Luận án Giải quyết việc làm nhằm tăng thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng phải xác định, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn là trách nhiệm của cả xã hội trong đó các doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng. Trong sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân, có trách nhiệm và lợi ích của cả hai bên, có lợi cho nông dân và cả cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp giúp nông dân kỹ thuật sản xuất, giống cây trồng và con gia súc mới, cung cấp cho hộ nông dân đầu vào của quá trình sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm làm ra. Đối với tỉnh, cần có kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân hợp lý, ưu tiên đầu tư vốn ngân sách cho công tác đào tạo nghề, tăng cường xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở dậy nghề ở các địa phương, đặc biệt là ở tuyến huyện. Các cơ sở dạy nghề ở tuyến huyện có vai trò quan trọng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn vì do khó khăn về thời gian, về kinh phí mà lao động nông thôn hạn chế khả năng đi học xa nhà. Các trung tâm tuyến huyện giúp nông dân tham gia học tiện lợi hơn. Chính quyền các cấp quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là giao thông và thủy lợi. Giao thông là cơ sở quan trọng để phát triển nông thôn toàn diện cả về kinh tế văn hóa và xã hội. Chính quyền các cấp cần có những chính sách khuyến khích phát triển các ngành phi nông nghiệp, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý. Chính sách phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề của tỉnh Vĩnh Phúc là rất tích cực có thể nghiên cứu và áp dụng một cách phù hợp với điều kiện của Thái Nguyên. Về chính sách tín dụng cần tạo điều kiện cho nông dân vay vốn thuận lợi kết hợp cho vay vốn với chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn nông dân những kiến thức quản lý cơ bản để nông dân có khả năng sử dụng đồng vốn hiệu quả. Chính quyền các cấp cùng các cơ quan chức năng quan tâm nghiên cứu thị trường có những biện pháp điều tiết thị trường hiệu quả giúp nông dân giảm bớt thiệt hại do thị trường không ổn định. Chính quyền các cấp cùng với các đoàn thể địa phương quan tâm tổ chức tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự trong nông thôn, xây dựng nếp139 sống văn hóa mới trong nông thôn, làm được như vậy thì vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của lao động nông thôn sẽ được giải quyết ngày càng hiệu quả, kinh tế xã hội nông thôn sẽ phát triển ngày càng hiệu quả hơn.

pdf172 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải quyết việc làm nhằm tăng thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n là, thu hút đầu tư vào nông nghiệp, ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao làm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có thể thực hiện thí điểm ở huyện Phổ Yên, phía Nam huyện Phú Bình từ đó từng bước mở rộng. Vùng phía Nam Thái Nguyên như Phổ Yên và Phú Bình đất đai bằng phẳng, hệ thống thủy lợi rất phát triển, dân cư có trình độ thâm canh cao là điều kiện thuận lợi để thí điểm xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. 125 Phát triển du lịch cộng đồng Để bảo bệ nguồn tài nguyên, phát triển mạnh du lịch cộng đồng cần giải quyết tốt một số vấn đề sau: Một là, quy hoạch xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, nơi ăn nghỉ...Giao thông không tiện lợi sẽ ngăn cản khách tham quan tiếp cận đến địa điểm du lịch. Hai là, hướng dẫn người dân cùng tham gia tổ chức các hoạt động du lịch tại địa phương để có việc làm và nâng cao thu nhập. Khi người dân được hưởng lợi từ hoạt động du lịch cộng đồng, họ sẽ biết bảo tồn những giá trị văn hóa của địa phương cũng như các tài nguyên tự nhiên nhằm phát triển bền vững, mang lại nguồn lợi lâu dài cho họ. Ba là, bảo đảm công bằng về lợi ích thu được từ du lịch giữa cộng đồng dân cư địa phương với các công ty du lịch, bảo đảm sự hợp tác bình đẳng và lâu dài. Bốn là, tôn trọng truyền thống văn hóa của cư dân địa phương, hướng dẫn và giúp đỡ người dân bảo tồn truyền thống văn hóa đó. Năm là, kết hợp phát triển du lịch với việc quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương một cách hợp lý. Với nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp, phong tục tập quán văn hóa phong phú, việc phát triển du lịch cộng đồng sẽ là giải pháp hiệu quả giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập của các hộ nông dân. 4.2.2.4 Giới thiệu và quản lý chặt chẽ lao động trong các khu công nghiệp cũng như hoạt động xuất khẩu lao động Trong điều kiện nước ta hiện nay nói chung và Thái Nguyên nói riêng, tăng cường hợp tác xuất khẩu lao động là rất cần thiết, vừa tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động vừa nâng cao trình độ người lao động. Một số năm qua, hoạt động đưa người đi lao động ở nước ngoài của tỉnh đạt được kết quả đáng ghi nhận như: 126 Đến nay, tỉnh đã có trên 16.853 lao động xuất khẩu, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Thái Nguyên là Nga, Séc, Qatar, Đài Loan, Malaixia, Hàn Quốc. Giai đoạn 1999 - 2010, số lao động xuất khẩu chuyển về tỉnh 140 triệu USD (tương đương khoảng 2.900 tỷ VNĐ) [40] Tuy nhiên cũng cần khắc phục một số hạn chế sau: Một là,quản lý chặt chẽ hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, tránh hiện tượng làm cho người lao động bị lừa gây ra những hậu quả xấu như từng xẩy ra ở nhiều địa phương trong nước. Hai là, lựa chon cẩn thận về tư cách đạo đức người được đưa đi lao động ở nước ngoài, tránh làm ảnh hưởng xấu hoặc có thể làm mất thị trường xuất khẩu lao động. Thời gian qua lao động Việt Nam lao động ở một số nước thực hiện kỷ luật lao động kém, thậm chí phá hợp đồng bỏ ra ngoài làm việc chui làm cho hoạt động xuất khẩu lao động gặp khó khăn. Ba là, Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, phong tục tập quán của nước đến làm việc cũng như trình độ chuyên môn cho người lao động. Người lao động yếu về ngoại ngữ và ít hiểu biết về phong tục tập quán của nước sở tại sẽ khó hòa nhập và gặp nhiều khó khăn trong lao động cũng như cuộc sống hàng ngày. Một kinh nghiệm rất đáng học tập của Tuyên Quang là tổ chức tốt hoạt động giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn tới các khu công nghiệp trong nước cũng như xuất khẩu lao động ra làm việc ở nước ngoài. 