng viên tốt sẽ khiến
nhân viên hứng thú tham gia lớp học. Tuy nhiên, để những kiến
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
223
thức vận dụng được trong thực tế thì rất cần đến sự hỗ trợ của
người quản lý cũng như môi trường văn hóa học tập của doanh
nghiệp.
Lý do: không cần thiết phải sử
dụng những câu này trong đánh
giá, quá nhiều câu hỏi cho 1
bảng đánh giá
11 Nguyễn Thọ Đức Bluesea
Tôi coi trọng yếu tố động lực học tập của người lao động và năng
lực tự bản thân của họ. Những nhân sự nhận thức tốt là đào tạo là
một cơ hội, là sự đầu tư của doanh nghiệp cho họ,giúp họ phát
triển hơn, họ sẽ có một tâm thái học tập rất tốt và điều đó đem lại
hiệu quả đào tạo.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
Lý do: có thể dễ dàng có thông
tin không cần những câu hỏi này.
12 Phan Viết Hoàn
Cty Cổ phần
giải pháp hệ
thống thông
tin ISSVN
Là chủ doanh nghiệp, tôi coi trọng hiệu quả đào tạo. Vì vậy, yếu
tố mà tôi thấy tác động lớn nhất tới hiệu quả đào tạo chính là văn
hóa học tập của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của người quản lý. Tiếp
sau là đến năng lực của người lao động. Nếu người lao động có
năng lực tiếp nhận thông tin và có thái độ tốt họ sẽ có kết quả đào
tạo tốt.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
Lý do: dự đoán được các câu trả
lời và bị trùng lắp ý
13 Nguyễn Kim Anh CP Emobi
Năng lực và sự nhận thức của người lao động là một nhân tố quan
trọng tác động đến hiệu quả đào tạo. Những nhân sự có năng lực
tốt thường hiểu và vận dụng nhanh hơn kiến thức, kỹ năng đã
được học vào công việc. Tuy nhiên, nhiều nhân viên có năng lực
nhưng không có động lực học tập hoặc không được khuyến khích,
hỗ trợ từ người quản lý thì hiệu quả đào tạo cũng không cao.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE9, QE11, QE12, QE13
Lý do: bảng câu hỏi dài, trùng ý
14 Đinh Thị Minh Hậu FPT
Đào tạo nguồn nhân lực nên yếu tố về con người vẫn là quan trọng
nhất. Người lao động có động lực học tập tốt có thể họ sẽ chủ
động đăng ký các khóa đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
224
của mình. Khi tham gia các khóa học do Công ty tổ chức, họ cũng
là người tham gia nhiệt tình và có tinh thần học tập tốt trong khóa
học. Cũng cũng sẵn sàng ứng dụng những gì mình đã học vào
trong việc làm hàng ngày để nâng cao năng suất, chất lượng
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
Lý do: trùng ý, dễ đoán được
câu trả lời
15 Vương Chí Dũng
Công ty cổ
phần Thương
mại và Truyền
thông VTM
Việt Nam
Có 3 nhân tố quan trọng:
• Văn hóa của Công ty thúc đẩy tinh thần học tập cho mỗi
người nhân viên
• Sự thúc đẩy và giúp đỡ của người trưởng bộ phận để nhân
viên học tập và ứng dụng vào thực tế
• Chiến lược phát triển và mục tiêu phát triển của doanh
nghiệp
Ngoài ra còn có các nhân tố khác thuộc về bản thân người lao
động, tuy nhiên theo tôi 3 nhân tố trên vẫn quan trọng nhất.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS7, QS8, QC9, QC10,
QE9, QE10, QE11, QE12, QE13
Lý do: trùng ý, câu hỏi thừa
không cần thiết
16 Ngô Liên Hương Công ty Icom
Nguồn quỹ trong doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng trong
đào tạo vì đào tạo là một khoản đầu tư, chính vì vậy, khi doanh
nghiệp càng đầu tư nhiều, có chiến lược cho các khoản đầu tư đó
thì hiệu quả lại càng cao.
