Luận án Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng

HTTT kế toán tại các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp, về cơ bản đã tuân thủ khá tốt các Chuẩn mực, Nguyên tắc, Chế độ kế toán hiện hành cũng như các quy định cụ thể của Tổng cục và Bộ quốc phòng. - Việc lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán cơ bản là phù hợp với đặc điểm hoạt động của mỗi doanh nghiệp kể cả các Tổng công ty cũng như các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty. Các bộ phận kế toán trong bộ máy kế toán của hầu hết các doanh nghiệp được bố trí phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán và trình độ công nghệ thông tin của những người làm kế toán hiện có. Số lượng các bộ phận kế toán ở các doanh nghiệp cũng được xác định hợp lý tùy theo quy mô của doanh nghiệp. Vì thế, đảm bảo cho việc phân công nhiệm vụ không bị chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao năng suất lao động kế toán.

doc207 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy trình kế toán được tuân thủ, đồng thời là cơ sở để đánh giá việc chấp hành các quy định của những người làm kế toán trong bộ máy kế toán của DN. Từ đó, đảm bảo cho việc vận hành của HTTT kế toán tốt và chất lượng thông tin cung cấp được nâng lên. Đối với kiểm tra kế toán, nội dung kiểm tra bao gồm tất cả các khâu công việc liên quan đến công tác kế toán như: kiểm tra chứng từ, kiểm tra việc chấp hành chế độ ghi chép ban đầu và ghi chép trên sổ kế toán, kiểm tra việc lập BCTC, kiểm tra việc thực hiện các định mức kinh tế, kỹ thuật, các dự toán chi phí, các khoản thưởng so với quy chế chi tiêu nội bộ của các Tổng công ty và các DN trực thuộc.... Với mỗi bộ phận kế toán thì bản thân người làm kế toán trong từng bộ phận thực hiện việc kiểm tra ngay khi lập các chứng từ kế toán đến việc nhập dữ liệu vào máy tính. Ngoài ra, cần có cần có sự kiểm tra của Kế toán trưởng và Kế toán tổng hợp. Định kỳ hoặc trước các thời điểm cung cấp thông tin quan trọng như lập BCTC, Báo cáo KTQT phục vụ cho quyết định ngắn, dài hạn, lập Bảng thông tin hợp nhất, thời điểm thanh tra, quyết toán thuế, DN phải thành lập Ban kiểm tra độc lập để rà soát nhằm kịp thời phát hiện các sai sót, gian lận trong kế toán. Trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán, kiểm tra kế toán cần thực hiện tốt các vấn đề sau đây: - Kiểm tra tính chính xác và tính pháp lý của chứng từ ngoài máy để đảm bảo dữ liệu ban đầu của HTTT kế toán khi nhập máy tính; - Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu giữa chứng từ máy tính và chứng từ ngoài máy tính nhằm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu gốc với dữ liệu đã nhập máy 3.3.10. Hoàn thiện về ứng dụng công nghệ thông tin trong HTTT kế toán Một trong những yêu cầu quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp hiện nay là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nói chung và trong HTTT kế toán nói riêng. Đối với các DN thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng- bộ Quốc phòng, yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất để ứng dụng công nghệ thông tin trong HTTT kế toán đem lại hiệu quả thiết thực là đầu tư cơ sở về công nghệ thông tin. Có thể nói đây là giai đoạn đầu tư ban đầu của DN cho công nghệ thông tin, bao gồm các trang bị cơ bản về phần cứng, phần mềm và nhân lực sử dụng. Tùy theo năng lực tài chính của mỗi DN mà có thể trang bị cơ sở hạ tầng phù hợp. Song, cần đảm bảo yêu cầu cơ bản về cơ sở hạ tầng công nghệ (phần cứng, phần mềm) được trang bị đầy đủ để triển khai một số ứng dụng thường xuyên của DN như trang bị máy tính, thiết lập mạng LAN, kết nối internet, môi trường truyền thông giữa các bộ phận trong nội bộ cũng như giữa các đối tác, đồng thời phải đào tạo được đội ngũ nhân lực đủ trình độ để sử dụng cơ sở hạ tầng trên vào các hoạt động tác nghiệp và hoạt động quản lý của DN. Việc đào tạo, bồi dưỡng người làm kế toán trực tiếp trên các phần mềm kế toán phải được lập kế hoạch dài hạn và đạt được trình độ nhất định như: có thể truy xuất thông tin dữ liệu từ phần mềm kế toán qua Microsoft Excel để xem xét các sổ kế toán, các báo cáo của đơn vị kế toán; kiểm soát được “dấu vết điều chỉnh, sửa chữa” phần hành kế toán do mình phụ trách, Bước tiếp theo là tăng cường ứng dụng tác nghiệp, điều hành nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động, hỗ trợ cho các bộ phận chức năng trong DN. Cùng với việc trang bị đồng bộ máy móc thiết bị và thiết kế đường mạng hợp lý, sử dụng đồng bộ một phần mềm kế toán thống nhất cho toàn DN thì việc sử dụng thuần thục phần mềm kế toán, biết cách khai thác các thông tin trên phần mềm để phục vụ cho yêu cầu quản lý cũng cần được những người làm công tác kế toán quan tâm, thường xuyên cập nhật thông tin, trao đổi kinh nghiệm với nhau để nâng cao hiệu quả của phần mềm ứng dụng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin phải được thực hiện đồng bộ cho tất cả các phần hành kế toán để đảm bảo khai thác tối đa, hiệu quả của công nghệ thông tin. Các DN cần sử dụng hệ thống phần mềm kế toán có sự tích hợp với phần mềm dự toán thì việc tính toán, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu so với dự toán sẽ đạt hiệu quả cao. Đối với các Tổng công ty, cần thiết phải nghiên cứu xây dựng quy trình hợp nhất BCTC áp dụng tại Tổng công ty(công ty mẹ) và mỗi đơn vị trực thuộc Tổng công ty (công ty con), sau đó mới xây dựng phần mềm kế toán áp dụng quy trình hợp nhất này. Khi ứng dụng phần mềm kế toán để hợp nhất BCTC, các DN tùy vào những đặc điểm quản lý và hoạt động SXKD để lựa chọn phần mềm kế toán cho phù hợp nhưng cần thực hiện theo những nội dung chủ yếu như sau: Phần mềm kế toán xây dựng dựa vào các đặc thù chung của tất cả các công ty con và công ty mẹ (đối với các Tổng công ty) và các DN trực thuộc Tổng cục, sau đó cài đặt phần mềm kế toán trên với cơ sở dữ liệu riêng cho từng DN. Để đảm bảo dữ liệu mang tính thống nhất, Phòng Kế toán của các Tổng Công ty/DN trực thuộc Tổng cục sẽ đưa ra những quy định về quản lý dữ liệu như: thống nhất những tài khoản kế toán tổng hợp và tài khoản kế toán chi tiết, thống nhất cách quản lý hệ thống mã hóa trong các dữ liệu danh mục; Dữ liệu trên phần mềm kế toán cần được phân tích thành hai loại: dữ liệu nội bộ và dữ liệu bên ngoài. Để đảm bảo tính an toàn cho dữ liệu kế toán, các DN cần yêu cầu bên cung cấp phần mềm phải thiết kế được cơ chế kiểm soát như sau: tự động ghi nhận các hành vi truy cập hệ thống, chỉnh sửa, bổ sung, xóa dữ liệu trên một tập tin riêng. Tập tin này phải được bảo mật cao nhất trong hệ thống, mặc định là không được phép xóa, người có quyền cao nhất trong hệ thống chỉ được xem và in ra dấu vết kiểm toán từ nội dung của tập tin này; việc chỉnh sửa số liệu của các chức năng kế toán tổng hợp phải độc lập với các chỉnh sửa số liệu trên các phân hệ khác; việc chỉnh sửa số liệu trên thông tin kế toán chi tiết không làm thay đổi hay ảnh hưởng đến sổ kế toán tổng hợp nếu chưa được sự đồng ý phê duyệt (thông qua mật khẩu và nhật ký ghi nhận “Dấu vết điều chỉnh, sửa chữa”) của người có trách nhiệm cao nhất trong đơn vị kế toán... Đồng thời, mỗi DN cần quản trị mạng thường xuyên để theo dõi, lên kế hoạch bảo trì, sao lưu dữ liệu để lưu trữ, in dữ liệu bản cứng, bảo quản đề phòng các sự cố về máy tính làm ảnh hưởng đến công tác kế toán. Khi thực hiện ứng dụng tin học vào công tác kế toán thì cần kết hợp với việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy kế toán theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả. 3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Để các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Cục Công nghiệp quốc phòng- bộ Quốc phòng được ứng dụng vào thực tiễn, phát huy hiệu quả, cần phải có những điều kiện nhất định. Dưới đây, trình bày và phân tích một số điều kiện chủ yếu thuộc về phía Nhà nước và về phía các DN thuộc Tổng Cục. 3.4.1. Về phía Nhà nước Nhà nước, với chức năng quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua các chính sách kinh tế, tài chính và hệ thống các chính sách quản lý vĩ mô cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ bản, tạo khung pháp lý và định hướng cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách kinh tế, tài chính vĩ mô theo hướng sau: Ổn định chính sách tài khóa, tiền tệ, xây dựng kế hoạch trợ giúp phát triển loại hình doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trong từng thời kỳ, gắn quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về phát triển của toàn bộ nền kinh tế và của từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ theo kế hoạch và thứ tự ưu tiên nhằm thu hút đầu tư nước ngoài cho sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Các chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp cần được cụ thể hóa như chương trình khuyến khích, đầu tư, trợ giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, trợ giúp mặt bằng SXKD, trợ giúp xuất khẩu, trợ giúp thông tin, kỹ thuật Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trên phạm vi toàn quốc, từng vùng, miền cần được thống nhất theo quy chuẩn của Nhà nước. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, các văn bản dưới luật; thường xuyên rà soát các văn bản pháp quy, xóa bỏ những văn bản không phù hợp theo từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Tiếp tục đổi mới hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hành theo hướng cơ bản sau đây: Về Luật Kế toán: tiếp tục triển khai việc phổ biến, hướng dẫn Luật kế toán ra phạm vi toàn xã hội thông qua các văn bản cụ thể để doanh nghiệp dễ thực hiện và tạo sự nhận thức sâu sắc của toàn xã hội. Đồng thời, định kỳ hàng năm phải có sự kiểm tra, tổng kết của các cơ quan chức năng đối với việc chấp hành Luật của các doanh nghiệp nhằm có những biện pháp kịp thời xử lý những hành vi vi phạm Luật. Hoàn thiện Luật kế toán trên những nội dung sau: + Về nguyên tắc kế toán: ngoài nguyên tắc hạch toán theo“giá gốc” cần bổ sung thêm nguyên tắc hạch toán theo “giá trị hợp lý” đối với những loại tài sản có giá trị thường xuyên biến động. + Về chứng từ kế toán: bổ sung thêm việc lưu trữ chứng từ, sổ kế toán được phép lưu trữ trên các phương tiện điện tử như trên máy tính; + Bộ Tài chính, các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan Thuế, Chủ sở hữu và các đơn vị kế toán cấp trên cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nhằm kịp thời xử lý những hiện tượng vi phạm Luật kế toán cũng như các chính sách kinh tế, chính sách thuế...; + Tiếp tục hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kế toán hiện hành theo hướng hội nhập quốc tế, đảm bảo Việt hóa các nội dung Chuẩn mực để có sự hiểu hiểu Chuẩn mực một cách thống nhất. Sau thời gian triển khai thực hiện, cần có tổng kết, đánh giá để sửa chữa, bổ sung những bất cập nhằm ứng dụng được vào thực tiễn quản lý trong doanh nghiệp. Ban hành thêm các CMKT mới như CMKT công cụ tài chính, CMKT tổn thất tài sản,... nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay. + Hệ thống kế toán cần được ban hành theo hướng chỉ quy định những vấn đề chung, cơ bản nhất mang tính bắt buộc về KTTC và những hướng dẫn cơ bản về KTQT mà tất cả các loại hình doanh nghiệp SXKD thuộc các lĩnh vực khác nhau có thể vận dụng được. Trong thời gian tới, trên cơ sở hệ thống kế toán hiện hành, cần sửa đổi, bổ sung theo hướng: + Rút gọn tài khoản kế toán tài chính theo hướng: những tài khoản có nội dung tương tự nhau nên ghép lại thành một tài khoản. + Rà soát, đổi tên một số tài khoản kế toán chưa phù hợp giữa tên gọi và nội dung phản ánh của tài khoản. + Mở thêm tài khoản để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh trong các doanh nghiệp; + Hướng dẫn những vấn đề cốt lõi về KTQT để các các doanh nghiệp vận dụng tùy thuộc vào đặc điểm SXKD và yêu cầu quản lý cụ thể của DN. - Khuyến khích phát triển và tăng cường các hoạt động dịch vụ tư vấn tài chính kế toán; hình thành các công ty, trung tâm dịch vụ tư vấn tài chính kế toán; đào tạo đội ngũ chuyên gia kế toán có trình độ cao đáp ứng với nhu cầu quản lý trong lĩnh vực kế toán trong bối cảnh hội nhập kế toán quốc tế. Từng bước xây dựng và hình thành đội ngũ nhân viên kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp có khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường. 3.4.2. Về phía các Hội nghề nghiệp Tăng cường và nâng cao vai trò của các Hội nghề nghiệp, đặc biệt là Hội hành nghề kế toán Việt Nam trong việc hướng dẫn chuyên môn,bồi dưỡng, cập nhật nghiệp vụ đối với công tác kế toán trong các doanh nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nói riêng cũng như các DN kinh tế quốc phòng. 