Như vậy, tổ chức hệ thống lưu trữ dữ liệu ở phần lớn các trường ĐHCL trong
giai đoạn hiện nay là phù hợp với những quy định trong Luật kế toán Việt Nam
cũng như Chế độ kế toán và đáp ứng được yêu cầu về lưu trữ. Tuy nhiên, ngoài
những ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý còn có một số ý kiến không đồng ý cũng
như không có ý kiến với việc tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười
hai tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán (27
người chiếm tỷ lệ 17.1%; 21 người chiếm tỷ lệ 13.4%) và thiết bị lưu trữ dữ liệu,
chứng từ, sổ sách đáp ứng yêu cầu lưu trữ (1 người chiếm tỷ lệ 0.7%; 19 người
chiếm tỷ lệ 12.1%) có thể là do tại đơn vị mà họ đang công tác chưa thực hiện đúng
với những quy định về thời hạn đưa tài liệu kế toán vào lưu trữ và các thiết bị lưu
trữ cũng chưa đủ đáp ứng được yêu cầu lưu trữ.
203 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trường đại học công lập ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dữ liệu đầu vào, gồm những
loại chứng từ nào, cách thức thu thập ra sao, sắp xếp như thế nào cho hợp lý để dễ
dàng sử dụng khi cần thiết, cho đến tổ chức và phân công xử lý dữ liệu, lưu trữ dữ
liệu và cung cấp thông tin trên BCTC, vì vậy nếu nhà quản lý kế toán của đơn vị
nào không được đào tạo chuyên môn, không am hiểu và kinh nghiệm về HTTT kế
toán và ý thức tuân thủ pháp luật không cao sẽ dẫn tới việc tổ chức HTTT kế toán
tại đơn vị không đáp ứng được những yêu cầu cần thiết. Kết quả phân tích là hoàn
toàn phù hợp với tình hình thực tế.
163
Thứ hai, nhân tố hệ thống văn bản chi phối mọi hoạt động kế toán như: Luật
kế toán, Chế độ kế toán và các văn bản có liên quan. Điều này dễ dàng nhận thấy,
bởi kế toán ở Việt Nam là kế toán tuân thủ, tức mọi công tác kế toán phải tuân thủ
theo các quy định, hướng dẫn của Nhà nước. Tuy nhiên, xét về mức độ ảnh hưởng
thì hệ thống văn bản đứng ở vị trí thứ hai vì việc chấp hành những quy định của
pháp luật về kế toán còn tùy thuộc vào ý thức tuân thủ pháp luật của nhà quản lý kế
toán. Bên cạnh những quy định mang tính chất pháp lý về kế toán thì Quy chế chi
tiêu nội bộ tại các trường ĐHCL cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức HTTT kế
toán, bởi mọi hoạt động chi tiêu của đơn vị phải căn cứ vào bảng quy chế này và nó
được xem là một cơ sở pháp lý về các khoản chi. Theo thực tế hiện nay, một số quy
định về kế toán trong hệ thống văn bản pháp luật áp dụng cho các trường ĐHCL
còn những vấn đề chưa phù hợp với điều kiện hoạt động của các trường (sử dụng
chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN) đã dẫn tới việc tổ chức HTTT kế
toán tại đơn vị kém hiệu quả, nhất là vấn đề cung cấp thông tin kế toán có chất
lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng. Thật vậy, các trường ĐHCL từng bước được Nhà
nước giao quyền tự chụ tài chính toàn diện thì hoạt động cũng như nhu cầu cung
cấp thông kế toán của họ không khác gì đối với doanh nghiệp.
Thứ ba, một HTTT kế toán có chất lượng là phải thoát ra việc ghi chép thủ
công mà phải tin học hóa, tức sử dụng các phần mềm vi tính từ việc tiếp nhận thông
tin đến cung cấp thông tin. Điều này thể hiện thông qua kết quả khảo sát các biến đo
lường của nhân tố này đều có giá trị trung bình > 4.0, tức là đa số người được khảo
sát đều đồng ý rằng công nghệ thông tin là nhân tố rất cần thiết cho việc tổ chức
HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam trong điều kiện tự chủ tài chính. Vì
vậy, những đơn vị nào chưa trang bị phần mềm kế toán, phần mềm quản lý và hệ
thống mạng internet ổn định sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức một HTTT kế toán
đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Cuối cùng là nhân tố ban giám hiệu. Như đã nói ở phần trên, việc tổ chức
một HTTT kế toán được thuận lợi hay không cũng nhờ vào sự hỗ trợ từ phía ban
giám hiệu nhà trường, nếu như họ am hiểu về kế toán thì sẽ tạo mọi điều kiện thuận
164
lợi cho công tác tổ chức HTTT kế toán từ khâu yêu cầu thông tin, tuyển dụng nhân
sự kế toán theo yêu cầu của nhà quản lý kế toán, đầu tư hệ thống mạng hoạt động ổn
định, mua sắm các trang thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị điện tử, phần mềm kế
toán phục vụ cho công tác kế toán, cho đến việc sử dụng thông tin kế toán. Ngược
lại, nếu không được sự ủng hộ của ban giám hiệu thì công việc tổ chức HTTT tại
các trường ĐHCL của kế toán trưởng sẽ không được thuận lợi từ khâu thiết lập hệ
thống dữ liệu đầu vào đến giai đoạn cung cấp thông tin dưới dạng BCTC.
Kết luận chƣơng 4
Nội dung chương này là để trả lời cho câu hỏi nhân tố nào ảnh hưởng đến tổ
chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng ra sao?
Trước tiên, luận án sử dụng phương pháp Cronbach alpha để đánh giá độ tin cậy
của các thang đo, đồng thời loại bỏ các biến đo lường không đạt yêu cầu. Sau đó,
các nhân tố được đưa vào phân tích EFA để tìm ra nhân tố khám phá, kết quả là từ 6
nhân tố ban đầu tách thành 7 nhân tố. Sau khi điều chỉnh lại các thang đo và mô
hình nghiên cứu cho phù hợp, luận án tiến hành phân tích sự tương quan và hồi quy
để tìm ra những nhân tố có mức độ ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức HTTT kế toán
tại các trường ĐHCL ở Việt Nam. Kết quả có 4 nhân tố có mức độ ảnh hưởng đáng
kể: (1) nhà quản lý kế toán; (2) hệ thống văn bản pháp quy; (3) công nghệ thông tin;
(4) ban giám hiệu, với mức độ ảnh hưởng giảm dần.
165
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Qua thực tế cho thấy, phần lớn các trường ĐHCL hoạt động chủ yếu dựa vào
nguồn thu từ ngân sách tài trợ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và
nhất là đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy, mọi hoạt động thu chi phải tuân thủ theo
các định chế về tài chính của Nhà nước, tính chủ động chưa cao, kéo theo HTTT kế
toán cũng kém chất lượng và không đa dạng, mà cụ thể là các báo cáo kế toán chỉ
mang tính chất là báo cáo cho cơ quan chủ quản chứ không phục vụ cho các đối
tượng ngoài trường.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn trong công tác điều hành bộ máy kế toán của
một trường ĐHCL, kết hợp với việc nắm bắt chủ trương của Nhà nước về việc từng
bước giao quyền tự chủ toàn diện về tài chính cho các trường ĐHCL, tác giả nhận
thấy rằng các trường ĐHCL cần phải tổ chức lại hoặc hoàn thiện HTTT kế toán để
nhằm tạo ra được thông tin kế toán có chất lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng là một
vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Hơn thế nữa, sau khi tìm hiểu các công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến HTTT kế toán, tác giả đã
phát hiện ra khoảng hở trong nghiên cứu đó là hầu hết các nghiên cứu trước chỉ tập
trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến HTTT kế toán ở những đơn vị
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà chưa tìm thấy công trình nào nghiên cứu sự tác
động của các nhân tố đến tổ chức HTTT tại các trường ĐHCL.
