Tức số DNVT hành khách khác mà DN đang phải trực tiếp cạnh tranh trên
tuyến vận chuyển cụ thể nào đó. Do trên mỗi tuyến hoạt động của DN có những đối
thủ cạnh tranh khác nhau, nên khi xem xét đối thủ cạnh tranh cần nghiên cứu mối đe
dọa của các đối thủ cạnh tranh trên từng tuyến hoạt động chưa khong thể xem xét
chung cho cả DN. Khi số DN hoạt động trên một tuyến nào đó lớn, sẽ tạo ra những
áp lực cạnh tranh lớn cho DN trên tuyến đó, DN sẽ khó khăn hơn trong việc lựa chọn
giờ hoạt động trên tuyến và cũng rất khó khăn trong việc gia tăng quy mô hoạt động
trên tuyến và ngược lại.
Tuy nhiên khi xem xét số các DNVT hoạt động trên tuyến, phải chú ý đến số
lượng PTVT hành khách đang hoạt động trên tuyến và nhu cầu đi lại trên tuyến đang
xét. Việc xác định số DNVT đang hoạt động trên tuyến khá đơn giản bằng cách điều
tra thông qua số liệu tại các bến xe hoặc qua các sở Giao thông vận tải. Nhưng việc
xác định số lượng phương tiện của các DN đang hoạt động trên tuyến cũng như việc
xác định nhu cầu đi lại trên tuyến thì gặp nhiều khó khăn hơn, để điều tra được nhu
cầu đi lại cũng như số lượng PTVT hành khách hoạt động trên tuyến, nên sử dụng
phương pháp điều tra thống kê (điều ra qua lái xe, điều tra thực tế) hoặc bằng phương
pháp chuyên gia.
175 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đánh giá doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6; n = 4; CI = 0,015 <0,1; RI =0,9; CR(CI/RI) = 0,017 < 0,1;
Bước 6: Tính trọng số của các tiêu chí
Tổng hợp trọng số của các nhóm tiêu chí và từng tiêu chí thể hiện trong Bảng
4.39. Trong đó trọng số của các tiêu chí cấp 2 được tính bằng cách nhân trọng số
nhóm tiêu chí (trọng số cấp 1, Bảng 4.1) với trọng số của các tiêu chí (trong các
Bảng 4.35đến 4.38).
130
Bảng 4.39. Trọng số các tiêu chí đánh giá DNVT hành khách bằng ô tô
TT Nội dung
Trọng số
cấp 1
Trọng số
cấp 2
Trọng số
NL Nguồn lực của DNVT 0.271
NL1 Lao động 0.297 0.080
NL2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 0.353 0.096
NL3 Tài chính 0.235 0.064
NL4 Các nguồn lực khác 0.115 0.031
QT Tổ chức và quản trị DNVT 0.306
QT1 Qui mô và loại hình DNVT 0.102 0.031
QT2 Cơ cấu tổ chức quản trị DN 0.170 0.052
QT3 Công tác hoạch định trong DN 0.195 0.060
QT4 Tổ chức thực hiện và điều chỉnh các chiến
lược và kế hoạch trong DNVT
0.214 0.065
QT5 Đánh giá về cán bộ lãnh đạo của DN 0.244 0.075
QT6 Nền văn hoá và bản sắc của DN 0.076 0.023
HQ Hiệu quả kinh tế và xã hội 0.314
HQ1 Hiệu quả KD tổng hợp 0.503 0.158
HQ2 Hiệu quả kinh tế - xã hội 0.355 0.111
HQ3 Bảo vệ môi trường 0.142 0.045
CL Các tiêu chí khác 0.109
CL1 Chất lượng dịch vụ vận tải 0.397 0.043
CL2 Năng lực liên kết và kết nối 0.129 0.014
CL3 Thị trường của doanh nghiệp 0.308 0.034
CL4 An toàn lao động 0.166 0.018
Tổng cộng 1,000 1,000
4.5.Tổng hợp kết quả đánh giá doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô
Sau khi đánh giá từng chỉ tiêu để xác định mức độ đạt được của từng tiêu chí,
tiến hành tổng hợp điểm đánh giá DNVT hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
theo công thức:
Trong đó:
(4.4) n
1j
jj dg.wH
131
H: Điểm đánh giá tổng hợp;
wj: Trọng số tiêu chí thứ j(bảng 4.36)
dgj: Điểm đánh giá từng tiêu chí thứ j. Với quy ước: A – 5 điểm; B – 4 điểm; C
– 3 điểm; D – 2 điểm và E – 1 điểm.
Khoảng cách điểm mỗi hạng:
K =
Hmax - Hmin
(4.5)
m
Trong đó:
- Hmax: Điểm đánh giá DNVT cao nhất;
- Hmin: Điểm đánh giá DNVT thấp nhất;
- m: Số hạng DNVT
Trong luận án điểm cao nhất Hmax = 5; điểm thấp nhất Hmin = 1; dự kiến chia
các DNVT thành 10 hạng thì khoảng cách điểm của mỗi hạng:
K =
5 – 1
= 0,4
10
Hạng của DNVT được dựa vào điểm đánh giá tổng hợpH, điểm chuẩn của từng
hạngvà được trình bày ở bảng 4.40.
Bảng 4.40. Mức xếp hạng doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô
Hạng
Điểm xếp
hạng
Không có
tiêu chí
Đặc điểm chung
1. 4,6 ≤ H ≤ 5 C; D; E DN được xếp hạng này hiện ở trong tình trạng
hoạt động hoàn hảo, đạt hiệu quả cao và có triển
vọng tốt đẹp.
2. 4,2 ≤ H < 4,6 C; D; E DN hiện trong tình trạng hoạt động tốt, có triển
vọng tốt đẹp, song có một số điểm được đánh
giá thấp hơn hạng tối cao.
3. 3,8 ≤ H < 4,2 D; E DN đang trong tình trạng hoạt động tốt, song có
những bất lợi về môi trường kinh tế, nhưng có
triển vọng tốt.
4. 3,4 ≤ H < 3,8 E DN thuộc loại này hoạt động tốt, có tiềm năng
phát triển, nhưng khả năng cạnh tranh và tiềm
lực tài chính trung bình.
5. 3,0 ≤ H < 3,4 E DN hoạt động hiệu quả, có tiềm năng phát triển
nhưng có những hạn chế về nguồn lực và có
132
những nguy cơ tiềm ẩn.
