Qua số liệu bảng 2.10, cho thấy: Tổng VĐT phân bổ từ NSNN giai đoạn
2010-2014 là 2189,80 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 33.99% so với tổng số VĐT từ khu vực
nhà nước, giữ vai trò chủ yếu đầu tư phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải
Dương. Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 1492,7 tỷ đồng, được đầu tư vào các
công trình đường quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh nối liền với các tỉnh khác như: cải tạo,
nâng cấp đường quốc lộ 37 (Km23+200 - Km47+888); nâng cấp đường 194, 188,
190A, Kiếp Bạc - Phà Yên Dũng; đường 39D, 191, cầu Vạn, cầu Hương, cầu Bía
Phối hợp thực hiện các dự án trung ương đầu tư đường trục Bắc - Nam, nâng cấp, cải
tạo quốc lộ 5A, 38B (đường 399) đoạn Hải Dương - Hưng Yên; thực hiện công tác
giải phóng mặt bằng và xây dựng đường 18; đường trục Bắc - Nam, dự án đường cao
tốc Hà Nội - Hải Phòng (đoạn qua Hải Dương dài 40,2 km)
168 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 3.7: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tăng, giảm (QT/DT)
Năm Dự toán Quyết toán
Số tuyệt đối Tỷ lệ %
2010 4738 6768.84 2031 42.86
2011 6403 8004.16 1601 25.00
2012 6200 7948.99 1749 28.21
2013 6242.5 9392.7 3150 50.46
2014 6818.5 8135 1317 19.31
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Hải Dương
Qua số liệu bảng 3.7, cho thấy: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải
Dương từ năm 2010 đến năm 2014 đều tăng so với dự toán, mức tăng thấp nhất là
19,31%, cao nhất là 50,46%. Hơn nữa, Hải Dương đứng thứ 11/63 địa phương trên
cả nước (tính cả khu vực dầu khí ngoài khơi) về thu hút VĐT trực tiếp nước ngoài
FDI với 321 dự án còn hiệu lực, tổng VĐT đăng ký là 6,48 tỷ USD. Vì vậy, số thu
ngân sách trên địa bàn có xu hướng tăng và tương đối ổn định.
- Tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn, giai đoạn 2010 đến 2014, bình
quân 9,53%
Như vậy, tỉnh Hải Dương có thể phát hành trái phiếu chính quyền địa
phương huy động VĐT phát triển CSHT nói chung và hệ thống GTĐB nói riêng;
nguồn vốn để trả nợ trái phiếu đầu tư (bao gồm cả gốc và lãi) là sử dụng nguồn
vượt thu ngân sách so với dự toán thu ngân sách hàng năm.
Việc tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương được thực hiện
theo quy định của Luật NSNN và Thông tư số 81/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012
của Bộ Tài chính. Ngoài việc phải tuân thủ theo quy trình phát hành trái phiếu
chính quyền địa phương, các biện pháp cụ thể cần được áp dụng là:
135
Một là, xác định tổng số vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu
trên cơ sở cơ cấu VĐT cần huy động được tổng hợp trong bảng 3.6. Từ số liệu
bảng 3.7, cho thấy khả năng tăng thu NSNN trên địa bàn so với dự toán bình
quân hàng năm giai đoạn 2010-2014 là 1969 tỷ đồng, do vậy, bình quân mỗi
năm tỉnh Hải Dương có thể huy động khoảng 600 tỷ đồng (30% số vượt thu) là
hợp lý; như vậy, mức vốn huy động từ năm 2015 đến năm 2020 khoảng 3000
tỷ đồng. Mức vốn huy động có thể tăng lên hoặc giảm xuống tuỳ thuộc vào khả
năng tăng thu ngân sách địa phương. Đây là một nguyên tắc bắt buộc nhằm
đảm bảo cho ngân sách địa phương có thể hoàn trả số tiền gốc và lãi cho trái
chủ cũng như tránh đổ vỡ cho ngân sách địa phương khi không cân đối được
nguồn vốn trả nợ.
Hai là, lãi suất huy động phát hành trái phiếu chính quyền địa phương sẽ do
Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn và được xây dựng theo nguyên tắc:
- Lãi suất trái phiếu huy động phải ở mức hợp lý, vừa phù hợp với khả năng
thanh toán của ngân sách địa phương nhưng lại phải mang tính cạnh tranh và đủ
sức hấp dẫn thu hút các nguồn tiền nhàn rỗi trong cộng đồng dân cư.
- Lãi suất trái phiếu phải ở mức cao hơn lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà
nước quy định và thấp hơn hoặc bằng lãi suất bình quân của Ngân hàng thương
mại tại thời điểm huy động.
Ba là, do nguyên tắc xây dựng mức lãi suất trái phiếu đầu tư huy động
thường thấp hơn hoặc bằng với lãi suất bình quân của Ngân hàng thương mại, cho
nên, phải lựa chọn dự án đầu tư xây dựng GTĐB thích hợp. Công trình đường bộ
được lựa chọn đầu tư từ nguồn vốn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương
có thể là đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo nhưng phải có vai trò tác
động đến lợi ích của nhân dân trên phạm vi rộng lớn, chi phối trực tiếp đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của một vùng, khu vực địa phương và nhiều người tham gia
hưởng lợi.
Bốn là, đồng thời với việc tổ chức triển khai thực hiện phát hành trái phiếu
chính quyền địa phương phải kết hợp với tổ chức phát động các đợt vận động
tuyên truyền trong hệ thống chính trị và nhân dân để các tổ chức và nhân dân thấy
136
được mục đích, ý nghĩa của việc huy động vốn xây dựng CSHT GTĐB của tỉnh
Hải Dương.
3.4.1.4. Khai thác có hiệu quả giá trị các quỹ đất để cân đối nguồn vốn
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
Đây là một phương thức huy động VĐT phát triển CSHT KTXH nói
chung, CSHT GTĐB nói riêng có hiệu quả của một số tỉnh, thành phố trong cả
nước, cũng như của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2010-2014, kết quả cụ thể là:
Nguồn vốn huy động từ đất đai là 522,62 tỷ đồng, đạt 80,4% kế hoạch,
chiếm tỷ lệ 8,11% tổng VĐT phát triển CSHT GTĐB. Giai đoạn 2010-2014, trên
cơ sở khuôn khổ của pháp luật hiện hành, tỉnh Hải Dương đã có nhiều chủ trương
và biện pháp tích cực trong việc khai thác hiệu quả quỹ đất địa phương tại những
nơi có khả năng sinh lợi cao như thành phố Hải Dương và các thị trấn, dành ngân
sách chi cho việc bồi thường giải tỏa mặt bằng, thay đổi hình thức từ giao đất có
thu tiền sử dụng đất theo đơn giá do Nhà nước ban hành sang giao đất theo hình
thức bán đấu giá quyền sử dụng đất đối với những khu vực có lợi thế thương mại
kết hợp một cách linh hoạt với việc giao đất có thu tiền sử dụng đất ở các khu vực
kém thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính từ đất đai giai đoạn 2010-2014
lại có xu hướng giảm xuống do giá bất động sản trên thị trường giảm, công tác bồi
thường và giải phóng mặt bằng gặp khó khăn
Đất đai là nguồn lực quan trọng để phát triển CSHT GTĐB. Nếu có cơ chế
đúng và phù hợp thì có thể khơi dậy một nguồn lực tài chính đáng kể từ quỹ đất
của địa phương, tạo điều kiện cho địa phương có được các nguồn lực cần thiết cho
việc đầu tư phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn của tỉnh. Khi hệ thống CSHT
phát triển giá trị gia tăng của quỹ đất sẽ tăng lên, vấn đề đặt ra là giá trị gia tăng
của đất do việc đầu tư CSHT GTĐB đem lại nên được điều tiết theo phương thức
nào để có thể có thêm nguồn lực, bù vào chi phí xây dựng CSHT GTĐB? Một
nghịch lý nói chung ở nước ta hiện nay là Nhà nước đầu tư làm đường, đầu tư hạ
tầng và theo đó là giá đất tăng nhưng vẫn chưa có phương thức điều tiết thỏa đáng.