4.2.2.5 Đẩy mạnh việc xây dựng các HTX sản xuất và dịch vụ trong nông thôn Xây dựng và phát triển các HTX trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế ở nông thôn là một đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Việc xây dựng các HTX giúp cho các hộ nông dân sử dụng tư liệu sản xuất hiệu quả hơn, có thế mạnh hơn trên thị trường trong việc cung ứng các yếu tố đầu vào cũng như tiêu thụ các sản phẩm đầu ra. Để các HTX phát triển có hiệu quả cần có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước. 127 Một là, Nhà nước cần hỗ trợ các HTX về đào tạo nguồn nhân lực. Hợp tác xã muốn phát triển phải có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, có khả năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách khoa học. Có khả năng đoàn kết xã viên thành một tập thể thống nhất, phân công lao động hợp lý. Muốn vậy nhà nước cần hỗ trợ HTX trong việc đào tạo cán bộ. Ngoài đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, các cấp chính quyền cũng như các cơ quan chức năng cũng cần quan tâm tuyên truyền bồi dưỡng nông dân những kiến thức cơ bản về HTX. Việc bồi dưỡng như vậy giúp người nông dân hiểu được lợi ích của việc tham gia hợp tác xã, từ đó họ tự nguyện và có trách nhiệm trong việc tham gia HTX. Hai là, Nhà nước cần ưu đãi các hợp tác xã về vốn đầu tư. HTX là tổ chức kinh tế tập thể của nông dân nên luôn thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Để tạo điều kiện cho các hợp tác xã, nhà nước cần có chính sách cho các hợp tác xã vay vốn ưu đãi đầu tư phát triển. Ba là, Nhà nước giúp đỡ các hợp tác xã nắm bắt những thông tin thị trường và tiêu thụ nông sản với giá cả ổn định và có lợi. 4.2.2.6 Từng bước thực hiện sự liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa doanh nghiệp và hộ nông dân Thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa doanh nghiệp và hộ nông dân nhằm hình thành chuỗi giá trị liên tục từ cung cấp các yếu tố đầu vào, tổ chức các khâu trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hình thành chuỗi giá trị như vậy sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạn chế rủi ro đặc biệt là rủi ro về thị trường. Doanh nghiệp có thế mạnh hơn hộ nông dân về vốn, kỹ thuật và khả năng nắm bắt thị trường, cả thị trường các yếu tố đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp có thể cung cấp giống, phân bón có chất lượng cao cho nông dân, hướng dẫn họ kỹ thuật sản xuất và giúp họ bao tiêu sản phẩm. Sự liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp làm cả hai bên đều có lợi, sản xuất 128 kinh doanh ổn định và hiệu quả, đặc biệt nông dân không bị ép giá dẫn đến hiện tượng được mùa mất giá từ đó thu nhập của nông dân ổn định hơn. Ở nước ta mô hình liên kết này cũng đang phát triển mạnh và có hiệu quả thiết thực như sự liên kết giữa Công ty Sữa Mộc Châu với các hộ chăn nuôi bò sữa, sự liên kết giữa Công ty Binh đoàn 15 với các hộ người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong trồng và chăm sóc cà phê, cao su. Một số doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ ở Bắc Ninh cũng có liên kết với các hộ có nghề mộc rất hiệu quả. Hộ nông dân sản xuất một số công đoạn nhất định sau đó giao cho doanh nghiệp, các công đoạn cần trình độ tinh xảo hơn thì doanh nghiệp có đội ngũ thợ lành nghề thực hiện. Mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp với hộ gia đình vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp (tiết kiệm đầu tư nhà xưởng và thời gian thu mua nguyên liệu) vừa tạo việc làm và tăng thu nhập cho các hộ nông dân 4.2.2.7 Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ 18 đã chỉ rõ: “Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 2% trở lên” [52] Qua phân tích số liệu điều tra cho thấy các hộ nghèo có tỷ suất sử dụng thời gian lao động rất thấp. Những lý do nghèo đói thường là thiếu đất canh tác, không có các hoạt động phi nông nghiệp, trình độ văn hóa thấp dẫn đến khả năng quản lý kém, kết hợp một số rủi ro khácViệc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn xóa đói giảm nghèo là hết sức quan trọng đi liền với công tác khuyến nông, đào tạo kỹ thuật cũng như khả năng quản lý cho hộ nghèo. Xóa đói giảm nghèo có tác động lâu dài đến phát triển kinh tế xã hội nói chung, nghèo đói dẫn đến mức sống thấp về cả vật chất và tinh thần dẫn đến chất lượng lao động thấp, chất lượng lao động thấp lại dẫn đến năng suất lao động thấp, năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập thấp và nghèo đói. Cần phải phá vỡ cái vòng luẩn quẩn ấy. Nghèo đói còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thế hệ tương lai của cả một dân tộc từ đó ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của xã hội: “Sự suy dinh dưỡng trầm trọng và những tình trạng nghèo khổ khác mà trẻ em phải chịu đựng một thời gian khá lâu trong những năm đầu đời có thể 129 dẫn tới những hậu quả lâu dài đối với sự phát triển trí tuệ của chúng khi lớn lên” [31] Do đó xóa bỏ đói nghèo không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội. Để xóa đói giảm nghèo cần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn xóa đói giảm nghèo kết hợp chặt chẽ với công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật, cầm tay chỉ việc. Điều kiện hết sức quan trọng là phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm. Như Lênin đã nói: Điện đi đến đâu văn minh đi đến đó. Nhưng cũng có một khó khăn rất lớn đối với công tác xóa đói giảm nghèo là tính bảo thủ của người nông dân. Do đó việc phát triển giáo dục và dạy nghề trong nông thôn rất quan trọng làm thay đổi dần nếp nghĩ của người nông dân. 4.2.2.8 Phát triển nông thôn toàn diện Phát triển nông thôn toàn diện bao gồm cả kinh tế, văn hóa giáo dục, trật tự an toàn xã hội có vai có vai trò to lớn trong giải quyết việc làm nhằm tăng thu nhập của hộ nông dân. Phát triển kinh tế nông thôn có hiệu quả, nâng cao thu nhập của dân cư là điều kiện tiên quyết để phát triển mạnh văn hóa và giáo dục, trên cơ sở đó từng bước hình thành lực lượng lao động có chất lượng ngày càng cao. Đây là nhân tố có vai trò quyết định sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn trong tương lai. Trong nông thô hiện nay, vấn đề bảo đảm trật tự an toàn xã hội có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm nhằm tăng thu nhập của hộ nông dân. Khi vấn đề an ninh sản xuất không được bảo đảm thì phát triển kinh tế nông thôn rất khó khăn. Thực tế ở Thái Nguyên, an ninh sản xuất ảnh hưởng quan trọng đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi vì rất khó bảo vệ. Phát triển nông thôn toàn diện là cơ sở quan trọng để giải quyết việc làm nhằm tăng thu nhập của hộ nông dân. 4.2.3 Một số giải pháp riêng cho mỗi vùng Những giải pháp trên là những giải pháp chung cho toàn tỉnh, tuy