Về cơ chế giám sát: Phù hợp với thẩm quyền của chủ thể giám sát, pháp luật
đã phân định nội dung và tiêu chí giám sát, phương thức và quy trình giám sát sử
dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở các mức độ tương ứng. Việc phân định này
tránh được sự chồng chéo trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát của các chủ
thể, tạo hiệu quả cao cho quá trình giám sát vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
- Về thi hành kết quả giám sát: Pháp luật hiện hành đã có những quy định về
tính bắt buộc thực hiện kết quả giám sát của chủ thể giám sát, đồng thời đã quy định
cơ chế xử lý và nguyên tắc để áp dụng cưỡng chế đối với các hành vi vi phạm. Phần
lớn các doanh nghiệp nhà nước và cơ quan đại diện CSH tuân thủ nghĩa vụ công bố
thông tin theo quy định của pháp luật.
Sự đổi mới của các quy định pháp luật là kết quả của quá trình tổng kết thực
tiễn thi hành giám sát vốn nhà nước ở Việt Nam, đồng thời, tiếp thu kinh nghiệm
của các quốc gia trên thế giới và các thông lệ quản trị DNNN.
173 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp. Từng doanh nghiệp phải có hệ thống
chỉ tiêu đánh giá riêng phù hợp với đặc thù ngành, lĩnh vực và loại hình hoạt động
làm cơ sở cho hoạt động giám sát, đánh giá. Ngoài ra, các chỉ tiêu giám sát và đánh
143
giá phải toàn diện chứ không đơn thuần là đánh giá thiên về kết quả tài chính với
các tiêu chí giản đơn và không đầy đủ. Bên cạnh đó, cần bổ sung các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn, năng suất lao động, chất lượng các tài sản hay mức độ
thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Pháp luật cũng cần phải lượng hóa các chỉ tiêu
bảo toàn và phát triển vốn; chỉ tiêu đánh giá về chấp hành, chế độ, chính sách.
Không nên chỉ yêu cầu DNNN liên tục tăng doanh thu, lợi nhuận và lấy đó làm cơ
sở đánh giá hoạt động.
Về phương thức giám sát, giám sát trước và giám sát trong cần được ưu tiên
nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, những bất cập và hạn chế trong hoạt
động quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp để từ đó kịp thời có những cảnh báo,
giải pháp xử lý. Tuy nhiên, tại Nghị định 87/2015/NĐ-CP thì các quy định về căn
cứ giám sát mới chỉ chủ yếu tập trung cho giám sát sau. Thực tế cho thấy, nếu chỉ
giám sát sau khi doanh nghiệp đã thực hiện hoạt động kinh doanh thì những tổn thất
phát sinh từ những biến cố rủi ro sẽ không phòng ngừa được. Trong khi đó, giám sát
trước và trong với việc tổ chức giám sát ngay từ ban đầu, từ lúc doanh nghiệp còn
đang xây dựng các kế hoạch đầu tư vốn, huy động vốn, sử dụng vốn, thì đã được
chủ thể giám sát có những đánh giá phù hợp, dự kiến rủi ro và giải pháp phòng
ngừa, giảm thiểu rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Chính vì vậy, cần bổ sung quy định về căn cứ giám sát nhằm phục vụ cho
giám sát trước và giám sát trong, đó là “Kế hoạch ngân sách của doanh nghiệp”. Kế
hoạch ngân sách của doanh nghiệp phải bao gồm:
- Kế hoạch ngân sách dài hạn được lập cho khoảng thời gian từ 03 đến 05
năm hoặc dài hơn, mang tính chiến lược dài hạn, gắn liền với chiến lược kinh doanh
của toàn doanh nghiệp. Kế hoạch ngân sách dài hạn chịu sự điều chỉnh chủ yếu của
các chiến lược đầu tư vốn dài hạn, chiến lược huy động vốn dài hạn.
- Kế hoạch ngân sách ngắn hạn được lập hàng năm nhằm phục vụ tổ chức và
điều phối nguồn lực tài chính cho các hoạt động kinh doanh ngắn hạn của doanh
nghiệp. Bản kế hoạch này chịu sự điều chỉnh của các chiến lược tài chính ngắn hạn
phát sinh trong năm như dự trữ tiền mặt, chính sách trích lập dự phòng, chính sách
mua chịu, Kế hoạch ngân sách của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với
chủ thể giám sát trong việc phát hiện kịp thời những rủi ro tài chính tiềm tàng, có
những cảnh báo và phòng ngừa rủi ro có thể phát sinh trong quá trình sử dụng vốn
của doanh nghiệp [56; tr.39].
4.2.4. Hoàn thiện pháp luật về giám sát nội bộ của doanh nghiệp
Cần bổ sung quy định về giám sát nội bộ tại các doanh nghiệp mà Nhà nước
nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn Luật
144
69/2014/QH13 về giám sát nội bộ của doanh nghiệp đối với quản lý và sử dụng vốn
nhà nước. Đồng thời, tại Điều lệ và quy chế hoạt động của các doanh nghiệp cần
xây dựng hệ thống quản trị nội bộ phù hợp với quy mô của từng doanh nghiệp. Về
cơ bản, hệ thống quản trị nội bộ của DNNN phải xác định nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm của các chức danh quản lý trong hệ thống quản trị điều hành và tác
nghiệp của doanh nghiệp, cụ thể:
- Xác định đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của HĐQT, HĐTV,
người đại diện phần vốn của Nhà nước, ban điều hành trong hệ thống quản trị, điều
hành doanh nghiệp. Chủ tịch HĐQT, HĐTV chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp
luật và Nhà nước về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
- Đối với người đại diện CSH trực tiếp và người đại diện phần vốn nhà nước
tại doanh nghiệp, cần xây dựng và ban hành quy chế quản lý người đại diện một
cách khoa học, chặt chẽ, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và quy chế của
doanh nghiệp. Đồng thời phải xây dựng tiêu chí đánh giá người đại diện, định kỳ
đánh giá người đại diện theo các tiêu chí làm căn cứ khen thưởng, kỷ luật, quy
hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm người đại diện.
- Đối với Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, cần sửa đổi, bổ sung các quy định
cơ chế thích hợp để thành viên Ban kiểm soát làm việc độc lập, chuyên trách, không
phụ thuộc vào HĐQT, HĐTV nhằm tăng tính hiệu quả, minh bạch của hoạt động
kiểm soát. Đồng thời, các thành viên Ban kiểm soát cũng phải liên đới chịu trách
nhiệm nếu các cơ quan quản lý, người lao động trong các công ty vi phạm pháp
luật, gây thiệt hại cho công ty mà Ban kiểm soát không phát hiện được hoặc không
có kiến nghị kịp thời.
