Luận án Hỗ trợ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc nhà nước hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN là mục tiêu kinh tế rất quan trọng, vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở khái quát hoá những vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và sự hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh các DN của Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc, Luận án đã hệ thống một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Lào trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các kết quả nghiên cứu của luận án cho phép đi đến một số kết luận như sau:

doc201 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hỗ trợ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước và hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu bức thiết hiện nay. Thứ sáu, bảo đảm an ninh xã hội trong bối cảnh hội nhập cũng là vấn đề khó khăn, xuất hiện những thách thức mới trong lĩnh vực bảo đảm an ninh chính trị, quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái. Lợi ích do toàn cầu hoá mang lại phân phối không đồng đều giữa các quốc gia. Thực tế cho thấy những nước có nền kinh tế phát triển được hưởng lợi nhiều hơn, những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. ở mỗi quốc gia, sự phân phối lợi ích cũng không đồng đều, một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn chịu tác động tiêu cực của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Nguy cơ phá sản của một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn, chênh lệch về mức sống gia tăng dẫn đến những yếu tố bất ổn định xã hội. Vì vậy, chính phủ cần xây dựng và thực thi chính sách an ninh xã hội và phúc lợi xã hội đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. 4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hỗ trợ và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào Muốn có một nền kinh tế mạnh thì phải có khu vực DN phát triển và có sức cạnh tranh cao. Vì vậy, trên phạm vi cả nước, cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp cần thiết để hỗ trợ năng lực cạnh tranh của các DN, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Một số giải pháp chính nhằm hỗ trợ năng lực cạnh tranh của các DN Lào bao gồm: 4.2.1. Những giải pháp của nhà nước Để tăng cường hỗ trợ năng lực cạnh tranh của DN Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nhà nước phải thực hiện một số giải pháp sau: 1) Tiếp tục củng cố và ổn định chính trị- xã hội Sự ổn định chính trị - xã hội là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất, liên quan đến việc tạo điều kiện cho các DN nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu không có sự ổn định chính trị - xã hội thì dù có tài nguyên phong phú, chính sách ưu đãi và các điều kiện thuận lợi khác cũng không thể làm cho các DN được yên ổn trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, giữ vững được ổn định chính trị là giải pháp quan trọng hàng đầu trong các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN của Lào. Để tạo lập môi trường chính trị- xã hội ổn định, cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong sự nghiệp đổi mới, coi đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Đồng thời phải tiếp tục mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng và nâng cao hiệu lực của Nhà nước trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội. Chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị là một trong những hoạt động thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN nói riêng. Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động với tư cách là người chủ thể vạch ra các chiến lược và chính sách, điều phối các hoạt động kinh tế, xây dựng kế hoạch và định hướng chiến lược nhằm tạo điều kiện cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN Lào được từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. 2) Sửa đổi, củng cố và xây dựng hệ thống thể chế và luật pháp để cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp Môi trường kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh, môi trường kinh doanh thông thoáng mới làm cho DN có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để đáp ứng được sự đòi hỏi càng ngày càng tăng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường quốc tế. Với tư cách là người nhạc trưởng, Nhà nước phải làm một số mặt sau: Một là, tiếp tục sửa đổi các thủ tục và quy chế đã tỏ ra kém hiệu lực hoặc không phù hợp với thông lệ quốc tế, giảm bớt thời gian trong một số thủ tục hành chính như thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục cho tín dụng, thủ tục giải thể kinh doanh v.v... Vì giảm bớt thời gian trong các thủ tục sẽ giảm bớt được chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN và sẽ tạo lợi thế cho năng lực cạnh tranh. Hai là, sửa đổi một số luật theo hướng đồng bộ hoá luật pháp và phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật, giữa các nghị định và thông tư, quyết định của các cấp. Tiếp tục sửa đổi và bổ sung một số luật như luật DN, luật đất đai, luật bảo vệ môi trường v.v... Ba là, xây dựng thêm một số luật như luật luật cạnh tranh, luật phá sản và một số luật khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong sản xuất kinh doanh và có thế mạnh hơn trong cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. 