nhiên mỗi vùng lại có những điểm khác nhau nhất định về điều kiện tự nhiên, kinh tế 130 và xã hội, do vậy mỗi vùng sẽ có những giải pháp được ưu tiên hơn so với các giải pháp khác để phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng mình. 4.2.3.1 Đối với các huyện miền núi phía Bắc Một là, đầu tư phát triển du lịch cộng đồng Một số tỉnh đã có sự phát triển du lịch cộng đồng khá hiệu quả như Sơn La, Lào cai, Ninh BìnhViệc phát triển du lịch cộng đồng là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội nông thôn. Thái Nguyên có tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là các huyện phía Bắc như Định Hóa, Phú Lương, Võ NhaiVì vậy, cần học tập kinh nghiệm tổ chức phát triển du lịch cộng đồng của các tỉnh bạn. Định Hóa có ưu thế đặc biệt về phát triển du lịch, ngoài các điều kiện thuận lợi như có cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, văn hóa đa dạng của các dân tộc vùng cao, người dân thân thiện và hiếu khách, Định Hóa còn có một hệ thống các di tích lịch sử thuộc vùng ATK ghi dấu một thời đấu tranh giải phóng của dân tộc. Những người dân ở tỉnh xa khi có dịp đến Thái Nguyên đều muốn đến thăm ATK Định Hóa và thắp nén hương nơi nhà tưởng niệm Bác Hồ. Các huyện Phú Lương, Võ Nhai có phong cảnh núi đá vôi rất đẹp, Võ Nhai có những thắng cảnh như thung lũng Tràng Xá, Hang Phượng Hoàng, khu Thần sa là những nơi lý tưởng phát triển du lịch sinh thái kết hợp du lịch mạo hiểm như leo núi, nhảy dù trên núi Phú Lương với những dãy núi đá hùng vĩ, con sông Cầu thơ mộng chảy qua, có thể xây dựng tua du lịch dọc Sông Cầu rất hấp dẫn. Phát triển du lịch sẽ góp phần nâng cao thu nhập cũng như trình độ văn hóa của nhân dân. Hai là, phát triển các loại vật nuôi đặc sản. Khi kinh tế xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người về những sản phẩm chất lượng cao ngày càng lớn. Nắm bắt được xu hướng đó, nông dân một số tỉnh đã đẩy mạnh phát triển các loại vật nuôi đặc sản như nuôi dê núi, nuôi nhím ở Ninh Bình, nuôi ba ba ở Hưng Yên và Hải Dương, nuôi kỳ đà, tắc kè, thằn lằn ở Quảng Ninh và còn nhiều nơi khác nữa. Thái Nguyên có điều kiện 131 rất thuận lợi phát triển tất cả các loài vật nuôi đặc sản đó. Học nuôi dê trên núi đá của nông dân Ninh Bình là điều cần làm và nông dân Thái Nguyên có thể làm được. Điều kiện ở Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai,, có điều kiện núi đá rất thuận lợi cho phát triển nuôi dê núi, các loài khác như Kỳ đà, Tắc kè, Dúi cũng vậy, thậm chí chúng còn sống nhiều trong tự nhiên hoang dã nhưng người dân chủ yếu chỉ biết săn bắn mà chưa có kế hoạch chăn nuôi và phát triển các loài vật đó. Việc phát triển các loài đặc sản như vậy ngoài tác dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập cao cho nông dân còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, thay đổi thói quen khai thác tự nhiên mang tính tự phát của người dân. Ba là, phát triển mạnh các loại cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm. Do điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu thời tiết nên vùng miền Núi phía Bắc của tỉnh rất thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm. Đặc biệt vùng này có diện tích chè lớn, cần áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng chè búp tươi, trên cơ sở đó phát triển công nghiệp chế biến hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm chè có khả năng cạnh tranh trên thế giới. Vùng phía Bắc của tỉnh cũng phù hợp với nhiều loại cây ăn quả lâu năm như na, hồngNhững năm gần đây Võ Nhai đã phát triển cây na cho năng suất và chất lượng tốt. Ngoài ra vùng này còn có thế mạnh rất lớn đối với phát triển các loại cây dược liệu, đây là những loại cây rất phù hợp với vùng miền núi về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và cho hiệu quả kinh tế cao. 4.2.3.2 Đối với các huyện trung du phía Nam Một là, phát triển mạnh và đa dạng các loại cây ngắn ngày dựa trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất hợp lý và áp dụng kỹ thuật tiên tiến. Vùng phía Nam của tỉnh có mật độ dân cư cao, người dân phần lớn có quê gốc ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng nên có trình độ thâm canh cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao nếu có sự đầu tư vốn và kỹ thuật hợp lý. 132 Phát huy lợi thế của vùng, vùng phía Nam địa hình bằng phẳng, có lợi thế về sản xuất cây ngắn ngày, được coi là vùng có vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh lương thực của tỉnh. Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 18 của BCH Đảng bộ huyện Phú Bình đã khẳng định: “Sản lượng lương thực duy trì ở mức cao hơn bình quân chung của tỉnh” [24] . Ngoài cây lương thực, vùng phía Nam còn có thế mạnh về các loại cây rau mầu khác với chủng loại rất phong phú, những thế mạnh này cần phát huy có hiệu quả. Hai là, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm và thủy sản. Có thế mạnh về sản xuất lương thực thì có thế mạnh về chăn nuôi, do đó vùng này cần phát triển mạnh chăn nuôi lợn, gia cầm và thủy sản. Vùng phía Nam có thế mạnh về lúa và hoa mầu nên vùng này thuận lợi trong phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm. Đây cũng là vùng có nhiều diện tích mặt nước chưa sử dụng hiệu quả, người dân chủ yếu nuôi cá theo hình thức tự nhiên nên hiệu quả kinh tế không cao. Để phát triển mạnh chăn nuôi trên địa bàn, nhà nước cần có chính sách làm ổn định giá sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuội lợn. Ba là, ưu tiên đầu tư phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn. Vùng phía Nam của tỉnh giáp với các tỉnh có các ngành nghề truyền thống phát triển như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và người dân có nhiều quan hệ gần gũi với người dân các tỉnh này vì là người gốc ở các tỉnh đó di cư lên. Những mối quan hệ gần gũi như vậy tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng nghề từ các tỉnh đó. Thuận lợi trên cùng với chính sách ưu tiên khuyến khích của địa phương sẽ thúc đẩy các ngành phi nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Phát triển các ngành phi nông nghiệp còn có ý nghĩa rất lớn với vùng phía Nam vì vùng này mật độ dân số rất cao, nếu không xóa bỏ được tỉnh chất sản xuất thuần nông thì không thể giải quyết được vấn đề việc làm và thu nhập của người dân nông thôn. Trên đây là một số quan điểm, định hướng và giải pháp giải quyết việc làm nhằm tăng thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, hy vọng trong thời gian tới các cấp chính quyền, các ngành chức năng của tỉnh và các hộ 133 nông dân tham khảo và áp