Luận án Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay

Song song với việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thì việc chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới là yêu cầu đã được Đảng và Nhà nước đặt ra. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định: “Phát triển kinh tế nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của các ngành, lĩnh vực; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu”.

pdf181 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước, tác giả đề xuất quy định như sau: Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, khai thác quyền lực thị trường mà nó có để duy trì, tăng cường vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, gây cản trở cạnh tranh, tổn hại cho các đối thủ và khách hàng của doanh nghiệp. 3.2.4.2. Giải pháp hoàn thiện đối với quy định về từng hành vi lạm dụng cụ thể - Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh Cần thay đổi từ cách tiếp cận dựa trên hình thức của hành vi sang cách tiếp cận dựa trên việc chứng minh, đánh giá tác động, hậu quả thực tế của hành vi. 151 Cần quy định việc kết luận về hành vi bán dưới giá thành nhằm loại bỏ đối thủ ngoài việc thực hiện so sánh giá – chi phí thì cần xem xét các yếu tố khác như khả năng bù lỗ của doanh nghiệp thống lĩnh, tác động của hành vi Đặc biệt, cần xem xét cấu trúc thị trường có tồn tại doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp thống lĩnh với mức thị phần cao và có sự hiện diện của rào cản gia nhập và rào cản tái gia nhập thị trường hay không. Về căn cứ giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ, cần nêu rõ giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ là mức giá nào, giá bán lẻ hay giá bán buôn hay trong trường hợp nào thì là giá bán lẻ, trường hợp nào thì là giá bán buôn và trong trường hợp doanh nghiệp bán với mức giá khác nhau giữa các khu vực trong cùng một thị trường địa lý hoặc có sự chênh lệnh về mức giá bán ở những thời điểm khác nhau thuộc thời kỳ điều tra thì xác định mức giá như thế nào để làm căn cứ so sánh với chi phí. Về căn cứ giá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ, thay vì sử dụng giá thành toàn bộ (cũng là chi phí toàn bộ bình quân, Avarage Total Cost – ATC) là mức chuẩn để xác định hành vi định giá hủy diệt, nên sử dụng chi phí biến đổi bình quân (Average Variable Cost - AVC) làm ngưỡng để thực hiện kiểm chứng giá – chi phí trong việc đánh giá hành vi định giá hủy diệt. Cần có những đánh giá sâu hơn để xác định khả năng sử dụng chi phí tránh được bình quân (Avarage Avoidable Cost – AAC) như xu hướng hiện nay của Luật cạnh tranh nhiều nước. Điểm a, Khoản 1, Điều 27 Luật cạnh tranh 2018 quy định hành vi Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm. Như vậy, Luật cạnh tranh 2018 đã khắc phục được hạn chế của Luật cạnh tranh 2004 bằng việc thay dấu hiệu mục đích của hành vi là “nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh”, vốn là dấu hiệu chủ quan, rất khó chứng minh bằng dấu hiệu hậu quả của hành vi là “dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh” là dấu hiệu khách quan, dễ dàng chứng minh hơn. Tuy nhiên, hạn chế về việc sử dụng giá thành toàn bộ là mức chuẩn để so sánh với giá bán vẫn chưa được khắc phục. - Hành vi Áp đặt giá mua, giá bán hàng hoá dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng. Qua phân những phân tích ở trên có thể thấy các tiêu chí đang được sử dụng để xác định doanh nghiệp “áp đặt giá mua, giá bán bất hợp lý” như quy 152 định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 27 Nghị định 116/2005 là quá cụ thể và không khả thi, không thể chứng minh các tiêu chí đó trên thực tế. Đây là một rào cản rất lớn dẫn đến tình trạng trên thực tế có hành vi vi phạm xảy ra nhưng do quy định của luật quá cụ thể và không phù hợp dẫn đến việc không thể xử lý hành vi vi phạm. Đặc biệt, việc quy định cấu thành quá phức tạp, không bám được bản chất hành vi còn kéo theo việc tạo ra lỗ hổng pháp lý để các doanh nghiệp dễ dàng vượt qua như đã phân tích trong chương 2. Theo kinh nghiệm xử lý vụ việc của các quốc gia, trong vụ việc áp đặt giá mua, giá bán bất hợp lý, tính “bất hợp lý” trong mỗi vụ việc được chứng minh theo các tiêu chí khác nhau, phù hợp với đặc điểm, đặc tính của sản phẩm, dịch vụ cũng như cấu trúc thị trường trong từng vụ việc khác nhau. Kinh nghiệm của EU, Hoa Kỳ thì tính bất hợp lý (giá bán quá cao hay giá mua quá thấp) được xác định khi nó không có liên quan hợp lý đến giá trị kinh tế của sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp (căn cứ vào giá thành sản xuất), hoặc quá mức so với giá trị kinh tế trung bình của hàng hóa, dịch vụ (căn cứ vào giá thị trường của hàng hóa dịch vụ). Đối với hành vi ấn định giá bán lại, hiện nay luật cạnh tranh mới chỉ cấm các doanh nghiệp thống lĩnh thực hiện hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu. Quy định này là chưa đầy đủ. Trên thực tế, các doanh nghiệp thống lĩnh có thể lạm dụng vị trí của mình để ấn định giá bán lại cố định hay ấn định giá bán lại tối đa mà không có căn cứ xử lý. Những hành vi này đều mang bản chất HCCT, vi phạm quyền tự do kinh doanh, quyền tự định đoạt về giá của doanh nghiệp ngành dưới. Do đó, các quy định của pháp luật nên được mở rộng theo hướng điều chỉnh không chỉ hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu mà cả hành vi ấn định giá bán cố định và ấn định giá bán lại tối đa. Trong một số vụ việc nhất định, các hành vi ấn định giá bán lại đều gây tổn hại tới môi trường cạnh tranh và quyền lợi của người tiêu dùng, do đó, cần có sự can thiệp kịp thời của CQCT. - Hành vi Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng. Các phân tích ở chương 2 cho thấy, trong số các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền bị cấm theo Luật Cạnh tranh Việt Nam, nhóm hành vi này tương đối khác biệt với hệ thống luật cạnh tranh của nhiều quốc gia. Hành vi này được quy định ở mức đơn giản, sơ khai, nên chưa bao quát được các dạng hành vi mới, đang xuất hiện ngày càng nhiều do sự biến đổi không