Luận án Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công ở Việt Nam

Luận án “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công ở Việt Nam” đã tiến hành nghiên cứu kỹ các vấn đề lý luận về quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính các BVC. Từ những phân tích thực trạng quản lý tài chính tại các BVC từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý chính các BVC ở Việt Nam. Luận án đã có những đóng góp ở những nội dung sau: - Hệ thống hóa và phân tích rõ về: DVYT, BVC và cơ chế quản lý tài chính BVC. Từ đó xác định cơ chế quản lý tài chính tại BVC là yếu tố quyết định đến toàn bộ công tác quản lý tài chính BVC. Phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc từ thực tiễn của cơ chế quản lý tài chính các BVC của một số nước trên thế giới để vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam. - Phân tích từng nhóm cơ chế: Cơ chế phân bổ ngân sách y tế cho các BVC, Cơ chế thanh toán BHYT với các BVC, cơ chế thanh toán trực tiếp từ người sử dụng DVYT cho các BVC và Cơ chế tự chủ tài chính các BVC - Đánh giá những kết quả đạt được, những vướng mắc và bất cập của các nhóm cơ chế, thông qua các tài liệu thứ cấp và nội dung khảo sát thông qua bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp từ đó có những đánh giá xác thực về cơ chế. - Đưa ra những quan điểm và mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý tài chính các BVC. Xác định rõ quan điểm đổi mới cơ chế quản lý tài chính phải có lộ trình cụ thể và có sự đồng bộ với các cơ chế chính sách có liên quan. Từ đó đã đưa ra một số giải pháp đổi mới gắn với các nhóm cơ chế: Với Cơ chế phân bổ ngân sách y tế cho các BVC: Phân bổ ngân sách theo đơn đặt hàng của Nhà nước với các BV và Phân bổ hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng mà nhà nước phải đảm bảo. Với cơ chế thanh toán BHYT với các BVC: Xây dựng gói DVYT cơ bản, thực hiện kết hợp các phương thức thanh toán BHYT với các bệnh viện công và cơ chế giám định BHYT độc lập, khoa học. Với cơ chế thanh toán trực tiếp từ người sử dụng DVYT: Cần thiết phải có lộ trình tính giá DVYT, trong đó có xây dựng riêng cơ chế giá DVYT đối với người bệnh có thẻ BHYT và cơ chế giá DVYT đối với người bệnh không có thẻ BHYT và minh bạch cơ chế thanh toán trực tiếp từ người sử dụng DVYT.183 Với cơ chế tự chủ tài chính: Xây dựng Nghị định và thông tư hướng dẫn phù hợp theo hướng tăng cường tính tự chủ và xác định rõ trách nhiệm. Đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính các BVC như: Cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính chú ý đến chất lượng DVYT, nhằm khai thác nguồn thu, sử dụng hợp lý các khoản chi; Đổi mới cơ chế quản lý tài chính BVC hướng đến sự minh bạch nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cho các BVC. luận án đề xuất thực hiện Thí điểm quản lý tài chính BVC theo mô hình doanh nghiệp ở một số BV với mong muốn cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý tài chính tại bệnh viện công được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cần Xây dựng và thực hiện có hiệu quả cơ chế kiểm tra và giám sát đối với việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính của BVC. Tuy nhiên ở đây Luận án mới chỉ tập trung nghiên cứu vào nhóm các bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế chưa mở rộng ra được đến các bệnh viện công thuộc các tuyến dưới nên vẫn chưa hoàn toàn đưa ra được đầy đủ các giải pháp để giải quyết được toàn bộ những bất cập đối với tất cả các bệnh viện công của Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong qua trình nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn nhưng luận án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả luận án rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các thày cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các bạn đồng nghiệp để nâng cao tính khả thi của các giải pháp và giúp cho những nội dung nghiên cứu được tiếp tục hoàn thiện.

pdf217 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giám sát chất lượng các dịch vụ công tại nhiều nước đặc biệt ở các nước phát triển được sử dụng thông qua việc ghi nhận trực tiếp các phản hồi từ người dân với các dịch vụ công. “Phiếu đánh giá dịch vụ công là một cách thức khảo sát về sự phản hồi của người sử dụng dịch vụ. Phiếu đánh giá dịch vụ công được xác định là một phương tiện mà người dân có thể đưa ra ý kiến tập thể và tin cậy phản hồi về việc cung cấp dịch vụ của nhà cung cấp. Những người sử dụng dịch vụ có thể đưa ra ý kiến phản hồi xác thực về chất lượng, hiệu quả và sự thích hợp của các dịch vụ và các vấn đề mà họ gặp phải khi đến với các cơ quan cung cấp dịch vụ với tư cách là khách hàng. Kết quả của phiếu đánh giá dịch vụ công phải được công bố công khai cho công chúng và điều đó tạo ra sức ép đối với các cơ sở công lập nâng cao trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ.”[17]. Đối với DVYT của nước ta, việc sử dụng hình thức Phiếu đánh giá dịch DVYT do bệnh viện công cung cấp cũng là phương pháp phù hợp và mang tính thực tiễn cao đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của các BVC. Cần phải xây dựng Phiếu đánh giá DVYT phù hợp với những đặc thù của BVC các tuyến nhưng vấn đề quan trọng là sử dụng kết quả của việc đánh giá thông qua hệ thống phiếu như thế nào. Các cơ quan QLNN hoặc chính các BVC cần phải ghi nhận những kết quả từ những đánh giá của cộng đồng để có những điều chỉnh cho sát và phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các BVC. 178 3.2.6. Một số giải pháp khác 3.2.6.1. Đẩy nhanh chính sách BHYT với mục tiêu BHYT toàn dân BHYT là chính sách được Đảng, Nhà nước rất quan tâm và xác định là một trong những trụ cột chính của an sinh xã hội nhằm đạt được sự công bằng trong CSSK nhân dân. Mục tiêu BHYT toàn dân cũng đã được Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị khóa XI khẳng định. Ngày 28/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1167/QĐ-TTg về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2016- 2020. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, BHXH Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, phấn đấu trong năm 2016 đạt chỉ tiêu bao phủ 79% dân số và năm 2020 là 90,7%. Đây là lần đầu tiên Chính phủ đặt ra chỉ tiêu phấn đấu cao hơn mức 80% dân số có BHYT theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội đã đặt ra [3]. BHYT toàn dân với nguyên tắc đóng BHYT theo mức thu nhập nhưng hưởng không theo mức thu nhập mà theo nhu cầu bệnh tật. Đây là cơ chế chính sách buộc phải song hành đồng bộ cùng với các cơ chế khác như: cơ chế phân bổ ngân sách, cơ chế giá DVYT và cơ chế tự chủ tài chính... Nếu không đẩy nhanh được chính sách bảo hiểm toàn dân, tăng độ bao phủ BHYT sẽ khiến cho tất cả các cơ chế chính sách khác gặp nhiều khó khăn khi đi vào thực hiện. Bởi DVYT là loại hình dịch vụ đặc biệt tác động trực tiếp vào con người, đời sống kinh tế xã hội, việc điều chỉnh giá DVYT sẽ có tác động lớn, nếu không có BHYT người dân bị tác động lớn và khó có thể chấp nhận được việc tăng giá loại hình dịch vụ này trong xã hội. Mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT về tỷ lệ dân số tham gia BHYT, về phạm vi DVYT được thụ hưởng và giảm tỷ lệ chi trả từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ y tế; bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT; tiến tới BHYT toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác CSSK nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục về ý nghĩa của BHYT, đặc biệt với nông dân, học sinh, sinh viên, nhóm người cận nghèo và chủ sở hữu lao động, coi tham gia BHYT là nghĩa vụ, bổn phận của người dân. Tăng độ bao phủ của BHYT bắt buộc (đặc biệt đối với khu vực doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp tư nhân), mở rộng BHYT hộ gia đình với thân nhân người đxa có BHYT bắt buộc. Phát triển BHYT tự nguyện, khắc phục tình trạng chỉ khi có bệnh mạn tính 179 hay bị rủi ro về sức khỏe thì mới mua BHYT tự nguyện và tình trạng trục lợi khi tham gia BHYT tự nguyện. Từng bước nâng mức đóng BHYT sao cho phù hợp với giá thành DVYT, đồng thời mở rộng quyền lợi và danh mục dịch vụ được hưởng theo sự tiến bộ về kỹ thuật y tế. Nâng cao chất lượng KCB bằng BHYT cụ thể như: nâng cấp cơ sở vật chất, chấn chỉnh thái độ phục vụ, cải tiến quy trình để giảm bớt phiền hà, chống lạm dụng thuốc và các xét nghiệm... để việc khám chữa bệnh bằng BHYT được thuận lợi. Tạo ra những ưu điểm và sự ưu việt của KCB bằng BHYT. 3.2.6.2. Phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu phát triển Về chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong y tế, cần song song phát triển nhân lực xây dựng cơ chế chính sách y tế và nguồn nhân lực thực hiện các cơ chế chính sách y tế. Xây dựng những khóa đào tạo và bồi dưỡng nâng cao kiến thức kinh tế y tế, năng lực hoach định chính sách, lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính BV. Việc hoạch định và xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách ngành y tế là việc quan trong mang ý nghĩa quyết định đến quá trình phát triển. Xây dựng cơ chế, chính sách đúng đắn, là tiền đề để cơ chế, chính sách đó đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cao. Năng lực của đội ngũ xây dựng cơ chế chính sách còn hạn chế, dẫn đến tình trạng bỏ sót những vấn đề về cơ chế hoặc nhìn nhận cách giải quyết vấn đề chưa đúng. Do tầm nhìn hạn hẹp của đội ngũ xây dựng cơ chế nên khi cơ chế đưa vào thực thi mới nảy sinh nhiều bất cập hoặc tình trạng chưa thực thi đã vấp phải phản đối của dư luận và phải sửa. Cần phải tiếp tục nâng cao nhận thức để trên cơ sở đó mở rộng sự tham dự một cách có hiệu quả của mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và nhất là của cá nhân người lãnh đạo, quản lý vào quá trình xây dựng và thực thi cơ chế. Xây dựng đội ngũ làm công tác xây dựng cơ chế có chất lượng cao, có tầm nhìn bao quát về các vấn đề. Nhân tố con người là cốt lõi để có cơ chế tốt, hợp lòng dân và hiệu quả thực thi cao. Đối với việc thực hiện cơ chế xuất phát từ chính những BVC. Thực tế, lãnh đạo BV hiện nay thường là những người giỏi về chuyên môn nhưng chưa được trang bị kiến thức đầy đủ về quản lý kinh tế. Một số lãnh đạo BV về tư duy và trình độ quản lý BV còn chưa được cập nhật, chưa đủ tự chủ và chưa đủ năng lực chủ động trong vận hành hoạt động của BV. Với việc thực hiện cơ chế tự chủ mới, những nhà lãnh đạo BV cần kiến thức về quản lý để trở thành khẳng định vai trò và 180 trách nhiệm của mình bởi cơ chế tự chủ đồng nghĩa với việc giao cho người đứng đầu bệnh viện quyền hạn lớn và trách nhiệm lớn trong công tác quản lý BV trong đó có công tác quản lý tài chính. Người lãnh đạo BV chính là người quan trọng nhất quyết định vận mệnh, sự phát triển thành công của mỗi BV trong mỗi giai đoạn. Xác định được vị trí quan trọng của tài chính trong y tế và mối quan hệ mật thiết giữa yếu tố tài chính với các yếu tố khác trong hệ thông y tế. Bồi dưỡng kiến thức kinh tế y tế trong đó có quản lý tài chính BV không chỉ với những cán bộ làm công tác TCKT mà cả với những trưởng phó khoa phòng khác nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết và chia sẻ trong công tác quản lý phát triển hoạt động BV nói chung và công tác quản lý tài chính BV nói riêng. Riêng đối với những cán bộ làm công tác tài chính kế toán cần nâng cao năng lực quản lý tài chính, từ khâu lập kế hoạch tài chính, quản lý và giám sát tài chính, phân tích tài chính. Đặc biệt đề cao vai trò tư vấn trong quản lý tài chính BV khi thực hiện công tác TCKT. Bởi đội ngũ cán bộ làm công tác TCKT là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tác quản lý tài chính BV. Năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ TCKT sẽ quyết định chất lượng công tác kế toán và công tác quản lý tài chính. Xây dựng chính sách đ i ngộ đối với nguồn nhân lực y tế phù hợp Những chính sách đãi ngộ hiện nay cũng chưa thực sự thu hút nguồn nhân lực y tế giỏi, đã và đang có hiện tượng “chảy máu” nguồn nhân lực y tế giỏi ra những nơi mà có chính sách thu nhập rất hấp dẫn. Đây đang là một vấn đề rất nóng mà Bộ Y tế cần quan tâm. Chế độ đãi ngộ tốt (học tập, tiền lương, thu nhập, phụ cấp) sẽ giúp cho các cán bộ y tế tận tâm, tập trung có trách nhiệm hơn với công việc mà mình đảm nhiệm, phát huy được năng lực và sáng tạo của mỗi cá nhân lao động trong ngành y tế. Tạo điều kiện cho đội ngũ nhân lực ngành y tế có thu nhập ổn định từ chế độ tiền lương và phụ cấp giúp họ yên tâm công tác. Tăng cường chuyên môn qua các khóa đào tạo trong nước và ngoài nước. Có chính sách luân chuyển cán bộ y tế hợp lý để vừa giúp họ trưởng thành hơn trong chuyên môn, hiểu biết hơn về các kiến thức nghề nghiệp và sự công bằng trong phát triển. Cần đến những chính sách xã hội từ những chính sách đãi ngộ đến những chính sách liên quan đến trách nhiệm xã hội, chính sách đãi ngộ và sự phối kết hợp giữa các ngành từ y tế, giáo dục, lao động nhằm thu hút và điều chỉnh nguồn nhân lực y tế. 181 Kết luận Chƣơng 3 Trong Chương 3, luận án đưa ra những quan điểm và mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý tài chính của bệnh viện công. Xác định rõ quan điểm có chế quản lý tài chính đổi phải phải đáp ứng các quy luật kinh tế thị thị trường và phải theo đúng tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Cùng