dụng vào thực tế góp phần phát triển kinh tế nông thôn Thái Nguyên hiệu quả và bền vững. 134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Lao động là hoạt động có ích của con người nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Như vậy, hoạt động lao động chỉ diễn ra khi có sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất và chỉ được công nhận là hoạt động lao động khi đó là hoạt động có ích (tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội). Dựa trên quan điểm đó, để đưa ra một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm nhằm tăng thu nhập của hộ nông dân, đề tài tập trung phân tích cụ thể ba vấn đề cơ bản trên địa bản nông thôn tỉnh Thái Nguyên là lực lượng lao động của hộ, việc làm của hộ và thu nhập của hộ nông dân ba vấn đề này có mối quan hệ biện chứng hữu cơ không thể tách rời. Lao động nông thôn Thái Nguyên được phân bố rất mất cân đối. Lao động nông thôn chiếm hơn 70% lực lượng lao động toàn tỉnh. Sự phân bố lao động vào các ngành cũng chênh lệch lớn, thời gian lao động cho sản xuất nông nghiệp chiếm rất lớn, trong khi lao động dành cho các ngành phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, dẫn đến thiếu việc làm và thu nhập thấp của các hộ nông dân. Lao động của tỉnh Thái Nguyên có trình độ văn hóa và chuyên môn cao hơn mức bình quân của cả nước. Chất lượng nguồn lao động có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nhìn rõ vai trò đó lãnh đạo tỉnh đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, quan tâm đến công tác khuyến nông và nhiều giải pháp khác. Tuy nhiên, các hoạt động khuyến nông và đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Muốn nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn, tỉnh Thái Nguyên cần các biện pháp đồng bộ từ đào tạo cho đến chuyển giao khoa học kỹ thuật đến người lao động một cách hiệu quả. Lao động nông thôn Thái Nguyên thiếu việc làm khá gay gắt, đặc biệt là vùng phía Nam của tỉnh. Vùng phía Nam có mật độ dân cư rất cao trong khi các ngành phi nông nghiệp kém phát triển nên hiện tượng thiếu việc làm là phổ biến. Nguyên nhân của hiện tượng thiếu việc làm chủ yếu là do cơ cấu kinh tế lạc hậu 135 mang nặng tính thuần nông, người nông dân thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp Thiếu việc làm cùng với cơ cấu kinh tế lạc hậu sẽ dẫn đến thu nhập thấp. Sự chênh lệch thu nhập của dân cư nông thôn với dân cư thành thị cũng khá lớn. Thu nhập của người dân nông thôn Thái Nguyên chỉ hơn 50% so với dân cư thành thị. Việc có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa thành thị và nông thôn cần từng bước được khắc phục vì vấn đề này sẽ gây ra những hậu quả bất lợi về kinh tế xã hội như hiện tượng di chuyển lao động tự do, các hiện tượng tiêu cực gia tăng Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động nông thôn Thái Nguyên, các nhân tố này gồm các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan. Các nhân tố chủ quan như tính năng động của người lao động trong tìm tòi học hỏi kiến thức mới để áp dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh. Tính ỷ lại, tâm lý sản xuất nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn lao động. Các nhân tố khách quan tác động đến chất lượng nguồn lao động nông thôn là những chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn của Nhà nước, chất lượng hệ thống đào tạo nguồn lao động, hiệu quả của công tác khuyến nông Các nhân tố mang tính khách quan này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của nguồn lao động nông thôn. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động nông thôn. Có một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc làm của lao động nông thôn như trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của người lao động, cơ cấu kinh tế nông thôn, hướng sản xuất của hộ, lượng vốn mà các hộ nông dân có khả năng đầu tư, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ và các nguồn tài nguyên khác... Một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập của lao động nông thôn là số lao động của hộ, số ngày công lao động của hộ, lượng vốn đầu tư của hộ, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ, trình độ văn hóa của chủ hộ, thành phần dân tộc của chủ hộ. Những nhân tố rất quan trọng là lao động, vốn, đất đai và trình độ văn hóa của người lao động có ảnh hưởng mang tính quyết định đến thu nhập của lao động nông thông Thái Nguyên. 136 Việc đưa ra những giải pháp giải quyết việc làm phải dựa trên những quan điểm và định hướng rõ ràng. Một số quan điểm cơ bản như nhà nước và nhân dân cùng làm. Giải quyết việc làm nhằm tăng thu nhập của hộ nông dân phải được xác định là trách nhiệm của cả nhà nước, bản thân người nông dân và toàn xã hội. Quan điểm tiếp theo rất quan trọng là giải quyết việc làm gắn với sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Giải quyết việc làm phải gắn với hiệu quả kinh tế và phát triển nông thôn toàn diện. Giải quyết việc làm phải dựa vào một số định hướng cơ bản như cần ưu tiên phát triển nguồn lao động nông thôn, thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh phân công lao động trong nông thônTrên cơ sở những quan điểm và định hướng như trên, đề tài đã đưa ra một số giải pháp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn như sau: Một là, các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn. Các giải pháp cụ thể như cần linh hoạt sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cho đào tạo lao động nông thôn, đầu tư nâng cấp các cơ sở dậy nghề, nghiên cứu cụ thể nhu cầu học nghề của lao động nông thôn từ đó có hướng đào tạo phù hợp, coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông, tăng cường cán bộ có trình độ về làm việc ở nông thôn, quan tâm bồi dưỡng đạo đức tác phong nghề nghiệp cho lao động nông thônNgười lao động là chủ thể của mọi hoạt động lao động do vậy đào tạo người lao động sẽ tạo cho họ khả năng tạo việc làm, nâng cao hiệu quả làm việc. Do đó công tác đào tạo người lao động nông thôn là giải pháp hết sức quan trọng trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho chính họ. Hai là, các giải pháp giải quyết việc làm cho hộ nông dân. Để giải quyết việc làm cho hộ nông dân có hiệu quả cần có những giải pháp đồng bộ như đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp và nông thôn. Nhà nước cần giúp nông dân vay vốn thuận lợi hơn, kết hợp cho vay vốn với công tác khuyến nông để nông dân có khả năng sử dụng vốn vay có hiệu quả, có kế 137 hoạch sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên hợp lý, có kế hoạch