ngừng của nền kinh 153 tế. Chính vì vậy, nếu theo quy định hiện hành, CQCT sẽ khó xử lý hành vi này trong thực tiễn. Do đó, cần thay đổi cách tiếp cận nhóm hành vi này, một mặt liệt kê, cập nhật, bổ sung thêm các dạng hành vi mới, trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước. Mặt khác, quy định một điều khoản mang tính bao quát, bám vào bản chất gây HCCT của hành vi để tạo cơ sở cho CQCT được xem xét các hành vi một cách linh hoạt. Việc bổ sung các dạng hành vi còn thiếu, cập nhật các dạng hành vi mới có thể tham khảo từ kinh nghiệm của các quốc gia khác. Chẳng hạn, từ kinh nghiệm xử lý của EU, Hoa Kỳ đối với nhóm hành vi này, các hành vi bổ sung, cập nhật mới có thể bao gồm: - Về hành vi Hạn chế sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cần bổ sung dạng hành vi: hạn chế sản xuất, cung ứng sản phẩm với chủng loại khác nhau; hành vi đầu cơ, tích trữ hàng hóa; hành vi cố tình kéo dài thời gian cung ứng hàng hóa, dịch vụ... - Về hành vi Giới hạn thị trường, có thể bổ sung các dạng hành vi: cung ứng hàng hóa cho các nhà phân phối/đại lý hay đối tác dựa trên sự phân bổ theo mức định lượng nhất định; cắt giảm nguồn cung cấp cho các nhà phân phối nếu họ không đồng ý tuân thủ chính sách bán hàng theo khu vực, theo nhóm khách hàng của công ty thống lĩnh... - Về hành vi Cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ, các dạng hành vi có thể bổ sung bao gồm: Từ chối cung cấp thông tin kỹ thuật, công nghệ cần thiết là nền tảng công nghệ cho đối tác để phát triển sản phẩm công nghệ mới trên thị trường thứ cấp... Cần lưu ý rằng các hành vi được liệt kê chỉ là những dạng phổ biến, chứ không phải là sự liệt kê đầy đủ. Do đó, cũng cần thay đổi cách tiếp cận đối với nhóm hành vi này, thay vì sử dụng nguyên tắc per se rule để kết luận về hành vi mà không cần chứng minh, đánh giá tác động của hành vi thì nên sử dụng nguyên tắc rule of reason để việc xem xét kết luận về hành vi phải dựa trên cả việc đánh giá tác động, hậu quả của hành vi. Đặc biệt là đối với hành vi cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ thì tất cả những hành vi nhằm hạn chế việc tiếp cận, sử dụng hoặc phát triển các công nghệ mới được chứng minh là gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại cho khách hàng dù được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào đều là vi phạm. 154 - Hành vi Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác Quy định của Luật Canh tranh 2018 về hành vi này với dấu hiệu hậu quả là dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác, như phân tích ở trên đã dẫn tới hạn chế phạm vi điều chỉnh của luật cạnh tranh với nhóm hành vi này. Bản chất của hành vi là phân biệt đối xử, do đó, hậu quả trước tiên là một số đối tác bị đặt vào tình thế bất lợi, trong khi một số đối tác khác có thể có được những ưu thế cạnh tranh nhưng không bằng sự nỗ lực của chính họ. Do đó, hành vi này mang tính can thiệp, bóp méo trật tự cạnh tranh giữa các đối thủ (cùng là đối tác của doanh nghiệp thống lĩnh) trên thị trường. Hành vi phân biệt đối xử do doanh nghiệp thống lĩnh thực hiện cũng mang lại kết quả tối đa hóa lợi nhuận cho chính nó, khi các điều kiện thương mại khác nhau được đặt ra và doanh nghiệp có thể khai thác lợi ích kinh tế nhiều hơn từ các khách hàng với những khả năng đáp ứng khác nhau. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, chỉ những hành vi phân biệt đối xử mang tính loại bỏ mới bị coi là vi phạm theo Luật Cạnh tranh 2018, còn những hành vi phân biệt đối xử nhưng nhằm mục đích trục lợi (nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, khi các điều kiện thương mại khác nhau được đặt ra và doanh nghiệp có thể khai thác lợi ích kinh tế nhiều hơn từ các khách hàng với những khả năng đáp ứng khác nhau) hoặc có tác động bóp méo trật tự cạnh tranh nhưng không dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác thì sẽ không bị coi là vi phạm. Do đó, theo tác giả nên sửa dấu hiệu hậu quả của hành vi để đảm bảo tính bao quát cao hơn là “dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến tác động HCCT”. Đối với mô tả cụ thể cho hành vi, cần tránh mô tả cứng nhắc về sự tương tự của giao dịch và sự phân biệt về các điều kiện thương mại. Thay vì quy định các giao dịch mà hàng hóa, dịch vụ có giá trị hoặc tính chất tương tự nhau thì được coi là các giao dịch tương tự nhau như hiện nay, cần quy định việc xác định tính chất tương tự của giao dịch sẽ do CQCT quyết định tùy từng vụ việc cụ thể trên cơ sở xem xét, so sánh nhiều yếu tố mà trước hết là 155 đối tượng (tính chất và giá trị), về khối lượng, số lượng giao dịch, về tính thường xuyên, về thời gian thiết lập và thực hiện giao dịch... Về việc áp đặt các điều kiện thương mại khác nhau cũng nên quy định CQCT sẽ xem xét để kết luận là sự khác biệt về các điều kiện thương mại trong từng trường hợp cụ thể, và nên tập trung vào yếu tố định lượng, yếu tố kinh tế của giao dịch để đánh giá sự khác biệt như giá bán, tỷ lệ chiết khấu, giảm giá, dịch vụ khách hàng... như kinh nghiệm của EU và Hoa Kỳ. Ngoài ra cũng cần có quy định về ngoại lệ của hành vi, đó là khi doanh nghiệp thống lĩnh chỉ ra được điều kiện thương mại áp đặt cho các giao dịch tương tự nhau là do các điều kiện khách quan mang lại như sự tồn tại của các tình huống hoặc hoàn cảnh khách quan thì sự khác biện về điều kiện thương mại sẽ được chấp nhận. - Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác Phân tích quy định về nhóm hành vi cho thấy việc Luật Cạnh tranh 2018 tách thành hai hành vi riêng biệt là “Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác” và “Yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác” chỉ dựa trên sự khác biệt về thời điểm áp đặt các điều kiện của hai giao dịch trong khi bản chất của hành vi, lĩnh vực phát sinh cũng như hậu quả gây ra thì như nhau là không cần thiết. Bên cạnh đó, về dấu hiệu hậu quả dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác cũng không thể hiện đầy đủ tác động của hành vi. Như đã phân tích hành vi có thể có tác động gây ra thiệt hại cho khách hàng