Trong chương 1: Luận án đã làm rõ được cơ sở lý luận về kế toán ĐGDN khi
tiến hành TCT các DN nói chung, từ đó chỉ ra được bản chất của kế toán ĐGDN.
Chương 1 đã đi nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận thuộc phương pháp luận
kế toán ĐGDN, và đưa ra được khái niệm cơ bản cho kế toán ĐGDN, từ đó tìm ra quy
trình cơ bản thực hiện công tác kế toán ĐGDN với những nguyên tắc kế toán và các
chuẩn mực được thừa nhận nói chung và những bài học kinh nghiệm mà các nước tiên
tiến đã đạt được làm tiền đề cho việc đối chiếu với việc thực hiện của kế toán ĐGDN
Việt nam.
Chương 2: Luận án đã trình bày được hệ thống thực trạng của kế toán định giá
dưới hai phương diện của khung hành lang pháp lý và thực trạng việc thực hiện công
tác ĐGDN tại các DNNN Việt nam. Từ đó đưa ra những phân tích đối chiếu giữa thực
trạng với những quy định hiện hành của Chính phủ, Bộ, Ngành . tiến hành phân tích
đánh giá những thành tựu những thực trạng còn tồn tại trong quá trình thực hiện kế toán
ĐGDN để từ đó có hướng giải pháp hiệu quả và khả thi nhất và sát với thực tế
170 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện kế toán ĐGDN trong bối cảnh TCT DN taị các DNNN Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XĐGTDN
x 100
%
Do rất nhiều các DN hiểu sai và thực hiện sai về "vốn CSH theo sổ kế toán
bình quân 3 năm liền kề ". Không chỉ là giá trị trung bình cộng của báo cáo của 3
năm tài chính mà là bình quân của từng năm tài chính cộng lại rồi mới tính bình quân
tiếp. Chính vì vậy, cần hướng dẫn cụ thể về nguồn cung cấp thông tin về chỉ tiêu
“Vốn chủ sở hữu theo sổ kế toán bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm
XĐGTDN”, cách tính và xác định cần phải hướng dẫn cụ thể, nếu DN thực hiện sai
nên yêu cầu điều chỉnh theo quy định.
Ví dụ như: Tại Công ty Cổ phần ABC khi tính lợi thế kinh doanh đã áp dụng
công thức tính. Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 187/2004/NĐ-CP
hướng dẫn của TT 126/2004 tại khoản 5.7. mục A. Phần III như Phụ lục 3.8 trang b
Theo cách tính này Công ty ABC đã tính
Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm XĐGTDN là:
= 2003+LN2004+LN2005)/3
=(11.545.526.357+14.664.038.507+18.040.392.037)/3
= 14.749.985.634,
Vốn Nhà nước (VNN) theo sổ kế toán bình quân 3 năm liền kề trước khi TCT là
= (VNN2003+VNN2004+VNN2005)/3
= (75.953.746.644, +86.113.834.191, + 96.634.328.152,)/3
= 86.233.969.662,
Nhưng thực tế nếu nghiên cứu kỹ các tài liệu về tài chính, trên phương diện
nguồn vốn chúng ta đều thấy rõ. Vốn nói chung, Vốn Nhà nước nói riêng được sử
dụng trong DN có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh trong các thời kỳ và
phần vốn này có thể thay đổi (Tăng, giảm vào cuối năm lúc lập BCTC hoặc vào một
thời điểm bất kỳ trong năm tài chính khi có sự bổ sung vốn) vì vậy nếu lấy giá trị
phần Vốn Nhà nước tại thời điểm báo cáo là chưa chính xác mà cần phải tính giá trị
145
phần vốn Nhà nước là lấy trung bình cộng phần vốn Nhà nước của ba năm liền kề
tức là số liệu phải được tính toán như sau
(Giả sử VNN2002=VNN2003 tại thời điểm báo cáo):
VNN bình quân 3 năm liền kề trước khi TCT
=((VNN2002+VNN2003)/2+(VNN2003+VNN2004)/2+(VNN2004+VNN2005)/2)/3
=((75.953.746.644+75.953.746.644)/2+(75.953.746.644+86.113.834.191)/2+(86.113
.834.191+ 96.634.328.152)/2)/3 = 82.787.206.078, đồng
14.749.985.634, Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn KD
=
82.787.206.078,
X 100%=17,817%
Giả sử mức lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm trở lên tại thời điểm
gần nhất theo mức tính của DN là 8,467%
Lợi thế kinh doanh =96.634.328.152, x (17.817% - 8.467%)=9.035.063.538 (đ)
Chênh lệch tăng so với cách tính của DN là:
9.035.063.538, – 8.347.072.694, = 687.990.844 (đồng)
Như vậy, chỉ đơn giản là một cách tính chưa chính xác của Công ty ABC đã
làm giảm Vốn Nhà nước tại DN là 687.990.844, (đồng)
Khi phát hiện những phát sinh này tại từng thời điểm thì nên yêu cầu các DN
điều chỉnh vào phần vốn CSH là Nhà nước.
Ghi: Nợ TK 242: 687.990.884
Có TK 411: 687.990.884
- Nên xem xét bổ sung phương pháp thứ hai theo Thông tư 146/2007/TT-BTC
“Xác định trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý và giá trị thương hiệu” (đã bỏ) mà nên
đưa lợi thế về đất phải có xác định đưa vào một mục riêng về "chênh lệch lợi thế vị
trí và địa lý" để ghi nhận và phân bổ theo số năm ước tính chứ không bỏ hẳn ra ngoài
được. Theo NĐ 59/2011 sẽ được thực hiện theo điều 34 khoản 3 phải bổ sung điều
này. Vì Nếu như theo quy định mới của TT 202 nếu DN CPH tỷ suất lợi nhuận sau
thuế bình quân trên vốn chủ sở hữu 3 năm liền kề trước khi định giá thấp hơn lãi suất
trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm ở thời điểm gần nhất với thời điểm định giá thì đối
với DN này lợi thế kinh doanh bằng 0.
Ví dụ: Tại Công ty Tư vấn xây dựng công trình thủy 1 thời điểm XĐGTDN là
31/12/2009 khi tiến hành XĐGTDN đơn vị đã thực hiện theo hướng dẫn của TT
146
146/2007 vì trong những năm trước liền kề với năm định giá kết quả hoạt động kinh
doanh của DN bị lỗ nên không xác định giá trị lợi thế kinh doanh theo phương pháp
tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Mà áp dụng tính Lợi thế kinh doanh của Công
ty là giá trị lợi thế vị trí địa lý của lô đất thuê tại đường Phạm Văn Đồng- Từ Liêm
của công ty đang sử dụng. Giá trị lợi thế địa lý được xác định theo công văn số
2893/STC-QLCL ngày 29/06/2010 của Sở tài chính Thành phố Hà nội.
Giá trị lợi thế địa lý diện tích đất (870,87m2) do công ty thuê tại đường Phạm
Văn Đồng- Từ Liêm sau khi đánh giá lại là: 16.361.990.036 đồng. DN đã đưa vào
GTDN. (Phụ lục 19-Hồ sơ định giá Công ty Tư vấn xây dựng công trình thủy 1).
Ngoài ra, cần phải chuyển "Giá trị thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hóa" trong
quy định đã được hạch toán vào Lợi thế kinh doanh và được phân bổ theo số năm sử
dụng. Thống nhất nội dung trong Lợi thế kinh doanh về giá trị thương hiệu trong
thông tư 202 nên được quy định trong chuẩn mực kế toán Việt nam số 04 - tài sản cố
định vô hình, Nhãn hiệu hàng hóa được coi là TSCĐVH, được ghi nhận vào
TSCĐVH và phải coi đó là một tài sản vô hình đặc biệt không được đem ra tính khấu
hao vào tính vào chi phí.
Năm là: Cần bổ sung cách xác định giá trị thực tế phần vốn NN tại DN và
biện pháp xử lý khi phát sinh trường hợp đặc biệt.
