Đây là các loại vật liệu xây dựng phổ biến ở cả nước và vùng nghiên cứu.
Chúng phân bố ở lòng sông suối, nhất là hạ lưu các sông lớn như Bến Hải, Hiếu,
Thạch Hãn, Nhung, Ô Lâu, Bồ và Hương. và đã được thăm dò, khai thác để sử
dụng cho các công trình xây dựng. Tham khảo các tài liệu cho thấy: càng về phía
thượng nguồn thì hạt càng thô. Cát ở vùng thượng lưu sau khi sàng lọc loại bỏ sỏi
sạn có thể đáp ứng để làm bê tông. Ở trung lưu và hạ lưu: sau khi loại bỏ tạo chất có
thể đáp ứng để làm bê tông và vữa ở mác cao
162 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm cơ bản nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên trong trầm tích đệ tứ vùng Quảng Trị - Thừa thiên huế và giải pháp quản lý, sử dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
334a
2 Sông Sa Lung 1
3 Sông Mỹ Chánh 3
4 Sông Thạch Hãn 9
5 Sông Hiếu 3
6 Sông Nhùng 2
7 Sông Đakrông 4
Bảng 4.3. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng cát sỏi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
giai đoạn 2021 - 2030
Số điểm mỏ - 13
Tổng diện tích ha 82,40
Tổng tài nguyên ngàn m3 1.455,32
Cấp tài nguyên - 334b
- Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế:
Đã lập quy hoạch cát sỏi lòng sông để tính toán, cân đối các nguồn cát sử dụng
cho xây dựng, đồng thời tiến hành công tác điều tra đánh giá nguồn vật liệu thay thế
cát sỏi lòng sông và các nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên khác trên địa bàn. Trong
đó, chú trọng đến quy hoạch thăm dò, khai thác cát sỏi phục vụ xây dựng nên ngay
từ năm 2012 đã lập, phê duyệt quy hoạch các giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-
2020 và định hướng giai đoạn 2021-2030 (Ảnh 4.3 và Ảnh 4.4).
Đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế đã quy hoạch thăm dò, khai thác
14.350.000 m3 gồm cát bãi bồi là 9.150.000m3, cát lòng sông là 5.200.000m3. Giai
đoạn 2021-2030 sẽ sử dụng cát nội đồng với khối lượng 18.280.000 m3 (Bảng 4.4).
Như vậy, về cơ bản từ năm 2021 trở đi, Thừa Thiên Huế sẽ khai thác cát nội đồng
để làm vật liệu xây dựng thông thường [89].
121
Ảnh 4.3. Khu vực khai thác cát xám
trắng - vàng hạt trung tại xã Lộc Tiến,
huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
Ảnh 4.4. Khu vực khai thác sông tại
thôn Hạ, xã Thủy Bằng, Hương Thủy,
Thừa Thiên Huế
Bảng 4.4. Quy hoạch thăm dò, khai thác cát xây dựng tự nhiên ở Thừa Thiên Huế
Gia đoạn quy hoạch Loại mỏ Tổng trữ lượng (m3)
Đến năm 2020
Cát bãi bồi 9.150.000
Cát lòng sông 5.200.000
2021-2030 Cát nội đồng 18.280.000
Đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế là các dòng sông lớn thường ngắn dốc,
chảy qua những vùng có danh lam thắng cảnh, di tích; phía thượng nguồn có các
công trình thủy điện như Hương Điền, Bình Điền, hồ Tả Trạch nên làm cạn kiệt
nguồn vật liệu cát sỏi cung cấp bổ sung cho các con sông Vì vậy, việc điều tra
đánh giá, quy hoạch, khai thác nguồn cát sỏi lòng sông cần được hạn chế và tiến
dần đến tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế cát sỏi lòng sông [56, 88].
Năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện khảo sát, đo vẽ địa chất
khoáng sản cát và cho thấy: tài nguyên cát xây dựng (ngoại trừ cát lòng sông, bãi
bồi ven sông) phân bố rộng khắp vùng đồng bằng ven biển với trữ lượng lớn, có thể
sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường (Bảng 4.5, Ảnh 4.5). Chất lượng cát có
122
thể sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường, trữ lượng lớn và kiến nghị cần
nghiên cứu tiếp theo và đưa vào quy hoạch để sử dụng trước mắt và lâu dài [88].
Bảng 4.5. Tài nguyên cát xây dựng nội đồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế (2008)
TT Khu vực Trữ lượng (m3)
1 Điền Hương 1, huyện Phong Điền 5.000.000
2 Điền Hương 2, huyện Phong Điền 8.000.000
3 Quảng Ngạn 1, huyện Quảng Điền 10.000.000
4 Quảng Ngạn 2, huyện Quảng Điền 6.000.000
5 Vinh An, huyện Phú Vang 6.000.000
6 Phú Đa, huyện Phú Vang 5.000.000
Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế cát lòng sông là vấn đề được các
nhà khoa học và nhà quản lý hết sức quan tâm trong thời gian qua, đặc biệt là việc
nghiên cứu tận dụng các thứ phẩm của các ngành công nghiệp và nông nghiệp hay
vật liệu có sẵn ở các địa phương để làm nguồn vật liệu thay thế cát lòng sông. Trong
số đó, nhiều cơ quan đã quan tâm đến một số vật liệu có thể khai thác được ở các
địa phương để thay thế như: cát tự nhiên hạt mịn, đá mi bụi (thứ phẩm của quá trình
sản xuất đá dăm dùng trong xây dựng) và cát nghiền (Ảnh 4.5 và Ảnh 4.6) [56].
Ảnh 4.5. Khu vực cát trắng hạt mịn (cát
nội đồng) tại xã Phú Đa, huyện Phú
Vang, Thừa Thiên Huế
Ảnh 4.6. Dây chuyền sản xuất cát nhân
tạo từ đá granit mỏ Khe Đáy, thị xã
Hương Trà, Thừa Thiên Huế
123
Nghiên cứu này [56] đã chỉ ra rằng, trong điều kiện địa phương, hoàn toàn có
thể sử dụng vật liệu thay thế cát lòng sông để chế tạo bê tông, vật liệu thay thế là
hỗn hợp cốt liệu nhỏ bao gồm đá mi bụi và cát tự nhiên hạt mịn hoặc hỗn hợp cát
nghiền và cát tự nhiên hạt mịn. Việc chọn tỷ lệ phối trộn các loại cốt liệu nhỏ để tạo
thành hỗn hợp cốt liệu có môđun độ lớn tốt (gần môđun lý tưởng M= 2.78) là yếu tố
có ảnh hưởng quyết định tính chất kỹ thuật của bê tông. Trong đó, việc chọn tỷ lệ đá
mi bụi và cát mịn là (65-35) cho kết quả tốt.
Trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN 9382:2012, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được
một số kết quả thiết kế cấp phối bê tông có cấp độ bền B15 và B22,5 nhằm tận dụng
triệt để nguồn vật liệu địa phương, mang tính ứng dụng cao và dễ áp dụng đối với
các công trình dân dụng quy mô nhỏ và đường giao thông nông thôn có kết cấu mặt
đường bằng bê tông xi măng. Có thể sử dụng cát tự nhiên hạt mịn (cát nội đồng)
khai thác trên địa bàn tỉnh để thay thế cát lòng sông để chế tạo vữa tô, trát với mác
vữa đến 75 với giá thành hợp lý. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu này cũng tiến hành
đánh giá cấp tài nguyên dự báo đối với các loại vật liệu thay thế cát lòng sông và
chỉ ra khối lượng trên địa bàn tỉnh là tương đối lớn, có thể đáp ứng được nhu cầu
xây dựng trong những năm đến và trong tương lai (Ảnh 4.5).