hay ngăn cản, loại bỏ doanh nghiệp khác phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn nếu giữ cách hiểu của Luật Cạnh tranh 2004 thì hành vi “Hạn chế về địa điểm bán lại hàng hoá trừ những hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật” và “Hạn chế về khách hàng 156 mua lại hàng hoá trừ những hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật” nằm trong nhóm hành vi Áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ. Nhưng rõ ràng hai hành vi này không gây ra tác động ngăn cản, loại bỏ doanh nghiệp khác. Do đó, tác giả đề xuất gọi chung là hành vi “Buộc khách hàng, doanh nghiệp khác khi giao kết hợp đồng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến tác động hạn chế cạnh tranh”. Liên quan đến mô tả cụ thể của hành vi, tác giả cho rằng không nên quy định việc áp đặt điều kiện tiên quyết “Hạn chế về hình thức, số lượng hàng hoá được cung cấp” cho khách hàng trước khi giao kết hợp đồng là nằm trong nhóm hành vi này. Bởi lẽ, hành vi này có bản chất giống như hành vi Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 27 chứ không phù hợp nằm trong nhóm hành vi này. - Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác Hành vi này đã được chỉ ra là bao trùm hai hành vi được quy định tại Điểm d và đ Khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 đó là: - Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác; - Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác Do đó, cần bổ sung quy định để loại trừ hai hành vi nói trên ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hành vi Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác. Đồng thời những hạn chế của Luật Cạnh tranh 2004 về mô tả hành vi cũng cần được rút kinh nghiệm, khắc phục. Nghị định 116/2005 hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2004 đã mô tả hành vi theo cách liệt kê, nhưng chỉ đề cập đến 3 hành vi, trong đó có hai hành vi được phân tích là cùng bản chất, dẫn tới bỏ sót các hành vi có bản chất ngăn cản nhưng không được mô tả trong điều luật. Trong khi đó, việc mô tả hành vi chỉ bám vào biểu hiện bề ngoài dẫn tới bỏ sót hành vi cũng như quy chụp cho những hành vi 157 không có bản chất lạm dụng. Chẳng hạn như đối với hành vi thứ ba được liệt kê là “Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường nhưng không thuộc trường hợp bán dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh”. Xét từ góc độ kinh tế, không phải mọi trường hợp định giá của doanh nghiệp như vậy đều có thể kết luận là bất hợp pháp. Doanh nghiệp có thể bán giá bằng hoặc cao hơn giá thành toàn bộ, nghĩa là doanh nghiệp vẫn có lãi hoặc hòa vốn, hoặc trong bối cảnh cần thanh lý hàng tồn, hết mùa vụ, nhằm mục đích khuyến mại, kích cầu... thì không thể coi là bất hợp pháp, cho dù mức giá doanh nghiệp đưa ra có thể khiến cho các doanh nghiệp khác không thể gia nhập thị trường. Do đó, có thể quy định mô tả hành vi này như sau: “1. Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác là hành vi của doanh nghiệp thống lĩnh cố tình tạo ra các rào cản có tác động ngăn cản các doanh nghiệp khác tham gia hoặc mở rộng thị trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm d và đ Khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018. 2. Các rào cản có thể được tạo ra bằng việc doanh nghiệp thống lĩnh thực hiện một hoặc một số hành vi sau đây: - Hạ giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đến mức làm cho các doanh nghiệp khác không thể gia nhập hoặc mở rộng thị trường; - Yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với các đối thủ cạnh tranh; - Ưu đãi giảm giá cho khách hàng với điều kiện phải mua toàn bộ hoặc phần lớn các hàng hóa, dịch vụ từ doanh nghiệp thống lĩnh; - Các hành vi khác có tác động tác động ngăn cản các doanh nghiệp khác tham gia hoặc mở rộng thị trường. 3. CQCT căn cứ vào hành vi của doanh nghiệp, đánh giá tác động của hành vi để kết luận về hành vi lạm dụng trong từng vụ việc”. 3.2.5. Hoàn thiện quy định về các biện pháp xử lý hành vi lạm dụng Thứ nhất, xây dựng quy định cụ thể về cơ chế bồi thường thiệt hại đối với hành vi HCCT nói chung và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nói riêng. Như trên đã phân tích, quy định về bồi thường thiệt hại cho các vi phạm về cạnh tranh mới chỉ được ghi nhận chung chung tại Điều 110 Luật cạnh tranh 2018 mà chưa rõ khả năng áp dụng cho vi phạm về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị 158 trường nói riêng, cũng như chưa có cơ chế cụ thể cho việc thực thi quy định này. Bên cạnh đó, quy định của Nghị định số 71/2014 quy định chi tiết về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, về vấn đề này lại dẫn chiếu đến các quy định của pháp luật dân sự để giải quyết theo chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều này là không hợp lý bởi bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật cạnh tranh, đặc biệt là do hành vi HCCT là rất đặc thù, không tương đồng về bản chất với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như trong luật dân sự. Kinh nghiệm ở các nước trên Thế Giới, điển hình như Hoa Kỳ cũng có những nguyên tắc, quy định riêng áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại do hành vi phản cạnh tranh gây ra. Theo Luật chống độc quyền Hoa Kỳ, các cá nhân, tập đoàn, hiệp hội, thậm chí Chính quyền các tiểu bang đều có thể đưa đơn kiện và đòi bồi thường thiệt hại về một hành vi phản cạnh tranh nếu đáp ứng các nguyên tắc về bồi thường thiệt hại. Các nguyên tắc mà Hoa Kỳ áp dụng đối với các vụ việc về bồi thường thiệt hại do hành vi phản cạnh tranh gây ra bao gồm: - Có thiệt hại trong cạnh tranh: Nguyên đơn phải chỉ ra được thiệt hại mà họ đòi bồi thường và thiệt hại đó phải là loại thiệt hại được Luật chống độc quyền bảo vệ. Điều 4 Đạo luật Clayton cho phép bồi thường thiệt hại “cho những người nào đã bị thiệt hại trong hoạt động kinh doanh hoặc thiệt hại về tài sản do một hành vi vi phạm pháp luật chống độc quyền gây ra”. Thực tế, Tòa án Hoa Kỳ không chấp nhận việc yêu cầu bồi thường cho thiệt hại trong hoạt động kinh doanh của nguyên