Luận án Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến ngày 15 tháng 10 năm 2018, đã có 141 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra bởi 18 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, Hoa Kỳ là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất (27 vụ, chiếm khoảng 20%); tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ (20 vụ, chiếm khoảng 15%); Ấn Độ (17 vụ, chiếm khoảng 12%) và EU (14 vụ, chiếm khoảng 11%). Dẫn đầu là các vụ việc điều tra chống bán phá giá (81 vụ việc, chiếm 60%); tiếp đó là các vụ việc tự vệ (27 vụ, chiếm 18%); thứ ba là các vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (19 vụ việc, chiếm 13%) và cuối cùng là các vụ việc chống trợ cấp (14 vụ việc, chiếm 9%). [7] Điều này cho thấy xu hướng gia tăng các vụ kiện tranh chấp thương mại quốc tế áp dụng với nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thời gian vừa qua đã tạo ra nhiều rào cản đối với hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trên thế giới. Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung và ban hành Luật Cạnh tranh (2018) và Pháp lệnh về chống bán phá giá, chống trợ cấp và phòng vệ thương mại theo các chuẩn mực và thông lệ của luật pháp quốc tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho Việt Nam khi áp dụng các biện pháp tự vệ và đối kháng thương mại khi cần thiết. Trước đó, năm 2012 Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng Hệ thống cảnh báo sớm về Chống bán phá giá và hiện nay Chính phủ đang giao Bộ Công Thương nâng cấp Hệ thống này nhằm giúp doanh nghiệp nắm được thông tin hữu ích, nhận diện nguy cơ bị kiện chống bán phá giá tại những thị trường trọng điểm, dự báo rủi ro, chủ động xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, và tăng cường phối hợp giữa các doanh nghiệp trong ngành (nguồn).

docx170 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức và hiểu biết về các FTA mà Việt Nam có tham gia nhằm tận dụng được lợi thế từ các cam kết của hiệp định này. Doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu các hiệp định thương mại, luật thương mại của các nước. Các FTA mà Việt Nam đã tham gia như: AKFTA (ASEAN, Hàn Quốc) có hiệu lực từ 2007, AJCEP (ASEAN, Nhật Bản) có hiệu lực từ 2008, VJEPA (Việt Nam, Nhật Bản) có hiệu lực từ 2009, AIFTA (ASEAN, Ấn Độ) có hiệu lực từ 2010, AANZFTA (ASEAN, Úc, New Zealand) có hiệu lực từ 2010, VCFTA (Việt Nam, Chi Lê) có hiệu lực từ 2014, VKFTA (Việt Nam, Hàn Quốc) có hiệu lực từ 2015, VN – EAEU FTA (Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan) có hiệu lực từ 2016, EVFTA (Việt Nam và EU) có hiệu lực từ 2020. Với thị trường Trung Quốc, ngày 21/11/2017, AHKFTA (ASEAN – Hồng Kông) đã được ký kết, mở ra con đường ưu tiên cho hàng hóa Việt Nam vào khu vực kinh tế đặc biệt này của Trung Quốc. Trước đó, năm 2016, Nghị định thư sửa đổi ACFTA giữa ASEAN và Trung Quốc cũng đã có hiệu lực với mục tiêu chính là nâng cấp các quy định về quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi thương mại để nâng cao khả năng tận dụng ACFTA. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội lớn để gia tăng thương mại và hưởng lợi trong kinh doanh với thị trường Trung Quốc. 3.5.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực phát triển thị trường XK Đối với Doanh nghiệp, nhóm giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gồm 4 bước theo mô hình Ansoff: (1) Nghiên cứu, đánh giá thị trường xuất khẩu, (2) Lập chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, (3) Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu và (4) Kiểm tra, đánh giá và thực hiện, hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu. (1) Về nghiên cứu, đánh giá thị trường xuất khẩu: Tùy thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều phương thức nghiên cứu, đánh giá thị trường xuất khẩu như: tự thực hiện nghiên cứu tìm hiểu thị trường giày da tại thị trường mục tiêu, nghiên cứu thông qua các công ty tư vấn thị trường hoặc chọn cách tiếp cận gia công để giảm thiểu rủi ro thị trường. Tuy nhiên, dù bằng cách nào thì doanh nghiệp cũng cần có nghiên cứu và hiểu biết nhất định về thị trường tiêu dùng và xu hướng đặt hàng. Với các doanh nghiệp lớn, sản lượng sản xuất hoặc xuất khẩu lớn cần nâng cao năng lực bộ phận chuyên trách, bộ phận kinh doanh (hay bộ phận thị trường) cần liên tục nghiên cứu thông tin về thị trường và theo dõi các thông tin hướng dẫn từ phía các hiệp hội liên quan để nắm bắt được các xu hướng thời trang các sản phẩm da, giày mới, qua đó chủ động trong tiếp cận khách hàng và chủ động về năng lực sản xuất. Doanh nghiệp có thể định kỳ tổ chức các chuyến khảo sát thị trường xuất khẩu mục tiêu vào các thời gian thích hợp trong năm để nắm sát hơn thông tin thị trường và tình hình cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu. Để có số thông tin chi tiết về thị trường, doanh nghiệp có thể ký hợp đồng tư vấn với các doanh nghiệp chuyên về thị trường và marketing để có đánh giá chính xác hơn về thị trường. Chủ động tham gia các sự kiện thời trang ở thị trường mục tiêu cũng là một cách để thăm dò, nghiên cứu, đánh giá thị trường. Với các doanh nghiệp nhỏ không có điều kiện thường xuyên tiếp cận trực tiếp thị trường xuất khẩu, cần bám sát thông tin của đối tác xuất khẩu để có sự điều chỉnh. Doanh nghiệp nhỏ cũng cần thường xuyên theo dõi thông tin từ các hiệp hội da giày, hiệp hội thời trang, đồng thời theo dõi các xu hướng thời trang mới tại thị trường xuất khẩu mục tiêu để kịp thời nắm bắt thông tin và có các điều chỉnh cần thiết. Việc nghiên cứu và đánh giá được thị trường xuất khẩu cho phép doanh nghiệp điều chỉnh trong nội bộ doanh nghiệp, điều chỉnh chính sách bán hàng, giá cả phù hợp, có lợi nhất, đồng thời gia tăng năng lực thích ứng trước các thay đổi của thị trường. (2) Lập chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu (4 chiến lược PTTTXK theo mô hình Ansoff): - Chiến lược thâm nhập thịtrường (market penetration): đa số doanh nghiệp Việt Nam (vốn nội và FDI) cần tiếp tục khai thác hiệu quả chiến lược này bằng cách gia tăng doanh số, thị phần và giá trị gia tăng tại 5 thị trường truyền thống, trọng điểm là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn chiếm tới 85% tỷ trọng KNXK giày da Việt Nam. Doanh nghiệp cần tìm kiếm nhiều hơn các đối tác đặt hàng hoặc đối tác nhập khẩu tại mỗi thị trường nhằm đa dạng hóa đối tác thị trường, giảm thiểu rủi ro, đồng thời cho phép doanh nghiệp thâm nhập sâu hơn vào thị trường. Một phương thức thâm nhập khác là góp vốn hoặc mua lại cổ phần của đối tác thương mại tại địa phương nhằm định hướng để đối tác thương mại nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn, đồng