4.2.2. Đối với đất loại sét
Tỉnh Quảng Trị quy hoạch thăm dò, khai thác đất loại sét chủ yếu là đất sét
phong hóa edQ như sau:
Bảng 4.6. Các mỏ sét gạch ngói quy hoạch khai thác,
sử dụng đến năm 2020 ở tỉnh Quảng Trị
TT Vị trí
Số
điểm mỏ
Tổng diện tích
các khu mỏ (ha)
Tổng trữ lượng cát sỏi
đã phê duyệt (ngàn m3)
1 Tân Trúc, xã
Cam Hiếu, huyện
Cam Lộ
1
38,0 1.064,09
2 Dốc Son, xã Hải
Thượng, huyện
Hải Lăng
1
124
Ảnh 4.7. Khai thác đất gò đồi sản xuất gạch tại Hải Lăng, Quảng Trị
- Đối với tỉnh Quảng Trị, trong quy hoạch khai thác, sử dụng đến năm 2020 có
quy hoạch 02 điểm mỏ sét gạch ngói gồm Tân Trúc và Dốc Son với tổng diện tích
các điểm mỏ là 38,0 ha, tổng trữ lượng là 1.064,09 ngàn m3 (Bảng 4.6). Quy hoạch
thăm dò, khai thác, sử dụng đến năm 2020 đối với 5 điểm mỏ với tổng diện tích là
540,75 ha; với tổng tài nguyên dự báo cấp 334a là 8.652,0 ngàn m3 (Bảng 4.7, Ảnh
4.7).
Bảng 4.7. Các mỏ sét gạch ngói quy hoạch thăm dò khai thác, sử dụngđến năm
2020 ở tỉnh Quảng Trị
TT Vị trí
Số
điểm mỏ
Tổng diện tích
các khu mỏ (ha)
Tài nguyên
(ngàn m3)
1 Tân Trúc, xã
Cam Hiếu, huyện
Cam Lộ
3
540,75
8.652,0
Cấp 334a 2 Dốc Son, xã Hải
Thượng, huyện
Hải Lăng
2
Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng sét gạch ngói giai đoạn 2021 - 2030
đối với 7 điểm mỏ sét gạch ngói với tổng diện tích là 985,74 ha, tổng tài nguyên là
15.941,7 ngàn m3 (Bảng 4.8, Ảnh 4.7).
125
Bảng 4.8. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng sét gạch ngói trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2030
STT Vị trí
Số
điểm mỏ
Tổng diện tích
các khu mỏ (ha)
Tài nguyên
(ngàn m3)
1 Tân Trúc, xã
Cam Hiếu, huyện
Cam Lộ
4
985,74
15.941,7
Cấp 334a 2 Dốc Son, xã Hải
Thượng, huyện
Hải Lăng
3
- Tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Bảng 4.9) đã quy hoạch 14 khu vực mỏ sét gạch
ngói với diện tích 164 ha, trữ lượng tài nguyên dự báo 4.986.846 m3 (trong đó, có
02 khu vực mỏ đã cấp phép thăm dò, khai thác) [90].
Bảng 4.9. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên sét gạch ngói tỉnh
Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
TT Ký hiệu mỏ Khu vực khai thác
Diện
tích (ha)
Trữ lượng, tài
nguyên dự báo (m3)
1 QHK7
Đồi Hiệp Khánh,
phường Hương Vân,
thị xã Hương Trà
8 240.000
2 QHK8
Đông Trạc, phường
Hương Xuân, thị xã
Hương Trà
3 90.000
3 QHK22
Xã Hương Thọ, thị xã
Hương Trà
3 85.000
4 QHK26
Hang Rắn, xã Hương
Thọ, thị xã Hương Trà
5 150.000
5 QHK27
Bàu Đình, xã Hương
Thọ, thị xã Hương Trà
2,5 70.000
6 QHK29
Xã Phú Sơn, thị xã
Hương Thủy
5 150.000
7 QHK30
Xã Lộc Bồn, huyện
Phú Lộc
7,86 225.000
8 QHK32
Xã Dương Hòa,
thị xã Hương Thủy
15 450.000
126
9 QHK33
Xã Dương Hòa, thị xã
Hương Thủy
30 900.000
10 QHK34
Xã Dương Hòa,
thị xã Hương Thủy
30 900.000
11 QHK35
Xã Phú Sơn,
thị xã Hương Thủy
25 750.000
12 QHK36
Xã Lộc Bồn, huyện
Phú lộc
25 750.000
13 QHK45
Khe Su, xã Lộc Trì,
huyện Phú Lộc
15 160.112
14 QHK47
Thôn Hợp Thành,
xã A Ngo, huyện A
Lưới
3,99 66.734
4.3. Một số giải pháp quản lý, sử dụng vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên
Qua khảo sát thực tế, tham khảo các tài liệu và kết quả nghiên cứu luận án,
nghiên cứu sinh đề xuất các giải pháp liên quan đến quản lý, định hướng sử dụng
nguồn vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên vùng nghiên cứu như sau:
4.3.1. Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách
4.3.1.1. Xây dựng, ban hành Tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng tự nhiên phù
hợp với thực tiễn hiện nay và phù hợp với từng tỉnh, từng khu vực với đặc thù
nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên khác nhau
Trong một vài năm gần đây, hoạt động xây dựng Ở Việt Nam nói chung, vùng
nghiên cứu nói riêng phát triển nhanh, nhu cầu về vật liệu xây dựng ngày càng gia
tăng, trong khi đó nguồn cung thì ít đi. Qua nghiên cứu vùng Quảng Trị - Thừa
Thiên Huế cho thấy tình hình thiếu vật liệu cho xây dựng đã và đang xảy ra, đặc
biệt là ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, không chủ động được nguồn vật liệu xây
dựng tự nhiên, phải mua từ các tỉnh khác với giá thành cao hơn, tình trạng khai thác
trái phép xảy ra ngày càng phức tạp, khó kiểm soát...
Thói quen của con người về chất lượng nguồn vật liệu xây dựng sử dụng trong
lĩnh vực xây dựng vẫn đòi hỏi ở mức độ cao, trong khi đó nguồn cung vật liệu thì
đang ngày càng khan hiếm, các thủy điện chặn dòng bậc thang ở thượng nguồn... đã
làm giảm nguồn cung về cát, sét xây dựng. Ngoài ra, qua tìm hiểu cho thấy hầu hết
127
các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng tự nhiên đã ban hành từ năm 2006 (TCVN
7570:2006), năm 1985 (TCXD 127:1985), năm 1986 (TCVN 4353:1986) không
còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Do đó, cần thiết phải ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam mới thay thế cho những
tiêu chuẩn trước đây, trong đó cần nêu rõ giá trị tương đối để áp dụng cho từng tỉnh,
cho từng khu vực cụ thể.
Đối với vùng nghiên cứu thì giá trị về chất lượng đối với vật liệu xây dựng tự
nhiên cũng khác nhau (tỉnh Thừa Thiên Huế đang thiếu hụt trầm trọng nguồn vật
liệu xây dựng tự nhiên nên cần áp dụng tiêu chuẩn ở mức trung bình, tỉnh Quảng
Trị có thể áp dụng ở mức cao hơn), trên cơ sở cân đối cung cầu về vật liệu khoáng
xây dựng tự nhiên hàng năm, 5 năm, có thể nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
để tìm nguồn vật liệu khoáng xây dựng phối trộn với vật liệu khoáng phi xây dựng
để từ đó xây dựng tiêu chuẩn riêng (hoặc quy định nội bộ) để áp dụng cho địa bàn
mỗi tỉnh. Đây cũng là cơ sở để định hướng công tác tìm kiếm, quy hoạch, thăm dò,
khai thác nguồn vật liệu khoáng xây dựng chất lượng cao kết hợp với nguồn vật liệu
phi xây dựng để thành nguồn vật liệu khoáng xây dựng chất lượng trung bình phục
vụ cho nhu cầu xây dựng.
