Luận án Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Có nhiều mục tiêu được đặt ra khi xây dựng một hệ thống thuế, như: đảm bảo nguồn thu ngân sách, đảm bảo tính công bằng, tính giản đơn, khuyến khích đầu tư phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu Tuy nhiên những mục tiêu này thường mâu thuẫn với nhau: tính công bằng mâu thuẫn với tính giản đơn của hệ thống thuế; đảm bảo nguồn thu ngân sách mâu thuẫn với khuyến khích đầu tư phát triển, gánh nặng chi phí quản lý mâu thuẫn với gánh nặng chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu cần đạt được khi xây dựng hệ thống thuế. Đứng trên quan điểm hỗ trợ phát triển DNNVV tuy nhiên vẫn phải bảo đảm trên một mức độ nhất định về yêu cầu của quản lý thuế, luận án đề xuất quan điểm hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV như sau: Thứ nhất, phân loại DNNVV thành các nhóm, có những qui định riêng về thuế, áp dụng cho từng nhóm đối tượng DNNVV. Việc áp dụng hệ thống thuế chuẩn sẽ tạo gánh nặng chi phí tuân thủ lớn cho DNNVV. Hơn nữa gánh nặng về chi phí tuân thủ thuế tỷ lệ nghịch với qui mô doanh nghiệp . DNNVV có nhiều phân đoạn khác nhau, với những đặc thù riêng. Vì vậy cần có những qui định riêng áp dụng cho từng nhóm đối tượng DNNVV để giảm chi phí tuân thủ thuế, qua đó giảm gánh nặng thuế cho nhóm doanh nghiệp này. Đối với DNSN có thu nhập ở đảm bảo cuộc sống tối thiểu (đa số là kinh doanh bán lẻ, cung cấp dịch vụ lưu động) thì ưu tiên miễn thuế. Việc thu thuế đối với những người nộp thuế này sẽ không chỉ tạo ra gánh nặng thuế cho họ mà còn tạo ra gánh nặng chi phí quản lý thuế. Vì vậy, số thuế thu được của nhóm người nộp thuế này rất thấp nên điều đó có thể làm giảm nguồn thu ngân sách nếu chi phí quản lý quá cao

pdf162 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh thu hợp lý Z sẽ phụ thuộc vào chi phí quản lý (A), chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp (C), thuế suất thuế GTGT, tỷ suất giá trị gia tăng và hệ số nhân chi tiêu của chính phủ. Mô hình trên cung cấp một cách tính đơn giản để xác định ngưỡng doanh thu. Vì vậy, nó được IMF2 khuyến cáo sử dụng. Mặc dù vậy, mô hình trên đã bỏ qua khả năng trốn thuế của các doanh nghiệp khi áp dụng ngưỡng doanh thu. Khi qui định về ngưỡng doanh thu được ban hành, các doanh nghiệp dưới ngưỡng sẽ được miễn kê khai, nộp thuế vì vậy họ sẽ không thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán. Các doanh nghiệp trên ngưỡng vì vậy có thể khai không đúng doanh thu khi giao dịch với doanh nghiệp dưỡi ngưỡng để trốn thuế. Điều này sẽ càng trở nên phổ biến nếu ngưỡng doanh thu cao. Đó là điều cần lưu ý khi vận dụng mô hình trên. Vận dụng mô hình trên để tính ngưỡng doanh thu miễn kê khai, nộp thuế GTGT ở Việt Nam. α là hệ số nhân chi tiêu của chính phủ được xác định = 1/(1- MPC). Trong đó: MPC là hệ số tiêu dùng biên. MPC của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 là 0,722. [9] Vì vậy, α = 1/(1- 0,722) = 3,59. A: chi phí quản lý hành chính đối với một DNSN có thể được xác định dựa vào chi phí trung bình cho một cán bộ ngành thuế và số lượng DNNVV trung bình do một cán bộ quản lý (các chỉ tiêu này xác định theo năm). A = chi phí trung bình cho một cán bộ thuế/số lượng DNSN trung bình do một cán bộ quản lý. Theo số liệu của Tổng cục Thuế năm 2010, chi phí bình quân cho một cán bộ 2 Quĩ tiền tệ quốc tế (4.4) 126 thuế là 112 triệu đồng/năm. Bình quân số doanh nghiệp/cán bộ là 36. [43] Khi đó A = 112/36 = 4,3 triệu đồng/năm. C: chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp hàng năm. Bỏ qua những chi phí bằng tiền(làm thủ tục đăng ký, đi lại ), chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp tối thiểu là 3,34 giờ/năm (kết quả khảo sát). Theo cách tính của Tổng cục thuế, chi phí trả lương trung bình của doanh nghiệp là 22.500 đồng/giờ. [43] Như vậy với thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế hàng năm của doanh nghiệp siêu nhỏ là 3,34 giờ thì chi phí trên được biểu hiện bằng tiền là 75.150 đồng/năm = 0,07515 triệu đồng/năm. t: thuế suất thuế GTGT là 10%. v: tỷ suất giá trị gia tăng(mức trung bình là 15%). Sử dụng những số liệu trên, ta có thể tính ngưỡng doanh thu kê khai, nộp thuế GTGT của Việt Nam như sau: Z = ,.,, , ,., = 399,28(triệu đồng) Với kết quả trên, luận đề xuất nâng ngưỡng doanh thu kê khai, nộp thuế GTGT từ 100 triệu đồng lên 400 triệu đồng. Ngưỡng doanh thu kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Với việc ngưỡng doanh thu miễn kê khai, nộp thuế GTGT được đề xuất nâng lên là 400 triệu thì ngưỡng doanh thu đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cũng được đề xuất nâng từ 1 tỷ đồng lên 2 tỷ đồng. Doanh nghiệp dưỡi ngưỡng doanh thu đăng ký kê thuế GTGT được phép phát hành hóa đơn, nhưng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp giản đơn (tính trực tiếp trên doanh thu). Do đó, ngưỡng đăng ký kê khai không thể quá cao vì các doanh nghiệp lớn có thể lợi dụng để khai giảm doanh thu khi bán hàng hóa cho các doanh nghiệp này. Giảm thiểu các mức thuế suất Hiện nay, Việt Nam đang qui định hai mức thuế suất thuế GTGT (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu) là 5% và 10%. Mặc dù theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp cho rằng việc qui định nhiều mức thuế 127 suất ít ảnh hưởng tới chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã bị xử phạt hoặc bị truy thu thuế do kê khai hàng hóa không đúng đối tượng chịu thuế. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy nhiều quốc gia Châu Á như: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo chỉ qui định một mức thuế suất. Vì vậy, việc giảm thiểu các mức thuế suất thuế GTGT là cần thiết. Mức thuế suất duy nhất đối với thuế GTGT đề xuất là 10%. Giải pháp này có thể ảnh hưởng nhạy cảm tới giá của một số loại hàng hóa và dịch vụ đang chịu mức thuế suất 5%. Vì vậy, lợi ích của người tiêu dùng, đặc biệt là người nông dân (do thuốc trừ sâu, phân bón, thức ăn gia súc đang là đối tượng chịu mức thuế suất 5%), sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ góp phần tăng thu ngân sách. Chính phủ có thể sử dụng nguồn ngân sách tăng thêm đó để bù đắp cho người nông dân trong một chương trình khác. Bỏ qui định kê khai thuế GTGT đối với các hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT. Yếu tố "số lượng thông tin cung cấp" được đánh giá là ảnh hưởng khá lớn tới thời gian kê khai thuế. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới hiện tượng này là doanh nghiệp phải lập tờ khai thuế GTGT cho các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT. Với những hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT, doanh nghiệp sẽ không phải nộp thuế GTGT nhưng vẫn phải kê khai. Qui định này khiến cho số lượng thông tin mà doanh nghiệp phải kê khai tăng lên, dẫn tới tăng chi phí tuân thủ thuế. Vì vậy, qui định này cần phải bãi bỏ. Giảm tỷ lệ tính thuế GTGT cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán. Doanh nghiệp có doanh thu lớn hơn ngưỡng doanh thu kê khai, nộp thuế GTGT và nhỏ hơn ngưỡng doanh thu kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sẽ được kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp giản đơn (tính trực tiếp trên doanh thu). Với qui định này, doanh nghiệp vẫn được phát hành hóa đơn nhưng số thuế GTGT phải nộp chỉ tính trên tổng doanh thu, không căn cứ vào từng hóa đơn cụ thể. DNNVV vì thế sẽ giảm bớt phần nào gánh nặng chi phí tuân thủ thuế. Tuy 128 nhiên trên thực tế, doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu thường không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ. Vì thế cơ quan thuế không có thông tin chính xác về doanh thu của doanh nghiệp. Rủi ro trốn thuế cao. Vì vậy, cơ quan thuế lại phải áp dụng thuế khoán. Do đó, cần có qui định khyến khích doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn chứng từ. Việc thực hiện ghi chép sổ sách kế toán đầy đủ không chỉ giúp cho việc quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn, mà còn giúp doanh nghiệp dễ dàng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp lớn, tạo cơ hội phát triển.. Tỷ lệ tính thuế GTGT thực chất = thuế suất thuế GTGT x tỷ suất giá trị gia tăng. Thuế suất thuế GTGT áp dụng chung là 10%, do vậy khi tỷ suất giá trị gia tăng của các ngành nghề là: phân phối hàng hóa: 10%; sản xuất, vận tải, xây dựng: 30%; Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 50% và ngành nghề khác: 20% thì tỷ lệ tính thuế GTGT sẽ lần lượt là 1%, 3%, 5% và 2%. [7] Do vậy, để khuyến khích doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn chứng từ (góp phần giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp) cần qui định giảm tỷ lệ tính thuế GTGT trên doanh thu lần lượt là: 0,5%; 1,5%; 2,5% và 1%. Khuyến khích DNSN ghi chép sổ sách kế toán. Tỷ lệ tính thuế GTGT ưu đãi trên cũng sẽ được sử dụng để tính số thuế khoán cho các DNSN có thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán. Thuế khoán sẽ làm giảm chi phí tuân thủ cho DNSN nhưng nó lại không khuyến khích DNSN ghi sổ sách kế toán, công việc giúp quản lý kinh doanh tốt hơn. Do đó để khuyến khích DNSN ghi chép sổ sách kế toán, có thể đưa ra mức thuế khoán ưu đãi bằng việc sử dụng tỷ lệ tính thuế thấp hơn, như đã nêu ở trên. Qui định này có thể sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách, tuy nhiên số lượng giảm sẽ không đáng kể do số thu ngân sách từ DNSN chiếm tỷ lệ rất thấp tổng thu ngân sách. Hơn nữa với mức thuế suất ưu đãi, DNSN sẽ không có động lực tăng doanh thu vượt quá ngưỡng. Xây dựng thuế khoán bao gồm cả thuế TNCN Thuế khoán hiện nay chỉ bao gồm: thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế tài nguyên 129 và phí. Chính vì vậy, thuế khoán hiện nay chưa thực sự làm giảm chi phí tuân thủ thuế cho DNSN, khi DNSN vừa phải nộp thuế khoán vừa phải nộp thuế TNCN. Do đó, luận án đề xuất gộp thuế TNCN vào thuế khoán. Khi đó DNSN sẽ chỉ phải kê khai nộp một loại thuế duy nhất thay vì phải nộp 2 loại thuế như hiện nay. Xây dựng thuế khoán riêng đối với DNSN dịch vụ như: nhà hàng, khách sạn, karaoke, matxa. Thuế khoán áp dụng hiện nay là loại thuế khoán dựa trên doanh thu. Loại thuế khoán này tạo động lực cho doanh nghiệp che dấu doanh thu hoặc hối lộ nhân viên quản lý thuế để được hưởng mức thuế khoán thấp. Đối với loại hình kinh doanh dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, karaoke, matxa có những đặc thù riêng có thể sử dụng làm căn cứ xây dựng thuế khoán. Trong loại hình kinh doanh dịch vụ, chi phí cho các yếu tố đầu vào liên quan chặt chẽ tới doanh thu đầu ra như: mức tiêu hao điện năng, nước, số lao động sử dụng, số lượng bàn ghế, máy điều hòa không khí Chính vì vậy có thể xây dựng thuế khoán dựa trên chỉ tiêu đối với nhóm DNSN này để tăng thu ngân sách, giảm thiểu nạn tham nhũng. Các chỉ tiêu được sử dụng làm căn cứ để xác định doanh thu của doanh nghiệp là: lao động được trả lương, mức điện năng tiêu thụ, lượng nước tiêu dùng, máy điều hòa không khí. Ngoài ra tùy thuộc vào loại hình kinh doanh có thể sử dụng thêm một tiêu chí đặc thù như: đầu máy Karaoke, giường ngủ, bàn ghế sử dụng. Khó khăn lớn nhất của loại thuế khoán này là phải qui đổi những tiêu chí trên thành doanh thu của doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi phải điều tra trên phạm vi rộng để xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh doanh thu. Mặc dù loại thuế khoán này sẽ hạn chế khả năng trốn thuế và nạn tham nhũng nhưng cần phải tính tới yếu tố địa điểm kinh doanh khi xác định mức thuế khoán. Hơn nữa loại thuế khoán này có thể sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp mới thành lập (có thể chưa có doanh thu nhưng đã phải nộp thuế) và không khuyến khích doanh nghiệp thuê thêm lao động. 130 4.2.2.2 Đối với thuế TNDN Hiện nay, đã có qui định ưu đãi thuế suất cho DNNVV nhưng, tiêu chí xác định DNNVV đưa ra chưa thực sự hợp lý và chưa có những qui định hỗ trợ DNNVV huy động vốn. Vì vậy, luận án đề xuất hoàn thiện những nội dung sau: Xây dựng ngưỡng thu nhập chịu thuế xác định DNNVV Tiêu chí xác định DNNVV để ưu đãi thuế suất thuế TNDN là doanh thu. Theo đó doanh nghiệp có doanh thu hàng năm không quá 20 tỷ đồng sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 20% (so với mức thuế suất phổ thông 22%). Qui định này không tạo được sự công bằng. Với cùng mức doanh thu những ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ được hưởng lợi nhiều hơn những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp. Do đó, luận án đề xuất áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần với hai bậc thuế: thu nhập tính thuế từ 0 đến 5 tỷ đồng chịu thuế suất 20%; trên 5 tỷ đồng chịu thuế suất 22%. Với giải pháp này, doanh nghiệp lớn cũng sẽ được hưởng lợi vì số thuế TNDN sẽ giảm đi vì vậy ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên mức độ giảm sẽ không nhiều vì mức thuế suất chênh