Cần phải tiến hành rà soát, đánh giá về tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công
tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL. Đội ngũ công chức kiểm tra, xử lý văn bản
QPPL không chỉ được tăng cường về số lượng mà còn cần được nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức kỷ luật và trách nhiệm cao trong công
việc. Để đạt được mục tiêu này, UBND các tỉnh, thành phố cần chú trọng ngay
từ khâu tuyển dụng công chức; bố trí công chức phù hợp với nhiệmvụ công việc
cho đến thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện bồi dưỡng, đào tạo và tập huấn
nghiệp vụ chuyên môn về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL.
Trong điều kiện hiện nay, khi đội ngũ công chức còn thiếu về số lượng, yếu
về trình độ chuyên môn, công tác kiểm tra văn bản QPPL lại khá phức tạp, khó
về nghiệp vụ, phạm vi nội dung kiểm tra rộng và khối lượng công việc nhiều,
việc đặt ra nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cộng tác viên để hỗ trợ hoạt động này là
thực sự cần thiết. Cùng với biện pháp tăng cường đội ngũ công chức kiểm tra, xử
lý văn bản QPPL, các cơ quan nhà nước ở địa phương cần chủ động xây dựng
đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản QPPL tại các cơ quan có liên quan theo
hướng ngày càng chuẩn hóa và có tính chuyên nghiệp cao. Cộng tác viên là
những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực pháp luật, các nhà khoa học, các
chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Nhưng người này sẽ tư vấn
giúp cơ quan kiểm tra văn bản QPPL trong việc kiểm tra và xử lý văn bản QPPL.
Để thu hút và quản lý tốt đội ngũ này, cơ quan kiểm tra cần xây dựng được cơ
chế tài chính phù hợp, cơ chế giao văn bản, nhận kết quả kiểm tra, xác định rõ
quyền và nghĩa vụ của họ, tạo điều kiện cộng tác tốt cho cộng tác viên để họ
hoàn thành công việc với chất lượng cao nhất; tránh tình trạng mời cộng tác viên
chưa có sự chọn lọc, ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra, xử lý văn bản.
177 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL.
Đây là biện pháp khá hữu hiệu để nâng cao hiểu biết kỹ năng, nghiệp vụ kiểm
tra và xử lý văn bản QPPL.
146
4.2.3. Bảo đảm các điều kiện cho hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
i) Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản quy
phạm pháp luật
Về nguyên tắc, kinh phí cho hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản QPPL
được hình thành trên cơ sở cơ chế quản lý tài chính hiện hành được quy định
trong Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản chi tiết của Chính phủ, Thông tư
hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP
quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho
công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL; Thông tư
92/2014/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 14 tháng 07 năm 2014 hướng dẫn lập dự
toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; thông tư
338/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 quy định lập dự toán, quản lý,
sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luậtTrên cơ
sở đó, các địa phương đã ban hành văn bản hướng dẫn định mức chi cho hoạt
động rà soát, kiểm tra, xử lý (ví dụ: Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 02
tháng 10 năm 2012 của UBND Thành phố Hà Nội, quy định chế độ và mức chi
cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
của thành phố Hà Nội)nhưng so với tính chất và yêu cầu của hoạt động kiểm
tra văn bản QPPL, mức chi đó vẫn còn thấp. Vì vậy, các địa phương cần quan
tâm đầu tư cơ sở vật chất, dành kinh phí thỏa đáng cho công tác kiểm tra, xử lý
văn bản QPPL, bố trí đầy đủ trang thiết bị làm việc và các điều kiện đảm bảo
khác cho công tác kiểm tra văn bản, huy động các nguồn lực kể cả nguồn tài trợ
của các dự án hợp tác quốc tế để xây dựng và từng bước tin học hóa hệ cơ sở dữ
liệu văn bản QPPL của bộ, ngành và địa phương.
ii) Đầu tư cơ sở vật chất cho công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm
pháp luật
Các cấp, các ngành đặc biệt là chính quyền cấp tỉnh cần quan tâm, tạo điều
kiện hơn nữa về đầu tư đầy đủ các nguồn thông tin pháp luật (chủ yếu là thông
tin về văn bản QPPL) phục vụ cho công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL bao
gồm: nguồn thông tin truyền thống (tủ sách pháp luật, Công báo) và nguồn thông
tin điện tử (các cơ sở dữ liệu văn bản QPPL). Việc tra cứu văn bản phục vụ cho
hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản dựa trên hệ cơ sở dữ liệu được cập nhật
thường xuyên bằng công nghệ điện tử là rất cần thiết đối với cơ quan, người có
thẩm quyền kiểm tra văn bản vì việc tra cứu như vậy tiết kiệm thời gian, thông
147
tin cập nhật kịp thời, đa dạng, hỗ trợ cho việc nghiên cứu, xem xét văn bản và
các hoạt động khác liên quan đến công tác kiểm tra và xử lý văn bản theo quy
định của pháp luật.
Khi xây dựng hệ cơ sở dữ liệu, cơ quan nhà nước phải quan tâm đến những
yêu cầu như: bảo đảm cập nhật, phân chia, sắp xếp các văn bản QPPL trong hệ
dữ liệu cơ sở phải khoa học, đáp ứng thường xuyên, kịp thời yêu cầu của công
tác kiểm tra văn bản QPPL; đơn vị chức năng phải thường xuyên tổ chức rà soát,
xác định văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, đang có hiệu lực tại thời điểm
kiểm tra văn bản để làm cơ sở pháp lý phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản; hệ
cơ sở dữ liệu phải là cơ sở chính xác, tin cậy để công tác kiểm tra văn bản QPPL
được thực hiện một cách hiệu quả, đồng thời đây cũng là hệ cơ sở dữ liệu tiện ích
cho những nhu cầu khác khi muốn tìm một văn bản đang còn hiệu lực. Những tài
liệu tham khảo cũng như các văn bản QPPL làm căn cứ pháp lý, đặc biệt là các
văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước Trung ương quy định về các lĩnh vực
cụ thể cần được cung cấp một cách đủ, kịp thời cho những người làm công tác
kiểm tra văn bản. Vì vậy, việc xây dựng và sử dụng hệ cơ sở dữ liệu pháp luật là
rất cần thiết để có cơ sở đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của
các văn bảnQPPL do bộ, ngành, địa phương ban hành.