Từ những vấn đề vừa nêu trên, tác giả đã quyết định khám phá sự ảnh hưởng
của các nhân tố tác động đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt
Nam với mục tiêu là tìm hiểu kỹ các thành phần chủ yếu để tổ chức HTTT kế toán
tại các đơn vị này và điều quan trọng là tìm ra những nhân tố nào có ảnh hưởng đến
tổ chức HTTT kế toán với mức độ ảnh hưởng ra sao, nhằm giúp các trường ĐHCL
có cơ sở để tổ chức hoặc hoàn thiện HTTT kế toán tại đơn vị mình. Ban đầu, tác giả
đề xuất 6 nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL gồm:
166
(1) nhân lực và quản lý kế toán; (2) công nghệ thông tin; (3) môi trường làm việc;
(4) hệ thống văn bản pháp quy; (5) chuyên gia tư vấn; (6) ban giám hiệu, nhưng sau
đó trong quá trình phân tích nhân tố khám phá đã nâng số nhân tố lên 7 nhân tố do
nhân tố nhân lực và quản lý kế toán đã tách thành 2 nhân tố là nhân viên kế toán và
nhà quản lý kế toán. Sau khi phân tích hồi quy, trong số 7 nhân tố đưa vào phân tích
có 4 nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức HTTT kế toán được xếp từ mạnh
đến yếu gồm: (1) nhân tố nhà quản lý kế toán, (2) nhân tố hệ thống văn bản pháp
quy, (3) nhân tố công nghệ thông tin và (4) nhân tố ban giám hiệu.
Như vậy, để tổ chức và hoàn thiện HTTT kế toán tại đơn vị mình, các
trường ĐHCL cần phải quan tâm đến việc tổ chức hệ thống dữ liệu đầu vào, tổ chức
hệ thống xử lý dữ liệu, tổ chức hệ thống lưu trữ dữ liệu và quan trọng nhất là phải tổ
chức được hệ thống BCTC thỏa mãn 4 đặc tính chất lượng là dễ hiểu, phù hợp,
trung thực và so sánh được. Ngoài ra, để tổ chức HTTT kế toán một cách thuận lợi
và đạt hiệu quả cao, các trường ĐHCL cũng phải chú trọng đến từng góc độ của 4
nhân tố trên theo từng cấp độ ảnh hưởng.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Về tổ chức HTTT kế toán
Như đã trình bày ở phần trên, tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở
Việt Nam gồm 4 thành phần là hệ thống dữ liệu đầu vào, hệ thống xử lý dữ liệu, hệ
thống lưu trữ dữ liệu và hệ thống BCTC. Vì vậy, luận án lần lượt đưa ra những kiến
nghị về 4 thành phần này dựa theo kết quả phân tích.
5.2.1.1. Hệ thống dữ liệu đầu vào
Trong phần này, luận án đưa ra kiến nghị theo hai góc độ nhau: (1) những
kiến nghị dựa vào các tiêu chí đánh giá hệ thống dữ liệu đầu vào, (2) những kiến
nghị về tình hình chung ở các trường ĐHCL có liên quan đến dữ liệu đầu vào.
Thứ nhất, luận án đưa ra 4 yêu cầu đối với hệ thống dữ liệu đầu vào, đó là
chứng từ kế toán được mã hóa; chứng từ kế toán được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời,
167
chính xác; chứng từ kế toán được lập đủ số liên; chứng từ kế toán được sắp xếp theo
nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian. Đây cũng là những yêu cầu được quy định
trong Luật kế toán và được sự đồng thuận rất cao của những người được khảo sát
(giá trị trung bình từ 4.27 trở lên), cho thấy các trường ĐHCL đã tuân thủ những
yêu cầu trên trong quá trình lập, sử dụng và quản lý chứng từ. Tuy nhiên, trong quá
trình thu thập dữ liệu, tác giả có dịp tiếp cận với một số người được khảo sát, theo
quan điểm mà họ đưa ra thì chứng từ chỉ được sắp xếp theo trình tự thời gian chứ
không thể sắp theo nội dung kinh tế. Chứng từ được sắp xếp theo nội dung kinh tế
có nghĩa là những chứng từ cùng loại như chứng từ thu chi tiền mặt, chứng từ
nguyên vật liệu, chứng từ tiền lương ... được sắp xếp chung với nhau trong quá trình
bảo quản và lưu trữ để tiện cho việc sử dụng và kiểm soát. Ngoài ra, với kết quả
nghiên cứu cho thấy hiện nay phần lớn các trường ĐHCL còn sử dụng chứng giấy,
cho nên yêu cầu về mã hóa chứng từ kế toán vẫn còn mốt số ý kiến không đồng tình
đã làm cho biến đo lường này bị loại khỏi thang đo hệ thống dữ liệu đầu vào.
Như vậy, khi tổ chức một hệ thống dữ liệu đầu vào của một HTTT kế toán
phải đảm bảo được những yêu cầu:
- Chứng từ kế toán được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác;
- Chứng từ kế toán được lập đủ số liên;
- Chứng từ kế toán được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian.
Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay, các trường ĐHCL nói chung hạch toán
dựa trên hệ thống chứng từ áp dụng chung cho các đơn vị HCSN, do vậy trong quá
trình hoạt động các trường ĐHCL gặp không ít khó khăn bởi các nghiệp vụ mang
tính chất đặc thù của đơn vị. Hơn thế nữa, khi hoạt động trong điều kiện tự chủ tài
chính toàn diện sẽ có nhiều nghiệp vụ mới phát sinh mà hệ thống chứng từ theo
quyết định 19/2006/QĐ-BTC và thông tư 185/2010/TT-BTC không đáp ứng được.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng của HTTT kế toán ở các trường ĐHCL hướng tới tự
chủ tài chính toàn diện, đòi hỏi hệ thống chứng từ cần được bổ sung để đáp ứng nhu
cầu quản lý tài chính, đặc biệt chú trọng đến những loại chứng từ liên quan đến việc
168
kiểm soát nguồn thu. Mặc khác, một số chứng từ quản lý các khoản chi cũng cần
được thiết kế lại cho phù hợp với điều kiện quản lý tài chính của từng trường.
Cuối cùng, để sử dụng và quản lý chứng từ một cách hiệu quả nhanh chóng
và kịp thời, các trường ĐHCL nên xem xét từng bước áp dụng chứng từ điện tử đối
với một số loại chứng từ phát sinh thường xuyên như: biên lai thu học phí, chứng từ
thanh toán thù lao giảng dạy. Đối với biên lai thu học phí việc áp dụng chứng từ
điện tử sẽ giảm thiểu chi phí in ấn, phương tiện lưu trữ và dễ dàng cho việc truy
xuất khi có nhu cầu sử dụng. Còn đối với chứng từ thanh toán thù lao giảng dạy,
đây là loại chứng từ phải mất rất nhiều thời gian luân chuyển qua các phòng, ban có
liên quan để kiểm tra đối chiếu (nếu sử dụng chứng từ giấy), vì vậy cần trang bị
phần mềm sao cho việc kiểm duyệt ở các phòng, ban được thực hiện online (không
cần luân chuyển từng tự và chờ duyệt), Phòng kế toán là đơn vị cuối cùng in ấn và
trình Hiệu trưởng phê duyệt.
