Luận án Kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Kết quả khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu cho thấy các nhà quản trị trong DNXD niêm yết khẳng định rất cần thiết được cung cấp các thông tin CP, DT và KQKD từ bộ phận kế toán, tuy nhiên dưới góc độ thực hiện các nội dung của KTQT để đáp ứng các yêu cầu của nhà quản trị thì các kế toán viên vẫn chưa nắm bắt được các nội dung cơ bản, cùng với việc các DNXD vẫn chưa tự xây dựng được một hệ thống kiểm soát CP, DT và KQKD đủ mạnh để có thể kiểm soát được các nội dung thực hiện từ các tổ đội, trực tiếp xây lắp. Vì sức ép từ các cổ đông cũng như áp lực cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch và trung thực cho các nhà đầu tư trên TTCK mà các nhà quản trị phần lớn chỉ quan tâm tới các thông tin KTTC cho nghĩa vụ thực hiện với NSNN và lập BCTC. Các nhận định từ nhà quản trị cho các quyết định thường dựa trên các phán đoán mang tính cá nhân và kinh nghiệm vốn có. Hơn nữa, phần lớn các nhà quản trị trong DNXD trưởng thành chủ yếu từ những cán bộ kỹ thuật thi công lâu năm, họ là những kỹ sư chỉ đạo thi công giỏi nhưng kiến thức về kế toán nói chung và KTQT còn hạn chế sự nhận thức về KTQT đặc biệt về CP, DT và KQKD chưa nhiều. Ngại thay đổi cũng là một rào cản lớn cho việc thực hiện KTQT CP, DT và KQKD tại đơn vị. Tuy có tới 11/14 ý kiến nhà quản trị nên tách biệt mô hình KTTC và KTQT nhưng điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và cần thời gian khá lâu để thay đổi. 11/14 ý kiến đều cho rằng đặc thù hoạt động xây lắp với nhiều bên tham gia thi công, sự phức tạp của kết cấu sản phẩm thi công, chi phí phát sinh nhiều và đa dạng, trải dài nhiều năm, địa điểm thi công có thể rất xa văn phòng trung tâm điều đó khiến cho việc luân chuyển cũng như kiểm soát thông tin từ địa phương thi công CT, HMCT về bộ phận kế toán bị hạn chế rất nhiều và kế toán viên khó có thể có đủ và kịp thời thông tin theo phân cấp quản lý tại đơn vị. Đó cũng là hạn chế rất lớn cho kế toán viên thực hiện các nội dung KTQT nếu họ có nhận thức và phát sinh thêm rất nhiều chi phí vượt thẩm quyền của họ. Từ đó, khiến cho việc áp dụng KTQT CP, DT và KQKD càng khó khăn hơn.

pdf180 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o cá nhân theo từng trạng thái chứng từ để đảm bảo trách nhiệm và chức năng của từng cá nhân, cũng tránh được trường hợp ghi trùng lặp các nghiệp vụ trong kỳ. Về hệ thống tài khoản kế toán: Qua khảo sát thực địa cho thấy, tại các DNXD niêm yết hiện nay, việc thiết kế mã hóa các trường dữ liệu theo đối tượng để hệ thống trên các tài khoản phần lớn đã xây dựng từ sự gợi ý của đơn vị cung cấp phần mềm kế toán, có ít đơn vị chủ động đề xuất thay đổi việc mã hóa cụ thể. Các DNXD 148 niêm yết mới chỉ chú trọng đến việc theo dõi dữ liệu kế toán trên hệ thống chủ yếu bằng các tài khoản tổng hợp, các tài khoản chi phí, doanh thu và kết quả mới được gợi nhớ theo công trình và theo khoản mục chi phí. Chính vì vậy, trên cơ sở áp dụng hệ thống TKKT ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, các văn bản hướng dẫn thực hiện của cơ quan quản lý cấp trên với việc bổ sung, điều chỉnh, chi tiết tài khoản thích hợp cho việc phản ánh, cung cấp thông tin cho mục đích quản trị. Tác giả đề xuất với việc phân cấp bộ máy như trong DNXD niêm yết cùng với việc thi công nhiều CT, HMCT khác nhau, các TKKT nên được chi tiết theo cách thức: - Mở chi tiết theo từng xí nghiệp, tổ đội - Mở chi tiết theo từng công trình - Mở chi tiết theo từng HMCT - Mở chi tiết theo từng đầu công việc trong hạng mục - Mở chi tiết theo từng yếu tố CP, DT và KQKD Sơ đồ 4.5: Mã hóa tài khoản chi tiết Nguồn: Tác giả đề xuất Về hệ thống sổ kế toán: Sổ kế toán CP, DT và KQKD được xây dựng phù hợp với đặc thù ngành xây dựng, khi các DNXD thực hiện thi công sản phẩm xây lắp trong thời gian dài, trải qua nhiều năm, có thể thực hiện nhiều công trình và hạng mục công trình và các phần công việc có mối liên hệ với nhau. Chính vì vậy, các sổ Tài khoản cấp 1 (3 số) (Theo loại TK CP, DT và KQKD) Tài khoản cấp 2 (Theo tổ đội, xí nghiệp) Tài khoản cấp 3 (Theo từng công trình) Tài khoản cấp 4 (Theo từng hạng mục công trình) Tài khoản cấp 5 (Theo từng đầu công việc trong hạng mục) ) Tài khoản cấp 6 (Theo từng khoản mục nhỏ CP, DT và KQKD) Tổng hợp thông tin thực tế theo yêu cầu báo cáo tài chính Tổng hợp thông tin thực tế theo yêu cầu quản trị chi tiết DT, các khoản mục CP, KQKD 149 kế toán về CP, DT và KQKD nên được thiết kế cụ thể với số lượng các chỉ tiêu cụ thể được sắp xếp theo trình tự hợp lý và khoa học, đồng thời tập hợp thông tin thực hiện phải có sự theo dõi lũy kế doanh thu hay chi phí và kết quả của từng công trình, đảm bảo sự tương thích về đối tượng cần theo dõi giữa doanh thu và chi phí của từng CT, HMCT thi công. Các DNXD niêm yết hiện nay đều sử dụng phần mềm kế toán nên các đối tượng theo dõi trên sổ kế toán phải phù hợp với đối tượng kế toán theo dõi trên tài khoản kế toán, bởi mọi sự thay đổi về thông tin được phản ánh trên TKKT sẽ được cập nhật ngay trên sổ kế toán của đơn vị. Chính vì vậy, việc mở chi tiết hệ thống TKKT có mối quan hệ tương thích với các sổ kế toán được mở chi tiết, cần phải được xây dựng đồng nhất, gọn nhẹ phù hợp với yêu cầu thông tin từ nhà quản trị (Phụ lục 4.5). 4.3.4.3. Thu thập, hệ thống hóa các thông tin dự báo Các thông tin tương lai có ảnh hưởng quan trọng đến việc hoạch định các chính sách, xây dựng các thông tin dự toán,cũng như các chính sách ra quyết định của nhà quản trị. Các thông tin ảnh hưởng đến chi phí xây dựng, doanh thu và kết quả cần được dự báo để tăng tính chủ động cho nhà quản trị trong DN. - Mục tiêu: KTQT phát hiện được vấn đề, tiến hành lựa chọn các nguồn thông tin, tổ chức thu thập thông tin, phân tích thông tin và lập các bảng báo cáo kết quả, tư vấn cho nhà quản trị trong DN. - Thông tin thu thập: Nguồn thông tin thu thập cần đảm bảo cho nhà quản trị thấy được sự ảnh hưởng tới chi phí có thể bị phát sinh thêm, doanh thu bị thay đổi để kiểm soát tốt hơn. Thông tin thu thập ở từng phòng ban có liên quan, từ địa bàn thi công hay từ chính sách kinh tế của từng DN. + Cập nhật các quy định mới trong kế toán có liên quan đến ghi nhận thông tin chi phí, doanh thu. + Sự thay đổi của giá cả các yếu tố đầu vào, so sánh chênh lệch biến động với các thông tin đã có. + Các yếu tố tác động từ môi trường, địa bàn thi