với đó là phải có sự gắn kết với lộ trình của BHYT và quan tâm đến tính công bằng hiệu quả trong CSSK nhân dân. Cụ thể với cơ chế quản lý tài chính công xác định rõ mục tiêu đối với nguồn lực tài chính và việc sử dụng nguồn lực tài chính. Dựa vào những phân tích và đánh giá về cơ chế quản lý tài chính tại các BV công tại Chương 2, luận án đã đưa ra một số giải pháp đổi mới gắn với các nhóm cơ chế. Đối với Cơ chế phân bổ ngân sách y tế cho các BV công, các giải pháp hướng đến phân bổ hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng mà nhà nước phải đảm bảo và phân bổ ngân sách theo đơn đặt hàng của Nhà Nước. Với cơ chế thanh toán BHYT với các BVC cần thực hiện đa dạng hóa các hình thức BHYT cố gắng đạt mục tiêu BHYT toàn dân và hoàn thiện và đổi mới phương thức thanh toán BHYT cùng với đó là cơ chế giám sát, giám định BHYT. Cần thiết phải có lộ trình tính giá DVYT và minh bạch cơ chế thanh toán trực tiếp từ người sử dụng DVYT. Riêng với cơ chế tự chủ tài chính cần phải sửa Nghị định và xây dựng thông tư hướng dẫn phù hợp theo hướng tăng cường tính tự chủ và xác định rõ trách nhiệm. Bên cạnh đó cần tăng cường và thực hiện có hiệu quả cơ chế kiểm tra và giám sát đối với việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính của BVC. Cơ chế tự kiểm tra là quan trọng và không thể thiếu cùng với đó sự kịp thời chặt chẽ và biện pháp xử lý thích hợp của các cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra giám sát. Luận án đề xuất thực hiện thí điểm quản lý tài chính BV theo mô hình doanh nghiệp ở một số BV. Nhằm mong muốn công tác quản lý tài chính tại BVC được hiệu quả hơn thúc đẩy những hoạt động và phát triển của các BVC. Bên cạnh đó luận án cũng có một số đề xuất liên quan như kiện toàn và phát triển hệ thống BVC và Phát triển nguồn nhân lực y tế. 182 KẾT LUẬN CHUNG Luận án “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công ở Việt Nam” đã tiến hành nghiên cứu kỹ các vấn đề lý luận về quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính các BVC. Từ những phân tích thực trạng quản lý tài chính tại các BVC từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý chính các BVC ở Việt Nam. Luận án đã có những đóng góp ở những nội dung sau: - Hệ thống hóa và phân tích rõ về: DVYT, BVC và cơ chế quản lý tài chính BVC. Từ đó xác định cơ chế quản lý tài chính tại BVC là yếu tố quyết định đến toàn bộ công tác quản lý tài chính BVC. Phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc từ thực tiễn của cơ chế quản lý tài chính các BVC của một số nước trên thế giới để vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam. - Phân tích từng nhóm cơ chế: Cơ chế phân bổ ngân sách y tế cho các BVC, Cơ chế thanh toán BHYT với các BVC, cơ chế thanh toán trực tiếp từ người sử dụng DVYT cho các BVC và Cơ chế tự chủ tài chính các BVC - Đánh giá những kết quả đạt được, những vướng mắc và bất cập của các nhóm cơ chế, thông qua các tài liệu thứ cấp và nội dung khảo sát thông qua bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp từ đó có những đánh giá xác thực về cơ chế. - Đưa ra những quan điểm và mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý tài chính các BVC. Xác định rõ quan điểm đổi mới cơ chế quản lý tài chính phải có lộ trình cụ thể và có sự đồng bộ với các cơ chế chính sách có liên quan. Từ đó đã đưa ra một số giải pháp đổi mới gắn với các nhóm cơ chế: Với Cơ chế phân bổ ngân sách y tế cho các BVC: Phân bổ ngân sách theo đơn đặt hàng của Nhà nước với các BV và Phân bổ hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng mà nhà nước phải đảm bảo. Với cơ chế thanh toán BHYT với các BVC: Xây dựng gói DVYT cơ bản, thực hiện kết hợp các phương thức thanh toán BHYT với các bệnh viện công và cơ chế giám định BHYT độc lập, khoa học. Với cơ chế thanh toán trực tiếp từ người sử dụng DVYT: Cần thiết phải có lộ trình tính giá DVYT, trong đó có xây dựng riêng cơ chế giá DVYT đối với người bệnh có thẻ BHYT và cơ chế giá DVYT đối với người bệnh không có thẻ BHYT và minh bạch cơ chế thanh toán trực tiếp từ người sử dụng DVYT. 183 Với cơ chế tự chủ tài chính: Xây dựng Nghị định và thông tư hướng dẫn phù hợp theo hướng tăng cường tính tự chủ và xác định rõ trách nhiệm. Đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính các BVC như: Cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính chú ý đến chất lượng DVYT, nhằm khai thác nguồn thu, sử dụng hợp lý các khoản chi; Đổi mới cơ chế quản lý tài chính BVC hướng đến sự minh bạch nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cho các BVC... luận án đề xuất thực hiện Thí điểm quản lý tài chính BVC theo mô hình doanh nghiệp ở một số BV với mong muốn cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý tài chính tại bệnh viện công được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cần Xây dựng và thực hiện có hiệu quả cơ chế kiểm tra và giám sát đối với việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính của BVC. Tuy nhiên ở đây Luận án mới chỉ tập trung nghiên cứu vào nhóm các bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế chưa mở rộng ra được đến các bệnh viện công thuộc các tuyến dưới nên vẫn chưa hoàn toàn đưa ra được đầy đủ các giải pháp để giải quyết được toàn bộ những bất cập đối với tất cả các bệnh viện công của Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong qua trình nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn nhưng luận án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả luận án rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các thày cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các bạn đồng nghiệp để nâng cao tính khả thi của các giải pháp và giúp cho những nội dung nghiên cứu được tiếp tục hoàn thiện. 184 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 1. “Các nguồn lực tài chính tại bệnh viện công lập hiện nay”(2010), Y học thực hành (số 7/2010), T 59 2. “Nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính đối với các bệnh viện công hiện nay”(2014), Quản lý Ngân quỹ Quốc gia (150), tr 22 3. “Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính tại các bệnh viên công trực thuộc Bộ Y tế” (2015), Kinh tế Châu Á – Thái Binh Dương (Tháng 9/2015), tr 44 4. "Gói dịch vụ y tế cơ bản tại tuyến y tế cơ sở: Phương pháp tiếp cận và áp dụng tại Việt Nam", Y học thực hành (số 1/2017) 185 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ban Bí thư, Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới” 2. Ban chấp hành TW Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X 3. Báo Bảo hiểm xã hội online, Thực hiện giải pháp để 90% dân số có BHYT 4. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới 5. Bộ Chính trị, Kết luận số 42/KL-TW ngày 1/4/2009 về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các ĐVSN công lập 6. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 3/6/2008 về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật xã hội hoá để nâng cao chất lượng CSSK nhân dân 7. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 “về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục y tế, văn hoá và thể dục thể thao môi trường và các lĩnh vực sự nghiệp” 8. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2005), Báo cáo 4962/BKH-LĐVX ngày 22/7/2005 báo cáo định hướng chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước cho các cơ sở ngoài công lập trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao 9. Bộ Nội vụ (2009), Công văn số 1274/BNV ngày 4/5/2009, Đánh giá tình hình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã được quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ 10. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ 11. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 128/2011/TT-BTC ngày 12/2/2011 về hướng dẫn thuế GTGT và thuế thu nhâp DN đối với sở sở y tế công lập 12. Bộ Tài chính(2011), Quyết định 3151/QĐ-BTC ngày 28/12/2011 về sửa Thông tư 128/2011/TT-BTC ngày 12/9/2011 về hướng dẫn thuế GTGT và thuế thu nhâp DN đối với sở sở y tế công lập 186 13. Bộ Tài chính, Bộ Y tế (1995) Thông tư liên tịch số 14/TTLB ngày 30/9/1995 hướng dẫn cụ thể cách thực hiện chính sách thu một phần viện phí có kèm theo danh mục, khung giá cho từng loại dịch vụ 14. Bộ Tài chính, Bộ Y tế (2009) Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT- BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện BHYT. 15. Bộ Y tế, Vụ Kế hoạch Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Báo cáo khảo sát tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP trong hệ thống bệnh viện công lập 16. Bộ Y tế, Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Dự thảo báo cáo Nghiên cứu thực trạng cùng chi trả của bệnh nhân BHYT có sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn tại một số bệnh viện 17. Bộ Y tế, Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Đánh giá các vấn đề tài chính bệnh viện 18. Bộ Y tế (2009),Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 hướng dẫn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT.(14) 19. Bộ Tài chính (2006),Thông tư 71/2006/ TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện Nghị Định 43/2006/NĐ ngày 25/4/2006 của Chính Phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập” 20. Bộ Tài chính, Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ban hành Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp 21. Bộ Tài chính, Thông tư 185/2010/ TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 22. Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/2/2012 ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước 23. Bộ Y tế (2011), Chiến lược Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến 2030 24. Bộ Y tế (2005), Đề án phát triển xã hội hóa bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân 25. Bộ Y tế, Trường Cán bộ Quản lý y tế (1997), Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản y học 187 26. Bộ Y tế, Trường Đại học y tế cộng cộng(2010), Quản lý chất lượng bệnh viện, Nhà xuất bản lao động xã hội 27. Bộ Y tế, Trường Đại học y tế cộng cộng(2010), Nguyên lý quản lý bệnh viện Nhà xuất bản lao động xã hội 28. Bộ Y tế (2005), Tổng quan về hệ thống bệnh viện Việt Nam, Nhà xuất bản y học 29. Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/1/2012 về hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong cơ sở y tế 30. Bộ Y tế, Nhóm đối tác y tế, Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2010 - Hệ thống y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 31. Bộ Y tế, Nhóm đối tác y tế, Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2008 - Tài chính y tế ở Việt Nam 32. Bộ Y tế (2007), Thông tư 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập 33. Bộ Y tế, Bộ Tài chính(2012), Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BYT- BTC ngày 19/1/2012 về hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong cơ sở y tế 34. Bộ Y tế (2005), Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25 tháng 8 năm 2005 của Bộ Y tế hướng dẫn xếp hạng các ĐVSN y tế 35. Bộ Y tế (2012), Nhóm tác giả trường ĐH y tế công cộng, Quản lý tài chính bệnh viện, tài liệu tham khảo cho khóa học Quản lý tài chính bệnh viện do GIZ tài trợ 36. Bộ Y tế, Hội khoa học kinh tế y tế Việt Nam (2010), Tài liệu Hội nghị khoa học kinh tế y tế: Đổi mới cơ chế tài chính y tế, thực trạng và giải pháp 37. Chính phủ, Nghị định 85/2012/NĐ-CP về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các ĐVSN y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập 38. Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới (2005), Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo 39. Chính phủ, (2008), Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước 40. Chính phủ, (2009), Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng TSNN 188 41. Chính phủ (2008), Quyết định 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 về ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN 42. Chính phủ, Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 về cơ chế thu một phần viện phí 43. Chính phủ, Nghị định số 33/CP ngày 23/5/1995 về cơ chế thu một phần viện phí 44. Chính phủ, Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định về quyền tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN, trong đó quy định quyền tự chủ về các khoản thu, mức thu cũng như sử dụng các nguồn thu của ĐVSN 45. Chính phủ, Nghị định số 73/1999/ND-CP ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục 46. Chính phủ, Nghị định 128/ 2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng cho lĩnh vực kế toán Nhà nước. 47. Chính phủ (2008), Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu 48. Chính phủ (2009), Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 49. Chính phủ, Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập 50. Chính phủ, Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật BHYT số 46/2014/QH13 51. David Begg (1996), Kinh tế học, tập 1,2, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1992 52. Dương Huy Liệu và cộng sự, Nghiên cứu về tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong hệ thống y tế nhà nước ở cấp địa phương ( 53. Đại học kinh tế quốc dân, giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế” 54. Đỗ Thị Thu Trang (2010), Giải pháp quản lý sử dụng các nguồn tài chính tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập do địa phượng quản lý ở Việt Nam 55. Đàm Viết Cương (2004), Bảo đảm tài chính y tế Việt Nam, viện phí hay bảo hiểm y tế, Tạp chí Bảo hiểm xã hội 189 56. Đàm Viết Cương (2005), Tiến tới thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân- Vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 57. Đàm Viết Cương (2009), Tổng quan các phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT và kinh nghiệm các nước, Viện Chiến lược và chính sách y tế 58. Đàm Viết Cương (2009), Tổng quan các phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT và kinh nghiệm các nước 59. Học viện Hành chính Quốc gia (2012), Quản lý tài chính trong các tổ chức công 60. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản tài chính 61. Học viện Tài chính (2003), Giáo trình Lý thuyết tài chính 62. Học viện Tài chính (2003), Giáo trình Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính 63. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình Quản lý tài chính các cơ quan nhà nước và ĐVSN công, NXB Tài chính 64. Học viện Tài chính (2007), Lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra: Điều kiện và khả năng ứng dụng ở Việt Nam 65. Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2006), Các giải pháp tài chính thúc đẩy sự nghiệp y tế ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế. 66. Joseph E Stigliz (1995), Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học Kỹ thuật, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 67. Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 68. Lê Chi Mai (2011), Quản lý chi tiêu công, NXB Chính trị Quốc gia, hà Nội 69. Lê Mai Liên (2015), Đề tài "Khả năng chuyển đổi cơ sở y tế công lập sang mô hình doanh nghiệp của Viện Chiến lược và chính sách tài chính của Bộ Tài chính" 70. Lê Tiến Phúc (2004), Phương thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra kinh nghiệm quốc tế và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, Chuyên đề nghiên cứu khoa học – Viện khoa học Tài chính, Học viện Tài chính 71. Ngân hàng thế giới (2005), Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo 190 72. Ngân hàng thế giới, Phân tích việc thực hiện chính sách tự chủ bệnh viên trên thế giới và ở Việt Nam – Ngân hàng thế giới – 7/ 2011 73. Nguyễn Trường Giang (2003), Đổi mới cơ chế quản lý kinh phí NSNN trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Luận án tiến sỹ kinh tế ở Việt Nam 74. Nguyễn Nam Liên, Luận văn Đề xuất một số cơ chế phân bổ ngân sách y tế trong cơ chế thị trường định hướng XHCN nhằm đáp ứng mụt tiêu công bằng, hiệu quả 75. Nguyễn Hồng Hà (2013), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính 76. Phạm Mạnh Hùng, Trương Việt Dũng, Goran Dahlgren, Cải cách ngành y tế theo định hướng công bằng và hiệu quả. Một số vấn đề cơ bản tình hình Việt Nam 77. Phạm Chí Thanh (2011), Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế 78. Phạm Ngọc Dũng và Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2008), Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, NXB Lao động- Xã hội, HN 79. Phạm Trí Dũng (2009), Tự chủ bệnh viện, thực trạng, hiệu quả và những biện pháp, Báo cáo tại Hội Nghị y tế 2009 80. Quốc Hội (2008), Luật Bảo hiểm y tế 81. Quốc Hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước 82. Quốc Hội (2005) Luật Đấu thầu 83. Quốc Hội, Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã quy định 84. Quốc Hội, Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 85. Sử Đình Thành (2005), Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội 86. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 87. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2002), GT Kinh tế chính trị học, NXB Thống Kê 191 88. Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh – Khoa Tài chính Nhà nước (2005), Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam 89. Trường Đại học y tế công cộng, Nguyên lý quản lý bệnh viện, NXB lao động xã hội (2010) 90. Trường Đại học y tế công cộng, Quản lý chất lượng bệnh viện, NXB lao động xã hội (2010) 91. TS William Haseltine - chủ tịch và giám đốc điều hành ACCESS Health International, Bài báo Bệnh viện Singapore: Công tư minh bạch, Trang VietNamnet.vn 92. Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế (2010), Báo cáo khảo sát tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP trong hệ thống bệnh viện công lập 93. Vũ Cương (2006), Kinh tế và tài chính công, NXB thống kê Tiếng Anh 94. Benedict Clements, David Coady and Sanjeev Gupta, The Economics of Public Health Care Reform in Advanced anh Emerging Economies 95. Harold Koontz, Heinz Weihrich, Essentials of Management 96. Mary Courtney và David Briggs, Health care - Financial Management 97. Richard B.Saltman, Antonio Durán, Hans F.W Dubois, Governing Public Hospital – Reform strategies and the movement towards institutional autonomy 98. David N.Hyman, North Carolina State University, Public Finance - A Contemporary Application of Theory to Policy 99. World Health Organization, Health Financing Strategy for the Asia Pacific Region (2010-2015) 192 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Số ƣợng các bệnh viện công giai đoạn 1955 - 2010 Năm Bệnh viện Bệnh xá Trại phong Điều dƣỡng 1955 57 17 3 4 1960 68 180 6 6 1965 255 350 5 16 1970 447 595 16 90 1975 511 895 17 86 1976 547 895 22 93 1980 685 19 98 1985 742 20 99 1990 786 18 112 1995 847 20 141 1995 827 22 100 1999 803 18 85 2000 783 18 82 2002 803 15 57 2005 879 18 70 2010 1.007 16 64 193 Phụ lục 2: Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế năm 2014 TT Tên bệnh viện GB Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 1 Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 600 X 2 Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 1.200 X 3 BV Phong và DL TW Quỳnh lập 216 X 4 BV Phong và DL TW Quy Hòa 360 X 5 Viện Giám định pháp y TW 260 X 6 BV Da Liễu Trung ương 120 7 Bệnh viện 71 Trung ương 410 8 Bệnh viện 74 Trung ương 450 9 Bệnh viện Bệnh phổi TW 500 10 Bệnh viện Y học Cổ truyền TW 350 11 Bệnh viện Châm cứu TW 440 12 BV Điều dưỡng và PHCNTW 310 13 Viện pháp y quốc gia X 14 Viện Giám định Y Khoa X 15 Bệnh viện Thống nhất 900 16 Bệnh viện Hữu nghị 550 17 Bệnh viện C Đà nẵng 600 18 BV Huyết học truyền máu TW 250 19 Viện Lão Khoa Trung ương 200 20 Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 280 21 Bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam 500 22 Bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ 800 23 Bệnh viện VN-TĐ Uông Bí 800 24 BV Việt Nam Cu Ba Đồng Hới 600 25 BV Đa khoa TW Thái Nguyên 900 26 Bệnh viện Đa khoa TW Huế 