Từ Dấu chân người lính đến Đất trắng tới Nỗi buồn chiến tranh, văn học
viết về đề tài chiến tranh đã trải qua một chặng đường khá dài đi từ những vấn đề148
mang tính cộng đồng đến số phận cá nhân của mỗi con người, từ những lý tưởng về
một thế giới toàn vẹn đến những hoài nghi trước một hiện thực ngổn ngang, từ
niềm tin vào một đại tự sự tuyệt đối đến ranh giới sự đổ vỡ của đại tự sự và dấu
hiệu khởi đầu của những tiểu tự sự của tương lai. Nhìn vào sự vận động từ tư tưởng
nội dung đến hình thức thể loại của các tác phẩm, có thể thấy, từ tâm thức hiện đại,
văn học Việt Nam đã đang chuyển mình về phía tâm thức hậu hiện đại. Đề tài chiến
tranh ở những năm đầu thế kỷ XXI không còn nóng hổi như trước nữa, nhưng vẫn
hứa hẹn những bước tiến theo xu hướng hiện đại hóa nói chung của nền văn học Việt Nam.
169 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 4051 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiện thực chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam hiện đại qua ba tác phẩm tiêu biểu Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à mình nói chuyện với con trai cũng chẳng
khác gì nói chuyện với bộ đội” [22, tr. 687]
Đất trắng tiến xa hơn một chút, đôi khi có trường hợp lẫn lộn giữa người kể
chuyện và nhân vật. Đấy là trường hợp người kể chuyện mượn điểm nhìn nhân vật,
đến mức như hoá thân vào nhân vật và người đọc phân vân không rõ đây là giọng
của tác giả hay là giọng của nhân vật. Ví dụ trường hợp: "Phó chính ủy định đi ra
bến, thấy tình hình như thế thì ngồi nán lại chờ, nhưng năm phút, mười phút, rồi ba
135
mươi phút trôi qua đi, người ta vẫn chẳng thấy gì. Anh em lai ra ngoài hầm ngồi tán
chuyện. Chiếc “đầm già” cũng đã biến mất. Như thế nghĩa là thế nào? Một đòn
chiến tranh tâm lý chăng?" [151, tr. 258]... Ở những trường hợp thế này, người kể
chuyện có vẻ như lùi lại một bước so với vị trí quen thuộc, nhưng không ẩn đi mà
vẫn hiện diện ở đó. Xét cho cùng, thực chất điểm nhìn vẫn cứ là của một người kể
chuyện ở bên ngoài, biết hết mọi điều.
Cách nhìn thế giới theo kiểu toàn năng “biết tuốt” của người kể chuyện trong
các tiểu thuyết này góp phần khiến tác phẩm mang tính chất độc thoại, đơn thanh,
như là kể về một hiện thực đã xong xuôi, đã hoàn toàn được biết hết, không còn tồn
tại tranh cãi hay hoài nghi, một siêu tự sự- hay một đại tự sự của thời đại chống Mỹ
cứu nước.
4.3.1.2. Sự di chuyển của các điểm nhìn trần thuật trong Nỗi buồn chiến
tranh
Một trong những dấu hiệu chuyển mình của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
và đặc biệt là sau Đổi mới là sự gia tăng các điểm nhìn trần thuật. Nhà văn bắt đầu
phá vỡ quyền uy của người kể chuyện tác giả để trao cho nhân vật của mình quyền
phát ngôn bình đẳng với chủ thể trần thuật. Đó là kết quả của sự gia tăng tính đối
thoại trong tác phẩm.
Nỗi buồn chiến tranh được xây dựng từ nhiều điểm nhìn trần thuật khác
nhau. Mạch truyện được kể lại thông qua hai điểm nhìn chính là nhân vật Kiên và
điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi”. Ngoài ra, một số nhân vật khác trong
tác phẩm cũng tham gia kể chuyện. Các điểm nhìn này được di chuyển liên tục.
Phần lớn tác phẩm được nhìn bằng cái nhìn của nhân vật Kiên, dù đa phần
được kể ở ngôi thứ ba. Đây là kiểu trần thuật của nhân vật (figural narrative), kiểu
truyện kể mà các sự kiện diễn ra trong truyện được phản ánh bên trong ở ngôi thứ
ba. Người kể chuyện ở đây là người kể chuyện ở ngôi thứ ba ẩn tàng, giấu mình sau
sự hiện diện của ý thức. Người kể chuyện đã lùi lại đằng sau nhân vật, chỉ còn dòng
136
hồi ức của nhân vật đang tự kể lại câu chuyện của mình. Toàn bộ câu chuyện là hồi
ức của Kiên về quá khứ và chiến tranh, nhưng không phải là một câu chuyện được
kể gãy gọn, mạch lạc từ đầu đến cuối, mà chỉ là những lát cát, những miếng ghép
lộn xộn và đứt quãng của Kiên về những điều ám ảnh tâm trí anh. Đó là những kỷ
niệm ngọt ngào và cay đắng về tuổi hoa niên, về mối tình đầu, về cô gái duy nhất
mà anh đã yêu suốt cuộc đời, về gia đình, khu phố, về Hà Nội của anh. Đó cũng là
những ký ức đau đớn về chiến tranh, về những người đồng đội đã ngã xuống, về
những người phía bên kia, về cái chết, về sự sống, về sự cao cả và nỗi đớn hèn, về
cái thiện và cái ác Kiên không có ý định kể lại một câu chuyện trọn vẹn về cuộc
đời mình, anh chỉ kể lại những mảnh vỡ của ký ức trong dòng suy tưởng vụt qua
tâm trí anh.
Đôi khi, Bảo Ninh để nhân vật Kiên kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Đó là những
đoạn ngắn ngủi Kiên như mê sảng: “Ôi năm tháng của tôi, thời đại của tôi, thế hệ
của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt đầm gối bởi nhớ nhung, bởi thương tiếc và cay
đắng ngậm ngùi.” [147, tr. 49] “Và như thế là đằng đẵng bao nhiêu năm trời rồi trôi
qua. Mười năm. Rồi mười một. Rồi mười hai, mười ba năm. Ngay cả cái tuổi bốn
mươi ngày nào xa lạ và khó tin biết mấy cũng chỉ còn lại nốt mùa đông này. Từ
chân trời dĩ vãng, ngọn gió buồn vô hạn của tình yêu và tự do như là niềm tiếc nuối
không nguôi cứ mãi hoài thổi qua thành phố, qua làng mạc, và trong đời tôi”
[147, tr 52]. Chắc hẳn, sự lộn xộn khi lúc viết ngôi thứ ba, lúc thì ở ngôi thứ nhất là
sự lựa chọn có chủ đích của nhà văn. Tác giả muốn tạo dựng một diễn ngôn đa
chiều cho truyện của mình ngay từ cách chọn điểm nhìn trần thuật.
Với kết cấu truyện hai lần hư cấu, trong Nỗi buồn chiến tranh ẩn dấu một
nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” đến cuối tác phẩm mới lộ diện. Đây là người
đã có vai trò thu thập và sắp xếp lại đống bản thảo lộn xộn bị vứt bỏ của Kiên.
