Luận án Địa vị pháp lý của người bị buộc tội theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan THTT: Quan hệ tố tụng giữa CQĐT, VKS và Tòa án là mối quan hệ quan trọng trong TTHS được PLTTHS quy định rõ ràng, cụ thể nhằm tác động, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau, đảm bảo việc thực hiện tốt chức năng của mỗi ngành. Phạm vi công tác phối hợp là từ khi có tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử với mục đích chung là phát hiện tội phạm; xử lý các VAHS đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm, cụ thể: Các chủ thể THTT thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong công tác giải quyết các VAHS: nâng cao trách nhiệm trong công tác giải quyết tin báo tố giác tội phạm, khởi tố. điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử oan sai, bỏ lọt tội phạm. VKS tăng cường kiểm sát khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của BLTTHS 2015, thực hiện phê chuẩn các lệnh, quyết định khởi tố bị can của CQĐT, không để xảy ra các trường hợp hình sự hoá quan hệ dân sự, kinh tế; tăng cường phối hợp trong công tác khám nghiệm hiện trường, tử thi; ĐTV, KSV phải phối hợp chặt chẽ, thường xuyên để nâng cao chất lượng điều tra, bám sát tiến độ điều tra và đề ra yêu cầu điều tra bằng văn bản để ĐTV thực hiện, đảm bảo thu thập đầy đủ chứng cứ, thủ tục tố tụng, hạn chế việc trả hồ sơ bổ sung, đảm bảo thời hạn điều tra, kiểm sát điều tra, truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

pdf181 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Địa vị pháp lý của người bị buộc tội theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 14. Bộ luật Tố tụng hình sự 1988. 15. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. 16. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 17. Bộ luật tố tụng hình sự Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc (2012), bản dịch tiếng Việt của Viện khoa học Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 18. Mai Bộ (2008), Nguyên tắc xử lý người thành niên phạm tội, Tạp chí Nghề luật số 3, tr.19. 19. Lê Cảm (2000), Những vấn đề lý luận cơ bản về chế định các nguyên tắc của Luật tố tụng hình sự, Tạp chí Kiểm sát, (5). 20. Lê Cảm (2000), Quyền công tố, một số vấn đề cơ bản, Tạp chí Tòa án nhân dân, (8). 21. Lê Cảm, Hoàng Tám Thi (2017), Chính sách pháp luật tố tụng hình sự và chế định các nguyên tắc của Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Công an nhân dân, số 10/2017 22. Lê Tiến Châu (2003), Một số vấn đề về tranh tụng trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý, (1). 23. Lê Tiến Châu (2002), Tìm hiểu các kiểu (hình thức) tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý, (8). 24. Lê Tiến Châu (2008), chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Đề tài luận án Tiến sĩ (Hà Nội). 25. Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị. 26. Đào Văn Cường (2018), Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay, Đề tài luận án Tiến sĩ luật học (Hà Nội). 27. Phạm Nguyễn Viết Cường (2019), Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội. 152 28. Ngô Cường (2017), Tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/2017, Tr.34-38, Tr.33. 29. Lê Nữ Ngọc Diệp (2016), Về hoạt động xét xử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Tòa án nhân dân số 20/2016, Tr.29-32, Tr.12. 30. Lê Đăng Doanh – Lê Đăng Khoa (2019), Một số vấn đề đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là pháp nhân thương mại và đề xuất, kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2019, Tr.20-25. 31. Lê Đăng Doanh (2009), Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội – một số vấn đề cần được nghiên cứu, Tạp chí Tòa án nhân dân số 9, tr.25 32. Chu Đăng Dung (2014), Luật sư bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Luận văn Thạc sĩ luật học, (Hà Nội). 33. Trần Văn Độ (2010), Bảo vệ quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Sách chuyên khảo, nhiều tác giả, Đảm bảo quyền con người trong tư pháp Hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.97-119. 34. Trần Văn Độ, Lại Văn Trình (2010), Hoàn thiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Tài liệu hội thảo quốc tế quyền con người trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Ủy ban nhân quyền Australia. 35. Trần Văn Độ (2017), Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự - khái quát các tiêu chuẩn quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam, Tuyển tập bài viết Hội thảo tại Nghệ An về Bảo đảm quyền con người trong tố tụng, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội- Khoa Luật Đại học Vinh. 36. Nguyễn Văn Đổng (2019), Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam – quy định của pháp luật tố tụng hình sự và một số kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân dân số 2/2019, Tr.28-33. 37. Nguyễn Duy Giảng (2014), Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, Tạp chí Khoa học kiểm sát, (2). 153 38. Vũ Công Giao (2017), Quyền sống và hình phạt tử hình trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Tuyển tập bài viết Hội thảo tại Nghệ An về Bảo đảm quyền con người trong tố tụng, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội- Khoa Luật Đại học Vinh. Tr.36-51 39. Phạm Hồng Hải (1999), Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 40. Nguyễn Hữu Hậu (2019), “Đảm bảo quyền con người của người bị buộc tội trong hoạt động chứng minh buộc tội của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội. 41. Nguyễn văn Hiển (2011), Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài luận án Tiến sĩ, Hà Nội. 42. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 43. Nguyễn Viết Hoạt (2007), Bản chất của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý, (3). 44. Phùng Văn Hoàng (2019), Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Tạp chí Tòa án nhân dân số 3/2019, Tr. 26-31. 45. Nguyễn Thị Phương Hoa (2016), Hoàn thiện quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội trong Bộ luật Hình sự 2015, Tạp chí Luật học số đặc biệt năm 2016, Tr.27-35. 46. Nguyễn Ngọc Hòa (2016), Khái niệm về tội phạm và việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật Hình sự năm 2015, Tạp chí Luật học, số 2/2016, Tr.3-13. 