Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch quá nhanh sang khu vực dịch vụ trong khi nền tảng công nghiệp còn yếu. Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, tính chất gia công còn lớn. Các ngành dịch vụ có GTGT cao đóng góp còn thấp, chi phí dịch vụ logistics còn cao.
- Việt Nam tiếp tục chịu tác động tiêu cực do kinh tế toàn cầu giảm tốc khi bảo hộ thương mại và xung đột thương mại gia tăng, xu hướng tự do hóa thương mại tiếp tục kéo dài. Hoạt động XK và đầu tư đứng trước nhiều rủi ro. XK vẫn phụ thuộc vào nhóm hàng do DN FDI dẫn dắt. Kim ngạch XK tăng nhưng hàm lượng nội địa trong XK không tăng tương ứng. Các DN trong nước đặc biệt là DN nhỏ và vừa chưa tham gia nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Trong nội tại nền kinh tế, các vấn đề mang tính cơ cấu như: mô hình tăng trưởng chưa thoát khỏi quán tính tăng trưởng theo chiều rộng; hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là hiệu quả đầu tư công chưa cao; khả năng cạnh tranh yếu; năng lực đổi mới sáng tạo thấp là những cản trở cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững trong thời gian tới. Bên cạnh đó là các yếu tố rủi ro có nhiều khả năng tác động đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tới như: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn biến phức tạp và tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn; cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam; lao động giá rẻ mất dần, sức ép việc làm tăng cao [23], [61], [82].
254 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DN còn rất nhiều thủ tục rườm rà. Ví dụ như trước khi tiến hành kiểm tra DN phải lập kế hoạch kiểm tra, duyệt kế hoạch kiểm tra, phải thông báo trước cho DN 3 ngày.... Do đó nên chỉ có thể tiến hành kiểm tra từng vụ việc, từng DN số lượng DN thực tế kiểm tra được không nhiều. Trong khi đó thì sai phạm loại này xảy ra trên diện rộng, ở hầu hết các DN, chỉ là mức độ sai phạm khác nhau. Một số DN bán hàng đã thu được tiền nhưng vẫn hạch toán trên công nợ (đơn vị thường treo dư có tài khoản 131). Thủ đoạn này cũng khó phát hiện, do CQT không có chức năng điều tra. Các cơ sở kinh doanh taxi: do đặc thù khách hàng thường là cá nhân không lấy hoá đơn nên DN thường trốn doanh thu.
- Một số DN nhượng bán, trao đổi vật tư không ghi nhận doanh thu mà chỉ hạch toán thay đổi cơ cấu tài sản lưu động bằng các bút toán nhập, xuất, thu, chi hoặc công nợ phải thu, phải trả. Bán hàng không ghi nhận doanh thu hoặc ghi nhận doanh thu không đúng thời điểm; đưa vào chi phí bảo hành, sửa chữa hoặc các khoản bù trừ công nợ với người mua, khai thiếu doanh thu bán phế liệu. Hay một số DN sản xuất có phụ phẩm họ bán nhưng không ghi vào doanh thu ví dụ như trường hợp của Công ty Cổ phần thương mại Xuân Phú.
- Không kê khai hàng hoá, dịch vụ mua vào, đồng thời cũng không kê khai doanh thu. Hành vi này rất khó phát hiện, vì ngay cả thông qua xác minh hóa đơn, xác suất phát hiện cũng rất thấp. Nhiều đối tượng bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không lấy hoá đơn hoặc có ghi hoá đơn nhưng qua xác minh thì không xác định được người mua. Hoặc trường hợp xác định người mua thì lại không lưu giữ hoá đơn với nhiều lý do. Vì vậy, doanh thu phản ánh trên sổ sách và hoá đơn chắc chắn không phù hợp với thực tế kinh doanh. Hành vi này cũng rất khó kiểm soát, do CQT không thể hàng ngày giám sát việc bán hàng của DN và cũng do chưa có cơ chế quản lý giá, đặc biệt là các DN kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, vận tải, khách sạn...
- Kê khai thiếu, chậm doanh thu: trong đời sống kinh tế thị trường như hiện nay, để tồn tại và phát triển vững mạnh, các DN thường có những hoạt động rất đa dạng, mang lại nhiều khoản thu nhập cho doanh nghiệp, nhất là những DN ngoài quốc doanh thì hoạt động đó còn đa dạng hơn nhiều, thu nhập từ nhiều hoạt động, từ nhiều địa điểm... Tuy nhiên, khi kê khai doanh thu tính thuế TNDN thì nhiều đơn vị lại có thể bỏ qua một số khoản thu nhập để giảm TNCT và thuế TNDN phải nộp điển hình như những khoản thu nhập khác, các khoản không có hóa đơn, chứng từ. Các DN còn kê khai chậm doanh số hàng hóa bán trong kỳ, ví dụ như Công ty Cổ phần Việt Mỹ đến tháng 5/2017 mới kê khai doanh số của tháng 4, Cục Thuế truy thu 3 triệu đồng.
Bên cạnh đó, một số DN không kê khai hoặc kê khai không đúng doanh thu nội bộ, làm giảm doanh thu tính thuế TNDN mà theo quy định thì doanh thu tính thuế của hàng tiêu thụ nội bộ tính theo đơn giá của sản phẩm cùng loại trên thị trường. DN phải có trách nhiệm kê khai doanh thu tính TNCT đối với các sản phẩm dùng để trao đổi, biếu tặng,... giá tính thuế của những sản phẩm này tính theo giá của sản phẩm tương tự trên thị trường hoặc giá của sản phẩm tương đương trên thị trường. Mặc dù vậy một số DN nước ngoài vẫn không kê khai doanh thu của DN. Đối với các trường hợp trên, để quản lý chặt chẽ các khoản doanh thu tính thuế TNDN của DN, yêu cầu đặt ra là các CBT cần phải thường xuyên nắm bắt một cách chi tiết, kịp thời thông tin về tất cả các nguồn thu, các hoạt động SXKD của DN.
- Hạch toán doanh thu sai thời kỳ: các DN viết hóa đơn bán hàng của những tháng cuối năm 2017 sang năm 2018. Do đó làm giảm doanh thu và TNCT của năm 2017. Không phải là DN không kê khai doanh thu cho năm nay thì kê khai cho năm sau, số thuế mà đơn vị phải nộp năm nay ít hơn thì năm sau nộp cao hơn, cách đó cũng không làm giảm đi số thuế phải nộp vào NSNN. Cần phải hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề là việc đơn vị hạch toán doanh thu sai thời kỳ, nhằm làm giảm gánh nặng thuế trong năm đó và phân bổ cho những năm tiếp theo, tránh tình trạng căng thẳng về tài chính của đơn vị. Và nhiều khi là DN muốn sử dụng vốn của NSNN để tiến hành hoạt động kinh doanh khác thu lợi cho DN vừa tránh phải trả lãi cho khoản đầu tư đó trong một khoảng thời gian lại vừa thu thêm được thu nhập. Việc kê khai doanh thu không kịp thời nhằm kéo dãn thời gian phải nộp thuế, thường xảy ra ở các DN xây dựng, hợp đồng góp vốn, thuê nhà, tư vấn bằng cách chuyển doanh thu đã phát sinh treo trên tài khoản doanh thu chưa thực hiện, hạch toán vào tài khoản phải trả khác hoặc hủy hóa đơn. Một số DN XDCB xác định doanh thu không đúng theo giá trị nghiệm thu thanh toán A-B trong hoạt động xây lắp, có các công trình xây dựng đã nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng chưa kê khai thuế kịp thời, không lập hóa đơn hoặc lập hóa đơn doanh thu thấp hơn thực tế thanh toán. Tổng doanh thu tính thuế TNDN theo năm tài chính, điều này xảy ra là do một phần nguyên nhân là các công trình xây dựng đã quyết toán nhưng NNT không kê doanh thu tính thuế TNDN kịp thời theo thời điểm công trình được quyết toán, hoặc có trường hợp NNT đã viết hóa đơn nhưng chỉ kê khai một loại doanh thu tính thuế TNDN tại thời điểm viết hóa đơn, hoặc nếu có kê khai doanh thu tính thuế TNDN ở hai năm tài chính khác nhau, hạch toán thiếu doanh thu và chi phí giá vốn của các công trình đã có nghiệm thu bàn giao.
