Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư chứng khoán cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư như tỷ suất sinh lợi, giá chứng khoán, yếu tố bày đàn, tâm lý mỏ neo. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới quyết định của nhà đầu tư là tỷ suất sinh lợi của chứng khoán. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố có ảnh hưởng tới lợi tức cổ phiếu, tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán là lạm phát, tăng trưởng kinh tế GDP, giá vàng, tỷ giá.Mô hình APT sẽ là thích hợp hơn để giải thích nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lợi của từng chứng khoán, ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư bởi mô hình APT có thể xử lý đa nhân tố bởi mô hình đa nhân tố phản ánh thực tế nhiều hơn. Do vậy nghiên cứu này của tác giả sẽ lựa chọn mô hình APT làm nền tảng nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán.
210 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tốt hoặc vi phạm trong công tác thanh tra kiểm tra giám sát;
- Bổ sung quy định để đảm bảo Sở giao dịch chứng khoán có nghĩa vụ là 1 cấp giám sát trong hệ thống giám sát 3 cấp như thông lệ quốc tế.
3.3. Điều kiện và lộ trình áp dụng các giải pháp
3.3.1. Các điều kiện đầu tư và thị trường chứng khoán
3.3.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô
Đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và lành mạnh. Sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng trung ương và chính sách tài khóa của Bộ Tài chính là điều kiện quan trọng và tiên quyết để thị trường chứng khoán vận hành tốt. Để đảm bảo môi trường kinh tế lành mạnh và ổn định, trong đó sự kết hợp hài hòa của hai chính sách này cần chú ý các điều kiện cụ thể như sau:
- Thống nhất các mục tiêu của hai loại chính sách mà mục tiêu chung cuối cùng của hai chính sách nên hướng tới kiềm chế lạm phát và ổn định tăng trưởng kinh tế
- Minh bạch thông tin về các quyết định điều hành hai loại chính sách. Đối với thị trường tiền tệ, tín dụng cần nhanh chóng bãi bỏ cơ chế trần lãi suất đối với huy động và cho vay. Tuy nhiên, cũng cần loại bỏ việc thả nổi lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại. Đối với thị trường ngoại hối, để tỷ giá thực sự linh hoạt cần công bố tỷ giá liên ngân hàng bám sát đúng với tỷ giá giao dịch trên thị trường;
- Kiểm soát tốt lạm phát và thâm hụt thương mại cần theo dõi chặt chẽ tình hình tăng trưởng tín dụng. Nâng cao và phát triển hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở nhằm cung tiền kịp thời theo yêu cầu của các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
- Ổn định chính sách tiền tệ, đảm bảo tốc độ tăng trưởng lượng cung tiền M2 cần phải cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng;
3.3.1.2. Các công cụ thị trường
Đối với công cụ cổ phiếu
- Đảm bảo công cụ cổ phiếu tăng quy mô huy động trên TTCK so với trái phiếu và chứng chỉ quỹ, đạt cơ cấu giá trị huy động cổ phiếu ≥50% tổng mức vốn huy động trên thị trường.
- Đảm bảo chất lượng phát hành cổ phiếu của các công ty trên thị trường chứng khoán tập trung bằng các giải pháp sau:
+ Chấm dứt việc các công ty có đủ điều kiện phát hành ra công chúng nhưng vẫn thực hiện phát hành riêng lẻ;
+ Gắn việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với việc niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung sau một thời gian nhất định, không quá 90 ngày. Đối với các công ty đã cổ phần hóa mà có tỉ lệ cổ phần nắm giữ cao của nhà nước thì tiếp tục phát hành bán cổ phiếu rộng rãi ra công chúng theo quy định của Chính phủ;
+ Đảm bảo tăng tỷ lệ công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần thực hiện niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung. Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu mới thì thực hiện phát hành rộng rãi 100% ra công chúng;
+ Đảm bảo các công ty cổ phần mới thành lập huy động vốn cổ phần và giao dịch mua bán, chuyển nhượng các cổ phiếu công khai trên thị trường chứng khoán phi tập trung;
+ Khuyến khích các công ty đại chúng niêm yết, đăng ký giao dịch nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định;
+ Thực hiện minh bạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp; có quy định chế độ công khai bắt buộc đối với các thông tin cơ bản của tất cả các loại hình doanh nghiệp;
+ Nâng cao khả năng giám sát của Ủy ban chứng khoán đối với hoạt động phát hành, mua bán trên thị trường; xử lý nghiêm và công bố thông tin rộng rãi các trường hợp vi phạm quy định của nhà nước về hoạt động chứng khoán;
+ Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp lý theo hướng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
Đối với công cụ trái phiếu,
- Mở rộng hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương trên thị trường chứng khoán; cho phép phát hành trái phiếu để huy động vốn cho các dự án, công trình không thuộc phạm vi đầu tư của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
- Xóa bỏ các hình thức bao cấp, cho vay theo chỉ định, xóa nợ đối với các công ty nhà nước, quy định các công ty nhà nước thực hiện phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường phục vụ hoạt động kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng cổ phần hóa có thể phát hành trái phiếu chuyển đổi để hỗ trợ tiến trình cổ phần hóa;
+ Duy trì các giao dịch trái phiếu Chính phủ thường xuyên trên thị trường thứ cấp thông qua hệ thống các nhà tạo lập thị trường để hình thành mức giá giao dịch trên thị trường và đảm bảo cho trái phiếu chính phủ trở thành chứng khoán phi rủi ro, hỗ trợ cho việc đầu tư cổ phiếu.
Đối với công cụ chứng chỉ quỹ đầu tư và trái phiếu công ty trên thị trường chứng khoán:
- Cần xem việc phát triển thị trường trái phiếu công ty như là kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp.
- Xây dựng các văn bản pháp luật với quy định rõ ràng về phát hành trái phiếu công ty; cho phép thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa tài sản; quy định rõ các loại trái phiếu doanh nghiệp như, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu ghi danh, trái phiếu vô danh, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc quyền mua, trái phiếu chuyển đổi,v.v
- Lãi suất được xác lập trên cơ sở giá cả thị trường trái phiếu (quan hệ cung cầu thị trường trái phiếu), tránh quy định áp đặt trần lãi suất.
Đối với công cụ chứng khoán phái sinh.
Thị trường chứng khoán phái sinh chỉ phù hợp khi thị trường chứng khoán cơ sở đã đạt tới một mức độ phát triển nhất định. Ngày 11/03/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 366/QĐ-TTg về xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam và đưa ra lộ trình vận hành thị trường này trong năm 2016. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 05/05/2015. Về cơ bản, hệ thống pháp luật hiện có cho phép thị trường phái sinh đi vào hoạt động. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động hiệu quả của thị trường chứng khoán phái sinh, Chính phủ thực thi một số điều kiện và giải pháp sau:
- Tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên, trong Luật Chứng khoán hiện hành chưa có quy định pháp lý đối với thị trường này và các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Vấn đề khó khăn là trong phạm vi tổ chức IOSCO, đối với chứng khoán phái sinh, tổ chức này không đưa ra những nguyên tắc cụ thể về sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của cơ quan quản lý chứng khoán cụ thể. Điều này phụ thuộc vào luật pháp của từng quốc gia và không có thông lệ quốc tế riêng cho chứng khoán phái sinh.