5.2.1.2. Hệ thống xử lý dữ liệu
Tiêu chuẩn của hệ thống này bao gồm: hệ thống tài khoản kế toán của đơn vị
được trích từ hệ thống tài khoản kế toán của Bộ Tài chính ban hành; hệ thống tài
khoản kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý và kiểm soát của đơn vị; dữ liệu được nhập
vào hệ thống thông qua phần mềm vi tính; hình thức sổ được lựa chọn đáp ứng yêu
cầu quản lý và cung cấp thông tin; phân công xử lý chứng từ và tổ chức các phần
hành kế toán. Năm tiêu chuẩn này cũng được những người đang làm công tác kế
toán tại các trường ĐHCL nhất trí rất cao (điểm trung bình của 5 tiêu chí này > 4.3),
cho thấy các trường ĐHCL đang áp dụng những tiêu chuẩn trên cho hệ thống xử lý
dữ liệu của HTTT kế toán tại đơn vị mình và đây được xem là những tiêu chuẩn cần
thiết hàng đầu cho việc tổ chức một hệ thống xử lý dữ liệu.
Mặt tồn tại mà luận án muốn đề xuất kiến nghị đối với Bộ tài chính và các
trường ĐHCL là vấn đề về hệ thống tài khoản.
Đối với Bộ tài chính
169
Theo chủ trương chung của Nhà nước, từng bước giao quyền tự chủ toàn
diện về tài chính cho các trường ĐHCL, điều này có nghĩa là khi được giao quyền
tự chủ toàn diện về tài chính, các trường ĐHCL quản lý tài chính như một doanh
nghiệp và các khoản đầu tư về cơ sở vật chất do NSNN tài trợ trước đây được xem
như là nguồn vốn cấp và các trường tự cân đối thu, chi bằng chính nguồn thu của
mình, phần chênh lệch thu chi dùng cho đầu tư mở rộng quy mô hoạt động. Để phù
hợp với điều kiện hoạt động này, đòi hỏi Bộ Tài chính phải sửa đổi, bổ sung hệ
thống tài khoản hiện hành mà các trường ĐHCL đang sử dụng theo quyết định 19
và thông tư 185. Đồng quan điểm với Võ Văn Nhị và cộng sự (2014) trong nghiên
cứu về vấn đề hoàn thiện BCTC của cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công
lập đáp ứng chuẩn mực kế toán công quốc tế, hệ thống tài khoản áp dụng cho các
trường ĐHCL cần được phân chia thành các loại cụ thể như sau:
- Loại 1, 2 - Tài sản
- Loại 3 - Nợ phải trả
- Loại 4 - Nguồn kinh phí và vốn chủ sở hữu
- Loại 5 - Các khoản thu và doanh thu các hoạt động
- Loại 6 - Các khoản chi thường xuyên và chi phí sản xuất kinh doanh
- Loại 8 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Loại 9 – Xác định chênh lệch thu - chi các hoạt động
Đối với các trường ĐHCL
Hiện nay, các trường ĐHCL đang thực hiện việc quản lý các đối tượng kế
toán trong đơn vị thông qua hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định
19/2006/QĐ-BTC và sửa đổi bổ sung theo thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15
tháng 11 năm 2010 áp dụng cho các đơn vị HCSN. Tuy nhiên, hệ thống tài khoản
này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp có thu
được giao quyền tự chủ tài chính hoàn toàn mà cụ thể là các trường ĐHCL. Trong
điều kiện tự chủ tài chính hoàn toàn, các trường ĐHCL phải tự tìm nguồn thu để
170
đáp ứng yêu cầu hoạt động, trong số các nguồn thu ngoài nguồn thu chính là học
phí thì thu cho thuê cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, nhà xưởng cũng chiếm tỷ
trọng khá lớn. Để đảm bảo cho số tài sản cho thuê này, các bên cho thuê yêu cầu
bên đi thuê phải ký quỹ một khoản tiền lớn, nhưng hiện nay trong hệ thống tài
khoản hiện hành chưa có tài khoản cụ thể để theo dõi khoản ký quỹ này nhằm có kế
hoạch chi trả. Ngược lại, một số trường ĐHCL do thiếu cơ sở vật chất phải đi thuê
của các trường khác hoặc các tổ chức, cá nhân cho thuê và phải bỏ ra một khoản
tiền lớn để ký quỹ. Vì vậy, khoản tiền này cần phải được theo dõi nhằm có kế hoạch
thu hồi đúng thời hạn tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. Tác giả đề nghị các
trường ĐHCL mạnh dạng mở thêm các tài khoản nằm ngoài hệ thống tài khoản kế
toán của Bộ Tài chính để phục vụ yêu cầu quản lý và xử lý thông tin của đơn vị.
Đây là quy định đã được ghi rõ trong chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết
định 19/2006/QĐ-BTC.
5.2.1.3. Hệ thống lưu trữ dữ liệu
Có 5 tiêu chí đánh giá của hệ thống này là:
- Sổ kế toán được thiết lập từ hệ thống sổ của Bộ Tài chính quy định;
- Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ
kế toán;
- Sổ kế toán được ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ các nội dung của sổ;
- Tài liệu kế toán được bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ;
- Thiết bị lưu trữ dữ liệu, chứng từ, sổ sách đáp ứng yêu cầu lưu trữ;
Kết quả khảo sát ở Bảng 4.2 cho thấy, phần lớn các tiêu chí được cho điểm
từ 3 đến 5 và điểm trung bình từ 4.3 trở lên, đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ các trường
ĐHCL đã vận dụng những vấn đề này trong quá trình lưu trữ dữ liệu. Như vậy, 5
tiêu chí trên cũng được xem là những kiến nghị đối với những trường ĐHCL nào
chưa thực hiện những yêu cầu này cho hệ thống lưu trữ tại đơn vị mình. Ngoài 5
tiêu chí trên còn có 1 yêu cầu quy định trong Luật kế toán nhưng không được sự
171
đồng tình cao (điểm trung bình là 3.67 và độ lệch chuẩn cao 1,183 – có người hoàn
toàn không đồng ý với yêu cầu này) đó là tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong
thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế
toán. Như đã nói ở phần trên, có thể có một số ít người đã hiểu nhầm yêu cầu này
hoặc tại đơn vị họ chưa thực hiện. Mục tiêu của yêu cầu này là nhằm tránh trường
hợp thất thoát tài liệu kế toán nếu như không kịp thời đưa vào lưu trữ sau khi đã kết
thúc công việc kế toán. Ngoài ra, các trường ĐHCL cần mở các sổ cái và các sổ chi
tiết tương ứng với tài khoản mở thêm nhằm phục vụ công tác lưu trữ dữ liệu.
Nói tóm lại, để tổ chức hệ thống lưu trữ thì nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ 6
tiêu chuẩn trên. Ngoài ra, các trường ĐHCL cũng cần mạnh dạn trong việc mở thêm
các sổ cái, sổ chi tiết ngoài hệ thống sổ của Bộ Tài chính ban hành để đáp ứng nhu
cầu lưu trữ dữ liệu cũng như phục vụ cho việc cung cấp thông tin.
5.2.1.4. Hệ thống BCTC
Những tiêu chí mà luận án đưa ra đối với một hệ thống BCTC có chất lượng
là phải thỏa mãn 4 đặc tính:
- Dễ hiểu: nội dung BCTC được lập và trình bày theo quy định; người sử dụng có
thể hiểu được thông tin trên BCTC.
- Thích hợp: thông tin trên BCTC hỗ trợ cho việc ra quyết định; thông tin trên
BCTC được cung cấp kịp thời; không có sai sót trọng yếu về thông tin trên BCTC.
- Trung thực: thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh
trọng yếu; thông tin trên BCTC được thể hiện đúng với bản chất của hoạt động kinh
tế; thông tin trên báo cáo được trình bày một cách khách quan.
- So sánh được: phương pháp và trình bày BCTC nhất quán giữa các kỳ kế toán;
thông tin trên BCTC của đơn vị có thể đem so sánh được với thông tin trên BCTC
của đơn vị khác; thông tin trên BCTC của những thời điểm khác nhau có thể so
sánh được với nhau.
172
Theo như kết quả khảo sát, trong số 11 tiêu chí trên có 2 tiêu chí là chưa
được sự đồng tình cao của những người đang làm công tác kế toán tại các trường
ĐHCL (4.0 > giá trị trung bình > 3.6). Điều này có thể là do trong giai đoạn hiện
nay BCTC chủ yếu là phục vụ cho đối tượng bên trong và chỉ mang tính chất là báo
cáo tình hình thu chi chưa phản ánh tài sản, nguồn vốn và chưa cung cấp cho đối
tượng bên ngoài, nên việc cung cấp BCTC đáp ứng yêu cầu “có thể so sánh với đơn
vị khác và thời điểm khác” là chưa phổ biến. Tuy nhiên, trong tương lai khi mà việc
đầu tư cơ sở vật chất, các trường phải tự tìm nguồn tài trợ từ phía các tổ chức tín
dụng hoặc nguồn vốn vay kích cầu từ phía Nhà nước thì vấn đề cung cấp BCTC có
các tiêu chí so sánh được là rất cần thiết để cung cấp thông tin cho những nhà tài trợ
vốn để họ có cơ sở ra quyết định.
Như vậy, để có được những thông tin kế toán có chất lượng, đòi hỏi các
trường ĐHCL phải thiết lập một hệ thống BCTC đáp ứng được những tiêu chí trên.
Ngoài ra, để các trường ĐHCL có được hệ thống BCTC có chất lượng phản
ánh không chỉ về tình hình thu chi tài chính, mà còn cung cấp được thông tin về tài
sản, nguồn vốn cũng như dòng tiền vào, ra của đơn vị. Vì vậy, luận án xin đề xuất
với Bộ Tài chính là trong dài hạn cần ban hành bổ sung 2 loại BCTC là Bảng cân
đối kế toán và Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ có nội dung tương tự như đối với doanh
nghiệp để áp dụng cho các trường ĐHCL, đồng thời điều chỉnh nội dung của
Thuyết minh báo cáo tài chính cho phù hợp với việc ban hành bổ sung 2 loại báo
cáo trên.
5.2.2. Về những nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức HTTT kế toán
Trong số 7 nhân tố đưa vào phân tích, có 4 nhân tố có ảnh hưởng đáng kể
đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam đó là nhà quản lý kế
toán, hệ thống văn bản pháp quy, công nghệ thông tin và ban giám hiệu. Còn lại 3
nhân tố tuy rằng thông qua hệ số hồi quy cho thấy không có ảnh hưởng đáng kể,
nhưng xét về mối quan hệ tương quan thì 3 nhân tố này cũng có tương quan với tổ
chức HTTT kế toán. Vì vậy, trong phần này luận án đưa ra những kiến nghị về
173
nhóm 4 nhân tố có ảnh hưởng đáng kể và nhóm 3 nhân tố có mối quan hệ tương
quan nhằm giúp các trường ĐHCL nhận diện được những vấn đề còn tồn tại ở đơn
vị mình ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán.
5.2.2.1. Nhóm nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức HTTT kế toán
Nhà quản lý kế toán
Nhà quản lý kế toán là người đứng đầu công tác kế toán tại các trường
ĐHCL, luận án đã đưa ra 5 tiêu chuẩn về kế toán trưởng để đo lường sự tác động
đến tổ chức HTTT kế toán bao gồm: kế toán trưởng được đào tạo chuyên môn về kế
toán; am hiểu về HTTT kế toán; có kinh nghiệm về tổ chức HTTT kế toán; có đạo
đức và trách nhiệm nghề nghiệp; có ý thức tuân thủ pháp luật.
Và 5 tiêu chuẩn này được sự nhất trí cao của những người đang làm công tác
kế toán tại các trường ĐHCL (giá trị trung bình của các tiêu chuẩn > 4.5). Bên cạnh
đó, kết quả phân tích hồi quy cũng nói lên rằng kế toán trưởng luôn là người có ảnh
hướng lớn nhất đến từng thành phần của HTTT kế toán và của cả hệ thống. Tuy
nhiên, trên thực tế trong thời gian qua các trường ĐHCL hoạt động hoàn toàn phụ
thuộc vào nguồn tài trợ từ NSNN cho nên vấn đề về cung cấp thông tin kế toán
chưa được chú trọng, thậm chí ở một số trường người đứng đầu công tác kế toán
chưa được đào tạo chuyên sâu về kế toán. Do đó, để có thể tổ chức HTTT kế toán
đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin, các trường ĐHCL cần bố trí kế toán
trưởng phải có trình độ chuyên môn về kế toán từ bậc đại học trở lên, am hiểu về
HTTT kế toán, có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và quan trọng là có ý thức tuân
thủ pháp luật. Tạo điều kiện cho kế toán trưởng tại đơn vị tham dự các lớp tập huấn,
hội thảo về chuyên môn do các hội nghề nghiệp kế toán tổ chức để thường xuyên
cập nhật kiến thức, trao đổi kinh nghiệm cũng như bổ sung những quy định mới liên
quan đến lĩnh vực kế toán; học các khóa đào tạo dài hạn để nâng cao trình độ
chuyên môn.
Hệ thống văn bản pháp quy
174
Đây là nhân tố tác động từ phía bên ngoài nhiều hơn bên trong đơn vị, bao
gồm Luật kế toán, Chế độ kế toán và các văn bản pháp luật chi phối công tác kế
toán của các trường ĐHCL. Vì vậy, để tổ chức HTTT kế toán có thể cung cấp được
thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng cho cả bên trong cũng như bên ngoài, cần phải
có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về mặt ban hành các quy định có liên quan đến kế
toán sao cho phù hợp với điều kiện phát triển của các trường ĐHCL. Cụ thể là Bộ
Tài chính cần phải ban hành mới chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN; quy
định mới về các vấn đề có liên quan đến tài sản cố định ở các đơn vị HCSN bởi các
quy định trước đây không còn phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Bên cạnh đó,
các trường ĐHCL cần ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ để quy
định rõ ràng các khoản chi tiêu cho mọi hoạt động trong đơn vị một các rõ ràng, cụ
thể và nhất là phù hợp với tình hình thực tế của từng trường.