Điểm nhìn trần thuật và mạch trần thuật của nhân vật này đã bị ẩn giấu suốt chiều
dài truyện và chỉ xuất hiện ở cuối tác phẩm. Sự xuất hiện của nhân vật này đã đẩy
lùi khoảng cách giữa nhân vật Kiên và người đọc về hai phía. Người đọc nhận ra
137
mình đang theo dõi hai mạch trần thuật khác nhau, nhưng thực ra hai mạch này lại
rất thống nhất. Nhân vật “tôi” khẳng định tính khách quan của mình: “Không hề có
một chữ nào của tôi trong bản thảo mới, tôi chỉ xoay xoay vặn vặn như một người
chơi Ru- bic vậy thôi” [147, tr. 285]. Nhân vật ấy có xuất thân cũng là một cựu
chiến binh, đồng cảm với Kiên trong câu chuyện về chiến tranh, họ là “chúng tôi”:
“Dường như do sự tình cờ của câu chữ và bố cục, tôi và tác giả đã ngẫu nhiên trở
nên hòa đồng tư tưởng, trở nên rất gần nhau. Thậm chí thôi ngờ rằng có quen anh
trong chiến tranh” [147, tr. 285], “Nhưng chúng tôi còn có chung một nỗi buồn, nỗi
buồn chiến tranh mênh mang, nỗi buồn cao cả, cao hơn hạnh phúc và vượt trên đau
khổ.” [147, tr. 286]. Tạo thêm điểm nhìn của nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”
này, tác giả đã thêm vào cho tiểu thuyết một tầng đa nghĩa nữa.
Ngoài hai điểm nhìn chính là nhân vật Kiên và người kể chuyện xưng “tôi”,
Nỗi buồn chiến tranh còn có những điểm nhìn từ các nhân vật khác: Phương, cha
của Kiên, Can, Phán, người đàn bà câm Phương là một nhân vật nữ khác lạ trong
văn học viết về chiến tranh ở Việt Nam, quá đẹp, quá kiêu hãnh, quá nhạy cảm, quá
nghệ sĩ, quá độc lập và quá thông minh. Cô đã có những dự cảm về chiến tranh
khác hẳn với Kiên. Khi Kiên của tuổi 17 non nớt say sưa với lý tưởng như tất cả
mọi thanh niên của thời đại mình thì Phương đã có lối suy nghĩ khác hẳn: “Chiến
tranh, hòa bình, vào đại học, đi bộ đội khác nhau lắm hay sao? Và thế nào là cuộc
đời tốt, cuộc đời xấu?” [147, tr. 153]. Phương đã đi quá xa so thời đại của cô trong
cách nhìn về chiến tranh. Cả trong cách nhìn nhận về cuộc đời nói chung, chính
Phương là người có thể đồng cảm với người họa sĩ già là cha của Kiên khi ông còn
sống chứ không phải Kiên, người nghệ sĩ đã không gặp thời, sống ở một thời đại
mà thứ nghệ thuật cao siêu của ông bị chà đạp, hắt hủi đến mức ông đã ném hết
mọi thứ vào ngọn lửa trước khi qua đời. Các nhân vật khác đã ít nhiều đem lại các
điểm nhìn từ nhiều phía, nhiều góc khác nhau cho tác phẩm.
Sự đa dạng về điểm nhìn trần thuật, người trần thuật cũng như mạch trần
thuật đã tạo nên tính đa thanh, đa âm cho Nỗi buồn chiến tranh, cho diễn ngôn về
138
hiện thực chiến tranh của thời Đổi mới, điều mà những tác phẩm viết về chiến tranh
trước đó như Dấu chân người lính và Đất trắng chưa có được.
4.3.2. Giọng điệu trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là "Thái độ, tình cảm, lập
trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện
trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm
thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,...” [61, tr.
134]. Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học, mang nội dung
khái quát nghệ thuật, phù hợp với từng đối tượng thể hiện, là nơi tác giả biểu lộ lập
trường xã hội, thái độ, tình cảm, phong cách, tài năng cũng như thị hiếu thẩm mĩ
của mình. Do đó, việc nhận biết giọng điệu của tác phẩm văn chương rất quan
trọng trong việc hiểu được nội dung tác giả muốn truyền tải.
4.3.2.1. Giọng điệu ngợi ca hào hùng trong Dấu chân người lính
Giọng điệu cơ bản của sử thi cổ điển thường là trang trọng, hùng tráng, phù
hợp với cảm hứng ngợi ca, khẳng định, đề cao sự nghiệp anh hùng. Dấu chân
người lính cũng giống các tiểu thuyết sử thi trước năm 1975 mang giọng điệu đơn
thanh: ngợi ca hào hùng. Văn chương của Nguyễn Minh Châu khỏe khoắn, mạnh
mẽ, đầy những câu văn nghiêm trang, hào hứng, tầng tầng lớp lớp: “Các con đường
mòn chạy xuyên qua Trường Sơn bao giờ cũng lõng bõng một lớp bùn nhão đầy vết
giày in chi chít ngang dọc. Các ngả đường ngập những lính, đâu đâu trong rừng
cũng sực lên hơi người, đâu đâu cũng gặp những bếp than cháy dở, những cái túp
cỏn con kề bên suốt bên trong ba hòn đá vực dưới suối lên đã cháy đen thui.” [22,
tr. 298- 299]. Giọng điệu hào hùng thể hiện qua cái chết của người chiến sĩ: “Người
chiến sĩ điện thanh ấy trước khi hy sinh còn ngẩng cao đầu lên một lần cuối: Trên
nền trời cao, rất cao và xanh, lá cờ đỏ mỗi lúc một thắm tươi đang bay, lá cờ mỗi
lúc càng tiến dần đến trước mặt. Rồi anh nhắm mắt hẳn. Những món tóc rất xanh
rối bù dính bết máu phủ kín cả vầng trán lấm tấm mồ hôi đã trắng nhợt. Dường như
từ trong ngực anh, chiếc đài vẫn đang nói sang sảng” [22, tr. 827].
139
Sự ngợi ca, hào hùng không chỉ biểu hiện qua giọng điệu ngợi ca, hào hùng
ở những đoạn văn trang trọng, đầy hào khí như ở trên mà nó còn thể hiện ở những
sắc thái giọng điệu khác. Đó là giọng trữ tình đầy chất thơ khi mô tả cảnh thiên
nhiên, những đoạn nhật ký của Lữ. Đó là giọng điệu hài hước, lãng mạn khi nói về
cuộc sống của những người lính: cảnh đuổi bắt lợn, cảnh con chó bị buộc củ riềng
ở cổ của Lữ. Đó là giọng cảm động như đoạn kể về hoàn cảnh của Nết và Xiêm.
Đó là giọng trữ tình – tha thiết (như những đoạn miêu tả thiên nhiên, những đoạn
miêu tả tâm trạng của các nhân vật hay một số đoạn trong nhật ký của Lữ...)... Nó
cho thấy những màu sắc khác nhau trong cuộc sống của người lính, những khía
cạnh đáng tự hào và ngợi ca trong hoàn cảnh như thế. Do đó, có thể khẳng định,
trong Dấu chân người lính, ở phương diện giọng điệu trần thuật, chất đơn thanh
của sử thi vẫn hoàn toàn chiếm ưu thế, tính chất ngợi ca, khẳng định xung quanh
đại tự sự vẫn là xu thế chính của tác phẩm.