Về con người tôi coi trọng yếu tố năng lực và thái độ của họ khi
tham gia các chương trình đào tạo.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
Lý do: có thể dự đoán được câu
trả lời , trùng ý
17 Nguyễn Thị Thúy VDC
VDC là một doanh nghiệp nhà nước nên những chương trình đào
tạo của chúng tôi thường lớn và tổ chức đồng loạt. Việc đánh giá
hiệu quả và các nhân tố tác động đến hiệu quả đào tạo là việc làm
không dễ dàng. Tuy vậy, tôi cũng thấy rằng nếu Công ty đặt ra các
mục tiêu về kết quả học tập cho người lao động thì họ sẽ có xu
hướng cố gắng đạt được những mục tiêu đó. Đặc biệt mục tiêu đó
gắn liền với cơ chế thi đua khen thưởng và cơ chế lương của Công
ty.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QS5, QS7, QS8, QC9, QC10,
QE9, QE10, QE11, QE12.
Lý do: câu hỏi dài, trùng ý
225
18 Bùi Minh Hà
Công ty CP
Truyền thông
ID
Công ty chúng tôi tương đối nhỏ và ít tổ chức các khóa đào tạo. Vì
vậy, hiệu quả đào tạo phụ thuộc vào động lực của người lao động
và sự định hướng, hỗ trợ của người lãnh đạo. Người lãnh đạo hỗ
trợ đào tạo tại chỗ và định hướng tốt các khóa đào tạo cần có cho
nhân viên thì nhân viên sẽ chủ động tham gia các khóa đào tạo
bên ngoài.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QS6, QS7, QS8, QC9, QC10,
QE9, QE10, QE11, QE12,
QE13, QE14.
Lý do: không cần thiết, quá dài
19
Nguyễn
Thị Thúy
Ngần
Công ty Cổ
phần truyền
thông
VIetnamnet
Vietnamnet được tài trợ rất nhiều khóa đào tạo từ bên ngoài và các
khóa đào tạo đó thường không gắn nhiều với các cam kết về kết
quả học tập. Chính vì vậy nhân tố động lực học tập và nhận thức
về bản thân của người lao động tác động rất lớn đến hiệu quả đào
tạo. Người đào tạo được tham gia một khóa đào tạo, nhận thức
được tầm quan trọng của khóa học, nhận thức được việc có thêm
các kỹ năng kiến thức sẽ là nền tảng cho sự phát triển trong tương
lại của mình sẽ đạt kết quả cao và ngược lại.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
Lý do: là ý con của các câu hỏi
khác, quá dài để đánh giá
20 Phan Thị Lê Vân
Công ty
VNNPlus
Là một doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự thay đổi về công
nghệ, sự cạnh tranh của các đối thủ lớn, chúng tôi thường xuyên
phải sử dụng nhiều phương pháp đào tạo nhân viên. Vì vậy nhân
tố tác động lớn nhất đến hiệu quả đào tạo là Văn hóa học tập của
doanh nghiệp và sự hỗ trợ của người quản lý trực tiếp. Hai điều
này sẽ tác động đến Động lực học tập của nhân viên. Tất nhiên
nếu nhân viên có nhận thức tốt về bản thân với năng lực phù hợp
thì kết quả học tập sẽ cao hơn rất nhiều.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QC9, QE10,
QE11, QE12, QE13, QE14.
Lý do: trùng với ý của các câu
khác, bảng hỏi quá dài
21 Nguyễn Văn Hùng BHMedia
Với tôi nhân tố động lực đào tạo của người lao động tác động
mạnh nhất tới hiệu quả đào tạo. Bên cạnh đó nguồn quỹ cho hoạt
động đào tạo của doanh nghiệp cũng có tác động lớn bởi nó tác
động đến việc lựa chọn các chương trình đào tạo chất lượng hoặc
các chương trình đào tạo nước ngoài. Văn hóa học tập thì phải
được xây dựng xong xong với văn hóa doanh nghiệp và khi xây
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
226
dựng thành công thì nó sẽ trở thành kim chỉ nam cho các hoạt
động đào tạo và phát triển tại doanh nghiệp. Vì vậy nó có tác động
lớn không kém tới hiệu quả đào tạo.
Lý do: không phù hợp, quá dài
22 Nguyễn trọng Thơ Công ty Inet
Tôi chú trọng tới con người và văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, yếu
tố động lực đào tạo và nhận thức cá nhân là hai yếu tố quan trọng.
Nếu con người đã có đủ năng lực, có động lực đào tạo mà được
đặt vào một môi trường văn hóa học tập thì hiệu quả đào tạo sẽ rất
cao. Ngược lại văn hóa học tập cũng sẽ thúc đẩy động lực học tập.