Theo phân tích tại mục 2.4 cụ thể trong tiểu mục A3.1.5 đã phân tích về cách
XĐGT thực tế phần vốn NN tại DN trong đó có nội dung các khoản trừ là "các
khoản nợ, thực tế phải trả sổ dư quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, nguồn kinh phí sự
nghiệp" mà Theo thông tư 244/2009/TT-BTC, quỹ khen thưởng, phúc lợi được
chuyển vào "Nợ phải trả" trong phần nguồn vốn của BCĐKT và đã được coi là
khoản công nợ phải trả rồi nên trong công thức không cần phải đưa vào lần nữa, đã
quy định nội dung công nợ là giá trị bao gồm các khoản "thực tế phải trả sổ dư quỹ
phúc lợi, quỹ khen thưởng" vì vậy theo theo tác giả công thức XĐGT thực tế phần
vốn NN tại DN được xác định như sau:
Giá trị thực thực tế
phần vốn NN tại DN
= Tổng giá trị
thực tế DN
-
Các khoản nợ, nguồn kinh phí sự
nghiệp
Trong thực tế có thể quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng và nguồn kinh phí sự
nghiệp của nhiều đơn vị có giá trị ghi số âm...khi tính toán việc xử lý trường hợp này
147
cũng gây lúng túng cho kế toán xử lý việc này cho hợp lý. Kế toán sẽ phải hạch toán
thế nào? cộng hay trừ giá trị quỹ này vào giá trị phần vốn NN nếu trường hợp này
xảy ra? Nếu trường hợp này xảy ra tại DN TCT thì cần phải bổ sung quy định trong
trường hợp này nên giải quyết như sau: Nếu là quỹ khen thưởng, phúc lợi và nguồn
kinh phí sự nghiệp đã chi quá sẽ tìm hiểu nguyên nhân truy cứu trách nhiệm cho
người thực hiện bắt bồi thường, phần còn lại sẽ ghi giảm giá trị phần vốn NN tại DN.
Khi tiến hành TCT các DNNN, quá trình này diễn ra tại thời điểm kế toán động
nhưng lại xét về dạng tĩnh. Định giá tại thời điểm nhất định, giữa năm tài chính, cuối
năm tài chính, nhưng mọi hoạt động của DN vẫn tiếp tục hoạt động vì vậy, có thể
phát sinh lãi, lỗ trong KD các hoạt động đầu tư khác. Theo như NĐ số 59 tại điều 21
mục 1 tiểu mục 2 chênh lệch đầu tư sẽ được hạch toán vào kết quả HĐKD theo quy
định của pháp luật như vậy nếu là kết quả HĐKD chính là lãi lỗ có thể hiểu sẽ không
còn phải có nghĩa vụ thuế nào trong khoản này, nhưng theo TT 202 tại điều 10 mục
3a quy định được hạch toán tăng thu nhập tức là ghi vào khoản thu nhập (TK 515)
sau khi làm nghĩa vụ nộp thuế TNDN mới chuyển vào kết quả HĐKD. Theo hướng
dẫn của thông tư sẽ hợp lý hơn như vậy NĐ nên thay đổi khoản chênh lệch đầu tư
được "hạch toán vào kết quả HĐKD" bằng "hạch toán vào thu nhập kinh doanh". (
cắt sang chương 3). Chính vì vậy sẽ làm kết quả định giá thay đổi do quy định không
phù hợp...
3.3.1.3. Hoàn thiện quy định kế toán ĐGDN khi sáp nhập, hợp nhất DN.
Các quy định về hợp nhất, sáp nhập vẫn được thực hiện và ít có sửa đổi bổ
sung như các quy định về CPH vì mục đích và nội dung của phương thức này. Tuy
nhiên, trong các quy định này không phải không có những vướng mắc, tồn tại, những
tồn tại và vướng mắc này nếu được giải quyết thì công tác kế toán hợp nhất, sáp nhập
DN sẽ đạt hiệu quả cao và chất lượng hơn trước.
Thứ nhất: Bổ sung phương pháp kết hợp lợi ích (phương pháp kết hợp
quyền lợi) và các phương pháp khác vào chuẩn mực kế toán số 11
Trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 "Hợp nhất kinh doanh" được ban
hành, kế thừa và phù hợp chuẩn mực kế toán quốc tế về nội dung và hình thức. Tại
chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 thừa nhận phương pháp mua theo IFRS 03 mà
loại bỏ phương pháp kết hợp lợi ích mà IAS 22 đã quy định. Tuy nhiên, theo xu
148
hướng và thời điểm hiện tại để thực hiện Tái cấu trúc DNNN thì cần phải sử dụng kết
hợp cả hai phương pháp.
Các DN thuộc các quốc gia tiên tiến trên Thế giới thực hiện phương pháp mua
vì lý do các DN đó không phải là DNNN và các DN được thực hiện trong một nền
kinh tế thị trường phát triển. Nhưng tại một số nước Châu Á như Trung Quốc và
Nhật Bản...là hai quốc gia áp dụng chủ yếu phương pháp kết hợp lợi ích cho các hoạt
động TCTDN. Còn các DNNN Việt Nam khi thực hiện TCT chủ yếu thực hiện hợp
nhất, sáp nhập nên theo phương pháp kết hợp lợi ích tuy trong VAS 11 chỉ quy định
duy nhất cho hợp HNKD theo phương pháp mua. Theo điều kiện kinh tế xã hội tại
Việt Nam thì phương pháp này thực sự là phương pháp an toàn cho DNNN, nhất là
những DN 100% vốn Nhà nước vì nền kinh tế Việt Nam không thể so bì với các
nước tiên tiến trên thế giới. Kế toán về phương pháp mua đã có hướng dẫn cụ thể còn
các điều kiện để áp dụng phương pháp hợp nhất quyền lợi cần phải bổ sung như sau:
Hợp nhất quyền lợi phải được thực hiện theo một loại giao dịch đơn lẻ hay
được thực hiện theo một kế hoạch đặc biệt trong vòng một năm sau khi lên kế hoạch,
vì nếu không theo điều kiện một năm sẽ không tránh được việc xử lý hợp nhất quyền
lợi bị trì hoãn do các vụ kiện, do cơ quan điều tiết thuế, hay do các yếu tố khác ngoài
kiểm soát và quản lý. Ngoài ra phải có quy định về lượng cổ phiếu phát hành và quản
lý số cổ phiếu đó, phải có quy định về quyền biểu quyết của cổ phiếu thường ...
Cần phải bổ sung nội dung, phương pháp định giá cho các thương vụ hợp
nhất, sáp nhập DN vào chuẩn mực.
Trong các hoạt động CPHDN, công việc định giá là việc làm tất yếu và là một
nội dung rất quan trọng trong quá trình CPH DNNN, nhưng đối với các thương vụ
hợp nhất, sáp nhập DNNN hiện nay tại Việt Nam thường không chú trọng việc định
giá lại TS khi tiến hành hợp nhất và sáp nhập nếu như đem DNNN ra thị trường thì
nó không khác gì là một loại hàng hóa (hàng hóa đặc biệt) vì vậy nó phải có giá trị và
giá trị thực tế về lợi ích của nó đem lại khác với giá trị trên sổ sách kế toán (theo giá
gốc).
Để phù hợp với mục đích của các thương vụ sáp nhập, hợp nhất. Ngoài các
DN thực hiện thương vụ theo phương pháp mua, và phương pháp kết hợp lợi ích cần
phải bổ sung những quy định về các phương pháp XĐGT phù hợp với từng loại hình
149
DN như đối với DNCPH. Cụ thể: Phương pháp tài sản, Phương pháp thu nhập,
Phương pháp thị trường và cần phải tương đồng với quy định trong chuẩn mực "Xác
định giá trị hợp lý" những quy định về phương pháp định giá như đã đề cập ở giải
pháp 3.3.1.1.
Thứ hai: Cần phải thống nhất giữa những quy định từ Luật và chuẩn mực
kế toán
Như ở chương 2 đã đề cập, trong Luật Kế toán tại điều 44 và 45 thì tách ra
thành hợp nhất kinh doanh và sáp nhập DN. Trong khi đó chuẩn mực kế toán số 11
"Hợp nhất kinh doanh" (VAS 11) thì không đề cập đến khái niệm sáp nhập DN. Mặt
khác trong luật DN có quy định cơ bản về các bước thực hiện công tác kế toán hợp
nhất và sáp nhập. Tuy nhiên, trong VAS 11 lại không nói gì tới những quy trình thực
hiện này. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành khá nhiều luật như: Luật đầu tư, Luật
DN,... trong các luật này đều nhắc đến Hợp nhất kinh doanh và sáp nhập DN. Nhưng
lại chưa nêu và có quy định cụ thể về hợp nhất và sáp nhập DN, các quy định trong
các luật này lại không gắn kết được mối quan hệ với nhau giúp người đọc nắm bắt
nhanh được vấn đề và vận dụng đúng đủ những quy định trong quá trình thực hiện.