Hệ cơ sở dữ liệu sử dụng cho công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL bao
gồm: Các văn bản QPPL đã được chuẩn hóa hiệu lực, làm cơ sở pháp lý để kiểm
tra văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra của bộ, ngành và UBND các cấp; kết quả
kiểm tra và xử lý văn bản; các thông tin về nghiệpvụ kiểm tra; các thông tin, tư
liệu khác phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản; các điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập. Hệ cơ sở dữ liệu này có thể được cập nhật từ các
nguồn: Văn bản lưu giữ tại cơ quan ban hành văn bản đó (văn bản gốc); văn bản
lưu giữ tại cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện văn bản đó; những
văn bản được đưa lên mạng tin học diện rộng của Chính phủ; văn bản được đăng
trên Công báo Chính phủ, phụ lục công báo; văn bản của các bộ,ngành có trên
mạng thông tin nội bộ hoặc trong các ấn phẩm do bộ, ngành ban hành; các văn
bản dưới dạng ấn phẩm do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành; các văn bản
trong tập hệ thống hóa và các văn bản đăng trên báo, tạp chí của Trung ương, địa
phương; các kết quả kiểm tra và tự kiểm tra của các đơn vị có chức năng kiểm tra
văn bản QPPL; các tạp chí, sách, báo có những thông tin nghiên cứu về nghiệp
vụ, chuyên môn liên quan đến công tác kiểm tra văn bản.
Trên cơ sở nguồn dữ liệu nêu trên khi đưa vào hệ cơ sở dữ liệu, cần phải
xử lý sao cho những văn bản này được sắp xếp một cách khoa học. Những văn
bản là cơ sở pháp lý cho công tác kiểm tra phải là những văn bản đã được chuẩn
148
hóa hiệu lực để đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm tra văn bản QPPL.
Tuy nhiên, để có được hệ cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh theo hướng phục vụ đồng
thời cho cả hoạt động rà soát, hệ thống hóa và hoạt động kiểm tra văn bản
QPPL, cơ quan chức năng cần quan tâm đầu tư hơn nữa đến nguồn kinh phí,
trang bị đầy đủ các phương tiện công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu kiểm tra,
rà soát hiệu quả nhất. Đây là cách làm mang lại hiệu quả cao về kinh tế và
thuận lợi trong công việc, bởi giữa hoạt động kiểm tra và rà soát, hệ thống hóa
có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, các bộ, ngành và địa phương cần
hướng đến xây dựng các nguồn thông tin pháp luật thống nhất chung phục vụ
cho hoạt động kiểm tra và rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.
iii) Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động kiểm
tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã quy định những hành vi vi phạm pháp
luật trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản của cơ quan, người có văn bản được
kiểm tra như: Không gửi văn bản đã ban hành đến cơ quan, người có thẩm
quyền kiểm tra theo quy định; không cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho
cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản; Không thực hiện việc đăng
công báo, niêm yết, đưa tin các văn bản quy phạm pháp luật đã được xử lý trên
các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật; Không tổ
chức tự kiểm tra để phát hiện, xử lý văn bản trái pháp luật do mình ban hành;
Không tổ chức tự kiểm tra, xử lý văn bản khi có yêu cầu, kiến nghị của cơ quan,
người có thẩm quyền kiểm tra hoặc yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cơ
quan thông tin đại chúng và cá nhân... Có thể thấy, trong Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật và các văn bản pháp luật khác có liên quan cũng cần
mở rộng chủ thể và phạm vi đối tượng của khiếu nại và tố cáo đối với việc ban
hành văn bản trái pháp luật, như: cơ quan, tổ chức, công dân có quyền khiếu
nại, tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL trái pháp luật
gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Việc bồi
thường được thực hiện theo quy định của Luật Trách nhiệm Bồi thường Nhà
nước năm 2009 và các quy định khác của pháp luật.
iv) Cần có cách làm cụ thể để tăng cường mạnh mẽ sự phản hồi từ phía
người sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Để tạo điều kiện cho người dân thể hiện nguyện vọng của mình và cơ quan
có liên quan phải có trách nhiệm giải trình cụ thể. Điều này sẽ làm cho cơ quan
ban hành văn bản chịu trách nhiệm thực tế hơn trong công việc của mình trước
nhân dân. Các kênh thông tin trên hệ thống mạng cần được sử dụng tối đa để
149
người dân tương tác với chính quyền, phản hồi về tính hợp pháp, hợp lý của các
văn bản QPPL do HĐND và UBND ban hành. Phát huy vai trò của đại biểu
HĐND trong tiếp xúc cử tri để tiếp nhận ý kiến đóng góp của cử tri về các văn
bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành để triển khai kiểm tra, xử lý
văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.
v) Cần kết hợp với các giải pháp liên quan đến công tác tiền kiểm, truyền
thông, khen thưởng
Gắn việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản với việc nâng
cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản QPPL của chính quyền địa phương.
Bảo đảm chất lượng thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản QPPL do chính quyền địa
phương ban hành bằng cách phát huy vai trò của các cơ quan thẩm tra (Ban Pháp
chế của HĐND) và cơ quan thẩm định (cơ quan tư pháp địa phương) trong việc
tham mưu, xem xét tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản QPPL
trước khi văn bản được ban hành. Việc thẩm định, thẩm tra của các cơ quan có thẩm
quyền cần toàn diện trên tất cả các mặt, như sự cần thiết phải ban hành văn bản
QPPL, đối tượng, phạm vi tác động điều chỉnh, tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi
của dự thảo văn bản, hình thức, thể thức, nội dung dự thảo văn bản QPPL. Việc
kiểm tra văn bản QPPL phải tiến hành kịp thời, bảo đảm tính nghiêm túc của pháp
luật.
Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản QPPL cần chú trọng phối
hợp với các cơ quan truyền thông để kịp thời phản ánh nội dung, kết quả của kiểm
tra và xử lý văn bản QPPL. Đây là một trong những giải pháp có tác dụng cao
trong việc góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý văn bản QPPL, là kênh thông tin quan
trọng để cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình giám sát, kiểm tra hoạt động quản
lý nhà nước trong đó có hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản QPPL.
Cần có hình thức khen thưởng kịp thời đối với cơ quan, cán bộ, công chức
và cộng tác viên kiểm tra văn bản có thành tích, hoàn thành nhiệm vụ được
giao; khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc
phát hiện, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản có dấu hiệu trái
pháp luật.
Tiểu kết chương 4
Từ những phân tích về nguyên nhân của những thành tựu cũng như hạn chế
về chất lượng kiểm tra, xử lý văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp tỉnh, luận
án tập trung xác định những quan điểm lớn định hướng cho việc nâng cao chất
lượng của kiểm tra, xử lý văn bản QPPL. Là một hoạt động cụ thể trong loại
hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản nói chung, kiểm tra xử lý văn bản QPPL của
150
HĐND và UBND cấp tỉnh cần bám sát quan điểm và mục tiêu xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về giám sát và thực thi quyền lực nhà nước,
đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng nhưng ngược lại, các tổ chức Đảng và các cơ
quan nhà nước Trung ương cần quan tâm sát sao đến công tác kiểm tra, xử lý
văn bản của HĐND và UBND cấp tỉnh.
Luận án đã đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm tra, xử
lý văn bản QPPL của chính quyền cấp tỉnh. Trong đó, tác giả luận án bàn sâu vào
nhóm giải pháp pháp lý. Cụ thể là việc cụ thể hoá các quy định của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Nghị định 34/2016/NĐ-CP, để đảm bảo các
quy trình, biểu mẫu, tiêu chuẩn, tiêu chí trong quá trình ban hành văn bản cũng
như quá trình kiểm tra, xử lý văn bản QPPL được rõ ràng, minh bạch, giúp các cá
nhân, cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm đều có thể dễ dàng vận dụng và làm
đúng. Đặc biệt, dưới góc độ đánh giá chất lượng của kiểm tra, xử lý văn bản, luận
án đưa ra một số tiêu chí căn bản làm chuẩn để đánh giá chất lượng của hoạt động
kiểm tra, xử lý. Ngoài các giải pháp về pháp luật, luận án cũng phân tích làm rõ
những giải pháp về tổ chức, bộ máy, về điều kiện kinh tế - xã hội để nâng cao
chất lượng kiểm tra, xử lý văn bản. Những giải pháp này bám sát các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng của kiểm tra, xử lý văn bản của HĐND và UBND, đồng
thời cũng nhằm khắc phục những nguyên nhân gây ra hạn chế đối với hoạt động
kiểm tra, xử lý văn bản của cấp tỉnh trong những năm qua. Các giải pháp này vừa
mang tính khái quát vì việc kiểm tra văn bản QPPL của HĐND và UBND không
thể nằm ngoài những nguyên tắc, yêu cầu, quy trình và tiêu chuẩn chung. Bên
cạnh đó, chất lượng kiểm tra của địa phương sẽ tuỳ thuộc vào chất lượng nguồn
nhân lực của địa phương, nhận thức và ý thức của các chủ thể có liên quan trong
công tác này ở mỗi địa phương. Tuy nhiên, áp dụng những giải pháp vừa khái
quát, vừa cụ thể mà tác giả đã mạnh dạn đề xuất trong chương 4 của luận án thì
chất lượng công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp
tỉnh sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
151
KẾT LUẬN
Kiểm tra và xử lý văn bản QPPL là một cơ chế hữu hiệu nhằm loại trừ tối
đa tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp, trái pháp luật của các văn
bản QPPL hiện nay. Sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đồng nghĩa với sự
gia tăng, phát triển của hệ thống quan hệ pháp luật, dẫn tới việc điều chỉnh bằng
quy phạm tăng nhanh. Khi số lượng văn bản QPPL ngày càng tăng, thì kéo theo
sự thách thức về chất lượng văn bản. Điều đó dẫn đến việc tất yếu là phải gia
tăng công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL để đảm bảo tính thống nhất, đồng
bộ của hệ thống pháp luật, nhằm đảo bảo hiệu quả tối ưu của quản lý nhà nước
cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Theo quy định của các Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ phiên
bản đầu tiên đến phiên bản năm 2015 và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành,
việc kiểm tra, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những văn bản trái pháp luật
ngay sau khi được ban hành được thực hiện bằng hai phương thức chính là: tự
kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền. Thông qua hoạt động kiểm tra, rất nhiều
văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp tỉnh có nội dung mâu thuẫn, chồng
chéo, không phù hợp với nội dung văn bản QPPL của cấp trên; ban hành trái
thẩm quyền, vi phạm về thủ tục xây dựng và ban hành văn bản, thiếu tính khả
thi, được phát hiện và xử lý kịp thời. Có thể khẳng định, kiểm tra và xử lý
văn bản QPPL là hoạt động không thể thiếu trong quy trình hoàn thiện hệ thống
pháp luật để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước một cách hiệu quả.
Chất lượng kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố: Từ sự sự đồng bộ và hoàn thiện của hệ thống pháp luật liên quan
đến các cơ chế áp dụng pháp luật trên thực tế, cũng như năng lực của đội ngũ
cán bộ thực thi pháp luật, các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính cho công tác
này và cả sự phối hợp giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra và xử lý
văn bản QPPL. Chất lượng kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật cần
được đánh giá dựa trên các tiêu chí về tính kịp thời, liên tục, đồng bộ, khoa học
cũng như tính có hiệu lực của cơ chế đánh giá, xử lý.
Để đạt đến mục tiêu cuối cùng của luận án này là tìm kiếm những giải pháp
nâng cao chất lượng kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp
tỉnh, tác giả đã bắt đầu từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu để đánh giá
những thành tựu khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến chủ đề luận án, làm cơ sở để tác giả kế thừa trong quá trình nghiên cứu đề
tài; xác định những nội dung còn bỏ ngỏ hoặc chưa được thống nhất mà luận án
sẽ tập trung nghiên cứu, phát triển tiếp.
