Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở để nhân dân chấp hành tốt
các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Làm tốt công tác hòa
giải ở cơ sở, giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo của công dân, bảo đảm an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh nông thôn.
Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề án xây dựng xã nông thôn mới Tổ chức các
lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới.
Rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã đảm
bảo phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện
và Thành phố; tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch đảm bảo đúng quy định.
Hướng dẫn UBND các xã rà soát để bổ sung, điều chỉnh đề án xây dựng
nông thôn mới bảo đảm phù hợp với quy hoạch xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí
quốc gia xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu năm 2016, cơ bản hoàn thành việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân sau dồn điền đổi thửa
165 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kinh tế nông thôn phát triển bền vững tại các huyện phía tây của thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy
định cho các đối tượng theo hình thức giao đất nông nghiệp, cho thuê đất nông
nghiệp được quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Đối với các dự án nhỏ
lẻ không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà phù hợp với quy hoạch sử dụng
đất đã được phê duyệt thì được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận
góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân khác
để thực hiện dự án đầu tư. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về chuyển
nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp nhằm bảo đảm lợi ích cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng đất nông nghiệp khi góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, trong đó,
quyền sử dụng đất vẫn thuộc về người góp vốn; người góp vốn được nhận giá trị cổ
tức ngoài công lao động bỏ ra để sản xuất, canh tác. Sau khi hết thời hạn góp vốn,
quyền sử dụng đất được trả cho người góp vốn. Đồng thời, cải tiến mạnh mẽ các thủ
tục hành chính liên quan đến bảo hộ quyền sử dụng đất nông nghiệp, đến chuyển
nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo hướng công khai quy trình, điều kiện,
giảm phí tổn thực hiện và tăng điểm tiếp cận cho dân cư ở nông thôn.
- Tiếp tục giải quyết những vướng mắc về đất sản xuất nông nghiệp từ chính
sách khoán hộ trong nông nghiệp. Chính sách khoán hộ trong nông nghiệp tạo điều
kiện cho người nông dân được canh tác trên thửa ruộng được giao song do người
nông dân không được tự ý chuyển đất nông nghiệp sang các loại đất khác, giá quyền
sử dụng đất nông nghiệp thấp hơn giá quyền sử dụng các loại đất khác rất nhiều.
Hơn nữa, quyền sử dụng đất nông nghiệp của nông dân dễ bị thu hồi. Nông dân
không những chỉ được sử dụng đất nông nghiệp với kỳ hạn ngắn nhất, mà còn được
hưởng lợi ít nhất khi đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích khác. Để khuyến
khích nông dân tập trung đất nông nghiệp phục vụ sản xuất quy mô lớn, Nhà nước
cần phải giải quyết những vướng mắc về đất sản xuất nông nghiệp. Trước hết, cần
phải đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hướng tăng quy mô đất canh tác của
hộ gia đình và hạn điền nhằm đáp ứng các yêu cầu của nông nghiệp hiện đại và cải
thiện điều kiện sản xuất cho nông dân. Không nên giới hạn thời gian sử dụng đất,
136
chỉ nên quản lý bằng quy hoạch không gian tổng thể và trách nhiệm giao đất của
nông dân khi nhu cầu quốc gia đòi hỏi. Tổ chức thị trường quyền sử dụng đất nông
nghiệp hoạt động theo hướng công khai, linh hoạt nhằm hỗ trợ nông dân tập trung
đất đạt quy mô hiệu quả. Chính sách thu hồi đất nông nghiệp cần phải đảm bảo hài
hòa lợi ích giữa các bên tham gia theo hướng coi trọng hơn lợi ích của người dân
thuộc diện thu hồi đất, tạo điều kiện để nông dân tham gia thỏa thuận giá đất đền
bù, phân bổ lợi ích hợp lý giữa đơn vị nhận đất và nông dân thuộc diện thu hồi đất.
Công khai hóa và tinh giản thủ tục quản lý đất để quyền sử dụng đất nông nghiệp
trở thành hàng hóa và có thể lưu thông dễ dàng, nhất là ổn định và công khai quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước.
- Tạo môi trường thuận lợi cho quá trình tập trung ruộng đất. Gắn quá trình
tập trung ruộng đất với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, bố trí phân công lại lao
động trên phạm vi địa phương để bảo đảm giải quyết tốt công ăn, việc làm cho số
lao động dôi dư, không còn đất chuyển sang ngành, nghề khác. Chính quyền các địa
phương có kế hoạch hỗ trợ nông dân trong quá trình tập trung ruộng đất, như hỗ trợ
xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đào tạo lao động, hỗ trợ các khâu dịch vụ trong
quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để người nông dân thấy được
sự cần thiết và lợi ích của tập trung ruộng đất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền
sử dụng đất để tham gia doanh nghiệp, vào các dự án đầu tư kinh doanh. Nhà nước
cần có chính sách khuyến khích phát triển thị trường chuyển nhượng, cho thuê đất
nông nghiệp theo hướng công khai, minh bạch, được Nhà nước bảo hộ.
