Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của thị trường
trái phiếu Việt Nam nói riêng và hệ thống tài chính Việt Nam nói chung. Việc hình
thành và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở nước ta là một yêu cầu bức
thiết, và với nền kinh tế, có tác động qua lại tới sự phát triển của thị trường chứng
khoán. Khi thị trường TPDN đạt hiệu quả, không chỉ doanh nghiệp đạt được mục đích
về nhu cầu vốn cho phát triển kinh doanh mà còn tạo điều kiện để đa dạng hóa nâng
cao chất lượng hàng hóa cho thị trường trái phiếu, tạo tiền đề thuận lợi cho thị trường
chứng khoán phát triển. Ngược lại khi thị trường chứng khoán phát triển sẽ tạo môi
trường thuận lợi cả về mặt pháp lý cũng như kinh tế cho thị trường trái phiếu doanh
nghiệp phát triển.
246 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Huy động vốn thông qua trái phiếu doanh nghiệp cho đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động của các ngân hàng thương mại nhằm thu hút các nhà đầu tư và
thấp hơn lãi suất cho vay của các ngân hàng theo các kỳ hạn ở cùng thời điểm. Bởi lãi
suất cho vay của Ngân hàng ngoài yếu tố chi phí lãi vay huy động đầu vào còn phải
tính đến các chi phí hoạt động và lãi biên cho ngân hàng, nên khi doanh nghiệp huy
động vốn vay trực tiếp từ các nhà đầu tư sẽ giảm thiểu các chi phí nói trên.
Rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp càng lớn thì nhà đầu tư đòi hỏi mức bù rủi
ro cao hơn để bù đắp rủi ro có thể gặp phải. Lãi suất phát hành phải đảm bảo mức lãi
suất thực và bù đắp được mức lạm phát, theo công thức sau:
Lãi suất trái phiếu = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát + Mức bù rủi ro.
3.3.2.9 Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ tạo điều kiện phát triển thị
trường trái phiếu doanh nghiệp.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ có thể phát triển lành mạnh khi mà thị
trường trái phiếu Chính phủ đã phát triển. Thị trường TPCP là nền tảng cơ bản cho sự
phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Bởi lẽ đường cong lãi suất chuẩn
xác lập bởi các TPCP là cơ sở để cho các tổ chức phát hành xác lập lãi suất của trái
phiếu dự kiến phát hành.
175
Tuy nhiên, cho đến nay thì việc phát hành các loại TPCP không đều đặn, định
kỳ, kỳ hạn trái phiếu không đa dạng, thi trường sơ cấp với hoạt động đầu thầu ít tính
cạnh tranh do áp dụng lãi suất trần trong điều hành lãi suất. Giao dịch thứ cấp kém
thanh khoản. Vì vậy, cho tới thời điểm hiện tại chưa thể thiết lập được đường cong lãi
suất chuẩn trên cơ sở TPCP, lãi suất TPCP chưa thực sự trở thành chuẩn mực để các
tổ chức tài chính tham chiếu. Việc thiếu cơ cấu lãi suất chuẩn và kế hoạch phát hành
định kỳ, đều đặn khiến các nhà đầu tư có tổ chức- đối tượng chính tham gia trên thị
trường trái phiếu - không thể chủ động về nguồn vốn và kế hoạch tham gia thị trường.
Bên cạnh đó thì hệ thống các nhà đầu tư tổ chức - bên cầu của TPCP chưa
được quan tâm phát triển. Do vậy để thị trường trái phiếu Chính phủ phát triển tạo
tiền đề cho thị trường TPDN phát triển, cần thực hiện một số giải pháp như:
- Một là, làm tốt công tác kế hoạch hoá phát hành trái phiếu.
Lịch biểu thiết kế cho các phương thức phát hành cần hợp lý và khoa học,
tránh chồng chéo dẫn đến hiệu quả không cao như trước đây. Việc thiếu cơ cấu lãi
suất chuẩn và kế hoạch phát hành định kỳ, đều đặn khiến cho các nhà đầu tư có tổ
chức là những đối tượng chính tham gia thị trường trái phiếu không thể chủ động cân
đối về nguồn vốn cũng như kế hoạch tham gia thị trường. Ở một số nước phát triển,
để hình thành đường cong lãi suất trái phiếu chuẩn dựa trên cơ sở TPCP, việc lên kế
hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ được diễn ra thường xuyên. Ví dụ, định kỳ kế
hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ được công bố hàng năm. Cứ ngày thứ 3 cách 2
tuần đầu tiên của năm đấu thầu trái phiếu 5 năm, tuần tiếp theo là trái phiếu kỳ hạn 7
năm, hay 10 năm và việc đấu thầu vẫn diễn ra kể cả khi không có nhu cầu huy động.
Việc phát hành diễn ra đều dặn như vậy góp phần tạo nên tín hiệu thị trường cho các
nhà đầu tư cũng như tạo cơ sở cho việc xây dựng đường cong lãi suất chuẩn.
- Hai là, phát triển hệ thống các nhà đầu tư tổ chức.
Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến ngày
21/11/2012 đã có 132.274 tỷ đồng trái phiếu được trúng thầu. Trong đó, 89% các
thành viên tham gia là ngân hàng. Cụ thể, ngân hàng trong nước chiếm thị phần 78%,
ngân hàng nước ngoài chiếm 11%. Phần còn lại rất nhỏ đến từ các công ty chứng
khoán và một số tổ chức tài chính khác. (Biểu đồ 2.3).
Như vậy, ngoài ngân hàng thì các đối tượng khác tham gia thị trường trái phiếu
còn rất hạn chế đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức như các quỹ hưu trí, quỹ đầu tư.
Thêm vào đó số lượng thành viên tham gia các đợt đấu thầu và bảo lãnh phát hành
TPCP còn rất ít. Các tổ chức tham gia đấu thầu còn hạn chế về vốn cũng như kinh
nghiệm quản lý. Việc nắm giữ TPCP chỉ nhằm mục đích giải quyết tình trạng ứ đọng
vốn và cũng như để đầu tư dài hạn. Vì vậy, nhìn chung các tổ chức tham gia thị
trường TPCP thường nắm giữ trái phiếu cho tới khi đáo hạn, điều này làm ảnh hưởng
176
đến tính thanh khoản của trái phiếu. Mặt khác, điều kiện để trở thành thành viên đấu
thầu và bảo lãnh phát hành tương đối dễ dàng những chưa có những quy định để ràng
buộc về trách nhiệm tham gia của thành viên trong tất cả các đợt đấu thầu hoặc bảo
lãnh. Điều này không chỉ gây khó khăn cho công tác phát hành mà còn ảnh hưởng
không nhỏ đến thị trường thứ cấp. Do vậy, việc phát triển các nhà đầu tư có tổ chức
như các quỹ hưu trí, quỹ đầu tư phát triển tham gia tích cực hơn vào thị trường TPCP
sẽ góp phần làm tăng tính thanh khoản của TPCP, đồng thời góp phần tăng cầu TPCP
từ đó làm việc phát hành trái phiếu Chính phủ sẽ thuận lợi hơn trước đây.
- Ba là, cải tiến cơ chế thanh toán và bù trừ giao dịch cần linh hoạt hơn.
Các giao dịch TPCP được bù trừ và thanh toán theo hình thức thanh toán bù
trừ đa phương với thời gian thanh toán là T+1. Về mặt lý thuyết, cách thức và thời
gian thanh toán là hiệu quả. Tuy nhiên, phương thức này chưa thật linh hoạt khi áp
dụng trong thực tiễn đặc biệt khi các bên có nhu cầu được lựa chọn thời gian thanh
toán khác, ví dụ như thanh toán trực tiếp (DVP) để phòng ngừa rủi ro nhưng hệ thống
thanh toán không có lựa chọn này cho thành viên giao dịch.
3.3.2.10. Một số giải pháp hỗ trợ.
Ngoài những biện pháp đã nêu ở trên thì ngoài ra còn có một số biện pháp
cũng góp phần nâng cao hiệu quả của việc huy động vốn bằng trái phiếu như sau:
- Nâng cao nhận thức về chứng khoán nói chung và trái phiếu doanh nghiệp
nói riêng cho các doanh nghiệp và công chúng đầu tư. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc
phổ biến các thông tin trái phiếu thông qua các hình thức như: qua các tạp chí, bản tin
thị trường hay các trang WebCó như vậy, các nhà đầu tư mới có cơ sở để đầu tư
hiệu quả. Qua số liệu nghiên cứu ở 45 tập đoàn kinh tế tư nhân và Nhà nước trong
mẫu chọn thì xu hướng chung ở các tập đoàn kinh tế Nhà nước là sử dụng nợ vay
ngân hàng là chủ yếu, chỉ có khoảng 30% tập đoàn phát hành trái phiếu. Điều đó cũng
phần nào phản ánh nhận thức của ban lãnh đạo doanh nghiệp còn hạn chế, chưa tận
dụng được ưu thế của kênh huy động từ phát hành trái phiếu.