152
Trong nội dung lý luận ở chương 2 của luận án, tác giả đã hệ thống hoá các
khái niệm mang tính mấu chốt như: văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp
tỉnh, kiểm tra, xử lý văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp tỉnh, chất lượng
kiểm tra, xử lý; các tiêu chí đánh giá chất lượng của văn bản, nội dung của kiểm
tra và xử lý, tiêu chí đáng giá chất lượng của việc kiểm tra, xử lý văn bản và các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra, xử lý văn bản QPPL của HĐND và
UBND cấp tỉnh.
Trên cơ sở lý luận đó, tác giả phân tích đánh giá thực trạng chất lượng kiểm
tra, xử lý văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp tỉnh. Việc kiểm tra, xử lý
được đánh giá dưới 2 góc độ: đánh giá của cơ quan có thẩm quyền cấp trên đối
với văn bản của HĐND và UBND cấp tỉnh và hoạt động tự kiểm tra của các cơ
quan này. Từ các thông số trong các báo cáo của Bộ tư pháp, của các Sở tư pháp
địa phương, tác giả có căn cứ để đưa ra những nhận xét về kết quả đạt được
cũng như hạn chế đối với chất lượng kiểm tra, xử lý văn bản QPPL của HĐND
và UBND cấp tỉnh. Luận án cũng phân tích rõ những nguyên nhân của các kết
quả và hạn chế một cách toàn diện trên các bình diện (pháp lý, nguồn lực, nhận
thức, ý thức) làm cơ sở cho việc luận giải về các giải pháp.
Luận án đã tập trung vào 4 nhóm giải pháp cơ bản (về thể chế, về nguồn
nhân lực, về cơ sở vật chất và các giải pháp liên quan) trong đó ưu tiên giải pháp
hoàn thiện pháp luật. Vì hiện nay, nhóm quy phạm điều chỉnh vấn đề chất lượng
kiểm tra, xử lý văn bản còn tương đối mỏng, cần có sự tập trung đầu tư từ phía
Nhà nước và các địa phương. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước ở Trung ương
cũng như địa phương cần quan tâm đến các giải pháp về nguồn lực, về giải
quyết mối quan hệ giữa các thiết chế trong qúa trình kiểm tra, xử lý văn bản
cũng như các giải pháp liên quan đến phát huy vai trò của xã hội, của người dân
trong quá trình phát hiện và giám sát việc kiểm tra, xử lý văn bản, nhất là các
văn bản gây tác động, ảnh hưởng xấu đến đời sống của nhân dân địa phương.
Theo quan điểm của tác giả, không có một giải pháp nào là tối ưu, mà chất
lượng kiểm tra, xử lý văn bản chỉ có thể được nâng lên khi chúng ta thực hiện
đồng bộ các giải pháp. Như vậy, môi trường ban hành văn bản của các cơ quan
nhà nước ở địa phương nói riêng, trong cả nước nói chung sẽ nhanh chóng được
cải thiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo môi trường pháp lý
lành mạnh cho các quan hệ pháp luật nhất là các quan hệ kinh tế phát triển.
153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Toàn Thắng (2011), “Tăng cường công tác thẩm định dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật của UBND cấp tỉnh”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (187),
tr. 50-53
2. Nguyễn Toàn Thắng (2017), “ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm tra và xử
lý văn bản quy phạm pháp luật ở cấp tỉnh”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số
(252), tr. 36 – 39.
3. Nguyễn Toàn Thắng ( 2017 ), “Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra và xử lý
văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, (45)
(01), tr.111 – 119.
II. Các công trình khoa học khác:
Đề án 1677: “Khung chương trình, đề cương chi tiết, giáo trình bồi dưỡng kỹ
năng soạn thảo văn bản và công nghệ hành chính cho các cơ quan hành chính nhà
nước”
+ Chủ nhiệm Đề án: PGS.TS. Lưu Kiếm Thanh
+ Thư ký khoa học Đề án: Nguyễn Toàn Thắng
+ Cơ quan chủ trì : Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
+ Thời gian nghiệm thu : Năm 2014
154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đào Duy Anh (1992), Từ điển Hán - Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
2. Huy Anh (2011), Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật: không làm theo
kiểu “được chăng hay chớ”, ày 05/5.
3. Vũ Hồng Anh (2008), Về tiêu chí xác định và thẩm quyền ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, Tạp chí Luật học, (2) tr. 3-10.
4. Nguyễn Thị Lan Anh (2007), Thẩm định việc ban hành văn bản quy phạm
pháp luật cấp Bộ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính Công, Học viện Hành
chính Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Vân Anh, Căn cứ pháp lý - Cơ sở để kiểm tra văn bản quy phạm
phápluật,
phap.aspx?ItemID=91.
6. Alan.B.Morrison (2007), Những vấn đề cơ bản của luật pháp Mỹ (fundame
-ntals of American law), Nxb Chính trị quốc gia, phần Luật Hành chính
(tr.202-205).
7. Đồng Ngọc Ba (2017), Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng
công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Tập san
Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy pham pháp luật, Nxb. Tư pháp,
Hà Nội.
8. Ban Tư tưởng - Văn hoá trung ương - Vụ Giáo dục lý luận chính trị (1994),
Tìm hiểu về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020.
10. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020.
11. Bộ Nội vụ (2016), Kết luận kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực
nội vụ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành từ
năm 2012 – 2015, Hà Nội.
155
12. Bộ Nội Vụ (2017), Kết luận kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực
nội vụ do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành năm
2016, Hà Nội
13. Bộ Nội Vụ (2017), Kết luận kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực
nội vụ do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
năm 2016, Hà Nội.
14. Bộ Nội Vụ (2017), Kết luận kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực
nội vụ do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
năm 2016, Hà Nội.
15. Bộ Nội Vụ (2017), Kết luận kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực
nội vụ do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
năm 2016, Hà Nội.
16. Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp (2011), Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-
BTP, ngày 17/8/2011 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hóa
văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
17. Bộ Tư pháp (2005), Bình luận Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Dự
án VIE 02/015 Hỗ trợ thực thi chiến lược phát triển hệ thống pháp luật đến
năm 2010), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
18. Bộ Tư pháp (2006), Báo cáo số 836/BC-BTP ngày 31/3/2006 về tình hình kiểm
tra, xử lý văn bản quy định về xử lý vi phạm hành chính có dấu hiệu trái pháp
luật do địa phương ban hành, Hà Nội.
19. Bộ Tư Pháp (2007), Sổ tay nghiệp vụ soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, Nxb Tư pháp, Hà
Nội.
20. Bộ Tư pháp (2007), Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án, dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật, (Tài liệu Hội thảo), Hà Nội.
21. Bộ Tư pháp (2008), Luật lập pháp năm 2000 của Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa, (Tài liệu dịch tham khảo),Hà Nội.
22. Bộ Tư pháp (2008), Luật Tố tụng hành chính của Cộng hòa Liên bang Đức,
công bố ngày 19/3/1991 (sửa đổi, bổ sung ngày 21/12/2006), (Tài liệu dịch
tham khảo), Hà Nội.
156
23. Bộ Tư pháp (2009), Nhận diện các đặc trưng của văn bản quy phạm pháp luật,
Hội thảo khoa học và thực tiễn, Hà Nội.
24. Bộ Tư pháp (2010), Phụ lục STP 01B, thống kê về công tác xây dựng, thẩm
định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
25. Bộ Tư pháp (2010), Quy hoạch nguồn nhân sự ngành Tư pháp đến 2020 (dự
thảo), Hà Nội.
26. Bộ Tư pháp (2010), Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 hướng dẫn
một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy
phạm pháp luật, Hà Nội.
27. Bộ Tư pháp (2011), Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động
của văn bản quy phạm pháp luật, (Dự án VIE 02/015 Hỗ trợ thực thi chiến
lược phát triển hệ thống pháp luật đến năm 2010), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
28. Bộ Tư pháp (2013), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác
thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Hà Nội.
29. Bộ tư pháp (2014), Báo cáo số 24/BC-BTP ngày 23 tháng 01 năm 2014 Tổng
kết 10 năm thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
(2003 – 2013), Hà Nội.
30. Bộ tư pháp (2015), Báo cáo số 183/BC-BTP ngày 06 tháng 7 năm 2015 Công
tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa, hợp
nhất văn bản quy phạm pháp luật; pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
năm 2014, Hà Nội.
31. Bộ Tư pháp (2016), Báo cáo số 106/BC-BTP ngày 16 tháng 5 năm 2016 Kết
quả công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015 và giai đoạn 2011-2015; Định hướng công tác giai đoạn 2016 -
2021và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, Hà Nội.
32. Bộ Tư pháp (2015), Phụ lục STP 01B, thống kê về công tác xây dựng, thẩm
định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
33. Bộ Tư pháp - Viện khoa học pháp lý (1999), Từ điển Luật học (1999), Nxb Từ
điển Bách khoa, Hà Nội.
34. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2009), Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC
ngày 14/8/2009 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế, Hà Nội.
35. Hoàng Linh Càm, Nguyễn Thu Hoài (2017), Đặc điểm, bản chất, vai trò và
các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy
phạm pháp luật, Tập san Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm
157
pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
36. Chính phủ (1996), Quy tắc chuẩn bị và đăng ký quốc gia văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan hành pháp Liên bang Nga ban hành kèm theo Nghị định
số 1009 ngày 13/8/1997; các Nghị định số 195 và 196 ngày 05/3/2009 (2010),
Consultant. ru/cons.
37. Chính phủ (2003), Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính
phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
38. Chính phủ - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (2010), Hội thảo pháp luật
về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 27, 28/12, Hà Nội.
39. Chính phủ (2010), Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính
phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
40. Chính phủ (2016), Nghị định 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật 2015. Hà Nội.
41. Công Thành Công (2016), Xử lý văn bản ban hành trái quy định: Không phải
lúc nào cũng được sự đồng thuận, Báo Pháp luật.
42. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp (2005), Báo cáo số
93/BC-KTrVB, ngày 13/7/2005 về kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp
luật của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định về xử lý vi
phạm hành chính, Hà Nội.
43. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp (2007), Báo cáo kết
quả công tác 08 tháng đầu năm, 15 ngày đầu tháng 9/2007 và phương hướng
nhiệm vụ 03 tháng cuối năm 2007, Hà Nội.
44. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo sơ kết
05 năm thực hiện Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính
phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật và các phụ lục kèm theo,
Hà Nội.
45. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo số
127/BC-KTrVB ngày 11/01/2008, kết quả công tác năm 2008 và phương
hướng năm 2009, Hà Nội.
46. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp (2009), Báo cáo số
144/BC-KTrVB ngày 12/11/2009, kết quả công tác năm 2009 và phương
158
hướng nhiệm vụ năm 2010, Hà Nội.
47. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp (2010), Báo cáo số
83a/BC-KTrVB ngày 18/6/2010, kết quả công tác sáu tháng đầu năm và kế
hoạch công tác sáu tháng cuối năm 2010, Hà Nội.
48. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp (2010), Công văn số
135/KTrVB ngày 22/9/2010 về việc đôn đốc thực hiện thông báo văn bản có
dấu hiệu trái pháp luật, Hà Nội.
49. Lê Thị Kim Dung (2017), Thực trạng hoạt động kiểm tra, xử lý, rà soát hệ
thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập san
Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Tư pháp,
Hà Nội.
50. Vũ Tiến Dũng (2017), Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ nội vụ,
Tập san Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
51. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
52. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết sổ 48-NQ/TWngày 24/5/2005 về
chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thong pháp luật của Việt Nam đến năm
2010, Hà Nội.
54. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết sổ 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
55. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Bùi Thị Đào (2007), Văn bản quy phạm trái pháp luật và xử lý văn bản quy
phạm trái pháp luật, Tạp chí Luật học, (10), tr. 3-10.