lệch không lớn. Một vấn đề nữa trong giải pháp này đó là thu nhập tính thuế là 5 tỷ đồng thì thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có thể sẽ lớn hơn 5 tỷ đồng, vì thế số lượng DNNVV được ưu đãi thuế sẽ nhiều hơn. Vì vậy, để số thu ngân sách không bị ảnh hưởng nhiều thì có thể qui định bậc thuế đầu tiên là từ 0 đến 3 tỷ đồng thay vì từ 0 đến 5 tỷ đồng. Dù vậy, trong dài hạn, nguồn thu ngân sách sẽ tăng lên do qui mô và số lượng DNNVV tăng. Ưu đãi thuế cho DNNVV mới thành lập Hiện nay, Việt Nam có nhiều ưu đãi và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào một số ngành, nghề, lĩnh vực, địa phương. Tuy nhiên chưa có qui định ưu đãi cho DNNVV mới thành lập nói chung, vì vậy luận án đề xuất ưu đãi thuế cho DNNVV mới thành lập. Theo đó, có thể qui định miễn thuế TNDN cho doanh nghiệp mới thành lập trong 1 năm đầu có doanh thu không quá 50 tỷ đồng (doanh nghiệp nhỏ theo cách phân loại của luận án). Qui định này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mới thành lập có thể tích lũy thêm vốn phát triển sản xuất kinh doanh. 131 Mặc dù vậy, cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ, tránh để doanh nghiệp lợi dụng qui định này trục lợi. Doanh nghiệp có thể liên tục ngừng sản xuất kinh doanh và đăng ký thành lập mới để trốn thuế, đặc biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, không có khăn để phát hiện những đối tượng này. Chỉ cần kiểm tra địa điểm đặt trụ sở của doanh nghiệp có thể biết doanh nghiệp thành lập mới hay chỉ gian lận để hưởng ưu đãi thuế. Khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ Nghiên cứu và phát triển công nghệ là lĩnh vực tốn nhiều chi phí nhưng thời gian hoàn vốn chậm. Vì vậy, lĩnh vực này dường như chỉ dành cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn. Do đó để khuyến khích DNNVV đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, cần có qui định hỗ trợ cho doanh nghiệp. Hiện nay, theo qui định, doanh nghiệp được trích lập quĩ khoa học công nghệ từ thu nhập tính thuế nhưng mức trích lập còn thấp (không quá 10% thu nhập tính thuế), đặc biệt không hiệu quả với DNNVV, vì thu nhập tính thuế của nhóm doanh nghiệp này không cao, số quĩ trích lập không đủ để nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Với thực tế đó, cần có qui định khác, hỗ trợ DNNVV nói riêng và doanh nghiệp nói chung đầu tư nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Luận án đề xuất qui định cho phép doanh nghiệp được trừ 150% chi phí thực tế đầu tư vào nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ trước khi tính thuế TNDN. Với qui định này, chỉ có những doanh nghiệp thực sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ mới được ưu đãi. Cho phép DNNVV khấu hao nhanh Hiện nay, theo qui định doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được phép khấu hao nhanh (không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng) đối với máy móc, thiết bị, thiết bị vận tải Hỗ trợ này được doanh nghiệp đánh giá là ít hài lòng, chứng tỏ nó không phát huy hiệu quả trong thực tế. Vì vậy, để hỗ trợ hơn nữa cho DNNVV có thể quay vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cần có qui định riêng đối với DNNVV. Luận án đề xuất qui định, cho phép DNNVV (có doanh thu hàng năm không quá 50 tỷ đồng 132 một năm, doanh nghiệp nhỏ theo cách phân loại của luận án) khấu hao 50% đối với máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Với qui định này, doanh nghiệp chỉ cần hơn 2 năm để hoàn vốn đầu tư vào tài sản cố định, tăng tốc độ vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Xây dựng qui định tính thuế căn cứ vào hệ thống kế toán tiền mặt Sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin sẽ giúp cho việc thanh toán điện tử trở nên dễ dàng và phổ biến hơn, dần xóa bỏ nền kinh tế tiền mặt, giúp chính phủ kiểm soát tốt hơn dòng tiền của doanh nghiệp. Khi đó, hệ thống kế toán tiền mặt sẽ trở nên phổ biến và cần thiết hơn đối với quản lý doanh nghiệp . DNNVV thường xuyên phải đối mặt với rủi ro chiếm dụng vốn, vì vậy doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc luân chuyển vốn. Để hạn chế rủi ro doanh nghiệp phải nộp thuế trước khi nhận được tiền, có thể xây dựng qui định tính thuế dựa vào hệ thống kế toán tiền mặt. Khi đó DNNVV có thể lựa chọn phương thức nộp thuế căn cứ vào kế toán tiền mặt: khi nào doanh nghiệp nhận được tiền thanh toán thì mới phải nộp thuế. Qui định này được áp dụng cho việc kê khai, nộp thuế GTGT. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nhỏ sẽ chỉ phải nộp thuế GTGT khi khách thanh toán, thay vì nộp thuế khi phát sinh giao dịch. Tuy nhiên qui định này đòi hỏi một nền kinh tế có trình độ công nghệ cao: sử dụng phương thức thanh toán chủ yếu là thanh toán điện tử. Khi đó mọi thông tin liên quan tới dòng tiền mặt của doanh nghiệp sẽ đều phải qua hệ thống ngân hàng, kết nối với cơ quan quản lý thuế. Có như vậy, cơ quan quản lý thuế mới kiểm soát được thời điểm doanh nghiệp nhận được tiền thanh toán. Để làm được điều này, cơ quan quản lý thuế cần xây dựng hệ thống thông tin hiện đại kết nối với hệ thống ngân hàng thương mại để kiểm soát thông tin về các khoản thanh toán của doanh nghiệp. Việc áp dụng giải pháp này cần thực hiện từng bước, trước tiên cần thí điểm tại các thành phố lớn, nơi có trình độ công nghệ cao. 133 4.2.3 Giải pháp thực hiện Để những nội dung hoàn thiện trên có thể phát huy hết hiệu quả trong việc hỗ trợ phát triển DNNVV, Tổng cục thuế cần có những giải pháp cụ thể sau: 4.2.3.1 Nhóm giải pháp về tuyên truyền hỗ trợ Nhóm giải pháp về tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm các giải pháp về cung cấp thông tin, hỗ trợ giải đáp vướng mắc về thủ tục kê khai, nộp thuế. Cụ thể các giải pháp như sau: Thứ nhất. Phát tờ rơi tuyên truyền về nghĩa vụ thuế và các thủ tục đăng ký thuế cho các doanh nghiệp. Trình độ quản lý của đa phần chủ doanh nghiệp là hạn chế, vì vậy việc tiếp cận những thông tin điện tử cũng bị hạn chế. Việc phát tờ rơi tới từng doanh nghiệp thực sự sẽ rất hiệu quả trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin về thuế cho các doanh nghiệp cũng như người nộp thuế. Thông tin cung cấp trên tờ rơi có thể bao gồm: Tại sao phải đăng ký thuế? Hồ sơ đăng ký thuế gồm những gì? Nộp hồ sơ đăng ký tại đâu? Quyền lợi của việc đăng ký thuế? Căn cứ tính thuế? Thời gian kê khai, nộp thuế? Nộp thuế như thế nào? Cần biết thêm thông tin thì làm như thế nào? Việc trốn