Kinh nghiệm một số nước, nếu có cơ chế đúng thì có thể khơi dậy một nguồn lực
tài chính đáng kể cho ngân sách, nhất là từ việc gia tăng giá trị đất do việc đầu tư
137
CSHT GTĐB. Có thể thực hiện theo hai hình thức cơ bản là: (i) giao đất tạo vốn
bằng việc mở rộng phạm vi thu hồi đất của dự án xây dựng công trình giao thông;
(ii) giao đất tạo vốn nằm ngoài phạm vi xây dựng công trình CSHT của dự án.
Ngoài ra, có thể quy hoạch các khu đất có vị trí thuận lợi, khả năng sinh lợi cao;
tiến hành giải tỏa mặt bằng xây dựng CSHT để giao đất theo hình thức bán đấu
giá. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, để tiến hành giải tỏa mặt bằng và xây dựng
CSHT phải có một lượng vốn ban đầu lớn. Để giải quyết vấn đề này có thể áp
dụng biện pháp ứng vốn tạm thời nhàn rỗi tại Kho bạc nhà nước, việc hoàn trả tạm
ứng sẽ được thực hiện sau khi tiền sử dụng đất được thu về.
Đối với diện tích đất là trụ sở làm việc, cơ sở kinh doanh chưa sử dụng trên
địa bàn các huyện, thành phố còn để lãng phí như hiện nay, thì phải tiến hành điều
tra khảo sát đánh giá lại thực trạng sử dụng đất của các cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp, các doanh nghiệp chưa hoặc không sử dụng hoặc sử dụng lãng phí trên
địa bàn toàn tỉnh để sắp xếp hoặc thu hồi, từ đó tiến hành giao đất có thu tiền sử
dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định của pháp luật nhằm phát huy hiệu quả
cao nhất nguồn lực tài nguyên về đất đai.
Trong giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, huy động VĐT
phát triển CSHT GTĐB từ đất đai góp phần tăng thu ngân sách địa phương để đầu
tư phát triển CSHT KTXH nói chung và CSHT GTĐB nói riêng đối với tỉnh Hải
Dương vẫn là một trong những giải pháp quan trọng, không những về quy mô, tốc
độ tăng thu ngân sách địa phương hàng năm mà còn quyết định đến khả năng, tốc
độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB của tỉnh Hải Dương.
3.4.1.5. Huy động và quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA)
Trong những năm vừa qua, nguồn vốn ODA đã góp phần hỗ trợ phát triển
KTXH, phát triển hệ thống CSHT như: cấp nước, đường giao thông, điện thoại
nông thôn... nguồn vốn ODA luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn huy động
từ nguồn tài trợ nước ngoài cho đầu tư phát triển CSHT trên địa bàn các tỉnh,
thành phố nước ta nói chung và đối với Hải Dương nói riêng.
138
Với nhận thức ODA là một bộ phận của đầu tư công nên phải được quản lý
chặt chẽ và hiệu quả. Trong giai đoạn phát triển sắp tới, Việt Nam tiếp tục huy
động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó có nguồn vốn ODA. Tuy vậy,
khi thực hiện thành công kế hoạch phát triển KTXH 5 năm (2011 - 2015), Việt
Nam sẽ trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (MIC) và theo
tập quán tài trợ quốc tế, Việt Nam sẽ nhận ít hơn các nguồn vốn vay ODA ưu đãi
như hiện nay. Đồng thời, các khoản viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật có
khuynh hướng giảm dần. Chính vì vậy, chính sách huy động và sử dụng nguồn
vốn ODA cần có những thay đổi phù hợp, nguồn vốn vay ODA kém ưu đãi sẽ tập
trung đầu tư cho các chương trình, dự án tầm cỡ quốc gia, có nguồn thu và khả
năng trả nợ chắc chắn như: Xây dựng các nhà máy điện, phát triển các tuyến
đường cao tốc có thu phí sử dụng... kể cả đường cao tốc trong các thành phố. Để
quản lý sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả, Chính phủ xây dựng mô hình quản
lý dự án ODA bằng cách đi đôi với phân cấp mạnh từ trung ương xuống địa
phương, từ Bộ xuống các Cục, tăng cường năng lực tiếp nhận và quản lý nguồn
vốn ODA của các địa phương và các Cục chuyên ngành... Với quy định quản lý
hiện hành, đối với cấp địa phương việc huy động nguồn vốn ODA có một số vấn
đề đáng lưu ý sau: (i) các địa phương ít có điều kiện được tiếp cận trực tiếp với
các nhà tài trợ nước ngoài; (ii) tiếp nhận nguồn vốn ODA theo phân bổ của trung
ương trên cơ sở danh mục dự án đề nghị của mình (địa phương là nơi trực tiếp sử
dụng nguồn vốn ODA cho phát triển hệ thống CSHT GTĐB trên địa bàn).
Cùng với việc triển khai thực hiện đề án "Định hướng thu hút, quản lý và
sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ
thời kỳ 2011-2015" (Quyết định số 106/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng
Chính phủ), tiếp tục tranh thủ nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển CSHT GTĐB,
thống nhất chủ trương với các nhà tài trợ về sử dụng vốn ODA chủ yếu để tham
gia vào các dự án lớn, coi đây là nguồn NSNN tham gia vào các dự án PPP; đặc
biệt là ngoài các dự án đã được các nhà tài trợ cam kết đến 2017. Để có thể huy
động nguồn vốn ODA đầu tư phát triển CSHT GTĐB, tỉnh Hải Dương cần thực
hiện một số giải pháp cụ thể sau:
139
Một là, trong quá trình tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống CSHT
GTĐB thuộc nguồn vốn ODA cần tăng cường công tác quản lý sử dụng vốn của
các cơ quan, đơn vị được nhận quản lý vốn; chuẩn bị mặt bằng đầu tư, làm tốt
công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có), tiến hành đầu tư xây dựng
và giải ngân theo đúng tiến độ đã định. Trong quá trình triển khai thực hiện,
thường xuyên thông tin trao đổi với các đối tác tài trợ vốn ODA, tạo thêm niềm tin
và uy tín để có thể tiếp cận được nhiều nguồn VĐT hơn.
