Luận án Đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (vkfta)

Hàn Quốc đã trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam. Trong nhiều mặt của đời sống kinh tế tại Việt Nam đều có thể thấy bóng dáng của con người, văn hóa, doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã tận dụng tốt các cơ hội để thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Ở phía ngược lại, chính phủ Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam, giúp họ tiếp cận được với thị trường Hàn Quốc, giảm bớt tính trạng nhập siêu cả về hàng hóa và dịch vụ từ thị trường Hàn Quốc. Hiệp định VKFTA được ký kết năm 2015 với hy vọng mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác thương mại giữa doanh nghiệp hai nước. Việc nghiên cứu đề tài: Đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở phân tích tình hình thương mại và đánh giá các yếu tố tác động đến thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, trong đó bao gồm yếu tố Hiệp định thương mại VKFTA, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong tương lai

pdf197 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (vkfta), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cpivk 2.75 0.364248 infrvk 2.09 0.479309 vkfta 1.73 0.578347 hs 1.00 1.000000 Mean VIF 3.41 Giá trị VIF của các biến đều nhỏ hơn 10, do vậy, chưa thể khẳng định có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập, mô hình có thể sử dụng được. Kiểm định phương sai sai số không đổi trong mô hình cho thấy: H0: Phương sai sai số không đổi H1: Phương sai sai số thay đổi estat hettest Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity ii Ho: Constant variance Variables: fitted values of lnexv chi2(1) = 0.01 Prob > chi2 = 0.9272 Với mức ý nghĩa 5%, chỉ số Prob > chi2 là lớn hơn 5%, nên chấp nhận H0 Có thể kết luận mô hình trên có phương sai sai số không đổi Như vậy, mô hình trên là phù hợp. Kết quả mô hình tác động được thể hiện như sau: lnEXVt = -2436222 -1,87*lnEXRVKt + 0,077*lnFKt + 0,027*InfrVKt – 0,08*CPIVKt + 1,06*AKFTA + 2,06*VKFTA – 0,002*HS + ui Kết quả cho thấy, VKFTA có tác động cùng chiều đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc và đây là biến có tác động lớn nhất làm tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam so với Hiệp định AKFTA và các biến khác trong mô hình 2. Đối với nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hàn Quốc: Việc nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc về Việt Nam sẽ chịu tác động từ các biến độc lập được điều chỉnh theo mô hình: lnImVt = a0 + a1* lnEXRVKt + a2* lnFKt + a3*InfrVKt + a4*CPIVKt + a5*AKFTA + a6*VKFTA + a7*HS + a8*GDP + ui Tiến hành hồi quy các biến, kết quả như sau: . reg lnimv lnfk akfta vkfta cpivk hs lnexrk infrvk GDP Source SS df MS Number of obs = 2,716 F(8, 2707) = 95.53 Model 9.3416e+15 8 1.1677e+15 Prob > F = 0.0000 Residual 3.3089e+16 2,707 1.2224e+13 R-squared = 0.2202 Adj R-squared = 0.2179 Total 4.2431e+16 2,715 1.5628e+13 Root MSE = 3.5e+06 lnimv Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] lnfk .2218134 .0926068 2.40 0.017 .0402261 .4034006 akfta -.7179085 .3645311 -1.97 0.049 -1.432696 -.003121 vkfta -.0979208 .3192982 -0.31 0.759 -.7240136 .5281721 cpivk -.0113494 .0201782 -0.56 0.574 -.0509156 .0282167 hs .0278666 .0023694 11.76 0.000 .0232206 .0325127 lnexrk -1.648637 .7846101 -2.10 0.036 -3.187132 -.1101415 infrvk -.001622 .0044591 -0.36 0.716 -.0103655 .0071215 GDP 1.14e-07 1.24e-08 9.16 0.000 8.95e-08 1.38e-07 _cons -7294327 2007809 -3.63 0.000 -1.12e+07 -3357334 iii Tiến hành Kiểm định đa cộng tuyến để xem xét tương quan giữa các biến độc lập, kết quả cho thấy: Variable VIF 1/VIF GDP 9.83 0.101707 akfta 7.38 0.135475 lnexrk 5.41 0.184912 lnfk 4.97 0.201053 cpivk 3.19 0.313736 vkfta 2.77 0.360511 infrvk 2.45 0.407511 hs 1.00 1.000000 Mean VIF 4.63 Giá trị VIF của các biến đều nhỏ hơn 10, do vậy, chưa thể khẳng định có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập, mô hình có thể sử dụng được. Kiểm định phương sai sai số không đổi trong mô hình cho thấy: H0: Phương sai sai số không đổi H1: Phương sai sai số thay đổi estat hettest Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity Ho: Constant variance Variables: fitted values of lnimv chi2(1) = 0.01 Prob > chi2 = 0.9098 Với mức ý nghĩa 5%, chỉ số Prob > chi2 là lớn hơn 5%, nên chấp nhận H0 Có thể kết luận mô hình trên có phương sai sai số không đổi Như vậy, mô hình trên là phù hợp. Kết quả mô hình tác động được thể hiện như sau: lnImVt = -7294327 -1,648* lnEXRVKt + 0,22* lnFKt -0,001*InfrVKt - 0,011*CPIVKt -0,717*AKFTA – 0,097*VKFTA + 0,027*HS + 1,14*GDP + ui Kết quả cho thấy, VKFTA không có tác động đến nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc về Việt Nam vì biến này không có ý nghĩa thống kê. Biến có tác động lớn nhất làm tác động đến cầu hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam là GDP. Tác động của GDP làm tăng nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc về Việt Nam. Biến đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc cũng có tác động dương đến nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam thông qua các dự án nhập nguyên vật liệu, máy móc để tiến hành sản xuất gia công sản phẩm tại Việt Nam. iv 3. Đối với xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam: Mô hình cụ thể đề xuất là: lnEXVt = a0 + a1* LnGIMV + a2*AKFTA + a3*VKFTA + a4* Lninfrv + a5* Lnfk + ui lnEXVt = 1520030300 + 0,47* LnGIMV + 0,158*AKFTA – 0,1017*VKFTA + 0,013* Lninfrv – 0,0144* Lnfk + ui Tiến hành chạy hồi quy để đo lường tác động, tác giả có bảng sau: reg lnexsv lngimv akfta vkfta lninfrv lnfk Source SS df MS Number of obs = 23 F(5, 17) = 561.55 Model 8.8590e+12 5 1.7718e+12 Prob > F = 0.0000 Residual 5.3639e+10 17 3.1552e+09 R-squared = 0.9940 Adj R-squared = 0.9922 Total 8.9127e+12 22 4.0512e+11 Root MSE = 56171 lnexsv Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] lngimv .473514 .0286733 16.51 0.000 .4130187 .5340093 akfta .1588308 .0528376 3.01 0.008 .0473532 .2703084 vkfta -.1017185 .0502406 -2.02 0.059 -.2077169 .0042799 lninfrv .0133499 .0059519 2.24 0.039 .0007926 .0259072 lnfk -.0144303 .0149889 -0.96 0.349 -.0460542 .0171936 _cons 1.52e+07 436533.2 34.87 0.000 1.43e+07 1.61e+07 Tiến hành Kiểm định đa cộng tuyến để xem xét tương quan giữa các biến độc lập, kết quả cho thấy: Giá trị VIF của các biến đều nhỏ hơn 10, do vậy, chưa thể khẳng định có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập, mô hình có thể sử dụng được. Variable