- Ổn định điều kiện vĩ mô, kìm chế lạm phát, tạo điều kiện lãi suất thị trường
ổn định, và dần tiến tới tự do hóa lãi suất.
Theo Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy từ tháng 3-11/2011, xuất hiện
các giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng với lãi suất liên tục tăng cao bất
thường. Tháng 3/2011 (lãi suất 23% một năm), tháng 10 (lãi suất 30% một năm),
tháng 11 có giao dịch trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất 37,5% một năm
do các ngân hàng nhỏ căng thẳng vốn. Tại thời điểm này, lãi suất huy động trên thị
trường dân cư tối đa là 14% một năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.[7]
Theo số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: “Tỷ lệ cho vay của các
tổ chức tín dụng tại Việt Nam nói chung luôn ở mức trên 90%. Tỷ lệ cho vay/huy
177
động ngoại tệ luôn ở mức trên 100%, có khi đạt xấp xỉ 130%. Thị trường liên ngân
hàng ách tắc, một số tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng mất thanh khoản liên tục”.
Sự bất ổn ở thị trường tiền tệ đã gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp không
chỉ huy động vốn vay ngân hàng mà cả hình thức phát hành trái phiếu do lãi suất biến
động. Việc các ngân hàng để biểu lãi suất theo một đường thẳng ngang là đi ngược
với lý thuyết tiền tệ cũng như thông lệ quốc tế. Tuy nhiên do thiếu thanh khoản ngắn
hạn, các Ngân hàng nhỏ tung mạnh cho các kỳ hạn ngắn bằng cách đẩy lãi suất lên
kịch trần. Mặt bằng lãi suất cao sẽ gây khó khăn cho việc tái cơ cấu các kênh dẫn vốn
trong nền kinh tế. Việc Ngân hàng Nhà nước kéo giảm khá mạnh các loại lãi suất điều
hành trong năm 2012 được cho là bước đi đúng hướng của quá trình đó và đến ngày
24/12/2012, mức lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn dưới 12 tháng đã được kéo
về 8%/năm. Và năm 2013 cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành lãi
suất thị trường ổn định theo hướng giảm. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là việc áp dụng trần
lãi suất huy động liệu có còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay?
Từ nhiều thế kỷ nay, vốn đã và sẽ tiếp tục là một trong những động lực chính
của tăng trưởng kinh tế. Ở các nền kinh tế thị trường phát triển, lãi suất được sử dụng
như một công cụ quan trọng hàng đầu để điều tiết nền kinh tế trong quá trình phân bổ
vốn tới các kênh dẫn vốn. Những nền kinh tế mà lãi suất thị trường neo giữ ở mức
cao trong thời gian dài thường dẫn đến khuynh hướng tập trung vốn qua các NHTM.
Và hệ quả tất yếu là kênh tín dụng ngân hàng thường đóng vai trò chủ đạo cấp vốn
(cả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) cho các DN trong khi những kênh dẫn vốn khác như
TTCK sẽ khó có cơ hội phát triển.
Theo TS. Lê Hồng Giang phát biểu trên báo Diễn đàn doanh nghiệp ngày
15/12/2012: “Phát triển thị trường trái phiếu đòi hỏi phải có chuyên môn cao hơn thị
trường cổ phiếu và một điều kiện rất quan trọng là các loại lãi suất trong nền kinh tế
phải được tự do hóa ở một mức độ nhất định”. [33]
Chúng tôi cũng đồng tình với ý kiến cho rằng nên tự do hóa lãi suất và việc bỏ
trần lãi suất là cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Bởi lẽ, một là, khi áp dụng trần lãi
suất huy động mà không áp dụng trần lãi suất cho vay thì thực tế lãi suất cho DN vay
vốn vẫn còn rất cao và DN vẫn khó tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Hai là, việc áp
trần lãi suất huy động tiền gửi cũng lại tác động đến lãi suất của trái phiếu Chính phủ,
từ đó bóp méo tín hiệu lãi suất của thị trường. Với việc ấn định lãi suất huy động ở
các kỳ hạn duới 12 tháng ở hầu hết các NHTM chỉ còn là 8% thay vì 9% như trước
đây kể từ ngày 24/12/2012 khiến cho đường cong lãi suất lại trở về thành đường
thẳng, từ đó làm cho bóp méo tín hiệu lãi suất thị trường, cũng như gây khó khăn cho
doanh nghiệp khi lấy lãi suất TPCP để xác định mức lãi suất TPDN. Do đó chúng tôi
kiến nghị là nên sớm bỏ trần lãi suất, áp dụng chính sách lãi suất theo thị trường.
178
KẾT LUẬN
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của thị trường
trái phiếu Việt Nam nói riêng và hệ thống tài chính Việt Nam nói chung. Việc hình
thành và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở nước ta là một yêu cầu bức
thiết, và với nền kinh tế, có tác động qua lại tới sự phát triển của thị trường chứng
khoán. Khi thị trường TPDN đạt hiệu quả, không chỉ doanh nghiệp đạt được mục đích
về nhu cầu vốn cho phát triển kinh doanh mà còn tạo điều kiện để đa dạng hóa nâng
cao chất lượng hàng hóa cho thị trường trái phiếu, tạo tiền đề thuận lợi cho thị trường
chứng khoán phát triển. Ngược lại khi thị trường chứng khoán phát triển sẽ tạo môi
trường thuận lợi cả về mặt pháp lý cũng như kinh tế cho thị trường trái phiếu doanh
nghiệp phát triển. Tuy nhiên nghiên cứu thực trạng huy động vốn trái phiếu doanh
nghiệp ở nước ta cho thấy còn nhiều bất cập. Các văn bản quy định đã có nhưng chưa
đồng bộ, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Các nhà đầu tư cũng như các doanh
nghiệp phát hành trái phiếu vẫn chưa có một cái nhìn đúng đắn về trái phiếu, thị
trường thứ cấp vẫn chưa được tổ chức phù hợp để thúc đẩy thị trường sơ cấp phát
triển từ đó khiến việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Tác giả luận án cũng đã tìm hiểu kinh nghiệm các nước trong khu vực Đông Á
cũng như kinh nghiệm phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp Mỹ về việc phát
triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Mặc dù trình độ phát triển của Việt Nam
chưa bằng được một số nước khác nhưng việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước
đi trước sẽ giúp Việt Nam phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp vững chắc
dựa trên những bài học về thành công cũng như thất bại của thị trường trái phiếu
doanh nghiệp của các nước. Trên cơ sở sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu,
kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm của các nhà quản lý kinh tế khác về vấn đề huy động
vốn cho đầu tư tăng trưởng trong những năm vừa qua, luận án nghiên cứu sâu thêm
về trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền, chi phí sử đụng vốn trong phát
hành trái phiếu, các nhân tố ảnh hưởng sử dụng trái phiếu huy động vốn. Từng bước
hệ thống hóa các vấn đề lý luận về vốn và nguồn vốn cho đầu tư tăng trưởng, trái
phiếu và phát hành trái phiếu để huy động vốn. Qua nghiên cứu khái niệm, vai trò yêu
cầu nội dung huy động nguồn vốn đầu tư tăng trưởng, đồng thời phân tích các nhân tố
179
ảnh hưởng từ bên trong cũng như bên ngoài đến hoạt động huy động vốn động vốn từ
phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Toàn bộ chương 1, làm luận cứ vững chắc để phân
tích thực trạng huy động vốn cho đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp Viêt Nam
trong thời gian vừa qua.