6. 2,6 ≤ H < 3,0 - DN hoạt động kém hiệu quả, có tiềm năng phát
triển song có nhiều nguy cơ từ môi trường hoặc
từ ngành hoặc đối thủ cạnh tranh, triển vọng
không chắc chắn.
7. 2,2 ≤ H < 2,6 - DN hiện đang hoạt động đạt hiệu quả thấp, khả
năng thích nghi của DN yếu; tiềm lực công
nghệ, nhân sự, tài chính đều có hạn, khả năng
cạnh tranh thấp, triển vọng phát triển khó khăn.
8. 1,8 ≤ H < 2,2 - DN có hiệu quả thấp, tình hình tài chính bấp
bênh, thị phần đang bị giảm. DN có nguy cơ phá
sản.
9. 1,4 ≤ H < 1,8 - DN KD thua lỗ kéo dài, thị phần sụt giảm, tình
hình tài chính yếu, DN lâm vào tình trạng phá
sản.
10. 1 ≤ H < 1,4 - DN thuộc hạng này bị lâm vào tình trạng mất
khả năng thanh khoản, giảm thị phần đang chờ
phá sản.
(Trong đó: H: Điểm đánh giá tổng hợp DNVT)
Theo hệ thống ký hiệu xếp hạng, các DN có thể được đánh giá theo 4 loại và
tổng số hạng là 10. Ngoài ra, để có thể tăng mức độ chi tiết, có thể điền dấu (+) hay
(-) vào mỗi hạng; tuy nhiên số hạng DN không nên quá 20. Nếu chia các DNVT
thành 20 hạng thì khoảng cách điểm giữa các hạng là 0,2 điểm.
4.6. Đánh giá Công ty Cổ phần Ô tô khách Hà Tây
4.6.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Ô tô khách Hà Tây
Công ty Cổ phần Ô tô khách Hà Tây, được thành lập theo Quyết định
301/QĐUB, ngày 20 tháng 9 năm 1992 của UBND tỉnh Hà Tây, sát nhập từ hai xí
nghiệp: Xí nghiệp ô tô vận tải số 1, và Xí nghiệp ô tô số 3; là DN được cổ phần hóa
từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 với vốn điều lệ 8.500.000.000đ, trong đó, vốn nhà
nước: 7.700.000.000đ. Tháng 3/2015, bán toàn bộ phần vốn nhà nước, đến tháng
1/2016: tăng vốn điều lệ: 50.000.000.000đ.
Trụ sở chính đóng tại 143 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội có diện tích
đất 3.400m2; Công ty có hai xưởng sửa chữa và bảo dưỡng: một tại Cầu Bươu, quận
Hà Đông có diện tích đất 520m2 và một phân xưởng sửa chữa và bảo dưỡng tại số 20
133
Ngô Quyền, quận Hà Đông có diện tích đất 750m2.
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam, thuộc quyền sở
hữu của các cổ đông, có điều lệ về tổ chức, hoạt động của công ty, có con dấu riêng,
được mở tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Ngành nghề KDhiện nay của Công ty
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. Chi tiết: Bảo quản, trông
giữ xe ngày và đêm. Mã ngành: 5229.
- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan. Chi tiết: Kinh
doang xăng dầu. Mã ngành: 4661
- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác. Chi tiết:
KD vật tư, phụ tùng ô tô và các dịch vụ cơ khí khác - Mã ngành: 4530.
- Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải khác chưa được phân vào đâu. Chi
tiết: Thiết kế, cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ theo phân cấp của Bộ GTVT.
Sửa chữa, đóng mới, hoán cải các phương tiện cơ giới đường bộ - Mã ngành: 3099.
- VTHK đường bộ khác, chi tiết: kinh doanh VTHK liên tỉnh, nội tỉnh;VTHK
bằng xe buýt, taxi và theo hợp đồng.
Hình 4.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
Là một công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cũng tương tự như
các công ty cổ phần vận tải khác. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty hiện nay thể
hiện qua hình 4.4
4.6.2. Đánh giá Công ty Cổ phần ô tô khách Hà Tây
4.6.2.1. Đánh giá nguồn lực của doanh nghiệp vận tải
(1) Đánh giá lao động
Quy mô lao động: Với 235 lao động hoạt động trong bốn lĩnh vực KD;trong đó,
Hội đồng quản trị Ban Kiểm soát
Ban Giám đốc
Phòng KD PhòngKế toán tài vụ Phòng tổ chức hành chính
Bộ phận dịch vụ Xưởng sửa chữa
Đại hội đồng cổ đông
Các Đội xe
134
hoạt động KDVT của Công ty được thực hiện trong địa bàn 24 tỉnh, thành phố với 40
tuyến liên tỉnh và 3 tuyến buýt nên quy mô lao động của Công ty được đánh giá ở
mức tương đối lớn và phù hợp với điều kiện KD – 4 điểm.
Cơ cấu lao động: Tỷ trọng lao động trực tiếp (lái, phụ xe) và thợ sửa chữa
chiếm tỷ trọng lớn (83%), lao động được tuyển chọn và đào tạo có đủ năng lực và
trình độ theo yêu cầu. Tỷ trọng lao động gián tiếp nhỏ nhưng vẫn phục vụ kịp thời
cho hoạt động cung ứng DVVT. Tuy nhiên, do cạnh tranh gay gắt trên địa bàn hoạt
động, tăng trưởng của Công ty âm, nên cơ cấu lao động được đánh giá ở mức tốt – 4
điểm.
Trình độ của đội ngũ lao động: Qua cấp bậc thợ bình quân và tỷ trọng lao động
gián tiếp có trình đại học phù hợp công việc, trình độ của đội ngũ lao động được
đánh giá ở mức khá cao – 4 điểm.
Chính sách nhân sự của DN: Sau khi nhà nước thoái toàn bộ vốn tại Công ty,
hoạt động tuyển chọn lao động có một số bất cập, khả năng giữ nhân viên có kinh
nghiệm ở mức trung bình, chính sách lương, bảo hiểm xã hội, thưởng vẫn được duy
trì ở mức có hiệu quả, có tác động tương đối tốt đến tạo động lực và thúc đẩy người
lao động. Chính sách nhân sự của Công ty được đánh giá ở mức bình thường – 3
điểm
Đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực của DN:Các chương trình đào,
phát triển nhân viên bị đình trệ, phạm vi đào tạo nhỏ, hẹp và không có tính liên kết
và liên tục, tính hữu hiệu của chính sách phát triển nguồn nhân lực ở mức bình
thường – 3 điểm.
Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động: Năng suất lao động, sức sinh lợi của lao
động của Công ty ở mức thấp và có xu hướng giảm trong hai năm gần đây nên hiệu
quả sử dụng lao động của Công ty được đánh giá ở mức thấp – 2 điểm.
Tổng điểm đánh giá lao động của Công ty là 20, so với tiêu chuẩn (bảng 4.2) thì
lao động được xếp ở mức C, tuy nhiên cần lưu ý rằng hiệu quả sử dụng lao động của
Công ty ở mức đáng báo động.
(2) Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật
Quy mô và chủng loại PTVT: Với 43 xe buýt phục vụ cho vận chuyển hành
khách trên 3 tuyến và 49 xe khách phục vụ 40 tuyến liên tỉnh, nội tỉnhnhư vậy quy
mô PTVT chỉ đáp ứng tốt với nhiệm vụ hiện tại, nhưng khả năng mở rộng địa bàn và
135
tăng tần suất trên các tuyến còn bị hạn chế. Về chủng loại, PTVT của Công ty chủ
yếu là xe xuất xứ từ Trung Quốc, chất lượng còn nhiều vấn đề. Vậy quy mô và chủng
loại PTVT được đánh giá ở mứclớn và phù hợp.
Thời gian sử dụng PTVT: Thông qua tỷ lệ thời gian bình quân đã sử dụng với
thời gian sử dụng PTVT bình quân của toàn Công ty (38%) nên mức độ đánh giá là
tốt.
Mức đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của PTVT của Công ty đáp ứng ở mức phù
hợp so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật của ô tô theo
QCVN số 09/2015.
Mức độ phù hợp của chiến lược đổi mới công nghệ, với điều kiện về vốn và sự
phát triển hiện tại của ngành công nghiệp ô tô, Công ty chủ yếu định hướng đầu tư
PTVT đủ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng có giá thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh
nên chiến lược đổi mới công nghệ của Công ty được đánh giá ở mức rất phù hợp.
Công nghệ quản lý và điều hành vận tải: Công ty đã xây dựng quy trình khai
thác vận hành được xây dựng tỷ mỷ cho từng tuyến, công nghệ quản lý và điều hành
của phù hợp quá trình công nghệ VTHK đường bộ bằng ô tô, theo quy định các
PTVT khai thác trên các tuyến đều gắn thiết bị giám sát hành trình nhưng Công ty
chưa có thiết bị kiểm soát theo thời gian thực; chi phí quản lý,điều hành được khoán
theo doanh thu vận tải trong tháng. Các hồ sơ PTVT được theo dõi, cập nhật đầy đủ
hàng tháng về số chuyến, số km xe chạy, tình hình bảo dưỡng sửa chữa,....
Vậy công nghệ quản lý và điều hành vận tải của Công ty được đánh giá ở mức
có hiệu quả.
Năng lực vận chuyển: Với 89 xe khách, tổng trọng tải 3.650 ghế, năng lực vận
chuyển của Công ty được đánh giá ở mức trung bình.
Tác động của công nghệ đối với môi trường: Do các PTVT của Công ty có xuất
xứ Trung Quốc, tiêu chuẩn khí thải tuy phù hợp quy định hiện nay của Việt Nam
nhưng ở mức tác động xấu đến môi trường cần có chi phí duy tu, bảo dưỡng phương
tiện ở mức độ chấp nhận được.
Tổng điểm đánh giá cơ sở vật chất của Công ty là 25, đạt mức C (theo tiêu
chuẩn bảng 4.4)
(3) Đánh giá tình hình tài chính
Dựa vào báo cáo tài chính qua các năm, nguồn lực tài chính của Công ty Cổ
136
phần ô tô khách Hà Tây được đánh giá trong bảng 4.38. Tổng điểm đánh giá nguồn
lực tài chính: 52 điểm, xếp ở mức C (theo tiêu chuẩn trong bảng 4.6)
(4) Đánh giá các nguồn lực khác
Sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia dựa trên dữ liệu thực tế thu quan
sát và thu thập được ở Công ty, các nguồn lực khác tại Công ty được đánh giá cụ thể
qua 3 tiêu chí: Hệ thống thông tin; sự chủ động và năng lực sáng tạo của lao động và
thương hiệu, uy tín của DN với kết quả thể hiện trong bảng 4.41 với tổng điểm 11 thì
mức đánh giá là B.
Bảng 4.41. Kết quả đánh giá nguồn lực của Công ty
Nội dung đánh giá Mức độ
Điểm
đánh giá
1. Đánh giá lao động C 20
1.1. Quy mô lao động Lớn và phù hợp 4
1.2. Cơ cấu lao động Tốt 4
1.3. Trình độ của đội ngũ lao động Khá cao 4
1.4. Chính sách nhân sự của DN Bình thường 3
1.5. Chính sách phát triển nhân lực của DN Bình thường 3
1.6. Hiệu quả sử dụng lao động Thấp 2
2. Đánh giá cơ sở vật chất B 25
2.1. Quy mô và chủng loại PTVT Lớn và phù hợp 4
2.2. Thời gian sử dụng PTVT Tốt 4
2.3. Mức đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của PTVT Phù hợp 3
2.4. Mức độ phù hợp của chiến lược đổi mới
công nghệ.