3.4.3. Về phía các doanh nghiệp thuộc Tổng Cục Công nghiệp Quốc phòng Để tổ vận hành HTTTKT mang lại hiệu quả thiết thực tại các DN thuộc Tổng cục, ngoài việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện môi trường pháp lý về kế toán và các điều kiện khác thuộc cơ chế, chính sách của nhà nước thì vấn đề còn lại thuộc về Tổng cục và các DN thuộc Tổng cục. Các điều kiện cơ bản, theo tác giả đó là: Tại các DN cần rà soát lại các văn bản liên quan đến công tác quản lý kinh tế tài chính đã ban hành; lập kế hoạch cụ thể xây dựng những văn bản mới phù hợp với tình hình phát triển hiện tại cũng như trong tương lai. Ngoài việc tuân thủ những quy định hiện hành của nhà nước và của Tổng cục, các DN cần phải hoàn thiện về cơ chế tài chính và các cơ chế khác có liên quan; ban hành quy định cụ thể về kế toán quản trị phù hợp với đặc điểm của DN; Nhận thức đúng đắn vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin để đầu tư, trang vị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đầu tư kinh phí mua sắm máy tính và hệ thống phần mềm phù hợp; Cần có sự thống nhất áp dụng KTTC trong các Tổng Công ty và các DN trực thuộc Tổng công ty cũng như các DN trực thuộc Tổng cục. Tổ chức lại bộ máy kế toán phù hợp với điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường đổi mới trong công tác lập BCTCHN (đối với các Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con). Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật chính sách, chế độ mới và kiến thức về công nghệ thông tin cho người làm kế toán một cách thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ cho Kế toán trưởng thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tại các lớp do Bộ Tài chính và các Hội nghề nghiệp tổ chức. Lãnh đạo các DN cần nhận thức đúng về vai trò quan trọng của HTTTKT. Mặt khác, các lãnh đạo cũng cần được bồi dưỡng, cập nhật về kỹ năng quản trị doanh nghiệp để áp dụng vào DN một cách hiệu qủa nhất. Quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi, nghĩa vụ của người làm kế toán; mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán với nhau và giữa phòng kế toán với các phòng, ban chức năng có liên quan. Các DN cần xây dựng chế độ trách nhiệm vật chất rõ ràng, minh bạch nhằm khuyến khích đối với các cá nhân, tập thể thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, đồng thời cần có chế độ phạt nghiêm minh đối với các các nhân, tập thể vi phạm các quy định của DN. Kết luận chương 3 Trong chương này, tác giả đã phân tích định hướng chiến lược phát triển công nghiệp Quốc phòng của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng; phân tích các yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện HTTT kế toán tại các DN thuộc Tổng cục này. Trên cơ sở phân tích về lý luận ở chương 1 và thực trạng HTTT kế toán tại các DN tuộc Tổng cục ở chương 2, tác giả đã đề xuất và phân tích các giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán tại các DN thuộc Tổng Cục, (gồm tại các TCT và các DN trực thuộc Tổng công ty hiện đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con) và các DN thuộc Tổng cục. Các nội dung hoàn thiện vừa mang tính khái quát, vừa mang tính cụ thể, bao gồm nội dung hoàn thiện chính sách vĩ mô của Nhà nước và nội dung cấu thành của HTTT kế toán trong phạm vi các DN này. Để tăng tính khả thi cho các giải pháp hoàn thiện, tác giả đã phân tích một số điều kiện thực hiện giải pháp, gồm điều kiện về phía nhà nước, hội nghề nghiệp và các DN thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. KẾT LUẬN Sự phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh tế quốc phòng nói riêng đã và đang được nhà nước, Bộ Quốc phòng cũng như toàn xã hội quan tâm. Các hoạt động theo mô hình kinh tế kết hợp Quốc phòng đã khẳng định vị trí của các doanh nghiệp Quốc phòng và có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Tăng cường công tác quản lý DN thông qua việc sử dụng hợp lý hệ thống thông tin kế toán là cần thiết. Nhận thức rõ điều này, tác giả luận án với đề tài “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng” đã nghiên cứu và rút ra những kết luận cơ bản sau đây: Một là, hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề lý luận về hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp như khái niệm về HTTT kế toán, mục tiêu, yêu cầu và vai trò của HTTT kế toán. Luận án phân tích rõ cấu thành của hệ thống thông tin kế toán. Các vấn đề được nghiên cứu một cách khoa học, tạo điều kiện cho việc nâng cao nhận thức lý luận trong hoạch định chính sách quản lý vĩ mô. Đồng thời, giúp các nhà quản lý trong doanh nghiệp nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của HTTT kế toán trong doanh nghiệp đối với việc cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ cho nhà quản trị ra các quyết định kinh tế tốt nhất. Hai là, luận án nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp ở một số nước pháy triển và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thuộc tổng cục Công nghiệp quốc phòng nói riêng. Ba là, thông qua khảo sát thực tế về HTTT kế toán trong các doanh nghiệp thuộc tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, luận án đã phân tích ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế về HTTT kế toán tại các DN này. Các nhận xét, đánh giá mang tính khách quan, giúp cho các nhà quản trị thấy rõ thực chất tác dụng của HTTT kế toán, từ đó có biện pháp tích cực đổi mới tổ chức HTTT kế toán toán phù hợp với thực tiễn của các DN thuộc tổng cục Công nghiệp Quốc phòng nhằm phục vụ tốt công tác quản trị DN. Bốn là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất các nội dung hoàn thiện HTTT kế toán trong các DN thuộc tổng cục Công nghiệp Quốc phòng nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và trung thực cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh tối ưu. Năm là, luận án đã đề xuất những điều kiện cơ bản thuộc về phía nhà nước, Hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp thuộc tổng cục Quốc phòng. Đó cũng chính là các kiến nghị để thực hiện các giải pháp đã đề xuất. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ Đỗ Văn Hiệp (2019), “Hệ thống thông tin kế toán của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp thuộc tổng cục Công nghiệp Quốc phòng”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 11. Đỗ Văn Hiệp (2019), “Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp thuộc tổng cục Công nghiệp Quốc phòng”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 12. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt Vũ Bá Anh (2015), “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin”, luận án tiến sỹ- Học viện Tài chính. Vũ Bá Anh, Đào Văn Thành (2002), Giáo trình tin học đại cương, Nxb Tài chính, Hà Nội Nguyễn Tuấn Anh (2011), “Tổ chức công tác kế toán ở các Tập đoàn kinh tế Việt Nam”, Luận án TS - Học viện Tài chính. Nguyễn Phước Bảo Ân (2012), Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp, Giáo trình trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh- NXB Phương Đông; Bộ Tài chính (2008), Chuẩn mực kế toán quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội Bộ Tài chính (2008), Chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội. Bộ Tài chính (2015), Chế độ kế toán doanh nghiệp, Tập 1 và tập 2, NXB Tài chính 2015. Ngô Thế Chi; Phạm Văn Đăng (2012), Kế toán Việt Nam quá trình hình thành và phát triển, NXB Tài chính, Hà Nội Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy (2013, Giáo trình kế toán Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội. Nguyễn Thị Kim Chi và Nguyễn Tố Tâm (2014), Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; Nguyễn Hữu Đồng (2011), “Hoàn thiện Hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công lập Việt Nam”, luận án tiến sỹ- trường đại học Kinh tế quốc dân. Nguyễn Thị Đông (2009), Giáo trình Nguyên lý kế toán, Trường Đại học Kinh tế quốc dân- NXB Thống kê, Hà Nội. Hồ Mỹ Hạnh (2014), “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế, ĐHKTQD. Đàm Thị Bích Hà và cộng sự (2018), Hệ thống thông tin kế toán quản trị. Thái Phúc Huy và cộng sự (2012), Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất. Nguyễn Đăng Huy (2011), Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam. Ngô Thị Thu Hương (2012), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các công ty cổ phần sản xuất xi măng Việt Nam, Luận án tiến sỹ HVTC. Lê Thị Thanh Hương (2012), Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ KTQD; Nguyễn thị Thu Hương (2016), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thuộc Bộ Quốc phòng, Luận án tiến sỹ. Phạm Thị Tuyết Minh (2015), Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty ô tô Việt Nam, Luận án tiến sỹ. Nguyễn Thị Nga (2017), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong tập đoàn Than- Khoáng sản, Luận án tiến sỹ Hoàng Văn Ninh, (2010), Tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý trong các tập đoàn kinh tế Việt Nam. Trần Hải Long (2011), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Luận án tiến sỹ HVTC. Luật doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13. Luật Kế toán 2015, số 88/2015/QH13. Nguyễn Mạnh Toàn và Huỳnh Thị Hồng Hạnh(2011), Hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp. Phạm Thị Minh Tuệ (2015), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam, Luận án tiến sỹ. Trương Văn Tú và Trần Thị Song Minh - 2000- Hệ thống thông tin quản lý- NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Đoàn Xuân Tiên (2009), Giáo trình Nguyên lý kế toán, Nxb Tài chính Hà Nội. Đoàn Xuân Tiên và cộng sự (2004), Xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp theo loại hình công ty mẹ, công ty con ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học. PGS,TS. Lưu Đức Tuyên, PGS,TS Ngô Thị Thu Hồng (2012), Giáo trình Tổ chức công tác kế toán, Học viện Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội. Đào Văn Thành và Cù Thu Thủy (2007) - Hệ thống thông tin quản lý- NXB Tài chính, Hà Nội Trần Đình Tuấn (2014), Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp, Luận án tiến sỹ kinh tế ĐH KTQD. Nguyễn Mạnh Thiều (2011), Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, HVTC Vương Thị Bạch Tuyết (2017), Hoàn thiện Tổ chức công tác kế toán tại các tổng công ty xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Luận án tiến sỹ kinh tế-HVTC Nguyễn Thị Minh Phương (2013), Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế ĐHKTQD Phạm Thị Thủy (2007), Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, ĐHKTQD. Nguyễn Đình Thọ (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh NXB Lao động Hà Nội Phạm Quang Trung (2007), Mô hình công ty mẹ- công ty con Báo cáo Tài chính của các DN thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng- bộ Quốc phòng. Website của Bộ Tài Chính: Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nxb Chính trị QG HCM. * Tài liệu tiếng Anh Hanini, Al (2013), “The Extent of Implementing Responsibility Accouting Features in the jordanian Banks”, European jounal of business and management. 5(1), pp.217-229. International Accounting Standards Board (2007), International Financial Reporting Standard 2007 (IFRSs). Joe B.Hoyle - Thomas F.Schaefer - Timothy S.Doupnik, Advanced Accounting, 6th edition. Romney và Steinbart (2008), Accounting Information Systems. 15(3), pp. 221-235. Sbernethy, Margaret A. And Lillin, Anne M. (1995), Accouting, Organizations and Sosiety. 20(4), pp. 241-258. Angie Mohr Hussein (2011), Accouting Information System, Bloomfield, Brian P., et al (1992), Accouting, Management and Information Tehnologies. 2(4),pp. 197-219. Dunn, Philip E. (2002), Responsibility Accouting. Elhamma, Azzouz and Yi Fei, Zhang (2013), The relationship between Activity Based Costing, Business Strategy and perfomance in moroccan enterprises. Zhang Ting Hu, Accounting information systems 23(3), pp. 221-228; Romney M.B, Staibart Paul John (2012), Accouting Information System, Prentice-hall edition, 12th edition USA. Marshall Romney, Paul Steibart (2006), Accounting Information, Systems Pearson, Prentice Hall. Zsuzsanna Tóth (2012), The Current Role of Accounting Information Systems, Club of Economics in Miskolc', Vol 8, Nr 1, pp 91-95. Z.Jun Lin và Zengbiao Yu (2002), Responsibility Cost Control System in China: a Case of Management Accounting Application, Management Accounting Research, Volum 13, Issue 4, pp 447-467. Robert L. Hurt (2010), Accounting information systems: Basic concepts and current issues, 2nd ed, McGraw-Hill Irwin. Gelinas và cộng sự (1999) “Accounting information systems”. David Kroen Ke (1994), Management Information System, McGraw hill USA. Hall, J.A. và Bennett, P.E, Accouting, Management and Information Tehnologies. 