đơn do không thể tăng giá dịch vụ vì môi trường kinh doanh bị tăng tính cạnh tranh bởi hành vi của bị đơn hay kể cả trong trường hợp bị đơn thực hiện hành vi ấn định giá theo chiều ngang có thể gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của nguyên đơn với lý do những thiệt hại này không được Luật chống độc quyền bảo vệ. Ngược lại, tòa án chấp nhận yêu cầu về bồi thường thiệt hại của nguyên đơn do hành vi bán hàng với giá thấp bất hợp lý của bị đơn (định giá hủy diệt hoặc bán giá thấp để các đối thủ cạnh tranh tiềm năng không thể gia nhập hoặc mở rộng thị trường). - Quyền được khởi kiện (standing): Yêu cầu này sẽ giới hạn phạm vi nguyên đơn của vụ kiện, bởi ai cũng có thể nhận mình là người bị thiệt hại trong kinh doanh, hoặc thiệt hại về tài sản do hành vi phản cạnh tranh của bị đơn gây ra. Các Tòa án ở Hoa Kỳ thường yêu cầu nguyên đơn phải chứng minh mình là nguyên đơn được “ưu tiên” bằng cách chỉ ra nhiều nhất các yếu tố chứng minh thiệt hại của mình mối liên hệ trực tiếp nhất với hành vi của bị đơn. 159 - Quy tắc người mua trực tiếp: hành vi phản cạnh tranh của bị đơn có thể gây thiệt hại cho người mua trực tiếp, những người sau đó mua hàng của người này, và người tiêu thụ cuối cùng nhưng chỉ có người mua hàng trực tiếp mới có quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi phản cạnh tranh của bị đơn. Những quy định của Hoa Kỳ về vấn đề này có thể không hoàn toàn phù hợp cho việc áp dụng trực tiếp vào Luật cạnh tranh Việt Nam, tuy nhiên sẽ có ý nghĩa nhất định cho việc hoàn thiện cơ sở lý luận, từ đó xây dựng các quy định cụ thể cho vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi HCCT ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, liên quan đến quy định về mức phạt tiền tính tối đa đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường (và đối với hành vi thỏa thuận HCCT) nên bổ sung thêm yếu tố thời gian vi phạm của doanh nghiệp vào căn cứ tính để đảm bảo đủ sức răn đe cũng như đảm bảo công bằng trong việc áp dụng với các doanh nghiệp với thời gian vi phạm khác nhau. Cụ thể có thể quy định, mức phạt tiền tối đa không quá 10% tổng doanh của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm bắt đầu thực hiện hành vi vi phạm nhân với số năm thực hiện hành vi vi phạm. Thứ ba, xây dựng quy định về mức phạt tiền cụ thể đối với các doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm. Có thể sử dụng các các căn cứ như được quy định tại Nghị định 71/2014 để xác định mức độ xử lý đối với các hành vi vi phạm nhưng cần bổ sung quy định cụ thể việc sử dụng và đánh giá các căn cứ để xác định tỷ lệ tính mức phạt như thế nào để làm cơ sở cho việc thực thi của CQCT trong việc xác định mức phạt tiền cụ thể đối với các doanh nghiệp vi phạm, tránh việc tùy tiện trong quyết định mức phạt. Thứ tư, chuyển biện pháp Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm sang nhóm các biện pháp khắc phục hậu quả. Như đã phân tích việc xếp biện pháp này nằm trong nhóm biện pháp xử phạt bổ sung là chưa hợp lý và khiên cưỡng. Bởi vì việc tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm thực chất có mục đích là khôi phục về tình trạng ban đầu nếu không có hành vi vi phạm. Khoản lợi nhuận bị tịch thu do nó không thuộc về doanh nghiệp nếu nó không thực hiện hành vi vi phạm về lạm dụng. Với mục đích khôi phục tình trạng ban đầu, biện pháp này nên nằm trong nhóm các biện pháp khắc phục hậu quả. Trong khi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính xem xét khoản lợi nhuận bất hợp pháp dưới hình thức biện pháp khắc phục 160 hậu quả, pháp luật cạnh tranh cũng cần điều chỉnh để đảm bảo tính nhất quán trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. 3.2.6. Hoàn thiện quy định về cơ chế thực thi Một là, Tiếp tục hoàn thiện quy định về cơ quan thực thi cạnh tranh hướng đến đảm bảo cao hơn yêu cầu về tính độc lập, trách nhiệm giải trình và minh bạch Mặc dù Luật Cạnh tranh 2018 đã xây dựng mô hình một CQCT được cho là phù hợp hơn so với mô hình hai cơ quan theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, với quy định hiện nay của Luật Cạnh tranh 2018, tính độc lập của CQCT vẫn chưa được bảo đảm, ngoài ra yêu cầu về tính minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm giải trình của CQCT cũng cần được quan tâm nhằm hướng đến một thể chế thực thi luật cạnh tranh hiệu quả. - Về tính độc lập: Nhiều quan điểm cho rằng việc CQCT là một đơn vị thuộc Bộ công thương như hiện nay là chưa hợp lý, làm ảnh hưởng đến tính độc lập của CQCT và chắc chắn làm ảnh hưởng đến tính hiệu lực, hiệu quả của việc thực thi pháp luật, chính sách cạnh tranh. Như quan điểm của phần đông các nước được OECD ghi nhận, tính độc lập với quyền lực chính trị của một cơ quan chức năng là yếu tố then chốt cho một chế độ cạnh tranh hiệu quả [14]. Các yếu tố được coi là có ảnh hưởng đến tính độc lập của CQCT là (i) Vị trí người lãnh đạo của CQCT do ai bổ nhiệm, (ii) CQCT nằm trong cơ cấu Chính Phủ hay không? Và (iii) có tự chủ về ngân sách hoạt động hay không. Hoạt động chủ yếu của cơ quan quản lý cạnh tranh là điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong bối cảnh khi mà các DNNN vẫn đang nắm giữ hầu hết các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế thì chính các DN này là đối tượng điều tra của CQCT. Trong khi, Bộ Công Thương lại là cơ quan chủ quản của nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn thì việc để CQCT trực thuộc Bộ Công Thương như hiện nay sẽ dẫn tới việc “vừa đá bóng vừa thổi còi” và rõ ràng, CQCT sẽ không thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, “không phải việc cơ quan nào nằm trong cơ cấu của một hệ thống nào đó là đồng nghĩa với sự lệ thuộc của nó vào hệ thống. Trong một trật tự nhà nước pháp quyền, sự độc lập của một cơ quan, tổ chức lại được thiết lập bởi quy chế độc lập và việc thực hiện nó trên thực tế. Ngược lại, cũng trên thực tế, đã không thiếu các cơ quan tổ chức, khi sắp đặt đặt với mong muốn là chúng sẽ độc lập nhưng trên thực tế, khi hoạt động chúng bị chi phối bởi nhiều phía và kết cục là “đứng