Rất phù hợp 4
2.5. Công nghệ quản lý và điều hành vận tải Có hiệu quả 4
2.6. Năng lực vận chuyển TB 3
2.7. Tác động của công nghệ đối với môi trường. TB 3
3. Đánh giá nguồn lực tài chính C 53
3.1. Sự phù hợp của quy mô vốn với quy mô
hoạt động
Quy mô TB, phù hợp 3
3.2. Khả năng huy động vốn Dễ, chi phí TB 4
137
3.3. Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn – RC 1,02 4
3.4. Tỷ số thanh toán nhanh – Rq 0,97 4
3.5. Vòng quay hàng tồn kho 132,6 5
3.6. Kỳ thu tiền bình quân - ACB (ngày) 2,37 5
3.7. Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản - RA Rất thấp 1
3.8. Tỷ số nợ - RD 44,56% 3
3.9. Tỷ số nợ trên vốn – R D/ E 3
3.10. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay Tốt 4
3.11. Tỷ số lợi nhuận biên trên doanh thu Rất thấp 1
3.12. Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị kế toán Thấp 2
3.13. Tỷ suất thu lợi từ cổ tức Rất thấp 1
3.14. Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại 72% 1
3.15. Mức tác động đến tính chủ động về tài
chính
Tính chủ động không
thay đổi
3
3.16. Tác động đến tăng trưởng nội bộ Tác động không tốt 2
3.17. Tỷ lệ dòng lưu kim với tổng nợ 100% 1
3.18. Ngân quỹ lưu động Âm 4
4. Các nguồn lực khác B 11
4.1. Hệ thống thông tin Phù hợp 3
4.3.Sự chủ động và năng lực sáng tạo của lao
động
Cao 4
4.4.Thương hiệu và uy tín Cao 4
4.6.2.2. Đánh giá tổ chức và quản trị của Công ty
(1) Quy mô và loại hình của Công ty
Là Công ty Cổ phần với số vốn trên 50 tỷ đồng, số lao động 235 người, tổ
chức, hoạt động vận tải thực hiện dưới 3 hình thức: VTHK liên tỉnh, nội tỉnh (40
tuyến), VTHK bằng xe buýt (3 tuyến) và vận tải khách theo hợp đồng. Với lợi thế
lớn về thị phần trong các tuyến nội tỉnh nên quy mô được đánh giá 4 điểm, hình thức
sở hữu 4 điểm và mức đa dạng trung bình nên tổng điểm đánh giá là 11, được xếp
mức B (theo tiêu chuẩn tại bảng4.8)
(2) Đánh giá về cơ cấu tổ chức của Công ty
Đánh giá cơ cấu tổ chức chính thức: Cơ cấu tổ chức quản trị hiện nay của Công
138
ty là sự kết hợp của cơ cấu trực tuyến – chức năng với cơ cấu theo khu vực địa lý
(đội xe và xưởng sửa chữa) nên cơ cấu chính thức được đánh giá ở mức Hữu hiệu – 4
điểm.
Đánh giá tác động của cơ cấu không chính thức: Sử dụng phương pháp phỏng
vấn và qua quan sát, tại Công ty hình thành các nhóm không chính thức gần tương
đồng với cơ cấu chính thức, tác động của các nhóm không chính thức bên trong
Công ty có tác động tích cực đến đa số các hoạt động KD. Tuy nhiên, vấn đề lợi ích
của các nhóm cổ đông còn những mâu thuẫn nhất định. Vì vậy cơ cấu không chính
thức của Công ty được đánh giá ở mức tích cực – 4 điểm.
Theo tiêu chuẩn đánh giá cơ cấu tổ chức của DNVT (bảng 4.10), cơ cấu tổ chức
của Công ty được đánh giá ở mức B.
(3) Công tác hoạch định tại Công ty
Sử dụng phương pháp chuyên gia, kết quả đánh giá:
- Công tác hoạch định chiến lược: Khoa học – 3 điểm;
- Công tác xây dựng kế hoạch: Hữu hiệu – 4 điểm;
- Công tác xây dựng định mức: Hữu hiệu – 4 điểm.
Theo tiêu chuẩn đánh giá công tác hoạch định (bảng 4.12), với tổng điểm đánh
giá 11 thì thì công tác hoạch định của Công ty được đánh giá mức B.
(4) Tổ chức thực hiện và điều chỉnh các chiến lược và kế hoạch trong doanh
nghiệp vận tải
Sử dụng phương pháp chuyên gia (phỏng vấn) công tác triển khai thực hiện và
tính linh hoạt của công tác điều chỉnh chiến lược, kế hoạch của Công ty được xếp ở
mức 4 điểm.
Trung bình trong các năm vừa qua, Công ty luôn hoàn thành kế hoạch sản
lượng vận chuyển, sản lượng luân chuyển trong các năm vừa qua ở mức hoàn thành
tốt kế hoạch.
Hệ số vận doanh đạt trung bình 0,85, hệ số lợi dụng ghế ngồi TB đạt 0,72
(5) Đánh giá về cán bộ lãnh đạo của Công ty
Qua phỏng vấn kết hợp các dữ liệu tại Công ty, cán bộ lãnh đạo được đánh giá
trong bảng 4.42.
(6) Nền văn hoá và bản sắc của DN
Trong suốt thời gian dài, các thế hệ lãnh đạo của Công ty đã quan tâm đến vấn
139
đề xây dựng, khẳng định nền văn hoá và bản sắc văn hoá nên có tác động tích cực
đến hiệu quả công tác quản trị nhân sự.
Tổng hợp kết quả đánh giá tổ chức và quản trị tại Công ty Cổ phần ô tô khách
Hà Tây được thể hiện trong bảng 4.42.
Bảng 4.42.Kết quả đánh giá tổ chức và quản trị của Công ty
Nội dung đánh giá Mức độ
Điểm
đánh giá
1. Quy mô và loại hình của Công ty B 11
1.1. Quy mô doanh nghiệp Lớn và phù hợp 4
1.2. Hình thức sở hữu Phù hợp, tạo lợi thế
tốt
4
1.3. Mức độ đa dạng hóa hoạt động vận tải Đa dạng 4
2. Đánh giá về cơ cấu tổ chức của Công ty B 8
2.1. Đánh giá cơ cấu tổ chức chính thức DNVT Hữu hiệu 4
2.2. Đánh giá cơ cấu không chính thức Tích cực 4
3. Công tác hoạch định tại Công ty B 11
3.1. Công tác hoạch định chiến lược Khoa học 3
3.2. Công tác xây dựng kế hoạch Khoa học, hữu hiệu 4
3.3. Công tác xây dựng định mức Khoa học, hữu hiệu 4
4. Tổ chức thực hiện và điều chỉnh các chiến
lược và kế hoạch của Công ty
B 25
4.1. Tính hữu hiệu của cúa công tác triển khai
thực hiện chiến lược, kế hoạch
Tốt 4
4.3. Tính linh hoạt của công tác điều chỉnh chiến
lược và kế hoạch
Rất linh hoạt, có sự
phù hợp
4
4.4. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng vận
chuyển
Tốt 4
4.5. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng luân
chuyển
Tốt 4
4.6. Hệ số vận doanh Rất tốt 5
4.7. Hệ số lợi dụng ghế ngồi Tốt 4
140
5. Đánh giá về cán bộ lãnh đạo Công ty B 32
5.1. Uy tín của lãnh đạo Có uy tín 4
5.2. Tình trạng sức khỏe Tốt 4
5.3. Tuổi tác 55-60 3
5.4. Trình độ học vấn Cử nhân ĐH 3
5.5. Tư cách đạo đức Tốt 4
5.6. Năng lực tổ chức quản lý Bình thường 3
5.7. Khả năng đảm đương chức vụ (Năm) 7-10 4
5.8. Khả năng quyết đoán Có nhưng chậm 4
5.9. Khả năng đoàn kết, tập hợp quần chúng Bình thường 3
6. Nền văn hoá và bản sắc của Công ty B 4
4.6.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội
Dựa trên số liệu của Công ty trong giai đoạn 2013 – 2015, tiến hành so sánh
đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế, xã hội của Công ty, kết quả đánh giá
trong bảng 4.40.