3(4),pp. 167-225. Zhangxiao Yan (2014), Responsibility Cost Control, Club of Economics in Shanghai. Nancy A.Bagranoff và cộng sự (2005), Management Information System, Volum 15, Issue 2, pp 434-447. PHỤ LỤC Phụ lục 1 DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC KHẢO SÁT TẠI TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUÓC PHÒNG- BỘ QUỐC PHÒNG TT Tên đơn vị Chức năng nhiệm vụ 1 Tổng công ty Ba Son - công ty mẹ Đóng mới tàu, sửa chữa tàu 2 Công ty TNHH MTV Sơn Hải âu (công ty con) Đóng mới tàu, sửa chữa tàu quân sự 3 Công ty TNHH MTV Đóng và sửa chữa tàu Hải Minh (công ty con) Đóng mới tàu, sửa chữa tàu 4 TCT Sông Thu - công ty mẹ Đóng mới tàu, sửa chữa tàu 5 Công ty TNHH MTV đóng tàu Hải Sơn (công ty con) Đóng mới tàu, sửa chữa tàu 6 Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà (Z 173) Sửa chữa, đóng mới tàu quân sự 7 Công ty TNHH MTV 189 xuất nhập khẩu và kinh doanh các loại trang thiết bị, vật tư kim khí phục vụ cho ngành công nghiệp đóng tàu. 8 Công ty TNHH MTV cơ khí chính xác 11 Sản xuất, sửa chữa súng bộ binh 9 Công ty TNHH MTV Cơ khí Hóa chất 13 Sản xuất, sửa chữa đạn con, đạn pháo 10 Công ty TNHH MTV Cơ khí hóa chất 14 Sản xuất đạn con, ống nổ, hạt lửa; tổng lắp đạn cối, chống tăng 11 Công ty TNHH MTV Điện cơ hóa chất 15 Sản xuất, sửa chữa đạn cối, mìn, lựu đạn 12 Công ty TNHH MTV cơ khí 17 Sản xuất chi tiết cơ khí ngòi đạn, ngòi lựu mìn, hỏa cụ 13 Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 Sản xuất ống nổ, hạt lửa, liều phóng, hỏa cụ 14 Công ty TNHH MTV Cơ khí 25 Sản xuất, sửa chữa súng cối, súng chống tăng, súng phóng lựu 15 Công ty TNHH MTV 43 Sản xuất dây, cáp thông tin quân sự 16 Công ty TNHH MTV 27 Sản xuất hợp kim; phôi đạn cối, phôi đạn chống tăng 17 Công ty TNHH MTV Cơ khí chính xác 29 Sản xuất, sửa chữa ngòi đạn 18 Công ty TNHH MTV Cơ điện và Vật liệu nổ 31 Sản xuất, sửa chữa đạn chống tăng. Lắp tên lửa phòng không tầm thấp. 19 Công ty TNHH MTV Cao su 75 Sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật, lốp pháo, lốp xe quân sự các loại 20 Công ty TNHH MTV 76 Sản xuất vật liệu ngụy trang, mô hình nghi binh, nghi trang 21 Công ty TNHH MTV Cơ khí 83 Sản xuất, sửa chữa đạn pháo, đạn phản lực 22 Công ty TNHH MTV 95 Sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ quân dụng 23 Công ty TNHH MTV Quang điện- Điện tử (Z 199) Sản xuất khí tài quang học quân sự; chế tạo tên lửa phòng không tầm thấp 24 Công ty TNHH Điện tử Sao Mai (Nhà máy Z181) Sản xuất gốm áp điện, ngòi đạn chống tăng; khí tài ngắm bắn đêm; mảng mạch điện tử Phụ lục 2 PHIẾU KHẢO SÁT (Phục vụ công tác nghiên cứu) Đề tài: "Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng" NCS: Đỗ Văn Hiệp Tôi xin trân trọng ghi nhận sự tham gia của Quý đơn vị và cá nhân ông (bà) vào đề tài nghiên cứu này và xin cam đoan rằng nội dung trả lời và các thông tin cá nhân của Ông (Bà) sẽ chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu đề tài luận án tiến sỹ kinh tế. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của Quý đơn vị và quý Ông/Bà. PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TRẢ LỜI Tên doanh nghiệp: Địa chỉ trụ sở chính: Thông tin về người trả lời: - Họ và tên:.Nam/NữNăm sinh - Vị trí công tác: . - Điện thoại:.Email: Câu 1: Doanh nghiệp của ông (bà) thành lập năm nào?................... Câu 2: Doanh nghiệp của ông (bà) thuộc loại hình doanh nghiệp nào? Doanh nghiệp nhà nước .Doanh nghiệp tư nhân.. Công ty cổ phần.Công ty TNHH. Câu 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp theo mô hình nào? Theo chức năng nhiệm vụ.Tổ chức theo sản phẩm Tổ chức theo địa bàn hoạt động.Tổ chức theo đối tượng khách hàng..Tổ chức theo đơn vị kinh doanhTổ chức hỗn hợp Câu 4: Số lao động bình quân một năm của doanh nghiệp:. Câu 5: Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán trong doanh nghiệp? Trên đại học.Đại học Cao đẳngTrung cấp chuyên nghiệp.. Chưa qua đào tạo Câu 6: Lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp? Sản xuất.Thương mại dịch vụ. Xây lắp Ki h doanh tổng hợp.. PHẦN 2: THÔNG TIN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA DN I. Thông tin về chính sách kế toán và bộ máy kế toán và chính sách kế toán Câu 7: Tổng số nhân viên kế toán của doanh nghiệp. Câu 8: Các chỉ tiêu định mức của DN? - Định mức Chi phí NVLTT Định mức về số lượng - Định mức về đơn giá. Định mức chi phí SXC - Định mức biến phí SXCĐịnh mức giá thành sản phẩm - Định mức giá vốn hàng nhập/xuất kho Định mức trị giá mua - Định mức chi phí mua Định mức chi phí bán hàng - Định mức biến phí bán hàng Định mức chi phí QLDN + Định mức biến phí QNDN.. Câu 9: Các nhân viên kế toán trong bộ máy được phân công công việc theo: + Phân công theo các phần hành kế toán..................... + Phân công theo quy trình kế toán............................... Câu 10: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp? Tập trung.Phân tánNửa tập trung, nửa phân tán. Câu 11: Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện đang áp dụng? CĐKT ban hành theo TT200/2014/TT-BTC . CĐKT ban hành theo TT 133/2016/TT-BCT. CĐKT ban hành Khác. Câu 12: Kỳ kế toán của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày:. đến ngày Câu 13: Mô hình KTTC và KTQT? + Mô hình tách biệt giữa KTTC và KTQT + Mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT + Mô hình hỗn hợp giữa KTTC và KTQT Câu 14: Phương pháp tính giá xuất kho DN đang áp dụng? Bình quân gia quyền.Nhập trước - Xuất trước. Nhập sau - Xuất trước.Đích danh Câu 15: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho nào? Kê khai thường xuyên..Kiểm kê định kỳ. Câu 16: Phương pháp tính thuế GTGT của DN? Khấu trừTrực tiếp Câu 17: Phương pháp khấu hao TSCĐ DN đang áp dụng? Khấu hao đường thẳngKhấu hao số dư giảm dần.. Khấu hao theo sản lượng sản xuất.. Câu 18: Doanh nghiệp áp dụng kế toán thủ công hay ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức công tác kế toán? Thủ công.