- Đối với kiểm toán nội bộ, cần có quy định rõ ràng, xác định vị trí tổ chức
cho bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. Mặc dù Nghị định 05/2019/NĐ-
CP đã có những quy định mới khá chặt chẽ về kiểm toán nội bộ như xác định rõ
một số loại hình doanh nghiệp bắt buộc phải tổ chức kiểm toán nội bộ cũng như
trách nhiệm báo cáo của người đứng đầu bộ phận này. Tuy nhiên, vẫn chưa có
những hướng dẫn cụ thể nhằm hướng hoạt động kiểm toán nội bộ theo một hình
thức nhất định. Do đó, cần ban hành văn bản quy định các mô hình mẫu về tổ chức
kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ có thể được thiết lập ở ba
mô hình: (i) Kiểm toán nội bộ được tổ chức dưới dạng ủy ban kiểm toán nội bộ
thuộc HĐTV/HĐQT, có chức năng giúp HĐTV/HĐQT kiểm toán toàn diện theo
chức năng của HĐTV/HĐQT; (ii) Kiểm toán nội bộ được tổ chức dưới dạng phòng
kiểm toán nội bộ thuộc Ban giám đốc công ty, có chức năng giúp ban giám đốc
kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ các hoạt động thuộc thẩm quyền quản trị
145
của tổng giám đốc điều hành; (iii) Kiểm toán nội bộ được tổ chức thành một tổ kiểm
toán nằm trong ban kiểm soát. Kiểm toán nội bộ tổ chức theo mô hình này đảm bảo
được tính độc lập của việc thực hiện các chức năng của Kiểm toán nội bộ.
4.2.5. Hoàn thiện pháp luật về thi hành kết quả giám sát
Pháp luật hiện hành vẫn còn khoảng trống về các bảo đảm pháp lý cho nghĩa
vụ tuân thủ, thực hiện các kết quả giám sát của đối tượng giám sát như chưa có quy
trình theo dõi, kiểm tra hậu giám sát; cơ chế để áp dụng chế tài xử lý đối với đối
tượng giám sát không tuân thủ chưa rõ ràng. Do đó, để hoạt động giám sát sử dụng
vốn nhà nước tại doanh nghiệp đạt được các giá trị pháp lý đích thực, pháp luật về
thi hành kết quả giám sát cần hoàn thiện theo hướng:
Thứ nhất, tại Mục 2 Luật 69/2014/QH13 cần bổ sung quy định hoặc ban
hành văn bản hướng dẫn về thi hành kết quả giám sát vốn nhà nước tại doanh
nghiệp như sau:
- Bổ sung các quy định về quy trình hậu giám sát bao gồm trách nhiệm của
chủ thể giám sát và nghĩa vụ của đối tượng chịu sự giám sát. Theo đó, chủ thể giám
sát có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện những kiến nghị,
kết luận, cảnh báo sau giám sát của đối tượng giám sát. Đối tượng giám sát có trách
nhiệm tuân thủ các kết quả giám sát, trường hợp có ý kiến khác thì phải báo cáo với
cơ quan đại diện CSH hoặc chủ thể giám sát.
- Bổ sung quy định về trách nhiệm và thời hạn công bố kết quả giám sát của
chủ thể giám sát; trách nhiệm và thời hạn công bố tình hình thực hiện kết quả giám
sát của đối tượng giám sát. Việc công bố kết quả giám sát cũng như báo cáo tình
hình thực hiện kết quả giám sát là căn cứ để người dân và các chủ thể khác trong xã
hội có thể theo dõi và kiểm tra mức độ tuân thủ các kết luận giám sát của DNNN,
tạo áp lực cho việc chấp hành pháp luật của các DNNN tốt hơn.
- Ban hành văn bản quy định về các chế tài xử lý trách nhiệm của các cơ
quan, doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc các kết luận giám sát. Ngoài Nghị
quyết giám sát của Quốc hội thì hầu hết các kết quả giám sát tồn tại dưới hình thức
báo cáo, kết luận hoặc kiến nghị nên giá trị bắt buộc không cao. Đây cũng là một
hạn chế có ảnh hưởng đến ý thức thực hiện các kết quả giám sát của các đối tượng
giám sát bởi không có chế tài xử lý DNNN không tuân thủ kết quả giám sát. Do đó
cần bổ sung quy định về tăng cường giá trị pháp lý của kết quả giám sát và các chế
tài bảo đảm thực hiện kết quả giám sát. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan
đại diện CSH, DNNN không thực hiện nghiêm túc các kết luận giám sát sẽ bị áp
dụng các biện pháp xử lý theo quy định pháp luật. Việc xử lý nên hướng vào truy
cứu trách nhiệm cá nhân của chủ thể lãnh đạo, điều hành và các cá nhân có liên
146
quan trực tiếp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
Thứ hai, ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 81/2015/NĐ-CP về
công bố thông tin của DNNN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về
công bố thông tin trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 theo hướng:
- Quy định chuẩn hóa các mẫu biểu và nội dung thông tin cần công bố công
khai của doanh nghiệp nhà nước, bao gồm: kế hoạch kinh doanh hàng năm; đánh
giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, kết quả thực hiện
các nhiệm vụ công ích được giao theo kế hoạch hoặc đấu thầu (nếu có) và trách
nhiệm xã hội khác; báo cáo thực trạng quản trị, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp,
báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Xác lập quy trình công bố thông tin qua mạng điện tử của doanh nghiệp,
làm rõ quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ quan đại diện CSH và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư trong việc thực hiện công bố công khai các thông tin về hoạt động
của doanh nghiệp; giám sát việc công bố các thông tin đảm bảo tính đầy đủ, kịp
thời, công khai và minh bạch của thông tin công bố.
- Về chế tài, phải nâng mức chế tài xử phạt các DNNN không thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ công khai và công bố thông tin để nâng cao hiệu lực thực thi quy định
pháp luật. Do Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của DNNN cũng
chưa có quy định về chế tài xử lý đối với cơ quan đại diện CSH không hoàn thành
đầy đủ về trách nhiệm công bố thông tin, do đó cần thiết phải bổ sung quy định này
để tăng cường trách nhiệm của cơ quan đại diện CSH.
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giám sát sử
dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
4.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội
Để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội đối với vấn đề
quản lý, sử dụng vốn nhà nước nói riêng và các hoạt động mang tính chất chuyên
môn về kinh tế nói chung hiện nay, cần tăng cường số lượng cũng như tỷ lệ đại biểu
chuyên trách, đặc biệt là các đại biểu có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế,
tài chính. Điều này sẽ tăng cường hiệu quả của hoạt động giám sát thông qua chất
vấn tại kì họp hay giám sát chuyên đề.