2.000 27 Bệnh viện Nhi Trung ương 1.200 194 28 Bệnh viện E 610 29 Bệnh viện K 1.070 30 Bệnh viện thuộc Học Viện YHCT 200 31 Viện Bỏng Lê Hữu Trác 310 32 Bệnh viện Mắt Trung ương 450 33 Bệnh viện Tai-Mũi-Họng TW 320 34 Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức 1.400 35 Bệnh viện Bạch mai 1.900 36 Bệnh viện Phụ - Sản Trung ương 700 x 37 Bệnh viện Chợ Rẫy 1.500 x 38 Bv Răng-Hàm-Mặt TW TP.HCM 430 x 39 Bệnh viện Nội Tiết 350 x 40 Bv Răng-Hàm-Mặt TW Hà Nội 170 x 195 Phụ ục 3: Công su t sử dụng giƣờng bệnh tại một số khoa trọng điểm1 Tên bệnh viện Tên các khoa quá tải nh t Công su t sử dụng GB (thực tế) Bạch Mai TT.YHHN và điều trị UB 210 % Truyền nhiễm 192% Thận tiết niệu 191% Chợ Rẫy Ngoại tiêu hóa 237% Ngoại thần kinh 236% Tim mạch can thiệp 231% TW Huế Nội tiết thần kinh 172% Truyền nhiễm 153% Nội tim mạch 149% BV Việt Đức Phẫu thuật tiết niệu 143% PT tim mạch lồng ngực 147% PT thần kinh 138% BV K Tia xạ tổng hợp 365% Ngoại phụ 364% Ngoại tam hiệp 341% BV Nhi Ngoại A6 186% Huyết học lâm sàng 177% Hô hấp 170% BV sản Sơ sinh 185% Phụ ung thư 159% Sản thường 209% 1 Hội nghị sơ kết công tác y tế 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2011,phương hướng kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2012 196 Phụ lục 4: Phương pháp điều tra khảo sát Tác giả điều tra sử dụng phiếu khảo sát với số lượng 220 mẫu trong có có phân loại theo giới tính, theo trình độ và theo lĩnh vực công tác, trong đó tác giả đặt sự quan tâm phân biệt nhiều ở điểm phân loại mẫu theo lĩnh vực công tác. Với mong muốn tìm những đánh giá quan điểm khác nhau từ những nhóm đối tượng khác nhau về sự tác động của cơ chế quản lý tài chính bệnh viện. Trong 220 mẫu, xét về trình độ học vấn của người trả lời, có đến 134 mẫu thuộc trình độ đại học chiếm 60,9%, trình độ trên đại học là 62 mẫu chiếm 28,2%, còn lại là trình độ cao đăng và trung cấp. Xét về lĩnh vực công tác của người trả lời câu hỏi, nhóm cán bộ tài chính kế hoạch của các bệnh viện chiếm số lượng đông nhất 111 mẫu chiếm 50,5%, sau đó là nhóm cán bộ nhân viên của bệnh viện là 41 mẫu chiếm 18,6%. Đối tượng là quản lý lãnh đạo bệnh viện đã có 22 người trả lời bảng hỏi chiếm 10% tỷ lệ mẫu. Hai nhóm còn lại là cán bộ Bộ Tài chính (16 mẫu -7,3%) và cán bộ Bộ Y tế (30 mẫu -13,6%), đây là nhóm đối tượng trực tiếp tư vấn và xây dựng các cơ chế quản lý tài chính bệnh viện. TT Đặc điểm mẫu mghiên cứu Số lượng mẫu Tỷ lệ % trong mẫu 1 Giới tính 220 100% Nam 85 38,6% Nữ 135 61,4% 2 Trình độ học vấn NTL 220 100% Trên ĐH 62 28,2 Đại học 134 60,9 Cao đẳng 5 2,3 Trung cấp 19 8,6 3 Lĩnh vực công tác 220 100% Cán bộ Bộ Tài chính 16 7,3 Cán bộ Bộ Y tế 30 13,6 Cán bộ tài chính, kế hoạch tại BV 111 50,5 Cán bộ lãnh đạo, quản lý BV 22 10,0 Cán bộ nhân viên của bệnh viện 41 18,6 Bảng: Thống kê mẫu nghiên cứu 197 Với nhóm các cán bộ lãnh đạo BV, nhóm cán bộ tài chính kế hoạch BV và nhóm cán bộ BV, tác giả thu thập tại 25 bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế. Riêng với các nhóm đối tượng này phân loại theo 3 nhóm BV dựa vào Nghị định 43. Trong đó, loại hình BV tự đảm bảo chi phí TX có 45 mẫu chiếm 25,9%, loại BV tự đảm bảo một phần chi phí TX có số mẫu lớn nhất là 113 mẫu chiếm 64,9% và loại hình BV do NSNN chi phí hoạt động TX có 16 mẫu chiếm 9,2%. Loại hình bệnh viện Số lượng mẫu Tỷ lệ % trong mẫu Bệnh viện tự đảm bảo chi phí TX 45 25,9 Bệnh viện tự đảm bảo một phần chi phí TX 113 64,9 Bệnh viện do NSNN chi phí hoạt động TX 16 9,2 Tổng 174 100,0 Bảng: Thống kê mẫu theo loại hình bệnh viện 198 Phụ lục 5: Bảng phỏng vấn sâu về công tác quản lý tài chính của các bệnh viện công (Xin phép cho ghi âm. Không công bố cụ thể danh tính bởi người phỏng vấn sẽ được mã số hóa) 1.Đánh giá về quản lý tài chính của bệnh viện? Kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc gì? Có cần thay đổi hay không (về cơ chế, về thực hiện cơ chế, về bộ máy) 2.Các cơ chế quản lý tài chính bệnh viện hiện nay có tác động như thế nào đến công tác quản lý tài chính bệnh viện (Cơ chế phân bổ NSNN, Cơ chế thanh toán BHYT, cơ chế giá DVYT và cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm)? Đánh giá về sự đồng bộ của các cơ chế quản lý tài chính bệnh viện hiện nay? 3.Đánh giá về nguồn NSNN cấp cho bệnh viện? Mức bù đắp, hiệu quả phân bổ và sử dụng? Việc phân bổ NSNN như hiện nay đã tác động gì đến công tác quản lý tài chính cùa bệnh viện, thuận lợi và những khó khăn? (Phân bổ NSNN cho chi thường xuyên và phân bổ NSNN cho chi không thường xuyên). 4.Có nên thay đổi cách thức phân bổ nguồn NSNN không? Nếu thay đổi thì hướng đổi mới gì? 5.Khi thực hiện thanh toán với bên BHYT, bên phía bệnh viện có gặp những vướng mắc gì? Về thủ tục thanh toán, thời gian thanh toán. mức thanh toán, thủ tục kiểm định? Khung mức giá thanh toán của BHYT đã phù hợp hay chưa? Có hiện tượng nợ đọng BHYT với bệnh viện hay không? BV có hài lòng khi cung cấp DVYT cho bệnh nhân BHYT hay không? Phương thức thanh toán DVYT theo phí dịch vụ có những thuận lợi và khó khăn gì? Đã tìm hiểu về phương thức thanh toán dịch vụ y tế theo nhóm bệnh? 6.Bệnh viện có đề xuất gì về việc thay đổi phương thức thanh toán DVYT theo hướng đa dạng hóa phương thức thanh toán? Về mức thanh toán, cơ chế giám định, thời gian giám định, thanh toán? 7.Đánh giá về giá DVYT hiện nay? Việc xây dựng và xác định giá DVYT như thế nào? Nếu giá viện phí tính đầy đủ các chi phí cấu thành sẽ có những tác động gì đến bệnh viện và người bệnh 199 8.Đánh giá về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã tác động như thế nào đến mô hình quản lý hoạt động của bệnh viện trong thời gian từ khi bắt đầu thực hiện cơ chế? Những thuận lợi và khó khăn do cơ chế tự chủ mang lại cho bệnh viện 9.Bệnh viện có thực hiện hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu? Theo hình thức nào? Có lồng ghép cung ứng DVYT theo yêu cầu vào các DVYT thông thường khác hay có riêng khu khám bệnh theo yêu cầu độc lập? Thuận lợi và những bất cập? 10.Khi thực hiện cơ chế tự chủ bệnh viện có thu hút được nguồn vốn từ hoạt động liện doanh liên kết? Đánh giá về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này? 11.Với vị trí công tác của mình anh chị đánh giá chung về các hoạt động quản lý tài chính của bệnh viện công. Nên có những đổi mới gì về cơ chế chính sách áp dụng (cơ chế phân bổ NSNN, cơ chế thanh toán BHYT, cơ chế giá DVYT và cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm). 