Một số DN XDCB hiểu sai thời điểm, căn cứ xác định doanh dẫn đến vi phạm về kê khai thuế TNDN, cụ thể: Công trình đã hoàn thành đã có quyết toán công trình hoặc quyết toán giai đoạn nhưng chưa thu được tiền của bên A nên chưa quyết toán thuế TNDN. Cá biệt có một số DN không thực hiện ghi ngày, tháng trên biên bản nghiệm thu, phiếu giá thanh toán, kê khai doanh thu tính thuế theo tiến độ thanh toán. Ví dụ như Công ty TNHH Thương mại Kim Long kinh doanh vật liệu xây dựng kê khai thuế doanh thu hoạt động tài chính dẫn tới tăng doanh thu chịu thuế 103,4 triệu đồng, truy thu 17,4 triệu đồng.
- Giảm trừ doanh thu thông qua các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định. Do thiếu sự kết hợp giữa CQT và Sở Công thương - cơ quan cấp phép khuyến mại nên DN mặc sức khuyến mại, giảm giá sản phẩm mà không cần đăng ký với Sở Công thương. Bây giờ ra đường bất cứ nơi đâu cũng thấy các cửa hàng, DN treo biển quảng cáo giảm giá sản phẩm, nhưng phần lớn đều không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và đương nhiên giảm trừ doanh thu bán hàng, trong khi CQT không đủ nguồn lực để quản lý hoạt động này.
- Đối với các Trường Đại học, Cao đẳng: Không thực hiện kê khai thuế đối với các hoạt động phải thuộc diện chịu thuế TNDN, một số có kê khai nhưng chưa kê khai đầy đủ các khoản doanh thu phải chịu thuế nhiều nhất là các doanh thu dạy tin học, ngoại ngữ, luyện thi, lãi tiền gửi ngân hàng phát sinh của các hoạt động này. Một số trường kê khai chưa đúng tỷ lệ tính thuế của các hoạt động như Trường Đại học Hải Phòng, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng.
- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản phải căn cứ vào hợp đồng bán căn hộ, nhà thấp tầng theo kiểu tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng để xác định doanh thu tính thuế; cần đặc biệt quan tâm đối với từng dự án đang trong giai đoạn huy động vốn chưa thực hiện bán theo luật kinh doanh bất động sản để xác định chính xác thời điểm xác định doanh thu chịu thuế.
- Bỏ sót hóa đơn dẫn đến giảm doanh thu tính TNCT: Trong quá trình kiểm tra báo cáo quyết toán thuế tại các đơn vị, hiện tượng bỏ sót hóa đơn không kê khai cũng là một hiện tượng khá phổ biến đối với các DN ngoài quốc doanh, làm giảm doanh thu tính TNCT. Điều đáng quan tâm là những hóa đơn bị bỏ sót thường có giá trị lớn, lên tới hàng trăm triệu đồng và ảnh hưởng rất lớn đến số thuế của DN.
- Trong lĩnh vực truyền thông, cũng không ít công ty đã không kê khai đủ hết doanh thu do có nhiều gói hợp đồng kết hợp cả dịch vụ tư vấn quảng cáo và thiết kế quảng cáo, đơn vị chỉ kê khai một phần hợp đồng thay vì việc phải kê khai toàn bộ gói hợp đồng.
2. Các hành vi gian lận thuế TNDN từ chi phí
- Gian lận về giá vốn: DN xác định giá vốn hàng bán ra sai, nhất là các cơ sở kinh doanh được hưởng chiết khấu mua hàng do mua hàng với số lượng lớn; Giá vốn sai do xác định giá trị sản phẩm dở dang, cũng như giá trị hàng tồn kho không đúng. Có DN trên bảng nhập - xuất - tồn thời điểm cuối năm (31/12) không có hàng tồn kho nhưng sang đầu năm sau lại thấy số dư hàng tồn và vẫn xuất hàng bán, điều này chứng tỏ giá vốn hàng bán quyết toán cuối năm không chính xác. Hoặc có DN không có kho hàng nhưng trên sổ sách (TK 152, 153, 154) vẫn có hàng tồn kho??? Do không thực hiện kiểm kê định kỳ nên không xác định được số lượng và giá trị NVL, sản phẩm, hàng hoá tồn kho - do đó, cũng khó tính được lượng hàng xuất, dẫn đến giá vốn không chính xác, mà thường là có lợi cho DN; Một số đơn vị không phân bổ chi phí thu mua cho hàng tồn kho, chi phí công cụ, dụng cụ mà tính hết vào chi phí trong kỳ. Không thực hiện kiểm kê tài sản, không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ kể cả giá trị xây lắp mà tính hết vào chi phí trong kỳ.
Đối với các DN XDCB thường không cung cấp đầy đủ dự toán, thiết kế và các hồ sơ liên quan đến các công trình; không theo dõi hoạch toán riêng từng công trình (nhất là chi phí lãi vay, thuê máy, chi phí nhân công, NVL...) dẫn đến gây khó khăn cho việc xác định chính xác giá vốn của từng công trình.
Đối với các cơ sở sản xuất, giá vốn còn được nâng lên qua thủ thuật: xây dựng định mức vật tư cho một đơn vị sản phẩm cao hơn thực tế nhằm làm tăng chi phí NVL, hoặc không xây dựng định mức vật tư hạch toán chi phí tiêu hao NVL cho sản xuất vượt định mức, hạch toán khống chi phí NVL, vật tư do lợi dụng chính sách Nhà nước cho DN tự xây dựng và quyết toán định mức. Hình thức này phổ biến là sử dụng hoá đơn của DN “ma”, nhưng vẫn xây dựng định mức cao hơn thực tế, do hiện nay chỉ một vài ngành là có định mức sản xuất như: xây dựng, cầu đường, xăng dầu, dệt may còn lại phần lớn chưa có định mức chung. Do chưa có định mức chung nên các DN thỏa sức “chế biến” mà CQT cũng chưa làm gì được DN, do hiện nay việc so sánh giá là hết sức khó khăn đối với CQT, chưa kể đến việc ấn định thuế mang lại nhiều rủi ro khiếu kiện cho CQT.
Việc gian lận về giá NVL “kín đáo” hơn khi DN thỏa thuận với nhà cung cấp nâng báo giá NVL đầu vào và xuất hóa đơn đúng như báo giá, trong khi đó nguyên liệu cùng loại có giá thị trường thấp hơn nhiều. Việc gian lận giá vốn còn được vận dụng trong phương pháp tính trị giá xuất kho NVL: do không phải đăng ký phương pháp này nên DN luôn so sánh giữa các phương pháp: nhập trước - xuất trước, bình quân gia quyền, hay nhập sau - xuất trước xem phương pháp nào cho ra giá vốn cao nhất sẽ vận dụng, mặc dù quy định không cho phép DN thay đổi phương pháp hạch toán trong cùng một niên độ kế toán. Xác định giá xuất kho NVL không phù hợp với phương pháp xác định hàng tồn kho đã đăng ký làm tăng giá vốn hàng bán. Một số DN kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất vào giá vốn hàng bán trong kỳ, không tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh, không phân bổ chi phí SXKD cho sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Đơn vị kinh doanh NK hàng tiêu dùng có phát sinh giá mua của DN hoặc thương gia nước ngoài thấp hơn giá tính thuế của Hải quan của khẩu. Khi đơn vị tính giá vốn hàng NK đã tính theo giá tính thuế của Hải quan chứ không tính theo giá mua thực tế của bên nước ngoài làm cho giá vốn tăng so với thực tế, làm giảm thu nhập tính thuế và thuế TNDN phải nộp.