thuế sẽ bị xử phạt ra sao? Thứ hai. Kết hợp với chính quyền phường, xã thường xuyên tuyên truyền về thuế trên loa phát thanh. Cơ quan quản lý thuế phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền về nghĩa vụ đăng ký thuế và những thủ tục đăng ký thuế trên loa phát thanh của phường, xã, thị trấn. Giải pháp này ít tốn kém hơn so với việc phát tờ rơi nhưng thông tin cung cấp không được cụ thể, chi tiết như phát tờ rơi. Vì vậy, nhưng thông tin cung cấp chủ yếu nhằm giúp người dân hiểu được nghĩa vụ thuế và những thủ tục cần thiết để đăng ký thuế như: hồ sơ đăng ký thuế gồm những gì? Nộp hồ sơ tại đâu? Quyền lợi của việc đăng ký thuế là gì? Cần biết thêm thông tin thì làm như thế nào? Việc trốn thuế sẽ bị xử phạt ra sao? Thứ ba. Phát triển bộ phận giải đáp thắc mắc về thuế qua điện thoại, thư điện tử tại Cục thuế và Chi cục thuế địa phương. Hiện nay đã có bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ thuế ở các cấp quản lý thuế. Tuy nhiên, chức năng chính của bộ phận này là 134 phổ biến những qui định mới về thuế, hỗ trợ giải quyết những vướng mắc về thuế. Những hoạt động của bộ phận này còn thiếu tính chủ động, mang tính hình thức vì thế việc cung cấp thông tin và hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả và tạo mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Do đó để tạo mối liên kết chặt chẽ hơn và hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp, cần thiết phải xây dựng bộ phận giải đáp thắc mắc về thuế qua điện thoại, thư điện tử ở các địa phương. Thứ tư. Phát triển hệ thống đại lý hỗ trợ việc đăng ký, kê khai, nộp thuế. Việc tiếp cận thông tin về thuế rất hạn chế đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Chính vì vậy cần thiết phải xây dựng hệ thống đại lý thuế cung cấp dịch vụ nhằm hỗ trợ người nộp thuế, giảm chi phí đi lại, thời gian chờ đợi khi đăng ký và nộp thuế. Nhiệm vụ chính của đại lý thuế là cung cấp dịch vụ đăng ký thuế, hỗ trợ nộp thuế, cung cấp thông tin cho người nộp thuế. Mạng lưới đại lý thuế cần được chú ý phát triển ở những khu vực có mật độ doanh nghiệp cao; khu vực hệ thống thông tin điện tử kém phát triển. Ở khu vực có mật độ doanh nghiệp cao thì đại lý thuế sẽ phục vụ được nhiều người nộp thuế, hiệu quả hoạt động cao. Ở khu vực hệ thống thông tin điện tử kém phát triển, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc đăng ký thuế, nộp thuế theo phương pháp thủ công nên sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí, vì vậy họ cần được hỗ trợ để giảm chi phí. 4.2.3.2 Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin quản lý và cổng thông tin điện tử Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý không chỉ giúp giảm thiểu chi phí quản lý hành chính đối với hoạt động quản lý thuế mà còn giảm thiểu các hoạt động hành chính khác, rút gọn qui trình quản lý. Điều đó sẽ góp phần không nhỏ trong việc giảm chi phí tuân thủ thuế cho doanh nghiệp . Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp cơ quản thuế quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn đối với người nộp thuế, tránh các rủi ro trốn thuế, tạo sự công bằng trong hệ thống quản lý thuế; giúp cơ quan quản lý thuế có thể tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế đúng đối tượng, giảm chi phí phục vụ thanh tra, kiểm tra thuế cho doanh nghiệp . Hệ thống 135 thông tin điện tử cho phép các cơ quan quản lý thuế có thể nắm rõ thông tin của doanh nghiệp, trên cơ sở đó hạn chế rủi ro gian lận và trốn thuế, đặc biệt là hiện tượng phát hành hóa đơn khống. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý thuế có thể phối hợp tốt hơn với các cơ quan quản lý khác như Kho bạc, Hải quan, hệ thống Ngân hàng thương mại, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp ; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể kê khai, nộp thuế điện tử dễ dàng, an toàn hơn. Bên cạnh đó, việc xây dựng cổng thông tin điện tử sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, minh bạch hóa các thông tin, qui định về thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho việc kê khai thuế, hỗ trợ thuế điện tử. 4.2.3.3 Nhóm giải pháp về bộ máy quản lý và nguồn nhân lực Hoàn thiện qui trình giải quyết các khiếu nại và hoàn thuế Một trong những yếu tố tạo ra chi phí tuân thủ thuế cao của doanh nghiệp là thời gian chờ đợi giải quyết các khiếu nại về thuế và hoàn thuế. Mặc dù đã có những qui định chặt chẽ về thời gian giải quyết các khiếu nại về thuế và hoàn thuế, nhưng trên thực tế, doanh nghiệp vẫn phải chờ đợi rất lâu mới nhận được quyết định giải quyết khiếu nại và hoàn thuế. Để rút ngắn thời gian giải quyết các khiếu nại về thuế và hoàn thuế, cần thiết phải xây dựng, đổi mới qui trình quản lý, qui trình giải quyết khiếu nại và hoàn thuế nâng cao hiệu quả. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý thuế. Năng suất lao động của cơ quan quản lý hành chính Việt Nam luôn bị đánh giá ở mức thấp. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là qui trình quản lý không phù hợp. Cơ quan quản lý gồm rất nhiều bộ phận, nhưng chỉ có một vài bộ phận nhỏ giải quyết hầu hết khối lượng công việc của cả cơ quan, khiến cho năng suất lao động không đồng đều, thiếu công bằng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý cần thiết phải đổi mới qui trình quản lý, nâng cao hiệu quả công việc của cơ quan quản lý thuế. 136 Bên cạnh đó cần nâng cao ý thức của đội ngũ cán bộ quản lý thuế trong công việc, đặc biệt là cán bộ quản lý thuế trực tiếp tiếp xúc với người nộp thuế. Cán bộ quản lý thuế cần phải ý thức rằng họ có trách nhiệm phục vụ người nộp thuế. Về bản chất, doanh nghiệp nộp thuế tạo nên nên Ngân sách Nhà nước. Chính phủ quản lý Ngân sách Nhà nước và trả lương cho bộ máy quản lý Nhà nước, trong đó có cơ quan quản lý thuế. Vì vậy, doanh nghiệp là người trả lương gián tiếp cho cán bộ quản lý thuế nên họ xứng đáng nhận được sự phục vụ chu đáo của cán bộ quản lý thuế. Do đó, cán bộ quản lý thuế cần có ý thức và trách nhiệm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nộp thuế cũng như giải quyết nhanh chóng các hồ sơ khiếu nại, hoàn thuế cho doanh nghiệp . Tinh giản bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý Trong công thức tính ngưỡng doanh thu miễn kê khai, nộp thuế GTGT, chi phí quản lý đối với một doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn. Chính vì vậy, để giảm ngưỡng doanh thu này nhằm tăng thu ngân sách thì việc đầu tiên là phải