- Tăng cường truyền bá kiến thức cho nhà đầu tư thông qua phương tiện truyền thông là một trong những định hướng phát triển thị trường phái sinh của Chính phủ trong thời gian tới;
- Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh.
3.3.1.3. Các trung gian tài chính
- Nâng cao tính chuyên nghiệp và quy mô hoạt động của các trung gian tài chính. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều đã chuyển sang quản lý và tổ chức các định chế trung gian theo mô hình đa năng. Ưu điểm của mô hình này là tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực, nâng cao sức cạnh tranh, liên kết thị trường dịch vụ tài chính quốc tế, đặc biệt phát triển cho cả khu vực dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Điều này giúp các tổ chức kinh doanh chứng khoán tập trung hơn vào các hoạt động cung ứng dịch vụ môi giới, tư vấn tài chính doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành (IPO, M&A), thay vì hoạt động kinh doanh truyền thống nhiều rủi ro. Ngoài ra, việc mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế giúp các tổ chức mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm lợi nhuận, chuyển giao công nghệ (tại các thị trường chuyển đổi). Khuyến khích các trung gian tài chính thành lập mới và chuyển đổi mô hình tổ chức từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang mô hình công ty cổ phần.
- Củng cố hoạt động của các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Thực hiện tái cơ cấu hệ thống các công ty quản lý quỹ đầu tư theo hướng chuyên nghiệp hơn. Tập trung khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng thành lập, tham gia góp vốn, mua cổ phần tại các công ty quản lý quỹ. Khuyến khích các tổ chức tài chính quốc tế có quy mô, có uy tín, có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn trong lĩnh vực quản lý tài sản tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần tại các công ty quản lý quỹ ở Việt Nam.
- Khuyến khích các công ty đầu tư phát triển hệ thống phần mềm ứng dụng hiện đại, nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân sự. Khuyến khích các công ty quản lý quỹ phối hợp với các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển các sản phẩm quỹ đa dạng, đặc biệt các sản phẩm đầu tư tập thể có liên kết với các hình thức bảo hiểm, tiết kiệm, phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư.
- Mở rộng phạm vi hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán. Thực hiện lưu ký bắt buộc đối với các hàng hóa như: cổ phiếu, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu của các công ty niêm yết, và đăng ký giao dịch, cổ phiếu - trái phiếu doanh nghiệp của các công ty đại chúng. Áp dụng các chuẩn mực lưu ký quốc tế đã được IOSCO khuyến nghị, như: thống nhất hóa tiêu chuẩn mẫu chứng khoán; tăng tỷ trọng các loại chứng khoán lưu ký điện tử (bút toán ghi sổ). Ngoài ra, thực hiện việc liên kết các giao dịch thanh toán giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ hướng tới việc thống nhất một Trung tâm lưu ký, thanh toán bù trừ duy nhất cho cả hai thị trường.
- Phát triển nghiệp vụ cho vay chứng khoán. Cho phép thành lập công ty tài chính chứng khoán để cung cấp tín dụng cho các hoạt động giao dịch chứng khoán, bao gồm cả trung gian tài chính và các nhà đầu tư chứng khoán. Nghiệp vụ cho phép hỗ trợ hoạt động đầu tư thông qua các khoản cho vay mua chứng khoán, cho vay chứng khoán, đồng thời cũng cung cấp các kênh chiết khấu tiền mặt nhằm tăng khả năng thanh khoản cho chứng khoán của các nhà đầu tư.
- Khuyến khích các trung gian tài chính phát triển dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ tư vấn, định giá. Trong đó khuyến khích liên kết vớicác đối tác nước ngoài nhằm tận dụng thế mạnh về tiềm lực tài chính và kinh nghiệm tổ chức thực hiện.
3.3.1.4. Công nghệ và thông tin thị trường
- Triển khai xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại theo các tiêu chí, chuẩn mực quốc tế, phục vụ cho công tác giám sát thị trường của Uỷ ban chứng khoán nhà nước, bảo đảm hoạt động giám sát theo thời gian thực và bao trùm toàn bộ giao dịch của các hệ thống giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán. Việc xây dựng hệ thống phải kết hợp cùng với nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự trong công tác giám sát thị trường; phát triển kỹ năng giám sát thích hợp để phát hiện được các giao dịch bất thường; nâng cao kỹ năng điều tra chuyên sâu các giao dịch nội gián, thao túng giá cả;
- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống công bố thông tin tự động nhằm nhận, tổng hợp và phân tích thông tin đối với hoạt động của các trung gian tài chính;
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng thị trường, nhất là vấn đề hiện đại hoá công nghệ giao dịch, thanh toán thông qua việc thành lập Công ty máy tính chứngkhoán hoặc những mô hình tương tự;
- Đảm bảo các tiêu chí thông tin của các công ty tham gia thị trường chứng khoán như: chính xác, minh bạch, rõ ràng.
3.3.1.5. Trình độ quản lý và đội ngũ các nhà đầu tư
- Nâng cao năng lực giám sát thị trường chứng khoán của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Để làm được điều này, cần:
+ Hoàn thiện khung pháp lý, mở rộng nhiệm vụ, quyền hạn của Sàn giao dịch chứng khoán trong giám sát;
+ Xây dựng quy trình giám sát đồng bộ, nhất quán để các đơn vị liên quan lấy làm cơ sở xây dựng các quy định, quy tắc nhằm ngăn chặn các hành vi thao túng thị trường;
+ Nâng cao trình độ cho cán bộ giám sát, hiện đại hóa hệ thống giám sát bằng cách: cải thiện tính năng của các phần mềm giám sát, trên cơ sở tương thích với hệ thống giao dịch điện tử; chuẩn hóa các nghiệp vụ giám sát, nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác giám sát.
- Nghiên cứu thành lập cơ quan giám sát dịch vụ tài chính độc lập để thực hiện các nhiệm vụ như: hoạch định chính sách và các tiêu chí giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính (bảo hiểm, các công ty tài chính, công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính); thanh tra giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực dịch vụ tài chính; cung cấp các thông tin về phân tích dự báo đối với hoạt động của thị trường dịch vụ tài chính.
- Hoàn thiện chính sách bảo vệ các nhà đầu tư trong nước và khuyến khích các tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
- Ủy ban chứng khoán nhà nước luôn chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, cập nhật và áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý.
- Phối kết hợp với truyền thông nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho các nhà đầu tư, trong đó chú trọng nâng cao kiến thức cho các nhà đầu tư cá nhân, nhằm hạn chế phong trào đầu tư chạy theo số đông, thói quen đầu tư thiếu chuyên nghiệp, gây thiệt hại cho bản thân nhà đầu tư và phá vỡ quy luật của thị trường.
- Khuyến khích các trường đại học, các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp phổ cập thông tin về kiến thức chứng khoán, và thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và thế giới.