Hai là, để nhận được nguồn vốn ODA, đối tác nhận viện trợ phải đáp ứng
được nguồn vốn đối ứng. Theo đó, hàng năm ngân sách tỉnh Hải Dương phải chủ
động chuẩn bị nguồn vốn đối ứng trong dự toán ngân sách được phê duyệt và đảm
bảo sử dụng kịp thời nguồn vốn này khi dự án được chấp thuận đầu tư và tổ chức
triển khai thực hiện.
Ba là, nâng cao chất lượng lựa chọn và lập danh mục các dự án xây dựng
đường bộ sử dụng vốn ODA trước khi trình Bộ ngành trung ương đăng ký với các
nhà tài trợ và Chính phủ các nước. Lựa chọn dự án mang tính cấp bách và phù hợp
với yêu cầu của nhà tài trợ. Nội dung dự án đầu tư phải rõ ràng, phản ánh tính cấp
thiết cần phải đầu tư đồng thời phù hợp với mục tiêu đầu tư của nhà tài trợ nước
ngoài. Mặt khác, chất lượng xây dựng, thẩm định phê duyệt báo cáo nghiên cứu
khả thi cũng cần được nâng cao, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ
ngành trung ương và Chính phủ tổ chức đàm phán, vận động thuyết phục các tổ
chức và Chính phủ các nước tài trợ vốn ODA cho Việt Nam.
Bốn là, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ năng lực để quản lý các dự án
sử dụng nguồn vốn ODA. Đối tượng cán bộ cần đào tạo bồi dưỡng tập trung ở các
Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính... và cán
bộ thuộc UBND các huyện, thành phố có liên quan đến quản lý sử dụng nguồn vốn
ODA cho phát triển hệ thống CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
3.4.2. Nhóm giải pháp huy động vốn ngoài khu vực nhà nước
3.4.2.1. Tăng cường triển khai hình thức đối tác công - tư trong đầu tư
phát triển CSHT GTĐB
Trong điều kiện ngân sách địa phương có hạn, đây là cách làm tốt, là
phương thức hiện đại để huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB. Tuy nhiên khi
thực hiện một số vấn đề cụ thể sau đây cần được chú ý:
140
1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi để mở rộng việc áp dụng hình thức
đối tác công - tư trong đầu tư phát triển CSHT GTĐB
Theo Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư
theo hình thức đối tác công - tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến
đầu tư phát triển CSHT GTĐB, tỉnh Hải Dương cần rà soát cơ chế chính sách ưu
đãi đối với các tổ chức và cá nhân khi tham gia đầu tư xây dựng CSHT GTĐB
theo hình thức PPP, có sức hấp dẫn thu hút đầu tư, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư
bằng hoặc cao hơn đối với đầu tư vào các lĩnh vực khác, như: Ưu tiên cho khai
thác các dịch vụ liên quan dọc tuyến đường bộ (trạm xăng dầu, trạm dừng nghỉ,
trạm cân xe, quảng cáo, các công trình khác,...), miễn giảm thuế, thưởng tiến độ
các dự án, hưởng chênh lợi nhuận nếu nhà đầu tư tiết kiệm chi phí xây dựng...
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển giao thông vận tải lựa chọn dự án đầu tư
thích hợp, phân bổ ngân sách địa phương cho việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi
và công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước để kêu
gọi các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. Dự án đầu tư được lựa chọn phải
đảm bảo yêu cầu: Lưu lượng giao thông vận tải lớn, nằm trên tuyến đường có khả
năng thu hồi VĐT ban đầu, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Đối với tỉnh Hải
Dương cần phối hợp với các tỉnh lân cận thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường
bộ cao tốc Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng bằng nguồn vốn FDI là
một lựa chọn phù hợp, hoặc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tĩnh, các bến xe,
NSĐP chỉ đầu tư giải phóng mặt bằng, vì các hạng mục CSHT GTĐB này có khả
năng thu hồi vốn trực tiếp cao, hiệu quả lớn, đây là một khoảng trống lớn mà trong
thời gian qua tỉnh Hải Dương chưa chú trọng đầu tư, trong khi đó nhu cầu phát
triển KT-XH đang đòi hỏi rất cấp thiết các hạng mục CSHT GTĐB.
Các cơ quan có thẩm quyền phải xây dựng cơ thế chính sách thu hút nhà
đầu tư tư nhân thông thoáng và hấp dẫn hơn. Vì đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB
đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài nhiều năm. Ngoài chính sách ưu đãi
miễn giảm về thuế, tiền thuê đất và một số ưu đãi khác; còn phải cho phép nhà đầu
tư tư nhân khai thác giá trị quỹ đất hai bên đường và thu phí giao thông với thời
gian thích hợp để nhà đầu tư thu hồi VĐT ban đầu. Việc cho phép nhà đầu tư tư
141
nhân khai thác giá trị quỹ đất hai bên đường sẽ được đầu tư xây dựng là một trong
những cách thức quan trọng nhằm kích thích các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ VĐT để
đạt tới hiệu quả tài chính cao hơn trong tương lai. Hiện nay, ở các địa phương như
thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng... có khá nhiều
nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng bỏ VĐT xây dựng CSHT GTĐB để được khai
thác qũy đất hai bên đường và các khu vực lân cận có khả năng sinh lời cao. Điều
này là một minh chứng cho thấy việc cho phép nhà đầu tư tư nhân khai thác giá trị
quỹ đất 2 bên đường là một hướng đi thích hợp mà tỉnh Hải Dương cần nghiên
cứu áp dụng.
2. Thực hiện nghiêm túc việc lựa chọn dự án hợp tác PPP dựa trên nguyên
tắc phân tích chi phí - lợi ích, có tính đến tất cả các phương thức cung cấp thay
thế, hệ thống cung cấp CSHT GTĐB một cách đầy đủ, các chi phí và lợi ích tài
chính, phi tài chính dự kiến đối với “vòng đời” dự án, chia sẻ rủi ro cho các bên
tham gia... Các dự án phát triển hệ thống CSHT GTĐB theo mô hình PPP phải có
sự đánh giá mức độ chi phí có thể được bù đắp từ người sử dụng cuối cùng, đảm
bảo cân đối nguồn lực... Đồng thời, việc phân tích rủi ro mối quan hệ giữa khu
vực công và khu vực tư nhân sẽ chủ yếu được xác định nhờ mô hình tham gia của
khu vực tư nhân đã được lựa chọn, bao gồm cả việc phân bổ trách nhiệm trong
thực thi mối quan hệ này, đảm bảo sự thành công và phát huy tác dụng tích cực
của công trình hoàn thành đi vào sử dụng. Một số hạng mục có thể thu hút vốn
bằng hình thức hợp tác công - tư đối với tỉnh Hải Dương như: các hệ thống nhà
chờ, các bến bãi, đường đi vào các khu du lịch tại các huyện Chí Linh, Kinh Môn,
Ninh Giang, Thanh Miện, thành phố Hải Dương.