Vì vậy, khi xây dựng chuẩn mực HNKD cần phải dựa trên những quy định
của Luật kế toán, cần phải thống nhất hình thức HNKD, nội dung, quy trình của hợp
nhất và sáp nhập.
Thứ ba: Hoàn thiện việc xây dựng quy trình kế toán định giá thống nhất
tại các đơn vị tham gia thương vụ hợp nhất, sáp nhập DN.
Trong luật kế toán có quy định về các bước thực hiện của kế toán khi hợp
nhất và sáp nhập DN như kiểm kê và khóa sổ bàn giao DN chứ không quy định về
việc tiến hành ra sao? Các bước công việc cụ thể thế nào? Theo như tác giả thấy cần
phải có quy định cụ thể về vấn đề này giống như các quy định cho các DN tiến hành
CPH. Vì đây cũng là một hình thức thay đổi sở hữu vì vậy quy trình kế toán cũng cần
phải được thực hiện như đối với DNNN khi tiến hành CPH. Cũng cần phải có bước
thực hiện định giá, xử lý chênh lệch tại từng đơn vị tham gia sau đó mới sử dụng các
phương pháp kết hợp lợi ích hay phương pháp mua sao cho phù hợp và nếu thực hiện
được như vậy thì GTHL tại thời điểm mua và giá trị định giá sẽ gần nhau hơn từ đó
150
xác định lợi thế thương mại sẽ chính xác hơn nhiều. Cần phải thực hiện các bước cơ
bản theo sơ đồ 3.1
Như vậy, theo một quy trình cơ bản sẽ giúp cho các DN thực hiện theo đúng
một quy trình cơ bản, số liệu sẽ không bị sai lệch do mỗi đơn vị thực hiện một cách
khác nhau. Việc thực hiện sẽ khoa học hơn, rõ ràng hơn trong việc thu thập và xử lý
thông tin trước và sau khi hoàn tất các thương vụ hợp nhất, sáp nhập. Khi xác định
được GTHL của từng DN sẽ giúp cho Nhà nước nắm bắt được tình hình tài chính
thực tế của từng đơn vị để sáp nhập, hợp nhất để từ đó tránh được rủi ro tài chính
trong giai đoạn này.
Sơ đồ 3.1: Quy trình cơ bản của kế toán ĐGDN khi tiến hành TCT DN thep phương
thức hợp nhất, sáp nhập DN
3.3.2. Hoàn thiện khâu thực hiện kế toán định giá doanh nghiệp khi TCT
DNNN.
3.3.2.1. Hoàn thiện kế toán ĐGDN khi cổ phần hóa tại các DNNN
Giải pháp 1. Hoàn thiện công tác xử lý những tồn đọng trong công tác kế
toán ĐGDN khi cổ phần hóa tại các DNNN giai đoạn vừa qua.
Mặc dù có những vấn đề vướng mắc do những quy định chưa rõ ràng của
Chính phủ dẫn tới những sai sót trong việc thực hiện xử lý kế toán trong quá trình
ĐGDNNN. Các DN này đã tiến hành và thực hiện thành công công việc TCT mà
Giai đoạn 1:
Kế toán trước khi sáp nhập, hợp nhất
Bước 2a
Kiểm kê phân
loại tài sản tại
thời điểm của
từng đơn vị
tham gia hợp
hất á
Bước 2b
Đối chiếu, xác nhận
và phân loại công
nợ, lập bảng kê chi
tiết đối với từng
loại công nợ tại
thời điểm XĐGT
của từng đơn vị
tham gia, hợp nhất,
sáp nhập
Bước 5
Xử lý tài chính, kế toán.
Lập báo cáo tài chính
sau khi điều chỉnh số liệu
sau khi định giá
Bước 3
Tổ chức xác
định giá trị
DN của từng
đơn vị tham
gia hợp nhất,
sáp nhập
Bước 1
Chuẩn bị
tài liệu sổ
sách kế
toán của
năm liền
kề các
bên tham
gia sáp
nhập
để làm
căn cứ
xác định
giá trị DN
tại thời
điểm định
giá
Giai đoạn
2
Kế toán
sau khi sáp
nhập, hợp
nhất
Hoàn thiện
BCTC,
chuyển
giao cho
đơn vị mới
điều chỉnh
những sai
sót phát
sinh tại
thời điểm
định giá.
Bước 4
Xử lý tài
chính, kế
toán. Lập
BCTC sau
khi điều
chỉnh số liệu
kiểm kê
(nếu có)
1. Xử lý tài
chính, kế
toán khoản
ch/ lệch giữa
GTĐG với
giá mua(nếu
đơn vị áp
dụng theo pp
kết hợp lợi
ích thì k phải
điều chỉnh
c/lệch
2. Hợp cộng
số liệu trên
BCTC
Bước 6
Chuyển số
liệu sau khi
XĐGTDN
tiến hành
thực hiện
theo 1
trong 2
phương
pháp: PP
kết hợp lợi
ích và
Phương
pháp mua
151
Nhà nước đã giao, tuy nhiên những sai sót vẫn còn vì vậy nếu đã phát hiện ra thì cần
phải xử lý điều chỉnh sao cho phù hợp giữa các đơn vị và tránh thất thoát vốn Nhà
nước và tạo niềm tin cho người đầu tư. Những vấn đề tồn đọng nếu phát hiện ra là sai
sót trong quá trình định giá cần phải xem xét nguyên nhân và tùy từng trường hợp xử
lý như sau:
Thứ nhất: Xử lý công nợ phải thu, phải trả tại các công ty thành viên Công
ty Mẹ thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty.
Đây là một việc tồn đọng trong quá trình thực hiện CPH tại các công ty thành
viên của Công ty Mẹ -Viglacera nói riêng và tại các DNNN nói chung, tại thời điểm
đánh giá GTDN hầu như các công ty thành viên chỉ mới hoàn thành đối chiếu được
trung bình 70% đến 80% số công nợ còn lại vẫn chưa đối chiếu được. Giá trị công nợ
còn lại được tổ chức định giá ghi theo giá trị ghi sổ và hầu như toàn bộ công nợ còn
lại chưa đối chiếu được với đối tác theo quy định của NĐ 59 là đối chiếu toàn bộ.
Tuy nhiên, thực tế toàn bộ khoản công nợ đó có nguồn gốc chứng mình vì có ghi
nhận đầy đủ trên sổ kế toán và có phát sinh thực tế trên các chứng từ vì vậy nếu theo
nguyên tắc kế toán có thể khoản công nợ có giấy tờ gốc chứng minh sẽ được phép
ghi nhận tăng, giảm GTDN.
Thứ 2: Lợi thế kinh doanh do DN tính chưa phù hợp và chính xác cần phải
xem xét và bổ sung vào phần vốn Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện kế toán ĐGDN, nhiều DN đã bỏ qua giá trị thương
hiệu được dựa vào cơ sở từ các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn
hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của DN trước thời điểm xác định giá
trị, do đã ghi vào chi phí phát sinh tại các thời điểm phát sinh và không phản ánh và
ghi nhận vào sổ sách kế toán riêng chính vì vậy giá trị này bị bỏ qua. Nên chăng giá
trị này phải được tính toán lại theo giá trị hợp lý, theo giá trị thị trường và được bổ
sung vào phần vốn Nhà nước tại thời điểm phát hiện sai sót.
Và nếu xảy ra các trường hợp tính sai Lợi thế kinh doanh như đã trình bày ở
trên do chưa hiểu quy định và hướng dẫn của chuẩn mực cũng cần điều chỉnh lại sổ
sách kế toán, ghi:
Nợ TK Lợi thế thương mại/
Có TK vốn CSH
Giá trị lợi thế thương mại còn thiếu
152
(Phải có biên bản giải trình).
Đối với các DN CPH và các Tổ chức định giá khi tiến hành tính toán cần
nghiên cứu kỹ tài liệu trước khi thực hiện tính lợi thế kinh doanh không để xảy ra
trường hợp tính sai làm thiếu vốn Nhà nước.
