Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học thành lập bản đồ môi trường đất cấp tỉnh phục vụ quản lý và bảo vệ môi trường đất (lấy Hải Dương làm địa bàn nghiên cứu)

Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, Ban ngành cần nghiên cứu sâu về môi trường đất và sớm ban hành bổ sung các tiêu chuẩn kĩ thuật cho việc đánh giá CLMT đất theo từng chỉ tiêu của môi trường đất. Bên cạnh đó hoàn chỉnh Quy trình kĩ thuật thành lập bản đồ môi trường đất nhằm thống nhất hệ thống các bản đồ môi trường đất trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. - Sử dụng các bản đồ môi trường trong quản lý và bảo vệ môi trường đất. - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường đất, hệ thống quan trắc môi trường đất chuẩn quốc gia nhằm cập nhập hàng năm, có đủ dữ liệu để giám sát sự thay đổi của môi trường đất, từ đó đề ra các quyết sách đúng đắn cho chiến lược phát triển lãnh thổ ở mỗi địa phương trên phạm vi cả nước.

docx157 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học thành lập bản đồ môi trường đất cấp tỉnh phục vụ quản lý và bảo vệ môi trường đất (lấy Hải Dương làm địa bàn nghiên cứu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị suy thoái nhẹ là 15.254,428ha chiếm 22,05% tổng diện tích đất chuyên lúa của tỉnh. Các thông tin trên đã phản ánh bức tranh trực quan về CLMT đất chuyên lúa ở Hải Dương. Qua đó diện tích đất chuyên lúa ở mức bắt đầu suy thoái và suy thoái nhẹ là rất lớn, chiếm tới 63,71% tổng diện tích đất chuyên lúa của tỉnh. Sự suy giảm về CLMT đất ở khu vực này được lý giải bởi việc sử dụng đất quá mức mà chưa bù lại lượng dinh dưỡng nhất định cho đất. Bên cạnh đó việc sử dụng quá nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, hoặc sử dụng chưa đúng liều lượng, thời điểm gây tồn dư nhiều chất gây độc cho sinh vật trong đất, làm tổn hại đến CLMT đất. Mặt khác khi thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường đất cần chú ý tới diện tích đất chưa suy thoái, phải đánh dấu thành vùng màu xanh để có kế hoạch bảo vệ nghiêm để phục vụ sản xuất lương thực, không được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác [63]. Qua đó đã giúp các nhà quản lý nhận đinh rõ hơn về địa bàn phục trách và có kế hoạch cho việc sử dụng đất hợp lý và bền vững. ha Hình 3.2. Biểu đồ CLMT đất chuyên lúa theo huyện,tỉnh Hải Dương năm 2010. Qua bảng thống kê diện tích các mức độ đánh giá CLMT đất chuyên lúa theo huyện (bảng 3.1) và biểu đồ (hình 3.2) nhận thấy. - Điểm nổi bật là 4.886,091ha đất chuyên lúa ở Kinh Môn đã bắt đầu suy thoái và suy thoái nhẹ, không có phần diện tích đất nào chưa suy thoái. Điều này, cho thấy vấn đề sử dụng đất, các hoạt động kinh tế và xã hội đang tạo ra những tổn hại nhất định đến môi trường đất nơi đây. Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên với địa hình chia cắt không lớn, đồi núi ít, độ dốc thấp, độ che phủ thấp... cũng là những nguyên nhân gây nên thực tế này. - Điểm thứ hai là ở thành phố Hải Dương, với diện tích đất chuyên lúa khá ít (235,194ha) nhưng đều ở mức chưa suy thoái. Điều này là dấu hiệu phản ánh công tác quản lý môi trường đất ở khu vực thành phố là rất tốt, đặc biệt là công tác thu gom và xử lý chất thải. Phần diện tích trồng lúa ở đây thực sự được quan tâm, bảo vệ. Hơn thế nữa đất nơi đây khá bằng phẳng, đa phần là đất phù sa, màu mỡ, điều kiện canh tác thuận lợi... nên đã tạo ra những vùng đất tốt. - Điểm thứ ba là ở Tứ Kỳ và Gia Lộc là 2 địa phương có diện tích đất bị suy thoái nhẹ ít hơn so với các địa phương còn lại trong tỉnh, bởi đất ở vùng này khá màu mỡ và thường xuyên được chăm bón bảo vệ. Nơi có diện tích bị suy thoái nhẹ lớn nhất trong tỉnh là Kim Thành, Chí Linh và Kinh Môn, chỉ trong 3 huyện này diện tích đất bị suy thoái nhẹ chiếm tới 58,2% tổng diện tích đất chuyên lúa bị suy thoái nhẹ của tỉnh. Còn lại các địa phương khác như: Cẩm Giàng, Gia Lộc, Nam Sách và Thanh Hà có diện tích đất bị suy thoái nhẹ là trung bình. 3.1.1.2. Mức độ suy thoái của đất chuyên lúa - mầu Căn cứ vào bản đồ số CLMT đất chuyên lúa - mầu tỉnh Hải Dương năm 2010 (hình 2.7), ứng dụng GIS chiết xuất ra diện tích các vùng đất chuyên lúa - mầu với các mức đánh giá về CLMT đất theo huyện (bảng 3.2). Bảng 3.2. Chất lượng môi trường đất chuyên lúa - màu tỉnh Hải Dương thống kê theo huyện (đơn vị hecta). Stt Huyện Chưa suy thoái Bắt đầu suy thoái Suy thoái nhẹ Suy thoái mạnh Tổng cộng Bình Giang 636,02 604,39 367,46 - 1.607,87 Cẩm Giàng 494,98 1.552,36 871,36 - 2.918,7 Chí Linh - 1.152,06 5.425,56 4144,57 10.722,19 Gia Lộc 2.480,08 167,03 620,32 - 3.267,43 Kinh Môn 337,19 2.709,88 2.596,05 200,45 5.843,57 Kim Thành 484,83 1.002,58 1.269,58 11,18 2.768,17 Nam Sách 1.374,97 1.766,59 1.146,03 242,21 4.529,8 Ninh Giang 280,01 1.175,09 1.199,79 2,84 2.657,73 TP Hải Dương 828,33 122,93 - 29,68 980,94 Thanh Hà 565,75 754,42 1.311,9 228,97 2.861,04 Thanh Miện 371,88 327,82 794 - 1.493,7 Tứ Kỳ 2.307,71 1.432,16 1.911,01 254,45 5.905,33 Tổng 10.161,75 12.767,31 17.513,06 5.114,35 45.556,47 Nguồn phân tích, chiết xuất từ bản đồ số CLMT đất chuyên lúa - mầu Hải Dương đã thành lập. Hình 3.3. Biểu đồ CLMT đất chuyên lúa – màu tỉnh Hải Dương năm 2010. Đối với vùng đất chuyên lúa – màu đã có sự khác biệt khi xuất hiện khu vực có CLMT đất ở mức suy thoái mạnh (chiếm 11,23% tổng diện tích đất chuyên lúa – màu của tỉnh). Trong khi đó diện tích đất chưa suy thoái chỉ chiếm 22,31%, còn lại diện tích đất suy thoái nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,44% tổng diện tích đất chuyên lúa – màu của tỉnh. Qua biểu đồ này (hình 3.3) nhận thấy khi mục đích sử dụng đất, cơ cấu mùa vụ tăng sẽ dẫn tới áp lực tác động lên đất tăng và điều này đồng nghĩa với việc CLMT đất bị suy giảm, dẫn đến suy thoái. ha Hình 3.4. Biểu đồ CLMT đất chuyên lúa – màu theo các huyện, tỉnh Hải Dương năm 2010. + Điểm đặc biệt là ở Chí Linh toàn bộ diện tích đất chuyên lúa - màu đã bắt đầu suy thoái đến suy thoái mạnh, không có khu vực nào được đánh giá là chưa suy thoái. Trong khi đó ở Gia Lộc, Tứ Kỳ và Nam Sách là 3 huyện có diện tích đất lúa - mầu chưa suy thoái lớn nhất là (6.162.76ha) chiếm 60,64% tổng diện tích đất chuyên lúa - mầu chưa bị suy thoái ở Hải Dương. + Đất chuyên lúa - màu đã bắt đầu suy thoái chiếm tỷ lệ khá lớn (12.676,31ha) chiếm 28,03% tổng diện tích đất chuyên lúa - mầu của tỉnh. Khu vực đất bắt đầu suy thoái có mặt ở hầu hết các huyện trong tỉnh với quy mô trên dưới 1000ha, riêng Kinh Môn là 2.709,88ha. + Đối với đất chuyên lúa – màu bị suy thoái nhẹ thì chỉ riêng thành phố Hải Dương là không có, còn lại các đơn vị khác đều xuất hiện khu vực