3) Phát triển hạ tầng cơ sở thông thoáng để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả Hạ tầng cơ sở là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế, đối với Lào vấn đề phát triển hạ tầng cơ sở càng được quan tâm nhiều hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có đủ khả năng cạnh tranh trong quan hệ và hợp tác kinh tế quốc tế. Việc phát triển hạ tầng cơ sở nên phát triển theo một số hướng sau: Một là, phát triển hạ tầng cơ sở phải đáp ứng được tiêu chuẩn vận tải, bảo đảm được chất lượng giao thông để cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thông thoáng, rút ngắn được thời gian vận tải hàng hoá và dịch vụ của các DN, nâng cao được thế mạnh trong cạnh tranh. Hai là, phát triển hạ tầng cơ sở phải gắn liền với sự phát triển DN, nhất là các đơn vị sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty, vì sự hoạt động của các tập đoàn và tổng công ty có sự quan hệ rộng lớn với các DN vừa và nhỏ khác để có đủ nguyên vật liệu đáp ứng cho sự hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc Nhà nước phát triển hạ tầng cơ sở cho các DN lớn không chỉ giúp cho các DN lớn sản xuất kinh doanh có hiệu quả mà còn giúp các DN vừa và nhỏ phát triển và vươn lên cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế. Ba là, phát triển hạ tầng cơ sở phải gắn liền với hợp tác kinh tế quốc tế, nhất là các đường giao thông nối liền với các nước láng giềng để tạo điều kiện cho sự hợp tác kinh tế quốc tế được mở rộng mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới. 4) Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng cho phát triển kinh tế ở cấp vĩ mô và vi mô Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế. Để tạo nên lợi thế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN, việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong ngành kinh tế là một vấn đề rất gấp tiết phải được hiện nhanh ở trong cấp vĩ mô và vi mô, cụ thể là: + Đối với nguồn nhân lực ở cấp độ vĩ mô Đội ngũ cán bộ quản lý vĩ mô ở các bộ, ngành và địa phương là người trực tiếp quản lý sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chính sách và pháp luật của Nhà nước đã ban hành trong giai đoạn. Nếu đội ngũ cán bộ này được bồi dưỡng và đào tạo đúng mức sẽ làm cho việc quản lý Nhà nước về kinh tế có hiệu quả hơn và ngược lại nếu họ không được đào tạo và bồi dưỡng đúng mức sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều trong việc quản lý vĩ mô của nhà nước và sẽ ảnh hưởng rất cho việc sản xuất kinh doanh của các DN và phát triển kinh tế. Dựa vào tầm quan trọng đó nên việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong cấp vĩ mô phải chuẩn hoá theo một số hướng sau: Một là, nâng cao về phẩm chất chính trị và đạo đức nhằm làm cho đội ngũ cán bộ có trách nhiệm cao khi làm nhiệm vụ quản lý, có đạo đức tốt mới mới có thể làm tròn được nhiệm vụ, đây là vấn đề rất quan trọng trong việc đạo tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Hai là, đạo tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về năng lực và chuyên môn để bảo đảm được sự quản lý kinh tế trong giai đoạn mới. Có tư tưởng và đạo đức tốt, nếu không có năng lực và chuyên môn tốt cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ quản lý của mình nhất là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở trong vùng và thế giới hiện nay việc nâng cao năng lực quản lý càng đòi hỏi năng lực và chuyên môn cao đối với cán bộ quản lý ở cấp vĩ mô mới có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình và đạt được tiêu chuẩn quốc tế. + Đối với nguồn nhân lực ở cấp vi mô Đội ngũ cán bộ ở cấp vi mô bao gồm: các nhà quản lý ở các DN và những lao động và công nhân viên ở các công ty và nhà máy, là người hoạt động trực tiếp sản xuất kinh doanh. Qua một bài học và kinh nghiệm của một số nước như Singapore, Thái Lan và Việt Nam thấy rằng: đào tạo và bồi dưỡng những người quản lý kinh doanh và công nhân có năng lực mới tạo được thế mạnh trong phát triển kinh tế và đạt được hiệu quả cao trong hội nhập kinh tế quốc tế. Để đạt được mục đích trên, việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở cấp vi mô nên tổ chức theo hướng sau: Một là, đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý bao gồm: Các thành viên của hội đồng quản trị của các DN phải đào tạo và bồi dưỡng đủ cả chính trị, đạo đức và nghiệp vụ chuyên môn về kinh tế, nhất là các lý thuyết về kinh tế thị trường để có tầm nhìn xa và quyết định đúng các kế hoạch phát triển kinh doanh của DN một cách khoa học và hiệu quả. Mặt khác cũng phải có trình độ ngoại ngữ và khả năng sử dụng Internet trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hai là, đối với công nhân viên và người lao động phải được đào tạo và bồi dưỡng sâu tuỳ theo ngành và chức vụ được giao; thực hiện khẩu hiệu sử dụng người đúng việc trong cơ quan mới có thể đạt được hiệu quả cao. Mặt khác đào tạo cán bộ, công nhân viên và người lao động tốt sẽ giúp cho DN phát triển được người có tài trong DN để kế tiếp làm việc trong các vị trí lãnh đạo và quản lý DN trong thời gian sau. 5) Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để phát triển kỹ thuật - công nghệ, tăng năng suất sản xuất - kinh doanh Để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có đủ vốn sản xuất kinh doanh, phải làm một số mặt sau: Một là, Nhà nước phải tăng vốn cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước để các ngân hàng đó có nguồn vốn đầy đủ trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời cũng phải có quy định để cho các ngân hàng khác có nguồn vốn đạt tiêu chuẩn trong hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện cho các DN được sử dụng dịch vụ của ngân hàng một cách thuận lợi. Hai là, nghiên cứu sửa đổi các thủ tục và điều kiện vay vốn cho nhanh, đồng thời phải giảm lãi suất cho phù hợp để giảm bớt rủi ro cho người vay vốn. Ba là, phải thành lập tổ xúc tiến vay vốn để theo dõi và giúp đỡ những người vay vốn sử dụng vốn vay có hiệu quả, nhất là vốn vay trong các chủ thể kinh doanh vừa và nhỏ, làm được như vậy một mặt là giúp cho dịch vụ tín dụng của ngân hàng được sử dụng nhiều hơn, mặt khác cũng giúp cho các DN đó có nguồn vốn và kinh nghiệm sử dụng trong phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tiếp tục sử dụng các dịch vụ của ngân hàng càng ngày càng nhiều và có quan hệ lâu dài với nhau. 6) Tăng cường trách nhiệm quản lý, theo dõi và giám sát sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Lào trong thời gian tới các bộ ngành, cơ quan có liên quan và địa phương phải tăng cường trách nhiệm quản lý, theo dõi và giám sát sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN một cách có hệ thống, minh bạch và thường xuyên. Tăng cường trách nhiệm quản lý, theo dõi và giám sát DN của các cơ quan nhà nước. Một mặt, làm cho nhà nước thấy được những ưu điểm và hạn chế của các DN trong quá trình sản xuất kinh doanh và có thể hỗ trợ được kịp thời bằng chính sách của nhà nước trong các điểm mạnh và điểm hạn chế để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Mặt