Hiệu quả quản lý kinh tế bệnh viện không những đảm bảo để bệnh viện
thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình mà còn tạo nguồn tái đầu tư phát
triển và bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức từ các quỹ: phát triển
hoạt động sự nghiệp, khen thưởng phúc lợi, dự phòng, ổn định thu nhập. Theo báo
cáo của các bệnh viện các quỹ này đều tăng trưởng khá. Năm 2010 quỹ phát triển
hoạt động sự nghiệp bình quân của các bệnh viện tăng 2,61 lần so với năm 2008 và
1,35 lần so với năm 2009, quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2010 so với năm 2008
tăng 1,49 lần và so với năm 2009 tăng 1,11 lần. Tuy nhiên các quỹ này chủ yếu
được trích lập ở các bệnh viện có điều kiện thực hiện tự chủ cao. Riêng quỹ dự
phòng, ổn định thu nhập năm 2010 giảm đáng kể, bằng 24,4% so với năm 2008 (do
các bệnh viện phải dùng quỹ này để bù một phần chênh lệch tăng lương tối thiểu).
Thu nhập tăng thêm bình quân của CBCCVC năm 2008 là 1.243.395
đồng/tháng, năm 2009 là 1.397.264 đồng/tháng, năm 2010 là 1.512.627 đồng/tháng;
trong đó bệnh viện có mức tăng nhiều nhất là 3.338.000 đồng/tháng, bệnh viện có
mức tăng ít nhất là 200.000 đồng/tháng (Bộ Y tế, 2014) [17]. Cách thức chi tăng thu
nhập rất đa dạng do bệnh viện quyết định theo quy chế đã được hội nghị CBCCVC
hàng năm thông qua.
172 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập ở Việt Nam (Qua khảo sát các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, tức là thiếu khả thi.
Nhưng nên giao tự chủ thấp hơn khả năng tài chính hiện có làm hạn chế tính tích
cực, chủ động sáng tạo, nỗ lực vươn lên của đơn vị.
Trong khoảng thời gian nhất định, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính của
bệnh viện, cơ quan có thẩm quyền xếp loại lại các đơn vị. Theo đó có các bệnh viện
từ nhóm 4 lên nhóm 3, từ nhóm 3 lên nhóm 2 và từ nhóm 2 lên nhóm 1. Cùng với
quá trình xếp loại đơn vị tương ứng cũng là lộ trình mở rộng tự chủ, chủ động về
nguồn thu, các khoản chi, phân phối thu nhập, tính toán kết cấu chi phí trong giá
DVYT, theo từng giai đoạn cụ thể từ nay đến năm 2020.
137
4.3.3. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về tài chính y tế
4.3.3.1. Phân cấp quản lý mạnh hơn đồng thời giao quyền tự chủ tài chính nhiều
hơn cho các đơn vị, thực hiện tách bạch quản lý Nhà nước về tài chính y tế (tài
chính công) với quản trị tài chính của bệnh viện
Bộ Y tế thực hiện phân cấp cho các đơn vị trực thuộc: hiện nay đã phân cấp
về thành lập các đơn vị trực thuộc (nếu có trong quy hoạch phát triển và điều lệ), về
bổ nhiệm cán bộ cấp khoa, phòng, ban; quyết định danh mục mua sắm trang thiết bị
từ chi thường xuyên và các quỹ. Riêng về đấu thầu: hiện nay Bộ Y tế chỉ phê duyệt
kế hoạch đấu thầu, còn đã phân cấp cho Thủ trưởng đơn vị phê duyệt hồ sơ mời
thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá và phê duyệt kết quả đấu thầu.
Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, các đơn vị sự nghiệp y tế vẫn chưa được
phân cấp, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo, cụ thể về biên chế còn
phải do cơ quan chủ quản (nhiều địa phương giao còn thấp hơn định mức tối thiểu
do liên bộ Y tế - Nội vụ quy định), còn phải thi tuyển tập trung,... chính vì vậy, gây
khó khăn cho các đơn vị trong việc tự chủ để hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn.
Phân cấp quản lý các hoạt động SNYT, hoạt động tài chính mạnh hơn cho
địa phương gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của ngành cụ thể là:
• Bộ Y tế quản lý trực tiếp, toàn diện các bệnh viện và các đơn vị đầu ngành
trực thuộc, có nhiệm vụ triển khai các kỹ thuật cao, hỗ trợ cho các địa phương về
chuyên môn, nghiệp vụ; các đơn vị y tế thuộc các Bộ, ngành khác quản lý phục vụ
trực tiếp cho nhiệm vụ của mình.
• Sở Y tế quản lý thống nhất, toàn diện các cơ sở y tế từ tuyến tỉnh đến các
cơ sở y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) và trạm y tế xã,
phường, thị trấn (cấp xã) về chuyên môn, nhân lực và tài chính.
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính y tế bằng định hướng
chiến lược phát triển chung của ngành, bằng kế hoạch huy động, phân bổ, sử dụng
các nguồn tài chính và bằng công cụ pháp luật, chính sách tài chính y tế và thanh
tra, kiểm tra các hoạt động tài chính trong ngành y tế.
Như vậy, việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các
BVCL tạo ra sự tách bạch chức năng quản lý vĩ mô Nhà nước về hoạt động tài
chính y tế nói chung và chức năng quản trị tài chính của BVCL.
138
4.3.3.2. Duy trì mức tăng kinh phí NSNN hàng năm cho các hoạt động SNYT, chấp
hành Nghị quyết số 18/2008/QH12: đảm bảo tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ
tăng chi bình quân của NSNN
Trên cơ sở giao tự chủ tài chính cho BVCL, giảm dần bao cấp của ngân sách,
giảm bớt chi ngân sách cho BVCL. Tuy nhiên cùng với tăng trưởng kinh tế hàng
năm, mức chi ngân sách cho y tế cũng tăng cả về lượng tuyệt đối và tỷ trọng. Theo
đó, tái cơ cấu, phân bổ hợp lý các khoản chi NSNN cho y tế:
• Tăng kinh phí ngân sách cho đầu tư phát triển, giảm kinh phí hoạt động
thường xuyên.
• Phân bổ ngân sách ưu tiên cho bệnh viện tuyến huyện và các tỉnh miền núi,
biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
• Tăng tỷ lệ chi ngân sách cho các ĐVYT dự phòng, cơ sở nuôi dưỡng, chữa
bệnh cho những người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong.