đất bị suy thoái nhẹ. Trong đó, huyện có diện tích đất bị suy thoái nhẹ lớn nhất là Chí Linh và Kinh Môn với tổng diện tích là 8.021,61ha, chiếm 45,8% tổng diện tích đất chuyên lúa - màu được đánh giá ở mức suy thoái nhẹ. Như vậy, khu vực đất chuyên lúa – màu bắt đầu suy thoái và suy thoái nhẹ có diện tích lớn nhất (30.280,37ha) chiếm 66,47% tổng diện tích đất chuyên lúa - mầu ở Hải Dương. + Đối với mức đánh giá CLMT đất ở mức suy thoái mạnh đã xuất hiện ở nhiều huyện như: Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Thanh Hà với tổng diện tích là 5.114,35ha. Trong đó lớn nhất ở Chí Linh (4.144,57ha), ít nhất là ở Kim Thành (11,18ha), ở thành phố Hải Dương cũng xuất hiện trên 29,68ha. Song mức đánh giá này lại không xuất hiện ở các huyện như: Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc và Thanh Miện. Điều này đã đặt ra nhiệm vụ mới cho các nhà quản lý cũng như người dân Hải Dương là phục hồi diện tích đất đang bị suy thoái và suy thoái mạnh. Bên cạch đó cần có chính sách hợp lý trong khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường. 3.1.1.3. Mức độ suy thoái của đất trồng cây lương thực Căn cứ vào bản đồ số CLMT đất trồng cây lương thực tỉnh Hải Dương năm 2010 (hình 2.13), ứng dụng GIS chiết xuất ra diện tích các vùng đất chuyên trồng cây lương thực với các mức đánh giá về CLMT đất theo huyện như bảng sau. Bảng 3.3. Chất lượng môi trường đất trồng cây lương thực tỉnh Hải Dương thống kê theo huyện (đơn vị hecta). Stt Huyện Chưa suy thoái Bắt đầu suy thoái Suy thoái nhẹ Suy thoái mạnh Tổng cộng Bình Giang 785,59 6.826,75 988,49 - 8.600,83 Cẩm Giàng 3.941,68 1.667,29 1.980,99 - 7.589,96 Chí Linh 350,62 2.526,93 8.281,78 4.144,57 1.5303,9 Gia Lộc 7.980,39 993,04 691,09 - 9.664,52 Kinh Môn 337,19 4.777,41 5.414,58 200,45 10.729,63 Kim Thành 1.034,29 2.566,75 4.476,37 11,18 8.088,59 Nam Sách 5.359,28 2.028,6 1.784,31 242,21 9.414,4 Ninh Giang 4.554,97 4.352,03 1.558,14 2,84 10.467,98 TP Hải Dương 1.063,53 122,93 - 29,68 1.216,14 Thanh Hà 883,45 7.524,04 2.373,49 2.28,97 11.009,95 Thanh Miện 435,94 6.216,91 3.223,68 - 9.876,53 Tứ Kỳ 8.541,69 1.986,46 1.994,63 2.54,45 12.777,23 Tổng 35.268,62 41.589,14 32767,55 5.114,35 114.739,66 Nguồn phân tích, chiết xuất từ bản đồ số CLMT đất trồng cây lương thực Hải Dương năm 2010. Hình 3.5. Biểu đồ CLMT đất trồng cây lương thực tỉnh Hải Dương năm 2010 Đất trồng cây lương thực là sự tổng hợp của nhóm đất chuyên lúa và đất chuyên lúa – màu. Căn cứ vào biểu đồ hình 3.5 nhận thấy: diện tích đất bị suy thoái mạnh chiếm 4,46% tổng diện tích đất trồng cây lương thực ở Hải Dương. Tuy nó chiếm phần nhỏ diện tích đất trồng cây lương thực của tỉnh, song đây là dấu hiệu cảnh báo về sự suy giảm CLMT đất ở Hải Dương. Ngược lại diện tích đất chưa bị suy thoái chiếm tới 30,74% tổng diện tích đất trồng cây lương thực của tỉnh. Khu vực này cần phải có những biện pháp sử dụng và khai thác hợp lý nhằm đảm bảo CLMT đất tốt và tạo năng suất cao, đảm bảo an ninh, an toàn lương thực của tỉnh. Bên cạnh đó, diện tích đất ở mức bắt đầu suy thoái có tỷ lệ lớn nhất (41.589,14ha, chiếm 36,25% tổng diện tích đất trồng cây lương thực của tỉnh) trong số 4 mức độ đánh giá CLMT đất xuất hiện ở Hải Dương. Diện tích đất bị suy thoái nhẹ chiếm 28,56% tổng diện tích đất trồng cây lương thực. Khu vực này cần có các giải pháp đúng đắn nhằm phục hồi CLMT đất, tránh trường hợp chúng tiếp tục bị suy thoái và trở thành nhóm đất bị suy thoái mạnh. ha Hình 3.6. Biểu đồ CLMT đất trồng cây lương thực theo huyện, tỉnh Hải Dương năm 2010. - Hải Dương có tới 114.739,66ha đất dành cho trồng cây lương thực chiếm 69,29% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, trên đó diễn ra các hoạt động sản xuất từ chuyên trồng lúa nước, trồng lúa xen rau màu, trồng lúa nước xen trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Các hình thức trồng trọt đã tác động mạnh mẽ đến CLMT đất ở Hải Dương. Diện tích đất chưa bị suy thoái phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh và tập trung nhiều nhất ở Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Ninh Giang v.v... - Diện tích đất bắt đầu suy thoái xuất hiện ở tất cả các huyện trong tỉnh. Tổng diện tích đất trồng cây lương thực bắt đầu bị suy thoái là 41.589,14ha chiếm 36,25% tổng diện tích đất trồng cây lương thực ở Hải Dương. Đây là mức phổ biến nhất ở các huyện, với diện tích lớn nhất là Thanh Hà (7524,04ha), Bình Giang (6.826,75ha), Thanh Miện (6.216,46ha)... Điều này minh chứng cho sự suy giảm CLMT đất ở Hải Dương, diện tích đất bắt đầu suy thoái đã tăng mạnh và chiếm ưu thế trong các mức đánh giá CLMT đất. Thực tế này đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho người quản lý và khai thác môi trường đất ở Hải Dương là cần phải bảo vệ diện tích đất chưa bị suy thoái, từng bước phục hồi nhanh khu vực bắt đầu suy thoái, nhằm bảo vệ diện tích trồng cây lương thực, đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế của địa phương. - Đối với diện tích đất được đánh giá ở mức suy thoái nhẹ đã gia tăng ở hầu hết các huyện trong tỉnh. Tổng diện tích đất được đánh giá ở mức này là 32.767,55ha chiếm 28,58% tổng diện tích đất trồng cây lương thực của tỉnh. Trong đó, ở Chí Linh là địa bàn có diện tích lớn nhất (8.281,78ha), Kinh Môn (5.414,58ha), Kim Thành (4.476,37ha) và thấp dần ở các địa phương còn lại. Điều đặc biệt là ở mức đánh giá này không xuất hiện ở thành phố Hải Dương. Khu vực này cần phải được xác định rõ và có kế hoạch khai thác hợp lý hơn để nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường đất. Các cấp lãnh đạo, các nhà tư vấn cần xây dựng chế độ bảo vệ khu vực này và phổ biến rộng rãi cho người dân biết để thực hiện. - Diện tích đất trồng cây lương thực được đánh giá bị suy thoái mạnh xuất hiện chủ yếu ở Chí Linh (4.144,57ha), Tứ Kỳ (254,45ha), Nam Sách (242,21ha), Kinh Môn (200,45ha), Thanh Hà (228,97ha), và các huyện còn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ hoặc không có. Điều này phản ánh CLMT đất trồng cây lương thực ở Hải Dương chưa thực sự bị suy thoái mạnh, hoặc rất mạnh. Tuy nhiên, cũng cần sớm có những chính sách hợp lý nhằm duy trì và giảm thiểu tác động xấu tới môi trường đất, môi trường sống của người dân trong tỉnh. 3.1.2. Chất lượng môi trường đất trồng cây lương thực phân theo vùng ở Hải Dương Căn cứ vào độ cao của địa hình, đất trồng cây lương thực ở Hải Dương được chia thành 2 vùng chính là vùng đồng bằng và vùng đồi núi. Do đất ở hai vùng này có quá trình thành tạo khác nhau, đất ờ vùng đồng bằng chủ yếu thành tạo theo bồi đắp, còn ở vùng núi đất được thành tạo từ quá trình phong hóa, rửa