thời góp vốn để đối tác mở rộng hệ thống phân phối tại thị trường. - Chiến lược mở rộng thị trường (market expansion): doanh nghiệp Việt Nam có vốn nội cần tận dụng việc ký kết nhiều hiệp định FTA để mở ra cơ hội tiếp cận những thị trường mới và tiềm năng tại ASEAN, châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ, phù hợp với năng lực sản xuất và xuất khẩu đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs. Bên cạnh việc khai thác các thị trường lớn, doanh nghiệp cần tích cực tìm kiếm các thị trường mới, những thị trường đã có FTA với Việt Nam hoặc FTA với ASEAN (như Ấn Độ, Trung Quốc). Với doanh nghiệp SME của ngành Da - Giày, cần tích cực tìm kiếm đối tác nhập khẩu tại các thị trường gần và có tiềm năng như: Campuchia, Thái Lan, Myanmar, thị trường các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc. Đối với các doanh nghiệp da giày lớn, có năng lực sản xuất tốt cần nghiên cứu tiếp cận đối tác nhập khẩu tại các thị trường mới như tại các quốc gia Nam Mỹ (Brazil, Argentina, Mexico, Chile), các quốc gia Trung Đông. Để mở rộng thành công, các doanh nghiệp cần liên hệ chặt chẽ với Hiệp hội và thương vụ tại chỗ để nắm bắt nhu cầu và liên hệ đối tác. Để tiếp cận với các đối tác phân phối lớn tại thị trường mới, các doanh nghiệp cần liên kết sản xuất để nhận được đơn hàng lớn, tạo được uy tín, hiệu ứng xuất khẩu. - Chiến lược Phát triển sản phẩm (product development): Một số doanh nghiệp giày da Việt Nam có tiềm lực tài chính và thương hiệu riêng (Bitis, Khatoco, Vina Giầy, Huy Hoàng, Vĩnh Thịnh...) cần tiếp tục mạnh dạn cải tiến sản phẩm và khai thác các phân khúc sản phẩm giày da khác nhau (sản phẩm bình dân, trung cấp, cao cấp, sản phẩm xanh, thân thiện môi trường) tại các thị trường hiện có. Phát triển sản phẩm là phương thức để doanh nghiệp định vị thương hiệu, vì vậy đây là chiến lược dành cho doanh nghiệp lớn, có năng lực. Giải pháp trực tiếp để thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm là đầu tư vào năng lực thiết kế, đầu tư thiết bị mở rộng năng lực máy móc thiết bị để sản xuất được sản phẩm mới. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp cần có giải pháp mang tính dài hạn và đồng bộ, từ tích lũy vốn, đầu tư vào con người, đầu tư máy móc thiết bị, tìm đối tác phù hợp đến xây dựng chiến lược marketing thông minh và xây dựng kênh phân phối ổn định, tất cả cần được xây dựng một cách đồng bộ để đảm bảo việc phát hành sản phẩm mới có hiệu quả. - Chiến lược Đa dạng hóa (diversification): Chiến lược này chưa thật sự khả thi tại thời điểm hiện tại vì để tiêu thụ những sản phẩm mới tại những thị trường mới đòi hỏi doanh nghiệp phải sở hữu nguồn lực lớn cả về sản xuất và xuất khẩu, nhằm vừa có thể phát triển cải tiến sản phẩm vừa giới thiệu phân phối tới các thị trường tiềm năng. Về phương thức XK - Xuất khẩu gián tiếp hoặc gia công (CMT, FOB): phương thức XK này chỉ phù hợp cho giai đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc tế khi các doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam còn chưa đủ tiềm lực kinh tế, năng lực sản xuất và kinh nghiệm xuất khẩu, phương thức này mang lại GTTT rất thấp vì vậy doanh nghiệp giày da cần chủ động đầu tư, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị giày da để mang về phần giá trị lớn hơn cho mình. - Xuất khẩu trực tiếp theo thương hiệu của nhà sản xuất (ODM): các doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam cần hướng đến phương thức này vì phần GTTT thu về lớn hơn, muốn được như vậy cần tiếp cận được trực tiếp với khách hàng (các nhà phân phối, bán lẻ có thương hiệu tại các thị trường phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật) giảm sự phụ thuộc vào các trung gian thương mại (từ Hồng Kông, Đài Loan, hay Hàn Quốc). - Đầu tư sản xuất ở nước ngoài, xây dựng thương hiệu riêng và phát triển kênh phân phối tại thị trường xuất khẩu: ở giai đoạn này, một số doanh nghiệp có đủ tiềm lực kinh tế (Bitis, Vina Giầy, Khacoto, Viễn Thịnh, Huy Hoàng...) có thể tính đến khả năng mở rộng đầu tư sản xuất ở nước ngoài, xây dựng thương hiệu riêng và phát triển kênh phân phối tại thị trường không quá khó tính phù hợp với năng lực như tại châu Phi, Đông Âu, một số nước ASEAN (Lào, Cam pu chia, Myanmar...), hay thậm chí tại Trung Quốc. (3) Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu (7P) Có thể thấy, nguyên nhân cốt lõi của những hạn chế trong PTTTXK mặt hàng giày da xuất phát từ mô hình phát triển của ngành Da - Giày hiện tại, đó là phát triển mô hình theo chiều rộng, “an toàn” quá lâu trong vị thế gia công, nguyên phụ liệu chính vẫn phải nhập khẩu, đặc biệt là da thuộc, tỉ lệ nội địa hóa thấp, công nghiệp hỗ trợ còn thiếu, chưa chủ động khâu thiết kế và marketing, máy móc thiết bị, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao nên mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao và tới nhiều thị trường nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất và PTTTXK mặt hàng giày da còn thấp. Từ những nguyên nhân của những hạn chế này, đề tài đề xuất giải pháp thực hiện Chiến lược PTTTXK dựa trên công cụ marketing hỗn hợp (7P) gồm có: sản phẩm (product), giá cả (price), quảng bá (promotion), địa điểm (place), con người (people), máy móc (physical), và quy trình sản xuất (process). 1. Sản phẩm (Product): Về thiết kế mẫu mã, các doanh nghiệp sản xuất cần tiếp tục xây dựng đội ngũ thiết kế chất lượng, có năng lực để không chỉ tiếp nhận mẫu thiết kế của đối tác mà cùng phối hợp với đối tác phát triển các mẫu thiết kế mới, phát triển các bộ sưu tập riêng của mình và trực tiếp tiến hành chào hàng với các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã, các doanh nghiệp cần đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tự động hóa thiết kế, ứng dụng CAD, CAM trong tạo mẫu và quản lý sản xuất, đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng. Về chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm giày da trên toàn bộ chu trình quản lý chất lượng mặt hàng này từ khâu cung ứng nguyên liệu đầu vào, xử lý nguyên liệu, thuộc da, gia công thành phẩm, đóng gói, nhãn mác, hậu mãi Về tính năng, doanh nghiệp cần tiếp tục cải tiến sản phẩm, phát triển các dòng sản phẩm giày da mới, cao cấp, có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. 2. Giá cả (Price): Về mặt giá thành, giá trị trung bình của một sản phẩm giày da của Việt Nam (24,13USD/đôi) đã cao hơn với với mức trung bình của thế giới (15USD/đôi) và Trung Quốc (13,98 USD/đôi) nhưng còn thấp hơn rất nhiều so với các hãng giày da cao cấp của Ý (65,44USD/đôi) và Pháp (65,64 USD/đôi), vì vậy dư địa để ta gia tăng giá trị là rất lớn. Tuy nhiên, do doanh nghiệp sản xuất giày da chủ yếu thực hiện công đoạn gia công cho các hãng nước ngoài nên phần giá trị nội địa thu về là rất thấp. Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất giày da cần tận dụng các FTA mới kí kết, việc gỡ bỏ các rào cản thuế quan và mở rộng tiếp cận thị trường xuất khẩu sẽ giúp mặt hàng giày da xuất khẩu cạnh tranh hơn trong thời gian tới. Về mặt chi phí, chi phí sản xuất giày da có xu hướng ngày càng tăng do ta chưa làm chủ khâu cung ứng nguyên phụ liệu, chăn nuôi lấy da chưa đảm bảo kỹ thuật vì vậy muốn tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp Việt cần định hướng xây dựng thương hiệu riêng (tăng giá bán) và làm chủ hơn nữa chuỗi giá trị ngành giày da (giảm được chi phí). 3. Quảng bá (Promotion): xúc tiến thương mại, thương mại điện tử Về hình thức XTTM truyền thống, doanh nghiệp tiếp cận nhiều kênh xúc tiến thương mại truyền thống như các chương trình, hội nghị, hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, thông qua đại diện thương mại, thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá thương hiệu giày da Việt tới các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, cần lựa nghiên cứu, lựa chọn kĩ lưỡng chương trình tham gia cho phù hợp, tránh lãng phí thời gian và tiền bạc. Doanh nghiệp cần đầu tư đào tạo kỹ năng cần thiết cho đội ngũ marketing, giỏi ngoại ngữ, chủ động “tìm đường mở lối”, mạnh dạn xúc tiến, quảng bá sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Về XTTM hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0, doanh nghiệp cần năng động, đổi mới tư duy tìm hiểu những phương thức xúc tiến thương mại mới như thương mại điện tử doanh nghiệp kết nối doanh nghiệp (e-commerce B2B); kết nối kinh doanh và kết nối kinh doanh điện tử (business matching và e-business matching), xây dựng cộng đồng cùng chia sẻ thông tin thương mại (business community)... Đây là những hình thức XTTM mới nhưng hiệu quả với chi phí thấp rất phù hợp với các doanh nghiệp SMEs giày da Việt Nam. 4. Địa điểm (Place): Để xúc tiến xuất khẩu, doanh nghiệp cần thiết lập được kênh phân phối, bán hàng hiệu quả. Với doanh nghiệp làm gia công, kênh phân phối, bán hàng chính là đối tác đặt hàng gia công, tuy nhiên, dù là bên gia công, ở giai đoạn ban đầu doanh nghiệp phải tìm kiếm đối tác đặt hàng cũng là tìm kiếm kênh phân phối cho sản phẩm. Để tìm được đối tác xuất khẩu, doanh nghiệp cần có nghiên cứu thị trường trước để xác định đối tác phù hợp, kênh phân phối phù hợp với doanh nghiệp, từ đó thông qua các kênh khác nhau để tìm kiếm đối tác phù hợp như đã xác định trước. Để tìm đối tác phù hợp, doanh nghiệp có thể thông qua các hình thức quảng cáo giới thiệu về năng lực công ty, đăng thông tin tìm kiếm đối tác thông qua các diễn đàn chuyên ngành quốc tế, thông qua các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp để tìm đối tác, thiết lập kênh phân phối. Với doanh nghiệp định hướng trực tiếp xuất khẩu sản phẩm, có thể thông qua đối tác phân phối tại địa phương tại thị trường xuất khẩu để thâm nhập vào thị trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ yêu cầu của nhà phân phối địa phương để quyết định lựa chọn đối tác phân phối phù hợp. Một phương thức hiện đại hiện nay là thông qua các sàn giao dịch điện tử quốc tế để tìm kiếm đối tác trước khi tiến tới xây dựng kênh phân phối lâu dài. Các doanh nghiệp mạnh có thể tự xây dựng kênh phân phối thông qua thiết lập hệ thống đại lý các cấp. Theo đó, doanh nghiệp có thể thiết lập ở mỗi thị trường mục tiêu 1 đại lý phân phối lớn và hợp tác với các bên để xây dựng hệ thống các đại lý cấp nhỏ hơn, qua đó từng bước xây dựng kênh phân phối tại thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có tiềm lực lớn. 5. Con người (People): Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, tuy nhiên doanh nghiệp Da - Giày nội địa đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng từ đội ngũ thiết kế, marketing, kỹ sư lành nghề tới lao động phổ thông. Không còn cách nào khác, doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực một cách bài bản và dài hạn. Đối với lao động phổ thông, có thể tính đến xây dựng các chương trình đào tạo, kết hợp chặt chẽ với các trường nghề, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại xưởng ngay từ những năm thứ nhất. Lực lượng lao động sản xuất ngành da giày dồi dào, được đào tạo bài bản, có tay nghề cao sẽ tạo ra được sản phẩm chất lượng tốt. Đặc biệt, doanh nghiệp phải đảm bảo an sinh xã hội, an toàn lao động, và nâng cao chất lượng đời sống cho công nhân. Doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về vệ sinh, an toàn lao động, nội quy phòng cháy chữa cháy cho từng khâu, từng công đoạn sản xuất. Người lao động cần được trang bị đầy đủ các trang thiết bị bào hộ lao động như nút chống ồn, găng tay, khẩu trang, mặt nạ phòng chống độc hại, giày, ủng, quần áo bảo hộ lao động để làm việc. Các doanh nghiệp xây dựng phòng y tế với các trang thiết bị, dụng cụ và thuốc men cần thiết để kịp thời ứng cứu sơ bộ nạn nhân khi xảy ra sự cố, thực hiện chương trình kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công nhân viên. Đối với đội ngũ thiết kế, marketing, kỹ sư lành nghề, doanh nghiệp cần có cơ chế thu hút, đãi ngộ, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp FDI. Cán bộ kinh doanh xuất khẩu cẩn phải giỏi ngoại ngữ, giỏi nghiệp vụ kinh doanh góp để phát triển xuất khẩu sản phẩm da giày bền vững. Muốn thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần nhanh chóng thoát khỏi mô hình gia công với giá trị gia tăng thấp, từ đó mới có thể thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, cải thiện năng suất lao động và giữ chân người lao động phục vụ chuỗi sản xuất và xuất khẩu mặt hàng giày da. 6. Quy trình (Process): Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam đã áp dụng các quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo môi trường như ISO 9001, EMAS, Ecolabel, tuy nhiên điểm hạn chế cố hữu của ngành da giày Việt Nam là thiếu công nghiệp hỗ trợ dẫn đến tỷ lệ nội địa hoá và giá trị gia tăng còn thấp. Về nguyên phụ liệu, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 60% nguyên phụ liệu đặc biệt là da thuộc. Khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, doanh nghiệp da giày Việt cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu da giày như: da thuộc, vải kỹ thuật, phụ kiện làm phom, đế, chất dẻo, keo dán, hóa chất nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hoá để hưởng ưu đãi thuế về xuất xứ. Về xử lý chất thải, hoạt động sản xuất giày phát triển da kéo theo nhiều loại chất thải (rắn, lỏng, khí) đẩy ra môi trường, nhất là khâu thuộc và xử lý da, doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới thiết bị để cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm hao phí trong sản xuất, giảm nguồn thải, góp phần cải thiện tình trạng gây ô nhiễm môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của nhiều thị trường xuất khẩu khó tính. 7. Máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất, tiềm lực tài chính (Physical evidence): Trước thực trạng máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp da giày, đa số là các SMEs đang dần trở nên lạc hậu. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng thị trường thay đổi mạnh mẽ, doanh nghiệp sản xuất giày da phải từng bước cải thiện và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, bởi vì chỉ có làm chủ được công nghệ thì doanh nghiệp mới nâng cao đáng kể giá trị trong cả chuỗi giá trị toàn ngành. Doanh nghiệp Việt Nam cần phải đầu tư máy móc, tự động hóa nhiều khâu sản xuất nhằm gia tăng năng suất, nâng cao chất lượng và tiết kiệm thời gian, chi phí. Đối với doanh nghiệp lớn, có đủ tiềm lực kinh tế, doanh nghiệp cần lựa chọn đầu tư máy móc, công nghệ vào những khâu mang lại giá trị cao trong chuỗi giá trị sản xuất giày da như phát triển mẫu mã và sản xuất (máy may lập trình, máy thêu vi tính, máy cắt laser) nhằm tự động hóa các công đoạn sản xuất quan trọng. Đối với doanh nghiệp SMEs, vì tiềm lực kinh tế hạn chế, doanh nghiệp cần chủ động kêu gọi thêm đầu tư để mở rộng và liên kết sản xuất, tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi về đầu tư công nghệ của Nhà nước, tham gia các hoạt động chuyển giao công nghệ với chi phí rẻ hơn được hỗ trợ bởi Hiệp hội và các đối tác nước ngoài. Doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, chế tạo, cải tiến máy móc đáp ứng phục vụ lĩnh vực sản xuất giày da tại Việt Nam trong thời gian tới. (4) Kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện chiến lược PTTTXK Như vậy, đối với từng thị trường và khu vực thị trường, doanh nghiệp giày da Việt Nam sẽ có chiến lược và phương thức PTTTXK thích hợp, cụ thể là: - Với thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật, Hàn Quốc: thâm nhập thị trường (gia tăng doanh số và GTTT trong sản phẩm) và phát triển sản phẩm (sản phẩm phân khúc cao cấp, xanh), tận dụng cam kết trong FTA, chiếm lĩnh lên thượng nguồn Chuỗi giá trị, xuất khẩu trực tiếp - Với thị trường Trung Quốc: thâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm (sp phân khúc trung bình, bình dân), phát triển kênh phân phối, liên doanh, xây dựng thương hiệu riêng. - Với thị trường ASEAN, Đông Âu: mở rộng thị trường, đầu tư ra nước ngoài, phát triển kênh phân phối, liên doanh, xây dựng thương hiệu riêng. - Với thị trường châu Phi: mở rộng thị trường, đầu tư bên ngoài, phát triển kênh phân phối, thương hiệu riêng, nghiên cứu kí kết FTA. - Với thị trường Trung Đông: mở rộng thị trường, XTTM, nghiên cứu kí kết FTA - Với thị trường Nam Mỹ: mở rộng thị trường, XK uỷ thác, trực tiếp, XTTM, nghiên cứu kí kết FTA - Với thị trường Anh: Đàm phán và Kí kết FTA song phương mới. Trên đây là hệ giải pháp PTTTXK giày da của 3 chủ thể Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp,tuy nhiên để cho các giải pháp này được thực thi có hiệu quả trong thực tiễn, cần có một số điều kiện đảm bảo: quan trọng nhất, đó là các doanh nghiệp giày da tư nhân Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp SMEs, cần phải “dám nghĩ, dám làm”, thể hiện khát vọng vươt xa, tự lực phát triển lớn mạnh, làm chủ được công nghệ, thị trường xuất khẩu và tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị ngành da giày thế giới. Thứ hai, hiệp hội ngành hàng cần tiếp tục phát huy vai trò làm cầu nối tích cực giữa Nhà nước và doanh nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giày da xuất khẩu. Thứ ba, Nhà nước cần tạo khung khổ pháp lý, môi trường kinh doanh thông thoáng và chính sách hiệu quả tạo điều kiện cho doanh nghiệp giày da, đặc biệt là các SMEs, phát triển thị trường xuất khẩu. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3: Chương 3 phân tích bối cảnh mới và triển vọng phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. Tác giả cho rằng xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là xu hướng chủ đạo dẫn dắt thương mại quốc tế. Bên cạnh xu thế này, cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển dịch mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, chủ nghĩa bảo hộ, và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung sẽ là những xu thế lớn ảnh hưởng tới PTTTXK mặt hàng giày da của Việt Nam trong thời gian tới. Về dự báo về thị trường xuất khẩu, Việt Nam vẫn sẽ tập trung vào các thị trường xuất khẩu truyền thống và có kim ngạch cao như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, tiếp đến là các thị trường mới, tiềm năng tại ASEAN, Trung Đông, châu Phi và Nam Mỹ. Dự báo về phương thức XK giày dép của Việt Nam nói chung và XKmặt hàng giày da nói riêng sang các thị trường càng đa dạng hóa hơn như xuất khẩu gián tiếp dưới dạng gia công cho các hãng nước ngoài; xuất khẩu trực tiếp bằng thương hiệu của đơn vị sản xuất; xuất khẩu uỷ thác, xây dựng thương hiệu và kênh phân phối riêng Về mục tiêu và triển vọng PTTTXK mặt hàng giày da trong giai đoạn tới, dự báo xuất khẩu mặt hàng giày da sẽ tăng trưởng tốt khi Việt Nam ký kết và thực thi các hiệp thương mại tự do (FTA) với các thị trường có tiềm năng lớn về giày dép (EU, Hoa Kỳ, châu Á) gỡ bỏ các rào cản thuế quan, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường XK. Dựa trên chủ trương của Đảng và Nhà nước về PTTTXK mặt hàng giày da, tác giả cho rằng PTTTXK mặt hàng giày da phải trên tinh thần chủ đạo là “mở rộng thị trường ngoài nước, phải gắn với mục tiêu độc lập, tự chủ của nền kinh tế”, coi giày da là mặt hàng chiến lược trong tương lai của ngành Da - Giày, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước, doanh nghiệp phải nỗ lực, tiên phong, “tìm đường mở lối”, dám phát triển, dám mở rộng thị trường xuất khẩu để hình thành và phát triển các doanh nghiệp Việt có quy mô, mang thương hiệu giày da uy tín toàn cầu. Dựa trên những quan điểm, định hướng, và những hạn chế trong thực trạng PTTTXK mặt hàng giày da thời gian qua, đề tài đề xuất hệ giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da trên 3 cấp độ Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp trong bối cảnh mới. Đối với Nhà nước, gồm 2 nhóm là: (1) nhóm giải pháp PTTTXK (hoàn thiện thể chế, thực thi chiến lược PTTTXK, đàm phán kí kết FTA, xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, xử lý tranh chấp thương mại, và đẩy mạnh cải cách hành chính) và (2) nhóm giải pháp nâng cao năng lực sản xuất (quy hoạch và phát triển trung tâm da