4.2.2.2. Đẩy mạnh việc thành lập các tổ chức kinh tế, phát triển trang trại,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, khuyến khích các thành
phần kinh tế phát triển, nhất là kinh tế tư nhân
Để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển phù hợp với đặc điểm, trình độ của
lực lượng sản xuất khu vực nông nghiệp, nông thôn, cần phải hoàn thiện các hình
thức tổ chức sản xuất tương ứng, trong đó có vai trò không thể thiếu của thành phần
kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã. Cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò
của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; tăng cường việc
tổng kết, nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể làm ăn có hiệu quả; phổ biến các mô
137
hình hợp tác xã kiểu mới, kinh nghiệm của phong trào hợp tác xã trong khu vực và
quốc tế đến người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đổi mới và đa dạng hóa
công tác tuyên truyền, tập huấn pháp luật về Luật Hợp tác xã 2012. Tăng cường sự
lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm cao của các bộ,
ngành, các địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội
(nhất là Hội Nông dân Việt Nam), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong việc chỉ
đạo triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012. Tập trung hỗ trợ tài chính từ
các nguồn lồng ghép với chính sách thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới để thành lập một số mô hình điểm ở các xã nông nghiệp đối
với hai loại hình hợp tác xã là hợp tác xã dịch vụ công ở nông thôn và hợp tác xã
sản xuất nông nghiệp, củng cố lại hoạt động của hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã
năm 2012. Ưu tiên các giải pháp thiết thực hỗ trợ các hợp tác xã về khoa học - công
nghệ, vốn, nguồn nhân lực, thị trường...; tận dụng các cơ hội cũng như có các giải
pháp hạn chế các mặt tiêu cực trong quá trình hội nhập. Xây dựng mô hình hợp tác
xã chuyên ngành, phát triển đa dạng các loại hình hợp tác xã ở các địa phương với
các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hoá khác nhau nhằm phát huy thế
mạnh tiềm năng kinh tế của địa phương. Tổ chức, củng cố lại hoạt động của các hợp
tác xã theo đúng bản chất hợp tác xã, Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản
hướng dẫn; phát huy vai trò làm chủ của thành viên; vận động thành viên hợp tác xã
góp vốn và nâng mức vốn góp; vận động hợp tác xã thu hút thêm thành viên, hợp
nhất, sáp nhập hợp tác xã cùng ngành, nghề và địa bàn hoạt động để tăng tiềm lực
tài chính và quy mô hoạt động của hợp tác xã. Giải thể các hợp tác xã hoạt động
kém hiệu quả, hoạt động hình thức.
Tạo điều kiện thành lập các doanh nghiệp chế biến nông sản, và sản xuất
thức ăn chăn nuôi. Rà soát và xây dựng các chính sách để thực hiện việc tổ chức sản
xuất theo chuỗi giá trị tại các địa phương. Có cơ chế, chính sách khuyến khích hình
thành các doanh nghiệp "đầu tàu", những doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện làm hạt
nhân, trung tâm của chuỗi liên kết và doanh nghiệp vệ tinh làm nhân tố thực hiện
sản xuất của toàn ngành theo chuỗi. Đối với những doanh nghiệp này cần tập trung
hỗ trợ đầu tư để đổi mới công nghệ và thiết bị cho các doanh nghiệp thật sự có năng
138
lực và hiệu quả. Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như HACCP,
SSOP, ISO... trong chế biến, nhằm kiểm soát tốt chất lượng và an toàn thực phẩm.
Thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến, thông qua các hoạt động như:
các dự án khuyến nông nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu cho chế biến, xây
dựng các mô hình liên kết doanh nghiệp - nông dân; hỗ trợ tập huấn về công nghệ
thông tin, xây dựng và áp dụng chứng chỉ FSC, CoC, ISO, cho doanh nghiệp chế
biến và người sản xuất nguyên liệu, ưu tiên phổ biến các công nghệ phù hợp, tạo ra
các sản phẩm có giá trị gia tăng cao cho các doanh nghiệp chế biến,... Xử lý triệt để
các cơ sở chế biến không đảm bảo các điều kiện theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn
thực phẩm đã ban hành và thiếu xử lý ô nhiễm môi trường trong chế biến. Đẩy
mạnh nghiên cứu và áp dụng công nghệ chế biến và bảo quản nông sản cả trong các
đơn vị nghiên cứu chuyên ngành và trong các doanh nghiệp chế biến. Có cơ chế
khuyến khích các doanh nghiệp chế biến đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến, nhất
là áp dụng các công nghệ bảo quản, chế biến nông sản tiên tiến từ nước ngoài. Tích
cực đẩy mạnh việc xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chất
lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và ngành nông nghiệp.
Phát triển các cụm điểm công nghiệp, làng nghề theo quy hoạch để phát huy
ưu thế về chi phí đầu tư, tận dụng quĩ đất nhỏ lẻ, xen kẽ nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất, cũng như tính linh hoạt trong việc chuyển đổi mục đích khi các yếu tố,
điều kiện phát triển có liên quan thay đổi. Thực hiện sâu rộng và triệt để công tác xã
hội hoá trong việc đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp làng nghề; khuyến
khích các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát
triển khu, cụm công nghiệp để nâng cao hiệu quả đầu tư. Chú trọng phát triển mô
hình khu, cụm công nghiệp làng nghề có tính chất chuyên ngành, liên ngành để tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện liên kết sản xuất, giảm chi phí đầu tư,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phát triển loại hình cụm công nghiệp, cụm
công nghiệp làng nghề do đặc thù bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế còn đáp ứng
mục tiêu về xã hội như giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, giải quyết việc làm
cho khu vực nông thôn, nên cần phải có chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cao
hơn so với loại hình khu công nghiệp tập trung. Đó là các chính sách ưu đãi về tiếp
cận nguồn tín dụng giá rẻ, chính sách đất đai, nguồn lực khoa học công nghệ, các thủ
139
tục hành chính, xử lý vấn đề môi trường... Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối
với quá trình xây dựng và triển khai quy hoạch khu, cụm công nghiệp làng nghề.
