Luận án Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Việc tiến hành các thương vụ M&A NH ở Việt Nam đều có sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. Mặc dù Chính phủ, NHNN đã đưa ra những thể chế quy định về hoạt động M&A NH như Luật các Tổ chức tín dung, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Quyết định 241/1998/QĐ-NHNN, Thông tư 04/2010/TTNHNN , tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam những quy định hướng dẫn nằm rải rác ở nhiều văn bản mà chưa có riêng bộ luật về hoạt động M&A, đôi khi còn có sự mâu thuẫn nên khó khăn trong việc nghiên cứu tiến hành thương vụ M&A NH. Vấn đề sáp nhập NH đã được đề cập đến trong các văn bản luật, trong Luật Doanh nghiệp 2014, với các hình thức chia tách, hợp nhất, sáp nhập, nội dung cụ thể có liên quan tới hoạt động mua bán sáp nhập đã được quy định một cách cụ thể hơn trong Luật. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì việc sáp nhập không chỉ được thực hiện đối với các công ty cùng loại mà còn có thể thực hiện được đối với các công ty khác loại. Đồng thời, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng quy định rất cụ thể về trình tự, thủ tục, quyền lợi, trách nhiệm, hồ sơ Điều đó góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy thị trường mua bán doanh nghiệp như hiện nay. Tuy nhiên, các quy định về M&A còn được đưa ra trong các văn bản pháp luật khác nhau như: Luật Đầu tư 2014 (Điều 24, 25) đề cập đến hình thức đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lãnh thổ Việt Nam; Luật Cạnh tranh 2004 định nghĩa hoạt động mua lại NH là việc một NH mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của NH khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của NH bị mua lại (khoản 3, Điều 17).

pdf219 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng để đưa ra những định hướng phù hợp NHNN cũng cần tăng mức phạt hành chính đối với TCTD áp dụng các hình thức huy động vốn sai quy định, ấn định LS huy động, LS vay vốn không phù hợp với quy định của pháp luật để tăng tính răn đe trong hoạt động NH. Mặt khác, NHNN cũng tăng cường công tác kiểm soát hoạt động M&A trong lĩnh vực NH được chặt chẽ trên cơ sở định hướng phù hợp nhằm đảm bảo cho hệ thống NH Việt Nam phát triển lành mạnh, an toàn, đúng định hướng. 3.3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước Thông tin là vấn đề quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh NH. Hiện đại hóa công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN là một nhu cầu thiết yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM nói chung và hoạt động M&A NHTM nói riêng. CIC là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ thống hoạt động của NHNN, giúp NHNN nắm bắt thông tin và hoạt động được hiệu quả, hạn chế tình trạng nợ xấu - một trong những vấn đề tài chính đáng lo ngại của quốc gia và liên quan trực tiếp tới các vấn đề cần giải quyết trước, trong và sau mỗi thương vụ M&A NHTM. CIC hoạt động 171  khi có các thông tin về khoản vay, tên người vay, tổ chức cho vay, giá trị khoản vay, quá trình thanh toán được cung cấp từ các NH, tổ chức tín dụng Khi nhận được thông tin, CIC sẽ liên tục tổng hợp, cập nhật các cơ sở dữ liệu mới nhất và trình báo lên để người sử dụng hệ thống có thể nắm bắt lịch sử tín dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp một cách rõ ràng, từ đó các NHTM, TCTD có thể xem xét và đưa ra quyết định đồng ý cho vay hoặc không. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, các NHTM và TCTD cần nâng cao năng lực quản trị, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho khách hàng; nâng cao văn hóa tín dụngĐiều này lại càng khiến thông tin về KH vay có vai trò quan trọng hơn đối với họ trong công tác quản trị rủi ro. Trong thời gian tới, NHNN cần đầu tư hoàn thiện, hiện đại hóa công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng của CIC hơn nữa để cung cấp thông tin một cách đầy đủ kịp thời cho các NH và cơ quan quản lý nhà nước, chú trọng độ chính xác của thông tin trong thu thập và xử lý; tăng tính kiểm soát và đẩy mạnh hợp tác toàn diện tạo cơ sở tin cậy cho các tổ chức có thể quyết định cấp tín dụng và đầu tư cũng như tạo điều kiện lựa chọn đối tác phù hợp khi thực hiện các thương vụ M&A NHTM. Bên cạnh hệ thống thông tin tín dụng, NHNN cũng cần xây dựng hệ thống thông tin ngành NH một cách minh bạch, hiệu quả bởi lẽ thông tin là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự thành công của các thương vụ M&A NHTM. Hiện nay việc cung cấp thông tin về ngành NH của Việt Nam vẫn chưa được cung cấp đầy đủ, toàn diện và cập nhật, do vậy các nhà đầu tư muốn tìm hiểu về các NHTM để tìm kiếm cơ hội đầu tư cũng phải là dễ dàng, thông tin, chỉ số ngành càng đầy đủ, chi tiết và chính xác thì càng thuận lợi cho quá trình M&A. Việc xây dựng được hệ thống thông tin chính xác, đầy đủ, cập nhật là cơ sở quan trọng để công tác quản lý, kiểm soát của NHNN được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. 172  KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Từ việc phân tích thực trạng hoạt động mua bán sáp nhập NH ở Việt Nam trong thời gian qua, trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những tồn tại trong hoạt động mua bán sáp nhập NHTM ở Việt Nam, trong chương 3 tác giả đi xem xét những quan điểm định hướng của nhà nước về hoạt động mua bán sáp nhập NH. Trong điều kiện hiện nay M&A được xem là một trong những giải pháp quan trọng cần được tiếp tục thực hiện để thực hiện quá trình tái cơ cấu hệ thống NH. NCS đã đề xuất một số giải pháp bao gồm nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô và đưa ra những kiến nghị đối với chính phủ và NH nhà nước nhằm hoàn thiện hoạt động mua bán sáp nhập NHTM ở Việt Nam thời gian tới. 173  KẾT LUẬN Hoạt động mua bán và sáp nhập NH đóng vai trò hữu ích trong hoạt động của các NH thương mại nói chung và trong quá trình tái cơ cấu hệ thống NH ở Việt Nam nói riêng. Những thương vụ M&A được thực hiện một cách đúng đắn sẽ mang lại lợi ích cho các bên tham gia, có tác động tích cực đối với nền kinh tế. Trong luận án tiến sỹ “Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam”, về mặt lý luận, đề tài tiếp cận, luận giải một cách hệ thống các vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán sáp nhập nói chung và hoạt động mua bán sáp nhập NH nói riêng. NCS nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hoạt động mua bán sáp nhập NH tại