4.3.3.3. Chuyển đổi phương thức quản lý chi ngân sách từ cấp kinh phí ngân sách
căn cứ vào số giường bệnh (tức là theo đầu vào) mang tính bình quân, kém hiệu quả
sang hỗ trợ cho đối tượng căn cứ vào từng loại DVYT cụ thể (tức là theo đầu ra)
Phương thức quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra thông qua việc Nhà
nước mua BHYT hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách, và thanh toán cho
hàng hoá, dịch vụ theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Phương thức quản lý ngân sách
theo kết quả đầu ra không những cho phép cơ quan quản lý kiểm soát dòng vốn đến
đối tượng cần được thụ hưởng, mà còn phát huy tính tự chủ, chủ động của đơn vị
trong hoạt động cung cấp DVYT, nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ thấp chi phí
KCB. Trước đây việc phân bổ ngân sách theo kế hoạch giường bệnh và căn cứ vào
định mức sử dụng thuộc chữa bệnh, hoá chất, vật tư v.v... tiêu chuẩn định mức lao
động. Bệnh viện tổ chức thực hiện kế hoạch nếu thiếu xin bổ sung kế hoạch, thừa
nộp lại Nhà nước, có nghĩa là hoạt động tài chính của bệnh viện hoàn toàn phụ
thuộc vào NSNN. Khi chuyển sang phương thức chi ngân sách theo kết quả đầu ra,
căn cứ vào giá của từng loại DVYT để thanh toán BHYT đối với các đối tượng
được thụ hưởng ngân sách và chi trả cho những hàng hoá, dịch vụ Nhà nước đặt
hàng theo hợp đồng. Theo đó những BVCL được giao tự chủ tài chính, tự tổ chức
hoạt động dịch vụ, chủ động mở thêm các loại hình DVYT, nâng cao chất lượng
139
phục vụ, hạ thấp chi phí KCB so với giá cả dịch vụ đó để tăng thêm tích luỹ cho
đơn vị và thu nhập của người lao động.
4.3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện các chính sách tạo điều kiện thực hiện mở
rộng tự chủ tài chính đối với BVCL
4.3.4.1. Đổi mới chính sách viện phí, từng bước chuyển sang giá DVYT
Như chúng ta đã biết, trong điều kiện kinh tế thị trường muốn duy trì hoạt
động của BVCL về nguyên tắc, giá các DVYT phải đủ bù đắp các chi phí bệnh viện
bỏ ra và có tích luỹ hợp lý để mở rộng hoạt động SNYT.
Trước khi chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính, mọi chi phí về đầu tư XDCB,
mua sắm TTB, chi phí hoạt động thường xuyên, không thường xuyên từ nguồn kinh
phí NSNN. Hay nói cách khác là NSNN bao cấp toàn bộ, người dân KCB không phải
trả bất cứ khoản chi phí nào kể cả chi phí trực tiếp như thuốc chữa bệnh, hoá chất, vật
tư,... chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với BVCL, bắt
đầu được thực hiện thí điểm theo Nghị định 95/CP của Chính phủ: cho phép BVCL thu
một phần viện phí đã góp phần giải quyết khó khăn tài chính cho bệnh viện. Tạo nguồn
thu viện phí (bao gồm cả viện phí do cơ quan BHXH thanh toán) đáp ứng trên 50%
tổng số chi của các bệnh viện công lập, góp phần bảo đảm và nâng cao dần chất lượng
dịch vụ y tế trong điều kiện hiện nay. Nếu không có nguồn thu viện phí thì các bệnh
viện không thể duy trì được hoạt động thường xuyên.
• Viện phí đã tạo điều kiện để ngành y tế từng bước chuyển dịch cơ cấu phân bổ
ngân sách Nhà nước, đã ưu tiên ngân sách Nhà nước cho y tế dự phòng, y tế cơ sở.
Thu một phần viện phí bước đầu đã tạo điều kiện thực hiện tự chủ tài chính.
Theo đó là Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính
phủ, Nghị định 85/2012/NĐ-CP quy định riêng đối với ĐVSNYTCL về cơ chế tự
chủ tài chính và giá DVYT.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu mở rộng tự chủ tài chính
đối với BVCL đòi hỏi phải chuyển chính sách thu một phần viện phí sang thực hiện
chính sách quản lý giá DVYT. Tuy nhiên khi chuyển sang chính sách quản lý giá
DVYT không phải ngay từ đầu giá cả DVYT đã tuân theo các quy luật của thị
trường mà cần có sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước theo một lộ trình thích hợp
đối với từng nhóm các BVCL cụ thể và dần từng bước tính đúng, tính đủ các bộ
phận cấu thành chi phí trong DVYT.
140
Tiếp tục mở rộng tự chủ tài chính đối với BVCL ở các tuyến không còn sự
khác biệt nhau nhiều về mức độ bảo đảm kinh phí hoạt động. Còn lại hầu hết bệnh
viện thuộc nhóm I và nhóm II, tức là tự bảo đảm kinh phí đầu tư phát triển và kinh
phí hoạt động thường xuyên. Theo đó giá DVYT phản ánh đầy đủ các bộ phận cấu
thành chi phí: chi phí khấu hao TSCĐ (C1); chi phí về thuốc, hoá chất, vật tư, điện,
nước, nhiên liệu, xử lý chất thải (C2); chi phí tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng
góp theo chế độ (V) và tỷ lệ lãi hợp lý (P)
Như vậy giá DVYT = (C1 + C2 + V) + P.
Khi giá DVYT tính đúng, tỉnh đủ mọi chi phí mới bù đắp được chi phí bỏ ra
tức là bệnh viện tự cân đối thu - chi. Khi đó BVCL tự chủ đầy đủ như là các chủ thể
tham gia vào thị trường DVYT cạnh tranh với bệnh viện thuộc các loại hình sở hữu
khác nhau hình thành một mặt bằng giá cả của loại DVYT. Chính sách DVYT thay
đổi hoàn toàn từ viện phí sang giá DVYT, từ Nhà nước quản lý bằng việc quy định
khung giá cho loại DVYT sang quản lý giá DVYT theo tín hiệu của thị trường.
4.3.4.2. Hoàn thiện chính sách tiền lương
Chính sách tiền lương nói chung là chính sách xã hội quan trọng liên quan
trực tiếp đến đời sống của người lao động. Chính sách tiền lương không những phải
đảm bảo TSX sức lao động mà còn thực hiện sự phân phối thu nhập công bằng và là
công cụ để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao
hiệu quả công tác.
Thực hiện chính sách tiền lương và phân phối thu nhập trong ĐVSNCL nói
chung và BVCL nói riêng, trong quá trình chuyển sang cơ chế tự chủ về hoạt động,
biên chế và tài chính đã mang lại những kết quả nhất định: Thu nhập của người lao
động tăng lên, đời sống được cải thiện hơn, nhất là đối với các bệnh viện tuyến TW
ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; động viên khuyến khích
đội ngũ các thầy thuốc nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng dịch vụ
và phân phối thu nhập đã công bằng hơn v.v... Song chính sách tiền lương hiện
hành còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, bất cập ảnh hưởng tiêu cực đến việc triển khai
thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm tài chính đối với BVCL.
- Thứ nhất: Thu nhập thực tế (tiền lương cơ bản và thu nhập ngoài lương)
còn thấp so với các ngành khác. Gần đây theo kết quả điều tra của Tổng Liên đoàn
141
lao động Việt Nam, thu nhập của cán bộ y tế đứng thứ 17/18 ngành, nghề được điều
tra, chưa đảm bảo được đời sống của cán bộ y tế. Theo các quy định hiện hành, thu
nhập của cán bộ y tế hiện nay bao gồm:
- Thứ hai: áp dụng chính sách tiền lương theo ngạch bậc chung đối với các
ngành bộc lộ nhiều bất cập.
