Trong bảng trên, đại lượng Mean (trung bình) càng lớn hơn 2, càng được coi là rất quan trọng, nhỏ hơn 2 là ít quan trọng. Như vậy, theo phụ huynh HS trả lời, điều kiện quan trọng số 1 liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ; thứ 2 là về môi trường xã hội xung quanh trường, thứ 3 là điều kiện phòng thí nghiệm, thư viện; thứ 4 là chất lượng đội ngũ giáo viên; thứ 5 là chương trình giáo dục, Đây cũng chính là các lý do hàng đầu mà phụ huynh đã suy nghĩ để chọn trường cho con, bên cạnh các lý do khác về địa điểm trường,
NCS cũng đã khảo sát 140 phiếu dành cho HS lớp 5 (TH), các lớp THCS và THPT. Những câu hỏi này không phản ánh về mức độ trang bị cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường, mà phản ánh cảm nhận của HS. Ví dụ, thực tế là trường có phòng thí nghiệm, nhưng cá nhân HS cảm nhận rằng mình ít được học trong phòng thí nghiệm hay có giờ thí nghiệm trên lớp, Vì thế các phân tích ở đây có ý nghĩa tham khảo, như là một kênh để tiếp cận thông tin từ phía những người được thụ hưởng dịch vụ giáo dục.
192 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mạng lưới trường học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia,
Trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10) là trường học đầu tiên ở TPHCM tham gia đề án “Danh hiệu trường học hợp tác quốc tế tích cực - ISA” do Bộ GD - ĐT và Hội đồng Anh tổ chức. Tùy theo đam mê, sở trường, HS các khối lớp sẽ chọn lựa dự án về văn hóa lễ hội, ẩm thực, trang phục áo dài truyền thống Việt Nam, tình yêu quê hương đất nước để tham gia. Hòa mình vào từng dự án kết nối, HS trường đã kết bạn, mời HS của Hàn Quốc, Singapore đến TPHCM giao lưu thân mật, giới thiệu hình ảnh về đất nước, con người, văn hóa, ẩm thực của Việt Nam.
3.2.4. Giải pháp tổ chức hợp lý mạng lưới trường học phổ thông khi chính sách quy hoạch vùng được thực hiện
Dựa trên Quyết định 24/QĐ-TTg năm 2010, thì các phân khu chức năng được chia ra, sẽ kéo theo chuyển dịch cơ cấu ngành nghề.
Do đó, việc tổ chức mạng lưới trường học PT, cần lưu ý:
Phân tuyến trường học PT cho HS không còn theo quận/huyện như hiện nay mà theo hướng đa tâm, gồm: Khu đô thị trung tâm (nội thành cũ), khu đô thị Bắc, khu đô thị Nam, khu đô thị Đông, khu đô thị Tây, khu đô thị sinh thái.
Cơ cấu lao động theo ngành sẽ ảnh hưởng đến phân bố dân cư và tất yếu ảnh hưởng đến việc chọn trường đi học cho con của phụ huynh (vì nhu cầu phụ huynh cho con học gần cơ quan để tiện đường đưa đón là rất cao). Vì vậy, để xây mới trường học hoặc quy hoạch lại trường học, cần phải lưu ý nhu cầu này.
Khoảng cách phù hợp để bố trí trường học là nơi giao thoa giữa cơ quan công tác của phụ huynh (cha/mẹ - những người trực tiếp đưa đón HS) và nhà ở của HS. Điều này cũng có thể còn được lưu ý trong việc xét duyệt HS học đúng tuyến, với việc tôn trọng sự lựa chọn của HS và gia đình.
Quyết định số 1340/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý quy hoạch chung đô thị theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025, có đưa ra định hướng xây dựng hệ thống các trường PT đáp ứng tiêu chuẩn GD toàn diện:
+ Khu vực nội thành cũ, ngoài việc cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất các trường hiện có, tăng cường diện tích xây dựng trường thông qua các dự án tái đầu tư quỹ đất từ cải tạo khu chung cư cũ, chuyển đổi chức năng các cơ sở công nghiệp, kho, các trụ sở cơ quan...
+ Khu đô thị mới, kiểm soát chặt chẽ việc bố trí quỹ đất xây dựng trường học PT theo tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng hiện hành.
Dựa trên Quyết định số 1340/QĐ-UBND, tác giả đưa ra một số giải pháp sau:
Quy hoạch giữa các trường
Nghiên cứu phương án sáp nhập trường nhỏ lại với nhau hoặc sáp nhập trường nhỏ với trường lớn nhằm thay đổi về mặt chất lượng. Các phương án này có thể theo hình thức sáp nhập bắt buộc hoặc sáp nhập tự nguyện, với các hỗ trợ ban đầu về mặt đầu tư, nhân sự,
Ưu tiên quỹ đất để xây dựng trường học khi thu hồi các kho bãi, khu đất bị bỏ hoang, sử dụng kém hiệu quả...; bố trí quỹ đất tại các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu vực đông dân cư để xây dựng trường học;
TPHCM cần đẩy nhanh thực hiện thí điểm các dự án nâng cao tầng trường học ở các quận nội thành.
Đẩy mạnh xã hội hóa GD, huy động các nguồn vốn trong dân cư, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các nhà đầu tư dưới nhiều hình thức (góp vốn xây dựng, hiến đất xây dựng, đầu tư xây dựng trực tiếp, cho vay vốn đầu tư xây dựng,...) để góp phần giải quyết vấn đề quá tải trường lớp.
Quy hoạch trong từng trường phổ thông
Nhằm nâng cao chất lượng cung ứng DV công, nhà trường cần khảo sát mức độ hài lòng của phụ huynh học sinh và HS về mọi mặt, trong đó có cơ sở vật chất, để tập trung đầu tư sớm vào những yêu cầu thiết yếu trong điều kiện kinh phí hạn hẹp.
Cần bố trí lại các không gian làm việc của GV và các phòng làm công tác hành chính với quỹ phòng học hiện có để nếu cần thì sửa chữa, cải tạo thành phòng học, nhằm đáp ứng về số lớp học.
Thường xuyên mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu, có tính đến các thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin; có định hướng xây dựng các phòng bộ môn khi có điều kiện.
3.2.5. Giải pháp tổ chức mạng lưới trường học phổ thông về mặt xã hội
a) Đối với những trường mới thành lập và những trường thiếu nhiều HS so với chỉ tiêu, khuyến khích GV giỏi luân chuyển với các công cụ chính sách
Các công cụ này cần có sức tác động đủ mạnh về tài chính (các khoản lương, thưởng, các ưu đãi,); về điều kiện làm việc, môi trường sư phạm, về chính sách khen thưởng, đề bạt.
b) Có chính sách thu hút người giỏi vào sư phạm
Các chính sách này có tính vĩ mô, nhưng cũng có thể được cụ thể hóa trong điều kiện của TPHCM, gắn liền với việc quy hoạch nhu cầu GV, sự phối hợp giữa Sở GD&ĐT với các trường sư phạm trong việc tuyển dụng GV , Các đơn vị sử dụng (nhất là các trường ngoài công lập) cần có các liên kết với các cơ sở đào tạo để có được hiệu ứng tốt trong đổi mới đào tạo GV.
