Luận án Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam

Để khắc phục tình trạng tài chính đầu tư hàng năm đã lập sẵn cho các chương trình hiện hành, không phản ứng kịp với những thay đổi khách quan, đồng thời khuyến khích các cơ quan quản lý tài chính đầu tư CSVC GDPT xác lập ưu tiên chi tiêu một cách chiến lược cho một giai đoạn, thì cùng với phương thức lập, phân bổ tài chính theo kết quả đầu ra, cần phải áp dụng cách tiếp cận trung hạn để trao nhiều quyền chủ động hơn trong việc quyết định chi tiêu cho các bộ, ngành, cơ sở, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong việc đầu tư CSVC GDPT, mà trực tiếp là các chủ đầu tư dự án phát triển CSVC GDPT, bảo đảm thực thi chính sách một cách hiệu quả, đáp ứng được các mục tiêu của các dự án đầu tư phát triển CSVC GDPT như đã đề ra. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn là dự toán tài chính trung hạn, mang tính vi mô của các bộ, ngành, đơn vị sử dụng tài chính. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn gắn liền mức vốn đầu tư được cấp với các kết quả đầu ra sẽ phải đạt được của các Bộ, ngành, cơ sở . trong tầm nhìn tối thiểu là 3 năm. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn đòi hỏi phải dự toán được các nguồn tài chính cần thiết cho việc thực hiện các hoạt động đề ra của Bộ, ngành, .(cả các hoạt động sử dụng vốn thường xuyên và đầu tư) nhằm đạt tới các sản phẩm và kết quả đầu ra. Những nhu cầu tài chính có thể vượt quá khả năng nguồn lực hiện có. Do vậy, việc lựa chọn ưu tiên, xác định các hoạt động thuộc các ưu tiên chính yếu hoặc thứ yếu, có thể tăng cường hoặc huỷ bỏ, hoặc giảm quy mô. là công việc rất quan trọng, dễ được thực hiện trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn [41].

pdf187 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, vật lực có thể huy động cho nhu cầu đầu tư; và những kết quả kỳ vọng của mỗi dự án. Vì sao cần minh bạch? Cải thiện minh bạch được xem là cơ sở thiết yếu cho công tác quản lý nguồn tài chính hiệu quả, hiệu lực [41] vì: - Thông tin đầy đủ và tin cậy hơn sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước thực sự nắm tình hình chuẩn xác hơn và từ đó có được những chính sách tài chính phù hợp hơn; Thực tế đã chỉ ra rằng minh bạch tài chính thúc đẩy các chính sách tài chính vững chắc, còn không minh bạch sẽ góp phần dẫn đến một nền kinh tế kém phát triển. - Minh bạch để thu hút sự tham gia của người dân vào việc bàn thảo quyết định đến các vấn đề hệ trọng, như: sự cần thiết của việc đầu tư dự án? Quy mô đầu tư? Hiệu quả KT-XH của dự án? Khả năng đóng góp của người dân? Mức độ và các điều kiện cần thiết để triển khai Quy chế giám sát của cộng đồng? và do vậy sẽ khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư. - Minh bạch và trách nhiệm giải trình giúp các nhà hoạch định chính sách nắm chắc thực tế và từ đó đề ra được các chính sách có cơ sở vững chắc và khả thi hơn, đảm bảo môi trường chính sách ít thay đổi hơn, và các chính sách tài chính có thể đáp ứng kịp thời và tốt hơn các vấn đề kinh tế phát sinh. Cuối cùng minh bạch tài chính sẽ góp phần mang lại một nền kinh tê phát triển hoàn thiện. Nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công nói chung và đầu tư CSVC GDPT nói riêng nên bao gồm [23]: (i) Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư; 145 (ii) Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định, lựa chọn danh mục dự án đầu tư; (iii) Tác động của dự án tới địa bàn đầu tư; (iv) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư cho các dự án theo từng nguồn vốn; (v) Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trung hạn và hằng năm theo từng nguồn vốn; (vi) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư; (vii) Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện các dự án đầu tư; (viii) Quy hoạch, kế hoạch, các chương trình đầu tư trên địa bàn, bao gồm: vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình; (ix) Danh mục dự án đầu tư được quyết định chủ trương đầu tư và được quyết định đầu tư trên địa bàn, bao gồm: quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; (x) Danh mục dự án đầu tư được bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm theo từng nguồn vốn; (xi) Mức vốn đầu tư bố trí cho từng dự án; (xii) Tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án theo từng nguồn vốn; (xiii) Kết quả nghiệm thu, chất lượng dự án đầu tư. Minh bạch cũng rất cần thiết cho Chính phủ thực hiện trách nhiệm giải trình và giúp hạn chế tham nhũng trong đầu tư. Điều căn bản là thông tin không chỉ được cung cấp mà còn phải hợp lý và có thể hiểu được. Minh bạch nhu cầu đầu tư; nguồn vốn và cơ cấu các nguồn vốn đầu tư; các nguồn nhân lực, vật lực có thể huy động cho nhu cầu đầu tư; và những kết quả kỳ vọng của mỗi dự án cần tuân theo các nguyên tắc sau: - Công khai hoá thông tin: Minh bạch bao giờ cũng gắn liền với công khai. Nếu minh bạch mà không công khai thì cũng không minh bạch. Nguyên tắc này nhấn mạnh sự cần thiết là thông tin phải toàn diện, phải bao gồm tất cả các hoạt động của công tác đầu tư được thực hiện bới các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nó cũng nhấn mạnh sự cần thiết đối với Chính phủ là phải thực hiện một cam kết chính thức sẽ cung cấp các thông tin về đầu tư CSVC GDPT theo đúng thời hạn đã thông báo. 146 - Sự phân định vai trò và trách nhiệm rõ ràng: vai trò và trách nhiệm rõ ràng giữa cơ quan phân bổ ngân sách, cơ quan sử dụng ngân sách, cơ quan chủ quản...tạo ra nền tảng cho sự minh bạch trong công tác báo cáo công tác đầu tư và trách nhiệm giải trình của các cơ quan, tổ chức. Một quá trình lập, chấp hành và báo cáo ngân sách công khai. - Đảm bảo tính trung thực: Nguyên tắc này nhấn mạnh sự cần thiết đối với việc xây dựng thể chế là tạo ra được sự đảm bảo về chất lượng và độ tin cậy của số liệu và các thủ tục, đồng thời phù hợp với các quy định pháp luật và hành chính. Các biện pháp chính để tiếp tục cải thiện tính công khai, minh bạch tài chính: - Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi tổ chức, cá nhân có liên quan đến quá trình triển khai thực hiện Chương trình/Đề án theo hướng như sau: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, quy mô, số lượng, danh mục hạng mục công trình cần xây dựng, tỷ lệ và mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Các bộ, ngành quy định về tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng trường học, thanh tra và kiểm tra quá trình triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình/Đề án. Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện và quyết định những vấn đề cụ thể về danh mục, địa điểm xây dựng, thiết kế, sử dụng nguyên vật liệu xây dựng, huy động, quản lý sử dụng và thanh quyết toán vốn đầu tư thuộc Chương trình/Đề án có triển khai trên địa bản của tỉnh mình. Đầu tư xây dựng trường, lớp học của các trường phổ thông thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh. Ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu của Chương trình/Đề án. UBND cấp tỉnh cần chủ động huy động, quản lý sử dụng các nguồn vốn để xây dựng các hạng mục, danh mục công trình đảm bảo đúng mục tiêu của Chương trình/Đề án đã được phê duyệt. Mô hình tốt nhất là quản lý xây dựng các trường do UBND tỉnh trực tiếp phụ trách và điều hành thông qua Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tập trung ở cấp tỉnh. Nhờ đó, các vấn đề liên quan đến đất đai dành cho xây dựng các trường hướng tới các quy chuẩn của quốc gia mới có thể dễ dàng thực hiện. Mặt khác, các trường được đầu tư hoàn toàn mới cần cân nhắc và lựa chọn địa điểm đầu tư mang tính 147 chiến lược mới có thể thực hiện được. Đồng thời, chúng ta mới có cơ hội xóa đi tình trạng đầu tư lãng phí trong nhiều năm qua do cứ phá đi làm lại theo kiểu "giật gấu, vá vai”, tiền vẫn mất mà các tiêu chuẩn của một trường vẫn cứ không đạt được. Trường hợp vẫn duy trì theo cơ chế phân cấp quản lý truyền thống, đó là: Việc quản lý đầu tư đối với các hạng mục công trình xây dựng các trường trực thuộc Sở GD&ĐT giao cho trường làm chủ đầu tư; đối với các trường học (tiểu học, THCS) thuộc cấp huyện quản lý, chỉ thực hiện giao cho UBND xã làm chủ đầu tư khi UBND xã khẳng định được năng lực quản lý đầu tư và đảm bảo chất lượng công trình, hiệu quả đầu tư. Việc tổ chức thực hiện Đề án phải theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, mô hình này trong nhiều năm qua cho thấy rất kém hiệu quả. - Công khai việc chấp hành và báo cáo ngân sách: nguyên tắc này đòi hỏi phải áp dụng các chuẩn mực truyền thống liên quan đến phạm vi, mức độ tiếp cận và độ trung thực của các thông tin tài chính trong quy trình ngân sách hàng năm và hệ thống kế toán của Chính phủ. - Tiếp tục công khai toàn bộ quy trình ngân sách, từ khâu soạn lập, thẩm tra, quyết định, điều hành, thực hiện, giám sát đến báo cáo. Nếu biện pháp này được thực thi, công khai hoá ngân sách sẽ là một qúa trình liên tục và không chỉ dừng lại ở việc công bố số liệu ngân sách dự toán và quyết toán mỗi năm một lần như hiện nay. - Tiến tới xây dựng một ngân sách toàn diện, ngoài các khoản thu chi như hiện nay còn bao gồm các quỹ bên cạnh ngân sách, các khoản cho vay lại ODA và các khoản chi tiêu ở cấp xã. Hệ thống ngân sách toàn diện như vậy cho phép phản ánh đúng thực trạng của ngân sách và sẽ tạo điều kiện phân bổ ngân sách công bằng hơn, hiệu quả hơn. Công tác công khai, theo dõi thu chi ngân sách cũng sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi. - Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc phổ biến rộng rãi các thông tin tài chính. Gần đây, công khai thông tin tài chính ở các cơ quan đã có được những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên chất lượng và độ tin cậy của số liệu ngân sách và các thông tin liên quan cần tiếp tục được cải thiện. Cần đẩy nhanh việc xây dựng và đưa vào hoạt 148 động hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc ở tất cả các cấp ngân sách để tạo ra một hệ thống số liệu điện tử hợp nhất trên toàn quốc thay thế cho các báo cáo và ghi chép sổ sách theo kiểu thủ công hiện nay. Hệ thống thông tin này sẽ cho phép cung cấp thông tin quản lý ngân sách cập nhật , chi tiết, nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các nhà hoạch định chính sách, cán bộ quản lý, cán bộ nghiện cứu cũng như của người dân về số liệu ngân sách. Với hệ thống thông tin hiện đại này, bất cứ người dân nào cũng có thể giám sát thu, chi ngân sách và tham ga đóng góp ý kiến vào quá trình này. Việc công bố dự toán NSNN cũng cũng sẽ được đẩy nhanh, còn các nhà nghiên cứu sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức, thời gian tập hợp và xử lý số liệu. - Cần nâng cao năng lực của cả bộ máy quản lý nhà nước cũng như trình độ cán bộ ở tất cả các cấp kể cả việc nhận thức về tầm quan trọng của minh bạch tài chính là nhằm quản lý tài chính tốt hơn, chống thất thu ngân sách và chi tiêu lãng phí, chống tham nhũng. - Công khai hiện trạng CSVC, tình hình đầu tư CSVC của nhà trường hàng năm, đây là tiêu chí quan trọng để quyết định đầu tư tiếp theo, việc phải làm để giúp quản lý tốt hơn nguồn tài chính. Một khi làm tốt được các nội dung công khai hóa, minh bạch hóa về đầu tư CSVC cho GDPT như trên sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của xã hội tham gia vào hoạt động này Mặt khác, đó cũng chính là thể hiện sinh động cách thức triển khai chủ trương của Đảng về “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vào thực tiến triển khai các dự án đầu tư CSVC cho GDPT mà ngành giáo dục chịu trách nhiệm chính, đồng thời cần quy định giám sát của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư công ở phạm vi, mức độ phù hợp. 3.3. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Những giải pháp đề xuất trên đây để hoàn hiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam có những thuận lợi cơ bản trong bối cảnh hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai mạnh mẽ đổi mới cơ chế quản lý tài chính công nói chung và tài chính 149 cho GDĐT tạo nói riêng nhằm từng bước đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, việc triển khai các giải pháp cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi có rất nhiều công việc cần phải thực hiện. Chính vì vậy, cần thiết phải có lộ trình, bước đi phù hợp và xác định những ưu tiên cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp có hiệu quả. Cụ thể là: - Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, cần tập trung chỉ đạo, triển khai các giải pháp hoàn thiện thể chế về phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập. Trong đó, ưu tiên thực hiện ngay việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các tiêu chí, định mức phân bổ tài chính đầu tư và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư, làm cơ sở, căn cứ để các Bộ, ngành, địa phương và các cơ sở GDPT xác định những công trình, hạng mục ưu tiên để đảm bảo tính hiệu quả đầu tư trong bối cảnh các nguồn lực ngày càng hạn hẹp. Năng lực của đội ngũ cán bộ sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả công tác phân bổ, sử dụng tài chính, do vậy bước tiếp theo là phải nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của bộ máy làm công tác quản lý tài chính đầu tư xây dựng CSVC GDPT cả ở Trung ương và địa phương, cơ sở. - Trong giai đoạn 2016-2020, sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp về triển khai kế hoạch tài chính trung hạn trong lập, phân bổ, sử dụng tài chính đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập, đảm bảo đồng bộ với triển khai kế hoạch đầu tư trung hạn theo Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách sửa đổi; đồng thời, thực hiện phương thức lập và phân bổ tài chính đầu tư theo nhiệm vụ, kết quả đầu ra gắn với kết quả, hiệu quả công việc; hoàn thiện các quy định về việc phân cấp quản lý tài chính đầu tư, đặc biệt là khâu thẩm định và phê duyệt các dự án. - Các giải pháp tăng cường công khai, minh bạch tài chính gắn với trách nhiệm giải trình; nâng cao trách nhiệm kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình/Đề án đầu tư xây dựng CSVC GDPT là những giải pháp phải triển khai thường xuyên, liên tục nhằm quản lý các nguồn lực đầu tư tốt hơn, bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đề ra và nâng cao hiệu quả đầu tư công, hạn chế tối đa tình trạng thất thoát, lãng phí và chống tham nhũng. 150 3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP - Xây dựng chính sách tài chính cho giáo dục theo hướng Nhà nước tiếp tục chăm lo tốt hơn nữa cho giáo dục. Nhà nước cam kết dành đầu tư thoả đáng và ngày càng tăng cho giáo dục. Trong tổng chi NSNN cho giáo dục ưu tiên NS để tăng cường CSVC GDPT. Ưu tiên đầu tư NSNN, gắn với việc quản lý tốt, đầu tư có hiệu quả. - NSNN đầu tư cho các cơ sở giáo dục công lập đảm bảo đạt mức chất lượng tối thiểu phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước ở các cấp học và trình độ đào tạo. Các địa phương có thể quy định mức chất lượng tối thiểu cao hơn, tuỳ theo điều kiện KT-XH của mình. Ở những trường phổ thông công lập cung cấp dịch vụ giáo dục cao hơn mức chất lượng chuẩn, ngoài phần chi của nhà nước, phần còn lại sẽ thu từ người học. - Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quản lý tài chính giáo dục, trong đó qui định rõ chức năng nhiệm vụ của các Bộ, ngành ở Trung ương, của các cơ quan địa phương trong việc phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát và báo cáo về tài chính của GD&ĐT. - Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành khác xây dựng quy trình chuẩn bị kế hoạch ngân sách giáo dục hàng năm và trung hạn đảm bảo việc sử dụng ngân sách có hiệu quả, thống nhất thể hiện trách nhiệm quản lý ngành của Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT. - Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng các quy định quản lý tài chính giáo dục trong các cơ sở giáo dục, quy định báo cáo về tài chính của các cơ sở giáo dục làm cơ sở cho việc quản lý minh bạch và công khai tài chính của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. - Bộ GD&ĐT và các địa phương phải xây dựng quy hoạch phát triển GDPT để nâng cao hiệu quả đầu tư của NSNN. - Cơ quan quản lý giáo dục của địa phương (ở cấp tỉnh, thành phố là Sở GD&ĐT, ở cấp quận, huyện là Phòng GD&ĐT) cần có ý kiến thẩm định đối với các dự án đầu tư phát triển giáo dục ở địa phương. Sở GD&ĐT là cơ quan đầu mối cấp tỉnh thực hiện tổng hợp kế hoạch và sử dụng ngân sách giáo dục ở địa phương để báo cáo UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT. 151 - Phân công để đơn vị sử dụng CSVC (là các trường học) cũng được tham gia trong việc mua sắm, xây dựng CSVC. Có như vậy mới có thể quản lý đồng tiền một cách có hiệu quả. Như tình trạng hiện nay, việc phân công, phân cấp trong quản lý đầu tư CSVC do UBND các tỉnh tự quyết định, áp dụng cho từng địa phương, do đó rất không đồng nhất, manh mún. Một số dự án do Sở GD&ĐT làm chủ đầu tư, một số dự án giao cho UBND huyện hoặc xã là chủ đầu tư, một số dự án lại giao cho trường THPT làm chủ đầu tư. Và, đặc biệt là các cơ sở giáo dục được thụ hưởng dự án không có thành phần trong các Ban QLDA đầu tư xây dựng. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả đầu tư. Chúng ta có thể so sánh: nếu mình xây nhà để mình ở tất nhiên trách nhiệm sẽ rất khác với việc mình xây nhà cho người khác ở. Đây là điều tất nhiên và không thể tránh khỏi. - Thực hiện việc phân cấp trong quản lý và điều hành Chương trình/Đề án theo hướng kết hợp giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. UBND cấp tỉnh chủ động và chịu trách nhiệm với Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình/Đề án từ khâu xây dựng đề án, lập kế hoạch huy động các nguồn vốn, kế hoạch triển khai xây dựng, dành quỹ đất có mặt bằng và địa điểm thuận lợi để xây dựng các trường học, đảm bảo diện tích đất cần thiết đối với từng loại trường học theo quy định tại điều lệ trường học và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác để thực hiện Đề án. Kế hoạch xây dựng trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp để đảm bảo hiệu quả đầu tư lâu dài. - Nâng cao trách nhiệm kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình/Đề án phát triển CSVC cho giáo dục được thực hiện theo cơ chế giám sát cộng đồng, có sự phối hợp giữa Bộ GD&ĐT với các bộ, ngành liên quan, Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương, HĐND cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cùng các tổ chức chính trị – xã hội. 152 KẾT LUẬN Phát triển giáo dục nói chung, phát triển GDPT nói riêng ở nước ta đã được coi như là một định đề luôn ở vị trí cấp thiết. Để thúc đẩy sự phát triển của GDPT thì đòi hỏi phải đầu tư cho các yếu tố đầu vào, trong đó có CSVC. Muốn đầu tư xây dựng CSVC cho GDPT lại rất cần có nguồn lực tài chính lớn và biết sử dụng có hiệu quả mỗi nguồn tài chính đó. Trong điều kiện nước ta, khi mà tổng nguồn tài lực để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập còn quá khiêm tốn, thì cơ chế trong phân bổ, sử dụng lại càng phải được chú trọng để tăng cường hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. Luận án tiến sĩ kinh tế về đề tài: ”Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam”, mà NCS lựa chọn nghiên cứu cũng không năm ngoài kỳ vọng tìm kiếm những cách thức tốt hơn trong phân bổ, sử dụng nguồn tài lực cho đầu tư CSVC của bậc học này. Với định hướng đó, luận án cũng đã có được những thành công cơ bản, như: - Làm rõ thêm về vị trí, vai trò của GDPT công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân; phân tích và chỉ rõ CSVC là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản để đảm bảo sự hoạt động và phát triển của GDPT công lập, do vậy cần phải được quan tâm đầu tư thỏa đáng để hướng tới mục tiêu giáo dục chất lượng cao, toàn diện và hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh sự hội nhập giáo dục quốc tế ngày càng sâu rộng. - Phát triển và bổ sung thêm lý luận nhằm làm rõ cơ chế phân bổ và cơ chế sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập; chỉ rõ các yếu tố tác động tới cơ chế này; nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm về cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT của một số quốc gia trên thế giới và rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Coi đây là nền tảng lý luận cho những nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập trong điều kiện mới. - Luận án tiếp cận phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam trong giai đoạn 5 năm 153 gần đây (2008-2012) dựa trên nguồn tư liệu phong phú được thu thập từ tổng hợp kết quả thống kê, báo cáo của 63 tỉnh/thành phố trong cả nước; từ góc độ các văn bản pháp lý đến quá trình tổ chức thực hiện các văn bản này; theo cơ cấu các nguồn tài chính thuộc phạm vi NSNN... Nhờ đó đã đưa ra những nhận định có sức thuyết phục về những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của cơ chế phân bổ, sử dụng của các nguồn tài chính đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam thời gian qua. - Dựa trên cơ sở lý luận về cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập và thực trạng ở Việt Nam, những quan điểm và định hướng về phát triển GDPT công lập ở nước ta thời gian tới, luận án đã đề xuất một hệ thống giải pháp (gồm 4 nhóm) với lộ trình và các điều kiện để thực hiện có tính khả thi nhằm hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở nước ta giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Luận án được hoàn thành dưới sự dẫn dắt của các nhà khoa học của Học viện Tài chính và Bộ GD&ĐT; sự hỗ trợ đắc lực của các giảng viên bộ môn Quản lý tài chính công, của các cán bộ, chuyên viên khoa Sau đại học- Học viện Tài chính trong suốt thời gian NCS theo học và viết luận án. Xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới các tập thể, cá nhân đã giúp tôi hoàn thành bản luận án này. Mặc dù tác giả của bản luận án đã nỗ lực rất cao, nhưng cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập là vấn đề vừa rộng, vừa phức tạp và lại khá mới mẻ. Bên cạnh đó, kiến thức tích lũy và kinh nghiệm nghiên cứu của tác giả cũng còn nhiều hạn chế; nên luận án khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô, các nhà khoa học và những người có quan tâm tới mảng đề tài này. Xin trân trọng cảm ơn./. viii DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Đào Phan Cẩm Tú (2010), “Cơ sở lý luận của việc xác lập cơ sở hạ tầng làm một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo Đại học”, Tạp chí Kiểm toán, số 5/2010; 2. Đào Phan Cẩm Tú (2014), “Cơ chế phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển cơ sở vật chất của giáo dục phổ thông: Một số bất cập và hướng hoàn thiện”, Tạp chí khoa học thương mại số 66/2014; 3. Đào Phan Cẩm Tú (2014), “Đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 63/2014. ix DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Đề án đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo Việt Nam giai đoạn 2008-2012, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Báo cáo Tổng kết việc thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Công văn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 của về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ NSNN và TPCP 4. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN. 5. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 sửa đổi bổ sung một số điểm của thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007. 6. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 2/6/2008 về ban hành Hệ thống mục lục NSNN. 7. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 46/2008/TT-BTC ngày 06/06/2008 hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng nguồn vốn thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012. 8. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 88/2009/TT-BTC ngày 29/4/2009 sửa đổi bổ sung một số điểm của thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 và Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007. 9. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN. 10. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 209/2009/TT-BTC ngày 5/11/2009 sửa đổi bổ sung một số điểm của thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007. x 11. Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT (2008), Thông tư liên tịch số 125/2008/TTLT- BTC-BGDĐT ngày 22/12/2008 ban hành của hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện CTMTQG về GD&ĐT đến năm 2010; 12. Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT (2013), Thông tư liên tịch số 40/TTLT/BTC- BGDĐT ngày 10/04/2013 hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí CTMTQG về GD&ĐT giai đoạn 2012-2015. 13. Trần Đức Cân (2012), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam: Luận án TS. 14. Nguyễn Mạnh Cường (2008), Phát triển trường trung học phổ thông theo quan điểm nhà trường hiệu quả: Luận án TS. 15. Đặng Văn Du (2004), Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học: Luận án TS. 16. Nguyễn Thị Kim Dung (2002), Thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư cho GD đại học nhằm phát triển kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010: Luận án TS. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đạị biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Trần Thị Thu Hà (1993), Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý hệ thống ngân sách, hệ thống giáo dục quốc dân": Luận án TS. 19. Bùi Tiến Hanh (2007), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam: Luận án TS. 20. Trần Xuân Hải (2001), Giải pháp tạo vốn đầu tư phát triển sự nghiệp đào tạo trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam: Luận án TS. 21. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình Quản lý tài chính công, Hà Nội 22. Nguyễn Ngọc Long (2012), Nâng cao chất lượng xây dựng công trình - Kinh nghiệm từ Nhật Bản, Tạp chí Giao thông vận tải, số tháng 12/2012. 23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Đầu tư công (số 49/2014/QH13), Hà Nội. 24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Ngân sách Nhà nước (số 01/2002/QH11), Hà Nội. xi 25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Hà Nội. 26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (2009), Hà Nội. 27. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN giai đoạn 2007-2010; 28. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg ngày 10/01/2008 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT đến năm 2010. 29. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 về việc Phê duyệt Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008- 2012. 30. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 18/03/2008 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 – 2012. 31. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 135/2009/QĐ-TTG ngày 04/11/2009 về việc ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. 32. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN giai đoạn 2011-2015. 33. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. 34. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 về việc ban hành Danh mục các CTMTQG năm 2011 35. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN và vốn TPCP; xii 36. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/2012/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 về việc Phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011–2020”. 37. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1210/2012/QĐ-TTg ngày 05/09/2012 về việc phê duyệt CTMTQG về GD&ĐT giai đoạn 2012-2015 38. GS.TS Đỗ Hoàng Toàn và TS Mai Văn Bưu (2001), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, NXB giáo dục, Hà Nội. 39. Phạm Thị Tường Vân và Nguyễn Thị Hải Bình (2012), Kinh nghiệm các nước về quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tạp chí Tài chính, số tháng 9/2012. 40. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ “Mô hình cơ sở vật chất kĩ thuật Trường THPT vùng nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ đến năm 2020”. 41. Viện Khoa học Tài chính (2003), Đổi mới Quản lý chi tiêu công cộng ở Việt Nam, Hà Nội. B. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 42. Alastair Blyth (2011). OECD looking back over 50 years of educational buildings. In OECD (Ed.), Designing for education (pp. 13-18) Organisation for Economic Co-operation and Development. 43. Julia Atkin (2011). Transforming spaces for learning. In OECD (Ed.), Designing for education (pp. 24-31) Organisation for Economic Co-operation and Development. 44. Christian Kuhn (2011), Learning environments for 21st century. In OECD (Ed.), Designing for education (pp. 20-23) Organisation for Economic Co- operation and Development. 45. Dato' Ir Donald Lim Siang Chai (2012). Outcome-based Budgeting & Evaluation: An Integrated & Holistic Approach for improving Public Sector Performance. xiii 46. Krueger, A. B (2003). Economic considerations and class size. The Economic Journal, 113(485), F34-F63. 47. Pliksnys, A, Kopnicka, S, Hrynevych, L, & Palicarsky, C. (2009). Transparency in education in Eastern Europe. Open Society Institute. 48. Romer, David (2000), Advanced Macroeconomics (2nd edition), McGraw- Hill/Irwin. xiv PHỤ LỤC Phụ lục 2.1 Mạng lưới các trường phổ thông Việt Nam năm học 2008 - 2009 đến 2012 - 2013 Phụ lục 2.2 Mạng lưới trường dân tộc nội trú năm học 2008 - 2009 đến 2012 - 2013 Phụ lục 2.3 Mạng lưới trường giáo dục phổ thông năm học 2008 - 2009 đến 2012 - 2013 chia theo 06 vùng kinh tế - xã hội Phụ lục 2.4 Tóm tắt kết quả thực hiện chương trình theo các chỉ tiêu cơ bản Phụ lục 2.5a Phân bổ chi cân đối ngân sách địa phương năm 2007 Phụ lục 2.5b Tổng hợp chi ngân sách địa phương cho xây dựng CSVC GDPT giai đoạn 2008-2012 Phụ lục 2.6 Kết quả xây dựng bổ sung hỗ trợ các trường phổ thông dân tộc nội trú Phụ lục 2.7 Kết quả hoạt động hỗ trợ xây dựng, cải tạo CSVC theo hướng đạt chuẩn quốc gia Phụ lục 2.8 Kết quả hỗ trợ, bổ sung CSVC trường THPT chuyên các tỉnh Phụ lục 2.9 Tổng hợp các dự án ODA cho giáo dục phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 Phụ lục 3.1 Dự báo quy mô học sinh, sinh viên giai đoạn 2014 - 2020 Phụ lục 3.2 Dự toán kinh phí thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 Phụ lục 3.3 Dự toán kinh phí xây dựng phòng học Phụ lục 3.4 Dự toán kinh phí xây dựng các phòng khác và thiết bị xv PHỤ LỤC 2.1- MẠNG LƯỚI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM NĂM HỌC 2008-2009 ĐẾN 2012-2013 Trường/năm 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 So sánh 2012- 13/2008-09 Tiểu học 15.051 15.172 15.242 15.337 15.361 102% Công lập 14.957 15.080 15.148 15.243 15.266 102% Ngoài công lập 94 92 94 94 95 101% Tỷ lệ lớp/Phòng học 1,08 1,08 1,12 1,12 1,08 PTCS (C1-2) 665 620 601 554 557 84% Công lập 660 613 591 538 544 82% Ngoài công lập 5 7 10 16 13 260% THCS 9.902 10.060 10.143 10.243 10.290 104% Công lập 9.868 10.041 10.127 10.223 10.269 104% Ngoài công lập 34 19 16 20 21 62% Tỷ lệ lớp/Phòng học 1,05 1,17 1,19 1,14 1,10 Trung học (C2-3) 292 319 319 319 283 97% Công lập 225 218 208 245 209 93% Ngoài công lập 67 101 111 74 74 110% THPT 2.136 2.242 2.288 2.350 2.425 114% Công lập 1.680 1.852 1.954 2.034 2.064 123% Ngoài công lập 456 390 334 316 361 79% Tỷ lệ lớp/Phòng học 1,12 1,2 1,16 1,11 0,99 Nguồn: Thống kê Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố xvi PHỤ LỤC 2.2- MẠNG LƯỚI TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ NĂM HỌC 2008-2009 ĐẾN 2012-2013 Trường/năm 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 So sánh 2012-13/ 