Luận án Hệ thống cơ quan của quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm hướng đến việc tăng cường hiệu quả hoạt động của Quối hội trong xu hướng xây dựng một Quốc hội chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Theo đó, cần xây dựng lai vị trí của UBTVQH, không trao cho cơ quan này quá nhiều nhiêm vụ quyền hạn như hiện nay. Xuất phát từ việc Quốc hội chưa thể ngay lập tức chuyên nghiệp hoàn toàn nên vẫn là Quốc hội hoạt động theo kỳ họp, nhưng sẽ thiết kế UBTVQH trở thành cơ quan mang tính chất thường trực hành chính. Đồng thời, cần xây dựng Hội đồng dân tộc và các UBTT của Quốc hội là các trung tâm giải quyết các công việc chuyên môn của Quốc hội. Gia tăng vị trí, vai trò, quyển hạn và trách nhiệm đối với Hội đồng dân tộc vá các UBTT. Thiết kế các cơ quan này trở thành các “công xưởng” nơi chịu trách nhiệm chính đối với việc giải quyết các vấn đề chuyên môn của Quốc hội

pdf201 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hệ thống cơ quan của quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính thể đại nghị - nơi đề cao vai trò và tầm ảnh hưởng của nghị viện, đó là CHLB Đức. Theo đó, có thể tham khảo mô hình của Cộng hoà Liên bang Đức với một thiết chế “Council of Elder” – đóng vai trò là một cơ quan cố vấn cho Hạ nghị viện Liên bang Đức. UBTVQH có thể được thiết kế thành một cơ quan nơi tập hợp các Đại biểu Quốc hội có uy tín chính trị cao bao gồm cả Chủ tịch Quốc hội, các phó Chủ tịch Quốc hội và các chủ nhiệm của các UBTT của Quốc hội, làm việc tập thể, tiến hành họp thường xuyên như hiện nay, tuy nhiên, thay vì với một bộ máy cồng kềnh, với rất nhiều các vụ, viện và các cơ quan nhỏ, được giao quá nhiều nhiệm vụ và quyền hạn trong hiến pháp và pháp luật như hiện nay thì UBTVQH sẽ trở thành một thiết chế hoạt động thường xuyên, nhưng bộ máy mang tính chất là tập hợp các chuyên gia với uy tín chính trị cao, sẽ là đại diện xứng đáng với vị trí là cơ quan thường trực của Quốc hội. Về cơ bản, cũng giống như nghị viện hiện đại của các nước, cơ quan điều phối hoạt động của Quốc hội Việt Nam cũng sẽ được thiết kế với các yêu cầu khung cơ bản như sau: • Địa vị pháp lý và cơ cấu tổ chức Cơ quan thường trực, điều phối hoạt động của Quốc hội Việt Nam sẽ là một thiết chế tồn tại và hoạt động thường xuyên của Quốc hội Việt Nam. Việc lựa chọn mô hình tổ chức của thiết chế này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ mô hình của Quốc hội, đến truyền thống tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Tuy nhiên, dù dưới hình thức tổ chức nào đi nữa thì vẫn nhận thấy được sự cần thiết cho sự tồn tại của thiết chế mang tính chất trung gian, điều phối và phụ trách 159 khía cạnh trình tự, thủ tục như thế này trong tổ chức và hoạt động của nghị viện hiện đại, trong đó có Quốc hội Việt Nam. • Thẩm quyền (nhiệm vụ và quyền hạn) và phương thức hoạt động Về cơ bản, việc thiết kế cơ quan thường trực, điều phối hoạt động của Quốc hội Việt Nam hướng đến việc đảm bảo hoạt động thường xuyên của Quốc hội, giúp cho Quốc hội hoạt động khoa học và hiệu quả. Do đó, nhiệm vụ và quyền hạn của thiết chế này sẽ được quy định trong Quy chế hoạt động của Quốc hội có thể bao gồm: đề xuất thành phần các ủy ban, điều phối hoạt động của các ủy ban, chuẩn bị chương trình nghị sự, chuẩn bị kỳ họp, xác định trình tự thảo luận các dự luật, phối hợp hoạt động của các Ủy ban của Quốc hội, điều phối, chuyển giao các việc thuộc thẩm quyền của Quốc hội đến các cơ quan tương ứng theo quy định của pháp luật trong thời gian Quốc hội không họp... Bên cạnh đó, vì là thiết chế phụ trách khía cạnh về hành chính cho hoạt động của Quốc hội, nên thiết chế thường trực này cần có đầy đủ thẩm quyền, phụ trách về khía cạnh trình tự thủ tục làm việc của Quốc hội. Để hướng tới một Quốc hội chuyên nghiệp, Việt Nam nên tập trung xây dựng một hệ quy trình thủ tục đầy đủ, rõ ràng và khả thi cho tất cả hoạt động của Quốc hội, từ những quy trình rõ ràng như: Quy trình lập pháp, quy trình giám sát, quy trình ngân sách đến thủ tục bỏ phiếu, thủ tục chất vấn, thủ tục phát biểu tại nghị trường, các vấn đề tranh luận khi có một quy trình đầy đủ, khả thi, được quy định trong các văn bản rõ ràng thì vai trò của UBTVQH - thiết chế thường trực điều phối lúc này sẽ hoạt động một cách rõ nét và dễ dàng kiểm soát, tránh sự lạm quyền, tự đặt ra cho mình những quyền hạn trong quá trình tiến hành các thủ tục khác nhau. 4.2.2. Các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thường trực của Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam • Về cơ cấu tổ chức Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. 160 Cần phải coi Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là hệ thống cơ quan hoạt động thường xuyên, liên tục của Quốc hội. Có một thực tế là Quốc hội phải ra quyết định dựa trên nguyên tắc đa số nhưng lại thường thiếu thông tin làm cơ sở cho các quyết định đó. Do đó, cơ chế hoạt động theo các ủy ban ở Quốc hội làm tăng thêm tính chắc chắn cho các quyết định của Quốc hội trên cơ sở các thông tin do Hội đồng dân tộc và các UBTT mang lại. Để đảm bảo việc cung cấp thông tin thường xuyên cho các ĐBQH thì trong cơ cấu tổ chức của HĐDT và các UBTT của Quốc hội nên là tập hợp các ĐBQH chuyên trách, làm việc thường xuyên. Hay nói cách khác, tất cả các thành viên của HĐDT và UBTT của Quốc hội sẽ là các đại biểu Quốc hội chuyên trách và thường xuyên. Nhằm tăng thêm tính chắc chắn cho các quyết định của Quốc hội, giải pháp được lựa chọn có thể là Quốc hội thành lập và giao nhiệm vụ cho Hội đồng và các ủy ban gồm các ĐBQH có chuyên môn để tiến hành thu thập và xử lý thông tin làm cơ sở cho các quyết định của Quốc hội. Các ủy ban thường trực này sẽ gồm các ĐBQH với năng lực chuyên môn sâu, có thể thu thập thông tin một cách có hiệu quả để phục vụ cho nhu cầu chung của Quốc hội thông qua các kênh thông tin của cá nhân hoặc của cả ủy ban. Trên thực tế, số lượng các UBTT của Quốc hội Việt Nam không phải là vấn đề quá lớn, việc tổ chức bao nhiêu Ủy ban thường trực bên cạnh một Hội đồng dân tộc phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi nhà nghiên cứu. Bởi lẽ, trong mỗi giai đoạn, các vấn đề quan trọng phát sinh sẽ khác nhau, và lúc đó, tuỳ theo tình hình thì có thể thành lập thêm hoặc nhập, hoặc bớt đi số lượng các UBTT hiện nay của Quốc hội. Cũng có quan điểm học tập mô hình của một số nước (vd: Hạ nghị viện CHLB Đức), thì để tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội thì Quốc hội Việt Nam nên thành lập số lượng UBTT tương ứng với số lượng Bộ của chính phủ.156 Đây cũng là một quan điểm với những cơ sở lý luận vững chãi. 156 Xem: Susanne Linn và Frank Sobolewski (2001), The German Bundestag – functions and procedures, p. 21, 26, 27. 