58. Bùi Thị Đào (2008), Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính,
Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
159
59. Bùi Thị Đào (2010), Kiểm tra, rà soát, xử lý, hệ thống hóa văn bản quy phạm
pháp luật, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội.
60. Thành Đạt, Bình Thuận: Kết quả công tác cải cách tư pháp năm 2015, http://
noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201602/binh-thuan-ket-qua-cong-tac-cai-cach-tu-
phap-nam-2015-299958/.
61. Nguyễn Ngọc Điện (2008), Bình luận về ý tưởng đơn giản hóa hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật,Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (5), tr. 9-16.
62. Lê Đỗ (2009), “Hà Nội có “ngăn sông cấm chợ”?”,
ngày 6/2.
63. Nguyễn Minh Đoan (2000), Bàn thêm về cơ cấu của quy phạm pháp luật, Tạp
chí Luật học, (3).
64. Nguyễn Minh Đoan (2008), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. Nguyễn Minh Đoan (2010), Văn bản quy phạm pháp luật và quy định của luật
thực định Việt Nam về văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp (7), tr. 5-10.
66. Nguyễn Minh Đoan (2011), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Nguyễn Minh Đoan, Các tiêu chí đánh giá tác động của văn bản quy phạm
pháp luật, (https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-hinh-su/cac-tieu-chi-danh-
gia-tac-dong-cua-van-ban-quy-pham-phap luat.aspx.)
68. Nguyễn Văn Động (2008), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo
phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
69. Hoàng Ngọc Giao (2009), Cơ chế giải quyết khiếu nại, thực trạng và giải
pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
70. Hoàng Minh Hà (2008), Luận bàn về tính hợp lý của văn bản quy phạm pháp
luật, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (3) tr. 9-13.
71. Nguyễn Thị Minh Hà (2006), Vị trí của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ
thống pháp luật, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5), tr.35.
72. Trương Thị Hồng Hà (2008), Những vấn đề lý luận để tăng cường hoạt động
giám sát tại Hội đồng dân tộc và ủy ban của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây
160
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Hội thảo
khoa học: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hiệu lực, hiệu quả
hoạt động giám sát của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức tại Hà Nội.
73. Trương Thị Hồng Hà (2011), Nâng cao chất lượng thẩm định văn bản quy
phạm pháp luật – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật (2).
74. Hoàng Ngọc Hải, Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy
phạm pháp luật ở nước ta hiện nay,
/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=162.
75. Nghiêm Hà Hải (2012), Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội
ban hành hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
76. Nguyễn Hữu Hải - Nguyễn Tuấn Minh, Đồng chủ biên (2014), Tìm hiểu về
quản lý chất lượng trong khu vực công, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.
77. Nguyễn Thị Hạnh, Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương,
phap-luat.aspx?ItemID=147.
78. Phan Mạnh Hân (1984), Kỹ thuật lập pháp, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
79. Phan Trung Hiền (2009), Bảo hiến- cách thức để cân bằng lợi ích giữa Nhà
nước và công dân, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về bảo hiến, Văn phòng Quốc hội,
Hà Nội.
80. Nguyễn Am Hiểu (2006), Lý luận pháp điển hóa pháp luật và vấn đề của Việt
Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (6), tr. 14-18.
81. Nguyễn Thị Hoa (2017), Thực tiễn hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy
phạm pháp luật trên đại bàn tỉnh Quảng ngãi, Tập san Công tác kiểm tra, xử
lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
82. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa , Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật, dien-
dan-cong-tac-tu-phap.aspx?ItemID=91.
83. Nguyễn Thị Thu Hoè, Nguyễn Thị Hà (2017), Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ
kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật – những vấn đề pháp lý và thực
tiễn, Tập san Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật,
161
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
84. Nguyễn Thị Hồi (2008), Một cách tiếp cận về hệ thống hóa pháp luật, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, (9).
85. Học viện Hành chính Quốc gia (1997), Văn bản quản lý nhà nước và công tác
văn thư lưu trữ trong các cơ quan nhà nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
86. Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Tổ chức bộ máy nhà nước, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
87. Học viện Hành chính Quốc gia (2004), Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn
bản, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
88. Học viện Hành chính Quốc gia (2005), Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý Hành
chính nhà nước (chương trình chuyên viên chính), Phần 2- Hành chính và
Công nghệ Hành chính, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
89. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình lý luận
chung về nhà nước và pháp luật, Tập 1, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
90.
ItemID=66.
91. điển.com/xử%20lý.
92.
ly-chat-luong-tham-khao/ 24fa950aspx?AspxAutoDetectCookiep- Support=1.
93.
=4293&ContentID=124975
94. Hoàng Trọng Hùng, Vai trò của công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn
bản quy phạm pháp luật trong việc bảo đảm tính thống nhất, hiệu lực của hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh, gov.vn
/qt/tintuc/Pagesdien-dan-cong-tac-tu-phap.aspx? ItemID=91.
95. Lê Thị Thanh Huyền (2007), Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính
công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
96. Trần Thị Thu Hương (2015), “Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật-
thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (231), tr.57.
97. Jonh.S.Oakard (1994), Quản lý chất lượng đồng bộ, Nxb Thống kê, Hà Nội.
162
98. Kaoru Ixikaoa (1990), Quản lý chất lượng theo phương pháp Nhật, Nxb Khoa
học kỹ thuật, Hà Nội.
99. Thế Kha (2010), Phải xem xét trách nhiệm người ra văn bản sai,
com. Vn.
100. Phạm Tuấn Khải (2006), “Những điểm mới trong Nghị định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, (216), tr.4.
101. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình lý luận chung về nhà
nước và pháp luật, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
102. Trương Thị Phương Lan (2007), Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp
luật do chính quyền địa phương ban hành ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
103. Hoàng Thế Liên (1999), Các nguyên tắc soạn thảo văn bản quy phạm pháp
luật, Thông tin Khoa học pháp lý, (3).
104. Hoàng Thế Liên (1999), Vị trí, vai trò văn bản quy phạm pháp luật của các
cấp chính quyền địa phương trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nước ta, Thông tin Khoa học pháp lý, (3).