giảm chi phí quản lý. Chi phí quản lý trung binh 4,3 triệu đồng/năm cho một doanh nghiệp siêu nhỏ là quá lớn. Nó phản ánh hiệu quả quản lý của khu vực công nói chung và quản lý thuế nói riêng ở Việt Nam rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là bộ máy quản lý Nhà nước quá cồng kềnh. Vì vậy cần thiết phải phải tinh giản bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ, chuyên nghiệp, có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận. Điều đó sẽ làm giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả thu ngân sách. Để nâng cao hiệu quả quản lý thuế, Tổng cục thuế cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. Phát động các phong trào thi đua về tiết kiệm, sáng kiến cải tiến qui trình nghiệp vụ, giảm thời gian giải quyết công việc. Cần phải coi cơ quan quản lý thuế như một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Những cải tiến rút ngắn thời gian quản lý, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp cần được tuyên dương và thưởng xứng đáng. 4.2.4 Kiến nghị với Chính phủ Để chính sách thuế thực sự trở thành công cụ hữu hiệu hỗ trợ phát triển DNNVV, luận án kiến nghị với Chính phủ những vấn đề sau: 137 Thứ nhất, cần mạnh dạn hơn nữa trong việc sử dụng chính sách thuế làm công cụ hỗ trợ phát triển DNNVV. Hiện nay việc sử dụng chính sách thuế làm công cụ hỗ trợ phát triển DNNVV còn rất hạn chế. Luận án kiến nghị Chính phủ cần đưa những nội dung hoàn thiện trên vào Luật và Nghị định qui định về Thuế. Cụ thể: Đối với thuế GTGT: Đưa qui định về ngưỡng doanh thu miễn thuế GTGT, một mức thuế suất thuê GTGT vào Luật thuế GTGT. Đưa qui định về ngưỡng doanh thu kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; ưu đãi tỷ lệ tính thuế GTGT; thuế khoán theo chỉ tiêu đối với doanh nghiệp dịch vụ khách sạn, nhà hàng vào Nghị định. Đối với thuế TNDN: Đưa qui định ưu đãi thuế suất; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển khoa học – công nghệ vào Luật. Qui định cho phép doanh nghiệp khấu hao nhanh và ưu đãi cho doanh nghiệp mới thành lập cần được đưa vào Nghị định. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần từng bước xây dựng qui định cho phép doanh nghiệp kê khai nộp thuế theo hệ thống kế toán tiền mặt nhằm hỗ trợ tốt hơn cho DNNVV. Thứ hai, Chính phủ cần sớm hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý và dự án Chính phủ điện tử. Hệ thống thông tin điện tử và hệ thống quản lý điện tử sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và hệ thống quản lý thuế nói riêng. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý thuế có thể phối hợp tốt hơn với các cơ quan quản lý khác như Kho bạc, Hải quan, hệ thống Ngân hàng thương mại, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp ; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể kê khai, nộp thuế điện tử dễ dàng, an toàn hơn. Với hệ thống thông tin quản lý có sự liên kết giữa các bộ ngành, sẽ giúp cơ quan quản lý có thông tin đầy đủ về người nộp thuế, tránh rủi ro trốn thuế. Ví dụ 138 như liên kết với hệ thống thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ giúp cơ quan quản lý thuế nắm được thông tin của người nộp thuế sở hữu bất động sản từ đó tránh được các rủi ro trốn thuế chuyển nhượng bất động sản. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý điện tử từ Trung ương tới địa phương sẽ giảm thiểu được chi phí quản lý hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý. Với hệ thống quản lý điện tử, thông tin quản lý từ Trung Ương tới địa phương sẽ được truyền đi nhanh hơn. Điều đó sẽ góp phần giảm thiểu thời gian giải quyết khiếu nại, hoàn thuế cho doanh nghiệp . Kết luận Chương 4 Luận án đưa ra các căn cứ cho hướng hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam bao gồm chiến lược cải cách ngành thuế, chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ phát triển DNNVV và kế hoạch phát triển DNNVV của Chính phủ. Trên cơ sở lý luận và những căn cứ đã nêu, luận án đề xuất sáu quan điểm hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV. Từ đó, luận án nêu rõ những nội dung cần phải hoàn thiện trong chính sách thuế và những giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho những nội dung trên phát huy hiệu quả cao nhất. 139 KẾT LUẬN Chính sách thuế, xét trên giác độ lợi ích doanh nghiệp, tạo gánh nặng thuế cho doanh nghiệp. Gánh nặng thuế của doanh nghiệp được phản ánh qua số thuế trực thu phải nộp và chi phí tuân thủ thuế. Số thuế trực thu phải nộp phụ thuộc hai yếu tố: thuế suất và cơ sở thuế. Thuế suất được qui định rõ ràng trong các văn bản pháp luật về thuế. Nó thể hiện mức độ điều tiết của chính sách thuế. Thuế suất phụ thuộc và chủ trương, định hướng phát triển của Nhà nước. Những qui định về kê khai, nộp thuế, quản lý thuế tạo gánh nặng chi phí tuân thủ thuế cho doanh nghiệp. Chi phí tuân thủ thuế tạo gánh nặng lớn cho DNNVV hơn các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, giảm chi phí tuân thủ có ý nghĩa quan trọng trong các chương trình phát triển DNNVV ở các quốc gia. Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam hiện nay dù đã có nhiều qui định ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư phát triển. Tuy nhiên những ưu đãi đó chưa thực sự hướng tới việc hỗ trợ phát triển DNNVV. Vì vậy để hỗ trợ DNNVV, chính sách thuế của Việt Nam cần có những qui định cụ thể ưu đãi thuế cho nhóm DNNVV. Trước thực trạng đó, luận án đề xuất một số định hướng hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ cho DNNVV như: xây dựng ngưỡng doanh thu, áp dụng phương pháp tính thuế giản đơn, ưu đãi thuế suất thuế TNDN, khuyến khích DNNVV đầu tư nghiên cứu, phát triển khoa học-công nghệ. Trong đó đặc biệt quan trọng là việc xây dựng ngưỡng doanh thu miễn kê khai, nộp thuế GTGT có căn cứ khoa học. Tuy nhiên để có thể hỗ trợ tốt hơn nữa cho DNNVV, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp trong việc tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Giúp người nộp thuế hiểu rõ được trách nhiệm và quyền lợi khi nộp thuế. Có như vậy thì hiệu quả quản lý thuế của nhà nước mới tăng lên, từ đó nâng cao hiệu quả thu ngân sách, giúp Chính phủ có điều kiện thực hiện các chương trình khác hỗ trợ DNNVV tốt hơn. 140 Mục tiêu nghiên cứu của luận án là rõ ràng, và luận án đã đạt được về cơ bản mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, nhìn chung luận án vẫn còn một số hạn chế sau: Thứ nhất, đối tượng nghiên cứu của luận