1. KẾT LUẬN
1.1. Luận án đã góp phần bổ sung và phát triển cơ sở lý luận của vấn đề
ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP như xây dựng một hệ thống các
khái niệm công cụ, đặc biệt là khái niệm ĐBCL đào tạo của các trường/khoa
ĐHSP; đồng thời chỉ rõ ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP là một lĩnh
vực của ĐBCL giáo dục nói chung. Cách tiếp cận ĐBCL đào tạo như một hệ
thống đã được vận dụng để nghiên cứu những nội dung của đề tài luận án.
1.2. Luận án đã khảo sát, phân tích một cách toàn diện thực trạng vấn
đề ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP. Trên cơ sở đó làm rõ những
điểm mạnh, những điểm yếu và nguyên nhân của những điểm mạnh, những
điểm yếu này, làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp ĐBCL đào tạo của
các trường/khoa ĐHSP ở chương 3.
1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất được
06 giải pháp để ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP. Đó là các giải pháp:
- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt trong cán bộ quản lý, giảng viên,
chuyên viên các trường/khoa ĐHSP về sự cần thiết phải ĐBCL đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch chiến lược về CLĐT và chính sách CLĐT của các
trường/khoa ĐHSP.
- Hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo bên trong các trường/khoa ĐHSP.
- Xây dựng các chuẩn CL làm cơ sở để các trường/khoa ĐHSP không
ngừng cải tiến, nâng cao CLĐT.
201 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường/khoa đại học sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn người xếp loại Yếu nhưng ở nhóm ĐC vẫn
còn 14.2% người xếp loại yếu.
Từ bảng 3.12 và bảng 3.13, có thể lập được bảng 3.14 để so sánh kết
quả về trình độ KN của cán bộ, chuyên viên làm công tác ĐBCL giữa lần
TN 1 và TN 2.
154
Bảng 3.14. So sánh kết quả về trình độ KN
của cán bộ, chuyên viên làm công tác ĐBCL ở lần TN 1 và TN 2
Nhóm MĐ
Các kỹ năng (%)
___
X
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1
(210)
Khá 41.4 38.1 40.0 38.1 38.1 40.0 38.1 38.1 30.5 32,9 37,5
TB 48.1 50.0 50.5 50.0 52.4 50.5 50.0 52.4 51.4 52.4 50.8
Yếu 10.5 11.9 9,5 11.9 9.5 9,5 11.9 9.5 18,1 14.7 11.7
TN2
(210)
Khá 54.3 51,0 54.3 51,0 53.3 51,0 51,0 53.3 51,0 52.4 52.3
TB 45.7 49.0 45.7 49.0 46.7 49.0 49.0 46.7 49.0 47.6 47.7
Yếu 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
Để có cái nhìn trực quan đối với kết quả về trình độ KN của cán bộ,
chuyên viên làm công tác ĐBCL ở lần TN 1 và TN 2, chúng tôi sử dụng biểu
đồ dưới đây:
37.5
11.7
50.8
Khá
TB
Yếu
52.347.7
Khá
TB
Yếu
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh kết quả về trình độ KN
của cán bộ, chuyên viên làm công tác ĐBCL ở lần TN 1 và TN 2
155
3.4.2.3. Phân tích kết quả thử nghiệm về mặt định tính
Thông qua tìm hiểu thực tế ở các Trung tâm ĐBCL, các trường/khoa
ĐHSP, chúng tôi có thể đưa ra những đánh giá khái quát sau đây:
- Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, chuyên viên làm công
tác ĐBCL đã góp phần nâng cao chất lượng của ĐN này.
- Cán bộ, chuyên viên làm công tác ĐBCL sau khi được bồi dưỡng đã
có hiểu biết đúng đắn về công tác ĐBCL; cách thức triển khai các hoạt động
ĐBCL trong các trường/khoa ĐHSP; những yêu cầu về phẩm chất và năng
lực đối với những người làm công tác ĐBCL...
Song song với việc bồi dưỡng về kiến thức, họ còn được bồi dưỡng
các KN của hoạt động ĐBCL như: KN hướng dẫn xây dựng kế hoạch ĐBCL
ĐT ở các đơn vị trong trường; KN thiết kế các mẫu phiếu khảo sát CLĐT;
KN hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các điều kiện ĐBCL ở
các đơn vị trong trường; KN hoàn thiện tiêu chuẩn KĐCL và tổ chức thực
hiện đánh giá khoa đào tạo; KN đề xuất kế hoạch cải tiến CL sau TĐG; KN
lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của GV; lấy ý
kiến của cán bộ, GV về Hiệu trưởng; KN tiếp cận các mô hình ĐBCL tiên
tiến của nước ngoài; KN khai thác mạng thông tin toàn cầu để tiếp cận tri
thức ĐBCL một cách dễ dàng và chia sẻ chuyên môn với các trường ĐH
trên thế giới...
- Việc nâng cao năng lực cho cán bộ, chuyên viên làm công tác ĐBCL
đã có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả QLCL ĐT của các trường/khoa ĐHSP nói
chung, các đơn vị trong nhà trường nói riêng..
156
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
1. Để nâng cao hiệu quả hoạt động ĐBCL đào tạo của các trường/khoa
ĐHSP cần thực hiện đồng bộ các giải pháp mà đề tài đề xuất. Các giải pháp
này là:
- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt trong cán bộ quản lý, giảng viên,
chuyên viên các trường/khoa ĐHSP về sự cần thiết phải ĐBCL đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch chiến lược về CLĐT và chính sách CLĐT của các
trường/khoa ĐHSP.
- Hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo bên trong các trường/khoa ĐHSP.
- Xây dựng các chuẩn CL làm cơ sở để các trường/khoa ĐHSP không
ngừng cải tiến, nâng cao CLĐT.
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm
công tác ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP.
- Tổ chức hệ điều kiện đáp ứng yêu cầu ĐBCL đào tạo của các trường/
khoa ĐHSP
2. Các giải pháp mà đề tài đề xuất qua thăm dò đều được cho là rất cần
thiết và có tính khả thi cao, có thể triển khai trong thực tiễn ĐBCL đào tạo
của các trường/khoa ĐHSP
3. Đề tài tuy chỉ tổ chức TN một giải pháp nhưng đã khẳng định được
hiệu quả của nó đối với việc nâng cao trình độ kiến thức và KN cho đội ngũ
cán bộ, chuyên viên làm công tác ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP.
157
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Luận án đã góp phần bổ sung và phát triển cơ sở lý luận của vấn đề
ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP như xây dựng một hệ thống các
khái niệm công cụ, đặc biệt là khái niệm ĐBCL đào tạo của các trường/khoa
ĐHSP; đồng thời chỉ rõ ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP là một lĩnh
vực của ĐBCL giáo dục nói chung. Cách tiếp cận ĐBCL đào tạo như một hệ
thống đã được vận dụng để nghiên cứu những nội dung của đề tài luận án.
1.2. Luận án đã khảo sát, phân tích một cách toàn diện thực trạng vấn
đề ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP. Trên cơ sở đó làm rõ những
điểm mạnh, những điểm yếu và nguyên nhân của những điểm mạnh, những
điểm yếu này, làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp ĐBCL đào tạo của
các trường/khoa ĐHSP ở chương 3.