Để thực hiện chương trình GDPT mới, vấn đề bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ GV là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách.
Việc thực hiện Luật Giáo dục sửa đổi có thể có tác động tích cực đến việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng tốt vào các trường sư phạm và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
c) Từng bước mở rộng có chọn lọc mô hình GD tại nhà (homeschool)
Mô hình GD tại nhà đã trở thành quen thuộc ở nhiều nước, đặc biệt là ở Mỹ. Phương pháp GD tại nhà được thiết kế theo khả năng dành riêng cho trẻ. Nội dung GD tại nhà rất thích hợp cho một số môn như ngoại ngữ, thể thao, Một số công ty phát triển DV GD đã đi theo hướng phát triển các chương trình GD tại nhà.
Ở Việt Nam, mô hình này còn mới lạ và cần có những tiền đề vững chắc để các em có thể chọn lựa song song với mô hình học tại trường nhưng vẫn đạt được những tiêu chí cơ bản của GDPT. Những tình huống bất thường và bất đắc dĩ như việc HS phải nghỉ học dài sau Tết như là biện pháp để tránh dịch nCoV (2020) đã cho những gợi ý rằng giải pháp này đôi khi là hữu hiệu và không chỉ áp dụng cho một tỉ lệ nhỏ HS. Tuy nhiên, nếu thí nghiệm mô hình GD tại nhà để HS có thể lấy bằng (của các trường trong nước hay nước ngoài, thì cần phải có các điều kiện:
- Trước tiên, về mặt pháp lý, pháp luật Việt Nam nên thừa nhận/cho phép mô hình học tập tại nhà.
- Chương trình theo mô hình homeschool phải được thiết kế riêng cho HS Việt Nam và được đánh giá, kiểm định và phải tương thích với Chương trình GDPT mới.
- Các gói DV học tại nhà do các công ty GD đưa ra phải đa dạng như học cá nhân, học nhóm nhỏ (1 – 5 HS/nhóm) với nhiều hoạt động hấp dẫn cung cấp cả kiến thức và chủ yếu là kỹ năng sống cho người mua DV GD (PH, HS) lựa chọn.
- Sở GD hoặc các Trung tâm sát hạch, các Viện nghiên cứu liên tục mở những khóa khảo sát trình độ và thậm chí cấp cả bằng chứng nhận các em đã đạt trình độ TH/THCS/THPT. Các giấy chứng nhận này phải có giá trị tương đương như các văn bằng, chứng chỉ được quy định trong hệ thống GD quốc dân.
- GV đủ điều kiện thực hiện chương trình homeschool đa dạng từ các nguồn: GV tốt nghiệp sư phạm chuyên ngành homeschool, GV từ các trung tâm có thẩm quyền đào tạo, thậm chí cha mẹ HS được tập huấn qua các gói DV đào tạo homeschool có thời gian nhàn rỗi cũng có thể dạy cho con mình.
- Đa dạng hóa các bài giảng trực tuyến để người dạy và người học tự tìm hiểu kiến thức một cách hiệu quả nhất.
- Có giải pháp tiếp nhận những đứa trẻ homeschool được tiếp tục đến trường, nếu quá trình tự học bị gián đoạn vì một lý do khách quan hay chủ quan nào đó.
3.2.6. Giải pháp tổ chức hợp lý mạng lưới trường học phổ thông khi học sinh phân hóa cao theo hướng học nghề
Việc thực hiện “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) tạo bước đột phá về chất lượng GD hướng nghiệp trong GDPT, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng HS sau THCS, tạo sự phát triển cân đối về cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực và cơ hội được học tập suốt đời cho mọi người phù hợp năng lực, sở trường, nguyện vọng và hoàn cảnh cá nhân, nhằm xây dựng xã hội học tập
Đối với TPHCM, việc đẩy mạnh GD hướng nghiệp ở trường PT cần được đặc biệt chú ý ở cấp THPT, mặc dù cũng có thể thực hiện phần nào ở THCS. Bên cạnh việc chú ý đến các ngành nghề có nhu cầu nhân lực trước mắt ở địa phương, cần phải chú ý đến những nghề nghiệp xuất hiện và có thể có nhu cầu nhân lực lớn trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0. Có thể thấy một số lĩnh vực như sau:
- Những ngành hoàn toàn mới: Các ngành hoàn toàn mới xuất hiện do các công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn. Đây là những ngành có tốc độ phát triển nhanh trong thời gian tới.
- Những ngành truyền thống sử dụng công nghệ 4.0: Các ngành truyền thống sử dụng 4.0 để thay đổi cách thức vận hành sản xuất. Đây chính là nơi tạo việc làm có tốc độ nhanh nhất trong nghề nghiệp 4.0. Chúng ta có thể thấy như nông nghiệp thông minh, sản xuất thông minh.
- Những ngành công việc sử dụng các công cụ ứng dụng từ 4.0: Đặc trưng của những công việc này sẽ sử dụng các thành tựu của 4.0 để gia tăng năng suất, hiệu suất, chất lượng trong công việc truyền thống. Ví dụ các nhà thiết kế có thể sử dụng in 3D để thực hiện công việc nhanh hơn hoặc hiệu quả hơn.
- Các ngành tích hợp: Xu hướng của 4.0 đó chính là tích hợp của nhiều ngành truyền thống để tạo ra những vị trí công việc đòi hỏi kiến thức liên ngành. Ví dụ một người chọn học ngôn ngữ có thể làm công việc nhận dạng giọng nói hay chữ viết trong trí thông minh nhân tạo.
Việc lựa chọn GD hướng nghiệp và GD phân hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ sở vật chất của các nhà trường, vấn đề tổ chức chương trình, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hoạt động GD, cũng như vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả GD.
Tiểu kết chương 3
Trong thời gian khoảng 10 năm tới hoặc dài hơn - sau năm 2030, xu hướng đô thị hóa và di cư ở TPHCM gắn liền với quá trình đô thị hóa theo chiều sâu; sự phát triển KT-XH của TP gắn liền với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù của TP. Những điều này có thể làm thay đổi, ở mức độ mạnh yếu khác nhau, đối với các dự đoán về xu hướng phát triển đã nhận diện được trong quá khứ.