161 Tuy nhiên, trong bối cảnh cần tinh giảm bộ máy nhà nước thì đây chưa hẳn là quan điểm hợp lý. Việc thành lập bao nhiêu UBTT không quan trọng bằng các ủy ban hiện hành sẽ hoạt động như thế nào để có thể đáp ứng được yêu cầu là vị trí cơ quan giúp việc, phục vụ cho hoạt động của Quốc hội, là “công xưởng” cho Quốc hội? Thêm vào đó, để đảm bảo hiệu quả cho việc thực hiện chức năng giám sát thì Quốc hội có thể sử dụng song song một công cụ khác của mình, đó chính là hệ thống các ủy ban lâm thời. Do đó, thay vì thành lập thêm số lượng UBTT làm nặng nề và cồng kềnh bộ máy thì sẽ có những cải cách về nhiệm vụ quyền hạn, về phương thức hoạt động để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐDT và các UBTT của Quốc hội. Có quan điểm cho rằng số lượng thành viên của uỷ ban càng ít thì tính chuyên môn của uỷ ban càng cao. Tuy nhiên, quy mô hợp lý cho một Uỷ ban còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau về quy mô của Quốc hội cũng như việc sử dụng các tiểu ban trong cơ cấu của từng uỷ ban. Đối với Quốc hội Việt Nam, trong xu hướng chuyên nghiệp hoá hoạt động của Quốc hội thì cần tuân thủ nguyên tắc mỗi Đại biểu chỉ được là một thành viên duy nhất của một uỷ ban, tránh tình trạng mỗi ĐBQH lại kiêm nhiệm thành viên của nhiều uỷ ban, dẫn đến sự trồng chéo về thời gian làm việc cũng như về các vấn đề thảo luận. • Về thẩm quyền của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban thường trực của Quốc hội Bên cạnh việc tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐDT và các Uỷ ban của Quốc hội theo pháp luật hiện hành, nhằm nâng cao vai trò của HĐDT và các Uỷ ban của Quốc hội đối với việc thực hiện các chức năng của Quốc hội thì cần bổ sung thêm một số thẩm quyền cho HĐDT và các Uỷ ban, cụ thể: Thứ nhất, cần tăng cường vai trò và trách nhiệm của HĐDT và các Uỷ ban của Quốc hội trong khâu thẩm tra, hoàn thiện các dự thảo luật. Ngoài việc báo cáo thẩm tra của HĐDT và các Uỷ ban đang tiến hành hiện nay, ở lần trình thứ hai, bên cạnh báo cáo thẩm tra cần xem xét việc bổ sung một hình thức thể hiện 162 ý kiến khác của HĐDT và các Uỷ ban. Đây sẽ là nơi thể hiện các ý kiến, nhận xét, phân tích và đánh giá của thàh viên HĐDT và các Uỷ ban đối với tất cả các điều khoản. Đây là cách thức mà theo kinh nghiệm các nước gọi là phân tích theo từng điều khoản (a section by section analysis)157 Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 đã quy định về thẩm quyền của HĐDT và các Uỷ ban trong việc yêu cầu báo cáo, giải trình tại HĐDT và các Uỷ ban. Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 cũng đã cụ thể hoá nội dung này nhưng chưa thực sự chi tiết. Trên thực tế, một hoạt động muốn khả thi trong quá trình triển khai thì cần có những quy định đầy đủ và rõ ràng về trình tự thủ tục tiến hành. Để hoạt động báo cáo, giải trình tại HĐDT và các ỷ ban trở nên khả thi, cần xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ cho từng bước với các công việc và nội dung cụ thể như: thời gian, địa điểm, thành phần tham gia phiên giải trình, các vấn đề giải trình, nội dung giải trình của các bên chịu trách nhiệm giải trình, kết luận của phiên giải trình. Thứ ba, cần xem xét xây dựng cơ chế điều trần ở HĐDT và các Uỷ ban với mục tiêu góp phần giảm tải cho hoạt động của ĐBQH tại kỳ họp của Quốc hội và tại phiên họp của UBTVQH. Bởi lẽ, điều trần (hearing) trong các ủy ban của Quốc hội được biết đến là phiên họp của ủy ban, thường là công khai, thông qua đó ủy ban có thể thu thập thông tin và ý kiến về một dự án luật, hoặc để giám sát, đánh giá hoạt động của chính phủ, đánh giá thực thi pháp luật. Trong một số trường hợp, điều trần hoàn toàn mang tính chất giải thích, cung cấp những chứng cứ hoặc số liệu về một vấn đề đang diễn ra158. Do đó, Điều trần là một cơ chế chính thức để các ủy ban của Quốc hội có thể thu thập thông tin (ý kiến, quan 157 Xem, Nguyễn Văn Thuân, tlđd, trang 135 158 Government Printing Office, About Congresional Hearings, https://www.govinfo.gov/help/chrg truy cập ngày 20/12/2020. Nguyên văn: A hearing is a meeting or session of a Senate, House, joint, or special committee of Congress, usually open to the public, to obtain information and opinions on proposed legislation, conduct an investigation, or evaluate/oversee the activities of a government department or the implementation of a Federal law. In addition, hearings may also be purely exploratory in nature, providing testimony and data about topics of current interest. 163 điểm, chứng cứ, dữ liệu v.v...) về những vấn đề chính sách từ các cơ quan thuộc chính phủ, các chuyên gia từ bên ngoài, các tổ chức dân sự, hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân công dân nhằm mục đích tăng cường chất lượng của quá trình ra quyết định. Về nguyên tắc, tính chất làm việc tập thể của ủy ban được thể hiện rõ nhất tại các phiên họp toàn thể của ủy ban. Tại đó, các thành viên của ủy ban có thể trao đổi, tranh luận và đưa ra các quyết định cuối cùng của ủy ban. Tuy nhiên, ở Việt Nam, với số lượng thành viên khoảng 40-50 người, thời gian họp toàn thể thường chỉ trong một buổi đến một ngày, toàn thể ủy ban là một diễn đàn khá lớn để xem xét các vấn đề mang tính chi tiết và kỹ thuật chuyên sâu. Hơn nữa, do có một số lượng lớn các thành viên của ủy ban hoạt động kiêm nhiệm nên các ủy ban của Quốc hội Việt Nam không có điều kiện họp toàn thể thường xuyên, mỗi năm thường chỉ hai lần trước mỗi kỳ họp.159 Trong khi đó, như đã biết, điều trần ở các nước thường do các tiểu ban hoặc một nhóm thành viên ủy ban chủ trì về những vấn đề chuyên sâu trong lập pháp hoặc giám sát160. Nếu áp dụng điều trần, việc phân chia công việc chuẩn bị để xem xét, thẩm tra các dự án luật hoặc một vấn đề giám sát của các ủy ban cho các tiểu ban hoặc nhóm thành viên ủy ban điều trần làm cho công việc của ủy ban được chia nhỏ thành các nội dung cụ thể và có thể được tiến hành song song với nhau. Cách làm này tiết kiệm tối đa thời gian làm việc của ủy ban, nhất là trong điều kiện thời gian hoạt động của toàn thể ủy ban luôn luôn bị hạn chế. Do vậy, ở góc độ này, có thể nói số lượng đáng kể các phiên điều trần làm cho hoạt động của các ủy ban càng được chuyên môn hoá thì năng lực làm việc của ủy ban càng được nâng cao, nhất là trong điều kiện các ủy ban có số lượng các thành viên lớn như ở Quốc hội nước ta. Do đó, 159 Xem: Báo cáo nghiên cứu điều trần tại các uỷ ban của nghị viện và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Văn phòng Quốc hội – Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc, Dự án 00049114 – “Tăng cường năng lực của các cơ quan đại diện ở Việt Nam”-Giai đoạn III, trang 18. 