4.3.1.2. Nghiên cứn ban hành quy định về công tác quản lý, lưu trữ, sử
dụng thống nhất dữ liệu về tài liệu khảo sát địa chất công trình
Qua tìm hiểu và kết quả thu thập số liệu về địa chất công trình phục vụ nghiên
cứu luận án cho thấy đây là nguồn tài liệu khá phong phú nhưng lại phân tán ở
nhiều nơi từ cơ quan nhà nước đến các công ty cổ phần, công ty tư nhân, cá nhân...
nên việc sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ, định hướng công tác
tìm kiếm, quy hoạch thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng chưa hiệu quả.
Với rất nhiều lỗ khoan nông sâu khác nhau đã thực hiện, phân bố ở hầu hết
đồng bằng ven biển vùng nghiên cứu, đã lấy rất nhiều mẫu để phân tích tính chất cơ
lý, thành phần hạt, thí nghiệm hiện trường... thì đây là nguồn số liệu khá quan trọng
để tham khảo, tính toán về sự phân bố theo không gian, theo thời gian và xác định
giá trị tổng hợp thành phần hạt, tính chất cơ lý của các nhóm đất xây dựng (nhóm
đất rời, nhóm đất dính, nhóm đất đặc biệt) phục vụ cho nghiên cứu, định hướng tìm
128
kiếm, đồng thời kết hợp với tài liệu về địa chất Đệ Tứ, địa chất khoáng sản... để
khoanh vùng quy hoạch thăm dò, khai thác vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên.
Do đó, kiến nghị ban hành quy định về cơ quan có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu về
kết quả khảo sát địa chất công trình, xây dựng dữ liệu về địa chất công trình trên địa
bàn mỗi tỉnh; hướng dẫn về cách tham khảo, sử dụng nguồn số liệu này để phục vụ
cho công tác tìm kiếm, quy hoạch nguồn vật liệu xây dựng kết hợp vật liệu khoáng
xây dựng để cấp phép thăm dò tiến đến khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả
nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên trên địa bàn tỉnh, khu vực.
4.3.1.3. Đổi mới công tác lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng vật liệu
khoáng xây dựng tự nhiên
- Trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn vật liệu xây dựng ở cả nước
cũng như vùng nghiên cứu, đặc biệt là tỉnh Thừa Thiên Huế, cho thấy đã bộc lộ hạn
chế trong công tác tìm kiếm, quy hoạch thăm dò, khai thác vật liệu khoáng xây
dựng tự nhiên. Những năm gần đây, nhu cầu về vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến
tình trạng thiếu hụt nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên (sét, cát sỏi), trong khi đó ở
phía thượng nguồn đã xây dựng hàng loạt nhà máy thủy điện bậc thang làm giảm
nguồn cung cấp các loại vật liệu từ phía miền núi về phía đồng bằng; thói quen con
người sử dụng nguồn vật liệu xây dựng chất lượng cao để xây dựng (cát sông có độ
hạt chọn lọc tốt, gạch sử dụng đất sét ruộng trầm tích); các tiêu chuẩn về xây
dựng chưa được nghiên cứu thay đổi kịp thời; chưa có các đề tài dự án nghiên cứu
riêng về tìm kiếm, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng liên quan đến lĩnh vực vật
liệu khoáng xây dựng để giải quyết bài toán cung cầu vật liệu khoáng xây dựng.
- Đổi mới việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng vật liệu khoáng xây
dựng tự nhiên trong trầm tích Đệ Tứ là giải pháp khá quan trọng ở vùng nghiên cứu.
Trên cơ sở bản đồ địa chất khoáng sản đã thành lập và nhu cầu sử dụng vật liệu
khoáng xây dựng tự nhiên được phê duyệt và quy định của pháp luật hiện hành về
khoáng sản sẽ tiến hành lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm
vật liệu khoáng xây dựng thông thường trong đó bao gồm cả vật liệu xây dựng tự
nhiên trong trầm tích Đệ Tứ. Quy hoạch để làm cơ sở đấu giá quyền khai thác
khoáng sản, cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác khoáng sản. Do đó, quy hoạch
129
khoáng sản có vai trò vị trí quan trọng. Tuy nhiên, qua phân tích quy hoạch của tỉnh
Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế, cho thấy việc lập quy hoạch chưa được chú
trọng đầu tư về kinh phí, công sức để thực hiện. Các quy hoạch này thường là tổng
hợp tài liệu địa chất, tổng hợp các mỏ đã thăm dò, khai thác và nhu cầu từ địa
phương, doanh nghiệp để thực hiện. Nhà nước đầu tư cho quy hoạch không nhiều.
Do đó, sau khi quy hoạch được phê duyệt, cấp phép để thăm dò đánh giá chất lượng
trữ lượng thì không được như mong muốn, không khả thi và đôi khi gây lãng phí.
Do đó, cần phải nâng cao chất lượng các quy hoạch vật liệu xây dựng thông
thường, trong đó có vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên trong trầm tích Đệ Tứ phải
căn cứ vào tài liệu địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, nhu cầu sử dụng
vật liệu xây dựng cho từng giai đoạn và phải có phương pháp thực hiện từ diện
rộng đến chi tiết, từ khảo sát sơ bộ đến khoanh định những khu vực có triển vọng
(quy hoạch ở khu vực có nguồn vật liệu khoáng xây dựng chất lượng tốt kết hợp với
khu vực vật liệu phi xây dựng để trở thành khu vực có vật liệu khoáng xây dựng có
chất lượng đáp ứng cho xây dựng), trên cơ sở đó bố trí các công trình để đánh giá
được cơ bản chất lượng, tài nguyên dự báo hoặc trữ lượng để làm cơ sở cho đấu giá
quyền khai thác khoáng sản cũng như công tác quản lý. Quy hoạch phải đánh giá
được tiềm năng vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên, khoanh định, đánh giá được từ
tổng quan mang tính định hướng đến chi tiết phù hợp với nhu cầu sử dụng vật liệu
khoáng xây dựng hàng năm của địa phương cũng như cả kỳ quy hoạch.
- Công bố quy hoạch và giải pháp quản lý hiệu quả các khu vực vật liệu
khoáng xây dựng tự nhiên đã phê duyệt: vùng đồng bằng ven biển thường có các
công trình công cộng, khu dân cư, khu công nghiệp Do đó, sau khi đã nghiên cứu
về nguồn vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên có chất lượng, trữ lượng đáp ứng yêu
cầu đề ra thì cần công khai, công bố và quản lý hiệu quả quy hoạch để làm cơ sở
khai thác, sử dụng, tránh một số trường hợp bị chồng chéo giữa các quy hoạch.
Hiện nay, Nghị định quản lý khoáng sản ở các khu vực dự trữ để phát triển các
dự án trên mặt đã được ban hành. Nghị định đã quy định rõ những khu vực ưu tiên
đưa vào thăm dò, khai thác trước khi cho phép triển khai dự án xây dựng, những
khu vực cần đưa vào dự trữ lâu dài và cho phép phát triển xây dựng công trình trên
130
mặt với hạ tầng phù hợp, đồng thời quy định rõ trách nhiệm quản lý, phối hợp quản
lý đồng bộ, hiệu quả.
4.3.1.4 Áp dụng hiến chương tài nguyên thiên nhiên và sáng kiến minh
bạch trong công nghiệp khai khoáng để quản lý khoáng sản
Hiến chương về Tài nguyên Thiên nhiên (NRC) được xây dựng trên 12
nguyên tắc chính, là bộ quy tắc đề ra nhằm góp phần giúp các quốc gia quản trị tốt
tài nguyên thiên nhiên. Đây là phương pháp tiếp cận toàn diện để quản lý ngành
công nghiệp khai khoáng nhằm đạt được giá trị lớn hơn và cho lợi ích công cộng.