công, thiên nhiên. + Dự kiến thời gian có thể bị giãn tiến độ thi công, dự án đầu tư bị triển khai chậm do các yếu tố khách quan. + Sự chậm trễ của chủ đầu tư trong việc nghiệm thu khối lượng xây dựng hoàn thành, ước tính các thông tin có thể cần phải phân bổ Tất cả các thông tin trên có thể gây ra sự biến động làm phát sinh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công hay cần thêm máy móc thi công cho từng địa bàn làm quá trình ghi nhận doanh thu có thể bị ảnh hưởng trong khi các DNXD vẫn phải duy trì các nguồn lực quan trọng phục vụ nhu cầu SXKD. Chính vì vậy, KTQT đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hỗ trợ cho nhà quản trị các thông tin dự báo trong DN. 150 4.3.5. Hoàn thiện phân tích thông tin KTQT CP, DT và KQKD trong các DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam Các thông tin phân tích tại các DNXD niêm yết hiện nay mới đơn giản là so sánh các chi phí, chủ yếu là CPNVLTT giữa số liệu dự toán với số thực tế phát sinh, nên chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu của nhà quản trị. Các thông tin phân tích cần đáp ứng được nhu cầu kiểm soát và ra quyết định cho nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp. Quá trình phân tích thông tin có thể khái quát như sau: Sơ đồ 4.6: Khái quát trình tự phân tích Nguồn: Tác giả đề xuất Phân tích thông tin phục cho mục tiêu kiểm soát: Để có thể đáp ứng yêu cầu kiểm soát CP, DT và KQKD, việc phân tích các khoản mục chi phí không chỉ dừng lại ở so sánh giữa thông tin dự toán với thông tin thực hiện mà bao gồm cả việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch xảy ra và được thể hiện dưới các báo cáo cụ thể. Việc phân tích kiểm soát thực hiện cho một số trường hợp như: Phân tích tình hình thực hiện khối lượng công tác xây lắp theo mức độ hoàn chỉnh của sản phẩm xây lắp: Giá trị sản lượng bao gồm giá trị khối lượng xây lắp thi công hoàn thành và chênh lệch giữa giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ so với LẬP KẾ HOẠCH PHÂN TÍCH - Xác định mục tiêu phân tích: Nhằm kiểm soát và ra quyết định của nhà quản trị từ các thông tin phân tích về CP, DT và KQKD - Xây dựng chương trình phân tích: Xác định nhân sự, chuẩn bị nội dung và phương pháp phân tích. - Thu thập tài liệu phân tích: Các thông tin được thu thập từ bên trong, bên ngoài đơn vị. Các thông tin quá khứ, tương lai, dự báo về CP, DT và KQKD cần phân tích. - Tính toán, xác định, dự đoán: Tính toán sự chênh lệch giữa dự toán với thực tế, phân tích thông tin thích hợp làm cơ sở lựa chọn phương án - Tổng hợp và rút ra nhận xét: Trên cơ sở kết quả phân tích, tổng hợp thông tin và đánh giá những biến động, phương án lựa chọn, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng. - Lập các báo cáo phân tích, tư vấn ra quyết định kinh tế: Các thông tin được tổng hợp sẽ được trình bày dưới dạng các báo cáo phục vụ nhu cầu thông tin nhà quản trị các cấp kiểm soát và ra quyết định. - Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích: Các số liệu có liên quan và báo cáo phân tích được hoàn chỉnh kết thúc quá trình phân tích cho nhà quản trị. TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH HOÀN THÀNH PHÂN TÍCH 151 đầu kỳ. Nhiệm vụ chủ yếu của DN là phải phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu giá trị khối lượng xây lắp thi công hoàn thành trong kỳ nhưng mặc khác DN cũng cần phải duy trì mở mức độ cần thiết phần giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ để đảm bảo cho sản xuất ở đầu kỳ được tiến hành một cách ổn định, bình thường. Sử dụng phương pháp so sánh, căn cứ vào bảng tổng hợp khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao, căn cứ vào bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang, cùng các số liệu kế hoạch để phân tích như trong Bảng 4.4. Bảng 4.4: Bảng phân tích việc thực hiện kế hoạch khối lượng xây lắp theo mức độ hoàn chỉnh của sản phẩm xây lắp CTCP Licogi 13 - Công trình Y ĐVT: trđ Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) - Giá trị sản lượng xây lắp 196.000 170.000 86,73 - Giá trị khối lượng xây lắp thi công hoàn thành 187.000 152.000 81,28 + Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành nằm trong CT/HMCT hoàn thành bàn giao. 127.000 98.000 77,17 + Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành nằm trong khối lượng CT/HMCT còn phải thi công 60.000 54.000 90 - Chênh lệch giá trị xây lắp dở dang cuối kỳ so với đầu kỳ 9.000 18.000 200 Nguồn: CTCP Licogi 13 Có thể tính toán thấy kế hoạch đặt ra giá trị sản lượng xây lắp thực tế đã giảm đi 13,27%, việc không hoàn thành được giá trị sản lượng xây lắp là do giá trị khối lượng xây lắp thi công hoàn thành so với kế hoạch đã giảm 18,72% trong khi đó phần chênh lệch giữa giá trị xây lắp dở dang cuối kỳ so với đầu kỳ tăng lên 100% so với kế hoạch. Sự mất cân đối trong việc thực hiện kế hoạch về khối lượng xây lắp trong kỳ chứng tỏ việc thi công phân tán, có xu hướng chạy theo sản lượng đơn thuần. Trong khi giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành nằm trong khối lượng CT, HMCT còn phải thi công chỉ đạt 90% so với kế hoạch giảm 10%, khối lượng xây lắp hoàn thành nằm trong giá trị CT, HMCT hoàn thành bàn giao phải phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra, nhưng ngược lại chỉ đạt 77,17% so với kế hoạch đặt ra. Điều này dẫn đến công trình không những không bàn giao đúng hạn mà còn ảnh hưởng đến vốn của DN ứ đọng đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến kế hoạch công tác của đơn vị chủ quản công trình. Để khắc phục tình trạng trên ngoài việc tìm hiểu các nguyên nhân thuộc về các yếu tố của quá trình sản xuất, cần phải quán triệt tư tưởng chỉ đạo thi công đồng thời phải xem xét kết hợp lợi ích của đơn vị nhận thầu và đơn vị giao thầu. Phân tích tổng hợp các chi phí: Sử dụng phương pháp so sánh, căn cứ vào dự toán đã được duyệt, báo cáo tiến độ thi công, báo cáo sử dụng vật tư, nhân công của 152 từng CT/HMCT. Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng của mức chênh lệch thay đổi. Khi phân tích lưu ý với các chi phí như nhân công, tuy chỉ chiếm gần 20% trong tổng chi phí xây dựng nhưng có ảnh hưởng lớn đến khả năng và chất lượng thi công. Đồng thời, số lượng lao động phổ thông (làm việc thời vụ) trong các DNXD rất lớn nên biến động số lượng lớn. Đồng thời, tỷ lệ chi phí của các khâu trong quy trình xây dựng của từng dự án không giống nhau. 153 Bảng 4.5: Bảng phân tích tổng hợp chi phí vật liệu CTCP Vinaconnex - Công trình Z STT Tên vật liệu Số lượng vật liệu (m3) Đơn giá vật liệu (nghìn) Mức độ ảnh ưởng của nhân tố khối lượng vật liệu (nghìn) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố đơn giá vật liệu Tổng mức độ ảnh hưởng KH TT Chênh lệch KH TT Chênh lệch 1 Đá hộc 643,299 649,1 5,801 27,789 29,08 1,291 161,204 837,988 999,192 2 Đá 4x6 2.510,188 2.547,178 36,99 37,62 38,09 0,47 1.391,564 1.197,174 2.588.737 3 Đá 2x4 48,89 53,789 4,789 41,99 42,583 0,593 204,869 31,897 236,766 4 Nhựa đường 67.270,875 67.789,815 518,94 2,622 2,6582 0,0362 1.360,661 2.453,991 3.814,652 5 Củi 520,581 573,699 53,118 0,498 0,5 0,002 26,453 1,147 27,600 6 Đá thải 1.845,959 1.861,929 15,97 18,91 18,527 -0,383 301,993 -713,119 -441,126 7 Đá mạt 3 5,025 2,025 19,85 17,175 -2,675 40,196 -13,442 26,754 8 Xi măng 1.229,48 1.455,196 225,716 0,669 0,6787 0,0097 151,004 14,115 165,119 9 Cát vàng 3,465 3,577 0,112 34,623 34,873 0,16 3,878 0,572 4,450 10 Thép buộc 5,527 6,693 1,116 4,155 4,165 0,01 4,854 0,067 4,912 11 Gỗ ván 0,226 0,234 0,008 1,300 1,318 18 10,400 4,212 14,612 12 Định đia 1,418 1,441 0,023 5,966 5,9814 0,0154 0,137 0,022 0,159 . . Tổng Nguồn: Tác giả phân tích 154 Bảng 4.6: Bảng phân tích đơn giá vật liệu CTCP Vinaconnex - Công trình Z ĐVT: nghìn đồng STT Tên vật liệu Giá gốc Chi phí vận chuyển Chi phí bảo quản Tổng cộng KH TT CL KH TT CL KH TT CL KH TT CL 1 Đá hộc 26 26,5 0.5 1,4 1,9 0,5 0,389 0,68 0,291 27,789 29,08 1,291 2 Đá 4x6 35,5 35,7 0,2 1,4 1,5 0,1 0,72 0,99 0,27 37,62 38,09 0,47 3 Đá 2x4 40 40,7 0,7 1,5 1,4 -0,1 0,49 0,483 -0,007 41,99 42,583 0,593 4 . 5 Nhựa đường 1,8 1,8582 0,0582 0,6 0,6 0 0,222 0,2 -0,222 2,622 2,6582 0,0362 6 Đá thải 17 17 0 1,4 1,3 -0,1 0,51 0,227 -0,283 18,91 18,527 -0,383 7 Đá mạt 18 16,5 -1,5 1,3 0,5 -0,8 0,55 0,175 -0,375 19,85 17,175 -2,675 8 Xi măng 0,5 0,53 0,03 0,1 0,12 0,02 0,069 0,0287 -0,0403 0,669 0,6787 0,0097 . Nguồn: Tác giả phân tích 155 Phân tích tổng chi phí vật liệu trong giá thành công trình của DN tăng 9.895,354 do hai nhân tố là: + Do ảnh hưởng của khối lượng vật tư xuất dùng: thực tế hầu hết các loại vật liệu khối lượng xuất dùng đều tăng so với kế hoạch, mức tăng lớn nhất là nhựa đường tăng 518, 94kg, xi măng tăng 225,716 tạ, đá 4x6 tăng 36,99m3..làm tổng chi phí vật liệu trong giá thành công trình tăng 5.654,04 cần phải xác định rõ nguyên nhân làm tăng khối lượng vật liệu. Nếu tăng do khối lượng xây lắp tăng hoặc kết cấu xây lắp thay đổi thì đó là do khách quan đối với công tác quản lý chi phí. Còn nếu do quá trình quản lý vật liệu trên công trường thi công không chặt chẽ, làm hư hỏng, mất mát, hao hụt ngoài định mức phát sinh nhiều.thì đó là nguyên nhân chủ quan cần xác định rõ trách nhiệm vật chất, nhằm chấn chỉnh lại công tác quản lý vật liệu. + Do ảnh hưởng của đơn giá vật liệu xuất dùng: so với kế hoạch có loại vật liệu đơn giá giảm như: đá mạt giảm 2.675ngđ/m3, đá thải, đinh, gỗ tánđều giảm, nhưng đa số các loại vật liệu khác đơn giá tăng: đá hộc tăng 1.291ngh/m3, đá 4x6.đơn giá tăng, tổng hợp ảnh hưởng do đơn giá biến động làm chi phí vật liệu tăng 4.241, 314. Với biểu phân tích đơn giá vật liệu, đơn giá vật liệu tăng do tác động của 3 yếu tố: giá gốc vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, trong đó hầu hết chi phí bảo quản thực tế đều giảm (vì công tác bảo quản các loại vật liệu: đá nhựa đường rất đơn giản) còn lại giá gốc-giá cả thị trường và chi phí vận chuyển thực tế tăng so với kế hoạch là nguyên nhân gây ra biến động tăng đơn giá vật liệu. Vì vậy, công ty cần soát xét lại điều khoản về giá cả với các nhà cung cấp trong hợp đồng mua nguyên vật liệu và với các đơn vị vận tải trong hợp đồng vận chuyển nguyên vật liệu xem đã hợp lý chưatừ đó, đề xuất biện pháp quản lý đơn giá vật liệu một cách chặt chẽ. Tương tự như vậy, việc phân tích biến động các yếu tố chi phí khác như chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung được thực hiện để đánh giá, tìm nguyên ra nguyên nhân của việc sử dụng lao động chưa tốt, hình thức nào sử dụng có hiệu quả hơn với máy thi công hay nguyên nhân làm tăng, giảm từng loại chi phí chung để từ đó có biện pháp quản lý cụ thể các chi phí trong giá vốn sản phẩm xây lắp. Phân tích giá thành sản phẩm xây lắp: Sử dụng phương pháp so sánh giữa giá thành thực tế với dự toán, giữa kế hoạch với dự toán, giữa thực tế với kế hoạch về tổng giá thành của từng CT, HMCT, từng khoản mục giá thành nhằm đánh giá một cách khái quát tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành xây lắp của DN. Đồng thời xác định trọng điểm cho công tác quản lý giá thành của DNXD. Luận án đề xuất báo cáo và nội dung phân tích giá thành theo danh mục công trình hay giá thành xây lắp theo khoản mục chi phí, hay phân tích giá thành từng phần việc trong CT, HMCT (Phụ lục 4.7). 156 Phân tích kết quả kinh doanh của từng CT, HMCT: Để có thể đánh giá hợp lý và đưa ra những kết luận cần thiết phù hợp với mục tiêu, DNXD cũng có thể thực hiện phân tích KQKD đối với từng CT, HMCT. Có thể so sánh giữa dự toán với thực hiện, tìm hiểu nguyên nhân của sự biến động này. Bảng 4.7: Bảng phân tích kết quả kinh doanh cho từng công trình Chỉ tiêu Dự toán Thực tế So sánh Số tiền Tỷ lệ (%) - Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Doanh thu thuần - Lãi (lỗ) Nguồn: Tác giả đề xuất Phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định: Các thông tin cần lựa chọn để ra quyết định cần thiết phải phân tích và thể hiện bằng những thông tin thích hợp cho nhà quản trị làm căn cứ để ra quyết định. Các DNXD niêm yết trên TTCK có thể xây dựng quy trình phân tích thông tin thích hợp cho việc phân tích các phương án. Một cách khái quát, quy trình thể hiện như sau: (1) Nhận diện các phương án cần phân tích thông tin (xác định giá đấu thầu, thuê hay mua thiết bị, thuê thầu phụ, thuê nhân công). (2) Tính toán, đo lường các tiêu chuẩn kinh tế, tài chính hiện tại của các phương án (định mức, đơn giá xây dựng..). (3) Thu thập, đánh giá các thông tin - định tính, định lượng, phân tích thành các yếu tố biến phí, định phí liên quan đến CP, DT và KQKD của các phương án (xác định chi phí, giá thành sơ bộ, ước tính doanh thu). (4) Chứng minh quyết định quản trị trên cơ sở lựa chọn phương án tối ưu. Mặt khác, KTQT thể hiện các thông tin dưới dạng bảng biểu cụ thể giúp nhà quản