12. Đề xuất về những điều kiện thực hiện sự thay đổi của các cơ chế quản lý tài chính bệnh viện Xin chân thành cảm ơn Anh chị đ tham gia trả lời phỏng vấn! 200 Phụ lục 6: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG Để tìm hiểu về thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công, từ đó có cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất những giải pháp đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện công trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi xin mời anh (chị) tham gia trả lời phiếu trưng cầu ý kiến về các nội dung có liên quan. Với những kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động chuyên môn của anh (chị), chúng tôi hy vọng ý kiến của anh (chị) sẽ gợi mở cho công việc nghiên cứu của chúng tôi nhiều nội dung thiết thực. Rất mong nhận được sự hợp tác của anh (chị) thông qua việc trả lời đầy đủ, chân thực những vấn đề đặt ra trong phiếu. Xin chân thành cảm ơn! Cách trả lời phiếu: Anh (chị) khoanh tròn vào số thứ tự của các phương án trả lời phù hợp với ý kiến của mình trong từng câu hỏi. Câu 1. Theo anh/ chị b t cập lớn nh t hiện nay đối công tác quản lý tài chính bệnh viện là gì (chọn 1 phương án): 1.Về cơ chế, chính sách 3.Về bộ máy nhân sự 2.Về việc thực hiện cơ chế 4. Về trình độ chuyên môn 5. Ý kiến khác: Câu 2. Theo anh/chị, cơ chế phân bổ NSNN cho các bệnh viện công hiện nay nhƣ thế nào: 1.Rất bất cập 2.Bất cập 3. Không bất cập 4. Ý kiến khác: Câu 3. Nếu cơ chế phân bổ NSNN cho các bệnh viện công là r t b t cập hoặc b t cập, theo anh/chị là do những nguyên nhân nào: 1. Căn cứ để phân bổ nguồn NSNN cho các bệnh viện còn dựa trên số lượng giường bệnh 2. Chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn NSNN 3. Việc phân bổ nguồn NSNN chưa quan tâm đến chất lượng dịch vụ y tế cung cấp 4. Việc phân bổ nguồn NSNN chưa quan tâm đến sự hài lòng của người bệnh 5. Ý kiến khác: Câu 4. Theo Anh/chị cơ chế phân bổ NS dựa trên số ƣợng giƣờng bệnh theo kế hoạch và định mức trên giƣờng bệnh nhƣ hiện nay đã tác động g đến công tác quản lý bệnh viện: 201 1. Mở rộng quy mô giường bệnh hơn 2.Tâm lý chờ đợi ỷ lại vào nguồn ngân sách 3.Chưa quan tâm đến chất lượng DVYT cung cấp cho người bệnh 4. Sử dụng nguồn NSNN thụ động không hiệu quả 5. Ý kiến khác: Câu 5.Theo Anh/chị, công tác thanh toán BHYT đối với bệnh viện công hiện đang gặp những vƣớng mắc gì: 1. Phương thức thanh toán DVYT 2.Thiếu hệ thống tiêu chuẩn để thực hiện giám định BHYT 3. Thời gian giám định và thanh toán BHYT 4. Chuyên gia giám định 5.Mức thanh toán DVYT giữa BHYT và bệnh viện 6. Ý kiến khác: Câu 6. Theo anh/ chị, phƣơng thức thanh toán DVYT theo phí dịch vụ nhƣ hiện nay có những ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến công tác quản lý bệnh viện: 1.Khuyến khích cung ứng nhiều DVYT không cần thiết 2. Khó kiểm soát dẫn đến chi phí y tế tăng 3.Mất nhiều thời gian cho kiểm định và thanh toán BHYT 4.Khối lượng công việc tổ chức thanh toán và quản lý hành chính lớn (số lượng DVYT quá lớn) 5. Ý kiến khác: Câu 7.Anh/ chị đánh giá nhƣ thế nào về công tác giám định và thanh toán của cơ quan bảo hiểm với bệnh viện hiện nay: a/ Về tính phù hợp: 1.Rất phù hợp 2.Phù hợp 3.Chưa phù hợp b/ Về tính kịp thời: 1.Rất kịp thời 2.Kịp thời 3.Chưa kịp thời Ý kiến khác: Câu 8. Bệnh viện anh chị có hiện tƣợng nợ đọng trong thanh toán với bảo hiểm y tế (câu hỏi dành cho cán bộ bệnh viện): 1.Có 2. Không 202 Câu 9. Theo anh/chị, tình trạng BHYT thanh toán chậm cho các bệnh viện là do nguyên nhân chủ yêu nào: 1.Thủ tục thanh toán có sai sót (lệch về thôngtin,) 2.Một số loại thuốc, kỹ thuật nằm ngoài danh mục BH 3. BHYT không thống nhất mức thanh toán (chỉ thanh toán một phần) 4. Ý kiến khác: Câu 10. Theo anh/chị, chính sách giá DVYT hiện nay đang có những vƣớng mắc và b t cập gì: 1.Mức giá DVYT chưa bao gồm đầy đủ các chi phí cấu thành 2. Chưa có sự minh bạch các chi phí cấu thành giá DVYT 3.Chưa ràng mạch giữa phần hỗ trợ của nhà nước và phần người sử dụng DVYT phải nộp 4. Dễ dẫn đến việc lạm dụng DVYT để tăng thu cho bệnh viện 5. Gây nên sự mất công bằng trong CSSK nhân dân 6. Ý kiến khác: Câu 11. Hình thức nào dƣới đây đang đƣợc bệnh viện anh/chị thực hiện để tổ chức hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu: 1. Tách riêng 2. Không tách riêng 3 Không tổ chức 4. Ý kiến khác: Câu 12. Tại bệnh viện của anh/chị hiện nay, việc thực hiện giá các DVYT theo yêu cầu đã bao gồm các chi phí nào dƣới đây: a/ Chi phí trực tiếp: 1.Chi phí về thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế 2.Chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường 3.Tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ; CP thuê nhân công 4.Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản 5.Khấu hao tài sản cố định b/ Chi phí gián tiếp: 1. Chi phí của bộ phận gián tiếp 2. Chi phí đào tạo nghiên cứu khoa học để ứng dụng công nghệ mới 3. Chi phí hợp pháp khác 203 Câu 13. Theo anh/chị, khung giá các DVYT theo yêu cầu tại các bệnh viện hiện nay đƣợc áp dụng là khung giá do: 1. Bệnh viện xây dựng và do Ban lãnh đạo, tổ chức công đoàn bệnh viện quyết định 2. Bệnh viện xây dựng, Ban lãnh đạo, tổ chức công đoàn thống nhất và được Bộ Y tế duyệt 3. Ý kiến khác: Câu 14. Theo Anh/ chị, bệnh viện công tổ chức cung c p DVYT theo yêu cầu có thực hiện : 1.Quản lý tách bạch các khoản thu, các khoản chi 2.Xác định chênh lệch thu chi DVYT theo yêu cầu 3.Sử sụng chênh lệch và trích lập các quỹ 4.Nộp thuế cho hoạt động cung cấp DVYT theo yêu cầu 5.Trích khấu hao TSCĐ cho hoạt động cung cấp DVYT theo yêu cầu 6.Chưa hạch toán độc lập (hạch toán chung với cung cấp DVYT khác) 7. Ý kiến khác: Câu 15. Theo Anh/Chị, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm mang lại cho các bệnh biện những thuận lợi gì: 1.Tăng nguồn thu cho các bệnh viện 2.Tạo sự chủ động trong việc quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất của BV 3. Đa dạng hóa các loại hình DVYT cung cấp 4.Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cung ứng4 5.Nâng cao sự minh bạch trong công tác quản lý tài chính5 6. Tạo cơ chế huy động thu hút nguồn vốn cho đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phát triển BV6 7. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy và đội ngũ cán bộ BV 8.Tăng thêm thu nhập cho người lao động 9. Ý kiến khác: Câu 16.Theo Anh/chị, những khó khăn đối với các bệnh viện khi việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm là gì: 1. Các văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, vướng mắc và chưa kịp thời, rõ ràng 204 2. Tư tưởng, nhận thức còn chưa đúng về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm với bệnh viện công 3. Chính sách giá DVYT chậm đổi mới ( không tính đúng, tính đủ các chi phí) 4. Chính sách BHYT chưa đồng bộ (độ bao phủ, phương thức thanh toán) 5. Chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của BV (về cả chuyên môn và tài chính) 6. Chưa phân định rõ giữa nhiệm vụ nhà nước giao và hoạt động dịch vụ của BV 7. Chưa có cơ chế kiểm tra,giám sát, giám định phù hợp 8. Chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng các DVYT cũng như hoạt động của BV 9. Phải giải quyết hài hòa với mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội 10. Mức độ tự chủ tự chịu trách nhiệm chưa rõ ràng 11. Khống chế thu nhập tăng thêm cho người lao động 12. Giảm số kinh phí được cấp từ NSNN 13. Ý kiến khác: Câu 17.Anh/chị đánh giá việc quản lý và sử dụng nguồn vốn từ hoạt động liên doanh liên kết tại bệnh viện hiện nay nhƣ thế nào: 1. Minh bạch 2. Chưa hoàn toàn minh bạch 3. Không biết 4. Ý kiến khác: Câu 18. Theo anh/ chị, những hạn chế có thể xảy ra khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các bệnh viện công là gì: 1.Lạm dụng các loại dịch vụ để tăng thu 2.Tăng chỉ định xét nghiệm và sử dụng TB công nghệ cao 3.Tăng chi phí điều trị 4.Kéo dài thời gian điều trị 5.Chất lượng dịch vụ giảm do quá đông bệnh nhân 6.Xu hướng thương mại, chạy theo lợi nhuận 7.Mâu thuẫn với mục tiêu công bằng, hiệu quả XH khi cung cấp DVYT 8.Chênh lệch thu nhập giữa cán bộ trong bệnh viện 9. Ý kiến khác: 205 Câu 19. Theo Anh, chị tr nh độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại bệnh viện đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý tài ch nh nhƣ thế nào: 1.Đáp ứng tốt 2. Đáp ứng ở mức đạt yêu cầu 3. Chưa đáp ứng 4. Ý kiến khác: Câu 20. Theo anh/chị, đối với ãnh đạo bệnh viện có cần hiểu biết những kiến thức về quản lý kinh tế, tài chính không: 1. Rất cần thiết 2.Có cũng được, nhưng kiến thức chuyên môn cần hơn 3. Không cần thiết vì đã có cán bộ chuyên môn phụ trách và tư vấn Câu 21. Theo Anh chị, các khoản chi trong bệnh viện nên đƣợc thực hiện ƣu tiên nhƣ thế nào (anh, chị đánh số thứ tự ưu tiên từ cao (1) đến thấp vào bên cạnh các phương án trả lời): 1.Chi cho con người 2.Chi cho chuyên môn: thuốc, hóa chất 3.Chi quản lý hành chính (tổ chức bộ máy) 4.Chi cho mua sắm trang thiết bị 5.Chi cho duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa 6.Chi cho nghiên cứu khoa học 7.Chi................................................... 8.Chi................................................... Câu 22 Anh chị đánh giá về công tác kiểm tra giám sát tài chính các bệnh viện công hiện nay: 1.Hiệu quả 2. Ít hiệu quả 3.Chưa hiệu quả 4. Ý kiến khác: Câu 23.Theo Anh/ Chị, cách phân bổ nguồn NS nào sẽ giúp cho các bệnh viện quan tâm hơn đến ch t ƣợng DVYT cung c p cho ngƣời bệnh: 1. Phân bổ theo số lượng giường bệnh kế hoạch và định mức phân bổ/giường 2.Phân bổ theo từng nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng 3.Phân bổ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng DVYT thông qua cơ chế mua thẻ BHYT 4. Ý kiến khác: 206 Câu 24. Theo anh/ chị, cơ quan BHYT thực hiện chi trả cho các bệnh viện công thuộc Bộ Y tế nên theo phƣơng thức nào: 1. Phương thức thanh toán DVYT 2.Phương thức thanh toán theo nhóm bệnh 3.Kết hợp các phương thức thanh toán phù hợp 4. Ý kiến khác: Câu 25. Theo Anh Chị, phƣơng thức thanh toán DVYT theo nhóm chẩn đoán “h nh thức thanh toán trọn gói cho trƣờng hợp bệnh chẩn đoán đƣợc xác định” đƣợc đánh giá sẽ có những ƣu điểm nào (câu hỏi dành cho cán bộ của Bộ Tài chính, Bộ Y tế):: 1. Giảm việc lạm dụng DVYT 2.Kiểm soát được về chi phí y tế 3.Thuận lợi hơn cho việc kiểm định và thanh toán BHYT 4.Khuyến khích các bệnh viện sử dụng quỹ BHYT hiệu quả hơn 5. Ý kiến khác: Câu 26. Theo Anh Chị, phƣơng thức thanh toán DVYT theo nhóm chẩn đoán đƣợc dự kiến sẽ gặp những khó khăn g (câu hỏi dành cho cán bộ của Bộ Tài chính, Bộ Y tế): 1. Quy trình tính chi phí và lập nhóm chẩn đoán 2.Yêu cầu hệ thống thông tin tốt 3.Nguy cơ lựa chọn chẩn đoán có mức giá cao 4. Ý kiến khác: Câu 27. Theo anh chị có nên thành lập trung tâm kiểm định hồ sơ thanh toán DVYT độc lập với cơ quan bảo hiểm và bệnh viện không: 1 Nên thành lập 2.Không nên thành lập Câu 28. Theo anh/chị, mức giá các DVYT theo khung giá nhà nƣớc quy định có cần thực hiện t nh đúng t nh đủ các chi phí c u thành không: 1.Nên thực hiện 2.Không nên thực hiện 3. Ý kiến khác: Câu 29. Theo Anh/ chị, khung giá các DVYT theo quy định cần thiết phải có những sự điều chỉnh theo thời hạn để đảm bảo tính phù hợp nhƣ thế nào: 207 1. 12 tháng 2. 18 tháng 3. 24 tháng 4. Ý kiến khác: Câu 30. Theo anh/ chị, các bệnh viện công thực hiện cung c p các DVYT theo yêu cầu có cần tổ chức hoạt động và thực hiện quản ý tài ch nh độc lập không: 1.Nên thực hiện 2.Không nên thực hiện 3. Ý kiến khác: Câu 31. Theo anh/chị, đổi mới cơ chế tự chủ đối với các bệnh viện nên hƣớng đến các mục tiêu: 1. Hạch toán đầy đủ và độc lập các khoản thu chi không vì mục tiêu lợi nhuận 2.Tăng quyền quyết định cũng như trách nhiệm giải trình của lãnh đạo bệnh viện công 3.Tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên bệnh viện 4.Nâng cao chất lượng DVYT cấp 5.Chú trọng đến nguyên tắc thị trường trong hoạt động của bệnh viện 6. Quan tâm đảm bảo chức năng xã hội của bệnh viện. Ý kiến: Câu 32. Theo Anh, chị, có nên thành lập tổ chức trung gian thực hiện việc đánh giá hoạt động và xếp hạng ch t ƣợng dịch vụ y tế của các bệnh viện không: 1.Nên thực hiện 2.Không nên thực hiện 3. Ý kiến khác: Câu 33. Theo anh/chị, đổi mới mô hình quản lý bệnh viện công thuộc Bộ Y tế nên theo hƣớng: 1. Đẩy mạnh hơn nữa cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm 2. Quản lý tài chính bệnh viện theo mô hình doanh nghiệp 3. Thí điểm chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Câu 34. Anh/Chị có đề nghị gì về việc hoàn thiện đổi mới cơ chế quản lý tài ch nh đối với các bệnh viện công? Về cơ chế phân bổ NSNN cho bệnh viện: 208 Về cơ chế giá DVYT: Về cơ chế thanh toán BHYT: Về cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm: Về cơ chế kiểm tra giám sát tài chính BV: Câu 35. Xin anh/chị cho biết thêm một số thông tin về bản thân: a. Giới tính: 1.Nam 2.Nữ b. Trình độ học vấn: 1.Trên đại học 2.Đại học 3.Cao đẳng 4.Trung cấp c. Lĩnh vực công tác: 1. Cán bộ Bộ Tài chính 3.Cán bộ tài chính, kế hoạch tại BV 2.Cán bộ Bộ Y tế 4.Cán bộ lãnh đạo, quản lý BV 5. Cán bộ nhân viên của bệnh viện d.Đối với cán bộ bệnh viện: Theo Nghị định 43, BV anh chị công tác thuộc loại hình nào: 1.Bệnh viện tự đảm bảo chi phí thường xuyên 2.Bệnh viện tự đảm bảo một phần chi phí thường xuyên 3.Bệnh viện do NSNN chi phí hoạt động thường xuyên Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã tham gia trả lời phiếu khảo sát!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_doi_moi_co_che_quan_ly_tai_chinh_cac_benh_vien_cong.pdf
Luận văn liên quan