- Gian lận về chi phí NVL, vật tư, hàng hóa:
Đây là khoản chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm. Việc hạch toán chi phí NVL ảnh hưởng trực tiếp đến nghĩa vụ thuế của NNT. Trên thực tế, trên địa bàn TP Hải Phòng việc kê khai chi phí NVL xảy ra khá nhiều sai phạm. Sau đây là một số sai phạm mà các DN hay mắc phải:
+ Nhiều DN thực hiện chuyển giá nhằm tránh thuế TNDN đặc biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều DN nước ngoài mua NVL độc quyền của các công ty mẹ, do đó giá đầu vào tăng, tức tăng chi phí, giảm lợi nhuận và giảm thuế TNDN của DN nước ngoài tại nước sở tại. Vấn đề khó nhất cho các CBT là không thể xác định được giá trị của nguyên liệu được chuyển từ công ty mẹ về. Chính vì thế mà số thuế thu từ những DN này không thực với tình hình của DN. Đây là vấn đề nhức nhối nhất hiện nay không chỉ ở Hải Phòng mà còn là vấn đề nan giải của cả các nước phát triển trên thế giới.
+ Một số NVL không phục vụ trực tiếp cho SXKD nhưng vẫn được hạch toán vào chi phí NVL trực tiếp.
+ Một số NVL không có hóa đơn chứng từ đầy đủ, nhất là những NVL mua của người sản xuất trực tiếp. Theo quy định, nếu mua của người sản xuất trực tiếp, nhỏ lẻ, không có hóa đơn thì phải lập bảng kê nêu rõ tên, địa chỉ người bán nhưng trên thực tế, các DN thường không lập bảng kê, hoặc lập không đúng quy định nhưng vẫn được hạch toán vào chi phí NVL...
Bên cạnh đó, tình trạng các DN mạo hóa đơn đầu vào để hợp lý hóa những NVL không có chứng từ hợp lý, hoặc để hợp lý hóa khoản chi phí NVL không có thật. Đây là vấn đề xuất phát từ công tác quản lý hóa đơn của chúng ta. Cần hoàn thiện các quy định liên quan đến quản lý hóa đơn. Giải quyết tình trạng ”mua, bán” hóa đơn bất hợp pháp. Những vấn đề còn tồn tại nêu trên đây rất cần được xem xét và đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả. Một số khác thì lợi dụng hóa đơn thu mua, bảng kê thu mua hàng nông, lâm, thủy sản để nâng chi phí vật tư bằng cách: nâng số lượng và giá mua, kê khai khống, kê khai không đúng địa chỉ người bán hoặc địa chỉ không có thực; hoặc để hợp thức hóa hàng mua trôi nổi không có hóa đơn của tư thương. Ngoài ra khi các DN có hoạt động SXKD trong các lĩnh vực mà vật tư mua vào là đồng, nhôm, mây, tre, đất, đá, cát, sỏi của người dân trực tiếp khai thác thì được lập bảng kê theo quy định khi đó sẽ tạo điều kiện cho các DN kinh doanh trong lĩnh vực này lợi dụng để khai khống chi phí đầu vào. Ví dụ như Công ty Cơ khí và thương mại Vinh Thắng (TNHH) sản xuất các sản phẩm điện nước đã lập bảng kê mua đồng trong tháng 11 và tháng 12 năm 2017 là trên 350 triệu đồng nhưng Cục Thuế khó có thể xác minh được do công ty mua của nhiều người và đều thanh toán bằng tiền mặt.
- Trích khấu hao TSCĐ không đầy đủ thủ tục quy định: Sai mức khấu hao, sai tỷ lệ khấu hao, có DN lách bằng cách tính khấu hao theo tháng chứ không theo ngày, hoặc DN lỗ vẫn tính khấu hao nhanh, trích khấu hao nhanh không đúng đối tượng và tính chất. Một số tài sản của các DN không phải là DNnhà nước không dùng cho SXKD, tài sản dùng cho mục đích phúc lợi vẫn trích khấu hao; hoặc trích khấu hao tài sản không có giấy tờ sở hữu của DN (tài sản thuê, mượn). Có DN hạch toán chi phí khấu hao xe ô tô mua vào vượt giá trị 1,6 tỷ. Một số DN gian lận về giá mua TSCĐ:Các DN FDI và một số DN trong nước thường có hành vi nâng cao hơn thực tế giá máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ NK để đầu tư. Trong khi đó, việc đánh giá giá trị thiết bị, dây chuyền công nghệ NK cho việc thu thuế dường như chưa có ai làm và luật thuế TNDN ít đề cập đến. Do vậy, giá trị khấu hao cao hơn và thuế TNDN phải nộp sẽ thấp hơn.Một số DN hạch toán chi mua sắm TSCĐ một lần vào chi phí mà không hạch toán tăng TSCĐ và tính khấu hao theo quy định, hạch toán các khoản nâng cấp tài sản vào chi phí. Chẳng hạn, DN vẫn tính khấu hao đối với các TSCĐ không đủ điều kiện khấu hao hoặc đã khấu hao hết như trường hợp của Công ty TNHH Thanh Tuấn.
Qua công tác kiểm tra quyết toán thuế TNDN tại các DN, cho thấy có một số DN không chấp hành đúng những quy định trên. Các sai phạm thường gặp nhất là: TSCĐ không phục vụ cho SXKD nhưng vẫn trích khấu hao, TSCĐ không đảm bảo giấy tờ trong đó phổ biến nhất là tình trạng tài sản đặc biệt (TSĐB) góp vốn nhưng không có giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu, không chuyển tài sản thành sở hữu của DN nhưng vẫn tiến hành trích khấu hao. Bên cạnh đó là tình trạng TSCĐ khấu hao theo thời gian không đúng với khung thời gian quy định, TSCĐ hết giá trị khấu hao nhưng tiếp tục phục vụ cho quá trình SXKD vẫn tính vào chi phí hợp lý, DN đưa giá trị TSCĐ sai với nguyên giá TSCĐ ban đầu để tính mức khấu hao cao hơn so với quy định. Hoặc DN mua sắm tài sản đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ nhưng DN lại không hạch toán tăng TSCĐ mà DN hạch toán thẳng vào chi phí kinh doanh trong năm.... Điển hình như công ty TNHH Biển Xanh hạch toán tăng nguyên giá máy móc thiết bị cho liên doanh 172,98 triệu đồng; Công ty CP Thiết bị An Bình tính khấu hao đưa vào chi phí cao hơn tỷ lệ đã đăng ký 112,67 triệu đồng; Công ty xây dựng và phát triển công nghệ Việt Nam hạch toán khấu hao của 19 TSCĐ không đúng quy định. Trong đó, có những tài sản đã khấu hao hết thời gian khấu hao nhưng vẫn tiến hành trích khấu hao. Một số tài sản thì không có giấy tờ chứng minh thuộc sở hữu của Công ty. Đặc biệt là việc 02 chiếc ô tô – Tài sản đặc biệt được hình thành do góp vốn nhưng khi làm thủ tục góp vốn không tiến hành chuyển chủ sở hữu cho công ty nhưng công ty vẫn tiến hành trích khấu hao và hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN, làm chi phí khấu hao tăng 238.267.882 đồng. Ngoài ra, rất nhiều DN khác cũng có vi phạm tương tự như: Công ty CP Đầu tư y tế Việt Nam: khấu hao vượt quy định 43.574.324 đồng do xác định sai thời gian khấu hao của 03 TSCĐ; Công ty CP Nhựa đường thiết bị giao thông: đã trích khấu hao cho tài sản thuê hoạt động làm chi phí khấu hao tăng 16 triệu đồng...
Đây chỉ là những trường hợp điển hình về việc hạch toán sai chi phí khấu hao TSCĐ. Trên thực tế còn rất nhiều DN sai phạm về khấu hao TSCĐ. Tình trạng này nếu không bị kiểm tra và phát hiện thì sẽ làm cho Nhà nước thất thu một số thuế tương đối lớn.