Qua việc thu thập thống kê số liệu, trên cơ sở đó nghiên cứu sâu thực trạng
phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các công ty cổ phần đại chúng và doanh nghiệp
nhà nước trong việc huy động vốn. Trên cơ sở nghiên cứu phương pháp luận về huy
động vốn cho đầu tư tăng trưởng, luận án đã đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư
tăng trưởng thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt là từ năm 2006 cho tới nay. Qua
đó khẳng định được những ưu điểm tồn tại cũng như những nguyên nhân cơ bản ảnh
hưởng đến hoạt động huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của các doanh
nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua. Luận án tập trung phân tích những hạn chế
và tồn tại hiện nay, đánh giá nhu cầu triển vọng phát triển cũng như đưa ra các giải
pháp nhằm tăng cường huy động vốn của doanh nghiệp thông qua hình thức phát
hành trái phiếu là yêu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói
chung. Các giải pháp trên đây chỉ mang ý nghĩa thực tiễn khi có sự phối hợp đồng bộ
giữa các cơ quan hữu quan và có sự điều chỉnh cần thiết khi áp dụng vào thực tế.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, xu thế của môi trường cạnh tranh kinh tế thế
giới cũng như trong nước, tác giả đã trình bày những giải pháp nhằm tăng cường huy
động vốn đầu tư tăng trưởng qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó đặc
biệt nhấn mạnh vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp
tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư đối với trái phiếu doanh nghiệp; để nâng cao tính
thanh khoản của trái phiếu thì cần thiết phải khuyến khích mở rộng các nhà đầu tư có
tổ chức tham gia thị trường trái phiếu; Minh bạch hóa thông tin là một trong những
căn cứ để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, là nền tảng tạo tính thanh khoản cho trái
phiếu; Xây dựng đường cong lãi suất chuẩn tạo điều kiện xác định lãi suất trái phiếu
doanh nghiệp từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có nhu cầu phát hành
trái phiếu cho đầu tư tăng trưởng; xây dựng tổ chức định mức tín nhiệm là yêu cầu
cấp thiết hiện nay; Cuối cùng, bỏ trần lãi suất là cơ sở để hình thành đường cong lãi
suất chuẩn.
180
Mặc dù đã rất cố gắng song luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả
luận án rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, bạn bè đồng
nghiệp để luận án được hoàn thiện hơn.
181
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.
1. Bạch Thị Thanh Hà (2010), “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp - Đôi điều
cùng suy ngẫm”, Tạp chí tài chính doanh nghiệp, số 1-2 năm 2010.
2. Bạch Thị Thanh Hà (2010), "Trái phiếu chuyển đổi - Công cụ tiềm năng
huy động vốn của công ty cổ phần”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế tài chính,
số 2/2010.
3. Bạch Thị Thanh Hà (2010), “Tiềm năng phát hành trái phiếu doanh
nghiệp”. Tạp chí nghiên cứu kinh tế tài chính, số tháng 11 năm 2010.
4. Bạch Thị Thanh Hà (2013), “Tìm vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - Bài
học kinh nghiệm của Trung Quốc”, Tạp chí tài chính doanh nghiệp, số 7
năm 2013.
5. Bạch Thị Thanh Hà (2013), “Tái cơ cấu doanh nghiệp, tạo nguồn cung chất
lượng cao cho thị trường trái phiếu”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế tài chính,
số 8 (121) năm 2013.
6. Đề tài NCKH cấp Học viện: “Nâng cao khả năng huy động vốn bằng hình
thức thuê tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam”, 2011- tham gia.
7. Đề tài NCKH cấp Học viện: “Xây dựng hệ số tài chính trung bình chuẩn
trong các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng Việt Nam”, 2011 - tham gia.
8. Đề tài NCKH cấp Học viện: “Giải pháp cho tăng trưởng bền vững trong
ngành thép Việt Nam”, 2012 - tham gia.
9. Đề tài NCKH cấp Bộ: “Xây dựng các chỉ tiêu kiểm soát rủi ro tài chính đối
với các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam”, 2012 - tham gia.
10. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính 2012 - tham gia.
11. Hệ thống Câu hỏi và Bài tập môn Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính
2009 - tham gia.
12. Hệ thống Câu hỏi và Bài tập môn Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính
2013 - tham gia.
182
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2011), Đề án phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020.
2. Chính phủ Việt Nam, Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ
về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; Nghị định 90/2011/NĐ-CP.
3. Chính phủ Việt Nam (2007), Quyết định 128/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 về Phát
triển thị trường vốn ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
4. Nghị định 53/2009/NĐ - CP; Nghị định 58/2012/NĐ - CP.
5. GS.TS. Ngô Thế Chi, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình Phân tích tài
chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Học viện tài chính.
6. Dương Công Chiến (2013), “Chất lượng hàng hóa... là quyết định”, Thời báo
ngân hàng.
7. Dương Công Chiến (2013), “Năm 2011, ngân hàng cho nhau vay lãi suất 37,5%”,
Thời báo ngân hàng .
8. Hồng Dung (2012), “Nóng” trái phiếu, “méo mó” phân bổ đầu tư!” Đầu tư chứng
khoán.
9. TS. Nguyễn Thị Hà (2012), Giải pháp cho tăng trưởng bền vững trong ngành
thép Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện, Học viện Tài chính.
10. TS. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Thị Trường Chứng Khoán, NXB Tài
chính, Học viện Tài chính.
11. TS. Bạch Đức Hiển (2009), Giáo trình Đầu Tư và Phân tích chứng khoán, NXB
Tài chính, Học viện Tài chính.
12. Nam Khánh (2009), “Huy động vốn qua phát hành trái phiếu tập trung cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc, thực trạng và một số vấn đề liên quan”, Tạp chí
chứng khoán, số 134.
13. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển (2010), Giáo trình Tài chính
doanh nghiệp, NXB Tài chính, Học viện tài chính.
14. Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước, Hệ thống các văn bản pháp luật về chứng khoán
và thị trường chứng khoán.
15. “Xu hướng tái cấu trúc doanh nghiệp thời “hậu khủng hoảng” hiện nay tại Việt
Nam ”, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, 19/4/2011.
16. Bạch Thị Thanh Hà (2006), Huy động vốn cho đầu tư phát triển tại Tập đoàn
Prime Group - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện tài
chính.
17. Bạch Thị Thanh Hà (2010), “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp - Đôi điều cùng
suy ngẫm”, Tạp chí tài chính doanh nghiệp, số 1-2 năm 2010.
183
18. Bạch Thị Thanh Hà (2010), “Trái phiếu chuyển đổi - Công cụ tiềm năng huy
động vốn của công ty cổ phần”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế tài chính, số 2/2010.
19. Bạch Thị Thanh Hà (2010), “Tiềm năng phát hành trái phiếu doanh nghiệp”. Tạp
chí nghiên cứu kinh tế tài chính, số tháng 11 năm 2010.
20. Bạch Thị Thanh Hà (2013), “Tìm vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - Bài học
kinh nghiệm của Trung Quốc”, Tạp chí tài chính doanh nghiệp, số 7 năm 2013.
21. Bạch Thị Thanh Hà (2013), “Tái cơ cấu DN, tạo nguồn cung chất lượng cao cho
thị trường trái phiếu”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế tài chính, số 8 (121) năm 2013.
22. Thu Hằng, (2012) “Mua trái phiếu DN: Khoản đầu tư nhiều rủi ro của ngân
hàng”, Báo Tiền Phong.
23. Nguyễn Hoài (2012), “Nan giải trái phiếu doanh nghiệp”, Thời báo kinh tế Việt
Nam- 25/11/2012.
24. ThS. Nguyễn Thanh Huyền, (2012), “Thị trường trái phiếu Việt Nam: Những
thành tựu và hạn chế”, Tạp chí Tài chính số 4/2012.
25. Ngọc Lan (2010), “Trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều tiềm năng”, Thời báo kinh
tế Sài Gòn.
26. (2009), “Trái phiếu doanh nghiệp: Chưa đủ tầm!”, Diễn dàn Doanh nghiệp.
27. (2010), “Trái phiếu doanh nghiệp: Hấp dẫn nhờ lãi suất cao”, Vneconmy.
28. Thanh Lan (2012),“Ngân hàng chiếm gần 90% thị trường trái phiếu”,
Vnexpress.net.
29. Hoàng Ly – Nhật Minh, (2010), “Doanh nghiệp phát hành trái phiếu kêu 'oan'”,
Vnexpress.
30. Quang Minh (2012), “Thấy gì từ việc ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái
phiếu?”, Báo Lao động.
31. Quang Minh (2012), “Thông tư 211 vẫn bó hẹp cửa phát hành trái phiếu”, Đầu
Tư Chứng Khoán.
32. Quang Minh (2013), “Trầm lắng trái phiếu DN Việt ở sàn ngoại”, Đầu tư chứng
khoán.
33. Lê Mỹ (2012), “Chợ chiều trái phiếu doanh nghiệp”, Diễn đàn doanh nghiệp.
34. Lê Mỹ (2013), “Thời của trái phiếu”, Diễn đàn doanh nghiệp.
35. Hạnh Nguyễn (2010), “Doanh nghiệp lúng túng khi phát hành trái phiếu”,
Vietnamnet.