một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị cho Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động mua bán sáp nhập NH tại Việt Nam trên các khía cạnh các thương vụ tiến hành, các phương thức mua bán, sáp nhập, hiệu quả các thương vụ trong lĩnh vực NH ở Việt Nam trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống NH từ 2011 đến nay. Trên cơ sở đánh giá đặc trưng hoạt động mua bán sáp nhập NH trong từng giai đoạn, xem xét những thương vụ điển hình, tác giả đã đánh giá những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động mua bán sáp nhập NH tại Việt Nam, NCS rút ra những đặc điểm, những nhân tố tác động đến hoạt động mua bán và sáp nhập NH tại Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu hệ thống NH, qua đó gợi ý một số giải pháp giúp phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực NH tại Việt Nam trong thời gian tới. Qua luận án, NCS đã cung cấp cái nhìn bao quát về hoạt động mua bán sáp nhập NH tại Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập diễn ra ngày càng sâu rộng hơn, mạnh mẽ hơn, ngành NH cũng đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường hợp tác là xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Hoạt động mua bán sáp nhập NHTM ở Việt Nam sẽ không còn chỉ là nhằm thực hiện mục tiêu tái cơ cấu mà còn là biện pháp hữu hiệu để nâng cao vị thể trên thị trường. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu tài liệu, sách báo và tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực mua bán sáp nhập nói chung và hoạt động mua bán sáp nhập NH nói riêng. Tuy nhiên do hoạt động mua bán sáp nhập NH là một hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều mảng hoạt động, nhiều chủ 174  thể khác nhau nên luận án không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để nghiên cứu của tác giả được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt 1. Bộ Chính trị (2005), “Thông báo số 191-TB/TW ngày 01/09/2005 về mục tiêu giải pháp phát triển ngành NH Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. 2. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 07/2007/TT-BTC 3. Cao Văn Đức (2015), Tìm lời giải cho bài toán số lượng NH thương mại, Đặc san Toàn cảnh NH Việt Nam 2015 4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Đề án Phát triển ngành NH Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ) 5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam 6. Đức Nghiêm (2015), Sáp nhập, hợp nhất là giải pháp có lợi nhất, Thời báo NH, số 68+69+70 (2984-2986) 7. Hồ Tuấn Vũ (2011), Những lợi ích và hạn chế của thương vụ thâu tóm và sáp nhập NH , ĐH Duy Tân Đà Nẵng, Tạp chí kiểm toán số 9/2011 8. International and Monetary Fund& World Bank, Báo cáo khu vực tài chính Việt Nam (2014) 9. International and Monetary Fund, Kinh nghiệm phát triển của hệ thống tài chính Trung Quốc (2005) 10. Lưu Minh Đức (2008) Thâu tóm và hợp nhất nhìn từ khía cạnh quản trị công ty: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 7+8, 2008 11. Lương Minh Hà (2010), “Hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính NH Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo NH, số 97. 12. Lương Thị Thanh Thủy (2010), Hợp nhất và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NH thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện ngân hàng. 13. Michael E.S. Frankel (2009), Mua lại và sáp nhập căn bản, Các bước quan trọng trong quá trình mua bán doanh nghiệp và đầu tư, NXB Tri thức, Hà Nội 14. Minh Khôi và Xuyến Chi (2010), M&A căn bản: Các bước quan trọng trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp và đầu tư, Nhà xuất bản tri thức 15. NH nhà nước (2007), Thông tư số 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007. 16. NH Nhà nước (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN1/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 69/2007/NĐ-CP 17. NH nhà nước (2010),Thông tư số 04/2010/TT-NHNN 18. NH nhà nước (2013),Thông tư 02/2013TT-NHNN 19. NH nhà nước (1998),Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN ngày 15/07/1998 20. NH nhà nước (2000), Quyết định 20/2000/QĐNHNN 21. NH nhà nước (2006),Quyết định số 1557/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN phê duyệt Đề án cơ cấu lại NHTM CP nông thôn 22. NH Nhà nước Việt Nam (2011), Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống NH Việt Nam giai đoạn 2011-2015). 23. Nguyễn Lê Nguyên Dung (2015), Đánh giá an toàn tài chính trong hệ thống NH thương mại Việt Nam- Tạp chí Khoa học đào tạo NH, số 155, tháng 4/2015 24. Nguyễn Ngọc Bích (2008), Doanh nhân và vấn đề quản trị doanh nghiệp, NXB Trẻ. 25. Nguyễn Mạnh Thái (2009), Phát triển thị trường mua bán sáp nhập – Hướng đi mới cho Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế- TP. Hồ Chí Minh 26. Nguyễn Thị Diệu Chi (2013), Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội 27. Nguyễn Thị Minh Huyền (2010), Tài chính trong sáp nhập các doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội 28. Nguyễn Thị Minh Phượng (2010), Hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành NH: xu hướng trên thế giới và bài học cho Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học ngoại thương Hà Nội. 29. Nguyễn Thị Mai Phượng, Bàn về định hướng phát triển các NHTM nhà nước trong thời gian tới, Viện chiến lược NHNN, Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội và ngành NH Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, trang 657-675. 30. Nguyễn Thị Kim Thanh (2011), Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020, Định hướng phát triển khu vực NH đến năm 2020, Viện chiến lược, NH nhà nước 31. Nguyễn Việt Hùng, (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế 32. Nguyễn Quang Minh (2016), Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội 33. Nguyễn Quang Khải (2016) Xây dựng mô hình DEA đánh giá hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí tài chính kỳ 2, 2016 34. PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn, PGS.,TS. Trần Thị Thanh Tú, TS. Nguyễn Thị Nhung (2017), Tái cơ cấu NH thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2012-2016 từ khía cạnh xử lý các NH yếu kém, Tạp chí NH, số 7 năm 2017 35. Peter S.Rose (2004), Quản trị NH thương mại, NXB Tài chính 36. PGS.TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa, ThS. Phạm Mạnh Hùng, (2013) Tiếp tục tái cấu trúc hệ thống NH Việt Nam, Tạp chí Khoa học và đào tạo NH -Học viện NH, số 