2008-09 THCS Trường 225 232 239 241 241 107% Lớp 1.614 1.618 1.616 1.740 1.864 115% Học sinh 47.790 48.371 48.390 52.901 53.238 111% THPT Trường 47 50 52 58 54 115% Lớp 541 650 691 568 858 159% Học sinh 17.633 20.633 22.639 18.355 24.703 140% Cộng Trường 272 282 291 299 295 108% Lớp 2.155 2.268 2.307 2.308 2.722 126% Học sinh 65.423 69.004 71.029 71.256 77.941 119% Nguồn: Thống kê Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố xvii PHỤ LỤC 2.3- MẠNG LƯỚI TRƯỜNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2008-2009 ĐẾN 2012-2013 CHIA THEO 06 VÙNG KINH TẾ – XÃ HỘI Nội dung Toàn quốc Đồng bằng Sông Hồng Trung Du và Miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng Sông Cửu Long 2008 - 2009 28.046 5.787 5.751 7.030 1.953 2.522 5.003 Trường tiểu học 15.051 2.705 2.776 3.814 1.108 1.485 3.163 Trường THCS 9.902 2.420 2.233 2.530 640 725 1.354 Trường THPT 2.136 588 372 547 78 218 333 Trường PTCS (C1-2) 665 63 338 98 95 7 64 Trường Trung học (C2-3) 292 11 32 41 32 87 89 2009 - 2010 28.413 5.655 6.022 6.440 2.084 3.152 5.060 Trường tiểu học 15.172 2.705 2.853 3.371 1.137 1.915 3.191 Trường THCS 10.060 2.286 2.452 2.362 671 908 1.381 Trường THPT 2.242 574 397 564 149 221 337 Trường PTCS (C1-2) 620 57 295 109 88 8 63 Trường Trung học (C2-3) 319 33 25 34 39 100 88 2010 - 2011 28.593 5.819 5.916 7.040 2.151 2.592 5.075 Trường tiểu học 15.242 2.719 2.876 3.787 1.172 1.493 3.195 Trường THCS 10.143 2.423 2.351 2.541 709 739 1.380 Trường THPT 2.288 570 394 579 159 244 342 xviii Nội dung Toàn quốc Đồng bằng Sông Hồng Trung Du và Miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng Sông Cửu Long Trường PTCS (C1-2) 601 63 270 105 78 18 67 Trường Trung học (C2-3) 319 44 25 28 33 98 91 2011 - 2012 28.803 5.840 5.987 7.051 2.180 2.640 5.105 Trường tiểu học 15.337 2.730 2.932 3.791 1.195 1.487 3.202 Trường THCS 10.243 2.434 2.394 2.547 718 763 1.387 Trường THPT 2.350 577 397 580 164 282 350 Trường PTCS (C1-2) 554 62 235 102 69 17 69 Trường Trung học (C2-3) 319 37 29 31 34 91 97 2012 - 2013 28.916 5.864 5.997 7.059 2.224 2.653 5.119 Trường tiểu học 15.361 2.737 2.945 3.767 1.227 1.494 3.191 Trường THCS 10.290 2.441 2.405 2.536 741 771 1.396 Trường THPT 2.425 588 396 593 178 300 370 Trường PTCS (C1-2) 557 59 225 132 54 17 70 Trường Trung học (C2-3) 283 39 26 31 24 71 92 So sánh 2012-13/2008-09 (%) 103,10 101,33 104,28 100,41 113,88 105,19 102,32 Nguồn: Thống kê Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố xix PHỤ LỤC 2.4- TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THEO CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN Kết quả thực hiện Mục tiêu. chỉ tiêu Đơn vị tính Mục tiêu đến 2010 2006 2007 2008 2009 2010 2006- 2010 Ghi chú Ưu tiên hỗ trợ đầu tư theo hướng chuẩn hóa trường PTDT nội trú tỉnh Trường 48 48 Đạt Hỗ trợ xây dựng nhà ở, nhà bếp và các trang thiết bị thiết yếu cho trường PTDT bán trú Trường 900 900 Đạt D ự á n 5 Mua sắm trang thiết bị phục vụ giáo dục hướng nghiệp cho các trường PTDT nội trú Triệu N/A 3.578 2.814 2.252 12.764 32.451 53.859 Đạt Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới phòng học Phòng 14.000 4.316 4.186 4.865 5.202 4.107 22.676 Đạt Xây dựng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn Phòng N/A 3.174 3.293 3.423 1.768 4.139 15.797 Đạt D ự á n 6 Xây dựng phòng làm việc cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng Phòng/( Giáo sư + PGS) 100% Không đạt Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo xx PHỤ LỤC 2.5a- PHÂN BỔ CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2007 Đơn vị tính : Tỷ đồng Tổng số ĐTPT Thường xuyên Tỉnh, thành phố Tỷ đồng % tăng Bổ sung từ NSTW Tỷ đồng % tăng Tỷ đồng % tăng Tổng số 123.334 20,67 39.849 39.280 11,59 79.904 45,06 Hà Nội 8.834 11,43 0 5.135 23,35 3.425 23,74 TP Hồ Chí Minh 14.055 -0,63 0 7.324 -0,57 6.297 33,35 Hải Phòng 2.836 2,31 0 763 -16,15 1.986 33,56 Đà Nẵng 2.801 -5,02 0 1.816 -7,35 899 39,81 Hà Giang 1.389 83,73 1.263 182 102,22 1.150 80,25 Tuyên Quang 1.131 55,14 866 182 59,65 903 57,32 Hoà Bình 1.298 53,07 995 212 17,78 1.045 66,93 Nam Định 1.902 54,89 1.235 420 59,09 1.405 58,94 Nghệ An 3.621 44,72 2.254 676 37,96 2.798 53,15 Quảng Nam 1.777 39,81 1.181 325 -4,97 1.380 60,47 Bình Thuận 1.544 22,64 492 560 9,59 937 44,38 Lâm Đồng 1.817 12,23 497 466 1,53 1.296 35,0 Gia Lai 1.770 26,79 808 7.324 -0,57 6.297 33,33 Đồng Nai 3.188 -4,92 0 224 11,44 847 19,97 Tây Ninh 1.105 8,44 184 313 -7,40 850 37,32 Bình Phước 1.200 -1,23 179 738 113,29 919 47,28 Cần Thơ 1.728 46,94 0 370 43,41 1.141 34,08 Long An 1.576 26,89 440 152 -4,40 826 49,37 Trà Vinh 1.009 32,76 692 203 -21,92 992 33,33 Cà Mau 1.232 12,31 324 7.324 -0,57 6.297 33,33 Nguồn : Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội xxi PHỤ LỤC 2.5b: TỔNG HỢP CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CHO XÂY DỰNG CSVC GDPT GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng STT VÙNG, ĐỊA PHƯƠNG Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số cả nước 10.315 14.255 19.038 20.534 23.565 I Đồng Bằng Sông Hồng 2.486 3.646 4.886 5.072 5.800 1 Thành phố Hà Nội 1.196 1.749 2.515 2.285 3.247 2 Tỉnh Vĩnh Phúc 189 357 307 487 436 3 Tỉnh Bắc Ninh 123 217 331 246 244 4 Tỉnh Hưng Yên 87 140 181 216 235 5 Tỉnh Hà Nam 94 119 199 259 253 6 Tỉnh Hải Dương 222 310 393 410 320 7 Thành phố Hải Phòng 196 285 447 424 354 8 Tỉnh Thái Bình 137 139 170 259 252 9 Tỉnh Nam Định 140 203 200 317 278 10 Tỉnh Ninh Bình 102 128 143 170 180 II Miền núi phía bắc 1.785 2.095 2.473 3.275 3.797 11 Tỉnh Lai Châu 93 84 81 189 225 12 Tỉnh Lào Cai 110 88 109 171 206 13 Tỉnh Điện Biên 121 132 145 229 325 14 Tỉnh Sơn La 73 134 157 116 175 15 Tỉnh Yên Bái 66 72 80 107 104 16 Tỉnh Hoà Bình 138 205 200 289 405 17 Tỉnh Hà Giang 98 114 106 135 205 18 Tỉnh Cao Bằng 63 62 79 160 274 19 Tỉnh Bắc Kạn 46 48 77 106 101 xxii STT VÙNG, ĐỊA PHƯƠNG Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 20 Tỉnh Tuyên Quang 87 90 119 120 118 21 Tỉnh Thái Nguyên 153 200 233 199 279 22 Tỉnh Lạng Sơn 104 109 97 122 212 23 Tỉnh Bắc Giang 187 214 231 330 337 24 Tỉnh Quảng Ninh 297 384 599 771 554 25 Tỉnh Phú Thọ 149 160 160 230 276 III Duyên hải miền Trung 1.851 2.166 2.677 3.007 3.663 26 Tỉnh Thanh Hoá 315 346 374 421 497 27 Tỉnh Nghệ An 177 201 273 370 513 28 Tỉnh Hà Tĩnh 104 120 145 168 