47. Nguyễn Thị Ánh Hồng (2012), Chuẩn mực quốc tế về bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý Số 3/2012, tr.24-30. 48. Hoàng Mạnh Hùng (2010), Hiệu quả của hoạt động xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Đề tài luận án Tiến sĩ, Hà Nội. 154 49. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Các chức năng trong TTHS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội. 50. Đinh Thế Hưng (2010), Cơ chế bảo vệ quyền con người bằng toà án, Tham luận tại hội thảo cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người do Viện KHXH Việt Nam tổ chức ngày 26- 27/11/2010. 51. Đinh thế Hưng (2011), Sự thể hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định chứng minh và chứng cứ của Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (11). 52. Tường Duy Kiên (2004), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người, Tạp chí Ngề luật, số 8, Tr.62-64. 53. Tường Duy Kiên (2006), Chuẩn mực quốc tế về bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự, Tạp chí Nghề Luật, 7/2006, số 13, tr.12-4,16. 54. Nguyễn Ngọc Kiện (2014), So sánh các quy định về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của Mỹ, Pháp, Nga và Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7). 55. Vũ Gia Lâm (2006), Hoàn thiện một số quy định về xét xử sơ thẩm hình sự nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử, Tạp chí Tòa án nhân dân, (18). 56. Vũ Gia Lâm (2008), Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Đề tài luận án Tiến sĩ (Hà Nội). 57. Lê Minh Long (2014), Việc thu thập và sử dụng chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học kiểm sát, (2). 58. Nguyễn Thanh Long (2019), Địa vị pháp lý của Luật sư theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội. 59. Nguyễn Quang Lộc (2017), Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 21/2017, Tr.18-22. 155 60. Phạm Văn Lợi (2007), Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb Tư Pháp. 61. Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015. 62. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. 63. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015. 64. Luật Thi hành án hình sự 2019 65. Đinh Thị Mai (2014), Lý luận cơ bản về các chức năng của Tố tụng hình sự, Đề tài nghiên cứu cấp Học viện. 66. Nguyễn Đức Mai (1995), Vấn đề tranh tụng hình sự, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ của VKSNDTC, Hà Nội. 67. Vũ Thị Sao Mai (2019), Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và một số vấn đề cần lưu ý, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10/2019, Tr.41-48. 68. Dương Tuyết Miên (2015), Một số ý kiến về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định trong dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi, Tạp chí Tòa Án, số 16, Tr.1-6,18. 69. Lê Văn Minh (2008), Khái quát về tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân qua các thời kỳ, Thông tin khoa học xét xử, số 5 (41)/2008, Tr.3-19. 70. Nguyễn Thị Na (2019),“Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự từ thực tiễn Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẳng”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội. 71. Bùi Phương Nam (2017), Quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ luật học, Hà Nội. 72. Đặng Trần Thanh Ngọc (2016), Thực hiện quyền bào chữa trong TTHS Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội. 156 73. Đổ Thị Nguyệt (2007), Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ luật học, TP. Hồ Chí Minh. 74. Trần Đình Nhã (1995), Về đổi mới tổ chức Cơ quan điều tra, Kỷ yếu Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của tố tụng hình sự Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 75. Nguyễn Hải Ninh (2009), Hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo chưa thành niên, Tạp chí Luật học số 11, tr.41. 76. Nguyễn Nhứt (2007), Thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trong điều kiện cải cách tư pháp, Luận văn Thạc sỹ luật học, thành phố Hồ Chí Minh. 77. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 26/5//2005 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. 78. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 79. Võ Thị Kim Oanh và Nguyễn Ngọc Kiện (2010), Thực trạng pháp luật và thực tiễn về người bị tình nghi trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Tạp chí Khoa học pháp lý, (6). 80. Hoàng Tám Phi (2019), Một số kiến nghị hoàn thiện quy định về thời hạn tạm giam trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/2019, Tr.33-39. 81. Lê Thanh Phong (2017), Xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội. 82. Lê Thanh Phong (2018), Phiên tòa sơ bộ - Giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng trong tố tụng hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12/2018, Tr.26- 27. 83. Nguyễn Thái Phúc (1999), Một số vấn đề về quyền công tố của Viện kiểm sát, Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ. 157 84. Nguyễn Thái Phúc (2008), Vấn đề tranh tụng và tăng cường tranh tụng trong tố tụng hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (8). 85. Nguyễn Thái Phúc (2009), Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Khoa học pháp lý số 5 (42), 2007. 86. Nguyễn Thái Phúc (2009), “Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - thành phố Hồ Chí Minh. 87. Đoàn Thị Phượng (2019), Một số giải pháp tăng cường bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân số 4/2019, Tr. 42-43, Tr.47. 88. Đổ Thị Phượng (2007), Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về thủ thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo Bộ luật Tố tụng hình sự, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia - Khoa Luật, Hà Nội. 89. Lương Thị Mỹ Quỳnh (2011), Guarantee of the accused person’s right to defence counsel – a comparative study of Vietnamese, German and American criminal procedure laws, (Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội – So sánh giữa luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đức và Mỹ) Đề tài luận án tiến sĩ, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Lund, Thụy Sĩ. 90. Lương Thị Mỹ Quỳnh (2014), Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội trong các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người, Học viện Tư pháp và Viện FES LB Đức, Hội thảo khoa học “Bảo vệ quyền con người trong Tố tụng hình sự”, Hội An, tháng 12/2014. 