1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất được
06 giải pháp để ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP. Đó là các giải pháp:
- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt trong cán bộ quản lý, giảng viên,
chuyên viên các trường/khoa ĐHSP về sự cần thiết phải ĐBCL đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch chiến lược về CLĐT và chính sách CLĐT của các
trường/khoa ĐHSP.
- Hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo bên trong các trường/khoa ĐHSP.
- Xây dựng các chuẩn CL làm cơ sở để các trường/khoa ĐHSP không
ngừng cải tiến, nâng cao CLĐT.
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm
công tác ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP.
- Tổ chức hệ điều kiện đáp ứng yêu cầu ĐBCL đào tạo của các trường/
khoa ĐHSP.
158
Qua thăm dò, các giải pháp đều được đánh giá là rất cần thiết và có tính
khả thi cao. Điều đó lại tiếp tục được khẳng định qua kết quả TN giải pháp
Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác
ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với Bộ GD & ĐT
2.1.1. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản về ĐBCL; bổ
sung, hoàn thiện hệ thống dọc cho hoạt động ĐBCL quốc gia.
2.1.2. Phát triển năng lực cho đội ngũ chuyên gia và các nhân sự chủ
chốt của hệ thống ĐBCL quốc gia.
2.1.3. Tham gia vào các mạng lưới ĐBCL khu vực và quốc tế.
2.1.4. Tiến tới cần có cơ quan/tổ chức kiểm định chất lượng GDĐH
quốc gia, độc lập với Bộ GD&ĐT.
2.2. Đối với các trường/khoa ĐHSP
2.2.1. Xây dựng kế hoạch chiến lược về CLĐT cho từng giai đoạn phát
triển của các trường/khoa ĐHSP; đồng thời xem ĐBCL đào tạo vừa là mục
tiêu, vừa là con đường để nâng cao CLĐT của nhà trường.
2.2.2. Các khoa ĐT có chức danh Trợ lý ĐBCL với chức năng, nhiệm
vụ được xác định cụ thể.
2.2.3. Bổ sung các chế độ, chính sách nhằm tạo động lực và điều kiện
để đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác ĐBCL đào tạo phát huy tốt vai
trò của mình trong quản lý CLĐT.
159
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
ĐÃ ĐƯỢC TÁC GIẢ CÔNG BỐ
1. Phạm Lê Cường (2012), “Đổi mới quản lý chất lượng giáo dục trong giai
đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Vinh, Tập 41, số 1B.
2. Phạm Lê Cường (2013), “Đảm bảo chất lượng trong các trường/khoa đại
học sư phạm”, Tạp chí Giáo dục, số 309.
3. Phạm Lê Cường (2014), “Phát triển chương trình đào tạo giáo viên trung
học phổ thông đảm bảo chất lượng giáo dục”, Tạp chí Giáo dục, số 325.
4. Phạm Lê Cường (2014), “Các thành tố cơ bản của chất lượng đào tạo
trong các trường/khoa đại học sư phạm”, Tạp chí Giáo dục, số 342.
5. Phạm Lê Cường (2014), “Đổi mới công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực
nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường/khoa đại học sư phạm”,
Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tháng 11.
6. Phạm Lê Cường (2014), “Xây dựng văn hóa chất lượng trong các trường
đại học sư phạm và các khoa sư phạm”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 109.
7. Phạm Lê Cường (2014), “Kinh nghiệm đảm bảo chất lượng của các
trường đại học trên thế giới”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Vinh,
Tập 43, số 4B.
8. Phạm Lê Cường (2015), “Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở
các trường/khoa sư phạm”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 120.
9. Phạm Lê Cường (2015), “Xây dựng quy trình đánh giá chất lượng đào
tạo của các trường/khoa đại học sư phạm”, Tạp chí Giáo dục, số 361.
10. Phạm Lê Cường (2015), Đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường/
khoa đại học sư phạm, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Nâng cao
chất lượng đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục”, Nxb Đại học Vinh.
160
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Vũ Thị Phương Anh (2008), ĐBCL GDĐH ở Việt Nam với nhu cầu hội nhập,
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
2. Đinh Quang Báo (2015), “Định hướng phát triển các trường sư phạm”,
Tạp chí Giáo dục, số 367.
3. Bernhard Muszynski - Nguyễn Thị Phương Hoa (2002), Con đường
nâng cao chất lượng cải cách các cơ sở đào tạo giáo viên, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
4. Bộ GD&ĐT (2004), Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/12/2004
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định tạm thời về kiểm định
chất lượng trường đại học.
5. Bộ GD&ĐT (2007), Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường đại học.
6. Bộ GD&ĐT (2008), Thông báo số 1007/TB-BGDĐT ngày 13/2/2008.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học
giai đoạn 2010-2012, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
8. Bộ GD&ĐT (2010), Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra.
9. Bộ GD&ĐT (2008), Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học
về hoạt động giảng dạy của giáo viên, Công văn số 1276/TB-BGDĐT-
NG, ngày 20/2/2008.
10. Bộ GD&ĐT (2008), Đề án đào tạo GV cho các trường ĐH và CĐ từ
năm 2008 đến năm 2020.
11. Bộ GD&ĐT (2011), Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc các trường sư phạm, Hà Nội.
12. Bộ GD&ĐT (2011), Chương trình phát triển ngành SP và các trường SP
từ năm 2011 đến năm 2020.
161
13. Bộ GD&ĐT (2012), Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT quy định về quy
trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục.
14. Nguyễn Hữu Châu, Chủ biên (2008) Chất lượng giáo dục, những vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Phương Nga (2000), Nghiên cứu xây dựng
bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo dùng cho các trường đại học
Việt Nam, Đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước.
16. Nguyễn Đức Chính, chủ biên (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo
dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
17. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị quyết 14/2005/NQ-
CP ngày 02/11/2005 Về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam.
18. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển giáo
dục giai đoạn 2011-2020.
19. Lê Vinh Danh (2006), Một số vấn đề lý luận về đảm bảo chất lượng đào
tạo trong giáo dục đại học, Kỷ yếu Hội thảo Đảm bảo chất lượng đào
tạo trong đổi mới giáo dục đại học, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
20. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt,
Nxb Đà Nẵng.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8,
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng,
Hà Nội.
23. Trần Khánh Đức (2004) Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân
lực theo ISO và TQM, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong
thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
162
25. Nguyễn Quang Giao (2008), “Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng ở
các trường đại học - Vấn đề bức thiết hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, số 190.
26. Nguyễn Quang Giao (2009), “Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng
giáo dục ở các trường đại học Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, số 228.
27. Nguyễn Quang Giao (2010), “Khái niệm chất lượng GDĐH với cách tiếp
cận thông qua khách hàng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà
Nẵng, số 3 (38).
28. Nguyễn Quang Giao (2013), “Đẩy mạnh hoạt động ĐBCL ở các trường
đại học hiện nay”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 97.
29. Graeme John Davies, Ba yếu tố quan trọng ĐBCL giáo dục đại học,
http//dantri.com.vn/c25/s25-548117/3.
30. Lê Văn Hảo (2012), Xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong và văn hóa chất
lượng tại trường đại học KHXH&NV, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.
31. Bùi Hiển, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001),
Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
32. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên , những nghiên cứu lý luận và
thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
33. Phạm Quang Huân (2010), Đổi mới quản lý chất lượng trong nhà trường
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, Đại học Sư phạm, Hà Nội.