195 29 Tỉnh Quảng Bình 80 97 113 175 201 30 Tỉnh Quảng Trị 65 74 78 148 132 31 Tỉnh Thừa Thiên Huế 171 208 231 76 414 32 Thành phố Đà Nẵng 113 201 220 216 128 33 Tỉnh Quảng Nam 173 167 181 329 414 34 Tỉnh Quảng Ngãi 100 117 166 254 240 35 Tỉnh Bình Định 111 164 195 241 232 36 Tỉnh Phú Yên 95 68 113 132 135 37 Tỉnh Khánh Hoà 144 232 282 172 201 38 Tỉnh Ninh Thuận 74 57 73 79 86 39 Tỉnh Bình Thuận 130 115 233 226 275 IV Tây Nguyên 718 999 1.050 1.382 1.696 40 Tỉnh Kon Tum 75 128 186 190 198 41 Tỉnh Gia Lai 148 200 224 286 415 42 Tỉnh Đắk Lắk 240 307 300 431 455 xxiii STT VÙNG, ĐỊA PHƯƠNG Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 43 Tỉnh Đắk Nông 108 131 146 172 206 44 Tỉnh Lâm Đồng 148 233 193 302 422 V Đông Nam Bộ 1.663 2.854 4.833 4.353 4.860 45 Tỉnh Bình Phước 97 87 73 44 66 46 Tỉnh Tây Ninh 88 233 513 277 476 47 Tỉnh Bình Dương 207 449 777 739 709 48 Tỉnh Đồng Nai 303 651 540 507 628 49 Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 341 464 587 723 681 50 Thành phố Hồ Chí Minh 626 970 2.342 2.063 2.300 VI Đồng bằng Sông Cửu Long 1.812 2.495 3.120 3.445 3.749 51 Tỉnh Long An 160 280 502 450 562 52 Tỉnh Tiền Giang 230 257 282 312 258 53 Tỉnh Bến Tre 134 165 204 192 282 54 Tỉnh Trà Vinh 45 84 90 137 166 55 Tỉnh Vĩnh Long 111 193 208 322 266 56 Tỉnh Đồng Tháp 221 268 296 390 408 57 Tỉnh An Giang 281 337 303 329 402 58 Tỉnh Kiên Giang 123 187 208 300 379 59 Thành phố Cần Thơ 147 207 343 303 277 60 Tỉnh Hậu Giang 119 104 127 150 167 61 Tỉnh Sóc Trăng 119 193 224 274 217 62 Tỉnh Bạc Liêu 38 119 154 117 114 63 Tỉnh Cà Mau 82 99 179 169 250 Nguồn : Vụ Ngân sách – Bộ Tài chính xxiv PHỤ LỤC 2.6- KẾT QUẢ XÂY DỰNG BỔ SUNG HỖ TRỢ CÁC TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ Thực hiện giai đoạn 2011-2013 Năm 2013 STT Mục tiêu. chỉ tiêu chính Đơn vị tính Mục tiêu phê duyệt đến 2015 TH 2011 TH 2012 TH 6 tháng đầu năm TH 2013 Tỷ lệ (%) so với mục tiêu được phê duyệt đến năm 2015 1 Số trường PT dân tộc nội trú (đã có) được thụ hưởng DA Trường 223 112 102 42 81 132.29 2 Số phòng học Phòng 300 173 150 67 158 160.33 3 Số phòng học bộ môn Phòng 750 129 167 40 104 53.33 4 Số phòng thư viện Phòng 100 26 13 5 14 53.00 5 Số nhà tập đa năng Phòng 150 18 85 2 11 76.00 6 Số phòng ở nội trú cho học sinh Phòng 2.200 561 392 172 369 60.09 7 Số nhà ăn Phòng 100 15 36 7 14 65.00 8 Số phòng làm việc của CBQL&GV Phòng 140 65 215 26 72 251.43 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo xxv PHỤ LỤC 2.7- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ XÂY DỰNG, CẢI TẠO CSVC, THEO HƯỚNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Thực hiện giai đoạn 2011-2013 Năm 2013 STT Mục tiêu. chỉ tiêu chính Đơn vị tính TH 2011 TH 2012 TH 6 tháng đầu năm TH 2013 1 Số cơ sở GD miền núi được hỗ trợ Trường 767 642 98 413 2 Số cơ sở GD vùng khó khăn được hỗ trợ Trường 670 902 56 352 3 Số cơ sở GD có học sinh dân tộc được hỗ trợ Trường 575 484 43 407 4 Số trường bán trú được hỗ trợ Trường 11 37 12 156 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo xxvi PHỤ LỤC 2.8- KẾT QUẢ HỖ TRỢ, BỔ SUNG CSVC TRƯỜNG THPT CHUYÊN CÁC TỈNH Thực hiện giai đoạn 2011-2013 Năm 2013 STT Mục tiêu. chỉ tiêu chính Đơn vị tính Mục tiêu phê duyệt đến 2015 NĂM 2011 NĂM 2012 6 tháng đầu năm CẢ NĂM Tỷ lệ (%) so với mục tiêu được phê duyệt đến năm 2015 1 - Số phòng học phòng 500 43 124 23 49 43.20 2 - Số phòng học bộ môn phòng 300 16 60 18 48 41.33 3 - Số phòng thư viện phòng 60 - 4 0 4 13.33 4 - Số nhà tập đa năng phòng 40 2 5 0 2 22.50 5 - Số phòng ở nội trú cho học sinh phòng - 100 65 194 6 - Số nhà ăn phòng 45 - 49 1 19 151.11 7 - Số phòng họp giáo viên phòng 50 - 8 2 19 54.00 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo xxvii PHỤ LỤC 2.9- TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN ODA CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2008 – 2013 Đơn vị tính: Triệu USD Chia ra Trong đó: STT Dự án Thời gian thực hiện Tổng vốn Vốn vay Viện trợ Đối ứng XDCB TB 1 Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn 2003 - 2010 247.30 138.80 65.20 46.30 165.69 16.32 2 Dự án Phát triển Giáo dục Trung học phổ thông 2004 - 2011 80.00 55.00 25.00 26.67 22.75 3 Dự án Phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp 2007 - 2011 43.19 34.00 9.19 6.97 12.71 4 Chương trình đảm bảo chất lượng trường học (SEQAP) 2009 - 2015 181.40 127.00 27.50 26.90 133.04 5 Dự án Phát triển giáo dục Trung học cơ sở pha 2 (2004 - 2012, vốn vay ADB 55 triệu USD, vốn đối ứng 25 triệu USD). 2004 - 2012 80.00 55.00 25.00 31.50 11.00 6 Dự án Giáo dục Trung học cơ sở vùng khó khăn nhất (2008-2014, vốn vay 50 triệu USD; vốn đối ứng 14 triệu USD). 2008 - 2014 64.00 50.00 14.00 28.69 5.76 xxviii Chia ra Trong đó: STT Dự án Thời gian thực hiện Tổng vốn Vốn vay Viện trợ Đối ứng XDCB TB 7 Chương trình phát triển giáo dục Trung học (2008-2015, vốn vay ADB 60 triệu USD, vốn đối ứng 11 triệu USD) 2008 - 2015 71.00 60.00 11.00 11.20 8.90 8 Dự án Phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn 2 (2013-2019, vốn vay ADB 90 triệu USD, vốn đối ứng 15 triệu USD) 2013 - 2019 105.00 90.00 15.00 44.20 22.40 9 Dự án Giáo dục Trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2 2015 - 2021 93.00 80.00 13.00 44.40 11.40 Tổng cộng 964.89 689.80 92.70 185.39 492.36 111.24 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo xxix PHỤ LỤC 3.1- DỰ BÁO QUY MÔ HỌC SINH, SINH VIÊN GIAI ĐOẠN 2014-2020 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Qui mô HS, SV 28,231,243 29,050,158 29,820,540 30,481,915 31,163,500 31,893,146 32,111,900 I- Khối GD; trong đó: 22,192,355 22,623,775 23,064,789 23,379,666 23,697,019 24,075,736 24,457,549 - HS phổ thông 17,990,429 18,195,809 18,532,034 18,741,281 18,952,157 19,223,549 19,497,183 - Công lập 16,384,100 16,475,967 16,672,315 16,760,406 16,868,142 16,999,241 17,124,043 - Ngoài công lập 1,606,329 1,719,842 1,859,719 1,980,875 2,084,015 2,224,308 2,373,140 1- Học sinh tiểu học 7,058,835 7,094,129 7,129,600 7,165,248 7,201,075 7,237,080 7,273,265 - Công lập 7,005,894 7,023,188 7,040,480 7,057,769 7,089,458 7,110,431 7,127,800 - Ngoài công lập 52,941 70,941 89,120 107,479 111,617 126,649 145,465 Tỷ lệ% ngoài công lập 1% 1% 1% 2% 2% 2% 2% Tỷ lệ huy động 99% 99% 99% 99% 99% 99% 99% Dân số ( 6- 10 tuổi ) 7,130,137 7,165,787 7,201,616 