Sáng kiến minh bạch trong các ngành công nghiệp khai thác (EITI) được
thực hiện dựa trên 12 nguyên tắc. Tham gia EITI sẽ mang đến các lợi ích cơ bản
như: đảm bảo phần lớn lợi nhuận từ khai thác tài nguyên khoáng sản để phục vụ
nhân dân; thông qua các bá ocáo EITI có thể nâng cao khả năng kiểm tra giám sát
quỹ. Trong một số trường hợp có thể giúp Chính phủ thu hồi thêm được các khoản
thu mà các Công ty còn trốn tránh hoặc nợ; là công cụ hữu hiệu để phòng chống
tham nhũng và nâng cao hiệu quả công tác quản trị tài nguyên khoáng sản; củng cố
và xây dựng lòng tin của nhân dân với thể chế và Chính phủ; giảm thiểu những mâu
thuẫn nảy sinh giữa cơ quan quản lý Nhà nước với Công ty và cộng đồng dân cư;
cải thiện môi trường đầu tư, thu hút được đầu tư tài chính và công nghệ của nước
ngoài [2, 7, 8, 70...].
4.3.2. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật
4.3.2.1. Đổi mới công tác điều tra cơ bản địa chất, tìm kiếm thăm dò vật liệu
khoáng xây dựng tự nhiên trong trầm tích Đệ Tứ
- Điều tra cơ bản địa chất trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, là cơ sở để xây dựng bản đồ địa chất khoáng sản các loại và thể hiện các
thành tạo địa chất, đây là tiền đề để tìm kiếm, đánh giá tiềm năng, thăm dò khoáng
sản trong đó có vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên. Tuy nhiên, xét về tổng thể có thể
thấy do việc điều tra lập bản đồ địa chất ở các tỷ lệ như 1:200.000, 1:50.000 chủ
yếu thực hiện trong những năm trước đây, còn chưa chú trọng đúng mức đến nguồn
vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên nên các số liệu này còn sơ sài, khó tham khảo
cho việc định hướng quy hoạch vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên đã và đang thực
131
hiện. Ngoài ra, đôi khi chỉ tập trung đánh giá khoáng sản có giá trị mà không xét
đến những loại vật liệu sẽ có giá trị về sau như mỏ titan sa khoáng Vĩnh Tú, huyện
Vĩnh Linh trước đây chỉ đánh giá titan sa khoáng nhưng từ năm 2016 thì việc khai
thác titan ít có hiệu quả mà khai thác cát thải sau khai thác titan lại có giá trị kinh
tế [20, 42, 68, 69].
Do đó, việc đổi mới công tác điều tra cơ bản, tìm kiếm thăm dò vật liệu
khoáng xây dựng tự nhiên trong trầm tích Đệ Tứ cần được thực hiện theo các giải
pháp như sau:
+ Lập bản đồ địa chất Đệ Tứ từ tỷ lệ nhỏ đến tỷ lệ lớn để làm cơ sở, tiền đề
cho việc nghiên cứu, định hướng điều tra cơ bản, tìm kiếm thăm dò vật liệu khoáng
xây dựng tự nhiên.
+ Khi nghiên cứu, đánh giá địa chất khoáng sản ở trầm tích Đệ Tứ cần đánh
giá toàn diện các loại vật liệu, riêng đối với từng loại vật liệu xây dựng cần có quy
định riêng để điều tra đánh giá.
+ Đánh giá nguồn cát nội đồng; cát thải trong khai thác các loại sa khoáng ven
biển; cát có chứa hàm lượng sa khoáng thấp nhằm khai thác và phối trộn thay thế
cho cát sỏi lòng sông hiện đang khan hiếm và tiến đến cấm khai thác để bảo vệ bờ
sông, cảnh quan, đất canh tác của dân
+ Hạn chế khai thác đất loại sét trầm tích dù cho loại vật liệu này phân bố trên
diện tích khá rộng, tiến đến khai thác đất sét phong hóa (có chất lượng đảm bảo sản
xuất gạch nung theo tiêu chuẩn Việt Nam) ở hệ tầng Tân Lâm để phục vụ cho sản
xuất gạch nung, tiến đến hạn chế khai thác đất sét ruộng, đất sét đồi cho sản xuất
gạch tuynel mà phải sử dụng gạch không nung để phát triển bền vững, bảo vệ đồng
ruộng, đất đai.
+ Đề xuất đánh giá tổng thể cát thải trong khai thác titan sa khoáng ven biển
và cát đồi ở vùng nghiên cứu, định hướng quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng
hợp lý nguồn vật liệu khoáng xây dựng này.
- Nghiên cứu, quá trình lập bản đồ địa chất ở vùng ven biển cần tính đến loại
hình khoáng sản vật liệu khoáng xây dựng.
Ngay từ năm 1996, Nguyễn Địch Dỹ đã thực hiện đề tài Địa chất Đệ Tứ và
132
đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan đã xác định: công cuộc phát triển kinh tế
của đất nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đang ngày càng tăng cường không
ngừng, điều đó đòi hỏi phải tăng cường và sử dụng tài nguyên khoáng sản của đất
nước, trong đó tài nguyên trong các thành tạo Đệ Tứ đóng vai trò vô cùng quan
trọng và cũng rút ra đánh giá là việc đánh giá tổng thể về nguồn nguyên liệu khoáng
sẽ giúp cho các nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế có cơ sở để quy luật,
lập kế hoạch phát triển kinh tế theo từng giai đoạn, từng thời kỳ, trước mắt là cho
năm 2000 và 2010 Kết hợp với bản đồ địa mạo hình thái chúng ta có thể vạch các
nhiệm vụ nghiên cứu và tìm kiếm khoáng sản tiếp theo, đồng thời sẽ làm tốt hơn
việc dự báo triển vọng của chúng trong các thành tạo Đệ Tứ. Trong tương lai, cần
triển khai việc thành lập bản đồ khoáng sản trong trầm tích Đệ Tứ, để đánh giá được
chính xác hơn triển vọng và giá trị sử dụng hiện thực của các loại hình khoáng sản
này. Trầm tích Đệ Tứ ở nước ta chứa nhiều loại khoáng sản khác nhau, chúng được
thành tạo trong những môi trường riêng biệt. Vì vậy, tiền đề tìm kiếm khoáng sản
vật liệu xây dựng khá đa dạng, trong đó đáng quan tâm nhất là các tiền đề về địa
hình - địa mạo, địa tầng - nguồn gốc [22].
Ảnh 4.8. Khảo sát hố khoan sâu tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Sử dụng kết quả, số liệu khoan, phân tích mẫu trong nghiên cứu địa chất
công trình, địa chất thủy văn, đặc biệt là các lỗ khoan sâu trong trầm tích Đệ Tứ cho
133
nghiên cứu vật liệu xây dựng tự nhiên mềm rời Đệ Tứ.
Trên địa bàn vùng đồng bằng ven biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế là nơi quy
hoạch, tập trung xây dựng hạ tầng, đô thị, giao thông với nhiều công trình lớn đã
và đang triển khai. Do đó, thời gian qua đã có nhiều công trình khoan địa chất công
trình, địa chất thủy văn, thí nghiệm rất nhiều mẫu cơ lý, thành phần hạt. Tuy vậy, số
liệu này được lưu trữ ở nhiều nơi, chưa sử dụng cho các mục đích khác nhau và
thiếu sự quản lý. Do đó, việc sử dụng cho nghiên cứu vật liệu xây dựng tự nhiên
cũng như cho ngành khai khoáng có ý nghĩa rất quan trọng, trên cơ sở số liệu thí
nghiệm mẫu sẽ tính toán và áp dụng trong tìm kiếm thăm dò, khai thác sử dụng
nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên (Ảnh 4.8).
4.3.2.2. Đổi mới công tác quy hoạch về phát triển vật liệu xây dựng
Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng là tiền đề, định hướng để lập quy
hoạch thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng thông thường, trong đó có vật liệu
khoáng xây dựng tự nhiên. Để giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn vật liệu khoáng
xây dựng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị thì trong quy
hoạch phát triển vật liệu xây dựng tự nhiên cần quy định những công trình nào phải
sử dụng các vật liệu thay thế hoặc sử dụng vật liệu thay thế ở tỷ lệ phù hợp để giảm
việc sử dụng vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên hiện đang thiếu hụt.
