Luận án Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc bộ quốc phòng

Nguyên tắc lợi nhuận thực hiện: Nguyên tắc này hàm ý rằng khi thực hiện phân phối lợi nhuận thì cần phải dựa vào lợi nhuận đã làm ra, chứ không dựa vào lợi nhuận kế hoạch hay lợi nhuận dự tính. Điều này tránh cho việc nhiều công ty khi chủ sở hữu đòi hỏi tạm ứng cổ tức của cả năm, trong khi lợi nhuận chưa được thực hiện, mới chỉ là dự kiến kế hoạch lợi nhuận. Khi đó có thể xảy ra trường hợp gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến không đạt được lợi nhuận như kế hoạch dự kiến thì lúc đó bản chất là lấy vốn ra để chia lợi nhuận. - Nguyên tắc lợi nhuận ròng: nghĩa là công ty chỉ được phân chia lợi nhuận sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế thu nhập đối với Nhà nước. - Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán: theo nguyên tắc này, việc phân chia lợi nhuận phải đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, cũng như đảm bảo khả năng thanh toán cho chủ sở hữu. Nguyên tắc này ra đời do sự khác biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền của doanh nghiệp. Đôi khi chủ sở hữu có thể nhầm lẫn rằng có lợi nhuận là có tiền, nhưng thực tế không phải vậy. Do đó khi phân chia lợi nhuận sau thuế công ty phải cân đối được dòng tiền vào và dòng tiền ra để đảm bảo thanh toán đủ nợ đến hạn và đủ tiền để phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu

pdf192 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chỉ tiêu đánh giá tài chính doanh nghiệp). Vấn đề này liên quan tới độ chuẩn mực và thống nhất trong lập, trình bày hệ thống báo cáo tài chính và tài liệu kế toán - tài chính khác của các công ty xây dựng thuộc BQP. Hiệu quả giám sát hoạt động tài chính sẽ là không như mong muốn nếu chỉ tiêu không phù hợp hoặc sự không tương thích giữa cách tính chuẩn so sánh và chỉ tiêu sử dụng do sự không tương thích về chế độ kế toán, cấu trúc hệ thống báo cáo tài chính và cả các yếu tố chủ quan như trình độ, kinh nghiệm của nhân viên tài chính/ kế toán của các công ty xây dựng thuộc BQP, kiểm toán viên khiến chất lượng thông tin không đủ độ tin cậy. Điều đáng chú ý là trong thông lệ kế toán Việt Nam, có một số vấn đề chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế như thời điểm lập báo cáo tài chính năm trùng với thời điểm quyết toán ngân sách. Hoàn thiện chế độ báo cáo tài chính (BCTC) - Việc lập, kiểm toán BCTC của các công ty xây dựng thuộc BQP còn thiếu tính thống nhất. Mỗi công ty trình bày BCTC theo cách khác nhau. Các công ty trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định. Việc trình bày các khoản mục khác nhau khiến cho việc tính toán, so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo rất khó khăn, thậm chí không thực hiện được. - Để phục vụ cho việc phân tích tài chính, cần phải có những quy định cải tiến việc lập BCTC của các công ty xây dựng thuộc BQP. Cụ thể, công ty thuộc BQP phải lập BCTC theo tinh thần: Không được thêm bớt các chỉ tiêu trên báo cáo, chỉ tiêu nào không có số liệu thì bỏ trống và phải nộp cả bản điện tử cùng với báo cáo; Các thông tin trong Báo cáo nghiệp vụ được đưa vào Thuyết minh BCTC; công ty xây dựng thuộc BQP phải tự tính toán các tỷ số tài chính mà Cục Tài chính BQP sử dụng để phân tích tài chính và trình bày trong Thuyết minh 153 báo cáo tài chính các tỷ số này của 3 năm gần nhất (phần “Một số chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp”). - Các thông tin kế toán của các công ty xây dựng thuộc BQP mới chỉ dùng chủ yếu để phục vụ cho các đối tượng bên ngoài và mới chỉ dùng ở việc cung cấp các thông tin tổng thể về hoạt động kinh doanh trong quá khứ. Do vậy cần phải hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán, hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán và sổ sách kế toán chi tiết. Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014, các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), các công ty xây dựng thuộc BQP có thể tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của công ty nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của luật kế toán. Đối với chi phí trực tiếp thì phải lập chứng từ riêng cho từng công trình, hạng mục công trình, từng giai đoạn thi công. Đối với chi phí phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất thì tổ chức chứng từ để tập hợp được chi phí theo từng yếu tố chi phí, theo địa điểm phát sinh chi phí là công trình hoặc đội thi công sau đó lựa chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ. Hệ thống tài khoản kế toán cần phải mở chi tiết theo công trình xây dựng. Hệ thống sổ kế toán nên thiết kế cho phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, trình bày được thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát. - Kiểm toán viên của công ty kiểm toán phụ trách kiểm toán công ty xây dựng thuộc BQP phải có kinh nghiệm và kiến thức về công tác xây dựng trong BQP và được Bộ Tài chính phê chuẩn. - Các tiêu chuẩn so sánh quốc tế cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và nên được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện xây dựng ở BQP VN cũng như khuôn khổ kế toán VN. 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 3.3.1. Đối với Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng (BQP) - Nhà nước và BQP cần tăng cường quan tâm tới chính sách cấp vốn cho các công ty xây dựng thuộc BQP nhằm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh ngày càng tăng trưởng, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước 154 và trong khu vực. Điều này được thể hiện ở quy mô về vốn điều lệ, chính sách về phân phối lợi nhuận để lại bổ sung nguồn vốn kinh doanh hàng năm, thời gian và phương thức cấp vốn, thanh toán Giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng thuộc BQP (XDBQP) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình tái cấu trúc, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Công tác này được triển khai tích cực từ nhiều năm qua và đã mang lại những kết quả khả quan. Tuy nhiên, trước tình hình mới hiện nay, đòi hỏi đặt ra là cần tiếp tục tăng cường giám sát hoạt động tài chính với doanh nghiệp XDBQP và hoàn thiện cơ chế chính sách cho hoạt động này - Bộ Quốc phòng cần tăng cường công tác giám sát hoạt động tài chính vĩ mô