Áp dụng phần mềm kế toán. Kết hợp thủ công và phần mềm kế toán.. II. Thông tin về thủ tục kế toán tại các doanh nghiệp Về hệ thống chứng từ kế toán Câu 19: Doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống chứng từ hướng dẫn riêng hay áp dụng theo mẫu và quy định của chế độ kế toán? Tự xây dựngTheo chế độ kế toán .. Kết hợp cả hai.. Câu 20: Mẫu chứng từ kế toán tại doanh nghiệp theo mẫu nào: - Theo quy định của Bộ Tài chính..................... - Theo quy định của Tổng công ty................ - Kết hợp cả hai................................... Câu 21: Việc ghi chép trên chứng từ kế toán tại doanh nghiệp bằng cách thức nào? - Thủ công...................... Bằng máy tính............................ - Kết hợp cả hai cách thức trên............................. Câu 22: Công ty có sử dụng chứng từ kế toán điện tử không? - Có sử dụng............................... - Không sử dụng......................... Câu 23: Việc thực hiện hệ thống kiểm soát và kiểm tra chứng từ kế toán ở DN? - Thường xuyên........................ Không thường xuyên............................ Câu 24: Doanh nghiệp có bộ phận kiểm soát, kiểm tra riêng không: Có......................Không................. Câu 24: Doanh nghiệp tổ chức luân chuyển chứng từ theo kiểu nào? - Liên tiếp..............Song song............ Kết hợp cả 2................................... Câu 25: Theo anh chị, quy trình luân chuyển chứng từ của đơn vị đã chặt chẽ hay chưa? Chặt chẽ Bình thường. Chưa chặt chẽ. Câu 26: Theo anh/chị, các nội dung trên các chứng từ kế toán đã được kế toán đơn vị phản ánh đầy đủ chưa? Đầy đủ..Chưa đầy đủ. Câu 27: Theo anh/chị công tác bảo quản, lưu trữ chứng từ đã được đơn vị thực hiện theo cách gì? Thuê kho lưu trữLưu trữ trên máy tính Về hệ thống tài khoản kế toán Câu 28: Những TK kế toán nào DN không sử dụng mặc dù có nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại DN? Câu 29: Đơn vị có mở chi tiết các tài khoản để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là các giao dịch nội bộ hay không? - Có Không. Câu 30: Nếu trả lời Có ở câu 29, anh/chị hãy cho biết cụ thể các tài khoản có mở chi tiết để theo dõi các giao dịch nội bộ của đơn vị:.. Về hình thức kế toán và sổ kế toán Câu 31: Hình thức sổ kế toán áp dụng ở DN? - Nhật ký chứng từ..Chứng từ ghi sổ.. - Nhật ký chung Nhật ký sổ cái. - Kế toán trên máy. Câu 32: Doanh nghiệp có áp dụng KTQT không? - Có.............................. Không......................... Câu 33: Mô hình kế toán quản trị DN đang áp dụng? - Tách biệt...................... Kết hợp............... Hỗn hợp.......................... Câu 34: DN có nhân viên phụ trách KTQT hay không? - Có........................ Không................................ Câu 35: DN đã sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp chưa? - Đã sử dụng......................Chưa sử dụng............................. Câu 36: Doanh nghiệp đã lập được những báo cáo kế toán quản trị nào? .......................................................................................................................... Câu 37: Báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp thể hiện được thông tin gì? - Thông tin về định mức..................... Thông tin về kế hoạch.................... - Thông tin về dự toán.......................Thông tin về số kỳ trước.................... - Thông tin về số kỳ này........................... Các thông tin trên.......................... Câu 38: Doanh nghiệp có mở sổ kế toán chi tiết phục vụ công tác kế toán quản trị không? - Có.. Không Câu 39: Các sổ kế toán chi tiết phục vụ công tác KTQT (nếu có) tại đơn vị?.......................................... Câu 40: Doanh nghiệp có mở sổ kế toán chi tiết phục vụ công tác lập BCTCHN không? (câu hỏi này dành cho các DN hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con) - Có..Không. Câu 41: Các sổ kế toán chi tiết phục vụ lập BCTCHN tại DN (nếu có) ........................................................................................................................... Về tổ chức lập báo cáo tài chính riêng tại đơn vị: Câu 42: Doanh nghiệp có lập BCTC riêng giữa niên độ không? - Có..Không. Câu 43: Các Báo cáo tài chính mà đơn vị phải lập là: Tên báo cáo BCTC năm BCTC giữa niên độ - Bảng Cân đối kế toán - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh Báo cáo tài chính Câu 44: Phương pháp lập BCLCTT của DN? - Phương pháp trực tiếp Phương pháp gián tiếp Câu 45: Doanh nghiệp có lập báo cáo bộ phận không? - Có.Không. Câu 46: Đơn vị lập báo cáo bộ phận (nếu có) - Theo khu vực địa lý..Theo lĩnh vực kinh doanh - BCBP chính yếu theo khu vực địa lý và BCBP thứ yếu theo lĩnh vực kinh doanh. - BCBP chính yếu theo lĩnh vực kinh doanh và BCBP thứ yếu theo khu vực địa lý. Câu 47: Các chính sách kế toán của doanh nghiệp có thống nhất với chính sách kế toán của công ty mẹ không? (câu hỏi dành cho các công ty con) - Có.. Không. Câu 48: Anh/chị hãy cho biết doanh nghiệp sử dụng các chỉ tiêu nào để phân tích BCTC của đơn vị? .......................................................................................................................... Câu 49: Anh/chị hãy cho biết phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong phân tích BCTC của đơn vị? ......................................................................................................................... Câu 50: Thời hạn nộp và công khai BCTC của doanh nghiệp có tuân thủ theo quy định của pháp luật không? - Đúng quy địnhChưa đúng quy định Về hệ thống kiểm soát và kiểm tra kế toán Câu 51: Doanh nghiệp tổ chức hệ thống kiểm soát, kiểm tra kế toán như thế nào, thời gian kiểm tra kế toán bao lâu một lần? Có hệ thống kiểm soát, kiểm tra riêng. Không có hệ thống kiểm soát, kiểm tra riêng. Câu 52: Nội dung công tác soát, kiểm tra kế toán trong đơn vị? ....................................................................................... Câu 53: Những công việc kiểm tra kế toán như thế nào? - Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.... - Kiểm tra nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế... - Kiểm tra tính tính rõ ràng, đầy đủ của các yếu tố cơ bản... - Kiểm tra tính trung thực, chính xác của các số liệu, nội dung trên chứng từ... - Kiểm tra việc định khoản trên chứng từ............. - Các công việc kiểm tra khác:................................................................ Về tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán Câu 54: Hiện tại doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán nào? .......................................................................................................................... Câu 55: Phần mềm kế toán có thường xuyên được nâng cấp, cập nhật không? Thường xuyên. Chưa thường xuyên.. Câu 56: Trình độ tin học của nhân viên kế toán? Tốt:..................................................; Khá:............................................. Trung bình; yếu.. Câu 57: Những khó khăn khi sử dụng phần mềm kế toán hiện nay của doanh nghiệp?............................. Câu 58: Cách thức triển khai phần mềm kế toán của DN? Sử dụng 1 phần mềm độc lập Được tích hợp trong HTTT của DN. Câu 59: Đánh giá mức độ hài lòng về phần mềm hiện DN đang sử dụng + Rất tốt TốtTrung bình. + Chưa tốt. Câu 60: Đánh giá mức độ hài lòng về nhà cung cấp sản phẩm + Rất tốt Tốt.. Trung bình. + Chưa tốt. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị. Phụ lục 3 TỔNG HỢP PHIẾU KHẢO SÁT Đề tài “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng” Tổng số doanh nghiệp khảo sát : 24 doanh nghiệp Tổng số phiếu phát ra: : 96 phiếu Tổng số phiếu thu về hợp lệ : 88 phiếu, chiếm 91,66% PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TRẢ LỜI Tên doanh nghiệp: Địa chỉ trụ sở chính: Thông tin về người trả lời: - Họ và tên:.Nam/NữNăm sinh - Vị trí công tác: - Điện thoại:.Email: Câu 1: Doanh nghiệp của anh/chị thành lập năm nào? Năm:............... Tháng:............... Câu 2: Doanh nghiệp của anh/chị thuộc loại hình doanh nghiệp nào? Doanh nghiệp nhà nước 24/24(100%) Doanh nghiệp tư nhân 0 Công ty cổ phần 0 Công ty TNHH 0 Công ty có vốn đầu tư nước ngoài 0 Loại hình khác. 0 Câu 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp theo mô hình nào? Theo chức năng nhiệm vụ 19/24(79,16%) Tổ chức theo sản phẩm 0 Tổ chức theo địa bàn hoạt động 2/24(8,34) Tổ chức theo đối tượng khách hàng 0 Tổ chức theo đơn vị kinh doanh 0 Tổ chức hỗn hợp 3/24(12,5%) Câu 4: Số lao động bình quân một năm của doanh nghiệp:. Câu 5: Trình độ đào tạo của đội ngũ kế toán trong doanh nghiệp Số QS % Trên đại học 22 11,34 Đại học 136 70,10 Cao đẳng 25 12,88 Trung học chuyên nghiệp 8 5,63 Chưa qua đào tạo 3 0,05 Cộng 194 100,00 Câu 6: Lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp: Sản xuất Thương mại dịch vụ Vừa sản xuất, vừa kinh doanh TM 24/24 (100%) PHẦN 2: THÔNG TIN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP I. Thông tin về tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán Câu 7: Tổng số cán bộ kế toán của doanh nghiệp Câu 8: Tình hình lập dự toán của các DN Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ lệ (%) Định mức chi phí NVLTT + Định mức về số lượng + Định mức về đơn giá 24/24 24/24 8/24 100% 100% 33,33% Biến phí SXC 21/24 87,5% Định mức giá thành sản phẩm 24/24 100% Định mức giá vốn hàng nhập/xuất kho 24/24 100% Định mức trị giá mua 24/24 100% Định mức chi phí mua 24/24 100% Định mức chi phí bán hàng + Biến phí bán hàng 24/24 7/24 100% 29,16% Định mức chi phí QLDN + Biến phí QLDN 24/24 6/24 100% 25% Câu 9: Phân công trong bộ máy kế toán Theo các phần hành kế toán 21/24 87,5% Theo quy trình kế toán 3/24 12,5% Câu 10: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp Tập trung 20/24 (83,345) Phân tán 2/24(8,33%) Vừa tập trung, vừa phân tán 2/24(8,33%) Câu 11: Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện đang áp dụng - CĐKT ban hành theo TT 200/2014/TT-BCT 24/24(100%) - CĐKT ban hành theo TT133/2016/TT-BCT 0 - Khác 0 Câu 12: Kỳ kế toán của DN bắt đầu từ ngày: 01/01 đến ngày 31/12: 24/24 (100%) Câu 13: Mô hình KTTC và KTQT? Mô hình tách biệt 6/24 25,0% Mô hình kết hợp 3/24 12,5% Mô hình hỗn hợp 14/24 63,5 Câu 14: Doanh nghiệp hiện đang áp dụng phương pháp tính giá xuất kho nào? - Bình quân gia quyền 18/24(75,0%) - Nhập trước - Xuất trước 6/24(25,0%) - Nhập sau - Xuất trước 0 - Đích danh 0 - Giá hạch toán 0 Câu 15: Doanh nghiệp áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nào? - Kê khai thường xuyên 24/24(1005) - Kiểm kê định kỳ 0 Câu 16: Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp nào - Khấu trừ 24/24 (100%) - Trực tiếp 0 Câu 17: Doanh nghiệp hiện đang áp dụng phương pháp tính khấu hao tài sản cố định nào? - Khấu hao đường thẳng 21/24(87,50%) - Khấu hao số dư giảm dần 3/24(12,50%) - Khấu hao theo sản lượng sản xuất 0 Câu 18: Doanh nghiệp đã áp dụng kế toán thủ công hay ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức công tác kế toán? - Thủ công 0 - Áp dụng phần mềm kế toán 24/24(100%) - Kết hợp thủ công và phần mềm kế toán 0 II. Thông tin về tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp Về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán Câu 19: Doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống chứng từ hướng dẫn riêng hay áp dụng theo mẫu và quy định của chế độ kế toán? (Nếu áp dụng theo chế độ kế toán, đề nghị anh/chị ghi rõ chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng). - Tự xây dựng 0 - Theo chế độ kế toán Thông tư 200/2014/TT-BTC Kết hợp cả hai 24/24 (100%) Câu 20: Mẫu chứng từ kế toán tại DN theo mẫu nào? Theo quy định của Bộ Tài chính 0 Theo quy định của Tổng công ty 0 Kết hợp cả 2 24/24(100%) Câu 21: Việc ghi chép trên chứng từ kế toán thực hiện bằng cách nào? Thủ công Máy tính Kết hợp cả 2 24/24 (100%) Câu 22: DN có áp dụng chứng từ điện tử không? Có 21/24(87,50%) Không 0 Câu 23: Việc thực hiện hệ thống kiểm soát, kiểm tra chứng từ kế toán ở DN: Thường xuyên 21/24(87,50%) Không thương xuyên 3/24(12,50%) Câu 24: DN tổ chức luân chuyển chứng từ theo kiểu nào? - Liên tiếp 20/24(83,33%) - Song song 3/24(12,50%) -Kết hợp cả 2 1/24(4,17%) Câu 25: Theo Ông/Bà, quy trình luân chuyển chứng từ đã chặt chẽ chưa? - Chặt chẽ 12/24(50,0%) - Bình thường 10/24(41,66%) - Chưa chặt chẽ 2/24(8,34%) Câu 26: Theo anh/chị, các nội dung trên các chứng từ kế toán đã được kế toán đơn vị phản ánh đầy đủ chưa? - Đầy đủ 16/24(66,66%) - Chưa đầy đủ 