• Thực hiện chính sách tiền lương chung: so sánh quá trình đào tạo đại học y
với một ngành xã hội khác (như ngành Giáo dục chẳng hạn) thì đào tạo cán bộ y tế
đòi hỏi chi phí cũng như thời gian đào tạo nhiều hơn (đào tạo bác sỹ 6 năm, nếu là
bác sỹ nội trú phải thêm 3 năm, trong khi đào tạo giáo viên chỉ có 4 năm) nhưng
chính sách tiền lương khi ra trường cũng như các ngạch, bậc và hệ số lương lại
được hưởng như nhau.
• Về phụ cấp lương: nếu tính tổng các khoản phụ cấp theo chế độ hiện này
thì bình quân phụ cấp của cán bộ y tế chỉ tương đương khoảng 35% lương, thấp hơn
phụ cấp trong ngành giáo dục - đào tạo. Ngành giáo dục còn có phụ cấp đặc thù cho
giáo viên ở vùng khó khăn còn cán bộ y tế xã chưa được hưởng chế độ phụ cấp này.
Rõ ràng chính sách tiền lương hiện hành còn nhiều bất cập, tồn tại, hạn chế
thực hiện tự chủ tài chính của BVCL. Cùng với quá trình mở rộng tự chủ tài chính
đối với các BVCL đòi hỏi cần hoàn thiện chính sách tiền lương, tạo sự đồng bộ trong
hệ thống giải pháp. Đổi mới, hoàn thiện chính sách tiền lương và thu nhập của người
lao động trong ngành y tế phản ánh quán triệt quan điểm của Đảng "Nghề y là một
nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ,
nhân viên y tế không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn,
xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội" (ĐCSVN, 2005), [29].
Do tính đặc thù hoạt động của ngành y tế, lao động trong lĩnh vực y tế là lao
động đặc biệt, DVYT là dịch vụ đặc biệt, vì vậy cần có chế độ đãi ngộ riêng với
người lao động trong ngành y:
• Chính sách tiền lương, quy định ngạch, bậc riêng đối với ngành y phù hợp
với thời gian và chi phí đào tạo, tức là có quy định riêng về mức lương cơ bản cho
ngành y và điều chỉnh tăng mức lương cơ bản cho lộ trình căn cứ vào tình hình biến
động của giá cả hàng hoá tiêu dùng.
142
• Cần hoàn thiện chế độ phụ cấp trong ngành y: tăng phụ cấp cho các vùng,
miền kinh tế khó khăn, các chuyên khoa ít hấp dẫn, những thủ thuật y tế phức tạp
đòi hỏi trình độ chuyên môn cao v.v... Nhờ đó khuyến khích đội ngũ y, bác sỹ nâng
cao trình độ chuyên môn, thu hút, giữ được các GS, chuyên gia có trình độ cao và
thực hiện luân chuyển sử dụng cán bộ y tế hợp lý.
Như vậy, đổi mới hoàn thiện chính sách tiền lương tạo điều kiện thực hiện tự
chủ tài chính của BVCL. Trên cơ sở quy định về tiền lương và phụ cấp của ngành y
tế, các ĐVSNYTCL tự chủ trong phân phối thu nhập (bao gồm tiền lương, phụ cấp
và thu nhập tăng thêm) cho người lao động đảm bảo công bằng, khuyến khích cán
bộ y tế nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao hiệu quả công tác, chất lượng
DVYT nâng cao thu nhập.
4.3.4.3. Hoàn thiện chính sách BHYT
BHYT là chính sách an sinh xã hội quan trọng của nhà nước, không những
đảm bảo sự công bằng xã hội mà còn thể hiện trách nhiệm cộng đồng chia sẻ, giúp
đỡ và hỗ trợ của Nhà nước đối với đối tượng chính sách như hộ nghèo, người có
công, đồng bào dân tộc v.v...
Chính sách BHYT là chính sách nhân đạo, xã hội càng phát triển tiến bộ
càng có nhiều người tham gia BHYT và được thụ hưởng lợi ích từ chính sách này
mang lại.
Như chúng ta đã biết, chính sách BHYT được thực hiện thí điểm từ những
năm 1989 - 1990 tại một số tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Bến Tren, đến 1992 được
thực hiện trong toàn quốc theo Nghị định số 229/NĐ-CP ngày 1/8/1992 của Chính
phủ, đến năm 1998 được thực hiện theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày
13/8/1998 của chơ và hiện nay đang được thực hiện theo Nghị định số 63/2005/NĐ-
CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ. Chính sách BHYT hiện nay gồm hai hình thức là:
BHYT bắt buộc đối với người làm công, ăn lương có mức đóng 3% tiền
lương, tiền công và phụ cấp trách nhiệm, trong đó chủ sử dụng lao động đóng 2%,
người lao động 1%. Một số đối tượng chính sách xã hội được hưởng trợ cấp của
Nhà nước hàng tháng, do Nhà nước và cơ quan bảo hiểm xã hội đảm bảo với mức
đóng 3% lương tối thiểu, người nghèo theo chuẩn nghèo và đồng bào dân tộc thiểu
số được Nhà nước mua BHYT.
143
BHYT tự nguyện, mức đóng hiện nay được quy định cụ thể đối với khu vực
thành thị: khu vực nông thôn; học sinh, sinh viên và các đối tượng khác. Cơ quan
BHYT thanh toán cho cơ sở khám chữa bệnh thay cho người bệnh có thẻ BHYT
theo giá viện phí hiện hành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, kể cả một số
dịch vụ kỹ thuật cao chi phí và có trần chi trả cho một số đối tượng.
Chính sách BHYT đã góp phần bảo đảm nguồn tài chính khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng được BHYT. Thực hiện BHYT, tạo điều kiện
cho người dân tiếp cận được những DVYT cần thiết, thể hiện tính ưu việt của chính
sách BHYT và sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với các đối tượng chính
sách cần được giúp đỡ, hỗ trợ.
Tuy nhiên, quá trình chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính đối với BVCL,
chính sách BHYT khi thực hiện đã xuất hiện nhiều mặt hạn chế, những khó khăn
vướng mắc như:
• Chi phí KCB ngày càng cao nhưng mức đóng BHYT hiện nay còn thấp, do
đó khả năng mất cân đối quỹ là hiện hữu.
• Tỷ lệ số người tham gia BHYT thấp, đến nay mới đạt trên 70%, trong đó
BHYT bắt buộc chiếm gần 60%.
Hơn nữa, mức đóng BHYT tự nguyện và người nghèo thấp hơn nhiều mức
đóng BHYT bắt buộc và chưa đáp ứng được chi phí thực tế, đặc biệt là trong các
trường hợp phải sử dụng kỹ thuật cao chi phí lớn. Chưa thực hiện được chính sách
hỗ trợ người cận nghèo mua thẻ BHYT.
Thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính của BVCL, nguồn thu từ
thanh toán BHYT ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của
bệnh viện. Vì vậy cần phải hoàn thiện chính sách BHYT tạo điều kiện để tiếp tục
mở rộng tự chủ tài chính đối với BVCL cụ thể là:
• Một là: sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật Bảo hiểm y tế 2008 và Nghị định
số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Bảo hiểm y tế. Hướng đến mục tiêu thực hiện chế độ bảo hiểm toàn dân, trong đó
cần tăng thêm tính pháp lý đối với bảo hiểm y tế bắt buộc.