một mình” nhưng vẫn không độc lập” [17]. Việc quy định vị trí 161 thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện và đặc điểm tình hình thị trường của từng quốc gia. Do vậy, giải pháp hoặc là tách CQCT thành cơ quan độc lập không thuộc Bộ Công thương hoặc là vẫn để nó trực thuộc Bộ Công thương nhưng phải xây dựng các quy định về trách nhiệm, quyền hạn, cơ chế trao quyền lực cho cơ quan này để đảm bảo nó có quyền lực đủ mạnh, độc lập trong việc xử lý các hành vi vi phạm luật cạnh tranh nói chung và vi phạm về lạm dụng VTTLTT nói riêng. - Đảm bảo sự độc lập cho CQCT cũng cần tính đến quy định về thành viên của CQCT cũng phải đảm bảo tính độc lập. Bởi vậy, cũng cần sửa đổi quy định về thành viên tại Điều 48 Luật Cạnh tranh 2018 hiện nay, theo đó, bỏ quy định Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công chức của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan. - Về trách nhiệm giải trình: Một khi CQCT được đảm bảo tính độc lập thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm giải trình với Tòa án, Quốc hội, Chính phủ hay công chúng. Điều này đảm bảo tính đúng đắn trong hoạt động của CQCT, đặc biệt là CQCT còn có thẩm quyền áp dụng xử phạt. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, CQCT cần thực hiện trách nhiệm giải trình trước Quốc hội ít nhất mỗi năm một lần và để đại biểu Quốc hội chấn vấn trực tiếp hoặc bằng văn bản. Do đó, đồng thời với việc đảm bảo cao hơn tính độc lập của CQCT thì cần có quy định cụ thể về trách nhiệm giải trình trước Chính Phủ, Quốc hội và doanh nghiệp. - Về tính minh bạch: Một khi CQCT được đảm bảo tính độc lập thì có nhu cầu về minh bạch tiếp cận thông tin của doanh nghiệp, công chúng đối với các vụ việc được CQCT điều tra, xử lý theo pháp luật. Do đó, cần có quy định về trách nhiệm công khai thông tin của CQCT, nêu rõ phạm vi những thông tin bắt buộc phải công khai và các hình thức công khai. Yêu cầu về tính minh bạch trong hoạt động của CQCT vừa có ý nghĩa là công cụ để giám sát hoạt động của CQCT, đảm bảo hoạt động đúng đắn của nó, vừa có ý nghĩa trong việc nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về luật cạnh tranh, góp phần hạn chế hành vi vi phạm. Thực tiễn cho thấy các cơ quan thực thi luật cạnh trạnh của Việt Nam thời gian qua tuy có công bố hồ sơ về các vụ việc lạm dụng VTTLTT được điều ttra, xử lý. Song nội dung công bố thường chỉ trong phạm vi một trang thông tin cho mỗi vụ việc, trong đó thường thiếu những lý gỉai, cơ sở cho việc vận dụng các quy định luật vào các tình tiết cụ thể. Điều này rõ ràng thể hiện tính thiếu minh bạch và hệ quả dẫn tới là tính tuân thủ pháp luật từ cộng đồng doanh nghiệp cũng sẽ không cao. 162 Hai là, Xây dựng quy định về cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, chính sách giữa cơ quan cạnh tranh với các cơ quan điều tiết ngành. Thực thi pháp luật cạnh tranh là vấn đề rất phức tạp, bao trùm trong nhiều lĩnh vực liên quan đến nhiều Bộ, Ban ngành cả Trung ương và địa phương, trong khi đơn vị thực thi chỉ là cấp Cục thuộc Bộ thì chưa đủ mạnh, làm giảm hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, phân tích kinh tế đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu khi áp dụng các quy định pháp luật cạnh tranh trong các vụ việc cụ thể. Những phân tích kinh tế mang tính đặc thù ngành sẽ là một thách thức rất lớn cho cơ quan quản lý cạnh tranh. Trong khi đó, Luật cạnh tranh Việt Nam chưa xây dựng được cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh và các cơ quan điều tiết ngành cùng thực thi nhiệm vụ bảo vệ môi trường cạnh tranh sẽ là một hạn chế lớn làm giảm hiệu quả thực thi của Luật cạnh tranh. Do đó, việc hoàn thiện các quy định của Luật cạnh tranh nói chung và quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nói riêng cần tính đến việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa CQCT và các cơ quan quản lý ngành trong việc thực thi Luật cạnh tranh. Một số giải pháp cụ thể để tăng cường phối hợp thực thi luật cạnh tranh giữa các cơ quan liên quan như: - Thường xuyên và định kỳ có sự trao đổi, tổng kết giữa lãnh đạo CQCT với các cơ quan điều tiết ngành để tăng cường nhận thức về pháp luật cạnh tranh. - Thường xuyên chia sẻ thông tin về tình hình thị trường, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý ngành. - Cho phép CQCT được tham vấn các chính sách ngành trước khi ban hành để đảm bảo các chính sách này phù hợp với các nguyên tắc cạnh tranh. - Thường xuyên tiến hành rà soát pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành để chỉ ra những quy định không phù hợp với chính sách và pháp luật cạnh tranh. Ba là, hoàn thiện các quy định về cơ chế giám sát doanh nghiệp để phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT bao gồm các hoạt động xem xét để nhận diện hành vi vi phạm, ngăn ngừa và loại bỏ hành vi vi phạm và xử lý hành vi vi phạm. Do đó, để công tác kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT đạt hiệu quả cao thì ngoài việc xây dựng các tiêu chí để xác định đâu là hành vi lạm dụng VTTLTT, các biện pháp chế tài xử lý hành vi lạm dụng VTTLTT mà 163 quan trọng không kém là xây dựng được thiết chế giám sát doanh nghiệp để đối chiếu với các tiêu chí mà pháp luật đã xây dựng, từ đó nhận diện kịp thời, ngăn chặn kịp thời hành vi có dấu hiệu hoặc chớm thực hiện hành vi vi phạm. Thực tranh thực thi pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT ở Việt Nam thời gian qua đã cho thấy các vụ việc ít ỏi về lạm dụng VTTLTT được điều tra xử lý đều xuất phát từ đơn khiếu nại của doanh nghiệp. Điều này cho thấy, hoạt động giám sát thị trường, giám sát, kiểm tra doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước là chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, các quy định hiện nay cũng chưa khuyến khích các doanh nghiệp khác trên thị trường chủ động phát hiện, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền. Do đó, để giải quyết vấn đề này cần thực hiện các giải pháp sau: - Cần rà soát và hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiếm tra, thực hiện hậu