Công nghệ thông tin
Trong điều kiện phát triển hiện nay, công nghệ thông tin được vận dụng
trong mọi lĩnh vực. Để có được thông tin kế toán đáp ứng yêu cầu của người sử
dụng, đòi hỏi các trường ĐHCL phải ứng dụng tin học vào việc tổ chức HTTT kế
toán như: trang bị phần mềm kế toán đáp ứng nhu cầu sử dụng, lựa chọn phần mềm
kế toán có khả năng kiểm soát và quản lý và phải hoạt động ổn định, trang bị hệ
thống mạng hoạt động ổn định và đảm bảo thiết bị lưu trữ điện tử an toàn và bảo
mật. Để ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức HTTT kế toán, các trường
ĐHCL cần thực hiện qua 2 cấp độ tùy thuộc vào điều kiện phát triển của từng
trường:
- Tự động hóa công tác kế toán, một số chứng từ do kế toán lập sẽ in ra từ phần
mềm kế toán và dữ liệu tự động nhập vào hệ thống xử lý, còn chứng từ bên ngoài
hay do các phòng ban khác sẽ được nhập liệu vào hệ thống thông qua máy tính. Đây
là mô hình phổ biến được áp dụng trong quá trình thu thập và xử lý dữ liệu.
- Tự động hóa công tác quản lý, tất cả các phần mềm trong nội bộ trường được phân
quyền khai thác và chia dữ liệu cho nhau. Phần mềm kế toán có thể khai thác, truy
xuất, chia sẻ dữ liệu và cung cấp thông tin cần thiết qua hệ thống này. Với mô hình
175
này, dữ liệu đầu vào của HTTT kế toán có thể là chứng từ bằng giấy, chứng từ điện
tử hoặc dữ liệu do các hệ thống khác chuyển đến. Quá trình xử lý dữ liệu nằm trong
quy trình khép kín và có liên quan chặt chẽ giữa các bộ phận, các phòng ban.
Ban giám hiệu
Về góc độ quản lý của lãnh đạo nhà trường, cần phải có sự hỗ trợ, quan tâm
đến bộ phận kế toán, vì đây là bộ phận tham mưu trong lĩnh vực quản lý tài chính,
nhất là trong điều kiện tự chủ toàn diện về tài chính thì vai trò của ban giám hiệu là
rất quan trọng. Luận án xin đưa ra một số kiến nghị đối với Ban giám hiệu các
trường ĐHCL như sau:
Cần nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của việc tổ chức HTTT kế toán
tại đơn vị là nhằm tạo ra được thông tin kế toán có chất lượng, bởi vì thông tin kế
toán có chất lượng sẽ giúp họ đánh giá tình hình hoạt động của đơn vị một cách
trung thực, để từ đó có thể đưa ra những quyết định về chiến lược hoạt động cũng
như các chính sách về quản lý tài chính trong đơn vị. Để thực hiện được điều này,
lãnh đạo nhà trường cần phải dành thời gian tìm hiểu về việc tổ chức HTTT kế toán
và vai trò của HTTT kế toán tại đơn vị. Một khi đã nhận thức được những vấn đề
này thì lãnh đạo nhà trường sẽ dễ dàng đưa ra những chính sách hỗ trợ như:
- Đầu tư chi phí: phê duyệt các khoản chi phí có liên quan đến đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn về kế toán, HTTT kế toán cho nhân sự trong phòng kế toán;
mời các chuyên gia tư vấn hỗ trợ nếu cần thiết.
- Trang thiết bị: trang bị cho bộ phận kế toán những phương tiện cần thiết đáp ứng
được yêu cầu để tổ chức HTTT kế toán như: điều kiện làm việc, công cụ, dụng cụ
lưu trữ dữ liệu, phần mềm kế toán, hệ thống mạng, hệ thống máy tính
- Nhân sự kế toán: bổ nhiệm người đứng đầu bộ phận kế toán phải là người có
chuyên môn sâu về kế toán, có kinh nghiệm trong việc tổ chức HTTT kế toán và
tuyển dụng nhân sự kế toán có đủ năng lực theo yêu cầu của kế toán trưởng.
5.2.2.2. Nhóm nhân tố có mối quan hệ tương quan với tổ chức HTTT kế toán
176
Theo kết quả hồi quy Bảng 4.18c, nhóm 3 nhân tố nhân viên kế toán, môi
trường làm việc, chuyên gia tư vấn không có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức HTTT
kế toán, nhưng xét về mối quan hệ thì 3 nhân tố này có mối quan hệ tương quan với
tổ chức HTTT kế toán (Bảng 4.17). Vì vậy, luận án cũng xin đề xuất một vài kiến
nghị liên quan đến 3 nhân tố này.
Nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán có vai trò không kém phần quan trọng đối với tổ chức
HTTT kế toán vì họ là những người trực tiếp vận hành HTTT kế toán tại đơn vị.
Luận án đã đưa ra các tiêu chuẩn của một nhân viên kế toán tại các trường ĐHCL là
phải được đào tạo chuyên môn về kế toán, có kinh nghiệm nghề nghiệp và am hiểu
về HTTT kế toán, những tiêu chuẩn này được sự đồng thuận rất cao từ những người
đang làm công tác kế toán tại các trường ĐHCL (giá trị trung bình lớn hơn 4). Vì
vậy, các trường ĐHCL cần chú trọng việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
cho đội ngủ nhân viên kế toán hiện có tại đơn vị để đáp ứng yêu cầu tổ chức HTTT
kế toán. Mặc khác, khi tuyển dụng nhân sự kế toán cần phải lựa chọn những người
có đủ các tiêu chuẩn mà luận án đã đề xuất. Ngoài ra, cần thực hiện chính sách luân
chuyển vị trí công tác của nhân viên kế toán để mỗi nhân viên kế toán có thể nắm
vững nhiều công việc, từ đó có thể hỗ trợ, thay thế cho nhau khi cần thiết.
Về phía các cơ sở đào tạo nghề nghiệp kế toán, cần phải chú trọng hơn nữa
trong việc giảng dạy cho người học chuyên sâu về chuyên ngành kế toán công,
HTTT kế toán và nhất là phải cho người học tiếp cận với môi trường thực tế về tổ
chức cũng như vận hành HTTT kế toán. Khuyến khích người học chọn những đề tài
tốt nghiệp về kế toán công cũng như HTTT kế toán, nhằm gắn kết giữa lý thuyết và
thực tiễn.
Hội nghề nghiệp kế toán cần tổ chức những buổi nói chuyện, hội thảo về đề
tài kế toán, tổ chức và vận hành HTTT kế toán dành cho những người đang làm
công tác kế toán tại các trường ĐHCL để họ có cơ hội tiếp xúc, trao đổi kinh
nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Môi trường làm việc
177
Văn hóa của đơn vị, cơ cấu tổ chức của đơn vị, tổ chức bộ máy kế toán, hệ
thống kiểm soát, chính sách đãi ngộ, áp lực công việc là các thành phần thuộc nhân
tố môi trường làm việc. Mặc dù, các thành phần của nhân tố này có kết quả khảo sát
không được khả quan (4 > giá trị trung bình > 3), nhưng nhân tố này cũng có mối
quan hệ tương quan với tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL. Vì vậy, luận
án cũng đưa ra một vài kiến nghị có liên quan đến các thành phần của nhân tố này
như sau:
Về cơ cấu tổ chức của đơn vị: căn cứ vào quy mô hoạt động ở đơn vị mình,
các trường ĐHCL cần thiết lập bộ máy hoạt động sao cho tạo được sự gắn kết giữa
các phòng, ban với bộ phận kế toán nhằm đảm bảo việc luân chuyển chứng từ một
cách nhanh chóng và chính xác. Cơ cấu tổ chức của đơn vị phải thiết kế một cách
khoa học và hợp lý sẽ nâng cao khả năng kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận trong
toàn đơn vị. Để thực hiện được điều này đòi hỏi các trường ĐHCL cần trang bị
phần mềm quản lý có khả năng kết nối dữ liệu giữa các bộ phận với nhau, đồng thời
phân quyền truy xuất thông tin ở từng bộ phận, từng cá nhân.