án chỉ tập trung vào hai loại thuế có phạm vi điều chỉnh lớn nhất đối với doanh nghiệp là thuế TNDN và thuế GTGT. Thứ hai, chọn mẫu DNNVV chưa thực sự phổ biến. DNNVV được chọn điều tra đều nằm trên hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Thứ ba, luận án chưa đánh giá được ảnh hưởng cụ thể của việc áp dụng cấu trúc thuế suất lũy tiến từng phần trong thuế TNDN đến số thu ngân sách. Những hạn chế này là do một số nguyên nhân chính, đó là: Thứ nhất, quá trình nghiên cứu bị hạn chế về ngân sách nên ảnh hưởng tới qui mô mẫu và việc chọn mẫu DNNVV để điều tra. Thứ hai, chính sách thuế thường xuyên thay đổi do vậy số liệu thứ cấp không đủ độ tin cậy để xây dựng mô hình kinh tế lượng để đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi thuế suất thuế TNDN tới số thu ngân sách là không thể. Những hạn chế trên đây sẽ là những “khoảng trống” cần tiếp tục nghiên cứu nhằm mục đích hoàn thiện chính sách thuế góp phần hỗ trợ cho phát triển DNNVV nhưng cũng đáp ứng tốt những yêu cầu của quản lý thuế trong thời gian tới. 141 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Phạm Xuân Hòa (5/2006), "Những bất cập trong khoán chi hành chính", Tạp chí Kinh tế Phát triển. 2. Phạm Xuân Hòa (5/2009), "Định hướng hoàn thiện chính sách thuế đến năm 2020", Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 3. Phạm Xuân Hòa (10/2011), "Hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế Phát triển. 4. Phạm Xuân Hòa (5/2012), "Kinh nghiệm quốc tế xây dựng chính sách thuế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa", Kỷ yếu hội thảo: Các giải pháp đổi mới chính sách tài khóa với việc tái cơ cấu nền kinh tế, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc Hội. 5. Phạm Xuân Hòa (3/2013), "Vai trò của chính sách thuế trong việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa", Tạp chí Kinh tế Phát triển. 6. Phạm Xuân Hòa (10/2013), "Kinh nghiệm xây dựng hệ thống thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia", Tạp chí Tài chính. 142 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu Tiếng Việt: 1. Hồng Anh. 2007. Doanh nghiệp tốn nhiều thời gian cho thủ tục thuế. Việt Báo. Địa chỉ: cho-thu-tuc-thue/11018812/87/. [Truy cập: ngày 27/4/2013]. 2. Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào (2002), Giáo trình quản lý thuế, NXB Thống kê. 3. Nguyễn Thị Hải Bình (2012), “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới”, Tạp chí Tài chính, (6), tr. 25-29. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006- 2010, Hà nội. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010, Hà Nội. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Báo cáo tình hình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011, 2012, báo cáo thường niên. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh 2009-2010, Hà Nội. 8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010, Hà Nội. 9. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 06/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. 10. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 130/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 11. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 28/2011/TT-BTC, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế. 12. Bộ Tài chính (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020, NXB Tài Chính, Hà Nội. 143 13. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. 14. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC về Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế “một cửa”. 15. Chính phủ (2013), Nghị định 92/2013/NĐ-CP, qui định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 16. Chính phủ (2009), Nghị định chính phủ số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 17. Chính phủ (2013), Nghị định Số 83/2013/NĐ-CP qui định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế. 18. Chính phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế. 19. Vũ Cương (2002), Kinh tế và Tài chính công, NXB Thống kê. 20. Nguyễn Thị Thùy Dương (2011), Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 21. La Xuân Đào (2009), “Thực trạng chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, (42), tr. 48- 53. 22. La Xuân Đào (2009), Phân tích tác động của chi phí tuân thủ đối với đối tượng nộp thuế ở Đồng bằng Sông Cửu Long, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Cần Thơ. 23. La Xuân Đào (2012), Chính sách thuế đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam, luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 24. Trần Thị Vân Hoa (2003), Tác động của các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 144 25. Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 26. Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 27. Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu (2009), Giáo trình thuế, NXB Tài chính. 28. Bùi Văn Na (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, đề tài nghiên cứu cấp bộ, Hà Nội. 29. Ngọc Minh (2012), “Giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường”, Tạp chí Tài chính, (6), tr. 18-20. 30. Quách Đức Pháp (2008), Cải cách hệ thống thuế phục vụ phát triển KT-XH 2011-2020, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội. 31. Nguyễn Văn Phụng (2012), “Chính sách thuế góp phần thúc đẩy phát triển giáo dục đại học”, Tạp chí Tài chính, (12), tr 46-49. 32. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (2010), Báo cáo5 năm DNNVV 2006-2010, Hà nội. 33. Quốc Hội (2008), Luật thuế giá trị gia tăng, số 13/2008/QH. 34. Quốc Hội (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, số 31/2013/QH. 35. Quốc Hội (2008), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, số 14/2008/QH12. 36. Quốc Hội (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, số 32/2013/QH13. 37. Quốc Hội (2012), Luật số 21/12/QH13 ra ngày 20/11/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. 38. Quốc Hội (2006), Luật Quản lý thuế, số 78/2006/QH11. 39. Quốc Hội (2012), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, số 21/12/QH13. 145 40. Nguyễn Cẩm Tâm (2012), “Phát triển dịch vụ thuế tư ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, (12), tr. 54-57. 41. Tô Đình Thái (2004), Kinh nghiệm quốc tế hỗ trợ DNN&V: cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược hỗ trợ DNN&V ở Việt Nam từ nay đến năm 2010, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội. 42. Tổng cục Thuế (2012), “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan để hỗ trợ doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính, (6), tr.20-23. 