Giải pháp 2. Hoàn thiện các thuyết minh trong hồ sơ xác định GTDN nhằm
minh bạch về thông tin kế toán
Tại một số các DN thực hiện hướng dẫn của Thông tư 202/2011 khi có sự
điều chỉnh về số liệu xử lý tài chính trên Biên bản XĐGTDN, kế toán lại không phản
ánh các bút toán điều chỉnh số liệu cho rõ ràng mà chỉ chủ yếu giải trình các nguyên
nhân tăng giảm. Để khắc phục phần nào những tồn tại đã được đề cập ở trên, giúp
các DN CPH có thể có những tài liệu cơ bản mang tính thống nhất trong việc xử lý
kế toán khi có phát sinh chênh lệch giữa giá trị trên sổ và giá trị định giá. Tác giả
muốn đưa ra một số giải pháp như:
Thứ nhất: Thể hiện những bút toán điều chỉnh trên các mẫu biểu tổng hợp
số liệu theo quy trình
Khi phát sinh chênh lệch nhiều DN đã tự điều chỉnh và xử lý ngay số liệu trên
Bảng cân đối kế toán mà không có bất cứ một giấy tờ nào chứng minh nên khi
nghiên cứu rất khó biết được việc xử lý của họ có hợp lý không? Theo tác giả, bộ hồ
sơ ĐGDN cũng cần thêm một số chứng từ chứng minh về việc xử lý chênh lệch khi
đánh giá nên kèm thêm 3 Bảng biểu sau (Để làm rõ thêm giải pháp tác giả đã sử
dụng số liệu của Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Viglacera):
Bước 1: Lập Bảng tổng hợp xử lý chênh lệch khi kiểm kê tài sản
Các số liệu chênh lệch khi Kiểm kê tài sản từ các kết quả tổng hợp kiểm kê tài sản
Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Viglacera
Bảng 3.1: BẢNG TỔNG HỢP XỬ LÝ KIỂM KÊ TÀI SẢN, CÔNG NỢ...
Ngày .tháng.năm N
TT Lý do tăng giảm TK ĐƯ Số chênh lệch
tăng
Số chênh lệch
Có
1 Xử lý tài chính theo điều 17,
điều 19 NĐ số 59/2011
139 5.302,492.482,
2 411 5.302,492.482,
Cộng: 5.302.492.482, 5.302.492.482,
153
Đại diện tổ chức định giá
(Ký và ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Giám đốc
(Ký tên và đóng dấu)
Bước 2: Lập Bảng tổng hợp phát sinh chênh lệch khi XĐGTDN
Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Viglacera
Bảng 3.2: BẢNG TỔNG HỢP PHÁT SINH CHÊNH LỆCH TĂNG GIẢM
GIÁ TRỊ TÀI SẢN KHI XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
Ngày 31 tháng 12 năm 2011
TT Lý do tăng giảm Số chênh lệch
tăng
Số chênh lệch
giảm
1 Đánh giá ngoại tệ theo tỷ giá bq
LNH
1.465.502
2 Tài sản cố định hữu hình 139.641.818.260,
3 Tài sản cố định vô hình 650.169.389.998,
4 Chi phí XDCB dở dang 35.441.250.448,
5 Bất động sản đầu tư 355.743.002.831,
6 Tài sản ngắn hạn khác 793.956.735,
7 Tài sản dài hạn (Lợi thế kinh doanh) 2.671.148.167,
8 Thuế phải nộp NS 591.213.205.987,
Cộng: 1.184.462.031.941, 591.213.205.987,
Vốn Nhà nước tăng do đánh giá lại 593.248.825.954,
Đại diện tổ chức định giá
(Ký và ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Giám đốc
(Ký tên và đóng dấu)
Bước 3; Xử lý tài chính các phát sinh chênh lệch khi XĐGTDN (Bảng 3.3)
Qua kết quả XĐGTDN của đơn vị CPH, kế toán định giá tiến hành xử lý các
khoản phát sinh theo hướng dẫn của Thông tư gần nhất với ngày thực hiện, hướng
dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi chuyển đổi DN100% vốn NN thành
công ty cổ phần. Theo thực tế nghiên cứu từ Hồ sơ XĐGTDN của các đơn vị đã tiến
hành CPH, tác giả nhận thấy khi đọc Biên bản XĐGTDN và nguyên nhân tăng giảm
154
tài sản của các đơn vị khi tiến hành CPH rất khó hiểu và số liêu không tổng hợp và
bao quát vì vậy nếu trình bày một cách khái quát và tổng hợp hơn sẽ giúp người đọc
nhanh chóng nắm bắt được tình hình phát sinh tăng giảm GTDN.
Bảng 3.3: BẢNG TỔNG HỢP XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI KIỂM KÊ
VÀ TẠI THỜI ĐIỂM ĐỊNH GIÁ
Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Viglacera
Thời điểm 31 tháng 12 năm 2011
ĐVT: VND
ST
T
Thời
điểm
Diễn giải
Ghi chú
Thực hiện theo TT
202/2011
Số tiền
1
Trước
khi
XĐGT
DN
Hoàn nhập dự phòng
phải thu khó đòi vào thu
nhập vốn đầu tư CSH.
Tăng tài sản,
tăng vốn CSH
5.302.492.482,
2 Đánh giá khoản mục
tiền gửi có gốc Ngoại tệ
Tăng Tiền gửi
Tăng vốn CSH
1.465.502
3 Điều chỉnh chênh lệch
đánh giá tài sản
Tăng tài sản CĐ HH
(chi tiết từng ĐT)
Tăng tài sản CĐ VH
Tăng vốn CSH
139.641.818.260,
650.169.389.998,
4 Đánh giá chi phí xây
dựng cơ bản dở dang
Tăng CP XDCB DD
Tăng vốn CSH
35.441.250.448,
5 Đánh giá BĐS đầu tư Tăng BĐS đầu tư
Tăng vốn CSH
355.743.002.831,
6 Đánh giá lại CCDC đã
hết phân bổ hết vào chi
phí
Tăng CP trả trước NH
Tăng vốn CSH
793.956.735,
7 Đánh giá lợi thế KD Tăng Cp trả trước DH
Tăng vốn CSH
2.671.148.167,
8
Thời
điềm
định
giá
DN
Tính bổ sung tiền thuê
đất phải nộp
Tăng thuế phải nộp
Giảm vốn CSH
(591.213.205.987)
Tổng tăng vốn NN 593.248.825.954,
Đại diện tổ chức ĐG
(Ký và ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Giám đốc
(Ký tên và đóng dấu)
Bước 4: Xử lý kế toán các phát sinh chênh lệch (trang sau)
Ngoài ra, trong quá trình kiểm kê, Bộ phận kiểm kê, phân loại tài sản nên
xem xét một số tài sản cố định vô hình hết thời gian sử dụng nhưng còn đem lại hiệu
155
quả cho DN phân loại riêng để có phương án xử lý riêng cho phù hợp (vấn đề này
hầu như các DN vẫn chưa để ý tới) và một số Công cụ, dụng cụ đã hết thời gian sử
dụng nhưng còn sử dụng cũng phải có biện pháp xử lý cho phù hợp.
Nợ Có
139 Dự phòng phải thu khó đòi 5,302,492,482
411 Nguồn vốn kinh doanh 5,302,492,482
1122 Tiền gửi ngân hàng 1,465,502
411 Nguồn vốn kinh doanh 1,465,502
211 Tài sản cố định hữu hình 139,641,818,260
213 Tài sản cố định vô hình 650,169,389,998
411 Nguồn vốn kinh doanh 789,811,208,258
241 CP XDCB dở dang 35,441,250,448
411 Nguồn vốn kinh doanh 35,441,250,448
217 Bất động sản đầu tư 355,743,002,831
411 Nguồn vốn kinh doanh 355,743,002,831
142 Chi phí trả trước ngắn hạn 793,956,735
411 Nguồn vốn kinh doanh 793,956,735
242 Chi phí trả trước dài hạn 2,671,148,167
411 Nguồn vốn kinh doanh 2,671,148,167
411 Nguồn vốn kinh doanh 591,213,205,987
3337 Thuế nhà đất phải nộp 591,213,205,987
Tổng cộng: 1,780,977,730,410 1,780,977,730,410
Thời điểm 31 tháng 12 năm 2011
3 Điều chỉnh chênh lệch
đánh giá tài sản
Bảng 3,4: BẢNG XỬ LÝ KẾ TOÁN
Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Viglacera
Số tiền chênh lệchSố hiệu
TK Nội dung TKDiễn giảiSTT
Hoàn nhập dự phòng phải
thu khó đòi vào TN Vốn
CSH
1
giá khoản mục tiền gửi có
gốc Ngoại tệ2
Xử lý thuế phải nộp NS8
Điều chỉnh Chi phí XDCB
dở dang 4
5
7
Xử lý chênh lệch BĐS đàu
tư
Xử lý Lợi thế kinh doanh
Xử lý CCDC đã phân bổ
100% được đánh giá lại6
Đại diện tổ chức định giá
(Ký và ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Giám đốc
(Ký tên và đóng dấu)
Giải pháp 3). Hoàn thiện quy trình thực hiện kế toán ĐGDN khi cổ phần hóa
công ty mẹ thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước.