khác, việc tăng cường quản lý, theo dõi và giám sát sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN sẽ giúp nhà nước quản lý được nguồn thu thực sự mà các DN tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh vào ngần sách của nhà nước để sử dụng vào việc phát triển kinh tế - xã hội theo kế hoạch của nhà nước trong từng giai đoạn và giúp các DN được phát triển một cách bền vững. Đây là một giải pháp rất cấp thiết và khoa học đòi hỏi nhà nước phải thực hiện một cách thận trọng, có hệ thống và thường xuyên để giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN Lào trong thời gian tới. 7) Tăng cường sự hợp tác kinh tế Lào - Việt Nam theo chiều rộng và chiều sâu để tạo ra năng lực cạnh tranh mới trên thị trường quốc tế Lào và Việt Nam là hai nước có truyền thống hữu nghị và hợp tác lâu đời. Hai nước đã cùng tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ và cùng chung chiến hào chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước và giành độc lập. Đất nước được giải phóng và nhân dân được tự do đó là thành quả của sự hợp tác đặc biệt và toàn diện của Đảng và nhân dân hai nước đã cùng nhau cống hiến bao nhiêu xương máu để dành lấy. Trong những năm gần đây, quan hệ này tiếp tục được củng cố vững chắc và ngày càng đi vào chiều sâu. Dưới sự lãnh đạo của hai Đảng và Nhà nước quan hệ hợp tác đó được phát triển toàn diện và mạnh mẽ hơn để cùng nhau giành được thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc thiêng liêng của mình. Đây thể hiện rõ tình đoàn kết đặc biệt, và sự hợp tác toàn diện, hiếm có trong quan hệ quốc tế của thời đại ngày nay. Đối với hợp tác kinh tế, trong thời gian qua hai nước đã có mối quan hệ ở cả cấp Trung ương và cấp địa phương, qua quan hệ kinh tế đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước phát triển kinh tế mạnh và nhanh hơn Đứng trên xu hướng cạnh tranh trong vùng và quốc tế, hai nước phải phát triển mạnh hơn sự hợp tác kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu để đưa nền kinh tế của hai nước từng bước vươn lên và có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để đạt được đòi hỏi trên, cần phải tăng cường hợp tác mạnh hơn nữa, cụ thể là: + Hợp tác theo chiều rộng - Tiếp tục hợp tác kinh tế song phương mà 2 Nhà nước đã có hiệp định để đạt theo kế hoạch và có hiệu quả cao. - Phát triển hệ thống giao thông nhất là đường bộ trong các tỉnh có biên giới chung để tạo điều kiện cho nhân dân hai nước trao đổi hàng hoá với nhau thuận lợi. - Mở thêm một số cửa khẩu trong một số tỉnh chưa có cả cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân địa phương trao đổi và buôn bán sản phẩm với nhau rộng rãi hơn. - Tổ chức các cuộc triển lãm giới thiệu sản phẩm của các DN ở hai nước để cho nhân dân hai nước biết đến chất lượng của sản phẩm, từ đó có thể mở các chi nhánh của một số DN tại hai nước để mở rộng thị trường. + Hợp tác theo chiều sâu Trong hợp tác kinh tế của hai nước, hợp tác theo chiều sâu được coi là một vấn đề mới nên được thực thi trong sự hợp tác kinh tế Lào - Việt Nam. Vì cơ chế thị trường đã làm cho các DN của hai nước lúc nào cũng nghĩ đến vấn đề cạnh tranh của mình trên thị trường, không nghĩ đến sự hợp tác, từ đó nó hạn chế rất lớn trong việc hợp tác kinh tế theo chiều rộng của hai nước trong thời gian qua. Để phát triển sự hợp tác kinh tế theo chiều sâu giữa Lào - Việt Nam trong thời gian tới nên thực thi làm một số việc sau: - Chuyển tư duy cạnh tranh của cơ chế thị trường sang tư duy hợp tác bằng cách sử dụng thế mạnh của hai nước thành lập công ty liên doanh cùng nhau sản xuất kinh doanh đáp ứng thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Việt Nam có thế mạnh về vốn, nguồn nhân lực có chất lượng, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh v.v..., còn Lào có tài nguyên thiên nhiên phong phú và chưa được khai thác nhiều như đất, rừng, nước và khoáng sản v.v... Một mặt, nếu thế mạnh của hai nước được cùng nhau phát huy trong hợp tác theo chiều sâu này bằng cách thành lập các công ty liên doanh, sẽ tạo ra lợi thế rất lớn cho hai nước trong hội nhập kinh tế quốc tế , giúp hai nước cùng có lợi qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, qua sự hợp tác này sẽ chuyển tư duy cạnh tranh giữa các DN Lào - Việt Nam sang tư duy hợp tác kinh doanh cùng có lợi và làm cho tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện của hai nước được thực hiện trong thực tế. - Thành lập tổ hoặc ban nghiên cứu kinh tế và phát triển kinh doanh của hai nước tại Lào để thực hiện 2 vai trò chính sau: Một là, Nghiên cứu các tiềm lực của Lào trong các mặt để thành lập công ty liên doanh giữa 2 nước, do DN nhà nước là người thực hiện và dẫn đường trước và sau này có thể lôi kéo các DN tư nhân vào tham gia trong tổ chức này. Hai là, Theo dõi và thúc đẩy các DN đã thành lập sản xuất kinh doanh có hiệu quả và phát triển tiến lên, có đủ khả năng cạnh tranh khi gia nhập kinh tế quốc tế. - Tổ chức hội thảo kinh tế giữa hai nước để trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh của các DN, rút ra những bài học kinh nghiệm, những yếu kém, hạn chế trong hợp tác kinh tế trong thời gian qua và tìm ra các biện pháp để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hợp tác kinh tế của hai nước - Hai Nhà nước Lào và Việt Nam phải sửa đổi, củng cố và xây dựng các quy định và luật pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác kinh doanh của hai nước. Trong những năm tới để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN Lào và Việt Nam được sản xuất kinh doanh có hiệu quả và mang lại lợi ích cho cả 2 bên, Nhà nước phải sửa đổi, củng cố và xây dựng thêm một số quy định mới để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đầu tư nhiều hơn trong thời gian tới. 4.2.2. Những giải pháp của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Việc hỗ trợ của Nhà nước và của chính quyền các cấp cho DN là cực kỳ cần thiết và quan trọng đối với việc nâng cao năng lực cho các DN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, những hỗ trợ này sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có sự nỗ lực từ phía bản thân các DN. Nói cách khác, chính các DN mới đóng vai trò quyết trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Xuất phát từ tình hình thực tiễn cũng như bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới, các DN cần thực hiện những việc sau: 1) Đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp Nguồn vốn và tài sản của DN là một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Đầu tư vào các nguồn vốn và tài sản có hiệu quả có tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của DN. Điều đó càng quan trọng trong điều kiện hiện nay, khi hầu hết các DN của Lào có quy mô vốn nhỏ, khả năng huy động vốn còn hạn chế. Để đầu tư nguồn vốn và tài sản có hiệu quả các DN phải chú trọng một số vấn đề: đánh giá lại vốn và nguồn vốn của DN từ quy mô, cơ cấu, mức độ đáp ứng của vốn đến hiệu quả sử dụng vốn của DN. Cơ cấu lại nguồn vốn giữa tài sản lưu động và tài sản cố định đồng thời điều chỉnh lại vốn lưu động trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh cho hợp lý. Đầu tư hợp lý và tiết kiệm nguồn vốn, tài sản trong DN là một biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. 2) Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh của DN là một vấn đề khoa học mà các DN phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Sức cạnh tranh của một DN có thể được nâng cao một cách nhanh chóng nếu như DN có một chiến lược phát triển dài hạn rõ ràng và có những mục tiêu cụ thể để đạt tới. Có rất nhiều loại chiến lược phát triển, mỗi DN cần phải dựa trên tình hình cụ thể của DN mình, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức để xác định lựa chọn chiến lược phù hợp cho DN mình. Xác định rõ: - Mục tiêu cạnh tranh - Lợi thế cạnh tranh - Đối thủ, đối tác - Thị trường, mặt hàng Nhận diện Cơ hội, thách thức Đánh giá điểm mạnh, yếu ứng dụng ma trận SWOT Chiến lược tài chính Chiến lược hội nhập chiến lược cạnh tranh Chiến lược con người Chiến lược sáng tạo Liên minh với đối thủ cạnh tranh Liên minh với DN không cạnh tranh: Đa quốc gia, liên ngành, chiều dọc... Cạnh trạnh trực diện với đối thủ: Chiếm lĩnh, thôn tính thị phần... Đầu tư vốn ra nước ngoài Marketing Mix (hỗn hợp) Sản phẩm (Product) Phân phối ((Distribution) Giá cả (Price) KHáCH HàNG Con người (People) Xúc tiến (Promotion) Quan hệ công chúng (Public relation) Hình 4.1: Mô hình chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Nguồn: [33] 3) Đổi mới tổ chức, nâng cao trình độ, năng lực quản lý doanh nghiệp và chất lượng người lao động trong doanh nghiệp Trình độ tổ chức và quản lý DN là một trong những yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của DN. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý DN không chỉ thể hiện ở trình độ đào tạo, kiến thức về tất cả những ngành và lĩnh vực có liên quan đến DN, mà còn là kỹ năng lãnh đạo và quản lý, kỹ năng lập chiến lược, kế hoạch, tổ chức thực hiện, năng lực sử dụng phương pháp quản lý, năng lực thuyết phục... Để nâng cao trình độ và năng lực quản lý DN, cần tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý DN, cung cấp những kiến thức chuyên môn, kiến thức về quản lý, về pháp luật, tin học, ngoại ngữ... Thường xuyên rèn luyện kỹ năng quản lý từng mặt công việc trong DN. Ngoài ra, cần tăng cường đầu tư cho hoạt động đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý DN, lựa chọn nội dung, chương trình phù hợp. Các DN cần tích cực và chủ động áp dụng quy trình quản lý chất lượng hiện đại: ISO 9000, TQM, HACCP, GMP, Q-base v.v... và duy trì hoạt động các quy trình này một cách thường xuyên, liên tục. Người lao động trong DN là một yếu tố quan trọng bảo đảm cho duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động. Mức đầu tư cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải đạt một tỷ lệ hợp lý trong quỹ tiền lương của DN. Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp quan trọng hàng đầu để tăng cường quản lý và khai thác có hiệu quả cơ sở tri thức của DN. 4) Nâng cao năng lực marketing để phát triển thị trường trong nước và từng bước vươn lên trên thị trường quốc tế Năng lực tiếp thị được coi là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Nâng cao năng lực tiếp thị cần tiết phải thực hiện các biện pháp đồng bộ về nghiên cứu thị trường, mặt hàng, giá cả, phân phối, xúc tiến bán hàng... Nâng cao năng lực marketing của DN bao gồm: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả phù hợp, chiến lược thị trường, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, thiết lập hệ thống kênh phân phối và đầu tư xây dựng quáng bá thương hiệu của DN. Phải tìm mọi biện pháp huy động các nguồn lực và động lực để phát triển thị trường trong nước, đồng thời các DN phải xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm, nghiên cứu và lựa chọn thị trường, cơ cấu vốn và tài chính, nhân sự, áp dụng khoa học và kỹ thuật để chủ động xâm nhập thị trường khu vực và quốc tế; phải biết cách tìm kiếm cơ hội và biết cách khai thác những thị trường mà DN có khả năng gia nhập. 5) Sử dụng có hiệu quả, đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp Công nghệ là yếu tố quyết định năng suất, chất lượng và giá thành của sản phẩm. Chi phí cho thiết bị, công nghệ lại lớn. Do vậy, việc sử dụng có hiệu quả thiết bị, công nghệ trong DN có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng cạnh tranh của DN. Hiệu quả sử dụng công nghệ phụ thuộc rất lớn vào tổ chức sản xuất, bố trí nhân lực, thời gian khai thác. Việc tổ chức sản xuất hợp lý và bố trí nhân lực khai thác hợp lý công nghệ là yếu tố bảo đảm sử dụng hiệu quả. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các DN phải nhanh chóng đổi mới công nghệ. Việc lựa chọn công nghệ phải phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc thù sản phẩm, trình độ tay nghề của người lao động trong DN nhằm tối ưu hoá việc kết hợp các nguồn lực đề đạt được hiệu quả cao. Đây là biện pháp quan trọng để DN có thể chiếm ưu thế về cạnh tranh đối với hàng nhập khẩu ngay ở thị trường trong nước, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng hoá khâu trọng yếu trong lộ trình hội nhập. 6) Nâng cao năng lực sáng tạo trong doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường hiện đại với xu hướng phát triển kinh tế tri thức hiện nay, các DN cần chú trọng nâng cao năng lực sáng tạo, bao gồm từ phát minh, sáng chế đến cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới sản phẩm... Ngoài việc mua sắm thiết bị, công nghệ mới, mua bản quyền sản xuất, các DN cần chú ý tới việc tạo ra bầu không khí lao động sáng tạo và có những hình thức khen thưởng thích đáng cho sáng kiến của nhân viên, người lao động trong DN. Ngoài ra, cần chú trọng liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trường, viện. Khái quát lại: Những giải pháp nêu trên là những giải pháp cơ bản mà Nhà nước phải từng bước thực hiện để hỗ trợ năng lực cạnh tranh của DN Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đồng thời các DN Lào cũng phải nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa để cho DN mình có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong thời gian tới. Kết luận Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc nhà nước hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN là mục tiêu kinh tế rất quan trọng, vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở khái quát hoá những vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và sự hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh các DN của Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc, Luận án đã hệ thống một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Lào trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các kết quả nghiên cứu của luận án cho phép đi đến một số kết luận như sau: Thứ nhất, DN đã và đang tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của Lào. Trong thời gian tới, trong khi DN Lào trên bước đầu phát triển còn gặp những vấn đề khó khăn, việc nhà nước có các chính sách hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh là rất cần thiết. Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội nhưng vừa là thách thức rất lớn đối với các DN của Lào. Nó đòi hỏi Nhà nước và các DN của Lào phải nỗ lực phát huy hơn nữa vai trò của mình để có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong đó Nhà nước phải tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để hỗ trợ cho các DN hoạt động bình đẳng, minh bạch và có hiệu quả; đồng thời, các DN cũng phải nỗ lực và giải quyết một số mặt hạn chế và yếu kém để đưa DN mình từng bước tiến lên và có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế. Thứ ba, thấy được tầm quan trọng của DN trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Lào, để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Lào trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới, Nhà nước cần phải đặt ra các chính sách kinh tế phù hợp để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN được ganh đua nhau trên sân chơi chung dưới sự chỉ đạo và điều tiết của Nhà nước, bảo đảm cho các DN phát triển một cách bền vững. Thứ tư, DN với tư cách là người thực hiện các cam kết trên thị trường quốc tế, phải tìm mọi biện pháp và lợi thế của đất nước để sản xuất ra các sản phẩm, đáp ứng cho thị trường trong nước và quốc tế với chất lượng cao, giá cả hợp lý và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế làm cho sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của Lào có chỗ đứng trên thị trường các nước trên thế giới. Thứ năm, hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá là xu hướng không thể đảo ngược đối với đại đa số quốc gia trong những năm tới. Tăng cường sự hợp tác kinh tế Lào - Việt Nam theo chiều rộng và chiều sâu để các DN liên doanh Lào - Việt Nam có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế là một vấn đề mới trong sự hợp tác kinh tế Lào - Việt Nam. Vì vậy, việc nhà nước thành lập tổ hoặc ban nghiên cứu kinh tế Lào - Việt Nam tại Lào để nghiên cứu lợi thế của DN hai nước, phục vụ cho việc thành lập công ty liên doanh Lào - Việt là một vấn đề cấp thiết trong sự hợp tác kinh tế Lào-Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án On Chăn Chăn Thong Sy (2012), "Củng cố doanh nghiệp vững mạnh để bảo đảm cho sự hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế", Tạp chí Lý luận và thực tiễn (ALUNMAY), (Lào), có dịch sang tiếng Việt số 4, tháng 5 - 6. On Chăn Chăn Thong Sy (2013), "Tăng cường sự hợp tác kinh tế Lào - Việt Nam để tạo năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Lào trên thị trường khu vực và quốc tế", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 5 (420), tr 72 - 76. Danh mục tài liệu tham khảo A. Tài liệu tiếng Việt Nguyễn Hữu ánh (2011), Đổi mới kinh tế ở CHDCND Lào: Thực trạng và định hướng giải pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Lê Xuân Bá (2011), Nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Đỗ Đức Bình (2012), Một số ý kiến về nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO. Trong cuốn sách Năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO do Vũ Văn Phúc chủ biên. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. Chu Văn Cấp (2001), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, Tổng quan khoa học, Hà Nội. Chu Văn Cấp (chủ biên) (2009), Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội. Chăn Seng Phim Ma Vông (2003), Đổi mới quản lý nhà nước về thương mại ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.. Kim Văn Chính (2006), Bối cảnh trong nước, quốc tế và phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội. Nguyễn Đình Cử (2011), Những giải pháp góp phần thực hiện đột phá phát triển tài nguyên con người nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững ở CHDCND Lào, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Tô Xuân Dân (2006), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung và Trần Hữu Hân (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, Nxb Lao động, Hà Nội. Trần Thọ Đạt (2011), Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước CHDCND Lào và so sánh với Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Đặng Đình Đào (2011), Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của CHDCND Lào, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Nguyễn Thành Đồ (2011), Quản lý đầu tư công ở Việt Nam một số gợi ý đối với CHDCND Lào, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Lê Cao Đoàn (2011), Sự