kiểm của các cơ quan nhà nước, trong đó có Ủy ban cạnh tranh quốc gia đối với doanh nghiệp. - Cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là Ủy ban cạnh tranh Quốc gia đối với các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề. - Hoàn thiện quy định về cơ chế cung cấp thông tin của doanh nghiệp cho Ủy ban cạnh tranh quốc gia và các cơ quan nhà nước có liên quan. Một mặt đảm bảo giữ bí mật thông tin của người cung cấp thông tin, mặt khác, cần đa dạng và đơn giản hóa các cách thức cung cấp và tiếp nhận thông tin. Đặc biệt cần có cơ chế khuyến khích, khen thưởng để thúc đẩy các doanh nghiệp chủ động trong việc phát hiện và cung cấp thông tin. - Xây dựng quy định về nghĩa vụ công khai thông tin của doanh nghiệp có VTTLTT. Thực tế Luật cạnh tranh Việt Nam hiện chưa có quy định về nghĩa vụ công khai thông tin của doanh nghiệp có VTTLTT. Điều này dẫn việc thực hiện quyền giám sát thị trường, phát hiện và cảnh báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp có VTTLTT chắc chắn bị hạn chế. Do đó, cần có những quy định về nghĩa vụ công khai thông tin của doanh nghiệp có VTTLTT, trong đó cần cụ thể về phạm vi, nội dung và hình thức công khai. 164 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 1. Tầm quan trọng của chính sách và pháp luật cạnh tranh đã được khẳng định trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trong bối cảnh kinh tế nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0, các quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam nói chung và chế định kiểm soát cần đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới, thích ứng với môi trường kinh doanh toàn cầu và phù hợp với các cam kết quốc tế. 2. Giải pháp tổng thể trong việc hoàn thiện các quy định về lạm dụng VTTLTT là hiện đại hóa phương pháp tiếp cận hành vi lạm dụng VTTLTT, trên cơ sở đó, các giải pháp cụ thể đối với từng nội dung được đề xuất. Bao gồm các giải pháp hoàn thiện quy định về xác định thị trường liên quan, xác định VTTLTT, xác định hành vi lạm dụng VTTLTT và hoàn thiện các quy định về biện pháp chế tài cũng được đưa ra. 3. Liên quan đến hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT, Luận án cũng đưa ra những giải pháp về nâng cao tính độc lập, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan cạnh tranh. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong thực thi pháp luật cạnh tranh cũng được khẳng định là có ý nghĩa quan trọng với việc nâng cao hiệu quả thực thi luật cạnh tranh. 165 KẾT LUẬN Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là một dạng hành vi hạn chế cạnh tranh gây nhiều tác động nghiệm trọng cho thị trường. Mặc dù vậy, pháp luật cạnh tranh vẫn là lĩnh vực pháp luật khá non trẻ ở Việt Nam, các nghiên cứu lý luận còn ít, các quy định hiện hành về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT được nhận định là còn gặp phải những vướng mắc đáng kể khi thực thi. Đây chính là tiền đề quan trọng cho việc bắt tay nghiên cứu luận án này. Với mục tiêu nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của pháp luật về kiểm soát hành vi VTTLTT; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT, đề từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện quy định và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT. Luận án đã tập trung giải quyết được các vấn đề sau đây: 1. Luận án đã tổng quan được các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT, tiếp cận theo hướng lý luận và thực tiễn thực thi. 2. Luận án đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT thông qua kết luận từ tổng quan tài liệu nghiên cứu. Luận án cũng chỉ ra được kinh nghiệm về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT ở một số quốc gia trên thế giới (Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ) Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản cho việc điều chỉnh bằng pháp luật với hành vi của các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường. 3. Luận án đã tiến hành phân tích thực trạng các quy định về lạm dụng VTTLTT của Luật Cạnh tranh Việt Nam. Cùng với việc phân tích cấu trúc thị trường, thực tiễn thực thi các quy định về lạm dụng VTTLTT. Luận án cũng chỉ ra những mặt đạt được, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế làm căn cứ để xây dựng giải pháp cho việc hoàn thiện các quy định liên quan. 4. Trên cơ sở phân tích quan điểm, định hướng hoàn thiện luật cạnh tranh, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp để hoàn thiện pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường cả về hướng tiếp cận và quy định cụ thể. 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Lan Anh (2009), “Xác định thị trường liên quan và vấn đề nhận dạng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 7, tr 19- 25. 2. Nguyễn Thị Vân Anh, “Một số bất cập trong pháp luật điều chỉnh hạn chế cạnh tranh của Việt Nam”, Tạp chí Luật học, 4, tr. 51-57. 3. Bảo Linh (2015), Quãng đời ngắn ngủi của bia tươi Laser, online https://vtc.vn/quang-doi-ngan-ngui-cua-bia-tuoi-laser-d199683.html 4. Bộ công thương (2017), Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật cạnh tranh, Hà Nội. 5. Chính phủ (2005), Nghị định số 116/2005/NĐ- CP hướng dẫn một số điều của Luật Cạnh tranh, Hà Nội. 6. Chính phủ (2014), Nghị định số 71/2014/NĐ- CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội. 7. Chính phủ (2019), Nghị định số 75/2019/NĐ- CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội. 8. Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương (2012), Báo cáo rà soát các quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam, Hà Nội. 9. Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương (2014), Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế, Hà Nội 10. Cục quản lý cạnh tranh (2008), Báo cáo điều tra chính thức vụ việc KNCT- HCCT- 0004 (Vụ việc Vinapco). 11. Cục quản lý cạnh tranh (2009), Báo cáo điều tra chính thức vụ việc KNCT- HCCT- 0107 (Vụ việc Bia). 12. Cục quản lý cạnh tranh, Báo cáo thường niên cục quản lý cạnh tranh từ 2010 2017, có trên 13. Dominique Brault (2006), Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng hòa Pháp, NXB Chính trị quốc gia, tập 1. 