đưa lao động đi làm việc ở các khu công nghiệp trong nước cũng như lao động ở nước ngoài, đẩy mạnh việc xây dựng các HTX sản xuất và dịch vụ trong nông thôn, thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông dân. Thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu được nêu trên sẽ góp phần giải quyết việc làm có hiệu quả cho lao động nông dân. 2 Kiến nghị Đối với hộ nông dân, trước hết mỗi hộ nông dân cần tích cực chủ động trong việc tìm hiểu, học tập các kiến thức khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt thì trình độ khoa học kỹ thuật là yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh vì chỉ có khoa học kỹ thuật mới giúp nông dân tạo ra sản phẩm có năng suất và chất lượng cao. Các hộ nông dân cần có kế hoạch phát triển sản xuất cụ thể và khoa học với từng hoạt động sản xuất kinh doanh nhất định, thực hiện chủ động hợp tác với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các hộ nông dân tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp còn là điều kiện quan trọng để phát triển các ngành phi nông nghiệp, tận dụng thời gian lao động và tăng thu nhập. Đặc biệt, để phát triển nông dân phải giữ chữ tín trong kinh doanh, thực hiện nghiêm túc hợp đồng kinh tế, không tự phá vỡ hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm như hợp đồng đã cam kết. Chủ động phòng chống rủi ro như thiên tai, dịch bệnhtránh những hoạt động nguy hại khi có dịch bệnh gia súc gia cầm như bán chạy, vứt xác gia súc gia cầm chết ra sông, suối sẽ làm cho dịch bùng phát khó kiểm soát. Đối với các cơ quan khuyến nông, cần đẩy mạnh và nâng cao không ngừng hiệu quả của các hoạt động khuyến nông. Cán bộ khuyến nông cần sâu sát thực tiễn sản xuất của hộ nông dân nhiều hơn, giúp nông dân xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đặc biệt đối với các hộ nghèo, cán bộ khuyến nông cần giúp họ hướng đầu tư và phương pháp đầu tư hợp lý để họ biết cách sử dụng vốn vay có hiệu quả. 138 Đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng phải xác định, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn là trách nhiệm của cả xã hội trong đó các doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng. Trong sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân, có trách nhiệm và lợi ích của cả hai bên, có lợi cho nông dân và cả cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp giúp nông dân kỹ thuật sản xuất, giống cây trồng và con gia súc mới, cung cấp cho hộ nông dân đầu vào của quá trình sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm làm ra. Đối với tỉnh, cần có kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân hợp lý, ưu tiên đầu tư vốn ngân sách cho công tác đào tạo nghề, tăng cường xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở dậy nghề ở các địa phương, đặc biệt là ở tuyến huyện. Các cơ sở dạy nghề ở tuyến huyện có vai trò quan trọng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn vì do khó khăn về thời gian, về kinh phí mà lao động nông thôn hạn chế khả năng đi học xa nhà. Các trung tâm tuyến huyện giúp nông dân tham gia học tiện lợi hơn. Chính quyền các cấp quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là giao thông và thủy lợi. Giao thông là cơ sở quan trọng để phát triển nông thôn toàn diện cả về kinh tế văn hóa và xã hội. Chính quyền các cấp cần có những chính sách khuyến khích phát triển các ngành phi nông nghiệp, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý. Chính sách phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề của tỉnh Vĩnh Phúc là rất tích cực có thể nghiên cứu và áp dụng một cách phù hợp với điều kiện của Thái Nguyên. Về chính sách tín dụng cần tạo điều kiện cho nông dân vay vốn thuận lợi kết hợp cho vay vốn với chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn nông dân những kiến thức quản lý cơ bản để nông dân có khả năng sử dụng đồng vốn hiệu quả. Chính quyền các cấp cùng các cơ quan chức năng quan tâm nghiên cứu thị trường có những biện pháp điều tiết thị trường hiệu quả giúp nông dân giảm bớt thiệt hại do thị trường không ổn định. Chính quyền các cấp cùng với các đoàn thể địa phương quan tâm tổ chức tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự trong nông thôn, xây dựng nếp 139 sống văn hóa mới trong nông thôn, làm được như vậy thì vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của lao động nông thôn sẽ được giải quyết ngày càng hiệu quả, kinh tế xã hội nông thôn sẽ phát triển ngày càng hiệu quả hơn. 140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đồng Văn Tuấn, Giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Mã số B2010- TN05- 03. 2. Đồng Văn Tuấn, Hà Thị Anh, "Đề án 1956 tại Thái Nguyên - giải pháp có hiệu quả tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn Thái Nguyên". Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Thái Nguyên. 3. Đồng Văn Tuấn, Hà Thị Anh, "Phân công lao động hợp lý là giải pháp quan trọng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Thái Nguyên". Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Thái Nguyên. 141 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quảng An (2016), Đồng bộ trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, truy cập ngày 06 tháng 7 năm 2016 tại: giai-quyet-viec-lam-cho-lao-dong-nong-thon-2309484/ 2. Nguyễn Việt Anh, Trần Thị Thu Thủy, Nguyễn Xuân Khoát (2010), "Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân có vốn vay ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình". Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 62. 3. Bách khoa toàn thư mở Wi.Wikipedia, Malaysia, Truy cập ngày 05 tháng 7 năm 2016 từ https://Vi.Wikipedia.org/Wiki/Malaysia. 4. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Nông thôn Việt Nam, truy cập ngày 07 tháng 7 năm 2016 tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3% B4ng_th%C3%B4n_Vi%E1%BB%87t_Nam. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia HN. 6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Viện Khoa học lao động và xã hội (2009), Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam. 7. Bộ luật Lao động và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2006 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 8. Todd G. Buchholz (2008), Ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối, NXB Tri thức HN. 9. Trần Xuân Cầu (2002), Giáo trình Phân tích lao động xã hội - NXB Lao động-xã hội, Hà Nội. 10. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân HN. 11. Cục Thống kê Thái Nguyên (2016), Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2015. 