giày, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ, phát triển công nghiệp thuộc da, phát triển trung tâm thiết kế mẫu mã) Giải pháp đối với Hiệp hội bao gồm vai trò cầu nối tích cực giữa Nhà nước và Doanh nghiệp; hỗ trợ thông tin, tư vấn về thị trường XK; hỗ trợ xúc tiến thương mại; hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực XK, hỗ trợ xử lý tranh chấp thương mại. Đối với Doanh nghiệp, hệ giải pháp gồm 2 nhóm là: (1) nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về PTTTXK và (2) nhóm giải pháp nâng cao năng lực PTTTXK theo mô hình Ansoff bao gồm (i) nghiên cứu, đánh giá thị trường xuất khẩu; (ii) lập chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, (iii) Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu (7P), (iv) hoàn thiện chiến lược PTTTXK. Đề đạt được hiệu quả tổng thể, các nhóm giải pháp này phải có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa cả 3 chủ thể tham gia PTTTXK mặt hàng giày da, Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp. KẾT LUẬN Chính sách mở cửa và hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế khu vực và thế giới đã và đang mang lại tác động tích cực đến ngành sản xuất, xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam. Nhờ tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, ngành sản xuất giày da xuất khẩu Việt Nam đang trải qua giai đoạn tăng trưởng khá tốt, mặt hàng giày da Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường tại trên 100 quốc gia trên thế giới, với kim ngạch xuất khẩu vào mỗi khu vực thị trường tăng đều đặn hàng năm. Luận án đã tập trung định hình một khung khổ phân tích xuyên xuốt về “phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam trong bối cảnh mới”. Luận án đã giải quyết những mục tiêu cụ thể là: Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giầy da Việt Nam, từ khái niệm, nội hàm, vai trò, tiêu chí đánh giá, nội dung, các biện pháp, phương thức phát triển thị trường xuất khẩu. Luận án đã làm rõ các phương thức phát triển thị trường xuất khẩu được xây dựng từ lý thuyết Ansoff lựa chọn 4 chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gồm: thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm, và đa dạng hoá. Từ đó, doanh nghiệp sẽ triển khai các chiến lược này bằng thực hiện các hoạt động marketing hỗn hợp (7P), bao gồm: Sản phẩm (product), Giá cả (price), Quảng bá (promotion), Địa điểm (place), Con người (people), Quy trình (process) và Máy móc thiết bị, và Cơ sở vật chất (physical evidence). Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển thị trường xuất khẩu của một số quốc gia sản xuất giày da lớn trên thế giới như Trung Quốc, Italy và Brazil và rút ra một bài học cho Việt Nam; cũng như phân tích những tác nhân ảnh hưởng tới phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giầy da Việt Nam trên ba cấp độ là môi trường vĩ mô, vĩ mô và nội tại doanh nghiệp. Đặc biệt, luận án đã xây dựng “phương thức phát triển thị trường xuất khẩu” hoàn chỉnh, theo đó“phát triển thị trường xuất khẩu” sẽ có hai tầng nghĩa. Về nghĩa tổng quát, “phát triển thị trường xuất khẩu” mới trên cơ sở làm sâu sắc hơn các thị trường truyền thống, có nghĩa là: (1) Làm phong phú, sâu sắc, chất lượng nâng cao hơn thị trường trọng điểm, truyền thống và (2) Tìm tòi, mở rộng các thị trường mới, tiềm năng. Cụ thể, phát triển thị trường xuất khẩu gồm có các ý nghĩa như: Phát triển các mặt hàng mới, mẫu mã mới, đáp ứng thị trường tiêu dùng ngày càng cao, đa dạng và phong phú hơn; Nâng cao chất lượng hàng hóa tốt hơn lên; Phát triển đa dạng về giá cả phân khúc hàng hóa, phù hợp với nhu cầu của các loại thị trường khác nhau; Đáp ứng bảo đảm vệ sinh, an toàn, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng; Phát triển kênh phân phối, tiêu thụ hàng hóa tiện lợi cho người tiêu dùng (mua bán hàng hóa, thương mại điện tử, quảng cáo, marketing, pr); Nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại, năng suất cao, mẫu mà hiện đại đẹp mắt, chất lượng cao, bảo vệ môi trường; Phát triển tốt các hình thức thanh toán, sử dụng đồng tiền thanh toán, các hình thức buôn bán, vận tải hàng hóa qua các kênh xúc tiến thương mại như hội trợ, triển lãm quốc tế, qua đại sứ quán, đại diện thương mại, qua tuyên truyền truyền thông, qua các kênh ngoại giao, các chuyến trao đổi cấp cao, qua ký kết các FTAs; và Phát triển các phương thức xuất khẩu từ xuất khẩu gián tiếp, xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác, liên doanh hợp tác, mua lại và sáp nhập các kênh phân phối tại thị trường xuất khẩu Hai là, phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày da và thực tiễn phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da của Việt Nam từ 2007 đến 2017, đánh giá trên các bình diện từ quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu thị trường xuất khẩu, cho tới phương thức xuất khẩu. Đề tài đánh giá những biện pháp của Nhà nước, Hiệp hội và doanh nghiệp về phát triển thị trường xuất khẩu trong giai đoạn 2007-2017 cũng như phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Ba là, dự báo xu hướng phát triển thị trường xuất khẩu giày da và đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da của Việt Nam trong bối cảnh mới. Những yếu tố mới này được nhận dạng bao gồm: sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ, của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Trong đó, chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại giữa các khối kinh tế, giữa các nền kinh tế lớn như chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung đã và đang tác động đến thương mại hàng hóa, trong đó có dòng thương mại ngành hàng giày dép, tác động đến dòng vốn đầu tư giữa các quốc gia, trong đó có đầu tư vào sản xuất giày dép; cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tiềm ẩn cả thuận lợi và nguy cơ, trong đó cơ hội mà nó mang lại là khả năng đưa năng suất sản xuất tăng cao, rủi ro là khả năng dịch chuyển sản xuất sang ngay thị trường tiêu thụ. Trước những biến động này, dự báo kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt nam sẽ vẫn tiếp tục gia tăng nhờ vào nhiều yếu tố thuận lợi trong cả trung hạn và dài hạn. Dự báo kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 8%/năm từ nay đến năm 2025 và khoảng 7-8%/năm trong giai đoạn 2025-2030. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ đạt khoảng 24 tỷ USD vào năm 2020, khoảng 27 tỷ USD vào năm 2025 và khoảng 40 tỷ USD vào năm 2030. Dự báo giá trị bình quân xuất khẩu 1 đôi giày dép của Việt Nam cũng sẽ được nâng cao nhờ nỗ lực nâng cao chất lượng và thâm nhập vào phân khúc giày dép cao cấp hơn. Dựa trên những nội hàm về “phát triển thị trường xuất khẩu”, hệ các giải pháp về phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da sẽ gắn với: (1) Yêu cầu của bối cảnh mới đặt ra; (2) Dựa trên quan điểm, định hướng phát triển thị trường xuất khẩu; (3) Dựa trên nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu thời gian qua; và (4) Và phản ánh đầy đủ nội hàm về PTTTXK mặt hàng giày da đã nêu. Trước những biến động của thế giới trong bối cảnh mới, đề tài đã xây dựng và đề xuất hệ giải pháp với sự phối hợp của cơ quan quản lý điều hành ngành hàng giày da xuất khẩu, trực tiếp là Bộ Công Thương, Hiệp hội Da – Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) và cộng đồng doanh nghiệp giúp từng thị trường khu vực nhằm đưa ngành sản xuất xuất khẩu giày dép Việt Nam phát triển đi lên. Đồng thời, cả cơ quan quản lý ngành, Lefaso và cộng đồng doanh nghiệp, với vai trò của mỗi bên, cần xây dựng và thực hiện những chính sách phù hợp để thúc đẩy toàn ngành phát triển. Đối với khu vực quản lý nhà nước: cần tiếp tục nỗ lực đàm phán với các quốc gia nhằm tạo điều kiện pháp lý, điều kiện thuế và chế độ thương mại thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp trong các khâu pháp lý, hàng rào kỹ thuật tại mỗi thị trường, hỗ trợ tổ chức xúc tiến thương mại giày dép tại mỗi quốc gia. Đối với Hiệp hội Da – Giày - Túi xách, cần tiếp tục các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, kiến nghị chính sách, đề xuất tiêu chuẩn kỹ thuật ngành nghề, tổ chức liên kết sản xuất, hỗ trợ tổ chức xúc tiến thương mại giày dép tại các thị trường nhằm hỗ trợ cả cộng đồng doanh nghiệp da giày phát triển và thâm nhập thị trường. Đối với doanh nghiệp, cần quyết liệt thực hiện nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao năng lực quản trị thương mại quốc tế, tích cực nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và lựa chọn các phương thức thâm nhập thị trường hữu hiệu nhằm gia tăng được giá trị xuất khẩu, mang về lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Đề đạt được hiệu quả tổng thể, các nhóm giải pháp này phải có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa cả 3 chủ thể tham gia PTTTXK mặt hàng giày da, Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt Báo Pháp luật, 2018. Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, “anh” là ai?, https://baophapluat.vn/kinh-te/thuong-vu-viet-nam-o-nuoc-ngoai-anh-la-ai-409412.html, xem 21/7/2019. Bộ Công nghiệp (2007), “Nghiên cứu dự báo những tác động cơ bản ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu của ngành da giầy và một số giải pháp trong công tác thị trường cho các DN da giầy khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới”, Hà Nội Bộ Công Thương, 2019, Báo cáo xuất nhập khẩu 2018, Nhà xuất bản Công Thương, năm 2019 Bộ Công Thương, 2018, Báo cáo xuất nhập khẩu 2017, Nhà xuất bản Công Thương, năm 2018 Bộ Công Thương, 2017, Báo cáo xuất nhập khẩu 2016, Nhà xuất bản Công Thương, năm 2017 Bộ Công thương (2017), Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại. Bộ Công Thương (2018), “Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn trước Quốc hội về các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước”, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (MOIT), xem 12/6/2019 Bộ Công Thương (2010), “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, Bộ Công Thương (2010) Bộ Công Thương (2010), Xuất nhập khẩu Việt Nam sau hội nhập WTO, NXB Bộ Công Thương Chinhphu.vn (2012), “Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đến năm 2020”, Chính phủ Việt Nam, 2012 Bộ Công Thương (2013), “Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đến năm 2020”, Bộ Công Thương, 2013 Chinhphu.vn (2013), “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kì 2011-2020 tầm nhìn 2030”, Chính phủ Việt Nam, 2013 Bộ Công Thương (2014), “Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, Bộ Công Thương, 2014 Bộ Công Thương (2014), Quy hoạch Phát triển Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Bộ Công Thương, 2014 Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương, 2018. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn trước Quốc hội về các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, , xem 16/6/2019. Hoàng Xuân Bình và Hoàng Đông Quang (2006), “Thị trường xuất nhập khẩu và buôn bán giầy tại Ba Lan – Cơ hội và thách thức với thương hiệu giầy Việt Nam”, Hội thảo “Tăng cường xuất khẩu giầy Việt Nam vào thị trường Ba Lan và EU” do Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu Tư ASEANPL tổ chức tại Ba Lan ngày 17/7/2006. Doãn Kế Bôn (2010), “Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng giầy da Việt Nam” Đề tài khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Thương mại, năm 2010 Chu Văn Cấp và Nguyễn Đức Hà (2013), “Xuất khẩu hàng hóa bền vững: Giải pháp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững”, Tạp chí Xuất khẩu và Phát triển bền vững Chính phủ (2014), “Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Chính phủ Việt Nam, 2014 Chính phủ (2016). Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ Việt Nam,2016. Chính phủ (2017), “Chiến lược Phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030”, Chính Phủ Việt Nam, năm 2017 Chính phủ (2018), “Nghị định số 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý Ngoại thương”, Chính phủ Việt Nam, 2018 Đào Thị Thu Giang (2008), “Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, năm 2008 GTV SEO, 2019. “7P Trong Marketing Mix”, https://gtvseo.com/7p-trong-marketing/, xem 12/8/2019. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2019. xem tháng 12/2019. Nguyễn Thị Diễm Hằng (2015)“Giải pháp phát triển thị trường nội địa của ngành da giày Việt Nam đến năm 2015”, Luận văn thạc sĩ khoa học quản trị kinh doanh, Trường Đại học Bách khoa, Bộ Giáo dục Đào tạo, năm 2015 Phạm Nguyệt Hằng, 2017. Biện pháp chống phá giá trong hệ thống các biện pháp phòng vệ thương mại, https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/pldn/Pages/pho-bien-pl-doanh-nghiep.aspx?ItemID=24, xem 14/6/2019. Đinh Công Hoàng (2013), “Xuất khẩu da giầy sang thị trường EU: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu – European studies review No.5 (152), 2013 Trần Văn Hòe (2007), Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân Bùi Việt Hưng (2008), “Thị trường EU: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu mặt hàng giầy dép Việt Nam”, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 2008 Lefaso (2014). Hội thảo khởi động dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp Da - Giầy đáp ứng tốt hơn các qui định về an toàn sản phẩm”, , xem 9/7/2019. Lefaso (2018).Báo cáo tổng kết ngành da giày