Bên cạnh đó, cũng xem xét việc thành lập một cơ quan giám sát chuyên trách
trực thuộc Quốc hội. Cơ quan chuyên trách hoạt động thường xuyên và có trách
nhiệm làm rõ những nội dung giám sát mà Quốc hội yêu cầu. Hiện nay nhiều nước
phát triển trên thế giới xây dựng thiết chế thanh tra Quốc hội - Ombudsman, đặc
biệt là ở các nước phát triển Bắc Âu. Với các ưu điểm (i) là cơ quan độc lập, được
Quốc hội bầu ra và chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, do đó kết luận giám sát
147
thường đảm bảo được tính khách quan và minh bạch (ii) Có bộ máy riêng, có nguồn
lực con người là những cố vấn pháp luật, nhân viên pháp lý các chuyên ngành, các
chuyên gia pháp luật cao cấp hoạt động chuyên nghiệp, mô hình Thanh tra Quốc hội
là một giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong giám sát của Quốc hội ở Việt
Nam hiện nay.
4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu
Thứ nhất, về quy trình giám sát, cơ quan đại diện CSH cần chuẩn hóa phương
thức và quy trình giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước theo các thông lệ
tốt của OECD theo hướng xây dựng chế định thống nhất, tập trung về quy trình giám
sát sử dụng vốn nhà nước tại DNNN, đồng thời hoàn thiện cho từng giai đoạn cụ thể:
- Giai đoạn thiết lập mục tiêu cho DNNN: Cơ quan đại diện CSH cần nghiên
cứu bài bản về năng lực của từng doanh nghiệp, so sánh với doanh nghiệp cùng
ngành để thiết lập các mục tiêu hợp lý. Đồng thời, chú trọng phân định rõ các mục
tiêu kinh doanh và phi kinh doanh, bổ sung các mục tiêu bền vững, đổi mới công
nghệ mà DNNN phải thực hiện.
- Giai đoạn giám sát, đánh giá hiệu quả cần tăng cường việc giám sát định
kỳ, thường xuyên để cập nhật và cảnh báo rủi ro cho DNNN. Đồng thời, đánh giá
việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của DNNN cần bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh
giá đặc thù về năng suất lao động hay trình độ công nghệ,...
- Giai đoạn báo cáo, cần quy định bổ sung phương thức theo dõi, kiểm tra
qua hệ thống thông tin điện tử kết nối trực tuyến giữa CSH và doanh nghiệp hoặc
các cuộc họp định kỳ hàng quý với HĐQT/HĐTV của DNNN.
Thứ hai, cần xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về doanh nghiệp nhà nước
phục vụ cho hoạt động giám sát
Thực tiễn hiệu quả giám sát không hiệu quả và chỉ mang tính báo cáo tổng
kết hàng năm xuất phát chủ yếu từ việc các chủ thể giám sát, đặc biệt là cơ quan đại
diện CSH chưa thực hiện giám sát thường xuyên, liên tục đối với hoạt động kinh
doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Do đó, trong hoạt động giám sát, để đảm bảo
tính tương tác thường xuyên của cơ quan đại diện CSH với DNNN thì song song
với chế độ báo cáo văn bản theo định kỳ vẫn đang áp dụng hiện nay cần xây dựng
các cơ chế quản trị và công cụ giám sát hiện đại. Trong đó, xây dựng hệ thống
thông tin dữ liệu (hay còn gọi là Big data) về DNNN, hệ thống hạ tầng công nghệ
thông tin để vận hành chức năng đại diện CSH có ý nghĩa quan trọng. Nguyên tắc
xây dựng “Big data” là coi dữ liệu thông tin phải trở thành nguồn lực quan trọng
nhất để quản trị DNNN. Cơ quan đại diện CSH có trách nhiệm tổ chức tổng kiểm
kê, đánh giá hiện trạng toàn bộ giá trị tài sản và vốn nhà nước đầu tư tại các doanh
148
nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý các doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về toàn bộ DNNN
được thực hiện trên cơ sở kết nối với cơ sở dữ liệu doanh nghiệp của từng cơ quan
đại diện CSH, được cập nhật thường xuyên và phải có các thông tin chủ yếu như tên
doanh nghiệp; cơ cấu vốn CSH; cơ quan đại diện CSH và các chỉ tiêu tài chính cơ
bản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống thông tin dữ liệu về DNNN chỉ có thể
được thiết lập khi cơ quan đại diện CSH hoàn thành đồng thời các yêu cầu sau:
- Phải xây dựng được cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, đầy đủ về DNNN,
đặc biệt là xây dựng đầy đủ danh sách các DNNN và tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
- Phải phân loại DNNN dựa trên địa vị pháp lý và thực trạng hoạt động.
- Phải thu thập thông tin tài chính của DNNN, bao gồm các báo cáo định kỳ
của doanh nghiệp; báo cáo của cơ quan kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập;
báo cáo chi tiết về các khoản sử dụng ngân sách nhà nước và cổ tức mà doanh
nghiệp nộp ngân sách; thông tin về các khoản tín dụng dành cho doanh nghiệp và
những thông tin có sẵn khác.
- Phải xây dựng báo cáo tóm tắt về danh mục đầu tư dựa trên những thông tin
chính thu thập được từ tất cả các DNNN. Những thông tin này cần được cập nhật
định kỳ và công khai.
- Kết nối thông tin giữa cơ quan đại diện CSH với DNNN. Mục tiêu của kết
nối này là để tìm hiểu chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp, nắm được đầu mối
chính để liên lạc với doanh nghiệp trong tương lai và giải quyết những thắc mắc về
những thông tin quan trọng còn thiếu, đặc biệt là trong các báo cáo tài chính.