VIF 1/VIF lngimv 8.46 0.118163 akfta 4.85 0.206300 lnfk 3.94 0.253490 lninfrv 3.07 0.325672 vkfta 2.64 0.378297 Mean VIF 4.59 Kiểm định phương sai sai số không đổi trong mô hình cho thấy: Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity Ho: Constant variance Variables: fitted values of lnexsv v chi2(1) = 2.09 Prob > chi2 = 0.1487 Với mức ý nghĩa 5%, chỉ số Prob > chi2 là lớn hơn 5%, nên chấp nhận H0 Có thể kết luận mô hình trên có phương sai sai số không đổi Như vậy, mô hình trên là phù hợp. Kết quả mô hình tác động được thể hiện như sau: lnEXVt = 15200000 + 0,47* LnGIMV + 0,158*AKFTA – 0,1017*VKFTA + 0,013* Lninfrv – 0,014* Lnfk + ui Kết quả cho thấy, VKFTA có tác động âm đến xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam. Biến có tác động lớn nhất làm tác động đến xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam là thông qua kênh nhập khẩu hàng hóa. Các quy định về mở cửa thị trường dịch vụ từ AKFTA đã tạo điều kiện xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam sang Hàn Quốc, song dường như việc mở cửa hơn nữa trong các phân ngành dịch vụ mà Việt Nam và Hàn Quốc cam kết dành cho nhau chưa đủ để kích thích việc tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ, mà ngược lại, trong khoảng 3 năm Hiệp định được thực thi, năng lực xuất khẩu dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ để tăng xuất khẩu ra nước ngoài. 4. Đối với nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam: Tương tự như đối với xuất khẩu dịch vụ, mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam như sau: lnIMSVt = a0 + a1* lngimvt+ a2* VKFTA + a3* AKFTA + a4* lninfrv + a4* lnfk + ui Tiến hành chạy hồi quy để đo lường tác động, tác giả có bảng sau: reg lnimsv lngimv akfta vkfta lninfrv lnfk Source SS df MS Number of obs = 23 F(5, 17) = 337.62 Model 1.0315e+13 5 2.0629e+12 Prob > F = 0.0000 Residual 1.0387e+11 17 6.1101e+09 R-squared = 0.9900 Adj R-squared = 0.9871 Total 1.0418e+13 22 4.7356e+11 Root MSE = 78167 lnimsv Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] lngimv .5809817 .0399014 14.56 0.000 .4967971 .6651663 akfta .0406051 .0735282 0.55 0.588 -.1145259 .1957362 vkfta -.1355162 .0699143 -1.94 0.069 -.2830225 .01199 lninfrv .0241286 .0082825 2.91 0.010 .006654 .0416033 lnfk -.0537845 .0208585 -2.58 0.020 -.097792 -.009777 _cons 1.46e+07 607474.9 24.09 0.000 1.34e+07 1.59e+07 vi Tiến hành Kiểm định đa cộng tuyến để xem xét tương quan giữa các biến độc lập, kết quả cho thấy: Variable VIF 1/VIF lngimv 8.46 0.118163 akfta 4.85 0.206300 lnfk 3.94 0.253490 lninfrv 3.07 0.325672 vkfta 2.64 0.378297 Mean VIF 4.59 Giá trị VIF của các biến đều nhỏ hơn 10, do vậy, chưa thể khẳng định có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập, mô hình có thể sử dụng được. Kiểm định phương sai sai số không đổi trong mô hình cho thấy: Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity Ho: Constant variance Variables: fitted values of lnimsv chi2(1) = 0.72 Prob > chi2 = 0.3976 Với mức ý nghĩa 5%, chỉ số Prob > chi2 là lớn hơn 5%, nên chấp nhận H0 Có thể kết luận mô hình trên có phương sai sai số không đổi Như vậy, mô hình trên là phù hợp. Kết quả mô hình tác động được thể hiện như sau: lnIMSVt = -14600000 + 0.5809*lngimv – 0,1355*VKFTA + 0,0406* AKFTA + 0,0241* Lninfrv – 0,0537*lnfk + ui Kết quả cho thấy, VKFTA và đầu tư có tác động âm đến nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam. Biến có tác động lớn nhất làm tác động đến nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam là thông qua kênh nhập khẩu hàng hóa. Đi cùng với các hoạt động nhập khẩu hàng hóa là các dịch vụ như vận chuyển, bảo hiểm. Các quy định về mở cửa thị trường dịch vụ từ AKFTA đã tạo điều kiện xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam sang Hàn Quốc, tuy nhiên tác động này không rõ ràng bởi vì biến AKFTA không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. vii PHỤ LỤC 2: MẪU PHỎNG VẤN SÂU CHUYÊN GIA Đề tài: Đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) I. Thông tin chung về cuộc phỏng vấn: - Thông tin chung về người được phỏng vấn: Họ tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn/chuyên môn, kinh nghiệm công tác; chức vụ, số năm giữ chức vụ hiện tại. II. Nội dung phỏng vấn: 1. Theo đánh giá của Ông/bà, hiện nay thực trạng về thương mại dịch vụ của Việt Nam và Hàn Quốc như thế nào? (cụ thể các vấn đề mong muốn trả lời: 1.1. Về tình hình xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ: giao thông/vận chuyển, du lịch, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, và các dịch vụ khác. Có thể về các dịch vụ nói chung hoặc cụ thể một dịch vụ cụ thể. 1.2. Về phương thức XNK: hiện nay phương thức nhập khẩu/xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam từ/sang Hàn Quốc theo phương thức nào là chủ yếu? Gợi ý về các phương thức: - Phương thức 1: Cung cấp qua biên giới – thương mại xuyên biên giới: việc cung cấp dịch vụ được tiến hành từ lãnh thổ của một nước này sang lãnh thổ của một nước khác. Chỉ có dịch vụ di chuyển qua biên giới, còn các cá nhân cung cấp dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ vẫn ở hai nước khác nhau. Ví dụ: Gọi điện thoại quốc tế, khám bệnh từ xa trong đó bệnh nhân và bác sĩ khám ngồi ở hai nước khác nhau. - Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: người sử dụng dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác và sử dụng dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: Sửa chữa tàu biển, Lữ hành, Du học, chữa bệnh ở nước ngoài, thanh toán - Phương thức 3: Hiện diện thương mại: người cung cấp dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: một ngân hàng thương mại mở một chi nhánh ở nước ngoài. - Phương thức 4: Hiện diện thể nhân: người cung cấp dịch vụ là thể nhân mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: Một giáo sư được mời sang một trường đại học ở nước ngoài để giảng bài. viii 1.