34. Nguyễn Tiến Hùng (2013), “Đổi mới căn bản và toàn diện quản lý giáo
dục Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế”, Tạp chí Khoa học Giáo dục,
số 94, tháng 7.
35. Phan Văn Kha, chủ biên (2014), Đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam-
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
36. Đào Văn Khanh (2012), Quản lý chất lượng ở trường đại học, ISO hay
EFQM? Hội thảo khoa học.
37. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), Kiểm tra,
đánh giá trong giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
163
38. Trần Kiểm (2009), “Phương pháp luận đổi mới quản lý giáo dục”, Tạp chí
Khoa học Giáo dục, số 45, tháng 6.
39. Bùi Ngọc Kính (2015), “Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng để
quản lý chất lượng chương trình đào tạo bằng kép tại Đại học Quốc gia
Hà Nội”, Tạp chí Giáo dục, số 351.
40. Phạm Vũ Luận (2013), “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 853, tháng 11.
41. Nguyễn Phương Nga (2011), “Bàn về các tiêu chí đánh giá chất lượng
giáo dục đại học”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
42. Phạm Thành Nghị (1998), “Lựa chọn mô hình đảm bảo chất lượng đại
học”, Tạp chí Đại học và GDCN, số 3.
43. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
44. Lê Hữu Nghĩa (2011), “Những quan niệm về chất lượng giáo dục đại học”,
Bản tin Đại học Quốc gia, Hà Nội, số 242.
45. Ngân hàng thế giới (2008), “Một số vấn đề về chất lượng giáo dục đại
học Việt Nam”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 36.
46. Lê Đức Ngọc (2002), Đo lường và đánh giá thành quả học tập trong
giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
47. Lê Đức Ngọc (2008), “Xây dựng văn hóa chất lượng: tạo nội lực cho cơ
sở đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời đại chất lượng”, Tạp chí Khoa học
Giáo dục, số 36.
48. Hoàng Thị Minh Phương (2015), “Vận dụng vòng tròn Deming vào cải
tiến chất lượng đào tạo”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 119.
49. Trần Thị Thanh Phương (2012), “Quản lý chất lượng tổng thể trong giáo
dục đại học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 85, tháng 10.
50. Phạm Hồng Quang (2013), Phát triển chương trình đào tạo giáo viên
những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Thái Nguyên.
164
51. Phạm Trọng Quát (2011), Đẩy mạnh xây dựng văn hóa chất lượng
(
van-hoa-chat-luong.htm).
52. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật Giáo dục đại học,
Hà Nội.
53. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới CT, SGK GDPT.
54. Lê Đình Sơn (2009), “Từ tiếp cận đến mô hình quản lý chất lượng tổng
thể và việc vận dụng vào quản lý chất lượng trường đại học ở nước ta”,
Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 51.
55. Đỗ Đình Thái (2013), “Đảm bảo chất lượng trong xu thế phát triển giáo
dục đại học”, Tạp chí Giáo dục, số 304.
56. Đỗ Đình Thái (2014), “Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động
đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường
đại học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 110.
57. Đỗ Đình Thái (2015), “Một số quan niệm về đảm bảo chất lượng trong
giáo dục đại học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 114.
58. Nguyễn Quý Thanh (2005), ĐBCL GDĐH - Nhìn từ một số cặp phạm
trù, Hội thảo về ĐBCL GDĐH của ĐHQG Hà Nội.
59. Phạm Xuân Thanh (2005), “ĐBCL GDĐH - sự vận dụng vào thực tiễn
Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, số 115, tháng 6.
60. Phạm Xuân Thanh (2005), “Hệ thống ĐBCL GDĐH của Việt Nam”,
Hội thảo về ĐBCL GDĐH.
61. Lâm Quang Thiệp (1998), “Một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng
hệ thống GDĐH”, Tạp chí Đại học và GDCN, số 3.
62. Nguyễn Xuân Thu (2013), Chất lượng giáo dục đại học là gì?
Vacat.vn/index.php?
165
63. Ngô Phan Anh Tuấn (2013), Đảm bảo chất lượng đào tạo của Trung tâm
dạy nghề công lập vùng Đông Nam Bộ, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành
QLGD, Viện KHGD Việt Nam.
64. Nguyễn Văn Tuấn (2011), Chất lượng giáo dục đại học - nhìn từ góc độ
hội nhập, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
65. Trần Thị Thu Trang (2015), “Quản lý chất lượng đào tạo đại học theo mô
hình quản lý chất lượng tổng thể trong các trường đại học hiện nay”,
Tạp chí Giáo dục, số 356.
66. Nguyễn Thanh Trọng & Mai Thị Huyền Trang (2011), Những vấn đề
cơ bản về mô hình ĐBCL của mạng các trường ĐH ASEAN, ĐHQG,
Tp. Hồ Chí Minh.
67. Trung tâm ĐBCL đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục (2005),
Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
68. Viện Ngôn ngữ (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
69. Lê Hoàng Vũ (2014), “Đảm bảo chất lượng giáo dục ở Việt Nam, thực
trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học
Công nghệ Thực phẩm, Tp. Hồ Chí Minh.
70. Trần Anh Vũ (2015), “Xây dựng mô hình hoạt động đảm bảo chất
lượngbên trong các trường đại học Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, số 364.
71. Đỗ Văn Xê (2010), Vai trò của công tác ĐBCL trong trường đại học-
kinh nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ, Báo cáo tại Hội thảo của Bộ
GD&ĐT.
72. Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2015), “Tổng thuật một số nghiên cứu về văn
hóa chất lượng trường đại học”, Tạp chí Giáo dục, số 370.
73. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội.
166
B. Tài liệu tiếng Anh
74. Ahmed, S. M. (2011), Quality Cultu re (www.elemedu.upatras.
gr/index.php?)
75. Barnett R.A.(1987), The Maintenance of Quality in Public Sector of UK
Higher Education, Higher Education, vol. 16, 279-301.
76. Bogue E.G. (1998), Quality Assurance in Higher Education: The Evolu-
tion of Systems and Design Ideals, in Gaitheir G.H. (ed), Quality Assur-
ance in Higher Education: An International Perspective, San Francisco:
Jossey- Bass Publishers, 7-18.
77. Brennan J., de Vries P., & Williams R. (1997), Standards and Quality
in Higher Education, London (Pennsylvania): Je ssica Kingsley Publish-
ers.
78. Cheng YC, Tam WM. Multimodels of quality of education, Quality As-
surance in Education 1997; 5: 22-31.
79. Church C.H. (1998), The Quality of Validation, Studies in Higher Edu-
cation, vol. 13(1), 27-44.
80. Don F. Westerheijden, Leon Cremonnini & Roelien van Empel (2008),
Analysis of the Development of a Quality Assurance System in Vietnam
and Possible Next Steps, Document for Discussion at finan Conference
“Quality Assurance in Vietnam Higher Education: Lessons and the Road
Ahead”, Hanoi 7 November 2008.
81. Edward, Sallis (1993), Total quality management in Education.
82. Ellis R. (1993), Quality Assurance for University Teaching: Issues and
Approaches, in Ellis R. (ed.), Quality Assurance for University Teaching,
Buckingham: The Society for Research into Higher Education & Open
University Press, 3-15.