4.2.2.3. Đảm bảo an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo
Một là, quan tâm bố trí ngân sách hợp lý, đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa
công tác xã hội, tập trung huy động mọi nguồn lực trong xã hội để thực hiện tốt các
chính sách về việc làm, giảm nghèo; các chính sách đối với người có công, đối
tượng xã hội. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc quản lý, sử dụng các nguồn
lực kết hợp với việc vận động các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, cá nhân,
tổ chức nước ngoài và động viên mỗi người dân cùng tham gia giải quyết các vấn
đề xã hội.
Hai là, cần có chính sách ưu đãi hợp lý về đất đai, vốn, thuế... nhằm động
viên, khuyến khích các nguồn lực đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, các khu
kinh tế thu hút lực lượng lao động trên địa bàn. Hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào
địa bàn khó khăn và thu hút lao động tại chỗ gắn với hỗ trợ đào tạo nghề thông qua
doanh nghiệp. Có quy hoạch đồng bộ các yếu tố về kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội
thiết yếu như: đường giao thông, nhà ở, nước sinh hoạt, chợ, trạm y tế, trường học...
, để những lao động tại đây có điều kiện bảo đảm nhu cầu cơ bản, yên tâm và gắn
bó xây dựng quê hương.
Ba là, tập trung rà soát chính sách giảm nghèo tại địa phương để loại bỏ
những điểm không còn phù hợp và bổ sung những chính sách mới, phù hợp. Các
chính sách sửa đổi, bổ sung phải đảm bảo hỗ trợ hộ nghèo, hỗ trợ vùng có tỷ lệ hộ
nghèo cao theo hướng hỗ trợ sản xuất và hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hỗ trợ sản xuất tập trung vào hỗ trợ trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn
quả, chăn nuôi gia súc; giao đất, giao rừng cho người dân gắn với phát triển và bảo
vệ rừng, điều chỉnh các chính sách về giữ rừng, bảo vệ rừng; hỗ trợ lương thực,
giống, khuyến nông, đào tạo nghề, lãi suất cho vay phát triển sản xuất. Hỗ trợ các
dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, nước sạch, bảo hiểm y tế, giáo dục, tiếp cận thông
tin, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Bốn là, huy động các nguồn lực cho công tác giảm nghèo và thực hiện lồng
ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Cùng với nguồn đầu tư từ ngân sách, cần huy
động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh
140
nghiệp, cộng đồng; khuyến khích sự nỗ lực của người nghèo, hộ nghèo. Ngân hàng
Chính sách xã hội tăng thêm dư nợ tín dụng người nghèo so với chỉ tiêu 10% hiện
nay để tăng mức hỗ trợ và mở rộng đối tượng hộ nghèo được hỗ trợ tín dụng chính
sách; bảo đảm mục tiêu thoát nghèo bền vững.
Năm là, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh;
thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế, dân số, giảm tỷ lệ sinh ở nông thôn. Nâng
cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", xây
dựng các hương ước theo hướng phát huy truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt
Nam, tinh thần tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm, bài trừ các hủ tục, thực
hiện nếp sống mới ở nông thôn. Thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế đối với
người nghèo, chăm sóc trẻ em dưới 6 tuổi, chế độ cứu trợ đối với hộ thiếu đói, vùng
khó khăn, cấp học bổng cho học sinh nghèo, cận nghèo; thí điểm bảo hiểm nông
nghiệp, bảo đảm mức sống tối thiểu cho cư dân nông thôn. Đồng thời, rà soát, giảm
thiểu các khoản đóng góp có tính chất bắt buộc đối với nông dân.
Sáu là, tăng cường huy động các nguồn lực cho chính sách an sinh xã hội.
Tăng chi ngân sách nhà nước về an sinh xã hội đạt mức trung bình khu vực Đông
Nam Á (7% GDP) kết hợp với huy động đóng góp của người dân, doanh nghiệp và
xã hội cho an sinh xã hội. Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đa
dạng các mô hình an sinh xã hội, các hoạt động từ thiện, tình nguyện dựa vào sự
tham gia của cộng đồng (các đoàn thể địa phương, các nhóm sở thích, nghiệp đoàn,
gia đình, dòng họ, cá nhân...) trong việc cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội, thực
hiện các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ, chia sẻ rủi ro đối với những nhóm yếu thế,
những đối tượng đặc thù. Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, kinh
nghiệm của các nước trong xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
4.2.3. Nhóm các giải pháp khác
4.2.3.1. Khai thác các nguồn vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng phát
triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới
Đẩy mạnh đầu tư vốn Nhà nước vào nông nghiệp và thu hút tối đa vốn của
các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các trang trại cho phát triển kết cấu hạ tầng
gắn với sản xuất, kinh doanh của họ. Đồng thời tăng cường đầu tư xây dựng và
nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật sản xuất nông nghiệp bằng nguồn ngân sách và
141
nguồn vốn ODA theo các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có sản lượng hàng hóa
lớn và giá trị cao; hình thành những mô hình cho vay khép kín trong chuỗi liên kết
sản xuất nông nghiệp (doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, hỗ trợ về kỹ thuật, máy móc làm đất; thu mua sản phẩm đầu ra cho nông
dân theo hợp đồng đã ký kết).