trị dễ dàng phân tích lựa chọn phương án. Bảng 4.8: Bảng phân tích thông tin thích hợp lựa chọn phương án Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2 Chênh lệch (1) (2) (2) - (1) 1. Doanh thu - Doanh thu phương án hiện tại - Doanh thu ước tính 2. Chi phí thực tế (đã chi): - Chi phí vật liệu - Chi phí nhân công - Chi phí máy móc - Chi phí khác.. 157 Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2 Chênh lệch (1) (2) (2) - (1) 3. Chi phí dự kiến tăng thêm (nguyên vật liệu, nhân công, chi phí khấu hao, chi phí chung khác hay biến phí, định phí) 4. Lãi (lỗ) dự kiến Nguồn: Tác giả đề xuất Liên quan đến phân tích cơ cấu vốn và chi phí vốn, các DN xây dựng CT, HMCT với chi phí lớn, trong khi thời gian xây dựng, hoàn vốn cố định dài cũng như rủi ro tài chính cao. Khi huy động vốn đầu tư cho một quyết định cụ thể chủ DN đều mong muốn vốn được bảo toàn với một tỷ lệ sinh lời tối thiểu. Sử dụng mô hình phân tích CVP truyền thống như trong các nghiên cứu trước đây cho thấy doanh thu này vẫn chưa đủ bù đắp được chi phí vốn của tài sản được sử dụng. Do đó, các đơn vị hiện nay có thể ứng dụng mô hình CVP cải tiến có bổ sung chi phí vốn. Khi bổ sung chi phí vốn, phương trình xác định điểm hòa vốn trong mô hình phân tích CVP là: Pr (x) = bx + a + (kq * ∆TA). Trong đó Pr (x): là lợi nhuận; x: sản lượng tiêu thụ; b: chi phí biến đổi đơn vị; a: chi phí cố định; kq: là chi phí vốn; ∆TA: là tổng tài sản cần huy động khi ra quyết định. Mô hình phân tích CVP mở rộng với biến chi phí vốn sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp cổ phần đo lường được khả năng sinh lời, mức thay đổi lợi nhuận của từng loại sản phẩm đồng thời giúp lựa chọn phương án đầu tư hiệu quả, lựa chọn cơ cấu chi phí cũng như ước tính ảnh hưởng của việc cải thiện quy trình đến khả năng sinh lời của sản phẩm xây lắp. 4.3.6. Hoàn thiện cung cấp thông tin KTQT CP, DT và KQKD trong các DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam Báo cáo KTQT là công cụ cung cấp nguồn thông tin cần thiết cho các nhà quản trị ở các cấp độ khác nhau trong DNXD niêm yết trên TTCK. Hiện nay, công nghệ thông tin luôn là công cụ hỗ trợ quan trọng của kế toán, vì vậy khi xây dựng hệ thống báo cáo KTQT CP, DT và KQKD cần đảm bảo nhu cầu thông tin thực hiện từng chức năng quản trị, thể hiện thông tin từ tổng quát đến chi tiết; sắp xếp có hệ thống chỉ tiêu kinh tế tài chính và phương pháp tính toán từng chỉ tiêu một cách cụ thể để thuận tiện vận dụng các phương tiện xử lý thông tin. Các báo cáo phục vụ nhu cầu thông tin cho nhà quản trị có thể chia thành 3 loại: (1) Báo cáo phục vụ cho nhu cầu định hướng hoạt động (Phụ lục 4.1, 4.2); (2) Báo cáo phục vụ cho nhu cầu kiểm soát và đánh giá (Bảng 4.3, 4.4, 4.5, 4.6, 4.7); (3) Báo cáo phục vụ cho việc ra quyết định, tư vấn (Phụ lục 4.6). 158 4.3.7. Hoàn thiện đánh giá kết quả hoạt động trong các DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam Bên cạnh các chỉ tiêu đánh giá kết quả nhằm phục vụ cho nhà đầu tư có thông tin trên BCTC của các DNXD niêm yết và để phục vụ cho yêu cầu quản trị, các DNXD có thể sử dụng một số các chỉ tiêu đánh giá theo các đối tượng cụ thể. Các chỉ tiêu phục vụ cho việc kiểm soát: Nhóm các chỉ tiêu tổng quát: Giúp DNXD có thể kiểm soát và tổng hợp thông tin về chi phí, doanh thu của toàn DN, của bộ phận hay của từng hợp đồng. Các chỉ tiêu này có thể tính toán, xác định bằng số tuyệt đối hay tương đối. Các chỉ tiêu này thường dựa vào các thông tin đã có từ KTTC để tổng hợp tính toán như: Chi phí, doanh thu và KQKD tính cho toàn bộ DN, cho từng bộ phận hay cho từng hợp đồng; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của toàn doanh nghiệp hay của bộ phận, của từng hợp đồng. Nhóm các chỉ tiêu cụ thể: Một số các chỉ tiêu cụ thể có thể được tính toán như: Bảng 4.9: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả Chỉ tiêu Công thức tính Ý nghĩa Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%) (Doanh thu trong năm - Doanh thu năm trước)/ Doanh thu năm trước Cho biết mức doanh thu trong năm so với năm trước. Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) (Doanh thu - Giá vốn hàng bán)/Doanh thu Thể hiện khoảng cách chênh lệch giữa giá bán và giá vốn của sản phẩm. Cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong quy trình sản xuất của DN. Tỷ trọng chi phí (%) Chi phí theo từng loại/Tổng chi phí của DN - Nếu xét tỷ trọng của từng loại CP cho ta biết cơ cấu chi phí theo khoản mục, theo yếu tố, theo tính chấtxác định được loại chi phí nào có tỷ trọng lớn, tại sao, có hợp lý không, muốn giảm tác động vào loại chi phí nào. - Nếu xét tỷ trọng chi phí của từng CT, HMCT chiếm trong tổng chi phí của DN phản ánh cơ cấu sản xuất của DN, so với cơ cấu chi phí với cơ cấu doanh thu, cơ cấu lợi nhuận để tìm ra những CT, lĩnh vực đầu tư mang lại hiệu quả kinh doanh cao làm cơ sở đưa ra chiến lược kinh doanh của DN. Tỷ suất chi phí (%) Tổng chi phí SXXL trong kỳ/Giá trị khối lượng xây lắp (GTKLXL hoàn thành hoặc DT tiêu thụ ) - Giúp nhà quản trị đánh giá được trình độ tổ chức quản lý SXKD nói chung và chất lượng quản trị chi phí nói riêng. Tỷ suất chi phí càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. - Xem xét tỷ suất chi phí chung, tỷ suất chi phí của từng loại chi phí (chi phí cố định, biến phí, chi phí của từng CT, HMCT ) các nhà quản trị sẽ có được các quyết định ứng xử phù hợp với từng loại chi phí dựa trên quy luật biến động của tỷ suất chi phí từng loại. Tỷ lệ thiệt hại cá biệt (%) (CP CT, HMCT phá đi làm lại + CP sửa chữa gia cố)/Chi phí sản xuất trong kỳ Giúp nhà quản trị phân tích chất lượng sản xuất sản phẩm, phân tích mức độ sai phạm trong kỹ thuật. . Nguồn: Tác giả đề xuất 159 Trên cơ sở các chỉ tiêu đã xác định, nhà quản trị có thể lập các Bảng thể hiện các chỉ tiêu như: Bảng tính tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá trị xây lắp công trình xây dựng (Phụ lục 4.8) hay Bảng tỷ trọng chi phí của một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu so với tổng chi phí vật liệu trong giá trị xây lắp công trình hay (Phụ lục 4.9); Bảng phân tích chi phí theo định phí, biến phí (Phụ lục 4.10), Bảng phân tích chi phí khác tính vào giá thành sản phẩm xây lắp (Phụ lục 4.11). Các chỉ tiêu đánh giá tương ứng với các cấp quản lý (trung tâm trách nhiệm): Ở mức độ đánh giá cao hơn, các nhà quản trị DNXD niêm yết cần nhìn nhận việc