160 Xem thêm: Nguyễn Đức Lam, Điều trần tại Ủy ban: nghiên cứu khả năng áp dụng ở Việt Nam, Bài cho Hội thảo “Vai trò của các Ủy ban trong hoạt động lập pháp của Quốc hội”, Văn phòng Quốc hội, 28- 29/6/2007 164 việc xây dựng cơ chế điều trần tại HĐDT và các Uỷ ban cho phép các ĐBQH có thời gian thảo luận sâu hơn, kỹ càng hơn đối với các vấn đề mà các ĐBQH quan tâm. Thứ tư, Cần bổ sung các quy định chặt chẽ hơn liên quan đến nội dung cũng như thủ tục về hoạt động kiến nghị của HĐDT và các Uỷ ban của Quốc hội đối với việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Hiện nay, theo điểm C, Khoản 1. Điều 13 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 về điều kiện bỏ phiếu tín nhiệm thì chỉ quy định chung chung là có kiến nghị của của HĐDT và các Uỷ ban mà không có quy định rõ ràng về trình tự thủ tục kiến nghị ntn? căn cứ để của HĐDT và các uỷ ban ra sao? việc biểu quyết như thế nào? tỉ lệ bao nhiêu là đủ để HĐDT và các uỷ ban có thể đưa ra kiến nghị. Để thẩm quyền này của của HĐDT và các uỷ ban có thể hiện thực hoá trên thực tế thì cần bổ sung các quy định về mặt thủ tục nêu trên. Thứ năm, những nội dung hoạt động nào của HĐDT và các Uỷ ban của Quốc hội cần phải thông qua UBTVQH trước khi trình ra Quốc hội theo quy định của pháp luật hiện hành thì bây giờ có thể xem xét bỏ đi khâu trung gian - là cần sự thông qua của UBTVQH, trong bối cảnh xây dựng một Quốc hội chuyên nghiệp, và xây dựng UBTVQH trở thành một thiết chế đơn thuần về mặt hành chính thủ tục nên cho phép HĐDT và các uỷ ban kiến nghị hoặc trình trực tiếp cho Quốc hội, • Về phương thức hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thường trực của Quốc hội - Về Phiên họp toàn thể của HĐDT và các UBTT + Về vị trí và vai trò của phiên họp toàn thể HĐDT và các UBTT của Quốc hội với vị trí là cơ quan của Quốc hội, do đó hình thức hoạt động của HĐDT và các UBTT phải đặt trong bối cảnh chung về nguyên tắc hoạt động của Quốc hội là “theo chế độ hội nghị và quyết định 165 theo đa số”.161 Theo đó, hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của HĐDT và các UBTT của Quốc hội sẽ là phiên họp toàn thể. Đây sẽ là nơi tập hợp đầy đủ nhất ý kiến, quan điểm của Hội đồng dân tộc và các UBTT về các vấn đề được giao phụ trách. Sự hiện diện đầy đủ của thành viên Hội đồng dân tộc, các UBTT có ý nghĩa quan trọng, với nguyên tắc làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số sẽ đảm bảo các báo cáo của HĐDT và các UBTT sẽ chứa đựng các nội dung nhất quán, đa chiều và có tính chuyên môn cao. + Về Thành viên tham dự: Với cách thức tổ chức các thành viên của HĐDT và các UBTT đều là các thành viên chuyên trách để tăng cường tính chuyên nghiệp trong hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thì nên có yêu cầu về số lượng thành viên tham dự phiên họp toàn thể. Cụ thể: Nên quy định số lượng để tiến hành bắt đầu phiên họp toàn thể của HĐDT hoặc các UBTT thì cần phải có ít nhất là 2/3 số lượng thành viên có mặt. Trong trường hợp của Nghị viện Nhật bản: “để bắt đầu một cuộc họp uỷ ban thì phải có ít nhất một nửa tổng số thành viên của uỷ ban có mặt.162 Ngoài ra, để đảm bảo có thể lắng nghe nhiều chiều thông tin thì tại phiên họp toàn thể này Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc chủ nhiệm các uỷ ban có thể mời thêm các cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, và thậm chí đối một số phiên họp thì có thể có đại diện của các cơ quan báo chí. + Về thời gian và số lượng phiên họp toàn thể: Trên cơ sở HĐDT và các UBTT được thiết kế là các “công xưởng” của một Quốc hội chuyên nghiệp, với 100% thành viên là chuyên trách, để đảm bảo cho kết quả làm việc của HĐDT và các UBTT có thể hỗ trợ cho các công việc của Quốc hội một cách liên tục thì phiên họp của HĐDT và UBTT sẽ được ấn định vào một ngày cố định trong tuần, và được tiến hành hàng tuần. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, với các vấn đề cần thiết thì Chủ tịch Hội đồng 161 Xem Điều 3, Luật Tổ chức của Quốc hội năm 2014. 162 Xem: Văn phòng Quốc hội (2007), Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội Nhật bản, Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học, Hà Nội, 2007, tr. 8. 166 dân tộc hoặc chủ nhiệm các UBTT có thể lấy ý kiến của ½ tổng số thành viên của Hội đồng và Ủy ban để quyết định các phiên họp bất thường. + Về nội dung phiên họp toàn thể: Với tư cách là các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, những vấn đề đưa ra thảo luận và quyết định tại phiên họp toàn thể sẽ là những nội dung liên quan đến công việc như thẩm tra sâu, chi tiết về các dự án luật, về ngân sách quốc gia, về các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của quốc hội.... Các uỷ ban có thể thực hiện các nghiên cứu lập pháp trong lĩnh vực mà mình phụ trách. - Thông qua hoạt động của tiểu ban Bên cạnh các phiên họp toàn thể, hoạt động của Hội đồng dân tộc và các UBTT có thể được bổ sung thông qua một phương thức được sử dụng khá phổ biến, đó là thành lập các tiểu ban. Hội đồng dân tộc và các UBTT có thể thành lập thêm các tiểu ban với trưởng tiểu ban bắt buộc phải là ủy viên của HĐDT và UBTT còn các thành viên còn lại thì không bắt buộc, thậm chí không cần là ĐBQH. Cơ chế thành lập tiểu ban như thế này cho phép HĐDT và các UBTT có cơ hội tập hợp, huy động các chuyên gia, các nhà khoa học có năng lực, có kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau ở bên ngoài các ủy ban, thậm chí là bên ngoài Quốc hội