91. Phạm Thị Như Quỳnh (2017), Thực hiện quyền tư pháp trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học (Hà Nội). 92. Hoàng Thị Minh Sơn (2009), Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường - trường Đại học Luật Hà nội. 93. Hồ Sỹ Sơn (2010), Nguyên nhân của oan sai trong tố tụng hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, (1). 158 94. Trần Hoài Sơn (2014), Quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. 95. Phạm Thị Nhật Tài – Trịnh Tuấn Anh (2018), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân dưới góc độ luật học so sánh, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2018, Tr.25-34. 96. Phan Thị Thanh Tâm (2017), Đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thanh niên trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luân án tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội. 97. Nguyễn Hà Thanh (2007), Vai trò hạn chế của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - nguyên nhân và giải pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân, (3). 98. Lê Hữu Thể, Đổ Văn Đương, Nguyễn Thị Thủy (2013), Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội. 99. Nguyễn Trúc Thiện (2018), Một số vấn đề về nội dung chứng minh trong tố tụng hình sự và giải pháp khắc phục, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2018, Tr.35-39. 100. Nguyễn Thị Thủy (2014), Mô hình TTHS Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng, Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 101. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo đánh giá công tác Hội thẩm nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2016, Báo cáo số 1111/BC-TATP ngày 24/6/2016. 102. Thông tư 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 Quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự. 103. Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22 tháng 12 năm 2017 Quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung. 104. Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT- BCA-BQP- TANDTC-VKSNDTC ngày 23 tháng 01 năm 2018 Quy định về quan hệ phối hợp giữa Cơ sở giam giữ với 159 cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành giam giữ, tạm giam. 105. Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT- VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19 tháng 10 năm 2018 Quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. 106. Phạm Minh Tuyên (2015), Một số kiến nghị nhằm bảo đảm quyền có phiên tòa công bằng trong xét xử các vụ án hình sự tại Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân số 7/2015, Tr.12-18. 107. Phạm Minh Tuyên (2019), Một số vấn đề về trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 11/2019, Tr.11-18. 108. Nguyễn Hữu Thế Trạch (2014), Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, Luận án Tiến sĩ luật học (Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh). 109. Lại Văn Trình (2011), Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh. 110. Nguyễn Thanh Tuấn (2017), Tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam và tố tụng hình sự hợp chủng quốc Hoa Kỳ: Những đặc điểm tương đồng và khác biệt, Luận văn Thạc sỹ luật học (Hà Nội). 111. Võ Quốc Tuấn (2015), Bảo đảm quyền được suy đoán vô tội của bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân số 7/2015, Tr7-12. 112. Từ điển Luật học, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb Từ điển bách khoa – Nxb Tư Pháp, năm 2006, Hà Nội. 113. Nguyễn Văn Tùng (2008), Hệ thống Tòa án Mỹ, Thông tin khoa học xét xử, số 5 (41)/2008, Tr.20-49. 114. Nguyễn Văn Tùng (2008), Hệ thống Tòa án Pháp, Thông tin khoa học xét xử, số 5 (41)/2008, Tr.50-68. 160 115. Ngô Thị Ngọc Vân (2016), Hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội. 116. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết 10 năm (2009-2018) công tác. 117. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (1999), Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam. 118. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (1999), Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam. 119. Trịnh Tiến Việt (2018), Mối liên hệ giữa quy định pháp nhân phạm tội với quy định thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân và một số vấn đề cần lưu ý, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7/2018, Tr.10-17. 120. Võ Khánh Vinh (2003), Về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/2003. 121. GS.TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2010), Quyền con người - Tiếp cận đa ngành và liên ngành Luật học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 122. GS.TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2011), Xã hội học pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 123. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2011), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ Quyền con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 124. Võ Khánh Vinh (2014), Về bản thể luận pháp luật, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 01/2014. 125. Võ Khánh Vinh (2014), Luật Hình sự Việt Nam phần chung, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr.180 126. Võ Khánh Vinh (2016), Học thuyết pháp luật – Hình thức thực hiện chính sách pháp luật, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 06/2016. 127. Võ Khánh Vinh (2016), Chính sách xây dựng pháp luật – Một loại chính sách pháp luật và một hình thức thực hiện chính sách pháp luật, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 07/2016. 128. Võ Khánh Vinh (2020), Chính sách pháp luật, Nxb. Khoa học xã hội. 161 129. VI.Lê nin, Toàn tập: tập 23, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcơva, năm 1980, tr.437. 130. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển nghề Luật sư, Số 83/BC-UBND ngày 25/5/2020. 131. Lưu Hải Yến (2016), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, Tạp chí Luật học, số đặc biệt 2016, Tr.130-144. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài 132. Ariane Amson (2014), “Chia sẻ kinh nghiệm từ Pháp về đổi mới Bộ luật tố tụng hình sự”, Sharing experience from France on reforming Criminal Procedure Code, Justice partnership progamme. (86 cũ) 133. Vivienne Bath, trường Đại học tổng hợp Sydney và Sarah Biddulph, trường Đại học tổng hợp Melbourne (2010), “Báo cáo nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp Trung Quốc”, chương trình phát triển Liên hiệp quốc, Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp Trung Quốc, Hà Nội. 134. William E. Butler, “Báo cáo nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp Nga”, trường Đại học tổng hợp quốc gia Pennsylvania. 135. Craig M.Bradley (1999),“Nghiên cứu tố tụng hình sự 13 nước trên thế giới”, Durham, North Carolina, tái bản năm 2007. 136. Craig M.Bradley (2007), “Criminal procedure – A worldwide Study”, Carolina Academic Press, Tr.23-37. 137. Marco Fabri (2014),“Báo cáo nghiên cứu về kinh nghiệm đổi mới Bộ luật tố tụng hình sự ở I-ta-li-a”, Sharing experience from Italy on reforming Criminal Procedure Code, Justice partnership progamme. 138. Jereny Gans, Terese Henning , Jill Hunter và Kate wamer (2011), “Criminal process and human rights”, trường Đại học Melbourne, Nhà xuất bản New South Wales, Australia. 162 139. Paul Gewirtz (2004), “Legislative supervision of court cases”, (Giám sát của cơ quan lập pháp đối với vụ án do Tòa xét xử), bài Phát biểu tại Hội thảo quốc tế về sự công bằng và giám sát Tòa án, Bắc Kinh. 140. Ekaterina Mishina, “Báo cáo nghiên cứu về kinh nghiệm đổi mới Bộ luật tố tụng hình sự ở Nga”. 141. Philip.L.Reichel (1999), “Chuyên đề tư pháp hình sự so sánh”, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý “Chuyên đề tư pháp hình sự so sánh”, Thông tin khoa học pháp lý (số chuyên đề). 142. Stephanos Stavros (1993), “The guarantees for accused persons under Article 6 of the European Convention on Human Rights” (Đảm bảo quyền cho người bị buộc tội theo Điều 6 của Công ước Châu Âu về nhân quyền), Nhà xuất bản Sweet & Maxwell, Anh quốc. 143. Stephan Trechsel, Human Rights in Criminal proceedings, Oxford, 2005. 144. Salvatore Zappala, Human Right in International Criminal Procedure, Oxford, 2005, tr.109-125. Website: 145. etail.aspx?ItemID=561&TabIndex=2&TaiLieuID=1939 (15:44 ngày 07/01/2018) 146. (19:58 ngày 06/9/2018) View_Detail.aspx?ItemID=561&TabIndex=2&TaiLieuID=1935 (16:00 07/12/2018) 148. den-nam-2015-la-10-trieu-nguoi-nhung-nay-da-dat-13-trieu-nguoi- 20170817105342273.chn 149. https://blog.rever.vn/dien-tich-va-dan-so-cac-quan-huyen-tai-tphcm-khac- nhau-ra-sao 163 150. 127418.html 151. https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/bo-truong-cong-an-giai-quyet-tin-bao- toi-pham-kien-nghi-khoi-to-dat-tren-87-3838216.html 152. 153. quyen-con-nguoi-trong-to-tung-hinh-su-khai-quat-cac-tieu-chuan-quoc-te-va- quy-dinh-phap-luat-viet-nam-81820 154. https://www.undp.org/content/dam/vietnam/docs/Publications/31317_Vietnam _R2C_Report_23-05-2012-VN-final.pdf 155. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C6%B0%E1%BB%9Bc_ch%C 3%A2u_%C3%82u_v%E1%BB%81_Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n 156. 105 nước đã bỏ án tử hình, https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/105-nuoc-da-bo- an-tu-hinh-124582.html (18:23 ngày 15/3/2020) 157. Mô hình tố tụng hình sự Hoa kỳ, https://text.123doc.net/document/5325913- mo-hinh-to-tung-hinh-su-hoa-ky.htm (18:30 ngày 20/3/2019) 158. Án tăng nhưng phải giảm tiếp 1.200 người, áp lực rất lớn đối với Tòa án, Minh Khôi, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/van-de-thoi-su-thoi-su/an-tang- nhung-phai-giam-tiep-1-200-nguoi-ap-luc-rat-lon-voi-nganh-toa-an, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử. (17:52 ngày 3/6/2020). 159. Cơ quan tố tụng hiểu sai pháp luật 2 doanh nghiệp bị kết án oan https://www.tin247.com/co_quan_to_tung_hieu_sai_phap_luat_2_doanh_nhan _bi_ket_an_oan-6-25224633.html. (19:38 ngày 23/8/2020). 160. Felix Rackow, The Right to counsel: Enlisgh and America Precedent, 1954, The William and Mary Quaterly, Third Series, Vol.11, No.1, (1954), 164 161. Liên Hợp Quốc. 1988. “Body of Principles for the protection of All Persons under Any Form of Detention or Imprisonment”, Truy cập tại https://www.tjsl.edu/slomansonb/10.3_DetentionImprisonment.pdf. (17:50 ngày 26/8/2018). 162. Việt Nam bảo đảm các quyền và tự do của người dân theo đúng các chuẩn mực quốc tế https://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/thanh-tuu-nhan- quyen-viet-nam/viet-nam-bao-dam-cac-quyen-va-tu-do-cua-nguoi-dan-theo- dung-cac-chuan-muc-quoc-te-529421. (16:17 ngày 27/7/2020) 163. Patrick Robinson, The Right to a Fair Trial in International Law, with Specific Reference to the Work of the ICTY, Berkeley Journal of International Law (BJIL), Vol.3, Fall 2009 https://bjil.typepad.com/Robinson_macro.pdf. (19:20 ngày 27/7/2020). 164. Mô hình tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam và hàn Quốc – nhìn từ góc độ luật so sánh, tác giả Lữ Thị Hằng – Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẳng. 165. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại trong tố tụng hình sự https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/nguoi-dai-dien-theo-phap-luat-cua- phap-nhan-trong-to-tung-hinh-su-200. (16:10 ngày 20/8/2020) 166. Cổng thông tin điện tử TAND tối cao https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-tin-xet- xu?dDocName=TOAAN007368. (20:10 ngày 23/8/2020) 167. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giam, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi- tiet/79/274 165 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Huỳnh Thị Ngọc Hân (2019), “Địa vị pháp lý của người bị buộc tội theo pháp luật tố tụng hình sự Anh, Mỹ”, Tạp chí Kiểm sát số 14-2019, tr.52-57. 2. Huỳnh Thị Ngọc Hân (2020), “Quyền nhờ người khác bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự một số nước trên thế giới”, Tạp chí Kiểm sát số 02- 2020, tr.57-61. 3. Huỳnh Thị Ngọc Hân (2020), “Một số ý kiến về quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo quan điểm bảo vệ quyền con người”, Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, số 06 (85) 2020, tr.41-50. 