trên cơ sở đổi mới các chính sách mang tầm chiến lược cho phù hợp với tình hình đổi mới. - Cục TCDN cần xây dựng và ban hành đầy đủ quy chế giám sát HĐTC, phổ biến cho các công ty xây dựng thuộc BQP; - Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy chế giám sát và công tác giám sát HĐTC tại các công ty xây dựng thuộc BQP. 3.3.2. Đối với doanh nghiệp xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng - Thứ nhất, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các đồng chí lãnh đạo trong đơn vị theo hướng gắn lợi ích với trách nhiệm, gắn liền mệnh lệnh chiến đấu với hiệu quả kinh doanh có như thế mới phát huy được tính độc lập tự chủ, sáng tạo và kỹ luật chiến đấu, kỷ luật lao động. - Thứ hai, tổ chức nghiên cứu, xây dựng để ban hành mới và hoàn thiện các quy định làm cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát. - Thứ ba, xây dựng và áp dụng cẩm nang giám sát HĐTC. - Thứ tư, đổi mới cách thức tổ chức công tác giám sát HĐTC theo hướng thường xuyên liên tục và chuyên sâu theo từng lĩnh vực hoạt động tài chính, từng công đoạn tài chính (huy động vốn, tiếp nhận và sử dụng vốn, thu hồi hoàn trả vốn, đầu tư mới). 155 - Thứ năm, xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá chất lượng giám sát HĐTC. - Thứ sáu, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giám sát GSTC cho chủ thể giám sát, gồm: các đơn vị chuyên trách về giám sát HĐTC. - Thứ bảy, tăng cường phổ biến, nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác giám sát cũng như các cán bộ làm công tác tài chính của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. - Thứ tám, tăng cường trang bị, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giám sát cũng như công tác hoạt động tài chính của các đơn vị. - Đối với các cán bộ quản lý lãnh đạo: Cần phân công giám sát theo các tiêu chí cụ thể cho từng công trình, dự án để đảm bảo các khâu giám sát được thường xuyên liên tục và đạt hiệu quả cao. - Đối với các Quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan, hạ sỹ quan: Mỗi người phải là một giám sát viên đối với công việc của mình, bảo vệ lợi ích, tài sản của đơn vị, của BQP, của Nhà nước. - Để thực hiện công tác giám sát, cán bộ giám sát thuộc Chủ sở hữu cần được trang bị các kiến thức cần thiết về các khái niệm, nguyên tắc, quy trình, phương thức phân tích tài chính doanh nghiệp cơ bản và các kỹ thuật phân tích các chỉ số tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Cập nhật kiến thức thường xuyên, liên tục. Việc cập nhật kiến thức cũng chính là một phần của đạo đức nghề nghiệp, bởi lẽ: khi cập nhật kiến thức sẽ có kiến thức phù hợp để tư vấn, đưa ra ý kiến giám sát hợp lý nhất. Giải pháp hoàn thiện HT các chỉ tiêu giám sát HĐTC của các công ty xây dựng thuộc BQP nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giám sát hoạt động tài chính. Do vậy, các giải pháp hoàn thiện HT các chỉ tiêu giám sát HĐTC của các công ty xây dựng thuộc BQP cần tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giám sát để đạt được mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng hoạt động giám sát. 156 Muốn kiểm soát được chất lượng giám sát, công ty phải xây dựng cơ cấu tổ chức thích hợp. Trong đó, chất lượng giám sát không chỉ phụ thuộc vào năng lực của giám sát viên mà còn phụ thuộc vào Ban lãnh đạo công ty, hệ thống các chỉ tiêu giám sát HĐTC, người giám sát, công tác tài chính. Nếu công ty tổ chức giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn một cách hữu hiệu, sẽ thúc đẩy việc tuân thủ của giám sát viên trong quá trình giám sát. Nói cách khác, chất lượng giám sát phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu tổ chức, phân cấp phân nhiệm, kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo hoạt động giám sát được tiến hành tuân theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp, các yêu cầu kỹ thuật của công ty cũng như các quy định của pháp luật, của BQP. Nếu công ty xây dựng thuộc BQP xây dựng được quy trình giám sát chuẩn từ khâu lập kế hoạch, đến thực hiện và hoàn thành kế hoạch một cách đầy đủ, sẽ buộc các giám sát viên phải tuân thủ, từ đó giúp nâng cao chất lượng giám sát; Để làm được điều đó, trước hết phải xây dựng và hoàn thiện được hệ thống các chỉ tiêu giám sát HĐTC đầy đủ, khoa học và vận hành một cách nhuần nhuyễn. Dù tất cả giai đoạn đều quan trọng, tuy nhiên do yêu cầu cuối cùng của công tác giám sát HĐTC là làm cho hoạt động tài chính của đơn vị lành mạnh, minh bạch theo đúng các quy định của BQP, pháp luật nhà nước, vì vậy việc định lượng và xây dựng một hệ thống chỉ tiêu giám sát chuẩn có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc ra quyết định của người lãnh đạo. Lịch sử phát triển hoạt động giám sát hoạt động tài chính vi mô, vĩ mô cho thấy đã không ít các rủi ro đã xảy ra trong đó, nguyên nhân chính là do thiếu một số chỉ tiêu giám sát phù hợp. Song song đó, để nâng cao chất lượng giám sát hoạt động tài chính, cần thực hiện các giải pháp như: (i) Điều chỉnh quy mô giám sát thích hợp; (ii) Tăng cường quản lý về nghiệp vụ giám sát. Tóm lại, để nâng cao và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu giám sát HĐTC phù hợp và hữu hiệu, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ các công ty xây dựng thuộc BQP, Cục Tài chính BQP, các cơ quan Đảng, đoàn thuộc BQP và hoàn thiện môi trường pháp lý. 157 Kết luận chƣơng 3 Chương 3 của luận án đã đưa ra định hướng, nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện về hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính. Dựa trên lý luận và thực tiễn, luận án đã trình bày một hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng thuộc BQP. Cụ thể đối với các chỉ tiêu tài chính bên trong, luận án đã kiến nghị hoàn thiện các nhóm chỉ tiêu giám sát hoàn thành kế hoạch, nhóm chỉ tiêu giám sát huy động vốn và sử dụng vốn, nhóm chỉ tiêu giám sát hiệu quả sử dụng vốn, nhóm chỉ tiêu giám sát hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế, nhóm chỉ tiêu giám sát khả năng trả nợ, nhóm chỉ tiêu giám sát sử dụng chi phí. Bên cạnh đó luận án cũng đã kiến nghị ra các chỉ tiêu phi tài chính, các chỉ tiêu cảnh báo rủi ro, giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách, giải pháp hoàn thiện quy trình giám sát hoạt động tài chính. Đồng