4.3.2.3. Tăng cường công tác nghiên cứu, tìm kiếm và quy hoạch, cấp
phép khai thác vật liệu xây dựng thay thế
Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị đã có một số đề tài nghiên
cứu nguồn vật liệu khoáng xây dựng thay thế cho cát sỏi lòng sông. Với kết quả
nghiên cứu từ luận án, có thể thực hiện tìm kiếm các khu vực mà vật liệu khoáng
xây dựng có thể thay thế cho vật liệu khoáng tự nhiên do chúng nằm ở dưới sâu,
không khai thác được.
Do đó, phải tiến hành các công trình nghiên cứu đi từ tổng thể đến chi tiết, đầu
tư cho công tác tìm kiếm đối tượng bổ sung thay thế không những cho trầm tích
mềm rời mà cả nguồn gốc phong hóa (đất phong hóa dùng cho gạch tuynel thay thế
đất sét trầm tích); nguồn bổ sung là vật liệu từ các mỏ đá (tận dụng xay thành cát
nhân tạo - mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường của Công ty cổ phần Trường
134
Sơn tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế); nguồn bổ sung là vật liệu từ đá mi
để phối trộn với trầm tích Đệ Tứ mềm rời; đánh giá trữ lượng, chất lượng nguồn cát
vàng nghệ, cát nhiễm mặn; cát thải trong khai thác titan, cát chứa titan hàm lượng
thấp là nguồn vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn.
4.3.2.4. Đổi mới công tác cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng vật liệu xây
dựng tự nhiên
Một trong những nội dung đã quy định trong Luật khoáng sản có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2011 là đấu giá quyền khai thác khoáng sản [7, 8]. Tuy vậy, do
nhiều nguyên nhân nên đến nay công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối
với những khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng tự nhiên trong trầm tích Đệ tứ
còn hạn chế. Do đó, thời gian tới cần tổ chức đấu giá loại hình này.
Việc đấu giá để cấp phép là gắn trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác với
quản lý, bảo vệ, tận dụng triệt để nguồn vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên và ưu
tiên công tác phối trộn vật liệu xây dựng tự nhiên trong trầm tích Đệ Tứ với các loại
vật liệu khác mang tính thay thế, nâng cao giá trị sản phẩm, nhằm sử dụng hợp lý,
tiết kiệm và có hiệu quả nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên ngày càng quan trọng. Ưu
tiên cho những đơn vị sử dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, đầu tư công nghệ
phối trộn giữa vật liệu xây dựng tự nhiên và vật liệu phi xây dựng từ khai thác titan,
đá mi, cát nhiễm mặn, cát vàng nghệ phân bố khá nhiều ở vùng nghiên cứu.
Từ kết quả đề tài luận án đã làm rõ về nguồn vật liệu khoáng xây dựng có chất
lượng tốt, nguồn vật liệu khoáng phi xây dựng với trữ lượng lớn cho phép kết
hợp để phối trộn các loại vật liệu này trở thành vật liệu khoáng xây dựng có chất
lượng đảm bảo cho xây dựng. Do đó, cần phải thay đổi công tác cấp phép thăm dò,
khai thác vật liệu xây dựng tự nhiên ở vùng nghiên cứu, đặc biệt là ở tỉnh Thừa
Thiên Huế.
4.3.3. Nhóm các giải pháp về khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường,
phát triển bền vững
4.3.3.1. Quản lý gắn với phát triển bền vững(bảo vệ môi trường)
Ở vùng nghiên cứu, tình trạng thiếu hụt nguồn vật liệu xây dựng đã và đang
xảy ra, kết quả nghiên cứu đề tài luận án đã chỉ ra nguồn vật liệu khoáng phi xây
135
dựng (cát có chứa hàm lượng titan, cát mịn) hoàn toàn có thể trở thành nguồn vật
liệu khoáng xây dựng. Tuy nhiên, hầu hết nguồn vật liệu này nằm ở vùng ven biển,
là những đụn dải cát chạy dọc ven bờ tạo thành những doi, đê cát có tác dụng chắn
gió, chắn cát bay, bảo vệ nguồn nước...
Hiện nay, có tình trạng sau khi khai thác, thu hồi sa khoáng thì cát thải (cát
này có thể sử dụng để làm vật liệu xây dựng hoặc phối trộn với vật liệu khoáng xây
dựng có chất lượng cao để trở thành vật liệu khoáng xây dựng có chất lượng đáp
ứng cho xây dựng) lại được bán xuất khẩu với giá trị bằng hoặc thấp hơn giá vật
liệu cát xây dựng ở khu vực lân cận.
Do đó, cần có những quy định cụ thể để bảo vệ những loại vật liệu này, ưu tiên
cho phát triển bền vững, bảo vệ môi trường môi sinh. Trường hợp nếu thu hồi sa
khoáng mà có thể thu hồi cát thải thì ưu tiên để sử dụng làm vật liệu xây dựng để sử
dụng cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
4.3.3.2. Quản lý gắn với bảo vệ di sản địa chất
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện đề tài: Nghiên cứu
di sản địa chất làm cơ sở khoa học để thành lập công viên địa chất toàn cầu ở khu
vực Tam Giang - Bạch Mã”, mã số đề tài ĐL.CN-05/18. Đề tài đã nhận định về các
thành tạo cát biển ở vùng Thừa Thiên Huế chứa đựng các giá trị di sản về địa mạo -
cảnh quan, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, khoa học - giáo dục và thẩm
mỹ. Trong đó nổi bật là giá trị địa mạo - cảnh quan và giá trị khoa hoc, thẩm mỹ, do
đó cần tiếp tục nghiên cứu các chính sách, giải pháp sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên khoáng sản vật liệu xây dựng trong khu vực theo hướng đảm bảo mối quan
hệ phát triển bền vững giữa bảo tồn các giá trị di sản thiên nhiên và phát triển kinh
tế - xã hội.
Do đó, kiến nghị quy hoạch thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng tự nhiên cần
gắn với bảo tồn các giá trị di sản thiên nhiên và phát triển kinh tế-xã hội ở vùng
nghiên cứu.
136
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ các kết quả nghiên cứu đề tài luận án, cho phép nghiên cứu sinh rút ra một
số kết luận và kiến nghị như sau:
KẾT LUẬN:
1. Quá trình hình thành, biến đổi thành phần vật chất cũng như đặc điểm phân
bố không gian các loại vật liệu khoáng xây dựng, vật liệu khoáng phi xây dựng và
vật liệu khoáng vô dụng của vùng nghiên cứu bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên,
trong đó, dao động mực nước đại dương thế giới ứng với các chu kỳ biển tiến và
biển thoái xen kẽ nhau có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và biến đổi
thành phần vật chất, cấu trúc mặt cắt trầm tích Đệ Tứ vùng nghiên cứu.
2. Vùng nghiên cứu phân bố phổ biến rộng rãi các thành tạo Đệ Tứ, gồm chủ
yếu sau:
- Các trầm tích dưới nước như: mQ13(2), amQ13(2), mQ22, a,apQ23, amQ22 phân
bố rộng khắp vùng nghiên cứu. Do điều kiện hình thành mà các thành tạo dưới nước
có bề dày lớn, trầm tích có tính phân nhịp và phân bố có tính quy luật:
Từ tây sang đông: chiều dày các thành tạo thay đổi theo hướng tăng dần, do đó
vật liệu khoáng xây dựng cũng tăng lên về mặt trữ lượng nhưng thành phần hạt mịn
dần.
Từ dưới lên: trầm tích phân bố theo quy luật với mỗi chu kỳ biển tiến, biển
thoái, đây là nguồn vật liệu xây dựng quan trọng, tuy nhiên do phân bố quá sâu nên
việc khai thác không thể thực hiện được.
- Các thành tạo edQ: phân bố chủ yếu ở phía tây vùng nghiên cứu, là sản phẩm
phong hóa từ đá gốc với chiều dày tương đối đồng nhất.