đánh giá dưới nhiều góc độ, ngoài các chỉ tiêu tài chính, cần đánh giá một cách toàn diện thông tin tại đơn vị. Nếu đánh giá kết quả về CP, DT và KQKD tương ứng với các cấp quản lý hay các trung tâm trách nhiệm trong DN có thể chia thành các cấp phù hợp với mô hình quản lý. Việc đánh giá của các cấp quản lý phải căn cứ vào các tiêu chí trong tầm kiểm soát của họ. Các nhà quản lý khác nhau sẽ được đánh giá theo các tiêu chí khác nhau; như một nhà quản lý có thể kiểm soát được chi phí nhưng lại không kiểm soát được doanh thu, nhà quản lý khác lại có trách nhiệm kiểm soát chi phí, doanh thu. Qua phỏng vấn chuyên sâu và nghiên cứu thực địa các trường hợp điển hình, có thể thấy việc kiểm soát và đánh giá các nội dung liên quan đến CP, DT và KQKD tại các DNXD niêm yết thể hiện qua Sơ đồ 4.7. Sơ đồ 4.7: Đánh giá kết quả theo các cấp quản lý Nguồn: Tác giả đề xuất Trung tâm chi phí Trưởng phòng ban (như phòng KD) tại TCT, công ty thành viên nơi xác định giá dự thầu xây lắp (DT CT, HMCT) Hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc tổng công ty, công ty con Trung tâm doanh thu Trung tâm lợi nhuận/đầu tư Đội trưởng đội thi công, giám đốc các xí nghiệp trực thuộc, trưởng bộ phận văn phòng quản lý Thông tin kiểm soát và đánh giá từ KTQT - Tổng hợp DT, CP, KQKD của từng CT, HMCT và toàn DN. - So sánh LN thực tế/dự toán. - Tỷ lệ LN/DT, tốc độ tăng trưởng DT, tỷ lệ LN/VCSH Thông tin kiểm soát và đánh giá từ KTQT - Ghi chép CPSXXL, CP gián tiếp. - Phân bổ CP theo tiêu thức phù hợp. - Phân tích chênh lệch CP thực tế/dự toán Thông tin kiểm soát và đánh giá từ KTQT - Ghi chép CP phát sinh tại bộ phận để xác định kết quả. - Ghi chép DT CT, HMCT. - Phân tích chênh lệch DT thực tế/dự toán. 160 4.4. Kiến nghị thực hiện các giải pháp hoàn thiện 4.4.1. Về phía các doanh nghiệp xây dựng niêm yết - Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Để có thể tiếp nhận các thông tin về KTQT CP, DT và KQKD trong DNXD niêm yết, đòi hỏi các nhà quản trị trong DN cần nhận thức về vai trò của thông tin KTQT, đặc biệt là thông tin về CP, DT và KQKD. Đồng thời, nhà quản trị cần cần có sự tham gia chủ động, đề xuất nhu cầu thông tin của cấp quản lý mình đến bộ phận kế toán trong quá trình kết nối giữa chức năng kế toán và quản trị trong DN; đảm bảo nhà quản trị cần thông tin, KTQT đáp ứng phù hợp trong điều kiện chế độ kế toán hiện tại của DN. Nhà quản trị cũng luôn là yếu tố lãnh đạo để có thể hỗ trợ KTQT ứng dụng các phương pháp kỹ thuật mới, liên kết sự phối hợp của các bộ phận và tạo điều kiện ứng dụng cách mạng công nghệ 4.0 cho công tác kế toán. Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiệp vụ đặc thù về DNXD đòi hỏi nhà quản trị hỗ trợ thường xuyên tổ chức tập huấn, học tập, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ đội ngũ kế toán nhằm đáp ứng được các quy định pháp luật và sự thay đổi các quy định của kế toán hiện hành và đặc trưng của ngành nghề xây dựng. - Đối với kế toán viên thực hiện KTQT Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy yếu tố “Kỹ năng, kiến thức và năng lực của kế toán viên” với hệ số Beta = 0.174 là yếu tố tác động khá lớn đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD, cho thấy nhà quản trị đánh giá cao các khả năng mà kế toán viên cần đáp ứng cho công việc kế toán để tăng khả năng hiểu biết và đáp ứng nhu cầu thông tin. Kế toán viên quản trị nên có sự kết hợp của chuyên môn về kế toán và tài chính, hiểu biết về kinh doanh, các kỹ năng phân tích và kinh nghiệm trong DN có nghĩa là có sự thực tế và bám sát vào hoạt động của DN. Họ cũng phải hiểu biết được môi trường kinh tế để đánh giá thông tin dựa trên sự liên quan của môi trường đến tổ chức của họ. Mặt khác, KTQT ngày nay đóng vai trò tham mưu, hỗ trợ cho nhà quản trị nên kế toán viên phải thực sự có trình độ và năng lực chuyên sâu. Do đó, các kế toán viên nên theo đuổi sự đào tạo dài hạn và phát triển chuyên môn liên tục, có sự nhận thức cao về KTQT để áp dụng các giải pháp được thực nghiệm và khách quan cho công tác kế toán. Việc kế toán viên thực hiện KTQT nâng cao được chuyên môn và nhận thức sự cần thiết về nội dung thực hiện KTQT cũng như các phương pháp kỹ thuật áp dụng KTQT là điều cần thiết để đảm bảo được “chất lượng tổng thể của thông tin kế toán” và tăng cường “sự hữu ích của việc áp dụng kỹ thuật KTQT”. - Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin Với hệ số Beta = 0.133 cho thấy yếu tố “Công nghệ thông tin và hệ thống cơ sở dữ liệu” có tác động khá lớn đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD trong DNXD niêm yết. Với cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, các DNXD niêm yết nên tiến tới ứng dụng công nghệ số trong việc thực hiện các công việc quản lý trong đó có việc nâng cao công cụ hỗ trợ kế toán viên thực hiện KTQT trong thu thập, ghi chép 161 và cung cấp, cũng như phân tích thông tin CP, DT và KQKD, đảm bảo hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật, đáp ứng nhu cầu cao hơn từ nhà quản trị. DNXD niêm yết nên tiến tới áp dụng các phần mềm kế toán có sự tích hợp với phần mềm của các bộ phận quản lý khác (nhân sự, kỹ thuật..) để đảm bảo được sự phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Phần mềm vừa đảm bảo được sự linh hoạt, vừa thích hợp với đặc thù xây dựng và vừa đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với các ứng dụng khác để nhập, xuất dữ liệu và trong việc kiểm soát và cung cấp, chia sẻ thông tin với các bộ phận để các thông tin cung cấp có phạm vi liên quan nhiều hơn và nhanh chóng hơn. Đồng thời, phần mềm tích hợp nên cần có sự ổn định của hệ thống máy tính và mạng viễn thông để làm việc tích hợp trong chế độ online giữa các bộ phận. - Đối với sự phối hợp giữa các bộ phận trong DN: Đây cũng là yếu tố khẳng định có sự tác động đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị về CP, DT và KQKD với hệ số Beta = 0.113 trong mô hình kiểm định phần trên. Chính vì vậy, nhà quản trị các cấp cần đảm bảo các bộ phận trong DN có sự liên kết chặt chẽ trong việc cung cấp, chia sẻ thông tin, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và có sự đồng thuận về mục tiêu chung của doanh nghiệp, nhằm kiểm soát tốt nhất các chi phí phát sinh, doanh thu được thực hiện và kết quả kinh doanh xác định, hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản trị các cấp trong DN. 4.4.2. Về phía Nhà nước Với đặc thù