trôi. Bên cạnh đó quá trình khai thác, sử dụng đất ở hai vùng này cũng khác nhau: vùng đồng bằng chủ yếu trồng lúa nước, cây lương thực ngắn ngày, vùng núi chủ yếu trồng cây lương thực ưa cạn, nên CLMT đất ở hai vùng sẽ có nhiều chuyển biến khác nhau. Bằng công cụ GIS chồng xếp bản đồ CLMT đất trồng cây lương thực và bản đồ phân vùng đất theo địa hình để chiết xuất thông tin về diện tích của các vùng đất phân theo địa hình với 4 mức đánh giá CLMT (bảng 3.4) và trực quan hóa trong biểu đồ hình 3.7 sau đây. Bảng 3.4. CLMT đất phân theo vùng, tỉnh Hải Dươn (đơn vị hecta). CLMT đất Vùng Chưa suy thoái Bắt đầu suy thoái Suy thoái nhẹ Suy thoái mạnh Tổng cộng Vùng đồi núi núi - 334.49 375.94 1.964.53 2.674.96 đồi - - 1.883.05 2.327.14 4.210.19 Vùng đồng bằng cao 9.597.16 11.617.78 858.84 7.55.31 22.829.09 trung bình 664.28 6.166.65 1.217.32 - 8.048.25 thấp 25.007.18 23.470.22 28.432.4 67.37 76.977.17 Tổng cộng 35.268.62 41.589.14 32.767.55 5.114.35 114.739.66 Nguồn: tổng hợp và chiết xuất từ bản đồ số phân vùng đất theo địa hình và bản đồ CLMT đất trồng cây lương thực Hải Dương năm 2010. ha Hình 3.7. Biểu đồ diện tích các mức độ CLMT đất theo vùng ở Hải Dương 3.1.2.1. Chất lượng môi trường đất trồng cây lương thực vùng đồng bằng - Đối với vùng đồng bằng được phân thành 3 vùng nhỏ hơn gồm: vùng đồng bằng cao, vùng đồng bằng trung bình và vùng đồng bằng thấp. Diện tích đất trồng cây lương thực thuộc vùng đồng bằng là 107.854,51ha chiếm 94% tổng diện tích đất trồng cây lương thực của tỉnh và chiếm 65,1% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó, diện tích đất vùng đồng bằng thấp là 76.977,17ha, chiếm phần lớn diện tích đất vùng đồng bằng ở Hải Dương, vùng đồng bằng cao (22.829,09ha) và vùng đồng bằng trung bình chỉ là 8.048,25ha. + Về CLMT đất ở mức chưa suy thoái, vùng đồng bằng có diện tích là 35.268,62ha chiếm 30,7% tổng diện tích đất trồng cây lương thực của tỉnh, khu vực này là những vùng đất phì nhiêu, màu mỡ, cần bảo vệ để sản xuất nông nghiệp. + Với mức CLMT đất bắt đầu suy thoái có diện tích 41.589,14ha (chiếm 36,25% tổng số diện tích đất trồng cây lương thực của tỉnh), đây là loại hình đất phổ biến nhất trong các mức đánh giá CLMT đất. + Với mức CLMT đất suy thoái nhẹ bắt đầu xuất hiện ở cả 2 vùng đồi núi và đồng bằng ở Hải Dương. Tổng diện tích đất thuộc mức CLMT đất suy thoái nhẹ này là (32.767.55ha) chiếm 28,56% tổng diện tích đất trồng cây lương thực của Hải Dương. Diện tích đất ở mức suy thoái nhẹ chiếm chủ yếu ở vùng đồng bằng thấp với diện tích 38.432,4ha và ít hơn ở vùng núi với diện tích là 375,94ha. - Yêu cầu của công tác quản lý và bảo vệ môi trường là cần phải xác định chính xác các khu vực đất, với các mức đánh giá CLMT đất tương ứng. Bảo vệ các khu vực chưa bị suy thoái, có giải pháp khắc phục phù hợp với từng khu vực đất theo các mức độ suy thoái khác nhau, đặc biệt cần có những giải pháp riêng cho các khu vực đất đang bị suy thoái mạnh. Trên nguyên tắc bảo vệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp của địa phương, phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh theo định hướng phát triển bền vững. 3.1.2.2. CLMT đất trồng cây lương thực vùng đồi núi Bằng công nghệ GIS tiến hành chồng xếp bản đồ phân vùng đất theo địa hình và bản đồ CLMT đất trồng cây lương thực của tỉnh Hải Dương, chiết xuất diện tích các vùng đất theo địa hình với các mức đánh giá CLMT đất theo bảng sau: - Vùng địa hình cao ở Hải Dương được chia thành vùng núi và vùng đồi, có diện tích đất trồng cây lương thực là 6.885,15ha chiếm 6% tổng diện tích đất trồng cây lương thực và chiếm 4,15% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh (bảng 3.4). Trong đó, vùng đất núi chiếm 2.674,96 ha còn vùng đất đồi chiếm 4.210,19 ha. Ở vùng này hầu hết đất đã bị suy thoái với cả ba mức đánh giá từ bắt đầu suy thoái đến suy thoái mạnh. - Yêu cầu của quản lý và bảo vệ môi trường đất ở vùng này là xác định chính xác các khu vực với các mức đánh giá CLMT đất tương ứng, xây dựng các giải pháp phù hợp cho từng khu vực. Trên nguyên tắc bảo vệ diện tích đất rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Chú trọng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp gắn với bảo vệ chất lượng đất, tạo môi trường phát triển bền vững. Để bảo vệ CLMT đất nơi đây cần có những hình thức canh tác hợp lý, lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp, đồng thời không ngừng giám sát, bảo vệ môi trường đất. Có kế hoạch phục hồi CLMT đất khu vực bị suy thoái mạnh và suy thoái nhẹ, hoặc xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho thích hợp. 3.1.3. Một số nguồn phát sinh chất thải chính ảnh hưởng tới chất lượng môi trường đất tỉnh Hải Dương 3.1.3.1. Các hoạt động sinh hoạt của người dân Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải Các phế phẩm này tồn tại ở nhiều dạng như: rắn, lỏng (là nước thải sinh hoạt kèm theo các phế phẩm bị cuốn theo). Các chất thải này trực tiếp làm ô nhiễm nguồn nước, sau đó lắng đọng làm ô nhiễm đất), bụi, khí (là loại rác nhẹ có thể lơ lửng trong không khí, được gió phân tán và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, sau đó cũng lắng đọng, rơi xuống đất, nước tiếp tục làm ô nhiễm nguồn nước và đất). Các làng nghề ở Việt Nam nói chung và ở Hải Dương nói riêng đều có trình độ sản xuất khá lạc hậu, công cụ sản xuất thường là thủ công. Chính vì vậy, mà trong quá trình sản xuất, lượng rác thải càng nhiều do không sử dụng triệt để nguồn nguyên liệu, nhiên liệu hoặc các phế phẩm cũng tăng lên do các sản phẩm không đạt yêu cầu. Hiện nay, ở Hải Dương các làng nghề có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, nhưng ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề bức xúc. Theo điều tra của cơ quan chuyên môn, ước tính mỗi ngày các làng nghề thải ra từ 20 đến 30 tấn rác. Rác thải rất đa dạng, chưa qua xử lý, tồn tại trong nhà, ngoài đường [87]. Nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề trên là do: quy mô sản xuất nhỏ nên khó khăn trong đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cấp máy móc, thiết bị; tập quán sản xuất, sinh hoạt vẫn theo kiểu "tiểu nông”; trình độ của người lao động hạn chế, chỉ học nghề theo kinh nghiệm; cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn hạn chế. Do phát triển dân số và tốc độ phát triển đô thị ngày một tăng, nhu cầu về điều kiện sống, sinh hoạt và nhà ở tăng mạnh. Vấn đề rác thải đô thị và rác thải nông thôn đang là vấn đề môi trường bức xúc, việc thu gom và xử lý chất thải này chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị và sức khoẻ cộng đồng. Các nguồn phát thải chủ yếu như: sinh hoạt của các hộ dân, rác đường, dịch vụ, thương mại, cơ quan, công sở, chợ Ở Hải Dương, lượng rác thải sinh hoạt được thu gom chiếm khoảng 2/3 lượng rác thải phát sinh, còn lại khoảng 1/3 lượng rác thải đang ngày đêm làm suy giảm CLMT sống của người dân trong tỉnh. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2009 thành phố Hải Dương thu gom được 75.000 tấn, chiếm 51,61% tổng lượng rác thu gom được trong toàn tỉnh, còn lại gần 50% lượng rác thải rắn được thu gom từ các địa bàn huyện trong tỉnh. Ở Hải Dương, chất thải rắn chiếm khoảng 75% lượng chất thải của toàn đô thị. Theo số liệu thống kê của sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương, lượng chất thải rắn phát sinh theo đầu người trong ngày đêm có sự khác biệt theo mức sống của người dân trong đô thị, thường dao động trong khoảng từ 0,45 đến 0,8 kg/người ngày đêm [63]. Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt bao gồm: chất dẻo PVC, keo diệt chuột, pin, bóng đèn hỏng, sơn, dầu mỡ, các vật dụng như bao bì, hộp, hiện đang là một vấn đề nan giải, cần nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng. Bảng 3.5. Thành phần chất thải rắn từ sinh hoạt đô thị Stt Thành phần Tỷ lệ trọng lượng (%) 1. Chất hữu cơ: thức ăn thừa, cọng rau, vỏ củ quả 49,2 2. Plastic: chai, lọ, hộp, túi nion, mảnh nhựa vụn 5,7 3. Giấy: giấy vụn, catton 7 4. Kim loại: vỏ hộp, sợi kim loại 3,6 5. Thuỷ tinh: chai, lọ, mảnh vỡ 2,8 6. Chất trơ: đất, đá, cát, gạch vụn 20,4 7. Cao su, da vụn, giả da 3,2 8. Cành cây, gỗ, tóc, lông gia súc, vải vụn 6,7 9. Chất thải nguy hại: vỏ hộp sơn, bóng đèn hỏng, pin, ắc quy 1,4 Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát CEETIA và DONRE năm 2010, dẫn theo [62]. 3.1.3.2. Các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Hải Dương còn đang ngày đêm xả thải vào môi trường chất thải nước, khí, bụi. Các tác nhân này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường đất. Một điều logic cho thấy, khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm, đặc biệt là nước sông, hồ trên địa bàn thì hậu quả để lại lâu dài nhất vẫn là ô nhiễm môi trường đất. Nước ô nhiễm nhanh chóng ngấm xuống đất làm ô nhiễm đất và nước ngầm. Nước ô nhiễm nhanh chóng phát tán chất ô nhiễm làm cho tầm ảnh hưởng tăng nhanh, nếu không có giải pháp kịp thời. Hiện nay, ở Hải Dương, các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp xuất hiện nhiều và ở khắp nơi trên địa bàn, nhưng việc chú ý tới vấn đề phát thải vẫn chưa thực sự được chú ý, giám sát trước khi xả thải. Hơn thế nữa, ô nhiễm bụi trong không khí từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng đang là vấn đề phải quan tâm. Khi không khí bị ô nhiễm, trong khoảng thời gian nhất định sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, nhưng sau đó bụi lắng đọng rồi tiếp tục ảnh hưởng tới môi trường đất. Nếu là bụi từ đất, cát thì không ảnh hưởng gì, nhưng nếu khói bụi mang theo các chất hóa học thì sẽ mang lại những tổn hại khó lường tới môi trường đất. Ví dụ như khói bụi làm tăng dư lượng axit trong đất, khiến đất bị chua, khói bụi làm chết thực vật, vi sinh vật trong và trên đất, gián tiếp làm thoái hóa đất. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, lượng chất thải rắn công nghiệp là rất lớn, riêng nhà máy nhiệt điện Phả Lại đã thải ra 400.000 tấn xỉ/năm chiếm tỷ lệ lớn của lượng rác thải rắn công nghiệp của tỉnh. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất xi măng, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cũng chiếm một tỉ lệ khá lớn. Riêng thành phố Hải Dương, tổng lượng chất thải rắn công nghiệp vào khoảng 26.217 tấn năm 2009 được thu gom đầy đủ và bước đầu có biện pháp xử lý. Lượng rác thải rắn công nghiệp không nguy hại, thường được tái chế sử dụng lại một phần, phần còn lại có thể tận dụng làm nền đường, san nền hoặc làm gạch. Bên cạnh đó chất thải rắn nguy hại của sản xuất công nghiệp cũng đang là vấn đề cần quan tâm. Đối với ngành sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu vào các cơ sở sử dụng vật liệu có chứa các hợp chất dung môi, cao su, sơn, keo, sợi amiăng. Năm 2009, trên địa bàn tỉnh Hải Dương chưa điều tra được tổng thể lượng chất thải rắn nguy hại do ngành công nghiệp thải ra. Song riêng công ty Ford - Việt Nam mỗi tháng đã thải ra 14 tấn cặn sơn, làm ảnh hưởng lớn tới CLMT khu vực lân cận. Các công ty giày da có lượng rác thải rắn nguy hại khác là cao su và giả da, chúng được đưa xuống Hải Phòng để xử lý. Cơ sở tấm lợp prô-xi-măng Đông Anh, Phả Lại các chất thải có phần lớn sợi amiăng, rác thải được chôn lấp tại khu vực sản xuất. Một số cơ sở khác thực hiện hình thức nghiền tấm lợp phế thải và nguyên liệu loại bỏ trong sản xuất làm phụ gia xi măng. Bảng 3.6. Khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh theo các nguồn chính tại các đô thị Hải Dương, năm 2009. Stt Nguồn Khối lượng (tấn/năm) Năng lượng 360 Điện, điện tử 1 Cơ khí, luyện kim 3358 Hóa chất 1452 Chế biến lương thực, thực phẩm 950 Công nghiệp nhẹ 560 Vật liệu xây dựng 50 Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát của cục Bảo vệ thực vật 2009 dẫn theo [62]. Ngoài ra, phải kể đến rác thải nông nghiệp. Lượng chất thải này có trữ lượng lớn nhưng lại dễ tiêu, hoặc thường được sử dụng làm chất đốt, phân bón, nên chúng ít được thu gom và xử lý. Một số loại khác như bao bì, vỏ chai lọ đựng thuốc trừ sâu cần được quan tâm hơn nữa vì đó là chất thải rắn nguy hại. Công bố trong buổi họp với UBND tỉnh Hải Dương ngày 31/08/2010, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 66 doanh nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường. Trong đó, có 11 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, 5 doanh nghiệp bị đình chỉ sản xuất cho đến khi xử lý chất thải, nước thải bảo đảm tiêu chuẩn môi trường cho phép. Nguyên nhân của những vi phạm về môi trường một phần do doanh nghiệp chưa có ý thức bảo vệ môi trường, một phần do công tác quản lý, thanh tra về môi trường còn lỏng lẻo, các quy định pháp luật hiện hành chưa đầy đủ, đồng bộ. Đây cũng là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nhà quản lý, cần phải có giải pháp thích hợp trong chiến lược phát triển bền vững của địa phương mình, trong mối quan hệ tổng thể toàn quốc, toàn cầu. 3.1.3.3. Các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp Khi canh tác nông, lâm nghiệp các cây trồng đã lấy đi một lượng đáng kể chất dinh dưỡng. Lượng chất này lớn hơn rất nhiều so với lượng chất tự tái tạo của môi trường đất. Điều này lý giải một điều rằng bản thân môi trường đất có tốt đến mấy mà khi canh tác, con người không bổ sung một lượng