83. Frazer M. (1992), Quality Assurance in Higher Education, in Craft A.,
Quality Assurance in Higher Education, London: The Falmer Press, 9-25.
167
84. Harvey L, Knight PT, Transforming higher education; Buckingham:
SRHE and Open University Press 1996.
85. Kells H.R. (1992), Self - Regulation in Higher Education: A Multi- Na-
tional Perspective on Collaborative Systems of Quality Assurance and
Control, London: Jessica Kingsley Publishers.
86. Piper D.W. (1993), Quality Management in University, Vol. 1. Canberra:
Australian Government Publishing Service.
87. Pounder J. Institutional performance in higher education: is quality a
relevaant concept? Quality Assurance in Education 1999; 7: 156-63.
88. UNESCO (2006), International Institute for Educational Planning, HEP II.
89. Sallis E. (1993), Total Quality Management in Education, Philadelphia:
Kogan Page.
90. Van Vught F. A & Westerheijden D.F. (1993), Quality Management and
Quality Assurance in European Higher Education, CHEPS.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU KHẢO SÁT NHẠN THỨC VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG/KHOA ĐHSP
(Dùng cho CBQL và GV trường/khoa ĐHSP)
Để tìm hiểu nhận thức về chất lượng đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo của
trường/khoa ĐHSP, xin Ông (bà) vui lòng trả lời những vấn đề sau đây, bằng cách đánh
dấu (X) vào ô trống mà Ông (bà) cho là phù hợp.
1. Chất lượng đào tạo của trường/khoa ĐHSP là gì?
TT Chất lượng đào tạo là:
Ý kiến
Đúng Phân vân Không đúng
1 Sự phù hợp với mục tiêu đào tạo của
trường/khoa ĐHSP;
2 Sự đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất
lượng trong tất cả hoạt động của
trường/khoa ĐHSP.
3 Tổ hợp của các chất lượng về chương
trình; hoạt động đào tạo; đội ngũ giảng
viên và cán bộ quản lý; sinh viên;
nghiên cứu, ứng dụng khoa học... của
trường/khoa ĐHSP;
4 Sự đáp ứng nhu cầu sử dụng giáo viên
của các cơ sở giáo dục;
5 Vấn đề then chốt của trường/khoa
ĐHSP;
6 Các ý kiến khác
2. Đảm bảo chất lượng đào tạo của trường/khoa ĐHSP là gì?
TT Đảm bảo chất lượng đào tạo là: Ý kiến
Đúng Phân vân Không đúng
1 Hệ thống, chinh sách, thủ tục, quy trình,
hành động và thái độ được xác định từ
trước nhằm đạt được, duy trì, phát triển
chất lượng đào tạo của các trường/khoa
ĐHSP;
2 Một trong những phương thức quản lý
chất lượng đào tạo của các trường/khoa
ĐHSP;
3 Diễn ra trước và trong quá trình đào tạo,
tập trung phòng ngừa sự xuất hiện
những sản phẩm không đáp ứng các
chuẩn mực đã được thiết kế;
4 Phương tiện giúp các trường/khoa
ĐHSP đào tạo ra những giáo viên THPT
đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
5 Chỉ ra một cách chính xác quá trình đào
tạo trong các trường/khoa ĐHSP sẽ phải
tiến hành như thế nào, với những chuẩn
mực ra sao.
6 Các ý kiến khác
3. Sự cần thiết phải đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường/khoa ĐHSP?
TT Sự cần thiết Ý kiến
Đúng Phân vân Không đúng
1 Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn
diện Giáo dục đại học
2 Đáp ứng yêu cầu phát triển ngành sư
phạm và các trường sư phạm từ năm
2011 đến năm 2020
3 Là cấp độ quản lý chất lượng phù hợp
nhất đối với Giáo dục đại học Việt Nam
nói chung, các trường/khoa ĐHSP nói
riêng;
4 Nâng cao chất lượng đào tạo của các
trường/khoa ĐHSP
5 Các ý kiến khác
Phụ lục 2
PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG/KHOA ĐHSP
(Dùng cho cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên trường/khoa ĐHSP)
Để tìm hiểu thực trạng chất lượng đào tạo của các Trường/khoa ĐHSP, xin Ông (bà) vui
lòng trả lời những vấn đề sau đây, bằng cách đánh dấu (X) vào các mức độ mà Ông (bà)
cho là phù hợp.
1. Chất lượng chương trình đào tạo của các trường/khoa ĐHSP
TT Tiêu chí
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1 Mục tiêu của chương trình đào tạo rõ
ràng, chuẩn xác, hợp lý và khái quát;
2 Chương trình đào tạo được xây dựng theo
hướng mở; dễ bổ sung và điều chỉnh;
3 Chương trình đào tạo dành trên 25% thời
lượng cho đào tạo nghiệp vụ sư phạm;
4 Chương trình đào tạo tập trung hình
thành những phẩm chất và năng lực đặc
trưng của người giáo viên trung học phổ
thông;
5 Chương trình đào tạo coi trọng giáo dục
toàn diện nhân cách sinh viên sư phạm
(phẩm chất nghề nghiệp, năng lực nghề
nghiệp, đạo đức nghề nghiệp...);
6 Tiếp cận được với chương trình đào tạo
giáo viên của các nước tiên tiến trong khu
vực và thế giới.
7 Các ý kiến khác
2. Chất lượng hoạt động đào tạo của các trường/khoa ĐHSP
TT Tiêu chí Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1 Phương pháp giảng dạy và các điều kiện
hỗ trợ giảng dạy phù hợp với nội dung
chương trình đào tạo;
2 Phương pháp giảng dạy được đổi mới
theo hướng tích cực hoá quá trình nhận
thức của người học;
3 Hình thức tổ chức dạy học đa dạng (giờ
lên lớp; giờ seminar; giờ làm việc nhóm;
giờ tự học, tự nghiên cứu; giờ tư vấn...).
4 Công tác kiểm tra đánh giá bảo đảm độ
tin cậy và tính giá trị;
5 Công nghệ thông tin được ứng dụng trong
quá trình giảng dạy;
6 Huy động được các cơ sở giáo dục tham
gia một số hoạt động đào tạo của
trường/khoa ĐHSP.