• Hai là: Tăng cường công tác tuyên truyền, thuyết phục trong xã hội để thu
hút người dân tham gia BHYT tự nguyện, đồng thời tăng mức đóng BHYT tự
nguyện hợp lý tương xứng với BHYT bắt buộc.
144
• Ba là: Thực hiện hình thức khoán quỹ, giao quỹ thích hợp, đảm bảo quyền
của các bên tham gia giữa người có BHYT; cơ sở KCB và khả năng chi trả của quỹ
BHYT.
• Bốn là: Tăng mức chi KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi, mức thẻ BHYT người
nghèo đã góp phần nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ, từng bước hạn chế việc
thâm hụt quỹ BHYT, duy trì tính bền vững của chính sách BHYT.
4.3.5. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả mở rộng tự chủ tài chính của
BVCL
4.3.5.1. Nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm
pháp quy về tự chủ tài chính đối với BVCL của cán bộ, công chức, viên chức của
đơn vị
• Trên cơ sở tuyên truyền, phổ biến, giải thích đối với nhiều hình thức cụ thể,
sinh động về chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước để cho mọi người hiểu
rõ quyền tự chủ và nghĩa vụ trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền tự chủ đó.
• Thông qua thực hiện tự chủ tài chính, qua từng giai đoạn theo một lộ trình
đã định cần phải tổng kết thực tiễn để có những đánh giá khách quan về mặt mạnh,
kết quả đạt được và cả mặt yếu, những tồn tại bất cập, để kiến nghị với cơ quan có
thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật về tự chủ
tài chính đối với BVCL.
• Trên cơ sở nhận thức đầy đủ chủ trương mở rộng tự chủ tài chính, triển khai
thực hiện hiệu quả NĐ số 85/NĐ-CP về giá dịch vụ khám, chữa bệnh của các đơn vị
khám bệnh, chữa bệnh và lộ trình tính đúng, tính đủ các chi phí trong giá DVYT.
4.3.5.2. Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện tự chủ tài chính của BVCL
• Căn cứ vào các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ,
Nghị định số 85/2012/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế, Thông tư liên
tịch của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ số 02/2008/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn thực hiện
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính đối với các ĐVSN trong lĩnh vực y tế. Trên cơ sở quy chế tổ chức và hoạt
động đã được phê duyệt, bệnh viện được quyết định thành lập các bộ phận trực thuộc
145
để thực hiện kế hoạch chuyên môn: các khoa chuyên môn, các phòng khám chức
năng trong đó có phòng tài chính thực hiện chức năng quản lý tài chính của đơn vị.
• Quá trình kiện toàn tổ chức bộ máy để thực hiện tự chủ tài chính đòi hỏi
nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý mà
trước tiên là cán bộ quản lý tài chính của bệnh viện. Do đó, ngoài việc tuyển dụng
mời những cán bộ được đà tạo chính quy đúng chuyên môn, còn phải thường xuyên
bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đạo
đức nghề nghiệp. Kiện toàn tổ chức bộ máy nâng cao chất lượng nhân lực đồng thời
đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý tài chính của BVCL.
4.3.5.3. Tiếp tục mở rộng tự chủ tài chính để từng bước thực hiện tự cân đối vững
chắc thu - chi tài chính
• Chủ động tổ chức khai thác nguồn thu để tăng tổng mức thu hàng năm,
trong đó thu từ hoạt động DVYT chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Trên cơ sở cung cấp
đa dạng các loại DVYT và không ngừng nâng cao chất lượng DVYT đáp ứng nhu
cầu của nhiều đối tượng khác nhau nhằm bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên
cho bệnh viện. Đồng thời cần phát huy tính năng động, tích cực huy động các nguồn
tài chính từ các tổ chức tín dụng của CBCCVC của đơn vị các tổ chức quốc tế, đặc
biệt quan tâm đến nguồn vốn liên doanh, liên kết của các đơn vị xã hội hoá (theo
quy định của pháp luật) để tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị
KCB nâng cao năng lực KCB của bệnh viện.
• Kiểm soát chặt chẽ các chi phí của bệnh viện, nhất là các chi phí gián tiếp, chi
phí quản lý hành chính, văn phòng, xăng, xe, điện nước v.v... Phải có hình thức quản lý
chi phù hợp với các mục chi thực hiện phương thức khoán chi.
Cần xây dựng, bổ sung hoàn thiện hệ thống định mức tiêu hao vật tư, lao
động khoa học, đó là căn cứ để tính toán các chi phí, bảo đảm cho các khoản chi
đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
• Trên cơ sở chủ động khai thác và huy động các nguồn thu không những
tăng tổng mức thu mà còn làm thay đổi tích cực cơ cấu các nguồn thu, dần từng
bước bệnh viện tự chủ đối với nguồn thu, đồng thời tự chủ về các khoản chi, tiết
kiệm được chi phí. Qua đó dần thực hiện tự cân đối thu - chi tài chính của đơn vị.
146
4.3.5.4. Xây dựng, ban hành và thực hiện đầy đủ quy chế chi tiêu nội bộ và thực
hiện kiểm tra, giám sát nội bộ đối với hoạt động tài chính
• Hàng năm căn cứ vào tình hình thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ và khả
năng tài chính hiện có để xây dựng quy chế tự chi tiêu nội bộ cho năm sau. Việc xây
dựng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phải bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai,
minh bạch. Tức là CBCCVC trong đơn vị đều được tham gia bàn bạc xây dựng,
tham gia thực hiện và tham gia kiểm tra thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ.
• Căn cứ vào quy chế, trong thẩm quyền của mình, người đứng đầu đưa ra
các quyết định và chịu trách nhiệm đối với việc chi tiêu của đơn vị. Nhờ đó, việc chi
tiêu được thực hiện một cách chủ động, kịp thời.
• Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động tài chính của Bệnh viện
công lập. Một trong chức năng quan trọng của tài chính nói chung là thực hiện giám
đốc thông qua sự vận động của đồng tiền đối với hoạt động tài chính của bệnh viện.
Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp quy, cơ quan thanh tra tiến hành thanh,
kiểm tra các hoạt động tài chính của bệnh viện về việc tuân thủ kỷ luật tài chính, để
kịp thời uốn nắn, sửa chữa đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính.
• Kiểm tra, giám sát nội bộ là yêu cầu bắt buộc đối với BVCL thực hiện tự
chủ tài chính. Vì người đứng đầu đơn vị được quyền chủ động, tự quyết định và tự
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị, rất dễ xảy ra tình trạng vượt quyền,
do vậy vấn đề tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ của đơn vị là rất cần thiết. Đây là
phương pháp giám sát có hiệu quả, vì nội bộ là người am hiểu nhất về mọi hoạt
động của đơn vị, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người đều gắn chặt với hoạt động
của đơn vị. Tăng cường giám sát nội bộ sẽ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được
Nhà nước giao, cung cấp các dịch vụ với chất lượng cao, chi phí thấp, tăng hiệu
quả... Việc giám sát phải được thực hiện ngay từ khi lập dự toán, nhằm đảm bảo dự
toán phải sát với yêu cầu nhiệm vụ; giám sát từ việc xây dựng quy chế chi tiêu nội
bộ vì đây là căn cứ để thủ trưởng đơn vị quyết định việc thu, chi, vay vốn để mở
rộng nâng cao chất lượng dịch vụ; thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN; trích lập, sử
dụng các quỹ. Kết quả kiểm tra, giám sát phải công bố công hai trong đơn vị và
được xem xét xử lý nghiêm túc.