128+129, tháng 1 năm 2013 37. PGS.TS.Tô Ngọc Hưng (2013), Xử lý nợ xấu trong quá trình tái cấu trúc các NH thương mại Việt Nam, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp ngành năm 2012, Học viện ngân hàng 38. Phạm Đức Nguyện (2008), Thâu tóm và sáp nhập - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kỳ hội nhập, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh 39. Phạm Minh Sơn (2013), Khung pháp lý về mua lại và sáp nhập NH thương mại ở Việt Nam, Tạp chí dân chủ và pháp luật 40. Phạm Minh Sơn (2016), Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ luật học, Viện hàn lâm khoa học xã hội. 41. Phạm Trí Hùng, Đặng Thế Đức,(2011) Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB Lao động xã hội 42. Phạm Tiến Đạt, (2016) Mua bán sáp nhâp doanh nghiệp, NXB Bách Khoa Hà Nội 43. Phan Thị Bích Nguyệt (2006), Đầu tư tài chính, NXB Thống kê. 44. Phan Diên Vỹ (2013), Sáp nhập, hợp nhất và mua bán NH thương mại cổ phần ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Đại học NH Tp.Hồ Chí Minh 45. Quốc hội Việt Nam (2004), Luật Cạnh tranh 46. Quốc hội Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp 2014 47. Quốc hội Việt Nam (2014), Luật Dân sự 2015 48. Scott Moeller & Chris Brady (2009), Mua lại và sáp nhập thông minh, NXB tri thức 49. StoxPlus Việt Nam (2013), Báo cáo triển vọng M&A Việt Nam 2013, số 3, tháng 4/2013 50. ThS. Nguyễn Thu Trang và ThS. Trần Thị Thu Hòa (2012), Tái cơ cấu, cải cách hoạt động NH trên thế giới, thực tiễn và bài học cho Việt Nam. 51. Trần Ái Phương (2008), Giải pháp thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập NH theo định hướng hình thành tập đoàn tài chính NH tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế- TP. Hồ Chí Minh 52. Trần Đình Cung & Lưu Minh Đức (2007), Thâu tóm và hợp nhất từ khía cạnh quản trị công ty, lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Tap chí Quản lý kinh tế, số 15, tháng 6/2007 53. TS Đào Minh Tú (2011), Hợp nhất, sáp nhập ngân hàng – quan điểm và cách thức tiến hành, Tạp chí Khoa học và đào tạo NH, số 114 54. TS Nguyễn Thị Kim Thanh (2010) Hệ thống ngân hàng Trung Quốc cải cách và phát triển, Viện chiến lược NH 55. TS Bùi Quang Tín (2015) Xu hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 5 năm tới, Đại học NH Tp. Hồ Chí Minh 56. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (2011), Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020, Định hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020, Viện chiến lược, NH nhà nước 57. TS. Nguyễn Thị Loan (2010)- Giải pháp vĩ mô góp phần hỗ trợ thúc đẩy hoạt động M&A tại các NHTMV, Tạp chí ngân hàng (số 20/2010) 58. TS. Vũ Thị Nhài (2014) Sáp nhập các ngân hàng thương mại trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống NH Việt Nam 59. Thủy Nguyệt (2010), M&A thông minh, Nhà xuất bản Tri Thức 60. Việt Hoàng (2012), “Tái cấu trúc ngân hàng - kinh nghiệm từ Thái Lan”, Viện Chiến lược NH “NH Nhà nước Việt Nam). 61. Võ Đình Quyết (2014), Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, Báo cáo sinh hoạt học thuật, Bộ môn Quản trị Kinh doanh, Đại học Nha Trang B. Tiếng Anh 62. Andrew J.Sherman và Milledge A. Hart (2006), Mergers&Acquisition From A to Z, 3rd edition, Princeton Publisher, USA. 63. Anthony N.R. (2008), “Efficiency and productivity effects of bank mergers: Evidence from the Greek banking industry”, Economic Modelling 64. Asian Financial Services M&A Report (2011, 2012, 2013, 2014), StoxPlus Việt Nam. 65. Charnes, A., Cooper, W.W. & Rhodes, E. (1979), Measuring the efficiency of decision-making units. European Journal of Operational Research, 3, 339-383. 66. Cooke, T.E (1986), Merges and Acquisitions, Oxford and Masachusetts, Basil Blackwell Publisher 67. Coelli T. J., D. S. P. Rao, O’Donnell C. J., G. E. Battese (2005), “An Introduction to Efficiency and Productivity Analysis”. Second Edition, Kluwer Academic Publishers, Chapter 8, 9, 10. 68. Coelli, T.J., 1996. A Guide to DEAP Version 2.1: A data envelopment analysis (computer) program. Centre for Efficiency and Productivity, Analysis (CEPA) Working paper. 69. Danny A.Davis (2012), M&A Integration: How To Do It. Planning and delivering M&A integration for business success, Wiley Publisher. 70. David Duncan and Supanon Triumnuk , (2013), Jurisdiction update: Thailand — Securities & Banking, May 08 2013 Santhapat Periera 71. David, S.I (2000), Bank Mergers: Lesons for the Future, Palgrave Macmillan Publisher 72. David Logan Scott (2003), Wall Street Words: M&A Ato Z guide to Investment tém for Today’s Investor, Houghton Mifilin Company Publisher 73. Dimitris A., Shuai Y. (2015), “The impact of institutional investors on mergers and acquisitions in the United Kingdom”, Journal of Banking & Finance 74. Donald L.Stevens (1973), Financial Characteristics of Merged Firms: A Multivariate Analysis, Journal of Financial and Quantitative Analysis, Vol. 8, No. 2 (Mar., 1973), pp. 149-158, Journal of Financial and Quantitative Analysis, Cambridge University Press 75. Gaughan, P.A (2011), Mergers, Acquisitions and corporate restructurings, John Wiley &Sons 76. Gary A.Dymski (2002), The Global bank merger wave: Implication for developing country, The Developing Economies, pp 435-466. 77. Ingo Walter (2004), Mergers and Acquisitions in banking and financem What works, what fails, and why, Oxford University Press, Inc, pp 70-108 78. Jarrod McDonald, Max Coulthard, Paul de Lange (2005), Planing for a successful banking merger or acquisitions: lesons from an Autralian study, Global Business and Technology magazine. 