Chính vì thế, những định hướng nêu trong Chương 3 có thể nói là một kịch bản “diễn ra theo quy luật”, chưa tính đến các yếu tố và hoàn cảnh có thể tạo ra những bước tiến nhảy vọt. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, trong những năm gần đây, các bản Quy hoạch được phê duyệt đã từng bước được triển khai, đi vào cuộc sống, dù có thể có dự án chậm tiến độ. Điều này củng cố niềm tin rằng các định hướng và giải pháp, dựa trên các nghiên cứu thực tiễn và dựa trên các văn bản pháp quy, các Quy hoạch đã được duyệt, cũng như dựa trên các xu hướng phát triển giáo dục trên thế giới, trong đó có giáo dục ở các TP lớn, là có tính khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu của các chương luận án này, có thể rút ra một số kết luận sau đây:
1. Dịch vụ GD là loại hình dịch vụ đặc biệt, thuộc phạm trù dịch vụ xã hội. Như nhiều loại hình dịch vụ khác, ở các TP lớn như TPHCM, dịch vụ GD đang được đa dạng hóa, với nhiều loại hình trường, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận dịch vụ GD của nhiều tầng lớp dân cư khác nhau. Sự phát triển của thị trường GD ở TPHCM những năm gần đây cũng làm tăng cường vai trò của marketing GD và sự cạnh tranh giữa các cơ sở GD. Điều này làm cho bức tranh GD của TP có nhiều sắc thái mới, đồng thời sẽ tác động đến mạng lưới trường PT trong tương lai.
2. Giáo dục phổ thông ở TPHCM có những nét tương đồng với GD đô thị của các TP lớn khác trên thế giới, đó là quá trình đô thị hóa tăng tốc tiếp tục tạo ra các luồng chuyển cư từ nông thôn đến các trung tâm đô thị hay ven đô làm cho việc tuyển sinh tăng nhanh “với tốc độ chóng mặt”. Điều này đã được chứng minh ở quy mô toàn TP và đặc biệt là ở những “điểm nóng” do sức ép của người nhập cư lên khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em, được phân tích từ kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở TPHCM các năm 1999 và 2009.
3. Ở TPHCM, bên cạnh nhân tố có ảnh hưởng nổi trội là dân cư (với các đặc điểm về quy mô dân số, cơ cấu dân số, sự tăng trưởng dân số cả về tự nhiên và cơ học, chất lượng cuộc sống của dân cư, sự phân tầng xã hội,), các nhân tố KT-XH khác có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự phân bố và phát triển mạng lưới trường PT là trình độ phát triển kinh tế, quy hoạch tổng thể KT-XH, quy hoạch phát triển GD, tốc độ và xu hướng đô thị hóa, quy hoạch xây dựng, Điều kiện địa lí tự nhiên, ở mức độ hiện đại hóa khá cao của TP, có ảnh hưởng nói chung ở quy mô cục bộ.
4. Mạng lưới trường PT ở TPHCM hiện nay về cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em ở độ tuổi đi học. Tuy nhiên, tỉ lệ trẻ em đi học đúng tuổi chỉ thực sự cao ở độ tuổi học tiểu học, giảm một phần ở độ tuổi THCS, và thấp hơn hẳn ở độ tuổi học THPT. Tỉ lệ đi học đúng tuổi của con em nhập cư ngoại tỉnh đặc biệt thấp so với các thành phần dân cư khác. Điều này cho thấy, cần có những giải pháp hiệu quả hơn nữa trong việc điều chỉnh mạng lưới trường ở những địa bàn thu hút nhiều người nhập cư, nhất là ở địa bàn có các cơ sở công nghiệp, tập trung nhiều người nhập cư ngoại tỉnh; đồng thời cần có những thay đổi trong chính sách xã hội đối với người nhập cư, liên quan với quy định về quản lý hộ khẩu, để đảm bảo quyền lợi đi học của tất cả HS.
5. Sự bất cập của mạng lưới trường PT, ở một mức độ nhất định, còn thể hiện ở tình trạng sĩ số HS trung bình một lớp học còn cao, đặc biệt là ở cấp tiểu học. Trong nền GD hiện đại, HS tiểu học cần được quan tâm toàn diện, do đây là giai đoạn quan trọng bậc nhất để hình thành nhân cách. Vì thế, tình trạng còn nhiều quận, huyện ở TPHCM có sĩ số HS bình quân 1 lớp cao hơn nhiều so với chuẩn mà Bộ GD-ĐT quy định là một tồn tại cần được cải thiện.
6. Dù TPHCM là địa phương làm rất tốt công tác xã hội hóa GD, đa dạng hóa các loại hình trường, nhưng cho đến nay các trường ngoài công lập chỉ thu hút khoảng trên dưới 6% tổng số HS của tất cả các trường PT của TP. Các trường ngoài công lập phát triển tốt hơn cả ở bậc THPT và hiện đang mở rộng các mô hình trường liên cấp và hai cấp (chủ yếu là THCS-THPT). Các trường ngoài công lập phân bố tập trung ở các quận nội thành, vì thế không giúp giải quyết được nhiều những khó khăn của các “điểm nóng” do người nhập cư làm gia tăng nhu cầu học tập của HS, nhưng có tác động tích cực trong việc tăng tính cạnh tranh của thị trường dịch vụ GD, từ đó thúc đẩy nâng cao chất lượng GDPT nói chung của TP.
Một số khuyến nghị:
Những khuyến nghị này xuất phát từ việc nhìn nhận những tồn tại trong tổ chức mạng lưới trường PT ở TPHCM hiện nay. Vì thế, khuyến nghị này có thể như những gợi ý chính sách, NCS với tư cách cá nhân người nghiên cứu không đề xuất trách nhiệm đối với các cấp quản lý.
1. Cần đưa ra phương án mới về quy hoạch mạng lưới trường PT của TPHCM, bởi lẽ bản Quy hoạch năm 2003 đã trở nên lỗi thời trong hoàn cảnh hiện nay của TP. Một mặt cần phân tích các nguyên nhân thành công và chưa thành công của việc quy hoạch mạng lưới trường, mặt khác cần có một bản quy hoạch mạng lưới trường phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành GD và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của TP trong điều kiện TP có cơ chế đặc thù.
2. Cần hướng tới mục tiêu nâng cao tỉ lệ trẻ em đi học đúng tuổi ở tất cả các cấp học, ở tất cả các đối tượng HS, dù là từ những gia đình không di cư hay các gia đình di cư (nhất là các gia đình người nhập cư ngoại tỉnh).
3. Bên cạnh việc giải quyết tình trạng HS phải học lớp đông (có sĩ số cao hơn quy định của Bộ GD-ĐT), cần phấn đấu để sĩ số lớp học thấp hơn chuẩn của cả nước, coi đây là một nút thắt cần được ưu tiên tháo gỡ để nâng cao chất lượng dịch vụ GD.
4. Phải tăng nhiều hơn nữa số lượng và tỉ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia, coi đây là một mốc quan trọng để đánh giá sự cải thiện của điều kiện dạy học.