Thứ ba, hiện đại hóa cách thức giám sát và công cụ giám sát trong bối
cảnh 4.0. Trong hoạt động giám sát doanh nghiệp, cơ quan đại diện CSH cần áp
dụng cơ chế quản trị và công cụ quản trị kinh doanh hiện đại để giám sát chặt chẽ,
nắm được thông tin tài chính hằng ngày của doanh nghiệp theo hướng như sau:
- Đầu tư xây dựng và vận hành trung tâm thông tin quản lý, giám sát các dòng
vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, nhất là thông qua hệ thống thông tin quản lý
trực tuyến kết nối với từng doanh nghiệp trực thuộc để thu thập số liệu liên quan trực
tiếp tại các doanh nghiệp. Hệ thống này phải đảm bảo yêu cầu tự động đánh giá và
đối chiếu các chỉ số tài chính, hiệu quả của doanh nghiệp với kế hoạch và ngân sách
để theo dõi và cảnh báo thường xuyên cho cơ quan đại diện CSH. Tất cả các yếu tố
như kế hoạch kinh doanh, mục tiêu nhiệm vụ, ngân sách, hiệu quả hoạt động, tiến độ
dự án sẽ được giám sát trên cùng một cơ sở dữ liệu thu thập từ doanh nghiệp, qua đó
đảm bảo việc giám sát được tiến hành thường xuyên, minh bạch và hiệu quả hơn.
- Sử dụng cách thức và công cụ quản lý, giám sát DNNN tương tự như các
149
nhà đầu tư tư nhân quản lý doanh nghiệp bằng hệ thống kết nối thông tin trực tiếp.
Đặc biệt, trong kỷ nguyên phát triển công nghệ, thay thế hệ thống báo cáo tài chính
dưới hình thức văn bản giấy bằng hệ thống báo cáo tài chính điện tử.
Thứ tư, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ nhân sự của cơ quan đại
diện CSH. Các tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự của CMSC phải dựa trên yêu cầu của
thị trường, quy tắc của đầu tư và kinh doanh, không phải áp dụng nguyên tắc của
quản lý nhà nước. Muốn vậy, nhân sự của Ủy ban phải được lựa chọn từ doanh
nghiệp, có thể từ doanh nghiệp tư nhân, đó là những người hiểu biết về công việc
kinh doanh. Việc áp dụng các quy tắc lựa chọn nhân sự của các cơ quan quản lý
hành chính nhà nước vào cơ quan này sẽ không mang lại hiệu quả thiết thực. Trong
cơ cấu nhân sự của CMSC cần xây dựng đội ngũ chuyên gia phân tích, đánh giá để
cơ quan đại diện CSH đưa ra các quyết định kịp thời, hợp lý, trước hết là phân tích
cảnh báo, ngăn ngừa các nguy cơ thất thoát vốn nhà nước, các dự án kém hiệu quả.
4.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát nội bộ
Thứ nhất, thiết lập và vận hành quy chế quản trị nội bộ của doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả của hệ thống giám sát nội bộ tại DNNN, cần xây dựng và áp
dụng khung quản trị doanh nghiệp với các nguyên tắc phù hợp với chuẩn mực quốc
tế tại các DNNN, nhất là đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đồng thời
thiết lập các hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ có hiệu quả trong việc phòng ngừa,
phát hiện ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật, rủi ro, xung đột lợi ích, lợi ích
nhóm, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tiêu cực, tham nhũng.
Thứ hai, tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá, khen thưởng, xử phạt người quản
lý, giám sát doanh nghiệp:
Đối với người quản lý DNNN: cần tách người quản lý DNNN khỏi chế độ
viên chức, công chức. Triển khai rộng rãi cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi
tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch đối với tất cả các chức danh quản lý, điều
hành và các vị trí công việc khác trong doanh nghiệp. Có thể thực hiện thi tuyển
tổng giám đốc hoặc thuê tổng giám đốc là cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có
trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, trước mắt là ở các TĐKTNN và TCTNN.
Bên cạnh đó, cần thực hiện cơ chế tiền lương, tiền thưởng, thù lao của người lao
động và người quản lý của DNNN phù hợp với cơ chế thị trường, có tính cạnh tranh
cao dựa trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh, đồng thời bảo đảm công bằng theo
mức độ đóng góp và trách nhiệm. Áp dụng hệ thống đánh giá hiệu quả lao động đối
với từng vị trí việc làm để đánh giá mức độ hoàn thành, năng suất, chất lượng và
hiệu quả công việc làm cơ sở trả lương, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí và đề bạt
cán bộ [110; tr.29,30].
150
Đối với Ban kiểm soát, Kiểm soát viên: Phải nâng cao tiêu chuẩn điều kiện
về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức đối với các chức danh này. CSH phải
có ý thức, trách nhiệm cao khi lựa chọn bầu hoặc bổ nhiệm Ban kiểm soát, Kiểm
soát viên, đảm bảo người được lựa chọn không chỉ đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo
quy định của pháp luật mà còn là những người dám đấu tranh, dám “nói ngược” lại
với HĐTV, Ban Giám đốc về những hành vi vi phạm pháp luật và Điều lệ công ty.
Ngoài ra để đảm bảo tính khách quan, độc lập trong những quyết định của Ban
Kiểm soát thì Ban kiểm soát, Kiểm soát viên phải thực sự là công cụ giám sát hữu
hiệu của CSH, hoạt động độc lập và không chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo hoặc chi phối
về lợi ích của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị và ban điều hành doanh nghiệp
Bên cạnh đó, cần có cơ chế giám sát, đánh giá kết quả hoạt động hàng năm của Ban
kiểm soát, Kiểm soát viên, làm cơ sở để CSH quyết định về chế độ thưởng hay xử
lý Kiểm soát viên không hoàn thành nhiệm vụ.
4.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu lực thi hành kết quả giám sát
- Đối với thi hành kết quả giám sát của Quốc hội: Sau hoạt động giám sát cần
có sự theo dõi sát sao việc thực hiện các kiến nghị giám sát, trường hợp cần thiết
cần tiếp tục giám sát để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện kết luận giám sát. Bên
cạnh đó, cần tăng cường sự tham gia của cộng đồng (người dân, chuyên gia, nhà
khoa học, nhà đầu tư vốn) vào quá trình giám sát ngay từ giai đoạn xây dựng
chương trình giám sát: dự thảo chương trình giám sát của Quốc hội cần được công
khai trên các trang thông tin điện tử hoặc các phương tiện truyền thông khác, trước
khi Quốc hội thông qua nhằm phát huy dân chủ thực sự. Công bố công khai các kết
luận giám sát (trừ những nội dung liên quan đến bí mật Nhà nước) để người dân
được biết và phối hợp cùng Quốc hội giám sát việc chấp hành kết luận và kiến nghị
giám sát [100].
- Đối với thi hành kết quả giám sát của cơ quan đại diện CSH và nghĩa vụ
công bố thông tin: Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về công
bố thông tin dẫn đến việc cơ quan đại diện chủ sở hữu không kịp thời đưa ra các ý
kiến chỉ đạo, khuyến nghị, giải pháp, dẫn đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp
lâm vào tình trạng khó khăn, gây thất thoát vốn nhà nước, cơ quan đại diện CSH
phải áp dụng hình thức kỷ luật từ cách chức đến buộc thôi việc người quản lý doanh
nghiệp và buộc thôi việc người đại diện phần vốn nhà nước đối với doanh nghiệp.