36. TS. Vũ Văn Ninh, Th.S Phạm Văn Bình (2012), Xây dựng các chỉ tiêu Kiểm soát
rủi ro tài chính đối với các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ, Hà Nội.
184
37. (2011), “Vốn cho doanh nghiệp: Cần sự vào cuộc đồng bộ”, Báo điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam - Ngày: 18/10/2011.
38. (2011),“Doanh nghiệp khó vay vốn với lãi suất thấp”, Báo Sài Gòn Giải Phóng.
39. Phương Nhi (2011), “Đua lãi suất trái phiếu”, Báo Đất Việt.
40. Anh Quân(2013), “DNNN “kéo tụt” tăng trưởng tiềm năng”,Thời báo ngân hàng.
41. Bùi Sưởng (2011), “Khát vốn, doanh nghiệp đua phát hành trái phiếu lãi suất
cao”, Đầu tư Chứng khoán điện tử.
42. Mai Phương (2013),“Thị trường trái phiếu sẽ sôi động”, www.vietstock.vn.
43. Quang Phương (2011), “Cận cảnh "lỗ hổng" kế toán trong phát hành TPCĐ”,
Đầu tư Chứng khoán điện tử.
44. Đặng Tuấn Tài (2009), Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt
Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế thành phố HCM.
45. Giang Thanh (2011), “Trái phiếu doanh nghiệp: Những phương án mới, lạ” , Đầu
tư Chứng khoán điện tử.
46. Mai Thảo (2013), “Huy động vốn từ trái phiếu: Tháo gỡ từ chính sách”, Sài gòn
đầu tư tài chính.
47. PGS,TS.Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB thống kê.
48. Ngọc Thủy, (2012), “Những phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi đáng
ngờ”. Đầu tư chứng khoán.
49. Huyền Thư (2013), “Việt Nam nguy cơ thụt lùi 20 - 25 năm so với Trung Quốc”,
www.Vnexpress.net.
50. Ngân hàng Hưng Nghiệp Trung Quốc (2011), Thị trường trái phiếu Trung Quốc,
Báo cáo khoa học Thị trường vốn Trung Quốc, Thượng Hải, Trung Quốc.
51. Yến Trang (2011), “Cuộc đua lãi suất trái phiếu doanh nghiệp” , Báo Pháp luật
TpHCM.
52. Trần Thị Thanh Tú (2007), “Sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Việt Nam”, Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF).
53. Như Ý (2011), “Nhiều doanh nghiệp bất động sản “còng lưng” chịu lãi vay”,
Vietstock.vn.
54. Hằng Vân (2013), “Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp tham gia phát hành trái
phiếu”, Báo Hải Quan.
55. Trịnh Mai Vân (2010), Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, Luận án tiến sỹ
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
56. TS. Bùi Văn Vần, TS.Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,
NXB Tài chính, Học viện Tài chính.
57. Vision & Associates (2011), Đề án hỗ trợ DNNVV các tỉnh phía Bắc, Hà Nội.
185
58. Hồng Phúc (2012), “Vinacomin chỉ bán được 17% trong 3.000 tỉ đồng trái
phiếu”, Thời báo kinh tế Sài Gòn.
59. Liangping Xu (2011), Thị trường vốn Trung Quốc: Xây dựng hệ thống thị trường
vốn đa tầng ở Trung Quốc: Tình hình phát triển và phương hướng tương lai, Báo
cáo khoa học, Thượng Hải, Trung Quốc.
II. Tiếng Anh
60. Asian Development Bank (2008, 11/2009,10/2010, 11/2011), Asia Bond Monitor.
61. R.A Waldman, E.I Altman & A.R Ginsberg. Simon Smith Barney (1998),
"Bankruptcy and profit of high interest rate of corporate bond: analysize through
1977 year”, NewYork.
62. PhD. Yu Kyung Kim (1995), Manual for the trainning course in Vietnam
Securities market, Korea Stock Exchange, pp. 68-71.
63. Shannon P.Pratt (1998), Cost of Capital Estimation and Applications, John Wiley
& Sons.
64. Richard A. Brealey and Stewart C. Myers (1996), Principles of Coporate
Finance, McGraw - Hill.
65. William F. Sharpe (2000), Portfolio Theory and Capital Markets, McGraw – Hill.
66. Aswath Damodaran (1997), Corporate Finance - Theory and Practice, John
Wiley & Sons.
67. Charles J. Corrado & Bradford D. Jordan (2000), Fundamentals of Investments -
Valuation and Management, McGraw – Hill.
68. Robert A. Haugen (2001), Modern Investment Theory, copyright.
69. Jack Clack Francis (1993), Management of Investment, McGraw – Hill.
70. Berrard J. Winger and Nancy Mohan (1991), Principles of Financial Manangement,
Macmillan Publishing Co.
71. J. Fred Weston, Eugene F. Brigham (1993), Essentials of Managerial Finance, Tenth
Edition, Hacourt Brace College Publishers.
72. Richard A.Bredley, Stewart C. Myers, Alan J. Marcus (2007), Fundamental of corporate
finance, fifth Edition, McGraw – Hill/Irwin.
73. Các thông tin cập nhật từ các Website:
www.chinabond.com.cn
www.stern.nyu.edu/~adamodar
www.swlearning.com
186
PHỤ LỤC 1: Tốc độ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp các nước
khu vực Châu Á từ năm 2009 -2011.
Nguồn: Tổng hợp từ Asia Bond Monitor tháng 11/2009
Biểu đồ 1.2: Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp
tính theo đồng nội tệ các nước so với %GDP
-
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
70.0
Ind
on
esi
a
Ma
lay
sia
Ph
ilip
pin
Sin
ga
po
re
Th
ái
La
n
%
G
D
P Quý 2/09
Quý 1/10
Quý 2/10
Nguồn: Tổng hợp từ Asia Bond Monitor, 2010.
Biểu đồ 1.3. Quy mô và thành phần thị trường trái phiếu các
nước khu vực Đông Á tính theo đồng nội tệ so với %GDP
đến quý 2/2011.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Quý
2/09
Quý 1/10 Quý 2/10 Quý 1/11 Quý 2/11
Tên nước
%
G
D
P
Trung
Quốc
Hồng Kông
Indonesia
Hàn Quốc
Malaysia
Philippin
Singapore
Thái Lan
Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ Asia Bond Monitor tháng 10/2010, tháng 11/2011.
187
PHỤ LỤC 2:
Thang điểm để đánh giá mức độ tín nhiệm của các Công ty
xác định hệ số tín nhiệm khi vay vốn dài hạn.
Moody’s S&P Nội dung
Aaa AAA Điểm tối cao: khoản nợ này được đánh giá vào hạng mạnh nhất, có khả năng hoàn trả cả gốc và lãi rất tốt..
Aa A Điểm cao: mức độ này được đánh giá là cao trong việc trả nợ cả gốc và lãi, chỉ khác với mức trên rất nhỏ.
A A
Điểm trung bình khá: khoản nợ này được đánh giá là có khả năng
trả nợ gốc và lãi mạnh, nhạy cảm hơn với các tác động bất lợi của
điều kiện và hoàn cảnh kinh tế so với các nhóm trên.
Baa BBB
Điểm trung bình: khoản nợ này được đánh giá là có khả năng vừa
đủ mạnh để hoàn trả trả nợ gốc và lãi, nhạy cảm mạnh hơn trước
các tác động bất lợi của các điều kiện và hoàn cảnh so với các
nhóm trên.
Ba BB
Điểm đầu cơ: khoản nợ này được đánh giá là ít rủi ro vỡ nợ, song
lại phải đối mặt với khả năng thanh toán gốc và lãi thấp do những
điều kiện tài chính kinh tế bấp bênh của nhà phát hành.
B B Điểm đầu cơ rõ ràng: khoản nợ này dễ bị rủi ro phá sản hơn, nhưng hiện tại nó vẫn có khả năng thanh toán cả gốc lẫn lãi.
Caa CCC
Khoản nợ này được đánh giá là có khả năng rủi ro vỡ nợ lớn, việc
thanh toán gốc và lãi phụ thuộc vào điều kiện tài chính kinh tế của
nhà phát hành.
Ca CC Khoản nợ này có tính chất đầu cơ cao nhưng lại thường bị vỡ nợ hoặc những khiếm khuyết đáng lưu ý khác.
C C Khoản nợ được xác định ở mức độ tính nhiệm này có khả năng thanh toán cả gốc và lãi thấp, khả năng vỡ nợ lớn.