79. Jefferson Wells (2009), Mergers & Acquisitions: Turning your vision into reality, Business Journal, 03, pp 57-82 80. John Mylonakis, (2006), The Impact of Banks’ Mergers & Acquisitions on their Staff, Journal of Banking & Finance 81. Joseph Benson and Jack Fole (2012), Banks, Brands, Mergers and Acquisitions 82. Kai D., Nicholas S. (2016), “Mergers, acquisitions, and bank efficiency: Cross- country evidence from emerging markets”, Research in international Business and Finance 83. Kelvin Chia Partership (2012), Updates on policies and legal framwork for M&A in Vietnam, Report at Vietnam M&A Forum 2012 84. Martin’s PressGaughan, P.A (1991), Mergers and Acquisitions, Harper Collins Publisher, NewYork 85. Markus Fritsch, Fabian Gleisner, Markus Holzhusher (2007), Bank M&A in Central and Eastern Europe,SSRN.com 86. Max Coulthard, Paul de Lange và Jarrod Mc Donald (2005), Planning for a successful banking merger or acquisitions: lessons from an Australian study, Global Business and Technology magazine, 02, p.34-45 87. Michael E.S.Frankel (2005), Mergers and Acquisitions Basics: The Key Steps of Acquisitions, Divestitures, and Investments, John Wiley &Son, Inc Press 88. PricewaterhouseCooper (2010), Vietnam M&A activity review 2009 89. PricewaterhouseCooper (2008), Balancing Risk & Reward, ricewaterhouseCooper EM20 Index 90. Roger P.Neeland (2011), The M&A Process and It’s Alligators, CFA Press Newsletters, Finacial Associations 91. VV Ramani, E.Mridula (2011), Mergers and Acquisitions in services sector – Changing global scenario, ICFAI Books 92. Sheshunoff&Co,Texas (2013), M&A in Banking sector 93. Scott Moeller và Chris Brady (2011), Intelligent M&A: Navigating the Mergers and Acquisitions Minefield, John Wiley & Sons, USA 94. Stevens, K.L (1973), Financial Characteristics of Merged Firms”, (1973) Journal of Financial and Quantitative Analysis 95. Timothy J.Galpin và Marrk Herndon (1999), The Complete Guide to Mergers and Acquisitions: Process Tools to Support M&A Integration at Every Level, John Wiley &Son, Inc Press. i  PHỤ LỤC 1. QUY ĐỊNH PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP NH Ở VIỆT NAM 1. Các bộ luật STT Tên bộ luật Thời gian ban hành 1 Bộ luật dân sự 2005 2 Bộ luật dân sự 2015 3 Luật cạnh tranh 2004 4 Luật doanh nghiệp 2014 5 Luật đầu tư 2014 6 Luật chứng khoán 2006 7 Luật các tổ chức tín dụng 2010 2. Các văn bản quy định đối với hoạt động góp vốn mua cổ phần STT Tên văn bản luật Thời gian ban hành Nội dung có liên quan 1 Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN 04/9/2001 Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của NHTM CP 2 Quyết định số 797/2002/QĐ-NHNN 29/7/2002 Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1122 về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của NHTM CP 3 Quyết định số 20/2008/QĐ-NHNN 04/7/2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của NHTM CP ban hành theo Quyết định số 1122/2001/QĐ- NHNN ngày 04/9/2001 4 Nghị định số 69/2007/NĐ-CP 20/4/2007 Quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam 5 Thông tư số 07/2007/TT-NHNN 29/11/2007 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 69/2007/NĐ-CP 6 Thông tư số 06/2010/TT-NHNN 26/02/2010 Quy định chi tiết về mua bán, chuyển nhượng cổ phần, mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn. ii  7 Quyết định 48/2013/QĐ-TTg 01/08/2013 Quy định về việc góp vốn mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. 8 Nghị định 01/2014/NĐ-CP 03/01/2014 Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam 3. Các văn bản quy định đối với hoạt động mua bán, sáp nhập NH STT Tên văn bản luật Thời gian ban hành Nội dung có liên quan 1 Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN 15/07/1998 Quy chế về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD cổ phần 2 Thông tư số 04/2010/TT-NHNN 11/02/2010 Hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại các TCTD thay thế cho QĐ 241 4. Một số văn bản quy định khác STT Tên văn bản luật Thời gian ban hành Nội dung có liên quan 1 Quyết định số 55/2009/QĐ-Ttg 15/04/2009 Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2 Nghị quyết số 98/NQ- CP Kỳ họp tháng 10/2011 Về việc yêu cầu NHNN chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, cơ quan khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu NHTM. PHỤ LỤC 2: TÓM TẮT MỘT SỐ THƯƠNG VỤ M&A NHTM ĐIỂN HÌNH iii  1. Thương vụ hợp nhất SCB – TinNghiaBank – Ficombank Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của 3 NH SCB, Ficombank TinNghiaBank trước khi sáp nhập Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu SCB TNB FCB Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 1.115 3.502 289 Tiền gửi tại NHNN 448 650 344 Tiền, vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác 5.188 3.271 2.192 Chứng khoán kinh doanh và đầu tư 7.906 2.621 1.323 Các công cụ tài chính phái sinh và TSTC khác 387 - 46 Cho vay khách hàng 42.171 24.677 3.256 Dự phòng rủi ro 1.505 323 26 Góp vốn đầu tư dài hạn 519 25 3 Tài sản cố định 1.427 298 332 Tài sản có khác 19.924 24.218 9.344 Tổng cộng tài sản 77.582 58.939 17.105 Các khoản nợ chính phủ và NHNN 2.157 - 39 Tiền gửi và vay các TCTD khác 17.735 10.152 4.859 Tiền gửi của KH 40.901 35.030 8.551 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 10 - - Phát hành giấy tờ có giá 10.372 8.146 248 Tài sản nợ khác 1.819 1.592 213 Vốn chủ sở hữu 4.587 4.020 3.194 Vốn điều lệ 4.185 3.399 3000 Tổng cộng nguồn vốn 77.582 58.939 17.105 (Nguồn: Báo cáo tài chính của 3 NH quý 3/2011) ¾ Quá trình M&A Trước khi hợp nhất, ba NH nói trên lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản. Nguyên nhân chủ yếu do họ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản), gặp khi thị trường biến động, nhất là khi iv  nguồn vốn huy động ngắn hạn không còn dồi dào như trước nên rủi ro thanh khoản xảy ra. Ngày 01/01/2012, NH TMCP Sài gòn (NH hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động sau khi hợp nhất từ 3 NH: NH Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), NH Đệ nhất (Ficombank) và NH Việt Nam Tín nghĩa Theo số liệu báo cáo tài chính qúy 3/2011, tổng vốn điều lệ của 3 NH ở mức 10.584 tỷ đồng. Tại thời điểm thực hiện M&A, NH hợp nhất trở thành NHTMCP có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống các NHTMCP. Tổng tài sản của 3 NH này tại thời điểm 30/09/2011 là 154.000 tỷ đồng, xếp thứ 3 trong hệ thống NHTMCP sau ACB và Techcombank. Về chất lượng tài sản, nợ xấu của TinNghiaBank ở mức 1,7% trên tổng dư nợ trong đó nợ không có khả năng thu hồi chiếm 374 tỷ (khoảng 89,15%); Nợ xấu của Ficombank chiểm khoảng 2,2%; SCB có mức nợ xấu cao nhất khoảng 12,46%. Thời điểm này SCB cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn hỗ trợ từ NHNN và vốn vay trên thị trường liên NH [1]. NH hợp nhất có vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, tổng tài sản là 150.000 tỉ đồng, và có hơn 200 chi nhánh, phòng giao dịch. Sau khi hợp nhất, SCB đã được những tiến triển tích cực, cải thiện đáng kể tình trạng thanh khoản, năng lực tài chính thông qua các giải pháp tăng vốn điều lệ, gọi vốn của nhà đầu tư nước ngoài, củng cố giá trị tài sản đảm bảo, đẩy mạnh xử lý nợ và huy động vốn từ nền kinh tế của SCB tăng 35,9% trong năm 2012 và tăng 7% trong 