151
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Từ những nghiên cứu về định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp, có thể rút ra các kết luận sau đây:
1. Việc hoàn thiện pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay cần dựa trên các định hướng: (i) Bám sát và
thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tái cơ
cấu DNNN, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN; (ii) Phải dựa trên cơ sở
tuân thủ các cam kết quốc tế, đồng thời tiếp cận các thông lệ tốt trên thế giới;
(iii) Phải đồng bộ với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan.
2. Việc hoàn thiện pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp ở Việt Nam gắn với quá trình hoàn thiện sửa đổi pháp luật về đầu tư
công, chế độ sở hữu của DNNN cũng như quản trị nội bộ DNNN. Mặc dù, Luật
69/2014/QH13 đã có những nội dung mới về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát
sử dụng vốn nhà nước, nhưng về cơ bản chưa đủ đáp ứng những đòi hỏi về một cơ
chế hoàn chỉnh cho việc giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
cho các DNNN.
3. Từ thực trạng pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp ở Việt Nam trên hai phương diện quy định pháp luật và thực tiễn thi hành,
NCS đã đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật về giám
sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam.
152
KẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay” trong khuôn khổ Luận án tiến
sĩ luật học, có thể rút ra những kết luận sau đây:
Một là, việc xây dựng lý luận về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp và pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà
nước đầu tư vào doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam.
Hai là, Luận án chỉ rõ điểm khác biệt giữa nội dung của pháp luật giám sát
sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp so với pháp luật quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp, từ đó xây dựng được các nội dung của pháp luật giám sát sử
dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Theo đó, các nội dung của pháp luật
giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp bao gồm các quy định về:
chủ thể giám sát; cơ chế giám sát bao gồm đối tượng giám sát, nội dung giám sát,
phương thức giám sát, quy trình giám sát và công cụ giám sát; thi hành kết quả
giám sát.
Ba là, qua đánh giá thực trạng pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu
tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay cho thấy, các quy định pháp luật về giám
sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đã được ban hành song nội dung
điều chỉnh vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn. Các quy định còn bộc lộ
những khiếm khuyết, khó thi hành, thiếu đồng bộ, chưa tương thích với các thông lệ
quản trị doanh nghiệp hiện đại. Thực tiễn kết quả hoạt động của DNNN thời gian
qua cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp còn thấp,
nhiều sai phạm đều có nguyên nhân phát sinh từ yếu kém của giám sát sử dụng vốn
nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Bốn là, trước thực trạng pháp luật nêu trên, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật
về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu và
cấp thiết. Mục tiêu của việc hoàn thiện pháp luật về giám sát sử dụng vốn nhà nước
đầu tư vào doanh nghiệp là nhằm xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, đáp ứng
yêu cầu của thực tiễn, tương thích với thông lệ quản trị quốc tế hiện đại nhằm phát
huy vai trò nòng cốt của DNNN trong kinh tế nhà nước. Để đạt được mục tiêu này
Luận án đã đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy
định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giám sát sử dụng vốn
nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
153
Pháp luật về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp có đối
tượng nghiên cứu khá rộng. Có nhiều vấn đề liên quan nhưng do giới hạn về dung
lượng và thời gian mà Luận án này không thể đề cập. Đó là những vấn đề như: (i)
Giám sát vốn nhà nước tại các DNNN đặc thù; (ii) Giám sát vốn tại các doanh
nghiệp có vốn nhà nước dưới 50%. Hy vọng rằng, sau Luận án này, sẽ có những
công trình nghiên cứu sâu rộng hơn về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp trong những vấn đề còn bỏ ngỏ nêu trên./.
154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Hồ Thị Hải (2019), “Vai trò của Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 8 (329)/2019.
2. Hồ Thị Hải, Hồ Thị Duyên (2019), “Đánh giá thực trạng pháp luật Việt
Nam về quy trình giám sát doanh nghiệp nhà nước với các khuyến nghị của OECD
và một số đề xuất”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 10 (229)/2019.
3. Hồ Thị Hải (2019), “Thẩm quyền giám sát vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp của cơ quan đại diện CSH theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Công
thương, số 22, tháng 12/2019.
155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Hoàng Anh, Lê Hoàng Yến (2018), “Nâng cao hiệu quả giám sát tài chính
tại doanh nghiệp nhà nước”, Tạp chí Tài chính, số tháng 1.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2017), Nghị quyết 12-NQ/TW Hội nghị
lần thứ 5 ngày 3/6/2017 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả
doanh nghiệp nhà nước.
3. Ban Kinh tế trung ương (2017), Đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát
triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia sự thật.
4. Baoli XU và Minggao SHEN (2003), Các tập đoàn doanh nghiệp Trung
Quốc: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai phát triển, Hội thảo “Tập đoàn doanh
nghiệp và mối quan hệ giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Trung Quốc”, Hà Nội.
5. Bernard DELAFAYE (2004), Đề cương tham luận tại hội thảo “Các tập
đoàn kinh tế lớn” do Nhà Pháp luật Việt Pháp, Hà Nội.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Thông tư 13/2016/TT-BKHĐT quy định về
chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành Hệ thống thông tin về giám
sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Báo cáo về tình hình công bố thông tin của
doanh nghiệp nhà nước năm 2017.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Báo cáo về tình hình công bố thông tin của
doanh nghiệp nhà nước năm 2018.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, Nxb.
Thống kê, Hà Nội.
10. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 118/2014/TT-BTC ngày 21/8/2014 hướng
dẫn việc chuyển giao quyền đại diện CSH nhà nước tại Tổng công ty Đầu tư
và Kinh doanh vốn Nhà nước.
11. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 200/2015/TT-BTC hướng dẫn một số nội
dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào DN; Giám sát tài chính, đánh giá
hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DNNN và DN có
vốn Nhà nước.
12. Bộ Tài chính (2019), Báo cáo kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả
hoạt động và xếp loại doanh nghiệp năm 2018.
13. Bộ Tài chính (2019), Báo cáo Tài chính 06 tháng và Báo cáo tài chính năm
của Công ty mẹ và hợp nhất của doanh nghiệp, truy cập tại https://www.
156
mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/dn/tcdn6/tnbtcdn63?
14. Chính phủ (2013), Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính
phủ về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt
động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm
CSH và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
15. Chính phủ (2013), Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của
Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty
Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
16. Chính phủ (2014), Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh
tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân
thủ các quyết định của CSH.