D Khoản nợ này có khả năng vỡ nợ cực lớn, hoặc sẽ bị vỡ nợ khi đến hạn thanh toán.
Ghi chú: Moody’s kèm theo các số 1, 2 và 3 sau mỗi các xếp loại từ Aa đến
Caa; số 1 biểu diễn mức cao nhất trong một mức xếp hạng, số 2 là mức trung bình, và
số 3 là mức thấp nhất trong một mức xếp hạng. S&P sử dụng kèm theo sau mỗi xếp
hạng là các dấu +,-
Ví dụ: Moody’s Standard &Poor’s
Aa1, Aa2,Aa3 AA+, AA, AA-
A1, A2, A3 A+, A, A-
Baa1, Baa2, Baa3 BBB+, BBB, BBB-
Ba1, Ba2, Ba3 BB+, BB, BB-
B1, B2, B3 B+, B, B-
Caa1, Caa2, Caa3 CCC+, CCC, CCC-
Thông thường, mỗi mức thấp hơn thì tỷ lệ bù cộng thêm 0,15% - 0,25%; tuy
nhiên từ Baa3 xuống Ba1 tỷ lệ bù có thể 0,5% hoặc hơn.
188
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.
STT MÃ CK SÀN Tên công ty
Năm niêm
yết
1 KBC HOSE CTCP Phát triển Đô Thị Kinh Bắc 18/12/2009
2 BCI HOSE CTCP Đầu tư & Xây dựng Bình Chánh 16/03/2009
3 HAG HOSE CTCP Hoàng Anh Gia Lai 22/12/2009
4 HDC HOSE CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa Vũng Tàu 25/09/2007
5 ITC HOSE CTCP Đầu tư Kinh doanh Nhà 19/10/2009
6 NBB HOSE CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy 20/11/2008
7 NTL HOSE CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm 21/12/2007
8 NVN HOSE CTCP Nhà Việt Nam 30/03/2010
9 SJS HOSE CTCP Đầu tư Đô thị và KCN Sông Đà 06/07/2006
10 SZL HOSE CTCP Sonadezi Long Thành 09/09/2008
11 TDH HOSE CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức 14/12/2006
12 VIC HOSE CTCP Tập đoàn Vingroup 19/09/2007
13 ITA HOSE CTCP Đầu tư và CN Tân Tạo 15/11/2006
14 KDH HOSE CTCP Kinh doanh nhà Khang Điền 01/02/2010
15 D2D HOSE CTCP PT Đô Thị Công nghiệp số 2 24/06/2009
16 VC3 HASTC CTCP Vinaconex 3 13/12/2007
17 PTL HOSE CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí 22/09/2010
18 DIG HOSE Tổng CTCP Đầu tư PT Xây dựng 19/08/2009
19 VNI HOSE CTCP Bất động sản Việt Nam 09/09/2009
20 STL HASTC CTCP Sông Đà Thăng Long 23/09/2008
21 SCR HASTC CTCP Bất động sản Sacomreal 09/11/2010
22 PDR HOSE CTCP Bất động sản Phát Đạt 30/07/2010
23 IJC HOSE CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật 19/04/2010
24 QCG HOSE CTCP Quốc Cường Gia Lai 09/08/2010
25 CCL HOSE
CTCP đầu tư tăng trưởng Đô thị Dầu khí
Cửu Long
03/03/2011
26 DTA HOSE CTCP Đệ tam 16/07/2010
27 D11 HASTC CTCP Địa ốc 11 25/02/2011
28 HQC HOSE CTCP Tư vấn DV Địa ốc Hoàng Quân 20/10/2010
29 CII HOSE CTCP Đầu tư Hạ tầng TP HCM 18/05/2006
30 HTI HOSE CTCP đầu tư tăng trưởng Hạ tầng IDICO 20/12/2010
31 HDG HOSE CTCP Tập đoàn Hà Đô 02/02/2010
32 KAC HOSE CTCP Đầu tư Địa ốc Khang An 27/10/2010
33 VCR HASTC CTCP Đầu tư và PT Du lịch Vinaconex 10/03/2010
34 SDI Upcom CTCP Đầu tư PT Đô thị Sài Đồng 16/06/2011
189
STT MÃ CK SÀN Tên công ty Năm niêm yết
35 PFV Upcom CTCP Đầu tư Thương mại PFV 23/07/2010
36 NHN Upcom CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội 10/11/2011
37 PVR HASTC CTCP Kinh doanh DV Cao cấp Dầu khí 21/06/2010
38 PVL HASTC CTCP Địa ốc Dầu khí 15/04/2010
39 VRC HOSE CTCP Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu 26/07/2010
40 IDJ HASTC CTCP Đầu tư Quốc tế IDJ 13/09/2010
41 IDV HASTC CTCP Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc 01/06/2010
42 PV2 HASTC CTCP Đầu tư PV2 16/12/2010
43 SDU HASTC CTCP Đầu tư và PT Đô thị Sông Đà 28/09/2009
44 TDC HOSE CTCP KD và Phát triển Bình Dương 04/05/2010
45 ASM HOSE CTCP XD Sao Mai An Giang 18/01/2010
46 CIG HOSE CTCP COMA 18 19/07/2011
47 C21 HOSE CTCP Thế kỷ 21 15/07/2011
48 NTB HOSE CTCP Khai thác Công trình Giao thông 584 17/05/2010
49 KHA HOSE CTCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội 19/08/2002
50 PPI HOSE CTCP Phát triển Hạ tầng Thái Bình Dương 12/04/2010
51 SII HOSE CTCP Đầu tư Hạ tầng BĐS Sài Gòn 12/09/2012
52 RCL HOSE CTCP Địa ốc Chợ Lớn 14/06/2007
53 CLG HOSE CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC 09/08/2010
54 HUT HASTC CTCP Tasco 11/04/2008
55 HPR HASTC CTCP Đầu tư Xây dựng Hồng Phát 12/05/2011
56 PFL HASTC CTCP Dầu khí Đông Đô 17/11/2010
57 SIC HASTC CTCP Đầu tư Phát triển Sông Đà 27/12/2006
58 FDC HOSE
CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư
TP HCM
18/01/2010
59 NDN HASTC CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng 21/04/2011
60 LHG HOSE CTCP Long Hậu 23/03/2010
61 VPH HOSE CTCP Vạn Phát Hưng 09/09/2009
62 TIX HOSE CTCP XNK và Đầu tư Tân Bình 25/11/2009
63 PXL HOSE CTCP Đầu tư XD TM Dầu khí IDICO 09/12/2010
64 PXA HASTC CTCP Đầu tư và TM Dầu khí Nghệ An 22/02/2011
65 DRH HOSE CTCP Đầu tư Căn nhà Mơ ước 26/07/2010
66 HCI Upcom CTCP Đầu tư Xây dựng Hà Nội 17/09/2010
67 UDJ Upcom CTCP Phát triển Đô thị 22/12/2009
68 API HASTC CTCP Đầu tư Châu Á Thái Bình Dương 13/09/2010
69 CCI HOSE CTCP Đầu tư PT Công nghiệp Củ Chi 15/04/2010
70 NVT HOSE CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay 07/05/2010
Nguồn: Tổng hợp từ Sàn giao dịch chứng khoán Hose, Hastc, Upcom.
70
PHỤ LỤC 4: Tình hình phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngành xây dựng trong mẫu nghiên cứu. (ĐVT: tỷ đồng).