4.3.2.2. Giọng điệu khách quan bi hùng trong Đất trắng
Đất trắng không dùng giọng điệu trần thuật ngợi ca hào hùng dễ nhận thấy
như Dấu chân người lính. Thực chất vẫn là kiểu tiểu thuyết đơn thanh truyền
thống, nhưng trong cái đơn thanh của Đất trắng đã thấp thoáng dấu hiệu của những
màu sắc khác nhau. Dường như nhà văn đang đóng vai trò của một người khách
quan ghi ghép lại hiện thực chiến trường. Người kể chuyện thản nhiên kể lại các
cuộc đụng độ của trung đoàn Mười sáu với kẻ địch, thản nhiên kể về sự hi sinh, cái
chết, sự phản bội, sự cao cả và sự thấp hèn Vẫn có những nhân vật được tác giả
nhìn cả điểm tốt và điểm xấu bất kể thuộc phía nào, bằng giọng điệu khách quan,
như nhân vật Huy ở phía bên kia, và như nhân vật Tám Hàn ở phía bên này. Dĩ
nhiên, tư duy nhìn nhân vật tốt- xấu như thế vẫn chưa thoát khỏi kiểu tiểu thuyết
truyền thống. Tuy nhiên, bên trong sự thản nhiên ấy, người đọc vẫn nhận ra nhiều
tầng âm điệu khác của tiểu thuyết. Ở sau ấy ẩn chứa một giọng điệu chủ đạo là hào
hùng ngợi ca, dù không thuần nhất như Dấu chân người lính. Nó thể hiện qua việc
miêu tả cuộc chiến đấu anh dũng trung đoàn cũng như khi miêu tả các nhân vật
140
mang màu sắc chính diện: "Sau bốn mươi phút, tuy không diệt hoàn toàn cụm địch,
nhưng ta làm chủ trận địa. Ba chiếc xe tăng địch bị bắn cháy. Hai chiếc chạy thoát
nhưng không dám quay lại bắn. Một số bộ binh địch lợi dụng đêm tối long theo bờ
rạch, chạy trốn” [151, tr. 68] ; "ông Ba Kiên vốn là một người rất thích sống cởi
mở, yêu ghét rõ ràng, nghĩ sao nói vậy" [151, tr. 232]... Niềm tin duy nhất vẫn
xuyên suốt tác phẩm: “Cái còn lại duy nhất vững chắc nhất trong con người những
cán bộ vùng ven lúc bấy giờ là lòng tin ở sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương
Đảng. Mỗi lần khẳng định lại điều này cho mình thì họ lại yên tâm vượt qua mọi
khó khăn” [151, tr. 168]. Với sự lựa chọn giọng điệu ca ngợi hào hùng, tác giả
muốn truyền đạt một diễn ngôn về chiến tranh mang tính khẳng định lý tưởng
không đổi của thế hệ mình.
Tuy nhiên, giọng điệu ngợi ca hào hùng của Đất trắng không phải là chủ âm
duy nhất như Dấu chân người lính, mà xen vào đó đã có những giọng điều khác,
không đối lập, nhưng đã bắt đầu khác biệt. Đó là giọng điệu bi hùng, phản ánh
chiến tranh ở cả phía hiện thực nhất của nó, là những bế tắc, gian khổ, hi sinh, mất
mát. Chiến tranh không còn là một cuộc dạo chơi lãng mạn nữa, mà nó nhiều cay
đắng, đau thương: “Lúc đánh nhau, chiến sĩ của chúng ta phải đứng ở dưới nước
như vậy mà bắn. Đêm đến, họ trải vải mưa ngủ trong hầm và khi có đại bác bắn, họ
lại phải nhảy xuống nước” [151, tr. 128]; “Còn một việc nữa: gạo đâu, quân đâu bổ
sung? Đó là chưa kể thương binh không biết đưa về đâu?” [152, tr.139]; "Đời lính,
Thị đã từng chứng kiến bao nhiêu cuộc chia ly, vậy mà chưa lần nào anh thấy đau
xót như lần này. Đúng như ông Hai nói: nhà cha chết thì anh cả phải lo. Bọn Thị
bây giờ chẳng khác gì con mất cha..." [152, tr. 191].
Giọng điệu chủ đạo của Đất trắng thực chất vẫn là ngợi ca bi hùng, nhưng
được ẩn sau giọng điệu khách quan lạnh lùng. So với Dấu chân người lính, tiểu
thuyết của Nguyễn Trọng Oánh đã tiến xa hơn trong việc phản ánh hiện thực chiến
tranh một cách khách quan từ nhiều góc độ, vừa hùng vừa bi.
141
4.3.2.3. Giọng điệu đa thanh trong Nỗi buồn chiến tranh
Nỗi buồn chiến tranh là một bước tiến về phương diện nghệ thuật tự sự trên
quá trình hiện đại hóa của tiểu thuyết Việt Nam nói chung cũng như tiểu thuyết
phản ánh hiện thực chiến tranh nói riêng. Giọng điệu đa thanh, đa tầng mang tính
đối thoại của Nỗi buồn chiến tranh đã đem đến một bức tranh nhiều màu sắc cho
văn học viết về chiến tranh của Việt Nam.
Nỗi buồn chiến tranh không còn giọng điệu ngợi ca, hào hùng của tiểu
thuyết sử thi, Bảo Ninh đã mang đến cho tác phẩm của ông một giọng điệu buồn
thương, đau đớn khi tiếp cận hiện thực chiến tranh qua thân phận của con người.
Bao trùm lên cuốn tiểu thuyết là nỗi đau đớn, tiếc nuối, buồn thương về chiến
tranh, tình yêu, thân phận của kiếp người. Ngập tràn trong văn ông là những “nỗi
buồn”, càng về cuối càng đậm đặc và lên cao trào: “Kiên biết rằng thời gian của
cuộc đời anh đang ruổi nước mã hồi. Anh chẳng sợ gì cái chết. Cái chết không đáng
sợ, chỉ buồn thôi và nó trĩu nặng những dang dở cùng những nuối tiếc” [147, tr.
129]; “Tuy nhiên, cứ nghĩ mà xem, cứ nhìn vào sự sống sót của bản thân mình, cứ
nhìn kỹ vào nền hòa bình thản nhiên kia và nhìn vào cái đất nước đã chiến thắng
này mà xem: đau xót, chua chát và nhất là buồn xiết bao” [147, tr. 231]. Các kiểu
câu dài và các cấu trúc trùng điệp mang những dòng suy tưởng triền miên của nhân
vật như: "là cõi... là cõi...", "người thì... người thì", “cũng ngập lòng... cũng trải
qua... cũng ngốc nghếch... cũng từng tan nát... cũng đáng..."... Đó là giọng điệu đầy
day dứt khi Kiên nghĩ về những kỷ niệm cũ, trước chiến tranh, về chiến tranh, về
những người thân, người yêu và những người đồng đội đã ngã xuống. Bên cạnh
giọng điệu buồn thương, đau đớn đóng vai trò chủ âm, trong tác phẩm, Nỗi buồn
chiến tranh còn mang nhiều giọng điệu khác. Đó là giọng suy tư, chiêm nghiệm về
chiến tranh, cuộc đời, về con người. Nỗi buồn chiến tranh đặt ra hàng loạt câu hỏi:
Chiến tranh là gì? Chết là gì? Hào quang của chiến thắng có thật hay không? "Một
người ngã xuống để những người khác sống, điều đó chẳng có gì mới, thật thế.
Nhưng khi anh và tôi thì sống, còn những người ưu tú nhất, tốt đẹp nhất, những
142
người xứng đáng hơn ai hết quyền sống trên cõi dương này đều gục ngã, bị nghiền
nát, bị cỗ máy đẫm máu của chiến trận chà đạp, đày đọa, bị bạo lực tăm tối hành
hạ, làm nhục rồi giết chết, bị chôn vùi, bị quét sạch, bị tuyệt diệt, thì sự bình yên
này, cuộc sống này, cảnh trời êm biển lặng này là cả một nghịch lý quái gở" [147,
tr. 231]... Ở đây có sự dằn vặt, day dứt trước chiến tranh, trước số phận con người
đối diện với chiến tranh. Chiến tranh dù đã qua lâu nhưng vết thương ấy vẫn còn
ám ảnh những người trong cuộc mãi mãi.