147
Tiểu kết chương 4
Chương 4 là sự phát triển tiếp theo của các chương trước. Dựa trên cơ sở lý
luận và thực tiễn đã được nghiên cứu ở chương 2 và chương 3, trong chương này
luận án trình bày phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm mở rộng tự chủ tài chính
đối với BVCL ở Việt Nam.
- Để có căn cứ xác định phương hướng mở rộng tự chủ tài chính đối với
BVCL, luận án đã phân tích dự báo nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức
khoẻ của nhân dân và khả năng tài chính của cá nhân và của Nhà nước để đáp ứng
nhu cầu đó.
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, thu nhập của người dân tăng
đồng thời cũng làm tăng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ.
Sự thay đổi mô hình bệnh tật, từ các bệnh lây nhiễm sang bệnh không lây
nhiễm và tình hình diễn biến bệnh tật phức tạp, chúng ta đang phải gánh chịu những
"căn bệnh kép" của quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Điều đó đòi hỏi cần phải
tăng chi phí cho y tế trong thời gian tới.
Nguồn tài chính cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ từ tài chính hộ gia đình và
NSNN. Hiện nay áp lực chi ngân sách rất căng thẳng, tuy nhiên Nhà nước đã ưu
tiên cho phát triển SNYT, song không thể đáp ứng được nhu cầu KCB của các tầng
lớp dân cư. Vấn đề đặt ra cần đổi mới cơ chế tài chính dựa trên quan điểm, mục tiêu
giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với ĐVSNYT.
- Dựa trên căn cứ đó luận án trình bày những định hướng cơ bản mở rộng tự
chủ tài chính đối với BVCL: Tiếp tục phân cấp mạnh và giao tuyền tự chủ tài chính
đầy đủ hơn cho các đơn vị gắn liền với quá trình chuyển từ cơ chế cấp kinh phí trực
tiếp cho các đơn vị sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách, thực hiện tự
chủ tài chính theo hướng xã hội hoá các nguồn lực tài chính và công khai minh bạch
bảo đảm công bằng và tăng cường kiểm soát, giám sát của cộng đồng.
- Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và những định hướng cơ bản, luận án đề suất 5
nhóm giải pháp nhằm mở rộng tự chủ tài chính đối với các BVCL ở Việt Nam. Đây
là hệ thống đồng bộ các giải pháp, trong đó có những giải pháp quản lý vĩ mô của
Nhà nước, có giải pháp vi mô của BVCL, có cả những giải pháp trước mắt và cả
148
giải pháp lâu dài v.v... Mỗi nhóm giải pháp tác động đến những mặt cụ thể và điều
kiện thực hiện riêng nhưng giữa chúng có mối liên hệ với nhau hướng đến mục đích
chung là mở rộng tự chủ tài chính hiệu quả. Trong đó, một trong giải pháp có tính
đột phá hoàn thiện chính sách tạo điều kiện mở rộng tự chủ tài chính, bảo đảm cho
sự hoạt động liên tục của các BVCL đó là phải tạo bước chuyển mạnh mẽ từ chính
sách viện phí sang chính sách quản lý giá DVYT.
149
KẾT LUẬN
- Quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, diễn ra trên mọi lĩnh vực
của đời sống kinh tế - xã hội. Trên các lĩnh vực sự nghiệp xã hội tất yếu đòi hỏi phải
đổi mới toàn diện cả về cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
các ĐVSNCL nói chung và BVCL nói riêng. Trong đó trọng tâm là đổi mới cơ chế tài
chính, mà nội dung của nó là giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho
bệnh viện. Tự chủ tài chính đối với BVCL để các bệnh viện hoạt động thích ứng với
kinh tế thị trường là công việc mới mẻ chưa có tiền lệ. Do đó đề tài nghiên cứu "Mở
rộng tự chủ tài chính đối với BVCL ở Việt Nam - qua nghiên cứu các BVCL trên địa
bàn Hà Nội" là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan
đến đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở khái quát công trình nghiên cứu của từng tác giả
từ cách tiếp cận vấn đề, đối tượng phạm vi nghiên cứu đến những kết quả đạt được
cần kế thừa phát triển và những giới hạn chưa vượt qua để tiếp tục nhiều nghiên
cứu. Qua đó xác định khoảng trống nghiên cứu của đề tài, luận án, đảm bảo sự
không trùng lặp và tính độc lập của đề tài nghiên cứu.
- Phù hợp với đối tượng nghiên cứu đề tài, tác giả vận dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu kinh tế: phương pháp trừu tượng hoá khoa học, kết hợp
lịch sử và logic, phương pháp kết hợp phân tích định tính và định lượng, điều tra
thống kê v.v... Trong đó tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ hoạt động của BVCL
trong điều kiện kinh tế thị trường như là quá trình TSX. Để bảo đảm duy trì hoạt
động và không ngừng phát triển của BVCL về nguyên tắc giá DVYT phải bù đắp
được các chi phí, đây là luận điểm có tính nhất quán, được xem như trục phát triển
của đề tài (thể hiện trong khung lý thuyết sơ đồ 1.1).
- Về phương diện lý luận, luận án tập trung phân tích trong chương 2 dựa
trên cơ sở khái quát lý luận chung về tài chính, tài chính của ĐVSNCL trong đó
có BVCL về bản chất, chức năng và hoạt động của tài chính trong nền kinh tế
thị trường.
150
Luận án làm rõ nội hàm khái niệm tự chủ tài chính đối với BVCL với tư cách
là phương thức quản lý trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường. Đồng thời
phân tích làm rõ những tác động của tự chủ tài chính đến sự phát triển của BVCL.
Luận án tập trung phân tích luận giải làm sáng tỏ quan niệm về mở rộng tự
chủ tài chính đối với BVCL là quá trình kinh tế, trong đó Nhà nước giao thêm
quyền tự chủ về nguồn thu, mức thu và tự chủ về sử dụng, chi cho hoạt động sự
nghiệp. Trên cơ sở đó các đơn vị chủ động tổ chức các hoạt động dịch vụ và tự chịu
trách nhiệm về hoạt động tài chính của mình.
Luận án xây dựng hệ thống các tiêu chí định tính và định lượng là cơ sở để
khảo sát đánh giá thực trạng tự chủ tài chính, đồng thời luận án đã phân tích những
nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tự chủ tài chính đối với BVCL.
- Về cơ sở thực tiễn của đề tài:
Tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về tự chủ tài chính của một số
quốc gia điển hình. Trên cơ sở tiếp thu, chọn lọc, kế thừa đã rút ra những bài học
cho Việt Nam. Luận án khái quát tình hình hoạt động tài chính của BVCL trên địa
bàn Hà Nội thuộc Bộ Y tế và do Sở Y tế quản lý từ sau Nghị định 43/CP.