- Gian lận về chi phí tiền công, tiền lương, tiền ăn giữa ca trả cho công nhân, người lao động:
Các khoản chi phí này được quy định trong trong Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 và các quy định khác của Bộ luật Lao động về tiền công, tiền lương cửa các lao động. Nguyên tắc chung khi xác định tiền lương trong chi phí hợp lý đối với các DN là căn cứ vào các hợp đồng lao động thỏa thuận giữa người lao động hoặc thỏa ước tập thể với các DN. Qua kiểm tra thực tế trên địa bàn Hải Phòng trong một số năm gần đây, bên cạnh một số DN thực hiện tốt việc kê khai chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca thì vẫn còn nhiều DN chi tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca không hợp lý. So với các DN nhà nước, các công ty cổ phần hạch toán chi phí này sai phạm hơn rất nhiều vì lao động của các công ty cổ phần rất khó quản lý, lao động thời vụ nhiều, thời gian làm thêm giờ tăng, tăng ca của lao động ở công ty cổ phần cũng nhiều hơn rất nhiều. Những sai phạm chủ yếu của các công ty cổ phần trên địa bàn TP Hải Phòng trong vấn đề tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca như sau:
- Vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động: Có những công ty có hiện tượng giả mạo hợp đồng lao động nhằm tăng chi phí tiền lương, tiền công được trừ. Hoặc là trong một số trường hợp, hợp đồng lao động của công ty không đảm bảo điều kiện để khấu trừ chi phí tiền lương, tiền công. Trên thực tế nhiều DN chi tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca không hợp lý bằng cách ký thỏa ước lao động tập thể do một cá nhân phụ trách để nhằm tránh bảo hiểm xã hội và các khoản phải nộp khác của người lao động. Hay trường hợp chi phí tiền lương không có đủ hồ sơ theo quy định hoặc hồ sơ lao động giả. Một số DN mà chủ yếu là các DN dân doanh ký các hợp đồng trả lương đối với người lao động nhưng thực tế không chi, thủ đoạn để có được hồ sơ của cá nhân người lao động rất đơn giản: DN chỉ cần đăng tin tuyển dụng với mức thu nhập hấp dẫn để hàng trăm lao động nộp hồ sơ ứng tuyển, sau đó vờ đánh trượt hoặc không tuyển nữa và không trả lại hồ sơ. Thế là trong bảng lương của DN có một danh sách chi trả lương ‘‘ảo”, DN mặc sức điều tiết quỹ lương vào chi phí và giá vốn. Hơn nữa, chi phí ảo này còn khó phát hiện hơn, khi hợp đồng lao động chủ yếu lại là người trong gia đình, mặc dù không tham gia kinh doanh.
- Một số DN kê khai mức tiền lương, tiền công trả cho người lao động cao hơn mức thực tế trả nhằm đẩy chi phí tiền lương, tiền công lên cao. Do lương trả cho người lao động không bị khống chế, nên DN tự đẩy chi phí tiền lương trả cho người lao động lên cao hơn rất nhiều so với số thực trả cho người lao động. Có trường hợp thực tế chi trả tiền lương, tiền công lao động thấp hơn hợp đồng lao động nhưng hạch toán lương theo hợp đồng lao động. Lý do là một phần xuất phát từ trình độ hạn chế của người lao động, một phần khác là do trong hợp đồng lao động quy định không chặt chẽ, làm cho người lao động phải chịu thiệt mà khi CQT kiểm tra lại rất khó khăn. Một số đơn vị sản xuất có tính thời vụ (Ví dụ: du lịch, nông sản, chế biến) trong thời gian không sản xuất vì không có đơn hàng, công nhân tạm nghỉ, nhưng vẫn hạch toán mức tiền lương vào chi phí bình thường như những tháng đang trong thời vụ. Một số đơn vị XDCB lập bảng chi lương khống đối với nhân công thuê ngoài.
- DN khai chi phí tiền ăn giữa ca cao hơn thực tế hoặc là kê khai chi phí tiền ăn giữa ca khi xác định thuế TNDN nhưng trên thực tế thì không có khoản chi này cho người lao động.
- Đặc biệt là vấn đề tiền lương làm thêm giờ. Theo quy định hiện hành, tiền lương làm cơ sở xác định chi phí khi xác định thuế TNDN phải được quy định rõ trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. Tuy nhiên, trên thực tế, khi ký kết hợp đồng với người lao động, các DN thường quy định rất chung chung, không rõ ràng. Do đó rất khó khăn cho công tác kiểm tra tiền lương làm thêm giờ thực tế là bao nhiêu và nó có đảm bảo là chi phí được trừ không. Điển hình trong việc kê khai chi phí tiền lương, tiền công không chính xác là trường hợp của Công ty CP đầu tư y tế Việt Nam: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế 2018, công ty đã hạch toán sai khoản chi lương cho Hội đồng quản trị làm tăng chi phí tiền lương, tiền công là 54 triệu đồng. Hay như trường hợp của Công ty CP Nhựa đường thiết bị giao thông: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm 2018, công ty đã hạch toán chi phí phụ cấp trách nhiệm cho 03 người không có hợp đồng lao động vào chi phí tiền lương, tiền công được trừ, làm tăng chi phí tiền lương, tiền công thêm 4,8 triệu đồng...
- Việc bổ sung một vài chức danh khống cho những người không trực tiếp điều hành SXKD như thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát để được hạch toán chi phí thù lao vào tiền lương (theo quy định thù lao phải lấy từ lợi nhuận sau thuế để trả).
- Một số DN tính gộp các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho gia đình vào chi phí quản lý DN (Tài khoản 642), các khoản tiếp khách riêng, chi phí phục vụ cho nhu cầu cá nhân như điều hòa, ti vi, tủ lạnh; hạch toán các khoản chi phí cho tiêu dùng cá nhân như ô tô, điện thoại, xăng xe, ăn uống... cũng khiến cho CQT khó xác định, phân biệt bóc tách. Trên thực tế, thông qua việc khai tăng chi phí tiền lương của nhân viên (thanh toán cho người lao động bằng tiền mặt), khai tăng thêm lao động, khai khống thời gian làm thêm của nhân viên, các DN thường lập 02 hệ thống sổ để đối phó với CQT khi bị kiểm tra, điển hình như công ty TNHH Vạn Phong, Công ty TNHH Xuân Trường,...
Những trường hợp nhìn qua thì có vẻ như đơn giản và dễ phát hiện nhưng trên thực tế thì các DN thường tìm cách che giấu, trong khi đó, thời gian kiểm tra của CBT lại không nhiều. Đoàn kiểm tra thường chỉ có 3 người, kiểm tra trong vòng 5 ngày trong khi đó khối lượng công việc rất nhiều. Do đó, để có thể đối chiếu và phát hiện ra tất cả sai phạm là không dễ dàng. Vì vậy cần có những biện pháp để hạn chế những sai phạm, gian lận kể trên.
- Gian lận về chi phí trả lãi vay vốn SXKD, hoạt động tài chính: Như chúng ta đều biết, khoản vốn từ nguồn vay nợ có lợi thế về chi phí hơn so với khoản vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí lãi vay là một trong những khoản chi phí làm giảm TNCT. Theo quy định hiện hành của Luật thuế TNDN, DN không được tính vào chi phí được trừ đối với: Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn SXKD của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN kể cả trường hợp DN đã đi vào SXKD. Tuy nhiên cũng không phải là ít DN trả lãi vay quá mức quy định, nhưng đều bị các CBT bóc tách khi quyết toán thuế TNDN. DN gian lận thường đưa vào chi phí tài chính các khoản lãi vay không đúng quy định: hạch toán chi phí lãi vay góp vốn điều lệ công ty; hạch toán chi phí lãi vay vượt tỷ lệ khống chế 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố; hạch toán chi phí lãi vay không phục vụ cho hoạt động SXKD của DN hoặc có trường hợp hạch toán chi phí lãi vay trong khi NNT vẫn chưa nộp đủ số vốn điều lệ theo giấy đăng ký kinh doanh, hạch toán chi phí lãi vay đối với nguồn vốn cấp cho Công ty con; hạch toán chi phí lãi vay trong quá trình đầu tư XDCB, hình thành TSCĐ vào chi phí; hạch toán chi phí lãi vay dùng cho hoạt động góp vốn điều lệ các công ty góp vốn; hạch toán chi phí lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản phải thu, phải trả dài hạn vào chi phí hoạt động tài chính không đúng quy định. Điều đặc biệt đáng quan tâm với các công ty cổ phần thuộc sở hữu tư nhân là đôi khi việc vay vốn có thể từ chính nguồn tiền của chủ DN hoặc từ các cá nhân khác mà CQT không thể giám sát được lãi vay thực tế chi trả. Trên thực tế, với khoản chi phí lãi vay, rất nhiều DN không có đầy đủ chứng từ theo quy định nhất là trong trường hợp vay của cá nhân.