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam đến/từ Hàn Quốc Các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế/kết quả: từ phía nhà nước (Hàn Quốc, Việt Nam), từ phía các doanh nghiệp, bản chất nền kinh tế Việt Nam. 2. Theo Ông/bà, việc Hiệp định VKFTA đã có hiệu lực từ năm 2015 có ảnh hưởng như thế nào đến xuất và nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam và Hàn Quốc? Nội dung mong muốn tập trung trả lời: + Tác động tích cực? Giá trị XK Việt Nam sang Hàn Quốc có tăng? Giá trị NK dịch vụ từ Hàn Quốc? Chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ nào? Theo phương thức cung cấp dịch vụ nào? Tỷ trọng XNK dịch vụ từ Hàn Quốc so với các quốc gia khác? + Tác động tiêu cực? Chênh lệch cán cân TM dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc? Cơ cấu XK, NK? Quy định từ VKFTA hạn chế việc mở cửa thị trường dịch vụ nào? Sự khác biệt giữa quy định mở cửa thị trường trong VKFTA với thực tế xuất nhập khẩu dịch vụ (năng lực thực hiện của DN? cơ sở hạ tầng? tác động đến XK thông qua liên kết với doanh nghiệp FDI tại HÀN QUỐC yếu?...) 3. Kiến nghị hoặc gợi ý, đề xuất của Ông/bà nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc trong thời gian tới Nội dung mong muốn tập trung trả lời: + Triển vọng thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc trong thời gian tới + Các kiến nghị đối với Chính phủ + Các đề xuất đối với doanh nghiệp + Các giải pháp khác Xin trân trọng cảm ơn! ix PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH THAM GIA PHỎNG VẤN SÂU CHUYÊN GIA STT Họ và tên Chức vụ Nơi công tác Ghi chú Deputy General 1 CHOI, Dong Chul Kotra Hà Nội Director Ủy viên Hội Ngân hàng TMCP Ngoại 2 Hồng Quang đồng quản trị thương Việt Nam (VCB) Vietcombank TS. Đặng Hoàng Khoa Kinh tế quốc tế - 3 Trưởng khoa Linh Học viện Ngoại giao Viện Kinh tế và Kinh PGS.TS. Nguyễn 4 Giảng viên doanh quốc tế, Trường Hoàng Ánh Đại học Ngoại Thương Công ty Đông Tài Global 5 Đỗ Việt Thanh Giám đốc Logistics x PHỤ LỤC 4: BÁO CÁO KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU CHUYÊN GIA Các ý kiến thu thập được thông qua phỏng vấn sâu chuyên gia được tổng kết trong báo cáo dưới đây: 1. Thực trạng về thương mại dịch vụ của Việt Nam và Hàn Quốc 1.1. Dịch vụ du lịch Thu hút khách Việt Nam tới Hàn Quốc Theo Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO), tính đến hết tháng 11-2019, số lượng khách du lịch Việt Nam đến Hàn Quốc đã đạt hơn 521.000 lượt, tăng khoảng 21,9% so với cùng kỳ năm 2018 và tiếp tục giữ vững thành tích là thị trường có mức tăng trưởng số lượng khách ổn định của du lịch Hàn Quốc. Số lượng khách du lịch Việt Nam đến thăm Hàn Quốc đang tăng nhanh khi ngày càng nhiều các chương trình trao đổi giữa Hàn Quốc và Việt Nam, song hành với việc xây dựng và mở các tuyến đường hàng không giữa hai nước. Cụ thể, ngay sau khi đội tuyển U23 Việt Nam do HLV Park Hang-seo dẫn dắt đã giành giải Á quân tại Giải Bóng đá châu Á AFC 2018, số người Việt Nam đến Hàn Quốc bắt đầu tăng lên. Phía xứ sở kimchi đã phát hành ngay một bộ phim tài liệu để công chiếu ở Việt Nam cuộc đời của HLV Park Hang-seo, cấp visa 5 năm cho cư dân của một số thành phố lớn và khuyến khích những tour du lịch đến thăm đất nước quê hương của vị HLV này. Bên cạnh đó, cũng không thể bỏ qua, ngày càng có nhiều thanh thiếu niên Việt Nam đến Hàn Quốc để xem biểu diễn của các nhóm nhạc thần tượng nổi tiếng như BTS, Wanna One, Red Velvet, TWICE Thu hút khách Hàn Quốc tới Việt Nam Trong năm 2019, khách Hàn Quốc tới Việt Nam đạt gần 4,3 triệu lượt, đứng ở vị trí thứ 2, sau Trung Quốc (5,8 triệu lượt). Ở chiều ngược lại, lượng khách du lịch từ Việt Nam đi Hàn cũng luôn giữ mức tăng trưởng ổn định. Tính đến hết tháng 11/2019, con số này đã đạt 521.000 lượt, tăng 21,9% so với cùng kỳ. Theo trang phân tích dữ liệu hàng không OAG Schedules Analyser, số chuyến bay từ Việt Nam đi Hàn Quốc chiếm đến 44,5% lưu lượng bay quốc tế của Việt Nam. Do nhu cầu tăng vọt, các hãng bay của Hàn Quốc như Asiana và Jeju Air bắt đầu mở đường bay mỗi ngày giữa thành phố Busan và Đà Nẵng, tăng công suất tuyến này thêm 86%. xi Còn theo SCMP, Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam) là 2 điểm đến số một của du khách xứ kim chi khi đến Việt Nam. Số liệu từ Hotelscombine, công cụ tìm kiếm đặt chỗ khách sạn, cho thấy Đà Nẵng là điểm được nhiều du khách Hàn Quốc ghé thăm nhất năm 2019. Người dân xứ kim chi đặc biệt thích đến thành phố biển này vào dịp Trung thu, sau đảo Guam (Mỹ) và Bangkok (Thái Lan). Cách Đà Nẵng khoảng 30 km, Hội An cũng là điểm đến thu hút lượng lớn khách Hàn Quốc. 2 điểm đến khác cũng được người dân nước này yêu thích là TP.HCM và Phú Quốc (Kiên Giang), bởi lẽ: các thương hiệu cà phê, đồ ăn xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều khiến du khách Hàn Quốc cảm nhận được sự thân thuộc ngay khi đi du lịch nước ngoài. Có thể dễ nhìn thấy lý do để lượng khách Hàn Quốc tăng nhanh trong thời gian gần đây bắt nguồn từ mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam – Hàn Quốc đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi nước, trong đó có du lịch. Bên cạnh đó, tại các đô thị lớn, đặc biệt là tại Hà Nội, Tp. HCM, Đà Nẵng tập trung đông người Hàn Quốc sinh sống và làm việc. Đây cũng là một trong những động lực để thúc đẩy người Hàn Quốc sang Việt Nam du lịch kết hợp thăm thân. Thêm vào đó, giá tour du lịch đến Việt Nam tương đối rẻ so với các quốc gia khác và việc di chuyển đến Việt Nam tương đối gần (khoảng 4 – 5 giờ bay), cùng hệ thống giao thông đường hàng không tương đối thuận lợi. Khách Hàn Quốc thân thiện, có mức chi tiêu khá cao khi đến du lịch Việt Nam và họ thường ở các khách sạn 4, 5 sao, sử dụng các dịch vụ cao cấp. 1.2. Các phương thức xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam sang/từ Hàn Quốc Phương thức 1: Cung cấp qua biên giới – Thương mại xuyên biên giới a, Dịch vụ tài chính – ngân hàng Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với tổng kim ngạch XNK hàng hóa năm 2019 đạt hơn 56 tỷ USD. Cùng với sự tăng lên của các hợp đồng XNK hàng hóa, dịch vụ tài chính ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện phổ biến. Cụ thể, một số nhà nhập khẩu Hàn Quốc mở thư tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam (hình thức mở thư tín dụng tại nước người bán). Thông qua việc phát hành thư tín xii dụng, các ngân hàng thương mại Việt Nam được hưởng phí do khách hàng nước ngoài trả. Bên cạnh đó, việc chuyển tiền ra nước ngài của các doanh nghiệp liên doanh cũng mang lại doanh thu cho các ngân hàng TM Việt Nam. Mới đây, Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) hợp tác với Công ty Tài chính viễn thông và thanh toán bù trừ Hàn Quốc (KFTC) vừa triển khai thành công dịch vụ chuyển tiền nhanh liên quốc gia từ Hàn Quốc về Việt Nam cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Agribank là ngân hàng thành viên thứ 4 của NAPAS cùng với 3 ngân hàng Vietinbank, ABBank và GPBank cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh liên quốc gia với chiều nhận tiền từ Hàn Quốc về Việt Nam qua kết nối hệ thống chuyển mạch giữa NAPAS và KFTC. Hạn mức chuyển tiền