Phân tích thực trạng tự chủ tài chính đối với BVCL trên địa bàn Hà Nội dựa
vào các tiêu chí, trong đó đặc biệt quan tâm đến tiêu chí tính hiệu lực và hiệu quả
của tự chủ tài chính. Bằng các số liệu thống kê phản ánh quá trình mở rộng tự chủ
tài chính đã làm thay đổi cơ cấu nguồn thu, các khoản chi. Qua đó luận án có những
đánh giá về kết quả đạt được và những mặt tồn tại hạn chế và nguyên nhân hạn chế,
bất cập thực hiện tự chủ tài chính đối với BVCL.
- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được phân tích ở chương 2 và
chương 3, trong chương 4 luận án trình bày phương hướng và những giải pháp cơ
bản nhằm mở rộng tự chủ tài chính đối với BVCL.
Để có căn cứ xác định phương hướng, tác giả đã phân tích dự báo về nhu cầu
chăm sóc sức khoẻ và khả năng tài chính của cá nhân và của NSNN gắn với mục
tiêu mở rộng tự chủ tài chính đi với BVCL. Đây là những định hướng cơ bản dẫn
dắt quá trình mở rộng tự chủ tài chính theo một lộ trình để đạt mục tiêu đề ra.
151
Luận án đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp, có những giải pháp ở tầm vĩ
mô, giải pháp vi mô, giải pháp trước mắt và những giải pháp lâu dài. Mỗi nhóm giải
pháp tác động đến những mặt riêng có điều kiện thực hiện cụ thể nhưng đều hướng
đến mục tiêu hiệu quả, chất lượng mở rộng tự chủ tài chính đối với BVCL. Trong
đó, tác giả đặc biệt quan tâm đến giải pháp có tính đột phá đó là tiếp tục đổi mới,
hoàn thiện các chính sách để tạo điều kiện thực hiện quyền tự chủ tài chính trên
thực tế về kinh tế. Đổi mới mạnh mẽ chính sách tiền lương, phân phối thu nhập
trong ngành y tế, chính sách BHYT, và cần phải chuyển chính sách viện phí sang
thực hiện chính sách quản lý giá DVYT, giá DVYT phải tính đúng, tính đủ các chi
phí, có như vậy mới bảo đảm duy trì hoạt động của bệnh viện tự chủ tài chính.
152
DANH MôC C¸C C¤NG TR×NH NGHI£N CøU
1. Trần Thế cương (2015), Tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập trên địa
bàn thành phố Hà Nội: Thành tựu và vấn đề, Tạp chí Kinh tế phát triển, số
216 (II)
2. Trần Thế Cương (2015), Một số nhận xét từ phân tích hiệu quả của mở rộng
tự chủ tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hà
Nội, Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 219 (II)
3. Trần Thế Cương (2015), Về giao chỉ tiêu ngân sách Nhà nước choc ác bệnh
viện công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong xu hướng tự chủ Tài
chính, Hội thảo khoa học quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
tháng 6 năm 2015.
4. Trần Thế Cương (2015), Tự chủ tài chính đối với Bệnh viện công lập trên địa
bàn Thành phố Hà Nội: Một số vấn đề trao đổi, Tạp chí Khoa học Thương
mại, số 82+83/2015.
153
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế - chính trị Mác - Lênin,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006, tr.364.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Xây dựng đề án đổi mới cơ chế tài chính
giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008 - 2012.
3. Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ (2004), Thông tư 13/2004/TTLT-BTC-
BYT-BNV, ngày 27/2/2004, Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế công lập.
4. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2005 về góp
vốn liên doanh, liên kết của các ĐVSNCL.
5. Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê (2003), Báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia
2001 - 2002, NXB Y học, Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2007), Báo cáo y tế Việt Nam 2006: Công bằng, hiệu quả, phát
triển trong tình hình mới, NXB Y học, Hà Nội.
7. Bộ Y tế (2005), Báo cáo số 2194/QĐ-BYT ngày 21/6/2005 về phê duyệt đề
án phát triển xã hội hoá bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
8. Bộ Y tế (2006), Báo cáo tình hình thực hiện NĐ số 130/2005/NĐ-CP và NĐ
số 43/2006/NĐ-CP.
9. Bộ Y tế (2007), Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 hướng dẫn sử
dụng tài sản để liên doanh liên kết của ĐVSNYTCL.
10. Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2007), Thông tư số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày
05/6/2007 hướng dẫn thực hiện chính sách tiền lương đối với các
ĐVSNYTCL.
11. Bộ Y tế (2006), Tài khoản y tế quốc gia thực hiện ở Việt Nam thời kỳ 2000 -
2006, NXB Thống kê, Hà Nội.
12. Bộ Y tế (2008), Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2008.
13. Bộ Y tế (2008), Nghiên cứu xây dựng đề án đổi mới cơ chế hoạt động và cơ
chế tài chính (trong đó có tiền lương, giá DVYT) đối với ĐVSNYT công lập.
14. Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2008), Thông tư số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày
25/4/2008 hướng dẫn thực hiện NĐ 13/CP và NĐ 14/CP.
15. Bộ Y tế (2010), Báo cáo thực hiện chiến lược bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ
nhân dân đến 2010.
154
16. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 04/TTLT-BYT-BTC ngày
29/12/2012, hướng dẫn việc điều chỉnh, bổ sung giá DVYT.
17. Bộ Y tế (2014), Báo cáo phương án phân bổ dự toán NSYT năm 2014.
18. Bạch Thị Minh Huyền (2011), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Thực
trạng và giải pháp tài chính nhằm thực hiện khoán chi đối với cơ quan hành
chính và cơ chế tự trang trải ở đơn vị sự nghiệp có thu.
19. Bùi Tiến Hạnh (2006), Luận án Tiến sỹ: Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm
thúc đẩy xã hội hoá giáo dục ở Việt Nam.
20. Chính phủ nước CHXHCNVN (1994), Nghị định số 95/1994/NĐ-CP ngày
27/8/1994 quy định thu một phần viện phí đối với BCL.
21. Chính phủ nước CHXHCNVN (2002), Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày
16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng đối với ĐVSN có thu.
22. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
ngày 25/4/2006, Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSNCL.
23. Chính phủ nước CHXHCNVN (2008), Nghị định số 13/2008/NĐ-CP về
phân cấp quản lý đối với ĐVSNCL.
24. Chính phủ nước CHXHCNVN (2008), Nghị định số 14/2008/NĐ-CP hướng
dẫn thực hiện phân cấp quản lý đối với ĐVSNCL.
25. Chính phủ nước CHXHCNVN (2008), Báo cáo của Chính phủ số 65/BC-CP
ngày 05/05/2008 về "Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về công tác
xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ nhân dân", (Báo cáo do Bộ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Quốc Triệu thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tại kỳ
họp thứ 3, Quốc hội khoá XII).
26. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Nghị định số 85/2012/NĐ-CP
ngày 15/10/2012, Về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh của các cơ sở
khám chữa bệnh công lập.
27. Dương Đăng Chinh, Nguyễn Ngọc Ánh (2003), Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ: Cơ chế, chính sách tài chính đối với hệ thống an sinh xã hội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, NXB Chính trị, Hà Nội 1986.
155
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 46/NQ-TW ngày 23/5/2005 của
BCT về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của nhân dân trong
tình hình mới.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.128.
32. Lê Tiến Phúc (2004), Phương thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra, kinh
nghiệm quốc tế và khả năng vận dụng vào Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
33. Ngân hàng Thế giới (2004), Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng
và giảm nghèo - Đánh giá tổng hợp chi tiêu công đấu thầu mua sắm công và
trách nhiệm tài chính 2004, Tập 2: Các vấn đề chuyên ngành, NXB Tài
chính, Hà Nội. 2004.
