Luận án Kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn oda do kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện

Có sự khác biệt về quy trình, thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ: Mặc dù trong Nghị định số 38/2013/NĐ-CP, cũng như Nghị định số 16/2016/NĐ-CP đã quy định rõ các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà Chính phủ hoặc Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trong trường hợp có sự khác biệt giữa điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi với quy định của pháp luật Việt Nam về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế; nhưng ở một số dự án, do không xác định rõ sự khác biệt này, đặc biệt các quy định ở cấp kỹ thuật, tác nghiệp trong khâu đấu thầu, quản lý tài chính, thanh quyết toán, dẫn đến tình trạng trình duyệt “kép”, mất nhiều thời gian và làm chậm tiến độ thực hiện. - Vướng mắc liên quan đến cơ chế tài chính trong nước đối với các khoản vay ODA và vốn vay ưu đãi: Việc chuyển từ áp dụng cơ chế cấp phát sang cho vay lại toàn bộ hoặc một phần đối với ODA vốn vay và vốn vay ưu đãi đã làm chậm tiến độ xây dựng, thẩm định và phê duyệt văn kiện một số chương trình, dự án. Kết quả kiểm toán cho thấy, ODA và vốn vay ưu đãi là nguồn vốn thuộc NSNN được sử dụng để thực hiện các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và được phản ánh trong NSNN theo quy định của pháp luật. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi trên cơ sở phân cấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn, năng lực quản lý và tính chủ động của các ngành, các cấp; bảo đảm sự phối hợp quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẽ của các cơ quan liên quan. Việc thu hút, quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi phải được xem xét, cân đối và lựa chọn trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư phát triển nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, bền vững, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, công bằng, khả năng hấp thụ vốn, khả năng trả nợ và an toàn nợ công, trong đó ưu tiên sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp

pdf168 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn oda do kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uộc trong Hiệp định); Công tác ghi thu - ghi chi hàng năm của dự án. - Cần có quy định cụ thể về thời gian khảo sát theo hướng các Đoàn cần nghiên cứu kỹ hồ sơ do đơn vị cung cấp theo Đề cương khảo sát để phát hiện các tồn tại, thiếu sót cần thu thập, làm rõ trong quá trình khảo sát. Trên cơ sở đó, Kế hoạch khảo sát phải có thuyết minh cụ thể về mục tiêu, nội dung khảo sát, nhân sự cũng như thời gian khảo sát. Điều này vừa nhằm nâng cao chất lượng công tác khảo sát cũng như tiết kiệm kinh phí cho NSNN. - KHKT cần xác định rõ các nội dung đặc thù của dự án ODA như: (i) Kiểm toán đánh giá mục tiêu đầu tư và sự cần thiết phải vay ODA đối với dự án; quá trình đàm phán ký kết Hiệp định; (ii) Kiểm toán đánh giá các Thành tố ưu đãi có bảo đảm 35% đối với khoản vay có ràng buộc và 25% đối với khoản vay không có ràng buộc; (iii) Kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu quả của khoản vay theo hình thức vay ODA so với vay tín dụng nước ngoài hoặc vay trong nước; (iv) Kiểm toán khả năng bố trí nguồn vốn đối ứng của các cấp ngân sách; (v) Kiểm toán dòng tiền; (vi) Kiểm toán công tác ghi thu - ghi chi Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng cho thấy nhân tố “Sự phù hợp trong bố trí nhân sự của Đoàn kiểm toán”, “Khả năng tự nghiên cứu và trau dồi các kiến thức liên quan đến lĩnh vực kiểm toán các dự án sử dụng vốn ODA” và ”Sự phối hợp chặt chẽ giữa các KTV trong nhóm” ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng kiểm toán. Do đó, để đảm bảo cho khâu lập KHKT được đúng người, đúng việc, hạn chế các lợi ích cá nhân, cục bộ... chi phối đến hoạt động kiểm toán thì KTNN cần: (i) Bố trí Trưởng đoàn kiểm toán có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực được kiểm toán theo hướng không nhất thiết phải bố trí Trưởng đoàn kiểm toán là lãnh đạo đơn vị; (ii) Tổ chức đánh giá, phân loại công chức hàng năm một cách công bằng, dân chủ, khách quan; (iii) Tăng cường chức năng, nhiệm vụ cho các vụ tham mưu của KTNN (Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và KSCLKT) trong quá trình xét duyệt KHKT cần rà soát, kiểm tra... báo cáo Lãnh đạo KTNN để bố trí nhân sự cho phù hợp; (iv) Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để sàng lọc cán bộ hàng năm trong hoạt động kiểm toán như hình thức ‘KTV chọn Tổ trưởng’ và ‘Tổ trưởng chọn KTV’; các KTV thường xuyên không có các phát hiện và kiến nghị về xử lý tài chính hoặc kiến 131 nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách; hoặc có kiến nghị về xử lý tài chính nhưng phải thay đổi sau khi phát hành BCKT do có kiến nghị từ phía đơn vị... sẽ kiên quyết không bố trí tham gia các Đoàn kiểm toán; cho đi học tập, rèn luyện nhằm nâng cao trình độ. Hơn nữa, việc bố nhân sự cho Đoàn kiểm toán các dự án ODA cần thay đổi theo hướng bố trí riêng 01 Tổ kiểm toán gồm nhiều KTV có kinh nghiệm để kiểm toán sự cần thiết phải vay ODA đối với dự án, kiểm toán các điều khoản của Hiệp định để từ đó chỉ ra các điều khoản bất lợi làm căn cứ kiến nghị với Chính phủ và các bộ Ngành, kiểm toán dòng tiền, công tác ghi thu - ghi chi, bố trí vốn đối ứng, kiểm toán khả năng trả nợ (đối với các dự án tự cân đối), và kiểm toán hiệu quả xã hội của dự án. Trường hợp cần thiết có thể đề xuất Tổng KTNN thuê chuyên gia tư vấn về lĩnh vực của dự án ODA. b. Thực hiện kiểm toán - Thực hiện kiểm toán toàn diện các dự án sử dụng vốn ODA để đánh giá sự cần thiết đầu tư và sự cần thiết phải vay ODA đối với dự án; kiểm toán các thành tố ưu đãi có đảm bảo theo quy định; các ưu đãi về miễn giảm thuế có đảm bảo quy định; kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu quả của việc sử dụng vốn ODA... để từ đó làm rõ các điều kiện bất lợi của Hiệp định. - Kiểm toán làm rõ những bất lợi trong quá trình đấu thầu do ràng buộc trong Hiệp định gây ra; kiểm toán đánh giá ảnh hưởng của các ràng buộc đó lên giá vật tư, thiết bị nhập khẩu so với giá trong nước và giá của một số Hợp đồng tương tự, hoặc những bất lợi khi nhà thầu tham gia dự thầu chỉ là các nhà thầu từ quốc gia cung cấp, cho vay vốn... để từ đó có kiến nghị với Chính phủ sửa đổi văn bản hoặc lưu ý các bộ, ngành khi đàm phán với các Nhà tài trợ trong thời gian tới. - Kiểm toán dòng tiền; công tác ghi thu - ghi chi hàng năm của dự án có kịp thời và đúng quy định; kiểm toán công tác bố trí vốn đối ứng của các cấp ngân sách (NSTW, NSĐP), trong đó lưu ý việc bố trí nguồn vốn đối ứng từ NSĐP theo quy định có đảm bảo theo quy định hay phải xin Trung ương bổ sung có mục tiêu để làm vốn đối ứng để từ đó có kiến nghị với Chính phủ về việc yêu cầu các địa phương bố trí vốn đối ứng đối với các dự án ODA. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng cho thấy, trong 6 thuộc tính của Nhóm nhân tố thái độ nghề nghiệp, thuộc tính ‘Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp’ có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm toán. Điều này vừa làm hạn chế rủi ro kiểm toán, vừa tránh các khiếu nại, kiện tụng của đơn vị được kiểm 132 toán sau khi BCKT đã được phát hành theo quy định. Do đó, KTVNN cần thường xuyên rèn luyện, cập nhật bổ sung kiến thức chuyên môn; tích cực chia sẻ kinh nghiệm kiểm toán để tăng cường khả năng xét đoán nghề nghiệp; tăng cường khả năng làm việc theo nhóm và cần xin ý kiến thường xuyên Trưởng đoàn kiểm toán và lãnh đạo cấp cao khi gặp những khó khăn trong quá trình kiểm toán dự án ODA. c. Lập và phát hành báo cáo kiểm toán Việc tổ chức lập, phát hành BCKT cần được Đoàn kiểm toán thực hiện theo quy định. Ngoài ra, để các kiến nghị kiểm toán khả thi và đúng quy định của pháp luật, các KTV được giao nhiệm vụ cần tuân thủ các quy định của KTNN trong việc kiểm soát chất lượng kiểm toán theo chuẩn mực KTNN đã ban hành. Theo đó, để đưa ra ý kiến xác đáng về báo cáo quyết toán vốn đầu tư sử dụng vốn ODA thì các KTV trong nhóm, tổ trưởng, trưởng đoàn, các cấp soát xét cần nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ với thái độ thận trọng thích đáng. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Hội đồng thẩm định cấp Vụ cũng như của Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán tại các đơn vị. Theo đó quy định rõ trách nhiệm cụ thể của Hội đồng, Tổ kiểm soát nếu không phát hiện ra việc Đoàn kiểm toán không thực hiện đúng theo KHKT được duyệt, BCKT không tổng hợp đầy đủ các phát hiện, kết quả kiểm toán; để xảy ra việc các kiến nghị kiểm toán trái pháp luật, kiến nghị không đủ bằng chứng gây khiếu kiện, khiếu nại về kết quả kiểm toán của đơn vị. d. Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán Việc kiểm tra thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán được thực hiện khi: (i) Không có báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định; (ii) Báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán không có đầy đủ các tài liệu, bằng chứng kèm theo; (iii) Tỷ lệ, giá trị thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán thấp. Định kỳ hàng năm, KTNN cần có tổng kết, đánh giá việc thực hiện kiến nghị của KTNN, trong đó xác định rõ nguyên nhân của việc chậm thực hiện hoặc không thực hiện kiến nghị kiểm toán, đặc biệt cần phân tích rõ nguyên nhân từ phía đơn vị được kiểm toán và nguyên nhân từ phía KTNN (kiến nghị không phù hợp pháp luật; kiến nghị áp đặt không đầy đủ bằng chứng...) để từ đó Lãnh đạo KTNN sẽ có các chỉ đạo kịp thời để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán của KTNN. 133 5.3.3. Nâng cao năng lực, trình độ của kiểm toán viên Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhân tố “Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của KTV” và nhân tố “Khả năng tự nghiên cứu và trau dồi các kiến thức liên quan đến lĩnh vực kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA” cũng ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm toán. Do đó, để làm được điều này, KTNN cần nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng KTV Nhà nước (kể cả 02 trường hợp là xét tuyển và thi tuyển) đảm bảo cho KTV Nhà nước có đủ đức, đủ tài và có kinh nghiệm chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Ngoài ra, hàng năm phải thường xuyên tổ chức tập huấn; cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp kiểm toán mới, hiện đại; chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động kiểm toán và đặc biệt cần tổ chức sát hạch trình độ chuyên môn đối với các KTV hàng năm để làm căn cứ phân loại, đánh giá cán bộ, công chức hàng năm, từ đó làm hạn chế và loại bỏ dần khỏi Ngành các KTV chỉ làm theo “Chủ nghĩa kinh nghiệm”, và KTV có trình độ chuyên môn yếu, kém. Tăng cường trình độ tiếng Anh cho các KTV thực hiện kiểm toán dự án ODA, đủ để đọc, hiểu hồ sơ của dự án. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 6 thuộc tính trong nhóm Tuân thủ cũng ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng lượng kiểm toán. Để làm được điều này, KTNN cần tăng cường rèn luyện đạo đức cho từng KTV, rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp thông qua Chi bộ Đảng và các hội đoàn thể. Đặc biệt, KTNN cần có quy chế khen thưởng và đãi ngộ xứng đáng đối với các KTV đạt thành tích đồng thời có biện pháp và chế tài xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, không tuân thủ quy trình, chuẩn mực và KHKT được duyệt. 5.4. Khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu Khuyến nghị này được đưa ra dựa vào phát hiện về kết quả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán dự án sử dụng vốn ODA do KTNN thực hiện, kết hợp với phỏng vấn sâu các KTV và chủ nhiệm kiểm toán trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm toán dự án ODA. Theo đó, khuyến nghị được đưa ra đối với (i) các cơ quan Nhà nước; và (ii) KTNN. 5.4.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước Thứ nhất, Tiếp tục nâng cao địa vị pháp lý của KTNN Thời gian vừa qua, vị trí và vai trò của KTNN đã được nâng lên thông qua việc KTNN được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 và theo đó Luật KTNN năm 2005 đã được thay thế bằng Luật KTNN năm 2015. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động từ đầu 134 năm 2016 đến nay cho thấy hoạt động thanh tra, kiểm toán của nhà nước tại các đơn vị, dự án vẫn còn chồng chéo; cùng một nội dung nhưng được nhiều cơ quan thanh tra, kiểm tra và đưa ra các kết luận khác nhau, thậm chí trái ngược. Điều này gây phiền toái cho đơn vị được kiểm toán và làm mất tính nghiêm minh của pháp luật. Để giải quyết tình trạng này, KTNN với chức năng là cơ quan chuyên môn, kiểm tra tài chính công, tài sản công, cơ quan do Quốc hội thành lập cần được tiếp tục nâng cao địa vị pháp lý và vai trò trong việc kiểm tra tài chính công, tài sản công. Trong khi chưa có điều kiện ban hành Luật, Quốc hội cần sớm có Nghị quyết quy định ‘KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính tối cao của Nhà nước’, để trong trường hợp cùng một nội dung mà các cơ quan thanh tra, kiểm toán đưa ra các ý kiến khác nhau thì ý kiến của KTNN là quyết định cuối cùng và có giá trị pháp lý cao nhất. Điều này không chỉ nâng cao địa vị pháp lý của KTNN mà còn nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật thông qua các kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng kiểm toán nói chung, trước mắt Nhà nước cần có văn bản hướng dẫn theo hướng: (i) nâng cao tính độc lập của Tổng KTNN bằng hình thức miễn trừ trách nhiệm hình sự; (ii) quyền sát nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc; (iii) Thẩm quyền truy cập hệ thống thông tin điện tử của đối tượng kiểm toán cũng như trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán trong vấn đề này; (iv) quyền quy định các nội dung, phạm vi kiểm toán mà các Luật khác chưa có hướng dẫn cụ thể như kiểm toán các dự án BT, BOT, kiểm toán môi trường, kiểm toán doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50%...; (v) Quy định rõ tính độc lập của KTNN thông qua việc quyết định KHKT, kiểm toán các dự án lớn quốc gia, các dự án vay nước ngoài, các dự án bão lãnh chính phủ ngay từ khâu lập, phê duyệt dự án; (vi) Chính phủ sớm ban hành Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các kiến nghị kiểm toán và tính nghiêm minh của pháp luật... Thứ hai, Chính phủ cần rà soát quy hoạch cụ thể về các dự án đầu tư kêu gọi nguồn vốn ODA, trong đó cần xác định rõ nhu cầu đầu tư, xác định rõ các Dự án Nhà nước vay và cấp phát trực tiếp, dự án bảo lãnh Chính phủ; chỉ vay vốn cho những dự án thực sự cấp bách, cấp thiết, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao; thực hiện nghiêm túc chủ trương chỉ vay cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên Thứ ba, Nghiêm cấm việc chuyển đổi hình thức từ bảo lãnh Chính phủ sang Nhà nước cấp phát trực tiếp đối với các dự án không hiệu quả. Thứ tư, Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan thẩm định dự án, xác định rõ sự cần thiết phải vay ODA; các khoản vay mới chỉ thực hiện sau khi đánh giá đầy đủ tác động lên quy mô nợ công, khả năng trả nợ và nguồn vốn trả nợ; cân nhắc kỹ các 135 điều khoản ràng buộc trong Hiệp định, tránh bị lệ thuộc vào công nghệ, thiết bị và nhân sự của nhà tài trợ; so sánh các phương án vay vốn và tính toán hiệu quả của dự án trước khi ký kết Hiệp định. Thứ năm, Có chế tài xử lý nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các dự án vay ODA không hiệu quả, không có khả năng trả nợ theo mục tiêu ban đầu. Thứ sáu, Nâng cao chất lượng của các Ban quản lý dự án ODA theo hướng chuyên nghiệp hóa, nhằm tránh trường hợp mỗi dự án ODA lại thành lập thêm một Ban quản lý riêng chỉ để quản lý một dự án. Thứ bảy, có chế tài xử lý đối với các sai phạm của nhà thầu nước ngoài, đặc biệt đối với các kiến nghị xử lý tài chính liên quan đến việc phải thu hồi tiền của nhà thầu nước ngoài nộp NSNN. 5.4.2. Khuyến nghị đối với KTNN Thứ nhất, Nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của cơ quan KTNN, do đó KTNN cần sớm sàng lọc đội ngũ KTV hiện có để loại bỏ những KTV không đủ đức, đủ tài. Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, sát hạch chuyên môn nghiệp vụ hàng năm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hiện có. Ngoài ra, với đội ngũ KTV được giao nhiệm vụ kiểm toán các dự án ODA cần được đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ (Anh văn) đủ để đọc hiểu hồ sơ của dự án. Đồng thời, hàng năm KTNN cần mời các chuyên gia đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm liên quan đến các dự án ODA như công nghệ, năng lượng, môi trường, thẩm định phương án tài chính để xây dựng tài liệu chuyên sâu về dự án ODA, giảng dậy và truyền đạt kinh nghiệm cho đội ngũ KTV và các nhà quản lý của các KTNN chuyên ngành, khu vực. Thứ hai, KTNN cần sớm giao Trung tâm Tin học phối hợp với KTNN chuyên ngành II (đơn vị được phân công kiểm toán 02 Bộ tổng hợp: Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính) và KTNN chuyên ngành V (cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm toán đầu tư XDCB) xây dựng Hệ thống thông tin (cơ sở dữ liệu) về các Chương trình, dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA, bao gồm các thông tin chủ yếu sau: Tên Chương trình, dự án; Tên nhà tài trợ, đồng tài trợ; Tên, địa chỉ, số điện thoại của cơ quan chủ quản, chủ dự án (Ban QLDA); Mục tiêu của Chương trình, dự án; Đối tượng thụ hưởng của Chương trình, dự án; Tiến độ thực hiện Chương trình, dự án; Tổng nguồn vốn của Chương trình, dự án (nêu rõ cơ cấu nguồn vốn); Cơ chế tài chính trong nước đối với 136 Chương trình, dự án; Phương án xây dựng và công nghệ; Giá trị khối lượng hoàn thành được nghiệm thu; Giá trị đã giải ngân (thanh toán và tạm ứng)... Việc xây dựng cơ sở dữ liệu này rất hữu ích cho việc theo dõi một cách có hệ thống về các đối tượng kiểm toán (Chương trình, dự án ODA), tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho việc lập các kế hoạch và tìm hiểu các thông tin liên quan cũng như thuận lợi trong chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm toán, kể cả việc chỉ đạo, điều hành để xây dựng KHKT hàng năm. Thứ ba, KTNN giao Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu, rà soát chức năng, nhiệm vụ của các KTNN chuyên ngành và khu vực trên cơ sở đó sắp xếp lại công tác kiểm toán các Chương trình, dự án ODA theo hướng: (i) Giao cho một KTNN chuyên ngành chủ trì, các KTNN chuyên ngành và khu vực phối hợp để cử KTV tham gia Đoàn kiểm toán để kiểm toán toàn diện nguồn vốn ODA và việc quản lý sử dụng nguồn vốn này trên phạm vi toàn quốc; hoặc (ii) Giao cho một KTNN chuyên ngành chủ trì, Tổng KTNN sẽ điều động, biệt phái có thời hạn các KTV có năng lực từ các KTNN chuyên ngành và khu vực để tham gia Đoàn kiểm toán theo đề nghị của Vụ Tổ chức cán bộ và đơn vị được giao chủ trì cuộc kiểm toán. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý đối với cuộc kiểm toán chuyên đề có phạm vi toàn Ngành là khâu Chuẩn bị kiểm toán của đơn vị được giao chủ trì cuộc kiểm toán: từ khâu xây dựng đề cương khảo sát, đề cương kiểm toán, khảo sát thu thập thông tin và lập KHKT, đến khâu quán triệt và tập huấn cho toàn bộ các thành viên Đoàn kiểm toán và Lãnh đạo các đơn vị có liên quan đến cuộc kiểm toán để phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thứ tư, KTNN cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn theo hướng thay đổi cách thức khảo sát thu thập thông tin một cách phù hợp đối với tất cả các Đoàn kiểm toán, đánh giá rõ tình hình tài chính, công tác quản lý tài chính tại đơn vị, cũng phân tích xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ; trên cở sở đó xác định rõ trọng yếu và rủi ro kiểm toán để làm cơ sở xác định mục tiêu và nội dung của cuộc kiểm toán. Quán triệt nghiêm túc nguyên tắc “Mục tiêu và nội dung kiểm toán chỉ được xác định trên cơ sở xác định trọng yếu và rủi ro kiểm toán”, tránh việc lập KHKT một cách chiếu lệ, chỉ nhằm mục đích để được lãnh đạo KTNN ban hành Quyết định kiểm toán. Thứ năm, KTNN cần sớm nghiên cứu và ban hành văn bản hướng dẫn về Phương pháp kiểm toán điều tra và các quy định cụ thể khi áp dụng phương pháp này để các Đoàn kiểm toán áp dụng trong thực tiễn hoạt động kiểm toán để nâng cao khả 137 năng phát hiện thất thoát, lãng phí trong quá trình quản lý và sử dụng vốn ODA, và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan; phương pháp kiểm toán để xác định năng lực kỹ thuật và năng lực tài chính của nhà thầu nước ngoài có đảm bảo theo quy định. Thứ sáu, KTNN cần có quy định cụ thể để các Đoàn kiểm toán toàn diện chi phí đầu tư thực hiện của dự án, trong đó bao gồm cả chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư từ nguồn vốn đối ứng cho dự án ODA làm căn cứ để đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và hiệu quả xã hội của dự án. Tập trung kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Đánh giá các bất cập, thiếu sót của các văn bản quản lý dự án ODA để có kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý và sử dụng vốn vay ODA, tránh thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Thứ bảy, Nghiên cứu, sửa đổi Quy trình kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN quy định tại Quyết định số 1223/QĐ-KTNN ngày 06/7/2012 cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán cho đến khi đơn vị thực hiện 100% kiến nghị kiểm toán hoặc phần không thực hiện phải có lý do giải trình bằng văn bản và đã được Lãnh đạo KTNN chấp thuận. Đánh giá tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán của từng đơn vị trong ngành (KTNN chuyên ngành, khu vực) để đôn đốc, yêu cầu làm rõ nguyên nhân và kiến nghị khắc phục kịp thời. Thứ tám, Nghiên cứu sửa đổi quy định trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành BCKT của KTNN để rõ trách nhiệm của từng Vụ chức năng, tránh chồng chéo và lãng phí nguồn lực. Thứ chín, Tăng cường công tác tuyên truyền về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của KTNN để các cơ quan, đơn vị và nhân dân hiểu và ủng hộ hoạt động kiểm toán của KTNN, làm hạn chế sự không phối hợp hoặc phối hợp thiếu chặt chẽ của các đơn vị được kiểm toán. Đồng thời, có chế tài xử lý nghiêm đối với các đơn vị không phối hợp trong hoạt động kiểm toán như cố tình kéo dài thời gian cung cấp hồ sơ, tài liệu hoặc cung cấp hồ sơ, tài liệu không trung thực. Thứ mười, có chế tài xử lý đối với các Đoàn kiểm toán không hoàn thành nhiệm vụ theo KHKT được Tổng KTNN phê duyệt; phát hành BCKT không đúng thời gian quy định của Luật KTNN. 138 Kết luận Chương 5 Dựa vào khung lý thuyết về quy trình kiểm toán dự án đầu tư sử dụng vốn ODA qua 4 giai đoạn mang tính đặc thù của KTNN và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán qua tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan gắn với tính đặc thù của KTNN; cũng dựa vào kết quả tìm hiểu thực trạng kiểm toán các dự án ODA do KTNN thực hiện qua chuỗi thời gian mà các dự án được triển khai thừ 2011 đến 2015; tác giả đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được cũng như các tồn tại (hạn chế) trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán dự án ODA. Theo đó, các yếu điểm này sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán dự án ODA do KTNN thực hiện. Kết quả sẽ là tiền đề để chất lượng kiểm toán được nâng cao. Dựa vào kết quả chạy mô hình hồi quy để qua đó xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (cả bên trong và bên ngoài) đến chất lượng kiểm toán dự án ODA, tác giả đưa ra các khuyến nghị nhấn mạnh vào tầm quan trọng của từng nhân tố và các thuộc tính trong từng nhân tố để qua đó muốn nâng cao chất lượng kiểm toán thì các cơ quan Nhà nước cũng như chính KTNN tập trung vào; qua đó cũng khắc phục và hoàn thiện quy trình kiểm toán các dự án ODA do KTNN thực hiện. 139 KẾT LUẬN Kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn vốn vay, đặc biệt trong bối cảnh áp lực nợ công đang tăng cao trong giai đoạn hiện nay. Thực tiễn thời gian qua đã cho thấy, nhiều dự án được Chính phủ bảo lãnh vay nước ngoài nhưng hoạt động không hiệu quả, không đảm bảo theo mục tiêu nên đã phải chuyển đổi từ hình thức bảo lãnh Chính phủ sang hình thức NSNN đầu tư trực tiếp. Điều đó cho thấy, việc KTNN cần có ngay quy trình kiểm toán các dự án ODA là hết sức cấp bách để đánh giá một cách toàn diện dự án từ khâu lập, thẩm định phê duyệt dự án, đàm phán ký kết Hiệp định đến việc kiểm toán dòng tiền, kiểm toán tính kinh tế, hiệu quả của dự án Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán các dự án ODA chủ yếu là các nhân tố thuộc Nhóm nhân tố bên trong như: Sự tinh thông nghề nghiệp của KTVNN, Thời gian kiểm toán, Thái độ nghề nghiệp (Sự thận trọng, hoài nghi nghề nghiệp) của KTV và Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của KTV Trong khi nhóm nhân tố bên ngoài, yếu tố thuộc về đơn vị được kiểm toán và hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán đều có ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc kiểm toán, trong đó các yếu tố thuộc về đơn vị được kiểm toán có sức ảnh hưởng lớn hơn. Theo đó, nghiên cứu này được thực hiện có những đóng góp chính sau: Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA qua các giai đoạn khác nhau, và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của các dự án này, bao gồm cả nhóm nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngoài. Thứ hai, qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn làm rõ thực trạng quy trình kiểm toán các dự án sử dụng vốn ODA do KTNN thực hiện và qua phiếu điều tra để chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán dự án ODA. Thứ ba, qua khung lý thuyết và thực trạng kiểm toán dự án ODA cũng như xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán; tác giả đánh giá ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân trong kiểm toán dự án ODA và đưa ra các giải pháp để khắc phục những tồn tại đó; cũng như đưa ra các khuyến nghị cả từ phía cơ 140 quan Nhà nước và KTNN dựa trên kết quả xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán. Nghiên cứu này tập trung vào hai nội dung cơ bản là tìm hiểu quy trình kiểm toán dự án ODA để xác định những điểm yếu qua đó nhằm hoàn thiện và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán. Hai nội dung này có quan hệ rất mật thiết với nhau. Các giải pháp đưa ra nếu được thực hiện sẽ nâng cao chất lượng kiểm toán và dựa vào các khuyến nghị nhấn mạnh vào những nhân tố ảnh hưởng đáng kể thì sẽ giảm thiểu các sai phạm trọng yếu trong quá trình kiểm toán. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Mạnh Cường (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán dự án đầu tư ODA: Nghiên cứu điển hình tại Kiểm toán nhà nước, Tạp chí nghiên cứu Khoa học kiểm toán, số 106-8/2016, tr 28-35. 2. Nguyễn Mạnh Cường (2014), Kiểm toán nhà nước sẽ tham gia vào cuộc đấu tranh chống chuyển giá như thế nào?, Tạp chí Tài chính tháng 01/2014. Địa chỉ: toan-nha-nuoc-se-tham-gia-vao-cuoc-dau-tranh-chong-chuyen-gia-nhu-the-nao- 40073.html. 3. Nguyễn Mạnh Cường (2015), Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động kiểm toán của các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Kiểm toán nhà nước Việt Nam, Hội thảo quốc tế “Kiểm toán hoạt động đối với các dự án ODA” giữa KTNN Việt Nam và KTNN In-đô-nê-xi-a, Hà Nội tháng 6/2015. 4. Nguyễn Mạnh Cường (2002), Một số ý kiến về việc xác định quỹ lương trong các doanh nghiệp xây lắp qua kiểm toán, Tạp chí Kiểm toán, số 1 (35), tr 26-27. 5. Nguyễn Mạnh Cường (2005), Thất thoát trong đầu tư xây dựng - trách nhiệm của các đơn vị cung cấp vật tư, Tạp chí Kiểm toán, số 8 (60), tr 36-37. 6. Nguyễn Mạnh Cường (2014), Một số sai phạm trong khâu kế toán và quyết toán ngân sách - kiến nghị, sửa đổi, Hội thảo Đề xuất sửa đổi bổ sung Luật Kế toán, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, Hội An - Quảng Nam, tháng 4/2014. 7. Nguyễn Mạnh Cường (2016), Kiểm toán dự án ODA và các giải pháp đối với Kiểm toán Nhà nước, Hội thảo Khoa học Quốc gia “Kế toán, kiểm toán trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP và AEC”, Đại học Kinh tế Quốc dân, tháng 11/2016. 8. Nguyễn Mạnh Cường (2016), Bàn về kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA do Kiểm toán nhà nước thực hiện, Tạp chí nghiên cứu Khoa học kiểm toán, số 109-11/2016, tr 6-13. 9. Nguyễn Mạnh Cường (2016), Nghiên cứu các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA do Kiểm toán Nhà nước thực hiện, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 173-10/2016, tr 36-42. 10. Nguyễn Mạnh Cường (2016), Kiểm toán các dự án BOT và vai trò của Kiểm toán nhà nước, Hội thảo cấp Bộ “Những vấn đề đặt ra đối với dự án BOT và vai trò của KTNN”, Kiểm toán nhà nước, tháng 9/2016. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh 1. Arens, A. A; Randal, J. E & Beasley, S. M (2006), Auditing and Assurance Services, 11th Ed, Prentice Hall, New Jersey. 2. Angus, D. (2004), “Dimentions of Audit quality”, University of Paisley. 3. Becker, C. L., Defond, M. L., Jiambalvo, J. & Subramanyam, K. R., (1998), "The Effect of Audit Quality on Earnings Management", Contemporary Accounting Research, vol. 15, iss. 1, pp. 1-24. 4. Boon, K., McKinnon, J. & Ross (2008), “Audit service quality in compulsory audit tendering: Preparer perceptions and Satisfaction”, Accounting research Journal, Volume 21, Number 2, pp.93-122. 5. Boon, K. (2007), Compulsory Audit Tendering and Audit Quality: Evidence from Australian Local Government, Macquarie University. 6. Carlin, T. M., Finch, N. & Ford, G., (2008), "Fair Value Impairment Testing Under IFRS: Examining Australia's Disclosure Quality", Financial Reporting, Regulation and Governance, vol. 7, iss. 1, pp. 1-25. 7. DeAngelo, L. E., (1981), "Audit Size and Audit Quality", Journal of Accounting and Economics, vol. 3, pp. 183-199. 8. Defond, M. L. & Jiambalvo, J., (1991), "Incidence and Circumstances of Accounting Errors", The Accounting Review, vol. 66, iss. 3, pp. 643-655. 9. Guo, Z. X. (2010), Research on the audit method for the government’s investment project, Master Thesis, Wuhan University, China. 10. Kelley, T.P and Margheim, L. (1990), The impact of time budget pressure personality, and leadership variables on dysfunctional audittor bahaviors, Auditing: A Journal of Practice and Theory, pp. 21-42. 11. Le, A. M (2014), A Strategy to change the audit process of The State audit office of Vietnam to align with the Australian Government audit process. Doctor of professional studies, Central Queensland University, Australia. 12. Le, H. N. (2014), Auditing and Earning Management in New Zealand; Doctor of professional studies, Victoria University of Wellington, New Zealand. 13. Lennox, S. C., (1999), Audit Quality and Auditor Size: An Evaluation of Reputation & Deep Pockets Hypotheses, Journal of Business Finance & Accounting, 26 (7-8), 779-885. 14. Libby, R., Nelson, M. W. & Hunton, J. E., (2006), "Recognition v. disclosure, auditor tolerance for misstatement, and reliability of stock-compensation and lease information", Journal of Accounting Research, vol. 44, iss. 3, pp. 553-600. 15. Liu, L. Y. (2006), Application of the audit in the airport contruction project, Master Thesis, Beijing University of Aeronautics & Astronautics, China. 16. Macias, K. A (2000), A Financial Audit Model for Enterpreneurial Governments, PhD Thesis, University of Southern California. 17. Robert, D. A & David, J. H (1998), Audit of the Federal Government’s Financial Statements, The CPA Journal, Aug 1998 (68). 18. Sylvia, V. L. (2003) “The Development of environmental auditing within INTOSAI”. 19. Thomas, C.W. (2003) “Research about audit quality”. The CPA Journal. 20. Wang, X. K. (2006), The research of governmental performance audit in our country, Master Thesis, Shandong University, China. 