áp dụng đối với dịch vụ chuyển tiền liên quốc gia là 2.000 USD/lần với ngân hàng thụ hưởng là Agribank, 5.000 USD/lần với ngân hàng thụ hưởng là Vietinbank, ABBank, GPBank. Điều này góp phần tạo thuận tiện cho người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc dễ dàng chuyển tiền về cho thân nhân một cách hợp pháp, an toàn, chính xác và nhanh chóng. b, Dịch vụ giải trí Văn hóa Hàn Quốc đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Theo khảo sát của dịch vụ nghiên cứu thị trường Q&Me, có tới 51% người Việt thích các nghệ sĩ K-pop, hơn 60% người thích xem phim truyền hình, điện ảnh Hàn Quốc, 68% người ưa chuộng đồ ăn Hàn Quốc và Samsung là thương hiệu Hàn Quốc phổ biến nhất tại Việt Nam. Chính vì vậy, các dịch vụ giải trí truyền hình Hàn Quốc rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Theo bảng xếp hạng phim thịnh hành theo ngày được Netflix công bố gần đây, có tới 7 phim Hàn Quốc trong top 10 phim truyền hình được xem nhiều nhất trên Netflix Việt Nam. Trong những năm gần đây, CJ và Lotte cũng là 2 ông lớn thống trị thị trường phát hành phim tại Việt Nam với việc sử dụng kênh phát hành và chuỗi rạp chiếu phim của riêng mình, chiếm 79,8% số lượng rạp phim trên cả nước. Tập đoàn CJ sở hữu chuỗi rạp chiếu phim CJ CGV với 43% thị phần trong khi Lotte sở hữu Lotte Cinema với 30% thị phần thị trường năm 2018. Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ a, Dịch vụ du lịch xiii Hàn Quốc hiện cũng là đối tác lớn của Việt Nam về hợp tác phát triển du lịch. Vài năm trở lại đây, khách Hàn Quốc đến Việt Nam du lịch ngày càng tăng. Nếu như năm 2016, Việt Nam đón khoảng 1,5 triệu khách Hàn Quốc thì đến năm 2018, con số này đã tăng lên 3,5 triệu và năm 2019, cán mốc 4,3 triệu lượt, chiếm 24% tổng lượng khách quốc tế tới Việt Nam. Đầu năm 2020, dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam vẫn đạt con số ấn tượng với 468 nghìn lượt khách, tăng 10% so với tháng 12-2019. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là một trong những thị trường du lịch có mức tăng trưởng cao của Hàn Quốc. Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO) cho biết trong năm qua đã có 550.000 lượt du khách Việt Nam đến Hàn Quốc, tăng hơn 20% so với năm 2018 và đưa Việt Nam thành một trong những quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất đóng góp vào thị trường du lịch Hàn Quốc. Kèm theo sự tăng lên về số lượng khách du lịch là sự phát triển của các dịch vụ về khách sạn, nghỉ dưỡng, ẩm thực và đặc biệt là hàng không để phục vụ cho du khách hai nước. Số liệu từ KTO cho biết, tính đến tháng 11.2019, trung bình mỗi tháng có 2.125 chuyến bay giữa Việt Nam - Hàn Quốc với số khách tối đa chuyên chở là 476.000. Theo số liệu của Cục Hàng không, năm 2019, tổng vận chuyển trên các đường bay giữa Việt Nam và Hàn Quốc hơn 9,67 triệu lượt hành khách, tăng 25% so với năm 2018 với hệ số sử dụng ghế trung bình đạt 82,5%. b, Dịch vụ thanh toán quốc tế Các tập đoàn Hàn Quốc không ngừng mở rộng kinh doanh kéo theo một lượng lớn nhân sự là các chuyên gia, kỹ sư, doanh nhân đến Việt Nam sinh sống và làm việc. Theo số liệu từ Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, đến cuối năm 2018 có khoảng 150.000 người Hàn đang sinh sống tại Việt Nam với 80% tập trung tại TP.HCM và 20% tại các tỉnh thành khác như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bắc Ninh Chính vì vậy, các dịch vụ kinh doanh cho khách hàng người Hàn Quốc cũng phát triển nhanh chóng. Không chỉ những ngành dịch vụ giải trí, ăn uống, nghỉ dưỡng mà các lĩnh vực khác như dịch vụ tài chính ngân hàng cũng được hưởng lợi từ các vị khách Hàn Quốc. xiv Ông Nguyễn Ngọc Hân - Giám đốc Phòng giao dịch Phú Mỹ Hưng cho biết: "Mỗi ngày chúng tôi tiếp đón khoảng 200 khách hàng người Hàn, chủ yếu là chuyển tiền và hợp đồng tiền gửi. Họ đóng góp lớn vào doanh thu mỗi năm của phòng giao dịch". Nắm bắt cơ hội kinh doanh từ các vị khách đến từ xứ Kim Chi, OCB đã chú trọng phát triển các dịch vụ dành cho người Hàn. Tại các phòng giao dịch có nhiều khách hàng người Hàn Quốc đều có nhân sự giao tiếp tiếng Hàn hỗ trợ. Gần đây, tháng 10-2019, nhà băng này vừa ra mắt ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI phiên bản tiếng Hàn, bên cạnh bản tiếng Việt và tiếng Anh. Có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ như chuyển tiền, thanh toán hoá đơn các loại hoá đơn điện, nước, internet; quản lý tài khoản tra cứu thông tin hay địa điểm giao dịch ngay trên ứng dụng. Ngay khi ra mắt, OCB OMNI bản tiếng Hàn được người dùng đánh giá cao về giao diện thân thiện, tốc độ mượt mà, dễ sử dụng, phù hợp với nhu cầu giao dịch tài chính online của người Hàn. c, Du học và xuất khẩu lao động Theo thống kê của cục Hợp tác quốc tế, Tính đến tháng 4.2019, có tổng cộng 160.165 sinh viên nước ngoài đang theo học tại 439 trường đại học và cao học tại Hàn Quốc, trong đó lượng du học sinh Việt Nam nhiều thứ nhì trong số các quốc gia có sinh viên nước ngoài du học tại Hàn Quốc, với 37.426 người, chiếm 23,4% trong tổng số. Theo số liệu thống kê của cục Quản lý lao động ngoài nước (thuộc bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), từ năm 2015-2018, Hàn Quốc luôn nằm trong top 3 quốc gia trọng điểm thu hút lao động Việt Nam, với mức trung bình 6.500 người mỗi năm. Hiện nay lao động Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc chủ yếu làm việc trong các ngành có liên quan đến xây dựng, đóng tàu, đánh cá, còn các ngành dịch vụ thông thường thì không được ưu tiên. Sau ba tháng, người lao động có nguồn thu nhập về nước khoảng 80 đến 100 triệu đồng. Phương thức 3: Hiện diện thương mại a, Mở chi nhánh ngân hàng xv Hiện Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Trong năm 2019, cả 4 ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc là Shinhan, Woori, BK Kookmin và KEB Hana đều coi Việt Nam là thị trường chiến lược và đẩy mạnh đầu tư. Cụ thể, cuối năm 2019, KEB Hana đổ 860 triệu USD mua 15% cổ phần BIDV - thương vụ rót vốn lớn nhất của một nhà đầu tư Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam. KB Kookmin cũng chính thức được cấp phép thành lập chi nhánh tại Hà Nội. Trong khi đó, Shinhan Bank và Wooribank - hai ngân hàng 100% vốn Hàn Quốc tại Việt Nam - đang chạy đua mở chi nhánh để tranh giành thị phần. Hiện Shinhan Bank dẫn đầu khối ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam với 36 chi nhánh và phòng giao dịch, song vị trí này đang bị lung lay. Wooribank không giấu tham vọng trở thành ngân hàng ngoại hàng đầu tại Việt Nam, đuổi kịp