3. Đảm bảo nguyên tắc minh bạch tài chính, công bằng hiệu quả, tính trách
nhiệm trong thực hiện mô hình PPP đầu tư hạ tầng GTĐB. Xây dựng cơ chế cung
cấp đầy đủ thông tin liên quan đến dự án giữa cơ quan có thẩm quyền và các đối
tác tư nhân, bao gồm cả tình trạng trước khi kết cấu hạ tầng tồn tại, các tiêu chuẩn
hoạt động và các hình phạt trong trường hợp không tuân thủ. Nguyên tắc giám sát,
theo dõi đặc biệt phải được tôn trọng. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước tham gia,
nhà thầu phụ và các đại diện không được tiến hành các hành vi không minh bạch
142
để có được hợp đồng, giành quyền kiểm soát đối với tài sản hoặc sự ủng hộ, cũng
như không được tham gia thực hiện hành vi như vậy trong quá trình vận hành
CSHT GTĐB của họ. Ngoài ra, khu vực tư nhân tham gia phải đóng góp vào việc
trao đổi và tư vấn với công chúng, bao gồm cả người tiêu dùng, cộng đồng bị ảnh
hưởng và các bên liên quan, nhằm đạt được sự chấp thuận và hiểu biết lẫn nhau về
mục tiêu của các bên liên quan. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước tham gia cung
cấp dịch vụ thiết yếu cho cộng đồng phải chú ý đến những hậu quả xuất phát từ
hành động của mình đối với cộng đồng và hợp tác với cơ quan có thẩm quyền.
Việc trao hợp đồng phát triển CSHT GTĐB hoặc ưu tiên được chuẩn bị kỹ
để bảo đảm sự công bằng về mặt thủ tục, không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư
là nhà nước và nhà đầu tư tư nhân. Thỏa thuận chính thức giữa cơ quan công
quyền và khu vực tư nhân tham gia có quy định chi tiết về các dịch vụ CSHT
GTĐB có thể kiểm chứng và sẽ được cung cấp cho công chúng dựa trên cơ sở đầu
ra hoặc hiệu suất dựa trên thông số kỹ thuật. Cơ quan công quyền có biện pháp
hiệu quả để bảo đảm tính toàn vẹn, trách nhiệm của khu vực công và khu vực tư
nhân, thiết lập thủ tục phù hợp để bảo đảm tính minh bạch trong quá trình hợp tác.
Cơ chế giải quyết tranh chấp được tiến hành theo thứ tự đối với bất kỳ tranh chấp
nào xảy ra trong thời gian tồn tại của dự án và bất đồng được giải quyết trên
nguyên tắc kịp thời và công bằng.
Củng cố môi trường thể chế tác động hợp lý cho đầu tư CSHT GTĐB bao
gồm chuẩn mực cao về quản trị công và quản trị doanh nghiệp, tính minh bạch,
quy định của pháp luật, cả việc bảo vệ quyền sở hữu và hợp đồng là cần thiết để
thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân. Xây dựng được một thể chế có tính thị
trường vững chắc trong đó duy trì được tính cạnh tranh qua mỗi giai đoạn của dự
án, đảm bảo được nguồn tiền cho dự án để đáp ứng được yêu cầu đầu tư và tăng
hiệu quả trong chuyển giao dịch vụ tới doanh nghiệp và người dân. Điều này đòi
hỏi phải có một hệ thống luật pháp, quy tắc, chính sách, cấu trúc và cách thức tiến
hành... hoàn chỉnh để tạo lòng tin cho nhà đầu tư. Theo đó, cần chú trọng tập trung
rà soát các dự án phát triển CSHT GTĐB, phê chuẩn những dự án được đề xuất
dựa vào tính khả thi của dự án. Đồng thời, quản lý quỹ tài chính dành cho CSHT
143
GTĐB, phê duyệt những dự án nào được gọi vốn từ thị trường tài chính trong
nước, nước ngoài hay những dự án nào thì được sử dụng nguồn NSNN, trái phiếu
chính phủ, ODA... Những lợi ích từ việc tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư
phát triển CSHT GTĐB được tăng cường nhờ nỗ lực tạo ra một môi trường cạnh
tranh và tháo gỡ các rào cản không cần thiết đối với sự tham gia thực thi luật cạnh
tranh đầy đủ. Những hạn chế đối với việc tiếp cận thị trường địa phương và những
trở ngại đối với sự di chuyển vốn quốc tế phải được loại bỏ, có tính đến chính sách
kinh tế vĩ mô. Xây dựng thể chế tiếp cận các thị trường vốn nhằm cung cấp tài
chính cho các hoạt động rất quan trọng đối với khu vực tư nhân tham gia.
3.4.2.2. Huy động nguồn vốn đóng góp tự nguyện của các tổ chức và
cộng đồng dân cư xây dựng giao thông nông thôn
Kênh huy động nguồn lực tài chính của dân cư xây dựng GTNT vẫn tiếp
tục giữ vai trò quan trọng không những để hoàn thành mục tiêu Đề án phát triển
giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, mà còn
tiếp tục phát triển hệ thống đường GTNT cho giai đoạn tới của tỉnh Hải Dương.
Thông thường, nguồn vốn huy động đóng góp của các tổ chức và dân cư
phải kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ của NSNN để xây dựng các công trình cầu,
đường bộ nhỏ ở nông thôn bao gồm các đường giao thông liên thôn, liên xóm. Cơ
chế huy động và tổ chức đầu tư xây dựng phải linh hoạt và gắn với tình hình thực
tế ở mỗi địa phương.
Các đối tượng tham gia đóng góp đó là các tổ chức kinh tế trong và ngoài
tỉnh, các tổ chức phi Chính phủ có quan hệ cộng tác trên địa bàn địa phương. Các
tổ chức này có thể đóng góp xây dựng mới, sửa chữa một công trình giao thông
nhỏ để được ghi danh của chính tổ chức này hoặc tham gia đóng góp kết hợp các
nguồn vốn khác để xây dựng các công trình cầu, đường dưới hình thức giá trị bằng
tiền hoặc trực tiếp bằng vật liệu xây dựng Đây là nguồn huy động mang tính
nhỏ lẻ để xây dựng các công trình đường bộ nông thôn nhưng không kém phần
quan trọng nhằm bổ sung thêm nguồn lực đang còn thiếu hụt trầm trọng hiện nay.
Ở vùng nông thôn, việc huy động đóng góp cũng cần phải tính đến yếu tố
đặc thù của vùng nhằm khuyến khích người dân tham gia đóng góp xây dựng các
144
công trình giao thông với hiệu quả cao nhất. Vì vậy, cần chú trọng tuân thủ các
nguyên tắc sau:
- Huy động đóng góp phải gắn với lợi ích sử dụng của người dân, tức là
huy động đóng góp của địa phương nào thì đầu tư xây dựng trực tiếp vào
CSHTGTĐB của địa phương đó, tránh sử dụng sai mục đích.