3.3.2. Dấu hiệu hình thành các điều kiện và lộ trình áp dụng giải pháp
Có thể nói rằng, quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tới thời điểm hoàn thiện và bắt kịp với các nước phát triển trong khu vực và thế giới gần hai thập kỷ hình thành và phát triển, có thể tổng quát các dấu hiệu cho sự phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam như sau:
- Quyết tâm của hệ thống chính trị trong việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng thị trường và hiện đại ngang với các nước phát triển trong khu vực, thể hiện qua các văn bản chỉ đạo quyết liệt;
- Môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, tỷ giá hối đoái ổn định, tăng trưởng kinh tế ở mức cao .
- Hệ thống pháp lý đang dần hoàn thiện, phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế;
- Hệ thống thị trường đang dần hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Hội nhập sâu với khu vực và thế giới thông qua các hiệp định kinh tế; các thông tin thị trường được minh bạch hơn và chính sự minh bạch này đã làm cho thông tin trở nên rõ ràng và chính xác hơn;
- Thị trường chứng khoán phái sinh được hình thành, góp phần đa dạng hàng hóa trên thị trường chứng khoán;
- Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh quyết liệt, như một điều kiện quan trọng cho phát triển bền vững của nền kinh tế;
- Ngày càng hoàn thiện hơn các chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư trên thị trường tài chính;
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong vận hành và giám sát ngày càng hoàn thiện, đội ngũ quản lý được quan tâm nâng cao trình độ, v.v
Nhìn chung, các giải pháp áp dụng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam cần điều chỉnh theo các nguyên tắc:
- Phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội;
- Tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế;
- Tập trung hoàn thiện cấu trúc thị trường;
- Tính công khai, minh bạch của thị trường;
- Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển.
Trên cơ sở những phân tích trong nghiên cứu, tác giả đề xuất lộ trình áp dụng giải pháp trong giai đoạn 2015-2020 như sau:
Thứ nhất, định hướng quy mô vốn hóa thị trường đến năm 2020 quy mô khoảng 75-80% GDP; hoàn thiện tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt nam và sửa đổi, bổ sung một số bất cập còn tồn tại trong Luật Chứng khoán, gồm: i) quy định tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần hóa; ii) quyền hạn của Ủy ban chứng khoán nhà nước; iii) quy định các hành vi bị cấm trong đầu tư chứng khoán; iv) bổ sung thêm cho đầy đủ ngoài các hình thức chào bán ra công chúng đang thực hiện theo Nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ; v) bổ sung các điều kiện chào bán lần đầu (IPO), chào bán thêm và chào bán trái phiếu ra công chúng; vi) bổ sung các điều kiện của công ty đại chúng theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến; vii) Bổ sung thêm các loai chứng khoán được tổ chức giao dịch trên SGDCK bao gồm cổ phiếu của DNNN cổ phần hóa, chứng khoán của doanh nghiệp khác chưa đủ điều kiện niêm yết và các loại chứng khoán khác.
Thứ hai, Tái cấu trúc thị trường trên cơ sở thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam theo hướng: từng bước cổ phần hóa Sở giao dịch chứng khoán, nhằm đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động, thuận tiện trong việc nâng cao năng lực quản trị và thu hút vốn từ các thành viên thị trường; bổ sung các điều kiện niêm yết của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán.
Thứ ba, định hướng rõ ràng về sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức, nhất là các tổ chức có quy mô vốn lớn như ngân hàng, công ty bảo hiểm. Đồng thời, thu hút các nhà đầu tư cá nhân đầu tư vốn thông qua các quỹ đầu tư đại chúng với đa dạng loại hình.
Thứ tư, đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư như quỹ đóng, quỹ mở, quỹ mạo hiểm; cho phép thành lập các tổ chức phụ trợ, nhất là các tổ chức định mức tín nhiệm.
Thứ năm, tiếp tục ban hành, hoàn chỉnh, sửa đổi các văn bản hướng dẫn, quy định về hoạt động, nghiệp vụ trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán và phát triển thị trường chứng khoán.
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của thực trang đầu tư chứng khoán và chính sách thúc đẩy đầu tư, phát triển thị trường chứng khoán tại Chương 2, tác giả tập trung đưa ra các đề xuất hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt nam hiện nay. Các giải pháp chính sách phát triển thị trường chứng khoán và thúc đẩy đầu tư chứng khoán cần được được gắn kết với nhau và là hệ thống giải pháp, hoàn chỉnh và đồng bộ.
Các nhóm giải pháp được tập trung đề xuất là:
- Điều hành nhất quán và duy trì sự ổn định các chính sách kinh tế vĩ mô;
- Đẩy mạnh việc tăng số lượng và chất lượng hàng hóa cho thị trường chứng khoán bằng các khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện hình thức cổ phần hóa và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
- Tăng cường các biện pháp phát triển và quản lý thị trường chứng khoán;
- Khuyến khích thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Tuy nhiên, từng giải pháp cụ thể có thể áp dụng phù hợp với từng giai đoạn theo yêu cầu điều tiết của nhà nước đối với sự phát triển của thị trường và khuyến khích đầu tư.
Sự xuất hiện và hình thành các điều kiện hạ tầng đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt nam thời gian qua cùng với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, các tổ chức đầu tư và nhà đầu tư cá nhân sẽ tạo động lực cho sự phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt, khi các chính sách kinh tế xã hội có tác động đến đầu tư chứng khoán được thực thi đồng bộ và phát huy hiệu quả, tương lai phát triển của TTCK Việt Nam, sẽ có tác động tốt đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, TTCK Việt nam sẽ nhanh chóng hội nhập với các nước khác trong khu vực và trên thế giới trong nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa hiện nay.
KẾT LUẬN
Chính sách là một công cụ quan trọng để điều tiết sự phát triển của thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán. Việc hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán có ý nghĩa chiến lược và hiện tại mang tính thời sự cao.
Với mục tiêu nghiên cứu là hoàn thiện về mặt nhận thức luận cũng như tìm ra các giải pháp để hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt nam, Luận án đã giải quyết được các nội dung cơ bản sau:
1. Về mặt lý luận: Luận án đã khái quát và luận giải rõ những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán (chủ thể đầu tư chứng khoán, nguồn vốn đầu tư chứng khoán); nhưng vấn đề cơ bản về chính sách và tác động của các chính sách đó đến đầu tư chứng khoán. Đồng thời, đề cập rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán.
Kinh nghiệm sử dụng chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán các nước được đề cập trong Luận án là đa dạng, phong phú. Những nội dung chính đã được khái quát và rút ra bài học có thể nghiên cứu, áp dụng cho Việt nam.
2. Về mặt thực tiễn: Luận án đã khái quát thực trạng đầu tư chứng khoán và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt nam. Thực trạng chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt nam là nội dung chính của Chương 2. Qua phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đã chỉ rõ những mặt hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc sử dụng chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán
3. Dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm của nước ngoài và những hạn chế trong thực tiễn ở Việt nam, Luận án đã đề xuất các quan điểm, định hướng về chính sách phát triển thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán ở Việt Nam. Các giải pháp đề xuất trong Luận án được chia thành 7 nhóm giải pháp lớn và chỉ rõ điều kiện, lộ trình thực hiện các giải pháp.