7 Các ý kiến khác
3. Chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của các trường/khoa ĐHSP
TT Tiêu chí
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1 Tỉ lệ đội ngũ giảng viên trên tổng số cán
bộ cơ hữu của trường/khoa/bộ môn;
2 Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng
viên (tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ,
thạc sĩ; giáo sư, phó giáo sư);
3 Có đội ngũ chuyên gia về xây dựng và
phát triển chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông;
4 Cán bộ quản lý được đào tạo và bồi
dưỡng nghiệp vụ quản lý trường/khoa
ĐHSP;
5 Các ý kiến khác
4. Chất lượng sinh viên của các trường/khoa ĐHSP
TT Tiêu chí
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1 Điểm trung bình thi tuyển sinh đại học và
điểm xét tuyển của các trường/khoa
ĐHSP;
2 Kết quả học tập của sinh viên (tỉ lệ sinh
viên được xếp loại học lực xuất sắc, giỏi,
khá, trung bình...);
3 Hiệu quả đào tạo (tỉ lệ tốt nghiệp so với
số sinh viên năm cuối; tỉ lệ tốt nghiệp so
với số sinh viên nhập học từ năm thứ
nhất; tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp trước thời
hạn, đúng thời hạn...);
4 Phẩm chất chính trị đạo đức của sinh viên
tốt nghiệp thông qua đánh giá của giảng
viên, các cơ sở giáo dục;
5 Phẩm chất chính trị đạo đức của sinh viên
tốt nghiệp thông qua đánh giá của giảng
viên, các cơ sở giáo dục;
6 Năng lực chung và năng lực sư phạm của
sinh viên tốt nghiệp;
7 Mức độ sinh viên đáp ứng yêu cầu của
các cơ sở giáo dục;
8 Các ý kiến khác.
5. Chất lượng nghiên cứu, ứng dụng KHGD và hợp tác quốc tế của các trường/khoa
ĐHSP
TT Tiêu chí
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1 Số giảng viên của trường/khoa được mời
tham dự, báo cáo tại hội thảo khoa học
trong và ngoài nước;
2 Số công trình (bài báo, sách) đã công bố
của trường/khoa;
3 Số giảng viên của trường/khoa tham gia
đề tài nghiên cứu khoa học các cấp;
4 Ban hành định mức nghiên cứu khoa học
cho các chức danh của giảng viên;
5 Sinh viên sư phạm được tham gia nghiên
cứu nghiên cứu khoa học giáo dục;
6 Ban hành các quy định về quản lý hợp tác
quốc tế
7 Hình thành mạng lưới thông tin giữa các
trường/khoa ĐHSP có đối tác ở nước
ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học
và đào tạo giáo viên
8 Có trao đổi chương trình đào tạo, giảng
viên, sinh viên với các trường đại học
trên thế giới;
9 Các ý kiến khác
6. Chất lượng tổ chức và quản lý đào tạo của các trường/khoa ĐHSP
TT Tiêu chí
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1 Sự minh bạch và tính hiệu quả trong cơ
cấu tổ chức đào tạo của nhà trường;
2 Có hệ thống văn bản pháp quy đào tạo;
3 Chất lượng đào tạo được công bố và cam
kết;
4 Chuẩn đầu ra được bổ sung và rà soát;
5 Các tiêu chí đánh giá giảng viên sư phạm;
đánh giá cán bộ quản lý các trường/khoa
ĐHSP được xây dựng và đưa vào sử
dụng;
6 Có cơ chế phối hợp giữa trường/khoa
ĐHSP với cơ quan quản lý giáo dục địa
phương và các cơ sở giáo dục;
7 Các ý kiến khác
7. Chất lượng cấu trúc hạ tầng và trang thiết bị hỗ trợ đào tạo của các trường/khoa
ĐHSP
TT Tiêu chí
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1 Diện tích dành cho các hoạt động đào tạo
của trường/khoa;
2 Diện tích thư viện, trung tâm nghe-nhìn
của trường/khoa;
3 Diện tích khuôn viên;
4 Tính hợp lý của không gian dành cho các
hoạt động đào tạo...
5 Các ý kiến khác
8. Khả năng đáp ứng yêu cầu của sinh viên và các cơ sở giáo của các trường/khoa
ĐHSP
TT Tiêu chí
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1 Mức độ hài lòng của sinh viên về chất
lượng đào tạo và các dịch vụ của nhà
trường;
2 Mức độ hài lòng của các cơ sở giáo dục
về chất lượng đào tạo của nhà trường.
3 Các ý kiến khác
Phụ lục 3
PHIẾU KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG/KHOA ĐHSP
(Dùng cho cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên trường/khoa ĐHSP)
Để tìm hiểu tình hình triển khai hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường/khoa
ĐHSP, xin Ông (bà) vui lòng trả lời những vấn đề sau đây, bằng cách đánh dấu (X) vào
các mức độ mà Ông (bà) cho là phù hợp.
TT Các hoạt động
Tình hình thực hiện (%)
Đã thực hiện
kết quả cao
Đã thực hiện
nhưng kết quả
chưa cao
Chưa
thực hiện
1 Nâng cao nhận thức của cán bộ, GV,
SV về tầm quan trọng của hoạt động
ĐBCL đào tạo trong các trường/
khoa ĐHSP;
2 Xây dựng và tổ chức hệ thống ĐBCL
đào tạo của các trường/ khoa ĐHSP;
3 Xây dựng kế hoạch hoạt động ĐBCL
của các trường/khoa ĐHSP;
4 Đặt ra các chuẩn mực để ĐBCL đào
tạo của các trường/khoa ĐHSP;
5 Tự đánh giá chất lượng đào tạo của
các trường/khoa ĐHSP;
6 Thực hiện các hoạt động cải tiến
chất lượng đào tạo của các trường/
khoa ĐHSP;
7 Xây dựng văn hóa chất lượng trong
các trường/khoa ĐHSP;
8 Xây dựng và phát huy vai trò của
đơn vị chuyên trách về ĐBCL đào tạo
trong các trường/khoa ĐHSP
9 Vận dụng các mô hình ĐBCL đào
tạo của thế giới vào trường/khoa
ĐHSP Việt Nam;
10 Đảm bảo nguồn kinh phí, CSVC và
trang thiết bị cho hoạt động ĐBCL
đào tạo của các trường/khoa ĐHSP
Phụ lục 4
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác ĐBCL
đào tạo của các trường/khoa ĐHSP
(Dùng cho cán bộ, chuyên viên làm công tác ĐBCL)
1. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của chương trình là nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên
viên làm công tác ĐBCL, đáp ứng yêu cầu phát triển các trường SP Việt Nam tiên tiến,
hiện đại.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về kiến thức
Người học được trang bị:
- Các khái niệm thường dùng trong ĐBCL
- Các kiến thức về hệ thống ĐBCL; các mô hình ĐBCL; kỹ thuật thiết kế và sử dụng các
bộ phiếu khảo sát CLĐT;
- Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với cán bộ, chuyên viên làm công tác ĐBCL đào tạo;
- Nghiên cứu khoa học ĐBCL.
2.2. Về kỹ năng
Người học được cung cấp các kỹ năng:
- KN hướng dẫn các đơn vị trong trường xây dựng kế hoạch ĐBCL đào tạo;
- KN thiết kế các mẫu phiếu khảo sát CLĐT
- KN hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các điều kiện ĐBCL ở các đơn vị
trong trường;
- KN hoàn thiện tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và tổ chức thực hiện đánh giá khoa đào tạo;
- KN đề xuất kế hoạch cải tiến CL sau tự đánh giá;
- KN tổ chức các chương trình bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về ĐBCL
cho cán bộ, viên chức của trường.
- KN hỗ trợ đồng nghiệp trong các hoạt động ĐBCL;
- KN lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của GV; lấy ý kiến của cán
bộ, GV về Hiệu trưởng;
- KN tiếp cận các mô hình ĐBCL tiên tiến của nước ngoài;
- KN khai thác mạng thông tin toàn cầu để tiếp cận tri thức ĐBCL một cách dễ dàng và
chia sẻ chuyên môn với các trường ĐH trên thế giới.
2.3. Về thái độ
Giúp người học:
- Nâng cao ý thức nghề nghiệp, đạo đức và tác phong sư phạm mẫu mực của người làm
công tác ĐBCL trong trường/khoa ĐHSP.