14. TS. Đặng Vũ Huân, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, NXB. Chính trị Quốc gia, 2004. 15. Phạm Hoài Huấn, Nhữ Ngọc Tiến (2013), Pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh về giá, NXB Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội. 167 16. Đoàn Trung Kiên (2006), “Nhận diện hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học số, (1), tr. 35-42. 17. Trần Hoàng Nga (2011), Pháp luật chống định giá lạm dụng của EU, Hoa Kỳ, Việt Nam – So sánh và kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, chương trình Tiến sĩ liên kết Thụy Điển – Việt Nam. 18. OECD (2016), Báo cáo tổng quan của Ban thư ký OECD, Tính độc lập của các cơ quan cạnh tranh – từ thiết kế đến thực tiễn hoạt động. 19. OECD (2018), Đánh giá của OECD về Luật và Chính sách Cạnh tranh, online 2018-VIET.pdf 20. Nguyễn Như Phát (2004), “Độc quyền và xử lý độc quyền”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 8, tr. 53- 59. 21. Từ điển Tiếng Việt (1998), NXB Đà Nẵng 22. PGS. TS. Nguyễn Như Phát, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Phân tích và luận giải các quy định của Luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. 23. Quốc hội (2004), Luật cạnh tranh 2004 24. Quốc hội (2018), Luật cạnh tranh 2018 25. Nguyễn Ngọc Sơn (2005), “Xác định thị trường liên quan theo Luật cạnh tranh 2004”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 11 (63), tr. 34-39. 26. Nguyễn Ngọc Sơn (2008), “Hành vi định giá hủy diệt và việc ứng dụng trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 19(1), tr. 25- 33. 27. Lê Văn Sua (2014), Nhìn lại vụ việc giữa công ty Tân Hiệp Phát và công ty liên doanh bia Việt Nam – Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, online https://wikiluat.com/2016/05/15/nhin-lai-vu-viec-giua-cong-ty-tan-hiep- phat-va-cong-ty-lien-doanh-bia-viet-nam-nhung-kien-nghi-hoan-thien-phap- luat-ve-canh-tranh/ 28. Nguyễn Thị Tình (2015), Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học. 29. Tổng Cục thống kê (2017), Thông cáo báo chí về kết quả sơ bộ Tổng điều tra Kinh tế năm 2017, https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=382&ItemID=18686 30. Nguyễn Thanh Tú (2005), “Pháp luật về bán giá thấp nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 7, tr. 42- 48. 168 31. Viện Khoa học pháp lý , Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa – Nxb Tư pháp, Hà Nội. 32. Vụ pháp chế - Bộ công thương, Báo cáo tổng hợp hiện trạng 5 năm thực thi luật cạnh tranh 2005, Hà Nội 2011. B – Tài liệu tiếng Anh 33. A. Jones, B. Sufrin (2011), EU Competition Law. Text, Cases and Materials, Oxford University Press. 34. Australian Competition and Consumer Act 2010, https://www.legislation.gov.au/Details/C2017C00369. 35. Bishop & Walker (2002), “The Economics of EC Competition Law: Concepts, Application and Measurement”, Sweet& Maxwell, pp. 88. 36. Chakravarthi S. (2009), “New Indian Competition Law on the Anvil”, Corporate Law Adviser, 42 (1), pp. 109- 123 37. Canoy M.F.M., van Damme E.E.C., & Rey, P. (2004), “Dominance and monopolization”, in M. Neumann, & J. Weigand (Eds.), The International Handbook of Competition, Cheltenham: Edward Elgar Publishing, pp. 210-289. 38. CFI, Case T-201/04, Microsoft v. Commission, 17/9/2007, 39. Craig Paul; de Búrca, Gráinne (2008), EU Law, Text, Cases and Materials, 4th ed, Oxford University Press, Oxford. 40. Dibadj Reza (2007), “Article 82: Gestalt, Myths, Questions”, Santa Clara Computer and High Technology Law Journal, 615, pp. 181- 197. 41. D. Gerber, "Fairness in competition law: European and U.S. Experience," Presentation at a Conference on Fairness and Asian Competition Laws, held on March 5, 2004, in Kyoto, Japan. 42. E. Elhauge (2009), Tying, Bundled Discounts, and the Death of the Single Monopoly Profit Theory, Harvard Law Review, Vol. 123 (2). 43. EC (1997), Commission Notice on the Definition of relevant market for the purposes of Community competition Law, Official Journal C 372 of 9.12.1997. 44. EC Commission (2005), DG Competition Discussion Paper on the Application of Article 82 of the Treaty to Exclusionary Abuses, Brussels, available at truy cập ngày 17/12/2016 45. ECJ (1974), Case BRT v Sabam (C- 127/73). 46. ECJ (1979), Case Hoffmann-La Roche & Co. AG v Commission (C-85/76). 169 47. ECJ (1998), Case Kali and Salz v Commission (C-68/94 and C-30/95) ECR I- 1453. 48. ECJ (2000), Joined Case Ompagnie Maritime Belge Transports SA, Compagnie Maritime Belge SA and Dafra-Lines A/S v Commission, Joined Cases (C-395-6/96 P) ECR I-1365. 49. ECJ (1991), Case AKZO Chemie B.V v Commission (C-62/86) [1991] ECR I- 3359. 50. ECJ (1996), Tetrapak Interational SA v Commission (C-333/94P) [1996] ECR I-5951. 51. ECJ (1981), Case NV Nederlandsche Banden Industrie Michelin v Commission of the European Communities, C- 322/81. 52. ECJ (2000), Case Volkswagen AG v Commission of the European Communities [2000] ECR II- 2707. 53. ECJ (2001), Case Aéroports de Paris v Commission of the European Commission, C-82/01 P. 54. Eleanor M. Fox (1997), US and EU Competition Law: A Comparison, in GLOBAL COMPETITION POLICY 339, 340, Edward M. Graham & J. David Richardson eds. 55. Eleanor M. Fox (1986), Monopolization and Dominance in the United States and the European Community: Efficiency Opportunity and Fairness, 61 Notre Dame L. Rev. 98. Available at: truy cập ngày 19/2/2017 56. Eleanor M. Fox (2014), “Monopolization and abuse of dominance: Why Europe is different”, The Antitrust Bulletin: Vol 59(1), p129 – 152. 57. Eleanor Fox & J. Ordover (1995), "Harmonization of Competition and Trade Law: The Case for Modest Linkages of Law and Limits to Parochial State Action”, prepared for Columbia University Law School Conference on Multilateral Trade Regimes in the 21st Century, November 3-4, 1995. 58. Federico Etro (2007), The Economics of Competition Policy and Dominant Market Position, Stockholm Netwwork. 