thời luận án cũng đã đề xuất những kiến nghị thực hiện các giải pháp. 158 KẾT LUẬN Các công ty xây dựng thuộc BQP đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của BQP, của các đơn vị ngoài BQP góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước; tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các công ty xây dựng thuộc BQP với các công ty xây dựng trong và ngoài nước khác thì các công ty xây dựng thuộc BQP đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Công tác giám sát hoạt động tài chính trong thời gian qua chưa được chú trọng nhiều. Hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính chưa được xây dựng cho phù hợp với đặc điểm ngành nghề, với đặc thù của công ty xây dựng thuộc BQP. Do vậy, luận án đã tập trung nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng thuộc BQP nhằm tăng cường hiệu quả giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty này. Trên cơ sở luận giải, phân tích chi tiết và tổng hợp, luận án đã đạt được các kết quả sau: 1. Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về giám sát hoạt động tài chính và các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính. Luận án cũng đã tổng hợp kinh nghiệm xây dựng các chỉ tiêu cảnh báo rủi ro của nước ngoài từ đó rút ra bài học làm căn cứ bổ sung lý luận và thực tiễn hoàn thiện chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính. 2. Luận án đã trình bày khái quát các công ty xây dựng thuộc BQP trên các nội dung quá trình hình thành, đặc trưng của các công ty xây dựng thuộc BQP và khái quát kết quả kinh doanh của một số các công ty xây dựng thuộc BQP được chọn để nghiên cứu. Luận án đã tìm hiểu, khảo sát thực trạng hoạt động tài chính, giám sát hoạt động tài chính và các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP được chọn mẫu. Từ đó luận án đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của kết quả và tồn tại trong hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP. 159 3. Nhằm định hướng cho các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính, luận án đã đưa ra những định hướng, quan điểm, mục tiêu và yêu cầu của việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính. Đây là tiền đề cơ bản để đạt được mục tiêu trong quá trình nghiên cứu. 4. Luận án đã đạt được mục tiêu cơ bản nhất là hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng thuộc BQP. Các giải pháp đề xuất dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn: lý luận về các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính, bài học kinh nghiệm về giám sát hoạt động tài chính và thực tiễn đặt ra hiện nay đối với các công ty xây dựng thuộc BQP. Luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính có tính mới, kế thừa, đồng bộ, thiết thực và dễ thực hiện, phù hợp với đặc trưng và đặc thù của các công ty xây dựng thuộc BQP. 5. Luận án cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng BQP là điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện, góp phần nâng cao năng lực giám sát hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc BQP. Mục tiêu và giải pháp hoàn thiện HT các chỉ tiêu giám sát HĐTC của các công ty xây dựng thuộc BQP phải dựa trên cơ sở kế thừa nghiên cứu cơ sở lý thuyết và nghiên cứu cơ chế của các quốc gia trên thế giới, cơ chế giám sát hoạt động tài chính vi mô, vĩ mô của Việt Nam cùng với kết quả khảo sát và thực nghiệm tại các DN BQP ở Việt Nam. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng để định hướng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện HT các chỉ tiêu giám sát HĐTC của các công ty xây dựng thuộc BQP ở VN cần phải tuân thủ các thông lệ chung trên thế giới và phải thích ứng và phù hợp với thực trạng các công ty xây dựng thuộc BQP ở VN. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần không nhỏ trong thực tiễn quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng đối với các công ty xây dựng thuộc BQP giúp công tác giám sát hoạt động tài chính đạt được hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả luận án rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn, có giá trị về lý luận và thực tiễn cao hơn. 160 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Đăng Thuận (2012), “Vốn cho thị trường bất động sản hiện nay”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới và Việt Nam Economic Review, (193). 2. Nguyễn Đăng Thuận (2014), “Hiệu quả giám sát tài chính trong xây dựng cơ bản”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 5(565). 3. Nguyễn Đăng Thuận, Nghiêm Thị Thà (Chủ nhiệm) (2014), Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu, Đề tài nghiên cứu cấp Học viện. 4. Nguyễn Đăng Thuận (2015), “Giám sát hệ thống tài chính doanh nghiệp và yêu cầu đổi mới hệ thống tài chính của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, (152). 5. Nguyễn Đăng Thuận (2015), “Thực trạng và giải pháp giám sát hệ thống tài chính doanh nghiệp xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, (87+88). 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Báo cáo tài chính các công ty (Tổng công ty Lũng Lô; Tổng công ty 36; Tổng công ty 789; Tổng công ty 319; Công ty TNHH MTV Hàng không ACC) năm 2011. 2. Báo cáo tài chính các công ty (Tổng công ty Lũng Lô; Tổng công ty 36; Tổng công ty 789; Tổng công ty 319; Công ty TNHH MTV Hàng không ACC) năm 2012. 3. Báo cáo tài chính các công ty (Tổng công ty Lũng Lô; Tổng công ty 36; Tổng công ty 789; Tổng công ty 319; Công ty TNHH MTV Hàng không ACC) năm 2013. 4. Báo cáo tài chính các công ty (Tổng công ty Lũng Lô; Tổng công ty 36; Tổng công ty 789; Tổng công ty 319; Công ty TNHH MTV Hàng không ACC) năm 2014. 5. Bộ Quốc phòng (2001), Điều lệ công tác khoa học và công nghệ QĐND Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 728/2001/QĐ-BQP ngày 25/04/2001. 6. Bộ Quốc phòng (2001), Quyết định số 3365/2001/QĐ-BQP ngày 17/12/2011 Quy định quản lý tài chính các hoạt động có thu tại các đơn vị dự toán Quân đội. 7. Bộ Quốc phòng (2002), Điều lệnh quản lý Bộ đội, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 8. Bộ Quốc phòng (2003), Quy chế tổ chức và hoạt động thanh tra Quốc phòng, ban hành kèm theo Quyết định số 3450/2003/QĐ-BQP ngày 21/12/2003. 