(Đối với các Công ty Mẹ có đơn vị thành viên phụ thuộc (hạch toán độc lập -
do tính chất đặc thù trong quản lý).
156
Theo những quy định đã ban hành của chính phủ và những thông tư hướng
dẫn của Bộ Tài chính với những nghiên cứu kinh nghiệm kế toán một số nước tiên
tiến trên thế giới (như mô hình kế toán Pháp) về các nghiệp vụ phương pháp về
những thay đổi trong chuyển đổi sở hữu các DN, chúng ta thấy được rõ ràng quy
trình kế toán của hiện tượng chuyển đổi hình thức sở hữu DN. Vì vậy, CPH Công ty
Mẹ cần được thực hiện thống nhất công tác kế toán ĐGDN được áp dụng theo trình
tự dưới đây để phần nào kế hoạch CPH Tập đoàn, Tổng công ty được thực hiện theo
đúng tiến độ mà chính phủ đề ra
Bước1: Kế toán ĐGDN tại các đơn vị thành viên và văn phòng công ty mẹ
Việc đầu tiên của kế toán ĐGDN khi CPH Công ty Mẹ thuộc Tập đoàn, Tổng
công ty là tổ chức ĐGDN tại thời điểm định giá (theo quyết định của các cấp có thẩm
quyền) từ các đơn vị thành viên phụ thuộc công ty mẹ làm căn cứ định giá Công ty
mẹ. Việc tiến hành định giá các đơn vị thành viên phụ thuộc quy trình thực hiện
tương tự như đối với việc định giá các đơn vị kế toán độc lập khác. Tuy nhiên, vì có
những chỉ tiêu không thể đánh giá tách riêng cho từng đơn vị thành viên như: Lợi thế
kinh doanh (vì giá trị thương hiệu được đánh giá chung cho Công ty mẹ)... Và để
tiến hành một cách thuận lợi việc hợp cộng sau này thì tất cả các BCTC của các đơn
vị thành viên và công ty mẹ sẽ được thống nhất năm tài chính để giảm bớt việc
chuyển đổi BCTC khi TCT.
Giai đoạn 2:
ĐGDN tại thời điểm CPH
(VD: Hiện nay căn cứ NĐ 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011, NĐ 189/2013/NĐ-CP
các thông tư hướng dẫn và các văn bản chỉ đạo cổ phần hóa khác)
Bước 1;
Kiểm kê
phân loại tài
sản
tại thời điểm
định giá (theo
BCTC liền kề
thời điểm định
giá đã kiểm
toán)
Bước 2:
Đối chiếu, xác
nhận và phân
loại các khoản
công nợ, lập
bảng kê chi tiết
đối với từng
loại công nợ tại
thời điểm định
giá
( vd: Hiện nay
theo hướng dẫn
thông tư số
127/2014/TT-
BTC ngày
05/09/2014 của
Bộ Tài chính)
Bước 5: Xử lý câc vấn đề
phát sinh, Điều chỉnh sổ
kế toán theo quyết định
điều chỉnh giá trị vốn
NN thời điểm định giá
(VD: Theo Biên bản xác
định giá trị DN của các tổ
chức định giá lập )
Bước3
Xử lý tài
chính
trước khi
xác định
giá trị
DN. (Xứ
lý chênh
lệch số
liệu kiểm
kê với sổ
sách kế
toán)
(VD:
Hiện nay
theo
hướng
dẫn thông
tư số
127/2014/
TT-BTC
ngày
05/09/201
4 của Bộ
Tài
chính))
Bước 4:
Tổ chức đánh giá
và xác định giá trị
tài sản của DN có
nhu cầu sử dụng tại
thời điểm định giá
(VD: Theo hiện nay
thực hiện theo
hướng dẫn thông tư
số 127/2014/TT-
BTC ngày
/09/2014 ủ ộ
Giai
đoạn1
Chuẩn bị
tài liệu sổ
sách kế
toán của 3
năm trước
liền kề
để làm căn
cứ xác
định giá trị
DN tại thời
điểm Định
giá
(VD: Hiện
nay Căn cứ
NĐ
59/2011/N
Đ-CP ngày
18/7/2011,
NĐ
189/2013/
NĐ-CP và
các văn
bản chỉ
đạo cổ
phần hóa
Giai
đoạn 3
Chuyển
kết quả
trên Bảng
cân đối kế
toán của
đơn vị đã
định giá
và xử lý
kế toán để
tiến hành
hợp cộng
số liệu lên
Bảng cân
đối kế
toán Công
ty Mẹ
157
Sơ đồ 3.3: Quy trình kế toán định giá tại các công ty thành viên và văn phòng Công
ty Mẹ - Tổng công ty/Tập đoàn và các đơn vị phụ thuộc
Với mỗi đơn vị phụ thuộc và với văn phòng công ty mẹ thì việc định giá được
tiến hành định giá riêng, công tác kế toán tại các đơn vị này cũng được thực hiện
riêng giống như đối với một DN đơn lẻ tức là mọi công việc tại các đơn vị trong giai
đoạn này được thực hiện theo đúng một quy trình và cùng một quy định về hệ thống
sổ sách, các bảng tổng hợp kiểm kê tài sản, mẫu và chỉ tiêu trên các BCTC để thuận
lợi cho việc hợp cộng sau này giữa các đơn vị thuộc công ty mẹ. (sơ đồ 3.3)
Theo sơ đồ của quy trình này, sẽ thấy rõ được từng bước công việc của kế toán của
từng giai đoạn theo kế hoạch được đặt ra. Mục đích của việc ĐGDN là nhằm xác
định được giá trị tài sản thuần của DN. Để xác định được giá trị thuần của Công ty
Mẹ thì cần phải xác định giá trị thuần của từng đơn vị thành viên phụ thuộc và và cụ
thể công việc này được thể hiện theo công thức dưới đây:
Bước2: Kế toán tổng hợp số liệu từ các đơn vị thành viên và văn phòng công ty mẹ
Sau khi hoàn thiện số liệu điều chỉnh sau định giá của từng đơn vị thành viên
và văn phòng công ty mẹ, kế toán tiến hành tổng hợp số liệu từ các đơn vị thành viên
và văn phòng công ty mẹ các chỉ tiêu tương ứng theo Mô hình hợp cộng tại công ty
mẹ - Tổng công ty/Tập đoàn
Bảng kết quả định giá công ty thành viên
Bảng kết quả định giá công ty
mẹ sau khi hợp cộng
Bảng kết quả định giá văn phòng công ty mẹ
(A1)
Vốn CSH
TÀI SẢN
Nợ phải trả
Bảng kết quả định giá đơn vị thành viên (A2)
TÀI SẢN Vốn CSH
TÀI SẢN
=
A1+A2.....+An
VỐN CHỦ
SỞ HỮU
Giá trị tài sản
thuần (vốn chủ sở
hữu) theo giá trị
khi định giá
=
Giá trị tài sản
thuần (vốn chủ sở
hữu) theo giá ghi
sổ
+/-
Phần chênh lệch giữa giá
đánh giá (theo tổ chức định
giá) và giá ghi sổ theo từng
khoản mục trên BCĐKT
158
Nợ phải trả
Bảng kết quả định giá đơn vị thành viên ......