Thực hiện chính sách ưu đãi khuyến khích các ngân hàng thương mại, định
chế tài chính cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng cường hỗ trợ nông
dân sản xuất nông sản hàng hoá. Từng bước hình thành cơ chế một lãi suất giữa
nông thôn và thành thị, có ưu đãi về cơ sở hạ tầng đầu tư ban đầu, thuế cho các ngân
hàng đặt trụ sở, chi nhánh ở nông thôn để thực hiện cơ chế này. Đa dạng hóa hoạt
động tài chính nông thôn, không chỉ cho vay mà cả bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm sản
xuất. Phát triển mạnh các quỹ cho vay tín dụng theo mục đích ở nông thôn như quỹ
cho sinh viên nông thôn vay học tập, quỹ cho trí thức trẻ về nông thôn lập nghiệp,
quỹ cho trang trại mới thành lập, quỹ hỗ trợ lao động mất đất chuyển sang công
nghiệp, dịch vụ,...
Phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, tăng hiệu quả cấp nước cho
sản xuất và đời sống; chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai,
từng bước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Tập trung đầu tư nâng cấp
các hệ thống thuỷ lợi hiện có; đầu tư dứt điểm cho từng hệ thống, nâng cấp, hiện
đại hoá công trình đầu mối, kênh mương, thiết bị điều khiển vận hành để phát
huy năng lực thiết kế và nâng cao năng lực phục vụ. Phát triển các tổ chức dùng
nước của nông dân, xây dựng cơ chế bảo vệ, quản lý, vận hành hiệu quả hệ thống
thuỷ lợi và tiết kiệm nguồn nước, nâng hiệu suất sử dụng công suất thiết kế các
công trình đã có.
Thực hiện quy hoạch hệ thống, nối liền giữa giao thông nông thôn với tỉnh
lộ, quốc lộ hướng tới mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá. Nhà
nước tạo điều kiện và hỗ trợ các xã xây dựng; đầu tư phát triển hệ thống các chợ
đầu mối bán buôn nông, lâm, thuỷ sản, các chợ khu vực theo quy hoạch chợ đã
được phê duyệt. Đầu tư các trung tâm bán buôn ở các vùng nông lâm thuỷ sản hàng
hoá tập trung.
142
4.2.3.2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh để phát triển kinh tế nông thôn, đảm bảo bền vững môi trường
Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật về sản xuất kinh doanh cho
cán bộ, công chức cấp cơ sở và nhân dân bằng nhiều hình thức như sinh hoạt, tọa
đàm, nói chuyện về pháp luật ở các thôn, các cơ quan, đơn vị cơ sở; tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu pháp luật; thực hiện tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý; biên
soạn tài liệu phổ biến pháp luật và xây dựng tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị
trấn, cơ quan, đơn vị
Tăng thời lượng phát sóng các chuyên mục giáo dục pháp luật trên Đài Phát
thanh - Truyền hình địa phương; mở thêm các chuyên mục mới như: pháp luật với
nhà nông, pháp luật với cán bộ công chức, viên chức, pháp luật với doanh nghiệp để
làm phong phú thêm chương trình.
Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sản xuất kinh doanh tại các
buổi sinh hoạt cộng đồng; nhân rộng các mô hình như Câu lạc bộ "Phụ nữ với pháp
luật", Câu lạc bộ "Nông dân với pháp luật", Câu lạc bộ "Tuổi trẻ phòng chống tội
phạm" Báo cáo viên trong các buổi lồng ghép nói chuyện chuyên đề phải là
người có kiến thức chuyên ngành sâu rộng về lĩnh vực được trình bày và am hiểu
pháp luật.
Tăng cường hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý giúp cho người
dân khu vực nông thôn nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, nâng cao hiểu biết, ý
thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng
xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Khuyến khích tạo thói
quen ứng xử xã hội bằng pháp luật trong quan hệ của người dân ở nông thôn, nâng
cao phạm vi hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động để đảm bảo mọi người dân đều có
khả năng được hưởng dịch vụ này khi cần thiết.
Kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp; đa dạng
hóa và đổi mới phương thức tuyên truyền với những nội dung có liên quan mật thiết
đến đời sống của người dân ĐBDTTS để từng bước đáp ứng với tình hình thực tiễn
hiện nay, quy định trách nhiệm từng thành viên để phát huy tính chủ động, triển
khai nhịp nhàng; phát huy và nhân rộng các mô hình có hiệu quả;
143
Phối hợp giữa các cấp ngành trong hệ thống chính trị cấp huyện để tăng
cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của
chính quyền cơ sở trong việc quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp bằng việc
công khai tại trụ sở UBND xã, UBND huyện một số văn bản quản lý nhà nước quy
định trách nhiệm của UBND xã trong việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Các địa phương cần chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn của
ngành nông nghiệp, công thương, tài chính tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt
động sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; phát hiện và xử lý kịp thời, đúng quy
định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường.
4.2.3.3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho cán
bộ, đảng viên, đặc biệt là nông dân về kinh tế nông thôn phát triển bền vững
Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên,
đặc biệt là nông dân về sự cần thiết, tất yếu và tầm quan trọng của mục tiêu phát
triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững. Thay đổi nhận thức về sản xuất nông
nghiệp hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu.
Củng cố, nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cơ sở, nâng cao trình độ mọi
mặt cho đảng viên, cán bộ công chức cơ sở tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn, đi đôi
với đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của chi, đảng bộ và chính quyền cơ
sở, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở nông thôn hướng vào phục vụ dân,
sát với dân, được dân tin cậy, thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện trên địa bàn
nông thôn...