166 PHỤ LỤC 1: DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Bảng 3.2: Thống kê các chức danh tư pháp Bảng 3.3: Số liệu tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố Bảng 3.4: Số liệu kiểm sát điều tra vụ án hình sự Bảng 3.5: Tình hình bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, tạm giam Bảng 3.6: kiểm sát trực tiếp công tác giam, giữ Bảng 3.7: Tình hình thụ lý và kiểm sát điều vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp Bảng 3.8: Số liệu hồ sơ vụ án trả điều tra bổ sung Bảng 3.9: Kiểm sát công tác xét xử các vụ án hình sự Bảng 3.10: Số liệu kiểm sát công tác xét xử (kháng nghị) Bảng 3.11: Viện kiểm sát nhân dân hai cấp thực hành quyền công tố và kiểm tra vụ án hình sự, kiến nghị khắc phục vi phạm trong hoạt động điều tra, xét xử Bảng 3.12: Tình hình xét xử các vụ án hình sự Bảng 3.13: Số liệu Tòa án nhân dân hai cấp thụ lý và xét xử sơ thẩm Bảng 3.14: Số liệu Tòa án nhân dân trả hồ sơ điều tra bổ sung Bảng 3.15: Thống kê số lượng Luật sư và tổ chức hành nghê luật sư Bảng 3.16: Thống kê số liệu vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện Bảng 3.17: So sánh độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Bảng 3.18: Tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội Bảng 3.19: Tình hình xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội Bảng 3.20: So sánh thời hạn điều tra tối đa và thời hạn tạm giam để điều tra tối đa (Điều 172,173, BLTTHS 2015) 167 PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU THỐNG KÊ, KHẢO SÁT 1. Phục lục thống kê: Tình hình cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân 2. Phục lục thống kê: Tổng số Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, kết quả hành nghề luật sư. 3. Phục lục thống kê: Về việc xử lý vi phạm hành chính của Luật sư 168 PHỤ LỤC 3: CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐIỂN HÌNH 1. Vụ án “dấu vân tay oan nghiệt” xảy ra tại quận Tân Bình liên quan đến bị cáo Trương Bá Nhàn xảy ra lúc 12 giờ ngày 12/12/2001, cơ quan giám định kỹ thuật hình sự Công an thành phố Hồ Chí Minh kết luận: "Dấu vân tay phát hiện bên trong hộc tủ bằng gỗ ở phòng ngủ nạn nhân với dấu tay ngón 'nhẫn phải' trên chỗ bản mẫu so sánh mang tên Trương Bá Nhàn là do ngón tay của cùng một người”. Đầu tháng 1/2002, ông Nhàn bị bắt giam. VKS nhân dân sau đó ra cáo trạng truy tố ông Nhàn về tội “Giết người” và “Cướp tài sản” với mức hình phạt tử hình, chuyển sang Tòa án để xét xử. Nhận thấy vụ án có nhiều tình tiết mâu thuẫn, chưa được làm rõ, Toà án đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Sau hơn ba năm tám tháng bị tạm giam với ba lần nhận giấy triệu tập của tòa nhưng không thể đưa ra xét xử, đến ngày 8/6/2006, với lý do đã hết thời hạn điều tra, chưa đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, CQĐT đình chỉ điều tra bị can với ông Nhàn. Ngày 19 tháng 1 năm 2015, Ban Chỉ đạo thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước đã thống nhất bồi thường cho ông Nguyễn Bá Nhàn 296 triệu đồng. 2. Vụ án "Nhậu xong đi tè bị quy tội cướp" xảy ra tại Huyện Bình Chánh liên quan đến các bị cáo Trần Văn Uống, Khưu Khánh Sỹ, Ong Văn Sệt xảy ra từ năm 2012, vướng vào vòng tù tội vì bị buộc tội cướp từ lời tố giác vu vơ của một người đi đường, CQĐT chưa chứng minh được bị cáo có thực hiện hành vi khách quan là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự, không thu được phương tiện gây án, có biểu hiện ép cung, nhục hình. Cơ quan tố tụng không thể buộc tội được hai bị cáo vì có nhiều mâu thuẫn giữa kết luận điều tra, các bút lục và cáo trạng. Trong cáo trạng, bị hại khai, có thấy 2 người, thế nhưng, trong cáo trạng và kết luận điều tra đều khẳng định có 4 người. Kết luận điều tra VKS nhận định, cây tầm vông chính là hung khí gây án, nhưng khi bắt giữ hai bị cáo, trong khi CQĐT không thu giữ được bất kỳ cây tầm vông nào. Bên cạnh đó, người làm chứng lại là người không chứng kiến vụ việc. Đặc biệt, đèn pha của xe máy chỉ chiếu sáng tối đa 50 mét, thế nhưng, ở cự ly 80 mét, người bị hại vẫn có thể nhìn thấy các bị cáo cầm cây tầm vông. Trong vụ án này, CQĐT cũng không chứng minh được Uống và Sỹ dùng vũ lực, sử dụng hung khí nguy hiểm. Riêng chiếc xe máy của anh Quyền vẫn chưa bị các bị cáo cướp nhưng sau đó đã được đưa đi định giá để khép tội. Đây được xem là một vụ án đặc biệt, bởi cả hai bị cáo đều bị truy tố về tội Cướp tài sản 169 nhưng có đến 4 phiên tòa được mở mới có mức án cuối cùng. Ngày 15/7/2014, một bản án an toàn được tuyên bằng thời gian tạm giam của hai bị cáo với tội danh Cướp tài sản nhưng phạm tội chưa đạt. Trong cả hai vụ án nêu trên, nguyên tắc suy đoán vô tội đã chưa thật sự được áp dụng. Hầu như các cơ quan THTT và những người có thẩm quyền tố tụng, đặc biệt trong giai đoạn điều tra ban đầu đã không tập trung tìm chứng cứ vô tội, mà cố gắng truy tìm chứng cứ phạm tội, đẩy vụ án lệch khỏi sự thật khách quan. Bị ảnh hưởng bởi lối mòn nghề nghiệp cần chứng minh tội phạm, kết tội để hoàn chỉnh hồ sơ vụ án; mặt khác, cho thấy nghiệp vụ và sự am hiểu cũng như việc vận dụng, áp dụng pháp luật của các cá nhân có thẩm quyền còn mang tính chủ quan. Có thể do áp lực của trách nhiệm đấu tranh và phòng chống tội phạm đã gây ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình điều tra. Đến tháng 6 năm 2018, giữa VKS nhân dân huyện Bình Chánh và ba người bị oan đã đạt được thỏa thuận về số tiền bồi thường oan. Theo thương lượng giữa các bên, những người bị oan sẽ được bồi thường 820 triệu đồng cho các khoản thiệt hại tinh thần, thu nhập bị mất và chi phí luật sư cho những ngày bị tạm giam. VKS nhân dân tối cao cũng xác định lỗi của những người THTT trong vụ án này là lỗi vô ý. Theo khoản 2 Điều 56 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009 thì những cán bộ này không phải chịu trách nhiệm hoàn trả. 3. Vụ án “quán cà-phê Xin Chào” xảy ra tại địa bàn huyện Bình Chánh thuộc thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2016. Ngày 10 tháng 9 năm 2015, Công an huyện Bình Chánh phối hợp cùng cơ quan chức năng kiểm tra, xác lập hành vi vi phạm kinh doanh không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và các vi phạm khác. Tuy nhiên, chỉ có vi phạm không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử lý. Đây là cơ sở để khởi tố VAHS. Ngày 25 tháng 9 năm 2015, Công an huyện Bình Chánh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Tấn về hành vi kinh doanh trái phép. VKS đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra cáo trạng truy tố ông Tấn, cho thấy vai trò của KSV đã không thận trọng nghiên cứu kỹ hồ sơ, làm rõ các căn cứ thực tế và căn cứ pháp luật khi ký quyết định khởi tố và kết luận điều tra đề nghị truy tố ông Nguyễn Văn Tấn, chủ quán cà phê Xin Chào về tội “Kinh doanh trái phép”, mà dựa trên những quyết định sai lầm nghiêm trọng của Trưởng Công an huyện Bình Chánh. 