12. Hoàng Kim Cúc (2001): “Thực trạng và một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn”. Tạp chí Lao động và Xã hội, số 182/2001(12) 142 13. Mai Ngọc Cường (1999), Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê HN. 14. Vũ Cao Đàm (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, HN. 15. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, HN. 16. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự (1997), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp HN. 17. Phạm Vân Đình (1998), Phát triển xí nghiệp hương trấn ở Trung Quốc, NXB Nông Nghiệp HN. 18. Nguyễn Thị Đông (2014), "Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tạo việc làm cho người lao động ở Phú Yên". Tạp chí Nghiên cứu và trao đổi-Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM. 19. Nguyễn Thúy Hà (2013), “Chính sách việc làm- Thực trạng và giải pháp”, Truy cập ngày 30/6/2016 tại: vn/wephp? Sourceid. 20. Triệu Đức Hạnh (2012), Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ-Đại học Kinh tế Quốc dân HN. 21. Phạm Văn Hiếu(2015), Việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận án Tiến sĩ của Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 22. Hội đồng lý luận Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình kinh tế học chính trị Mác Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia HN. 23. Bùi Trung Hưng, Vận dụng phương pháp chọn mẫu, xây dựng bảng hỏi và điều tra trong nghiên cứu khoa học xã hội, truy cập ngày 23/3/2012 tại : 143 24. Huyện ủy Phú Bình, Nghị quyết hội nghị lần thứ 18, BCH đảng bộ huyện khóa XXV. 25. Phùng Thị Hồng Hà (2000), Những giải pháp chủ yếu để tạo việc làm và tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn tỉnh Quảng Trị, Luận án tiến sĩ- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân HN 26. Phạm Thị Thu Hằng (2002), Tạo việc làm tốt bằng các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ, NXB Chính trị quốc gia HN. 27. Trương Thị Hiền, Vai trò của vốn sản xuất và vốn đầu tư trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016, tại od.wikidot.com/vai-tro-c-a-v-n-s-n-xu-t-va-v-n-d-u-t. 28. Nguyễn Thị Lan Hương (2002), Thị trường lao động Việt Nam-Định hướng và phát triển, NXB LĐXH Hà Nội. 29. Thương Huyền, Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Những “nút thắt” cần tháo gỡ, truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2016 tại nong-thon-nhung-nut-that-can-thao-go.html 30. Dương Trung Kiên, Thái Nguyên tổng kết công tác khuyến nông năm 2014, Truy cập ngày 04 tháng 02 năm 2015 tại: thong- tin- huan- luyen/thai- nguyen- tong- ket-- cong- tac -khuyen- nong- nam 2014. 31. Khoa học. TV, “Tuổi thơ sống trong nghèo khó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ”, truy cập ngày 07 tháng 7 năm 2016 tại tho-song-trong-ngheo-kho-se-anh-huong-toi-su-phat-trien-tri-tue-5977 32. Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Văn Hướng (2015), "Ảnh hưởng của nguồn lực đến thu nhập của nông hộ tỉnh Thanh Hóa: Nghiên cứu điển hình ở huyện Thọ Xuân và Hà Trung", Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 13, số 6. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 144 33. Cù Chí Lợi, Nguyễn Chiến Thắng, Đỗ Hùng Cường (2008), Việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam trong những năm đổi mới, Hội thảo ASIAN. 34. N. Gregory Mankin (1997), Kinh tế vĩ mô, NXB Thống kê HN. 35. Nguyễn Đình Nam, Lê Nghiêm, Lê Đình Thắng, Nguyễn Hữu Tiến (1995), Kinh tế phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp HN. 36. Hoàng Thảo Nguyên (2015), Cây chè Thái Nguyên khẳng định vị thế cây đặc sản làm giàu, truy cập ngày 07 tháng 7 năm 2016 tại: dac-san-lam-giau. 37. Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), "Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng bằng Sông Cửu Long", Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 38. Chu Tiến Quang (2001), Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải pháp, NXB Nông nghiệp HN. 39. Paul Samuelson (1989), Kinh tế học, tập II, NXB Chính trị quốc gia, HN. 40. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thái Nguyên (2011), Báo cáo lao động và việc làm khu vực nông thôn năm 2011 41. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thái Nguyên (2014), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, tỉnh Thái Nguyên. 42. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa(2016), “Kết quả thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2015 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg”, truy cập ngày 06 tháng 7 năm 2016 tại day-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-3juxmm.aspx 43. Thái Ngọc Thịnh (2003), “Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh” Luận án tiến sĩ của trường Đại học Nông nghiệp I HN 145 44. Trần Chí Thiện (2013), Giáo trình nguyên lý thống kê, NXB Thống kê, HN. 45. Phan Huy Thông, Đề án đổi mới công tác khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, truy cập ngày 07 tháng 7 năm 2016 tại 46. Thông tấn xã Việt Nam, Vĩnh Phúc: Nỗ lực đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, truy cập ngày 06 tháng 7 năm 2016 tại: lam-cho-nguoi-lao-dong-20151101020244961.htm 47. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án, “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2009. 48. Nguyễn Lệ Thủy và Lê Kim Anh (2011), "Nhận thức về phát triển bền vững - Một số vấn đề đặt ra". Tạp chí Phát triển bền vững vùng, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Số 01. 49. Thư viện học liệu mở Việt Nam, “Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016, tại https://voer.edu.vn/m/ co-cau-kinh-te-va-chuyen-dich-co-cau-kinh-te/58a5e444. 50. Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), “Các khái niệm cơ bản liên quan đến nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở nông thôn”, truy cập ngày 07 tháng 7 năm 2016, tại https://voer.edu.vn/m/cac-khai-niem- co-ban-lien-quan-den-nguon-lao-dong-va-su-dung-nguon-lao-dong-o- nong-thon/b592cf68 51. Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), Một số khái niệm cơ bản về lao động và việc làm, truy cập ngày 07 tháng 7 năm 2016 tại https://voer.edu.vn/m/mot-so-khai-niem-co-ban-ve-lao-dong-va-viec- lam/2c47d9b6 146 52. Tỉnh ủy Thái Nguyên, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII. 53. Michael P. Todaro (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba, NXB Giáo dục HN. 54. Tác giả Khánh Toàn (2016), Nỗ lực dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, Truy cập ngày 06 /5 / 2017 tại: D=33464 55. Trung tâm dịch vụ Việc làm- Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang, Báo cáo công tác lao động việc làm, đào tạo nghề năm 2011. 