5. Phải đẩy mạnh hơn nữa việc xã hội hóa GD, bên cạnh việc huy động các nguồn tài lực của các thành phần xã hội khác nhau để giải quyết bài toán GD, cần phải xây dựng mô hình học phí / chi phí GD thích hợp với khả năng chi trả của các hộ gia đình.
6. Cần thí điểm phát triển các mạng lưới xã hội của các nhà trường để tăng cường khả năng hỗ trợ nhau, nhất là hỗ trợ về cơ sở vật chất, GV trong những tình huống nhất định, nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất trong GD, đồng thời tăng cường quan điểm chia sẻ - điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế chia sẻ trong xã hội hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. (6/2010). Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Các kết quả chủ yếu. Hà Nội.
Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. (12/2019). Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019. Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2010). Điều lệ trường tiểu học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2013). Quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT ngày 04/4/ 2013 Ban hành chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2013). Quyết định 3982/QĐ-BGDĐT ngày 17/9/2013 phê duyệt Đề án "Xây dựng phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công".
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (12/2018). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Kế hoạch thực hiện đề án “Đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công giai đoạn 2016 - 2020” năm 2019. (Ban hành kèm theo Quyết định số 2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Bộ xây dựng. (03/04/2008). Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD Về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng.
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
Đỗ Văn Chấn. (1999). Quy hoạch phát triển giáo dục – đào tạo. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Đỗ Văn Chấn. (2008). Tài chính Giáo dục, dự báo, quy hoạch và kế hoạch phát triển. Bài giảng lớp cao học Quản lý Giáo dục. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Chính phủ. (2006). Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 2/8/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
Chính phủ. (2010). Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 6/1/2010 Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.
Chính phủ. (2012). Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 Phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”.
Chính phủ. (2013). Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Chính phủ. (2016). Quyết định số 1981/QĐ-TTg phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
Nguyễn Đình Cử, Lưu Bích Ngọc. (7/2000). Tác động của dân số đến kinh tế ở nước ta. Tạp chí kinh tế và phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân.
Cục Thống kê TPHCM, Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017.
Huỳnh Thế Du. (2012). Chương 3. Quy hoạch đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh. (Biên dịch: Trần Thị Kim Chi, từ The transformation of Ho Chi Minh City: issues in managing growth, The Huynh Du - 2012 - Harvard University, Graduate School). Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, HCMC.
Trương Minh Dục. (2013). Đô thị hóa ở Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của quản lý đô thị trong thời kỳ đổi mới. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Khoa giáo Trung ương. (2006). Giáo dục - đào tạo trong thời kì mới, chủ trương thực hiện, đánh giá. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
David Dapice, Jose A. Gomez-Ibanez, Nguyễn Xuân Thành. (1/2010). Thành phố Hồ Chí Minh: Những thách thức tăng trưởng, Harvard Kennedy School - ASH Center-Vietnam Program Center for Business and Government, UNDP, HCMC.
John Dewey. (2008). Dân chủ và giáo dục: Một dẫn nhập vào triết lý giáo dục, Dịch giả: Phạm Anh Tuấn, NXB Tri thức. Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: John Dewey. (1997). Democracy and Education: An introduction to the philosophy of education. New York: The Free Press.
Đỗ Thị Minh Đức. (2/2004). Di cư vào các đô thị lớn ở nước ta trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Phân tích trường hợp của Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tạp chí khoa học ĐHSP Hà Nội, tr. 126-132.
Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh. (6/2008). Phân tích dòng di cư và tính chọn lọc của di cư vào thành phố lớn ở Việt Nam trong thập kỉ 90 (thế kỉ XX) và thập kỉ đầu thế kỉ XXI. Tạp chí khoa học ĐHSP Hà Nội, tr.3-16.
Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh. (2009). Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (tập 1), tái bản (có sửa chữa bổ sung) lần thứ năm. NXB Giáo dục.
Đỗ Thị Minh Đức (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Vũ Như Vân. (2008). Giáo trình địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (tập 2). NXB Đại học Sư phạm.
Nguyễn Công Giáp. (2005). Dự báo phát triển giáo dục. Báo cáo lưu trữ tại Viện Chiến lược và chương trình giáo dục.
Phạm Minh Hạc. (1999). Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. NXB Chính trị Quốc gia.
Phạm Minh Hạc. (3/2011). Đôi điều suy nghĩ về triết lý và đổi mới tư duy giáo dục trong thời kỳ đổi mới. Tạp chí Khoa học giáo dục số 66.
Nguyễn Đông Hanh. (1996). Một số vấn đề về lý luận và phương pháp dự báo quy mô phát triển giáo dục - đào tạo trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Đề tài V95-14, Viện Khoa học giáo dục.
Nguyễn Thị Hạnh. (2015). Xu thế phát triển giáo dục tiểu học của một số nước trên thế giới. Đề tài cấp Bộ, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.
Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (đồng chủ biên). (2007). Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hóa. NXB Giáo dục, TPHCM.
Phạm Xuân Hậu. (1997). Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Hiền, Nguyễn Văn Phú. (2008). Quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.
Nguyễn Thanh Hoàn. (2005). Giáo dục về sự phát triển bền vững - bức tranh toàn cảnh. Kỉ yếu Hội thảo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Kim Hồng. (1995). Phát triển dân số và phát triển giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài cấp Bộ giáo dục và đào tạo.
Nguyễn Ngọc Huy. (2006). Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục ở nước ta. Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình.
Nguyễn Hải Kế. (2013). Giáo dục Thăng Long – Hà Nội: Quá trình, kinh nghiệm lịch sử và định hướng phát triển. NXB Hà Nội.
Pierre Laborde. (2011). Không gian đô thị. Hà Nội: NXB Thế giới.
Dương Kiều Linh. (2007). Hệ thống giáo dục ngoài công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và xu hướng phát triển. Đề tài khoa học cấp Viện Nghiên cứu Xã hội TPHCM.
Nguyễn Hoàng Minh. (25/10/2018). Phát triển công trình cao tầng có định hướng gắn với không gian mở. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam.
Cao Minh Nghĩa. (13/01/2018). Tổng quan lý thuyết về ngành kinh tế dịch vụ - Phần 1. Hà Nội: Viện Kinh tế.
Đặng Văn Phan, Vũ Như Vân (2008). Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam: nhận thức và hành động hướng tới phát triển bền vững. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr.606-616.
Hoàng Phê. (1998). Từ điển Tiếng Việt. Viện Ngôn ngữ học, NXB Hồng Đức.
Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Đặng, Nguyễn Viết Thông (2016). Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. NXB Chính trị Quốc gia.
Quốc hội khóa XI. (2005). Luật Giáo dục.
Quốc hội khóa XIII. (2013). Luật Đất đai năm 2013.