Chỉ tiêu Dư nợ phát hành trái phiếu đến cuối năm Quy mô phát hành trái phiếu cuối năm
STT Mã CK 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2006 2007 2008 2009 2010 2011
1 KBC 0 0 0 3.000 3.000 3.000 3.000
2 BCI 0 0 0 0 300 300 300
3 HAG 0 0 1.000 2.450 2.430 5.871 1.000 1.450 530 1.100
4 HDC 0 0 0 0 0 23 23
5 ITC 100 0 0 0 0 0 100
6 NBB 0 0 0 700 700 650 700
7 NTL 0 0 0 0 0 0
8 NVN 0 0 0 0 38 0 38
9 SJS 0 0 0 500 500 1.700 500 1.200
10 SZL 0 0 0 0 0 0
11 TDH 0 0 0 0 209 209 209
12 VIC 0 1.000 3.000 5.794 6.123 5.833 1.000 2.000 2.794 1.000 833
13 ITA 0 0 0 0 130 130 130
14 KDH 0 0 0 0 90 50 90
15 D2D 0 0 0 0 0 0
16 VC3 0 0 0 0 0 0
17 PTL 0 0 0 0 0
18 DIG 0 0 0 0 350 350
19 VNI 0 0 0 0 0 0
20 STL 0 0 0 600 1.600 1.600 600 1.000
21 SCR 0 1.000 819 952 1.700 1.553 1.000 819 250 750
22 PDR 0 74 108 869 1.923 74 75 761 1.241
23 IJC 0 0 0 500 500 500
24 QCG 0 0 0 137 345 137 208
25 CCL 0 0 0 0 0
26 DTA 0 0 0 0 0
27 D11 0 0 0 0 0
28 HQC 0 0 0 0 0
29 CII 185 675 664 500 500 1.404 185 490 500 904
30 HTI 0 0 0 0 0 0
31 HDG 0 0 0 0 0 0
32 KAC 0 0 0 30 30 30 30
33 VCR 0 0 0 0 0 0
34 SDI 0 0 0 0 0 0
71
35 PFV 0 0 0 450 650 650 450 200
36 NHN 0 0 0 0 0 0
37 PVR 0 0 0 0 0 0
38 PVL 0 0 0 0 0 0
39 VRC 0 0 0 0 0 0
40 IDJ 0 0 0 0 0 0
41 IDV 0 0 0 0 0 0
42 PV2 0 0 0 0 0 0
43 SDU 0 0 0 0 0 0
44 TDC 0 0 0 0 0 0
45 ASM 0 0 0 0 0 0
46 CIG 0 0 0 0 0 0
47 C21 0 0 0 0 0 0
48 NTB 0 0 0 0 0 0
49 KHA 0 0 0 0 0 0
50 PPI 0 0 0 0 0 0
51 SII 0 0 0 0 0 0
52 RCL 0 0 0 0 0 0
53 CLG 0 0 0 0 0 300 300
54 HUT 0 0 0 0 200 175 200
55 HPR 0 0 0 0 0 0
56 PFL 0 0 0 0 0 0
57 SIC 0 0 0 150 150 150 150
58 FDC 0 119 0 0 0 0 119
59 NDN 0 0 0 0 0 0
60 LHG 0 0 0 0 200 200 200
61 VPH 0 0 0 0 0 0
62 TIX 0 0 23 23 0 0 23
63 PXL 0 0 0 0 0 0
64 PXA 0 0 0 0 0 0
65 DRH 0 0 0 0 0 0
66 HCI 0 0 0 0 0 0
67 UDJ 0 0 0 0 0 0
68 API 0 0 0 0 0 0
69 CCI 0 0 0 0 0 0
70 NVT 0 0 0 0 0 0
Toàn ngành 285 2.794 5.580 15.257 20.056 24.035 285 2.609 2.097 9.049 5.515 5.059
Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn Hose, Hastc, Upcom qua các năm 2006 - 2011.
70
PHỤ LỤC 5: Tổng hợp tình hình phát hành TPDN từ năm 2006 – 2010.
TT Tổ chức phát hành Giá trị phát hành (tỷ đồng)
Thời hạn
(năm)
Lãi suất
(%/năm)
Năm phát
hành
I TPDN niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán
1 Ngân hàng đầu tư tăng trưởng
TpHCM 2.205 10-15 9,8-10,2 2006
2 Ngân hàng Ngoại Thương VN 1.375 7 6 2005
3 Tập đoàn Điện Lực (8 đợt) 6.000 5-10 9,6 2006
4 TCT Tài Chính Dầu khí VN 365 5 9,5 2006
5 TCT Tài Chính Dầu khí VN 1.500 5 8,6 2007
II Trái phiếu doanh nghiệp khác
1 Tổng công ty Sông Đà 260 10 5 2006
2 NHTM Á Châu (TPCĐ) 550 5 8 2006
3 CTCK Sài Gòn (SSI) 500 16-24 tháng 9,8 - 10,2 2006
4 Ngân hàng NN&PT VN 3.000 10-15 9,8 - 10,2 2006
5 NH PT Nhà ĐBS Cửu Long 150 2 9,2 2006
6 NHTM Á Châu
TP thông thường 2.200 5 8,6 2007
7 TCT Lắp Máy VN Lilama 2.000 2007
Phát hành lần 1 500 5 9,6 2007
Phát hành lần 2 1.000 10 9,2 2007
Phát hành lần 3 500 5 8,8 2007
8 TCT Thép Việt Nam (2 đợt) 900 5 9,5 -10 2007
9 NHTM Sài Gòn 1.400 13 tháng 8,5 2007
10 NHTMCP Quân Đội 2.500 2007
Phát hành lần 1 1.000 2 8 2007
Phát hành lần 2 1.500 3 8,3 2007
11 TCTCP XD VN Vinaconex 1.000 2 3 2007
12 TCT Tàu Thủy VN Vinashin 3.000 10 9 2007
13 Cty CN Tàu Thủy Nam Triệu 300 2 9,6 2007
14 Công ty CP Đường Cao Tốc 400 15 9 2007
15 TĐ Dệt May VN Vinatex 1.000 5 9 2007
16 Công ty Tín Nghĩa 1.000 5 9,2 2007
17 Công ty TM Sài Gòn Satra 1.000 5 9,2-9,6 2007
18 Công ty CP Sacomreal 1.000 5 9,5-9,7 2007
19 Ngân hàng BIDV 3.000 5 8,15 2007
20 Công ty CP Thực phẩm 1.000 5 9,6-10 2007
21 CTCP ĐT Hạ Tầng Kỹ Thuật
TPHCM 132 3 8 2007
22 Công ty cổ phần Vincom 3.000
Phát hành lần 1 1.000 5 10,3 2007
Phát hành lần 2 2.000 5 16 2008
23 CTCPDL& TM Vinpearl 1.000
Phát hành lần 1 500 3 15 -15,4% 2008
Phát hành lần 2 500 5 16 2008
24 CTCP Hoàng Anh Gia Lai 1.000
Phát hành lần 1 (550+100)=650 2-3 20,5-21 2008
Phát hành lần 2 (250+100)=350 2-3 12,25 -12,75 2008
25 TCT Tài Chính Dầu khí VN 466 3 17,5% 2008
Phát hành lần 2 55triệu$≈987tỷđ 3 6,2% 2008
Cộng (2006-2008) 32.736
71
TT Tổ chức phát hành Giá trị phát hành (tỷ đồng)
Thời hạn
(năm)
Lãi suất
(%/năm)
Năm phát
hành
26 CTCP Kinh Bắc (KBC) - (7 đợt) 2.700 5 11,5-12.5 2009
27 Công ty Cổ phần FPT 1.800 3 7 2009
28 CTCP Cơ điệnXD VN- 2 đợt 100 3 12 2009
29 Cty Tài chính CP Điện lực 500 5 9,45 (+2%) 2009
Phát hành lần 2 3.500 5 10,4 (+2%) 2009
30 CTCP Hoàng Anh Gia Lai 1.450 1 0 2009
31 Công ty cổ phần Vincom 1.000 3 14,5 2009
Phát hành lần 2 (Trái phiếu
chuyển đổi)
100 triệu USD
≈ 2.000 tỷ đồng 5 6 2009
32 Tổng công ty thép Việt Nam 1.000 3 11,25 (+3,5%) 2009
33 Ngân hàng Techcombank 2.100 3 10,5 2009
34 CTCP Saigon Tel 300 5 2009
35 NH Đầu tư và Phát triển VN 1.362 10 10,5 - 11 2009
36 Công ty Tín Nghĩa 500 5 12,5(+2,5%) 2009
37 CTCP Đầu tư Nhơn Trạch 1.000 2009
38 CTCP Đầu tư phát triển đô thị
và KCN Sông Đà (SJS) 500 3 12,5 (+4%) 2009
39 CTCP DL&TM Vinpearl -vpl 3.000
Phát hành lần 1 1.000 5 10,1 2009
Phát hành lần 2 1.000 3 12 (+3%) 2009
Phát hành lần 3 1.000 5 12,5 (+3,5) 2009
40 Tập đoàn Vinashin 7.871 5 2009
41 Ngân hàng Quân đội 1.000 2 10 2009
42 Ngân hàng chính sách XH 1.500 2 9 2009
43 Ngân hàng Maritime (2 đợt) 2.100 2-5 10,4 (+2,4-2,8%) 2009
44 Ngân hàng Sacombank(2 đợt) 2.000 2 10,4 (+2,75%) 2009
45 Hà Nam Mineral 100 5 12 (+3,5%) 2009
46 Ngân hàng TMCP Habubank 1.000 2 10,5 (+2,8%) 2009
47 Anpha Saigon Petrol 100 5 13,2 (+4%) 2009
48 Công ty du lịch Trung Dung 280 2 12,5 (+3,5%) 2009
49 Sông Đà Thăng Long 300 3 12,5 (+4%) 2009
50 Ngọc Nghĩa Plastic 50 5 13,0 (+3,5%) 2009
Cộng (năm 2009) 36.413
51 SSI (Trái phiếu chuyển đổi) 2.000 2 4% 2010
52 VIC 1.000 5 16% 2010
53 HAG (Trái phiếu chuyển đổi) 1.100 1 LSTG+3% 2010
54 HAG 530 3 15,2% 2010
55 VIP 100 3 14,5% 2010
56 TDH (Trái phiếu chuyển đổi) 600 3 7% 2010
57 Tập đoàn Hòa Phát (HPG) 1.130 3 14,5% (+3,5%) 2010
58 TCT Vinaconex (VCG) 2.000 2 14%(+3,4%) 2010
59 CTCP Sông Đà Thăng Long 1.000 3 LSTG+4,5%/năm 2010
60 Ngân hàng TMCP SHB 1.500 1 10,48 2010
Nguồn: Sở GDCK TP.HCM, Trung tâm GDCK Hà Nội.