Shinhan. Năm 2019, Wooribank đã nâng số chi nhánh từ 9 lên 13 chi nhánh và đặt mục tiêu 20 chi nhánh năm 2021. Gần đây, tăng trưởng lợi nhuận của nhiều ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam luôn đạt 3 con số. Trong nửa đầu năm 2019, lợi nhuận của 4 ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc nêu trên tại Việt Nam là 132 triệu USD, bằng con số lợi nhuận của cả năm 2018 (131,8 triệu USD). Theo báo chí Hàn Quốc, lợi nhuận của Shinhan tại Việt Nam 9 tháng đầu năm 2019 là 93,4 tỷ won, trong khi lợi nhuận năm 2018 là 94,9 tỷ won, chiếm khoảng 1/3 lợi nhuận ở nước ngoài của Shinhan. Trong khi đó, nửa đầu năm 2019, Woori Bank chi nhánh Việt Nam cũng thu về 6,83 triệu USD lợi nhuận ròng, tăng 130% so với cùng kỳ năm 2018. b, Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp của 2 nước. Năm 2017, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đã ký hợp đồng hợp tác phát triển du lịch với Tập đoàn Hanatour. Trong khuôn khổ hợp tác, hai bên thống nhất tăng cường mối quan hệ lâu dài, cùng có lợi trên nhiều lĩnh vực liên quan hoạt động kinh doanh lữ hành, lưu trú, ẩm thực, vui chơi giải trí... Trên các phương diện như thúc đẩy du lịch song phương đường hàng không và đường biển giữa Việt Nam và Hàn Quốc; hợp tác tăng cường quảng bá tiếp thị, bán và phân phối các sản phẩm, dịch vụ cốt lõi của Saigontourist, bao gồm nhưng không giới xvi hạn các dịch vụ lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, triển lãm, ẩm thực, vui chơi giải trí...thuộc hệ thống Saigontourist. Tháng 10 năm 2019, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và công ty BC Card chính thức ký kết Thỏa thuận Hợp tác Toàn diện (Master Agreement) để thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên. Thỏa thuận Hợp tác này là bước phát triển tiếp theo của Biên bản Ghi nhớ Hợp tác (MOU) hai bên đã ký ngày 12/11/2018 tại Hà Nội để phát triển các sản phẩm, dịch vụ thẻ, thanh toán và các dự án trong lĩnh vực phát hành thẻ thông minh, giải pháp công nghệ thanh toán số tại Việt Nam, thanh toán số qua QR Code bằng ứng dụng Thẻ mềm (Thẻ phi vật lý), Ví điện tử giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Phương thức 4: Hiện diện thể nhân Đóng góp của huấn luyện viên Park Hang-seo trong việc dẫn dắt đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là ví dụ điển hình của phương thức hiện diện thể nhân trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Trong lần tái ký hợp đồng gần đây nhất vào 11/2019, HLV Park Hang Seo đồng ý dẫn dắt bóng đã Việt Nam trong 3 năm tiếp theo, mức lương thỏa thuận của ông trong lần tái ký hợp đồng này là khoảng 50000 USD/ tháng sau thuế. Theo thông tin của Tuổi Trẻ, với mức lương này, ông Park lập kỷ lục là HLV ngoại được trả lương cao nhất lịch sử thể thao Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng có các giáo sư đang thực hiện công tác giảng dạy tại các trường đại học ở Hàn Quốc. Ví dụ như Lê Nguyễn Minh Phương hiện là hiện cứu sinh ngành Kỹ thuật quốc tế ở bậc cao học và đại học tại ĐH Namseoul - Hàn Quốc. Kết luận: Trong các phương thức xuất nhập khẩu dịch vụ nói trên, phương thức thương mại xuyên biên giới và tiêu dùng ngoài lãnh thổ là 2 phương thức chủ yếu được sử dụng trong quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hàn Quốc dựa trên giá trị thương mại mà phương thức đó tạo ra và các chỉ số khác như số lượt người di chuyển, chỉ số đầu tư, Theo thống kê của World Bank, thương mại dịch vụ ở Việt Nam năm 2018 chiếm 13,56% GDP của cả nước. Nhập khẩu dịch vụ khoảng 18 tỷ USD, xuất khẩu xvii dịch vụ hơn 14 tỷ USD, trong đó dịch vụ chuyển tiền và thanh toán (private current transfers, payments + receipts) là khoảng 17 tỷ. Là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Hàn Quốc đang dần đóng góp một phần không nhỏ vào giá trị thương mại dịch vụ trong quan hệ thương mại với Việt Nam. 1.3. Đánh giá Về phía Hàn Quốc, mặc dù cánh cửa du lịch ở quốc gia này đã mở rộng, người dân Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc xin visa du lịch. Do sự gia tăng gần đây của khách du lịch, thời gian chờ đợi đã được tăng lên rất nhiều từ khi xin visa đến cấp. Quả thực, Hàn Quốc đang nhanh chóng trở thành điểm đến yêu thích của người dân Việt Nam, với những lợi thế như khoảng cách ngắn chủ mất 4-5 tiếng bay từ Việt Nam, bốn mùa rõ ràng, giao thông thành phố thuận tiện và an ninh an toàn. Đất nước này dễ dàng thu hút khách du lịch với các chương trình du lịch chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp, nghỉ dưỡng, mua sắm với nền kinh tế thẩm mỹ đứng top đầu thế giới. Tuy nhiên, về nhược điểm, vẫn có nhiều yếu tố hạn chế du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam nhưng được đất nước này nhanh chóng khắc phục. Ví như thủ tục visa nghiêm ngặt và phức tạp đối với người Việt Nam khi đến Hàn Quốc thì nay qua những công ty lữ hành được chỉ định, du khách tham gia tour thậm chí còn không phải xin visa khi vào Hàn Quốc. Bên cạnh đó, chính sách cấp visa 5 năm cho công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại ba tỉnh thành lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh cũng nhằm kích cầu du lịch. Ngoài ra, trước đây, chi phí tour du lịch trọn gói Hàn Quốc không hề rẻ, rơi vào mức giá khoảng 1100 đô la Mỹ. So với mức giá dao động từ 200 – 500 đô la Mỹ cho các tour trọn gói tới Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc thì du lịch Hàn Quốc có chi phí đắt đỏ, thậm chí tương đương với một số tour đến châu Âu. Nhưng ngày nay, tour trọn gói đi Hàn Quốc giảm xuống khoảng 10 – 13 triệu. Công ty lữ hành dẫn tour cũng nhận được nhiều ưu đãi từ chính sách hỗ trợ thu hút du khách Việt Nam của chính phủ Hàn Quốc khi dẫn du khách đến thăm đát nước này. xviii Về phía Việt Nam, khách đến đông là tín hiệu vui, tuy nhiên thách thức đặt ra là dù có mức chi tiêu cao nhưng thực tế các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch cũng như các địa phương thu được từ dòng khách này không nhiều. Nguyên nhân do nhiều doanh nghiệp lữ hành Hàn Quốc trực tiếp tổ chức đưa khách sang Việt Nam. Nhiều khách du lịch Hàn Quốc đến các địa phương như Đà Nẵng, Nha Trang, Khánh Hòa chủ yếu là do các công ty của Hàn Quốc như Mode tour, Hana tour, Lotte đưa sang. Đây cũng chính là những doanh nghiệp đang đóng vai trò quyết định phân phối khách du lịch Hàn Quốc tới Việt Nam. Còn các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp phục vụ được khách Hàn rất ít, đặc biệt là khách đoàn. Các công ty này làm việc với các điểm đến, sau đó tự quảng bá, xúc tiến và định hướng điểm đến rồi bán tour và đưa khách sang Việt Nam. Thậm chí có doanh nghiệp còn thành lập các công ty con tại Việt Nam để trực tiếp tổ chức tour cho khách. Ngoài các doanh nghiệp Việt khó cạnh tranh thì sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng khiến nhiều địa phương bị động trong việc đón, phục vụ khách Hàn Quốc. Thực tế cho thấy, lượng khách Hàn Quốc đến đông thì cũng dẫn đến tình trạng khan hiếm nhân lực phục vụ. Dù các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú đã tìm nhân sự rất nhiều nhưng cũng khó tuyển được, kể cả các vị trí như lễ tân, quan hệ khách hàng với yêu cầu là biết tiếng Hàn. Trong khi đó tại Khánh Hòa, số hướng dẫn viên được cấp thẻ tiếng Hàn cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhìn rộng ra phạm vi cả nước cũng mới chỉ có 326 hướng dẫn viên tiếng Hàn được cấp thẻ hành nghề phục vụ cho gần 4 triệu lượt khách trong năm 2019. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) năm 2015 đặt nền tảng trong mối quan hệ thương mại song phương và dự kiến sẽ mang lại lợi ích và hiệu quả cho cả hai nước. VKFTA cũng tạo điều kiện cho FDI từ Hàn Quốc vì các cam kết cởi mở hơn về dịch vụ và đầu tư. - Với dân số trẻ và năng động, Việt Nam ưu tiên cao nhất trong việc phát triển nền kinh tế kỹ thuật số dựa trên sự đổi mới. Việt Nam đã ban hành Chiến lược công nghiệp 4.0 (Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số hướng dẫn và chính sách để tích cực tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào tháng 9 năm 2019). Quy mô nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam ước tính đạt 12 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên 43 tỷ USD vào năm 2025 với các lĩnh vực tiềm năng xix như thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và Giao hàng và Trình điều khiển công nghệ. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua hợp tác và hỗ trợ tài chính với các đối tác trong nước. - Hàn Quốc cũng là đối tác chính của Việt Nam trong hợp tác phát triển du lịch. Trong những năm gần đây, khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam đang tăng lên và ngược lại. Cụ thể, theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2019 Việt Nam đón gần 5,8 triệu khách Trung Quốc, chiếm 32,24% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tiếp theo là khách Hàn Quốc với 4,3 triệu lượt khách, chiếm 23,83%. - Liên quan đến hậu cần, hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc sau khi VKFTA mở ra nhiều cơ hội. Thỏa thuận đáng chú ý là Samsung SDS hợp tác với Công ty Cổ phần Hậu cần Hàng không (ALS) để thành lập Công ty Liên doanh ALSDS và tham gia kinh doanh dịch vụ hậu cần tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Samsung SDS cũng đã ký kết với Minh Phương Logistics để khai thác tiềm năng của thị trường vận tải hàng hóa nội địa bằng đường bộ. Một tên tuổi lớn khác, CJ Logistics, cũng đã chi hơn 100 triệu đô la để mua cổ phần của Gemadept Logistics Holdings và Gemadept Shipping Holdings vào năm 2018 để giải quyết tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của dịch vụ hậu cần cho các công ty Hàn Quốc. - Về dịch vụ tài chính, tính đến tháng 8 năm 2019, số lượng doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào đầu tư tài chính tại Việt Nam đạt 40 doanh nghiệp, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh từ ngân hàng, chứng khoán sang hoạt động phi ngân hàng. Để hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng nhanh, Việt Nam cần chào đón nhiều tổ chức tài chính nước ngoài ở nhiều cấp độ khác nhau, từ ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và công ty đa tài chính. 2. Ảnh hưởng của VKFTA đến xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam và Hàn Quốc a, Tích cực Năm 2015, Việt Nam và Hàn Quốc ký hiệp định thương mại tự do (VKFTA). Với hiệp định này, theo đại diện Bộ Công Thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong giai đoạn sau khi hiệp định VKFTA đi vào hiệu lực (giai đoạn 2016 đến 2018) đạt mức tăng trưởng trung bình xx 26,9%/năm so với mức 24,3%/năm của giai đoạn (2010-2015). Bên cạnh lĩnh vực hợp tác thương mại, đầu tư, Hàn Quốc hiện cũng là đối tác lớn của Việt Nam về hợp tác phát triển du lịch. Vài năm trở lại đây, khách Hàn Quốc đến Việt Nam du lịch ngày càng tăng. Đây là thị trường quan trọng thứ hai chỉ sau Trung Quốc đối với du lịch Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam trong những năm qua đạt những con số rất ấn tượng. So với năm 2016, Việt Nam đón khoảng 1,5 triệu khách Hàn Quốc thì đến năm 2018, con số này đã tăng lên 3,5 triệu và năm 2019 đã cán mốc 4,3 triệu lượt. Tốc độ tăng trưởng khách bình quân trong giai đoạn 2016-2019 đạt 41%. Đầu năm 2020, dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam vẫn đạt con số ấn tượng với 468 nghìn lượt khách, tăng 10% so với tháng 12/20191. Bên cạnh lượng khách du lịch lớn đổ vào Việt Nam mỗi năm, còn có một lượng lớn người Hàn Quốc đang sinh sống tại Việt Nam. Cụ thể thì theo số liệu từ Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, đến cuối năm 2018 có khoảng 150.000 người Hàn đang sinh sống tại Việt Nam. Số lượng người Hàn Quốc đến Việt Nam sinh sống và làm việc dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm sắp tới sẽ mở ra cơ hội kinh doanh, cung cấp sản phẩm dịch vụ đặc thù cho khách hàng là người Hàn Quốc, không chỉ những ngành dịch vụ như giải trí, ăn uống, nghỉ dưỡng mà còn có các lĩnh vực khá đặc thù như dịch vụ tài chính ngân hàng2. Về phía Hàn Quốc, so với lượng khách Việt Nam đến Hàn Quốc năm 2016 đạt 251.000 lượt, năm 2019 lên tới 523.000 lượt, đã tăng gấp 2 lần năm 2016. Bên cạnh đó, Hàn Quốc hiện còn là nơi sinh sống, học tập và lao động của gần 150.000 người Việt Nam3. Về lĩnh vực ngân hàng, trong năm 2019, cả 4 ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc là Shinhan, Woori, BK Kookmin và KEB Hana đều coi Việt Nam là thị trường chiến lược và đẩy mạnh đầu tư. Lợi nhuận của 4 ngân hàng này trong nửa đầu năm 2019 là 132 triệu USD, bằng con số lợi nhuận của cả năm 2018 (131,8 1“Nhìn lại 5 năm thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc”, đăng trên AsemconnectVietNam, Nam/default.aspx?ZID1=82&ID8=97321&ID1=1, truy cập ngày 8/7/2020 2 “Người Hàn Quốc đến Việt Nam và cơ hội của ngành dịch vụ tài chính”, đăng trên Tuổi trẻ online, https://tuoitre.Việt Nam/nguoi-han-quoc-den-viet-nam-va-co-hoi-cua-nganh-dich-vu-tai-chinh- 2019112811220643.htm, truy cập ngày 8/7/2020 3 “Việt Nam và Hàn Quốc đang là những đối tác