Về tổ chức bộ máy kế toán: tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL phụ
thuộc đáng kể vào việc tổ chức bộ máy kế toán, bởi vì bộ máy kế toán là nơi mà
những người làm công tác kế toán thực hiện việc thu thập, xử lý, lưu trữ dữ liệu và
cung cấp thông tin tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị. Vì vậy, các trường
ĐHCL cần phải tổ chức bộ máy kế toán theo hướng sao cho có thể vừa cung cấp
thông tin kế toán tài chính có chất lượng, vừa cung cấp thông tin kế toán quản trị.
Cơ cấu tổ chức bộ máy toán được đề nghị như sau:
178
Hình 5.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại các trường ĐHCL
Nguồn: tác giả đề xuất
Về hệ thống kiểm soát: các trường ĐHCL cần triển khai xây dựng hệ thống
kiểm soát nội bộ nhằm kiểm soát từ khâu thu thập dữ liệu đến khâu cung cấp thông
tin. Mọi hoạt động của từng phần hành kế toán cần có quy trình rõ ràng, quy định cụ
thể trách nhiệm quyền hạn của từng bộ phận, từng đối tượng có liên quan. Việc thiết
lập hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ hỗ trợ các đơn vị kiểm soát được việc chấp
hành các quy định pháp luật về kế toán, giảm thiểu các sai sót và rủi ro có ảnh
hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại đơn vị.
Chính sách đãi ngộ và áp lực công việc: cần giảm bớt áp lực công việc của
nhân viên kế toán bằng cách tổ chức bộ máy với đầy đủ các phần hành kế toán cần
thiết. Việc bố trí nhân sự kế toán đủ đáp ứng được yêu cầu tổ chức HTTT kế toán về
mặt số lượng cũng như chất lượng sẽ giúp cho họ xử lý công việc thận trọng hơn,
chính xác hơn, hạn chế được những sai sót trọng yếu. Bên cạnh đó, cần có chính
sách lương, khen thưởng phù hợp để có thể thu hút được những nhân viên kế toán
có trình độ và năng lực, đồng thời nâng cao lòng trung thành, gắn bó lâu dài của
nhân viên.
Việc thực hiện chính sách đãi ngộ và giảm bớt áp lực công việc sẽ giúp cho
các trường ĐHCL có được đội ngủ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao,
TRƢỞNG PHÒNG KẾ
HOẠCH - TÀI CHÍNH
P. TRƢỞNG PHÒNG KẾ
HOẠCH - TÀI CHÍNH
Bộ phận kế toán tài chính
Kế toán
Tổng hợp
Kế toán
thu học phí
Kế toán
thanh toán
Kế toán vật
tư, TSCĐ,
XDCB
Kế toán
thuế
Bộ phận kế toán quản trị
Bộ phận
dự toán
Bộ phận
phân tích
và đánh giá
179
thận trọng, hết lòng vì công việc và là những nhân viên giàu kinh nghiệm, bởi họ đã
nhiều năm gắn bó với công việc.
Chuyên gia tư vấn
Việc hỗ trợ của chuyên gia tư vấn bên trong cũng như bên ngoài về HTTT kế
toán, công nghệ thông tin chưa được sự nhất trí cao của những người được khảo sát
(giá trị trung bình của các thành phần nhỏ hơn 4), dẫn đến kết quả là nhân tố này
không có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL. Như
đã trình bày ở phần trên, có thể đây là văn hóa chung của các đơn vị vì ngại cho
người ngoài tiếp xúc với nguồn dữ liệu, thông tin của mình (điều này cũng làm cho
tác giả gặp không ít khó khăn trong quá trình khảo sát).
Ngày nay, vấn đề mời các chuyên gia để hỗ trợ cho việc tổ chức HTTT kế
toán hoặc tư vấn về công nghệ thông tin không còn mới mẻ đối với các doanh
nghiệp, bởi những người sử dụng luôn đòi hỏi tính minh bạch của thông tin mà họ
được cung cấp. Các trường ĐHCL cũng vậy, khi từng bước được Nhà nước giao
quyền tự chủ toàn diện về tài chính thì vấn đề cung cấp thông minh bạch và có chất
lượng là rất cần thiết, từ đó có thể thấy rằng các trường ĐHCL cần mạnh dạng trong
việc mời các chuyên gia về hỗ trợ nhằm giúp đơn vị tổ chức HTTT kế toán đáp ứng
nhu cầu sử dụng thông tin cho các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài đơn vị.
5.3. NHỮNG HẠN CHỀ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TRONG TƢƠNG LAI
5.3.1. Những hạn chế của luận án
Như bất kỳ công trình nghiên cứu nào, trong quá trình thực hiện và hoàn
chỉnh, luận án không tránh những hạn chế sau đây:
- Phần lớn các nghiên cứu trước đã được công bố mà luận án tìm hiểu và đề cập
trong phần tổng quan, chưa có nghiên cứu nào về tổ chức HTTT kế toán tại các
trường ĐHCL (tác giả chưa phát hiện ra).
- Các nhân tố mà luận án đưa vào nghiên cứu để tìm mức độ ảnh hưởng đến tổ chức
HTTT kế toán ở các trường ĐHCL ở Việt Nam là những nhân tố được nghiên cứu ở
các đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
180
- Chưa nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố cam kết quản lý, quy mô trường
học và một số nhân tố khác nữa đến tổ chức HTTT kế toán ở các trường ĐHCL ở
Việt Nam. Do đó, 7 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của nghiên
cứu này chỉ giải thích ảnh hưởng 53.2 % sự biến thiên của tổ chức HTTT kế toán
tại các trường ĐHCL ở Việt Nam, còn lại 46.8% là những nhân tố không được đưa
vào mô hình.
- Do gặp khó khăn trong vấn đề thu thập dữ liệu, nên dữ liệu nghiên cứu trong luận
án mặc dù phù hợp về mặt ý nghĩa nghiên cứu nhưng số trường ĐHCL cho kết quả
khảo sát chỉ có 40/130 trường, chiếm 30,77% tổng thể.
5.3.2. Hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai
- Trong tương lai khi mà số trường ĐHCL được giao quyền tự chủ nhiều hơn đủ
mẫu khảo sát và chế độ kế toán cho phép cung cấp những thông tin dưới dạng các
BCTC đầy đủ hơn, phù hợp hơn cho điều kiện phát triển. Tác giả sẽ thực hiện
nghiên cứu tiếp về vấn đề này với các nhân tố đưa vào phân tích đầy đủ hơn, và
những tiêu chuẩn đo lường về tổ chức HTTT kế toán khắt khe hơn cho phù hợp với
điều kiện thực tế.
- Có thể nghiên cứu vấn đề này đối với các trường cao đẳng công lập ở Việt Nam.
181
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Đức Nam, 2014. Tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập: Những
vấn đề cần tháo gỡ. Tạp chí tài chính ngày 6/3/2014.
2. Bùi Quang Hùng, 2009. Vận dụng mô hình REA để thu thập thông tin cho quy
trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán. Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 8/2009.