Ngoài ra, Nỗi buồn chiến tranh còn mang giọng điệu trữ tình tha thiết, giọng
điệu đầy chất thơ của một cuốn tiểu thuyết viết về tâm hồn của con người, những
dòng suy tưởng, những nỗi đau, những bi kịch của kiếp người. Văn của Bảo Ninh
đẹp như thơ, nhưng là thứ thơ buồn thương đau đớn nhất có thể với những câu văn
dài trùng điệp, về triết lý về cuộc đời, về cõi người: “Đêm tối đen, hoang vu như
đêm đồng nội. Và thêm nữa, mưa gió rét mướt. Trong cái buồn của đêm đen thành
phố, anh như thấy được cảm thông, nỗi buồn riêng dường như dịu đi. Đôi khi lò mò
đi trong những ngõ hẻm câm lặng như hang sâu, lòng anh lại bừng lên cảm giác
ngọt ngào nao nức như thể đang đứng trước một khoảng trời rộng mở. Một ý tưởng
lơ vơ có thể được làn gió lùa dọc phố bốc mạnh lên như một cánh buồm” [147, tr.
167].
Sự kết hợp của các giọng điệu mang tính đối thoại, đa thanh, nhất là giọng
điệu đau đớn, buồn thương, sự triết lý, sự dằn vặt đã cho thấy hiện thực chiến tranh
ở một góc tiếp cận hoàn toàn khác biệt so với các tác phẩm trước đó. Bảo Ninh đã
nhìn chiến tranh từ góc độ những bi kịch và những vết thương nó gây ra cho đời
sống tinh thần, tâm hồn, và số phận của con người bằng thái độ không phán xét,
không khẳng định, không phủ định. Ông đã nhìn chiến tranh bằng cách đi sâu vào
phía bên trong thẳm của tâm hồn, ký ức, đời sống tinh thần của con người. Giọng
điệu tự vấn ấy cứ day dứt, dằn vặt, tự đối thoại với chính mình, không cố gắng tìm
kiếm một chân lý cuối cùng, hoặc có chăng, chân lý cuối cùng chính là số phận của
con người.
143
Tiểu kết
Thi pháp thể hiện hiện thực chiến tranh qua ba tác phẩm Dấu chân người
lính, Đất trắng và Nỗi buồn chiến tranh đã đi từ những đặc trưng của tiểu thuyết sử
thi đến tiểu thuyết phóng sự và tiểu thuyết dòng ý thức. Trong giới hạn của luận án,
các yếu tố được khảo sát bao gồm nghệ thuật tổ chức kết cấu, không gian và thời
gian nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật. Ở từng yếu tố nghệ thuật, ba tác phẩm Dấu
chân người lính, Đất trắng và Nỗi buồn chiến tranh đều có sự vận động phù hợp
với sự biến đổi của hệ tư tưởng cũng như tư duy tiếp cận hiện thực chiến tranh ở
từng giai đoạn khác nhau. Sự vận động này cùng chiều với quá trình hiện đại hóa
của văn học nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng, đi từ đơn thanh tới đa thanh,
từ một chiều đến nhiều chiều, từ một mặt phẳng tới đa diện. Quá trình hiện đại hóa
của thể loại tiểu thuyết sẽ còn tiếp diễn trong văn học viết về chiến tranh của thế kỷ
XXI cùng với văn học viết về những đề tài khác.
144
KẾT LUẬN
1. Phản ánh hiện thực là một bản chất của văn chương, tuy vậy cách thức
nhận thức cũng như phản ánh hiện thực mỗi thời lại không giống nhau. Ở mỗi giai
đoạn, văn học viết về chiến tranh đều có những đặc thù riêng. Chịu ảnh hưởng của
lý tưởng thời đại cũng như của hệ tư tưởng cách mạng, văn học viết về chiến tranh
cách mạng trước thời kỳ đổi mới được bao trùm bởi phương pháp sáng tác hiện
thực xã hội chủ nghĩa, cho nên những tác phẩm văn chương 1945-1975 và những
năm đầu sau chiến tranh gắn liền với chính trị, phục vụ sự nghiệp cách mạng của
dân tộc. Cảm hứng sử thi lãng mạn đã khiến mảng văn học viết về chiến tranh
mang màu sắc đặc trưng rõ rệt. Sau năm 1986, cảm hứng sử thi đã trở nên mờ nhạt,
sự xáo trộn của xã hội thời hậu chiến dẫn đến những biến động của tư tưởng, nhận
thức và quan niệm thẩm mỹ, cùng với sự đổ bộ của các trào lưu hiện đại và hậu
hiện đại từ phương Tây đã khiến văn học nói chung và văn học viết về chiến tranh
nói riêng đi xa khỏi phương pháp sáng tác xã hội chủ nghĩa một thời độc tôn để tiến
gần hơn với thế giới bên ngoài thông qua các cảm thức mới về cuộc sống và con
người.
2. Khảo sát trường hợp ba tác phẩm Dấu chân người lính, Đất trắng và Nỗi
buồn chiến tranh, chúng tôi nhận thấy rằng, từ các góc tiếp cận hiện thực chiến
tranh đến thi pháp thể hiện hiện thực chiến tranh này đều tiêu biểu cho tiến trình
hiện đại hóa của văn học cũng như tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Dấu chân người lính và Đất trắng đều thuộc về hệ thống đại tự sự của thời
hiện đại, của thời đại chiến tranh cách mạng. Dù Đất trắng đa chiều hơn, phản ánh
nhiều mặt phức tạp hơn của hiện thực chiến tranh, nhưng nó vẫn thuộc về mô thức
tư duy của tiểu thuyết truyền thống, vẫn chưa bao giờ hồ nghi những định đề chung
đã được khẳng định. Nỗi buồn chiến tranh đã bước xa hẳn vào thời hậu chiến với
sự khủng hoảng niềm tin vào những chân lý tưởng chừng bất biến của một thời, đã
bắt đầu đặt ra những vấn đề gần với tinh thần của hậu hiện đại. Nỗi buồn chiến
145
tranh là sự nhìn nhận lại chiến tranh từ một tâm thế hoàn toàn khác, của một thời
đại khác, đã tách mình ra khỏi những ánh hào quang kéo dài của cuộc chiến nhiều
thập kỷ của một dân tộc để hướng về những vấn đề mang tính bản thể, vĩnh cửu
hơn của nhân loại, vấn đề về nhân tính, về số phận con người, về hạnh phúc và khổ
đau trên thế gian này.
Hiện thực chiến trận là góc tiếp cận hiện thực chiến tranh ngắn nhất. Dấu
chân người lính đã phản ánh một khung cảnh chiến trường hào hùng đầy khí thế
của cả dân tộc thời chống Mỹ với cảm hứng sử thi kết hợp cảm hứng lãng mạn
dưới sự chi phối của nguyên tắc và đặc trưng thẩm mỹ của văn học chiến tranh
cách mạng. Với Đất trắng, hiện thực chiến tranh bắt đầu được khai thác ở nhiều
chiều hơn, quyết liệt hơn, cả vinh quang và những góc khuất của cuộc chiến. Nỗi
buồn chiến tranh nhìn lại hiện thực chiến trận từ hậu chiến, thế nên chiến tranh
được chiêm nghiệm từ những đau thương mất mát của số phận cá nhân con người
đã mang màu sắc hoàn toàn khác, nó tàn khốc hủy diệt nhân tính.
Nhân vật người lính cũng là một góc tiếp cận chiến tranh cơ bản mà chúng
tôi khảo sát qua ba tiểu thuyết Dấu chân người lính, Đất trắng, Nỗi buồn chiến
tranh. Ở Dấu chân người lính, nhân vật người lính được xây dựng theo nguyên tắc
của tiểu thuyết sử thi, mẫu hình người anh hùng lý tưởng mà số phận cá nhân phụ
thuộc và bị chi phối bởi vận mệnh của cộng đồng được đề cao. So với Dấu chân
người lính, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh đã mở rộng góc nhìn khi khắc hoạ
chân dung người lính bên cạnh phẩm chất anh hùng lý tưởng có một phần đời sống
tự nhiên mang bản tính người. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đi xa hơn bằng
cách tái tạo bộ mặt chiến tranh qua số phận con người.