7,237,624 7,273,812 7,310,181 7,346,732 2- HS THCS 6,911,673 6,946,231 7,052,198 7,087,459 7,122,896 7,158,510 7,194,303 - Công lập 6,725,058 6,751,737 6,847,684 6,874,835 6,909,209 6,943,755 6,978,474 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 - Ngoài công lập 186,615 194,494 204,514 212,624 213,687 214,755 215,829 xxx Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tỷ lệ% ngoài công lập 3% 3% 3% 3% 3% 3% 3% Tỷ lệ huy động 98% 98% 99% 99% 99% 99% 99% Dân số ( 11- 14 tuổi ) 7,052,728 7,087,992 7,123,432 7,159,049 7,194,844 7,230,818 7,266,972 - Dân tộc nội trú cấp 2 58,250 60,500 62,500 65,000 67,000 69,000 70,000 3- HS THPT 4,019,921 4,155,449 4,350,236 4,488,574 4,628,186 4,827,959 5,029,615 - Công lập 2,653,148 2,701,042 2,784,151 2,827,802 2,869,475 2,945,055 3,017,769 - Ngoài công lập 1,366,773 1,454,407 1,566,085 1,660,772 1,758,711 1,882,904 2,011,846 Tỷ lệ% ngoài công lập 34% 35% 36% 37% 38% 39% 40% Tỷ lệ huy động 68% 70% 72% 74% 75% 78% 80% Dân số ( 15- 17 tuổi ) 5,916,315 5,975,478 6,035,233 6,095,585 6,156,541 6,218,107 6,280,288 Dân tộc nội trú cấp 3 29,000 30,000 31,000 32,000 33,000 34,000 35,000 Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự báo học sinh mẫu giáo và phổ thông); Tổng cục Dạy nghề (Dự báo học sinh học nghề); Viện Khoa học Giáo dục VN (Dự báo sinh viên GDĐH và học sinh TCCN). xxxi PHỤ LỤC 3.2- DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 2011-2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng; Chỉ tiêu 2011-2020 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng chi cho GD&ĐT 2.943.826 146.647 168.444 191.393 219.536 252.182 290.051 333.979 384.936 444.045 512.613 A- Chi thường xuyên 2.492.086 101.987 124.825 146.171 176.705 206.925 244.555 287.809 339.448 397.280 466.380 I- Chi giáo dục mầm non. phổ thông 1.598.682 69.388 82.896 96.667 115.616 133.657 157.121 184.035 214.489 250.628 294.185 1. Chi thường xuyên GD Mầm non 142.254 5.694 7.022 8.254 11.256 11.840 13.908 16.328 19.242 22.283 26.427 2. Giáo dục phổ thông 1.456.428 63.694 75.873 88.413 104.360 121.817 143.214 167.706 195.248 228.345 267.758 2.1. GD Tiểu học 619.615 28.164 33.304 38.503 45.099 52.349 60.997 71.053 82.352 96.018 111.777 2.2. THCS 520.738 23.164 27.550 31.890 37.386 43.512 51.335 59.957 69.623 81.156 95.165 2.3. THPT 316.075 12.366 15.020 18.021 21.875 25.956 30.882 36.696 43.272 51.171 60.816 II . Dạy nghề công lập 166.521 6.803 8.581 9.810 11.679 13.802 15.901 18.827 22.376 26.696 32.047 III- Chi TCCN.Cao đẳng Đại học 533.227 16.224 22.200 26.457 33.995 41.512 51.423 62.914 76.524 91.945 110.034 III- Giáo duc &Đào tạo khác 166.497 8.600 9.890 11.726 13.602 15.779 17.500 18.900 22.300 23.500 24.700 B - Chi đầu tư 451.740 44.660 43.619 45.222 42.831 45.257 45.496 46.170 45.487 46.765 46.233 1- XDCSVC- khối phổ thông 248.457 24.563 23.990 24.872 23.557 24.891 25.023 25.394 25.018 25.721 25.428 - Xóa phòng học 3 ca. tạm. nhờ. kiên cố hóa xây thêm phòng học để học 2 buổi/ng 195.157 20.313 19.740 19.522 18.207 19.541 19.173 19.344 19.368 20.121 19.828 - Xây nhà công vụ cho giáo viên vùng ĐBKK 2.400 700 700 500 300 200 - Xây dựng khu vệ sinh cho giáo viên.HS 3.500 350 350 350 350 350 350 350 350 350 350 - Xây dựng phòng chức năng. mua sắm thiết bị dạy học để đạt chuẩn QG* 47.400 3.200 3.200 4.500 4.700 4.800 5.500 5.700 5.300 5.250 5.250 2- XDCSVC- khối đào tạo 203.283 20.097 19.628 20.350 19.274 20.365 20.473 20.777 20.469 21.044 20.805 Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính. Bộ Giáo dục và Đào tạo xxxii PHỤ LỤC 3.3- DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG PHÒNG HỌC Thuộc QĐ 20 Số phòng học Số nhà công vụ STT Tỉnh/Thành phố Số phòng học được phê duyệt năm 2007 Số phòng công vụ giáo viên đã được phê duyệt năm 2007 Đã được đầu tư xây dựng Chưa được đầu tư xây dựng Đã được đầu tư xây dựng Chưa được đầu tư xây dựng Tổng số vốn đầu tư xây dựng phòng học (Đơn vi tính: tỷ đồng) Toàn Quốc 142,077 56,609 94,604 47,473 20,787 24,807 38,141 Mầm non* 35,973 0 27,982 11,964 4,118 6,967 14,498 Tiểu học* 68,128 0 40,156 23,471 7,609 9,107 14,970 THCS* 31,846 0 21,498 9,837 6,575 6,636 6,708 THPT* 6,130 0 4,968 2,201 2,485 2,097 1,965 I Đông Bắc 22,956 19,578 14,139 8,817 9,406 10,004 7,128 II Tây Bắc 12,801 10,089 7,474 5,327 3,995 6,073 4,649 III ĐB sông Hồng 28,092 0 18,917 9,175 7,907 IV Bắc Trung Bộ 25,689 13,487 16,614 9,075 3,435 4,801 7,140 V Nam Trung Bộ 13,460 3,097 9,179 4,281 1,369 906 3,480 VI Tây Nguyên 8,021 5,166 4,631 3,390 1,248 1,362 2,612 VII Đông Nam Bộ 6,280 1,258 5,502 778 0 0 505 VIII ĐBS Cửu Long 24,778 3,934 18,148 6,630 1,334 1,661 4,720 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo xxxiii PHỤ LỤC 3.4- DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC PHÒNG KHÁC VÀ THIẾT BỊ Đơn vị tính: Triệu đồng Phòng học bộ môn, phòng thiết bị Phòng hiệu bộ Phòng đa năng Phòng thư viện Phòng y tế Số TT Vùng miền Tổng số vốn đầu tư xây dựng Đơn giá xây dựng/m² Số phòng Nhu cầu vốn Số phòng Nhu cầu vốn Số phòng Nhu cầu vốn Số phòng Nhu cầu vốn Số phòng Nhu cầu vốn A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Toàn Quốc 618,278 121.843 71,693 145,319 81,756 28,972 21,109 201,065 19,015 234,225 20,513 8,701 I Đông Bắc 125,328 16.303 12,370 26,671 17,836 6,688 4,262 43,149 3,640 47,089 3,849 1,732 II Tây Bắc 95,286 16.498 7,290 15,906 8,404 3,189 2,277 23,329 3,964 51,894 2,127 969 III ĐB sông Hồng 136,406 14.672 17,509 33,973 17,585 5,934 5,073 46,221 4,170 48,547 4,272 1,730 IV Bắc Trung Bộ 40,128 14.066 5,303 9,865 5,320 1,721 2,049 17,898 903 10,079 1,457 566 V Nam Trung Bộ 59,178 15.069 6,890 13,731 6,119 2,121 2,110 19,745 1,897 22,683 2,158 898 VI Tây Nguyên 39,734 15.712 4,821 10,017 4,538 1,640 1,219 11,894 1,246 15,534 1,495 648 VII Đông Nam Bộ 8,682 14.279 1,148 2,168 823 270 273 2,421 323 3,640 416 164 VIII ĐBS Cửu Long 113,536 15.244 16,362 32,988 21,131 7,409 3,846 36,408 2,872 34,740 4,739 1,994 Diện tích áp dụng 115 m² 20 m² 540 m² 690 m² 24 m² Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo Ghi chú:- Đơn giá xây dựng lấy trung bình của tiểu học, THCS, THPT các năm 2017 – 2020 - Đã tính thêm 15% dự phòng phí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_co_che_phan_bo_su_dung_tai_chinh_de_dau_t.pdf
Luận văn liên quan