8/24(33,34%) Câu 27: Theo Ông/Bà công tác bảo quản, lưu trữ chứng từ đã được đơn vị thực hiện theo đúng quy định của chế độ kế toán chưa? - Thuê kho lưu trữ 22/24(91,66%) - Lưu trữ trên máy tính 2/24(8,34%) Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Câu 28: Những TK kế toán nào DN không sử dụng mặc dù có nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại DN: TK 151, 157 và một số TK khác Câu 29: Đơn vị có mở chi tiết các tài khoản để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là các giao dịch nội bộ hay không? - Có 0 - Không 0 -Chưa đầy đủ 24/24(100%) Câu 30: Nếu trả lời chưa đầy đủ ở câu 29, anh/chị hãy cho biết cụ thể các tài khoản có mở chi tiết để theo dõi các giao dịch nội bộ của đơn vị: TK 411, TK 136, TK 336 Về tổ chức vận dụng hình thức kế toán và sổ kế toán: Câu 31: Doanh nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ kế toán nào? - Nhật ký chứng từ 3/24 (12,50%) - Chứng từ ghi sổ 0 - Nhật ký chung 21/24(87,50%) - Nhật ký sổ cái 0 - Kế toán trên máy 24/24(100%) Câu 32: DN có áp dụng KTQT không? - Có 24/24(100%) - Không 0 Câu 33: Mô hình KTQT áp dụng tai DN Tách biệt 0 Kết hợp 24/24(100%) Hỗn hợp 0 Câu 34: Doanh nghiệp có nhân viên phụ trách KTQT không? - Có 24/24(100%) - Không 0 Câu 35: DN đã sử dụng phần mềm KTQT chưa? Đã sử dụng 24/24(100%) Chưa sử dụng 0 Câu 36: Doanh nghiệp đã lập được những báo cáo kế toán quản trị nào? Báo cáo Kế toán quản trị giá thành 24/24 (100%) Báo cáo KTQT chi phí 21/24 (87,40%) Báo cáo KTQT doanh thu 24/24 (100%) Báo cáo kế toán quản trị hàng tồn kho 18/24 (75%) Câu 37: Báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp thể hiện được thông tin gì? - Thông tin về định mức 24/24(100%) Thông tin kế hoạch 24/24(100%) Thông tin dự toán 18/24(75,0%) Câu 38: DN có mở sổ kế toán chi tiết phục vụ công tác kế toán quản trị không? Có 14/24(58,33%) Không 4/24(16,67%) Chưa đầy đủ 6/24 (25%) Câu 39: Các sổ kế toán chi tiết phục vụ công tác KTQT (nếu có) tại đơn vị? + Sổ chi tiết chi phí và giá thành; + Sổ chi tiết chi phí bán hàng; + Sổ chi tiết chi phí QLDN; Câu 40: DN có mở sổ kế toán chi tiết phục vụ công tác lập BCTCHN không? Có 24/24(100%) Không 0 Chua đầy đủ 24/24(100%) Câu 41: Các sổ kế toán chi tiết phục vụ lập BCTCHN tại DN (nếu có) + Sổ chi tiết TSCĐ; + Sổ chi tiết vốn bằng tiền; + Sổ chi tiết các khoản phải thu + Sổ chi tiết các khoản phải trả. .. Về tổ chức lập, phân tích và công khai báo cáo tài chính riêng tại đơn vị: Câu 42: Doanh nghiệp có lập BCTC riêng giữa niên độ không? - Có 24/24(100%) - Không 0 Câu 43: Các Báo cáo tài chính mà đơn vị phải lập: Tên báo cáo BCTC năm BCTC giữa niên độ - Bảng Cân đối kế toán 100% 100% - Báo cáo Kết quả hoạt động KD 100% 100% - Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ 100% 100% - Thuyết minh Báo cáo tài chính 100% 100% Câu 44: Doanh nghiệp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp nào - Phương pháp trực tiếp 24/24(100%) - Phương pháp gián tiếp 0 Câu 45: Doanh nghiệp có lập báo cáo bộ phận (BCBP) không? - Có 12/24(50%) - Không 12/24(50%) Câu 46: Đơn vị lập báo cáo bộ phận (nếu có) theo tiêu thức nào? - Theo khu vực địa lý 9/24(37,5%) - Theo lĩnh vực kinh doanh 15/24(62,5%) - Chủ yếu theo khu vực địa lý và thứ yếu theo lĩnh vực kinh doanh Không xác định - Chủ yếu theo lĩnh vực kinh doanh và thứ yếu theo khu vực địa lý Không xác định Câu 47: Các chính sách kế toán của công ty con có thống nhất với chính sách kế toán của công ty mẹ không? - Có 24/24(100%) - Không 0 Câu 48: Doanh nghiệp sử dụng các chỉ tiêu nào để phân tích BCTC của đơn vị? Bảng CĐKT: + Tổng Tài sản/Kết cấu tài sản; + Tổng nguồn vốn/kết cấu nguồn vốn; Các tỷ suất đầu tư: tỷ suất đầu tư chung, tỷ suất đầu tư ngắn hạn, tỷ suất đầu tư dài hạn; BCKQKD: + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ tài sản; Câu 49: Phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong phân tích BCTC của đơn vị? - Phương pháp so sánh 24/24(100%) - Phương pháp khác 0 Câu 50: Thời hạn nộp và công khai BCTC của doanh nghiệp có tuân thủ theo quy định của pháp luật không? - Đúng quy định 18/24(75%) - Chưa đúng quy định 6/24(25) Về tổ chức công tác kiểm tra kế toán Câu 51: Doanh nghiệp tổ chức kiểm tra kế toán bao lâu một lần? - Có hệ thống kiểm soát, kiểm tra riêng 4/24 (16,66%) - Không có hệ thống kiểm soát, kiểm tra riêng 20/24 (83,34%) Câu 52: Nội dung công tác kiểm tra kế toán trong đơn vị? Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh 22/24(91,66%) Kiểm tra nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế 24/24(100,00%) Kiểm tra tính tính rõ ràng, đầy đủ của các yếu tố cơ bản 23/24(95,83%) Kiểm tra tính trung thực, chính xác của các số liệu 16/24(66,66%) Kiểm tra việc định khoản trên chứng từ. 12/24(50,00%) Về tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán Câu 53: Hiện tại doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán nào?.......... Câu 54: Phần mềm kế toán có thường xuyên được nâng cấp, cập nhật không? Thường xuyên 22/24(100%) Không thường xuyên 0 Câu 55: Trình độ tin học của các nhân viên trong phòng kế toán Tốt 18/24(75,00%) Khá 5/24(20,83%) Trung bình 1/24(4,17%) Yếu 0 Câu 56: Những khó khăn khi sử dụng phần mềm kế toán hiện nay của doanh nghiệp? Kết quả khảo sát thể hiện trên bảng dưới đây: STT Diễn giải Kết quả Số quan sát Tỷ lệ(%) 1 Không hiệu quả do trình độ công nghệ thông tin của người sử dụng thấp 38/88/96 41,18% 2 Hệ thống đang sử dụng quá phức tạp 13/88/96 14,77% 3 Nhà cung cấp hệ thống không chuyên nghiệp 2/88/96 2,27% 4 Chi phí cho hệ thống tốn kém 15/88/96 17,04% 5 Ý kiến khác 36/88/96 40,90% Câu 57: Cách thức triển khai phần mềm kế toán Sử dụng phần mềm độc lập 52/88/96 (59,09%) Được tích hợp trong HTTT của DN 36/88/96(40,91%) Câu 58: Đánh giá mức độ hài lòng về phần mềm hiện DN đang sử dụng Rất tốt 10/88/96 11,36% Tốt 52/8896 60,24% Trung bình 23/88/96/ 26,13% Chưa tốt 2/88/96 2,27% Câu 59: Đánh giá mức độ hài lòng về nhà cung cấp sản phẩm Rất tốt 13/88/96 14,77% Tốt 46/88/96 52,27% Trung bình 32688/96 29,56% Chưa tốt 3/88/96 4,40%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_hoan_thien_he_thong_thong_tin_ke_toan_trong_cac_doan.doc
  • docxKL moi tieng Anh.docx
  • docxKL moi tieng Viet.docx
  • docTT _Do Van Hiep (QD cap HV).doc