nhất định chất dinh dưỡng thì tài nguyên đất sẽ nhanh chóng bị cằn cỗi, thoái hóa, bạc màu, nếu kèo dài sẽ dẫn đến việc đất mất khả năng canh tác. Hơn thế nữa, ngày nay dân số ngày càng đông, nhu cầu về đất đai càng lớn. Diện tích đất canh tác thì có xu hướng giảm, đặc biệt là giảm mạnh sau khi Nhà nước chính thức thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đất canh tác nông - lâm nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng tăng đáng kể. Thực tế này, bắt buộc người dân phải tăng cường độ sử dụng đất, tiếp tục thâm canh tăng vụ, gối vụ. Đồng thời tiếp tục tìm cách tăng năng suất, tăng sản lượng. Như vậy, người dân phải tính đến sử dụng các biện pháp chăm bón cho đất, cho cây. Kiểu chăm bón không hợp lý sẽ tiếp tục làm tổn hại đến môi trường đất vốn đang rất yếu vì phải gồng lên để chống lại những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Nguy cơ ô nhiễm môi trường đất đã và đang hiện hữu trước mắt chúng ta. - Với truyền thống về sản xuất nông nghiệp, cần tuân thủ các nguyên tắc khai thác và sử dụng quỹ đất hợp lý. Thường xuyên cung cấp lượng dinh dưỡng bù lại cho đất khi đã nuôi cây. - Khi bón phân hữu cơ: phân xanh hoặc phân chuồng đã được ủ kĩ để loại trừ sâu bọ, bệnh dịch. Việc làm này cũng tạo cho môi trường đất những thuận lợi nhất định, vừa tăng độ phì cho đất, vừa tạo ra độ tơi xốp nhất định. Trái lại, nếu bón phân chuồng không ủ, hoặc ủ chưa kĩ thì lại biến đất trở thành môi trường tốt cho các dịch bệnh, sâu bọ phát triển. Cây trồng có thể tốt nhưng sẽ nhanh chóng bị phá hoại bởi sâu bệnh, nguy hiểm hơn là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. - Khi bón phân hóa học như: đạm, lân, kali các loại phân này thường làm cho đất bị chặt, gây khó khăn cho sự phát triển của cây trồng. Chưa kể các phân hóa học là dạng khó tiêu, sau thu hoạch sẽ còn đọng lại trong đất một lượng các chất hóa học nhất định. Lượng dư chất này gặp những điều kiện khác nhau nhanh chóng chuyển hóa thành dạng hợp chất khác, khiến cây trồng khó hoặc không thể hấp thụ được. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng ngộ độc của đất, dần dần sẽ khiến đất bị thoái hóa. - Một thực tế nữa là khi thời tiết thay đổi, sâu bệnh ngày càng nhiều, đất đai ngày một cằn cỗi, năng suất cây trồng giảm, ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân. Để khắc phục khó khăn, người dân tiếp tục sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc bảo quản, hầu hết là các chất hóa học lạ lẫm và độc hại với môi trường đất. Mà theo khái niệm ô nhiễm môi trường thì cứ xuất hiện những chất lạ làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái là môi trường ấy đã bị ô nhiễm. Hình sau đây sẽ minh họa sự phát tán chất bảo vệ thực vật vào môi trường và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, vi sinh vật có lợi trong đất. Đất Nước Thuốc BVTV Không khí Rau, cây lương thực Vật nuôi, động vật thủy sinh Con người Thức ăn, nước sinh hoạt Hình 3.9. Sơ đồ sự phân tán thuốc BVTV vào môi trường Sinh vật trong đất Chưa kể đến người nông dân đang sử dụng những loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, đã tạo ra những tổn hại nặng nề đến môi trường đất. Đây là những bài học cho người dân lao động và các cấp lãnh đạo các ban ngành liên quan. Như vậy, thuốc trừ sâu là một loại thuốc độc có thể gây ra nhiều mối nguy hại về nhiều mặt, do đó không thể lạm dụng quá mức. Cần nhìn nhận thuốc trừ sâu như là một giải pháp bất đắc dĩ mới phải sử dụng. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu cũng khá hữu ích đối với nông nghiệp như: tiêu diệt sâu hại, làm tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Song nó cũng gây tổn hại tới sức khỏe của con người và môi trường sinh thái. 3.1.3.4. Các hoạt động dịch vụ khác (y tế, giao thông vận tải, khai thác tài nguyên thiên nhiên) - Y tế Chất thải rắn y tế gồm 2 loại: loại thứ nhất là rác thải phát sinh từ các phòng bệnh như: bông băng, bơm kim tiêm, bệnh phẩm...; loại thứ hai là rác thải do sinh hoạt của bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân thải ra như: nilon, hộp, nhựa PVC, giấy vụn... Theo kết quả nghiên cứu của dự án: Quy hoạch tổng thể chất thải nguy hại trong rác thải y tế ở Việt Nam có khoảng 30% là chất thải nguy hại [60], nhận định này cũng phù hợp với Hải Dương. Năm 2009, trên địa bàn tỉnh có 19 bệnh viện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 1 trạm điều dưỡng, 263 trạm y tế xã, phường và khoảng 400 phòng khám chữa bệnh tư nhân. Trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân thì các cơ sở y tế này đã thải vào môi trường một lượng chất thải y tế độc hại cần phải có kế hoạch xử lý nghiêm ngặt. Số lượng rác thải y tế của một số đơn vị được tổng hợp theo bảng 3.7. Các nguồn chính phát sinh chất thải rắn tỉnh Hải Dương năm 2009 được trực quan hóa trong bản đồ hình 3.10. Bảng 3.7. Số lượng rác thải y tế của một số cơ sở y tế trong tỉnh Hải Dương năm 2010. (Đơn vị: kg) Stt Cơ sở y tế CTR sinh hoạt Chất thải lây lan Chất thải độc hại Các loại vật cứng nhọn Các loại khác 1. BV đa khoa 1500 150 13 20 - 2. BV 7 85 5 7 2 27 3. BV thành phố 50 3 1 0,1 0,5 4. TTYT Bình Giang 60,6 - 19 4,4 - 5. TTYT Chí Linh 45 - 0,5 4,5 - 6. TTYT Kinh Môn 90 12 0 3 8 7. TTYT Tứ Kỳ 10 6 5 2 0 8. TTYT Thanh Miện 135 2 30 10 5 9. TTYT Ninh Giang 40 8 7 1 80 10 TTYT Kim Thành 70 5 1 2 5 11. TTYT Gia Lộc 80 20 5 6 10 12. TTYT Cẩm Giàng 50 10 0,3 1,5 0 13. TTYT Thanh Hà 70 15 1 2 10 14. TTYT Nam Sách 600 3 0,9 4,5 7,5 15. BV Nhị Chiểu 5 2 3 2 3 16. BV Y học cổ truyền 30 2 0,2 0,1 5 17. BV Lao và Lao phổi 200 20 15 5 10 (-) không có số liệu thống kê, nguồn dẫn theo[60]. Theo số liệu thống kê năm 2009, trung bình mỗi ngày các cơ sở y tế ở Hải Dương đã thải vào môi trường khoảng 6.670kg chất thải rắn. Trong đó lượng chất thải rắn nguy hại cần phải xử lý ngay là 1.158kg. Mặt khác, ở Hải Dương có tới 79% các cơ sở y tế chưa có lò xử lý rác thải nguy hại, 50% các cơ sở chưa thể tiêu huỷ rác thải rắn theo quy định, 84,2% các cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng. Đặc biệt, các bệnh viện không có kho chứa các chất thải nguy hại. Điều này đang là một nguy cơ đe doạ CLMT sống của người dân. - Giao thông Trong quá trình trao đổi hàng hóa người dân đã loại đi những sản phẩm thừa, hư hỏng, và xả thải vào môi trường. Điều này đã làm gia tăng những nguy cơ gây tổn hại đến môi trường, đặc biệt là môi trường đất và nước. Bên cạnh đó, việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa, cùng với các hoạt động giao thông, các phương tiện giao thông vận tải đã xả thải vào không khí một lượng khói bụi khổng lồ, trong