21. Xiao, S. (2010), Study on whole-process-auditing in construction project. Master Thesis, Wuhan University, China. Tiếng Việt 1. Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Báo cáo về ODA tại Hội nghị thường niên với các nhà tài trợ. 2. Bùi Thị Thủy (2013), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 3. Chính phủ (2013), Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. 4. Chính phủ (2016), Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. 5. Cù Hoàng Diệu (2016), Hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán dự án đầu tư do Kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính. 6. Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính (2014), Tài liệu tập huấn “Quản lý tài chính, tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước và vốn ODA”, thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5/2014. 7. Đặng Thị Điệp (2012) “ODA và sự phát triển nền kinh tế Việt Nam”, Học viện Tài chính. 8. Hà Thị Ngọc Hà (2011), Các giải pháp hoàn thiện, tăng cường kiểm soát chất lượng công tác kiểm toán báo cáo tài chính các đơn vị có lợi ích công chúng. Đề tài cấp ngành, Bộ Tài chính. 9. Hoàng Văn Lương (2012), Hoạt động kiểm toán đối với việc chống thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong đầu tư XDCB, Luận án tiến sỹ, Học Viện Tài chính. 10. Kiểm toán nhà nước (2015), Tài liệu khóa học căn bản về kiểm toán hoạt động. 11. Kiểm toán nhà nước (2013), Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình ban hành kèm theo Quyết định số 04/2013/QĐ-KTNN. 12. Kiểm toán nhà nước (2008), Trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. 13. Kiểm toán nhà nước (2011-2015), các Báo cáo kiểm toán liên quan đến các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA. 14. Liên đoàn Kế toán quốc tế - IFAC (2002), Các Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế, NXB Thống kê. 15. Lưu Ngọc Trịnh (2002) "Vốn vay ưu đãi ở Việt Nam những năm gần đây - thực trạng vấn đề và giải pháp", Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 16. Lưu Trường Kháng (2012), Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán dự án đầu tư do KTNN Việt Nam thực hiện, Luận án tiến sỹ, Học Viện Tài chính. 17. Ngân hàng Thế giới (1999), Báo cáo nghiên cứu chính sách “Đánh giá viện trợ khi nào có tác dụng, khi nào không và tại sao”, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia dịch. 18. Nguyễn Quang Quynh và Ngô Trí Tuệ (2006), Giáo trình kiểm toán tài chính, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 19. Ngô Đức Long (2002), Những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Trường Đại học Thương mại. 20. Nguyễn Thị Mỹ (2012), Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội. 21. Nguyễn Văn Tuấn (2010), Vai trò của Nhà nước trong quản lý vốn ODA ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân. 22. Nguyễn Quang Quynh, Nguyễn Thị Phương Hoa (2008), Giáo trình lý thuyết kiểm toán, NXB Tài Chính, Hà Nội. 23. Phạm Thanh (2011)“Nợ công nhìn từ nguồn vốn ODA", Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 24. Phí Thị Kiều Anh (2016), Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính. 25. Quốc hội (2015), Luật Kiểm toán nhà nước, số 81/2015/QH13. 26. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công, số 49/2014/QH13. 27. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng, số 16/2003/QH11. 28. Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu, số 43/2013/QH13. 29. Quốc hội (2009), Luật Quản lý nợ công, số 29/2009/QH12. 30. Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2008), "Một số bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về vốn ODA đối với Việt Nam”. 31. Trần Mạnh Dũng & Lại Thị Thu Thủy (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán trong ngữ cảnh của Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc gia: Kế toán, kiểm toán trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP và AEC, Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức, tháng 11/2016. 32. Trần Thị Mai (2012), “Tăng cường quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho chi đầu tư phát triển ở Việt Nam”, Học viện Tài chính. 33. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về vốn ODA tại Việt Nam”. 34. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), “Nâng cao hiệu quả của nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam”. 35. Vương Đình Huệ (2009), Nội dung và phương pháp kiểm toán hoạt động đối với các Chương trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, Đề tài nghiên cứu. PHỤ LỤC Phụ lục số 1: Bảng câu hỏi khảo sát dành cho các thành viên của các Đoàn kiểm toán dự án đầu tư sử dụng vốn ODA do KTNN thực hiện, giai đoạn 2011-2015 PHIẾU KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN ODA DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN Lời giới thiệu Tên tôi là Nguyễn Mạnh Cường, hiện là Nghiên cứu sinh Khóa 33 Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Để phục vụ cho nghiên cứu của mình, tôi rất cảm ơn sự tham gia của Anh/Chị vào cuộc khảo sát này. Mục đích của cuộc khảo sát là để đánh giá thực trạng kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA, cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA do Kiểm toán Nhà nước thực hiện. Những thông tin mà Anh/Chị cung cấp chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài mà không được cung cấp cho ai khác. Tất cả các câu trả lời sẽ được hoàn toàn giữ kín. Không có câu trả lời nào có thể xác định được anh/chị là ai với tư cách như một Lãnh đạo đoàn/Tổ trưởng/KTV hoặc Đoàn kiểm toán cụ thể, bởi vì những dữ liệu thu thập được sẽ chỉ dùng cho mục đích phân tích, tổng hợp và bình luận trong đề tài nghiên cứu. Nếu Anh/Chị có điều gì cần trao đổi hoặc quan tâm tới kết quả tổng hợp của nghiên cứu này, xin liên hệ: Nguyễn Mạnh Cường - Vụ Tổng hợp - Kiểm toán Nhà nước; 111 - Trần Duy Hưng - Hà Nội. Điện thoại: 04.62822182 hoặc 0913095455, Email: cuongsav@gmail.com Xin chân thành cảm ơn sự tham gia/giúp đỡ của Anh/Chị! THÔNG TIN CÁ NHÂN (chỉ phục vụ cho mục đích phân loại đối tượng khảo sát - và được giữ kín) 1. Họ và tên:................................................................................................ 2. Chức vụ hiện tại:..................................................................................... 