17. Chính phủ (2014), Nghị định số 57/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính
phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh
vốn nhà nước.
18. Chính phủ (2015), Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của
doanh nghiệp nhà nước.
19. Chính phủ (2015), Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 về giám
sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; Giám sát tài chính, đánh giá
hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DNNN và doanh
nghiệp có vốn Nhà nước.
20. Chính phủ (2015),Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015
của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử
dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
21. Chính phủ (2015), Nghị định 97/2015/NĐ-CP về quản lý người giữ chức
danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
22. Chính phủ (2016), Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016
của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ.
23. Chính phủ (2017), Nghị định số 147/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm
2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 151/2013/NĐ-CP;
24. Chính phủ (2017), Nghị định số 148/2017/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
25. Chính phủ (2018), Nghị định 07/2018/NĐ-CP ban hành Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
26. Chính phủ (2018), Nghị quyết 09/2018/NQ-CP về Thành lập Ủy ban Quản lý
157
vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
27. Chính phủ (2018), Nghị định số 32/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của
Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng
vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
28. Chính phủ (2018), Nghị định 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp.
29. Chính phủ (2018), Báo cáo số 516/BC-CP ngày 21 tháng 10 năm 2018 về
tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2019.
30. Chính phủ (2019), Nghị định 15/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ
31. Chính phủ (2019), Nghị định 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách
nhiệm của đại diện CSH nhà nước.
32. Chính phủ (2019), Báo cáo 499/BC-CP về hoạt động đầu tư, quản lý, sử
dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và việc quản
lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp năm 2018.
33. Chứng khoán Bảo Việt (2018), “Chuyển giao vốn nhà nước về SCIC - Bài
học từ siêu uỷ ban”, https://www.bvsc.com.vn/News/2018124/631324/
chuyen-giao-von-nha-nuoc-ve-scic-bai-hoc-tu-sieu-uy-ban.aspx
34. Nguyễn Đình Cung (2014), Cơ chế và tiêu chí giám sát các hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước, Nxb. Tri thức.
35. Trần Tiến Cường (Chủ biên, 2005), Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước -
pháp luật điều chỉnh và mô hình CSH theo kinh nghiệm quốc tế, Nxb. Thống
kê, Hà Nội.
36. Trần Tiến Cường (2013), “Mô hình hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế
nhà nước: Kinh nghiệm của Trung Quốc và Singapore và bài học tham khảo
đối với Việt Nam”, Cổng thông tin kinh tế Việt Nam - Viện Nghiên cứu
Quản lý kinh tế trung ương, Tr.17-19.
37. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (2007), Kinh tế học vi mô,
Nxb. Thống kê.
38. Trâu Đông Đào (Chủ biên, 2010), Âu Dương Nhật Huy, Báo cáo phát triển
kinh tế và cải cách thể chế phát triển Trung Quốc - 30 năm cải cách mở cửa
của Trung Quốc (1978-2008), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Đoàn giám sát Quốc hội (2018), Báo cáo số 16/BC-ĐGS ngày 25/5/2018 về
kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng
158
vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước giai đoạn 2011 - 2016.
40. Cốc Thư Đường (Chủ biên, 1997), Lý luận mới về kinh tế học xã hội chủ
nghĩa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Hà Duy (2017), Chưa từng có: 4 đời chủ tịch PVN vướng vòng lao lý, truy
cập tại https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/chua-tung-co-4-doi-
chu-tich-pvn-vuong-vong-lao-ly-418797.html
42. Zhou Fangsheng và Wang Xiaolu (2002), Con đường cải cách doanh nghiệp
nhà nước ở Trung Quốc, Hội thảo “Cải cách doanh nghiệp nhà nước: Kinh
nghiệm của Trung Quốc”, Hà Nội.
43. Trương Thị Hồng Hà (2015), Hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam
trong cơ chế giám sát quyền lực nhà nước, Nxb. Chính trị quốc gia.
44. Phạm Thái Hà (2017), "Kinh nghiệm giám sát tài chính doanh nghiệp nhà
nước tại một số nước", Tạp chí Tài chính, tháng 9.
45. Trần Vũ Hải, Hoàng Minh Thái (2014), “Thực trạng pháp luật về giám sát tài
chính công và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số
7(263), tr.42-51.
46. Nam Hải (2018), “Giải pháp giám sát hoạt động của doanh nghiệp: Phần
mềm quản lý Bộ chỉ số, truy cập tại
tiet/-/asset_publisher/WqvULR6gmpvh/Content/giai-phap-giam-sat-hoat-
ong-cua-doanh-nghiep-phan-mem-quan-ly-bo-chi-so?31480
47. Nguyễn Thị Minh Hằng (2012), “Quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh
nghiệp nhà nước hiện nay”, Tạp chí Tài chính, số tháng 9.
48. Thy Hằng (2019), “Uỷ ban Quản lý vốn tiếp nhận 373 "đầu việc" dở dang
khi tiếp nhận 19 doanh nghiệp”, truy cập tại https://enternews.vn/
index.php/uy-ban-quan-ly-von-tiep-nhan-373-dau-viec-do-dang-khi-tiep-
nhan-19-doanh-nghiep-147280.html.
49. Lê Hồng Hạnh (2004), Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Những vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia.
50. Ninh Thị Hạnh (2014), Pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.
51. Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), Những khía cạnh pháp lý về quản lý và sử
dụng vốn của công ty Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ
luật học.
52. H.M (2019), Thực thi chuyển giao vốn nhà nước: Yêu cầu của cải cách kinh
tế, https://baodautu.vn/thuc-thi-chuyen-giao-von-nha-nuoc-yeu-cau-cua-cai-
159
cach-kinh-te-d109125.html
53. Nguyễn Lê Hoa (2017), Hoàn thiện phân tích tài chính trong giám sát tài
chính đối với tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế.
54. Phạm Thị Thanh Hòa (2012), Cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh
nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính.
55. Thân Hoàng, Diệp Thanh (2018), “Tuyên phạt ông Đinh La Thăng 18 năm
tù, buộc bồi thường 600 tỉ”, truy cập tại https://tuoitre.vn/tuyen-phat-ong-
dinh-la-thang-18-nam-tu-buoc-boi-thuong-600-ti-20180329124419202.htm
56. Học viện Tài chính (2016), Kỷ yếu hội thảo khoa học Giám sát tài chính đối
với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam -
thực trạng và giải pháp, Nxb. Tài chính, Hà Nội.