lượng khí thải này có rất nhiều kim loại độc hại với môi trường đất và nước như: chì, thủy ngân, asen. Lượng khói bụi này được phát tán, rồi lắng đọng làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước cũng như môi trường đất. Sự phát tán khói bụi phụ thuộc nhiều vào địa hình, gió, mưa và kiến trúc đô thị. - Khai thác tài nguyên thiên nhiên Các hoạt động khai thác TNTN không ngừng xả thải rác vào môi trường như các cặn mỏ, phế thải từ đốt cháy nhiên liệu các phế thải của các khoáng sản sau khai thác. Ví dụ như khai thác đá vôi để sản xuất của nhà máy xi măng Hoàng Thạch tại Chí Linh. Ngoài lượng khói, bụi phát tán vào không khí, còn tạo ra sự lắng đọng kim loại trong đất rất lớn. Hơn nữa việc khai thác đá, vật liệu xây dựng đã làm thay đổi đáng kể địa hình và lớp vỏ phong hóa trong khu vực. Tạo nguy cơ xói mòn, thoái hóa đất trong các khu vực khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Hải Dương. Điều này cũng là những dấu hiệu cảnh báo về hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Hải Dương (hình 3.10). - Các hình thức quản lý, quy hoạch đất đai Các hoạt động quản lý về môi trường tuy không trực tiếp xả thải rác vào môi trường, nhưng những tồn tại trong quá trình quản lý, khai thác, sử dụng đất sẽ gián tiếp tạo ra những hệ lụy cho môi trường. Đặc biệt là khi các công cụ và cách thức quản lý và quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương còn hạn chế. Các quyết sách cần chú trọng đến vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sống, đặc biệt là bảo vệ môi trường đất, nước, không khí trước tiên là ở các địa phương, rồi tới cấp cao hơn. 3.2. CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT 3.2.1. Công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên thế giới và Việt Nam - Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) 2001, có hiệu lực với quốc gia hoặc tổ chức đã hội nhập kinh tế khu vực và thế giới (trong đó có Việt Nam). Các quốc gia cần có các biện pháp giảm thiểu hoặc loại trừ những nguồn phát thải chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy do sản xuất và sử dụng có chủ định (điều 3) hoặc hình thành không chủ định (điều 5). Bên cạnh đó cần có kế hoạch nghiên cứu phát triển và quan trắc, đánh giá thực trạng của nguồn chất ô nhiễm này thường xuyên (điều 11). Thực hiện giải pháp đồng bộ, thông tin, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng, cùng chung tay bảo vệ môi trường (điều 10). Trong đó, đã ban hành những quy định về sản xuất, sử dụng có chỉ mục, có đăng kí. Điều này rất sát thực với từng quốc gia, từng địa phương chung tay bảo vệ môi trường [44]. - Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc, 1992 quy định các bên phải có kế hoạch, chính sách hạn chế biến đổi khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, qua đó thực hiện đúng, nghiêm túc công ước này [43]. - Công ước chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc, 1992, với mục đích xây dựng các chương trình quốc gia, tiểu vùng và vùng để phòng chống khô hạn và sa mạc hoá. Kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho việc chống sa mạc hoá. Trao đổi thông tin, kỹ thuật và đào tạo về chống sa mạc hoá, đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm chống lại quá trình sa mạc hóa. Đây là công lệnh đầu tiên đưa ra để bảo vệ trực tiếp tài nguyên đất hiện có, ngoài ra còn xây dựng các giải pháp để nhận định về môi trường đất, đánh giá với mức độ chính xác nhất nhằm phục vụ quản lý và bảo vệ môi trường [42]. - Trên đây là các căn cứ khoa hoạc và pháp để xây dựng các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Chúng ta cam kết thực hiện các quy định trong các công ước của Liên Hợp quốc, đồng thời ban hành Luật bảo vệ môi trường, các văn bản dưới luật thống nhất từ Trung ương đến các địa phương nhằm thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường đất. 3.2.2. Công tác quản lý và bảo vệ môi trường đất ở Hải Dương 3.2.2.1. Các căn cứ trong quản lý và bảo vệ môi trường đất - Quản lý và kiểm soát các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, giao thông, bệnh viện, khu vực nông thôn [18].Cụ thể là: + Nông nghiệp: bảo vệ tài nguyên đất, nước, chống xói mòn, chuyển đổi cơ cấu phải đảm bảo hệ sinh thái bền vững. Thực hiện nền nông nghiệp sạch từ sản xuất đến sản phẩm tiêu dùng. + Công nghiệp: tiếp thu, áp dụng công nghệ ít chất thải, dần dần loại bỏ những cơ sở sản xuất công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm, có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng. + Du lịch và dịch vụ: xây dựng nội quy, quy chế nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường đối với khu du lịch, thương mại, nhà hàng, khách sạn, công viên, câu lạc bộ,... tổ chức thu gom và xử lý chất thải kịp thời để tránh gây ô nhiễm. + Triển khai dự án môi trường Việt Nam - Canađa (VCEP II) nâng cao năng lực quản lý môi trường tỉnh Hải Dương. Xây dựng tiềm lực về quản lý và kiểm soát môi trường như đào tạo cán bộ, tăng cường trang thiết bị kiểm tra, quan trắc, phân tích môi trường. - Kế hoạch sử dụng đất cần thực hiện đúng quy hoạch ngắn hạn và dài hạn, kịp thời cập nhật và điều chỉnh phù hợp với đường lối chủ trương phát triển của tỉnh và của cả nước. - Kế hoạch về nhân lực, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 2260/QĐ-UBND, ngày 4 tháng 10 năm 2012 về việc ban hành chương trình phát triển thanh niên Hải Dương giai đoạn 2011 – 2020. Điều này khẳng định chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong tương lai của Hải Dương được nâng cao. - Thực hiện thành công CNH-HĐH vào năm 2020, đảm bảo cơ cấu ngành, cơ cấu sử dụng đất hợp lý. Khắc phục khu vực đất sử dụng chưa hiệu quả, hoặc đang bị bỏ hoang. Xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, thúc đẩy phát triển kinh tế gắn chặt với bảo vệ môi trường. 