Quốc hội khóa XII. (2009). Luật Quy hoạch đô thị.
Quốc hội khóa XII. (2009). Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Quốc hội khóa XIV. (2017). Luật Quy hoạch.
Quốc hội khóa XIV (2017). Nghị quyết số: 54/2017/QH14 Về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
Quốc hội khóa XIV. (2019). Luật Giáo dục.
Đỗ Quốc Sam. (6/2006). Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Tạp chí cộng sản số 11.
Nguyễn Hữu Thái. (2004). Quy hoạch xây dựng đô thị mới ở Việt Nam – các bài học từ Châu Á. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Viết Thịnh. (2006). Chương Địa lí dịch vụ (trong Giáo trình địa lí kinh tế - xã hội đại cương, Nguyễn Minh Tuệ chủ biên, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông). NXB Đại học Sư phạm.
Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức. (5/1998). Định lượng và định tính trong nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội. Tạp chí khoa học ĐHSP-ĐHQG Hà Nội, tr. 136-146.
Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức. (2001). Di cư giữa các tỉnh và các vùng ở Việt Nam. Thông báo khoa học của các trường đại học. Địa lí /2001, tr 77-87.
Phạm Thị Xuân Thọ. (2002). Di dân ở Thành phố Hồ Chí Minh và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Luận án tiến sĩ Địa lí kinh tế và chính trị. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 “Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021”.
Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ. (2006). Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
Tô Thị Minh Thông. (1994). Xã hội học trong quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị. Hà Nội: NXB Xây dựng.
Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình. (2011). Truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình.
Tổng cục Thống kê. (2011). Giải thích hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. (Ban hành kèm theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10 tháng 01 năm 2011).
Tổng cục Thống kê. (2/2011). Dự báo dân số Việt Nam 2009-2049. Hà Nội.
Tổng cục Thống kê. Kết quả khảo sát mức sống dân cư các năm 2006, 2008, 2010, 2012, 2014, 2016. Hà Nội: NXB Thống kê.
Tổng cục Thống kê. (2011). Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 - Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt.
Tổng cục Thống kê. (2011). Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 - Mức sinh và mức chết ở Việt Nam: thực trạng, xu hướng và những khác biệt.
Tổng cục Thống kê. (9/2015). Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014: Các kết quả chủ yếu.
Tổng cục Thống kê, Trung tâm tính toán thống kê Trung ương. Dữ liệu & Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh 1/4/1999. Phiên bản CD-ROM, 2001.
Tổng cục Thống kê, UNDP. (2001). Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999: Chuyên khảo về di cư nội địa và đô thị hóa ở Việt Nam.
Tổng cục Thống kê, UNDP. (2001). Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999: Chuyên khảo về di cư nội địa và đô thị hóa ở ViệtNam.
Tổng cục Thống kê, UNDP. (2006). Điều tra di cư năm 2004: Những kết quả chủ yếu. Hà Nội: NXB Thống kê.
Tổng cục Thống kê, UNDP. (2016). Dự báo dân số Việt Nam 2014-2049. Hà Nội: NXB Thông tấn.
Tổng cục Thống kê, UNDP. (2016). Điều tra di cư nội địa quốc gia 2015: Các kết quả chủ yếu. Hà Nội: NXB Thông tấn.
Tổng cục Thống kê, Vụ Thống kê dân số và lao động. (11/2010). Dữ liệu và kết quả mẫu 15% Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009: Toàn quốc. CD-ROM.
Tổng cục Thống kê, Vụ Thống kê dân số và lao động. (11-2010). Dữ liệu và kết quả mẫu 15% Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009: Thành phố Hồ Chí Minh. CD-ROM.
Đặng Trinh. (21/08/2017). TPHCM kiến nghị cơ chế đặc thù về giáo dục. Khai thác từ Báo Người Lao Động.
Nguyễn Khánh Trung. (2011). Khái niệm thị trường giáo dục và vai trò các tác nhân. Tạp chí Tia Sáng số tháng 12/2011.
Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia. (2001). Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001: Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
Phùng Thế Trường. (1997). Giáo trình dân số học. Hà Nội: NXB Thống kê.
Trần Đức Tuấn. (2005). Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa. Hà Nội: Kỉ yếu Hội thảo khoa học Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong thời kì toàn cầu hóa.
Trương Văn Tuấn. (2011). Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đông Nam Bộ. Luận án tiến sĩ Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban Nhân dân TPHCM. (2003). Quyết định số 02/2003/QĐ-UB ngày 3/1/2003 của Ủy ban Nhân dân thành phố về Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020.
Ủy ban Nhân dân TPHCM. (2014). Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. (văn bản số 1309/KH-UBND ngày 28/3/2014).
UNDP. (2011). Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người: Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011.
UNDP. Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. (2016). Tăng trưởng vì mọi người: Báo cáo Phát triển con người Việt Nam 2015 về tăng trưởng bao trùm. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.
Viện nghiên cứu con người. (2003). Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
Ngô Doãn Vịnh. (2006). Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội, một số vấn đề lý luận và ứng dụng. Hà Nội: Viện Chiến lược và phát triển.
Tiếng Anh
Scott W. Allard. (8/2004). Access to social services: The changing urban geography of poverty and service provision. The Brooking Institution, Survey Series.
Antman, F. (2010). Gender, educational attainment, and the impact of parental migration on children left behind. Discussion Paper No. 6640, Bonn: Institute for the Study of Labor. (IZA).
Steve Baron và Kim Harris. (2003). Services Marketing: Text and Cases. Second Edition, Palgrave, Macmillan, New York, USA.
Mark Bils và Peter J. Klenow. (2000). Does schooling cause growth?. The American Economic Review, Vol. 90, No. 5, December 2000, 1160-1183.
Rosalyn Black. (2008). Beyond the classroom: building new school networks. Acer Press, Australia.
Donna Adair Breault và Louise Anderson Allen. (2008). Urban education: a handbook for educators and parents. Greenwood Publishing Group, Inc.
Briseid O, Caillods F. (2004). Trends in secondary education in industrialized countries: Are they relevant for African countries?. Paris: UNESCO/IIEP.
Colin Brocks. (2013). Comparative education and geographical factor. Journal of International and Comparative Education, Volume 2, Issue 1.
Rajashri Chakrabarti và Paul E. Peterson (editors). (2009). School choice international: exploring public-private partnerships. Massachusetts Institute of Technology.
Saiki Danyi. (2008). Services Marketing. Oxford Book Company, India.
Le Thuc Duc và Tran Ngo Minh Tam. (10/2013). Why children in Vietnam drop out of school and what they do after that. Working Paper 102, Young Lives – An International Study of Childhood Poverty, UK.
ESRI. (2005-2010). Network Analyst Tutorial. Retrieved from
Walter Feinberg và Christopher Lubienski (editors). (2008). School choice policies and outcomes: empirical and philosophical perspectives. State University of New York.