57. Phan Đức Hiếu, Phạm Đức Trung (2019), Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp: Hiện thực hóa nỗ lực nâng cao hiệu quả quản trị doanh
nghiệp nhà nước, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 01/2019.
58. Dương Đăng Huệ (2011), “Pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản nhà nước
trong doanh nghiệp - Thực trạng và một vài kiến nghị”, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, số 4, tr.2-5.
59. Phùng Thế Hùng (2013), Giám sát vốn nhà nước: Nhìn từ sai phạm của
VNPT, truy cập tại:
nha-nuoc--nhin-tu-sai-pham-cua-vnpt.html
60. Đinh Thị Lan Hương (2019), “Thay đổi mô hình quản lý vốn nhà nước đầu
tư tại doanh nghiệp và yêu cầu đặt ra, truy cập tại
nghien-cuu-trao-doi/thay-doi-mo-hinh-quan-ly-von-nha-nuoc-dau-tu-tai-
doanh-nghiep-va-yeu-cau-dat-ra-313376.html
61. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Quản lý phần vốn góp của Nhà nước đầu
tư vào doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội.
62. Kiểm toán nhà nước (2018), Báo cáo 200/BC-KTNN ngày 10/5/2018 về tổng
hợp kết quả kiểm toán năm 2017.
63. Kiểm toán nhà nước (2019), Báo cáo 137/BC-KTNN ngày 9/5/2019 về tổng
hợp kết quả kiểm toán năm 2018.
64. Nguyễn Văn Kim (chủ biên, 2001), Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm
tra, giám sát của một số nước trên thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia.
65. Hoàng Đức Long, Đỗ Thị Thục (đồng Chủ nhiệm đề tài) (2010), Các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp
sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ,
Học viện Tài chính, Bộ Tài chính, Hà Nội.
160
66. Trần Xuân Long (2013), Hoàn thiện chính sách quản lý vốn nhà nước trong
doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế
quốc dân.
67. Đoàn Đức Lương, Viên Thế Giang (2015), Pháp luật về giám sát tài chính ở
Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia.
68. K. Marx (1978), Bộ Tư bản phê phán khoa kinh tế chính trị, Quyển thứ ba:
Toàn bộ quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, tập II, Chương 27, Nxb. Sự
thật, Hà Nội.
69. Lê Na (2019), Pháp luật về quản trị Doanh nghiệp nhà nước, Luận án Tiến
sỹ Luật học, Hà Nội.
70. Ngân hàng thế giới (1999), Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng
Thế giới: Giới quan chức trong kinh doanh, ý nghĩa kinh tế và chính trị của
sở hữu nhà nước, Nxb. Chính trị quốc gia.
71. Ngân hàng thế giới (2011), Kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành quốc
gia có thu nhập trung bình, Báo cáo chung của các nhà Tài trợ tại Hội nghị
nhóm tư vấn các nhà Tài trợ cho Việt Nam, truy cập tại:
0VIETNAME0elopment0Report02012.pdf
72. Ngân hàng thế giới (2014), Tính minh bạch của DNNN tại Việt Nam, Thực
trạng và ý tưởng cải cách, truy cập tại:
curated/en/712271468338406998/pdf/882730Vietname0view0Final0May02
10VN.pdf
73. Ngân hàng thế giới, Ciem (2015), Ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhà nước -
Bằng chứng từ thực tế, truy cập tại: https://www.economica.vn/Portals/0/
Documents/SOE%20Evidences%20of%20Preferential%20Treatments%20V
IE%20Final.pdf
74. Ngân hàng thế giới (2007), Các thể chế hiện đại, truy cập tại
ces/chuong6.pdf
75. Phạm Thị Hồng Nhung (2016), Pháp luật quản lý phần vốn nhà nước tại
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
76. Vũ Thị Nhung (2016), “Quy định pháp luật về giám sát vốn nhà nước trong
doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghề luật, số 3/2016,
tr.59-63.
77. Vũ Thị Nhung (2017), Pháp luật về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp có
100% vốn Nhà nước, Luận án tiến sỹ Luật học, Hà Nội.
161
78. Paul.A.Samuelson & Wiliam D. Nordhalls (2002), Kinh tế học tập 1, Nxb.
Thống kê.
79. Nguyễn Thị Minh Phương (2018), Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước
trong các doanh nghiệp, Luận án tiến sỹ Kinh tế chính trị, Hà Nội.
80. Trần Hoa Phượng (2018), “Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Một
số khuyến nghị chính sách”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5.
81. Nguyễn Mạnh Quân (2013), “Tái cấu trúc Doanh nghiệp nhà nước - một số
vấn đề về nguyên tắc và phương pháp tiếp cận”, Tạp chí Kinh tế & Phát
triển, số 193.
82. Như Văn Quảng (2019), “Giảm số lượng, tăng đại biểu chuyên trách”,
upId=2982
83. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư.
84. Quốc hội (2011), Luật Kiểm toán độc lập.
85. Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu.
86. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp.
87. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công.
88. Quốc hội (2014), Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất,
kinh doanh tại doanh nghiệp.
89. Quốc hội (2015), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp.
90. Quốc hội (2015), Luật Kiểm toán nhà nước.
91. Quốc hội (2015), Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
92. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước.
93. Quốc hội (2015), Luật tổ chức Chính phủ.
94. Quốc hội (2015), Luật tổ chức Quốc hội.
95. Quốc hội (2019), Luật Đầu tư công.
96. Minh Anh Sơn (2019), “Gỡ vướng mắc một số dự án của doanh nghiệp thuộc
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước” https://baodautu.vn/go-vuong-mac-mot-so-
du-an-cua-doanh-nghiep-thuoc-uy-ban-quan-ly-von-nha-nuoc-d122568.html
97. Thái Sơn, Anh Vũ (2019), “Xét xử vụ MobiFone mua AVG: Hàng triệu
USD hối lộ được 'biếu' ra sao?” https://thanhnien.vn/thoi-su/xet-xu-vu-
mobifone-mua-avg-hang-trieu-usd-hoi-lo-duoc-bieu-ra-sao-1160259.html
98. Robert S.Pindyck, Daniel L.Rubinfeld (1999), Kinh tế học vi mô, Nxb.
Thống kê.
99. Tạ Ngọc Tấn, Lê Quốc Lý (2012), Đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp
162
nhà nước - Bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
100. Chu Quốc Tế (2016), Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại các
doanh nghiệp, truy cập tại:
cuu-Danh-gia-hieu-qua-su-dung-von-nha-nuoc-tai-cac-doanh-nghiep-998
101. Trần Đình Thiên, Nguyễn Đình Hoà (2018), “Doanh nghiệp nhà nước: Sứ
mệnh, chức năng và định hướng phát triển”, Tạp chí Thông tin KHXH, số
4/2018.