- Mức huy động đóng góp phải phù hợp với khả năng thu nhập của nhân
dân ở mỗi thời điểm nhất định. Đối với việc đóng góp bằng giá trị ngày công lao
động hoặc bằng tiền xây dựng đường giao thông tại chính nơi họ sinh sống thường
được người dân nhiệt tình ủng hộ nhưng thực tế hiện nay ở vùng nông thôn, người
dân đang phải thực hiện nhiều khoản đóng góp khác. Vì vậy, khi huy động đóng
góp phải căn cứ vào khả năng thu nhập và cân đối với các khoản đóng góp khác
để xác định mức huy động hợp lý. Mặt khác, do thu nhập của nhân dân vùng nông
thôn theo mùa vụ, theo đó phải căn cứ vào thời điểm người dân có thu nhập để
huy động đóng góp cho thích hợp.
- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc huy động đóng góp
đầu tư xây dựng công trình giao thông thôn xóm, tổ chức họp bàn công khai, dân
chủ và đi đến thống nhất về trình tự, các bước tiến hành, mức đóng góp của mỗi
hộ gia đình.
- Công khai minh bạch trong việc huy động cũng như trong quá trình sử
dụng nguồn vốn đóng góp và nguồn hỗ trợ từ NSNN; đặc biệt là công khai minh
bạch số liệu thanh toán và giá trị quyết toán công trình. Cải tiến thủ tục hồ sơ cấp
vốn hỗ trợ từ ngân sách cho các xã theo hướng đơn giản, đảm bảo các xã, phường
có thể nhận được vốn hỗ trợ nhanh và kịp thời thanh toán cho các đơn vị cung ứng
vật liệu xây dựng và thi công.
- Phân loại các khu vực có điều kiện phát triển kinh tế khác nhau để xây
dựng tỷ lệ đóng góp phù hợp, tăng tỷ lệ hỗ trợ vốn từ ngân sách cho các khu vực
dân cư có thu nhập thấp, khả năng đóng góp hạn chế để tiếp tục bê tông hoá các
trục đường GTNT còn lại trên các địa bàn vùng sâu, vùng cao.
Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc nêu trên, việc huy động đóng góp của
các tổ chức và cộng đồng dân cư cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
145
- Một là, bằng các phương tiện thông tin đại chúng, công khai chủ trương
phát triển KTXH của tỉnh; quy hoạch, đề án phát triển GTNT của địa phương,
mục đích ý nghĩa và hiệu quả KTXH của đề án; nêu rõ sự cần thiết phải đầu tư, lợi
ích của các công trình giao thông đối với vùng, khu vực hoặc một địa bàn xã, thôn
để các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác tiếp cận được các thông tin cũng như
thấy được nghĩa vụ và lợi ích của việc tham gia đóng góp.
- Hai là, các cấp chỉ đạo điều hành tổ chức hội nghị, hội thảo nhằm tăng
cường trao đổi thông tin; đồng thời tuyên truyền vận động các tổ chức kinh tế và
các tổ chức khác tham gia đóng góp bằng các hình thức khác nhau.
- Ba là, các hình thức đóng góp phải linh hoạt, phù hợp với khả năng và
điều kiện sẵn có của các đơn vị tổ chức; có thể thực hiện quyên góp bằng một
trong hai hình thức bằng tiền hoặc vật liệu xây dựng như: Xi măng, cát, đá, sỏi do
chính các tổ chức kinh tế khai thác, sản xuất, chế biến đóng góp.
- Bốn là, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cơ chế, chính sách
đóng góp bằng tiền của các đơn vị và cá nhân sản xuất kinh doanh dùng phương
tiện vận chuyển vật liệu, tài nguyên hạng nặng thường làm cho kết cấu hạ tầng giao
thông hư hỏng, xuống cấp nhanh như: Vận chuyển quặng, vật liệu xây dựng
- Năm là, để người dân có nguồn lực tài chính sẵn sàng cho việc phát triển
kinh tế hộ gia định đồng thời có khả năng đóng góp nguồn lực xây dựng các công
trình giao thông, cần đẩy mạnh tìm hướng giải quyết cho lực lượng lao động dư
thừa ở nông thôn bằng phương thức xuất khẩu lao động. Muốn vậy, phải xây dựng
kế hoạch triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh từ việc đào tạo hướng nghiệp, dạy
ngoại ngữ và các phương thức cung cấp tín dụng hợp lý để số lao động này đi lao
động nước ngoài nhằm tăng thu cho chính các hộ gia đình.
3.5. ĐIỀU KIỆN THỨC HIỆN GIẢI PHÁP
3.5.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị
trí, vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương
Nhận thức về vị trí, vai trò của hệ thống CSHT GTĐB là vấn đề tác động
có tính chất bao trùm đến cả công tác quy hoạch phát triển về mặt kỹ thuật xây
146
dựng cũng như công tác huy động VĐT cho lĩnh vực này. Trên cơ sở nhận thức
đúng đắn vai trò quan trọng của hệ thống CSHT đường bộ, các cấp, các ngành của
tỉnh mới có quan điểm tích cực tham gia định hướng, xây dựng kế hoạch đầu tư
phát triển hệ thống CSHT GTĐB. Từ đó, đóng góp tích cực vào việc tìm kiếm và
thực hiện các biện pháp thúc đẩy việc huy động vốn, tăng cường quản lý chặt chẽ
VĐT phát triển hệ thống CSHT GTĐB. Nhân dân và các tổ chức trong tỉnh có
nhận thức được lợi ích của CSHT giao thông đem lại cho chính bản thân họ thì họ
mới xác định trách nhiệm đóng góp tiền của, ngày công lao động để xây dựng và
tham gia quản lý, bảo vệ tốt các công trình giao thông công cộng.
3.5.2. Đẩy mạnh phân cấp quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ
Phân cấp quản lý hệ thống cầu đường bộ là cơ sở quan trọng cho phân cấp
quản lý đầu tư vốn bảo trì và phát triển hệ thống GTĐB. Khi tăng cường phân cấp
cho địa phương tạo điều kiện cho các cấp chính quyền chủ động, tích cực huy
động và quản lý chặt chẽ VĐT cho hệ thống cầu đường thuộc trách nhiệm quản lý.
Đồng thời ngân sách Trung ương có điều kiện tăng cường đầu tư cho các chương
trình, dự án cầu đường bộ trọng điểm của quốc gia. Cơ chế, chính sách của Nhà
nước về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, phân cấp quyết định chi đầu tư
phát triển hệ thống CSHT GTĐB phải phù hợp với năng lực và trình độ quản lý
của cấp cơ sở và đặc biệt phân cấp quyết định phải gắn với nguồn lực tài chính
thực có. Phân bổ nguồn lực kịp thời, hợp lý cho công tác quy hoạch và phát triển
hệ thống GTĐB
3.5.3. Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ của tỉnh Hải Dương
Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến 2020 và định
hướng đến 2030, đã được phê duyệt theo quyết định 3619/QĐ-UBND ngày
28/12/2010, Quy hoạch phát triển CSHT GTĐB là một bộ phận trọng yếu của quy
hoạch tổng thể phát triển GTVT của tỉnh trong từng giai đoạn, là cơ sở để định
hướng phương thức huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB. Chiến lược phát triển
CSHT GTĐB được thể hiện trong quy hoạch tổng thể phát triển GTVT của tỉnh.