59. Federico Etro (2006), The EU approach to Abuse of Dominance, Ed. ECG and Intertic, Milan. 60. GCLC Research Papers on Article 82 EC (2005), Global Competition Center, College of Europe, Brugge. 61. Geradin, Damien (2003), “The Necessary Limits to the Control of 'Excessive' Prices by Competition Authorities - A View from Europe”. Tilburg University 170 Legal Studies Working Paper. Available at SSRN: truy cập ngày 06/3/2017 62. Goyder DG (2003), EC Competition Law, 4th ed, Oxford University, Press Oxford. 63. Hildebrand, Doris, “The Role of Economic Analysis in the EC Competition Rules”, Kluwer Law International, Second Edition, The Hague/London/New York, 2002, pp 126-170, 278-305. 64. Hylton (2003), Antitrust Law: Economic Theory and Common Law Evolution, Cambridge University Press. 65. ICN (2007), Report on the Objectives of Unilateral Conduct Laws, Assessment of Dominance/Substantial Market Power, and State- Created Monopolies, prepared by the Unilateral Conduct Working Group. 66. ICN (2008), "Report on Predatory Pricing," prepared by the Unilateral conduct Working Group for the 7th Annual Conference of the ICN in Kyoto. 67. John M. Connor, Albert A. Foer và Simch Udwin (2010), Criminalising Cartels: An American Perspective, New Journal of European Criminal Law, Vol. 1 (2). 68. Johnson, Piet Jan Slot and Angus (2006), An Introduction to Competition Law, Hart Publishing. 69. Kububa A. J. (2007), "Dominance and Abuse of Dominance," CUTS National 7UP3 Project, Etiopia. 70. Kroes N. (2006), Tackling Exclusionary Practices to Avoid Exploitation of Market Power: Some Preliminary Thoughts on the Policy Review of Article 82, in B Hawk (ed.) International Antitrust Law and Policy: Fordham Corporate Law Institute Annual Proceedings 2005, New York Juris Publishing. 71. Laura Laze (2016), Economic and Legal aspects of the competition policy from the European Union-Abuse of Dominance Position, PhD Thesis, University of CLUJ NAPOCA. 72. Lars Hendrik Roller (2008), “Exploitative Abuses”, in Ehlermann and Marrquis, eds., European Competition Law Annual 2007: A Reformed Approach to Article 82 EC, Hart Publishing, Oxford. 73. Mosso CE and Ryan S (1999), “Article 82 – Abuse of a Dominant Position” in J Faull and A Nikpay, The EC Law of Competition, Oxford University, Press Oxford, pp. 146 – 212. 74. M. Van Der Woude (2008), “ Unfair and Excessive prices in the energy sector” in Ehlermann and Mel Marquis, eds., European Competition Law Annual 2007: A Reformed Approach to Article 82 EC, Hart Publishing, Oxford. 171 75. OECD (1993), The Glossary of Industrial Organisation Economics, Competition Law and Policy Terms, Paris. 76. OECD (1996), Policy Roundtables: Abuse of Dominance and Monopolisation. truy cập ngày 17/3/2017. 77. Ordover Janusz A. and Saloner Garth (1989), Predation, Monopolization, and Antitrust, in Handbook of Industrial Organisation, vol. 1, R. Schmalensee and R.D. Willig, eds. Elsevier Science Publishing: Amsterdam. 78. Phillip Areeda và Donald F. Turner (1975), “Predatory Pricing and Related Practices under Section 2 of the Sherman Act”, Harvard Law Review, Vol. 88 (4), pp. 697-733. 79. Pinar Akman (2008), Exploitative Abuse in Article 82 EC: Back to Basics? Cambridge Yearbook of European Legal Studies 2008. 80. Pinar Akman (2015), The Concept of Abuse in EU Competition Law: Law and Economic Approaches, Hart publishing. 81. Raybould D.M. & Alison Firth (1994), Comparative Law of Monopolies, London: Graham & Trotman. 82. Report by the EAGCP, “An economic approach to Article 82”, Brussels, 7/2005, truy cập 29/7/2017. 83. Robert H. Bork (1966), “Legislative Intent and the Policy of the Sherman Act”, Journal of Law and Economics, Vol 9(7). 84. Robert H. Bork (1978), The Antitrust Paradox: A Policy with War at Itself, New York. 85. Robert H. Lande (1989), “Chicago’s False Foundation: Wealth Transfers (Not Just Efficiency) Should Guide Antitrust”, Antitrust Law Journal, Vol 631. 86. Robert O’ Donoghue and Jorge Padilla (2013), The Law and Economics of Arrtilce 102 TFEU, Hart Publishing. 87. Tadashi Shiraishi (2013), A Baseline for Analyzing Exploitative Abuse of a Dominant/ Superior Position, UT Soft Law Review, Vol 5 (2013). 88. Thang Long Tran (2001), The Application of Competition Law to Anti- Competitive Behaviours of State Monopolies – A Comparative Perspective, Doctoral Dissertation, La Trobe University, Australia. 89. UK Competition Act 1998, https://www.legislation.gov.uk/ukpga/1998/41. 90. UK Case Aberdeen Journals Limited v Office of Fair Trading (No. 2) [2003] 172 91. UN (2010), The United Nations Set of Principles and Rules on Competition Law, truy cập ngày 12/7/2017 92. UNCTAD (2010), Model Competition Law, truy cập ngày 08/5/2017 93. US Congress (1914), Clayton Antitrust Act, truy cập ngày 06/09/2017 94. US Congress (1890), Sherman Antutrust Act, truy cập ngày 19/11/2017 95. US Department of Justice, 1982 Merger Guidelines, https://www.justice.gov/archives/atr/1982-merger-guidelines truy cập ngày 21/1/2018. 96. US Supreme court (1966), Case United States v. Grinnell Corp., 384 U.S. 563. 97. US Supreme court (1905), Case Swift & Co. v. U.S., 196 U.S. 375. 98. US Supreme court (1993), Case Spectrum Sports, Inc. v. McQuillan, U.S. 113 S. Ct 884. 99. US Supreme court (1965), Case Walker Process Equipments Inc. v. Food, Machinery and Chemical Corp. 382 US 172. 100. Vedder H. (2006), “Competition Law and Consumer Protection: How Comppetition Law can be used to Protect Consumers Even Bettern – Or Not?”, European Business Law Review, Vol 83, pp. 83 - 109. 101. WEF (2018), Global Competitiveness Report, truy cập ngày 12/6/2018. 102. Whish R. (2005), Competition Law, Oxford University Press, London 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_kiem_soat_hanh_vi_lam_dung_vi_tri_thong_linh_thi_tru.pdf
  • pdfĐiểm mới Tiếng Anh LATS Trần Thùy Linh.pdf
  • pdfĐiểm mới Tiếng Việt Trần Thùy Linh.pdf
  • pdfTóm tắt LATS - ANH Trần Thùy Linh.pdf
  • pdfTóm tắt LATS Việt-Trần Thùy Linh.pdf
Luận văn liên quan