- Tiếp tục bồi dưỡng lòng say mê và hứng thú cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công
tác ĐBCL.
- Thể hiện thái độ khách quan, khoa học trong hoạt động ĐBCL đào tạo.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Cán bộ quản lý trường THPT, bao gồm:
1. Trưởng, Phó Trưởng khoa đào tạo SP phụ trác công tác ĐBCL;
2. Chuyên viên Trung tâm ĐBCL;
3. Trợ lý ĐBCL đào tạo của các khoa;
4. Cán bộ, giảng viên khác có nhu cầu.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 45 tiết.
Trong đó bao gồm:
- Lý thuyết: 30 tiết.
- Thực hành, thực hành: 15 tiết.
- Tự nghiên cứu: 10 tiết
2. Phân phối chương trình bồi dưỡng
STT Nội dung bồi dưỡng Số
tiết
Lý
thuyết
Thảo luận,
thực hành
Tự
nghiên cứu
1
Các khái niệm thường dùng trong
ĐBCL 5 5 0 0
2 Các kiến thức cơ bản về ĐBCL 10 5 2 3
3
Yêu cầu về phẩm chất và năng lực
đối với cán bộ, chuyên viên làm
công tác ĐBCL đào tạo;
10 5 3 2
4 Nghiên cứu khoa học ĐBCL. 20 5 10 5
Tổng cộng 45 20 15 10
IV. MÔ TẢ NỘI DUNG PHẦN KIẾN THỨC BẮT BUỘC TỐI THIỂU
1. Các khái niệm thường dùng trong ĐBCL
Phần này có các các nội dung:
- Chất lượng với các cách tiếp cận khác nhau;
- Chuẩn mực và tiêu chí;
- Chỉ số thực hiện
- Điểm chuẩn, chuẩn so sánh.
2. Các kiến thức cơ bản về chất lượng và ĐBCL
Phần này có các nội dung:
- Các thành tố của chất lượng đào tạo;
- Hệ thống ĐBCL (hệ thống ĐBCL bên trong; hệ thống ĐBCL bên ngoài; hệ thống các tổ
chức ĐBCL);
- Các nội dung ĐBCL;
- Các mô hình ĐBCL (kiểm soát CL; ĐBCL; thanh tra CL; kiểm định CL; đánh giá CL;
chính sách CL và kế hoạch chiến lược CL);
- Kỹ thuật thiết kế và sử dụng các bộ phiếu khảo sát CLĐT.
3. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với cán bộ, chuyên viên làm công tác ĐBCL ĐT
Phần này có các nội dung:
- Yêu cầu về phẩm chất (trung thực, khách quan, khoa học...).
- Yêu cầu về năng lực (xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; phổ biến tri thức, kỹ năng
ĐBCL cho đồng nghiệp; viết báo cáo...).
4. Nghiên cứu khoa học ĐBCL
- Sự cần thiết phải nghiên cứu khoa học ĐBCL trong các trường/ khoa ĐHSP;
- Những nội dung cần tập trung nghiên cứu trong các trường/khoa ĐHSP;
- Tổ chức nghiên cứu khoa học ĐBCL trong các trường/khoa ĐHSP; Ứng dụng, chuyển
giao và công bố các kết quả nghiên cứu khoa học ĐBCL...
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công
tác ĐBCL đào tạo là công cụ giúp Hiệu trưởng các trường/khoa ĐHSP quản lý công tác
bồi dưỡng đội ngũ của nhà trường.
2. Căn cứ vào chương trình này, Hiệu trưởng các trường/khoa ĐHSP chủ động bồi dưỡng
năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác ĐBCL đào tạo.
3. Phương pháp bồi dưỡng cần tinh giản về lý thuyết, dành thời gian hợp lý cho người học
tự nghiên cứu, thảo luận, thực hành ứng dụng.
4. Hình thức tổ chức bồi dưỡng cần linh hoạt cho phù hợp với các loại đối tượng.
5. Sau mỗi phần người học cần được đánh giá một cách nghiêm túc, khách quan thông qua
các bài thi, tiểu luận.
Phụ lục 5
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CỦA CÁN BỘ, CHUYÊN VIÊN
LÀM CÔNG TÁC ĐBCL ĐÀO TẠO
(Dùng cho cán bộ, chuyên viên làm công tác ĐBCL)
Câu 1: Hãy điền vào ô bên cạnh nghĩa của các khái niệm sau đây:
Khái niệm Nghĩa của khái niệm
Chất lượng
Chất lượng giáo dục đại học
Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng đào tạo
Đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường/khoa ĐHSP
Câu 2: Kiểm tra những định nghĩa sau đây về chất lượng
a. Cái làm nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật;
b. Tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng;
c. Mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện,
các thông số cơ bản;
d. CL là sự hoàn hảo;
e. CL là sự phù hợp với mục tiêu;
f. CL là sự chuyển đổi về chất.
Hãy xếp theo trình tự giảm từ 1 đến 6 mức độ mô tả chính xác nhất thuật ngữ chất lượng.
Khoanh tròn số thứ tự theo sáu phương án sau:
a.............. 1 2 3 4 5 6
b.............. 1 2 3 4 5 6
c.............. 1 2 3 4 5 6
d.............. 1 2 3 4 5 6
e.............. 1 2 3 4 5 6
f.............. 1 2 3 4 5 6
Câu 3: Hãy mô tả ngắn gọn các thành tố sau đây của chất lượng đào tạo
TT Nội dung Mô tả
1 Chương trình đào tạo
2 Hoạt động đào tạo
3 Nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục
và hợp tác quốc tế
Câu 4: Hãy mô tả ngắn gọn các thành tố sau đây của chất lượng đào tạo
TT Nội dung Mô tả
1 Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên
2 Sinh viên
3 Tổ chức và quản lý
Câu 5: Hãy mô tả ngắn gọn hệ thống ĐBCL
TT Nội dung Mô tả
1 Hệ thống ĐBCL bên trong
2 Hệ thống ĐBCL bên ngoài
3 Hệ thống các tổ chức ĐBCL
Câu 6: Hãy mô tả ngắn gọn các mô hình ĐBCL
TT Nội dung Mô tả
1 Kiểm soát chất lượng
2 Đảm bảo chất lượng
3 Thanh tra chất lượng
4 Kiểm định chất lượng
5 Đánh giá chất lượng
6 Kế hoạch chiến lược chất lượng
Câu 7: Hãy liệt kê các nội dung ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP
1)...............................................................................................................................................
2)...............................................................................................................................................
3)...............................................................................................................................................
4)...............................................................................................................................................
5)...............................................................................................................................................
6................................................................................................................................................
Câu 8: Hãy mô tả ngắn gọn nội dung các công việc mà những người làm công tác
ĐBCL trong các trường/khoa ĐHSP phải thực hiện
TT Nội dung Mô tả
1 Xây dựng kế hoạch ĐBCL
2 Tổ chức thực hiện kế hoạch ĐBCL
3 Phổ biến tri thức, kỹ năng ĐBCL cho đồng nghiệp
4 Viết báo cáo về thực hiện công tác ĐBCL
Câu 9: Hãy nêu vắn tắt các bước xây dựng một bộ phiếu khảo sát chất lượng đào tạo
...............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Câu 10: Hãy đề xuất một số nội dung nghiên cứu khoa học ĐBCL trong các trường/
khoa ĐHSP
1)..............................................................................................................................................