năm 2018, Hiệp hội da-giày-túi sách Việt Nam. Lefaso (2017).Báo cáo tổng kết ngành da giày năm 2017, Hiệp hội da-giày-túi sách Việt Nam. Lefaso (2016).Báo cáo tổng kết ngành da giày năm 2016, Hiệp hội da-giày-túi sách Việt Nam. Lefaso (2018), Da giầy Việt Nam được tin tưởng hơn tại EU, Lefaso, 2018. ILO, 2018. Cách mạng 4.0 tại Việt Nam: Hàm ý đối với thị trường lao động. Phạm Nguyên Minh (2012), “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công Hoa Kỳ nghệ của Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Thương mại, năm 2010 Việt Nga (2018), Xúc tiến thương mại năm 2018: Sáng tạo, đổi mới, hiệu quả, Báo Công Thương điện tử, 2018,, xem 12/6/2019. Võ Văn Quang (2017), Khái quát Mô hình và Chiến lược 7P Marketing, https://www.brandsvietnam.com/tieudiem/2864-Khai-quat-Mo-hinh-va-Chien-luoc-7P-Marketing Phoxay Sitthisonh (2011), “Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá của nước CHDCND Lào đến năm 2020”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2011 Tạp chí Tài chính (2019). Bao giờ ngành dệt may thoát cảnh gia công ?, , xem 15/6/2019. Tổng cục Hải quan Việt Nam (2018), “Niên giám thống kê về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2018”, NXB Tài chính, 2018 Tổng cục Hải quan Việt Nam (2017), “Niên giám thống kê về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2017”, NXB Tài chính, 2017 Tổng cục Hải quan Việt Nam (2016), “Niên giám thống kê về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2016”, NXB Tài chính, 2016 Tổng cục Thống kê (2018),Niên giám thống kê cả nước năm 2018, NXB Thống kê, 2019 Trang tin Năng suất chất lượng ngành Công thương (2015). Hiện trạng áp dụng các Hệ thống quản lý tại doanh nghiệp ngành Da giầy, , xem 24/7/2019. Thủ tướng Chính phủ (2016), “Quyết định số 228/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực công tác thông tin xúc tiến thương mại giai đoạn 2016-2020”. Lê Quang Thắng (2015), Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông, nhân tố tác động và một số gợi ý về chính sách, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lý Hoàng Thư (2008), Đánh giá năng lực xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Trường hợp của Liên minh Châu Âu – EU, Mỹ, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu – European studies review No.5(92), 2008. Phạm Hồng Tú (2011), “Nghiên cứu phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010-2020”, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại, năm 2011 Nguyễn Thuỳ Vân (2018), “Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại quốc gia trong tình hình mới”,, xem 14/6/2019. Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt (2016), Quản trị xuất nhập khẩu, NXB. NXB. Kinh Tế TP.HCM. Viện nghiên cứu da giày (2017),“Đề án Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp da-giày Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Viện Nghiên cứu Da giày, Bộ Công Thương, 2017 Viện nghiên cứu da giày (2011),“Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, Viện Nghiên cứu Da giày, Bộ Công Thương, năm 2011. Tài liệu Tiếng Anh Aaby, N-E and Slater, S. F. (1989), “Management influences on export performance: A review of the empirical literature 1978-1988”, International Marketing Review, Vol. 6, No. 4, pp. 7-26. Aaker, D. A. (1988), Strategic Market Management, 2nd Edition, John Wiley and Sons, New York. Adam Smith (1776), “The wealth of the nation”, W. Strahan and T.Cadell, London, 1776 Ahmed, Z. U. and Krohn, F. B. (1994), “Developing a strategic marketing plan for a small tourism firm”, Journal of Professional Services Marketing, Vol. 10, No. 2, pp. 111-128. Ansoff, I. (1957), Strategies for Diversification, Harvard Business Review, Vol. 35 Issue 5, Sep-Oct 1957, pp 113-124 Aviv Shoham (1996), “Marketing-Mix Standardization: Determinants of Export Performance,Journal of Global Marketing”, Volume 10, 1996 - Issue 2, Pages 53-73 | Published online: 14 Oct 2010. Booms, Bernard H.; Bitner, Mary Jo (1981). "Marketing Strategies and Organization Structures for Service Firms". Marketing of Services. American Marketing Association: 47–51. Beamish, P. W. (1993), “The characteristics of joint ventures in the People's Republic of China”, Journal of International Marketing, Vol. 1, No. 2, pp. 29-48. Brian Levy (1990), “Transactions costs, the size of firms and industrial policy: Lessons from a comparative case study of the footwear industry in Korea and Taiwan”,Journal of Development Economics,Volume 34, Issues 1–2, November 1990, Pages 151–178. Craig C. Julian, Aron O'Cass (2004), “The antecedents of export marketing performance: an Australian perspective”, Journal of Asia Pacific Marketing: Special Issue on Export Marketing in the Asia Pacific Region, vol. 3, no. 2, pp. 99-113. Cavusgil, S. T. (1983), “Success factors in export marketing: An empirical analysis”, Journal of International Marketing and Marketing Research, Vol. 8, No. 2, pp 63-73. Cavusgil, S. T., Zou, S. and Naidu, G. M. (1993), “Product and promotion adaptation in export ventures: An empirical investigation”, Journal of International Business Studies, Vol. 24, No. 3, pp. 479-506. Cavusgil, S.T. and Zou, S., (1994), “Marketing Strategy-Performance Relationship: An Investigation of the Empirical Link in Export Market Ventures”, Journal of Marketing 58, 121. Chunyu Zhang (2018), “An empirical analysis on export status quo and international competitiveness of Chinese footwear products”, Leather and Footwear Journal, 2018. Cranmer Rutihinda (2008), “Export barriers and performance of small and medium size enterprises”, Allied Academies International Conference, Proceedings of the Academy for Studies in International Business, Volume 8, Number 1 Tunica. Day, G. S. and Wensley, R. (1988), “Assessing advantage: A framework for diagnosing competitive superiority”, Journal of Marketing, Vol. 52, pp. 1-20. Dordi, C. (2010), “Challenges of accessing and exporting to the EU market”, MUTRAP, EUROPA, 2010. Douglas, S. F. and Craig, C. S. (1989), “Evolution of global marketing strategy”, Columbia Journal of World Business, Fall, pp. 47-59. Edward R. Bruning (1995), “Strategic positioning for export market development: the role of managerial attitudes, export development programmes and firm characteristics”,, 1995 - Issue 2, Pages 127-143 | Published online on 24 May 2006. European Environment Agency, 2010. Europe 2020: A strategy for smart, sustainable and inclusive growth, , xem 12/6/2019. Ganitsky, J., Rangan, S. U. and Watzke, G. E. (1991), “Time perspectives in international joint ventures: Implications for marketing management”, Journal of Global Marketing, Vol. 5, Nos 