Những đặc điểm nổi bật trên là tiền đề quan trọng định hướng cho công tác
tìm kiếm thăm dò vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên vùng nghiên cứu.
3. Trong phạm vi nghiên cứu phổ biến các nhóm vật liệu khoáng xây dựng tự
nhiên: cát xây dựng và sét gạch ngói. Phổ biến trong các thành tạo: cát xây dựng
(mQ13(2), mQ22, m-mvQ23, a,apQ23) và sét gạch ngói (amQ13(2), amQ22, Q). Tài
nguyên dự báo đối với cát xây dựng: trầm tích mQ13(2) khoảng 9.570,56 triệu khối;
trầm tích mQ22 khoảng 14.513,01 triệu khối; trầm tích m,mvQ23 khoảng 546,34 triệu
137
khối; trầm tích a,apQ23 khoảng 6,724 triệu khối và đối với sét gạch ngói: trầm tích
amQ13(2) khoảng 4.853,06 triệu m3; trầm tích amQ22 khoảng 3.927,88 triệu khối và
trầm tích Đệ Tứ không phân chia khoảng 10.962,15 triệu m3.
4. Chất lượng các loại vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên vùng nghiên cứu đáp
ứng tiêu chuẩn Việt Nam về xây dựng, trong đó, cát xây dựng thành tạo môi trường
khác nhau có chất lượng khác nhau khi sử dụng làm vật liệu cho vữa tô trát và làm
nền công trình giao thông (cát nguồn gốc biển, biển gió có thành phần hạt mịn hơn,
có lẫn tạp chất nhiều hơn so với cát nguồn gốc sông, sông lũ nên chưa được sử dụng
rộng rãi trong xây dựng như làm bê tông, vữa tô trát mà chủ yếu sử dụng vào san
lấp công trình, một số dùng cho vữa tô trát); đối với cát sử dụng cho bê tông thì đáp
ứng bê tông chất lượng thấp (riêng cát xây dựng trong trầm tích sông, sông lũ
Holocen thượng đạt chất lượng bê tông mác trung bình đến cao). Vật liệu sét vùng
nghiên cứu đáp ứng cho sản xuất gạch, sét trầm tích mQ22 đáp ứng tiêu chuẩn sản
xuất gạch và ngói.
KIẾN NGHỊ
1. Các giải pháp quản lý, sử dụng vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên ở vùng
nghiên cứu bao gồm: giải pháp về cơ chế, chính sách; Giải pháp kỹ thuật và Các
giải pháp về khai thác, sử dụng hợp lý gắn với công tác bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững. Trong đó, công tác quản lý gắn liền với bảo vệ di sản địa chất cũng
có ý nghĩa quan trọng, nổi bật nhất là giá trị địa mạo - cảnh quan, khoa học và thẩm
mỹ của các thành tạo cát biển (mQ13, mQ22, m-mvQ23) ở vùng nghiên cứu. Do đó,
cần tiếp tục nghiên cứu các chính sách, giải pháp sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên khoáng sản vật liệu xây dựng trong khu vực theo hướng đảm bảo mối quan
hệ phát triển bền vững giữa bảo tồn các giá trị di sản thiên nhiên và phát triển kinh
tế - xã hội.
2. Vùng nghiên cứu có 2 giá trị tài nguyên: tài nguyên du lịch (giá trị địa mạo
- cảnh quan, khoa hoc, thẩm mỹ) và tài nguyên vật liệu khoáng xây dựng có trữ
lượng lớn, do vậy, khi khai thác có thể xảy ra xung đột về lợi ích. Do đó, cần nghiên
cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, giải quyết bài toán chi phí lợi ích trên cơ sở khai
thác hợp lý và bảo vệ môi trường địa chất, đảm bảo phát triển bền vững.
138
3. Tiềm năng về vật liệu xây dựng tự nhiên vùng nghiên cứu phong phú, có
chất lượng đáp ứng làm vật liệu xây dựng thông thường. Tuy nhiên, do phạm vi
nghiên cứu rộng, tài liệu, thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên chưa
phân rõ được cụ thể việc phân bố cũng như khả năng khai thác trong từng giai đoạn
đối với từng loại vật liệu xây dựng cụ thể. Do đó, kiến nghị đầu tư kinh phí để thực
hiện dự án nhằm có số liệu chắc chắn phục vụ quy hoạch, thăm dò, khai thác nguồn
vật liệu xây dựng tự nhiên ở khu vực nghiên cứu.
139
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đặng Quốc Tiến, Nguyễn Thanh, Đỗ Quang Thiên (2018), Công tác nghiên cứu
trầm tích Đệ Tứ, tìm kiếm - thăm dò và quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng mềm rời
vùng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 4(282)/2-
2018, tr19-21, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Tiến, Nguyễn Thanh (2018), Tính chất xây dựng của trầm tích Đệ
Tứ đồng bằng ven biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học
Huế, tập 127, số 4A, 2018 (tr5-19).
3. Đặng Quốc Tiến, Đỗ Quang Thiên, Nguyễn Thanh (2019), Đặc điểm trầm tích
Đệ Tứ vùng đồng bằng ven biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu Hội nghị
khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XI, tr235-249.
4. Đặng Quốc Tiến, Nguyễn Thanh (2018), Đề xuất phương pháp tiếp cận mới
trong xác định mô đun độ lớn của đất rời làm vật liệu xây dựng tự nhiên (áp dụng
cho đất rời vùng đồng bằng ven biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế), Tạp chí Khoa
học và công nghệ, Trường Đại học khoa học Huế, Tập 12, số 2, 8/2018 (tr171-184).
5. Đặng Quốc Tiến, Đỗ Quang Thiên, Vũ Quang Lân (2020), Các thành tạo cát
biển trong trầm tích Đệ tứ ở Thừa Thiên Huế và di sản địa chất liên quan, Tạp chí
Địa chất, Loạt A, số 371-372/2020 (tr248-260).