Tình yêu nam nữ là một góc tiếp cận chiến tranh đặc biệt của tiểu thuyết,
những câu chuyện tình yêu trong ba tác phẩm dù đậm nhạt, dài ngắn khác nhau đều
mang tính đặc thù của những năm tháng trong và sau cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Ở Dấu chân người lính, vận mệnh dân tộc đặt trên hạnh phúc cá nhân, những cung
bậc cảm xúc tình yêu đặt trong tương quan tác phẩm có phần mờ nhạt và bị lấn át.
Tình yêu trong Dấu chân người lính mang vẻ đẹp lý tưởng, cao cả giữa sự lấn át
146
của ý thức tập thể. Những mối tình trong Đất trắng cũng được mang màu sắc lý
tưởng dù đã bắt đầu nhuốm màu sắc hiện thực. Nỗi buồn chiến tranh là một nỗi đau
mang tên Thân phận của tình yêu, mà ở đó tác giả đem tình yêu đối lập với chiến
tranh.
Cùng với những chuyển đổi về phương diện tiếp cận và tái tạo hiện thực,
khám phá số phận cá nhân, lĩnh vực tình yêu trong Dấu chân người lính, Đất trắng
và Nỗi buồn chiến tranh đã có nhiều tìm tòi, đổi mới. Dễ nhận thấy là từ Dấu chân
người lính của Nguyễn Minh Châu, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh đến Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh, văn học chiến tranh của thời hiện đại đã đi từ
những vấn đề cộng đồng đến vấn đề của cá nhân. Điều đó cho thấy những nỗ lực
cách tân theo chiều hướng hiện đại hoá qua từng chặng đường của dòng tiểu thuyết
thể tài chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX.
3. Ở phương diện thi pháp thể hiện hiện thực chiến tranh, luận án khảo sát
các yếu tố nghệ thuật tổ chức kết cấu, không gian và thời gian nghệ thuật, nghệ
thuật trần thuật để xem xét sự vận động của các yếu tố nghệ thuật tiểu thuyết tương
ứng với sự biến đổi của cách thức tiếp cận hiện thực chiến tranh. Dấu chân người
lính là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu cho lối kết cấu tiểu thuyết sử thi mang
âm hưởng ngợi ca. Trong khi đó, Nguyễn Trọng Oánh trong Đất trắng lại phản ánh
hiện thực cuộc chiến qua kiểu kết cấu tiểu thuyết phóng sự. Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh được coi như một dấu một mốc quan trọng trong sự phát triển của kỹ
thuật dòng ý thức trong văn học Việt Nam, có thể gọi kết cấu của Nỗi buồn chiến
tranh là kết cấu dòng ý thức. Bằng cách thức đó, ông đã tái hiện được toàn vẹn “hai
nửa sự thật” của hiện thực chiến tranh và truyền đi những thông điệp đa chiều về
chiến tranh, những đau đớn, vụn vỡ, những hoang mang, mất hướng của con người
sau chiến tranh.
Dấu chân người lính mang phong cách sử thi, hướng đến những biến cố lịch
sử lớn lao của dân tộc nên không gian nghệ thuật của những tác phẩm đó chủ yếu là
không gian mang tính sử thi. Đất trắng là kiểu tiểu thuyết phóng sự, lấy chiến
trường làm trung tâm khai thác các sự kiện, nên không gian bao trùm tác phẩm là
147
không gian chiến trường dưới các góc nhìn cận cảnh. Với thể loại tiểu thuyết dòng
thời gian, với sự hướng đến một diễn ngôn đa thanh, với việc nhìn hiện thực chiến
tranh từ những chiều kích khác của một thời đại mới, không gian trong Nỗi buồn
chiến tranh đa chiều nhưng đều bị giới hạn trong tâm tưởng của nhân vật.
Trong Dấu chân người lính, thời gian hiện tại chi phối toàn bộ hệ thống tổ
chức thời gian nghệ thuật của tác phẩm. Cũng giống như Dấu chân người lính, thời
gian nghệ thuật trong Đất trắng vẫn chủ yếu là thời gian hiện tại, nhưng nó là một
thực tại được nhìn cận cảnh hơn, mang nhịp điệu căng thẳng, gấp gáp hơn của tiểu
thuyết phóng sự. Thời gian nghệ thuật trong Nỗi buồn chiến tranh là một dòng thời
gian hỗn độn không theo quy luật và trật tự của hiện tại và quá khứ, trong đó quá
khứ hoàn toàn chi phối hiện tại.
Trong Dấu chân người lính và Đất trắng, giống như kiểu tiểu thuyết truyền
thống, người viết đã chọn điểm nhìn ngôi thứ ba- điểm nhìn tác giả (điểm nhìn biết
tuốt" hay điểm nhìn “toàn tri”)- làm điểm nhìn chủ đạo để quan sát và trần thuật.
Nỗi buồn chiến tranh được xây dựng từ nhiều điểm nhìn trần thuật khác nhau. Sự
đa dạng về điểm nhìn trần thuật, người trần thuật cũng như mạch trần thuật đã tạo
nên tính đa thanh, đa âm cho Nỗi buồn chiến tranh, cho diễn ngôn về hiện thực
chiến tranh của thời Đổi mới.
Ở Dấu chân người lính, ở phương diện giọng điệu trần thuật, chất đơn thanh
của sử thi vẫn hoàn toàn chiếm ưu thế, tính chất ngợi ca, khẳng định xung quanh
đại tự sự vẫn là xu thế chính của tác phẩm. Đất trắng không dùng giọng điệu trần
thuật ngợi ca hào hùng dễ nhận thấy như Dấu chân người lính mà trong cái đơn
thanh của Đất trắng đã thấp thoáng dấu hiệu của những màu sắc khác nhau. Nỗi
buồn chiến tranh là một bước tiến về phương diện nghệ thuật tự sự trên quá trình
hiện đại hóa của tiểu thuyết Việt Nam nói chung cũng như tiểu thuyết phản ánh
hiện thực chiến tranh nói riêng với giọng điệu đa thanh, đa tầng mang tính đối
thoại.
4. Từ Dấu chân người lính đến Đất trắng tới Nỗi buồn chiến tranh, văn học
viết về đề tài chiến tranh đã trải qua một chặng đường khá dài đi từ những vấn đề
148
mang tính cộng đồng đến số phận cá nhân của mỗi con người, từ những lý tưởng về
một thế giới toàn vẹn đến những hoài nghi trước một hiện thực ngổn ngang, từ
niềm tin vào một đại tự sự tuyệt đối đến ranh giới sự đổ vỡ của đại tự sự và dấu
hiệu khởi đầu của những tiểu tự sự của tương lai. Nhìn vào sự vận động từ tư tưởng
nội dung đến hình thức thể loại của các tác phẩm, có thể thấy, từ tâm thức hiện đại,
văn học Việt Nam đã đang chuyển mình về phía tâm thức hậu hiện đại. Đề tài chiến
tranh ở những năm đầu thế kỷ XXI không còn nóng hổi như trước nữa, nhưng vẫn
hứa hẹn những bước tiến theo xu hướng hiện đại hóa nói chung của nền văn học
Việt Nam.
149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Anh Vũ (2015), Tiểu thuyết chiến tranh từ sau 1975 đến nay,
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 374, tr. 97- 100.
2. Nguyễn Anh Vũ (2015), Tiểu thuyết chiến tranh trong văn học Việt Nam
1945- 1975, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9, tr. 23- 32.
3. Nguyễn Anh Vũ (2015), Những góc nhìn về hiện thực chiến tranh trong
Dấu chân người lính, Đất trắng và Nỗi buồn chiến tranh, Tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật, số 375, tr. 74- 78.