Với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm trong nghiên cứu, tác giả hy vong những đề xuất trong Luận án sẽ được xem xét, vận dụng vào quá trình hoạch định chính sách cũng như thực thi chính sách để thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam trong thời gian tới.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
Nguyễn Trường Thọ (2016), “Vài đánh giá về kết quả tái cấu trúc thị trường chứng khoán, bảo hiểm giai đoạn 2011-2015”, Tạp chí Tài chính Kỳ 1, Tháng 3-2016 (628), Trang 38-40.
Nguyễn Trường Thọ (2016), “Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trong những năm tới” - Tạp chí Thanh tra tài chính, Số 166 (Tháng 4-2016)- ISSN 2354-0885, Trang 13-15
Nguyễn Trường Thọ (2015), “Thúc đẩy sự minh bạch trên thị trường vốn”, Tạp chí Đầu tư chứng khoán, Số 54 (1616), Tháng 5-2015 (Trang 12-13)
Nguyễn Trường Thọ (2012), “Một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp”, Tạp chí Hỗ trợ Phát triển, Số 70, Tháng 5-2012 (Trang 38-41).
Nguyễn Trường Thọ (2012), “Thị trường Tài chính và mối quan hệ với an ninh tài chính quốc gia”, Tạp chí Hỗ trợ Phát triển, Số 68, Tháng 3-2012 (Trang 21-23).
Nguyễn Trường Thọ (2008), “Niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài: khó khăn và thách thức”, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, số 7- 2008 (Trang 21-22)
Nguyễn Trường Thọ (2003), “Giá cả nhà đất: nguyên nhân và biện pháp kìm chế” – Phần 2, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, Số 6-2003 (Trang 10-11).
Nguyễn Trường Thọ (2003), “Giá cả nhà đất: nguyên nhân và biện pháp kìm chế” – Phần 1, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, Số 5-2003 (Trang 16-17).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A
Tài liệu trong nước
1
Bùi Kim Thanh (2015), Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2
Bùi Xuân Phong (2006), Quản trị dự án đầu tư, NXB Bưu điện, Hà Nội.
3
Đinh Sỹ Dũng, “Chính sách và mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật trong hoạt động lập pháp” - 2008
4
Huỳnh Thanh Bình và Nguyễn Minh Hà (2012), “Tác động của giá vàng, giá dầu và các chỉ số chứng khoán lớn thế giới đến chỉ số chứng khoán VN-index”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, Số 4, Tr. 67-73.
5
Nguyễn Đức Hiển (2012), Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường ĐH KTQD
6
Nguyễn Hoàng Giang (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn công ty chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, ĐHKTQD
7
Nguyễn Hữu Tú (2014), Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. Tr 29-43.
8
Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Văn Điệp (2013), “Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động thị trường chứng khoán: bằng chứng nghiên cứu từ thị trường Việt Nam”, Tạp chí Phát triển KH&CN, Tập 16, Số Q3- 2013.
9
Nguyễn Thành Long (2013), “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ủy ban, Ủy ban chứng khoán nhà nước
10
Nguyễn Thị Cành, Lê Văn Huy (2013), “Đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam’”, Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 15, tr.23-26
11
Nguyễn Thị Phương Nhung (2016), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán tại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Hà Nội.
12
Nguyễn Thị Thanh Hiếu (2011), “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, ĐHKTQD
13
Nguyễn Thu Thủy (2010), “Năng lực quản lý của các công ty quản lý quỹ ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học, số 35,tr.13-14.
14
Nguyễn Thùy Linh (2013), “Giải pháp tài chính phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính.
15
Nguyễn Trường Thọ “Rủi ro trong đầu tư chứng khoán và các phương pháp phòng ngừa rủi ro”- Chuyên đề tiến sỹ - 2015.
16
Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa (2002), Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB Tài chính, Hà Nội.
17
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam(2004), Doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường chứng khoán
18
Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2005), Luật đầu tư số 59/2005/QH11, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005
19
Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2010), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật chứng khoán số 62/2010/QH12, ban hành ngày 24/11/2010.
20
Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2014), Luật đầu tư số 67/2014/QH13, ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014
21
Thân Thị Thu Thủy và Võ Thị Thùy Dương (2015), ‘Sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE’, Tạp chí phát triển và hội nhập, Số 24 (34) - tr59-67
22
Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 252/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020, ban hành ngày 01.03.2012
23
Vương Đức Hoàng Quân và Bùi Chiến Công (2016), ‘Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư chứng khoán.’, Tạp chí tài chính, Kỳ 2, tr 13-15 .
24
Ngân hàng thế giới (2017), Báo cáo Di cư và Phát triển (Migration and Development Report) của Ngân hàng thế giới - WB năm 2017.
B
Tài liệu nước ngoài
25
Amar Kumar Chaudhary (2013), ‘Impact Of Behavioral Finance In Investment Decisions And Strategies - A Fresh Approach.’, International Journal Of Management Research And Business Strategy, 2(2), 85-92;
26
Ambrose Jagongo and Vincent S. Mutswenje (2014), ‘A Survey of the Factors Influencing Investment Decisions: The Case of Individual Investors at the NSE’, International Journal of Humanities and Social Science, Vol. 4 No. 4
27
Arup Kumar Sarkar and Tarak Nath Sahu (2017), ‘Factors influencing behaviour of individual investor in stock market: a case study in West Bengal’, Department of Commerce with Farm IMS Business School Presents Doctoral Colloquium
28
Bernanke, B. S. and Kuttner, K. N. (2005), ‘What Explains the Stock Market’s Reaction to Federal Reserve Policy?’, Journal of Finance, Vol 60(3), pp.1221-1257
29
Bjornland, H.C., Leitemo, K.(2009), Identifying the interdependence between US monetary policy and the stock market’, Journal of Monetary Economics, số 56, tr.275-282.
30
Bond, S., Cummins J. (2001), “Noisy share prices and the Q Model of investment”, Institute for Fiscal Studies Working papers No. W01/22.
31
Branson, W.H. (1983), Macroeconomic determinants of real exchange risk, In: Herring, R.J. (Ed.), Managing Foreign Exchange Risk, Cambridge University Press.
32
Branson, W.H., (1983), A Model of Exchange-Rate Determination with Policy Reaction: Evidence from Monthly Data, NBER Working Paper No. 1135, Issued in June, 1983
33
BW Sprinkel - Money and stock prices, Homewood, Ill: RD Irwin-1964
34
Campbell, J.Y. (1987). Stock Returns and the Term Structure. Journal of Financial Economics, 18, 373-399
35
Cecchetti S G, H Genberg, J Lipsky and S. Wadhwani (2000), “Asset Prices and Central Bank Policy”, Geneva Reports on the World Economy, Vol 2, Geneva: International Center for Monetary and Banking Studies, London: Centre for Economic Policy Research.
36
Dimitrios, I. M. (2007), ‘Investors' behaviour in the Athens Stock Exchange (ASE)’, Journal of Accountancy, Vol.120, pp.67-72.
37
Dornbush, Fisher (1980), ‘Exchange rates and the current account’, The American Economic Review, tập 70, tr.960-971.