phát triển kinh tế của CHDCND Lào, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Bùi Trường Giang (2011), Một số chiều cạnh của chất lượng tăng trưởng nhìn từ mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam và hàm ý cho Lào, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Đỗ Huy Hà (2009), Nâng cao sức cạnh tranh của DN Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế gắn với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, NXB Thông Tin, Hà Nội. Nguyễn Như Hà (2001), Nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA. Kỷ yếu khoa học: Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, Hà Nội. Trương Duy Hoà (2011), Bàn về phát triển Nông - Lâm nghiệp và công nghiệp ở Lào theo hướng bền vững và khả năng hợp tác với Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Nguyễn Thị Hoàn (2011), Hợp tác kinh tế Việt - Lào những năm đầu thế kỷ XXI: Thực trạng và triển vọng, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Lê Quốc Hội (2011), So sánh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Lào và khuyến nghị chính sách, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Phạm Thuý Hồng (2003), Phát triển chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Thương mại, Hà Nội. Nguyễn Thế Hùng (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội. Mai Lan Hương (2012), Vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (sách tham khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Hải Hữu (2011), Một số vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở CHDCND Lào, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Khay khăm Văn Na Vông Sy (2002), Mở rộng quan hệ kinh tế giữa Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào với các nước láng giềng trong giai đoạn hiện nay. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Vũ Trọng Lâm (chủ biên) (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các DN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đào Thị Phương Liên (2011), Đẩy mạnh đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang CHDCND Lào. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Nguyễn Văn Lịch (2011), Đầu tư vào Việt Nam và CHDCND Lào, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Hoàng Bích Loan (2011),"Một số giải pháp cơ bản tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh tế ở Việt Nam theo yêu cầu hội nhập của WTO", Tạp chí Lý luận Chính trị, Hà Nội. Đặng Ngọc Lợi (2006), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội. Nguyễn Mại (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam. Trong cuốn sách Năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO do Vũ Văn Phúc chủ biên. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. Michael E. Porter (2010), Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh Michael E. Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. Đinh Thị Nga (2010), Hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Đinh Thị Nga (2011), Chính sách kinh tế và năng lực cạnh tranh của DN, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Kim Ngọc (2005), Triển vọng kinh tế thế giới 2020, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội. Bùi Huy Nhượng (2011), Quan điểm và một số giải pháp tăng cường đầu tư trực tiếp sang thị trường Lào của các DN Việt Nam,Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Nguyễn Văn Ngọc (2006), Từ điển Kinh tế học, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Phô Thi Lát PHÔM PHÔ THI (2005), Tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Robert Wade (2005), Điều tiết thị trường, lý thuyết kinh tế và vai trò của Chính phủ trong công nghiệp hoá ở Đông á, (sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. SENGPHAIVANH SENGAPHONE (2012), Quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Hoàng Đức Thân (2011), Tăng trưởng kinh tế dựa trên phát triển thương mại của Lào đến năm 2020, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Nguyễn Hữu Thắng (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Kỷ yếu khoa học (đề tài cấp bộ năm 2005), Hà Nội. Nguyễn Xuân Thắng (2007), Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Đức Thuận (2003), Doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA. Vấn đề và giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội. Nguyễn Văn Thường, Trần Khánh Hưng (2010) Giáo trình kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Hồ Tuân (2009), Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Kế Tuấn (2011), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình đổi mới kinh tế của CHDCND Lào, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập II, Viêng Chăn. Hà Học Trạc (Chủ tịch Hội đồng quốc gia biên soạn) (2003), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 3, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. Nguyễn Văn Trương (Trưởng ban biên soạn), (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. Nguyễn Văn Vinh (2006), Lào đất nước và tài nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Vũ Duy Vinh (2009), Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2009), Doanh nghiệp Việt Nam phát triển và hội nhập, Thông tin chuyên đề. Nguyễn Như ý (Chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, TP. Hồ Chí Minh. B. Tài liệu Tiếng Lào (dịch sang Tiếng Việt) A Nu Lak Khăm Ma La Vông (Tổng biên tập) (2011), Tạp chí Update, Viêng Chăn. Ban Chỉ đạo khảo sát kinh tế cả nước (2007), Báo cáo khảo sát kinh tế cả nước 2006, Viêng Chăn. Ban Tuyên huấn Trung ương (2005), CHDCND Lào 30 năm (1975 - 2005), Viêng Chăn. Ban Phát triển DN quốc gia (2012), Bài báo cáo tổng kết công tác phát triển DN cả nước năm 2012, Viêng Chăn. Báo Kinh tế - Xã hội (2012), số 1530, tháng 12 năm 2012,Viêng Chăn. Bộ Công thương (2010), Chiến lược xuất khẩu quốc gia, Viêng Chăn. Bộ Công thương (2009), Chiến lược phát triển DN vừa và nhỏ đến năm 2010, Viêng Chăn. Bộ Công thương (2010), Báo cáo tổng kết kế hoạch phát triển chế biến công nghiệp và thương mại 5 năm (2006 - 2010), Viêng Chăn. Bộ Công thương (2010), Chuẩn bị đầy đủ để giành lấy cơ hội và thử thách trong hội nhập kinh tế vùng và quốc tế, Viêng Chăn. Bộ Công thương, Cục xuất nhập khẩu (2010), Tổng kết xuất khẩu năm 2009 - 2010, Viêng Chăn. Bộ Công thương, Cục xuất nhập khẩu (2010), Kế hoạch xuất khẩu 2010 - 2015, Viêng Chăn. Bộ Công thương, Cục xuất nhập khẩu (2007), Tổng kết xuất khẩu 2006 -2007, Viêng Chăn. Bộ Công thương, Cục xuất nhập khẩu (2008), Tổng kết xuất khẩu 2007 - 2008, Viêng Chăn. Bộ Công thương, Cục xuất nhập khẩu (2009), Tổng kết xuất khẩu 2008 - 2009, Viêng Chăn. Bộ Công thương, Cục xuất nhập khẩu (2010), Tổng kết xuất khẩu 2009 - 2010, Viêng Chăn. Bộ Công thương, Vụ kế hoạch và hợp tác (2012), Bài phân tích sự hội nhập về thương mại năm 2012, Viêng Chăn. Bộ Công thương, Vụ Chính sách đối ngoại (2010), Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Tính chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế của Lào), Viêng Chăn.. Bộ Công thương, Cục Phát triển sản xuất và thương mại (2010), Tổng kết chiến lược xuất khẩu quốc gia, Viêng Chăn. Bộ Công Thương, Phòng Khuyến khích và phát triển DN vừa và nhỏ, (2010), Báo cáo tình hình của DN vừa và nhỏ, Viêng Chăn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Cục Thống kê: Thống kê năm 2012, Viêng Chăn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia lần thứ VI (2006 - 2010), Viêng Chăn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia lần thứ VII (2011 - 2015), Viêng Chăn. Bộ Năng lượng và Khoáng sản (2010), Kế hoạch phát triển năng lượng và khoáng sản lần thứ VII (2011 - 2015), Viêng Chăn. Bộ Lao động và phục lợi xã hội (2012), Tổng kết việc tổ chức thực hiện công tác Lao động và Phục lợi xã hội năm 2010-2011 và kế hoạch năm 2011-2012, Viêng Chăn. Cục Chính sách ngoại thương, Bộ Công thương (2010), Hội nhập kinh tế vùng và quốc tế, Viêng Chăn. Cục Công nghiệp, Bộ Công thương (2010), Công tác quản lý và phát triển công nghiệp chế biến, Viêng Chăn. Cục Hợp tác quốc tế, Cơ quan Du lịch quốc gia (2010), Chiến lược phát triển du lịch Lào trong những năm sắp tới, Viêng Chăn. Cục Hợp tác quốc tế, Cơ quan Du lịch quốc gia (2010), Số liệu du lịch cho phép đầu tư cho các năm từ 2000 - 2010, Viêng Chăn. Cục Khuyến khích và phát triển đầu tư, Bộ Kế hoạch - Đầu tư (2010), Số liệu đầu tư theo ngành từ 2000 - 2010, Viêng Chăn. Cục Phát triển sản phẩm thương mại, Bộ Công thương (2010), Kế hoạch phát triển thủ công Lào, Viêng Chăn. Cục Xuất - Nhập khẩu, Bộ Công thương (2010), Đánh giá sự tổ chức thực hiện quan hệ thương mại Lào - Việt Nam năm 2010 và năm 2015, Viêng Chăn. Cơ quan Du lịch quốc gia (2010), Chiến lược phát triển du lịch 2006 - 2010 của CHDCND Lào, Viêng Chăn. Cơ quan Du lịch quốc gia, Cục Kế hoạch và Hợp tác (2010), Báo cáo thống kê du lịch của CHDCND Lào năm 2010, Viêng Chăn. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2001), Nghị quyết của Đảng lần thứ VII, NXB, Nhà máy in quốc gia, Viêng Chăn. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Nghị quyết của Đảng lần thứ VIII. NXB Nhà máy in quốc gia, Viêng Chăn. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Nghị quyết của Đảng lần thứ IX, NXB Nhà máy in quốc gia, Viêng Chăn. Hội đồng Công - Thương Quốc gia Lào (2009), Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong tiến trình hội nhập WTO, cơ hội và thách thức trong phát triển xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp giá cao, Viêng Chăn. Hội đồng Công - Thương Quốc gia Lào (2010), Đánh giá sự tin tưởng về kinh doanh của CHDCND Lào, Viêng Chăn. Khăm Là Keo Oun Khăm (2008), "Toàn cầu hoá và hội nhập về kinh tế ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào", Tạp chí Lý luận chính trị - hành chính, Viêng Chăn. Khăm Phui Pan Ma Lai Thong (2011), Những vấn đề chung về tình hình kinh tế của CHDCND Lào và phương hướng phát triển trong tương lai, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập I, Viêng Chăn. Khăm Phăn Phơi Nha Vông (2011), Sự đột phá để giải quyết một số vấn đề trong quản lý và hành chính của Nhà nước đã kìm hãm sự phát triển đất ước, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập I, Viêng Chăn. Nghị quyết của Bộ chính trị số 05/ BCT (2013): "Về củng cố và phát triển DN trong giai đoạn mới" Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Viêng Chăn. Ngân hàng Thế giới (2009), Báo cáo phát triển của thế giới, Viêng Chăn. Phon Thip Sa Cha Leun (2011), Vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập I, Viêng Chăn. Phủ Thủ tướng (2010), Tổng kết 25 năm đổi mới về kinh tế ở CHDCND Lào (1986 - 2010), Viêng Chăn. Thong Khăm On Ma Ni Xon (chủ biên) (2008), Từ điển tiếng Lào, Nhà xuất bản Thư viện quốc gia, Viêng Chăn. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quốc gia lần thứ VI (2006-2010), Viêng Chăn. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư (2007), Báo cáo khảo sát DN năm 2005, Viêng Chăn. Uỷ ban Phát triển Doanh nghiệp Quốc gia (2008), Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian qua và phương hướng chiến lược đề phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới. Văn phòng Chính phủ (2009), Chiến lược phát triển DN Vừa và Nhỏ đến năm 2010, NXB Măn Tha Tu Lad, Viêng Chăn. Viện Khoa học xã hội quốc gia (2011): Tổng kết 25 đổi mới ở CHDCND Lào (1986-2010), Nxb Nhà máy in quốc gia, Viêng Chăn. Viện Nghiên cứu Kinh tế quốc gia (2010), Thử thách của sự giàu có về khoáng sản: Sử dụng nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững, Viêng Chăn. Xổm Xắc Yo Thắc Xã (2011), Tác động của sự gia nhập AFTA đối với kinh tế Lào. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập I, Viêng Chăn. Xổm Chăn Phom Chan Da (2011), "Ngành điện lực và khoáng sản phải xem nhiều mặt để phát triển", Tạp chí Vắt Tha Na Thăm, Viêng Chăn. C. Tài liệu tiếng Anh: ASEAN Competitiveness Report 2010 (2011), Asia Competitiveness Institute, Singapore. The World Bank (2014), Doing Business 2014: Understanding Regulations for Small and Medium-Size Enterprises. Washington. The World Bank (2008), Doing Business 2008. Washington. The World Bank (2005), Doing Business in 2005: Removing Obstacles to Growth. Washington. The World Bank (2002), World Development Report 2002: Building Institutions for Markets. Washington. World Economic Forum (2013), The Global Competitiveness Report 2013-2014. Geneva. Phụ lục Phụ lục 1 Môi trường kinh doanh của Lào Lĩnh vực Năm 2011 Năm 2010 Thay đổi Thành lập DN 93 87 -6 Giấy phép kinh doanh 115 114 -1 Giấy phép xây dựng 163 162 -1 Tiếp cận tín dụng 152 150 -2 Bảo vệ nhà đầu tư 182 182 Không thay đổi Thuế 116 109 -7 Thương mại qua biên giới 170 170 Không thay đổi Thực thi hợp đồng 110 110 Không thay đổi Giải thể DN 183 183 Không thay đổi Nguồn: Doing business in Lao PDR 2011 Phụ lục 2 Tốc độ xuất nhập khẩu và tỷ lệ thị phần của các nước và khu vực trên thế giới thời kỳ 1992-2020 Đơn vị (%) Xuất khẩu Nhập khẩu Tốc độ tăng Tỷ trọng Thị phần Tốc độ tăng Tỷ trọng Thị phần 1992-2020 1992 2020 1992-2020 1992 2020 Cả thế giới 5,5 100,0 100,0 5,3 100,0 100,0 OECD 3,5 67,8 40,4 4,0 65,3 45,3 Nies 6,5 7,4 9,7 6,3 7,2 9,4 Nước đang phát triển 8,1 23,5 48,4 7,3 25,7 43,4 Trung Quốc 10,0 3,0 9,8 10,2 2,8 9,9 ấn Độ 12,0 0,7 3,9 11,0 0,8 3,2 Inđônêxia 8,8 1,1 2,7 7,8 0,9 1,8 ASEAN 8,9 9,0 22,0 8,5 8,7 20,1 Nước chuyển đổi 6,2 3,0 3,6 5,9 3,4 3,9 Nguồn: [31, 57]. Phụ lục 3 Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào giai đoạn 1993 - 2009 STT Chuyên ngành Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đầu tư đăng ký (USD) Tỷ trọng (%) 1 Công nghiệp 79 45.93 1.278.989.300 44.10 - CN dầu khí 03 1.74 148.482.693 5.12 - CN nặng 58 33.72 1.101.694.117 37.99 - CN nhẹ 07 4.07 16.590.440 0.57 - CN thực phẩm 03 1.74 2.225.050 0.08 - Xây dựng 08 4.65 9.997.000 0.34 2 Nông nghiệp 51 29.65 680.526.008 23.47 - Nông - Lâm nghiệp 51 29.65 680.526.008 23.47 - Thuỷ sản - - - - 3 Dịch vụ 26 15.11 1.116.920.226 38.51 - GTVT - bưu điện 05 2.91 90.806.048 3.13 - Du lịch - Khách sạn 02 1.16 5.155.796 0.18 - Văn hoá, y tế, giáo dục 06 3.49 4.903.511 0.17 - XD văn phòng - căn hộ 02 1.16 8.414.871 0.29 - Dịch vụ khác 11 6.40 1.007.640.000 34.75 Tổng số 172 2.899.863.010 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phụ lục 4 Thực trạng đầu tư nước ngoài của Việt Nam sang Lào theo ngành (Từ ngày 01/01/2000 đến ngày 20/12/2008) TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Tỷ trọng vốn đầu tư (%) 1 Công nghiệp 76 1.054.294.207 69 1.1 - CN dầu khí 1 4.680.000 0,3 1.2 - CN nặng 60 1.023.623.717 67,0 1.3 - CN nhẹ 5 13.768.440 0,9 1.4 - CN thực phẩm 3 2.225.050 0,15 1.5 - Xây dựng 8 9.997.000 0,65 2 Nông - Lâm nghiệp 47 427.275.777 28 3 Dịch vụ 22 44.908.067 3 3.1 - GTVT - bưu điện 9 6.790.000 0,5 3.2 - Du lịch - Khách sạn 5 22.932.030 1,5 3.3 - Văn hoá, y tế, giáo dục 2 5.155.796 0,3 3.4 - XD văn phòng - căn hộ 5 3.056.811 0,2 3.5 - Dịch vụ khác 1 6.973.430 0,5 Tổng số 145 1.526.478.051 100 Nguồn: Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư Lào Phụ lục 5 Dự báo tổng số dân, số dân trong độ tuổi hoạt động kinh tế và tỷ số phụ thuộc của CHDCND Lào Năm Phương án mức sinh giảm chậm Phương án mức sinh giảm nhanh Số dân (triệu người) Số dân (15 - 64) tuổi (triệu người) Tỷ số phụ thuộc Số dân (triệu người) Số dân (15 - 64) tuổi (triệu người) Tỷ số phụ thuộc 2005 5,62 3,19 76 5,62 3,19 76,0 2015 7,13 4,29 66 7,11 4,29 65,6 2025 8,63 5,38 60 8,53 5,37 58,7 2030 9,23 6,05 52 9,07 6,03 50,0 Nguồn: Tác giả dự báo trên cơ sở số liệu Tổng điều tra Dân số Lào năm 2005 Phụ lục 6 So sánh một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Lào và Việt Nam TT Thế giới Lào Việt Nam 1 Diện tích Ngàn km2 135641 237 331,1 2 Dân số (triệu người giữa năm 2009) 6810,0 6,3 86,0 3 Tỷ lệ dân thành thị (%) 50,0 27 30,0 4 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 1,2 1,6 1,1 5 TSP trong nước bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2008 (Đô la Mỹ) 893,3 1052 6 TSP trong nước bình quân đầu người theo sức mua tương đương năm 2008 (Đô la Mỹ) 2050 2700 7 Tỷ trọng các ngành kinh tế trong TSP trong nước năm 2008 (%) 100,0 100,0 Nông lâm nghiệp 34,7 22,2 Công nghiệp xây dựng 28,2 39,9 Dịch vụ 37,1 37,9 8 Xếp hạng về chỉ số phát triển con người năm 2007 (HDI) 133 116 9 Tỷ lệ hộ nghèo đói năm 2010 (%) 20,4 9,8 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2009 Phụ lục 7 Khoảng cách nghèo ở nước CHDCND Lào STT Vùng 1992/93 1997/98 2002/03 2007/08 Nước CHDCND Lào 11,2 10,3 8,0 6,5 I Phân theo khu vực 1 Thành thị 5,5 4,9 4,1 3,4 2 Nông thôn 12,9 11,4 9,2 7,7 3 Nông thôn có đường giao thông 9,9 7,3 7,1 6,9 4 Nông thôn có đường giao thông 15,8 14,5 12,0 13,1 II Phân theo vùng 1 Thủ đô Viên Chăn 7,0 2,8 3,4 3,4 2 Phía Bắc 13,4 13,9 9,4 7,7 3 Miền Trung 10,3 9,7 8,4 6,9 4 Phía Nam 11,9 10,0 7,6 5,6 Nguồn: Department of tatistics of Laos PDR: Poverty in Lao PDR 2008, năm 2010 Phụ lục 8 Cơ cấu kinh tế cơ sở (DN) chia theo tỉnh STT Tỉnh Số DN Tỷ lệ (%) Thủ đô Viên Chăn 28.784 22.7 Phông sa ly 1.824 1.4 Luông lam tha 2.391 1.9 U đôm sây 4.484 3.5 Bo kẹo 3.049 2.4 Luông pra bang 9.604 7.6 Hoa phăn 3.762 3.0 Xay nha bu đi 8.722 6.9 Siêng khoảng 4.181 3.3 Viên Chăn 12.696 10.0 Boly khăm say 6.285 5.0 Khăm muộn 7.148 5.6 Sa văn la khẹt 14.422 11.4 Sa la văn 4.575 3.6 Sê koong 1.282 1.0 Chăm pa sắc 11.588 9.1 A tôpơ 2.116 1.7 Tổng cộng 126.913 100.0 Nguồn: Báo cáo khảo sát kinh tế cả nước lần thứ 1 năm 2006 Phụ lục 9 Cơ cấu kinh tế và GDP trung bình đầu người năm 2006 - 2010 Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) Cơ cấu kinh tế GDP trung bình đầu người (USD) Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Phía Bắc 8,45 55,63 21,20 23,07 771 Phông sa ly 6,72 53,44 25,77 20,78 720 Luông lam tha 7,81 69,74 14,52 15,73 68 Bo kẹo 7,65 49,04 19,07 39,91 1.004 U đôm sây 10,86 58,34 20,54 21,10 651 Luông pra bang 9,36 47,00 18,00 35,00 821 Xay nha bu đi 8,41 48,83 25,1 25,36 1.057 Hoa phăn 8,97 65,6 14,14 20,24 397 Siêng khoảng 7,78 53,08 32,46 14,43 852 Phía Trung 9,94 40,67 34,03 22,81 1.142 Viên Chăn 8,69 48,55 39,54 11,91 751 Thủ đô Viên Chăn 11,85 19,64 44,67 35,55 2.148 Boly khăm say 7,8 38,03 27,27 34,19 1.029 Khăm muộn 10,84 44,81 36,28 17,14 887 Sa văn la khẹt 10,5 52,33 22,4 25,27 897 Phía Nam 10,65 46,87 24,04 29,09 718 Chăm pa sắc 9,76 45 26,3 28,7 1.097 Sa la văn 10,14 56,86 18,41 24,73 710 A tôpơ 12,28 36,01 36,36 27,6 654 Sê koong 10,43 49,6 15,08 35,31 412 Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư Lào năm 2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_on_chan_2014_6794.doc
Luận văn liên quan