3. Đậu Thị Kim Thoa, 2015. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế
toán tại các ĐVSN có thu trên địa bàn thành phố HCM. Đề tài nghiên cứu khoa học
& Công nghệ cấp cơ sở, Trường Đại học Kinh tế tp. HCM
4. Đinh Thị Mai, 2010. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các
trường đại học, cao đẳng công lập. Tạp chí kinh tế & phát triển 2010.
5. Hồ Mỹ Hạnh, 2013. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong
các doanh nghiệp may Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân.
6. Lê Thị Thanh Hương, 2012. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các bệnh
viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Thương mại.
7. Luật Giáo dục đại học Việt Nam, 2012.
8. Luật Kế toán Việt Nam, 2015.
9. Lý Thị Kim Bình, 2008. Môi trường làm việc là điều kiện để cán bộ, công chức
phát huy khả năng công tác. Tạp chí Quản lý Nhà nước số 11/2008.
10. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, 2015. Quy chế cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập.
Thủ tướng Chính Phủ.
11. Nghị quyết 77/NQ-CP, 2014. Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ
sở giáo dục công lập giai đoạn 2014 – 2017. Thủ tướng Chính Phủ.
12. Ngô Thị Thu Hồng, 2012. Mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và HTTT kế
toán. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán tháng 1/2012.
182
13. Nguyễn Bích Liên, 2012. Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất
lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Trường
Đại học Kinh tế tp. HCM.
14. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.
Nhà xuất bản Lao Động Xã hội.
15. Nguyễn Hữu Đồng, 2012. Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các
trường đạ i học công lập Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế
Quốc dân.
16. Nguyễn Thị Hồng Nga, 2014. Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin kế toán. Tạp chí Kế toán – kiểm toán.
17. Nguyễn Thị Minh Phương, 2014. Vai trò của kế toán hành chính sự nghiệp
trong quản lý ngân sách. Tạp chí tài chính tháng 6/2014.
18. Nguyễn Thị Thu Hương, 2008, Hệ thống thông tin kế toán với các nhà quản lý
doanh nghiệp trong điều hành sản xuất kinh doanh. Tạp chí Vĩ Mô số 10 – 2008.
19. Nguyễn Trọng Nguyên, 2015. Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin
BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh
tế tp. HCM.
20. Phạm Đình Hổ, 2012. Phương pháp nghiên cứ định lượng và những nghiên cứu
thực tiễn trong kinh tế phát triển – nông nghiệp. Nhà xuất bản Phương Đông
21. Phan Thị Thu Mai, 2012. Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng
cường quản lý tài chính trong các đơn vị HCSN ngành lao động và thương binh
xã hội. Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
22. Quyết định 19/2006/QĐ-BTC, 2006. Chế độ kế toán HCSN. Bộ Tài chính
23. Quyết định 70/2014/QĐ-TTg, 2014. Ban hành điều lệ trường đại học. Thủ
tướng Chính Phủ.
183
24. Thái Phúc Huy và cộng sự, 2012, Hệ thống thông tin kế toán – Tập 1. Nhà xuất
bản Phương Đông.
25. Thông tư 185/2010/TT-BTC, 2010. Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán
Hành chính sự nghiệp. Bộ Tài chính.
26. Trường đại học nên như doanh nghiệp. Vietnamnet 04/11/2016
27. Võ Văn Nhị và cộng sự, 2012, Giáo trình Kế toán HCSN. Nhà xuất bản Phương
Đông.
28. Võ Văn Nhị và cộng sự, 2014. Hoàn thiện BCTC của cơ quan Nhà nước và đơn
vị sự nghiệp công lập đáp ứng chuẩn mức kế toán công quốc tế. Đề tài khoa học và
công nghệ cấp Bộ, Trường Đại học Kinh tế tp. HCM.
29. Vũ Hữu Đức, 2009. Hệ thống thông tin kế toán xu hướng phát triển và các
hướng nghiên cứu ứng dụng thực tế. Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 10/2009.
Tiếng Anh
30. Adel, A., & Prof, A., 2013. The impact of using accounting information systems
on the quality of financial statements submitted to the income and sales tax
department in Jordan. European Scientific Journal, December 2013 /SPECIAL/
edition vol.1 ISSN: 1857 – 78811 (December), 41–48.
31. Adeyemi, T. O., 2011. Impact of information and communication technology
(ICT) on the effective management of universities in South-West Nigeria, 248–257.
32. Agata, K. R., & et al, 2011. The allocation of indirect costs in the universities
for research and professional services – process approach, 8th International
Conference on Enterprise Systems, Accounting and Logistics (8th ICESAL 2011)
11-12 July 2011, Thassos Island, Greece (47623), 11–12.
33. Ahmad, A. J. A., 2013, The impact of using accounting information systems on
the quality of financial statements submitted to the income and sales tax department
184
in Jordan. European Scientific Journal, December 2013 /SPECIAL/ edition vol.1
ISSN: 1857 – 7881 (Print) e - ISSN 1857- 7431
34. Ahmad, A. Rabaa’i, 2009. Identifying Critical Success Factors of ERP Systems
at the Higher Education Sector. In ISIICT 2009: Third International Symposium on
Innovation in Information & Communication Technology, 15 - 17 December, 2009,
Philadelphia University, Amman, Jordan.
35. Ahmad, A.H., 2013. Factors that Affect Accounting Information System
Implementation and Accounting Information Quality: A Survey in University Utara
Malaysia. American Journal of Economics 2013, 3(1): 27-31, DOI:
10.5923/j.economics.20130301.06
36. Ajayi, I. A., & Omirin, F. F., 2007. The Use of Management Information
Systems (MIS) In Decision Making In The South-West Nigerian Universities.
Educational Research and Review, Vol. 2, No. 5, pp. 109-116.
37. ALshbiel, S, O., & Al-Awaqleh, Q, A., (2011). Factors Affecting the
Applicability of the Computerized Accounting System. International Research
Journal of Finance and Economics, Issue 64.
38. Andrea, G., & Joseph T. M., 2013. Chester Barnard and the Systems Approach
to Nurturing Organization. The Oxford Handbook of Management Theorists. Oxford
University Press. pp. 134 (2013)
39. Baltzan, P., 2012. Business Driven Information Systems. Third Edition. New
York: McGraw Hill. International Edition.
40. Camps, J., & Luna-Arocas, R., (2012). M atter of Learning: How Human
Resources Affect Organizational Performance. British Journal of Management,
Vol.23.
41. Deni, I., 2015. Analysis Of Factors Affecting The Success Of The Application
Of Accounting Information System. International Journal of Scientific &
Technology Research, ISSN 2277-8616, Vol 4.
185
42. Eppler, M. J., & Wittig, D., 2000. Conceptualizing Information Quality: A
review of information quality frameworks from the last ten years (2000).
Proceedings of the 2000 Conference on Information Quality.
43. Dehghanzade, H., Moradi, M. A & Raghibi, M. 2011. A survey of human
factors impacts on the effectiveness of Accounting Information Systems.
International Journal of Business Administration, 2 (4), 166 – 174.
44. Francis Pol C. Lim, 2013. I mpact of Information Technology on Accounting
Systems. Asia-pacific Journal of Multimedia Services Convergent with Art,
Humanities, and Sociology, Vol.3, No.2, December (2013), pp. 93-106.
45. Gelinas, U. J., & Dull, R. B. 2012. Accounting Information Systems. Nineth
Edition, South-Western: Cengage Learning.
46. Gelinas, U. J., JR & Dull, R. B. 2008. Accounting Information Systems, Canada,
Thomson South-Western.