R. Kenneth Godwin và Frank R. Kemerer. (2002). School choice tradeoffs: liberty, equity, and diversity. University of Texas Press, Austin.
Wadi D.Haddad, Martin Carnoy, R. Rinaldi và Omporn Regel. (1990). Education and development: Evidence for new priorities, World Bank Discussion Paper 95.
Robert Haining. (2004). Spatial Data Analysis: Theory and Practice, Cambridge University Press, UK.
F. Hernandez, I.F. Goodson (editors). (2004). Social geographies of educational change. Kluwer Academic Publishers, Dordrecht.
K. Douglas Hoffman và John E. G. Bateson. (2006). Services Marketing: Concepts, Strategies, & Cases. Fourth Edition, South-Western CENGAGE Learning. Ohio, USA.
Caroline M. Hoxby (editor). (2003). The Economics of School Choice. The University of Chicago Press, Chicago và London.
Phillip Hughes. (2006). Secondary education at the crossroads: international perspectives relevant to the Asia-Pacific region, Springer, Dordrecht.
Richard C. Hunter, Frank Brown (editors). (2003). Challenges of urban education and efficacy of school reform. JAI, An Imprint of Elsivier Science.
Joe L. Kincheloe, kecia hayes, Karel Rose, Philip M. Anderson (editors). (2006). The Praeger handbook of urban education. Volume 1&2, Greenwood Press, Westport, Connecticut, London.
Lawrence J. Lau, Dean T. Jamison và Frederic F. Louat. (1991). Education and productivity in developing countries: An aggregate production function approach. Policy, Research, and External Affairs, Working Papers, World Development Report WPS 612.
Dean T. Jamison và Lawrence J. Lau. (1982). Farmer education and farm efficiency. A World Bank Research Publication, The John Hopkin Univeersity Press, Baltomore và London.
Mal Lee và Glenn Finger (editors). (2010). Developing a Networked School Community: A guide to realising the vision. ACER Press, an imprint of Australian Council for Educational Research Ltd, Victoria, Australia.
Jonathan D. London. (2011). Education in Vietnam, Chapter 1: Education in Vietnam: Historical roots, recent trends. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies.
Peter Mudie và Angela Pirrie. (2006). Services marketing management. Third Edition, Elsevier Ltd., UK.
Anastasios Noulas. (2005). Social and Technological Network Analysis: Spatial Networks, Mobility and Applications. Computer Laboratory, University of Cambridge
Michael Pacione. (2009). Urban geography: A global perspective. Third edition, Routledge, London và New York.
Harry Anthony Patrinos, Pham Vu Thang, Nguyen Duc Thanh. (Dec. 2018). The economic case for education in Vietnam. WPS8679, World Bank - Education Global Practice.
William T. Pink và George W. Noblit (editors). (2007). International handbook of urban education. Part One, Springer, Netherland.
Psacharopoulos, G., & Patrinos, H. A. (2004). Returns to investment in education: A further update. Education Economics, 12(2). 111–134.
John Stillwell và Graham Clarke (editors). (2004). Applied GIS and Spatial Analysis, John Wiley & Sons Ltd, UK.
Frederick P. Stutz, Barney Warf. (2012). The world economy: Geography, business, development, (sixth edition). Prentice Hall, USA.
Nguyễn Đức Thành. (2004). Private and social returns to investments in education in Vietnam over time: 1993-2002. MDE thesis, NEU.
Tony Travers, Rebecca Tunstall và Christine Whitehead with Segolene Pruvot. (2007). Population Mobility and Service Provision. A report for London Councils, LSE London, February 2007.
UNDP. Human Development Indices and Indicators: 2018 Statistical Update.
Herbert J. Walberg. (2007). School Choice: The Findings, Cato Institute, Washington, D.C.
Patrick J. Wolf và Stephen Macedo (editors); with David J. Ferrero và Charles Venegoni. (2004). Educating citizens: international perspectives on civic values and school choice, Brookings Institution Press, Washington, D.C.
Priscilla Wohlstetter, Courtney L Malloy, Derrick Chau và Jennifer Polhemus. (2003). Improving schools through networks, A new approach to urban school reform (summary). Educational Policy,17 (4). 2003 pp 399–430.
Philip Woods, Carl Bagley và Ron Glatter. (1998, 2005). School choice and competition: markets in the public interest?. Routledge.
Valarie A. Zeithaml, Mary Jo Bitner. (2000). Services Marketing. (2nd edition). McGraw-Hill.
Weblinks
Thụy An. (16/8/2011). TPHCM: Căng thẳng trường lớp vì số học sinh tăng. Báo điện tử Dân Trí. Khai thác từ
Báo điện tử VTV. (24/11/2017). Bốn cái được cho TPHCM trong cơ chế, chính sách phát triển mới. Khai thác từ:
Bộ Nội Vụ - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước. (24/11/2018). Khai thác từ
Lê Hoàng Châu. (23/05/2018). 5 năm, dân tăng thêm 1 quận và lối thoát từ quy hoạch Vùng TPHCM. Khai thác từ https://vietnambiz.vn/5-nam-dan-tang-them-1-quan-va-loi-thoat-tu-quy-hoach-vung-tphcm-54582.htm
Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thống kê. Khai thác từ https://gso.gov.vn/
Educational Services Industry. Khai thác từ https://collegegrad.com/industries/educational-services
Hồng Hạnh. (30/9/2018). Năm 2017: Chi ngân sách cho giáo dục là 248.118 tỷ đồng. Báo Dân trí. Khai thác từ https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/chi-ngan-sach-cho-giao-duc-la-248118-ty-dong-20180930163940791.htm
Thu Hoài. (06/04/2017). Tp Hồ Chí Minh thực hiện phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Khai thác từ https://bnews.vn/tp-ho-chi-minh-thuc-hien-phan-luong-hoc-sinh-sau-trung-hoc-co-so-/40241.html
Hoàng Hương. (18/10/2018). Nghịch lý trường lớp ở TPHCM: nơi 4.500 học sinh, nơi chỉ 210. Báo Tuổi trẻ online. Khai thác từ https://tuoitre.vn/nghich-ly-truong-lop-o-tp-hcm-noi-4-500-hoc-sinh-noi-chi-210-20181018091754435.htm
Trần Huỳnh. (02/12/2010). Loay hoay di dời đại học ra ngoại thành. Khai thác từ https://tuoitre.vn/loay-hoay-di-doi-dai-hoc-ra-ngoai-thanh-413822.htm.