140
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đức An (1996), “Về dao động mực nước biển ở thềm lục địa ven bờ Việt
Nam trong Holocen”, Các khoa học về Trái đất (4), tr.365-367;
2. Nguyễn Đức Anh và cộng sự (2015), Bộ tiêu chuẩn EITI 2013 và khả năng
đáp ứng chính sách của Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội;
3. Đặng Văn Bào (1996), Đặc điểm địa mạo dải đồng bằng ven biển Huế-Quảng
Ngãi, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học Địa lý - Địa chất, Trường Đại học khoa
học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội;
4. Hồ Vương Bính, nnk (1996), “Địa chất môi trường thành phố Huế và vùng phụ
cận”, Hội nghị khoa học lần thứ 12, Đại học Mỏ - Địa chất, quyển 4, tr.115-123;
5. V.M. Borjunov, 1977, Tìm kiếm và thăm dò các mỏ khoáng sản phi kim loại,
Nheđra (bản tiếng Nga);
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2017, Thông tư số 60/2017/TT-BTNMT quy
định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn;
7. Chính phủ (2012). Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 quy định về
đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
8. Chính phủ (2016). Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định
về chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;
9. Nguyễn Văn Canh (1998), “Đặc điểm sa khoáng trong cát và môi trường
phóng xạ tự nhiên ven biển Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, khoa học tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập XIV(5), tr.1-6;
10. Nguyễn Văn Canh, 2005, “Kết quả mới trong nghiên cứu địa chất vùng hạ lưu
sông Hương và hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”, Tạp chí các khoa học về
Trái đất;
11. Phí Văn Chín, nnk (1984), “Những kết quả bước đầu về nghiên cứu nước khoáng
từ Huế - Quảng Ngãi”, Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, quyển II, tr.231-240;
12. Văn Đức Chương, nnk (1994), “Hoạt động tân kiến tạo và địa động lực hiện
đại khu vực thành phố Huế”, Bản đồ địa chất, số kỷ niệm 35 năm chuyên
ngành bản đồ địa chất, tr.213-230;
141
13. Công ty cổ phần Khoáng sản VICO Quảng Trị (2010), Báo cáo kết quả thăm
dò cát trắng khu vực Ngã 5, khu vực Hải Ba, Hải Lăng, Quảng Trị, Lưu trữ
Công ty cổ phần Khoáng sản VICO Quảng Trị;
14. Công ty cổ phần Khoáng sản Quảng Trị (2015), Báo cáo thăm dò titan sa
khoáng (2007) và cát trắng (2015) các xã Vĩnh Tú, Vĩnh Thái, huyện Vĩnh
Linh, Quảng Trị, Lưu trữ Công ty cổ phần Khoáng sản Quảng Trị;
15. Công ty cổ phần Khoáng sản Thừa Thiên Huế (2007), Báo cáo nghiên cứu khả
thi mỏ titan ven biển Thuận An, Thừa Thiên Huế, Lưu trữ Công ty Khoáng sản
Thừa Thiên Huế;
16. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên khoáng sản Thừa Thiên Huế (2011),
Báo cáo kết quả thăm dò quặng sa khoáng Titan - Zircon của xã Quảng Ngạn,
xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Lưu trữ Công ty
TNHH Nhà nước một thành viên khoáng sản Thừa Thiên Huế;
17. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (1994), Địa chất và Khoáng sản tờ Lệ
Thủy - Quảng Trị tỷ lệ 1:200.000, Thuyết minh tóm tắt, Hà Nội;
18. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2005), Tài nguyên khoáng sản tỉnh
Thừa Thiên Huế, Hà Nội;
19. Nguyễn Hữu Cử, nnk (1996), “Trùng lỗ (Foraminifera) trong trầm tích mặt
đáy hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai”, Tài nguyên và môi trường biển, tập
III, tr.177-185;
20. Nguyễn Xuân Dương và nnk (1997), Địa chất và khoáng sản 1:200.000 tờ
Quảng Trị - Lệ Thủy – Bình Trị Thiên, TT Thông tin lưu trữ địa chất, Hà Nội;
21. Nguyễn Địch Dỹ, nnk (1995), Địa chất Đệ Tứ và đánh giá tiềm năng khoáng
sản liên quan, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KT-01-07, Lưu trữ Trung
tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia, Hà Nội;
22. Nguyễn Địch Dỹ (1996), “Địa chất Đệ tứ và đánh giá tiềm năng khoáng sản
liên quan”;
23. Nguyễn Địch Dỹ, nnk (1999), “Ranh giới Neogen - Đệ Tứ ở Việt Nam”, Tạp
chí các khoa học về Trái Đất (3), tr. 168-186;
24. Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận, Nguyễn Trọng Tân (2005), “Đặc trưng cổ
142
địa lý kỷ Đệ Tứ ở đồng bằng Nam Bộ”, Tạp chí các khoa học về Trái Đất (4),
tập 27, tr.208-299;
25. Nguyễn Địch Dỹ, nnk (2016), Các phân vị địa tầng Đệ Tứ Việt Nam, Nhà xuất
bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội;
26. Vũ Xuân Độ, 2003, Tìm kiếm và thăm dò khoáng sản rắn, Đại học Quốc gia
Hà Nội;
27. Vũ Mạnh Điển, nnk (1997), Báo cáo địa chất và khoáng sản đô thị Đông Hà
tỷ lệ 1:25.000, Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội;
28. Phạm Văn Đường, nnk (2000), “Đặc điểm và quy luật phân bố khoáng sản
ngoại sinh và vật liệu xây dựng ở Bình Trị Thiên”, Bản đồ địa chất (98), tr.85-
105;
29. Cát Nguyên Hùng, nnk (1996), Báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm
khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm từ Đà Nẵng - Hội An, Lưu trữ Cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội;
30. Nguyễn Đính Hòe, nnk (1994), “Một số đặc điểm địa động lực nội sinh hiện
đại và tác động của chúng đối với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”, Báo cáo
hội thảo khoa học về đầm phá Thừa Thiên Huế, Hải Phòng;
31. Trần Đình Lân, nnk (1996), “Đặc điểm môi trường trầm tích hiện đại đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai”, Tài nguyên và môi trường biển, tập III, tr.36-44;
32. Vũ Quang Lân, (2000), “Trầm tích Neogen ở đồng bằng Bình Trị Thiên”, Bản
đồ địa chất (98), tr. 42-51;
33. Vũ Quang Lân, (2000), “Về các trầm tích Holocen ở đồng bằng Quảng Trị -
Thừa Thiên Huế”, Hội nghị khoa học lần thứ 14 Trường Đại học Mỏ - Địa
chất Hà Nội, quyển 4, tr. 72-77;
34. Vũ Quang Lân, (2003), Tiến hóa các thành tạo trầm tích Đệ Tứ đồng bằng
Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ khoáng - thạch - trầm tích học,
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội;
35. Nguyễn Đình Lập, nnk (2000), “Đặc điểm các thành tạo có yếu tố đầm lầy
trong trầm tích Đệ Tứ vùng đồng bằng Bình Trị Thiên”, Bản đồ địa chất (98),
tr.67-74;
143
36. Đỗ Văn Long, nnk (2000), Báo cáo địa chất và khoáng sản nhóm tờ Quảng
Trị tỷ lệ 1:50.000, Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội;
37. Đỗ Văn Long, nnk (2000), “Đặc điểm các thành tạo địa chất Đệ Tứ vùng đồng
bằng Bình Trị Thiên”, Bản đồ địa chất (98), tr. 53-66;
38. Trần Đức Lương, nnk (1979), “Những tài liệu bước đầu về bauxit laterit trong
vỏ phong hóa bazan ở Bắc Trung Bộ”, Địa chất và khoáng sản Việt Nam,
quyển I, tr. 209-215;
39. Liên đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình miền Bắc, 2000, Báo cáo
lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:200.000 vùng Huế - Đông Hà;
40. Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, 2010, Cẩm nang công nghệ địa
chất, TN&CNQG;
41. Đặng Mai, nnk (1998), “Một số đặc điểm tiến hóa địa hóa trầm tích Đệ Tứ
vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế”, Địa chất (245) tr. 21-27;
42. Trần Văn Miến, nnk (2015), “Hiện trạng điều tra cơ bản địa chất về khoáng
sản, tài nguyên và định hướng công tác điều tra đánh giá một số loại khoáng
sản có tiềm năng của Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo khoa học hội nghị khoa
học toàn quốc kỷ niệm 70 năm phát triển, Địa chất và tài nguyên Việt Nam,
tr.114-120;
43. Trần Nghi, nnk (1997), Báo cáo chuyên đề: Trầm tích luận các thành tạo Đệ Tứ
nhóm tờ Huế tỷ lệ 1:50.000, Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam,
Hà Nội;
44. Trần Nghi (2001), Trầm tích học, giáo trình Đại học khoa học tự nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội;
45. Trần Nghi (2014), Địa chất Pliocen - Đệ Tứ vùng biển Việt Nam và kế cận,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội;
46. Nguyễn Ngọc (1980), “Vấn đề ranh giới dưới và khối lượng của hệ Đệ Tứ”,
Bản đồ địa chất (44), tr. 36-47;
47. Nguyễn Ngọc (1981), “Về hóa đã Trùng lỗ (Foraminifera) Đệ Tứ muộn mới
phát hiện ở vùng Huế” Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1981, tr.2-5;
48. Nguyễn Ngọc (1983), “Điệp Huế - một phân vị địa tầng mới của kỷ thứ Tư”
144
Tạp chí các khoa học về trái đất (3), tr.94-96;
49. Nguyễn Ngọc (1985), “Về hệ Neogen ở Việt Nam” Tuyển tập Hội nghị khoa
học kỹ thuật địa chất Việt Nam lần thứ 2, tập II, tr.101-114;
50. Nguyễn Ngọc, nnk (1987), “Các thời kỳ biển trong kỷ Đệ Tứ ở Việt Nam và ý
nghĩa của việc nghiên cứu chúng” Khảo cổ học (2), tr.4-8;
51. Đặng Xuân Phong, nnk, 2006, Phương pháp tìm kiếm mỏ sa khoáng, XD;
52. Đặng Xuân Phong, nnk, 2012, Cẩm nang địa chất - tìm kiếm - thăm dò khoáng
sản rắn, XD;
53. Trịnh Phùng, nnk (1996) “Đặc điểm phân bố sa khoáng ilmenit trong cát biển
từ Thuận An đến Tư Hiền, Thừa Thiên Huế”, Các công trình nghiên cứu địa
chất, địa vật lý biển, tập II, tr.194-199;
54. V.I. Smirnov, nnk, 1960, Tính trữ lượng các mỏ khoáng sản, Nheđra (bản
tiếng Nga);
55. Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thừa Thiên Huế (1998-2001), Báo
cáo kết quả điều tra chất lượng, trữ lượng cát trắng thủy tinh Phong Điền,
Phú Vang, Lưu trữ Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thừa Thiên Huế;
56. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Nghiên cứu, tìm
nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng thay thế cát lòng sông trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế;
57. Lê Xuân Tài (2002), Đặc điểm trầm tích và môi trường nước hệ đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên Huế, Tóm tắt luận án tiến sỹ địa chất, Trường
Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội;
58. Nguyễn Thanh, nnk, (2014), “Đặc điểm địa tầng trầm tích Đệ Tứ đồng bằng
ven biển tỉnh Quảng Nam trên cơ sở bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000”, Tạp chí
khoa học, Đại học Huế, 97(9), tr.205-214;
59. Thăm dò các mỏ vật liệu xây dựng, 1957, Hướng dẫn công tác thăm dò địa
chất, tập VIII, GOSGEOTEKH13ĐAT, (bản tiếng Nga);
60. Phạm Huy Thông, nnk (1997), Báo cáo địa chất và khoáng sản nhóm từ Huế
tỷ lệ 1:50.000, Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội;
61. Phạm Huy Thông, nnk (1999), “Than bùn ở đồng bằng ven biển Bình Trị
145
Thiên”, Địa chất và khoáng sản Việt Nam, quyển III, tr.265-71.