Vốn CSH
TÀI SẢN
Nợ phải trả
Bảng kết quả định giá đơn vị thành viên An
Vốn CSH
TÀI SẢN Nợ phải trả
Nợ phải trả =
A1+A2.....+An
Sơ đồ 3.4: Mô hình hợp cộng tại công ty mẹ - Tổng công ty/Tập đoàn
¾ Hợp cộng các chỉ tiêu trên Bảng kết quả định giá của các đơn vị thành viên
Việc hợp cộng lại chỉ với mục đích tính ra giá trị thuần DN tại công ty mẹ bao
gồm giá trị tại các đơn vị thành viên phụ thuộc và giá trị tại văn phòng công ty mẹ.
Khi hợp cộng các giá trị được hợp cộng của các đơn vị trong "giai đoạn 2- Giai đoạn
thực hiện" của quy trình trên. Việc hợp cộng trên bảng tổng hợp kiểm kê đánh giá
của từng loại máy móc trang thiết bị kỹ thuật, nhà xưởng... theo từng loại từng thứ
theo cách đã phân loại thống nhất giữa các đơn vị. Hợp cộng các khoản công nợ phải
thu ngắn hạn, dài hạn và các khoản phải trả ngắn hạn, dài hạn của các đơn vị thành
viên, văn phòng công ty mẹ...để. Song song với việc hợp cộng các số liệu và chỉ tiêu
của từng loại tài sản, công nợ là việc hợp cộng các số liệu của các chỉ tiêu trên Bảng
cân đối kế toán tại các đơn vị thành viên sau khi định giá từ số liệu của các cột của
Công ty mẹ và từng công ty thành viên:
A 1 2 .... 8 9 1 2 .... 8 9 1 2 .... 8 9 1 2 .... 8 9 1 2 .... 8 9
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp
Chỉ
tiêu
Tổng số liệu
Hơp cộng tại
Công ty Mẹ
Các đơn vị thành viên
Văn phòng
công ty Mẹ
Đơn vị thành
viên A
Đơn vị thành
viên....
Đơn vị thành
viên X
159
Các chỉ tiêu sau khi hợp cộng từ các đơn vị thành viên vào với Công ty Mẹ về
giá trị tài sản công nợ Phần chỉ tiêu "Tổng số hợp cộng tại Công ty Mẹ" của các cột
1..8 là tổng cộng của các cột 1...8 của các đơn vị thành viên.
Các cột 1, 2.....11 là các cột chỉ tiêu cụ thể tại bảng sau
(Trang sau)
160
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu chi tiết tại Công ty mẹ và tại từng đơn vị thành viên tại bảng hợp cộng
Chỉ tiêu
Số liệu
sổ sách
kế toán
tại thời
điểm
khóa sổ
Số liệu
sổ sách
sau khi
kiểm kê
(đã
đ/chỉnh)
Số liệu đánh
giá lại theo tổ
chức định giá
(đã xử lý
chênh lệch)
Số liệu đã
điều chỉnh
sau khi có
quyết định
của cơ quan
kiểm toán
NN
Chênh
lệch
sau
kiểm kê
Chênh
lệch
sau
định
giá
Chênh
lệch sau
quyết định
của kiểm
toán
Tổng
Chênh lệch
A 1 2 3 4 5 =2-1 6=3-2 7=4-3
8=(5+6+7)
=4-1
A. Tài sản đang dùng (I+II+III+IV)
I. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
1. Tài sản cố định
a. Tài sản cố định hữu hình
b. Tài sản cố định thuê tài chính
c. Tài sản cố định vô hình (chưa gồm GT QSD đất)
2. Bất động sản đầu tư
3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
161
5. Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn
6. Chi phí trả trước dài hạn (chưa gồm GT lợi thế
KD)
7. Các khoản phải thu dài hạn
8. Tài sản dài hạn khác
II. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
1. Tiền
a. Tiền mặt tồn quỹ
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu chi tiết tại Công ty mẹ và tại từng đơn vị thành viên tại bảng hợp cộng (tiếp)
1 2 3 4 5 6 =3-2 7=4-3 8=5-4
9=(6+7+8)=5-
2
b. Tiền gửi ngân hàng
c. Tiền đang chuyển
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
3. Các khoản phải thu
4. Vật tư hàng hoá tồn kho
5. Tài sản lưu động ngắn hạn khác
162
6. Chi phí sự nghiệp
III. Giá trị lợi thế kinh doanh của DN
1. Giá thị thương hiệu Công ty mẹ
2. Tiềm năng phát triển Công ty mẹ
IV. Giá trị quyền sử dụng đất
B. Tài sản không cần dùng
I. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
1. Tài sản cố định
2. Đầu tư tài chính dài hạn
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
4. Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn
II. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
1. Công nợ không có khả năng thu hồi
2. Hàng hoá tồn kho ứ đọng kém, mất phẩm chất
C. Tài sản chờ thanh lý
1. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
2. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
D. Tài sản hình thành từ quỹ PL, khen thưởng
1 2 3 4 5 6 =3-2 7=4-3 8=5-4 9=(6+7+8)=5-
163
2
TỔNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA DN (A+ B+ C+
D)
Trong đó:
TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ DOANH NGHIỆP
(Mục A)
E1. Nợ thực tế phải trả
Trong đó: GT QSD đất mới nhận giao phải nộp
NSNN
E2. Nguồn kinh phí sự nghiệp
TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ PHẦN VỐN NHÀ
NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP {A- (E1+E2)}
Chú thích: - Giá trị thực tế của DN CPH là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của DN tại thời điểm CPH có tính đến khả năngsinh lời của DN
mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được.
- Giá trị thực tế vốn Nhà nước tại DN CPH là giá trị thực tế của DN sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc
lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).
- Khi CPH Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con thì giá trị vốn
Nhà nước tại DN CPH là giá trị thực tế vốn Nhà nước tại Công ty mẹ
- Giá trị lợi thế kinh doanh của DN được ghi nhận vào cột 3, 4 và cột 9
164
+ Giá trị thương hiệu của công ty mẹ và các đơn vị thành viên thể hiện trên cột 3 và 4 của từng đơn vị (nếu xác định riêng biệt), nếu không
xác định được riêng biệt (đánh giá chung Công ty Mẹ) sẽ được thể hiện ở cột 9
+ Tiềm năng phát triển của công ty mẹ và các đơn vị thành viên thể hiện trên cột 3 và 4 của từng đơn vị (nếu xác định riêng biệt), nếu
không xác định được riêng biệt (đánh giá chung Công ty Mẹ) sẽ được thể hiện ở cột 9
165
Bước 3: Khử trùng các giao dịch nội bộ trong Công ty Mẹ.
Vì mục tiêu của việc thiết lập Bảng cân đối kế toán hợp cộng là để xác định
được giá trị vốn chủ của Công ty mẹ như một thực thể duy nhất từ các đơn vị thành
viên. Chính vì vậy trong một phạm vi các đơn vị thành viên phụ thuộc của Công ty Mẹ
không thể có những khoản phải trả hoặc phải thu chính nó hoặc các dòng trao đổi mua
bán giữa các đơn vị trong nội bộ chỉ là lãi (lỗ) giả tạo. Đây là nguyên nhân quan trọng
để loại bỏ các nghiệp vụ nội bộ trong Công ty Mẹ. Một trong những giao dịch cần phải
xử lý trước khi hợp cộng các giá trị của các chỉ tiêu vì thế cần phải loại trừ phần số dư
các tài khoản phải thu và các khoản phải trả trong cùng Công ty Mẹ trên bảng cân đối
kế toán. Căn cứ từ số liệu hợp cộng và từ các sổ chi tiết kế toán. Kế toán cần phải khử
trùng các nghiệp vụ công nợ giữa các đơn vị thành viên theo bút toán.
Nợ"Phải trả nội bộ"/Có "Phải thu nội bộ"
Bước 4: Lập Bảng cân đối kế toán Công ty Mẹ sau khi hợp cộng
Sau khi hợp cộng và khử trùng công nợ nội bộ, kế toán tiến hành lập Bảng cân
đối kế toán tại thời điểm định giá.