147
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến 2020
và định hướng đến 2030, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các huyện, thành phố
xây dựng quy hoạch chi tiết cho ngành mình, địa phương mình. Tuy nhiên, trong
thực tiễn việc triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết của các ngành, các cấp diễn
ra còn chậm chạp và thiếu đồng bộ, một số dự báo trong quy hoạch tổng thể qua
các năm đã thực hiện cho thấy thiếu tính khả thi. Vì vậy, để có định hướng đầu tư
phát triển CSHT GTĐB cần sớm hoàn thiện công tác quy hoạch chi tiết CSHT
GTĐB của tỉnh.
Công tác quy hoạch chi tiết CSHT GTĐB phải gắn với quy hoạch phát
triển các vùng kinh tế của tỉnh, phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-
XH của từng vùng, đồng thời phải đảm bảo tính đồng bộ thống nhất giữa các vùng
cũng như toàn bộ nền kinh tế. Công tác quy hoạch chi tiết phát triển CSHT GTĐB
cũng phải dựa trên quan điểm kế thừa, phát triển CSHT GTĐB hiện có, đảm bảo
tính hiện đại nhưng không chắp vá.
Phải gắn việc phát triển CSHT GTĐB với sự phát triển của các đô thị và
các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thúc đẩy đô thị hóa nông thôn tạo điều
kiện phát triển sản xuất hàng hóa và nâng cao đời sống của dân cư
Với ý nghĩa đó, hoàn thiện quy hoạch chi tiết phát triển CSHT GTĐB của
tỉnh Hải Dương một cách đồng bộ thống nhất là vấn đề hết sức cần thiết, khẩn
trương. Trên cơ sở đó, có kế hoạch huy động nguồn lực tài chính đáp ứng cho nhu
cầu VĐT phát triển CSHT GTĐB một cách có hiệu quả.
3.5.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy quản
lý tài chính
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động có đủ năng lực trình
độ, phẩm chất đạo đức, đảm bảo về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu
phát triển của hệ thống CSHT GTĐB.
- Nghiên cứu phát triển các cơ sở đào tạo theo quy hoạch mạng lưới các
trường đại học, cao đẳng, đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù
hợp với yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa và phát triển hệ thống CSHT GTĐB trong
từng giai đoạn.
148
- Chủ động kế hoạch đào tạo cán bộ, công nhân viên để quản lý, khai thác
hệ thống CSHT GTĐB. Hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước, ngoài nước, các
tổ chức quốc tế để đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề
cho ngành đường bộ tiếp cận công nghệ và quản lý đường bộ hiện đại.
Phân rõ các công chức trong bộ máy chính quyền làm công việc quản lý
nhà nước về đầu tư và vận hành CSHT GTĐB với những người chuyên nghiệp
thuộc các doanh nghiệp, hiện thời chủ yếu vẫn là doanh nghiệp nhà nước, làm
dịch vụ quản lý dự án và vận hành. Công chức phải có trình độ nghiệp vụ, bao
gồm kiến thức, kỹ năng và đạo đức công vụ tương xứng, người hành nghề dịch vụ
quản lý đầu tư và vận hành thì phải có trình độ hành nghề, bao gồm kiến thức, kỹ
năng và đạo đức nghề nghiệp tốt. Sự phân biệt rõ vai trò của hai nguồn nhân lực
này sẽ mở đường cho sự tham gia của khu vực tư nhân vào cung ứng dịch vụ quản
lý dự án và vận hành CSHT GTĐB, đồng thời đề cao trách nhiệm giám sát của
công chức.
3.5.5. Ổn định kinh tế vĩ mô
Đầu tư phát triển hệ thống CSHT GTĐB đòi hỏi một lượng vốn lớn, thời
gian thu hồi vốn dài, độ rủi ro cao. Bởi vậy, việc thực hiện các giải pháp huy động
VĐT sẽ gặp khó khăn, thiếu tính khả thi nếu như nền kinh tế tăng trưởng kém,
đồng tiền mất giá, lạm phát gia tăng, NSNN luôn bội chi ở mức cao. Do đó, đòi
hỏi phải ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, kinh tế tăng trưởng bền
vững, tăng nguồn thu cho NSNN và nâng cao thu nhập cho người dân, tạo điều
kiện thuận lợi để có thể huy động được các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát
triển hệ thống CSHT GTĐB.
149
Tiểu kết chương 3
Chương 3 luận án đã trình bày những vấn đề cơ bản:
Tổng hợp Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Hải
Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Nhu cầu vốn đầu tư và phân
kỳ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải
Dương; Quan điểm huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải
Dương. Trên cơ sở đó cùng với những hạn chế, nguyên nhân từ thực trạng huy
động VĐT phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-
2014 được phân tích trong chương 2. Tác giả luận án đã đề xuất các quan điểm và
2 nhóm giải pháp huy động vốn từ khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước
để tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải
Dương trong thời gian tới.
Để đảm bảo tính khả thi của các giải pháp huy động VĐT phát triển CSHT
GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, tác giả
đề xuất 5 điều kiện tổ chức thực hiện các giải pháp đề xuất.
150
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu là hoàn thiện về mặt nhận thức luận cũng như
tìm ra các giải pháp khả thi huy động vốn đầu tư để phát triển CSHT GTĐB trên
địa bàn tỉnh Hải Dương, Luận án đã giải quyết được những nội dung cơ bản sau:
1) Về mặt lý luận, Luận án đã phân tích làm rõ bản chất của CSHT GTĐB,
những đặc điểm, vai trò của CSHT GTĐB, đặc biệt luận án đã luận giải chi tiết
CSHT GTĐB là loại HHCC không thuần túy, vì vậy, CSHT GTĐB có thể do Nhà
nước hay tư nhân đầu tư xây dựng, cung cấp. Điều này đồng nghĩa với việc đa dạng
hóa các nguồn VĐT để phát triển hệ thống CSHT GTĐB. Trên cơ sở đó luận án
phân tích bản chất, phạm vi và vai trò của các phương thức huy động các nguồn
VĐT phát triển CSHT GTĐB.
2) Về thực tiễn: Luận án phân tích thực trạng huy động VĐT phát triển
CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2014 về cơ chế chính
sách cũng như phương thức huy động và kết quả huy động vốn cụ thể từ khu vực
nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Trên cơ sở đó, Luận án, đã đánh giá
những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về huy
động các nguồn VĐT phát triển CSHT GTĐB giai đoạn 2010-2014 trên địa bàn
tỉnh Hải Dương, làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp huy động VĐT phát
triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
3) Dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn cũng như trên cơ sở Quy
hoạch phát triển CSHT GTĐB tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm
2030. Tác giả luận án đã đề xuất các quan điểm và 2 nhóm giải pháp huy động vốn
từ khu vực nhà nước và ngoài khu vực nhà nước để đáp ứng nhu cầu VĐT phát
triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn đến
năm 2030. Để đảm bảo tính khả thi của các giải pháp, tác giả đề xuất 5 điều kiện tổ
chức thực hiện các giải pháp đề xuất.