Đối với Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện và cấp xã, thị trấn: Phối hợp
các lực lượng xã hội hưởng ứng và tham gia tích cực thực hiện các nhiệm vụ về
phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động
"Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" đáp ứng với những yêu cầu
mới của thực tiễn.
Đối với Hội Phụ nữ cần hướng dẫn các tổ chức, địa phương thực hiện luật
bình đẳng giới, lồng ghép các yêu cầu bình đẳng giới trong mọi kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội. Tăng cường sự tham gia và hưởng lợi của phụ nữ trong quá trình
bàn bạc, quyết định, thực hiện và giám sát các kế hoạch phát kinh tế - xã hội nông
thôn tại cộng đồng, địa phương.
144
Đặc biệt, đối với Hội Nông dân, cần đổi mới hoạt động của hội theo hướng
tiếp tục làm tốt vai trò vận động, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị của giai cấp
nông dân. Sắp xếp tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để làm tốt các hoạt
động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ và dịch vụ cho nông dân thực hiện sản xuất nông
nghiệp hàng hóa lớn theo hướng hiện đại. Để Hội Nông dân thực hiện tốt vai trò của
mình, cần có thể chế để Hội có cơ sở pháp lý tham gia nhiệm vụ phát triển nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, trực tiếp thực hiện các chương trình, dự án, tổ chức
các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, dạy nghề và hỗ trợ việc làm;
chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật; tư vấn và hỗ trợ pháp lý, thông tin thị
trường; tổ chúc các dịch vụ về vốn, giống, vật tư nông nghiệp, tiêu thụ nông sản;
tham gia công tác hoà giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo... giúp nông dân phát triển
sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Đảng uỷ, chính quyền các cấp phải khơi nguồn và hậu thuẫn vững chắc cho
các đoàn thể thực hiện các đề án của họ tham gia giải quyết các vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn.
Bên cạnh củng cố lòng tin đối với Đảng và Nhà nước, chú ý tăng cường và
phát huy các mối quan hệ, mối liên kết mang tính gia đình - dòng họ - làng xã vốn
có truyền thống từ lâu đời nhưng hiện đang bị tác động của thị trường và sự buông
lỏng quản lý làm xói mòn, phá vỡ.
145
KẾT LUẬN
Kinh tế nông thôn phát triển bền vững đóng vai trò chiến lược trong quá
trình phát triển bền vững đất nước, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái đất nước. Kinh tế nông thôn
phát triển bền vững cần phải bảo đảm môi trường sản xuất nông nghiệp và nông
thôn trong sạch; thực phẩm vệ sinh; tài nguyên sinh học đa dạng; giảm thiểu rủi ro
do bệnh tật, thiên tai và quá trình biến đổi khí hậu gây ra; thu hẹp khoảng cách về
cơ hội phát triển giữa đô thị và nông thôn, giữa các nhóm cư dân nông thôn; hỗ trợ
người nghèo, những nhóm đối tượng khó khăn trong quá trình phát triển.
Trước yêu cầu đó, luận án đã tập trung làm rõ những vấn đề trong phát triển
kinh tế nông thôn bền vững tại các huyện phía tây của thành phố Hà Nội gồm các
nội dung cơ bản sau:
- Kinh tế nông thôn phát triển bền vững là quá trình phát triển đạt được sự
tăng trưởng kinh tế cao, ổn định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
quan hệ sản xuất và cách thức tổ chức sản xuất dần được hoàn thiện theo hướng tiến
bộ; gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng
lực sáng tạo khoa học - công nghệ, mức độ tích lũy vốn và kết cấu hạ tầng của khu
vực nông thôn; tránh được sự suy thoái, đình trệ trong tương lai và không để lại
gánh nặng nợ nần cho các thế hệ mai sau.
- Mục tiêu và cũng là động lực kinh tế nông thôn phát triển bền vững là tạo
sinh kế lâu dài cho người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
hiện đại, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân. Trong đó, nông dân phải là nhân vật trung tâm, người được hưởng lợi
trước tiên từ những thành quả của quá trình phát triển. Kinh tế nông thôn phát triển
bền vững đóng góp vai trò rất quan trọng trong phát triển nông thôn theo hướng bền
vững, tạo ra nông thôn văn minh.
- Trong tiến trình bảo đảm kinh tế nông thôn phát triển bền vững tại các
huyện phía tây của thành phố Hà Nội tuy đạt được tốc độ tăng trưởng khá, song
146
tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các
nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa trên cơ sở tăng năng suất lao
động xã hội và nâng cao hiệu quả nên chất lượng tăng trưởng chưa cao và chưa thật
vững chắc. Trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, cách thức tổ chức sản xuất còn lạc
hậu, quan hệ sản xuất chưa hoàn thiện. Những hạn chế đó khiến cho mục tiêu phát
triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững tại các huyện phía tây của thành phố
Hà Nội chưa tương xứng với sự đầu tư của các nguồn lực trên địa bàn.
- Xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, luận án đề
xuất các nhóm giải pháp đồng bộ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Các giải pháp khác như:
Khai thác các nguồn vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế nông
thôn, xây dựng Nông thôn mới; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các lĩnh
vực sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế nông thôn; Tăng cường tuyên truyền,
phổ biến nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là nông dân về kinh tế
nông thôn phát triển bền vững.
147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hoàng Mạnh Phú (2013), "Chính sách đối ngoại của Đức trước suy thoái
kinh tế và những tác động tới mối quan hệ với Việt Nam", Tạp chí
Thông tin khoa học Chính trị - Hành chính, (6).