2)...............................................................................................................................................
3)...............................................................................................................................................
4)...............................................................................................................................................
Phụ lục 6
CHUẨN VÀ THANG ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG
CỦA CÁN BỘ, CHUYÊN VIÊN LÀM CÔNG TÁC ĐBCL ĐÀO TẠO
(Dùng cho cán bộ, chuyên viên làm công tác ĐBCL)
1) KN hướng dẫn các đơn vị trong trường xây dựng kế hoạch ĐBCL đào tạo
KN này được đánh giá thông qua việc yêu cầu cán bộ, chuyên viên làm công tác
ĐBCL đưa ra quy trình hướng dẫn các đơn vị trong trường xây dựng kế hoạch ĐBCL đào
tạo với những bước tiến hành cụ thể.
• Chuẩn đánh giá
a. Xác định rõ các bước của quy trình hướng dẫn các đơn vị trong trường xây dựng
kế hoạch ĐBCL đào tạo.
b. Triển khai thực hiện các bước/công việc hướng dẫn các đơn vị trong trường xây
dựng kế hoạch ĐBCL đào tạo một cách bài bản.
c. Xác định được các bước của quy trình hướng dẫn các đơn vị trong trường xây
dựng kế hoạch ĐBCL đào tạo nhưng chưa đầy đủ. Triển khai các bước/công việc hướng
dẫn các đơn vị trong trường xây dựng kế hoạch ĐBCL đào tạo chưa bài bản.
d. Không xác định được các bước của quy trình hướng dẫn các đơn vị trong trường
xây dựng kế hoạch ĐBCL đào tạo. Khó khăn, lúng túng trong việc triển khai các
bước/công việc theo quy trình.
• Thang đánh giá
a+b ở mức khá.
a+c ở mức độ trung bình.
d ở mức yếu.
2) KN thiết kế các mẫu phiếu khảo sát CLĐT
KN này được đánh giá thông qua việc yêu cầu cán bộ, chuyên viên làm công tác
ĐBCL đưa ra quy trình thiết kế các mẫu phiếu khảo sát CLĐT với những bước tiến hành
cụ thể.
• Chuẩn đánh giá
a. Xác định rõ các bước của quy trình thiết kế các mẫu phiếu khảo sát CLĐT.
b. Triển khai thực hiện các bước/công việc thiết kế các mẫu phiếu khảo sát CLĐT
một cách bài bản.
c. Xác định được các bước của quy trình thiết kế các mẫu phiếu khảo sát CLĐT
nhưng chưa đầy đủ. Triển khai các bước/công việc thiết kế các mẫu phiếu khảo sát CLĐT
chưa bài bản.
d. Không xác định được các bước của quy trình thiết kế các mẫu phiếu khảo sát
CLĐT. Khó khăn, lúng túng trong việc triển khai các bước/công việc theo quy trình.
• Thang đánh giá
a+b ở mức khá.
a+c ở mức độ trung bình.
d ở mức yếu.
3) KN hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các điều kiện ĐBCL ở các đơn
vị trong trường;
KN này được đánh giá thông qua việc yêu cầu cán bộ, chuyên viên làm công tác
ĐBCL đưa ra quy trình hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các điều kiện
ĐBCL ở các đơn vị trong trường với những bước tiến hành cụ thể.
• Chuẩn đánh giá
a. Xác định rõ các bước của quy trình hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện
các điều kiện ĐBCL ở các đơn vị trong trường.
b. Triển khai thực hiện các bước/công việc hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực
hiện các điều kiện ĐBCL ở các đơn vị trong trường một cách bài bản.
c. Xác định được các bước của quy trình hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực
hiện các điều kiện ĐBCL ở các đơn vị trong trường nhưng chưa đầy đủ. Triển khai các
bước/công việc hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các điều kiện ĐBCL ở các
đơn vị trong trường chưa bài bản.
d. Không xác định được các bước của quy trình hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc
thực hiện các điều kiện ĐBCL ở các đơn vị trong trường. Khó khăn, lúng túng trong việc
triển khai các bước/công việc theo quy trình.
• Thang đánh giá
a+b ở mức khá.
a+c ở mức độ trung bình.
d ở mức yếu.
4) KN hoàn thiện tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và tổ chức thực hiện đánh giá
khoa đào tạo;
KN này được đánh giá thông qua việc yêu cầu cán bộ, chuyên viên làm công tác
ĐBCL đưa ra cách thức hoàn thiện tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và tổ chức thực hiện
đánh giá khoa đào tạo với những bước tiến hành cụ thể.
• Chuẩn đánh giá
a. Xác định rõ cách thức hoàn thiện tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và tổ chức thực
hiện đánh giá khoa đào tạo.
b. Triển khai thực hiện các bước/công hoàn thiện tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và
tổ chức thực hiện đánh giá khoa đào tạo một cách bài bản.
c. Xác định được các các bước/công hoàn thiện tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và tổ
chức thực hiện đánh giá khoa đào tạo nhưng chưa đầy đủ. Triển khai các bước/công việc
các bước/công hoàn thiện tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và tổ chức thực hiện đánh giá
khoa đào tạo chưa bài bản.
d. Không xác định được các các bước/công hoàn thiện tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng và tổ chức thực hiện đánh giá khoa đào tạo. Khó khăn, lúng túng trong việc triển
khai các bước/công việc theo quy trình.
• Thang đánh giá
a+b ở mức khá.
a+c ở mức độ trung bình.
d ở mức yếu.
5) KN đề xuất kế hoạch cải tiến CL sau tự đánh giá;
KN này được đánh giá thông qua việc yêu cầu cán bộ, chuyên viên làm công tác
ĐBCL đưa ra cách thức đề xuất kế hoạch cải tiến CL sau tự đánh giá với những bước tiến
hành cụ thể.
• Chuẩn đánh giá
a. Xác định rõ cách thức đề xuất kế hoạch cải tiến CL sau tự đánh giá với những
bước tiến hành cụ thể.
b. Triển khai thực hiện các bước/công việc đề xuất kế hoạch cải tiến CL sau tự đánh
giá cách bài bản.
c. Xác định được các bước/công việc đề xuất kế hoạch cải tiến CL sau tự đánh giá
nhưng chưa đầy đủ. Triển khai các bước/công việc đề xuất kế hoạch cải tiến CL sau tự
đánh giá chưa bài bản.
d. Không xác định được các bước/công việc đề xuất kế hoạch cải tiến CL sau tự đánh
giá. Khó khăn, lúng túng trong việc triển khai các bước/công việc theo quy trình.
• Thang đánh giá
a+b ở mức khá.
a+c ở mức độ trung bình.
d ở mức yếu.