Ngoài ra thị trường bên ngoài cũng có tác động đến hiệu quả đào
tạo, thị trường càng khác nghiệt, càng cạnh tranh sẽ khiến hoạt
động đào tạo chủ trọng mạnh hơn vào chất lượng và điều đó đem
đến hiệu quả đào tạo cao hơn.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QS7, QS8, QC9, QC10, QE9,
QE10, QE11, QE12, QE13.
Lý do: quá dài cho 1 bản đánh
giá, ý của các câu này đã nằm
trong các câu còn lại
23 Lê Chí Dũng Công ty CMC
Động lực học tập, văn hóa đào tạo và chương trình đào tạo là
những nhân tố có tác động lớn đến hiệu quả đào tạo. Một chương
trình đào tạo tốt, được chuẩn bị kỹ càng với giảng viên tốt sẽ
khiến học viên hứng thú và tham gia nhiều hơn, chủ động hơn.
Tuy nhiên nếu nhân viên đó thiếu động lực làm việc và môi
trường làm việc không khuyến khích việc học tập thì cũng sẽ ảnh
hưởng tới hiệu quả cuối cùng.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
Lý do: có thể dự đoán được câu
trả lời, bảng hỏi dài
24
Nguyễn
Vĩnh
Cường
Deco Online
Entertaiment
• Định hướng và chiến lược phát triển công ty
• Văn hóa công ty có chú trọng đến đào tạo
• Hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nhân lực
• Chất lượng của nguồn nhân lực: năng lực, sự chủ động học
hỏi, mong muốn được học tập và phát triển.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QS6, QS7, QS8, QC9, QC10,
QE9, QE10, QE12, QE13.
Lý do: bảng hỏi dài và không
cân đối
25 Phùng Tuấn Dũng SCTV
Ý thức của người lao động là một nhân tố quan trọng, người lao
động có năng lực và có ý thức sẽ là người có tinh thần học tập tốt,
chủ động và biết nắm bắt cơ hội.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
227
Ngoài ra hiệu quả đào tạo còn chịu tác động của chương trình đào
tạo, bộ phận phụ trách hoạt động đào tạo của doanh nghiệp và
điều kiện cá nhân của người lao động
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
Lý do: là ý nhỏ của các câu
khác, bảng hỏi dài.
26 Cao Xuân Bách Misa jsc
Chúng tôi có sử dụng Thẻ điểm cân bằng nên hiệu quả đào tạo là
một trong những kết quả quan trọng của khía cạnh Đào tạo và
phát triển của thẻ điểm.
Theo tôi nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả đào tạo
chính là Văn hóa học tập liên tục trong doanh nghiệp. Người lao
động khi vào doanh nghiệp sẽ phải hình hành thói quen liên tục
học hỏi, liên tục phát triển. Vì vậy, học là thực chất chứ không
phải chỉ là tham gia cho có.
Bên cạnh đó cũng phải nói đến Năng lực của người lao động cũng
như những điều kiện thực tế của họ.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QS5, QS7, QS8, QC9, QC10,
QE9, QE9, QE11, QE12, QE13,
Lý do: không cần thiết, có thể
ghép vào các câu khác.
27 Nguyễn Văn Dũng Lemon Media
Chương trình đào tạo và giảng viên có tác động rất lớn đến hiệu
quả đào tạo. Một chương trình tốt và một giảng viên có chất
lượng, có phương pháp đào tạo hợp lý sẽ giúp nhân viên nắm bắt
kiến thức nhanh hơn.
Bên cạnh đó người phụ trách trực tiếp khuyến khích và hỗ trợ
nhân viên áp dựng kiến thức, kỹ năng mới vào công việc cũng sẽ
giúp là gia tăng hiệu quả đào tạo.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
Lý do: có thể dự đoán được câu
trả lời, câu hỏi đơn giản.
28 Bùi Minh Tân
Công ty Cổ
phần NEO
Động lực học tập của người lao động có tác động lớn tới hiệu quả
đào tạo. Người lao động không có động lực thì sẽ thụ động trong
việc tham gia hoạt động đào tạo và có đi học về cũng sẽ không áp
dụng vào công việc thực tế.
Bên cạnh đó người học cũng phải có năng lực phù hợp với từng
khóa đào tạo thì mới đạt được hiệu quả đào tạo.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13.
Lý do: cân đối lại bảng câu hỏi,
quá dài
228
29 Trần Duy Khánh Tầm Tay
• Văn hóa học tập của doanh nghiệp
• Động lực học tập
• Nhận thức và năng lực của người lao động
Là những nhân tố tác động mạnh nhất đến hiệu quả đào tạo.
