Luận án Kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo Quốc phòng, An ninh ở thành phố Đà Nẵng

Bộ đội biên phòng thành phố Đà Nẵng là đơn vị chịu trách nhiệm chính đối với hoạt động tìm kiếm cũng như cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra sự cố trên biển. Cùng với lực lượng cảnh sát biển, BĐBP có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ QP, AN trên biển, tạo môi trường an ninh, ổn định để thúc đẩy các ngành kinh tế biển của thành phố Đà Nẵng phát triển. Đà Nẵng là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới lớn. Có năm bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn, lũ lụt xảy ra liên tiếp, kéo dài trên diện rộng. Điển hình năm 2017, đã xảy ra 16 đợt áp thấp nhiệt đới, bão Damrey đã làm thiệt hại lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác cứu hộ cứu nạn của BĐBP thành phố Đà Nẵng. Giai đoạn 2013 - 2018, BĐBP thành phố Đà Nẵng đã cứu hộ cứu nạn 632 vụ tai nạn và thiên tai trên biển của 262 người với 366 phương tiện. Cứu được 152 người thoát chết sau các vụ tai nạn (bảng 3.11).

pdf174 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo Quốc phòng, An ninh ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai trò quan trọng đối với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Thông qua hợp tác kinh tế như khai thác dầu khí, khai thác các nguồn tài nguyên biển, đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, chia sẻ kinh nghiệm cứu hộ, cứu nạn trên biển, công tác cảnh báo thiên tai và bảo đảm an ninh trên biển Cần tận dụng học hỏi, giao lưu và hợp tác với các 142 nước trên thế giới và các nước trong khu vực, nhất là các nước ven biển Đông để có thêm tiếng nói trong quá trình bảo vệ chủ quyền biển đảo và chủ quyển quốc gia. Thông qua các cuộc giao lưu, hợp tác cũng như việc tham gia tích cực vào các diễn đàn, hội nghị thế giới và khu vực để bảo vệ biển, đảo. Một mặt sẽ giúp hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo có được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, mặc khác cũng là cơ hội để chúng ta tìm kiếm đối tác để cùng phát triển kinh tế và thương mại. 4.2.2.5. Các chính sách về đầu tư Đầu tư giữ vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế biển. Do đó cần nhanh chóng tập trung mọi nguồn lực để đưa vào hoạt động các khu công nghiệp, cảng biển, đặc biệt là các lĩnh vực có liên quan tới phát triển kinh tế biển. Thực hiện xã hội hóa các hoạt động đầu tư và có cơ chế chính sách để khuyến khích tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cho phát triển kinh tế biển như: cảng biển, các khu công nghiệp chế xuất, các ngành dịch vụ biểnViệc phát triển kinh tế biển đòi hỏi sự phát triển và đi trước về hệ thống hạ tầng giao thông ven biển. Cùng với việc ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển kinh tế, thành phố Đà Nẵng cần quan tâm thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên, môi trường biển. Bảo vệ và phát triển dải rừng ngập mặn ven biển để làm đẹp cảnh quan, cải tạo môi trường sống, bảo vệ nguồn lợi ven biển, bờ và hộ đê. Bảo tồn, xây dựng và phát triển các giá trị văn hoá của các vùng biển của thành phố. 4.2.3. Nhóm giải pháp giải quyết các vấn đề phát sinh về phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh 4.2.3.1. Sự phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách khi có vấn đề phát sinh đối với các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển Với điều kiện vị trí địa lý tự nhiên của thành phố Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 150km, lại nằm cận kề tuyến hành trình quốc tế quan trọng từ châu Á đi các nước và từ các nước đến Đông Nam Á Đây là khu vực biển nhộn nhịp vào ra, là nơi các hoạt động của ngư dân, hoạt động khai thác đánh bắt hải sản, khai thác các nguồn tài nguyên biển diễn ra sôi động nên có nhiều loại hình phương tiện thuộc nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia. Tuy nhiên, đây là cũng là khu vực có nhiều thiên tai. Hàng năm, trên biển Đông thường xuất hiện khoảng từ 143 10 - 12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 5 - 7 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển Việt Nam nói chung, trong đó có vùng biển Đà Nẵng Vì vậy, tình hình tai nạn, sự cố trên biển và các nguy cơ dẫn đến tai nạn, sự cố trên biển luôn xảy ra và có chiều hướng tăng lên là điều không thể tránh khỏi. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới không chỉ hoạt động phát triển kinh tế biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà còn là những nguy cơ đe doạ tới QP, AN trên biển của thành phố và của đất nước. Những sự cố thường xuyên xảy ra có thể kể đến những va chạm giữa tàu thuyền của ngư dân nước ta với các nước láng giềng, những vụ tai nạn trên biển, cướp biển, các sự cố tràn dầu, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt cá và khai thác tài nguyên biển trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đe doạ nghiêm trọng tới vấn đề QP, AN trên biển Trước những tình hình đó, sự phối hợp trong hoạt động phòng chống và đối phó với các sự cố trên biển giữa các lực lượng chuyên trách đóng vai trò quan trọng là điều không còn cần phải bàn cãi. Có một thực tế là cơ chế phối hợp giữa các lực lượng này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa thực sự chặt chẽ. Trên biển Đà Nẵng hiện có rất nhiều lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền nhưng đồng thời cũng nhiều lực lượng thực hiện nhiệm vụ QLNN trên biển. Đối với quân đội có ba lực lượng: hải quân, BĐBP, cảnh sát biển. Về mặt QLNN có lực lượng kiểm ngư. Ngoài ra còn có lực lượng cứu hộ, cứu nạn hàng hải. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta là cương quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo trên cơ sở phát triển kinh tế biển, tạo tiềm lực QP, AN, đồng thời tạo thế trận quốc phòng an ninh trên biển. Do đó, sự hiện diện của tất cả các lực lượng trên biển đều góp phần khẳng định chủ quyền của chúng ta. Tuy nhiên, chính vì có nhiều lực lượng chuyên trách cùng tham gia hoạt động trên biển nên bài toán về cơ chế phối hợp giữa các bên là không đơn giản. Cẩn phải xây dựng cơ chế rõ ràng giữa các lực lượng chuyên trách theo từng vấn đề cụ thể. Đối với sự cố liên quan tới tài nguyên, môi trường, cần có quy chế phối hợp giữa lực lượng BĐBP và cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường thành phố. Quy chế này sẽ được xây dựng từ cấp trung ương nhưng cũng cần có sự linh hoạt khi áp dụng ở cấp địa phương, cấp tỉnh, thành phố. Cần phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, bảo đảm các nguyên tắc 144 và yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng; phối hợp trong quản lý, chỉ đạo, kiểm soát bảo đảm yêu cầu về quốc phòng trong các hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; phối hợp trong đấu tranh, xử lý vi phạm đối với các hành vi mang vào vùng biển như mang vũ khí, vật liệu nổ, hoá chất độc hại, các phương tiện, thiết bị khác có khả năng gây thiệt hại đối với người, tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển; phối hợp trong phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; phối hợp bảo đảm cung cấp kịp thời những thông tin, dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đối với các sự cố về xâm phạm chủ quyền quốc gia, phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, hướng dẫn bảo đảm nguồn lực và thực hiện công tác điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thành hệ thống bản đồ biển phục vụ cho quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo, thềm lục địa, công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; đảm bảo hoạt động của các lực lượng thuộc hai bộ thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn; thực hiện pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về biển có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam theo luật định; phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo, gắn kinh tế biển với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ vững chắc khu vực biển, đảo và thềm lục địa. 4.2.3.2. Sự phối hợp giữa các chủ thể tham gia phát triển kinh tế biển với chính quyền thành phố và lực lượng chuyên trách khi có vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh tế trên biển Bên cạnh sự phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách với nhau thì còn phải kể đến giải pháp cho sự phối hợp giữa người dân, ngư dân, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố với các lực lượng chuyên trách của nhà nước. Trong lĩnh vực KTDLB, cần xây dựng những bộ quy tắc phối hợp giữa lực lượng chuyên trách với các doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và lực lượng lao động của các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp và người lao động này thường là những người đầu tiên phát giác các hành vị sai trái, gây mất ổn định, an ninh, trật tự. Họ cần thông báo kịp thời cho các lực lượng chuyên trách để có phương án xử lý thích hợp. Cần 145 thiết lập các đường dây liên lạc nhanh chóng giữa các bên. Cần có các buổi toạ đàm, giao lưu, tuyên truyền được tổ chức bởi các lực lượng chuyên trách về các kiến thức như các vi phạm về luật biển, vi phạm chủ quyền quốc gia cho các đối tượng là doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, hướng dẫn viên đồng thời đưa ra các chỉ dẫn cụ thể cho họ về các bước thực hiện khi họ phát hiện sai phạm. Tổ chức các buổi diễn tập để mọi người dễ hình dung và thích ứng nhanh khi có vấn đề xảy ra Trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, mỗi tàu, thuyền đánh bắt hải sản của ngư dân trên các vùng biển, đảo chính là những cột mốc sống khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; các tổ, đội đánh bắt hải sản như những "làng, bản" trên biển; mỗi ngư dân trên biển là những chiến sĩ trực tiếp bảo vệ chủ quyền biển đảo. Họ là tai, là mắt để thông báo, phối hợp với các lực lượng chức năng, cấp uỷ, chính quyền nắm chắc tình hình trên biển; tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân đội giải quyết, xử lý kịp thời và đúng phương châm, đối sách các tình huống trên biển. Chính ngư dân sẽ là lực lượng trực tiếp hỗ trợ cùng các lực lượng chức năng, trong đó có Lực lượng Cảnh sát biển đấu tranh trên thực địa để bảo vệ chủ quyền an ninh trên biển. Chính vì vậy, các lực lượng chức năng phải coi như dân như "tai, mắt" của mình. Muốn vậy, cần xây dựng một mối liên kết gắn bó giữa các lực lượng chuyên trách với ngư dân thông qua việc tăng cường tình đoàn kết quân - dân, củng cố lòng yêu nước, yêu biển, đảo quê hương; xây dựng hình ảnh của Lực lượng Cảnh sát biển thực sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển. 4.2.4. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh liên kết vùng về phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh 4.2.4.1. Đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng Tình hình biển Đông hiện nay ngày càng phức tạp, các tranh chấp có chiều hướng gia tăng vì lợi ích kinh tế và địa chính trị của các quốc gia ven bờ là quá lớn, trước tình hình đó liên kết vùng để phát triển kinh tế biển trở thành một trong những giải pháp quan trọng, không thể thiếu để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa ổn định QP, AN và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước nói chung, của thành phố Đà Nẵng nói riêng. Liên kết vùng trong phát triển kinh tế biển sẽ không chỉ giúp cho thành phố Đà Nẵng có thêm những sức mạnh hỗ trợ phát triển kinh tế biển mà còn giải quyết 146 được công tác quy hoạch phát triển các vùng ven biển, xây dựng một hệ thống phòng thủ trên biển vững chắc, tạo môi trường ổn định thu hút người dân ra biển đảo làm ăn, sinh sống. Vùng duyên hải miền Trung bao gồm 9 tỉnh, thành phố là Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Vùng có diện tích 49.400 km2, chiếm gần 14,9% diện tích tự nhiên của cả nước; dân số trung bình năm 2016 là 10,4 triệu người, bằng 11,2% dân số cả nước. Tổng GRDP của 9 tỉnh, thành phố trong Vùng năm 2016 là 465,7 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 10,3% cả nước. Hầu hết các tỉnh, thành phố đều có tốc độ tăng trưởng trên 8,4%/năm trong giai đoạn 2011 - 2016, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. Để phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN thông qua giải pháp liên kết vùng trong phát triển kinh tế được hiệu quả thì thành phố Đà Nẵng cần tập trung khai thác và phát huy có hiệu quả lợi thế của địa phương và vùng để thúc đẩy kinh tế. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó chú trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Ưu tiên phát triển kinh tế biển (hạ tầng cảng biển, dịch vụ hàng hải, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, chế biến và xuất khẩu thuỷ hải sản), góp phần tạo việc làm, nâng cao mức sống cho nhân dân. Bên cạnh đó, ưu tiên liên kết nhằm phát triển mạnh lĩnh vực hạ tầng giao thông, nhất là tuyến đường ven biển, đường cao tốc nhằm kết nối liên vùng. Xây dựng hạ tầng và sản phẩm du lịch, kinh tế biển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Phân công chuyên môn hoá sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, đầu tư... nhằm tạo không gian kinh tế thống nhất toàn vùng để cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Thiết lập các cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp ngành kinh tế biển sản xuất, kinh doanh các chuối giá trị của toàn vùng. 4.2.4.2. Đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành phố của các vùng khác Phát triển kinh tế biển trên cơ sở đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ QP, AN cũng như chủ quyền quốc gia đòi hỏi sự phối hợp, liên kết của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả các thành phần xã hội tới tất cả mọi vùng miền của Tổ quốc. Đà Nẵng muốn đạt được mục tiêu phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo QP, AN thì không chỉ tăng cường, đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong vùng duyên hải miền trung 147 mà còn cả các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, có như vậy mới tạo thành một khối đại đoàn kết, thống nhất trong cả nước, thúc đẩy cả đất nước tiến lên và gìn giữ được nền QP, AN quốc gia ổn định. Đồng thời việc liên kết với các tỉnh, thành phố khác cũng là cách Đà Nẵng thu hút đầu tư, thu hút nguồn nhân lực để từ đó phát triển kinh tế biển bền vững, hiệu quả. Có một thực tế hiện nay là sự liên kết trong phát triển kinh tế biển giữa Đà Nẵng với kinh tế vùng cũng như với các tỉnh, thành phố khác chưa thực sự đi vào chiều sâu. Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố còn không mấy mặn mà với việc liên kết với các địa phương khác do họ cảm thấy chưa có nhu cầu hay chưa thấy rõ được lợi ích của việc liên kết. Do đó, đẩy mạnh liên kết phải đi từ nâng cao nhận thức. Thành phố Đà Nẵng sẽ cần phải triển khai việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực kinh tế biển về vai trò, lợi ích lâu dài của liên kết trong phát triển và bảo vệ QP, AN. Để từ đó các doanh nghiệp tự thân tìm cách liên kết với các doanh nghiệp của địa phương khác để phát triển. Cần triển khai thành lập các ban chỉ đạo điều phối để tạo ra mối liên hệ, hợp tác cho Đà Nẵng với các tỉnh, thành phố khác (chẳng hạn như với thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - hai đầu tàu lớn của cả nước - để tạo ra mối liên kết xuyên suốt chiều dài Tổ quốc, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi và thu hút đầu tư). 4.2.5. Nhóm các giải pháp khác Phát triển bền vững kinh tế biển với đảm bảo QP, AN tức là ngoài chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế còn phải giải quyết cho được các vấn đề xã hội bức xúc của "người lao động biển" nói chung và lao động nghề cá nói riêng, cũng như bảo vệ môi trường, sinh thái và nguồn lợi biển; tạo điều kiện thuận lợi lâu dài cho đảm bảo quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo và vùng ven biển. Việc thực hiện phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN cần phải chú trọng tới lực lượng lao động trên biển. Lực lượng lao động trên biển, đặc biệt là ngư dân trở thành lực lượng chủ yếu trong thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân trên biển, góp phần "dân sự hóa" các hoạt động của Việt Nam trên biển, gắn với bảo vệ an ninh, các quyền và lợi ích của nước ta trên Biển Đông. Tuy nhiên, người lao động trên biển luôn sống và làm việc trong môi trường khắc nghiệt và đầy rủi ro, luôn chịu tác động của thiên tai và nhân 148 tai, nên Nhà nước và các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, trong đó, gần dân nhất là lực lượng Biên phòng phải có trách nhiệm bảo đảm an sinh cho họ trước các rủi ro trên biển. Để phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biển trong tình hình mới, còn phải tiến hành phân vùng chức năng biển dựa trên hệ sinh thái và quy hoạch không gian biển phục vụ quản lý khai thác, sử dụng biển, đảo bền vững. Trên cơ sở đó, xác định rõ những khu kinh tế - quốc phòng và quốc phòng - kinh tế biển, đảo và vùng ven biển... Ngoài ra, lực lượng BĐBP cần tăng cường hỗ trợ hơn nữa đối với chính quyền huyện đảo, xã đảo trong phát triển bền vững kinh tế biển, bảo đảm an ninh trật tự, việc bố trí dân cư và tổ chức lực lượng bảo vệ "chủ quyền dân sự" đối với các vùng biên giới biển, đảo cần có sự kết hợp để đem lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, Nhà nước cần xây dựng hệ thống chính sách, quy định, cơ chế phối hợp về phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với bảo đảm QP, AN như: quy định về phát triển kinh tế biển ở các khu vực ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng, các khu vực nhạy cảm về an ninh chính trị; về sự tham gia của đơn vị Quân đội, Công an với các quy hoạch phát triển kinh tế biển, lựa chọn đối tác đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo hướng "lưỡng dụng"; về trách nhiệm của các doanh nghiệp lĩnh vực kinh tế biển, các nhà đầu tư trong chấp hành, thực hiện các quy định về bảo đảm QP, AN; cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành liên quan với với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong phát triển kinh tế biển. Từng bước đổi mới cơ chế, chính sách di dân từ đất liền ra sinh sống ổn định, lâu dài tại các đảo và quần đảo xa bờ. Có thể huy động cả vợ, con của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác tại các đảo để hợp lý hoá gia đình, chiến sĩ hải quân sau khi hết hạn nghĩa vụ quân sự tình nguyện ở lại định cư, sinh sống lâu dài tại các đảo. 149 KẾT LUẬN Đà Nẵng là thành phố có tiềm năng phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước. Động lực kinh tế Đà Nẵng đang hướng ra biển. Tuy nhiên, biển là khu vực rất nhạy cảm về chính trị, QP, AN. Do vậy, tăng cường gắn kết giữa phát triển