105. Dương Bạch Long (2009), Hoàn thiện công tác thẩm định dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương”,
Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.
106. Phan Trung Lý (2011), Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt
Nam, Hà Nội.
107. Nguyễn Thị Việt Nga (2009), Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo
các nguồn thông tin, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (số chuyên đề).
108. Nguyễn Thị Việt Nga, Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2017), Thực trạng hoạt động
kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương, Tập san
Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Tư pháp,
Hà Nội.
109. Hoàng Thị Ngân (2003), Trách nhiệm về ban hành văn bản quy phạm pháp
luật sai trái, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5).
110. Phạm Hữu Nghị (2005), Pháp luật Việt Nam: 60 năm nhìn lại, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, 9(209), tr.60-73.
111. Nhà pháp luật Việt - Pháp (1997), Hội thảo về thẩm định văn bản pháp luật, rà
163
soát văn bản, hệ thống hóa và pháp điển hóa, Hà Nội.
112. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2007), Pháp luật hành chính của cộng hòa Pháp,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
113. Nguyễn Thị Phượng (2010), Đổi mới cơ chế kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp,
các văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 19(180).
114. Đỗ Đức Hồng Quang (2009), Quan điểm và tiêu chí đánh giá chất lượng ban
hành văn bản quản lý nhà nước, Tạp chí Luật học (25), tr.120-124.
115. Phạm Hồng Quang (2010), Kinh nghiệm từ mô hình và thẩm quyền xét xử vụ
án hành chính của một số nước trên thế giới, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp,17(178).
116. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.
117. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
118. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
119. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
120. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
121. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
122. Quốc hội (1996), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
123. Quốc hội (2002), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
124. Quốc hội (2004), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội.
125. Quốc hội (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
126. Quốc hội (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
127. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội.
128. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội.
129. Quốc hội (2015), Luật Tố tụng hành chính, Hà Nội.
130. Quốc hội (2009), Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước, Hà Nội.
131. Nguyễn Đức Quyền, Nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp
luật trong tiến trình cải cách hành chính ở nước ta hiện nay,
164
Plus.aspx/vi/News/123/0/1010067/0/32410/.
132. Nguyễn Thế Quyền (2005), Hiệu lực của văn bản pháp luật, những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
133. Nguyễn Thế Quyền (2009), Xử lý văn bản hành chính nhà nước khiếm khuyết,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
134. Tào Thị Quyên (2010), Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm tra, giám sát tính
hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (10).
135. Sở Tư pháp Quảng Ninh (2011), Báo cáo số 1657/BC-STP ngày 30/10/2011 về
kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền cơ bản của
công dân; bảo đảm trật tự trị an, an toàn cho nhân và các hoạt động kinh tế
trên biển, đảo, Quảng Ninh.
136. Sở Tư pháp Quảng Ninh (2011), Báo cáo số 1658/BC-STP ngày 30/10/2011 về
kết quả rà soát văn bản nhằm thực thi cam kết của Việt Nam với WTO, Quảng
Ninh.
137. Sở Tư pháp tỉnh Lai Châu (2016), Quyết định thành lập Phòng Kiểm tra văn
bản, Lai Châu.
138. Sở Tư pháp Tuyên Quang (2009), Báo cáo số 182/BC-STP ngày 30/11/2009
về tình hình soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp
luật trên địa bàn tỉnh năm 2009, Tuyên Quang.
139. Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang (2010), Báo cáo số 212/BC-STP ngày
27/12/2010 về kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Tuyên Quang.
140. Lê Hồng Sơn (2007), Nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp
luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
141. Lê Hồng Sơn (2007), Vai trò của công tác kiểm tra, xử lý văn bản trong việc
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (số
chuyên đề).
142. Lê Hồng Sơn, Lê Thị Uyên (2010), “Một số nội dung cơ bản của Nghị định số
40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản
quy phạm pháp luật”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (7), tr. 6-18.
143. Lê Hồng Sơn (2011), Nhìn lại công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp
luật sau 05 năm triển khai – Kết quả và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, (10).
144. Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam -
165
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
145. Lê Minh Tâm (2006), Mấy vấn đề lý luận về pháp điển hóa, Tạp chí Luật học,
(7).
146. Phạm Hồng Thái (2011), Văn bản quy phạm pháp luật và pháp luật về văn bản
quy phạm pháp luật, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (7) tr. 3-9.
147. Nguyễn Văn Thâm (2006), Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
148. Hà Quang Thanh ( 2008), Hoàn thiện quy trình ban hành và thực hiện văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh, Luận án tiến sĩ
Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.
149. Lưu Kiếm Thanh (1998), Kỹ thuật lập quy, Nxb Lao động, Hà Nội.
150. Lưu Kiếm Thanh (2005), Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
151. Lưu Kiếm Thanh (2009), Nghiệp vụ hành chính văn phòng, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
152. Thanh tra Chính phủ - Chương trình tăng cường năng lực tổng thể ngành thanh
tra (2008), Cải cách cơ chế kiểm tra tính hợp pháp của các văn bản hành
chính Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
153. Văn Tất Thu (2013), Văn bản và công tác văn bản trong cơ quan nhà
nước,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
154. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định sổ 42/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009
của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật có
nội dung bí mật Nhà nước, Hà Nội.
155. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chuyên đề kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm
pháp luật (2007), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số chuyên đề).
156. Thủ tướng Chính phủ (2009), Chuyên đề về kiểm tra văn bản quy phạm pháp
luật (2009), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số chuyên đề).
157. Vũ Thư (2003), Tính hợp pháp và hợp lí của văn bản pháp luật và các biện
pháp xử lí khiếm khuyết của nó, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (1).
158. Ngô Hồng Thủy (2006), Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do
chính quyền địa phương ban hành ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật
học, Hà Nội.
166
159. Ngô Hồng Thủy (2015), Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ
quan hành chính nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
160. Nguyễn Quang Toản (2005), ISO 9000: 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội.
161. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Nhà nước và pháp luật Việt Nam 20 năm
đổi mới, Hội thảo khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.
162. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp
luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
163. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
164. Nguyễn Văn Tuấn (2007), Một số vấn đề về thao tác kiểm tra, phát hiện và đề
xuất hướng xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật, (số chuyên đề).
165. Nguyễn Văn Tuấn (2009), Một số vấn đề về kiểm tra văn bản theo chuyên đề,
lĩnh vực, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (số chuyên đề).
166. Nguyễn Văn Tuấn (2010), Hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp
luật của các cơ quan nhà nước cấp bộ, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
167. Đinh Trung Tụng (2007), Nhìn lại bốn năm triển khai nhiệm vụ kiểm tra, xử lý
văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (số chuyên đề).
168. Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
169. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (2003), Quyết định số 90/2003/QĐ-UBND
ngày 7 tháng 5 năm 2003 ban hành Quy định tạm thời soạn thảo, thẩm định
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Bình Định.
170. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2010), Báo cáo số 98/BC-UBND, ngày
20/7/2010 tổng kết thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2001-2010 và xây dựng chương trình cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011-2020, Bình Dương.
171. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ( 2008), Quyết định số 75/2008/QĐ-UBND
ngày 05/11/2008 ban hành về đấu thầu, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai.
172. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (2010), Báo cáo số 80/BC-UBND ngày
21/7/2010 tổng kết thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
167
nước giai đoạn 2001-2010 và xây dựng chương trình cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011-2020, Ninh Thuận.
173. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2010), Báo cáo tổng số văn bản tự kiểm tra
phát hiện trái pháp luật, không báo cáo số liệu thành phần, nên tổng số văn
bản trái pháp luật được phát hiện qua tự kiểm tra của cả nước không khớp với
số liệu thành phần, Quảng Nam.
174. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2007), Quyết định số 54/2007/QĐ-
UBND ngày 30 tháng 3 năm 2007 quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Hồ Chí Minh,
thành phố Hồ Chí Minh.
175. Đoàn Thị Tố Uyên (2011), Pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm
pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,(10).
176. Đoàn Thị Tố Uyên (2012), Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở
Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
177. Lê Thị Uyên (2009), Thực trạng năng lực trong công tác kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật thời gian qua, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (số chuyên đề).
178. Lê Thị Uyên (2016), Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, cơ quan
ngang bộ, Luận án tiến sĩ, Tr.100-101.
179. Văn phòng Quốc hội - Văn phòng dự án hỗ trợ cải cách pháp luật và tư pháp
(2009), Kỷ yếu hội thảo quốc tế về bảo hiến, Nxb Thời đại, Hà Nội.
180. Văn phòng Quốc hội (2001), Soạn thảo luật pháp vì tiến bộ xã hội dân chủ -
Sổ tay cho nhà soạn thảo của Ann Seidman, Robert B. Seidman và Nalin
Abeysekere, (Tài liệu dịch phục vụ khóa học kỹ năng soạn thảo văn bản), Hà
Nội.
181. Văn phòng Quốc hội (2008), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng
hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội thảo khoa học, tổ
chức tại Hà Nội.
182. Viện Khoa học pháp lý (2004), Đề tài: Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Hà Nội.
183. Viện Khoa học pháp lý (2010), Hội thảo xác định tiêu chí phân loại thẩm
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương, Hà
Nội.
168
184. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
185. Viện Nhà nước và Pháp luật (2011), Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất,
đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong nhà nước pháp quyền Việt Nam,Hà Nội.
186. Nguyễn Cửu Việt (1997), Về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, (11).
187. Nguyễn Cửu Việt (2007), Trở lại khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, (4).
188. Nguyễn Như Ý (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
189. Nguyễn Như Ý (2009), Từ điển tiếng Việt thông dụng (1995), Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
Tiếng Anh
190. Bryan A. Gamer (2014), Black’s Law Dictionary, 10th ed, West Gruop, United
States of America, ISBN 978-0-314-61300-4
191. H.L.A. Hart (1994), The Concept of Law, Oxfort, Clavendon Press
192. Halaire Bernett (2000), Constitutional and administrative law, Third Edition,
Cavendish Publishing Limited.
Tiếng Pháp
193. Jacques Charbonnier (2004), Dictionnaire de la gestion des risques et des
assurances, La Maison Du Dictionnaire. Tr. 192. ISNB 2856081789, France.
194. Moktar Lamari, Jessica Bouchard, ESva Anstett (2015), Analyse D’ impact
Resglementaire, Presses Universitaires de France, Paris, France.
195. Vocabulaire juridique (1990), Presses Universitaires de France, Paris, France.
Tiếng Nga
196. Правовой мониторинг: актуальные проблемы теории и практики:
монография / Д.Б. Горохов, В.И. Радченко, Н.Н. Черногор и др.; под ред.
Н.Н. Черногора. М.: Изд-во Международного юридического института,
2010.
197. Арзамасов Ю.Г., Наконечный Я.Е. Мониторинг в правотворчестве:
теория и методология / Ю.Г. Арзамасов, Я.Е. Наконечный. – М.:
Издательство МГТУ им. Н.Э. Баумана. 2009. – 160 с.
198. И. А. Кибак, мониторинговая оценка законопроекта, права , 01.2013.
199. Астанин В. В. Муниципальное правотворчество: вопросы качества и
резервы оптимизации, Мониторинг правоприменения №4 (17) – 2015.
169
200. Т. А. Желдыбина, О значении мониторинга как самостоятельного
правового института Актуальные проблемы российского права. 2016. №
1 (62) январь.
201. Лазарева К.О., повышение эффективности законотворческой
деятельности регионального законодателя путем проведения
независимых комплексных экспертиз. Сборник научных работ
студенческого научного общества «lex» выпуск 7, курск 2017.
202. Иванова Ольга Святославовна, Чалых Ирина Сергеевна, Правовой
мониторинг в современной россии: подходы к интерпретации и
перспективные направления реализации, Вестник КГУ им. Н.А.
Некрасова № 6, 2015.
203. Веселов Игорь Геннадьевич, Комаров Сергей Александрович,
Технологии правового мониторинга в законодательной деятельности
государственной думы федерального собрания российской федерации,
Вестник КГУ им. Н.А. Некрасова № 3, 2016.