Như vậy, Vốn chủ sở hữu của công ty mẹ sau khi hợp cộng bằng vốn CSH của
các đơn vị thành viên và văn phòng công ty mẹ được tổng hợp lại sau đó khử trùng
công nợ nội bộ. Kết quả hợp cộng trên BCTC của các đơn vị thành viên vào kết quả của
Công ty Mẹ sau khi ĐGDN để tiến hành CPH bán cổ phiểu ra thị trường. Mặc dù chỉ là
hợp cộng tuy nhiên số liệu cũng nhiều và khá phức tạp nên quy trình thực hiện này
cũng cần phải ứng dụng công nghệ phần mềm tin học thì công việc của kế toán tổng
hợp sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều mà lại mang lại hiệu quả và thời gian thực hiện đúng tiến
độ đã đề ra.
Trên đây là toàn bộ quy trình và phương pháp thực hiện kế toán ĐGDN tại Công
ty Mẹ thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty. Hiện nay, chưa có hướng dẫn nào cụ thể cho
KTĐG khi CPH Công ty Mẹ thuộc các Tập đoàn và Tổng công ty vì vậy bài viết trên
đây là một chỉ dẫn cụ thể hơn về quy trình kế toán khi CPH Công ty Mẹ thuộc các Tập
đoàn và Tổng công ty.
3.3.2.2. Hoàn thiện kế toán ĐGDN khi sáp nhập, hợp nhất DNNN.
Hoàn thiện việc ghi nhận chênh lệch GTDN khi định giá theo phương pháp
tài sản hoặc phương pháp khác.
Hầu như các DN khi tiến hành sáp nhập và hợp nhất theo chỉ đạo của Nhà nước
166
thường xác định theo giá trị ghi sổ, chính vì vậy ít khi phát sinh các chênh lệch cần
phải điều chỉnh, mặc dù các đơn vị đó đều thuộc vốn một chủ sở hữu. Nhưng với thời
điểm hiện tại nhiều DNNN đã CPH chính vì thế GTDN đem sáp nhập hoặc hợp nhất
cũng cần phải đánh giá lại theo thông lệ thị trường và giá trị đó chính là giá để tính tỷ lệ
trao đổi cổ phiếu giữa các bên giá trị chênh lệch giữa giá trị định giá và giá ghi sổ sẽ
được ghi nhận tăng giá vốn đơn vị bị sáp nhập, hợp nhất. Trường hợp phát sinh phụ trội
hay chiết khấu, phần chênh lệch đó bên nhận sáp nhập, hợp nhất sẽ được ghi nhận vào
thặng dư vốn cổ phần (4112).
- Tài sản cũng cần phải đánh giá chi tiết từng loại tài sản và lập bảng kê phát
sinh chênh lệch như đối với trường hợp CPH.
- Lập bảng tổng hợp chênh lệch của từng loại tài sản
- Lập bảng kê điều chỉnh chênh lệch và nguyên nhân tăng giảm của việc đánh giá
- Lập BCTC sau khi điều chỉnh
Toàn bộ những chênh lệch phát sinh chi tiết của từng loại tài sản khi đánh giá
cần phải mở sổ kế toán phản ánh chênh lệch trong quá trình định giá của từng đơn vị
sáp nhập, hợp nhất, trong đó thể hiện rõ những đánh giá làm phát sinh tăng, giảm tài sản
và những nguyên nhân tăng giảm của tài sản tại thời điểm định giá để làm căn cứ thông
tin cung cấp cho các nhà đầu tư, những nhà quản lý cấp trên biết về tình hình thực tế về
tài sản của đơn vị tại thời điểm sáp nhập và hợp nhất để có hướng đầu tư hợp lý, tránh
giá trị được đánh giá ảo, không trung thực.
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.
Để thực hiện tốt các giải pháp đã nêu ở trên, tác giả nhận thấy cần phải có một
môi trường thuận tiện thì việc thực thiện các giải pháp mới mang tính chất bền vững và
có khả thi phù hợp với công tác KTĐG.
3.4.1. Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước
Môi trường pháp lý chính là khung hành lang mà Nhà nước tạo dựng cho các
DN khi các DNNN thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ của mình. Đối với kế toán
ĐGDN khi TCT DNNN thì môi trường pháp lý càng cần phải chú trọng và tạo dựng
khung hành lang pháp lý vững chắc phù hợp với thực tại. Giúp cho các DN khi tiến
hành TCT thực hiện trong một môi trường pháp lý ổn định giúp cho việc thực hiện
đồng bộ và cũng không quá gò bó. Mặt khác, để có thể thực hiện tốt trong môi trường
pháp lý tốt Nhà nước cần phải xây dựng được những quy định cụ thể phù hợp với môi
167
trường DN một cách đồng bộ tránh chồng chéo với KTĐG cho các DNNN nói chung
và cụ thể cho KTĐG khi TCTDN theo các phương thức khác nhau.
Để những giải pháp về kế toán CPH có thể thực hiện được và thực hiện một cách
tốt nhất. Nhà nước khi xây dựng khung hành lang pháp lý, những quy định cần phải chú
trọng một số vấn đề như:
Một là: Cần phải quy định lộ trình cho việc xây dựng các quy định về kế toán và
những quy định liên quan đồng nhất và thống nhất. (Tài liệu cho kế toán ĐGDN, làm cơ
sở cho việc nghiên cứu cũng thực hiện công tác kế toán ĐGDN).
- Cần sớm ban hành chuẩn mực quy định về kế toán ĐGDN khi TCTDN.
- Cần phải xây dựng khung giá phù hợp và sát với thị trường để làm cơ sở ghi
nhận giá trị sau ghi nhận ban đầu.
Hai là: Khi ban hành các hướng dẫn cần phải cụ thể và rõ ràng hơn cụ thể về lợi
thế kinh doanh cần cụ thể hơn bằng văn bản nhất là về tính phần vốn Nhà nước bình
quân 3 năm liền kề phải có hướng dẫn cụ thể hơn như tác giả đã trình bày ở trên hoặc
khi hướng dẫn nên có những ví dụ cụ thể cho những vấn đề phức tạp, khó hiểu.
Ba là: Cần có thông tư hướng dẫn kịp thời khi có quy định mới liên quan ảnh
hưởng tới kế toán ĐGDN khi tiến hành TCT DN. Các thông tư hướng dẫn nên nghiên
cứu kỹ và có tính phù hợp và thực tiễn để có thể áp dụng lâu dài. Ngoài ra các thông tư
hướng dẫn nên ban hành sớm khi có các NĐ ban hành, tránh tình trạng, quá trình TCT
xong mới có thông tư hướng dẫn.
Bốn là: Từng thời điểm BTC cũng nên có danh mục cụ thể về lãi suất trái phiếu
chính phủ thường xuyên trên tạp chí chuyên ngành để các DN và tổ chức định giá có
thể tìm và thực hiện được thực hiện dễ dàng hơn.
Cần phải có lộ trình xây dựng
Năm là: Khi đưa ra phương án TCT các cấp có thẩm quyền nên quyết đinh thời
điểm định giá vào một thời điểm kết thúc cuối năm tài chính khi đã có kết luận của
kiểm toán để có kết quả XĐGT sát thực và chính xác hơn.
Sáu là; Về chế độ quản lý đất đai thì nên quy định về nguyên tắc tất cả diện tích
đất DN CPH đang quản lý và sử dụng phục vụ sản xuất kinh doanh phải chuyển sang
thực hiện ký hợp đồng thuê đất có thời hạn với cơ quan có thẩm quyền (trừ những
trường hợp đặc biệt thì có cơ chế xử lý cụ thể). khắc phục bất cập trong công tác quản
lý, sử dụng đất tại các DN trong thời gian qua, tạo điều kiện thuận lợi để Nhà nước triển
168
khai thực hiện các quy hoạch, sử dụng quỹ đất có hiệu quả, tránh thất thoát; khắc phục
bất cập trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất trong thời gian qua để đẩy nhanh
tiến trình CPH. Theo phương án này, đối với các diện tích đất DN đã được giao đất nay
chuyển sang thuê thì giá trị quyền sử dụng đất giao còn lại tại thời điểm xác định
GTDN được xác định là số tiền DN đã trả trước tiền thuê đất cho một khoảng thời gian
nhất định theo mặt bằng giá thuê đất tại thời điểm DN hoàn tất thủ tục thuê đất với cơ
quan quản lý tại địa phương, không ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước và lợi ích kinh
tế của DN. Đối với diện tích đất DN thực hiện thuê đất thì thực hiện trả tiền thuê đất
hàng năm theo cơ chế đã được quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP và không
phải tính bổ sung giá trị lợi thế vị trí địa lý vì giá thuê đất đã sát giá thị trường.