kinh tế biển với bảo đảm QP, AN là hết sức cần thiết. Có như vậy mới có thể đưa Đà Nẵng trở thành thành phố mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh như "Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020" đã xác định, nhất là trong bối cảnh tình hình trên Biển Đông đang có những diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay. Thông qua việc tìm hiểu những lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, luận án xin đưa ra một số kết luận như sau: Thứ nhất, về mặt lí luận, luận án đã làm rõ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Theo đó, phát triển kinh tế biển không chỉ là phát triển các ngành kinh tế có hoạt động trên biển mà còn bao gồm cả những ngành ở trên bờ nhưng gắn bó trực tiếp hoặc gián tiếp tới biển. Còn đảm bảo quốc phòng, an ninh trên biển không chỉ bao hàm nội dung về vũ trang trên biển mà còn bao gồm cả việc giữ vững ổn định cho các ngành kinh tế biển. Tóm lại, phát triển kinh tế biển với đảm bảo quốc phòng, an ninh có mối quan hệ biện chứng với nhau, làm tiền đề cho nhau phát triển ổn định và bền vững, lâu dài. Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án đã làm rõ những điểm mạnh và yếu trong phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ở bốn ngành kinh tế biển cụ thể là kinh tế du lịch biển; kinh tế khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; kinh tế hàng hải và ngành kinh tế dịch vụ biển. Đối với ngành kinh tế du lịch biển, Đà Nẵng có tiềm năng phát triển ngành du lịch rất lớn. Đà Nẵng trở thành điểm đến tin cậy của nhiều quốc gia trong khu vực và quốc tế, số lượt khách quốc tế và trong nước đến Đà Nẵng ngày càng tăng cao, tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho người dân cũng như đóng góp rất lớn vào GRDP của thành phố. Các vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đã được thành phố chú trọng 150 qua từng năm. Thành phố cũng đã quan tâm củng cố, xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành kinh tế du lịch. Tuy nhiên, vấn đề thiếu hụt về vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn còn tồn tại. Công tác tuyên truyền về giữ gìn chủ quyền biển đảo chưa thực sự đi vào chiều sâu. Việc phối kết hợp giữa các cơ sở kinh doanh du lịch với người lao động và chính quyền trong đảm bảo quốc phòng, an ninh trên biển còn chưa chặt chẽ. Công tác gìn giữ môi trường biển chưa thực sự được chú trọng Đối với ngành khai thác, nuôi trồng và chế biển thủy hải sản, những năm qua, sản lượng đánh bắt thủy hải sản của thành phố Đà Nẵng đã tăng cao và đóng góp nhiều giá trị kinh tế cho thành phố. Tuy nhiên quản lý nhà nước đối với hoạt động đánh bắt và khai thác thủy hải sản chưa thực sự hiệu quả. Việc môi trường biển bị ô nhiễm và hủy hoại qua hoạt động khai thác, đánh bắt của ngư dân vẫn còn diễn ra. Sự phối kết hợp giữa ngư dân đánh bắt xa bờ với các lực lượng chức năng còn chưa cao. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong ngành này còn vì lợi nhuận mà xem thường việc hủy hoại môi trường cũng như chưa thực sự coi trọng công tác giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Công tác cứu hộ, cứu nạn ngư dân trong quá trình đánh bắt xa bờ luôn được quan tâm nhưng cách thức thực hiện chưa chuyên nghiệp. Sự phối hợp giữa ngư dân với các lực lượng vũ trang trên biển chưa được nhuần nhuyễn. Trong khi đó, ở lĩnh vực kinh tế hàng hải, Đà Nẵng đã xây dựng được uy tín trong khu vực. Giao thương qua cảng Đà Nẵng đã tăng nhanh chóng trong những năm qua. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của Đà Nẵng hiện nay là việc xây dựng và củng cố cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật ở các cảng biển của thành phố. Điều này đòi hỏi không chỉ vốn lớn mà còn đòi hỏi một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu kĩ thuật tiên tiến nhằm nâng cao vị thế cho các cảng biển của thành phố. Đối với ngành dịch vụ biển, mặc dù đã được chú trọng nhưng chất lượng nguồn nhân lực như bộ đội biên phòng, cảnh sát biển chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế. Việc tuyền truyền về chủ quyền biển đảo thường xuyên được các lực lượng này tổ chức thực hiện song còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, còn có sự chồng chéo trong việc thực hiện các nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển giữa các lực lượng chức năng. Sự phối hợp giữa lực lượng chức năng với nhau đôi khi còn bất nhất. Cơ chế quản lý từ trên xuống dưới còn cồng kềnh, chưa gắn với thực tiễn và chưa tạo ra sự đoàn kết chặt chẽ. 151 Thứ ba, về mặt giải pháp, luận án đề xuất các nhóm giải pháp như: + Về mặt cơ chế, chính sách: Cần ban hành các chính sách nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động kinh tế biển, khuyến khích ngư dân bám biển phát triển kinh tế cũng như khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành kinh tế biển. Bên cạnh đó, phải tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh. + Về nâng cao nhận thức và phân định chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể tham gia phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh: Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền nhận thức về vai trò, vị trí, yêu cầu và sự cần thiết về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đồng thời phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền về quản lý phát triển kinh tế biển để công tác quản lý không bị chồng chéo. Ngoài ra, cần hoàn thiện quản lý Nhà nước về phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh. + Về việc giải pháp giải quyết các vấn đề phát sinh về phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh: Cần có sự phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách khi có vấn đề phát sinh đối với các hoạt động kinh tế biển, sự phối hợp này phải được xây dựng trên cơ sở các cơ chế rõ ràng, gắn với thực tiễn. Bên cạnh đó, nâng cao sự phối hợp giữa các chủ thể tham gia phát triển kinh tế biển với chính quyền thành phố và lực lượng chuyên trách khi có vấn đề phát sinh đối với các hoạt động kinh tế biển. + Về đẩy mạnh liên kết vùng về phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh: Cần đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng và đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành phố của các vùng khác để tạo ra một mối liên kết gắn bó sâu rộng trên cả nước, góp phần thúc đẩy, hỗ trợ không chỉ kinh tế biển Đà Nẵng mà còn cả khu vực miền trung và cả nước, tạo thành một khối đại đoàn kết để gìn giữ biển đảo Tổ quốc. Tóm lại, xây dựng, phát triển kinh tế biển bền vững kết hợp song song với giữ vững ổn định an ninh quốc phòng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng sẽ không phải chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta. Mỗi người sẽ đều có vai trò trong việc giữ vững ổn định an ninh, 152 chính trị và đặc biệt là chủ quyền quốc gia. Để làm được điều đó, không gì hơn là khẩu hiệu "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công". Cần phải phối hợp tất cả các lực lượng lại với nhau: Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng Cảnh sát biển, Hải quân, Biên phòng, lực lượng làm kinh tế, thăm dò, khai thác tài nguyên để hoạt động và bảo vệ biển. Kết hợp ngay trong từng cơ sở nuôi trồng, đánh bắt hải sản, khai thác tài nguyên, phát triển du lịch, dịch vụ và thương mại; nghiên cứu khoa học biển; kết hợp theo quy hoạch, kế hoạch của thành phố, từng vùng biển, đảo nhằm phát huy thế mạnh của từng nơi, của các lực lượng để nâng cao khả năng quản lý, làm chủ vùng biển, đối phó kịp thời với các tình huống xảy ra, tạo nên sức mạnh tổng hợp của QP, AN trên biển, đảo. 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Anh Thi (2015), "Tăng cường quản lý nhà nước về khai thác thủy sản ở thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (16), tr.57-60. 2. Nguyễn Thị Anh Thi (2015), "Nâng cao năng lực khai thác hải sản cho ngư dân thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (Số Chuyên đề), tr.44-46. 3. Nguyễn Thị Anh Thi (2016), "Để hưởng lợi từ TPP các doanh nghiệp thủy sản phải cùng liên kết", Tạp chí Thuế nhà nước, (15), tr.18-19. 4. Nguyễn Thị Anh Thi (2016), "Fishery companies cooperate with one another to benefit from TPP", Tạp chí Vietnam Taxation, (4), tr.19-21 5. Nguyễn Thị Anh Thi (2016), "Nghị định 67 với sự phát triển thủy sản ở Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, (11), tr.44-46. 6. Nguyễn Thị Anh Thi (2019), "Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển kết hợp với đảm bảo quốc phòng an ninh của một số nước Đông Bắc Á", Tạp chí Kinh tế Châu Á ­ Thái Bình Dương, (01), tr.4-6. 7. Nguyễn Thị Anh Thi (2019), "Đảm bảo quốc phòng, an ninh trong phát triển kinh tế biển Đà Nẵng", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (13), tr.84-86. 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu trong nước 1. Lại Lâm Anh (2013), Quản lý kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Nghị quyết số 09­NQ/TW ngày 09/02/2007 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. 3. Ban Chấp hành Trung ương (2018), Nghị quyết số 36­NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội. 4. Lê Quốc Bang (2018), ''Kinh tế biển'', Tạp chí Lý luận chính trị, (4). 5. Báo Mới (2014), ''Công bố Quyết định điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng'', tại trang https://baomoi. com/cong­bo­quyet­dinh­dieu­chinh­quy­hoach­ chung­thanh­pho­da­nang/c/13489942. epi, [truy cập ngày 02/02/2019]. 6. Hà Thanh Biên (2017), ''Quy hoạch sử dụng biển: Giải pháp để phát triển kinh tế biển bền vững'', Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững kinh tế biển: Từ chiến lược chính sách đến thực tiễn Việt Nam hiện nay, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 7. Bộ Chính trị (1997), Chỉ thị 20­CT/TƯ ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị (khoá VIII) ban hành về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Hà Nội. 8. Bộ đội Biên phòng (2018), Báo cáo tổng kết thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng thành phố Đà Nẵng, số 648/BC­BHC, ngày 21/6/2018, Đà Nẵng. 9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), "Điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng", tại trang mpi. gov. vn/Pages/tinhthanhchitiet. aspx?idTinhThanh=41, [truy cập ngày 02/03/2019]. 10. Vũ Thanh Ca (2017), ''Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam: Thực trạng, tiềm năng, thách thức và đề xuất giải pháp'', Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững kinh tế biển: Từ chiến lược chính sách đến thực tiễn Việt Nam hiện nay, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 155 11. Cảng Đà Nẵng (2019), "Danh mục cơ sở hạ tầng Cảng Đà Nẵng đầu tư năm 2017", tại trang https://danangport. com/, [truy cập ngày 05/6/2019]. 12. Chi Cục thủy sản thành phố Đà Nẵng (2018), Báo cáo sản lượng khai thác thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 ­ 2018, Đà Nẵng. 13. Trần Nam Chuân (2012), ''Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển, đảo thời kỳ mới", tại trang vn/vi/nghien­cuu­tim­hieu/giai­phap­nang­cao­hieu­qua­xay­dung­the­tran­ quoc­phong­toan­dan­tren­bien­dao­thoi­ky­moi/965.html, [truy cập ngày 03/5/2019]. 14. Trần Nam Chuân (2017), ''Định hướng chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới'', tại trang vn/news/detail/37014/ Dinh_huong_chien_luoc_bao_ve_chu_quyen_bien_dao_Viet_Nam_trong_tinh _hinh_moiall. html, [truy cập ngày 10/5/2019]. 15. Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng (2017), ''Báo cáo tổng kết kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 và kế hoạch năm 2017'', tại trang com/uploads/2017/T4. TGD_bc_cdn_05_4_2107.pdf, [truy cập ngày 05/3/2019]. 16. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2010-2018), Niên giám thống kê năm 2010­2018, Đà Nẵng. 17. Nguyễn Bá Diến (2006), Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế (Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 18. Chu Đức Dũng (2011), Chiến lược phát triển kinh tế biển Đông của một số nước Đông Á ­ Tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội. 19. Lê Quốc Dũng (2013), ''Xây dựng "thế trận lòng dân" trên biển - mấy vấn đề cần quan tâm'', tại trang vn/vi/nghien­cuu­tim­hieu/xay­ dung­the­tran­long­dan­tren­bien­%E2%80%93­may­van­de­can­quan­ tam/3804. html, [truy cập ngày 02/9/2018]. 20. Nguyễn Tuấn Dũng (2016), ''Phát triển kinh tế du lịch biển - đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong bối cảnh hội nhập hiện nay'', Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, tập 19,(X5), tr.20-26. 