4. Nguyễn Anh Vũ (2015), Chân dung và số phận người lính qua một số
tác phẩm viết về chiến tranh, Tạp chí Lý luận Phê bình Văn học, nghệ thuật, số
37, tr. 52- 60.
150
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (1991), Tư duy nghiên cứu văn học hiện đại trước yêu cầu
đổi mới, Tạp chí Văn học (số 5).
2. Vũ Tuấn Anh (1995), Đổi mới văn học vì sự phát triển, Tạp chí Văn học
(số 4).
3. Vũ Tuấn Anh (1996), Quá trình văn học đương đại nhìn từ góc độ thể
loại, Tạp chí Văn học (số 9).
4. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học Xã
hội.
5. Thái Phan Vàng Anh (2010), Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 2).
6. Aristote (1999), Nghệ thuật thơ ca- Lưu Hiệp, Văn tâm điêu long, Nxb
Văn học, Hà Nội.
7. Lại Nguyên n (1998), Sống với văn học cùng thời, Nxb Văn học, Hà
Nội.
8. Lại Nguyên n (Biên soạn, 1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
9. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử,
Lại Nguyên n, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. M. Bakhtin (1992) - Lý luận và thi pháp tiểu thuyết - Trường viết văn
Nguyễn Du, Hà Nội,
11. M. Bakhtin (2006), Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức trong sáng
tạo nghệ thuật ngôn từ (Phạm Vĩnh Cư dịch), Tạp chí Văn học nước ngoài (số 1).
12. Ban chấp hành trung ương Đảng (1975), Những bức thư của Ban chấp
hành trung ương Đảng gửi các Đại hội văn nghệ, Nxb Sự thật, Hà Nội.
13. S. Barnet, M. Berman, W. Burton (1992), Nhập môn văn học (Hoàng
Ngọc Hiến dịch và giới thiệu), Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội.
151
14. D. Brewster, J.A. Burrell (2006), Tiểu thuyết hiện đại (Dương Thanh
Bình dịch), Nxb Lao động, Hà Nội.
15. Lê Huy Bắc (1996), Đồng hiện trong văn xuôi, Tạp chí Văn học (số 6).
16. H. Bénac (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương (Nguyễn Thế Công
dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam
sau 1975, Luận án PTS Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Bình (2007), Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 – một cái nhìn
khái quát, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 2).
19. Vũ Cao (2004), Vài điều ghi về Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập mười năm
Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn
nghệ minh họa, Báo Văn nghệ, Số 49- 50, tr. 2- 15.
21. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
22. Nguyễn Minh Châu (2001), Toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội.
23. Trần Duy Châu (1994), Từ đâu đến Nỗi buồn chiến tranh ?, Tạp chí
Cộng sản (số 10).
24. Nguyễn Văn Dân (2010), Sức sống dai dẳng của kỹ thuật “dòng chảy ý
thức”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 8.(2010)
25. Trương Đăng Dung (Chủ biên, 1990), Các vấn đề của khoa học văn học,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Trương Đăng Dung (1996), Tác phẩm văn học như là một quá trình, Tạp
chí Văn học (số 12).
27. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Trương Đăng Dung (2001), Những đặc điểm của hệ thống lý luận văn
học macxit thể kỉ XX, Tạp chí Văn học (số 7).
152
29. Trương Đăng Dung (2005), Trên đường đến với tư duy lý luận văn học
hiện đại, Tạp chí Văn học nước ngoài (số 1).
30. Nguyễn Thị Xuân Dung (2010), Dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam về
chiến tranh từ 1986 đến 1996,
31. Trung Dũng (1972), "Đọc Dấu chân người lính", Báo Nhân dân (số ra
ngày chủ nhật, 10/12).
32. Đinh Xuân Dũng (1990), Đổi mới văn xuôi chiến tranh, Báo Văn nghệ
(số 51).
33. Đinh Xuân Dũng (1995), Văn học Việt Nam về chiến tranh, hai giai đoạn
của sự phát triển, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 12, tr. 91- 95.
34. Đinh Xuân Dũng (1998), Nghĩ về sự biến đổi bên trong của tư duy sáng
tạo của nhà văn viết về chiến tranh, Văn hoá văn nghệ và đời sống quân đội, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
35. Đinh Xuân Dũng (2003), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học,
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
36. Đinh Xuân Dũng (2004), Văn học văn hóa tiếp nhận và suy nghĩ, Nxb
Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
38. Đặng Anh Đào (1991), Một hiện tượng mới trong hiện thực kể chuyện
hiện nay, Tạp chí Văn học (số 6).
39. Đặng Anh Đào (1993), Sự tự do của tiểu thuyết – Một khía cạnh của thi
pháp, Tạp chí Văn học (số 3).
40. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện
đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
41. Phan Cự Đệ (1973), Nguyễn Minh Châu một cây bút văn xuôi nhiều triển
vọng, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 1).
42. Phan Cự Đệ (1984), Mấy vấn đề của tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh
cách mạng, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 9, tr. 108- 103.
153
43. Phan Cự Đệ (1974- 1975), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb ĐH&
THCN, Hà Nội.
44. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
45. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội.
46. Nguyễn Đăng Điệp (2004), Kỹ thuật dòng ý thức trong “Nỗi buồn chiến
tranh” của Bảo Ninh, in trong sách Tự sự học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.
299- 408.
47. Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (Tuyển chọn và biên soạn, 2010),
Thi pháp học ở Việt Nam , Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
48. Trần Độ (1987), Về một đặc điểm của văn học trong đại hội Đảng lần
VI, Tạp chí Văn học (số 1).
49. Anh Đức (2010), Hòn Đất, Nxb Văn học, Hà Nội.
50. Hà Minh Đức (1987), Thời gian và trang sách, Nxb Văn học, Hà Nội
51. Hà Minh Đức (2001), "Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu",
Tác phẩm văn học - Phân tích và bình giảng, Nxb Văn học, Hà Nội.
52. Nguyễn Tiến Đức (2009), Cái nhìn mới về người lính và sự thay đổi
quan niệm về đề tài của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, Tạp chí Văn nghệ quân đội
(số 697).
53. Nguyễn Hương Giang (2001), Người lính sau hoà bình trong tiểu thuyết
chiến tranh thời kỳ đổi mới, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 4).
54. M. Gorky (1970), Bàn về văn học (Tập 1 – Nhiều người dịch), Nxb Văn
học, Hà Nội.
55. A.R. Griliet (2000), Vì một nền tiểu thuyết mới (Lê Phong Tuyết dịch),
Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
56. N.A. Gulalev (1982), Lý luận văn học (Lê Ngọc Tân dịch), Nxb Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
57. K. Gunnars (2005), “Về những truyện ngắn”,
154
58. Nguyễn Hải Hà (1992), Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
59. Nam Hà (2002), Lại nói về chiến tranh và viết về chiến tranh, Tạp chí
Văn nghệ quân đội (số 564).
60. Lưu Thị Thu Hà (2009), Hiện tượng phân rã cốt truyện trong Phiên
chợ Giát và Thân phận tình yêu,
61. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên, 2004), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
62. Hêghen (1999), Mỹ học - Tập 2 - Nxb Văn học, Hà Nội.
63. Phạm Ngọc Hiền (2007), Chất sử thi và chất tiểu thuyết trong Dấu chân
người lính của Nguyễn Minh Châu, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 2).
64. Hoàng Ngọc Hiến (1990), Thời kỳ văn học vừa qua và xu thế phát triển,
Chuyên san báo Văn nghệ, tháng 4, tr. 9- 15.
64. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Bộ Văn hóa –
Thông tin và thể thao - Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội.
66. Đào Duy Hiệp (2007), Thời gian trong Thân phận tình yêu của Bảo
Ninh, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 8).
67. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
68. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
69. Phạm Thị Hoài (1990), Trích Hội thảo về tình hình văn xuôi hiện nay,
Báo Văn nghệ (số 9).
70. Nguyễn Trọng Hoàn (Tuyển chọn và giới thiệu, 2004), Nguyễn Minh
Châu – Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
71. Nguyễn Trí Huân (2003), Chim én bay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
72. Trần Quốc Huấn (1991), Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Tạp chí
Văn học (số 3).
73. Nguyễn Thanh Hùng (2004), Chiến tranh đi qua, tình người ở lại, Tạp
chí Văn nghệ quân đội (số 12).
155
74. Đinh Thị Huyền (2008), Nhân vật của tiểu thuyết hậu chiến, Tạp chí
Nghiên cứu Văn học (số 10).
75. Mai Hương (2006), Đổi mới văn học và đóng góp của một số cây bút văn
xuôi, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 11).
76. Dương Hướng (2000), Bến không chồng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
77. Tố Hữu (1973), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân
ta, với thời đại ta, Nxb Văn học, Hà Nội.
78. Tố Hữu (1982), Phấn đấu vì một nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
79. Đỗ Văn Khang (1991), Nghĩ gì khi đọc tiểu thuyết Thân phận tình yêu,
Báo Văn nghệ (số 43).
80. M.B. Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển
văn học (Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
81. M.B. Khrapchenco (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận
nghiên cứu văn học (Nhiều người dịch, Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu),
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
82. Phùng Ngọc Kiếm (2000), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945
– 1975 (Bộ phận văn học cách mạng), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
83. M. Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Đà
Nẵng.
84. M. Kundera (2005), Sứ mệnh của tiểu thuyết (Ngân Xuyên dịch),
85. Chu Lai, (1995) Nhân vật người lính trong văn học, Tạp chí Văn nghệ
quân đội (số 6).
86. Chu Lai (2002), Sử thi và hoành tráng – Câu trả lời cho một đời, Tạp
chí Văn nghệ quân đội (số 564).
87. Chu Lai (2003), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
88. Chu Lai (2003), Vòng tròn bội bạc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
156
89. Chu Lai (2004), Viết về chiến tranh đôi điều suy ngẫm, Tạp chí Văn nghệ
Quân đội, số 8, tr. 102- 104.
90. Cao Kim Lan (2015), Tác giả hàm ẩn trong tu từ học tiểu thuyết, Nxb
Văn học, Hà Nội.
91. Tôn Phương Lan, Lại Nguyên n (Biên soạn, 1991), Nguyễn Minh Châu
– Con người và tác phẩm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
92. Tôn Phương Lan (1994), Chiến tranh qua những tác phẩm được giải,
Tạp chí Văn học (số 12).
93. Tôn Phương Lan (1995), Người lính trong văn xuôi viết về chiến tranh
của những nhà văn cầm súng, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 4).
94. Tôn Phương Lan (1999), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
95. Tôn Phương Lan (2005), Nhà văn Nguyễn Trọng Oánh – Người đi từ
chiến tranh, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 2).
96. Tôn Phương Lan (2010), Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết chiến
tranh,
97. Phạm Gia Lâm (1995), Tiểu thuyết chiến tranh Nga- Xô Viết hiện đại:
Những vấn đề thi pháp của thể loại, Tạp chí Văn học (số 11), tr.37.
98. Nguyễn Văn Linh (1987), Nói chuyện với văn nghệ sĩ, Báo Văn nghệ, (số
11), tr.2- 7.
99. Phong Lê (1980), Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội
chủ nghĩa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
100. Phong Lê (1993), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội Nhà văn, Hà
Nội.
101. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình thế kỷ XX, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
102. Phong Lê (2005), Về văn học Việt Nam hiện đại – Nghĩ tiếp, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
157
103. Phong Lê (2009), Hiện đại hóa và đổi mới văn học Việt Nam thế kỷ
XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
104. Phong Lê (2010), Tiểu thuyết viết về chiến tranh nhìn từ hôm nay, Tạp
chí Văn nghệ Quân đội, Xuân Canh Dần, tr. 48.
105. Nguyễn Trường Lịch (2006), Đôi điều về tiểu thuyết trong bối cảnh
giao lưu văn hoá, http:// www.vienvanhoc.org.vn.
106. Nguyễn Văn Long (1981), Cuộc chiến tranh chống Mĩ và những trang
văn xuôi hôm nay, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 7).
107. Nguyễn Văn Long (1985), Văn xuôi sau 1975 viết về cuộc kháng chiến
chống Mỹ, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 4), tr.116- 122
108. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
109. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (Đồng chủ biên, 2006), Văn học Việt
Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
110. Lê Lựu (2000), Thời xa vắng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
111. Nguyễn Văn Lưu (1992), Văn học cách mạng và cách mạng văn học,
Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (số 8).
112. Phương Lựu (1989), Đổi mới từ những bài học cách mạng, Báo Văn
nghệ (số 09), tr.6.
113. Phương Lựu (1995), Tìm hiểu lý luận văn học phương Tây hiện đại,
Nxb Văn học, Hà Nội.
114. Phương Lựu (Chủ biên, 2002), Lý luận văn học (Tái bản lần thứ 2),
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
115. J.- F. Lyotard (2008), Hoàn cảnh hậu hiện đại, (Ngân Xuyên dịch),
Nxb Tri thức, Hà Nội, tr. 55.
116. Huỳnh Lý (2009), Sự phát triển văn học từ Cách mạng tháng Tám đến
nay, Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Quyển 5 - Tập IX, Nguyễn Ngọc Thiện chủ
biên), Nxb Văn học, Hà Nội.
158
117. C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin (1977), Về văn học và nghệ thuật,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
118. Nguyễn Đăng Mạnh (1998), Văn học Việt Nam 1945 – 1975, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
119. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
120. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung
và phong cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
121. Thiếu Mai (1983), “Từ Dấu chân người lính đến Những người đi từ
trong rừng ra", Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 4).
122. Hữu Mai (1983), Viết về đề tài chiến tranh giải phóng, Tạp chí Văn
nghệ Quân đội, (số 8), tr.113- 118.
123.Hữu Mai (1984), Chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc và trách
nhiệm của chúng ta, Báo Văn nghệ, (số 52), tr.3.
124. Hữu Mai (1985), 40 năm văn học viết về đề tài chiến tranh, thành tựu
và trách nhiệm, Nxb Văn học, Hà Nội.
125. Sương Nguyệt Minh (2004), Văn xuôi viết về người lính - Một thách đố
nhà văn, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 610).
126. Nguyên Ngọc (1983), Đôi nét về tình hình văn học và công việc của
những người cầm bút Việt Nam trong thời gian qua, Báo Văn nghệ (số 13), tr.8.
127. Nguyên Ngọc (1990), Mạnh bạo bước qua cái xấu để hướng tới cái
thiện, cái đẹp, Báo Lao động chủ nhật (số 08).
128. Nguyên Ngọc (1991), Văn xuôi sau 1975 - thử thăm dò đôi nét về quy
luật phát triển, Tạp chí Văn học (số 4).
129. Nguyên Ngọc (2000), Đất nước đứng lên, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
130. Phan Ngọc (2000), Thử xét văn hoá, văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.
131. Phạm Xuân Nguyên (2010), Người Mĩ nghĩ gì về Nỗi buồn chiến
tranh,
159
132. Vương Trí Nhàn (Sưu tầm và biên soạn, 1996), Khảo về tiểu thuyết,
Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
133. Vương Trí Nhàn (2009), Phê bình và tiểu luận, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
134. Trần Thị Mai Nhân (2007), Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt
Nam giai đoạn 1986 – 2000, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 7).