H.Lân - N.Sỹ. (12/11/2012). Trường quốc tế tháo chạy, học viên chới với. Báo Người Lao Động Online. Khai thác từ
Quách Đình Liên, Lê Trung Tín. (13/1/2018). Cần đánh giá đúng thực trạng hiện nay để có giải pháp thích hợp cho đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà. Trang tin Trường Đại học Thái Bình Dương. Khai thác từ
Vân Nam. (15/3/2018). TPHCM: Thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 70% trong 6 năm. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online 2/7/2016. Khai thác từ https://www.thesaigontimes.vn/148424/TPHCM-Thu-nhap-binh-quan-dau-nguoi-tang-hon-70-trong-6-nam.html.
Mỹ Phương. (15/3/2018). Thu ngân sách của Tp. Hồ Chí Minh đạt 100,03% kế hoạch. Bản tin TTXVN, đăng lại trên BNEWS.VN 30/12/2017. Khai thác từ https://bnews.vn/thu-ngan-sach-cua-tp-ho-chi-minh-dat-100-03-ke-hoach/72280.html.
Sở Giáo dục và đào tạo TPHCM. Khai thác từ
Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM. (21/1/2019). Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh: Bộ Xây dựng thống nhất đề xuất của UBND TPHCM trình Thủ tướng Chính phủ.
Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM. Dữ liệu quy hoạch, gồm các quyết định điều chỉnh quy hoạch và các bản đồ định hướng phát triển không gian của TPHCM và các quận, huyện. Khai thác từ https://qhkt.hochiminhcity.gov.vn/ban-do-quy-hoach.html.
Thư Viện Học Liệu Mở Việt Nam. (2018). Khái niệm, phân loại và bản chất của nguồn vốn đầu tư. Khai thác từ
DANH SÁCH CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC
Đinh Thị Thùy Dung. (2013). Phân bố dân cư và phân bố các trường tiểu học ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh - những bất cập và giải pháp khắc phục.
Tạp chí khoa học Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 52(86), tr 27 - 35.
Đinh Thị Thùy Dung. (2016). Giáo dục phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh – Một ngành dịch vụ đặc biệt. Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ IX năm 2016, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ, tr 1246 – 1256.
Đinh Thị Thùy Dung. (2016). Phát triển bền vững nền giáo dục phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu hội thảo khoa học Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
tr 201 - 211.
Đinh Thị Thùy Dung. (2017). Phân bố các trường tiểu học ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp. Tạp chí khoa học Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 14(7), tr 47 - 55.
Đinh Thị Thùy Dung. (2018). Những cơ hội và thách thức trong việc giáo dục nhận thức cho học sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng thích ứng với biến đổi khí hậu. Tạp chí khoa học Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 15(4), tr 168 - 178.
Đinh Thị Thùy Dung. (2018). Tác động của dân cư đến tổ chức mạng lưới trường học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu hội nghị khoa học
Địa lí toàn quốc lần thứ X năm 2018, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ,
tr 933 - 943.
Đinh Thị Thùy Dung. (2018). Cơ hội và thách thức đối với giáo dục phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ chế, chính sách đặc thù. Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ X năm 2018, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ, tr 1578 - 1585.
Đinh Thị Thùy Dung. (2019). Hướng nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đối với học sinh Trung học cơ sở. Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ XI năm 2019, Nxb Thanh niên, tr 904 - 912.
PHỤ LỤC
PHIẾU SỐ
Phụ lục 1. Phiếu hỏi ý kiến cha mẹ học sinh
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CHA MẸ HỌC SINH
ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ GIÁO DỤC
Xin chào quý Cha Mẹ Học Sinh!
Hiện nay, tôi đang làm đề tài luận án “Mạng lưới trường học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh”, kính mong anh/chị dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi khảo sát dưới đây. Sự hợp tác của quý anh/chị sẽ giúp tôi nghiên cứu và định hướng những giải pháp để việc học của các em ngày càng thỏa mãn nhu cầu, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Quan hệ của người trả lời với HS:
1. o Cha 2. o Mẹ 3.o Quan hệ khác
2. Các em đang học:
a/ Lớp: ...................
b/ Số buổi: o Học một buổi o Học 2 buổi
c/ Tên trường:..
d/ Trường thuộc phường (xã): .....................
e/ Trường thuộc quận (huyện):....
3. Hàng ngày, con/cháu anh/chị đến trường và về nhà bằng phương tiện/cách nào?
1. o đi bộ 2. o xe đạp 3.o xe gắn máy/mô tô
4. o xe buýt 5. o ô tô 6.o Phương tiện khác
II. ĐÁNH GIÁ CỦA PHỤ HUYNH VỀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC
Xin anh/chị đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến của anh/chị
II.1. Về tiêu chí chọn trường cho con học
Danh tiếng của trường
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
2. Thủ tục nhập học và chuyển trường không phức tạp
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
3. Địa điểm của trường thuận tiện cho việc đi lại của con đến trường và đi học về
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
4. Địa điểm của trường gần nhà để con mất ít thời gian đến trường (không quá 1 giờ cho một lần đi)
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
5. Trường có đủ phòng học để HS không phải học lớp quá đông (trên 40 HS/lớp)
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
6. Trường có các phòng thí nghiệm, thư viện phục vụ học tập
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
7. Các phòng học có các thiết bị dạy học (máy chiếu projector, TV màn hình lớn,)
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
8. Các phòng học có lắp điều hòa nhiệt độ
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
9. Khu sân chơi, nhà vệ sinh đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh cho trẻ
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
10. Trường có sân vận động, nhà tập thể dục thể thao cho HS
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
11. Môi trường xã hội xung quanh trường đảm bảo tốt cho hoạt động giáo dục
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
12. Trường có các giáo viên giỏi nghề, yêu trẻ
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
Diễn giải ý kiến này của anh/chị...........................................................................
13. Có nhiều bạn cũ học cùng trường
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
14. Chương trình học không bị nặng/quá tải
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
15. Chương trình nhà trường có nhiều hoạt động ngoại khóa/trải nghiệm cho HS
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
16. Trường chú trọng liên lạc và phối hợp với gia đình trong giáo dục
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
17. Theo học trường này, sẽ yên tâm về tương lai học lên của con (vào trường đại học có danh tiếng, đi học nước ngoài)
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
18. Học phí và các chi phí đóng góp khác không nhiều
1 o Không quan trọng 2 o Quan trọng 3 o Rất quan trọng
II.2. Đánh giá thực tế của anh/ chị về dịch vụ giáo dục
19. Danh tiếng của trường có được như anh/chị kỳ vọng
1 o Không như kỳ vọng 2 o Như kỳ vọng 3 o Cao hơn kỳ vọng
20. Hàng ngày, con anh/chị tự đi học hay phải đưa đón?
1 o Tự đi học 2 o Phải đưa đón
21. (Nếu phải đưa đón), anh/chị mất bao nhiêu thời gian một ngày đưa đón con đi và về
1 o Dưới 30 phút 2 o 30 phút – 1 giờ 3 o Trên 1 giờ
22. Anh/chị có cho con đi học thêm không? 1 o Có 2 o Không
23. (Nếu có) Anh/chị cho cháu học thêm gì (có thể đánh dấu vào nhiều ô)
1 o Học nâng cao môn văn hóa 2 o Ngoại ngữ 3o Các môn năng khiếu
24. Anh/chị có hài lòng về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục của trường con đang học không?
1 o Chưa thật hài lòng 2 o Hài lòng 3 o Rất hài lòng
Diễn giải thêm ......................................................................................................