4. Vụ án “chìm tàu PPC Cần Giờ” xảy ra từ năm 2013. Ngày 26 tháng 11 năm 2018 TAND thành phố Hồ Chí Minh đã xử sơ thẩm đã tuyên phạt Vũ Văn Đảo 170 - Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt - Séc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vũng Tàu Marina và Đinh Văn Quyết - Giám đốc Công ty cổ phần Vũng Tàu Marina) cùng mức án 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội "Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn". Hội đồng xét xử nhận định vụ tai nạn gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 9 người; phải chờ kết luận ban đầu và khó khăn trong việc thu thập thông tin ban đầu nên mặc dù có vi phạm tố tụng nhưng mục đích cuối cùng nhằm để đảm bảo tính khách quan của vụ án. Việc điều tra, truy tố và xét xử vụ án này là đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật. Các khiếu nại của Vũ Văn Đảo, Đinh Văn Quyết đều được các cơ quan chức năng trả lời đúng thời hạn, đúng quy định. Dù các bị cáo kêu oan nhưng lời khai của các bị cáo tại CQĐT cũng như lời khai tại tòa, lời khai các nhân chứng cũng như những chứng cứ khác đủ cơ sở buộc Vũ Văn Đảo và Đinh Văn Quyết phạm tội. Việc điều tra, truy tố, xét xử là đúng người, đúng tội, không oan sai. VKS thừa nhận CQĐT có vi phạm tố tụng về thời hạn điều tra, Hội đồng xét xử cho rằng, vi phạm tố tụng không làm ảnh hưởng việc xác định sự thật khách quan về vụ án. Với những sai phạm tố tụng, Tòa án chỉ lưu ý CQĐT nghiêm túc rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, từ việc vi phạm tố tụng đã làm cho vụ án kéo dài nhiều năm, gây hoang mang dư luận, mất lòng tin đối với các CQĐT. 5. Bản án Hình sự sơ thẩm số 54/2013/HSST ngày 06/3/2013 của TAND huyện Bình Chánh, khi xét xử vụ án “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, hồ sơ vụ án thể hiện: khi lưu thông trên đường, người bị hại đã chạy xe với vận tốc rất cao và có nồng độ cồn trong người cao quá quy định. Hồ sơ hiện trường khi tai nạn xảy ra cho thấy: “Xe của người bị hại đã đâm vào bên hông xe của bị cáo gây tai nạn” trong khi “Bị cáo điều khiển xe mô tô lưu thông đã rẽ trái qua đến phần đường bên phải dành cho xe mô tô lưu thông”. Nhưng các cơ quan THTT của cấp sơ thẩm chưa làm rõ vận tốc lưu thông của xe người bị hại và cũng chưa xác định vị trí hai xe đụng nhau để có thể xác định lỗi gây ra tai nạn là của bị cáo hay người bị hại, như vậy là chưa thu thập và đánh giá đầy đủ chứng cứ để chứng minh bị cáo phạm tội. 6. Vụ án Hứa Thị Phấn, về USB do luật sư Trương Thị Minh Thơ cung cấp cho Hội đồng xét xử, theo luật sư Thơ thì việc không chấp nhận USB này là chứng cứ là tước đi quyền cung cấp chứng cứ của luật sư vì chứng cứ này có thật và phù hợp với các chứng cứ khác trong vụ án. Phản bác quan điểm này, VKS cho rằng chứng cứ USB này không được thu thập theo đúng trình tự PLTTHS nên không có 171 giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án. Theo Luật sư Thơ trình bày thì Luật sư đã nhận USB này từ khi chưa được cấp giấy chứng nhận bào chữa “nhưng không giao nộp vì không tin VKS nhân dân tối cao”. Hội đồng xét xử nhận định và đồng quan điểm với VKS là “Chiếc USB vẫn chưa có căn cứ xác định được nguồn gốc của chứng cứ này nên Hội đồng xét xử không chấp nhận”. Theo quan điểm của tác giả, bởi lẽ “chưa có căn cứ” chứ không phải là “không có căn cứ” và Hội đồng xét xử nên xem xét và đánh giá chứng cứ này một cách khách quan trước khi đưa ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận chứng cứ do Luật sư thu thập và cung cấp. 7. Vào tháng 5/2013, TAND quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh xử sơ thẩm phạt Nguyễn Ngọc Mỹ Linh hai năm sáu tháng tù ềv tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Sau đó, Viện trưởng VKS kháng nghị, cho rằng việc Tòa sơ thẩm kết án Linh là không đúng theo quy định của pháp luật. Xét xử phúc thẩm, TAND thành phố Hồ Chí Minh cũng đồng quan điểm là “các chất ma túy mà bị cáo Linh tàng trữ đều dưới mức để xử lý hình sự” nhưng thay vì tuyên bố bị cáo Linh không phạm tội, Hội đồng xét xử lại tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra lại. Về vụ hình sự hóa vi phạm hành chính này, tháng 6/2017, CQĐT, VKS nhân dân quận Tân Bình thống nhất đình chỉ đối với Mỹ Linh với lý do “do chuyển biến của tình hình mà hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội”. Tuy nhiên, VKS nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu cấp dưới hủy bỏ quyết định đình chỉ không đúng này, thay vào đó phải đình chỉ vì hành vi của bị cáo Mỹ Linh không cấu thành tội phạm. Tháng 8/2017, bị cáo Mỹ Linh đã chính thức được các cơ quan THTT xác định bị oan. 8. TAND tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vụ “đại án” siêu lừa Huyền Như và đồng bọn lừa đảo, chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng. Vụ án này đã được TAND thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm hồi đầu năm 2014, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án sơ thẩm, bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như “tù chung thân” và bị buộc bồi thường thiệt hại số tiền gần 4.000 tỉ đồng đã chiếm đoạt. Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 11 tháng 2 năm 2014 Viện trưởng VKS nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có kháng nghị tăng hình phạt vì án sơ thẩm xử phạt còn nhẹ, chưa tương xứng với hành vi phạm tội của hai bị cáo là Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, Tòa sơ thẩm tuyên 20 năm tù), Đào Thị Tuyết Nhung (sơ thẩm tuyên phạt 12 năm tù). Bản thân Huyền Như ngày 9 tháng 2 năm 2014 cũng có đơn kháng cáo xin được giải tỏa kê biên và trả lại 172 cho mẹ của Huyền Như căn biệt thự thuộc khu Bắc Trà My (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). 