38
E. Fama (1981). “Stock returns, real activity, inflation and money”. American Economic Review, 71, Pp 545-564.
39
Ehrmann, M. & Fratzscher, M. (2004), ‘Taking stock: monetary policy transmission to equity markets’, Journal of Money, Credit and Banking, 36(4), pp.719-737.
40
Fabio Milani (2008), “Learning about the interdependence between the macroeconomy and the stock market”, International Review of Economics & Finance, Elsevier - 2017
41
Fama và Schwert. (1977), “Stock returns, inflationary expectations and real activity: New Evidence”, American Economic Review Vol 71, 4, p.545-565.
42
Frankel, J. (1983), Monetary and portfolio balance models of exchange rate determination, In Bhandari, J., Putnam, B. (Eds.), Economic Interdependenceand Flexible Exchange Rates, MIT Press, Cambridge, MA, Pp. 84-114
43
Friedman, M. and Schwartz, A.J. (1963), ‘Money and Business Cycles” Review of Economics and Statistics, Vol.45 (1), pp.32-64.
44
Galı, J. Gambetti, L. (2015), “The Effects of Monetary Policy on Stock Market Bubbles: Some Evidence”, American Economic Journal: Macroeconomics, Vol 7(1), pp 233
45
Gan, C., Lee, M., Young, H.W.A. and Zhang, J. (2006), “Macroeconomic Variables and Stock Market Interactions: New Zealand Evidence”, Investment Management and Financial Innovations, Vol.3, Issue 4, pp.89-101.
46
Garefalakis, E.A., Dimitras, A., Koemtzopoulos, K., and Spinthiropoulos, K., (2011), “Determinant Factors of Hong Kong Stock market”, International Research Journal of Finance andEconomics, Issue.62, pp.50-60.
47
George Filis. (2009), “The relationship between stock market, CPI and industrial production in Greece and the impact of oil prices: Are any new fndings emerging from the examination of their cyclical components, using recent data”, International Conference on Applied Economics, Pp164 - p176.
48
Gilchrist, S., and J.V. Leahy, (2002), ‘Monetary Policy and Asset Prices’, Journal of Monetary Economics, Vol. 49, Iss. 1, 75-97
49
Gordon J. Alexander, William F. Sharpe, Jeffery V. Bailey, “Fundamentals of Invetsment”, Third Edition, Prentice Hall, Inc. 2001.
50
Gupta, Manak C. 1974. “Money Supply and Stock Prices: A Probabilistic Approach”, Journal of Financial and Quantitative Analysis, 9(1): 57-68
51
Hamburger Michael J. and Levis A. Kochin. 1971. “Money and Stock Prices: The Channels of Influences.” The Journal of Finance, 27(2): 231-249.
52
Harry Markowitz, “Portfolio Selection”, Journal of Finance, Vol. VII, No.1, March-1952.
53
Hilde C. Bjørnland (2004), “Identifying the Interdependence between US Monetary Policy and the Stock Market”, Journal of Monetary Economics, 2009.
54
Homa, Kenneth E. and Dwight M. Jaffee. 1971. “The Supply of Money and Common Stock Prices.” The Journal of Finance, 26(5): 1045-1066.
55
James E. Anderson , Public Policy making- Eighth Edition 2015
56
JE Pesando “The supply of money and common stock prices: Further observations on the econometric evidence” - The Journal of Finance, 1974 - Wiley Online Library
57
Kaul, G. (1990). Monetary Regimes and the relation between stock returns and inflationary expectations. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 15, 307-321
58
KE Homa, DM Jaffee, “The supply of money and common stock prices” - The Journal of Finance, 1971 - Wiley Online Library.
59
Khorana, Ajay, Henri Servaes, and Peter Tufano, “Explaining the size of the mutual fund industry around the world”, Journal of Financial Economics 78, 145—185 (2005).
60
Kimani Victor Waruingi, “A Survey of behavioural factrs influencing individual investors’ choice of securirties at Nairobi Securities Exchange”, Research project. University of Nairobi, Kenya, 2011 - erepository.uonbi.ac.ke
61
Kraft, John and Arthur Kraft. 1976. “Determinants of Common Stock Prices: A Time Series Analysis.” The Journal of Finance, 32(2): Pp.417-425.
62
Lee, W. (1997). Market timing and short-term interest rates. Journal of Portfolio Management, 23 (3), 35-46
63
Lintner J. “The Valuation of Risk Assets and the Selection of Risky Investment in Stock Portfolios”, Review of Economics and Statistics, 2-1965;
64
M.Tvaronavičiene, J.Michailova “Factors affecting securities prices: theoretical versus practical approach”- Journal of Business Economics and Management, 2006
65
MA Ferreira, P Matos “The colors of investors' money: The role of institutional investors around the world” - Journal of Financial Economics, Volume 88, Issue 3, June 2008, Pages 499-533)
66
MJ Flannery, CM James, “The effect of interest rate changes on the common stock returns of financial institutions” - The Journal of Finance, 1984 - Wiley Online Library
67
Mossin J. “Equilibrium in a Capital Market”, Econometrica, 10-1966
68
O Blanchard, C Rhee, L Summers, “The stock market, profit, and investment”- The Quarterly Journal of Economics, 1993
69
Pesando, James E. 1974. “The Supply of Money and Common Stock Prices: Further Observations on the Econometric Evidence.” The Journal of Finance, 29(3): 909-921
70
Pierre Danilo and Leiva-Leon, (2016), “The Effects of Monetary Policy on Industry-level Stock Returns in a Changing World”
71
Potter, R.E. (1971), “An empirical study of motivations of common stock investors”, Southern Journal of Business, Vol. 6 No.1, pp.41-4.
72
Rafael La Porta, Florencio Lopez- De-Silanes and Andrei Shleifer - “What Works in Securities Laws?”- The Journal of Finance • February-2006, Vol. LXI, No.1
73
Rigobon, R., Sack, B.P., (2004), ‘The Impact of Monetary Policy on Asset Prices.’, Journal of Monetary Economics, Vol 51, pp.1553-1575.
74
Robert Haugen, “Modern Investment Theory”, Prentice Hall, Fifth Edition, 2001.
75
Robert S. Pindyck and Daniel L. Rubinfeld, “Econometric models & Economic Forecasts”, Mc Graw Hill, Inc. Third Edition, 1991.
76
Sharpe W.F., “Capital Asset Prices: A Theory of Market Equilibrium”, Journal of Finance, Tháng 12-1964.
77
Tobin, J., (1969), “A general equilibrium, approach to monetary theory”, Journal of Money, Credit, and Banking 1, Pp.15-29.