3. Đơn vị công tác:...................................................................................... 4. Số năm kinh nghiệm làm KTVNN: .... 5. Chức vụ khi tham gia Đoàn kiểm toán:.................................................. 6. Tên Đoàn kiểm toán/Năm thực hiện kiểm toán:..................................... .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. ***o0o*** CÂU HỎI KHẢO SÁT A. Câu hỏi chung về chất lượng kiểm toán 1. Anh/chị cho biết khả năng phát hiện các sai phạm trọng yếu của KTV khi kiểm toán dự án đầu tư sử dụng vốn ODA? (mức điểm từ 1- 5: rất thấp - rất cao): 1. Rất thấp [ ] 2. Thấp [ ] 3. Trung bình [ ] 4. Cao [ ] 5. Rất cao [ ] 2. Anh/chị cho biết khả năng báo cáo các sai phạm trọng yếu của KTV khi khi kiểm toán dự án đầu tư sử dụng vốn ODA? (mức điểm từ 1-5: rất thấp - rất cao): 1. Rất thấp [ ] 2. Thấp [ ] 3. Trung bình [ ] 4. Cao [ ] 5. Rất cao [ ] 3. Anh/Chị có ý kiến như thế nào về thực trạng kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA hiện nay Ưu điểm: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Hạn chế: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế (Cơ chế pháp lý? Trình độ, năng lực của KTV? Điều kiện làm việc?..): .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... B. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA 4. Xin cho biết đánh giá của Anh/Chị về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố dưới đây tới chất lượng kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA do Kiểm toán nhà nước thực hiện hiện nay? Xin Anh/Chị trả lời dưới hình thức khoanh tròn vào ô số phù hợp về mức độ ảnh hưởng theo đánh giá của Anh/Chị (chọn vào ô phù hợp theo 5 mức độ ảnh hưởng từ 1. Rất thấp đến 5. Rất cao). TT Các nhân tố & thuộc tính Mức độ ảnh hưởng 1.Rất thấp 2.Thấp 3.Bình thường 4.Cao 5.Rất cao 1 Hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA 1.1 Sự phù hợp của Luật Kiểm toán nhà nước 2015 1 2 3 4 5 1.2 Sự đầy đủ của Hệ thống chuẩn mực kiểm toán 1 2 3 4 5 1.3 Sự phù hợp của Hệ thống chuẩn mực kiểm toán 1 2 3 4 5 1.4 Sự phù hợp của Quy trình kiểm toán 1 2 3 4 5 1.5 Sự phù hợp của Hướng dẫn kỹ năng kiểm toán 1 2 3 4 5 2 Nhân tố thuộc về đơn vị được kiểm toán là các Ban quản lý/Đơn vị quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA 2.1 Năng lực của Ban QLDA 2.2 Tính chuyên nghiệp của Ban QLDA 1 2 3 4 5 2.3 Chất lượng kiểm soát nội bộ của Ban QLDA 1 2 3 4 5 2.4 Tính tuân thủ của Ban QLDA về Hiệp định dự án/Văn bản đã ký kết 1 2 3 4 5 TT Các nhân tố & thuộc tính Mức độ ảnh hưởng 1.Rất thấp 2.Thấp 3.Bình thường 4.Cao 5.Rất cao 2.5 Hiểu biết của Lãnh đạo Ban QLDA về hoạt động kiểm toán của KTNN 1 2 3 4 5 2.6 Sự hợp tác của đơn vị được kiểm toán 1 2 3 4 5 3 Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của KTV 3.1 Kiến thức được đào tạo cơ bản (bằng cấp) chuyên ngành kỹ sư xây dựng, tài chính, kế toán, kiểm toán... 1 2 3 4 5 3.2 Đã học các lớp đào tạo KTV của KTNN (có chứng chỉ KTV nhà nước) 1 2 3 4 5 3.3 Cập nhật kiến thức hàng năm do KTNN tổ chức 1 2 3 4 5 3.4 Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp 1 2 3 4 5 3.5 Kỹ năng làm việc theo nhóm 1 2 3 4 5 3.6 Kỹ năng ngoại ngữ của KTV 1 2 3 4 5 3.7 Sự phù hợp trong bố trí nhân sự của Đoàn kiểm toán 1 2 3 4 5 4 Sự tinh thông nghề nghiệp (năng lực nghề nghiệp/Tư duy nghề nghiệp) của KTV 4.1 Khả năng xét đoán và phát hiện các sai phạm trọng yếu 1 2 3 4 5 4.2 Khả năng chọn mẫu kiểm toán 1 2 3 4 5 4.3 Khả năng tự nghiên cứu và trau dồi các kiến thức liên quan đến lĩnh vực kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA 1 2 3 4 5 4.4 Kinh nghiệm kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA 1 2 3 4 5 4.5 Sự hiểu biết về đơn vị được kiểm toán 1 2 3 4 5 4.6 Hiểu biết và có nhiều mối quan hệ xã hội (có thể tham khảo vào hoạt động kiểm toán) 1 2 3 4 5 TT Các nhân tố & thuộc tính Mức độ ảnh hưởng 1.Rất thấp 2.Thấp 3.Bình thường 4.Cao 5.Rất cao 4.7 Khả năng phối hợp chặt chẽ với các KTV trong nhóm kiểm toán 1 2 3 4 5 4.8 Kinh nghiệm của Trưởng đoàn kiểm toán về kiểm toán dự án 1 2 3 4 5 4.9 Kinh nghiệm của Tổ trưởng tổ kiểm toán về kiểm toán dự án 1 2 3 4 5 4.10 Giám sát và hướng dẫn các thành viên trong Tổ/nhóm 1 2 3 4 5 5 Thái độ nghề nghiệp (Sự thận trọng, hoài nghi nghề nghiệp) của KTV 5.1 Xem xét cân nhắc các khía cạnh khi đưa ra ý kiến 1 2 3 4 5 5.2 Đánh giá độ tin cậy của các tài liệu do Ban quản lý dự án cung cấp 1 2 3 4 5 5.3 Khi có nghi ngờ có rủi ro sai phạm trọng yếu thì cần thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. 1 2 3 4 5 5.4 Thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp 1 2 3 4 5 5.5 Thận trọng cao độ trong cuộc kiểm toán 1 2 3 4 5 5.6 Thận trọng trong thực hiện kiểm toán 1 2 3 4 5 6 Tuân thủ chuẩn mực của các thành viên Đoàn kiểm toán 6.1 Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp 1 2 3 4 5 6.2 Thái độ chính trực, khách quan và công bằng 1 2 3 4 5 6.3 Tuân thủ kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt 1 2 3 4 5 6.4 Tuân thủ quy trình kiểm toán 1 2 3 4 5 6.5 Tuân thủ chuẩn mực nghiệp vụ kiểm toán 1 2 3 4 5 TT Các nhân tố & thuộc tính Mức độ ảnh hưởng 1.Rất thấp 2.Thấp 3.Bình thường 4.Cao 5.Rất cao 6.6 Tuân thủ pháp luật và các quy định pháp lý khác có liên quan 1 2 3 4 5 7 Điều kiện làm việc của KTV nhà nước 7.1 Phương tiện làm việc cá nhân của KTV 1 2 3 4 5 7.2 Ứng dụng các phần mềm kiểm toán (ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán) 1 2 3 4 5 7.3 Điều kiện làm việc của KTV: một số thiết bị, phương tiện kiểm tra cơ bản đối với công tác kiểm tra hiện trường 1 2 3 4 5 7.4 Chế độ công tác phí với KTV 1 2 3 4 5 7.5 Chế độ khen thưởng với KTV 1 2 3 4 5 7.6 Chế tài xử lý đối với các sai phạm của KTV 1 2 3 4 5 8 Thời gian kiểm toán 8.1 Thời gian khảo sát lập kế hoạch kiểm toán 1 2 3 4 5 8.2 Thời gian thực hiện cuộc kiểm toán 1 2 3 4 5 8.3 Thời gian lập Báo cáo kiểm toán 1 2 3 4 5 9 Kiểm soát chất lượng kiểm toán 9.1 Nhật ký kiểm toán của KTV 1 2 3 4 5 9.2 Kiểm soát chất lượng của KTNN chuyên ngành/khu vực 1 2 3 4 5 9.3 Kiểm soát CLKT của Vụ CĐ&KSCLKT 1 2 3 4 5 9.4 Kiểm soát của các Vụ chức năng khác 1 2 3 4 5 Xin Anh/Chị cho ý kiến bổ sung (nếu có) về đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA Mức độ ảnh hưởng 1 2 3 4 5 TT Các nhân tố & thuộc tính Mức độ ảnh hưởng 1.Rất thấp 2.Thấp 3.Bình thường 4.Cao 5.Rất cao 1 2 3 4 5 Xin chân thành cảm ơn