9. Bộ Quốc phòng (2004), Điều lệ công tác kỹ thuật QĐND Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 58/2004/QĐ- BQP ngày 10/5/2004. 10. Bộ Quốc phòng (2004), Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân. 162 11. Bộ Quốc phòng (2005), Quyết định 156/2005/QĐ-BQP ngày 11/10/2005 Hướng dẫn thực hiện Quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách trong Quân đội. 12. Bộ Quốc phòng (2005), Quyết định 157/2005/QĐ-BQP ngày 12/10/2005 Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý, sử dựng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn Nhà nước. 13. Bộ Quốc phòng (2005), Quyết định 33/2005/QĐ-BQP ngày 28/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy chế công tác vật tư kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam. 14. Bộ Quốc phòng (2005), Quyết định số 140/2005/QĐ-BQP ngày 26/09/2005 ban hành Quy chế nghiệm thu sản phẩm quốc phòng chế thử, sản xuất lợi “0” sửa chữa lớn lần đầu. 15. Bộ Quốc phòng (2007), Điều lệ công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2007/QĐ-BQP ngày 14/2/2007. 16. Bộ Quốc phòng (2007), Quyết định 118/2008/QĐ-BQP ngày 01/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc phân cấp, ủy quyền quyết định dự án đầu tư và xây dựng trong Bộ Quốc phòng. 17. Bộ Quốc phòng (2007), Quyết định 178/2007/QĐ-BQP ngày 29/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 3365/2001/QĐ-BQP ngày 17/12/2001. 18. Bộ Quốc phòng (2007), Quyết định số 84/2007/QĐ-BQP ngày 18/05/2007 Ban hành Quy chế xuất khẩu, nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng. 19. Bộ Quốc phòng (2008), Quyết định số 94/2008/QĐ-BQP ngày 24/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc Quy định phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. 20. Bộ Quốc phòng (2009), Thông tư 35/2009/TT-BQP ngày 20/07/2009 ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đất quy hoạch cho mục đích Quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ Quốc phòng vào mục đích kinh tế. 163 21. Bộ Quốc phòng (2009), Thông tư 55/2009/TT-BQP ngày 17/08/2009 ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ việc khai thác sử dụng đất Quốc phòng vào mục đích kinh tế, nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất. 22. Bộ Quốc phòng (2009), Thông tư số 20/2009/TT-BQP ngày 14/05/2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn lập, trình, thẩm định phương án giá và quyết định giá các loại hàng hóa dịch vụ Quốc phòng. 23. Bộ Quốc phòng(2007), Quyết định số 126/2007/QĐ-BQP ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công trong Bộ Quốc phòng. 24. Bộ Tài chính (2001), Quyết định 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 về việc ban hành chuẩn mực kiểm toán 400 “đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”. 25. Bộ Tài chính (2004), Quyết định 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 về việc ban hành “Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước”. 26. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2004 hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước bằng vốn Nhà nước. 27. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2003 hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và daonh nghiệp có vốn Nhà nước. 28. Bộ Tài chính- Bộ Quốc phòng (2003), Thông tư số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26/03/2004 hướng dẫn lập và chấp hành quyết toán NSNN và quản lý tài sản đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực Quốc phòng- an ninh. 29. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính. 164 30. Dương Đăng Chinh (2005), Giáo trình Lý thuyết Tài chính, NXB Tài chính. 31. Chính phủ (2003), Nghị định 123/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 Tiêu chuẩn vật chất Hậu cần đối với quân nhân tại ngũ. 32. Chính phủ (2004), Nghị định 10/2004/NĐ-CP ngày 7/1/2004 về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực Quốc phòng- an ninh. 33. Chính phủ (2009), Nghị định 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 ban hành quy định về Giám sát và Đánh giá đầu tư xây dựng cơ bản. 34. Chính phủ (2009), Nghị định 65/2009/NĐ-CP ngày 31/7/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 123/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 Tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ. 35. Chính phủ (2013), Nghị định 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về việc ban hành qui chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữa và doanh nghiệp có vốn nhà nước. 36. Nguyễn Trọng Cơ (1999), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tỏng các doanh nghiệp cổ phần phi tài chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội. 37. Nguyễn Trọng Cơ, Nguyễn Trọng Thản (2009), Giáo trình Lý thuyết Phân tích, NXB Tài chính. 38. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2010), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp (dùng cho các lớp không chuyên ngành), NXB Tài chính. 39. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2013), Quản trị rủi ro tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, lý luận-thực tiễn (sách chuyên khảo), NXB Tài chính. 40. Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng (2001), Hướng dẫn 1773/TC4 ngày 24/12/2001 hướng dẫn thực hiện Quyết định 3365/2001/QĐ-BQP ngày 17/12/2001. 41. Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng (2002), Tài chính dự toán Quân đội, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 165 42. Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng (2006), Chế độ kế toán đơn vị dự toán, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 43. Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng (2007), Công tác Tài chính đối với người chỉ huy, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 44. Cục Tài chính (2008) Báo cáo đánh giá công tác chấp hành ngân sách năm 2007. 45. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2006), Quy chế 402/QC-ĐU ngày 3/11/2006 về Lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tài chính Quân đội nhiệm kỳ 2006-2010. 46. Nguyễn Đình Hạc (1998), Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng, NXB Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng. 47. Vương Đình Huệ (1996), Kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội. 48. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính. 49. Vũ Văn Ninh (2011), Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo rủi ro tài chính đối với các tập đoàn kinh tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính. 50. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 51. Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân tích tài chính công ty cổ phần, NXB Tài chính. 52. Nguyễn Tuấn Phương (1998), Hoàn thiện nội dung phân tích hoạt động tài chính của các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội. 53. Nguyễn Tuấn Phương (2010), Nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động tài chính của các công ty cổ phần hóa sau cổ phần hóa DNNN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính. 54. Nguyễn Ngọc Quang (2002), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 55. Quân chủng Hải Quân (2004), Quyết định 316/QĐ-PKKQ ngày 24/5/2004 của Tư lệnh Quân chủng về phân công công tác trong Bộ Tư Lệnh. 166 56. Quân đoàn 3 (2003), Quyết địh 890/QĐ-QĐ ngày 14/10/2003 của Tư lệnh Quân đoàn về ủy quyền ký hợp đồng kinh tế và chi ngân sách Quốc phòng. 57. Quân khu 1 (2004), Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, ban hành kèm theo Quyết định 671/QĐ-QK ngày 26/8/2004. 58. Quân khu 3 (2004), Quyết định 418/QĐ-QK ngày 22/5/2004 ban hành Quy chế làm việc của Bộ Tư Lệnh 59. Nguyễn Thị Quyên (2014), Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, Luận án tiễn sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. 60. Nguyễn Hữu Quỳnh (1992), Đại từ điển kinh tế thị trường, NXB Từ điển bách khoa. 61. Nguyễn Thị Thanh (2012), Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính trong các Tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. 62. Phùng Quang Thanh (2009), “Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, tiền, tài sản của Nhà nước trong quân đội”, Tạp chí Kiểm toán, (6/2009), tr.12-15. 63. Tổng cục Kỹ thuật (2000), Quy chế quản lý ngân sách kỹ thuật, ban hành kèm theo Quyết định 46/QĐ-TCKT ngày 15/2/2000. 64. Tổng cục Kỹ thuật (2004), Quy chế công tác vật tư, ban hành kèm theo Quyết định 126/QĐ-TCKT ngày 14/3/2004. 65. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính. Tài liệu tiếng Anh 66. Basel Committee on Banking Supervision, Core principles for Effective Banking Supervision, October 2006. 67. CROATIAN NATIONAL BANK: “Developments in the Organizational Structures of Banking and Financial Market Supervision”, 2007. 167 68. Document jointly released by the Basel Committee on Banking Supervision, the International Organisation of Secutities Commissions and the Internationa Associasion of Insuriance Supervision, February 1999. 69. Elizabeth F. Brown, Edward F. Buckley: “A preliminary look at regulatory structure for financial services”, University of St. Thomas, 2007. 70. ày 27/10/2009. 71. Jane D’Arista and Stephany Griffith-Jones, Agenda and Criteria for Financial Regulatory Reform, Financial Times, 2008. 72. Reza Y. Siregar and James E.Williams, October 2004, Designing and intergrated financial supervision agency: Selected lessons and challenges for Indonesia, University of Adelaide, Adelaide 2005 Astralia. 168 PHỤ LỤC BẢNG HỎI ĐIỀU TRA HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Xin chào các anh (chị), tôi là Nguyễn Đăng Thuận, nghiên cứu sinh của Học viện Tài chính. Hiện nay, tôi đang thực hiện luận án với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng”. Anh (chị) là những chuyên gia đã và đang trực tiếp làm công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp hay giám sát hoạt động tài chính doanh nghiệp nên tôi rất mong nhận được ý kiến của anh (chị) về vấn đề tôi đang nghiên cứu. Rất mong các anh (chị) vui lòng dành khoảng 15 phút để giúp tôi hoàn thành các nội dung trong bảng câu hỏi dưới đây. Tôi rất cảm ơn sự giúp đỡ của anh (chị), tôi xin cam đoan các nội dung trong bảng hỏi và những câu trả lời của các anh (chị) chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và được giữ bí mật tuyệt đối. 1. PHẦN THÔNG TIN CHUNG Hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính nhằm để nhận diện rủi ro của doanh nghiệp, đưa ra những cảnh báo cho doanh nghiệp và đồng thời góp phần đưa ra các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính trong doanh nghiệp gồm hoạt động huy động vốn, hoạt động đầu tư và sử dụng vốn, hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế. Để giám sát hoạt động tài chính cần có một hệ thống chỉ tiêu đồng bộ, cụ thể bao quát hết các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 169 2. PHẦN NỘI DUNG PHỎNG VẤN 1. Các anh (chị) có thực hiện giám sát hoạt động tài chính doanh nghiệp không? □ Có □ Không 2. Kỳ giám sát hoạt động tài chính của công ty là: □ Hàng nằm □ 6 tháng một lần □ Hàng quý □ Câu trả lời khác. 3. Việc giám sát hoạt động tài chính của công ty được thực hiện xuất phát từ: □ Yêu cầu quản lý tài chính của bản thân công ty □ Yêu cầu của cơ quan quản lý □ Lý do khác. 4. Kết quả giám sát hoạt động tài chính của công ty nhằm cung cấp thông tin cho: □ Cơ quan quản lý Nhà nước □ Người quản lý công ty □ Người cho vay □ Khách hàng □ Người lao động 5. Giám sát hoạt động tài chính của công ty được thực hiện theo quy trình: □ Xây dựng kế hoạch giám sát, xây dựng quy trình và nội dung giám sát liên tục, lập báo cáo giám sát. □ Xây dựng kế hoạch giám sát, lập báo cáo giám sát □ Ý kiến khác. 6. Giám sát hoạt động tài chính của công ty được tiến hành trên cơ sở thu thập đầy đủ những thông tin có liên quan, cụ thể: □ Thông tin chung: về tình hình kinh tế xã hội, chính sách của nhà nước □ Thông tin theo ngành kinh tế: đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quy mô thị trường, tính chất cạnh tranh □ Thông tin của bản thân công ty 170 7. Hệ thống báo cáo tài chính hiện hành của công ty có đáp ứng đầy đủ những thông tin cần thiết phục vụ cho giám sát hoạt động tài chính không? □ Có □ Không 8. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính của công ty có tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Tài chính không? □ Có □ Không 9. Hiện nay, việc giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp dựa theo những chỉ tiêu: □ Những chỉ tiêu ở Nghị định số 61/2013/NĐ-CP □ Tự xây dựng thêm các chỉ tiêu ngoài chỉ tiêu ở Nghị định số 61/2013/NĐ-CP □ Ý kiến khác 10. Khi giám sát hoạt động hoạt động tài chính, các anh (chị) có giám sát hoạt động huy động vốn của công ty không? □ Có □ Không Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 11 11. Các chỉ tiêu giám sát hoạt động huy động vốn của công ty: □ Hệ số nợ □ Tỷ lệ nợ vay dài hạn so với tổng tài sản □ Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên nợ phải trả □ Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn so với tài sản dài hạn □ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 12. Khi giám sát hoạt động tài chính các anh (chị) có giám sát hoạt động đầu tư và sử dụng vốn không? □ Có □ Không Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 13 13. Các chỉ tiêu giám sát hoạt động đầu tư và sử dụng vốn: □ Hệ số đầu tư ngắn hạn □ Hệ số đầu tư TSCĐ □ Hệ số đầu tư tài chính □ Hệ số đầu tư bất động sản □ Hệ số đầu tư ngoài ngành 171 14. Khi giám sát hoạt động tài chính, các anh (chị) có giám sát hiệu quả sử dụng vốn không? □ Có □ Không Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 15 15. Các chỉ tiêu giám sát hiệu quả sử dụng vốn: □ Vòng quay hàng tồn kho □ Vòng quay các khoản phải thu □ Vòng quay vốn lưu động □ Vòng quay vốn cố định □ Vòng quay vốn kinh doanh □ Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) □ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) □ Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) 16. Khi giám sát hoạt động tài chính, các anh (chị) có giám sát hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế không? □ Có □ Không Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 17 17. Các chỉ tiêu giám sát hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế □ Hệ số lợi nhuận giữ lại □ Chỉ tiêu khác. 18. Khi giám sát hoạt động tài chính, các anh (chị) có giám sát khả năng trả nợ của doanh nghiệp không? □ Có □ Không Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 19 19. Các chỉ tiêu giám sát khả năng trả nợ □ Hệ số khả năng thanh toán nhanh □ Hệ số khả năng thanh toán tức thời □ Hệ số thanh toán lãi vay □ Tỷ lệ dòng tiền vào so với dòng tiền ra □ Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính 172 20. Các anh chị xây dựng mức cảnh báo rủi ro cho doanh nghiệp không? □ Có □ Không 21. Khi giám sát hoạt động tài chính, các anh (chị) có sử dụng các chỉ tiêu trung bình của ngành không? □ Có □ Không 22. Theo các anh (chị) có cần cán bộ chuyên trách thực hiện giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp không? □ Có □ Không 23. Theo các anh (chị) cán bộ làm công tác giám sát hoạt động tài chính có cần thiết phải được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về giám sát hoạt động tài chính không? □ Có □ Không 24. Những ý kiến khác (nếu có) Các anh chị hãy tích câu trả lời vào các ô sau: Điều tra về đặc thù quản lý Không Không TT Nội dung câu hỏi Có Không biết trả lời Đảng ủy, chỉ huy đơn vị có thường xuyên 1 quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tài chính không? Chỉ huy đơn vị có yêu cầu xây dựng quy chế 2 quản lý tài chính nội bộ, quy chế giám sát hoạt động tài chính không? Trong đơn vị có thường xảy ra biến động ở vị 3 trí chỉ huy không? Định kỳ người chỉ huy đơn vị có yêu cầu cơ 4 quan tài chínhphải báo cáo tình hình tài chính không? Các quyết định quản lý tài chính chủ yếu có 5 được thông qua tập thể trước khi quyết định không? 173 Điều tra về cơ cấu tổ chức Không Không TT Nội dung câu hỏi Có Không biết trả lời 1 Cơ cấu tổ chức của đơn vị đồng chí có phù hợp với việc triển khai các nhiệm vụ không? 2 Có đáp ứng được tất cả các nhiệm vụ về huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, làm kinh tế không? 3 Công việc giữa các bộ phận có bị chồng chéo không? 4 Có bộ phận nào phải kiêm nhiệm không đúng với chức năng không? 5 Cơ quan giám sát hoạt động tài chỉnh của đơn vị có đảm bảo: độc lập, khách quan, thường xuyên, liên tục, không? 6 Tổ chức phòng tài chính hiện nay có đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính không? 7 Tổ chức bộ máy giám sát như đơn vị đang áp dụng đã phù hợp chưa? 8 Các hình thức giám sát (KSNB, KTNB, GS HĐTC) có thường xuyên trao đổi, không? 9 Báo cáo GSHĐTC có được lãnh đạo đơn vị đọc và có ý kiến không? 10 Người chỉ huy có thường xuyên trao đổi với Chính ủy về biện pháp giám sát hoạt động tài chính không? Điều tra về chính sách nhân sự Không Không Không TT Nội dung câu hỏi Có biết trả lời 1 Đơn vị có quy chế khen thưởng và kỷ luật không? 2 Đơn vị có chính sách bồi dưỡng, xây dựng cán bộ làm tài chính không? 3 Đơn vị có nhận thấy cần phải tăng cường cán bộ làm công tác tài chính không? 4 Đơn vị có cần phải tăng cường chất lượng công tác tài chính không? 174 Điều tra về công tác kế hoạch của các công ty xây dựng thuộc BQP Không Không TT Nội dung câu hỏi Có Không biết trả lời Đơn vị có cho rằng trong hệ thống kế hoạch 1 thì kế hoạch tài chính là quan trọng nhất không? Đơn vị có ban hành về mẫu biểu, trình tự, 2 thời gian, trách nhiệm của các cơ quan lập kế hoạch không? Đơn vị có thực hiện đúng quy định lập báo 3 cáo tài chính theo quy định không? Hệ thống chỉ tiêu giám sát HĐTC của các công ty xây dựng thuộc BQP TT Áp dụng Áp dụng Nội dung câu hỏi Có Không một phần toàn bộ Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát việc hoàn 1 thành kế hoạch 2 Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát hiệu quả kinh doanh Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát về luân 3 chuyển vốn Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát huy động 4 vốn và sử dụng vốn Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát về phân 5 phối lợi nhuận sau thuế, không? Đơn vị có áp dụng chỉ tiêu giám sát kết quả hoạt động của Ban điều hành doanh nghiệp 6 và trả lương thưởng cho Ban điều hành doanh nghiệp, không? 7 Đơn vị có áp dụng việc giám sát các chỉ tiêu trên vào hoạt động đầu tư xây dựng, không? 