Bảng 4.43. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội của Công ty
Nội dung đánh giá Mức độ
Điểm
đánh giá
1. Đánh giá hiệu quả KD D 6
1. Doanh lợi doanh thu Thấp 2
2. Doanh lợi tổng tài sản Thấp 2
3. Doanh lợi vốn chủ sở hữu Thấp 2
1. Hiệu quả kinh tế – xã hội C 13
2.1. Giá trị gia tăng của xã hội TB 3
2.2. Giá trị gia tăng thuần túy quốc gia TB 3
2.3. Mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở địa
bàn hoạt động
TB 3
2.4. Sử dụng lao động địa phương Nhiều 4
3. Công tác bảo vệ môi trường C 10
3.1. Mức độ đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của
PTVT
Đạt yêu cầu 3
141
3.2. Mức thực hiện nghĩa vụ về môi trường Bình thường 3
3.3. Vệ sinh môi trường Tốt 4
4.6.2.4. Kết quả đánh giá các tiêu chí khác
Qua số liệu thu thập được tại Công ty, kết hợp phương pháp phỏng vấn, kết quả
đánh giá các tiêu chí khác tại Công ty như sau:
Bảng 4.44. Kết quả đánh giá các tiêu chí khác của Công ty
Nội dung đánh giá Mức độ
Điểm
đánh giá
1. Chất lượng dịch vụ vận tải B 20
1.1. Độ an toàn trong vận chuyển hành khách Tốt 5
+ K1 (10
-6
) 7,4 5
+ K1
’
(10
-6
) 35,3 5
1.2. Tính nhanh chóng 40 km/giờ 4
1.3. Tính kinh tế TB 3
1.4. Tính thuận tiện, thoải mái Tốt 4
1.5. Thái độ phục vụ hành khách Tốt 4
2. Năng lực liên kết và kết nối C 12
2.1. Mức độ liên kết với nhà cung cấp Tốt 4
2.2. Mức độ liên kết với các DNVT ô tô khác Không liên kết 2
2.3. Mức độ kết nối với các phương thức vận tải
khác
Bình thường 3
2.4. Mức độ kết nối với các dịch vụ khác Bình thường 3
3. Thị trường của Công ty C 38
3.1. Quy mô thị trường tiềm năng Lớn 4
3.2. Thị phần của Công ty Lớn 4
3.3. Giá cước TB 3
3.4. Số DN hoạt động trên tuyến Ít 4
3.5. Các cản trở xâm nhập TB 3
3.6. Phản ứng của các DN đang cạnh tranh Khá quyết liệt 2
3.7. Số DN ngang sức Có rất ít 4
3.8. Tốc độ tăng trưởng của ngành 7,8 % 4
142
3.9. Các đối thủ khác nhau Lớn 2
3.10. Nguyên tắc chiến lược TB 3
3.11. Các cản trở khi rút lui Lớn 2
3.12. Chiến lược cạnh tranh. Bình thường 3
4. Công tác an toàn - vệ sinh lao động B 15
4.1. Chính sách an toàn lao động Bình thường 3
4.3. Phòng chống tai nạn lao động Tốt 4
4.4. Công tác vệ sinh lao động Tốt 4
4.5. Phòng chống cháy nổ Tốt 4
Tổng hợp kết quả đánh giá các nhóm tiêu chí tại Công ty trong bảng 4.45.
Bảng 4.45. Tổng hợp điểm đánh giá Công ty
TT Nội dung
Trọng
số
Mức
đánh
giá
Điểm
quy
đổi
Điểm
tổng
hợp
NL Nguồn lực của Công ty 0,271 0,940
NL1 Lao động 0,080 C 3 0,240
NL2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 0,096 B 4 0,384
NL3 Tài chính 0,064 C 3 0,192
NL4 Các nguồn lực khác 0,031 B 4 0,124
QT Tổ chức và quản trị DNVT 0,306 1,224
QT1 Qui mô và loại hình DNVT 0,031 B 4 0,124
QT2 Cơ cấu tổ chức quản trị DN 0,052 B 4 0,208
QT3 Công tác hoạch định trong DN 0,06 B 4 0,240
QT4
Tổ chức thực hiện và điều chỉnh các
chiến lược và kế hoạch trong DNVT
0,065 B 4 0,260
QT5 Đánh giá về cán bộ lãnh đạo của DN 0,075 B 4 0,300
QT6 Nền văn hoá và bản sắc của DN 0,023 B 4 0,092
HQ Hiệu quả kinh tế và xã hội 0,314 0,784
HQ1 Hiệu quả KD tổng hợp 0,158 D 2 0,316
HQ2 Hiệu quả kinh tế - xã hội 0,111 C 3 0,333
HQ3 Bảo vệ môi trường 0,045 C 3 0,135
143
CL Các tiêu chí khác 0,109 0,388
CL1 Chất lượng dịch vụ vận tải 0,043 B 4 0,172
CL2 Năng lực liên kết và kết nối 0,014 C 3 0,042
CL3 Thị trường của DN 0,034 C 3 0,102
CL4 An toàn lao động 0,018 B 4 0,072
Tổng cộng 1 3,336
Với tổng điểm đánh giá 3,336 Công ty được đánh giá ở mứctrung bình (hạng 5)
với đặc điểm khái quát: Hoạt động hiệu quả, có tiềm năng phát triển nhưng có những
hạn chế về nguồn lực và có những nguy cơ tiềm ẩn. Qua phân tích, đánh giá thực tế
tại Công ty nguy cơ lớn nhất của Công ty là hiệu quả sử dụng vốn, lao động rất thấp
cần đi sâu phân tích nguyên nhân.
144
KếT LUậN CHƢƠNG 4.