56. UBND huyện Định Hóa, Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông sau một năm kiện toàn hệ thống khuyến nông đến cấp xã, Ngày 06/8/2014. 57. UBND tỉnh Thái Nguyên (2004), Thực trạng lao động - việc làm tỉnh Thái Nguyên 2004. 58. UBND tỉnh Thái Nguyên, Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2011, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 59. UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), “Về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề và Giải quyết việc làm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015”, Quyết định số 2461/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2011. 60. UBND tỉnh Thái Nguyên, Đề án quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2020, ngày 21/9/2012. 61. Nguyễn Cao Văn (2012), Lý thuyết xác suất và thống kê toán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân HN 62. Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin-Tư liệu, Vai trò của lương và thu nhập như là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, truy cập ngày 07 tháng 7 năm 2016 tại: 147 0b29e7bde283f8bbce8&ich_s_t_a_r_t=0&ich_e_n_d=0&ich_k_e_y=164 5078907750763402443&ich 63. Robert Wade (2005), Điều tiết thị trường- lý thuyết kinh tế và vai trò của chính phủ trong công nghiệp hóa ở Đông Á, NXB Chính trị Quốc gia HN. 64. Giancardo Canzanelli(2001), Overview and learned lessons on Local Economic Development, Human Development and Decent Work. Truy cập ngày 06 tháng 5 năm 2017 tại: 148 PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN STT phiếu: Năm điều tra: Huyện: Xã: Thôn: Loại hộ: Khá: Trung bình: Nghèo: Hướng sản xuất của hộ: Thuần nông: Kiêm ngành nghề: Phi NN: Tên chủ hộ: Năm sinh: Giới tính: Dân tộc: Trình độ VH: Trình độ CM: Nghề nghiệp: Số ngày làm thuê/năm: Tiền công: nghìn đ/ngày 1. Lao động trong hộ: 1.1 Lao động thứ nhất: Năm sinh: Giới tính: Văn hóa: Trình độ chuyên môn: Ngành nghề: Số ngày làm thuê: Tiền công nghìn đ/ngày: 1.2 Lao động thứ hai: Năm sinh: Giới tính: Văn hóa: Trình độ chuyên môn: Ngành nghề: Số ngày làm thuê: Tiền công nghìn đ/ngày: 1.3 Lao động thứ ba: Năm sinh: Giới tính: Văn hóa: Trình độ chuyên môn: Ngành nghề: Số ngày làm thuê: Tiền công nghìn đ/ngày: 1.4 Lao động thứ tư: Năm sinh: Giới tính: Văn hóa: Trình độ chuyên môn: Ngành nghề: Số ngày làm thuê: Tiền công nghìn đ/ngày: 2. Người ngoài tuổi lao động 2.1 Người thứ nhất: năm sinh : Giới tính: 2.2 Người thứ hai: năm sinh : Giới tính: 2.3 Người thứ ba: năm sinh : Giới tính: 149 2.4 Người thứ tư: năm sinh : Giới tính: 3 Nguồn thông tin: Ti vi: có không Đài: có không Có nghe chương trình khuyến nông: có không Có xem chương trình khuyến nông: có không Đọc báo và các tạp chí chuyên ngành: có không Tham gia các lớp tập huấn: có không Tiếp cận với các ấn phẩm khuyến nông: có không Quan hệ kinh tế với ngoài huyện: có không Có máy điện thoại: có không 4 Tình hình sản xuất 4.1 Sản xuất cây hàng năm Diện tích đất canh tác.sào 4.1.1 Cây lúa 4.1.1.1 Lúa chiêm xuân Diện tích: ..sào. Năng suất: ..tạ/sào. Sản lượng: ..tạ Đơn giá lúa:..000đ/kg Thành tiền.000.đ Chi phí: Đạm ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ Lân ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ kali ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ Chi phí khác: 000đ Tổng chi phí/sào: .000đ Tổng chi cho lúa chiêm xuân.000đ Số ngày lao động/sào..ngày-người Tổng ngày lao động cho lúa chiêm xuân..,ngày-người 4.1.1.2 Lúa hè thu Diện tích: ..sào. Năng suất: ..tạ/sào. Sản lượng: ..tạ Đơn giá lúa: ....000đ/kg Thành tiền.000.đ Chi phí: Đạm ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ 150 Lân ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ kali ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ Chi phí khác: 000đ Tổng chi phí/sào: .000đ Tổng chi cho lúa hè thu.000đ Số ngày lao động/sào..ngày-người Tổng ngày lao động cho lúa hè thu..,ngày-người 4.1.1.3 Lúa mùa Diện tích: ..sào. Năng suất: ..tạ/sào. Sản lượng: ..tạ Đơn giá lúa: ..000đ/kg Thành tiền.000.đ Chi phí: Đạm ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ Lân ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ kali ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ Chi phí khác: 000đ Tổng chi phí/sào: .000đ Tổng chi cho lúa mùa.000đ Số ngày lao động/sào..ngày-người Tổng ngày lao động cho lúa mùa..,ngày-người 4.1.2 Cây hàng năm khác 4.1.2.1 Cây thứ nhất(ghi rõ loại cây gì?) Diện tích: ..sào. Năng suất: ..tạ/sào. Sản lượng: ..tạ Đơn giá lúa: ..000đ/kg Thành tiền.000.đ Chi phí: Đạm ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ Lân ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ kali ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ Chi phí khác: 000đ Tổng chi phí/sào: .000đ Tổng chi..đ Số ngày lao động/sào..ngày-người Tổng ngày lao động cho cây thứ nhất..,ngày-người 4.1.2.2 Cây thứ hai (ghi rõ loại cây gì) Diện tích: ..sào. Năng suất: ..tạ/sào. Sản lượng: ..tạ Đơn giá lúa: ..000đ/kg Thành tiền.000.đ 151 Chi phí: Đạm ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ Lân ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ kali ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ Chi phí khác: 000đ Tổng chi phí/sào: .000đ Tổng chi..đ Số ngày lao động/sào..ngày-người Tổng ngày lao động cho cây thứ hai..,ngày-người 4.1.2.3 cây thứ ba(ghi rõ loại cây gì?) Diện tích: ..sào. Năng suất: ..tạ/sào. Sản lượng: ..tạ Đơn giá lúa: ..000đ/kg Thành tiền.000.đ Chi phí: Đạm ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ Lân ..kg/sào. Đơn giá...000đ/kg. Thành tiền.000đ kali ..kg/sào. Đơn giá..000đ/kg. Thành tiền.000đ Chi phí khác: 000đ Tổng chi phí/sào: .000đ Tổng chi..đ Số ngày lao động/sào..ngày-người Tổng ngày lao động cho cây thứ ba..,ngày-người 4.2 Cây lâu năm Tổng diện tích đất trồng cây lâu nămsào 4.2.1 Loại cây thứ nhất(ghi rõ loại cây) Diện tíchsào. Năng suất..tạ/sào Sản lượngtạ Đơn giá000đ/kg. Thành tiền000đ Chi phí..000đ/sào Tổng chi..đ Số ngày lao động/sào.ngày-người Tổng ngày lao động cho cây thứ nhất..,ngày-người 4.2.2 Loại cây thứ hai (ghi rõ loại cây) Diện tíchsào. Năng suất..tạ/sào Sản lượngtạ Đơn giá000đ/kg. Thành tiền000đ Chi phí..000đ/sào Tổng chi..đ 152 Số ngày lao động/sào.ngày-người Tổng ngày lao động cho cây thứ hai..,ngày-người 4.2.3 Loại cây thứ ba (ghi rõ loại cây) Diện tíchsào. Năng suất..tạ/sào Sản lượngtạ Đơn giá000đ/kg. Thành tiền000đ Chi phí..000đ/sào Tổng chi..