47. George, A. Akerlof. The Market for "Lemons": Quality Uncertainty and the
Market Mechanism. The Quarterly Journal of Economics, Vol. 84, No. 3. (Aug,
1970), pp. 488-500.
48. Gerald, F. D., & J. Adam Cobb. 2009. Resource Dependence Theory: Past and
Future. To appear in Research in the Sociology of Organizations April 1, 2009.
49. Harold, K., Cyril, O., & Heinz, W. 1984. Managerment. Paperback –
International Edition, July 1, 1984.
50. Hongjiang, X., & et al, 2003. Key issues accounting information quality
managerment: Australian case studies. Industrial Management & Data Systems,
Vol. 103 Iss 7 pp. 461 – 470.
51. Inta, B. S. N., 2015, Influence of organizational culture and structure on quality
of accounting information system. International journal of scientific & technology
research, volume 4, issue 05, may 2015, issn 2277-8616.
186
52. J. Barkley Rosser Jr., 2003, A Nobel Prize for Asymmetric Information: The
economic contributions of George Akerlof, Michael Spence and Joseph Stiglitz.
Review of Political Economy, 15:1, 3-21, DOI: 10.1080/09538250308445.
53. Jesper, S, 1994. Herbert A. Simon: Administrative Behavior - How
Organizations can be Understood in Terms of Decision Processes. Computer
Science, Roskilde University, Spring 1994.
54. Kabiru, I. D., & Abdullahi, S. R., 2014. Information technology and accounting
information system in the Nigerian banking industry. Asian Economic and
Financial Review, 2014, 4(5):655-670
55. Kieso, D.E., et al, 2007. Intermediate Accounting. Twelve Edition. USA: John
Wiley and Sons Inc.
56. Knight, S. A. & Burn, J., 2005. Developing a Framework for Assessing
Information Quality on the World Wide Web. Information Science Journal, 8, 159-
172.
57. Komala, A. R., 2012. The influence of the accounting managers’ knowledge and
the top managements’ support on the accounting information system and its impact
on the quality of accounting information: a case of zakat institutions in bandung.
Journal of global management, July 2012. Vol 4. No1.
58. Lee, Y. W., & et al, 2002. AIMQ: amethodology for information quality
assessment. Information & Management 40, 133-146.
59. Leo,V., & et al, 1998. Internationalen Symposiums für informationswissenschaft
(ISI 1998), Prag, 3 - 7. November 1998.
60. Mahdi, S., 2010. Usefulness of Accounting Information System in Emerging
Economy: Empirical Evidence of Iran. International Journal of Economics and
Finance, Vol. 2, No. 2.
61. Marshall, B. R., & Paul, J. S., 2012. Accounting Information Systems.
Twelfth Edition. Pearson Prentice Hall.
187
62. Marshall, B. R., & Paul, J. S., 1999. Accounting information system. Eighth
Edition.
63. Meiryani, 2014. Influence of Top Management Support on the Quality of
Accounting Information System and Its Impact on the Quality of Accounting
Information. Research Journal of Finance and Accounting, ISSN 2222-1697
(Paper) ISSN 2222-2847 (Online), Vol.5, No.11.
64. Momoh, M., & Abdulsalam, D. O., 2014. Information Management Efficiency
in Universities in Northern Nigeria : An Analysis, World Journal of Social Sciences
Vol. 4. No. 1. March 2014 Issue. Pp. 107 – 116.
65. Nabizadeh & Omrani, 2014. Effective Factors on Accounting Information
System Alignment; a Step towards Organizational Performance Improvement.
International Journal of Scientific and Research Publications, Vol 4, ISSN 2250-
3153.
66. Nancy, A., & et al, 2010. Core concepts of Accounting information system.
Eleventh Edition.
67. Nelsi, W., 2015. Organizational culture and its impact on the quality of
Accounting information systems. Journal of Theoretical and Applied Information
Technology 20th December 2015. Vol.82. No.2.
68. Noor & Molcolm, 2007. Factors influencing the alignment of accounting
information systems in small and medium sized Malaysian manufacturing firms.
Journal of Information Systems and Small Business, vol 1, No. 1-2, pp. 1-20.
69. Noor, A. I., & Rosliza, M. Z., 2009, Universiti Utara Malaysia. Usage
accounting information among Malaysian Bumibutra small and medium non –
manufacturing firms. Journal of Enterprise Resource Planning Studies
html Vol.2009 (2009),
Article ID 101113, 7 pages.
188
70. Nunung, N., 2014. Influence of Organization Commitment and Knowledge
Managerment on successful implementation of accounting information systems.
International Journal of Economics, Commerce and Management Vol. II, Issue 12,
ISSN 2348 0386
71. Otley, D., 1980. The contingency theory of management accounting:
achievement and prognosis. Accounting, Organizations and Society, Vol. 5 No. 4,
pp. 413-428.
72. Rahayu, S. K., 2012. The factors that support the implementation of accounting
information system: a survey in bandung and jakarta’s taxpayer offices. Journal of
global management July 2012. Vol 4. No1.
73. Rapina, 2014. Factors Influencing The Quality of Accounting Information
System And Its Implications on The Quality of Accounting Information. Research
Journal of Finance and Accounting, ISSN 2222-1697 (Paper), ISSN 2222-2847
(Online) Vol.5.
74. Reich, F., & Abraham, A., 2006. Activity based costing and activity data
collection : a case study in the Higher Education sector. Conference on
International Accounting Issues, in Proceedings of the 18th Asian-Pacific,
(October), 15–18.
75. Romney, Marshall B., Steinbart, Paul John, Cushing, E. Barry (1997).
Accounting Information System, Seventh Edition, Addison-Wesley.
76. Siti Kurnia Rahayu, 2012. The factors that support the implementation of
accounting information system: a survey in bandung and jakarta’s taxpayer offices.
Journal of global management . Vol 4, No1, Page 025-052.
77. Snežana, K., & et al, 2012. Accounting information system as a platform for
business and financial decision - making in the Company. Management Journal for
Theory and Practice Management, DOI: 10. 7595/ management.fon.2012.0033.
189
78. Spence, M, 1973. Job Market Signaling. Quarterly Journal of Economics (The MIT
Press) 87 (3): 355 - 374.
79. Syaifullah, M., 2014. Influence Organizational Commitment On The Quality Of
Accounting Information System. International Journal of scientific & technology
research, Vol 3, p 299–305, ISSN 2277.
80. Thong, J.Y.L., 1999. An integrated model of information systems adoption in
small business. Journal of Management Information Systems, vol. 15, no. 4, pp.
187-214.
81. Wang, R. & at el, 1998. Manage Your Information as a Product. Sloan
management review, ISSN 0019-848X, Vol. 39, Nº. 4, 1998, 95-105.
82. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%91%E1%BA%A1i_
h%E1%BB%8Dc.
83. https://voer.edu.vn/m/khai-niem-ve-to-chuc/31dd111f.
84. https://www.wattpad.com/320300-gi%C3%A1o-tr%C3%ACnh-qu%E1%BA%A3n-
tr%E1%BB%8B-h%E1%BB%8Dc-%C4%91%E1%BA%A1i-
c%C6%B0%C6%A1ng/page/13
85. https://sites.google.com/site/damanan1991/goc-hoc-tap/thuyet-hanh-vi-trong-quan-ly-
cua-herbert-a-simon
86.
information-economics.asp
87.
va-cac-bat-loi.html