156 21. Nguyễn Quang Dy (2019), ''Việt Nam có thể làm gì tại biển Đông'', Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, (7). 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 25. Đảng bộ tỉnh Đà Nẵng (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ VI (nhiệm kỳ 2015­2020), Đà Nẵng. 26. Trần Đơn (2018), ''Kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo lập thế trận phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo'', tại trang vn/news/detail/39361/Ket_hop_kinh_te_voi_quoc_phong_tao_lap_the_tran_p hong_thu_vung_chac_bao_ve_chu_quyen_bien_daoall. html, [truy cập ngày 12/10/2018]. 27. Nguyễn Hoàng Hà (2014), ''Định hướng phát triển kinh tế biển, đảo vùng Bắc Trung Bộ đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030'', tại trang tapchicongsan.org.vn/Home/Viet­nam­tren­duong­doi­moi/2014/25480/Dinh­ huong­phat­trien­kinh­te­bien­dao­vung­Bac­Trung­Bo. aspx, [truy cập ngày 12/10/2018]. 28. Nguyễn Thu Hạnh (2011), Hiện trạng và các giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài cấp bộ, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch, Hà Nội. 29. Phạm Xuân Hậu (2011), ''Vấn đề phát triển kinh tế biển - đảo, ven biển Việt Nam thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập'', Tạp chí trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, (29), tr.76-86. 30. Phạm Thị Hoa (2018), Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 31. Nguyễn Chu Hồi (2017), ''Các lợi thế chiến lược cho kinh tế biển miền Trung phát triển bền vững'', Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững kinh tế biển: Từ chiến lược chính sách đến thực tiễn Việt Nam hiện nay, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 32. C.Mác, Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 157 33. Vũ Diệu Ngân (2017), ''Phát triển kinh tế biển Đà Nẵng: Tiềm năng và thách thức'', Tạp chí Kinh tế ­ xã hội Đà Nẵng, (6), tr.11-23. 34. Nguyễn Nhâm (2009), "Chiến lược biển của các nước lớn trên thế giới những quan tâm từ góc độ kinh tế biển Việt Nam", Tạp chí Quản lý Nhà nước, (3), tr.22-41. 35. Vũ Văn Phái (2008), Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai, Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 36. Tô Thị Bích Phượng (2002), Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế biển Đà Nẵng, Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng. 37. Lê Quý Quỳnh, Trần Thị Phương Thảo (2015), ''Phát triển kinh tế biển kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam'', Tạp chí Cộng sản, (103), tr.17-28. 38. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật biển Việt Nam năm 2012, Hà Nội. 39. Sở Công thương thành phố Đà Nẵng (2018), Báo cáo giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 ­ 2018, Đà Nẵng. 40. Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng (2018), Tổng hợp số liệu du lịch từ năm 2011­ 2018 và dự báo số liệu năm 2019, Đà Nẵng. 41. Lê Thanh Sơn (2017), Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội. 42. Huỳnh Văn Thanh (2002), Giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển thành phố Đà Nẵng, đề tài khoa học cấp thành phố, nhà xuất bản Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phồ Đà Nẵng, Đà Nẵng. 43. Nguyễn Quang Thái (2010), Vấn đề phát triển các khu kinh tế mở hiện đại vùng ven biển Việt Nam 2010, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội. 44. Hà Tất Thắng (2007), ''Về chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam'', Tạp chí Kinh tế và dự báo, (7), tr.23-32. 45. Nguyễn Thị Thơm (2014), ''Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo'', tại trang https://www. bqllang. gov. vn/danh­sach­ khach­vieng.html?id=2741:phat­trien­kinh­te­bien­gan­voi­bao­ve­vung­chac ­chu­quyen­bien­dao, [truy cập ngày 03/02/2019]. 158 46. Ngô Bình Thuận (2016), ''Một số giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững'', tại trang vn/nghien­cuu­­trao­doi/trao­doi­binh­luan/mot­so­giai­ phap­phat­trien­kinh­te­bien­ben­vung­109159. html, [truy cập ngày 12/05/2019]. 47. Đỗ Thị Hà Thương (2016), Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 48. Nguyễn Đồng Thụy (2011), ''Một số vấn đề về đấu tranh quốc phòng bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới'', tại trang vn/vi/nghien­ cuu­tim­hieu/mot­so­van­de­ve­dau­tranh­quoc­phong­bao­ve­chu­quyen­bien­ dao­trong­tinh­hinh­moi/656.html, [truy cập ngày 05/05/2019]. 49. Thân Trọng Thụy, Phạm Xuân Hậu (2012), ''Phát triển các khu kinh tế ven biển - bước đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam'', Tạp chí Khoa học, Trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, (41), tr.61-70. 50. Võ Xuân Tiến (2018), ''Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển ở Đà Nẵng'', Tạp chí trường đại học kinh tế Đà Nẵng, (194), tr.74-80. 51. Quốc Toản, Mạnh Dũng (2010), ''Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia'', Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (12), tr.26-34. 52. Lưu Ngọc Trịnh và Cao Tường Huy (2013), ''Phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam, thực trạng và một số bài học'', Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (9/70), tr.27-49. 53. Lê Anh Tuấn (2015), Giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững trước thách thức của biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 54. Trương Minh Tuấn (2015), "Việt Nam với mục tiêu phát triển kinh tế biển, đảo bền vững tronmg "thế kỷ của đại dương", tại trang http//www. tuyengiao. vn/Home/MagazineContent?ID=1672>, [truy cập ngày 15/8/2018]. 55. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2018), Báo cáo phân tích tình hình kinh tế ­ xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2018, Đà Nẵng. 56. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2019), Kế hoạch phát triển điểm đến, sản phẩm dịch vụ trên tuyến du lịch đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019 ­ 2021,ngày 5/4/2019, Hà Nội. 159 57. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2019), Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn dến 2030, Đà Nẵng. 58. Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (2016), Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 59. Viện Quy hoạch Xây dựng thành phố Đà Nẵng (2019), ''Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030'', tại trang vn/thong­tin­ quy­hoach­83058. aspx, [truy cập ngày 07/02/2019]. 60. Đoàn Hải Yến (2016), Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. * Tài liệu nước ngoài 61. Ben Dolven, Mark E. Manyin, Shirley A. Kan (2014), Maritime Territorial Disputes in East Asia: Issues for Congress Congressional Research Service (Những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông). 62. Carlyle Thayler (2013), The capacity on the eastern sea, navy, marine policefishery control of Vietnam (Các lực lượng trên biển Đông, hải quân, cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam), Đại học New South Wales. 63. Costas Th. Grammenos (2010), The handbook of Maritime economics and business: (Tổng quan về kinh tế hàng hài và thương mại), Nxb Lloyd's List, London. 64. Department of Fisheries and Oceans (DFO) (2002), Developing a common methodology and approach for future ocean industries studies. Workshop report, Ocean Industries Workshop; Halifax, Nova Scotia, Canada. 65. Dhara P. Shad (2017), China’s maritime security strategy: An assessment of the white paper on Asia ­ Pacific security cooperation (Chiến lược an ninh hàng hải Trung Quốc: Đánh giá Sách trắng về hợp tác an ninh châu Á­Thái Bình Dương). 66. Katherine Morton (2016), China's Ambition in the South China Sea: Is a Legitimate Maritime Order Possible (Tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông:(Liệu có nằm trong trật tự pháp lý hàng hải?), The University of Sheffield, July 2016. 160 67. Lee Ki Suk (2010), East sea in the world map (Biển Đông trên bản đồ thế giới). 68. Malcolm Cook and Ian Storey (2019), The Trump Administration and Southeast Asia: The Hanoi Summit and US Policy in Southeast Asia, Yusof Ishak Institute. 69. Nathan Associates (1974), Gross product originating from ocean­related activities. Washington DC: Bureau of Ecsonomic Analysis, pp. 112. 70. New Zealand’s environmental statistics team (2006), New Zealand’s marine economy 1997­2002 Statistics New Zealand, Environmental series, New Zealand. 71. Orapan Nabangchang (2017, Ocean Economy and Ocean Health in Thailand (Phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển của Thái Lan), Nxb Trường đại học Sukhothai Thammatirat, Thái Lan. 72. Rodolfo C. Severino (2001), "ASEAN and China-Partners In Competition", Secretary-General of the Association of Southeast Asian Nations, at the ASEAN Forum Sponsored by the Asean Consulates Guangzhou, 9 June 2001, 73. Ryan D. Martinson and Andrew Erickson (2018), "Re-Orienting American Seapower for the China Challenge", War on the Rocks, May 10, 2018. 74. Shawn Lansing (2018), "A White Hull Approach to Taming the Dragon: Using the Coast Guard to Counter China", War on the Rocks, February 22, 2018. 75. The United States Commission on National Security/21st Century (2000), ''Seeking a National Strategy: A Concert for Preserving Security and Promoting Freedom'' (Washington: GPO, 15 April 2000), p. 9. 76. Dương Kim Thâm, Hoàng Minh Lỗ, Lương Hải Tâm (1990) Chiến lược khai thác biển của Trung Quốc, Nxb Đại học Công nghiệp Vật lý Trung Hoa, Trung Quốc. 77. The government of Japan (2013), National security strategy of Japan: Summary overview (Chiến lược an ninh quốc gia Nhật Bản: tổng quan tóm tắt). 78. U.S Energy Information Administration (2013), ''South China Sea Report'', tạ trang ­topics. cfm?fips=scs, Accessed April 21, 2014. 79. United Nations conference on Trade and Development UNCTAD (Hội nghị Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển), The Oceans Economy: Opportunities and Challenges for Small Island Developing States (Kinh tế đại dương: Những cơ hội và thách thức cho các nước ven biển đang phát triển), New york and Geneva 2014. 161 80. Watthew Krull (2018), "America’s Annual Naval Patrol Report and How to Fix It", National Interest, May 29, 2018. 81. World bank Group (Ngân hang thế giới) (2014), The potential of the Blue economy: Increasing Long­term Benefits of the Sustainable Use of Marine Resources for Small Island Developing States and Coastal Least Developed Countries (Tiềm năng của kinh tế biển: Lợi ích lâu dài của việc khai thác tài nguyên biển ở các hòn đảo nhỏ và các vùng ven biển của các nước đang phát triển và phát triển), United Nations. 82. Wric Sayers (2018), "Time to Launch a Combined Maritime Task Force for the Pacific", War on the Rocks, June 1, 2018. 83. W. J. Mohan Malik (2002), "Dragon on Terrorism: Assessing China’s Tactical Gains and Strategic Losses after 11 September", Contemporary Southeast Asia, 24 (August 2002), 268. 84. W. June Teufel Dreyer (2002), "Encroaching on the Middle Kingdom? China’s View of Its Place in the World", tại trang Asian_Studies/dreyer.pdf. 85. Wtephen Bryen (2018), "How to Counter China’s Fortified Islands in South China Sea", Asia Times, May 5, 2018. 86. Wely Ratner (2018), "Exposing China’s Actions in the South China Sea", Council on Foreign Relations, April 6, 2018. 87. W J. Robert Kerrey and Robert A. Manning (2011), ''The United States and Southeast Asia: A Policy Agenda for the New Administration'', Report of the Independent Task Force Sponsored by the Council on Foreign Relations, 2001, p. 17, 88. W. Richard Sokolsky, Angel Rabasa, and C. R. Neu, The Role of Southeast Asia in U.S. Strategy Toward China (Santa Monica, Calif.: RAND, 2000). 89. Xu Zhibin (2003), Ba cấp độ của nền kinh tế biển, Khoa học kinh tế Bắc Kinh, Trung Quốc. 90. Y. Dan Ewing (2002) "China’s Changing Security Calculus", Korea Herald, 21 January 2002, also in 91. Yal Brands (2018), "China Hasn’t Won the Pacific (Unless You Think It Has)", Bloomberg, January 5, 2018. 162 92. Yahuda, Michael (2014), "China's recent relations with maritime neighbours". tại trang doi/abs/10.1080/03932729.2012.683276 ?journalCode=rspe20#preview, The International Spectator: Italian Journal of International Affairs 47 (2): 30-44. Accessed October 05, 2014. 93. Yamaguchi (2016), ''Strategies of China's Maritime Actors in the South China Sea'', Tạp chí China Perspectives, pp. 23-31. 