2 tháng đầu năm 2013. Nhờ vậy, SCB đã bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước, chi trả bình thường các đối với các khoản tiền gửi của dân chúng và thanh toán được hầu hết các khoản nợ vay tái cấp vốn của NHNN. Để giải quyết khó khăn về thanh khoản, ngoài sự hỗ trợ tái cấp vốn kịp thời từ NHNN, ngay sau thời điểm hợp nhất, SCB đã triển khai toàn diện các giải pháp xây dựng và củng cố niềm tin từ phía đối tác, tăng cường công tác tư vấn, chăm sóc, giữ chân KH. Nhờ vậy, niềm tin của KH ngày một gia tăng và nguồn tiền gửi đã trở về SCB với số lượng ngày càng lớn, mang tính bền vững. Thanh khoản của SCB đã ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu của KH. Đến cuối năm 2013, nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế của SCB tăng 88% so với thời điểm hợp nhất; hoàn trả toàn bộ khoản vay tái cấp vốn từ NHNN; hoàn trả toàn bộ khoản cho vay hỗ trợ từ BIDV; đảm bảo thanh toán đúng lộ trình cam kết đối với các đối tác liên NH. v  Một số chỉ tiêu tài chính của SCB sau hợp nhất Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Vốn chủ sở hữu Trong đó: vốn điều lệ 11.335 10.584 11.361 10.584 13.113 12.295 13.185 12.295 Tổng tài sản 144.814 149.206 181.019 242.222 Huy động từ TCKT và dân cư 77.965 91.142 147.098 198.505 Tổng dư nợ tín dụng 66.070 88.155 89.004 133.277 Tỷ lệ nợ xấu 7,25% 7,23% 1,63% 0.5% Lợi nhuận trước thuế - 77 60 119 (Nguồn: Báo cáo thường niên của SCB 2012, 2013, 2014) Như vậy so với thời điểm khi mới sáp nhập, hoạt động của SCB đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2013, sau 1 năm thực hiện hợp nhất, tổng tài sản của SCB đạt 181.019 tỷ đồng tăng 31.813 tỷ đồng tương đương tăng 21,3% so với năm 2012 và vượt 20.162 tỷ đồng so với kế hoạch (160.857 tỷ đồng) tương đương vượt 12,53% so với kế hoạch.Tổng vốn huy động đạt 147.098 tỷ đồng, tăng 55.956 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng là: 89.004 tỷ đồng tăng 848 tỷ đồng tương đương tăng 1% so với năm 2012 hoàn thành 81,7% kế hoạch của năm 2013 (kế hoạch 108.867 tỷ đồng). Điểm nhấn quan trọng trong kết quả hoạt động của SCB đó là tỷ lệ nợ xấu chỉ còn ở mức 1,63% trên tổng dư nợ, giảm tới 77,46% so với năm 2012 và đạt mức kế hoạch đề ra là thấp hơn 3%. SCB đã kết hợp các biện pháp nội bộ với những cơ chế, chính sách của NHNN. Theo đó, SCB rà soát các khoản nợ, cơ cấu nợ theo Quyết định 780, thực hiện bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Nguồn thanh khoản dồi dào cũng giúp SCB tất toán thành công trạng thái vàng âm, cải thiện đáng kể các chỉ số an toàn hoạt động kể so với thời điểm bắt đầu hợp nhất. vi  2. Thương vụ sáp nhập Habubank – SHB Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của 2 NH SHB và HBB trước khi sáp nhập (thời điềm 29/02/2012) Đơn vị: tỷ đồng CHỈ TIÊU SHB HBB Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 417 304 Tiền gửi tại NHNN 1.092 77 Tiền, vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác 12.670 2.512 Chứng khoán kinh doanh và đầu tư 19 10 Các công cụ tài chính phái sinh và các TSTC khác 4 - Cho vay KH 28.958 14.348 Chứng khoán đầu tư 14.012 11.048 Góp vốn, đầu tư dài hạn 333 204 Tài sản cố định 2.277 234 Tài sản có khác 6.790 4.570 Tổng cộng tài sản 66.572 33.307 Các khoản nợ chính phủ và NHNN 981 998 Tiền gửi và vay các TCTD khác 10.592 7.062 Tiền gửi của KH 39.313 21.210 Các CCTC phái sinh và các CC nợ tài chính khác - 5 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư mà TCTD chịu rủi ro 227 179 Phát hành GTCG 8.530 2.944 Tài sản nợ khác 1.000 716 Tổng nợ phải trả 60.643 33.114 Vốn chủ sở hữu 5.928 193 Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 66.572 33.307 Nguồn: Tóm tắt đề án sáp nhập SHB a. Quá trình M&A Ngày 28/8/2012, Habubank chính thức sáp nhập vào NH SHB. Với Habubank, các khoản cho vay và đầu tư trái phiếu gắn với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được xác định là gánh nặng lớn nhất dẫn đến những khó khăn phải vii  tính đến sáp nhập. Tỷ lệ nợ xấu của Habubank trước khi sáp nhập là 23,66% (tương đương 3.729 tỷ đồng). SHB sau khi sáp nhập Habubank sẽ có tổng tài sản gần 120.000 tỷ đồng, tổng vốn điều lệ sẽ gần 9.000 tỷ đồng. Sau sáp nhập, tổng số nhân viên của SHB sẽ đạt gần 5.000 người. SHB sẽ tiếp quản 90 điểm giao dịch, chi nhánh, quỹ tiết kiệm của Habubank. Sau khi sáp nhập, SHB mới sẽ có hệ số an toàn vốn CAR là 11,39 %, đạt tiêu chuẩn quốc tế (CAR của Habubank trước đây chỉ hơn 4%). SHB thực hiện phát hành 405 triệu cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu của HBB. Cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu của SHB sẽ được thêm 0,21 cổ phiếu SHB mới và cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu của HBB được nhận 0,75 cổ phiếu của SHB mới phát hành. Chi tiết về vốn của các cổ đông của hai NH sẽ được phân chia như sau: Bảng 2.11. Vốn điều lệ của SHB trước và sau sáp nhập Đơn vị: tỷ VND Sở hữu của cổ đông Trước khi sáp nhập Sau khi sáp nhập SHB 4.816 5.828 HBB 4.050 3.038 Tổng cộng 8.866 8.866 Nguồn: Tóm tắt đề án sáp nhập SHB . Sau khi sáp nhập Habubank, SHB phải gánh thêm những khoản lỗ và nợ xấu. Theo báo cáo tài chính của SHB, tính đến 31/12/2012, nợ xấu của SHB còn khoảng 4.847 tỷ đồng (tương đương 8,5% tổng dư nợ). Một số chỉ tiêu tài chính của SHB sau sáp nhập Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 29/02/2012 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Vốn chủ sở hữu 6.122 9.506 10.356 10.480 Tổng tài sản 99.879 116.538 143.626 168.036 Huy động từ TCKT và dân cư 60.522 77.598 90.761 123.228 Tổng dư nợ tín dụng 43.306 55.689 75.322 103.048 Tỷ lệ nợ xấu 8,69% 8,8% 4,08% 2,4% Lợi nhuận trước thuế 101 1.825 1000 1.012 (Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB 2012, 2013, 2014) viii  3. Thương vụ tập đoàn tài chính nước ngoài tham gia đầu tư vào các NH trong nước: The Bank of Tokyo-Mitshubishi UFJ và Vietinbank The Bank of Tokyo-Mitshubishi UFJ (BTMU) là NH lớn nhất ở Nhật Bản và là NH chính của Tập đoàn Mitsubishi UFJ Financial Group Inc (MUFG), một trong những tập đoàn tài chính đa dạng nhất và lớn nhất trên thế giới. .Trên thị trường NH bán lẻ của Nhật, thị trường được xem là lớn nhất ở Châu Á, BTMU là NH có thị phần dẫn đầu với hơn 40 triệu tài khoản khách hàng cá nhân. Vietinbank là một trong những NHTM lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản dẫn đầu hệ thống các NHTM. Với thương hiệu tốt, mối quan hệ chặt chẽ và nhiều khách