hoạt động cho ngành xây dựng của các DNXD niêm yết trên TTCK, Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế tài chính, ban hành kịp thời và đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật vè quản lý đầu tư xây dựng công trình xây lắp. - Nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các quy định dành cho việc hướng dẫn thực hiện KTQT trong DN, đặc biệt liên quan đến đặc thù hoạt động của các DNXD niêm yết có thể bao gồm nội dung, phương pháp và mô hình tổ chức cho các DNXD. - Nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức, xác định đơn giá cũng như phương pháp lập dự toán cho các loại công trình xây dựng để giúp các DN xây dựng định mức, dự toán nhanh chóng, hợp lý. - Tạo kiều kiện cho các DNXD niêm yết trên TTCK trong việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, tạo động lực cho kinh tế thị trường phát triển, môi trường thông tin mở để các DNXD niêm yết có thể tiếp cận đến việc ứng dụng các kỹ thuật, các công cụ KTQT hữu ích, phù hợp với các DNXD trong việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, cho các cấp quản trị trong DN. Kết luận chương 4 Trên cơ sở phân tích lý luận và từ kết quả khảo sát, nghiên cứu thực trạng KTQT CP, DT và KQKD tại các DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam ở các chương trước, chương 4 của luận án đã đưa ra định hướng phát triển cho ngành xây 162 dựng Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Đồng thời để có các giải pháp có độ tin cậy và đồng bộ cao, luận án cũng đưa ra các nguyên tắc hoàn thiện; trên cơ sở nguyên tắc, luận án kiến nghị một số giải pháp có tính đồng bộ, nhằm hoàn thiện KTQT CP, DT và KQKD tại các DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam. 163 KẾT LUẬN Các DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò chủ đạo trong cơ chế thị trường hiện nay, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu hòa cũng như sự phát triển của cuộc cánh mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi các DNXD niêm yết cần phải nắm bắt các cơ hội phát triển thông qua việc có được các thông tin kịp thời cũng như có chất lượng để có thể phân tích được thông tin đưa ra các quyết định phù hợp. Kế toán quản trị nói chung, đặc biệt là KTQT CP, DT và KQKD chính là công cụ đắc lực giúp nhà quản trị tăng cường chất lượng thông tin cung cấp để đăng tính minh bạch thông tin, đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị DN thực hiện được các mục tiêu từ kế hoạch đặc ra cụ thể. Luận án “Kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đáp ứng yêu cầu cải tiến hơn nữa chất lượng thông tin cung cấp từ KTQT trong bối cảnh hiện nay. Luận án đã đóng góp một số kết quả đạt được sau: Thứ nhất: Luận án đã hệ thống hóa, phân tích, góp phần bổ sung và làm sáng tỏ thêm lý luận về KTQT CP, DT và KQKD trong DNXD. Đồng thời, đã tính đến một số nội dung thuộc trách nhiệm xã hội là các chi phí môi trường, chi phí nhân lực của các DNXD. Thứ hai: Dựa trên cơ sở khung lý luận về nội dung KTQT CP, DT và KQKD trong DNXD, luận án đánh giá thực trạng nội dung KTQT CP, DT và KQKD tại các DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam. Thứ ba: Dựa trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD của nhà quản trị, luận án đã đề xuất mô hình gồm 5 nhân tố ảnh hưởng và đánh giá sự tác động của các yếu tố này đến khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD tại các DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam. Thứ tư: Qua những kết luận về ưu, nhược điểm khi đánh giá thực trạng thực hiện KTQT CP, DT và KQKD cũng như sự tác động từ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các thông tin này cho nhà quản trị tại các DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam, tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện gắn với các yếu tố tác động đó, cũng như gắn với nội dung KTQT CP, DT và KQKD tại các đơn vị khảo sát. Từ đó, đưa các khuyến nghị đối với DNXD niêm yết, đối với cơ quan Nhà nước để tăng cường việc ứng dụng, thực hiện KTQT tại các đơn vị này, góp phần nâng cao chất lượng thông tin cũng như giúp DN kiểm soát thông tin, hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Toàn bộ nội dung đề tài nghiên cứu của luận án đã đáp ứng được yêu cầu và mục đích nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu của luận án với nội dung về chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tương đối rộng, đơn vị khảo sát của đề tài là DNXD với các hoạt động sản xuất phức tạp và đặc thù nên luận án chưa thể giải quyết trọn vẹn các nội dung cụ thể. Luận án mới chỉ đề cập đến các thông tin 164 tin chung, chưa đi sâu nghiên cứu và chưa khảo sát mẫu lớn về các chi phí thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Vấn đề nghiên cứu về KTQT CP, DT và KQKD trong các doanh nghiệp cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, sự chỉ dẫn tận tình từ các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn. 165 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Nhinh (2018), Trao đổi về IFRS 15 “Doanh thu từ các hợp đồng với các khách hàng” cho một số ngành nghề, Tạp chí Kế toán kiểm toán tháng 10/2018. 2. Nguyễn Thị Nhinh, Vũ Quang Trọng (2018), Ảnh hưởng của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 15 đến doanh thu hợp đồng xây dựng, Tạp chí Kế toán kiểm toán tháng 11/2018. 3. Nguyễn Thị Nhinh (2019), Knowledge exchange target costing method - The case of vietnamese construction enterprises, International Conference on Finance, Accounting and Auditing (ICFAA 2019). 4. Nguyễn Thị Nhinh, Vũ Quang Trọng (2019), Building model of factors affect the meeting information needs on costs, revenues and performance management accounting in construction enterprises, The International Conference ICYREB 2019. 5. Nguyễn Thị Nhinh (2021), Kế toán quản trị chi phí, doanh thu trong doanh nghiệp xây dựng, Tạp chí Kế toán Kiểm toán tháng 1+2/2021. 