43. Tổng cục Thuế (2011), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, NXB Tài Chính, Hà Nội. 44. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính. 45. Nguyễn Phước Tiên (2010), Định hướng hoàn thiện chính sách thuế Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 46. Nguyễn Quang Tiến (2011), Nghiên cứu tiêu chí và phương pháp phân loại doanh nghiệp để giảm tần suất kê khai thuế, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội. 47. Nguyễn Minh Tuấn (2007), “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, (1), tr. 17-18. 48. Nguyễn Minh Tuấn (2008), Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 49. Nguyễn Ngọc Tú (2009), Các giải pháp về Thuế nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, luận án tiến sĩ, Học viện Tài Chính, Hà Nội. 50. Phạm Thị Minh Tuệ (2012), “Thuế giá trị gia tăng: Những vấn đề cần trao đổi”, Tạp chí Tài chính, (10), tr. 48-50. 146 51. Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thu Hoà (2001), Phát triển DNNVV, kinh nghiệm nước ngoài và phát triển DNNVV ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội. B. Tài liệu Tiếng Anh: 52. Ahmet Salik Ikiz (2002), Shadow Economy in Bulgaria: Small and Medium Enterprises and Taxation. 53. ATAX University New South-Wales (2006), Tax compliance costs of New Zealand small and medium sized businesses. 54. Buenos Aires (2007), taxation of small and mediun enterprises. 55. Business New Zealand-KPMG (2003), First Compliance Cost Survey. 56. Canadian Federation of Independent Business (CFIB) (2005), Canada’s Revenue Agency Five Years After. 57. Das-Gupta (2003), The Income Tax Compliance Costs of Corporations in India, 2000–2001, Goa Institute of Management. 58. Engelschalk (2005), “Small-Business Taxation in Transition Countries”, Tax Notes International. 59. European Commission (2004), European Tax Survey, Working paper n° 3/2004. 60. FIAS (2007), Tax Compliance Burden for Small Businesses: A Survey of Tax Practitioners in S. Africa. 61. IFC (2000), The State of Small Business in Ukraine. 62. IFC (2007), Designing a Tax System for Micro and Small Businesses 63. Klun và Blazic (2004), Tax Compliance Costs for Companies in Slovenia and Croatia. 64. M. Keen, J. Mintz (2004), “The optimal threshold for a value-added tax”, Journal of Public Economics,(88), pp.559-576. 65. Marquez, Barreix, Villela (2005), Recommendations and Best Practices on Taxation of SMEs in Latin America, IDB. 147 66. Naschekina, Timoshenkov (2005), Hard to Bear, Hard to Measure: The Costs of Small Business Legalization in Ukraine. 67. OECD (2009), Taxation of SMEs. 68. Sandford (1989), Administrative and Compliance Costs of Taxation. 69. Sandford (1995), Tax Compliance Cost Measurement and Policy. 70. Shende (2002), Informal Economy: The Special Tax Regime for Small and Micro Businesses: Design and Implementation. 71. Shome (2004), “Tax Administration and the Small Taxpayer”, IMF Policy Discussion Paper. 72. Terkper (2003), “Managing Small and Medium-Size Taxpayers in Developing Economies”, Tax Notes International. 73. World Bank Group (2005), Tax Administrations and Small and Medium Enterprises in Developing Countries. 74. Westerfield, Ross, Jaffe (2002), Corporate Finance. 148 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Phiếu khảo sát doanh nghiệp Đây là phiếu lấy ý kiến khảo sát nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV”. Nhóm nghiên cứu xin đảm bảo những thông tin này sẽ chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu và được giữ kín. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. I. Thông tin chung về doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp của anh/chị đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nào? Thương mại dịch vụ Xây dựng Sản xuất 2. Doanh nghiệp có trụ sở chính ở thành phố nào? 3. Doanh thu trung bình của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây là bao nhiêu? II. Thông tin về thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp 4. Thông tin về kê khai nộp thuế GTGT 4.1. Thời gian trung bình để hoàn thành một hồ sơ khai thuế GTGT? 4.2. Thời gian in hóa đơn trung bình trong tháng? 4.3. Thời gian trung bình để tính toán số thuế GTGT phải nộp/lần? 4.4. Số lần kê khai nộp thuế GTGT của doanh nghiệp trong năm? 5. Trong hai năm gần đây, doanh nghiệp có làm hồ sơ xin hoàn thuế GTGT không? Nếu có thì: 5.1. Thời gian trung bình để hoàn thành hồ sơ xin hoàn thuế GTGT? 5.2. Thời gian trung bình từ khi gửi hồ sơ đến khi nhận được tiền hoàn thuế? 5.3 Anh/Chị đánh giá mức độ hài lòng đối việc giải quyết hoàn thuế GTGT Rất hài lòng Hài lòng Bàng quan Ít hài lòng Không hài lòng Mức độ hài lòng đối việc giải quyết hoàn thuế 6. Thông tin về kê khai, nộp thuế TNDN 6.1. Thời gian trung bình để hoàn thành hồ sơ khai thuế TNDN? 6.2. Thời gian trung bình để tính toán số thuế TNDN phải nộp? 149 7. Thời gian trung bình làm công việc tập hợp, lưu giữ hóa đơn, ghi chép sổ sách là bao nhiêu trong một năm? 8. Doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế theo phương thức nào? Qua mạng điện tử Gửi trực tiếp cho cơ quan thuế 8.1. Nếu gửi hồ sơ khai thuế trực tiếp cho cơ quan thuế, thì thời gian trung bình để nộp là bao nhiêu? 9. Doanh nghiệp nộp thuế theo phương thức nào? Chuyển khoản Nộp trực tiếp 9.1. Thời gian nộp thuế trung bình/lần? 10. Trong hai năm gần đây, doanh nghiệp có làm hồ sơ xin hoàn thuế TNDN không? Nếu có, thì: 10.1. Thời gian trung bình hoàn thành hồ sơ? 10.2. Thời gian từ khi gửi hồ sơ đến khi nhận được tiền hoàn thuế? 10.3. Anh/chị đánh giá mức độ hài lòng đối việc giải quyết hoàn thuế TNDN Rất hài lòng Hài lòng Bàng quan Ít hài lòng Không hài lòng Mức độ hài lòng đối việc giải quyết hoàn thuế 11. Trong 2 năm gần đây, doanh nghiệp có làm thủ tục khiếu nại về thuế không? Nếu có thì: 11.1. Thời gian trung bình hoàn thành hồ sơ xin khiếu nại? 11.2. Thời gian từ khi gửi hồ sơ đến khi nhận được kết quả giải quyết? 