94. Yang Jinsen (1984), Phát triển kinh tế biển phải thực hiện cách tiếp cận cân bằng, Viện nghiên cứu Bắc Kinh, Trung Quốc. 95. Yulian Ku (2018), "It’s Time for South China Sea Economic Sanctions", Lawfare, June 1, 2018. 96. Yoel Gehrke (2018), "Marco Rubio: US Must Develop Plan to 'Destroy' Chinese Assets in South China Sea", Washington Examiner, June 4, 2018. 97. Yenny Roy (2002), "China and Southeast Asia: ASEAN Makes the Best of the Inevitable", Asia Pacific Security Studies, 1 (November 2002), 2. 98. Zen Cipperley (2018), "In the Era of Great Power Competition, the US Needs to Step Up Its Game", The Diplomat, May 8, 2018. 99. Zean Cheng (2018), "Wanted: A Strategy to Limit China’s Grand Plans for the South China Sea", National Interest, January 30, 2018. 100. Zhao Hong (2012), Sino­Philippines relations: Moving beyond south China sea dispute? (Quan hệ Trung Quốc ­ Philippines: Vượt xa khỏi tranh chấp biển Đông?), The Journal of East Asian Affairs. Vol. 26,No. 2 (Fall/Winter 2012), pp. 57-76.Published by: Institute for National Security Strategy. 101. Zi Mingjiang (2011), "Non-Confrontational Assertiveness: China’s New Security Posture", RSIS Commentaries, May 16, 2011. 102. Zuncan DeAeth, "Taiwan Should Invite US to Open Military Base on Taiping Island, Says DPP Think-Tank", Taiwan News, June 4, 2018. 163 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Bảng tổng hợp số liệu du lịch năm 2016, 2017, 2018 và dự báo số liệu năm 2019 So sánh% TT Chỉ tiêu ĐVT TH 2017 KH 2018 TH 2018 KH 2019 2018/ 2017 2018/ KH 2018 KH 2019/ 2018 1 Tổng khách, trong đó: LK 6.633.981 7.470.000 7.660.000 8.190.000 115,5% 102,5% 106,9% Quốc tế LK 2.331.887 2.700.000 2.875.000 3.190.000 123,3% 106,5% 111,0% Nội địa LK 4.302.094 4.770.000 4.785.000 5.000.000 111,2% 100,3% 104,5% A Khách lưu trú LK 3.534.720 4.200.000 4.695.000 5.145.000 132,8% 111,8% 109,6% Quốc tế LK 1.681.743 2.200.000 2.675.000 2.945.000 159,1% 121,6% 110,1% Nội địa LK 1.852.977 2.000.000 2.020.000 2.200.000 109,0% 101,0% 108,9% b Khách lữ hành LK 850.408 930.000 1.064.549 1.246.800 122,4% 114,5% 117,1% Inbound LK 551.310 620.000 679.566 790.483 115,7% 109,6% 116,3% Nội địa LK 262.944 270.000 334.655 386.939 135,1% 123,9% 115,6% Outbound LK 36.154 40.000 50.328 69.378 147,3% 125,8% 137,9% 2 Tổng thu Du lịch, trong đó: Tr đ 19.504.000 22.500.000 24.060.000 27.400.000 123,4% 106,9% 113,9% a Doanh thu tại CSLT Tr đ 8.945.054 9.600.000 11.414.000 12.187.000 127,6% 118,9% 106,7% Dịch vụ lưu trú Tr đ 6.147.929 6.500.000 7.584.000 8.143.000 123,3% 116,6% 107,3% Dịch vụ ăn uống Tr đ 1.803.736 1.900.000 2.187.000 2.188.000 121,2% 115,1% 100,0% Dịch vụ khác Tr đ 993.389 1.200.000 1.643.000 1.856.165 165,3% 136,9% 112,9% b Doanh thu tại đơn vị lữ hành Tr đ 2.480.412 2.635.000 2.788.398 3.134.957 112,4% 105,8% 112,4% Dịch vụ lữ hành Tr đ 2.173.040 2.300.000 2.402.992 2.653.822 110,6% 104,5% 110,4% Dịch vụ vận chuyển Tr đ 184.894 200.000 242.595 315.205 131,2% 121,3% 129,9% Dịch vụ khác Tr đ 122.478 135.000 142.811 165.930 116,6% 105,8% 116,2% 3 Chi tiêu BQ Tr đ 2,94 3,14 4 Ngày lưu trú BQ Ngày 2,73 2,73 Quốc tế Ngày 3,1 3,0 Nội địa Ngày 2,4 2,4 5 Công suất phòng % 52,5 50,0 6 Đóng góp DL/GRDP % 24,4 26,8 Nguồn: Tổng hợp từ Sở Du lịch Đà Nẵng [40]. 164 PHỤ LỤC 2 Bảng sản lượng khai thác thuỷ sản Đà Nẵng năm 2018 Nguồn: Chi Cục thuỷ sản Đà Nẵng [12]. 165 PHỤ LỤC 3 Bảng sản lượng hàng hoá thông qua Cảng Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2018 Nguồn: Thống kê của Cảng Đà Nẵng [11]. 166 PHỤ LỤC 4 Bảng các danh mục cơ sở hạ tầng Cảng Đà Nẵng đầu tư năm 2017 1. Cầu bến Tổng số chiều dài bến 1.700m Luồng vào cảng 6,3km từ điểm hoa tiêu, độ sâu -11m, đê chắn song dài 450m Tổng chiều dài bến 1.700m Luồng vào cảng 6,3km từ điểm hoa tiêu, độ sâu -11m, đê chắn sóng dài 450 mét. Tổng diện tích bãi 18ha Bãi Container 83,309m2 Bến 1 210m, độ sâu 11,5m Bến 2 210m, độ sâu 10m Bến 3 185m, độ sâu 10m Bến 4 185m, độ sâu 11m Bến 5 225m, 01 trụ tựa để tiếp nhận tàu dài đến 335m, độ sâu: 12 mét Bến 6 310m, độ sâu 14,3m Bến 7a 93m, độ sâu 5m Bến 7b 84m, độ sâu 5m 2. Khu vực Tiên Sa Bến 8 190m độ sâu 14,3m Diện tích mặt bằng 30ha Tổng diện tích kho 14.285m2 3.Kho bãi Tổng diện tích bãi 178.603m2 Cẩu giàn (Quay side gantry crane) chuyên dùng bốc dỡ container ở cầu tàu, sức nâng Sức nâng 36-40 tấn, 05 chiếc Cẩu khung bánh lốp (RTG) chuyên bốc dỡ container ở bãi sức nâng Sức nâng 36-40 tấn, 06 chiếc Cẩu cảng cố định (Liebherr) Sức nâng 40 tấn, 04 chiếc Cẩu cảng di động (Liebherr) Sức nâng 25 tấn, 02 chiếc Xe nâng chuyên bốc dỡ Container Sức nâng 42-45 tấn, 05 chiếc Xe cạp gỗ Sức nâng 5 tấn, 02 chiếc 4. Phương tiện thiết bị Cẩu ô tô Sức nâng 25-80 tấn, 15 chiếc Nguồn: Cảng Đà Nẵng năm 2017 [11]. 167 PHỤ LỤC 5 Bảng thống kê số vụ tai nạn trên biển Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2018 Thiệt hại Về người Về phương tiện Về tài sản Thiệt hại khác TT Tháng/vụ/người/ phương tiện gặp thiên tai, tai nạn Chết Mất tích Bị thương Chìm Hư hỏng Mất tích Nhà sập Nhà hư hỏng Nhà cháy Diện tích rừng bị cháy (ha) 1 Năm 2013: 48 vụ/21 người/37 phương tiện 06 12 07 25 05 ha 2 Năm 2014: 86 vụ/34 người/45 phương tiện 11 02 22 03 42 21 ha Mất 206 tấm lưới 3 Năm 2015: 97 vụ/45 người/58 phương tiện 09 04 32 16 42 Mất 33 tấm lưới và 500 m lưới 4 Năm 2016: 173 vụ/79 người/89 phương tiện 43 05 31 11 78 5.320m2 cỏ tranh; 90 ha Mất 71 tấm, 1.100m lưới, 91 lồng bẫy, 12. 300m dây, 1 neo sắt 5 Năm 2017: 177 vụ/64 người/102 phương tiện 23 41 20 80 2000m2 cỏ tranh Mất 39 tấm, 1.100 m lưới, 700 bẫy 6 Năm 2018: 51 vụ/19 người/35 phương tiện 04 03 13 15 16 300m2 cỏ tranh Mất 37 tấm lưới Tổng cộng: 632 vụ/262 người/366 phương tiện. Thiệt hại: chết 96 người, mất tích 14 người, bị thương 151 người, chìm 68 phương tiện, hỏng 289 phương tiện; rách, mất 315 tấm lưới, 2,700m lưới, cháy 7.320m2 cỏ tranh, 116 ha rừng 96 14 151 68 289 Cháy 7.320m2 cỏ tranh, 116 ha rừng Rách, mất 315 tấm lưới, 2700 m lưới Nguồn: Báo cáo Tổng kết thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 05 năm (2013 ­ 2018) của BĐBP thành phố Đà Nẵng [8].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_kinh_te_bien_trong_moi_quan_he_voi_dam_bao_quoc_phon.pdf
  • pdfNGUYỄN THỊ ANH THI-TTLA.pdf
  • pdfTT _T.Viet_ _ Ng. Thi Anh Thi.pdf