Với sự nghiêm túc công phu trong nghiên cứu, Tác giả hy vọng những giải
pháp đề xuất sẽ được xem xét vận dụng để nâng cao khả năng huy động vốn đầu
tư để phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
151
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
Các bài báo khoa học:
1. Nguyễn Thị Thúy Nga (7-2009), “Đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách
Nhà nước ở Hải Dương - Nhìn từ góc độ quản lý”, Tạp chí Tài chính Kế toán,
số 8 (73).
2. Nguyễn Thị Thúy Nga (12-2014), “Giải pháp huy động vốn đầu tư nước ngoài
cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải
Dương”, Tạp chí Tài chính Kế toán, số 12 (137).
3. Nguyễn Thị Thúy Nga (2-2015), “Giải pháp huy động vốn của dân cư để phát
triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Tài chính Kế
toán, số 02 (139).
Đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ:
4. Nguyễn Thị Thúy Nga (2014), Tham gia nghiên cứu đề tài cấp Bộ, Cơ chế,
chính sách đẩy mạnh áp dụng mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực
đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, Bộ Tài Chính.
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Giao thông vận tải (2011), Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011,
về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật đường giao thông phục vụ chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
2. Bộ Giao thông vận tải (2013), Quyết định số 4403/QĐ-BGTVT ngày 31/12/
2013 về việc phê duyệt đề án huy động các nguồn lực đột phá để đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
3. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 81/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012, Hướng dẫn
về phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước.
4. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 166/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011, Quy
định về quản lý, sử dụng chi phí chuẩn bị dự án và kinh phí hoạt động của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý các dự án; một
số chỉ tiêu tài chính của hợp đồng dự án; điều kiện và phương thức thanh
toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng Xây dựng -
Chuyển giao; quyết toán giá trị công trình dự án thực hiện theo hình thức
hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Xây dựng - Chuyển
giao - Kinh doanh, Xây dựng - Chuyển giao.
5. Nhữ Trọng Bách (2014), "Hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt
Nam", Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 03 (128)-2014, tr 7-9.
6. Phạm Văn Bốn (2013), Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư của
Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Truy cập ngày 12/4/1014, từ
danh-gia-hieu-qua-hoat-dong-tin-dung-dau-tu-cua-Nha-nuoc-o-Viet-
Nam-hien-nay-2230440/.
7. Vũ Đức Bảo (2013), "Hà Nội thu hút VĐT vào CSHT: Đột phá từ hình thức
hợp tác công - tư", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán.
8. Chính phủ (2015), Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, về đầu tư
theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
153
9. Chính phủ (2013), Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013, sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 về tổ
chức và hoạt động của quỹ đầu tư phát triển địa phương.
10. Chính phủ (2013), Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013, quy định
việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ.
11. Chính phủ (2011), Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05/01/2011, về phát
hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái
phiếu chính quyền địa phương.
12. Chính phủ (2007), Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007, của Chính phủ
về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư phát triển địa phương.
13. Chính phủ (2013), Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013, của Chính phủ
về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và
nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
14. Chính phủ (2013), Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013, của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư
các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước.
15. Chính phủ (2011), Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011, của Chính phủ
về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước.
16. Phan Thị Cúc (2009), Giáo trình: Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê.
17. Nguyễn Văn Công (2008) Chủ biên, Giáo trình: Nguyên lý kinh tế học vĩ mô,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
18. Cục Thống kê Hải Dương (2014), Số: 579/CTK-TH ngày 22/12/2014, Báo cáo
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 Tỉnh Hải Dương.
19. Cục Đầu tư nước ngoài (2015), Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Hải Dương tính đến 12/2014, Truy cập ngày 12/02/2015, từ
tren-dia-ban-tinh-hai-duong-tinh-den-12-2014.
20. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020
21. Cục Đầu tư nước ngoài (2014), Tổng quan về hợp đồng hợp tác công tư PPP
Truy cập ngày 10/01/2014, từ ttp://fia.mpi.gov.vn/tinbai/2328/Tong-
quan-ve-hop-dong-hop-tac-cong-tu-PPP.
154
22. Đảng cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết 13 ngày 16/01/2012, Hội nghị lần
thứ 4 BCHTW Đảng khóa XI về phát triển CSHT KTXH.
23. Nguyễn Ngọc Đông (không năm), Giao thông nông thôn trong công cuộc xây
dựng nông thôn mới và hiện đại hóa nông thôn, truy cập ngày 20/5/2014,
từ
thon-trong-cong-cu%E1%BB%99c-xay-d%E1%BB%B1ng-nong-thon-
m%E1%BB%9Bi-va-hi%E1%BB%87n-d%E1%BA%A1i-hoa-nong-
thon-0.
24. Lê Hồng Giang (2012), Thị trường trái phiếu Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế,
Bài tham luận cho Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2012: “Kinh tế Việt Nam
năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế”, Đà
Nẵng, 9-10/4/2012.
25. Hội đồng lý luận trung ương (2006), Giáo trình triết học Mác - Lênin, NXB
chính trị quốc gia.
26. Trần Xuân Hà (2008), Sử dụng công cụ trái phiếu Chính phủ để huy động
vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện
Tài chính.
27. Bùi Văn Khánh (2010), Huy động nguồn lực tài chính xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Học viện Tài chính.
28. Báo điện tử ĐCSVN, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, Trung tâm giao dịch
chứng khoán Hà Nội (2005), Trái phiếu xây dựng Thủ đô.
29. M.J Keynes (2008), Lý thuyết chung về lao động, lãi suất và tiền tệ, NXB,
Thống kê.
30. Phạm Văn Liên (2005), Các giải pháp huy động và sử dụng VĐT phát triển
CSHT GTĐB ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
31. Trịnh Mạnh Linh (2013), “Tìm vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng”, Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, số 7/2013.
32. Diệp Gia Luật (2007), Phát triển thị trường trái phiếu chính quyền địa
phương ở Việt nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh.
155
33. Nguyễn Chi Mai (không năm), ODA vay ưu đãi dưới góc độ quản lý nhà nước,
Truy cập ngày 10/12/2014, từ
odavayuudaiduoigoc-nd-4236.html.
34. Lê Thị Nga (2014), Quốc hội và người dân bị đứng ngoài quy trình về ODA,
Truy cập ngày 15/12/2014, từ
va-nguoi-dan-bi-dung-ngoai-quy-trinh-ve-oda-20141030111228335.htm
35. Lê Văn Nghĩa (2014), “Trái phiếu chính phủ: Kênh huy động vốn cho đầu tư
phát triển”, Tạp chí Tài chính số 4/2014.
36. Ngân hàng thế giới (2006), Chiến lược phát triển giao thông Chuyển đổi, Cải
cách và Quản lý, Hà Nội.