quan trọng về hợp tác kinh tế và phát triển”, đăng trên dangcongsan.Việt Nam, Nam/kinh-te-va-hoi-nhap/viet-nam-va-han-quoc-dang-la- nhung-doi-tac-quan-trong-ve-hop-tac-kinh-te-va-phat-trien-540887.html, truy cập ngày 8/7/2020 xxi triệu USD). Theo báo chí Hàn Quốc, lợi nhuận của Shinhan tại Việt Nam 9 tháng đầu năm 2019 là 93,4 tỷ won, trong khi lợi nhuận năm 2018 là 94,9 tỷ won, chiếm khoảng 1/3 lợi nhuận ở nước ngoài của Shinhan. Trong khi đó, nửa đầu năm 2019, Woori Bank chi nhánh Việt Nam cũng thu về 6,83 triệu USD lợi nhuận ròng, tăng 130% so với cùng kỳ năm 20184. Đối với ngành dịch vụ giải trí, tiêu biểu là điện ảnh thì hai doanh nghiệp đứng đầu ngành công nghiệp điện ảnh của Hàn Quốc là CJ-CGV và Lotte Cinema đang giữ trên 70% thị phần chiếu phim tại Việt Nam với CJ-CGV là 43% và Lotte là 30%. Trong năm 2019 CJ-CGV thu về khoảng 3.660 tỷ VNĐ tại thị trường Việt Nam, tăng hơn 35% so với năm 20185. Ngoài ra còn phải kể đến dịch vụ bảo hiểm, cụ thể là công ty TNHH Bảo Hiểm Hanwha Life Việt Nam có doanh thu đạt 1.050 tỉ VNĐ vào cuối tháng 12 năm 2019, tăng 20% so với cùng kỳ năm 20186. Việc các doanh nghiệp dịch vụ của Hàn Quốc tham gia vào thị trường Việt Nam không chỉ đem lại lợi nhuận cho phía Hàn Quốc mà còn đem lại nhiều lợi ích khác cho nước ta. Sự có mặt của các đối thủ mạnh đến từ nước ngoài trên thị trường nội địa sẽ tạo cho các doanh nghiệp trong nước áp lực cạnh tranh nhiều hơn trước, điều đó giúp cho họ phải đổi mới và hoàn thiện, nâng cao chất lượng, mô hình dịch vụ của mình, tránh khỏi chây ỳ, lạc hậu. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước còn tạo cho khách hàng nhiều ưu đãi và lựa chọn hơn trong việc sử dụng các dịch vụ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam còn đem lại cơ hội việc làm cho lực lượng lao động tại Việt Nam. b, Tiêu cực Sự chênh lệch về điều kiện cơ sở hạ tầng, ngân sách, quy mô, cách tiếp cận xử lý thông tin và ứng dụng khoa học công nghệ giữa các doanh nghiệp của 2 quốc gia đã tạo nên rào cản hạn chế sự phát triển ngành dịch vụ của Việt Nam với Hàn Quốc. 4 “Ngân hàng Hàn Quốc khao khát hiện diện tại Việt Nam”, đăng trên Báo đầu tư, https://baodautu.Việt Nam/ngan-hang-han-quoc-khao-khat-hien-dien-tai-viet-nam-d114227.html, truy cập ngày 8/7/2020 5 “CGV Việt Nam lợi nhuận 156% trong năm 2019”, đăng trên Đầu tư Việt Nam, https://dautuvietnam.com.Việt Nam/kinh-doanh/doanh-nghiep-doanh-nhan/cgv-viet-nam-loi-nhuan-156- trong-nam-2019-a5174.html, truy cập ngày 8/7/2020 6 “Doanh thu phí mới của Hanwha Life tăng 21% trong quý I/2020”, đăng trên vietnamfinance.Việt Nam, https://dautuvietnam.com.Việt Nam/kinh-doanh/doanh-nghiep-doanh-nhan/cgv-viet-nam-loi-nhuan-156- trong-nam-2019-a5174.html, truy cập ngày 8/7/2020 xxii Với khả năng tiếp cận và xử lý thông tin thị trường nhạy bén, kèm theo thế mạnh về tài chính thì các ngành dịch vụ như tài chính - ngân hàng, dịch vụ giải trí hay bảo hiểm của Hàn Quốc đã dễ dàng hơn trong việc tham gia vào thị trường Việt Nam. Trong khi đó, ngành dịch vụ Việt Nam phần lớn chỉ mới thu hút được người Hàn Quốc trong lĩnh vực du lịch, mặc dù thu về doanh thu rất cao nhưng cơ cấu ngành dịch vụ nói chung còn chưa được đa dạng. Điều này là một sự đáng tiếc đối với Việt Nam khi không thể khai thác và tận dụng được hết các ưu đãi trong VKFTA. - Ngành du lịch của Việt Nam cần được cải thiện ở một số vấn đề như: đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường. Chất thải gây ô nhiễm, tai nạn ảnh hưởng đến sự an toàn của khách du lịch tại các địa điểm du lịch vẫn xảy ra, đặc biệt là vào các dịp lễ hội và mùa du lịch cao điểm. Nhận thức về việc tuân thủ ở một số tổ chức và cá nhân trong hoạt động du lịch dường như không cao. - Sau khi VKFTA có hiệu lực, khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Hàn Quốc tại Việt Nam đã được nâng cao. Hàn Quốc dường như có công nghệ cao hơn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ và khả năng quản lý so với Việt Nam. Các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng có nhiều kinh nghiệm trong thị trường ASEAN bao gồm cả Việt Nam. Vì vậy, họ có thể tự thích nghi nhanh chóng và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam, tạo ra chuỗi giá trị của riêng mình. Do đó, các công ty Việt Nam phải giải quyết rủi ro mất thị trường, giảm quy mô và thậm chí bị loại khỏi thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ. - Bên cạnh đó, mặc dù Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã chính thức có hiệu lực được 5 năm, nhưng đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết lợi ích của thỏa thuận này, trong khi các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tương đối tốt. 3, Kiến nghị hoặc gợi ý, đề xuất của Ông/bà nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc trong thời gian tới. 3.1, Triển vọng thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc trong thời gian tới Trong bối cảnh tình hình thế giới vẫn đang vô cùng khó khăn do tác động của dịch Covid-19, gây cản trở rất lớn đến hầu hết tất cả mọi khía cạnh của lĩnh vực xxiii kinh tế nói chung và thương mại nói riêng; tuy nhiên, Việt Nam và Hàn Quốc vẫn có những triển vọng trong phát triển quan hệ thương mại và dịch vụ giữa 2 nước. a, Vận tải hàng hóa và hành khách Hiện tại, Hàn Quốc đang là 1 trong 5 quốc gia có lượng vốn đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam. Cụ thể Hàn Quốc đứng thứ 2 (2,7 tỉ USD), sau Hong Kong (5,3 tỉ USD) về FDI vào Việt Nam7. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều dự án với quy mô lớn được Hàn Quốc chụ trọng đầu tư vào Việt Nam như hệ thống nhà máy Samsung. Ngoài ra, trong lĩnh vực nông sản, chính phủ 2 nước cùng thống nhất đẩy mạnh tăng cường hợp tác giữa hai nước. Qua đó, nhu cầu về vận chuyển hàng hóa giữa hai nước ngày càng tăng cao. Đối với vận tải hành khách, hiện có hơn 180.000 người Việt Nam hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hàn Quốc, trong khi số người Hàn Quốc ở Việt Nam cũng lên tới hơn 160.000 người8. Điều này có thể xem như là một bằng chứng cho việc tiềm năng vận tải hành khách vô cùng lớn giữa 2 nước nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại của công dân giữa 2 quốc gia. b, Du lịch Hiện nay, Việt Nam đang là một trong số những điểm đến vô cùng thu hút và đặc biệt được quan tâm của người dân Hàn Quốc khi tiến hành lựa chọn du lịch. Trong năm 2018, Việt Nam ghi nhận gần 4 triệu lượt khách Hàn Quốc và con số này tiếp tục tăng trong năm 2019. Đồng thời, trong nửa đầu năm 2019, số lượng khách du lịch Việt Nam cũng đạt gần nửa triệu lượt9. Việt Nam được biết đến với khí hậu nhiệt đới ấm áp, những bãi biển đẹp và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác. Đồng thời, với kho tàng ẩm thực phong phú và vô cùng hấp dẫn chính là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến với Việt Nam. Đặc biệt, Hội An và Đà Nẵng là hai điểm đến vô cùng nổi tiếng và thu hút một lượng lớn khách du lịch từ xứ sở Kimchi khi tiến hành ghé thăm. Qua đó, nhìn thấy được những tiềm năng vô cùng to lớn trong phát triển du lịch giữa hai nước. 7 Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 8 “Việt Nam – Hàn Quốc: Triển vọng tươi sáng trên nền tảng kỳ tích” đăng trên trang chủ Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam – link truy cập: Nam/Viet-Nam---Han-Quoc-Trien-vong- tuoi-sang-tren-nen-tang-ky-tich-08-4667.html?lang=Việt Nam, truy cập ngày 8/7/2020. 