Ngoài ra một số DN như DN tư nhân, công ty cổ phần, TNHH hạch toán chi phí lãi trả vay không đúng thực tế, chủ yếu là lập hồ sơ, khế ước, hợp đồng vay ngoài các tổ chức tín dụng hoặc tư nhân (vay khống) làm tăng chi phí tài chính và giảm TNCT để tránh thuế TNDN hoặc trường hợp DN chưa góp đủ vốn điều lệ nhưng vẫn tính chi phí lãi vay vào chi phí được trừ....Việc sử dụng sai mục đích vốn vay cũng được nhiều chủ DN tư nhân sử dụng khi vay ngân hàng để tiêu dùng cá nhân (mua nhà, mua xe, đầu tư cổ phiếu), nhưng lại đưa lãi vay vào chi phí sản xuất. Điển hình như Công ty TNHH thương mại và công nghiệp Minh Quang, qua kiểm tra quyết toán thuế năm 2018, CBT đã phát hiện ra công ty đã hạch toán phần tiền trả tiền vay vào chi phí tài chính, làm tăng chi phí tài chính thêm 229.523.450 đồng.
Gian lận chi phí tài chính còn xảy ra khi DN lợi dụng khoản chi phí chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tính trên số dư cuối năm hạch toán chi phí nhiều lần đối với cùng một khoản chi.
- Chi phí trả tiền môi giới bán hàng, mua hàng cũng được hạch toán không đúng thực tế. Đây là thực trạng của một số DN kinh doanh một số ngành hàng có lợi thế đặc biệt, có lãi lớn như kinh doanh ô tô, xe máy, thuốc lá, dược phẩm... Khi bán hàng thì giảm giá cho khách mua, nhưng bị khống chế giá ghi trên hoá đơn (bởi nhà sản xuất), sau khi sử dụng hoá đơn của DN ma bị phát hiện thì quay sang sử dụng các hợp đồng với tư nhân trong việc môi giới bán xe. Việc này, do CQT không có chức năng điều tra nên rất khó xác định.
- Gian lận chi phí phân bổ: DN hạch toán và phân bổ chi phí chi phí dài hạn không đúng quy định: kiểm tra các DN này cho thấy có những công cụ dụng cụ có giá trị lớn, có công dụng sử dụng ít nhất là 2 năm nhưng DN vẫn đưa toàn bộ một lần vào chi phí thông qua tài khoản chi phí trả trước ngắn hạn (TK 142). Đồng thời, các khoản các khoản trích trước lớn như chi phí bảo hành, chi phí sửa chữa TSCĐ không chi hết hoặc thực tế sau này không chi, DN vẫn không quyết toán thừa, thiếu mà tính 100% vào chi phí.
- DN hạch toán chi phí quảng cáo, khuyến mãi, tiếp thị, khánh tiết, tiếp khách... Đây là khoản chi mà các DN ngoài quốc doanh rất ít chi đây cũng là những khoản mà DN có thể dựa vào để tiến hành khai tăng chi phí. Vì hoạt động quảng cáo ở các DN nhỏ và vừa thường chưa đủ kinh phí để thực hiện tuy nhiên các DN cũng lợi dụng để đưa vào chi phí nhưng thực tế không chi. Qua công tác kiểm tra quyết toán thuế tai các DN thì phát hiện nhiều DN đã khai khoản chi phí này nhưng thực tế không chi, hoặc tính vào chi phí SXKD vượt định mức. Đây cũng là vấn đề cần lưu tâm, các CBT cần phải tiến hành kiểm tra chi phí chặt chẽ hơn, nâng cao thu thuế TNDN cho NSNN.
- DN hợp pháp hoá hồ sơ về các khoản chi dự phòng về nợ khó đòi, giảm giá hàng bán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng đầu tư tài chính, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng bảo hành sản phẩm không đúng quy định.
Trên thực tế, có DN trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nhưng không có biên bản đối chiếu công nợ, không có công văn đòi nợ, hoặc gian lận tuổi nợ để được trích 100% dự phòng nợ phải thu khó đòi vào chi phí. Về dự phòng giảm giá hàng tồn kho thường được “biến tấu” và “sính dùng” hơn cả: DN thường đánh giá giá trị còn lại của hàng tồn kho tại thời điểm 31/12 thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực tế trên thị trường để tăng trích dự phòng. Sở dĩ DN làm được điều này là do dữ liệu về giá của CQT không đủ, không có cơ sở để “ốp” giá hàng tồn của DN, và còn vì nắm được tâm lý ngại “đụng” đến các khoản dự phòng của cán bộ thanh tra, kiểm tra, do độ khó và tính phức tạp của vấn đề. Về dự phòng bảo hành sản phẩm, có DN đã bàn giao công trình được khoảng 10 năm mà vẫn cố tình trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm vào chi phí, trong khi quy định chỉ cho trích tối đa 3 năm.
Vấn đề thường gặp nhất đó là các DN phân bổ chi phí trích trước không đúng quy định, số phân bổ cao hơn quy định làm tăng chi phí được trừ. Việc trích lập dự phòng cũng thường có nhiều sai phạm. Trích lập dự phòng hàng tồn kho không đúng với số lượng hàng tồn trong kho, giá thị trường chưa xuống đên mức phải lập dự phòng... Trích lập dự phòng công nợ đối với các khoản công nợ không có thật hoặc chưa đảm bảo thời gian để trích lập dự phòng. Trên thực tế, qua kiểm tra quyết toán thuế năm 2017, đã phát hiện một số DN đã lợi dụng quy định này để tăng chi phí và giảm TNCT. Ví dụ như trường hợp của Công ty Cổ phần An Phú, qua kiểm tra đã phát hiện ra công ty đã hạch toán phần tiền bảo hiểm mua cho ô tô trong 03 năm vào hết năm 2015 làm cho chi phí được trừ tăng thêm 198,5 triệu đồng.
- Các khoản chi tài trợ cho giáo dục, chi ủng hộ thiên tai, chi xây nhà tình nghĩa cho người nghèo: Đây là các khoản chi từ thiện được tính vào chi phí được trừ nếu đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định, là khoản chi được trừ trước khi tính thuế TNDN. Cũng có thể nói, khoản chi phí tài trợ là khoản chi phí lỏng lẻo nhất về mặt quản lý. Nếu như các khoản chi khác được quy định khá rõ ràng, chi tiết. Có những khoản chi phí còn có định mức, mức khống chế... Nhưng chi phí tài trợ thì gần như không có quy định rõ ràng, điều kiện ghi nhận cũng khá dễ dàng và khó quản lý. Theo quy định các khoản chi tài trợ phải có biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ, hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ (theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính); kèm theo hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền). Trong khi đó, rất khó để xác minh xác nhận của cơ sở, cá nhân nhận tài trợ là hợp pháp. Hơn nữa quy định như vậy làm cho CQT rất khó quản lý vì vấn đề chi tài trợ gần như chỉ liên quan giữa người tài trợ và nhận tài trợ chứ gần như không có cơ quan pháp luật. Trên địa bàn Hải Phòng cũng đã có những công ty cổ phần có số tiền tài trợ khá lớn. Điển hình như Công ty Cổ phần Thái Bình Dương trong năm 2018 đã có số tài trợ xây nhà tình nghĩa cho người nghèo lên tới hơn 1,8 tỷ đồng. Với những khoản chi lớn như vậy nếu chúng ta không quản lý chặt chẽ thì rất có thể sẽ tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để gian lận, trốn thuế.