72
PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CHỌN MẪU TẬP ĐOÀN KINH TẾ QUY MÔ LỚN
ĐẦU CÁC NGÀNH KINH DOANH NĂM 2010
TT Tên tập đoàn Sở hữu
Số
lượng
công
ty
thành
viên
Tổng tài
sản (Tỷ
đồng)
Vốn
chủ sở
hữu
Doanh
thu
thuần
hợp
nhất
(tỷ
đồng)
Lợi
nhuận
sau
thuế
thuộc
công
ty mẹ
Số
lượng
nhân
viên
I Lĩnh vực Xây dựng
1 Tổng CTCP XNK Xây dựng VN NN 57 31.687 3.611 15.062 466 49.327
2 Tập đoàn Sông Đà NN 142 76.764 6.995 40.381 1.389
1 Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai TN 53 19.043 8.192 3.969 2.081 9.638
2 TCT Phát triển Đô thị Kinh Bắc TN 10 11.439 4.380 914 1.110 128
3 Công ty Cổ phần Vincom TN 19 26.147 6.843 3.873 2.432
4 CTCP Đầu tư &Công nghiệp Tân Tạo TN 8 9.002 5.785 2.513 677 184
5 Địa ốc Sài Gòn Thương Tín TN 17 7.593 2.188 1.117 423 357
II Hàng tiêu dùng 98 59.990 33.597 45.709 10.428 22.625
1 Công ty cổ phần Sữa Việt Nam NN 9 10.773 7.964 15.753 3.615 4.453
2 Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan TN 16 21.130 10.624 5.586 2.629 5.284
3 Tổng Công ty Bia Rượu NGK Sài Gòn NN 43 15.842 7.837 17.353 2.771 4.594
4 Tổng Công ty Bia Rượu NGK Hà Nội NN 26 7.213 3.433 5.083 831
5 Công ty cổ phần Kinh Đô TN 4 5.032 3.739 1.934 581 8.294
III Tài chính – ngân hàng 63 1.227.355 98.206 110.073 16.181 57.495
1 Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt NN 12 44.790 10.698 6.443 974 5.520
2 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương NN 10 307.496 20.669 20.581 4.236 11.415
3 Ngân hàng TMCP Công Thương NN 6 367.712 18.170 31.919 3.414 17.243
4 Ngân hàng TMCP Á Châu TN 6 205.103 11.377 14.960 2.335 7.255
5 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín TN 10 152.387 14.018 11.802 1.910 8.507
6 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu TN 4 131.111 13.511 7.545 1.815 4.088
7 CTCP Tập đoàn Đại Dương TN 7 7.499 3.257 1.568 596 607
8 CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận TN 5 2.464 1.047 13.752 211 2.340
9 CTCP Chứng khoán Sài Gòn TN 3 8.793 5.459 1.503 689 520
IV Viễn thông
1 Công ty cổ phần FPT TN 14 12.305 3.983 20.017 1.692 11.424
2 Tập đoàn bưu chính viễn thông NN 111 98.570 68.877 47.375 3.500
V Sản xuất thép
1 Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát TN 18 14.904 6.398 14.267 1.376 8.497
2 Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen TN 5 4.549 1.711 4.899 215
VI Công nghiệp Ô tô
1 CTCP Ô tô Trường Hải TN 31 7.798 4.396 8.205 670 6.145
73
TT Tên tập đoàn
Sở
hữu Số
lượng
công
ty
thành
viên
Tổng tài
sản
(Tỷ
đồng)
Vốn
chủ sở
hữu
(Tỷ
đồng)
Doanh
thu
thuần
hợp
nhất
(tỷ
đồng)
Lợi
nhuận
sau
thuế
thuộc
công
ty mẹ
Số
lượng
nhân
viên
VII Vận tải & logistics
1 CTCP Tập đoàn Mai Linh TN 65 6.543 3.973 2.147 218 25.908
2 CTCP Đại lý liên hiệp Vận chuyển NN 28 5.255 715 2.803 66 1.309
VII Dược phẩm
1 CTCP Dược Hậu Giang NN 11 1.820 1.280 2.035 383 2.428
IX Thủy sản
1 CTCP Thủy sản Minh Phú TN 6 5.388 1.819 4.432 251 6.787
2 CTCP Thủy sản Hùng Vương TN 9 3.895 1.338 5.108 315 692
X Điện lực - Tập đoàn Điện lực VN NN 38 310.136 64.596 98.417 -879 99.967
XI Thức ăn chăn nuôi
1 CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam TN 9 2.150 764 2.518 176
XII Kinh doanh du lịch
1 CTCP Vinpearl TN 12 7.766 1.956 664 120 1.782
XIII Cơ điện và điện tử
1 Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh TN 17 4.962 2.900 1.808 362 1.160
XIV Dầu khí - Tập đoàn Dầu khí VN NN 27 466.059 232.133 234.830 29.577
Các công ty con niêm yết của dầu khí trong
mẫu nghiên cứu 104 138.362 31.904 59.646 5.423 28.265
1 Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí VN NN 12 12.504 2.921 7.296 742 8.845
2 Tổng CTCP Bảo hiểm Dầu khí NN 25 6.453 3.067 1.658 297 1.343
3 Tổng Công ty Tài chính CP Dầu khí NN 12 66.253 6.852 4.020 494 1.186
4 Tổng CTCP Vận tải Dầu khí NN 8 7.761 2.342 3.536 39 2.150
5 TCT CP Khoan &DV khoan Dầu khí NN 9 14.640 5.227 7.572 886 1.620
6 Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí NN 15 17.513 3.525 16.882 926 7.561
7 Tổng CTCP Phân bón Dầu khí NN 8 7.419 6.194 6.619 1.707 1.744
8 Tổng CTCP DV Tổng hợp dầu khí NN 10 4.381 1.103 9.854 187 2.338
9 CTCP Tư vấn Thiết kế Dầu khí NN 1 370 103 417 23 589
10
TCT Dung dịch khoan & hóa phẩm
Dầu khí NN 4 1.069 570 1.793 122 889
TỔNG CỘNG 945 2.421.120 566.635 673.136 73.228 442.503
Ghi chú : NN: Nhà nước; TN: Tư nhân
Nguồn: Báo cáo tài chính của các tập đoàn kinh tế năm 2009- 2010
74
PHỤ LỤC 7: Danh mục các công ty phát hành trái phiếu
TT Mã chứng khoán Tên công ty
1 ALP CTCP Alphanam
2 BCI CTCP Đầu tư & XD Bình Chánh
3 BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển
4 CII CTCP Đầu tư Hạ tầng TP HCM
5 CLG CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC
6 CTG Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
7 DIG Tổng CTCP Đầu tư PT Xây dựng
8 DLG CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai
9 EIS Công ty cổ phần công nghệ thông tin
10 EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam
11 HAG Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
12 HCM Cty XNK & Đầu tư HCM
13 HDBank Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TPHCM
14 HDC CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa Vũng Tàu
15 HPG Tập đoàn Hòa Phát
16 HUT CTCP Tasco
17 IJC CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật
18 ITA CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo
19 ITC CTCP Đầu tư Kinh doanh Nhà
20 KAC CTCP Đầu tư Địa ốc Khang An
21 KBC Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc
22 KDH CTCP Kinh doanh nhà Khang Điền
23 LHG CTCP Long Hậu
24 MCG CTCP Cơ điện và XD VN
25 NBB CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy
26 NVN CTCP Nhà Việt Nam
27 PDR CTCP Bất động sản Phát Đạt
28 PFV CTCP Đầu tư Thương mại PFV
29 PG Bank Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
30 QCG CTCP Quốc cường Gia Lai.
31 REE Công ty cổ phần cơ điện lạnh
32 SBS CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
33 SCR CTCP Bất động sản Sacomreal
34 SHI CTCP Quốc tế Sơn Hà
35 SIC CTCP Đầu tư Phát triển Sông Đà
36 SJS CTCP Đầu tư Đô thị và KCN Sông Đà
37 STL Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long
38 STL CTCP Sông Đà Thăng Long
39 TDH Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức
40 TIX CTCP XNK và Đầu tư Tân Bình
41 VDB Ngân hàng Phát triển Việt Nam
42 VEC Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam
43 VIC Công cổ phần tập đoàn Vincom
44 VND Công ty chứng khoán VNDirect
75
45 VPL CTCP Du Lịch & Thương mại Vinpearl
70
PHỤ LỤC 8: Kế hoạch phát hành trái phiếu trong năm 2012 và kết quả thực hiện.