Đánh giá DNVT là hoạt động phức tạp, nhưng rất cần thiết đối với các chủ thể
liên quan đến DNVT xuất phát từ lợi ích của các bên liên quan.Vì vậy,việc đánh giá
cần được thực hiện trên cơ sở thống nhất về quy trình, hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí
cũng như phương pháp đánh giá.
Nhằm cung cấp luận cứ khoa học đánh giá tổng hợp DNVT hành khách bằng ô
tô phù hợp MTKD ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu củachương 4được thể hiện trên
các khía cạnh sau:
- Đề xuất quy trình đánh giá tổng hợpDNVT đảm bảo độ tin cậy thông qua chu
trình lặp trong quá trình đánh giá.
- Nghiên cứu đề xuất phương pháp đánh giá tổng hợp, toàn diện DNVT hành
khách bằng ô tô thông qua hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu với trọng số tương ứng, đảm
bảo độ chính xác, tính hệ thống trong hoạt động đánh giá DN.
- Đề xuất tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp DNVT hành khách bằng ô tô trên cơ sở
áp dụng phương pháp đánh giá đã đề xuất.
- Áp dụng kết quả nghiên cứu để thực hiện đánh giá một DNVT cụ thể.
145
KếT LUậN
Vận tải là hoạt động gắn liền với hoạt động sản xuất của nền kinh tế, nó đáp
ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nhu cầu đi lại của con người. Giá trị của sản
phẩm vận tải được cấu thành trực tiếp trong giá trị hàng hóa trong sản xuất vật chất
và tạo điều kiện nâng cao mức sống cho con người. Nền kinh tế - xã hội sẽ không thể
phát triển nếu ngành vận tải và các doanh nghiệp vận tải không phát triển đúng
hướng. Để đảm bảo rằng các doanh nghiệp vận tải có thể phát triển, đóng góp một
phần cho sự phát triển của ngành vận tải cũng như của nền kinh tế thì các chủ thể có
liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và ngành vận tải liên tục cần đánh giá
doanh nghiệp vận tải. Nhu cầu đánh giá doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp
vận tải là hết sức lớn, liên quan đến nhiều chủ thể với nhiều mục đích khác nhau.
Đến nay đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu đánh giá doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng nhưng các nghiên cứu này chỉ đáp ứng việc
đánh giá doanh nghiệp ở một khía cạnh nhất định, chưa cho phép các chủ thể có liên
quan đến hoạt động của DNVT có bức tranh tổng quát về quá khứ, hiện tại cũng như
triển vọng của DN để làm cơ sở cho các quyết định của bản thân từng chủ thể. Với
đặc thù của DNVT cho thấy nghiên cứu đánh giá DNVT là hoạt động phức tạp, chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố và theo từng quan điểm khác nhau và dễ gây nhiều tranh
luận nếu các nội dung và các phương pháp đánh giá không đủ luận cứ khoa học,
không phù hợp môi trường hoạt động của DNVT.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu khoa học kinh tế trên thế giới và trong
nước, luận án đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động KDVT hành khách
của các DNVT để hình thành bộ tiêu chí đánh giá DNVT hành khách bằng ô tô theo
tuyến cố định.
Những đóng góp mới của luận ánđƣợc thể hiện ở những điểm sau:
- Hệ thống hóa và làm phong phú hơn cơ sở lý luận, nghiên cứu phát triển
phương pháp ĐGDN phù hợp với MTKD và điều kiện khai thác hiện nay của DNVT
ô tô.
- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chí, chỉ tiêuvà lựa chọn phương pháp đánh
giá phù hợp với đặc thù hoạt động của DNVT hành khách bằng ô tô ở Việt Nam.
- Đề xuất tiêu chuẩn, chuẩn mực đánh giá DNVT hành khách bằng tô tô theo hệ
thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá với trọng số tương ứng, cung cấp căn cứ khoa học và
146
thực tiễn để tổ chức triển khai đánh giá các DNVThành khách bằng ô tô phù hợp
MTKD hiện nay ở Việt Nam.
- Xay dựng mô hình tổng hợp kết quả đánh giá DNVT, nghiên cứu ứng dụng
phương pháp phân tích thứ bậc để xác định trọng số phản ánh mức độ và tầm quan
trọng của từng tiêu chí đánh giá tổng hợp DNVT hành khách bằng ô tô.
Những hƣớng nghiên cứu tiếp theo của luận án
Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông tin phục vụ đánh giá DNVT hành khách
bằng ô tô ở Việt Nam trên cơ sở ứng dụng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá
đã đề xuất.
Nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá DNVT hành khách theo các phương
thức vận tải khác (vận tải đường sắt, vận tải hàng không ).
Nghiên cứu đánh giá giá trị DNVT hành khách bằng ô tô dựa trên kết quả đánh
giá và xếp hạng DN.
147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
Các bài báo khoa học
1. Nguyễn Việt Thắng (2009),Đánh giá doanh nghiệp vận tải thời kỳ hội nhập
và phát triển, Tạp chí Giao thông vận tải, số 5/2009.
2. Nguyễn Việt Thắng, Vũ Trọng Tích (2010), Lựa chọn phương pháp định giá
doanh nghiệp vận tải, Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, số 32 tháng 11/2010.
3. Nguyễn Việt Thắng, Vũ Trọng Tích (2015), Ứng dụng phương pháp phân
tích thứ bậc để xác định điểm trọng số trong đánh giá tình hình nội bộ để xếp hạng
doanh nghiệp vận tải, Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, số 48 tháng 10/2015.
4. Nguyễn Việt Thắng, Phan Trung Nghĩa (2017), Nghiên cứu nội dung đánh
giá doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định bằng ô tô ở Việt Nam, Tạp chí
Giao thông vận tải, số 4/2017.
Các công trình nghiên cứu khoa học đã tham gia
1. Bộ Giao thông vận tải (2009), Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quản trị kinh doanh
Vận tải đường bộ.
2. Bộ Giao thông vận tải (2009), Xây dựng chương trình khung đào tạo trình độ
Cao đẳng nghề quản trị kinh doanh Vận tải đường bộ.
3. Trường Đại học Giao thông vận tải (2011), Nghiên cứu phương pháp đánh
giá xếp hạng doanh nghiệp vận tải
148
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Bộ Giao thông vận tải (2008), Quyết định số 11/2008/QĐ-BGTVT ngày
23/6/2008 về việc Ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động
của DN nhà nước thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải.
[2]. Bộ Giao thông vận tải (2014), Điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận
tải đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
[3]. Bộ Giao thông vận tải (2014), Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.