102. Phạm Thị Giang Thu (2013), Pháp luật tài chính công Việt Nam - Thực
trạng và giải pháp hoàn thiện, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp.
103. Nguyễn Quang Thuấn (2017), Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
sau 30 năm đổi mới: Thực trạng và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội.
104. Đỗ Thị Thục, Nguyễn Thị Thu Hương (2011), Quản lý vốn nhà nước đầu tư
tại các doanh nghiệp Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam.
105. Thanh Thuỷ (2019), Bộ trưởng Bộ Công thương - 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ
là bài học kinh nghiệm sâu sắc, truy cập tại https://trithucvn.net/kinh-te/bo-
truong-cong-thuong-12-du-an-thua-lo-nghin-ty-la-bai-hoc-kinh-nghiem-sau-
sac.html
106. Đỗ Thị Kim Tiên (2015), “Cơ chế giám sát vốn Nhà nước đầu tư kinh doanh tại
doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Thanh tra, Số 9, tr.53-55.
107. Lê Minh Toàn (chủ biên, 2002), Luật kinh tế Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
108. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp (2018), Quyết định 54/QĐ-TCT66 ngày 13 tháng 2
năm 2018 về ban hành Quy chế hoạt động Tổ công tác của Thủ tướng Chính
phủ về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hà Nội.
109. Lê Văn Trung (2015), “Mô hình tổ chức kinh doanh vốn nhà nước - Kinh
nghiệm của một số quốc gia và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Tạp chí
Luật học, Số 8, tr.55-61.
110. Phạm Đức Trung, Nguyễn Thị Minh Thu (2017), Tái cấu trúc quản trị để
thúc đẩy cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Viện
Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Báo cáo chuyên đề.
111. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Thương mại tập I, Nxb
Công an nhân dân.
112. Phạm Minh Tuấn (2007), Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp
163
nhà nước ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ luật học, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
113. Nguyễn Kế Tuấn (Chủ nhiệm, 2010), Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đề tài KX04.09/06-10, giai
đoạn 2006-2010, Hà Nội.
114. Đào Trí Úc (2015), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực
nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia.
115. UNICO (UK) Limited (2013), Sản phẩm tri thức số 2 - “Báo cáo so sánh về
kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước” - ADB TA-8016
VIE: Tăng cường hỗ trợ Chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và hỗ
trợ quản trị công ty (39538-034).
116. Phạm Thị Tường Vân, Nguyễn Thị Hải Bình (2012), "Kinh nghiệm các nước
về quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp", Tạp chí Tài chính,
tháng 9.
117. Nguyễn Thị Khánh Vân (2018), “Nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy kiểm
toán nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam”, truy cập tại:
may-kiem-toan-noi-bo-trong-cac-doanh-nghiep-viet-nam-138069.html
118. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học (2006), Nxb.
Từ điển Bách khoa và Nxb. Tư pháp.
119. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2013), Đổi mới mô hình thực
hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước
- Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng vào Việt Nam, Sách chuyên khảo.
120. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Viện Friedrich Ebert Stiftung
(2013), Đổi mới phương thức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà
nước đối với doanh nghiệp nhà nước: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính
sách cho Việt Nam, Thông tin chuyên đề.
121. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam - UNDP
(2014), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế cải cách kinh tế vì tăng trưởng bao trùm và
bền vững, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
122. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, RCV (2015), Doanh nghiệp nhà
nước và méo mó thị trường, Nxb. Tài chính.
123. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2017), Kinh nghiệm quốc tế về
thế chế quản lý vốn nhà nước đầu tư và kinh doanh tại doanh nghiệp, Thông
tin chuyên đề.
164
124. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2018), Nâng cao hiệu quả giám
sát đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà
nước tại Việt Nam, Thông tin chuyên đề.
125. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Chương trình AUS4REFORM
(2018), Đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong tiến
trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, Thông tin chuyên đề.
126. Tuấn Việt (2019), “Doanh nghiệp nhà nước và có phần vốn nhà nước hoạt
động thế nào năm qua?” truy cập tại: https://bizlive.vn/tai-chinh/doanh-
nghiep-nha-nuoc-va-co-phan-von-nha-nuoc-hoat-dong-the-nao-nam-qua-
3526829.html
127. Hà Vũ (2018), “Vì sao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước chưa tương
xứng với nguồn lực?”, truy cập tại
doanh-nghiep-nha-nuoc-chua-tuong-xung-voi-nguon-luc-
20191118091522822.htm
128. Hùng Anh (2019), “Vụ AVG là điển hình sai phạm trong thẩm định, phớt lờ
rủi ro” truy cập tại: https://vietnamfinance.vn/chuyen-gia-vu-avg-la-dien-
hinh-sai-pham-trong-tham-dinh-phot-lo-rui-ro-20180504224222343.htm
129. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2018, truy cập tại
https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217.
130. Nguyễn Như Ý (2013), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa - thông tin.
Tài liệu Tiếng Anh
131. Cambridge University (2011), The Rise and Fall of State-Owned Enterprise
in the Western World.
132. Department of Finance and Deregulation, Australian Government (2011),
Commonwealth Government Business Enterprise, Governance and Oversight
Guidelines, Commonwealth of Australia.
133. Keun Lee and Donghoon Hahn (2003), Why and what kinds of the business
groups in China: Market competition, plan constraints, and the hybrid
business groups, International symposium on business groups in East Asia,
Seoul.
134. Mary Shirley, “The reform of state-owned enterprises - Lessons from World
Bank lending”,the World Bank.
135. OECD (2005), Guidelines on Corporate Governance of State-Owned
Enterprises.
136. OECD (2010), Accountability and Transparency: A Guide for State
Ownership.
165
137. OECD (2014), Risk Management and Corporate Governance.
138. OECD (2015), The G20/OECD Principles of Corporate Governance
139. OECD (2016), Risk Management by State-Owned Enterprises and their
Ownership, Corporate Governance.
140. OECD (2018), Managing Risk in the State-Owned Enterprise Sector in Asia:
Stocktaking of National Practices.
141. Rees Ray (1989), Public Enterprise Economics, 2nd Ed., Philip Allan,
Deddington, Oxford.
142. The World Bank, Bhutan State Owned Enterprises and Corporate
Governance (SOE-CG) Report”, p.10.
166
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_giam_sat_su_dung_von_nha_nuoc_dau_tu_vao_doanh_nghie.pdf
- Trichyeu_HoThiHai.pdf