78
Tomas Dvorak “Do Domestic Investors Have an Information Advantage? Evidence from Indonesia” The Journal of Finance • Vol. 60 No. 2 • April 2005
79
WI Jenkins “Policy bureaucracy: Government with a cast of thousands” - Oxford University Press- 2005
80
Zhou, C. (1996) “Stock Market Fluctuations and the Term Structure”. Board of Governors of the Federal Reserve System, Finance and Economics Discussion Series: 96/03
81
Zvi Bodie, Alex Kane, Alan J.Marcus, “Investments”, Irwin Press, Third Edition 1996.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 - TỔNG SỐ VÀ CƠ CẤU TÀI KHOẢN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 2007- 2017
Năm
Trong nước
Nước ngoài
Tổng số
Tổng số
Cá nhân
Tổ chức
Tổng số
Cá nhân
Tổ chức
Tổng số
Tổ chức
Cá nhân
2007
303.990
303.190
800
8.149
7.949
200
311.139
1.000
311.139
2008
519.466
517.463
2.003
11.962
11.465
497
528.928
2.500
528.928
2009
810.220
807.558
2.662
13.234
12.607
627
820.165
3.289
820.165
2010
1.042.198
1.038.730
3.468
13.829
13.035
794
1.051.765
4.262
1.051.765
2011
1.173.062
1.168.848
4.214
14.670
13.509
1.161
1.182.357
5.375
1.182.357
2012
1.218.292
1.213.478
4.814
14.952
13.613
1.339
1.227.091
6.153
1.227.091
2013
1.274.162
1.269.999
4.163
15.794
14.048
1.746
1.284.047
5.909
1.284.047
2014
1.327.131
1.321.728
5.403
16.262
14.258
2.004
1.335.986
7.407
1.335.986
2015
1.552.273
1.545.631
6.642
17.789
15.525
2.264
1.561.156
8.906
1.561.156
2016
1.693.036
1.685.597
7.439
19.353
16.850
2.503
1.702.447
9.942
1.702.447
2017
1.898.993
1.890.521
8.472
22.561
19.696
2.865
1.910.217
11.337
1.910.217
Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước
Phụ lục 2 - MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA TTCK VIỆT NAM 2007-2017
Năm
Tỷ lệ lạm phát (%)
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
Số công ty niêm yết
Giá trị vốn hóa thị trường
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ vốn hóa (%/GDP)
Tỷ lệ trả cổ tức bình quân (%)
Tổng lượng cung tiền (Tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 (%)
VN Index (Điểm)
HNX Index (điểm)
Tỷ giá bình quân (VNĐ/USD)
2007
12,6
8,5
253
492.900
40,0
26,1
n.a
46,1
1170,67
459,36
16.015
2008
19,9
6,2
342
225.935
19,8
60,1
n.a
20,3
921,07
322,34
17.433
2009
6,5
5,3
457
620.551
37,7
55,6
1.762.527
29,0
624,10
218,38
18.472
2010
11,8
6,8
647
726.188
44,1
51,6
2.175.118
33,3
549,51
187,22
19.498
2011
18,6
5,9
699
537.490
27,2
51,2
2.565.193
12,0
522,59
113,4
21.033
2012
6,8
5,0
710
764.946
25,9
50,7
3.213.473
22,4
488,07
83,79
20.835
2013
6,0
5,4
680
948.750
26,5
46,7
3.999.846
14,6
531,71
68,3
21.105
2014
4,1
6,0
674
1.121.275
32,3
48,9
4.728.730
15,2
640,75
92,99
21.393
2015
2,1
6,7
684
1.298.530
34,0
45,2
5.528.789
15,5
606,58
86,46
22.945
2016
4,74
6,2
695
1.765.000
42,0
41,2
6.578.710
18,4
664,87
81,39
22.755
2017
3,53
6,4
717
3.360.000
74,6
39,8
7.657.478
16,2
951,42
116,86
22.700
Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước. NHNN và Tổng cục Thống kê
Phụ lục 3 - TỔNG GIÁ TRỊ GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (2007-2017)
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
1
Tổng giá trị giao dịch trên thị trường (Tỷ VNĐ)
n.a
432.651,02
380.686,47
161.215,248
219.708,426
265.806,37
536.462,84
487.406,95
613.122,27
1.061.182,91
2
Tổng giá trị giao dịch nhà đầu tư nước ngoài (Tỷ VNĐ)
277.900,13
133.925,21
112.996,33
117.617,22
163.556,62
235.847,52
338.768,27
134.564,97
186.805,96
312.700,70
Mua (tỷ VNĐ)
124.036,94
67.102,63
64.788,44
65.311,61
87.614,96
120.356,86
166.374,87
68.244,82
89.538,36
169.562,53
Bán (tỷ VNĐ)
153.863,19
66.822,58
48.207,89
52.305,61
75.941,66
115.490,66
172.393,40
66.320,15
97.267,60
143.138,17
Chênh lệch mua bán ròng (Tỷ VNĐ)
-29.82,25
280,05
16.580,55
13.006,00
11.673,30
4.866,20
-6.018,53
1.924,67
-7.729,24
26.424,36
a
Giao dịch Trái phiếu (Tỷ VNĐ)
228.404,33
58.375,61
33.040,94
55.233,99
95.577,21
145.131,60
191.615,20
68,99
137,04
984,31
Mua (tỷ VNĐ)
96.118,17
27.592,19
16.708,40
33.155,69
51.235,44
71.782,60
90.940,48
6,50
118,98
599,00
Bán (tỷ VNĐ)
132.286,16
30.783,42
16.332,54
22.078,30
44.341,77
73.349,00
100.674,72
62,50
18,06
385,31
Chênh lệch mua bán ròng (Tỷ VNĐ)
-36.167,99
-3.191,23
375,86
11.077,39
6.893,67
-1.566,40
-9.734,24
-56,00
100,92
213,69
b
Giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ (Tỷ VNĐ)
49.495,80
75.549,60
79.955,39
62.383,23
67.979,41
90.715,92
147.153,07
134.495,98
186.668,92
311.716,39
Mua (tỷ VNĐ)
27.918,77
39.510,44
48.080,04
32.155,92
36.379,52
48.574,26
75.434,39
68.238,32
89.419,38
168.963,53
Bán (tỷ VNĐ)
21.577,03
36.039,16
31.875,35
30.227,31
31.599,89
42.141,66
71.718,68
66.257,66
97.249,54
142.752,86
Chênh lệch mua bán ròng (Tỷ VNĐ)
6.341,74
3.471,28
16.204,69
1.928,61
4.779,63
6.432,60
3.715,71
1.980,67
-7.830,16
26.210,67
Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Phụ lục 4 - DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THEO LĨNH VỰC
Đơn vị: Tỷ đồng. %
STT
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
1
VN Index
809.86
1170.67
921.07
624.1
549.51
522.59
488.07
531.71
640.75
606.58
608.11
951.42
2
Trả nợ và viện trợ
40.800
49.160
51.200
58.800
70.250
86.000
100.000
105.000
120.000
150.000
155.100
248.600
3
Chi đầu tư phát triển
46.180
60.170
55.680
61.300
69.300
78.800
95.400
81.900
77.000
195.000
254.950
259.500
4
Tổng chi NSNN
245.957
307.601
303.467
377.584
443.660
500.164
606.331
649.376
718.334
1.147.100
1.273.200
1.219.500
6
Tỷ lệ chi trả nợ/Tổng chi NSNN
16,59%
15,98%
16,87%
15,57%
15,83%
17,19%
16,49%
16,17%
16,71%
13,08%
12,18%
20,39%
5
Tỷ lệ chi đầu tư phát triển/Tổng chi NSNN
18,78%
19,56%
18,35%
16,23%
15,62%
15,75%
15,73%
12,61%
10,72%
17,00%
20,02%
21,28%
* Bao gồm chi trả nợ gốc và lãi vay.