1/2, pp. 13-33. Goitom Tesfom, Clemens Lutz, (2008), “Evaluating the effectiveness of export support services in developing countries: A customer (user) perspective”, International Journal of Emerging Markets, Vol. 3 Iss: 4, pp.364 – 377. Hanh Vu, Hung Doan (2016), Vietnamese footwear export:The direction of trade and determinants of firms’ market penetration, Munich Personal RePEc Archive (MPRA) 2016 Hodgkinson Ann, McPhee Paul (2002),“SME Information Sourcing for Innovation and Export Market Development: From Local or External Networks?”, Working Paper 02-08, Department of Economics, University of Wollongong, 2002. Italian Footwear Manufacturers' Association, 2018. https://www.assocalzaturifici.it/ancimain/doc.html?id=19305&lang=en, xem 12/6/2019. ITC (2018), “List of importing markets for a product exported by Viet Nam Metadata Product: 6403 Footwear with outer soles of rubber, plastics, leather or composition leather”, Trademap – International Trade Statistics , viewed at 28/3/2019. ITC (2018), “Statistics on Trade HS 64 for Vietnam and others from 2007-2017”, International Trade Centre, 2018. Jeffs, C. (2008), Strategic Management, SAGE Publications Ltd. pp 29 Joanne Freeman and Meredith Lawley (2005), “Export Performance: A Framework For Comparison Of Regional And Metropolitan SME Exporters”, ANZMAC 2005 Conference: Marketing in International and Cross-Cultural Environments, p.52-58. Julian, C. C. and O’Cass, A. (2002), “Drivers and outcomes of export marketing performance in a developing country context”, Journal of Asia/Pacific Marketing, Vol. 1, No. 2, Pp. 1 – 21. Kim R Robertsona, Van R Wood (2001), “The relative importance of types of information in the foreign market selection process”,International Business Review, Volume 10, Issue 3, June 2001, Pages 363–379. Lages, L. and Lages, C., (2004), “The STEP Scale: A Measure of Short-Term Export Performance Improvement”, Journal of International Marketing 12 (1), 36-56. Lages, L. and Montgomery, D., (2004), “Export performance as an antecedent of export commitment and marketing strategy adaptation”. European Journal of Marketing 38 (9/10), 1186-1214. Lan Hoang, Hong Pham (2016), “An Analysis of Vietnamese Footwear Manufacturers’ Participation in the Global Value Chain Where They Are and Where They Should Proceed?”, VNU Journal of Science: Education and Research, 2016. Leonidou, C. Leonidas (2004), “An Analysis of the Barriers Hindering Small Business Export Development”, Journal of Small Business Management 42 (3), 279-303. Li Ling-yee (2001), “Effect of export financing resources and supply-chain skills on export competitive advantages: implications for superior export performanceJournal of World Business”Volume 36, Issue 3, Autumn 2001, Pages 260–279. Luis Filipe Lages (2008), “The role of past performance in export ventures: a short-term reactive approach”,Journal of International Business Studies, March 2008, Volume 39, Issue 2, pp 304–325. McCarthy, E. J. (1960). Basic Marketing: A Managerial Approach. Homewood (Illinois): R. D. Irwin. Mark Dibben and Simon Harris (2003), “Export Market Development: Planning and Relationship Processes of Entrepreneurs in Different Countries”,Journal of International Entrepreneurship, December 2003, Volume 1, Issue 4, pp 383–403. Marx, K. (1967), Capital: a critical analysis of capitalist production, International Publishers, New York 1967 MUTRAP (2017), EVFTA và ngành dệt may, giày dép Việt Nam, Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu, 2017 National Association of Italian Manufacturers of Footwear, Leathergoods and Tanning Technologies (1997), “The Footwear and leather goods sector in Italy”, 13th Meeting of the UNIDO Leather Panel, 1997. Ogunmokun, G. and Ng, S., 2004, “Factors Influencing Export Performance in International Marketing: A Study of Australian Firms”. International Journal of Management 21 (2), 172. Oxford (2018), “Development” Oxford Dictionary, 2018 Paul W. Beamish, Lambros Karavis, Anthony Goerzen and Christopher Lane (1999), “The Relationship Between Organizational Structure and Export Performance”,MIR: Management International Review, Vol. 39, No. 1, 1999 1st Quarter. Portuguese Footwear APICCAPS, Components and Leather Goods Manufacturers’ Association (2014), “Footwear Consummer 2030 Incorporating Global Trends to Foresight Footwear Market”, World Footwear 2014. Porter M, (1985), “Competitive Advantage: creating and sustaining superior performance”, The Free Press, 1985. Porter M, (1980), “Competitive Strategy: techniques for analyzing industries and competitors”, The Free Press, 1980. Ricardo, D. (1817), On the Principle of Political Economy and Taxation, John Murray, London, 1817 Samuelson P.A; Nordhaus W.D (2009), Economics, McGraw-Hill Education, 19th edition, 2009. Seringhaus F. H. Rolf (1998), “Export Knowledge, Strategy and Performance”,Proceedings of the 1988 Academy of Marketing Science (AMS) Annual Conference, Part of the series Developments in Marketing Science: Proceedings of the Academy of Marketing Science, pp 97-101. Sidney J. Gray, Sara L. McGaughey, William R. Purcell (2001), Asia-Pacific Issues in International Business, Series: Elgar Monographs, Publisher: Edward Elgar Pub (July 2001). Part 5. Australian Wineries: Factor perceived to enhance or inhibit export market expansion. Styles, C. (1998), “Export performance measures in Australia and the United Kingdom”, Journal of International Marketing, Vol. 6, No. 3, pp. 12-36. Thomas Owen Singer and Michael R. Czinkota (1994), “Factors Associated with Effective Use of Export Assistance”, Journal of International Marketing,Vol. 2, No. 1 (1994), pp. 53-71 Tsui-Yii ShihArticle (2011), “Export decisions within Taiwanese electrical and electronic SMEs: The role of management characteristics and attitudes”,Asia Pacific Journal of Management, June 2011, Volume 28, Issue 2, pp 353–377. Vinicius Licks, Sílvio Holanda, Leonie Zapata, Adam Pines (2012), “Leather Footwear in Brazil The Rio Grande do Sul’s Cluster”, Conference: Microeconomics of Competitiveness: Firms, Clusters and Economic Development, 2012. Zou, S., Taylor, C. and Osland, G., (1998), “The EXPERF scale: A cross-national generalized export performance measure”, Journal of International Marketing 6 (3), 37-59.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_giai_phap_phat_trien_thi_truong_xuat_khau_mat_hang_g.docx
  • docxBản tóm tắt.docx
  • docxBản tóm tắt Summary 30-7 (2 bản).docx
  • docxNEW CONTRIBUTIONS STATEMENT.docx
  • docxNHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.docx
  • docxTrich yeu LA (30-7).docx
Luận văn liên quan