Bẩy là: Việc quy định tổ chức đấu thầu chọn tổ chức tư vấn định giá không nên
quá khắt khe về việc tổ chức mở thầu lựa chọn tổ chức định giá sẽ làm hạn chế quá
trình CPHDN. Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ CPH các DN trong thời gian tới, Bộ Tài
chính trình Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh quy định này theo hướng:
Đối với các gói thầu tư vấn định giá có giá trị không quá 01 tỷ đồng thì cơ quan
có thẩm quyền quyết định phương án CPH có thể chỉ định thầu để lựa chọn tổ chức tư
vấn định giá trong danh sách công bố của BTC hoặc xét thấy cần phải tổ chức đấu thầu
thì thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Còn đối với các gói thầu
tư vấn không thuộc quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án
CPH quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn định giá trên cơ sở kết quả đấu thầu.
Tám là: Đối với vướng mắc về việc tính giá trị lợi thế vị trí địa lý của đất thuê
vào GTDN, Chính phủ xem xét tháo gỡ theo hướng:
- Đối với các DN CPH trước NĐ59/2011/NĐ-CP đã XĐGT lợi thế vị trí địa lý
đất thuê vào giá trị phần vốn Nhà nước tại DN để CPH nay phải chuyển sang thực hiện
chế độ thuê đất theo mặt bằng giá mới thì được khấu trừ giá trị lợi thế vị trí địa lý vào
tiền thuê đất phải nộp hàng năm của DN CPH.
- Đối với các DN CPH theo NĐ109/2007/NĐ-CP mà chưa tính giá trị lợi thế vị
trí địa lý thì được áp dụng NĐ59/2011/NĐ-CP và NĐ189/2013/NĐ-CP không phải tính
bổ sung giá trị lợi thế vị trí địa lý và điều chỉnh vốn Nhà nước tại DN.
Chín là: Để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc DNNN trong thời gian
tới, căn cứ vào kiến nghị của bộ, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, Bộ Tài chính báo
cáo Chính phủ xem xét điều chỉnh theo hướng: giao các bộ, ngành, địa phương, Tập
169
đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước chỉ đạo DN CPH thực hiện đối chiếu toàn bộ các
khoản công nợ (phải thu, phải trả) đến thời điểm XĐGTDN theo quy định.
3.4.2. Đối với DNNN thực hiện tái cấu trúc.
Ngoài những quy định cơ bản được đề cập ở trên thì việc cử người đi học tập
kinh nghiệm tại các đơn vị kế toán đã thực hiện TCT DNNN, các cán bộ thực hiện công
tác kế toán nói riêng chỉ đạo TCT nói chung cần phải có trình độ chuyên môn cao, quản
lý tốt, biết nhận định và giải quyết linh hoạt các trường hợp phát sinh mà không gây sai
sót. Mặt khác, để tránh những sai sót không đáng có xảy ra tại các DNNN khi tiến hành
TCT, nên chăng BTC có một ban chuyên trách giám sát và hướng dẫn các DN thực hiện
những quy định và chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề phức tạp, nhạy cảm mang
tính chất đặc thù của từng ngành.
Việc đối chiếu toàn bộ công nợ khi XĐGTDN cũng cần thay đổi, cần phải đối
chiếu số liệu thường xuyên theo quy định, vì theo cơ chế quản lý tài chính hiện hành thì
DN phải thực hiện đối chiếu công nợ thường xuyên, định kỳ khi kết thúc năm tài chính
(không chỉ khi CPH). Trong một số trường hợp do thời điểm CPH không trùng với thời
điểm kiểm kê khóa sổ kế toán lập BCTC, DN quy mô lớn, đối tượng công nợ nhiều,
không kịp đối chiếu hết thì DN CPH phải báo cáo các bộ, địa phương xem xét, xử lý
theo hướng đã quy định tại NĐ 189/2013.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Như vậy, với nền tảng cơ sở lý luận chương 1 và những thực tiễn về những quy
định và thực trạng việc thực hiện công tác kế toán ĐGDN tại các DNNN. Từ đó tác giả
đưa ra một số ý tưởng, giải pháp dựa trên những cơ sở, nền tảng của mục đích và định
hướng của TCTDN nhằm hoàn thiện ở chương 3 với một số vấn đề cơ bản.
Thông qua đó tác giả đã chứng minh các giả thiết đặt ra trong nghiên cứu và để
trả lời cho các câu hỏi đặt ra và có hướng hoàn thiện về khung hành lang pháp lý,
những quy định cho kế toán ĐGDN khi tiến hành TCT các DNNN. Mặt khác đưa ra
một số giải pháp giúp các DN đã, đang thực hiện TCT có biện pháp xử lý và giải quyết
những vấn đề không phù hợp với những giả thuyết đã đặt ra, tác giả đã đưa ra một số
điều kiện là những kiến nghị nhằm thực hiện tốt về vấn đề kế toán ĐGDN khi tiến hành
táí cấu trúc các DNNN hiện nay. Từ đó tác giả đưa ra một số dự báo triển vọng về kế
toán ĐGDN khi tiến hành TCT tại các DNNN Việt nam về khả năng ứng dụng của đề
tài nghiên cứu, những khó khăn về trong tác kế toán tại thời điểm TCT ở Việt nam và
170
tác giả đã nêu một số hạn chế trong quá trình thực hiện đề tài.
KẾT LUẬN
Tái cấu trúc DN hiện nay vẫn là trọng tâm chính và cốt lõi của Tái cơ cấu
DNNN nói riêng Tái cơ cấu nền kinh tế nói chung. Tiến trình này là một thử thách lớn
đối với Chính phủ và các DNNN, vì thành công cũng có nhưng thất bại cũng không ít.
Tuy nhiên, để lành mạnh hóa DNNN và đưa các DNNN bắt nhịp và hội nhập với nền
kinh tế thị trường quốc tế thì việc làm này là tất yếu. Vì vậy, việc nghiên cứu kế toán
ĐGDNNN là việc làm cần thiết cho việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và thực trạng kế
toán ĐGDN khi tiến hành tái cấu trúc DNNN.
Qua việc nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện kế toán ĐGDN trong bối cảnh TCT
DN taị các DNNN Việt Nam".
Luận án hoàn thành đã trả lời, giải quyết được các câu hỏi đặt ra trong quá trình
nghiên cứu ở phần mở đầu của luận án. Cụ thể:
Trong chương 1: Luận án đã làm rõ được cơ sở lý luận về kế toán ĐGDN khi
tiến hành TCT các DN nói chung, từ đó chỉ ra được bản chất của kế toán ĐGDN.
Chương 1 đã đi nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận thuộc phương pháp luận
kế toán ĐGDN, và đưa ra được khái niệm cơ bản cho kế toán ĐGDN, từ đó tìm ra quy
trình cơ bản thực hiện công tác kế toán ĐGDN với những nguyên tắc kế toán và các
chuẩn mực được thừa nhận nói chung và những bài học kinh nghiệm mà các nước tiên
tiến đã đạt được làm tiền đề cho việc đối chiếu với việc thực hiện của kế toán ĐGDN
Việt nam.
Chương 2: Luận án đã trình bày được hệ thống thực trạng của kế toán định giá
dưới hai phương diện của khung hành lang pháp lý và thực trạng việc thực hiện công
tác ĐGDN tại các DNNN Việt nam. Từ đó đưa ra những phân tích đối chiếu giữa thực
trạng với những quy định hiện hành của Chính phủ, Bộ, Ngành .... tiến hành phân tích
đánh giá những thành tựu những thực trạng còn tồn tại trong quá trình thực hiện kế toán
ĐGDN để từ đó có hướng giải pháp hiệu quả và khả thi nhất và sát với thực tế.
Với chương 3: Luận án đã đưa ra được một số giải pháp nhằm giải quyết những
vấn đề còn tồn tại của các DN đang thực hiện công tác Tái cấu trúc DNNN và những
kiến nghị phù hợp đối với các Bộ, Ban, Ngành và Chính phủ trong những điều kiện
thực hiện hiệu quả nhất nhằm hoàn thiện hơn nữa khung hành lang pháp lý và quá trình
thực hiện. /.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hoan_thien_ke_toan_dgdn_trong_boi_canh_tct_dn_tai_ca.pdf