Nguồn: Bộ Tài chính
Phụ lục 5 - TỔNG LƯỢNG CUNG TIỀN 2009-2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
T12
T11
T10
T9
T8
T7
T6
T5
T4
T3
T2
T1
Bình quân tháng
2009
1.943.390
1.922.201
1.876.643
1.841.832
1.828.815
1.819.583
1.761.160
1.719.991
1.686.088
1.597.546
1.589.603
1.561.466
1.762.527
2010
2.438.955
2.400.087
2.361.219
2.312.635
2.260.357
2.195.254
2.127.370
2.079.540
2.030.008
1.972.413
1.970.404
1.951.164
2.175.118
2011
2.665.046
2.665.046
2.621.877
2.655.290
2.629.925
2.526.026
2.526.026
2.489.685
2.487.246
2.547.125
2.506.026
2.460.990
2.565.193
2012
3.702.867
3.519.376
3.441.875
3.408.877
3.371.651
3.338.824
3.306.645
3.247.187
3.184.846
2.667.978
2.684.768
2.684.768
3.213.473
2013
4.400.692
4.217.699
4.137.265
4.085.496
4.039.750
3.981.117
3.973.449
3.899.158
3.866.254
3.842.421
3.786.543
3.766.292
3.999.846
2014
5.179.216
4.973.579
4.887.877
4.847.017
4.776.680
4.701.924
4.708.299
4.608.425
4.565.050
4.524.885
4.475.609
4.494.180
4.728.730
2015
6.019.609
5.809.442
5.722.963
5.695.769
5.591.611
5.505.640
5.492.731
5.376.435
5.328.232
5.300.817
5.308.012
5.192.194
5.528.789
2016
7.125.801
6.971.061
6.863.455
6.829.893
6.682.211
6.609.446
6.592.394
6.427.397
6.326.334
6.267.958
6.138.610
6.107.942
6.578.710
2017
8.192.548
8.062.576
7.901.462
7.877.753
7.762.372
7.668.850
7.616.856
7.466.760
7.403.116
7.374.307
7.252.377
7.308.746
7.657.478
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Phụ lục 6 - TỔNG MỨC VỐN HUY ĐỘNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2007-2017
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Năm
Phát hành cổ phiếu ra công chúng
Đấu giá cổ phần hóa
Đấu thầu trái phiếu
Tổng cộng
GDP
Tổng mức đầu tư XH
Tổng chi NSNN
Tổng mức huy động vốn/GDP
Tổng mức huy động vốn/Tổng đầu tư xã hội
Tổng mức huy động vốn/Tổng chi NSNN
2007
55.846
49.953
21.466
127.265
2.648.800
461.900
307.601
4,80%
27,55%
6,98%
2008
14.341
7.809
7.008
29.158
2.812.500
610.750
303.467
1,04%
4,77%
2,31%
2009
21.725
2.124
9.178
33.027
2.962.200
704.200
377.584
1,11%
4,69%
2,43%
2010
65.510
4.893
28.317
98.720
3.163.000
830.300
443.660
3,12%
11,89%
6,38%
2011
30.477
3.198
81.565
115.240
3.349.300
877.900
500.164
3,44%
13,13%
16,31%
2012
20.418
144,6
168.544
189.106,6
3.517.800
989.300
606.331
5,38%
19,12%
27,80%
2013
64.579
1.059,8
194.800
260.438,8
3.708.500
1.091.100
649.376
7,02%
23,87%
30,00%
2014
12.834
8.664
240.840
262.338
3.930.300
1.220.700
718.334
6,67%
21,49%
33,53%
2015
52.518
5.680
335.000
393.198
4.192.900
1.367.200
1.147.100
9,38%
28,76%
29,20%
2016
26.980
16.938
441.386
485.304
4.500.000
1.485.100
1.273.200
10,78%
32,68%
34,67%
2017
67.381
122.961
482.221
672.563
5.007.900
1.667.400
1.219.500
13,43%
40,34%
39,54%
Tổng
432.609
223.424,4
2.010.325
2.666.358,4
39.793.200
11.305.850
7.546.317
6,70%
23,58%
26,64%
Nguồn: Bộ Tài chính. Ủy ban chứng khoán nhà nước. Sở GDCK TP Hồ Chí Minh
Phụ lục 7 - CHỈ SỐ VN INDEX. TỶ LỆ LÃI SUẤT VÀ LƯỢNG KIỀU HỐI (2007-2017)
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
VN Index (Điểm)
1170,67
921,07
624,1
549,51
522,59
488,07
531,71
640,75
606,58
608,11
951,42
Lượng kiều hối (tỷ USD)
5,50
8,00
5,80
8,10
9,20
10,00
11,00
12,00
12,80
12,00
13,80
Tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng bình quân (%)
9,50
15,00
10,50
13,00
14,00
12,00
8,50
7,50
7,20
7,20
7,10
Nguồn: NHNN và UBCKNN
Phụ lục 8 - SỐ LƯỢNG CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TRÊN TTCK ĐẾN 05/2018
Đơn vị tính: Quỹ. Tỷ đồng
Thời gian
Quỹ mở
Quỹ đóng
Quỹ thành viên
Quỹ ETF
Quỹ bất động sản
Tổng cộng
Số quỹ
NAV
30/11/2016
18
1
8
2
1
30
7.171
31/12/2016
19
1
8
2
1
31
7.759
31/1/2017
19
1
8
2
1
31
8.135
28/2/2017
19
1
8
2
1
31
8.503
31/3/2017
18
1
8
2
1
30
9.032
30/4/2017
19
1
7
2
1
30
8.759
31/5/2017
19
1
8
2
1
31
9.619
30/6/2017
19
1
9
2
1
32
10.296
31/7/2017
19
1
10
2
1
33
10.981
31/8/2017
20
1
10
2
1
34
11.602
29/9/2017
21
1
10
2
1
35
11.715
31/10/2017
21
1
10
2
1
35
12.591
30/11/2017
22
1
10
2
1
36
13.699
29/12/2017
22
1
10
2
1
36
14.831
31/01/2018
23
2
9
2
1
37
18.276
28/02/2018
23
2
9
2
1
37
19.283
30/03/2018
25
2
9
2
1
39
20.140
27/04/2018
25
2
9
2
1
39
19.481
31/5/2018
25
2
9
2
1
39
19.369
Nguồn: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
Phụ lục 9 - MỤC TIÊU VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ
VIỆT NAM (2007- 2017)
Năm
Các chỉ tiêu
Tăng trưởng GDP (%)
Lạm phát (%)
Tỷ lệ tăng cung tiền M2 (%)
Tăng trưởng tín dụng (%)
2007
Mục tiêu
8.2-8.5
8
20-23
17-21
Thưc hiện
8.46
12.6
46.12
53.89
2008
Mục tiêu
8.5-9
10
32
30
Thưc hiện
6.18
19.9
20.31
25.43
2009
Mục tiêu
5
15
18-20
21-23
Thưc hiện
5.32
6.5
28.99
37.53
2010
Mục tiêu
6.5
8.5
25
25
Thưc hiện
6.78
11.8
33.3
31.19
2011
Mục tiêu
7-7.5
7
15-16
20
Thưc hiện
5.89
18.6
12
14.5
2012
Mục tiêu
6-6.5
10
14-16
15-17
Thưc hiện
5.03
6.81
22.4
8.91
2013
Mục tiêu
6-6.5
6-6.5
14-16
12
Thưc hiện
5.42
6.04
14.64
8.83
2014
Mục tiêu
6
7
16
14-16
Thưc hiện
5.98
4.09
15.15
15.65
2015
Mục tiêu
6.2
5
15-20
18
Thưc hiện
6.68
0.6
16.8
17.29
2016
Mục tiêu
6.69
5
16-18
16-18
Thưc hiện
6.70
4.74
17.82
18.71
2017
Mục tiêu
6.70
4
15
21
Thưc hiện
6.81
3.53
9.59
18.17
Nguồn: Tổng cục Thống kê, NHNN
Phụ lục 10 - BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ
Tên cá nhân, Tổ chức được phỏng vấn:.................................................