2. Hoàng Mạnh Phú (2013), "Thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở
nước ta hiện nay", Tạp chí Lịch sử Đảng, (7).
3. Hoàng Mạnh Phú (2013), "Thực trạng và chính sách thu hút lao động chuyên
môn cao người nước ngoài ở Việt Nam", Tạp chí châu Mỹ ngày nay, (7).
4. Hoàng Mạnh Phú (2015), "Ứng dụng Khoa học - Công nghệ để phát triển
nông nghiệp bền vững ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội", Tạp chí Kinh tế và
Quản lý, (15).
5. Hoàng Mạnh Phú (2015), "Phát triển kinh tế nông thôn bền vững của một số
quốc gia trên thế giới - bài học tham khảo cho Việt Nam", Tạp chí Kinh
tế và Quản lý, (16).
148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Nữ Hoàng Anh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử
dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái giai đoạn 2012 - 2020, Luận án tiến sĩ
Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
2. Lê Vũ Anh (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
3. Đinh Văn Ân (2009), Vượt thách thức, mở thời cơ phát triển bền vững, Nxb
Tài chính, Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm về
đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông
thôn thời kỳ 2001-2010, Hà Nội.
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Bách, Chu Tiến Quang (1999), Phát triển nông nghiệp, nông
thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Vũ Trọng Bình (2007), "Nông thôn Việt Nam: Thực tiễn, hạn chế thực hiện
chính sách tại các địa phương", Tham luận Hội thảo: Chiến lược Phát
triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong giai đoạn
công nghiệp hoá và hội nhập, Hà Nội.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Chiến lược phát triển nông
nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
9. C.Mác và Ph.Ăngghen (1981), Toàn tập, Tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội.
10. C.Mác và Ph.Ăngghhen (2002), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, Tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Chu Văn Cấp, Phạm Quang Phan và Trần Bình Trọng (2006), Giáo trình kinh
tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho khối ngành kinh tế - quản trị kinh
doanh trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
149
13. Chi cục Thống kê huyện Ba Vì (2015), Niên giám thống kê 2005-2015, Hà Nội.
14. Chi cục Thống kê huyện Đan Phượng (2015), Niên giám thống kê 2005-2015,
Hà Nội.
15. Chi cục Thống kê huyện Hoài Đức (2015), Niên giám thống kê 2005-2015, Hà Nội.
16. Chi cục Thống kê huyện Phúc Thọ (2015), Niên giám thống kê 2005-2015, Hà Nội.
17. Chi cục Thống kê huyện Quốc Oai (2015), Niên giám thống kê 2005-2015, Hà Nội.
18. Chi cục Thống kê thị xã Sơn Tây (2015), Niên giám thống kê 2005-2015, Hà Nội.
19. Chi cục Thống kê huyện Thạch Thất (2015), Niên giám thống kê 2005-2015, Hà Nội.
20. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số
151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 về tổ chức và hoạt động
của tổ hợp tác, Hà Nội.
21. Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên thiên nhiên môi trường với tăng trưởng và
phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2015), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
23. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
24. Nguyễn Sinh Cúc (2013), "Tổng quan nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau
25 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI)", Tạp chí
Kinh tế và quản lý, (6), tr.6-9.
25. Bùi Quang Dũng (2009), Một số vấn đề phát triển xã hội nông thôn năm 2009
(Lao động và việc làm nông thôn), Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Khoa
học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
26. Phùng Văn Dũng (2014), Phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập
WTO, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
27. Đảng bộ Huyện ủy Ba Vì, thành phố Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội Đảng
bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015 và nhiệm kỳ 2015-2020, Hà Nội.
28. Đảng bộ Huyện ủy Đan Phượng, thành phố Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội
Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015 và nhiệm kỳ 2015-2020, Hà Nội.
29. Đảng bộ Huyện ủy Hoài Đức, thành phố Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội
Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015 và nhiệm kỳ 2015-2020, Hà Nội.
150
30. Đảng bộ Huyện ủy Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội
Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015 và nhiệm kỳ 2015-2020, Hà Nội.
31. Đảng bộ Huyện ủy Quốc Oai, thành phố Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội
Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015 và nhiệm kỳ 2015-2020, Hà Nội.
32. Đảng bộ Huyện ủy Thạch Thất, thành phố Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội
Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015 và nhiệm kỳ 2015-2020, Hà Nội.
33. Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội lần thứ XV, Hà Nội.
34. Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2015), Văn kiện Đại hội lần thứ XVI, Hà Nội.
35. Đảng bộ Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ
huyện nhiệm kỳ 2015-2020, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
41. Nguyễn Thị Bích Đào (2004), Một số vấn đề lý luận và định hướng phát triển
kinh tế nông thôn ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện kinh tế Việt
Nam, Hà Nội.
42. Hoàng Ngọc Hoà (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
43. Nguyễn Văn Hóa (2014), Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk,
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, Huế.
44. Trương Duy Hoàng (2004), Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
151
45. Trần Tiến Khai (2007), Cải thiện đời sống nông dân Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, Báo cáo tổng quan Hội nghị Khoa học
thường niên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Thành
phố Hồ Chí Minh.
46. Li Luping (2009), Biến đổi thu nhập hộ gia đình ở nông thôn Trung Quốc, Hội
thảo quốc tế về kinh tế nông nghiệp, Bắc Kinh, Trung Quốc.