Mã
CK Loại trái phiếu
Ngày
phát
hành
Khối
lượng dự
kiến
phát
hành
Khối
lượng
thực tế
phát
hành
Mệnh
giá
trái
phiếu
100.000
đ
Tổng
giá trị
(tỷ đ)
Tình
trạng
hoàn
thành
Lãi
suất
(%)
Định kỳ
trả lãi
Kỳ
hạn
trái
phiếu
(năm)
Tỷ lệ
chuyển
đổi
thành
cổ
phiếu
Thời
hạn
chuyển
đổi
Đơn vị
bảo
lãnh
phát
hành
Đơn vị
tư vấn
phát
hành
Đối
tượng
phát
hành
Mục đích phát
hành
CII TPCĐ+chứng quyền 02/10/12 2.750.000 0 1 275 Chưa 15% - 7 0 2019 Có Có Riêng lẻ Góp vốn
CNT TP thông thường 29/6/12 100.000 40.000 10 40 Có 18% Nửa năm 2 0 2014 Không Không Riêng lẻ Đầu tư
CTG TP quốc tế 17/5/12 - 0 - 7.207 Có 8% Nửa năm 5 0 2017 Không Không
DAG TPCĐ 20/11/12 107 0 5.000 54 Chưa 6% Nửa năm 3 37037 2015 Không Không Riêng lẻ Đầu tư mở rộng
DHC TP thông thường 26/4/12 120 0 10.000 120 Chưa 15% - 5 0 2017 Không Không Riêng lẻ Bổ sung vốn
FBA TPCĐ 27/8/12 160.000 0 1 16 Chưa 15% Hàng năm 1 10 2013 Không Không Cổ đông Bổ sung vốn
HDC TP thông thường 5/3/12 2.000 515 1.000 52 Có 15% Hàng năm 3 0 2014 Không Không Riêng lẻ Đầu tư dự án
HDG TPCĐ 24/3/12 300.000 0 10 300 Chưa 15% - 3 0 2015 Có Có Riêng lẻ Đầu tư dự án
HDG TP thông thường 24/3/12 - 0 - 500 Chưa 0% - 5 0 2017 Không Không Riêng lẻ Đầu tư dự án
HQC TPCĐ 26/4/12 200.000 0 10 200 Chưa 0% - 2 0 2014 Không Không Riêng lẻ Đầu tư dự án
HUT TPCĐ 25/5/12 350.000 250.000 10 250 Có 20% - 1 87,12 2013 Có Có Riêng lẻ Đầu tư dự án
LSS TPCĐ 10/10/12 2.000.000 0 1 200 Chưa 12% - 2 10 2014 Không Có Cổ đông Tái cơ cấu vốn
MBB TPCĐ 26/4/12 40.000.000 0 1 4.000 Chưa 5% Hàng năm 5 10 2017 Không Không Cổ đông Bổ sung vốn
NHN TP thông thường 28/8/12 2.000 0 10.000 2.000 Chưa 17% - 4,5 0 2017 Không Không Riêng lẻ Đầu tư dự án
PVF TPCĐ 28/4/12 30.000.000 0 1 3.000 Chưa 0% - 0 0 0 Không Không Riêng lẻ Đầu tư
REE TPCĐ 30/3/12 557.846 0 10 558 Chưa 6% Hàng năm 3 45,45 2015 Không Không Riêng lẻ Đầu tư dự án
SJD TP thông thường 5/10/12 100 100 10.000 100 Có 16% Nửa năm 2 0 2014 Không Không Riêng lẻ Tái cơ cấu vốn
STB TP quốc tế 26/5/12 - 0 - 4.166 Chưa 0% - 5 0 2017 Không Không
TMS TPCĐ 4/6/12 1.000.000 0 1 100 Chưa 15% Hàng năm 2 0 2014 Không Không Cổ đông Bổ sung vốn
TNY TPCĐ 23/11/12 120.000 0 1 12 Chưa 12% - 2 10 2015 Không Không Cổ đông Bổ sung vốn
TTF TPCĐ+chứng quyền 21/3/12 15.000 0 100 150 Chưa 0% - 3 0 2015 Không Không Riêng lẻ Mở rộng quy mô
VIC TPCĐ quốc tế 3/4/12 3.000 3.000 20.900 6.270 Có 5% Hàng năm 5 23750 2017 Không Có Đầu tư dự án
VNE TP thông thường 4/12/12 350 350 10.000 350 Có 14% Nửa năm 2 0 2014 Có Có Riêng lẻ Tái cơ cấu vốn
77.560.523 293.965 29.918
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính và Nghị quyết của hội đồng quản trị các công ty thông báo phát hành trái phiếu và cập nhật từ www.Stox.vn
70
PHỤ LỤC 9: Kết quả phát hành Trái phiếu của Công ty FPT năm 2009.
Tên tổ chức phát hành: Công ty Cổ phần FPT
Tên tổ chức Tư vấn và Quản lý: Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ
Tên Trái phiếu: Trái phiếu FPT năm 2009
Loại Trái phiếu: Trái phiếu có kèm chứng quyền và không có bảo đảm
Hình thức Trái phiếu: ghi sổ
Kỳ hạn Trái phiếu: 3 năm
Mệnh giá Trái phiếu: 1 tỷ VNĐ
Số lượng trái phiếu phát hành: 1.800 trái phiếu
Tổng giá trị phát hành: 1.800 tỷ VNĐ
Giá phát hành:
Lãi suất Trái phiếu:
100% mệnh giá
7%/năm
Ngày phát hành:
Ngày đáo hạn:
Phương thức thanh toán:
Ngày 9 tháng 10 năm 2009
Ngày 9 tháng 10 năm 2012
+ Tiền lãi: Thanh toán định kỳ hàng năm 01 lần vào
các ngày: 09/10/2010, 09/10/2011 và 09/10/2012.
+ Tiền gốc: được thanh toán theo mệnh giá 01 lần vào
Ngày đáo hạn.
Chứng quyền:
Cứ 1 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu sẽ được kèm theo
1.158 chứng quyền. Trong thời hạn hiệu lực của
quyền đặt mua cổ phần theo chứng quyền, mỗi chứng
quyền sở hữu sẽ được quyền mua 10 cổ phần FPT với
giá mua cổ phần theo chứng quyền.
Ngày thực hiện chứng quyền:
Thời hạn hiệu lực của quyền đặt mua
cổ phần theo chứng quyền
Là các ngày: 09/10/2011, 09/10/2012 và 09/10/2013
Là thời hạn bắt đầu từ mỗi Ngày thực hiện chứng
quyền và kết thúc sau 10 ngày làm việc kể từ Ngày
thực hiện chứng quyền.
Giá mua cổ phần theo chứng quyền: 92.025 VNĐ/cổ phần.
Tỷ lệ pha loãng: Không quá 15% vốn điều lệ tại ngày phát hành.
Phương thức phát hành: Phát hành riêng lẻ theo quy định tại Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính Phủ .
Đối tượng phát hành: Các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Mục đích phát hành:
Tiền thu được từ việc phát hành Trái Phiếu sẽ được
sử dụng để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh và tài trợ cho việc đầu tư dự án phát triển hạ
tầng của một số công ty con.
Chuyển nhượng Trái phiếu và Chứng
quyền:
Trái phiếu và Chứng quyền được tách riêng kể từ
Ngày phát hành và được tự do chuyển nhượng theo
quy định của Pháp luật.
Nguồn: Công ty cổ phần FPT.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_chuan_bach_ha_hoc_vien_tai_chinh_7339.pdf