trong mỗi lĩnh vực để có thể cung cấp thông tin, hỗ trợ cho hoạt động của mình. Trên thực tế, việc thành lập các tiểu ban phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi ủy ban trong mỗi giai đoạn khác nhau, để có thể giải quyết được các công vệc một cách chuyên sâu hơn để đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của HĐDT và các UBTT. Nói cách khác, hoạt động của tiểu bản thực chất nhằm cung cấp các thông tin, tài liệu chuẩn bị cho hoạt động cho Hội đồng, ủy ban tại phiên họp toàn thể.163 Sau khi kết thúc hoạt động, các trưởng tiểu ban báo cáo kết quả với Hội đồng và các ủy ban. Rõ ràng những thông tin này có giá trị cho tất cả các ĐBQH còn lại và họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn với những thông tin nhận được từ 163 Xem Trần Văn Thuân, Tlđd, tr 69 167 những Đại biểu Quốc hội có kinh nghiệm về lĩnh vực mà Quốc hội đang xem xét thông qua, các quyết định của Quốc hội sẽ phù hợp hơn với yêu cầu thực tế và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng. - Thành lập Đoàn giám sát, đoàn công tác Hiện nay hoạt động của Đoàn giám sát là một hình thức để HĐDT và các UBTT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong lĩnh vực giám sát hoặc trên cơ sở sự phân công của UBTVQH giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.164 Có thể thấy, phạm vi hoạt động của đoàn giám sát chủ yếu là gắn với việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng và ủy ban. Thêm vào đó, hoạt động của Đoàn giám sát của Hội đồng dân tộc và các UBTT không mang tính độc lập mà phải được xem xét và thảo luận tại phiên hợp toàn thể của Hội đồng và ủy ban.165 Theo quy định hiện nay của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 2015 thì việc thành lập Đoàn giám sát là thẩm quyền của Quốc hội, UBTVQH, HĐDT, các UBTT và các Đoàn ĐBQH, theo quan điểm của NCS thì việc trao cho quá nhiều chủ thể thành lập các Đoàn giám sát như hiện nay sẽ đưa đến việc chồng chéo nhiệm vụ, thẩm quyền, và có thể tạo ra những phiền toái, gây mất thời gian cho các chủ thể. Do đó, để đảm bảo một Quốc hội chuyên nghiệp thì cần cơ cấu một Quốc hội “chuyên môn hoá từng khâu,” theo đó, để đảm bảo cho hiệu quả của chức năng giám sát của Quốc hội thì nên trao chủ yếu cho các UBLT và các đoàn giám sát của Quốc hội và các Đoàn ĐBQH, Hội đồng và các ủy ban không nên thành lập các đoàn giám sát riêng nữa, mà chỉ căn cứ vào các Báo cáo giám sát của các UBLT của Quốc hội để kiến nghị về các vấn đề, các mảng lĩnh vực mà mình được giao phụ trách. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, cần phải tăng cường hiệu quả hoạt động của HĐDT và các uỷ ban của Quốc hội. Trọng tâm hoạt động của Quốc hội phải 164 Xem Khoản 1, Điều 30, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, 2015. 165 Xem: Điều 42, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015. 168 được chuyển từ phiên họp của UBTVQH, sinh hoạt theo đoàn đại biểu sang cơ chế hoạt động tại của HĐDT và các ủy ban và quyết định tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. HĐDT và các ủy ban của Quốc hội sẽ phải chịu trách nhiệm chính về mọi vấn đề đưa ra tại kỳ họp của Quốc hội. Công đoạn thảo luận và xem xét tại ủy ban phải mang tính quyết định trước khi vấn đề được trình ra kỳ họp để thảo luận chung và biểu quyết.166 Để HĐDT và các ủy ban của Quốc hội trở thành một trong hai trụ cột chính cùng với hoạt động của ĐBQH để đảm bảo vai trò của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 4.2.3. Giải pháp hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Ủy ban lâm thời của Quốc hội Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Có thể nhận thấy các quy định về UBLT của Quốc hội Việt Nam trong hệ thống pháp luật hiện hành tuy đã có, nhưng khó có thể nói là đầy đủ. Hơn nữa, xuất phát từ góc độ lịch sử, Quốc hội Việt Nam không có “thói quen” chủ động sử dụng một cơ chế mạnh mẽ, chuyên môn để giải quyết các công việc nên dường như Quốc hội “ quên” mất việc có thể sử dụng UBLT một cách hiệu quả để thực hiện các chức năng của mình. Chính vì vậy, từ việc đánh giá lại vị trí và vai trò của UBLT thì Quốc hội Việt Nam cần có một sự bổ sung các quy định về UBLT, đồng thời cần sắp xếp lại một cách khoa học và phù hợp đối với các quy định đã có về UBLT, đưa UBLT về với đúng vị trí của nó – là một cơ quan của Quốc hội. Một trong những lý do khiến cho việc mặc dù có nhu cầu, có đòi hỏi trên thực tế nhưng Quốc hội Việt Nam vẫn chưa một lần thành lập một Ủy ban điều tra để tiến hành điều tra một vụ việc vì chúng ta thiếu một khung pháp lý đầy đủ để hướng dẫn cụ thể các bước trong trình tự thủ tục để có thể thành lập một UBLT, cũng không có một văn bản nào hướng dẫn đầy đủ về thẩm quyền, về cơ cấu tổ chức cũng như về thẩm quyền mà UBLT có được để tiến hành hoạt 166 Xem, Trần Ngọc Đường, tlđd, trang 448 169 động của mình. Từ sự nghiên cứu thủ tục thành lập và cơ cấu tổ chức của UBLT của nghị viện các nước, thì ta có thể xây dựng một quy trình thành lập UBLT của Quốc hội Việt Nam theo các bước tương tự như vậy, cụ thể: Về thủ tục thành lập UBLT Việc thành lập UBLT của Quốc hội Việt Nam có thể trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, quy định về chủ thể yêu cầu thành lập UBLT của Quốc hội. Giống như Hạ nghị viện của các nước trên, khi có nhu cầu soạn thảo, thẩm tra một dự án luật, nhu cầu về thông tin, về số liệu để phục vụ cho việc Quốc hội đưa ra các quyết sách quan trọng, và chủ yếu là nhu cầu về việc điều tra, làm rõ sự thật khách quan của một vấn đề nào đó mà xã hội đang quan tâm.v.v. thì lúc này ĐBQH có thể đưa ra kiến nghị thành lập UBLT của Quốc hội. Cụ thể là Nếu nhóm nghị sĩ muốn thành lập UBLT thì đòi hỏi nhóm nghị sỹ đó phải chiếm ít nhất 25% tổng số Hạ nghị viện thì lúc này dù muốn hay khôngnghị viện cũng phải thành lập UBLT để giải quyết những vấn đề mà các ĐBQH đang quan tâm. Tuy nhiên, như đã nói chúng ta không chịu sự ảnh hưởng, chia rẽ của các đảng phái trong Quốc hội, do vậy chúng ta không cần tới 25 % tổng số ĐBQH mà chỉ cần đến một số lượng rất nhỏ các ĐBQH đồng ý. Cụ thể chỉ cần 1 ĐBQH đưa ra kiến nghị thành lập UBLT để giúp Quốc hội giải quyết một vấn đề gì đó, và sau khi đại biểu này đưa ra kiến nghị thì có ít nhất 5 ĐBQH khác có ý kiến đồng thuận thì kiến nghị này chắc chắn sẽ được đưa ra trước Quốc hội để Quốc hội bàn bạc. Và tại phiên họp toàn thể này, ĐBQH đưa ra kiến nghị sẽ có một khoảng thời gian nhất định để trình bày, thuyết phục Quốc hội nên hay không nên việc thành lập UBLT của Quốc hội. Và khi “bấm nút” chỉ cần tối thiểu 30% số lượng các ĐBQH đồng ý thành lập thì lúc này dù muốn hay không muốn Quốc hội sẽ vẫn phải thành lập UBLT của Quốc hội. *Về thẩm quyền của UBLT Theo đó, Quốc hội có thể thành lập UBLT vào bất kỳ lúc nào mà Quốc hội xét thấy cần thiết để có thể “nghiên cứu, thẩm tra một dự án” hoặc “tiến hành 170 điều tra về một vấn đề nhất định”. Như vậy có thể thấy lĩnh vực có thể thành lập UBLT trải dài trên cả ba chức năng của Quốc hội. Cũng giống như tất cả UBLT của các quốc gia trên thế giới, UBLT của Quốc hội Việt Nam sẽ không có quyền đưa ra quyết định mà sẽ chỉ báo cáo kết quả hoạt động của mình trước Quốc hội bằng một báo cáo công khai tại phiên họp toàn thể. Và có thể đưa ra các kiến nghị đề nghị xử lý vấn đề. Tuy nhiên, với một báo cáo công khai trước phiên họp toàn thể như vậy cũng sẽ mang lại một sức nặng nhất định nó sẽ là những cơ sở, nguồn thông tin đáng tin cậy để Quốc hội thực hiện các chức năng của mình. * Về cơ cấu tổ chức UBLT UBLT sẽ được thành lập bởi nghị quyết của Quốc hội. Và khi Quốc hội quyết định thành lập UBLT thì Quốc hội sẽ giao cho UBTVQH cùng với các ĐBQH đã có kiến nghị cũng như các ĐBQH đồng thuận lên kế hoạch chi tiết và cụ thể về thành phần ủy ban, về nội dung công việc cũng như quá trình và kế hoạch triển khai công việc cụ thể của UBLT này. Việc chỉ định chủ nhiệm của các UBLT của Quốc hội phụ thuộc vào tính chất công việc mà UBLT được giao. Ngoài ra, thành phần của UBLT ngoài các ĐBQH thì có thể mời thêm một số chuyên gia, các nhà khoa học trong từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể nếu có liên quan. * Về Cơ chế, thủ tục hoạt động của UBLT UBLT của Quốc hội Việt Nam cũng hoạt động theo chế độ tập thể, các vấn đề đưa ra đều được thảo luận tại phiên họp toàn thể của ủy ban và quyết định theo đa số. Và sau khi có quyết định thành lập, mỗi UBLT của Quốc hội sẽ được phân bổ một khoản ngân sách để phục vụ cho hoạt động của mình tuy thuộc vào quy mô và nhiệm vụ của từng ủy ban. Trong quá trình triển khai hoạt động, các UBLT tuyệt đối tuân thủ phạm vi nhiệm vụ đã được Quốc hội giao trong nghị quyết thành lập ủy ban. Mọi sự thay đổi phạm vi nhiệm vụ về nguyên tắc đều phải nhận được sự đồng ý của Quốc hội. Như đã nói, báo cáo của ủy ban sẽ được trình lên Quốc hội và làm cơ sở cho Quốc hội thực hiện các chức năng của mình. 171 Để cho các UBLT này không hoạt động hình thức, hay hoạt động không mang lại kết quả thì Quốc hội cần trao cho các UBLT những đặc quyền cụ thể, như quyền được tiếp cận và cung cấp các số liệu có liên quan, quyền được triệu tập các nhân chứng thậm chí là các các nhân vật trong tổ chức bộ máy nhà nước để tiến hành hoạt động điều trần đề thu thập thông tin, .v.v. Thậm chí, UBLT có thể được trao một số đặc quyền của cơ quan tố tụng, ví dụ như những kết quả của UBLT có thể sử dụng làm bằng chứng trước tòa, hoặc nếu như những người mà UBLT triệu tập đến mà không đến thì có thể sẽ bị áp dụng các biện pháp phát hành chính hoặc các biện pháp chế tài khác.v.v. Tuy nhiên, yêu cầu bắt buộc đó là ngoài các phân tích sâu về thực trạng vấn đề thì báo cáo phải bao gồm các đề xuất cụ thể và cần phải lập luận, giải trình cho các đề xuất đó. Đặc biệt, trong báo cáo phải trình bày cả ý kiến của phe thiểu số trong ủy ban cũng như các bình luận, góp ý của các ủy ban có liên quan (nếu có). Quy định này không chỉ đảm bảo cho hiệu quả hoạt động thực chất của các UBLT khi mà trong báo cáo với tư cách là chủ thể tiếp cận và nắm rõ vấn đề nhất cần có những đề xuất để giải quyết và những đề xuất này cần được luận giải một cách có khoa học và logic trên cơ sở thực tiễn mà việc bảo lưu ý kiến của phe đa số cũng nhưng quan điểm của các ủy ban có liên quan đã thể hiện tính chất dân chủ ở một mức độ rất cao. Với quy định trên thì những người thiểu số trong UBLT vẫn có thể có cho mình một cơ hội để trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước Quốc hội. Duy trì một hệ thống ủy ban mạnh sẽ tạo cho nghị viện khả năng tốt hơn để gây ảnh hưởng về mặt chính sách đối với công chúng và để giám sát tốt hơn đối với các hoạt động của ngành hành pháp, Quốc hội Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Chính vì vậy, để có thể xây dựng một Quốc hội mạnh và thực quyền thì việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động của các ủy ban trở thành một mối quan tâm hàng đầu. 172 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội đặt trong bối cảnh xây dựng Quốc hội Việt Nam thành một Quốc hội chuyên nghiệp để có thể đáp ứng được yêu cầu là cơ quan lập hiến, lập pháp trong một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp trong việc thay đổi cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong tổ chức của Quốc hội. cụ thể: Thứ nhất, xây dựng lai vị trí của UBTVQH, không trao cho cơ quan này quá nhiều nhiêm vụ quyền hạn như hiện nay. Xuất phát từ việc Quốc hội chưa thể ngay lập tức chuyên nghiệp hoàn toàn nên vẫn là Quốc hội hoạt động theo kỳ họp, nhưng sẽ thiết kế UBTVQH trở thành cơ quan mang tính chất thường trực hành chính, và có thể học tập mô hình “ hội đồng trưởng lão” của Hạ nghị viện CHLB Đức, để UBTVQH có thể là tập hợp của các ĐBQH có uy tín, các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, đóng vai trò tư vấn cho Quốc hội chứ không phải là một cơ quan nắm giữ và vận hành quyền hạn của Quốc hội. Thứ hai, coi Hội đồng dân tộc và các UBTT của Quốc hội là các trung tâm giải quyết các công việc chuyên môn của Quốc hội. Gia tăng vị trí, vai trò, quyển hạn và trách nhiệm đối với Hội đồng dân tộc vá các UBTT. Thiết kế các cơ quan này với 100% là các đại biểu QH chuyên trách để dành toàn bộ thời gian giải quyết các vấn đề chuyên môn của QUốc hội. Thứ ba, thay đổi quan điểm về UBLT và tăng cường coi trọng và sử dụng UBLT của Quốc hội trong việc thực hiện các chức năng của Quốc hội, đặc biệt là chức năng giám sát. Thiết kế một hành lang pháp lý rõ ràng, đơn giản và khả thi để Quốc hội có thể thành lập các UBLT khi cần thiết để xây dựng thiết chế này thành một cánh tay đắc lực giúp Quốc