ý kiến trả lời của Anh/Chị Kính chúc Anh/Chị nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công ! Phụ lục số 2: Danh sách phỏng vấn Họ và tên Chức vụ Nơi công tác 1. Ths.Ngô Minh Kiểm Vụ trưởng Vụ Chế độ & KSCLKT 2. Ths.Nguyễn Tuấn Anh Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành V 3. Trần Trung Hiếu Trưởng phòng KTNN khu vực I 4. Trần Minh Phó trưởng phòng KTNN chuyên ngành V 5. Vũ Duy Bắc Trưởng phòng KTNN chuyên ngành IV 6. Đỗ Chí Thanh Phó trưởng phòng KTNN chuyên ngành V 7. Tống Mạnh Hùng Kiểm toán viên KTNN khu vực I 8. Hoàng Đức Chính Phó trưởng phòng KTNN chuyên ngành IV 9. Ths.Nguyễn Anh Tú Kiểm toán viên Vụ Tổng hợp 10. TS.Nguyễn Tuấn Trung Trưởng phòng KTNN chuyên ngành VII 11. Nguyễn Thị Ngọc Lan Kiểm toán viên KTNN chuyên ngành IV 12. Lưu Văn Hạ Phó trưởng phòng KTNN chuyên ngành IV 13. Trần Chí Trung Phó trưởng phòng Vụ Tổng hợp 14. Ths.Triệu Thị Thu Kiểm toán viên Vụ Tổng hợp 15. Trần Mạnh Hiệp Phó trưởng phòng Vụ Tổng hợp 16. Lý Thanh Huyền Kiểm toán viên Vụ Tổng hợp 17. Nguyễn Đình Cương Phó trưởng phòng KTNN chuyên ngành IV 18. Đỗ Trung Dũng Trưởng phòng Vụ Chế độ & KSCLKT 19. Lê Đức Thọ Trưởng phòng KTNN chuyên ngành IV 20. Nguyễn Quân Hiếu Phó trưởng phòng Thanh tra KTNN Phụ lục số 3: Bản câu hỏi phỏng vấn (Nghiên cứu định tính) Lời giới thiệu Tên tôi là: Nguyễn Mạnh Cường, hiện là Nghiên cứu sinh Khóa 33 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Để phục vụ cho nghiên cứu của mình, tôi rất cảm ơn sự tham gia của Anh/Chị vào cuộc phỏng vấn này. Mục đích của cuộc phỏng vấn là để Anh/ Chị bầy tỏ quan điểm của mình về các nhân tố (thuộc tính) ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA do Kiểm toán nhà nước thực hiện. Xin chân thành cảm ơn sự tham gia của Anh/Chị vào cuộc phỏng vấn này. Thông tin cá nhân: 1. Họ và tên người được phỏng vấn: 2. Thời công tác tại KTNN: 3. Chức vụ: 4. Đơn vị công tác: Nội dung phỏng vấn 1. Theo đánh giá của Anh/Chị, thực trạng kiểm toán các dự án sử dụng vốn ODA trong thời gian qua đã đạt được những kết quả gì; còn tồn tại những gì và nguyên nhân của tồn tại? Theo ý kiến của Anh/Chị thì để khắc phục những yếu điểm đó thì cần những giải pháp nào? 2. Câu hỏi 1: Theo quan điểm của Anh/Chị, “Hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán” có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán dự án ODA? Nếu có ảnh hưởng, theo Anh/Chị sẽ có những nhân tố (thuộc tính) cụ thể nào? 3. Câu hỏi 2: Theo quan điểm của Anh/Chị, “Đơn vị được kiểm toán là các Ban quản lý/Đơn vị quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA” có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán dự án ODA? Nếu có ảnh hưởng, theo Anh/Chị sẽ có những nhân tố (thuộc tính) cụ thể nào? 4. Câu hỏi 3: Theo quan điểm của Anh/Chị, “Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của KTV” có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán dự án ODA? Nếu có ảnh hưởng, theo Anh/Chị sẽ có những nhân tố (thuộc tính) cụ thể nào? 5. Câu hỏi 4: Theo quan điểm của Anh/Chị, “Sự tinh thông nghề nghiệp (năng lực nghề nghiệp/Tư duy nghề nghiệp) của KTV” có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán dự án ODA? Nếu có ảnh hưởng, theo Anh/Chị sẽ có những nhân tố (thuộc tính) cụ thể nào? 6. Câu hỏi 5: Theo quan điểm của Anh/Chị, “Thái độ nghề nghiệp (Sự thận trọng, hoài nghi nghề nghiệp) của KTV” có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán dự án ODA? Nếu có ảnh hưởng, theo Anh/Chị sẽ có những nhân tố (thuộc tính) cụ thể nào? 7. Câu hỏi 6: Theo quan điểm của Anh/Chị, “Việc tuân thủ chuẩn mực của các thành viên Đoàn kiểm toán” có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán dự án ODA? Nếu có ảnh hưởng, theo Anh/Chị sẽ có những nhân tố (thuộc tính) cụ thể nào? 8. Câu hỏi 7: Theo quan điểm của Anh/Chị, “Điều kiện làm việc của KTV nhà nước” có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán dự án ODA? Nếu có ảnh hưởng, theo Anh/Chị sẽ có những nhân tố (thuộc tính) cụ thể nào? 9. Câu hỏi 8: Theo quan điểm của Anh/Chị, “Thời gian kiểm toán” có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán dự án ODA? Nếu có ảnh hưởng, theo Anh/Chị sẽ có những nhân tố (thuộc tính) cụ thể nào? 10. Câu hỏi 9: Theo quan điểm của Anh/Chị, “Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN” có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán dự án ODA? Nếu có ảnh hưởng, theo Anh/Chị sẽ có những nhân tố (thuộc tính) cụ thể nào? Phụ lục số 4: Bảng dữ liệu kết quả khảo sát TT Các nhân tố ảnh hưởng Số lượng người đưa ý kiến (168 KTV) 1.Rất thấp 2.Thấp 3.Bình thường 4.Cao 5.Rất cao 1 Câu hỏi tổng quát 12 14 72 56 14 2 Câu 1.1 18 28 52 47 23 3 Câu 1.2 8 43 50 39 28 4 Câu 1.3 13 26 62 45 22 5 Câu 1.4 13 38 38 55 24 6 Câu 1.5 11 30 52 49 26 7 Câu 2.1 13 28 47 59 21 8 Câu 2.2 8 29 56 50 25 9 Câu 2.3 10 33 54 43 28 10 Câu 2.4 14 24 53 52 25 11 Câu 2.5 13 37 45 50 23 12 Câu 2.6 12 37 39 46 34 13 Câu 3.1 11 41 37 52 27 14 Câu 3.2 13 23 48 66 18 15 Câu 3.3 10 26 56 52 24 16 Câu 3.4 12 32 42 63 19 17 Câu 3.5 11 30 47 56 24 18 Câu 3.6 12 33 52 46 25 19 Câu 3.7 9 34 64 37 24 20 Câu 4.1 12 28 63 44 21 21 Câu 4.2 13 32 49 53 21 22 Câu 4.3 10 23 65 47 23 23 Câu 4.4 14 24 60 49 21 24 Câu 4.5 10 26 61 48 23 25 Câu 4.6 15 27 50 54 22 26 Câu 4.7 12 30 56 43 27 27 Câu 4.8 15 28 47 60 18 28 Câu 4.9 13 26 60 45 24 29 Câu 4.10 10 35 52 49 22 TT Các nhân tố ảnh hưởng Số lượng người đưa ý kiến (168 KTV) 1.Rất thấp 2.Thấp 3.Bình thường 4.Cao 5.Rất cao 30 Câu 5.1 13 30 49 56 20 31 Câu 5.2 14 24 65 47 18 32 Câu 5.3 10 30 63 42 23 33 Câu 5.4 11 21 72 43 21 34 Câu 5.5 9 28 57 55 19 35 Câu 5.6 10 29 62 52 15 36 Câu 6.1 18 39 47 42 22 37 Câu 6.2 24 41 40 39 24 38 Câu 6.3 26 41 45 35 21 39 Câu 6.4 23 46 40 37 22 40 Câu 6.5 24 41 50 31 22 41 Câu 6.6 26 36 53 31 22 42 Câu 7.1 43 Câu 7.2 18 34 43 44 29 44 Câu 7.3 16 31 42 52 27 45 Câu 7.4 17 31 42 52 26 46 Câu 7.5 20 29 48 40 31 47 Câu 7.6 15 30 45 51 27 48 Câu 8.1 12 32 62 47 15 49 Câu 8.2 12 27 62 50 17 50 Câu 8.3 8 31 65 43 21 51 Câu 9.1 5 26 47 61 29 52 Câu 9.2 4 23 53 51 37 53 Câu 9.3 4 29 52 47 36 54 Câu 9.4 10 23 36 58 41

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_kiem_toan_cac_du_an_dau_tu_su_dung_von_oda_do_kiem_t.pdf
  • docxLA_NguyenManhCuong_E.docx
  • pdfLA_NguyenManhCuong_Sum.pdf
  • pdfLA_NguyenManhCuong_TT.pdf
  • docxLA_NguyenManhCuong_V.docx
Luận văn liên quan