hàng truyền thống, cùng nền tảng tài chính vững mạnh, Vietinbank luôn là một trong những NH hàng đầu tại Việt Nam. Thương vụ giữa BTMU và Vietinbank được thực hiện trong bối cảnh VietinBank ưu tiên đẩy mạnh hơn nữa quá trình cổ phần hóa, hoàn thành việc thương thảo để tìm ra đối tác chiến lược thứ hai để tăng vốn chủ sở hữu và tạo cơ sở cho việc củng cố hoạt động, đồng thời tập trung tái cấu trúc bộ máy tổ chức để NH trở nên hiện đại và cạnh tranh. Trong khi đó BTMU mong muốn phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình tại Châu Á, tăng cường dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, một thị trường dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng cao. Thông qua hợp tác với VietinBank, BTMU mong muốn đẩy mạnh hơn nữa việc cung cấp các dịch vụ tài chính tại Việt Nam và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu hỗ trợ về tài chính đa dạng của các khách hàng Ngày 27/12/2012 VietinBank đã ký kết các hợp đồng chi tiết của giao dịch bán 20% cổ phần trị giá 15.465 tỷ đồng, tương đương 743 triệu đô la Mỹ, cho nhà đầu tư chiến lược BTMU. giao dịch này được xác định là giao dịch M&A lớn nhất giữa một NH nội và NH ngoại trong ngành NH Việt Nam đánh dấu một mốc quan trọng đối với VietinBank kể từ sau khi NH thực hiện cổ phần hóa vào năm 2008. Giao dịch này đã được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả, thể hiện cam kết và thiện ý của các bên trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược để nắm bắt các tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam. VietinBank đã tiến hành xin giấy phép cho giao dịch bán 20% cổ phần cho BTMU thông qua phát hành cổ phiếu mới, tăng vốn điều lệ lên 32.661 tỷ VND, tăng vốn tự có lên khoảng 45.000 tỷ VND. ix  Sau giao dịch, VietinBank trở thành NHTM có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh nhất ở Việt Nam, trong đó NH Nhà nước Việt Nam vẫn là cổ đông chiếm cổ phần chi phối, tiếp theo là hai cổ đông tổ chức nước ngoài: BTMU và IFC và các bên có liên quan. Tiềm lực tài chính của Vietinbank được củng cố, đảm bảo nguồn vốn dài hạn phục vụ cho các kế hoạch phát triển và nâng cao hình ảnh của Vietinbank với các hỗ trợ từ kinh nghiệm kinh doanh toàn cầu của BTMU. Mặt khác, với BTMU, bằng cách mua lại cổ phần tại VietinBank, NH Tokyo- Mitsubishi UFJ dễ dàng hơn trong việc mở rộng dịch vụ tới các công ty Nhật Bản đang có mặt tại Việt Nam cũng như các công ty trong nước. x  PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. MỤC TIÊU CỦA BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ‐ Khảo sát sự hiểu biết về hoạt động mua bán sáp nhập NH ‐ Khảo sát về phương thức thực hiện mua bán sáp nhập NH ‐ Khảo sát động cơ mua bán sáp nhập NH ‐ Khảo sát xu hướng mua bán sáp nhập NH tại Việt Nam trong tương lai 2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ‐ Đội ngũ cán bộ, nhân viên, nhà quản lý đang công tác tại các NHTM 3. BẢNG CÂU HỎI Công việc anh (chị) đang đảm nhận: Cơ quan đang công tác Địa điểm công tác Câu 1: Anh/chị có am hiểu về hoạt động mua bán sáp nhập NH không? o Không am hiểu o Am hiểu rất ít o Am hiểu o Am hiểu rất rõ Câu 2: Theo anh/chị động cơ nào các NH mong muốn đạt được nhất khi thực hiện thương vụ mua bán sáp nhập NH? o Nâng cao hiệu quả hoạt động o Tận dụng lợi thế nhờ quy mô o Mở rộng thị phần o Đa dạng hóa sản phẩm o Thu hút nhân sự giỏi o Tận dụng hệ thống khách hàng Câu 3: Theo anh/chị yếu tố nào ảnh hưởng chính tới hoạt động mua bán sáp nhập NH ở Việt Nam? o Khung pháp lý về hoạt động M&A NH o Áp lực cạnh tranh o Sự phát triển của công nghệ xi  o Văn hóa doanh nghiệp o Tình hình nợ xấu Câu 4: Theo anh /chị những phương thức mua bán sáp nhập NH nào có thể thực hiện ở Việt Nam? o Chào thầu o Lôi kéo cổ đông bất mãn o Thương lượng o Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán o Mua lại tài sản Câu 5: Theo anh/chị những trở ngại chính trong việc triển khai hoạt động mua bán sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay là gì o Khung pháp lý cho hoạt động M&A chưa đầy đủ o Hạn chế sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam o Sự thiếu minh bạch của thông tin trên thị trường o Tổ chức tư vấn về M&A chưa thật sự chuyên nghiệp o Vấn đề văn hóa doanh nghiệp Câu 6: Nhận định của anh/chị về sự phát triển của hoat động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực NH ở Việt Nam trong thời gian tới o Không phát triển o Ít phát triển o Phát triển o Rất phát triển Câu 7: Theo anh/chị trong thời gian tới hoạt động mua bán sáp nhập NH tại Việt Nam sẽ phát triển theo xu hướng như thế nào? o Nhằm thực hiện tái cơ cấu các TCTD o Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NH o Hình thành các tập đoàn tài chính Câu 8: Theo anh/chị, NH mà anh/chị đang công tác trong thời gian tới có cần thực hiện M&A không? o Không cần thiết o Có thể sẽ cần xii  o Cần thiết o Rất cần thiết Phiếu khảo sát được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học. Tác giả xin cam kết các thông tin trong phiếu khảo sát chỉ được sử dụng dưới góc độ thống kê. Trân trọng cảm ơn sự cộng tác của quý anh/chị! xiii  PHỤ LỤC 4: PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NH THƯƠNG MẠI Đà THỰC HIỆN MUA BÁN SÁP NHẬP 1. MỤC TIÊU CỦA BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ‐ Khảo sát về chất lượng dịch vụ của NH sau M&A 2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ‐ Khách hàng của các NHTM đã thực hiện mua bán sáp nhập 3. THÔNG TIN CÁ NHÂN THAM GIA KHẢO SÁT Anh/chị vui lòng cho biết quý danh: Công việc anh (chị) đang đảm nhận: Cơ quan đang công tác: . Địa điểm công tác: .  4. BẢNG CÂU HỎI Vui lòng cho biết mức độ cảm nhận của anh/chị đối với mỗi phát biểu sau đây về NH theo thang điểm 1 đến 5 theo quy ước sau: 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Băn khoăn 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý (Anh/Chị sẽ trả lời bằng cách khoanh tròn vào một ô tương thích). STT NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý 1 Theo anh/chị, tiêu chí nào hấp dẫn khách hàng sẽ giao dịch tại NH 1.1 Sản phẩm dịch vụ đa dạng 1 2 3  4 5 1.2 Mạng lưới giao dịch thuận tiện, quy mô lớn   1 2 3  4 5 1.3 Giao dịch an toàn, nhanh chóng, bảo mật 1 2 3  4 5 1.4 Thương hiệu mạnh, uy tín         xiv  1 2 3  4 5 1.5 Chăm sóc khách hàng tốt 1 2 3  4 5 1.6 Cán bộ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp   1 2 3  4 5 2 Chất lượng dịch vụ của NH ngày càng được cải thiện 1 2 3  4 5 3 Anh/chị luôn hài lòng với chính sách khách hàng của NH 1 2 3  4 5 4 Anh/chị sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ của NH trong tương lai 1 2 3  4 5 5 Anh/chị sẽ ưu tiên sử dụng dịch vụ của NH này cho dù nhân được khuyến nghị về một NH khác 1 2 3  4 5 6 Nếu Anh/chị có thêm nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính NH, anh/chị sẽ coi NH này là sự lựa chọn đầu tiên 1 2 3  4 5 II. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Giới tính: …Nam …Nữ 2. Tuổi: …18 – 29 …30 – 39 …40 – 49 …Từ 50 trở lên 2. Anh/Chị đã giao dịch với NH trong thời gian: … Dưới 1 năm … Từ 1-2 năm … Từ 3-5 năm … Trên 5 năm Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị. Chúc anh/chị hạnh phúc, sức khoẻ và thành công! xv  PHỤ LỤC 5: BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT 1.Kết quả khảo sát đối với cán bộ, nhân viên, cán bộ quản lý đang làm việc tại các NHTM Câu 1: Anh/chị có am hiểu về hoạt động mua bán sáp nhập NH không? Mức độ am hiểu Tỷ lệ Không am hiểu 15% Am hiểu rất ít 9% Am hiểu 24% Am hiểu rất rõ 52% Câu 2: Theo anh/chị động cơ nào các NH mong muốn đạt được nhất khi thực hiện thương vụ mua bán sáp nhập NH? Động cơ Tỷ lệ Nâng cao hiệu quả hoạt động 48% Tận dụng lợi thế nhờ quy mô 20% Mở rộng thị phần 12% Đa dạng hóa sản phẩm 10% Thu hút nhân sự giỏi 5% Tận dụng hệ thống khách hàng 5% Câu 3: Theo anh/chị có những yếu tố nào ảnh hưởng chính tới hoạt động mua bán sáp nhập NH ở Việt Nam? Nhân tố ảnh hưởng chính Tỷ lệ Khung pháp lý về hoạt động M&A NH 47% Áp lực cạnh tranh 14% Sự phát triển của công nghệ 10% Văn hóa doanh nghiệp 6% Tình hình nợ xấu 23% Câu 4: Theo anh /chị những phương thức mua bán sáp nhập NH nào có thể thực hiện ở Việt Nam? xvi  Phương thức Tỷ lệ Chào thầu 8% Lôi kéo cổ đông bất mãn 23% Thương lượng 35% Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán 15% Mua lại tài sản 19% Câu 5: Theo anh/chị trở ngại chính trong việc triển khai hoạt động mua bán sáp nhập NH ở Việt Nam hiện nay là gì Trở ngại Tỷ lệ Khung pháp lý cho hoạt động M&A chưa đầy đủ 35% Hạn chế sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 7% Sự thiếu minh bạch của thông tin trên thị trường 28% Tổ chức tư vấn về M&A chưa thật sự chuyên nghiệp 13% Vấn đề văn hóa doanh nghiệp 17% Câu 6: Nhận định của anh/chị về sự phát triển của hoat động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực NH ở Việt Nam trong thời gian tới Mức độ phát triển Tỷ lệ Không phát triển 5% Ít phát triển 27% Phát triển 42% Rất phát triển 26% Câu 7: Theo anh/chị trong thời gian tới hoạt động mua bán sáp nhập NH tại Việt Nam sẽ phát triển theo xu hướng như thế nào? Xu hướng phát triển Tỷ lệ Nhằm thực hiện tái cơ cấu các TCTD 25% Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NH 47% Hình thành các tập đoàn tài chính 28% Câu 8: Theo anh/chị, NH mà anh/chị đang công tác trong thời gian tới có cần thực hiện M&A không? xvii  Mức độ cần thiết Tỷ lệ Không cần thiết 11% Có thể sẽ cần 15% Cần thiết 55% Rất cần thiết 19% 2. Kết quả khảo sát khách hàng của NHTM đã thực hiện mua bán và sáp nhập Câu 1: Theo anh/chị, tiêu chí nào hấp dẫn khách hàng sẽ giao dịch tại NH Tiêu chí Tỷ lệ Sản phẩm dịch vụ đa dạng 11% Mạng lưới giao dịch thuận tiện, quy mô lớn 15% Giao dịch an toàn, nhanh chóng, bảo mật Thương hiệu mạnh, uy tín 45% Chăm sóc khách hàng tốt 19% Cán bộ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp 10% Câu 2: Chất lượng dịch vụ của NH ngày càng được cải thiện Mức độ đồng ý Tỷ lệ Hoàn toàn không đồng ý 1% Không đồng ý 3% Băn khoăn 8% Đồng ý 43% Hoàn toàn đồng ý 45% Câu 3: Anh/chị luôn hài lòng với chính sách khách hàng của NH Mức độ đồng ý Tỷ lệ Hoàn toàn không đồng ý 1% Không đồng ý 2% Băn khoăn 6% Đồng ý 52% Hoàn toàn đồng ý 39% Câu 4: Anh/chị sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ của NH trong tương lai xviii  Mức độ đồng ý Tỷ lệ Hoàn toàn không đồng ý 3% Không đồng ý 1% Băn khoăn 9% Đồng ý 56% Hoàn toàn đồng ý 31% Câu 5: Anh/chị sẽ ưu tiên sử dụng dịch vụ của NH này cho dù nhận được khuyến nghị về một NH khác Mức độ đồng ý Tỷ lệ Hoàn toàn không đồng ý 4% Không đồng ý 7% Băn khoăn 17% Đồng ý 33% Hoàn toàn đồng ý 39% Câu 6: Nếu Anh/chị có thêm nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính NH, anh/chị sẽ coi NH này là sự lựa chọn đầu tiên Mức độ đồng ý Tỷ lệ Hoàn toàn không đồng ý 2% Không đồng ý 5% Băn khoăn 15% Đồng ý 31% Hoàn toàn đồng ý 47% xix  PHỤ LỤC 6: BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU Đơn vị tính: triệu đồng Thời gian Năm 2010 STT NH Biến đầu vào Biến đầu ra VCSH CP LƯƠNG TSCĐ LNTT 1 SCB 4710636 349937 911901 447284 2 LPB 4106392 482180 355924 758900 3 SHB 4183214 279833 1526154 656733 4 HDB 2357636 162462 256043 350732 5 BIDV 24219730 3076075 3496768 4625568 6 STB 14018317 1883135 3135519 2560442 7 MSB 6327589 418307 615381 1518188 8 VTB 18200546 7184002 3302346 4638282 Thời gian Năm 2011 STT NH Biến đầu vào Biến đầu ra VCSH CP LƯƠNG TSCĐ LNTT 1 SCB 11334503 358782 2196888 530066 2 LPB 6594001 732920 601242 1086281 3 SHB 5830868 1076649 2554983 1000962 4 HDB 3547361 267297 327505 565976 5 BIDV 24390455 3774786 3640938 4219873 6 STB 14546883 2859254 3707863 2770674 7 MSB 9499881 578456 724903 1036595 8 VTB 28490896 8339552 3746217 8392021 Thời gian Năm 2012 STT NH Biến đầu vào Biến đầu ra VCSH CP LƯƠNG TSCĐ LNTT xx  1 SCB 11370065 693078 2589928 77199 2 LPB 7391002 926799 747476 967685 3 SHB 9506050 1479432 4127127 1825203 4 HDB 5393746 301888 311834 427150 5 BIDV 26494446 2283857 4228999 3389918 6 STB 13698739 4242313 5218768 1367851 7 MSB 9090031 1211,763 900846 255392 8 VTB 33624531 9922,929 5276653 8167900 Thời gian Năm 2013 STT NH Biến đầu vào Biến đầu ra VCSH CP LƯƠNG TSCĐ LNTT 1 SCB 13112557 627669 2965329 59781 2 LPB 7271275 1104653 809898 664402 3 SHB 10355697 1538331 4151534 1000048 4 HDB 8104685 936228 590246 240453 5 BIDV 32039983 4026930 5201097 5289956 6 STB 17063718 2246196 5306520 2960648 7 MSB 9412546 934485 847478 401236 8 VTB 54074666 8910917 372988742 7750622 Thời gian Năm 2014 STT NH Biến đầu vào Biến đầu ra VCSH CP LƯƠNG TSCĐ LNTT 1 SCB 13185291 825503 3172068 119143 2 LPB 7391097 1236852 1081018 535168 3 SHB 8962251 1489629 4105750 1012348 4 HDB 8104685 1731195 527398 622216 5 BIDV 33606199 4919584 6672040 6297033 xxi  6 STB 18063197 2577294 5198975 2826287 7 MSB 9445683 585053 761082 162024 8 VTB 55259104 9151469 8894803 7303461 Thời gian Năm 2015 STT NH Biến đầu vào