3.2.2.2. Đề xuất sử dụng và bảo vệ môi trường đất hợp lý - Trong quá trình sử dụng đất cần thực hiện có trách nhiệm các loại hình sử dụng đất theo quy hoạch đã phê chuẩn của tỉnh. - Người dân cần có kế hoạch sử dụng đất lâu dài, bền vững và hợp lý, tránh khai thác kiệt quệ tài nguyên đất mà không tính đến việc tái phục hồi CLMT đất, nhằm gia tăng khả năng sản xuất của đất cho năm sau. - Các cấp, các ngành cần có chính sách quản lý đất đai hợp lý, có sự giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch của các địa phương, diễn biến của các nguồn phát sinh chất thải trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là các hoạt động xả thải làm tổn hại trực tiếp hoặc gián tiếp tới CLMT đất, nước và không khí. - Giáo dục nâng cao trình độ quản lý và khả năng hiểu biết của người dân về quản lý, sử dụng và bảo vệ môi trường đất. - Các biện pháp cụ thể trên mỗi khu đất với mức độ suy thoái khác nhau, theo định hướng sử dụng và khai thác tài nguyên môi trường đất bền vững được thể hiện qua bảng sau. Bảng 3.8. Khuyến nghị sử dụng và bảo vệ môi trường đất theo mức độ suy thoái Mức độ suy thoái đất Màu trên bản đồ Khuyến nghị sử dụng đất hợp lý đất đai Chưa suy thoái Sử dụng đất phù hợp với loại cây trồng, thường xuyên bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất, bảo vệ môi trường đất có hiệu quả. Bắt đầu suy thoái Sử dụng đất phù hợp với loại cây trồng; thường xuyên bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất, đặc biệt cần cung cấp chất dinh dưỡng cho đất tại những nơi đất bắt đầu suy thoái; sử dụng thuốc bảo vệ đúng quy cách, bón thêm phân chuồng ủ kĩ để bổ sung lại chất hữu cơ và độ phì cho đất, bảo vệ môi trường đất có hiệu quả. Suy thoái nhẹ Diện tích nhóm đất bị suy thoái nhẹ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nhóm đất ở Hải Dương, nên các yêu cầu cần được thực hiện nghiêm túc, phổ biến hơn. Cần bón phân chuồng để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây và độ tơi xốp, độ phì cho đất, thực hiện các hoạt động canh tác hợp lý, tránh làm cho đất bị rửa trôi, hay xói mòn; nếu đất diễn thế chua cần bón vôi bột vừa trung hòa môi trường đất, vừa tiêu diệt mầm bệnh trong đất. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hoặc sử dụng đúng liều lượng, đúng cách. Có cách thức canh tác hợp lý, giám sát quá trình sử dụng đất và bảo vệ môi trường, nhanh chóng chuyển khu vực đất này về trạng thái chưa suy thoái. Suy thoái mạnh Các khu vực đất bị suy thoái mạnh ở Hải Dương cũng chưa nhiều, nhưng đây là dấu hiệu cảnh báo cho sự suy giảm CLMT đất; nếu chúng ta không có giải pháp, không quan tâm thì nguy cơ đất mất khả năng sản xuất sẽ hiện hữu trong thời gian tới. Đất bị suy thoái mạnh cần giảm cường độ sử dụng; có cách thức bảo vệ đất như: tránh bị rửa trôi, xói mòn, hoặc có chế độ tưới nước cho đất tránh bị hạn hán, xa mạc hóa. Lựa chọn cây trồng phù hợp, bón các loại phân như: phân chuồng ủ kĩ, phân xanh, phân hóa học cho đất. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hoặc có dùng thì phải đúng thuốc, đúng cách và đúng liều lượng. Cần nghiên cứu kĩ đất đang bị thiếu, thừa chất gì để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho phù hợp. Thay đổi cơ cấu cây trồng, nên trồng các loại cây làm lợi cho đất như: cây họ đậu, tránh các loại cây để lại chất độc trong đất, hoặc sử dụng quá mức chất dinh dưỡng trong đất. Nhanh chóng đưa các khu đất bị suy thoái mạnh về nhóm đất chưa suy thoái để khai thác bền vững trong tương lai. Suy thoái rất mạnh Nhóm đất bị suy thoái rất mạnh ở Hải Dương tuy chưa xuất hiện, song đây là nhóm đất khi sử dụng sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế không cao. Đất vẫn có thể phục hồi, song mất nhiều thời gian và cần phải có những cách thức hợp lý. Nếu phục hồi cần bón phân đầy đủ, thích hợp; canh tác phù hợp để đất có thời gian phục hồi. Hoặc có thể chuyển đổi sang hình thức sử dụng khác có hiệu quả hơn như: đất chuyên dùng, đất ở. 3.2.3. Sử dụng bản đồ chất lượng môi trường đất trong quản lý và bảo vệ môi trường đất ở Hải Dương 3.2.3.1. Trong quản lý môi trường đất - Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ quản lý môi trường đất của tỉnh, nghiên cứu thông tin trên các bản đồ CLMT đất, xác định các điểm, tuyến, vùng trọng yếu cần theo dõi, giám sát, điều chỉnh trong công tác quản lý, bằng đánh dấu trân bản đồ giấy khổ A0 , treo tường để theo dõi thường xuyên. - Thường xuyên cập nhập các thông tin mới, thông tin biến động, cập nhập vào cơ sở dữ liệu, bản đồ điện tử trong GIS. - Sử dụng các bài toán mô hình hóa mà luận án đã áp dụng, định kỳ quan trắc, tính lại các chỉ số CLMT đất, vẽ lại bản đồ CLMT đất và theo dõi biến động CLMT đất toàn tỉnh hoặc toàn vùng. - Kịp thời đưa ra các quyết định về điều chỉnh chính sách, giải pháp trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất dựa trên các biến động mới xác định. 3.2.3.2. Trong công tác bảo vệ môi trường đất - Nghiên cứu những thông tin trên bản đồ CLMT đất kết hợp với các thông tin về quản lý môi trường, xác định các điểm, tuyến, vùng có nguy cơ suy thoái đất. Đối chiếu với bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất để nhận biết cụ thể về thực trạng CLMT đất với các loại hình sử dụng đất trên địa bàn quản lý. Cụ thể như xác định rõ từng khu vực với đầy đủ các thông tin về: loại đất gì? địa hình đồng bằng hay đồi núi? loại hình sử dụng đất hiện tại là gì? đất được quy hoạch và sử dụng như thế nào? CLMT đất ở cấp nào? thuộc đơn vị huyện, xã nào quản lý? diện tích là bao nhiêu? định hướng sử dụng và bảo vệ như thế nào?... - Căn cứ vào thực trạng CLMT đất, các quy định về bảo vệ môi trường, các phương án quy hoạch tổ chức lãnh thổ, nhu cầu thực tế của người dân để lập phương án quản lý và bảo vệ môi trường đất. Từ đó sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự thống nhất, hợp lý từ cấp trên xuống cấp cơ sở, tạo cơ sở để quản lý lãnh thổ tốt hơn, theo định hướng phát triển bền vững. - Các phương án quản lý và bảo vệ môi trường đất có thể hoạch định ngay trên các bản đồ. Cụ thể là: dùng bản đồ môi trường đất làm nền, tô đậm lên đó các điểm, tuyến, vùng cần bảo vệ, dùng các dạng kí hiệu, màu sắc nổi bật để thể hiện các phương án. - Ngoài ra, dùng hệ thống bản đồ môi trường đất có thể triển khai công tác quản lý và bảo vệ môi trường đất. Đồng thời theo dõi, cập nhật sự thay đổi của CLMT đất tại các khu vực cụ thể, cung cấp kịp thời các thông tin hỗ trợ công tác quản lý và bảo vệ môi trường. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 - Ngoài việc thành lập các bản đồ phán ánh CLMT đất và bản đồ mạng lưới mẫu đất để làm rõ khu vực nghiên cứu và đánh giá về CLMT đất ở Hải Dương, tác giả luận án còn biên tập bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương năm 2010; biên tập bản đồ phân vùng đất theo địa hình tỉnh Hải Dương, nhằm hỗ trợ thống kê diện tích các mức độ suy thoái CLMT đất theo các đơn vị hành chính cấp huyện và theo bậc địa hình; thành lập bản đồ các nguồn phát sinh chất thải rắn tỉnh Hải Dương năm 2009, nhằm hỗ trợ công tác quản lý và bảo vệ môi trường đất ở Hải Dương. - Tổng diện tích đất trồng cây lương thực của tỉnh Hải Dương được tiếp cận nghiên cứu và đánh giá là 114.739,66 ha chiếm 69,29% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. CLMT đất phân bố không đồng đều, có xu hướng suy giảm ở vùng đồi núi, ở vùng đồng bằng thì tốt hơn. Các vùng còn lại có CLMT đất tốt, thường là mức chưa suy thoái, bắt đầu suy thoái và suy thoái nhẹ. Diện tích đất có CLMT ở mức chưa suy thoái chiếm 30,74% tổng diện tích đất trồng cây lương thực của tỉnh Hải Dương. Trong khi đó diện tích đất có CLMT ở mức suy thoái mạnh là 4,46% tổng diện tích đất trồng cây lương thực của tỉnh. Diện tích đất có CLMT ở mức suy thoái nhẹ chiếm 28,56% tổng diện tích đất trồng cây lương thực. Phổ biến nhất là đất có CLMT ở mức bắt đầu suy thoái, chiếm tới 36,25% tổng diện tích đất trồng cây lương thực của tỉnh. - Các nguồn phát sinh chất thải gia tăng, với khối lượng ngày càng lớn, chủng loại ngày càng đa dạng, hình thức phát tán cũng đa dạng. - Công tác quản lý và bảo vệ môi trường đất ở Hải Dương đã và đang được triển khai tốt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, văn minh và hiện đại. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận - Luận án đã xác định rõ cơ sở khoa học thành lập bản đồ môi trường đất cấp tỉnh, thông qua nghiên cứu, phân tích cơ sở khoa học về đất, đất đai, môi trường, môi trường đất, bản đồ chuyên đề, bản đồ môi trường, bản đồ môi trường đất; kết hợp với phân tích các quy trình kĩ thuật, quy phạm thành lập bản đồ môi trường, bản đồ địa hình, bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất tạo căn cứ khoa học cho công tác thành lập bản đồ CLMT đất cấp tỉnh. Bên cạnh đó, tác giả luận án còn nghiên cứu đặc điểm vị trí, quy mô, hình dạng đặc trưng của các tỉnh trong cả nước, để tổng hợp và xây dựng những nội dung căn bản cho quy trình kĩ thuật thành lập bản đồ môi trường đất cấp tỉnh. - Luận án nhận định Hải Dương có 5 nhóm đất gồm: đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất đỏ vàng. Trong đó có 10 loại đất gồm: đất mặn ít và đất mặn nhiều; đất phèn tiềm tàng sâu, mặn; đất phù sa được bồi trung tính, ít chua; đất phù sa không được bồi, chua; đất phù sa glây; đất phù sa có tầng loang lổ, đỏ vàng; đất xám trên phù sa cổ; đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và phấn sa; đất vàng nhạt trên đá cát; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước. Các nhóm và loại đất phân bố không đồng đều trên địa bàn toàn tinh Hải Dương. - Luận án đã áp dụng phương pháp đánh giá CLMT đất bằng chỉ số chất lượng môi trường đất tổng cộng (TSQI), kế thừa từ phương pháp đánh giá CLMT bằng chỉ tiêu chất lượng môi trường tổng cộng (TEQI). Thông qua 11 chỉ tiêu trên các đối tượng sử dụng đất là: đất chuyên lúa, đất chuyên lúa – mầu và đất trồng cây lương thực ở Hải Dương để đánh giá CLMT đất với 5 mức phân cấp: chưa suy thoái, bắt đầu suy thoái, suy thoái nhẹ, suy thoái mạnh, suy thoái rất mạnh. Trên cơ sở đó giúp hoàn thiện cơ sở khoa học thành lập bản đồ môi trường đất cấp tỉnh đồng thời áp dụng thành lập các bản đồ môi trường ở Hải Dương. - Luận án đã giới thiệu các sản phẩm khoa học như: một bản đồ mạng lưới các điểm thu mẫu đất tỉnh Hải Dương năm 2007 tỷ lệ 1:100.000 và thu nhỏ theo tỷ lệ 1:250.000 để đóng trong luận án, qua đó phản ánh tính khoa học và sự phù hợp khi thu thập mẫu đất ở Hải Dương; ba 3 bản đồ CLMT đất tương ứng với ba đối tượng sử dụng đất là: bản đồ CLMT đất chuyên lúa, bản đồ CLMT đất chuyên lúa – mầu và bản đồ CLMT đất trồng cây lương thực tỉnh Hải Dương năm 2010, với cùng tỷ lệ 1:100.000, thu nhỏ theo tỷ lệ 1: 250.000 để đóng trong luận án. Các bản đồ phản ánh CLMT đất với 4 mức độ là: đất chưa suy thoái, đất bắt đầu suy thoái, đất suy thoái nhẹ và đất suy thoái mạnh. Ở Hải Dương không có khu vực đất bị suy thoái rất mạnh. Ngoài ra luận án còn giới thiệu bản đồ phân vùng đất theo địa hình và bản đồ các nguồn chính phát sinh chất thải rắn tỉnh Hải Dương, nhằm hỗ trợ công tác chồng xếp, chiết xuất số liệu, phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường đất ở Hải Dương. - Thực trạng CLMT đất trồng cây lương thực ở Hải Dương là khá tốt, với diện tích đất chưa suy thoái chiếm 30,74%, diện tích đất bắt đầu suy thoái chiếm 36,25% , diện tích đất suy thoái nhẹ 28,56% và 4,46% còn lại là diện tích đã bị suy thoái mạnh. Các khu vực đất với các mức suy thoái khác nhau phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trong khi đó, lượng rác thải ngày càng gia tăng và CLMT đất có xu hướng suy giảm đã đặt ra những nhiệm vụ mới cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường đất ở Hải Dương. - Các bản đồ do tác giả luận án thành lập là công cụ tốt, đủ mạnh để hỗ trợ công tác quản lý và bảo vệ môi trường ở các địa phương. Từ các bản đồ này có thể chiết xuất dữ liệu về diện tích các cấp độ đánh giá CLMT đất, thống kê theo huyện, hoặc toàn tỉnh một cách dễ dàng, các dữ liệu này đặc biệt quan trọng phục vụ cho công tác quản lý môi trường đất ở tỉnh Hải Dương nói riêng và có thể ứng dụng, triển khai cho các địa phương trên cả nước. Bên cạnh đó, các bản đồ đã phản ánh trực quan, khoa học về bức tranh môi trường đất toàn tỉnh; là công cụ quan trọng để các nhà quản lý, quy hoạch, hoạch định chiến lược phát triển lãnh thổ, đồng thời cũng là công cụ tốt để các doanh nghiệp, công ty, hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên khoáng sản, đề xuất lựa chọn các đơn vị tư vấn nghiên cứu áp dụng. 2. Khuyến nghị - Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, Ban ngành cần nghiên cứu sâu về môi trường đất và sớm ban hành bổ sung các tiêu chuẩn kĩ thuật cho việc đánh giá CLMT đất theo từng chỉ tiêu của môi trường đất. Bên cạnh đó hoàn chỉnh Quy trình kĩ thuật thành lập bản đồ môi trường đất nhằm thống nhất hệ thống các bản đồ môi trường đất trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. - Sử dụng các bản đồ môi trường trong quản lý và bảo vệ môi trường đất. - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường đất, hệ thống quan trắc môi trường đất chuẩn quốc gia nhằm cập nhập hàng năm, có đủ dữ liệu để giám sát sự thay đổi của môi trường đất, từ đó đề ra các quyết sách đúng đắn cho chiến lược phát triển lãnh thổ ở mỗi địa phương trên phạm vi cả nước. - Tỉnh Hải Dương cần xác định rõ các khu vực đất trồng cây lương thực với các mức độ CLMT đất khác nhau để xây dựng kế hoạch khai thác, quản lý và bảo vệ môi trường đất, kịp thời phát hiện, ứng cứu các khu vực bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, nhằm tạo ra một không gian trong lành, phát triển bền vững. ******

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_thanh_lap_ban_do_moi_truon.docx
  • docx1 bia ngoai L16.docx
  • docx2 bia trong L16.docx
  • docx3 loicamdoanvacamon16.docx
  • docx4 MỤC LỤCL16.docx
  • docx6 DANH MỤCcongtrinh 16.docx
  • docx7 Tai_lieu_tham_khao L16.docx
  • docx8 PHULUC_Lan16.docx
Luận văn liên quan