- Đối với các DN lỗ, các DN quan hệ giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá có thể kể đến các hình thức gian lận chủ yếu như:
Tình trạng phổ biến ở các DN đầu tư nước ngoài đều không nắm bắt đầy đủ kịp thời chính sách pháp luật về thuế, về luật kế toán Việt Nam, không chấp hành tốt chế độ kế toán Việt Nam, nhân sự kế toán thường xuyên thay đổi dẫn đến việc hạch toán kế toán và lưu giữ chứng từ không đầy đủ, kịp thời theo quy định. Nhiều trường hợp phải lập biên bản xử lý vi phạm về chế độ kế toán và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý vi phạm.
Hầu hết các DN này thực tế là công ty con chi nhánh của các tập đoàn công ty mẹ tại nước ngoài. Các tập đoàn công ty mẹ tại nước ngoài ký hợp đồng SXKD và dịch vụ với các công ty của các nước với đơn giá gia công sản xuất dịch vụ rất cao, sau đó các tập đoàn công ty mẹ này giao lại các hợp đồng này cho các công ty con thành lập tại Việt Nam thực hiện sản xuất gia công dịch vụ và xuất thẳng cho các công ty mà công ty mẹ đã ký hợp đồng, nhưng lại không thu được tiền trực tiếp từ các công ty đã xuất hàng hoá dịch vụ mà lại thu tiền theo đơn giá gia công sản xuất dịch vụ do công ty mẹ quy định với đơn giá gia công sản xuất dịch vụ rất thấp. Giá mua NVL, HH, DV của Công ty mẹ ở nước ngoài có hiện tượng cao hơn so với việc mua của các đơn vị độc lập khác hoặc thị trường khác, dẫn đến chi phí tăng cao. Một số khoản chi phí dịch vụ thuê quản lý, hỗ trợ kỹ thuật... do nước ngoài cung ứng chủ yếu qua các công ty trong tập đoàn hoặc công ty mẹ.
Hiện tượng giao dịch liên kết không chỉ đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài mà còn phát sinh đối với các DN trong nước. Việc xác định giá bán trong nội bộ các công ty có mối quan hệ liên kết để điều chỉnh kết quả thu nhập của DN không có ưu đãi về thuế sang DN có ưu đãi thuế, điều chỉnh kết quả lãi thành lỗ, mua bán lòng vòng trong nội bộ để nâng giá bán hoặc tạo kết quả kinh doanh tốt cho DN lên sàn chứng khoán.
- Các hình thức gian lận các khoản chi phí khác: Với những khoản chi phí còn lại thì tình trạng sai phạm xảy ra ít phổ biến và ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, việc quản lý đạt hiệu quả cao nhất thì chúng ta vẫn phải xem xét một cách toàn diện.
+ Như các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác cũng có những sai phạm xảy ra: hạch toán nhầm, sai thời kỳ, hạch toán trùng hóa đơn... Đối với những trường hợp này cần tuyên truyền, hướng dẫn của các CBT để giúp DN thực hiện tốt hơn.Ví dụ như trường hợp của Công ty Dược phẩm Long Thành hạch toán đến hai lần chi phí thuê xe tải vào chi phí SXKD làm chi phí được trừ tăng 50 triệu,...
+ Trong việc hạch toán chi phí, nhiều đối tượng còn hạch toán các khoản chi khác không đúng như hạch toán các khoản tiền phạt vi phạm luật, các khoản chi không liên quan đến thu nhập như chi tiền ủng hộ đoàn thể, chi tiền đầu tư XDCB, tiền tham quan nghỉ mát, tiền thưởng Tết Âm lịch và các ngày lễ khác vào chi phí mặc dù hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể không quy định về các khoản chi này. Các khoản tiền tài trợ hàng tỷ đồng cho các chương trình truyền hình, sô diễn thường được “gắn mác” đi kèm với quảng cáo nên vẫn được tính vào chi phí theo quy định, nhưng thực ra là cách để chủ DN chi tài trợ và một số “CEO” điều hành “hợp pháp hóa” khoản chi, sau đó, tiền sẽ chảy lại về tài khoản của một số cá nhân trục lợi, coi như là chi phí “lại quả”, mà lúc chuyển tiền lại này, rất ít có người biết?! Hậu quả là Nhà nước thì không thu được thuế, trong khi đó kẻ trục lợi thì trốn được thuế, kể cả thuế TNCN. Ngoài ra, một số DN cố ý hạch toán chi phí không phục vụ cho hoạt động SXKD như: đưa vào chi phí được trừ khoản chi không phục vụ sản xuất như mua bóng tennis, giặt là, phạt thuế, phạt nộp chậm, chi hỗ trợ, quà tặng, chi phí tiền phạt hành chính.
+ Các DN XDCB thường sử dụng hóa đơn của các DN bỏ địa chỉ kinh doanh (thường là đất, đá, cát, thuê xe cẩu, xe lu, xe tải để vận chuyển NVL) để làm tăng chi phí được trừ; một số DN sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa khối lượng HH, DV mua vào, ví dụ trường hợp của công ty TNHH Trung Hà sử dụng hóa đơn của DN bỏ trốn hay công ty TNHH Công nghệ Thanh Minh qua công tác kiểm tra phát hiện 14 hóa đơn không hợp pháp (làm giả), yêu cầu giảm chi phí được trừ 79,6 triệu đồng, truy thu nộp NSNN 16,2 triệu đồng.
+ Đối với DN trong nước, các chủ DN dân doanh thường thành lập 2-3 công ty cùng một lúc nhằm mục đích vay tiền ngân hàng dễ dàng và việc kê khai doanh thu của các đơn vị đều do ông chủ DN điều hành, cho doanh thu công ty này thấp xuống doanh thu công ty kia cao hơn nhằm điều tiết lãi lỗ của các công ty thành viên làm giảm TNCT hoặc lỗ.
+ Các DN kê khai lỗ thường hạch toán đầy đủ các chi phí phát sinh và các chi phí không liên quan đến quá trình SXKD vẫn hạch toán vào chi phí làm cho chi phí cao hơn doanh thu chịu thuế dẫn đến lỗ.
3. Các hành vi gian lận từ thu nhập khác
Thu nhập khác là khoản thu nhập phát sinh không thường xuyên của DN. Khi tính thuế TNDN, một số DN cố tình bỏ quên không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ một số khoản TNCT khác, không đưa vào diện chịu thuế, điều này cũng làm giảm cơ sở tính thuế TNDN, gây thất thu cho NSNN. Một số trường hợp có phát sinh hoạt động kinh doanh đột xuất DN không kê khai hoặc kê khai không trung thực với CQT nhằm trốn thuế như bán lại thầu công trình để hưởng chênh lệch, bán TSCĐ. Chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất có lãi nhưng kê khai lỗ hoặc hòa vốn để trốn thuế TNDN. Kê khai thiếu các khoản thu nhập khác được thưởng, hỗ trợ của hãng hoặc của các đối tác, khách hàng thường xuyên. Các khoản thu nhập khác như tiền thanh lý TSCĐ, phế liệu, phế phẩm, nợ phải trả nhưng không xác định được chủ nợ, chưa điều chỉnh theo kết quả kiểm toán, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng cũng bị DN lờ đi, không hạch toán vào thu nhập khác, qua kiểm tra sổ chi tiết tài khoản tiền mặt (111) và tiền gửi ngân hàng (112) CQT phát hiện ra việc phát sinh tăng tiền của các khoản này nhưng DN lại “quên” không hạch toán đối ứng tài khoản thu nhập khác (711).
Ở một trình độ cao hơn, khi biết cán bộ thanh tra, kiểm tra tập trung rà soát doanh thu, chi phí, DN vẫn kê khai bình thường và khách quan như vốn có. Tuy nhiên, ở mẫu biểu cuối cùng (Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN năm) lợi dụng việc cán bộ thanh tra ít quan tâm đến các khoản điều chỉnh tăng giảm các khoản TNCT, DN đã “thao tác” điều chỉnh tăng giảm TNCT thiếu cơ sở. Có DN thậm chí còn đưa cả khoản thuế truy thu và phạt của kỳ thanh tra trước vào điều chỉnh giảm TNCT của kỳ này sai quy định, hoặc đưa các khoản phạt, vi phạm hợp đồng vào các chỉ tiêu cuối cùng này làm giảm đáng kể số thuế phải nộp.