11.3. Anh/Chị đánh giá mức độ hài lòng đối việc giải quyết khiếu nại về thuế Rất hài lòng Hài lòng Bàng quan Ít hài lòng Không hài lòng Mức độ hài lòng đối việc giải quyết khiếu nại 12. Đánh giá của doanh nghiệp về thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít Thời gian để thực hiện nghĩa vụ thuế 150 13. Trong 2 năm gần đây, doanh nghiệp có phải thuê tư vấn thuế bên ngoài không? Nếu có thì: 13.1. Chi phí trung bình là bao nhiêu tiền/năm? 13.2. Lý do doanh nghiệp phải thuê kế toán thuế bên ngoài Do thiếu kế toán thuế Do khả năng hạn chế của nhân viên kế toán Lý do khác 13.3. Tư vấn thuế thực hiện những hoạt động gì? Kê khai thuế Quyết toán thuế Công việc khác 14. Doanh nghiệp có nhân viên kế toán thuế riêng không? Nếu có thì: Lương của nhân viên kế toán thuế trung bình là bao nhiêu/năm? 15. Trong 2 năm gần đây, doanh nghiệp có cử nhân viên tham gia các khóa học liên quan tới thuế không? Nếu có thì chi phí ước tính là bao nhiêu trong một năm? 16. Trong 2 năm gần đây, doanh nghiệp có phải mua tài liệu về thuế không? Nếu có thì chi phí trung bình là bao nhiêu trong năm? 17. Trong 2 năm gần đây, doanh nghiệp có bị xử phạt do vi phạm các qui định về thuế không? Nếu có thì: anh/chị đánh giá mức xử phạt Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít Mức xử phạt do vi phạm qui định về thuế 18. Trong 2 năm gần đây, doanh nghiệp có bị thanh tra hoặc kiểm tra về thuế không? Nếu có thì thời gian phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra trung bình một lần là bao nhiêu? 151 19. Đánh giá của anh/chị về mức độ đóng góp của các loại chi phí tới tổng chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp Rất lớn Lớn Trung bình Ít Rất ít Thời gian kê khai thuế GTGT Thời gian kê khai thuế TNDN Thời gian tập hợp và lưu giữ hóa đơn, chứng từ Thời gian chờ hoàn thuế Thời gian chờ kết quả khiếu nại Thuê tư vấn thuế và các chi phí khác Thời gian phục vụ thanh tra thuế Chi phí trả lương cho nhân viên kế toán thuế III. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới gánh nặng thuế 20. Anh/chị đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian kê khai thuế GTGT ảnh hưởng rất lớn ảnh hưởng lớn ảnh hưởng trung bình ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng Qui định thường xuyên thay đổi Số lượng thông tin cung cấp Tần suất kê khai Qui định nhiều mức thuế suất 21. Anh/Chị đánh giá tác động của thuế TNDN tới thời gian kê khai thuế TNDN ảnh hưởng rất lớn ảnh hưởng lớn ảnh hưởng trung bình ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng Qui định thường xuyên thay đổi Chế độ sổ sách kế toán phức tạp Qui định về ưu đãi thuế chưa rõ ràng Thủ tục quyết toán thuế 152 22. Anh/Chị đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng tới gánh nặng thuế TNDN phải nộp ảnh hưởng rất lớn ảnh hưởng lớn ảnh hưởng trung bình ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng Thuế suất Qui định về kê khai tạm nộp thuế TNDN Qui định về phạt và tính lãi IV. Đánh giá công tác hỗ trợ về thuế cho doanh nghiệp 23. Doanh nghiệp của anh/chị có sử dụng dịch vụ hỗ trợ thông tin liên quan tới thuế không? 24. Anh/Chị đánh giá về các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp Rất hài lòng hài lòng Bàng quan Ít hài lòng Không hài lòng Hướng dẫn các qui định về thuế mới Hỗ trợ thông tin về quản lý thuế Cho phép doanh nghiệp tự in hóa đơn Qui định về kê khai thuế điện tử Qui định cho phép khấu hao nhanh Qui định về trích lập quĩ KHCN Qui định về ưu đãi thuế 153 Phụ lục 2 Phiếu khảo sát hộ kinh doanh Đây là phiếu lấy ý kiến khảo sát nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV”. Nhóm nghiên cứu xin đảm bảo những thông tin này sẽ chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu và được giữ kín. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. I. Thông tin chung về doanh nghiệp 1. Hộ kinh doanh của anh/chị đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nào? Thương mại dịch vụ Xây dựng Sản xuất 2. Doanh thu của hộ kinh doanh hàng năm? II. Thông tin chung về thực hiện nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh 3. Hộ kinh doanh hiện nay nộp thuế GTGT theo phương thức nào? Thuế khoán Nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu 3.1 Nếu nộp thuế theo phương thức khoán thì: Đánh giá của anh/chị về thuế khoán GTGT Rất hợp lý Hợp lý Lưỡng lự chưa hợp lý Hoàn toàn không hợp lý Mức thuế khoán Căn cứ tính thuế khoán 4. Hộ kinh doanh của anh/chị có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? 5. Thời gian kê khai, nộp thuế của hộ kinh doanh trong một năm (giờ/năm) là bao nhiêu? 6. Hộ kinh doanh của anh/chị nộp thuế theo phương thức nào? Nộp tiền mặt Chuyển khoản Phương thức khác 154 7. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới thời gian kê khai, nộp thuế? Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít Tần suất kê khai Số loại thuế phải nộp 8. Khi kinh doanh, anh/chị có đi đăng ký thuế với cơ quan thuế không? Nếu không thì 8.1. Vì sao? Không biết phải đăng ký thuế Thủ tục đăng ký phức tạp, mất nhiều thời gian Không phải đối tượng nộp thuế Lý do khác 8.2. Hộ kinh doanh có bị xử phạt không? 9. Đánh giá của anh/chị về những hỗ trợ của cơ quan thuế Rất hài lòng Hài lòng Bàng quan Ít hài lòng Không hài lòng Hỗ trợ của cơ quan thuế 155 Phụ lục 3 Câu hỏi phỏng vấn sâu Với kế toán trưởng - Việc nộp thuế có ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không? - Bà hãy mô tả cụ thể những hoạt động phải làm để thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT và thuế TNDN? - Còn những công việc nào khác liên quan gián tiếp tới nghĩa vụ thuế không? Là những công việc nào? - Hoạt động nào mất nhiều thời gian nhất? - Ngoài thời gian, doanh nghiệp có phải tốn những chi phí bằng tiền để thực hiện nghĩa vụ thuế không? Là khoản chi phí nào? - Theo bà, những vấn đề nào khiến cho việc kê khai, nộp thuế GTGT mất nhiều thời gian như vậy? Với chuyên gia tư vấn thuế - Hiện nay, công ty có thường xuyên nhận được hợp đồng tư vấn thuế không? - Bà đánh giá như thế nào về nhu cầu thuê tư vấn thuế hiện nay? - Theo bà, tại sao các doanh nghiệp lại thuê tư vấn thuế? - Doanh nghiệp thường thuê tư vấn thuế thực hiện những hoạt động nào? - Bà thấy doanh nghiệp thường gặp khó khăn gì khi nộp thuế GTGT và thuế TNDN? - Theo bà những yếu tố nào khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn khi kê khai, nộp thuế GTGT và TNDN? - Nghề tư vấn thuế có phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng không? - Có các lớp bồi dưỡng liên quan tới thuế cho kế toán doanh nghiệp không?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_chinh_sach_thue_nham_ho_tro_phat_trien_do.pdf
  • pdfLA_PhamXuanHoa_Sum.pdf
  • pdfLA_PhamXuanHoa_TT.pdf
  • docPhamXuanHoa_E.doc
  • docPhamXuanHoa_V.doc
Luận văn liên quan