9 Tổng cục thống kê xxiv c, Tài chính và bảo hiểm Việt Nam hiện đang là một trong những nền kinh tế năng động và có tốc độ phát triển cao và ổn định nhất trong khu vực, cùng với đó là một môi trường kinh tế chính trị xã hội vô cùng ổn định và tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phát triển. Đồng thời với điều kiện sống và mức sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu bảo hiểm của người dân cũng được tăng cao. Ngoài ra, cùng với sự đầu tư ngày càng lớn của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tài chính giữa hai nước ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi giữa các bên. Hiện tại cũng đã và đang có những ngân hàng, doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động có hiệu quả trên các lĩnh vực trên như ngân hàng Shinhan Bank, hay công ty bảo hiểm Hanwha Life. Từ các điều kiện thuận lợi trên, có thể thấy tiềm năng phát triển quan hệ thương mại trên lĩnh vực tài chính và bảo hiểm giữa 2 quốc gia cũng vô cùng tốt đẹp. 3.2. Các đề xuất giúp thúc đẩy hoạt động thương mại dịch vụ giữa 2 nước a, Đối với nhà nước Thứ nhất, nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là thương mại dịch vụ giữa hai nước. Cụ thể, thông qua các hiệp định được kí kết từ đó giúp tạo cơ hội cho doanh nghiệp 2 nước tiếp cận, trao đổi và từ đó xây dựng các mối quan hệ với nhau. Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư của cả hai nước có thể thâm nhập và hoạt động tốt trên thị trường thông qua các chính sách hỗ trợ, cũng như tinh giản hóa các thủ tục hành chính phức tạp. Đồng thời xây dựng một môi trường phát triển lành mạnh cho các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể hoạt động tốt. Thứ ba, tiến hành xây dựng một khung pháp lý cụ thể và chặt chẽ về quan hệ hợp tác thương mại dịch vụ giữa hai nước, từ đó làm căn cứ cho các doanh nghiệp hai bên có thể hoạt động một cách hiệu quả. Việc này sẽ giúp gia tăng mức độ tin cậy và uy tín đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là đối tác đầu tư trực tiếp lớn nhất của Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, sản xuất, chuyên môn R & D, xây dựng và bất động xxv sản, sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghiệp, công nghệ cao, v.v. VKFTA, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do khu vực, đa phương và song phương khác. Chính phủ Việt Nam cần điều chỉnh chính sách thương mại và đầu tư cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tránh xung đột với các cam kết trong các FTA khác mà Việt Nam đã ký kết. Thứ tư, hỗ trợ và tăng cường các chiến dịch truyền thông thông qua các kênh truyền hình lớn giữa 2 nước nhằm quảng bá những nét đẹp về thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực và con người của Việt Nam đến với đông đảo những người dân Hàn Quốc. Thứ năm, tập trung vào ngành công nghiệp để hỗ trợ: Đảm bảo khả năng cạnh tranh của chính ngành của mình tại quốc gia của mình là rất quan trọng đối với sự tăng trưởng dài hạn của đất nước. Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn tốt hơn và tập trung vào một số ngành công nghiệp và cố gắng nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình trước khi mở rộng thị trường ra các đối thủ nước ngoài. Hợp tác với các đối tác thương mại mạnh mẽ và thân thiện như với các công ty Hàn Quốc sẽ rút ngắn khóa học. b, Đối với các doanh nghiệp Một là, các doanh nghiệp nên mở rộng hơn các hoạt động quảng bá, tiếp cận thị trường, qua đó sẽ góp phần giúp thu hút sự quan tâm từ nước bạn. Đồng thời, doanh nghiệp cần có các phòng ban chuyên tư vấn, tiếp thị và giải đáp các thắc mắc về các chính sách cho các doanh nghiệp nước đối tác. Hai là, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ mà bên mình cung cấp. Trực tiếp thông qua nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên, người lao động. Chất lượng dịch vụ là một trong những tiêu chí tối quan trọng của khách hàng khi tiến hành lựa chọn của mình, một doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ tốt, hợp lý thì sẽ thu hút được một lượng khách đáng kể và đồng thời những khách hàng này sẽ chính là những người góp phần quảng bá và giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp đến những người con lại. Qua đó giúp tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp và thu lại lòng tin của các khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ. Ba là, chủ động tìm kiếm những khách hàng tiềm năng thông qua các kênh truyền thông, thông tin. Từ đó liên hệ và nếu có thể thì tiến hành tạo lập nên mối quan hệ hợp tác. xxvi Bốn là, phối hợp với các doanh nghiệp bản địa Hàn Quốc tổ chức các hội chợ triển lãm, festival nhằm tiếp thị những sản phẩm mới lạ, nổi bật của doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ đến với những người tiêu dụng và các doanh nghiệp khác tại nước bản địa. Năm là, chủ động nâng cao kiến thức và nhận thức về Hiệp định thương mại tự do VKFTA: Theo một khảo sát gần đây của KOTRA Hà Nội đối với các doanh nghiệp thường xuyên giao dịch với các đối tác Hàn Quốc, hầu hết các doanh nghiệp đều biết về VKFTA, nhưng kiến thức về VKFTA của họ vẫn chưa đầy đủ. Do đó, các doanh nghiệp đã không tận dụng hết các lợi ích mà VKFTA có thể cung cấp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_day_manh_quan_he_thuong_mai_giua_viet_nam_va_han_quo.pdf
  • pdfFTU-Hoàng Hải-Điểm mới của luận án (Tiếng Việt, Tiếng Anh).pdf
  • pdfFTU-Hoàng Hải-KTQT-Công trình khoa học.pdf
  • pdfFTU-Hoàng Hải-KTQT-Tóm tắt luận án (Tiếng Anh).docx.pdf
  • pdfFTU-Hoàng Hải-KTQT-Tóm tắt luận án (Tiếng Việt).pdf
  • pdfFTU-Hoàng Hải-KTQT-Trích yếu luận án.pdf
Luận văn liên quan