đ Số ngày lao động/sào.ngày-người Tổng ngày lao động cho cây thứ ba..,ngày-người 4.2.1 Loại cây thứ tư(ghi rõ loại cây) Diện tíchsào. Năng suất..tạ/sào Sản lượngtạ Đơn giá000đ/kg. Thành tiền000đ Chi phí..000đ/sào Tổng chi..đ Số ngày lao động/sào.ngày-người Tổng ngày lao động cho cây thứ tư..,ngày-người 5 Chăn nuôi 5.1 Trâu Số con..con giá/con..000đ Thành tiền000đ Chi phí giống.000đ Thức ăn.000đ Thú y..000đ Khấu hao chuồng trại.000đ/năm Tổng chi..đ Lao động/nămngày- người 5.2 Bò Số con..con giá/con..000đ Thành tiền.000.đ Chi phí giống.000đ Thức ăn.000đ Thú y..000đ Khấu hao chuồng trại.000đ/năm Tổng chi..đ Lao động/nămngày- người 5.3 Lợn Số đầu lợn xuất chuồng/năm..con. Sản lượng thịt hơi..kg Đơn giá..000đ/kg Thành tiền.000.đ Chi phí giống.000đ Thức ăn.000đ Thú y..000đ Khấu hao chuồng trại.000đ/năm Tổng chi..đ 153 Lao động/nămngày- người 5.4 Gà Sản lượng thịt hơi..kg Đơn giá..000đ/kg Thành tiền.000.đ Chi phí giống.000đ Thức ăn.000đ Thú y..000đ Khấu hao chuồng trại.000đ/năm Tổng chi..đ Lao động/nămngày- người 5.5 vịt Sản lượng thịt hơi..kg Đơn giá..000đ/kg Thành tiền.000.đ Chi phí giống.000đ Thức ăn.000đ Thú y..000đ Khấu hao chuồng trại.000đ/năm Tổng chi..đ Lao động/nămngày- người 5.6 Ngan Sản lượng thịt hơi..kg Đơn giá..000đ/kg Thành tiền.000.đ Chi phí giống.000đ Thức ăn.000đ Thú y..000đ Khấu hao chuồng trại.000đ/năm Tổng chi..đ Lao động/nămngày- người 5.7 Ngỗng Sản lượng thịt hơi..kg Đơn giá..000đ/kg Thành tiền.000.đ Chi phí giống.000đ Thức ăn.000đ Thú y..000đ Khấu hao chuồng trại.000đ/năm Tổng chi..đ Lao động/nămngày- người 5.8 Loại vật nuôi khác (ghi rõ vật nuôi gì?) Sản lượng . Đơn giá. Thành tiền.000.đ Chi phí giống.000đ Thức ăn.000đ Thú y..000đ Khấu hao chuồng trại.000đ/năm Tổng chi..đ Lao động/nămngày- người 6 Lâm nghiệp Diên tích rừng hộ quản lý..sào Tổng thu từ rừng trong năm.000đ 154 Tổng chi phí cho rừng trong năm..000đ Số ngày lao động Lâm nghiệp/năm..ngày- người 7 Thủy sản Diện tích nuôi trồng Thủy sản.sào Sản lượng/năm..tạ Đơn giá000đ/kg Thành tiền.000.đ Tổng chi phí/năm..000đ Số ngày lao động/năm..ngày- người 8 Sản xuất TTCN Ngành sản xuất thứ nhất: Sản lượng. Đơn giá Thành tiền..000đ Chi phí nguyên liệu.000đ Khấu hao/năm000đ Chi khác.000đ Tổng chi..đ Số ngày lao động trong năm..ngày- người Ngành sản xuất thứ hai: Sản lượng. Đơn giá Thành tiền..000đ Chi phí nguyên liệu.000đ Khấu hao/năm000đ Chi khác.000đ Tổng chi..đ Số ngày lao động trong năm..ngày- người Ngành sản xuất thứ ba: Sản lượng. Đơn giá Thành tiền..000đ Chi phí nguyên liệu.000đ Khấu hao/năm000đ Chi khác.000đ Tổng chi..đ Số ngày lao động trong năm..ngày- người Tổng ngày lao động TTCN trong nămngày- người 9 Kinh doanh thương mại và dịch vụ 9.1 Ngành kinh doanh thương mại 9.1.1Mặt hàng thứ nhất Tổng doanh thu trong năm000đ Chi phí mua hàng.000đ 155 Chi phí khác000đ Tổng chi phí..000đ Tổng ngày lao động trong năm..ngày- người 9.1.2 Mặt hàng thứ hai Tổng doanh thu trong năm000đ Chi phí mua hàng.000đ Chi phí khác000đ Tổng chi phí..000đ Tổng ngày lao động trong năm..ngày- người 9.1.3Mặt hàng thứ ba Tổng doanh thu trong năm000đ Chi phí mua hàng.000đ Chi phí khác000đ Tổng chi phí..000đ Tổng ngày lao động trong năm..ngày- người 9.1.4 Mặt hàng thứ tư Tổng doanh thu trong năm000đ Chi phí mua hàng.000đ Chi phí khác000đ Tổng chi phí..000đ Tổng ngày lao động trong năm..ngày- người 9.1.5 Các mặt hàng khác Tổng doanh thu trong năm000đ Chi phí mua hàng.000đ Chi phí khác000đ Tổng chi phí..000đ Tổng ngày lao động trong năm..ngày- người 9.2 Hoạt động dịch vụ Hoạt động thứ nhất Tổng doanh thu trong năm000đ 156 Chi phí mua hàng.000đ Chi phí khác000đ Tổng chi phí..000đ Tổng ngày lao động trong năm..ngày- người Hoạt động thứ hai Tổng doanh thu trong năm000đ Chi phí mua hàng.000đ Chi phí khác000đ Tổng chi phí..000đ Tổng ngày lao động trong năm..ngày- người Hoạt động thứ ba Tổng doanh thu trong năm000đ Chi phí mua hàng.000đ Chi phí khác000đ Tổng chi phí..000đ Tổng ngày lao động trong năm..ngày- người Họ tên chủ hộ Ngày tháng năm (họ,tên, chữ ký của người điều tra) 157 PHỤ LỤC:2 Phụlục Bảng 1 Variables Entered/Removeda Mod el Variables Entered Variables Removed Method 1 Trinhdo, LNDientich , Gioitinh, Dantoc, LNDautu, LNlaodong b . Enter a. Dependent Variable: LNthunhap b. All requested variables entered. Bảng 2 Model Summary Mod el R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .633a .401 .389 .38141 a. Predictors: (Constant), Trinhdo, LNDientich, Gioitinh, Dantoc, LNDautu, LNlaodong Bảng 3 ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regressio n 28.561 6 4.760 32.722 .000b Residual 42.624 293 .145 Total 71.185 299 a. Dependent Variable: LNthunhap b. Predictors: (Constant), Trinhdo, LNDientich, Gioitinh, Dantoc, LNDautu, LNlaodong 158 Bảng 4 Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardize d Coefficients t Sig. 95.0% Confidence Interval for B B Std. Error Beta Lower Bound Upper Bound 1 (Constant) 6.604 .363 18.17 5 .000 5.889 7.319 LNDautu .187 .021 .407 8.784 .000 .145 .229 LNlaodong .417 .060 .331 6.979 .000 .300 .535 LNDientich .173 .046 .180 3.780 .000 .083 .262 Gioitinh .031 .068 .021 .451 .653 -.103 .164 Dantoc .121 .045 .122 2.696 .007 .033 .209 Trinhdo .099 .057 .079 1.742 .083 -.013 .211 a. Dependent Variable: LNthunhap 159 Bảng 5 Correlations LNthun hap LNDau tu LNlaod ong LNDienti ch Gioitinh Dantoc Trinhd o LNthunhap Pearson Correlation 1 .459** .397** .346** .104 .113 .062 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .073 .052 .288 N 300 300 300 300 300 300 300 LNDautu Pearson Correlation .459** 1 .062 .202** .054 -.065 .019 Sig. (2-tailed) .000 .286 .000 .350 .261 .738 N 300 300 300 300 300 300 300 LNlaodong Pearson Correlation .397** .062 1 .238** .157** .024 -.093 Sig. (2-tailed) .000 .286 .000 .007 .685 .107 N 300 300 300 300 300 300 300 LNDientich Pearson Correlation .346** .202** .238** 1 .016 .037 .014 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .779 .529 .812 N 300 300 300 300 300 300 300 Gioitinh Pearson Correlation .104 .054 .157** .016 1 .037 .024 Sig. (2-tailed) .073 .350 .007 .779 .527 .684 N 300 300 300 300 300 300 300 Dantoc Pearson Correlation .113 -.065 .024 .037 .037 1 .019 Sig. (2-tailed) .052 .261 .685 .529 .527 .741 N 300 300 300 300 300 300 300 Trinhdo Pearson Correlation .062 .019 -.093 .014 .024 .019 1 Sig. (2-tailed) .288 .738 .107 .812 .684 .741 N 300 300 300 300 300 300 300 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giai_quyet_viec_lam_nham_tang_thu_nhap_cua_ho_nong_d.pdf
Luận văn liên quan