[4]. Bộ Giao thông vận tải (2014), Quy hoạch định hướng phát triển mạng lưới
tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030, (Quyết định số 4899/QĐ –BGTVT ngày 24/12/2014).
[5]. Bộ Giao thông vận (2015), Thông tư số 87/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12
năm 2015 về việc ban hành QCVN 09 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô.
[6]. Bộ Lao động thương binh – Xã hội, Bộ Tài chính (2005), Thông tư số
23/2005/TTLT/BLĐTBXH-BTC ngày 31/08/2005 về Hướng dẫn xếp hạng và
xếp lương đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc,
Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà
nước
[7]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Thông tư 17/2011/TT-BKHCN ngày
30/6/2011 Quy định về Giải thưởng chất lượng Quốc gia.
[8]. Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 06/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 về
việc ban hành quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ.
[9]. Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/04/2005 về
việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
[10]. Bộ Tài chính, Quyết định số 77/2005/ QĐ-BTC ngày 01/11/2005 về việc ban
hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 2).
[11]. Bộ Tài chính, Thông tư 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 về phương pháp
xác định giá đất và khung giá các loại đất.
[12]. Bộ Tài chính, Thông tư 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 về hướng dẫn
thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyên DN 100% vốn Nhà
149
nước thành công ty cổ phần.
[13]. Bộ Tài chính, Quyết định số 87/2008/QĐ-BTC ngày 22/10/2008 về việc ban
hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
[14]. Bộ Tài chính, Quyết định số 129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008 về việc ban
hành 06 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
[15]. Trần Đình Cường (2010), Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị DN nhà
nước trong cổ phần hóa ở Việt Nam, LATS Kinh tế, MS 62.31.12.01, Học
viện Tài chính
[16]. Trần Văn Dũng (2007), Hoàn thiện công tác định giá DN ở Việt Nam, Luận
án Tiến sỹ kinh tế, Ðại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
[17]. Nguyễn Minh Điện (2010), Thẩm định giá tài sản & DN, Nhà xuất bản Thống
kê.
[18]. Nguyễn Thị Hoàng Giang, Bùi Thị Hồng Nhung (2014), “Nghiên cứu áp
dụng mô hình định giá tương đối với các DN niêm yết trên Sở Giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014,
tập 12, số 3: 446-455
[19]. Nguyễn Hữu Hà (2008), Một số vấn đề về phát triển công nghệ vận tải,
[20]. Nguyễn Trọng Hòa (2009), Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng đối với các
DN Việt Nam trong nền kinh tế chuyển đổi, LATS Kinh tế, mã ngành
62.31.03.01, Đại học Kinh tế quốc dân.
[21]. Nguyễn Minh Hoàng (2008), Nguyên lý chung định giá tài sản và giá trị DN,
Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
[22]. Nguyễn Minh Hoàng và Phạm Văn Bình (2011), Giáo trình định giá tài sản,
Nhà xuất bản tài chính.
[23]. Đinh Thế Hùng (2012), Kiểm toán xác định giá trị DN tại Việt Nam, LATS
KD và Quản lý,mã ngành 62.34.33.01, Đại học Kinh tế quốc dân.
[24]. Nguyễn Hồng Liên (2012), Xây dựng mô hình đánh giá trình độ công nghệ
cho các DN theo ngành kinh tế, LATS Kinh tế: 62.31.09.01; Đại học Bách
khoa Hà Nội.
[25]. Phạm Thị Thu Phương (2012), Phương pháp xếp hạng tín dụng của Standard
& Poor’s,
150
[26]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13 (2015). Luật
DN, số 68/2014/QH13.
[27]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Giá - số
11/2012/QH13.
[28]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Vệ sinh, an
toàn lao động - số: 84/2015/QH13.
[29]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Bảo vệ môi
trường, số 40/2013/QH13.
[30]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Phòng cháy
và chữa cháy, số 55/2014/QH13.
[31]. Nguyễn Hải Sản (1999), Đánh giá doanh nghiệp, NXB Tài chính.
[32]. Lê Tất Thành (2011), Các phương pháp xếp hạng tín dụng DN điển hình trên
thế giới, www.rating.com.vn
[33]. Nguyễn Văn Thọ (2006), Bài giảng về nguyên tắc và phương pháp thẩm định
giá.
[34]. Thủ tướng Chính phủ (2007), Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 /8/2007
về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật.
[35]. Thủ tướng Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ:
Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
[36]. Thủ tướng Chính phủ (2004), Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004
về thu tiền sử dụng đất.
[37]. Thủ tướng Chính phủ (2005), Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/08/2005
về thẩm định giá.
[38]. Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006
về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
[39]. Thủ tướng Chính phủ (2007), Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007
về việc chuyển DN nhà nước thành công ty cổ phần.
[40]. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015
về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào DN; giám sát tài chính, đánh giá hiệu
quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DN nhà nước và DN có
vốn nhà nước.
151
[41]. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
[42]. Nguyễn Văn Thụ (2015), Phân tích hoạt động kinh tế, ĐH Giao thông vận tải.
[43]. Tom G.Palmer (2012), Thị trường & Đạo đức, Nhà xuất bản Tri thức.
[44]. Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (1999), Quyết định số 57/1999/QĐ-
TĐC ngày 11/3/1999 về quy trình tạm thời thẩm định kỹ thuật thiết bị đã qua
sử dụng.
[45]. Đoàn Văn Trường (2004), Các phương pháp thẩm định giá trị máy móc và
thiết bị, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[46]. Nguyễn Ngọc Vinh và Nguyễn Quỳnh Hoa (2014), Giáo trình thẩm định giá
trị bất động sản, Nhà xuất bản lao động xã hội.
Tiếng Anh
[47]. Abdi, M.R; Labib, A.W (2004), Feasibility study of the tactical design
justification for reconfigurable manufacturing systems using the fuzzy
analytical hierarchical process. International Journal of Production Research,
3055-3076.
[48]. Aswath Damodaran (2006), Discounted Cash Flow Valuation: Basics.
[49]. Caroline Rodier, Ph.D, Margot Spiller (2012), Model-Based Transportation
Performance: A Comparative framework and Literature Synthesis, Mineta
Transportation Institute, College of Business San José State University San
José, CA 95192-0219;
[50]. EFQM (2003). The EFQM Excellence Model, European Foundation for Elvin
Fernandez, Fair Valuation of Real Estate.