47. Ngô Thắng Lợi (2006), Kế hoạch hóa phát triển kinh tế, xã hội, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
48. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Nguyễn Quang Minh (2011), Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn
trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Thanh Hóa
hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
54. Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn (2001), Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
55. Vũ Văn Nâm (2009), Phát triển nông nghiệp bền vững, Nxb Thời đại, Hà Nội.
56. Ngân hàng Thế giới (2007), Báo cáo phát triển Tthế giới 2008 về lĩnh vực
nông nghiệp, Hà Nội.
57. Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Trần Hồng Quảng (2015), Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
59. Đỗ Đức Quân (2009), Phát triển bền vững đồng bằng Bắc bộ trong quá trình
phát triển, xây dựng các khu công nghiệp, Đề tài khoa học cấp bộ, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
152
60. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1988), Luật Đất đai
1988, Hà Nội.
61. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Luật đất đai năm
1993, Hà Nội.
62. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật đất đai
2003, Hà Nội.
63. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai
2013, Hà Nội.
64. Chu Hữu Quý (1996), Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. Serey Mardy và các cộng sự (2013), "Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về phát
triển nông nghiệp bền vững và những bài học cho phát triển nông nghiệp
ở Campuchia", Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11, (3), tr.13-17.
66. Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hoà (2002), Một số vấn đề về phát triển nông
nghiệp và nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
67. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay
và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông
nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến
thế kỷ XXI "trong thời đại kinh tế trí thức", Nxb Thống kê, Hà Nội.
69. Đào Duy Tâm (2010), Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau an toàn ở Hà
Nội, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
70. Nguyễn Hữu Tập (2010), Phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó đến
xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước ta hiện nay, Luận án tiến
sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Bộ quốc phòng, Hà Nội.
71. Thaddeus C. Trzyna (2001), Thế giới bền vững, định nghĩa và trắc lượng phát
triển bền vững, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách khoa học và
công nghệ, Hà Nội.
72. Thành ủy Hà Nội (2011), Chương trình 02Ctr/TU ngày 29/8/2011 về phát
triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời
sống nông dân 2011-2015, Hà Nội.
153
73. Lê Đình Thắng (2000), Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn Nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
74. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về vệc ban
hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương
trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội.
75. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5
năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.
76. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/ 4/ 2009
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn
mới, Hà Nội.
77. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7
năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.
78. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 02
năm 2012 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp
cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Hà Nội.
79. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4
năm 2012 về việc Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam
giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
80. Tổng cục Thống kê (2010), Báo cáo điều tra biến động dân số và kế hoạch
hoá gia đình, Hà Nội.
81. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và
thủy sản năm 2011, Hà Nội.
82. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê năm 2012, Nxb Thống kê, Hà Nội.
83. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê năm 2013, Nxb Thống kê, Hà Nội.
84. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê năm 2014, Nxb Thống kê, Hà Nội.
85. Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội.
86. Trung tâm Tri thức doanh nghiệp quốc tế (2009), Nông dân dựa vào đâu, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
87. Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
(2002), Phát triển bền vững miền núi Việt Nam, 10 năm nhìn lại và
những vấn đề đặt ra, Hà Nội.
154
88. Nguyễn Từ (2004), Nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
89. Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo việc thực
hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp,
xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai
đoạn 2011-2015, Hà Nội.
90. Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (2014), Đề án về công tác
dồn điền đổi thửa, Hà Nội.
91. Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả
thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015,
Hà Nội.
92. Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả xây
dựng mời gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, làng nghề đến năm
2015, Hà Nội.
93. Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả
phát triển ngành du lịch đến năm 2015, Hà Nội.
94. Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo việc
thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân
giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
95. Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (2014), Đề án về công
tác dồn điền đổi thửa, Hà Nội.
96. Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết
quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-
2015, Hà Nội.
97. Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết
quả xây dựng mời gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, làng nghề
đến năm 2015, Hà Nội.
98. Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết
quả phát triển ngành du lịch đến năm 2015, Hà Nội.
99. Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo việc
thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông
155
nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân
giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
100. Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (2014), Đề án về công
tác dồn điền đổi thửa, Hà Nội.
101. Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả
thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015,
Hà Nội.
102. Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả
xây dựng mời gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, làng nghề đến
năm 2015, Hà Nội.
103. Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả
phát triển ngành du lịch đến năm 2015, Hà Nội.
104. Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo việc
thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân
giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
105. Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (2014), Đề án về công
tác dồn điền đổi thửa, Hà Nội.
106. Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả
thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015,
Hà Nội.
107. Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả
xây dựng mời gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, làng nghề đến
năm 2015, Hà Nội.
108. Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả
phát triển ngành du lịch đến năm 2015, Hà Nội.
109. Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo việc
thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân
giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
110. Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (2014), Đề án về công
tác dồn điền đổi thửa, Hà Nội.
156
111. Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
112. Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả
xây dựng mời gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, làng nghề đến
năm 2015, Hà Nội.
113. Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả
phát triển ngành du lịch đến năm 2015, Hà Nội.
114. Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo về
việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành Ủy về phát triển
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống
nhân dân giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
115. Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội (2014), Đề án về công
tác dồn điền đổi thửa, Hà Nội.
116. Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết
quả xây dựng mời gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, làng nghề
đến năm 2015, Hà Nội.
117. Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết
quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-
2015, Hà Nội. Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
(2014), Đề án về công tác dồn điền đổi thửa, Hà Nội.
118. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội đến năm 2020, Hà Nội.
119. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Đề án xây dựng nông thôn mới
các huyện phía Tây của thành phố Hà Nội, Hà Nội.
120. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND
ngày 09 tháng 7 năm 2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông
nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030, Hà Nội.
121. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND
ngày 04 tháng 08 năm 2014 về việc ban hành quy định về chính sách
khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội, Hà Nội.
122. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo Kết quả thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tại các huyện phía
157
Tây của thành phố Hà Nội, Hà Nội.
123. Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo việc thực
hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp,
xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai
đoạn 2011-2015, Hà Nội.
124. Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
125. Ủy ban nhân dân huyện Sơn Tây, thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả
xây dựng mời gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, làng nghề đến
năm 2015, Hà Nội.
126. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 35, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
127. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
128. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
129. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
130. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 73, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
131. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2008), Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ
điển Bách khoa, Hà Nội.
132. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2015), Báo cáo tình hình phát
triển kinh tế và dự báo đến năm 2020, Hà Nội.
133. Trần Minh Yến (2004), Phát triển nghề thủ công truyền thống trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Tài liệu nước ngoài
134. Arnab K. Basu (2011), Impact of Rural Employment Guarantee Schemes on
Seasonal Labor Markets: Optimum Compensation and Workers' Welfare,
German Research Institute for Labour.
135. Bosshaq M. R. , Afzalinia F. , Moradi H. (2012), Measuring indicators and
determining factor affecting sustainable agricultural development in
rural areas - A case study of Ravansar, Iran, International Journal of
AgriScience, 2(6): 550-557.
136. Jennifer Cheung (2012), "China's Inland Growth Gives Rural Laborers More
Opportunities Near Home", Magazine Forbes, (6), p.29-31.
158
137. Mike Douglass (2013), The Saemaul Undong: South Korea’s Rural
Development Miracle in Historical Perspective, Asia Research Institute
and Department of Sociology National university of Singapore.
138. Ministry of Agriculture of Indonesia (2012), Country report Indonesia
agricultural machinery testing development, Indonesia.
139. Paul Cloke, Terry Marsden, Patrick H. Mooney (2006), The handbook of
Rural studies, Sage Pbulications Ltd, London.
140. Piyawan Suksri et al. (2008), Sustainable Agriculture in Thailand - An Evaluation
on the Sustainability in Ethanol Production, Keio University, Japan.
141. Ren Mu, Dominique van de Walle (2006), Left Behind to Farm? - Women's
Labor Re-Allocation in Rural China, The World Bank.
142. Sachika Hirokawa (2010), Promoting Sustainable Agriculture Development
and Farmer Empowerment in Northeast Thailand, Forth Asian Rural
Sociology Association International conference.
143. Sándor Magda, Róbert Magda and Sándor Marselek, Károly Róbert College,
Gyöngyös (2007), Sustainable development of the rural economy, Hungary.
144. Winter, M. (2002), Rural Policy: New Directions and New Challenges,
Research to identify the policy context on rural issues in the South West,
Centre for Rural Research Report to South West of England Regional
Development Agency & The Regional Assembly, London.
145. Winter, M. and Liz Rushbrook (2003), Literature review of the English rural
economy, School of Geography & Archaeology, University of Exeter, London.
159
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Bản đồ địa giới hành chính các huyện phía Tây của
thành phố Hà Nội
Nguồn: [22].
160
Phụ lục 2
Kết quả huy động nguồn lực xây dựng Nông thôn mới
tính đến năm 2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
Ba Vì Sơn Tây Phúc Thọ Đan Phượng Hoài Đức Quốc Oai Thạch Thất
Tổng kinh phí
Tỷ lệ (%)
9. 602. 114
100%
1. 505. 006
100%
4. 112. 740
100%
1. 577. 630
100%
2. 156. 786
100%
6. 624. 802
100%
4. 271. 122
100%
Ngân sách TW
và Thành phố
Tỷ lệ (%)
1. 500. 828
15,63%
211. 712
14,07%
756. 145
18,39%
179. 020
11,3%
238. 141
11,04%
1. 256. 761
18,97%
451. 438
10,57%
Ngân sách
huyện
Tỷ lệ (%)
1. 344. 741
14,00%
263. 151
17,49%
939. 866
22,85%
865. 518
54,9%
1. 152. 397
53,43%
1. 562. 117
23,58%
506. 089
11,85%
Ngân sách xã
Tỷ lệ (%)
1. 495. 608
15,58%
317. 778
21,11%
1. 134. 969
27,60%
100. 541
6,4%
110. 571
5,13%
1. 886. 390
28,47%
504. 518
11,81%
Huy động dân
đóng góp
Tỷ lệ (%)
702. 862
7,32%
215. 486
14,32%
322. 380
7,84%
204. 966
13%
405. 681
18,81%
244. 280
3,69%
387. 841
9,08%
Doanh nghiệp
Tỷ lệ (%)
926. 241
9,65%
158. 760
10,55%
378. 950
9,21%
97. 713
6,2%
3. 247
0,15%
1. 579. 504
23,84%
838. 283
19,63%
Xã hội hoá
Tỷ lệ (%)
310. 703
3,24%
62. 097
4,13%
- 129. 872
8,2%
- 51. 640
0,78%
460. 058
10,77%
Vốn lồng ghép
Tỷ lệ (%)
3. 064. 546
31,92%
270. 162
17,95%
- - 238. 402
11,05%
- 877. 964
20,56%
Nguồn khác
Tỷ lệ (%)
256. 585
2,67%
5. 860
0,38%
580. 430
14,11%
- 8. 347
0,39%
44. 110
0,67%
244. 931
5,73%
Nguồn: [89; 94; 99; 104; 109; 114; 123].