hội thực hiện tốt chức năng giám sát. 173 KẾT LUẬN LUẬN ÁN Qua các nội dung đã được trình bày, Luận án rút ra một số kết luận như sau: Thứ nhất, Trong điều kiện Việt Nam đang định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Quốc hội Việt Nam cần có sự thay đổi về mô hình, hướng đến một Quốc hội hoạt động hiệu quả. Để làm được điều đó, cần có sự thay đổi từ quan điểm lý luận trong việc thiết kế lại các cơ quan trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội tiếp cận dưới góc nhìn hệ thống. Thứ hai, Có thể nhận thấy, từ giai đoạn hình thành cho đến hiện nay, quy định pháp luật về UBTVQH, Hội đồng dân tộc và hệ thống các Ủy ban của Quốc hội đã có sự thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cũng như quan điểm xây dựng và phát triển bộ máy nhà nước của mỗi thời kỳ khác nhau. Qua mỗi giai đoạn phát triển, hệ thống các cơ quan của Quốc hội đã có những sự thay đổi trong cơ cấu, thẩm quyền để phù hợp và tương thích với vị trí và chức năng của Quốc hội Việt Nam cũng như định hướng của mô hình tổ chức BMNN Việt Nam qua từng thời kỳ. Thứ ba, Thực tiễn hoạt động của Quốc hội trong thời gian vừa qua đã cho thấy những đóng góp ngày càng tốt hơn của các cơ quan của Quốc hội mà cụ thể là Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thường trực và Ủy ban lâm thời trong cả 3 chức năng của Quốc hội, tuy nhiên căn cứ vào các kết quả làm việc trên thực tế có thể đánh giá rằng hoạt động của các Ủy ban của Quốc hội còn mang tính chất đồng phục, chưa được đầu tư chuyên môn cao. Trong khi vai trò của UBTVQH lại quá mạnh mẽ và lấn át vai trò của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Thứ tư, trong điều kiện của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi một Quốc hội hoạt động chuyên nghiệp, thực tiễn hoạt động của các cơ quan của Quốc hội cần được cơ cấu lại, giảm bớt hoặc thay đổi vị trí, nhiệm vụ quyền 174 hạn của UBTVQH, tăng cường hơn nữa vai trò của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, xây dựng lại các cơ quan này mới là “công xưởng” giải quyết các công việc chuyên môn của Quốc hội. Đồng thời cần đánh giá lại tầm quan trọng và vai trò của các UBLT của Quốc hội, tăng cường sử dụng UBLT và coi trọng các báo cáo của UBLT để hỗ trợ và làm căn cứ cho việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội. Thứ năm, Luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm hướng đến việc tăng cường hiệu quả hoạt động của Quối hội trong xu hướng xây dựng một Quốc hội chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Theo đó, cần xây dựng lai vị trí của UBTVQH, không trao cho cơ quan này quá nhiều nhiêm vụ quyền hạn như hiện nay. Xuất phát từ việc Quốc hội chưa thể ngay lập tức chuyên nghiệp hoàn toàn nên vẫn là Quốc hội hoạt động theo kỳ họp, nhưng sẽ thiết kế UBTVQH trở thành cơ quan mang tính chất thường trực hành chính. Đồng thời, cần xây dựng Hội đồng dân tộc và các UBTT của Quốc hội là các trung tâm giải quyết các công việc chuyên môn của Quốc hội. Gia tăng vị trí, vai trò, quyển hạn và trách nhiệm đối với Hội đồng dân tộc vá các UBTT. Thiết kế các cơ quan này trở thành các “công xưởng” nơi chịu trách nhiệm chính đối với việc giải quyết các vấn đề chuyên môn của Quốc hội. Thêm vào đó, cần thay đổi quan điểm về UBLT và tăng cường coi trọng và sử dụng UBLT của Quốc hội trong việc thực hiện các chức năng của Quốc hội, đặc biệt là chức năng giám sát. Thiết kế một hành lang pháp lý rõ ràng, đơn giản và khả thi để Quốc hội có thể thành lập các UBLT khi cần thiết để xây dựng thiết chế này thành một cánh tay đắc lực giúp Quốc hội thực hiện tốt chức năng giám sát. i DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 2. Nghị quyết số 48/2005/NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 3. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, bổ sung, phát triển năm 2011. 4. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà năm 1946 5. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1959 6. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1980 7. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 8. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 9. Luật Tổ chức Quốc hội năm 1960 10. Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 11. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 12. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 13. Qui chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, ban hành kèm Ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2004/QH11 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 5, ngày 15/06/2014 14. Sắc lệnh số 34/SL ngày 20 tháng 9 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời. 15. Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày 2 tháng 7 năm 1976 về việc thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. ii 16. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phòng trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; 17. Báo cáo của Đảng đoàn Quốc hội sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 28- NQ/TW của BCH TW về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới; tham gia ý kiến vào dự thảo Chỉ thị của Ban Bí thư về thực hiện Đề án tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia đến năm 2020 và những năm tiếp theo. 18. Báo cáo kết quả các nghiên cứu chuyên đề phục vụ sửa đổi Hiến pháp năm 1992. 19. Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội. 20. Báo cáo kết quả các nghiên cứu chuyên đề phục vụ sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Viện nghiên cứu lập pháp, UBTVQH, 2013. 21. Báo cáo hoạt động từ kỳ họp thứ 3 đến kỳ họp thứ 4, dự kiến hoạt động sau kỳ họp thứ 4 và năm 2018 của Hội đồng dân tộc; số: 393/BC- HĐDT14; ngày 25 tháng 10 năm 2017. 22. Báo cáo Báo cáo kết quả công tác của Ủy ban Pháp luật từ đầu năm 2017 đến kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIV, Số: 858/BC-UBPL14; ngày 12 tháng 10 năm 2017 23. Báo cáo kết quả công tác năm 2017 và dự kiến chương trình công tác năm 2018, số: 863/BC-UBVĐXH14; ngày 20 tháng 10 năm 2017. 24. Báo cáo kết quả công tác năm 2017 và dự kiến kế hoạch công tác năm 2018 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách khóa XIV; Số: 738/BC-UBTCNS14; ngày 20 tháng 10 năm 2017. iii 25. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2017 và dự kiến một số hoạt động chủ yếu của Ủy ban Quốc phòng và An ninh năm 2018 Số: 456/BC-UBQPAN14; ngày 23 tháng 10 năm 2017. 26. Báo cáo Công tác của Ủy ban Tư pháp từ kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2016) đến kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017) của Quốc hội khóa XIV; Số: 935/BC- UBTP14; ngày 24 tháng 10 năm 2017. 27. Báo cáo về Kết quả công tác từ sau kỳ họp thứ 3 đến kỳ họp thứ 4 và dự kiến Chương trình công tác năm 2018 của Ủy ban Kinh tế Số: 747/BC-UBKT14; ngày 02 tháng 11 năm 2017. 28. Báo cáo công tác năm 2017 và dự kiến chương trình công tác năm 2018, Số: 601/BC-UBKHCNMT14; ngày 14 tháng 11 năm 2017 . 29. Báo cáo hoạt động từ kỳ họp thứ 3 đến kỳ họp thứ 4, dự kiến hoạt động sau kỳ họp thứ 4 và năm 2018 của Hội đồng dân tộc; số: 393/BC- HĐDT14; ngày 25 tháng 10 năm 2017. 30. Báo cáo thẩm tra số 524/BC-UBVĐXH14 ngày 21/5/2017. 31. Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2016; Báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHYT năm 2016; Báo cáo của Chính phủ về kết quả hoạt động và việc quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá hai năm 2016-2017. 32. Báo cáo kết quả giám sát số 854/BC-UBVĐXH14 ngày 20/10/2017. 33. Báo cáo kết quả giám sát số 862/BC-UBVĐXH14 ngày 20/10/2017. 34. Báo cáo nghiên cứu điều trần tại các uỷ ban của nghị viện và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Văn phòng Quốc hội – Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc, Dự án 00049114 – “Tăng cường năng lực của các cơ quan đại diện ở Việt Nam”- Giai đoạn III iv 35. Kết luận số 367/KL-UBVĐXH14 ngày 01/3/2017 tại Phiên họp giải trình việc triển khai thực hiện lộ trình thông tuyến trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. 36. “Qui chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội”, ban hành kèm Ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2004/QH11 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 5, ngày 15/06/2014 37. Hiến pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa năm 1949 (bản dịch của Trường Đại học Luật Hà Nội, nxb Công an nhân dân, 2009). 38. Quy tắc 54(2), Quy chế hoạt động của Hạ nghị viện CHLB Đức, 2004. 39. Hiến pháp Liên bang cộng hoà XHCN Xô viết 1936 40. Hiến pháp Tây Ban Nha 1978, Nguồn:Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới (Tập 2), Văn phòng Quốc hội – Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học, năm 2012. 41. Bộ pháp điển về Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, do Văn phòng Quốc hội và Dự án hỗ trợ thể chế cho Việt Nam của Ủy ban châu Âu biên soạn, nxb Chính trị - Hành chính (2009), đã sử dụng thuật ngữ Ủy ban thường trực của Quốc hội khi liệt kê về Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. B. Các tài liệu tham khảo khác Tiếng Việt 42. Hoàng Chí Bảo (2018), “Xây dựng nhà nước pháp quyền và thực hiện chiến lược cải cách tư pháp theo nghị quyết Đại hội XII của Đảng”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 1. 43. Roger H. Davidson, Walter J. Oleszek và Frances E. Lee (2002), Quốc hội và các thành viên - Congress and its members, Nxb Chính trị Quốc gia. 44. Nguyễn Đăng Dung (2007), Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. v 45. Nguyễn Đăng Dung (2006), “Một số vấn đề cải cách tư pháp ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học và tổ quốc, số 11. 46. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Chu Dương (2007), Lược giải Tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia, Nxb Tư pháp. 47. Nguyễn Đăng Dung, Bùi Ngọc Sơn, Nguyễn Mạnh Tường (2007), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 48. Nguyễn Sĩ Dũng (2014), Tổ chức và hoạt động của nghị viện một số nước trên thế giới, Văn phòng Quốc hội. 49. Nguyễn Sĩ Dũng (2017), Bàn về Quốc hội, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật. 50. Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Văn Dũng (2016),“Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng”, Nxb Chính trị Quốc gia - sự thật. 51. Trần Đình Đàn, Quốc hội và các thiết chế trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Nxb Lao động. 52. V. Dorkin (1970), Nhà nước pháp quyền XHCN – Những đặc điểm cơ bản của cấu trúc, trong cuốn: Pháp luật và chính quyền, tiếng Nga, Nxb Tiến bộ, Matxcova. 53. Bùi Xuân Đức (2007), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 54. Trần Ngọc Đường (chủ nhiệm) (2004), Đề tài cấp Nhà nước: “Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta”. 55. Vũ Như Giới (1981), Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 56. Đỗ Ngọc Hải (2009), “Hoạt động của Quốc hội trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO”. vi 57. Đỗ Thị Như Hảo, Hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội - Thực trạng và hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ luật học. 58. Tô Văn Hòa (chủ nhiệm) (2018), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Hiến pháp năm 2013 và sự phát triển về tư tưởng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 59. Vũ Đình Hoè (2006), Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb Văn hoá thông tin, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Nhóm tư liệu C (Phụ lục 8-9-10), phụ lục Điện văn gửi cho quốc tế. 60. Lê Ngọc Hùng (2014), “Lý thuyết hệ thống tổng quát và phân hóa xã hội: Từ Ludwig von Bertalanffy đến Talcott Parsons”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 30, số 3. 61. Đoàn Thu Huyền (2010), “Hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thường trực của Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học. 62. Doãn Trung Khánh (2012), “Chế độ chính trị Trung Quốc”, Nxb Truyền bá ngũ châu và Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 63. Nguyễn Đức Lam, (2007), Điều trần tại Ủy ban: nghiên cứu khả năng áp dụng ở Việt Nam, Bài cho Hội thảo “Vai trò của các Ủy ban trong hoạt động lập pháp của Quốc hội”, Văn phòng Quốc hội. 64. Vũ Trọng Lâm (2017), “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia. 65. V.I. Lê-nin (1977), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ. Mát-xcơ-va. 66. Đặng Đình Luyến (2006), “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. 