25. Qua quan sát tiến bộ của con, anh/chị có hài lòng về phương pháp giáo dục của trường không?
1 o Chưa thật hài lòng 2 o Hài lòng 3 o Rất hài lòng
Diễn giải thêm ..........................................................
26. Qua quan sát tiến bộ của con, anh/chị dự kiến con sẽ lựa chọn phương án nào cho tương lai
1 o Học nghề 2 o Học đại học trong nước 3o Đi học nước ngoài
III. NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA ANH/CHỊ ĐỐI VỚI GIÁO DỤC CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chân thành cám ơn anh/chị. Kính chúc anh/chị nhiều sức khỏe!
PHIẾU SỐ
Phụ lục 2. Phiếu hói ý kiến học sinh
CÂU HỎI KHẢO SÁT DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 5 – THCS - THPT
Các em thân mến! Hi vọng các em sẽ dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây nhé!
Các em vui lòng đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến của các em.
I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Các em đang học:
Lớp ..
Trường (tên trường)
Phường/Xã ...... quận/Huyện.
2. Địa chỉ nhà em đang ở thường xuyên (không nhất thiết theo hộ khẩu thường trú):
Phường/Xã quận/Huyện.
3. Em vào học ở trường là đúng tuyến hay trái tuyến? (chỉ dành cho HS lớp 5 và THCS)
1 o đúng tuyến 2 o trái tuyến
4. Hàng ngày, em đến trường và từ trường về nhà chủ yếu bằng phương tiện nào?
1. o đi bộ 2. o xe đạp 3.o xe gắn máy/mô tô
4. o xe buýt 5. o ô tô 6.o Phương tiện khác
5. Em (chủ yếu) tự đến trường hay cha mẹ/người thân đưa đón
1 o tự đến trường 2 o đưa đón
6. Em đi đến trường và về nhà mỗi ngày hết khoảng bao nhiêu thời gian
1 o Dưới 30 phút 2 o 30 phút – 1 giờ 3 o Trên 1 giờ
II. ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH VỀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC
1. Sĩ số lớp em là: ..................... học sinh
2. Theo em, lớp có sĩ số bao nhiêu bạn đã có thể làm ảnh hưởng đến việc học hành của em
1 o Dưới 30 2 o 30-40 3 o 40-50 4 o trên 50
3. Trường em có phòng thí nghiệm cho HS học không?
1 o Có 2 o Không
4. (Nếu Không) Trong năm học em có được làm thí nghiệm trên lớp không?
1 o Có 2 o Không
5. (Nếu Có) Trong năm học, em có thường xuyên được học ở phòng thí nghiệm không?
1 o Chưa được học lần nào 2 o Thỉnh thoảng 3 o Mỗi khi có bài thực nghiệm
6. Em có hài lòng về điều kiện vệ sinh của khu vệ sinh dành cho HS không?
1 o Không hài lòng 2 o Hài lòng 3 o Rất hài lòng
Lý do ..
7. Em có cảm thấy hài lòng về điều kiện phòng học không?
1 o Không hài lòng 2 o Hài lòng 3 o Rất hài lòng
8. Trong năm học, em có thường xuyên được tham gia hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm không?
1 o 1 lần/năm 2 o 1 lần/học kỳ 3 o 2 lần/học kỳ 4 o 1 lần/ tháng
9. Em có đi học thêm không?
1 o Có 2 o Không
10. (Nếu có) em học thêm gì (có thể đánh dấu vào nhiều ô)
1 o Học nâng cao môn văn hóa 2 o Ngoại ngữ 3 o Các môn năng khiếu
11. (Nếu học thêm môn văn hóa) Lý do học thêm là: (có thể đánh dấu vào nhiều ô)
1 o Bồi đắp những lỗ hổng kiến thức 3 o Luyện thi đại học
2 o Học theo sở thích 4 o Để đi học nước ngoài (sau này)
12. Em có ý định năm tới chuyển trường không? (HS lớp 5, lớp 9, lớp 12 không cần trả lời).
1 o Có 2 o Không
13. (Nếu Có), Lý do
14. Nếu có bạn em chuẩn bị thi chuyển cấp, em có khuyên bạn đến học trường em đang học không?
1 o Có 2 o Không
Cám ơn những câu trả lời chân thành của các em và chúc các em học tốt!
Phụ lục 3. Danh sách chuyên gia giáo dục đã phỏng vấn và nội dung phỏng vấn
Họ tên, chức danh, cơ quan công tác
Nội dung phỏng vấn
PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM
Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
PGS.TS. Phạm Xuân Hậu, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TPHCM
Những vấn đề vĩ mô về giáo dục và giáo dục phổ thông và các vấn đề cụ thể về tuyển sinh đầu cấp ở TPHCM, về học tập trực tuyến, học theo tín chỉ có được xem như một giải pháp để giảm áp lực trường lớp ở phổ thông, ứng dụng Công nghệ thông tin-truyền thông trong dạy-học, về giải pháp tổ chức mạng lưới trường học phổ thông.
Nhà giáo Mai Phú Thanh, chuyên viên phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT TPHCM
Những vấn đề chung về giáo dục phổ thông ở TPHCM dưới góc độ dịch vụ giáo dục.
Nhà giáo Lê Thanh Hải, Trưởng Phòng GD&ĐT quận 5
Những vấn đề liên quan đến quy hoạch mạng lưới trường lớp ở quận 5, liên quan đến chỉnh trang đô thị.
Nhà giáo Cao Thị Nguyệt, chuyên viên Phòng GD&ĐT quận Tân Bình
Những vấn đề liên quan đến cung-cầu giáo dục, thể hiện ở biến động tuyển sinh Tiểu học và THCS, những dự kiến thay đổi phương án tuyển sinh.
Nhà giáo Vũ Thị Phương Chi, Hiệu trưởng trường THCS Văn Lang, quận 1
Quan điểm cá nhân về hình thức học tập trực tuyến, về các hình thức tuyển sinh và xã hội hóa giáo dục.
Nhà giáo Trần Ninh Gia Bảo, chuyên viên Phòng GD&ĐT quận Bình Tân
Áp lực của trẻ em nhập cư đối với các trường phổ thông của quận và giải pháp của địa phương.
Ông Trương Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên quận 11
Hệ thống giáo dục thường xuyên và việc đáp ứng nhu cầu học tập của HS.