166 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Bùi Mạnh Hùng (2011), Phương pháp đo bóc khối lượng và tính dự toán công trình xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng 2. Bùi Mạnh Hùng (2003), Kinh tế xây dựng trong cơ chế thị trường, Nhà xuất bản Xây dựng. 3. Đào Thị Đài Trang (2015), Thẻ điểm cân bằng (Balance Scorecard) và vị trí của thẻ điểm cân bằng trong hệ thống kế toán quản trị, Tạp chí Đại học Đà Nẵng. 4. Đỗ Minh Thành (2001), Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm xây lắp Nhà nước trong điều kiện hiện nay, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Thương mại. 5. Hoàng Văn Tưởng (2010), Tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân 6. Hoàng Tuấn Dũng (2010), Vận dụng chi phí mục tiêu để quản lý chi phí trong ngành xây dựng ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 7. La Soa (2016), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính. 8. Lê Hồng Nhung (2017), Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học kinh tế quốc dân. 9. Lê Thế Anh (2017), Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. 10. Nguyễn Đình Đỗ, Nguyễn Trọng Cơ (2003), Kế toán và phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp xây lắp, Nhà xuất bản Xây dựng. 11. Nguyễn Hoàn (2012), Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân. 12. Nguyễn Hữu Phú (2014), Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 13. Nguyễn Ngọc Quang (2002), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân. 14. Nguyễn Thị Hạnh Duyên (2016), Tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường kiểm soát chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông đường bộ, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân. 15. Nguyễn Thị Thanh Loan (2014), Hoàn thiện kế toán doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính. 167 16. Nguyễn Thị Thái An (2018), Kế toán quản trị chi phí xây lắp cầu, đường tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ giao thông vận tải, Luận án Tiến sỹ, Đại học Thương Mại. 17. Nguyễn Thị Thanh Hải (2013), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân. 18. Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính. 19. Nguyễn Văn Bảo (2002), Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và kế toán quản trị trong doanh nghiệp Nhà nước về xây dựng, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Xây dựng. 20. Phạm Đức Hiếu (2012), Kinh tế tri thức và sự cần thiết của kế toán nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, Tạp chí kinh tế phát triển. 21. Trần Thị Hồng Mai, Đặng Thị Hòa (2020), Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê. 22. Trần Thị Hồng Mai, Phạm Đức Hiếu và cộng sự (2015), Sách Kế toán môi trường trong doanh nghiệp, NXB Thống Kê. Tài liệu tiếng Anh 23. Alina almasan et al (2016), Management accounting information from the perspective of managers: the case of Poland and Romania, Zeszyty Teoretyczne Rachunkowości tom 90 (146), 2016, s. 41 – 64. 24. Andy Neely (2004), Business performance measurement - Theory and practice, Cambridge University Press. 25. Ana Mitsuko Jacomit and Ariovaldo Denis Granja (2011), An Investigation into the Adoption of Target Costing on Brazilian Public Social Housing Projects, Architectural Engineering and Design Management. 26. A.P.Kern, A.C.Soares and C.T.Formoso (2006), Introducing target costing in cost planning and Control: A case study in Brazillian construction Firm, www.baufachinformation.de. 27. Atrill (2009), Management Accounting for decision - markers, London: Pearson. 28. Ashton David el.al (1995), Issues in management accounting, 2nd edition. 29. A.J. Auerbach and M. Feldstein (1987), Handbook of Public Economics, vol. II, Elsevier Science PublishersB. V. (North-Holland). 30. Baldvinsdottir, G., Burns, J., Norreklit, H. & Scapens (2009), The management accountant’s role, Financial Management. 9, p. 33 - 34. 31. Bernard Piercea, Tony O’Deab (2003), Management accounting information and the needs of managers Perceptions of managers and accountants compared, The British Accounting Review 35 (2003) 257–290. 168 32. Belkaoui, A., 1980. Conceptual foundations of management accounting. Don Mills Ontario: Addison-Wessley Publishing Company. 33. Burns, J. and H. Yazdifar, 2001. ‘Tricks or Treats’. Financial Management. March, pp. 33-35. 34. Buckingham, G. P (2012), The effects of Corporate Social Responsibility on the financial performance of listed companies in the UK, Doctor of Philosophy. 35. Bruns Jr., W., and S. McKinnon (1993), Information and managers: A field study. Journal of Management Accounting Research (5): 84-108. 36. Carla Mendoza (2001), An explanatory model of managers’ information needs: implications for management accounting, The European Accounting Review 2001, 10:2, 257–289. 37. Christina Wiwik Sunarni (2013), Management Accounting Practices and the Role of Management Accountant: Evidence from Manufacturing Companies throughout Yogyakarta, Indonesia, Rev. Integr. Bus. Econ. Res. Vol 2(2) , PP. 616-626. 38. Christopher D. Ittner and David F. Larcker (2001), Assessing empirical research in managerial accounting: a value-based management perspective, Journal of Accounting and Economics, 2001, vol. 32, issue 1-3, 349-410. 39. Christofer Andersson and Lotta Mähönen (2014), Managerial use of accounting information, Master thesis - Spring 2014. 40. Cokins, G. (2002). Activity Based Costing: Optional or Required?” AACE International Transactions. Morgantown, W.V.: American Association of Cost Engineers. P131-P137. 41. Constantinos J. Stefanou1 and Marilena T. Athanasaki (2012), Management Accounting Practices in ERP Environments: A Research Agenda, 9th International Conference on Enterprise Systems, Accounting and Logistics (9th ICESAL 2012) 3-5 June 2012, Chania, Crete, Greece. 42. Cooper, R. & Kaplan R.S. (1992). Activity based systems: Measuring the cost of resource usage, Accounting Horizons. 36(2):89-102. 43. Đerđi Petkovic and Livia Rac (2010), The role of accounting in analyzing the company’s performance, Challenges for Analysis of the Economy, the Businesses and Social Progress. 44. Devie, Tarigan and Kunto (2008), Application of Accounting Concepts in the Workplace: A Research of Management Accountant in Surabaya, Indonesia, Journal of International Business Research. 45. Drury, C. (2015), Management and cost accounting, 9 th Edition. United Kingdom, Cengage Learning. 169 46. Emmanuel, C., D. Otley and K. Merchant, 1991. Accounting for Management Control. London: Chapman & Hall. 47. Evans Mushonga (2015), A costing system for the construction industry in Southern Africa, Master Commerce, University of South Africa. 48. Garrison, R.H., Noreen, E.W. & Brewer, P.C. (2011). Managerial accounting: Annotated instructor’s edition. 14th edition. Boston: McGraw-Hill Irwin. 