62. Đinh Văn Thuận, nnk (1996), “Vấn đề giao động mực nước đại dương với các
đợt biển tiến - biển thoái trong kỷ Đệ Tứ Việt Nam”, Tạp chí các khoa học về
trái đất, tập 2, tr.269-273.
63. Đinh Văn Thuận, Nguyễn Địch Dỹ (2004), “Các giai đoạn phát triển thực vật
ngập mặn và các đợt biển tiến – biển thoái trong kỷ Đệ Tứ đồng bằng sông
Cửu Long”, Tạp chí các khoa học về trái đất, (4), tr.563-569;
64. Trần Minh Thế, nnk, 1983, Phương pháp khoanh nối ranh giới khi tính trữ
lượng khoáng sản rắn, KHKT;
65. Đào Văn Thịnh, nnk (1995), Báo cáođịa mạo - tân kiến tạo - động lực hiện đại
khu vực Thành phố Huế, Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà
Nội;
66. Ngô Quang Toàn, nnk (1998), “Đặc điểm chu kỳ trầm tích và lịch sử phát biển
các thành tạo Pleistocen đồng bằng Huế”, Những phát hiện mới về khảo cổ
hoc năm 1997, tr.27-34;
67. Ngô Quang Toàn, nnk (2000), Vỏ phong hóa và trầm tích Đệ Tứ Việt Nam,
Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội;
68. Đặng Quốc Tiến, Đỗ Quang Thiên, Nguyễn Thanh (2019). Đặc điểm trầm tích
Đệ Tứ vùng Đồng bằng ven biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu HNKH
Địa Lý Toàn Quốc lần thứ XI, ISBN: 978-604-9822-66-7, 2019;
69. Đặng Quốc Tiến, Đỗ Quang Thiên,Nguyễn Thanh (2018). Công tác nghiên
cứu trầm tích Đệ Tứ, tìm kiếm - thăm dò và quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng
mềm rời vùng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, Tạp chí Tài Nguyên và Môi
Trường.
70. Trần Thị Thanh Thủy (2014). EITI 2013 và việc nâng cao hiệu quả lĩnh vực
khai thác khoáng sản ở Việt Nam. Hội thảo khoa học: Tăng hiệu quả thu ngân
sách từ khai thác khoáng sản - Giải pháp nào cho Việt Nam. Ủy ban Tài
chính, Ngân sách Quốc Hội, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam với sự hỗ trợ của Liên minh Khoáng sản và
Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hà Nội;
146
71. Nguyễn Văn Trang, nnk (1996), Địa chất và khoáng sản tờ Hướng Hóa - Huế
- Đà Nẵng, tỷ lệ 1:200.000, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội;
72. Ngô Đăng Trí (2010), Luận Cứ Khoa học về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội và môi trường phục vụ xây dựng khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Quảng Trị,
Lưu trữ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị;
73. Đỗ Tuyết (1997), Báo cáo kết quả nghiên cứu địa mạo - tân kiến tạo - địa động
lực hiện đại vùng đô thị Đông Hà, Hà Nội;
74. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ
thuật Việt Nam, Viện Tư vấn Phát triển (2010). Báo cáo nghiên cứu đánh giá
Thực trạng về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam;
75. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7570:2006 - Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu
cầu kỹ thuật;
76. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4344:1986 - Đất sét sản xuất gạch ngói - Lấy
mẫu;
77. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4353:1986 - Đất sét sản xuất gạch ngói - Yêu
cầu kỹ thuật;
78. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10796:2015 – Cát mịn cho bê tông và vữa;
79. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6300:1997 - Đất sét sản xuất gốm, sứ xây dựng -
Yêu cầu kỹ thuật;
80. Tiêu chuẩn Việt Nam 9036:2011 - Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh cát - Yêu
cầu kỹ thuật;
81. Trường Đại học Thủy lợi, 2006, Giáo trình vật liệu xây dựng, Nhà xuất bản
Xây dựng;
82. Trường Cao đẳng Xây dựng số 1, 2012, Giáo trình vật liệu xây dựng, XD;
83. Viện Vật liệu xây dựng Hà Nội, Bộ Xây dựng, 2013, Quy hoạch tổng thể phát
triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và bổ sung định hướng tới
năm 2030;
84. UBND tỉnh Quảng Trị (2019), Báo cáo về tình hình quản lý nhà nước về
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2019, Quảng Trị;
85. UBND tỉnh Quảng Trị (2014), Quy định quản lý tài nguyên khoáng sản và
147
hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Quảng Trị;
86. UBND tỉnh Quảng Trị (2016), Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng
sản tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, có tính đến năm 2030, Quảng Trị;
87. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2019), Báo cáo về tình hình quản lý nhà nước về
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019, Thừa Thiên Huế;
88. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2008), Báo cáo kết quả khảo sát đo vẽ địa chất
khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng 1/500 do Sở Tài nguyên và Môi trường
thực hiện tháng 12 năm 2008,Thừa Thiên Huế;
89. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Quy hoạch khai thác cát, sỏi trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, TT Huế;
90. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng
tài nguyên khoáng sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, có tính đến năm
2030, Thừa Thiên Huế.
TIẾNG ANH
91. Jurgen Ehlers (1996), Quaternary and glacial geology, John wiley & Sons Pub;
92. Hoang Zheguo, etal (1986), “Sea-level changes along the coastal area of South
China Since late Pleistocene”, Proceeding of the International Symposium on
Sea-level changes held in Qingdao and yantai, China, Oct.7-14-1986. China
Ocean press. pp.142-154;
93. J.H. Reedman, 1979, Techniques in mineral exploration, Applied science
publishers Ltd, London;
94. Richard A., Davis Jr. (1994), Geology of Holocene barrier island Systems;
95. Tjia H.D. (1980), “The Sunda Self, Southeast Asia”, Z.Geomor-phology (24),
pp.405-427.