Tuổi. số năm Kinh doanh:...........................................................................
Quận/Huyện:
Nghề nghiệp:
Ngày phỏng vấn:..
1. Trình độ học vấn
Cấp 1
□
Cấp 2
□
Cấp 3
□
Đại học và sau đại học
□
2. Bạn đã có tham gia các lớp đào tạo về chứng khoán và thị trường chứng khoán chưa?
Có
□
Không
□
3. Bạn có thể đọc hiểu báo cáo tài chính ở trình độ nào?
Thành thạo
□
Khá
□
Trung bình
□
Không hiểu
□
4. Mục tiêu đầu tư của bạn là gì? (có thể nhiều mục)
- Thu lợi từ cổ tức
□
- Thu chênh lệch thị giá
□
- Ổn định tài chính
□
- Đảm bảo cuộc sống trước khi về hưu
□
- Tiết kiệm cho thế hệ tương lai
□
- Trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp
□
- Tham gia điều hành công ty
□
5. Điều nào được bạn quan tâm nhất:
- Thua lỗ;
□
- Đâu tư với tiềm năng lợi nhuận dài hạn mặc dù biết rằng mình có thể gánh chịu một số tổn thất;
□
- Không đầu tư khi biết rằng thị trường đang hoạt động không tốt.
□
6. Bạn quan tâm đến yếu tố rủi ro nào sau đây:
□
- Rủi ro pháp lý
□
- Rủi ro thông tin
□
- Rủi rao khả năng thanh khoản
□
- Rủi ro môi trường chính trị
□
- Rủi ro môi trường đầu tư
□
- Mức độ tin cậy. minh bạch của báo cáo tài chính
□
- Chất lượng dịch vụ của các tổ chức tài chính trung gian
□
- Hoạt động thanh tra. giám sát. cưỡng chế thực thi
□
- Chất lượng chứng khoán
□
- Rủi ro do tác động của thị trường chứng khoán quốc tế
□
- Rủi ro do biến động giá chứng khoán
□
- Trình độ am hiểu về chứng khoán và thị trường chứng khoán của nhà đầu tư
□
- Tin đồn không được kiểm chứng
□
- Tâm lý. hiệu ứng đám đông
□
- Giao dịch nội gián
□
- Đánh giá của các chuyên gia kinh tế về triển vọng và dự báo kinh tế
□
- Công bố của chính phủ về các chỉ số kinh tế: GDP. tăng trưởng kinh tế. lạm phát. thất nghiệp. thâm hụt ngân sách. vốn đầu tư nước ngòai...
7. Bạn ưa thích hình thức đầu tư nào nhất
- Cổ phiếu
□
- Trái phiếu
□
- Quỹ tương hỗ
□
- Giáy tờ có giá khác
□
8. Thời gian bạn sở hữu chứng khoán trung bình trong vòng bao lâu
- Ít hơn 3 năm
□
- Từ 3 năm - 10 năm
□
- Hơn 10 năm
□
9. Đánh giá khả năng sinh lời của tín phiếu kho bạc. có 6 mức
- Rất cao (6 điểm)
□
- Cao (5 điểm)
□
- Khá cao (4 điểm)
□
- Trung bình (3 điểm)
□
- Thấp (2 điểm)
□
- Rất thấp (1 điểm)
□
10. Đánh giá khả năng sinh lời của chứng khoán. có 6 mức
- Rất cao (6 điểm)
□
- Cao (5 điểm)
□
- Khá cao (4 điểm)
□
- Trung bình (3 điểm)
□
- Thấp (2 điểm)
□
- Rất thấp (1 điểm)
□
11. Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro của các yếu tố sau đối với hoạt động đầu tư
- Rất cao (6 điểm)
- Cao (5 điểm)
- Khá cao (4 điểm)
- Trung bình (3 điểm)
- Thấp (2 điểm)
- Rất thấp (1 điểm)
Yếu tố rủi ro
Rất cao
Cao
Khá cao
Trung bình
Thấp
Rất thấp
1. Hệ thống luật pháp
2. Môi trường chính trị
3. Tính thanh khoản
4. Chính sách: khuyến khích đầu tư. thuế. lãi suất. tỷ giá hối đoái. lạm phát...
5. Chất lượng dịch vụ của tổ chức tài chính trung gian
6. Thông tin
7. Hoạt động giám sát. cưỡng chế thực thi
8. Tính minh bạch. độ tin cậy của báo cáo tài chính
9. Tác động của thị trường chứng khoán quốc tế
10. Rủi ro do biến động giá chứng khoán
11. Chất lượng chứng khoán
12. Am hiểu về đầu tư chứng khoán
13. Yếu tố rủi ro khác (do nhà đầu tư ghi thêm)
12. Đánh giá triển vọng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
- Rất cao (6 điểm)
□
- Cao (5 điểm)
□
- Khá cao (4 điểm)
□
- Trung bình (3 điểm)
□
- Thấp (2 điểm)
□
- Rất thấp (1 điểm)
□
13. Để hoàn thiện thị trường chứng khoán cần sửa đổi các yếu tố sau. đánh giá từng yếu tố theo 3 mức sau:
- Cấp thiết (3 điểm)
- Cần nhưng không cấp thiết (2 điểm)
- Không cần thiết (1 điểm)
a)
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp (bảo vệ nhà đầu tư. ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường. quy định chế độ kế toán. kiểm toán)
b)
Tăng tính thanh khoản của chứng khoán (chiết khấu. cầm cố. vay mượn. thời hạn. chi phí giao dịch
c)
Tăng tính minh bạch của thị trường
d)
Nâng cao hoạt động công bố thông tin (Báo cáo họat động và báo cáo tài chính)
e)
Tăng lượng hàng hóa có chất lượng (quy mô niêm yết. đa dạng ngành nghề...)
f)
Tăng phiên giao dịch tiến tới khớp lệnh
g)
Mở rộng. tăng chất lượng hoạt động của Công ty chứng khóan. quỹ hỗ trợ đầu tư
h)
Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho các hoạt động trên thị trường. đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi
i)
Thành lập thị trường OTC
j)
Tăng cường hoạt động thanh tra. giám sát thị trường.
k)
Khác (ghi chi tiết)