20 bị cáo trong vụ án cũng kháng cáo kêu oan, xin hưởng án treo, xem xét lại tội danh và hình phạt. Ngày 28 tháng 5 năm 2018 Tòa phúc thẩm xét xử trên cơ sở kháng cáo của 4 công ty gồm: Công ty Cổ phần Chứng khoán Saigonbank Berjaya (SBBS), Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty Chứng khoán Phương Đông, Công ty Đầu tư và Thương mại An Lộc. Các công ty kháng cáo đề nghị tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm đề điều tra lại Huyền Như về tội Tham ô tài sản, yêu cầu Vietinbank phải có trách nhiệm trả lại số tiền hơn 880 tỷ đồng bị Huyền Như chiếm đoạt. Hội đồng xét xử cũng xác định, hành vi của Huyền Như là Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điều này thể hiện bằng việc bị cáo đã dùng tên giả (Quyên) để huy động tiền gửi của các đối tác. Như đã chi tiền hoa hồng, chi tiền môi giới thực hiện các hành vi trái pháp luật là làm giả lệnh chi, giả hồ sơ, chữ ký, con dấu. để chiếm đoạt tài sản của các nguyên đơn dân sự. Tại tòa, Huyền Như đã thừa nhận hành vi phạm tội, Hội đồng xét xử nhận định, tòa đã xác định đúng tội danh của bị cáo. Đối với kháng cáo của các nguyên đơn dân sự, Hội đồng xét xử thấy rằng, Huyền Như đã thực hiện hành vi lừa đảo 4 công ty. Cụ thể: Đối với Công ty SBBS, tháng 5 năm 2011, qua môi giới, giới thiệu, Huyền Như thỏa thuận trả chênh lệch lãi suất 2%-7% thông qua các hợp đồng ủy thác. Khi SBBS chuyển hơn 200 tỷ đồng vào tài khoản mở tại ngân hàng thì bị Huyền Như chiếm đoạt. Ngoài việc chi riêng tiền cho môi giới, Như còn chuyển tiền lãi ngoài hợp đồng cho SBBS là 4,2 tỷ đồng. Tương tự, thông qua môi giới, thỏa thuận trả chênh lệch ngoài hợp đồng 2%/năm, Huyền Như đã chiếm đoạt của Công ty Toàn Cầu số tiền chuyển vào ngân hàng. Số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng và tiền môi giới cũng được chi trả, nhưng những người nhận trong hành vi này không thừa nhận. Đối với Công ty Phương Đông và Công ty An Lộc, thông qua bà Lê Thị Thanh Phương - nguyên Giám đốc Khối nguồn vốn TPBank, Huyền Như thỏa thuận chi lãi ngoài hợp đồng số tiền chênh lệch 5%-5,5%/năm. Khi hai công ty này chuyển tiền thì Như đã giả chữ ký, làm giả con dấu để chiếm đoạt. Về thủ tục mở tài khoản, Huyền Như yêu cầu các công ty mở tài khoản tại Vietinbank để thể hiện ý đồ chiếm đoạt ngay từ đầu. Từ đó, Như đã quan sát để giả chữ ký, con dấu để làm lệnh chi giả. Việc mở tài khoản theo sắp xếp của Như để thuận lợi cho Như rút tiền. Việc giao dịch mở tài khoản cũng không thực hiện tại trụ sở ngân hàng. Các hợp đồng ủy thác đầu tư, hay hợp đồng tiền gửi Như đều làm giả, một số trường hợp Như có xin chữ ký của lãnh đạo. Lãnh đạo Vietinbank không biết thỏa thuận của Như nên 173 không có cùng ý chí với các bên, vì thế hợp đồng này không có giá trị thực hiện.Từ các nhận định trên, cấp phúc thẩm đã ra phán quyết giữ y án sơ thẩm về tội danh và hình phạt. 9. Vụ án “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” đối với bị cáo Đào Văn Đin. Ngày 3 tháng 2 năm 2010 TAND thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử phúc thẩm Nội dung vụ án: Vào khoảng 8 giờ 30 phút ngày 23 tháng 5 năm 2009, bị cáo Đin điều khiển xe gắn máy phía sau chở Đinh Thị Thúy Kiều lưu thông theo hướng từ đường Đinh Bộ Lĩnh về cầu Đinh Bộ Lĩnh. Khi đến trước nhà số 82 Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh thì Đin đã để xe đụng vào ông Nguyễn Hồng Ân đang đi bộ băng qua đường hướng từ lề phải qua lề trái. Tai nạn xảy ra làm ông Ân chết do chấn thương sọ não. Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo 01 năm tù về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” và bị cáo làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Cấp phúc thẩm đã tuyên án không chấp nhận kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm. 10. Vụ án Nguyễn Văn Trinh phạm tội trộm cắp tài sản. Ngày 29 tháng 9 năm 2012, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử phúc thẩm. Nguyễn Văn Trinh được Công ty Tín Thành có trụ sở tại D20/532L ấp 4, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh thuê vào làm thủ kho. Sáng ngày 12/3/2009, Trinh đến Công ty làm việc thấy trong kho có nhiều dây đồng trần loại C50 nên đã nãy sinh ý định trộm cắp tài sản bán lấy tiền tiêu xài. Trinh dùng kềm cắt dây đồng và bỏ vào bao nylon có sẵn trong kho cuộn lại thành 06 cuộn nhỏ rồi cất vào kho. Đến 17 giờ cùng ngày, khi công nhân ra về hết chỉ còn Trinh ở lại nên đã lấy 06 cuộn dây đồng trên bỏ vào túi quần đi ra ngoài. Khi Trinh vừa ra khỏi Công ty thì anh Lê Tôn Đức Hòa là giám đốc Công ty nghi vấn gọi bảo vệ kiểm tra Trinh, phát hiện trong người Trinh có 06 cuộn dây đồng nên đã điện báo Công an xã Phong Phú đưa Trinh cùng với vật chứng về trụ sở làm việc. Công an xã Phong Phú lập biên bản bắt người có hành vi phạm tội quả tang, nội vụ chuyển Công an huyện Bình Chánh thụ lý. Tại CQĐT huyện Bình Chánh thì Nguyễn Văn Trinh đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như nội dung cáo trạng nêu trên. Theo kết quả định giá số 403/TCKH ngày 30/3/2009 của Hội đồng định giá trong TTHS huyện Bình Chánh thì 06 cuộn dây đồng đỏ, loại C50 (7 kg) mà Nguyễn Văn Trinh trộm cắp có giá trị là 800.100 đồng. Ngày 14 tháng 9 năm 2009 của TAND huyện Bình Chánh đã quyết định áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm g, p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn Trinh phạm tội “Trộm cắp tài sản”. Xử 174 phạt: Nguyễn Văn Trinh 09 (Chín) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày 11 tháng 5 năm 2009. Cấp phúc thẩm đã không chấp nhận đơn kháng cáo xin giảm án, giữ nguyên bản án sơ thẩm. 11. Vụ án “giết người chặt xác phi tang”, bị cáo Duy được xác định là hung thủ sát hại người tình đồng tính, chặt xác phi tang hồi tháng 5 năm 2014. TAND thành phố Hồ Chí Minh xử sơ thẩm tuyên phạt Duy mức án tù chung thân (VKS đề nghị mức án tử hình). Khai trước tòa, Duy cho rằng bị nạn nhân nhiều lần ép quan hệ đồng tính, đe dọa khi quen bạn gái, nên muốn đoạt mạng anh này để "giải thoát". Hội đồng xét xử nhận định hành vi giết người của bị cáo Duy là lần đầu phạm tội, gia đình có công với cách mạng, cha mẹ có thành tích công tác nên đã áp dụng hình phạt tù chung thân. VKS cho rằng hành vi phạm tội của Duy là đặc biệt nghiêm trọng và rất man rợ, nên đã kháng nghị bản án. Vụ án nhiều