34. Ngân hàng Thế giới (2010), Xếp loại quốc gia, thuộc nhóm quốc gia có thu
nhập trung bình MIC.
35. Ngân hàng Thế giới (2015), Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2015.
36. Nguyễn Đăng Khoa (1999), Luận án Tiến sỹ: Đổi mới cơ chế quản lý tài
chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp.
37. Nguyễn Kim Liên (2005), Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối với các
cơ quan khoán chi hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện cơ chế tự
chủ tài chính, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
38. Nguyễn Trường Giang (2003), Luận án Tiến sỹ kinh tế: Đổi mới cơ chế quản
lý chi NSNN trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang kinh
tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
39. Nguyễn Văn Tạo (2004), "Đổi mới cơ chế tài chính và nâng cao hiệu quả
quản lý tài chính công đối với ĐVSN có thu", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính
Kế toán, tháng 10/2004, tr.6-8.
40. Nguyễn Thị Chắt (2004), "Tăng cường công tác giám sát tài chính đối với
các ĐVSN được trao quyền tự chủ tài chính", Tạp chí Thanh tra Tài chính,
số 26, tháng 8/2004, tr. 9-10.
41. Nguyễn Thị Chắt (2004), "Một số nội dung và căn cứ giám sát đối với các
ĐVSN có thu được trao quyền tự chủ tài chính", Tạp chí Thanh tra Tài
chính, số 28, tháng 10/2004, tr. 19-21.
156
42. Phan Thị Cúc (1996), Đổi mới cơ chế quản lý tài chính sự nghiệp y tế trong
nền kinh tế thị trường Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
43. Phan Ngọc Dũng, Hoàng Thị Thuý Nguyệt (2008), Quản lý NSNN theo kết
quả đầu ra và khả năng ứng dụng vào Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội,
Hà Nội 2008, tr.35.
44. Phạm Đức Phong (2003), Đề tài Nghiên cứu cấp Bộ: Hoàn thiện cơ chế quản
lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp.
45. Phạm Chí Thanh (2011), Luận án Tiến sỹ: Đổi mới chính sách tài chính đối
với khu vực sự nghiệp công ở Việt Nam.
46. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1998), Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân
ngày 30/6/1998.
47. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001), Luật Tổ chức Chính phủ ngày
25/12/2001.
48. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật Ngân sách Nhà nước ngày
16/12/2002.
49. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Nghị quyết số 18/2008/QH12
ngày 03/6/2008: Về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật để nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
50. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật Bảo hiểm y tế ngày
14/11/2008.
51. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật Khám bệnh, chữa bệnh
ngày 23/11/2009.
52. Sở Y tế Hà Nội (2014), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số
43/NĐ-CP của Chính phủ giai đoạn 2010 đến 2014.
53. Trần Thu Hà (1997), Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Thực trạng và giải
pháp tài chính nhằm thực hiện khoán chi đối với cơ quan hành chính và cơ
chế tự trang trải ở đơn vị sự nghiệp có thu.
54. Trần Đức Cân (2012), Luận án Tiến sỹ: Hoàn thiện cơ chế tài chính của các
trường đại học công lập ở Việt Nam.
55. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám Thống kê năm 2012, NXB Thống kê,
Hà Nội 2013.
157
56. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (1998), Giáo dục kinh tế - chính trị Mác -
Lênin, NXB Thống kê, tr.282.
57. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2002), Giáo trình kinh tế và tài chính
công, NXB Thống kê, Hà Nội 2002.
58. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2007), Giáo trình chính sách kinh tế - xã
hội, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2007.
59. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2012), Giáo trình kinh tế phát triển,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
60. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2012), Giáo trình kinh tế công cộng,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
61. UBND thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 30/2014 ngày 30/ /2014
điều chỉnh, bổ sung giá một số DVYT đối với các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh cảu Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.
62. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2008), Đánh giá triển khai thực hiện
chương trình mục tiêu y tế quốc gia giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng
đến 2010 và tầm nhìn 2020.
63. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2008), Đánh giá tác động của việc thực
hiện tự chủ tài chính bệnh viện đối với cung ứng và chi trả dịch vụ y tế.
64. Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) (2005), Báo cáo ảnh hưởng của Nghị
định số 10/2005/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính
áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu đến lĩnh vực tài chính y tế và điều
kiện thực hiện.
65. Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) (2008), Số liệu thực hiện Nghị định
43/2006/NĐ-CP về tự chủ tài chính.
66. Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) (2008), Niên giám thống kê y tế 2007, Hà
Nội.
II. Tiếng Anh
67. Broadbent, J. and Laughlin, R. (1999), "The private finance initiative:
Clarification of a future research agenda", Financial Accountability and
Management, 15 (2), pp. 95 - 114.
68. Broadbent, J. and Laughlin, R. (2004), "PPPs: Nature, development and
unanswered questions", Australian Accounting Review, 14 (2), pp. 4 - 10.
158
69. Broadbent, J. and Laughlin, R. (2005), "The role of PFI in the UK
government's modernisation agenda", Financial Accountability and
Management, 21 (1), pp. 75 - 97.
70. C.Mác và Ănghen (1994), Tuyển tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1994,
t20, tr.825 - 887.
71. Chung, D. (2003), "Public - Private Partnerships: A case study survey",
Honours the-sis, Macquarie University, Sydney.
72. Collyer, F. (1997), "The Port Macquarie Base Hospital: Privatisation and the
public purse", Just Policy, 10, pp. 27 - 39.
73. Daley, G. (2000), "Mismatch made in medical model", Newcastle Herald, 8
May.
74. David Bloom, David Canning (2014), "Sức khoẻ của cải và xã hội", Tạp chí
Tài chính và Phát triển - Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tháng 12/2014.
75. Debande, O. (2002), "Private financing of transport infrastructure", Journal
of Transport Economics and Policy, 36 (3), pp. 355 - 387.
76. Doherty, L. (1998), "Private hospital rated worst", Sydney Morning Herald,
30 May.
77. Duffield, C. F. (2001), "An evaluation framework for privately funded
infrastructure projects in Australia, PhD thesis", The University of
Melbourne, Melbourne.
78. Edwards, P., Shaoul, J., Stafford, A. and Arblaster, I. (2004), "Evaluating the
operation of PFI in roads and hospitals", Certified Accountants Educational
Trust (ACCA), London, Research Report No. 84.
79. H. Preker (2003),Tự chủ bệnh viện công ở Trung Quốc: Khái quát và cách
nhìn nhận, tr. 2.
80. Hình Thụ Đông (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, Bắc Kinh 1998, tr.
1259.
81. Institute of Medicine, America's Safety Net: Intact but Endangered
(Washington: National Academies Press, 2000).
82. Joseph. E. Stiglitz (1995), Economics of Public sector, NXB. Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội 1995, tr. 341.
83. Marshall (1990), Những yêu cầu của kinh tế học, London 1910, tr. 345.
159
84. Medicare Payment Advisory Commission, Financial Data Report on
Medicare Provides (Washington: MedPAC, June 2004).