Biến đầu ra VCSH CP LƯƠNG TSCĐ LNTT 1 SCB 15452108 983025 3965939 110806 2 LPB 7600520 1418201 1172472 421937 3 SHB 9582401 1937545 4056266 1017054 4 HDB 9841679 2188303 805214 788434 5 BIDV 42335460 6255652 8535310 7948656 6 STB 22080495 2858094 7967719 878155 7 MSB 13616249 776687 823094 158032 8 VTB 56110146 9951632 8665767 7345441 Thời gian Năm 2016 STT NH Biến đầu vào Biến đầu ra VCSH CP LƯƠNG TSCĐ LNTT 1 SCB 15461408 1135476 1255165 135977 2 LPB 8331885 1868459 4083136 1347858 3 SHB 13231573 2385383 3962052 1156439 4 HDB 9942643 3066362 1351960 1147633 5 BIDV 44144249 7428666 9721944 7708611 6 STB 22191934 3110710 7949366 155591 7 MSB 13599986 1379260 648564 164031 8 VTB 603399403 11243918 10615318 8569482 (Nguồn: Báo cáo tài chính của 8 NHTM từ 2010-2016) xxii  PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THỰC HIỆN M&A TRÊN PHẦN MỀM DEAP 2.1 2010  ***************************  Results from DEAP Version 2.1  by Tim Coelli, CEPA  Project: Nouveau projet  Model 1: First model   Input orientated DEA    Scale assumption: VRS    Slacks calculated using multi‐stage method    EFFICIENCY SUMMARY:    firm  crste  vrste  scale     SCB  0.395  0.570  0.693 irs    LPB  0.864  1.000  0.864 irs    SHB  0.654  0.820  0.798 irs    HDB  0.620  1.000  0.620 irs    BIDV  0.787  1.000  0.787 drs    STB  0.752  0.849  0.885 drs    MSB  1.000  1.000  1.000  ‐    VTB  1.000  1.000  1.000  ‐    mean  0.759  0.905  0.831  Note: crste = technical efficiency from CRS DEA        vrste = technical efficiency from VRS DEA        scale = scale efficiency = crste/vrste  Note also that all subsequent tables refer to VRS results  2011  Results from DEAP Version 2.1  *****************************  by Tim Coelli, CEPA  Project: Nouveau projet  Model 1: First model    Input orientated DEA   xxiii   Scale assumption: VRS   Slacks calculated using multi‐stage method   EFFICIENCY SUMMARY:    firm  crste  vrste  scale     SCB  0.698  0.745  0.937 irs     LPB  0.964  1.000  0.964 drs     SHB  0.755  0.846  0.892 irs     HDB  1.000  1.000  1.000  ‐    BIDV  0.828  1.000  0.828 drs     STB  0.811  0.860  0.944 drs     MSB  0.846  1.000  0.846 drs     VTB  1.000  1.000  1.000  ‐    mean  0.863  0.931  0.926  Note: crste = technical efficiency from CRS DEA        vrste = technical efficiency from VRS DEA        scale = scale efficiency = crste/vrste  Note also that all subsequent tables refer to VRS results  2012  Results from DEAP Version 2.1  *****************************  by Tim Coelli, CEPA  Project: Nouveau projet  Model 1: First model   Input orientated DEA    Scale assumption: VRS    Slacks calculated using multi‐stage method    EFFICIENCY SUMMARY:    firm  crste  vrste  scale     SCB  0.075  0.474  0.158 irs     LPB  0.997  1.000  0.997 irs     SHB  1.000  1.000  1.000  ‐     HDB  1.000  1.000  1.000  ‐    BIDV  1.000  1.000  1.000  ‐  xxiv     STB  0.411  0.596  0.690 irs     MSB  0.208  0.593  0.351 irs     VTB  1.000  1.000  1.000  ‐   mean  0.711  0.833  0.775  Note: crste = technical efficiency from CRS DEA        vrste = technical efficiency from VRS DEA        scale = scale efficiency = crste/vrste  Note also that all subsequent tables refer to VRS results  2013 Results from DEAP Version 2.1  *****************************  by Tim Coelli, CEPA  Project: Nouveau projet  Model 1: First model    Input orientated DEA   Scale assumption: VRS   Slacks calculated using multi‐stage method    EFFICIENCY SUMMARY:    firm  crste  vrste  scale     SCB  0.072  1.000  0.072 irs     LPB  0.807  1.000  0.807 irs     SHB  0.557  0.840  0.662 irs     HDB  0.401  1.000  0.401 irs    BIDV  1.000  1.000  1.000  ‐     STB  1.000  1.000  1.000  ‐     MSB  0.465  1.000  0.465 irs     VTB  0.826  1.000  0.826 drs   mean  0.641  0.980  0.654  Note: crste = technical efficiency from CRS DEA  xxv        vrste = technical efficiency from VRS DEA        scale = scale efficiency = crste/vrste  Note also that all subsequent tables refer to VRS results  2014  Results from DEAP Version 2.1  *****************************  by Tim Coelli, CEPA  Project: Nouveau projet  Model 1: First model    Input orientated DEA    Scale assumption: VRS   Slacks calculated using multi‐stage method  EFFICIENCY SUMMARY:    firm  crste  vrste  scale     SCB  0.113  0.715  0.158 irs     LPB  0.504  1.000  0.504 irs     SHB  0.603  1.000  0.603 irs     HDB  1.000  1.000  1.000  ‐    BIDV  1.000  1.000  1.000  ‐     STB  0.857  0.999  0.858 irs     MSB  0.225  1.000  0.225 irs     VTB  0.846  1.000  0.846 drs   mean  0.643  0.964  0.649  Note: crste = technical efficiency from CRS DEA        vrste = technical efficiency from VRS DEA        scale = scale efficiency = crste/vrste  2015  Results from DEAP Version 2.1  *****************************  by Tim Coelli, CEPA  xxvi  Project: Nouveau projet  Model 1: First model    Input orientated DEA   Scale assumption: VRS   Slacks calculated using multi‐stage method    EFFICIENCY SUMMARY:    firm  crste  vrste  scale      SCB  0.089  0.847  0.105 irs     LPB  0.382  1.000  0.382 irs     SHB  0.565  1.000  0.565 irs     HDB  1.000  1.000  1.000  ‐    BIDV  1.000  1.000  1.000  ‐     STB  0.242  0.545  0.443 irs     MSB  0.205  1.000  0.205 irs     VTB  0.901  0.910  0.990 drs   mean  0.548  0.913  0.586  Note: crste = technical efficiency from CRS DEA        vrste = technical efficiency from VRS DEA        scale = scale efficiency = crste/vrste  Note also that all subsequent tables refer to VRS results  2016  Results from DEAP Version 2.1  *****************************  by Tim Coelli, CEPA  Project: Nouveau projet  Model 1: First model   Input orientated DEA   Scale assumption: VRS  Slacks calculated using multi‐stage method   EFFICIENCY SUMMARY:    firm  crste  vrste  scale     SCB  0.135  1.000  0.135 irs     LPB  0.926  1.000  0.926 irs     SHB  0.501  0.799  0.626 irs  xxvii     HDB  1.000  1.000  1.000  ‐    BIDV  1.000  1.000  1.000  ‐     STB  0.048  0.505  0.095 irs     MSB  0.300  1.000  0.300 irs     VTB  1.000  1.000  1.000  ‐   mean  0.614  0.913  0.635  Note: crste = technical efficiency from CRS DEA        vrste = technical efficiency from VRS DEA        scale = scale efficiency = crste/vrste  Note also that all subsequent tables refer to VRS results  xxviii 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoat_dong_mua_ban_va_sap_nhap_ngan_hang_thuong_mai_t.pdf
Luận văn liên quan