Bên cạnh đó còn có sự tác động của môi trường cạnh tranh, tình
hình kinh tế xã hội hoặc những biến động của ngành.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QE10, QE11,
QE12
Lý do: có thể ghép vào các câu
khác, câu hỏi đơn giản nên dễ
doán câu trả lời chung
30 Nguyễn Thế Vinh
Cty Mạng
Xuyên Việt
Chất lượng của bộ phận đào tạo của doanh nghiệp tác động rất lớn
đến hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực. Lý do ở đây là họ là người
lập ra các kế hoạch đào tạo, lựa chọn, xây dựng và thực thi các
chương trình đào tạo. Họ cũng là người chịu trách nhiệm đề xuất
và xây dựng các chương trình tạo động lực cho nhân viên, lựa
chọn nhân sự phù hợp với từng khóa đào tạo.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
Lý do: có thể dự đoán được câu
trả lời
31 Trần Đức Anh
Công ty Bạch
Minh (Vega
Corp)
Theo tôi, động lực học tập đúng là một nhân tố quan trọng tác
động đến hiệu quả đào tạo. Tuy nhiên bài toán làm thế nào để
nhân viên có động lực học tập lại đến từ rất nhiều nhân tố khác: từ
sự tự nhận thức của nhân viên là cần phải học tập để phát triển đến
sự khuyến khích hay sự “cưỡng ép” của trưởng bộ phận. Có thể
đến ngay từ nhân tố văn hóa của doanh nghiệp với yêu cầu học tập
là một KPI để khen thưởng và thăng tiến. Vì vậy, bên ngoài những
nhân tố như chi phí, định hướng phát triển doanh nghiệp,... thì
động lực học tập, tự nhận thức bản thân, văn hóa học tập của
doanh nghiệp và sự hỗ trợ của người quản lý là bốn nhân tố quan
trọng tác động đến hiệu quả đào tạo
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
Lý do: bảng câu hỏi dài có thể
thu gọn lại, các câu hỏi trùng lắp
32
Bùi Thị
Hồng
Thắm
Fifth Media
Tôi đã thử nghiệm hệ thống quản trị thẻ điểm cân bằng cho bộ
phận mình trong đó Đào tạo và phát triển là một trong bốn khía
cạnh của thẻ điểm. Như vậy, ngay trong hệ thống quản lý đã quy
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
229
định về việc phải học tập và phát triển , điều này khiến cho nhân
viên bắt buộc phải chủ động học tập và phát triển bản thân mình.
Theo tôi văn hóa học tập doanh nghiệp tác động rất lớn đến hiệu
quả đào tạo cũng như đến động lực học tập của người lao động.
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
Lý do: câu trả lời dễ dự đoán, ý
lặp nhiều
33 Chử Thị Lan
Thủ Đô
Multimedia
Từ kinh nghiệm của chính bản thân mình tôi thấy động lực học tập
chính là một nhân tốt quan trọng tác động đến hiệu quả đào tạo.
Khi người lao động thấy yêu thích và mong muốn được học, được
tìm hiểu kiến thức, phát triển kỹ năng,.. họ không chỉ có thái độ và
hành vi tốt khi được cử đi đào tạo mà họ chủ động tự tìm kiếm
thêm thông tin, kiến thức để phát triển bản thân.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QMO4, QS6, QS7, QS8, QC9,
QC10, QE9, QE10, QE11,
QE12, QE13, QE14.
Lý do: dự đoán được câu trả
lời,ý trùng nhiều, bảng câu hỏi
dài
34 Lê Quang Hưng
Công ty CP
Pyramid Việt
Nam
Học tập cũng như những hạng mục công việc khác cần có KPI cụ
thể và rõ ràng. Khi người lao động nhìn thấy những KPI như vậy,
họ sẽ phải có định hướng học tập hiệu quả. Về cơ bản, tôi vẫn
đánh giá cao những người có động lực học tập tốt, tuy nhiên, để
tạo thành thói quen hay một văn hóa học tập thì ban đầu vẫn cần
sự nghiêm khắc từ chính người quản lý trực tiếp.
Những câu hỏi không cần
thiết:
QS6, QS8, QC10, QE9, QE10,
QE11, QE12, QE13
Lý do: bảng câu hỏi dài, ý trùng
nhau nhiều