85. Naoki Ikegami (2013), Atonomy and response bility in Japanese hospitals.
86. S. Zuckerman et al., "How Did SefetyNet Hospitals Cope in the 1990s?",
Health Affairs 20, no. 4 (2001): 159 - 168.
87. Source China Statistic year book (2010), tr. 158.
88. WHO (2010), Báo cáo về tình hình y tế thế giới năm 2010.
89. WHO (2014), Issues and Options Hospital Development in Vietnam.
90. Yingyao Chen (2013), Public Hospital Autonomy in China: Review and
Outlook.
160
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA - SỐ I
VỀ MỞ RỘNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
(Áp dụng đối với các cơ quan quản lý trong ngành y tế)
PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ
1. Tên đơn vị:
2. Thông tin liên hệ:
Địa chỉ:.Email:
3. Cấp quản lý:
1. Bộ Y tế.
2. Sở Y tế.
4. Đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Y tế:
1. Vụ Kế hoạch- Tài chính.
2. Văn phòng Bộ Y tế.
3. Viện Chiến lược và Chính sách y tế .
5. Đơn vị chức năng trực thuộc Sở Y tế:
1. Phòng Tài chính- Kế toán.
2. Phòng Kế hoạch.
3. Văn phòng Sở.
6. Chức vụ của người cung cấp thông tin:
1. Lãnh đạo Bộ Y tế.
2. Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ.
3. Lãnh đạo Sở Y tế.
4. Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở.
5. Chuyên gia, chuyên viên.
PHẦN B: Ý KIẾN VỀ MỞ RỘNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC
BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
7. Theo ông /bà, bệnh viện công lập có nên tự chủ về tài chính không ?
1. Có.
2. Không.
3. Hiện nay chưa nên.
8. Ông/bà cho biết ý kiến về mức độ mở rộng tự chủ tài chính cho các bệnh viện
công lập?
Loại Bv công lập
(Theo cấp quản lý)
Mức độ mở rộng tự chủ tài chính
1 2 3 4 5
Bệnh viện công lập, TW quản lý
Bệnh viện công lập, thành phố
quản lý
Mức độ tự chủ tài chính theo thang điểm sau:
161
1. BV hoạt động, kinh phí toàn bộ do NS cấp
2. BV tự chủ đảm bảo một phần chi phí thường xuyên.
3. BV tự chủ chi đảm bảo các chi phí thường xuyên.
4. BV tự chủ tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động.
5. BV tự chủ hoàn toàn đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động và đầu tư, phát
triển.
9. Mở rộng tự chủ tài chính tức là đảm bảo cân đối thu- chi tích cực. Theo ông/bà
nguồn thu nào sau đây là chủ yếu:
1. Tài trợ, viện trợ từ nước ngoài.
2. Tài trợ, viện trợ trong nước.
3. Liên kết, xã hội hóa.
4. Kinh phí NSNN cấp.
5. Từ các dịch vụ y tế.
10. Ông/bà vui lòng cho biết: giá cả các dịch vụ y tế nên hình thành như thế nào?
1. Theo nhóm các Bệnh viện có trình độ tương đương nhau.
2. Tỉnh (thành phố) quy định giá từng dịch vụ y tế.
3. Bộ Y tế quy định khung giá theo nhóm dịch vụ y tế.
4. Hình thành trên thị trường.
11. Ý kiến khác: Với tư cách là cán bộ quản lý trong ngành y tế, xin ông/bà cho biết
ý kiến về giải pháp có tính đột phá để mở rộng tự chủ tài chính cho các Bệnh viện
công lập
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN Ý KIẾN CỦA ÔNG/BÀ
162
PHIẾU ĐIỀU TRA - SỐ II
VỀ THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Áp dụng đối với các Bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Nội)
PHẦN A: THÔNG TIN VỀ BỆNH VIỆN
1. Tên Bệnh viện:
2. Thông tin liên hệ:
Địa chỉ:Email
3. Bệnh viện thuộc tuyến:
1. Trung ương.
2. Thành phố.
3. Quận, huyện.
4. Đơn vị chức năng thuộc bệnh viện:
1. Phòng (Ban) Tài chính.
2. Phòng (ban) Kế hoạch.
3. Phòng (Ban) Tổng hợp.
4. Khoa chuyên môn.
5. Chức vụ người cung cấp thông tin:
1. Lãnh đạo bệnh viện.
2. Lãnh đạo Phòng (Ban) nghiệp vụ.
3. Bác sỹ chuyên khoa.
4. Điều dưỡng viên.
PHẦN B: THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
6. Ông/bà vui lòng cho biết mức độ phù hợp của các quy định về tự chủ tài chính
với điều kiện thực tế của BV hiện nay.
Phân loại Bệnh viện
công lập (Theo
tuyến)
Mức độ phù hợp
1 2 3 4 5
Bệnh viện tuyến
TW
Bệnh viện tuyến
thành phố
Bệnh viện tuyến
quận, huyện
(Cho điểm từ 1-5, điểm 5 là cao nhất)
163
Ý kiến đánh giá theo mức độ cân đối thu – chi:
1. Hoàn toàn không phù hợp
2. Phù hợp mức độ thấp
3. Phù hợp mức độ trung bình
4. Phù hợp mức độ cao
5. Rất phù hợp
7. Xin ông/bà cho biết với mức giá dịch vụ y tế hiện nay, có thể bù đắp được chi phí
của bệnh viện ở mức độ nào ?
1. Bù đắp toàn bộ chi phí và có tích lũy.
2. Bù đắp tất cả chi phí, không có tích lũy.
3. Bù đắp chi phí thường xuyên.
4. Chỉ bù đắp một phần chi phí thường xuyên.
8. Ông/bà vui lòng cho biết những nguồn thu sau nguồn thu nào là chủ yếu của BV.
1. Kinh phí do NSNN cấp
2. Thu hoạt động sự nghiệp
3. Nguồn từ xã hội hóa
4. Nguồn tài trợ, viện trợ
5. Thu khác theo quy định
9. Xin ông/bà cho biết những khoản chi sau khoản nào là chủ yếu của BV.
1. Nhóm chi cho con người (tiền lương, tiền công, các khoản đóng góp)
2. Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn (thuốc, hóa chất, vật tư, điện nước)
3. Nhóm chi mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ (ngoài nguồn đầu tư phát triển)
4. Nhóm chi khác: Đảm bảo hoạt động của bệnh viện
5. Nhóm chi không thường xuyên (nghiên cứu khoa học, đào tạo, chương trình mục tiêu)
164
10. Ông/bà vui lòng cho biết: Với mức lương hiện nay có đảm bảo nhu cầu sinh
hoạt của cán bộ, công chức Bệnh viện công lập ?
1. Hoàn toàn không đảm bảo nhu cầu sinh hoạt
2. Đảm bảo một phần nhu cầu sinh hoạt tối thiểu
3. Chỉ đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu
4. Đảm bảo nhu cầu sinh hoạt bình thường
5. Đảm bảo khá tốt nhu cầu sinh hoạt và có tích lũy
11. Ý kiến khác: Ông/bà có đề nghị gì với cơ quan quản lý nhà nước để mở rộng tự
chủ tài chính đối với bệnh viện công lập: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN Ý KIẾN CỦA ÔNG/BÀ