49. Gabrial R.T.Robert, Ariovaldo Denis Granja, Target and Kaizen costing implementation in Construction, pp 91-104, www.leanconstruction.dk. 50. Glenn Ballard (2007), Target costing in the construction industry, P2SL 2007 Conference - Februaray 7, 2007, 51. Granja, Picchi and Robert (2008), Target costing research analysis: Reflections for construction industry implementation, Construction Management Research Laboratory, PP. 601-612. 52. Hopper, T. A., 1980. ‘Role conflicts of management accountants and their position within organisational structures’. Accounting Organisations and Society, Vol. 5, No.4, pp. 401-411. 53. Hui Li (2009), Study on Construction Cost of Construction Projects, Asian Social Science, P144-P149. 54. Hilton, R.W., & Platt, D.E., (2011), Managerial Accounting : Creating Value in a Global Business Environment, Ninth Edition, McGraw-Hill Irwin, New York, USA. 55. Jaime M.Perez (2009), Application of Target costing Principles in Publically Funded Green Buildings, Athesis submitted to the Graduate Faculty of North Carolina State University in partical fulfillment of the requirements for the Degree of Master of Science Civil Engineering, Raleigh, North Carolina, May, 2009. 56. Jihène Ghorbel (2016), The Relationship between the Profile of Manager and Management Accounting Practices in Tunisian SMIs, International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences Vol. 6, No.1, January 2016, pp. 61-72. 57. John Innes, Falconer Mitchell and Donald Sinclair, Activity-based costing in the U.K.’s largest companies: a comparison of 1994 and 1999 survey results, Management Accounting Research, 2000, 11, 349-362. 58. Jouni Keisala (2010), Cost accounting methods for construction projects in North-West Russia: case study Pöyry CM Oy, Management Accounting Research. 59. Kaplan, R.S. and Cooper, R. (1997). Cost & Effect: Using integrated cost systems to drive profitability and performance. Boston: Harvard Business School Press. 60. Kato (1993), Target costing support systems: Lessons from leading Japanese companies, Management Accounting Research 4(1):33-47. 170 61. Kenneth Kwame Aggor (2017), Relationship Between Budget and Project Success Factors in the Ghanaian Building Construction Sector, Walden University. 62. Kim, Y.W. & Ballard, G. (2001), Activity-Based Costing and its application to Lean Construction, Proceedings 9th annual conference of the international Group for Lean Construction. National University of Singapore. August 2001. 63. Kim, Y.W. & Ballard, G. (2002). Case Study - Overheard Costs Analysis, Proceedings International Group for Lean Construction. August 2002, Gramado, Brazil. 64. Kim, Y.W., Han, S., Shin, S. & Choi, K. (2011). A case study of activity based costing in allocating rebar fabricated costs to projects, Construction and Management Economics. 29(5):449-461. 65. Lehtonen, T.W (2001), Performance measurement in construction logistics, International Journal of Production Economics, 69(1):107-116. 66. Magdy Abdel-Kader, Robert Luther (2008), The impact of firm characteristics on management accounting practices: A UK-based empirical analysis, British Accounting Review, Vol. 40, No. 1, pp. 2-27. ISSN: 0890-8389. 67. Mahfar, Rosmawati and Omar, Normah, (2004), The Current State of Management Accounting Practices in Selected Malaysian Companies: An Empirical Evidence, Universiti Tenaga Nasional International Business Management Conference. 68. Mayanja, M.K. (2010). Management accounting as an instrument for corporate governance in Botswana. 69. Mohammad Tahla, Raja, A.Seetharaman (2010), A new look at management accounting, Journal of Applied Business Research 26(4):83-96. 70. Naser B. Ghanem, Suzana Sulaiman (2016), Management accounting system, information quality and organizational performance: Evidence from Libya, Asia- Pacific Management Accounting Journal, Volume 11 Issue 2. 71. Nicolini, D., Tomkins, C., Holti, R., Oldman, A. and Smalley, M. (2000), Can Target Costing be Applied in the Construction Industry?: Evidence from Two Case Studies, British Journal of Management, 11 (4) 303-324. 72. Robert S.Kaplan-Anthony A.Atkinson, Advanced Management Accouting, third edition, PP 222-229. 73. Siyanbola, Trimisiu Tunji (2013), The Impact Of Budgeting And Budgetary Control On The Performance Of Manufacturing Company In Nigeria, Journal of Business Management & Social Sciences Research (JBM&SSR).P8-P16. 74. Sorin BRICIU (2013), The impact of accounting information on managerial decisions – Empirical study conducted in the hospitality industry entities in Romania, Theoretical and Applied Economics Volume XX (2013), No. 9(586), pp. 27-38 . 171 75. Stede, W. V. D. (2011), "Management accounting research in the wake of the crisis: some reflections", European Accounting Review, 20(4), 605-623. 14. 76. Orla Feeney (2007), Management Perspectives on the Role of the Management Accountant as an Information Provider, A dissertation submitted to Dublin City University Business School. 77. Otley, D., J. Broadbent and A. Berry, 1995. ‘Research in Management Control: An Overview of its Development’. British Journal of Management, December, Special Issue S31-S44. 78. Van der Veeken, H. and J. F. Wouters, 2002. ‘Using accounting information systems by operations managers in a project company’. Management Accounting Research, No. 13, pp. 345-370. 79. Vida Botes (2009), A Gap in Management Accounting Education: Fact or fiction?, Waikato Management School University of Waikato. 80. Yang Qi (2010), The impact of the budgeting process on performance in small and medium sized firms in china, University of Twente. 81. Zimina, D., Ballard, G. & Pasquire, C., (2012), Using collaboration and lean approach to reduce construction cost, Construction Management Economics, 30(5), pp. 383-398. 82. Youjin Jang, Nahyun Kwon, Yong Han Ahn & Hyun-Soo Lee (2019), International Diversification and Performance of Construction Companies: Moderating Effect of Regional, Product, and Industry Diversifications, Journal of Management in Engineering.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ke_toan_quan_tri_chi_phi_doanh_thu_va_ket_qua_kinh_d.pdf
  • docThong tin diem mơi LA - TA.doc
  • docThong tin diem moi LA - TV.doc
  • docxTom tat LA - TA.docx
  • docxTom tat LA - TV.docx
Luận văn liên quan