37. Ngân hàng Phát triển Châu Á (không năm), Mối quan hệ đối tác Nhà nước-
Tư nhân.
38. Trung Nhân (2013), Gánh nợ trái phiếu địa phương của Trung Quốc, Truy cập
ngày 20/5/2013, từ
phieu-dia-phuong-cua-trung-quoc.html.
39. Trần Minh Phương (2012), Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
40. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013, Phê
duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
41. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1327/2009/QĐ-TTg ngày
24/8/2009, của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch
phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030”.
42. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày
09/11/2010, của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Thí
điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
43. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 412/2007/QĐ-TTg ngày 11/4/2007,
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục đầu tư một số dự án
kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, thiết yếu đến năm 2020.
156
44. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, về
việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
45. Dương Văn Thái (2014), Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học
viện Tài chính.
46. Đỗ Đức Tú (2012), Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Vùng Đồng bằng
sông Hồng đến năm 2030 theo hướng hiện đại, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
47. Phạm Thị Túy (2006), Thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát triển kết cấu hạ
tầng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
48. Nguyễn Xuân Thành (2010), Những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt Nam,
Chương trình phát triển liên hợp quốc, tài liệu đối thoại chính sách
Harvard - UNDP.
49. Ngô Anh Tín (2013), “Trái phiếu đô thị, kênh huy động để đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng trong thời kỳ khó khăn về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước TP. Cần Thơ”, Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 11(21), 7+8/1013,
tr.79-83.
50. Đỗ Thiên Anh Tuấn (không năm), Nợ trái phiếu của chính quyền địa
phương, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Kinh tế học khu
vực công.
51. Vũ Huy Từ (1998), Quản lý khu vực công, NXB, Khoa học và kỹ thuật.
52. Nguyễn Đình Thọ (2008), “Kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu Hàn
Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế,
số 216, 10/2008.
53. Từ điển tiếng Anh Oxford (2013), NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
54. Nguyễn Thị Tình (2013), Thu hút, quản lý, sử dụng ODA: Nhìn từ Malaysia
và Indonesia, truy cập ngày 15/8/2014, từ
truong-tai-chinh/thu-hut-quan-ly-su-dung-oda-nhin-tu-malaysia-va-
indonesia-30276.html.
157
55. Bùi Văn Tiến (2014), Phát triển hạ tầng giao thông đường bộ xây dựng nông
thôn mới - những giải pháp để huy động vốn của tỉnh Ninh Bình, truy
cập ngày 10/8/2014 từ
option=com_content&view=article&id=152:phat-trin-h-tng-giao-thong-
ng-b-xay-dng-nong-thon-mi-nhng-gii-phap--huy-ng-vn-ca-tnh-ninh-
binh&catid=73:xay-dng-nong-thon-mi&Itemid=49.
56. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2013), Phương thức đối tác công - tư (PPP) kinh
nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam, NXB Trí thức.
57. UBND tỉnh Hải Dương (2012), Nghị quyết số 31/2012/NQ-HĐND ngày
06/7/2012, HĐND tỉnh Hải Dương: "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030".
58. UBND tỉnh Hải Dương (2005), Quyết định số 6163/2005/QĐ-UBND ngày
20/12/2005, về việc thành lập Quỹ Đầu tư phát triển Hải Dương.
59. UBND tỉnh Hải Dương (2014), Quyết định số 2138/QĐ-UBND ngày
29/8/2014, về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư
phát triển Hải Dương.
60. UBND tỉnh Hải Dương (2012), Quyết định số 785/QĐ-UBND ngày 09/4/2012
của UBND tỉnh Hải Dương, về việc phê duyệt cơ chế hỗ trợ “Đề án xây
dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa
bàn tỉnh Hải Dương”.
61. UBND tỉnh Hải Dương (2010), Quyết định số 3619/QĐ-UBND ngày
28/12/2010 của UBND tỉnh Hải Dương, về việc phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030.
62. UBND tỉnh Hải Dương (2011), Quyết định số 2724/QĐ-UBND ngày
29/9/2011 của UBND tỉnh Hải Dương, về việc phê duyệt “Đề án xây
dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa
bàn tỉnh Hải Dương”.
63. UBND tỉnh Hải Dương, Dự toán và quyết toán ngân sách tỉnh Hải Dương các
năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
158
64. Quốc hội (2008), Luật số 23/2008/QH12, Luật Giao thông đường bộ.
65. Quốc hội (2014), Luật số 68/2014/QH13, Luật Doang nghiệp.
66. Quốc hội (2002), Luật số 01/2002/QH11, Luật Ngân sách nhà nước.
67. Quốc hội (2014), Luật số 49/2014/QH13, Luật Đầu tư công.
68. Quốc hội (2009), Luật số 29/2009/QH12, Luật Quản lý nợ công.
69. Nguyễn Hồng Sơn (2013), Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam,
Truy cập ngày 15/4/2014, từ
70. Sở Giao thông vận tải Hải Dương (2014), Đánh giá kết quả thực hiện Đề án
xây dựng và phát triển GTNT giai đoạn 2011-2015; Nhiệm vụ, giải pháp
giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
71. Sở Giao thông vận tải Hải Dương, Báo cáo quyết toán vốn NSĐP quản lý từ
năm 2000-2014.
72. Sở Giao thông vận tải Hải Dương, Báo cáo hiện trạng GTNT năm 2014.
73. Thái Thanh Sơn (2015), Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác
công tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam, Luận án
tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Giao thông Vận tải.
74. Phạm Văn Vận (2005), Giáo trình Kinh tế công cộng, NXB, Thống kê.
75. Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng (2011), Tham vấn PPP: Kinh
nghiệm quốc tế - Thực tiễn ở Việt Nam, Hà Nội tháng 5/2011.
II. Tài liệu tiếng Anh
76. Asian Development Bank (2012), Assessment of Public-Private Partnerships
in Viet Nam Constraints and Opportunities, Published 2012, Printed in
the Philippines.
77. Asian Development Bank (2008), Public - Private Partnership Handbook,
Published 2008, Printed in the Philippines.
78. ADBI Working Paper Series (2010),“Financing Asia’s Infrastructure: Modes
of Development and Integration of Asian Financial Markets”, Biswa Nath
Bhattacharyay, No. 229 July 2010.
159
79. Jon Valentine, Intern (2008), Public-Private Partnerships in Infrastructure:
Best-Practices from theInternational Experience and Applications for
Thailand, National Economic and Social Development Board (NESDB),
Thailand, August 2008.
80. Samuel Colverson Summit Consulting Group with Oshani Perera IISD (2012),
Harnessing the Power of Public-Private Partnerships: The role of hybrid
fnancing strategies in sustainable development, IISD Report february.
81. Report of the PPP Sub-Group on Social Sector (2004), Public Private
Partnership, Government of India Planning Commission,
November 2004.
82. César Calderón and Luis Servén (không năm), The Effects of Infrastructure
Developmenton Growth and Income Distribution..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_huy_dong_von_dau_tu_phat_trien_co_so_ha_tang_giao_th.pdf