4. Các hành vi gian lận thuế TNDN từ ưu đãi thuế TNDN
- DN kê khai miễn giảm thuế TNDN chưa đúng quy định: Điều kiện được ưu đãi, thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế. Một số DN mới thành lập hoặc đang trong giai đoạn đầu tư do không hiểu rõ chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế đối với từng loại hình DN nên dẫn đến việc xác định sai thời gian được hưởng ưu đãi, xác định không đúng số thuế TNDN được giảm và số thuế TNDN phải nộp.
- Đối với các Trường Bán công, Dân lập: Thực hiện kê khai miễn giảm thuế không đúng theo qui định tại các Nghị định qui định về ưu đãi thuế trong lĩnh vực xã hội hoá cụ thể: Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/08/1999; Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/05/2006; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008. Theo Nghị định này các cơ sở phải thuộc danh mục các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng quyết định (Theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008: Quy mô, Số học sinh/giảng viên, diện tích đất, pháp lý, tiêu chuẩn..). Các đơn vị này chỉ được miễn, giảm thuế, ưu đãi thuế suất đối với hoạt động chính: dạy học còn các hoạt động khác như gửi xe, cho thuê mặt bằng... không được áp dụng miễn giảm thuế và ưu đãi về thuế suất trong khi đó đơn vị kê khai ưu đãi miễn giảm thuế trên toàn bộ thu nhập của đơn vị.
- Một số DN chuyển số lỗ không đúng quy định.
- DN hạch toán chi phí không đúng niên độ kế toán, đặc biệt là cơ sở kinh doanh chuyển từ giai đoạn được miễn thuế TNDN sang giảm thuế TNDN.
- Một số DN xác định số thuế TNDN được giảm theo NQ số 30/2008/NQ-CP, Nghị quyết 08/2011/QH13...chưa chính xác.
- Một vài DN không hạch toán riêng thu nhập của hoạt động SXKD được hưởng ưu đãi mà xác định miễn, giảm thuế TNDN trên tổng thu nhập hoặc phân bổ thu nhập được hưởng ưu đãi không đúng phương pháp theo quy định.
- DN cố tình hạch toán tăng, giảm chi phí giữa các hoạt động SXKD được ưu đãi về thuế và không được ưu đãi thuế để làm giảm số thuế TNDN phải nộp theo hướng có lợi nhất.
- Việc xác định thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN chưa chính xác, đưa thu nhập về chuyển quyền thuê đất vào hưởng ưu đãi thuế.
- DN áp dụng ưu đãi thuế TNDN cho cả các khoản thu nhập khác như: thu nhập hoạt động tài chính, các khoản hoàn nhập dự phòng...
- DN xác định thuế TNDN được miễn, giảm do ưu đãi đầu tư cho dự án đã hết thời gian hưởng ưu đãi đầu tư.
PHỤ LỤC 8
BỘ TIÊU CHÍ PHÂN TÍCH RỦI RO TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
STT
Nhóm tiêu chí
Tên tiêu chí
Tên chỉ số
Trọng số
Nội dung chỉ số
Công thức tính
1
Nhóm tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp tại năm đánh giá thuộc
1
Công chức CQT cập nhật nhóm ngành nghề kinh doanh có rủi ro
2
Nhóm đánh giá nghĩa vụ thuế
Tỷ lệ “Thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động sản xuất kinh doanh/Doanh thu thuần”
Tỷ lệ “Thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động sản xuất kinh doanh/Doanh thu thuần” của doanh nghiệp so với trung bình ngành và so với năm trước liền kề năm đánh giá:
2
- Thuế TNDN phát sinh:Lấy từ chỉ tiêu [C16]_Thuế TNDN từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên tờ khai 03/TNDN- Phụ lục 03-1A/TNDN: Doanh thu thuần= Chỉ tiêu [01] - Chỉ tiêu [03]- Phụ lục 03-1B/TNDN: Doanh thu thuần= Chỉ tiêu [01] + Chỉ tiêu [04]- Phụ lục 03-1C/TNDN: Doanh thu thuần = Chỉ tiêu [01]
- Tỷ lệ (Thuế TNDN phát sinh trong kỳ/Doanh thu thuần năm) năm nay so với năm trước- Tỷ lệ (Thuế TNDN phát sinh trong kỳ/Doanh thu thuần năm) năm nay so với trung bình ngành
3
Nhóm đánh giá nghĩa vụ thuế
Tỷ lệ “Thuế giá trị gia tăng phát sinh/Doanh thu thuần”
Tỷ lệ “Thuế giá trị gia tăng phát sinh/Doanh thu thuần” của doanh nghiệp so với trung bình ngành và so với năm trước liền kề năm đánh giá:
2
- Thuế GTGT phát sinh = Chỉ tiêu [36]_Thuế GTGT phát sinh trong kỳ trên tờ khai 01/GTGT Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra = Chỉ tiêu [34] - Chỉ tiêu [29] trên tờ khai 01/GTGT
- Tỷ lệ “Thuế GTGT phát sinh/Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm N so với năm (N-1)” - Tỷ lệ “Thuế GTGT phát sinh/Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” năm N so với trung bình ngành
4
Nhóm đánh giá nghĩa vụ thuế
Thuế Tiêu thụ đặc biệt
Doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
1.5
Trong năm phân tích có tờ khai thuế TTDB thì đưa vào tính điểm
STT
Nhóm tiêu chí
Tên tiêu chí
Tên chỉ số
Trọng số
Nội dung chỉ số
Công thức tính
5
Nhóm đánh giá nghĩa vụ thuế
Tỷ lệ “Số Thuế TNDN được ưu đãi, miễn giảm trong kỳ/Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh”
Tỷ lệ “Số Thuế TNDN được ưu đãi, miễn giảm trong kỳ/Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh” của doanh nghiệp so với trung bình ngành và so với năm trước liền kề năm đánh giá
1.5
- Số thuế TNDN được ƯĐ,MG = Chỉ tiêu [C11] (+) [C12] trên tờ khai 03/TNDN Thu nhập chịu thuế = Chỉ tiêu [B13]_Thu nhập chịu thuế từ HĐ SXKD trên Tờ khai 03/TNDN
- Tỷ lệ "Thuế TNDN được ƯĐ, MG trong kỳ/Thu nhập chịu thuế từ HĐ SXKD" năm N so với năm (N-1)- Tỷ lệ "Thuế TNDN được ƯĐ, MG trong kỳ/Thu nhập chịu thuế từ HĐ SXKD" năm N so với trung bình ngành
6
Nhóm đánh giá tình hình tài chính
Tỷ lệ “Tổng doanh thu GTGT hàng hóa dịch vụ bán ra so với tổng doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ và thu nhập khác”.