67. Phan Trung Lý (2009), “Tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. vii 68. Phan Trung Lý (2010), “Quốc hội Việt Nam - Tổ chức, hoạt động và đổi mới”. 69. Phan Trung Lý, Hà Thị Mai Hiên (2004), “Đổi mới hoạt động thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (2004). 70. Ngô Đức Mạnh (2006), “Suy nghĩ về việc đổi mới tổ chức các Ủy ban của Quốc hội”, Hiến kế lập pháp, phụ bản của Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5. 71. Nguyễn Văn Mạnh (2010), “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị quốc gia. 72. John Locke, “Khảo Luận thứ hai về chính quyền”, Lê Tuấn Huy dịch, chú thích và giới thiệu, Nxb Trẻ, 2006, trang 184. 73. John Stuart Mill (1861), Chính thể đại diện (Representative government), dịch giả, giới thiệu, chú thích, Nguyễn Văn Trọng, Bùi Văn Nam Sơn, Nxb Tri Thức. 74. C.Mác – Ph.Ăng-ghen, Tuyển tập, Tập 2. 75. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 76. Lê Thi Nga (2013) “ Quốc hội giám sát thông qua việc xem xét báo cáo của các cơ quan hữu quan – Thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu Hội nghị tổng kết hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, do UBTVQH tổ chức trong ngày 08-09/8/2013. 77. Vũ Văn Nhiêm (2013), Bầu cử trong nhà nước pháp quyền, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. 78. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Trung tâm từ điển học và Nxb Đà nẵng phối hợp. 79. Nguyễn Duy Quý (2005), “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Cộng sản số 96. viii 80. Nguyễn Thị Phương Thảo (2004), “Các ủy ban của Quốc hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và Cộng hòa Pháp”, Luận văn thạc sĩ luật học. 81. Đinh Xuân Thảo (chủ nhiệm) (2004), Đề tài cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động báo cáo, giải trình tại HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội ở nước ta hiện nay”. 82. Đinh Xuân Thảo, Lê Như Tiến (đồng chủ biên) (2012), “Hoạt động giám sát của Quốc hội – Những vấn đề lý luận và thực tiễn,” Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 83. Josef Thesing (2002), Nhà nước pháp quyền, Nxb Chính trị quốc gia. 84. Lê Minh Thông (2011), “Đổi mới, Hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia. 85. Trần Văn Thuân (2016), “Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học. 86. Nguyễn Văn Thuận, Đề tài cấp Bộ “Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội trong thời kỳ đổi mới đất nước”, Đề tài năm 2000 – 2002, Kỷ yếu Kết quả NCKH của Văn phòng Quốc hội, tập 1 – Giai đoạn 2000 – 2010. 87. Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc hội (2007), Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội Nhật Bản, Hà Nội. 88. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Giáo trình Luật hiến pháp nước ngoài, Nxb Công an nhân dân. 89. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 90. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. ix 91. Hoàng Văn Tú (2008), “Giải thích pháp luật - Một số vấn đề cơ bản và thực tiễn tại Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 127. 92. Đào Trí Úc (chủ biên) (2005), “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia. 93. Nguyễn Quốc Văn (2013), Quốc hội Mỹ và Quốc hội Việt Nam – những vấn đề tham chiếu, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. 94. Văn phòng Quốc hội (2005), “Quốc hội Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. 95. Văn phòng Quốc hội (2006), Thường thức về hoạt động giám sát của Quốc hội, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 96. Văn phòng Quốc hội (2014), Tổ chức và hoạt động của Nghị viện một số nước trên thế giới. 97. Lê Thanh Vân (2003), Luận án tiến sĩ luật học: “Cơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay”. 98. Lê Thanh Vân (2007), Một số vấn đề về Đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội. 99. Viện hàn lâm khoa học xã hội trực thuộc Ủy ban trung ương Đảng cộng sản Liên Xô (1986), Những nguyên lý xây dựng Nhà nước Xô Viết và pháp quyền, Người dịch: Nguyễn Trí Viễn, Người hiệu đính: Dương Ngọc Kỳ, Nxb Sách giáo khao Mác- Lênin, Hà Nội. 100. Văn phòng Quốc hội (1994), Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 – 1960, Nxb Chính trị Quốc gia. 101. Nguyễn Văn Yểu, “Nhìn lại hoạt động lập hiến của Quốc hội 60 năm qua”, tài liệu Hội thảo: Quốc hội Việt Nam 60 năm hình thành và phát triển”. Tiếng nước ngoài x 102. Christopher Osakwe, Soviet constitutional law: An analysis of the 1977 USSR constitution, University of Pennsylvania law review. 103. Lawrence Longley Roger Davidson (1998), “The new role of parliamantery committees” 104. Mauro Romanelli (2010), Governance and Organization of Parlimentary Administrations”, Governance in public and Non Profit Organization: Mechanism for Innovation, (Bologna, 16-18 Giugno), 105. Phil Larkin, “The Committees of the House of Representatives in Comparative Perspective”, Parliamentary Studies Centre, Australian National University. 106. Reuven Hazan (2001), “Reforming parliamentary committee”. 107. Service des affaires internationals et de defense (2007), “The National Assembly in the French institutions”. 108. Susanne Linn và Frank Sobolewski (2010), The German Bundestag – functions and procedures. 109. UNDP (2005), Parliamentary Committees. 110. V.Chirkin, Yu.Yudin. O.Zhidkov (1979), Fundamentals of the Socialist Theory of State and Law, Moscow. C. Webside 111. pdf 112. index.asp, 113. https://www.bundestag.de/en/parliament/elders/function_neu 114. https://www.bundestag.de/en/committees/function/245820 115. https://www.bundestag.de/en/committees/function/245820 116. https://www.bundestag.de/en/parliament/presidium/presidium-197668 117. https://www.congress.gov/committees xi 118. https://www.marxists.org/reference/archive/stalin/works/1936/12/05.htm 119. 120. HT/Nguyen%20Van%20Yeu.html 121. 122. 123. dong-20180816102043955.htm, 124. https://www.govinfo.gov/help/chrg 125. https://www.parliament.uk/site-information/glossary/committee-of-the-whole-house/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_he_thong_co_quan_cua_quoc_hoi_trong_dieu_kien_xay_du.pdf
  • pdfđiểm mới luận án, tiếng anh.pdf
  • pdfđiểm mới luận án, tieng viet.pdf
  • pdfphụ lục 01 luan án.pdf
  • pdftóm tắt luận án tiếng anh.pdf
  • pdftóm tắt luận án tiếng viet.pdf
Luận văn liên quan