6) KN tổ chức các chương trình bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về
ĐBCL cho cán bộ, viên chức của trường;
KN này được đánh giá thông qua việc yêu cầu cán bộ, chuyên viên làm công tác
ĐBCL xác định nội dung, cách thức, hình thức tổ chức các chương trình bồi dưỡng và tập
huấn nghiệp vụ chuyên môn về ĐBCL cho cán bộ, viên chức của trường;
• Chuẩn đánh giá
a. Xác định rõ nội dung, cách thức, hình thức tổ chức các chương trình bồi dưỡng và
tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về ĐBCL cho cán bộ, viên chức của trường;
b. Triển khai tổ chức các chương trình bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ chuyên môn
về ĐBCL cho cán bộ, viên chức của trường;
c. Xác định được nội dung, cách thức, hình thức tổ chức các chương trình bồi dưỡng
và tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về ĐBCL cho cán bộ, viên chức của trường nhưng chư-
a đầy đủ. Triển khai các nội dung, cách thức, hình thức bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ
chuyên môn về ĐBCL cho cán bộ, viên chức của trường chưa bài bản.
d. Không xác định được nội dung, cách thức, hình thức bồi dưỡng và tập huấn nghiệp
vụ chuyên môn về ĐBCL cho cán bộ, viên chức của trường. Khó khăn, lúng túng trong
việc triển khai nội dung, cách thức, hình thức bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ chuyên
môn về ĐBCL cho cán bộ, viên chức của trường.
• Thang đánh giá
a+b ở mức khá.
a+c ở mức độ trung bình.
d ở mức yếu.
7) KN hỗ trợ đồng nghiệp trong các hoạt động ĐBCL;
KN này được đánh giá thông qua việc yêu cầu cán bộ, chuyên viên làm công tác
ĐBCL xác định nội dung, cách thức, hình thức hỗ trợ về các hoạt động ĐBCL cho đồng nghiệp.
• Chuẩn đánh giá
a. Xác định rõ nội dung, cách thức, hình thức hỗ trợ về các hoạt động ĐBCL cho
đồng nghiệp.
b. Triển khai thực hiện các bước/công việc hỗ trợ về các hoạt động ĐBCL cho đồng
nghiệp.
c. Xác định được nội dung, cách thức, hình thức hỗ trợ về các hoạt động ĐBCL cho
đồng nghiệp nhưng chưa đầy đủ. Triển khai các nội dung, cách thức, hình thức hỗ trợ về
các hoạt động ĐBCL cho đồng nghiệp chưa bài bản.
d. Không xác định được nội dung, cách thức, hình thức hỗ trợ về các hoạt động
ĐBCL cho đồng nghiệp. Khó khăn, lúng túng trong việc triển khai các bước/công việc hỗ
trợ về các hoạt động ĐBCL cho đồng nghiệp.
• Thang đánh giá
a+b ở mức khá.
a+c ở mức độ trung bình.
d ở mức yếu.
8) KN lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của GV; lấy ý kiến
của cán bộ, GV về Hiệu trưởng;
KN này được đánh giá thông qua việc yêu cầu cán bộ, chuyên viên làm công tác
ĐBCL xác định nội dung, cách thức, hình thức lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt
động giảng dạy của GV; lấy ý kiến của cán bộ, GV về Hiệu trưởng;
• Chuẩn đánh giá
a. Xác định rõ nội dung, cách thức, hình thức lấy ý kiến phản hồi của người học về
hoạt động giảng dạy của GV; lấy ý kiến của cán bộ, GV về Hiệu trưởng;
b. Triển khai thực hiện các bước/công việc lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt
động giảng dạy của GV; lấy ý kiến của cán bộ, GV về Hiệu trưởng;
c. Xác định được nội dung, cách thức, hình thức lấy ý kiến phản hồi của người học về
hoạt động giảng dạy của GV; lấy ý kiến của cán bộ, GV về Hiệu trưởng nhưng chưa đầy
đủ. Triển khai các nội dung, cách thức, hình thức lấy ý kiến phản hồi của người học về
hoạt động giảng dạy của GV; lấy ý kiến của cán bộ, GV về Hiệu trưởng chưa bài bản.
d. Không xác định được nội dung, cách thức, hình thức lấy ý kiến phản hồi của người
học về hoạt động giảng dạy của GV; lấy ý kiến của cán bộ, GV về Hiệu trưởng; Khó khăn,
lúng túng trong việc triển khai các bước/công việc lấy ý kiến phản hồi của người học về
hoạt động giảng dạy của GV; lấy ý kiến của cán bộ, GV về Hiệu trưởng.
9) KN tiếp cận các mô hình ĐBCL tiên tiến của nước ngoài;
KN này được đánh giá thông qua việc yêu cầu cán bộ, chuyên viên làm công tác
ĐBCL xác định mục đích, cách thức tiếp cận các mô hình ĐBCL tiên tiến của nước ngoài.
• Chuẩn đánh giá
a. Xác định rõ mục đích, nội dung, cách thức tiếp cận các mô hình ĐBCL tiên tiến
của nước ngoài.
b. Triển khai thực hiện các bước/công việc tiếp cận các mô hình ĐBCL tiên tiến của
nước ngoài.
c. Xác định được mục đích, nội dung, cách thức tiếp cận các mô hình ĐBCL tiên tiến
của nước ngoài nhưng chưa đầy đủ. Triển khai các nội dung, cách thức, hình thức tiếp cận
các mô hình ĐBCL tiên tiến của nước ngoài chưa bài bản.
d. Không xác định được mục đích, nội dung, cách thức, hình thức tiếp cận các mô
hình ĐBCL tiên tiến của nước ngoài. Khó khăn, lúng túng trong việc triển khai các
bước/công việc tiếp cận các mô hình ĐBCL tiên tiến của nước ngoài..
• Thang đánh giá
a+b ở mức khá.
a+c ở mức độ trung bình.
d ở mức yếu.
10) KN khai thác mạng thông tin toàn cầu để tiếp cận tri thức ĐBCL một cách dễ
dàng và chia sẻ thông tin về ĐBCL với các trường ĐH trên thế giới.
KN này được đánh giá thông qua việc yêu cầu cán bộ, chuyên viên làm công tác
ĐBCL xác định mục đích, cách thức khai thác mạng thông tin toàn cầu để tiếp cận tri thức
ĐBCL một cách dễ dàng và chia sẻ thông tin về ĐBCL với các trường ĐH trên thế giới.
• Chuẩn đánh giá
a. Xác định rõ mục đích, nội dung, cách thức khai thác mạng thông tin toàn cầu để
tiếp cận tri thức một cách dễ dàng và chia sẻ thông tin ĐBCL với các trường ĐH trên
thế giới.
b. Triển khai thực hiện các bước/công việc khai thác mạng thông tin toàn cầu để tiếp
cận tri thức ĐBCL một cách dễ dàng và chia sẻ thông tin về ĐBCL với các trường ĐH
trên thế giới.
c. Xác định được mục đích, cách thức, hình thức khai thác mạng thông tin toàn cầu
để tiếp cận tri thức ĐBCL một cách dễ dàng và chia sẻ thông tin về ĐBCL với các
trường ĐH trên thế giới nhưng chưa đầy đủ. Triển khai các cách thức, hình thức khai thác
mạng thông tin toàn cầu chưa bài bản.
d. Không xác định được mục đích, cách thức, hình thức khai thác mạng thông tin
toàn cầu. Khó khăn, lúng túng trong việc triển khai các bước/công việc khai thác mạng
thông tin toàn cầu.
• Thang đánh giá
a+b ở mức khá.
a+c ở mức độ trung bình.
d ở mức yếu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_dam_bao_chat_luong_dao_tao_cua_cac_truong_khoa_dai_hoc_su_pham_tv_5089.pdf