8 Đơn vị có đánh giá về hệ thống các chỉ tiêu giám sát HĐTC hiện nay? 175 Điều tra về tổ chức bộ máy giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP Không Không TT Nội dung câu hỏi Có Không biết trả lời Ủy ban kiểm tra đảng ủy đơn vị có chương 1 trình giám sát về quản lý, sử dụng tài sản thuộc vốn NS không? Cục Tài chính BQP hàng năm có thực hiện 2 kiểm tra, giám sát các hoạt động, trong đó có hoạt động về tài chính của đơn vị không? Đơn vị có tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt 3 động kinh doanh, trong đó có hoạt động tài chính của các đơn vị trực thuộc không? Đơn vị có tổ chức bộ máy kiểm soát nội bộ 4 không? Đơn vị có tổ chức kiểm tra tài chính nội bộ 5 không? Điều tra về tác động môi trƣờng giám sát sát hoạt động tài chính từ bên ngoài Không Không TT Nội dung câu hỏi Có Không biết trả lời Các chính sách quản lý về tài chính hiện 1 nay của BQP có đủ điều chỉnh các quan hệ tài chính trong đơn vị không? 2 Các quy định về tài chính có rõ ràng không? Các quy định về quản lý tài chính, giám sát 3 có bị chồng chéo không? THÔNG TIN NGƢỜI ĐƢỢC PHỎNG VẤN Các anh (chị) vui lòng cho biết thêm thông tin cá nhân: a. Giới tính □ Nam □ Nữ b. Độ tuổi của các anh (chị) thuộc nhóm tuổi nào: □ 25-35 □ 36- 50 □ Trên 50 c. Vị trí công tác: . d. Trình độ văn hóa □ Cao đẳng □ Đại học □ Trên đại học e. Nếu anh chị quan tâm đến kết quả nghiên cứu, chúng tôi sẽ gửi bảng tóm tắt đến anh chị qua email, vui lòng cho biết địa chỉ email:........................................................ Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của các anh (chị)! 176 KẾT QUẢ KHẢO SÁT 1. Các anh (chị) có thực hiện giám sát hoạt động tài chính doanh nghiệp không? □ Có 156/156 □ Không 2. Kỳ giám sát hoạt động tài chính của công ty là: □ Hàng nằm 156/156 □ 6 tháng một lần □ Hàng quý □ Câu trả lời khác. 3. Việc giám sát hoạt động tài chính của công ty được thực hiện xuất phát từ: □ Yêu cầu quản lý tài chính của bản thân công ty 143/156 □ Yêu cầu của cơ quan quản lý 156/156 □ Lý do khác. 4. Kết quả giám sát hoạt động tài chính của công ty nhằm cung cấp thông tin cho: □ Cơ quan quản lý Nhà nước 156/156 □ Người quản lý công ty 143/156 □ Người cho vay □ Khách hàng □ Người lao động 5. Giám sát hoạt động tài chính của công ty được thực hiện theo quy trình: □ Xây dựng kế hoạch giám sát, xây dựng quy trình và nội dung giám sát liên tục, lập báo cáo giám sát. □ Xây dựng kế hoạch giám sát, lập báo cáo giám sát □ Ý kiến khác. Chưa làm theo quy trình ở trên 156/156 6. Giám sát hoạt động tài chính của công ty được tiến hành trên cơ sở thu thập đầy đủ những thông tin có liên quan, cụ thể: □ Thông tin chung: về tình hình kinh tế xã hội, chính sách của nhà nước □ Thông tin theo ngành kinh tế: đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quy mô thị trường, tính chất cạnh tranh 90/156 □ Thông tin của bản thân công ty 156/156 177 7. Hệ thống báo cáo tài chính hiện hành của công ty có đáp ứng đầy đủ những thông tin cần thiết phục vụ cho giám sát hoạt động tài chính không? □ Có 106/156 □ Không 50/156 8. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính của công ty có tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Tài chính không? □ Có 156/156 □ Không 9. Hiện nay, việc giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp dựa theo những chỉ tiêu: □ Những chỉ tiêu ở Nghị định 61 134/156 □ Tự xây dựng thêm các chỉ tiêu ngoài chỉ tiêu ở Nghị định 61 32/156 □ Ý kiến khác 10. Khi giám sát hoạt động hoạt động tài chính, các anh (chị) có giám sát hoạt động huy động vốn của công ty không? □ Có 156/156 □ Không Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 11 11. Các chỉ tiêu giám sát hoạt động huy động vốn của công ty: □ Hệ số nợ 120/156 □ Tỷ lệ nợ vay dài hạn so với tổng tài sản 0/22 □ Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên nợ phải trả 0/22 □ Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn so với tài sản dài hạn 0/22 □ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 156/156 12. Khi giám sát hoạt động tài chính các anh (chị) có giám sát hoạt động đầu tư và sử dụng vốn không? □ Có 54/156 □ Không 102/156 Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 13 13. Các chỉ tiêu giám sát hoạt động đầu tư và sử dụng vốn: □ Hệ số đầu tư ngắn hạn 54/156 □ Hệ số đầu tư TSCĐ 54/156 □ Hệ số đầu tư tài chính 0/156 □ Hệ số đầu tư bất động sản 0/156 □ Hệ số đầu tư ngoài ngành 0/156 178 14. Khi giám sát hoạt động tài chính, các anh (chị) có giám sát hiệu quả sử dụng vốn không? □ Có 156/156 □ Không Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 15 15. Các chỉ tiêu giám sát hiệu quả sử dụng vốn: □ Vòng quay hàng tồn kho 0/156 □ Vòng quay các khoản phải thu 0/156 □ Vòng quay vốn lưu động 0/156 □ Vòng quay vốn cố định 0/156 □ Vòng quay vốn kinh doanh 0/156 □ Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) 0/156 □ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) 123/156 □ Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) 156/156 16. Khi giám sát hoạt động tài chính, các anh (chị) có giám sát hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế không? □ Có 0/156 □ Không 156/156 Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 17 17. Các chỉ tiêu giám sát hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế □ Hệ số lợi nhuận giữ lại □ Chỉ tiêu khác. 18. Khi giám sát hoạt động tài chính, các anh (chị) có giám sát khả năng trả nợ của doanh nghiệp không? □ Có 156/156 □ Không Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 19 19. Các chỉ tiêu giám sát khả năng trả nợ □ Hệ số khả năng thanh toán nhanh □ Hệ số khả năng thanh toán tức thời □ Hệ số thanh toán lãi vay 156/156 □ Tỷ lệ dòng tiền vào so với dòng tiền ra □ Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính 179 20. Các anh chị xây dựng mức cảnh báo rủi ro cho doanh nghiệp không? □ Có □ Không 156/156 21. Khi giám sát hoạt động tài chính, các anh (chị) có sử dụng các chỉ tiêu trung bình của ngành không? □ Có 20/156 □ Không 136/156 22. Theo các anh (chị) có cần cán bộ chuyên trách thực hiện giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp không? □ Có 98/156 □ Không 58/156 23. Theo các anh (chị) cán bộ làm công tác giám sát hoạt động tài chính có cần thiết phải được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về giám sát hoạt động tài chính không? □ Có 156/156 □ Không 24. Những ý kiến khác (nếu có) Các anh chị hãy tích câu trả lời vào các ô sau: Tổng hợp kết quả điều tra về đặc thù quản lý Không Không TT Nội dung câu hỏi về cơ cấu tổ chức Có Không biết trả lời Đảng ủy, chỉ huy đơn vị có thường xuyên 1 quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tài chính 156 0 0 0 không? Chỉ huy đơn vị có yêu cầu xây dựng quy chế 2 quản lý tài chính nội bộ, quy chế giám sát hoạt 150 6 0 0 động tài chính không? Trong đơn vị có thường xảy ra biến động ở vị 3 150 2 2 2 trí chỉ huy không? Định kỳ người chỉ huy đơn vị có yêu cầu cơ 4 quan tài chínhphải báo cáo tình hình tài chính 150 1 3 2 không? Các quyết định quản lý tài chính chủ yếu có 5 được thông qua tập thể trước khi quyết định 149 3 4 0 không? Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do Tác giả thực hiện (Phụ lục I) 180 Kết quả điều tra về cơ cấu tổ chức Không Không TT Nội dung câu hỏi về cơ cấu tổ chức Có Không biết trả lời Cơ cấu tổ chức của đơn vị đồng chí có phù 1 hợp với việc triển khai các nhiệm vụ 150 0 3 3 không? Có đáp ứng được tất cả các nhiệm vụ về 2 huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, 156 0 0 0 làm kinh tế không? Công việc giữa các bộ phận có bị chồng 3 156 0 0 0 chéo không? Có bộ phận nào phải kiêm nhiệm không 4 5 151 0 0 đúng với chức năng không? Cơ quan giám sát hoạt động tài chỉnh của 5 đơn vị có đảm bảo: độc lập, khách quan, 6 150 0 0 thường xuyên, liên tục, không? Tổ chức phòng tài chính hiện nay có đáp 6 100 56 0 0 ứng yêu cầu quản lý tài chính không? Tổ chức bộ máy giám sát như đơn vị đang 7 130 5 1 20 áp dụng đã phù hợp chưa? Các hình thức giám sát (KSNB, KTNB, 8 17 139 0 0 GSTC) có thường xuyên trao đổi, không? Báo cáo GS HĐTC có được lãnh đạo đơn vị 9 149 5 2 0 đọc và có ý kiến không? Người chỉ huy có thường xuyên trao đổi với 10 Chính ủy về biện pháp giám sát hoạt động 149 3 2 2 tài chính không? Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do Tác giả thực hiện (Phụ lục I) Kết quả điều tra về chính sách nhân sự Không Không TT Nội dung câu hỏi về cơ cấu tổ chức Có Không biết trả lời 1 Đơn vị có quy chế khen thưởng và kỷ luật 156/156 0 0 0 không? 2 Đơn vị có chính sách bồi dưỡng, xây dựng 151/156 2 3 0 cán bộ làm tài chính không? 3 Đơn vị có nhận thấy cần phải tăng cường 156/156 0 0 0 cán bộ làm công tác tài chính không? 4 Đơn vị có cần phải tăng cường chất lượng 155/156 1 0 0 công tác tài chính không? Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do Tác giả thực hiện (Phụ lục I) 181 Kết quả điều tra về công tác kế hoạch của các công ty xây dựng thuộc BQP Không Không TT Nội dung câu hỏi về cơ cấu tổ chức Có Không biết trả lời Đơn vị có cho rằng trong hệ thống kế hoạch 1 thì kế hoạch tài chính là quan trọng nhất 155/156 1 0 0 không? Đơn vị có ban hành về mẫu biểu, trình tự, 2 thời gian, trách nhiệm của các cơ quan lập 98/156 56 2 0 kế hoạch không? Đơn vị có thực hiện đúng quy định lập báo 3 156/156 0 0 0 cáo tài chính theo quy định không? Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do Tác giả thực hiện (Phụ lục I) Hệ thống chỉ tiêu giám sát Hệ thống chỉ tiêu giám sát HĐTC của các công ty xây dựng thuộc BQP Áp dụng Áp dụng TT Nội dung câu hỏi về cơ cấu tổ chức Có Không một phần toàn bộ Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát việc hoàn 1 0 10 146 0 thành kế hoạch 2 Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát hiệu quả 0 0 155 1 kinh doanh Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát về luân 3 0 1 155 0 chuyển vốn Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát huy động 4 0 1 155 0 vốn và sử dụng vốn Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát về phân 5 0 156 156 0 phối lợi nhuận sau thuế, không? Đơn vị có áp dụng chỉ tiêu giám sát kết quả hoạt động của Ban điều hành doanh nghiệp 6 0 0 155 1 và trả lương thưởng cho Ban điều hành doanh nghiệp, không? 7 Đơn vị có áp dụng việc giám sát các chỉ tiêu 0 0 156 0 trên vào hoạt động đầu tư xây dựng, không? 8 Đơn vị có đánh giá về hệ thống các chỉ tiêu 0 0 132 24 giám sát HĐTC hiện nay? Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do Tác giả thực hiện (Phụ lục I) 182 Kết quả điều tra về tổ chức bộ máy giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP Không Không TT Nội dung câu hỏi về cơ cấu tổ chức Có Không biết trả lời Ủy ban kiểm tra đảng ủy đơn vị có chương 1 trình giám sát về quản lý, sử dụng tài sản 154 0 2 0 thuộc vốn NS không? Cục Tài chính BQP hàng năm có thực hiện 2 kiểm tra, giám sát các hoạt động, trong đó 156 0 0 0 có hoạt động về tài chính của đơn vị không? Đơn vị có tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt 3 động kinh doanh, trong đó có hoạt động tài 156 0 0 0 chính của các đơn vị trực thuộc không? 4 Đơn vị có tổ chức bộ máy kiểm soát nội bộ 155 0 1 0 không? Đơn vị có tổ chức kiểm tra tài chính nội bộ 5 156 0 0 0 không? Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do Tác giả thực hiện (Phụ lục I) Kết quả điều tra về tác động môi trƣờng giám sát sát tài chính từ bên ngoài Không Không TT Nội dung câu hỏi về cơ cấu tổ chức Có Không biết trả lời Các chính sách quản lý về tài chính hiện 1 nay của BQP có đủ điều chỉnh các quan hệ 138 10 8 0 tài chính trong đơn vị không? 2 Các quy định về tài chính có rõ ràng không? 120 36 0 0 Các quy định về quản lý tài chính, giám sát 3 100 12 44 0 có bị chồng chéo không? Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do Tác giả thực hiện (Phụ lục I) 183 DANH SÁCH CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG 1. Tổng công ty 319; 2. Tổng công ty 36; 3. Tổng công ty 789; 4. Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị; 5. Tổng công ty Lũng Lô; 6. Tổng công ty Thái Sơn; 7. Tổng công ty Thành An (Binh đoàn 11); 8. Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn; 9. Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Tây Hồ; 10. Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Trường An; 11. Công ty TNHH một thành viên 207; 12. Công ty TNHH một thành viên 59; 13. Công ty TNHH một thành viên ACC; 14. Công ty TNHH một thành viên Đồng Tâm – BCH Quân sự tỉnh Đồng Nai; 15. Công ty TNHH một thành viên Duyên Hải QK3; 16. Công ty TNHH một thành viên Hà Thành – QK Thủ Đô; 17. Công ty TNHH một thành viên Hùng Vương – QK IV; 18. Công ty TNHH một thành viên Trường Thành; 19. Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Vạn Tường – QK V; 20. Công ty TNHH Xây dựng và Khai khoáng Việt Bắc – QK1; 21. Công ty ADCC; 22. Công ty TNHH một thành viên Tư vấn Thiết kế và Đầu tư Xây dựng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_he_thong_chi_tieu_giam_sat_hoat_dong_tai.pdf
Luận văn liên quan