Doanh nghiệp có tỷ lệ biến động “Tổng doanh thu GTGT hàng hoá dịch vụ bán ra so với Tổng doanh thu thuần bán hàng hóa và CCDV và Thu nhập khác” trong năm đánh giá
1.5
-Tổng doanh thu GTGT= chỉ tiêu [34] trên tờ khai 01/GTGT- Phụ lục 03-1A/TNDN:Doanh thu thuần= Chỉ tiêu [01] - Chỉ tiêu [03]Thu nhập khác = Chỉ tiêu [16]- Phụ lục 03-1B/TNDN:Doanh thu thuần = Chỉ tiêu [01] + Chỉ tiêu [04]Thu nhập khác = Chỉ tiêu [10]- Phụ lục 03-1C/TNDN:Doanh thu thuần = Chỉ tiêu [01]Thu nhập khác = Chỉ tiêu [25]
(Tổng doanh thu GTGT-(Tổng doanh thu thuần + Thu nhập khác)/(Tổng doanh thu thuần + Thu nhập khác))*100%
7
Nhóm đánh giá tình hình tài chính
Tỷ lệ “Doanh thu thuần bán hàng hóa, CCDV/Vốn chủ sở hữu”
Tỷ lệ “Doanh thu thuần bán hàng hóa, CCDV/Vốn chủ sở hữu” của doanh nghiệp trong năm đánh giá
1.5
- Phụ lục 03-1A/TNDN: Doanh thu thuần= Chỉ tiêu [01] - Chỉ tiêu [03]- Phụ lục 03-1B/TNDN: Doanh thu thuần= Chỉ tiêu [01] + Chỉ tiêu [04]- Phụ lục 03-1C/TNDN: Doanh thu thuần = Chỉ tiêu [01]- Vốn chủ sở hữu: Lấy chỉ tiêu 400 trên BCĐKT
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ/Vốn chủ sở hữu
STT
Nhóm tiêu chí
Tên tiêu chí
Tên chỉ số
Trọng số
Nội dung chỉ số
Công thức tính
8
Nhóm đánh giá tình hình tài chính
Doanh nghiệp có số lỗ luỹ kế vượt quá vốn chủ sở hữu nhưng tiếp tục đầu tư mở rộng kinh doanh
Doanh nghiệp có số lỗ luỹ kế vượt quá vốn chủ sở hữu nhưng tiếp tục đầu tư mở rộng kinh doanh
1.5
- Phụ lục 03-1A/TNDN: Lợi nhuận thuần = Chỉ tiêu [15]_Lợi nhuận thuần từ HĐ SXKD- Phụ lục 03-1B/TNDN: Lợi nhuận thuần = Chỉ tiêu [12]_Lãi/lỗ thuần từ HĐ SXKD- Phụ lục 03-1C/TNDN: Lợi nhuận thuần =Chỉ tiêu [24]_Lãi/lỗ thuần từ HĐ CCDV cho khách hàng và hoạt động tự doanh- Vốn chủ sở hữu: Lấy chỉ tiêu 400 trên BCĐKT- Tổng tài sản =Chỉ tiêu [222]_Tài sản cố định hữu hình + Chỉ tiêu [228]_Tài sản cố định vô hình + Chỉ tiêu [231]_Bất động sản đầu tư + Chỉ tiêu [240]_Tài sản dở dang dài hạn + Chỉ tiêu [250]_Đầu tư tài chính dài hạn
Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (3 năm gần nhất) - Vốn chủ sở hữu >=0; và Tổng giá trị tài sản năm sau - Tổng giá trị tài sản năm trước >0
9
Nhóm đánh giá tình hình tài chính
Biến động của các khoản mục tài chính trọng yếu
Tổng các khoản phải trả người bán tăng trên 50% so với năm trước và lớn hơn 10% doanh thu thuần
1
- Khoản phải trả người bán = Chỉ tiêu [311]_Phải trả người bán ngắn hạn+Chỉ tiêu[331]_Phải trả người bán dài hạn ( BCTC theo TT200)- Phụ lục 03-1A/TNDN: Doanh thu thuần= Chỉ tiêu [01] - Chỉ tiêu [03]- Phụ lục 03-1B/TNDN: Doanh thu thuần= Chỉ tiêu [01] + Chỉ tiêu [04]- Phụ lục 03-1C/TNDN: Doanh thu thuần = Chỉ tiêu [01]
(Khoản phải trả người bán năm (N) – Khoản phải trả người bán năm (N-1)) / Khoản phải trả người bán năm (N-1) và Khoản phải trả người bán năm (N) – Doanh thu thuần năm (N) / Doanh thu thuần năm (N)
STT
Nhóm tiêu chí
Tên tiêu chí
Tên chỉ số
Trọng số
Nội dung chỉ số
Công thức tính
10
Nhóm đánh giá tình hình tài chính
Biến động của các khoản mục tài chính trọng yếu
Tổng các khoản người mua trả tiền trước tăng trên 50% so với năm trước và lớn hơn 10% doanh thu thuần
1
- Người mua trả tiền trước = Lấy chỉ tiêu [312]_Người mua trả tiền trước ngắn hạn+ chỉ tiêu[332]_Người mua trả tiền trước dài hạn (BCTC theo TT200)- Phụ lục 03-1A/TNDN: Doanh thu thuần= Chỉ tiêu [01] - Chỉ tiêu [03]- Phụ lục 03-1B/TNDN: Doanh thu thuần= Chỉ tiêu [01] + Chỉ tiêu [04]- Phụ lục 03-1C/TNDN: Doanh thu thuần = Chỉ tiêu [01]
(Khoản người mua trả tiền trước năm (N) - Khoản người mua trả tiền trước năm (N-1)) / Khoản người mua trả tiền trước năm (N-1) và Khoản người mua trả tiền trước năm (N) - Doanh thu thuần năm (N) / Doanh thu thuần năm (N)
11
Nhóm đánh giá tình hình tài chính
Biến động của các khoản mục tài chính trọng yếu
Tổng các khoản dự phòng tăng trên 50% so với năm trước và lớn hơn 10% tổng chi phí
1
- Tổng các khoản dự phòng = Chỉ tiêu [122] + Chỉ tiêu [137] + Chỉ tiêu [149] + Chỉ tiêu [219] + Chỉ tiêu [254]+ Chỉ tiêu [321]+ Chỉ tiêu [342]- Phụ lục 03-1A: Tổng chi phí= Chỉ tiêu [09] + Chỉ tiêu [13]+ Chỉ tiêu [17]- Phụ lục 01-1B/TNDN: Tổng chi phí = Chỉ tiêu [02] + Chỉ tiêu [05] + Chỉ tiêu [11] + Chỉ tiêu [14] + Chỉ tiêu [15]- Phụ lục 01-1C/TNDN :Tổng chi phí= Chỉ tiêu [11]+ Chỉ tiêu [26]
(Khoản dự phòng năm (N) - Khoản dự phòng năm (N-1)) / Khoản dự phòng năm (N-1) và Khoản dự phòng năm (N)- Tổng chi phí năm (N)
12
Nhóm đánh giá tình hình tài chính
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Tại năm đánh giá rủi ro, doanh nghiệp thuộc trường hợp chưa nộp báo cáo tài chính/đã nộp báo cáo tài chính
1.5
Trong năm phân tích doanh nghiệp chưa nộp báo cáo trên BCTC
STT
Nhóm tiêu chí
Tên tiêu chí
Tên chỉ số
Trọng số
Nội dung chỉ số
Công thức tính
13
Nhóm đánh giá tình hình tài chính
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Ý kiến kiểm toán độc lập đối với Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
1.5
14
Nhóm đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật thuế
Tình hình chấp hành pháp luật thuế trong năm đánh giá
Trong vòng 24 tháng tính đến trước thời điểm đánh giá, doanh nghiệp bị xử lý vi phạm hành chính về thuế đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế, ấn chỉ thuế; xử phạt vi phạm liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán
2
Thời điểm đánh giá được xác định là tháng cuối cùng của năm phân tích
15
Nhóm đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật thuế
Tình hình chấp hành pháp luật thuế trong năm đánh giá
Trong vòng 24 tháng tính đến trước thời điểm đánh giá, doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, giảm số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số tiền thuế được miễn giảm, với tổng số tiền là
2
Thời điểm đánh giá được xác định là tháng cuối cùng của năm phân tích
16
Nhóm đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật thuế
Tình hình nợ thuế của doanh nghiệp
Tại thời điểm đánh giá, doanh nghiệp có số tiền nợ thuế lũy kế từ 91 ngày trở lên thuộc trường hợp áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
1.5
Nợ thuế được xác định là nợ chốt của kỳ khóa sổ gần nhất đến năm phân tích
17
Nhóm đánh giá lịch sử kiểm tra, thanh tra thuế
Kỳ đã được thanh tra, kiểm tra gần nhất
Kỳ đã được thanh tra, kiểm tra gần nhất của doanh nghiệp tính đến thời điểm đánh giá
1.5
Kỳ thanh tra, kiểm tra gần nhất đến tháng cuối cùng của năm phân tích
18
Nhóm đánh giá lịch sử kiểm tra, thanh tra thuế
Số thuế truy thu, truy hoàn của kỳ thanh tra, kiểm tra gần nhất
Số thuế truy thu, truy hoàn của kỳ thanh tra, kiểm tra gần nhất của doanh nghiệp tính đến thời điểm đánh giá
1.5
Số thuế truy thu, truy hoàn tuyệt đối của kỳ thanh tra, kiểm tra gần nhất