135. Trần Thị Mai Nhi (1994), Văn học hiện đại, văn học Việt Nam giao lưu
gặp gỡ, Nxb Văn học, Hà Nội.
136. Nhiều tác giả (1972), Về văn hóa văn nghệ, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
137. Nhiều tác giả (1990), Hội thảo về tình hình văn xuôi hiện nay, Báo Văn
nghệ (số 14- 15).
138. Nhiều tác giả (1991), Thảo luận về tiểu thuyết Thân phận của tình yêu,
Báo Văn nghệ (số 37).
139. Nhiều tác giả (1995), Nguyễn Minh Châu – Kỷ yếu 5 năm ngày mất,
Hội Nhà văn Nghệ An xuất bản, Nghệ An.
140. Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng
8, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
141. Nhiều tác giả (1996), Một thời đại mới trong văn học, Nxb Văn học, Hà
Nội.
142. Nhiều tác giả (1997), Kỷ yếu hội thảo Việt Nam - Nửa thế kỷ văn học:
1945 – 1995 (26/9/1995), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
143. Nhiều tác giả (1998), Hội thảo về tiểu thuyết, Báo Văn nghệ (số 3).
144. Nhiều tác giả (2001), Những vấn đề lý thuyết lịch sử văn học và ngôn
ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
145. Nhiều tác giả (2002), Đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà
Nội.
146. Nhiều tác giả (2003), Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội.
147. Bảo Ninh (2009), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Văn học, Hà Nội.
160
148. Bảo Ninh (1991), Bài ca người lính sau chiến tranh, Báo Văn nghệ (số
28).
149. Mai Hải Oanh (2007), Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết
Việt Nam thời kỳ đổi mới, Tạp chí Văn học (số 10).
150. Nguyễn Trọng Oánh (1980), Từ tấm lòng người viết, Tạp chí Văn nghệ
quân đội (số 6).
151. Nguyễn Trọng Oánh (2007), Đất trắng (Tập 1), Nxb Văn học, Hà Nội.
152. Nguyễn Trọng Oánh (2007), Đất trắng (Tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội.
153. Ngô Văn Phú (2004), Nguyễn Trọng Oánh một con người trầm lặng,
Báo Văn nghệ, (số 47), tr.19.
154. Hồ Phương (1991), Những tìm tòi không mệt mỏi, Tạp chí Văn nghệ
quân đội (số 9).
155. Hồ Phương (2001), Có gì mới trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh
hôm nay, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 4).
156. Hồ Phương (2002), Tản mạn về tiểu thuyết sử thi, Tạp chí Văn nghệ
quân đội (số 564).
157. G.N. Poxpelov (Chủ biên, 1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, (Trần
Đình Sử, Lại Nguyên n, Lê Ngọc Trà dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
158. Trần Huyền Sâm (2000), Bảo Ninh và nỗi ám ảnh về chiến tranh, http://
www.tapchisonghuong.com.vn.
159. Nguyễn Thanh Sơn (2000), Nỗi buồn chiến tranh đến từ đâu?, Phê bình
văn học, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
160. Trần Đăng Suyền (2004), Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng
tạo, Nxb Văn học, Hà Nội.
161. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn
học (Tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
162. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
163. Trần Đình Sử (2001), Văn học và thời gian, Nxb Văn học, Hà Nội.
161
164. Trần Đình Sử (Chủ biên, 2007), Tự sự học, một số vấn đề lý luận và
lịch sử, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
165. Trần Duy Thanh (1985), Đọc tiểu thuyết Đất trắng, Tạp chí Văn nghệ
Quân đội, (số 4), tr.129- 131.
166. Phạm Xuân Thạch (2004), "Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh
thời hậu chiến từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới thi pháp",
167. Phạm Xuân Thạch (2014), Sự khởi sinh của tính hiện đại- trần thuật
Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
168. Bùi Việt Thắng (1991), Văn xuôi gần đây và quan niệm con người, Tạp
chí Văn học (số 6).
169. Bùi Việt Thắng (Biên soạn, 2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hoá
Thông tin, Hà Nội.
170. Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại, Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
171. Nguyễn Đình Thi (1969), Công việc của người viết tiểu thuyết, Nxb
Văn học, Hà Nội.
172. Nguyễn Đình Thi (1997), Xung kích, Nxb Văn học, Hà Nội
173. Đoàn Cầm Thi (1994), Về nhân vật Phương, người phụ nữ Hà Nội và
chủ đề văn học trong Nỗi buồn chiến tranh,
174. Đoàn Cầm Thi (2004), "Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn
chương Việt Nam",
175. Nguyễn Ngọc Thiện (1990), Tiểu thuyết hướng nội trong văn xuôi Việt
Nam hiện đại, Tạp chí Văn học (số 6).
176. Xuân Thiều (1998), Mấy suy nghĩ về mảng văn học chiến tranh cách
mạng, Báo Văn nghệ (số 3).
177. Bích Thu (1995), Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975
qua hệ thống mô típ chủ đề, Tạp chí Văn học (số 11).
162
178. Bích Thu (2006), Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi
mới, tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 11).
179. Lý Hoài Thu (2006), Đồng cảm và sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.
262.
180. Đỗ Lai Thúy (2002), Nghệ thuật như là thủ pháp (Lý thuyết văn chương
của Chủ nghĩa hình thức Nga), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
181. Đỗ Lai Thúy (2004), Sự đỏng đảnh của phương pháp (giới thiệu 15 lý
thuyết và phương pháp nghiên cứu văn hóa, văn học của thế giới trong thế kỷ XIX,
XX), Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.
182. Đỗ Lai Thúy (2004), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, Nxb Văn
hóa- Thông tin, Hà Nội.
183. Đỗ Lai Thúy (2010), Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy (Tư tưởng
phê bình văn học Việt Nam, một cái nhìn lịch sử), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
184. Khuất Quang Thuỵ (2004), Không phải là vấn đề đề tài, Tạp chí Văn
nghệ quân đội (số 10).
185. Phan Trọng Thưởng (1991), Đặc điểm cơ bản của sự phát triển văn học
trong điều kiện chiến tranh 1945- 1975, Tạp chí Văn học (số 1).
186. Phan Trọng Thưởng (2005), Văn học Việt Nam 60 năm nhìn lại (1945-
2005), Tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 9), tr. 3- 12
187. Phan Trọng Thưởng (2013), Thẩm định các giá trị văn học, Nxb văn
học, Hà Nội.
188. Nguyễn Đình Tiến (1976), Viết về đề tài chiến tranh sau chiến tranh,
Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 9.
189. Tz. Todorov (2004), Thi pháp văn xuôi (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm
dịch), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
190. Lê Ngọc Trà (2002), Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới, Tạp
chí Văn học (số 2).
191. Vân Trang, Ngô Hoàng, Bảo Hưng (Sưu tầm và biên soạn, 1997), Văn
học 1975 – 1985 - Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
163
192. Đức Trung (1991), Chiến tranh nào? Nỗi buồn nào ?, Báo Văn nghệ
(số 43).
193. Hà Xuân Trường (1977), Đường lối văn nghệ Đảng: vũ khí, trí tuệ, ánh
sáng, (in lần thứ 2) Nxb Giáo dục, Hà Nội.
194. Nguyễn Thanh Tú (2007), Một hình dung về quá trình phát triển của
tiểu thuyết sử thi Việt Nam từ 1945 đến nay, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 669).
195. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại – Những tìm tòi đổi
mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
196. Nguyễn Thiệu Vũ (2004), Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng
và lực lượng vũ trang sau 1975- những thành tựu nghệ thuật còn bỏ lỡ, Tạp chí
Văn nghệ quân đội (số 604).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien_thuc_chien_tranh_trong_van_xuoi_viet_nam_hien_dai_qua_ba_tac_pham_tieu_bieu_dau_chan_nguoi_linh.pdf