lần được TAND Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử phúc thẩm, xem xét kháng nghị của VKS về việc tăng án chung thân lên tử hình đối với Trần Nhật Duy (21 tuổi, quê Tiền Giang) về tội Giết người, Cướp tài sản. Nhưng vì nhiều lý do (tình tiết mới phát sinh) nên Tòa cho hoãn xử nhiều lần. Bản án này đã gây chấn động dư luận, khiến cồng đồng mạng dậy sóng và bức xúc trong dư luận nhân dân. 12. TAND cấp cao tại TP.HCM, các thành viên Ủy ban thẩm phán đã thống nhất chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm của chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM, hủy bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND TP Vũng Tàu, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Khắc Thủy 3 năm tù. Cáo trạng và bản án sơ thẩm đã xác định bị cáo Thủy thực hiện hành vi dâm ô với trẻ em. Bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Nguyễn Khắc Thủy 3 năm tù về hành vi dâm ô với 2 bé trên. Sau đó, bị cáo Thủy kháng cáo kêu oan và TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sửa án, tuyên ông Thủy 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 36 tháng. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Thủy tiếp tục kêu oan về hành vi dâm ô với H.A.. Tòa phúc thẩm nhận định rằng tại thời điểm xảy ra hành vi dâm ô bị hại H.A. đã 11 tuổi, phát triển bình thường, học giỏi, nếu bị ông Thủy xâm hại thì phải có hành vi chống trả, kêu cứu chứ không để bị xâm hại trong khoảng thời gian đến 15 phút. 175 Tòa cấp cao cho rằng nhận định này của tòa phúc thẩm là chủ quan, không đúng với tính cách của bị hại thể hiện trong hồ sơ và phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Vì lời khai của bị hại thể hiện ông Thủy đã giữ tay bị hại khiến bị hại không vùng vẫy được. Quyết định giám đốc thẩm còn cho rằng tòa án cấp phúc thẩm chưa thẩm tra, đánh giá lại toàn bộ chứng cứ mà tòa sơ thẩm đã xem xét kết tội bị cáo Thủy nhưng đã kết luận không có cơ sở kết tội bị cáo có hành vi dâm ô với em H.A. là chưa có căn cứ, chưa phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. Việc tòa phúc thẩm quyết định cho Nguyễn Khắc Thủy hưởng án treo trong trường hợp này cũng là áp dụng không đúng quy định của nghị quyết 01/2013 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. Cho rằng bản án sơ thẩm trước đó đã xét xử bị cáo là có căn cứ, đúng người đúng tội, Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên hủy bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND TP Vũng Tàu. 13. Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao chấp nhận kháng nghị của viện trưởng VKS nhân dân Tối cao, tuyên hủy quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh trong vụ án Nguyễn Văn Luật. Điều đặc biệt là sau khi hủy án, tòa giao hồ sơ cho TAND Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Trước đó bị cáo Luật bị truy tố, xét xử về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Theo hồ sơ, ngày 28 tháng 1năm 2015, bị cáo Nguyễn Văn Luật (trú phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) bị Uỷ ban nhân dân tỉnh này ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 140 triệu đồng và phạt bổ sung 300 triệu đồng (tịch thu phương tiện vận chuyển) về hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Sau khi đóng tiền phạt 440 triệu đồng, tháng 4-2015, Luật lại dùng cưa máy và xe máy cày vào ừr ng cưa hạ hai cây thông ba lá có khối lượng 0,626 m3. Rừng này thuộc phạm vi quản lý của một Công ty Cổ phần , thuộc địa phận huyện Bảo Lâm. Luật đã bị công an huyện phát hiện lập biên bản, thu giữ. Kết luận định giá tài sản kết luận 0,626 m3 gỗ thông giá trị hơn 650 triệu đồng. Tháng 9 năm 2015, TAND huyện Bảo Lâm xử sơ thẩm, tuyên phạt Luật số tiền 30 triệu đồng. Sau đó VKS nhân dân tỉnh Lâm Đồng kháng nghị phúc thẩm tăng hình phạt theo hướng áp dụng hình phạt chính là hình phạt tù và phạt bổ sung là phạt tiền, đồng thời xử lý bốn lóng gỗ là tang vật của vụ án. Tháng 1 năm 2016, TAND tỉnh xử phúc thẩm, chấp nhận kháng nghị, sửa án sơ thẩm, xử phạt Luật 12 tháng tù và phạt bổ sung 20 176 triệu đồng. Tòa cũng tuyên tịch thu sung quỹ nhà nước bốn lóng gỗ thông. Sau đó bị cáo có đơn khiếu nại giám đốc thẩm vì Tòa phúc thẩm nhận định bị cáo đã bị xử phạt hành chính mà vẫn cố tình phạm tội để tăng hình phạt là không đúng. Tháng 4 năm 2016, Chánh án TAND Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm trên, đề nghị Ủy ban Thẩm phán tòa này xử giám đốc thẩm hủy án về phần hình phạt đối với bị cáo. Hơn một tháng sau, Ủy ban Thẩm phán chấp nhận kháng nghị, tuyên hủy án phúc thẩm về phần hình phạt đối với Luật. Lý do án giám đốc thẩm đưa ra là cấp phúc thẩm chỉ được tăng hình phạt tiền lên mức cao hơn; cấp phúc thẩm không được chuyển sang hình phạt tù và cũng không được áp dụng hình phạt bổ sung, vì trước đó Tòa án cấp sơ thẩm không áp dụng. Đến đây thì VKS nhân dân tỉnh Lâm Đồng lại có công văn đề nghị Viện trưởng VKS nhân dân tối cao kháng nghị đối với quyết định giám đốc thẩm nêu trên vì cho rằng Tòa xử sai. Đề nghị này được Viện trưởng VKS nhân dân tối cao chấp nhận, đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy quyết định giám đốc thẩm trên để xét xử giám đốc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại phiên tòa giám đốc thẩm ngày 10-7-2017, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã tuyên hủy bản án và giao hồ sơ cho TAND cấp cao thành phố Hồ Chí Minh xét xử giám đốc thẩm lại. 14. Vụ án Nguyễn Văn Đen do Tòa án Quận 8 xét xử năm 2016, xét tính chất mức độ của hành vi vi phạm pháp luật của bị cáo, nhân thân, tuổi của bị cáo khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và các tình tiết giảm nhẹ khác, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo 1 năm 6 tháng tù về tội "Mua bán trái phép chất ma túy". 15. Ngày 26/10/2018, chỉ vì mê xe tay côn, Lê Minh Thuận (SN 2003, ngụ xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, Tp HCM) giết tài xế Grab Bike (là một sinh viên) để cướp xe máy, điện thoại, ví của nạn nhân. Tại CQĐT, nghi can giết người, cướp tài sản 15 tuổi này bình thản kể lại vụ việc. 177

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dia_vi_phap_ly_cua_nguoi_bi_buoc_toi_theo_phap_luat.pdf
  • pdfTrichyeu_HuynhThiNgocHan.pdf
Luận văn liên quan