[51]. Florian Steiger (2008),The Validity of Company Valuation Using Discounted
Cash Flow Methods, European Business School, e-mail:
florian.steiger@post.harvard.edu
[52]. Ishamael Stacy Marie, 2009,S&P strips Ireland of its triple-A rating
[53]. John A. Tracy (2002), The fast forward MBA in Finance Second edition, John
Wiley & Sons, Inc.
[54]. Joshua Kahr and Michael C. Thomsett (2005), Real estate market valuation
and analysis.
[55]. Ko Wang and Marvin L. Wolverton (2002), Real estate Valuation Theory.
152
[56]. Krzysztof Janas (2013), Enterprise Valuation using the Adjusted Net Assets
Methodology-Case Study, University of Lodz, Financial Sciences (16), ISSN
2080-5993
[57]. M.Maibach, C. Schreyer, D. Sutter (2008), Handbook on estimation of
external costs in the transport sector, European Commission DG TREN,
website www.ce.nl
[58]. Natalie Mizik & Robert Jacobson (2009), “Valuing Branded Businesses”,
Journal of Marketing, Vol. 73 (November 2009), 137–153, © 2009, American
Marketing Association ISSN: 0022-2429 (print), 1547-7185 (electronic)
[59]. O. Rybak (2014), Valuation of innovations in Air Enterprises Intangible
Assets, USC 658: 331.102.344: 629,73 (045), Website:
piei.iem.nau.edu.ua/numbers/38eng/Rybak.pdf
[60]. Pablo Fernández (2007), Company valuation methods. The most common
errors invaluations, IESE Business School - University of Navarra.
[61]. Quality Management, Bruxelles.
[62]. Rating Actions, www.standardandpoors.com
[63]. The Deming Prize Committee Union of Japanese Scientists and Engineers
(2013), The Application Guide for The Deming Prize 2013 For Companies
and Organizations Overseas
[64]. US Department of Commerce National Institute of Standards and Technology
(2011). Malcolm Baldrige National Quality Award Criteria for Performance
Excellence 2011-2012,US DoCNBS: Washington, DC.
[65].
handbook/mis.pdf
Tiếng Nga
[66]. Tокарь, Александр Сергеевич (2011), Оценка конкурентоспособности
организаций автомобильного транспорта и формирование их
конкурентных стратегий, ЭДД Ставрополь. Website: www.dissercat.com
153
PHụ LụC
Phụ lục 1: Đánh giá xếp hạng tín dụng của Standard and Poor
S&P Ý nghĩa
AAA
Tín dụng có chất lượng tốt nhất, khả năng trả các nghĩa vụ tài chính vô
cùng cao.
AA+
Tín dụng chất lượng tốt, khả năng trả các nghĩa vụ tài chính rất cao, chỉ
kém hạng cao nhất rất nhỏ.
AA
AA-
A+
Tín dụng chất lượng tốt, khả năng trả các nghĩa vụ tài chính cao nhưng dễ
bị tổn thương bởi thay đổi hoàn cảnh hay điều kiện nền kinh tế.
A
A-
BBB+ Tín dụng chất lượng trung bình, đủ khả năng trả các nghĩa vụ tài chính
nhưng khả năng này dễ bị sụt giảm do thay đổi hoàn cảnh hay các điều
kiện bất lợi.
BBB
BBB-
BB+ Tín dụng chất lượng dưới trung bình, ít khả năng bị tổn thương nhưng
đang chịu những biến động không chắc chắn và điều kiện bất lợi có thể
dẫn đến việc thiếu khả năng trả các nghĩa vụ nợ.
BB
BB-
B+ Tín dụng chất lượng thấp, nhiều khả năng bị tổn thương, những điều kiện
KD, tài chính, kinh tế bất lợi có thể làm mất khả năng và sự tích cực trả
nợ.
B
B-
CCC
Tín dụng chất lượng kém, đang bị tổn thương và phụ thuộc vào các điều
kiện thích hợp mới có thể thực hiện cam kết trả nợ.
CC Tín dụng chất lượng kém, đang bị tổn thương nặng.
C Hiện đang bị tổn thương nặng, có thể không trả được nợ.
D Không trả được từ một nghĩa vụ tài chính trở lên.
Nguồn: www.standardandpoors.com
Quy trình xếp hạng chuẩn được S&P áp dụng cho xếp hạng tín dụng của DN gồm
các bước:
(1) Nhận đề nghị xếp hạng từ các tổ chức phát hành/khách hàng
(2) Đánh giá ban đầu
(3) Họp với ban quản trị của tổ chức phát hành/khách hàng
154
(4) Phân tích
(5) Đánh giá và bỏ phiếu của hội đồng đánh giá (của S&P)
(6) Thông báo tới tổ chức phát hành/khách hàng
(7) Công bố kết quả xếp hạng ra công chúng
155
Phụ lục 2
Nội dung đánh giá chất lượng của một số Giải thưởng chất lượng trên thế giới
Giải thƣởng Deming
Giải thƣởng Malcolm
Baldrige
Giải thƣởng chất lƣợng
Châu Âu
1. Chính sách
2. Tổ chức và hoạt động
3. Giáo dục và phổ biến
4. Thu thập thông tin,
truyền thông
5. Phân tích
6. Tiêu chuẩn
7. Kiểm soát / quản lý
8. Đảm bảo chất lượng
9. Hiệu quả
10. Kế hoạch tương lai
1. Lãnh đạo
2. Lập kế hoạch chiến
lược
3. Tập trung vào khách
hàng và thị trường
4. Thông tin và phân tích
5. Phát triển nguồn nhân
lực và quản lý
6. Quản lý quá trình
7. Kết quả KD
1. Lãnh đạo
2. Chính sách và chiến
lược
3. Quản lý con người
4. Nguồn lực
5. Quản lý quá trình
6. Sự hài lòng của khách
hàng.
7. Sự hài lòng người lao
động
8. Tác động đối với xã hội.
9. Kết quả KD.
156
Phụ lục 3:
Mẫu thông tin DN dùng để kiểm chứng trước khi công bố bảng xếp hạng
VNR500
I. THÔNG TIN TỔNG QUAN
Tên DN
Tên tiếng Anh
Mã số thuế
Trụ sở chính
Tel / Fax
Email / Website
Năm thành lập
Vốn điều lệ
Sở hữu vốn
100% Vốn
NN
Vốn NN >
50%
Vốn NN ≤ 50%
100% Vốn tư
nhân
DN liên
doanh
100% Vốn
nước ngoài
Ngành KD chính
Tổng Giám đốc
Điện thoại
Đại diện liên lạc /
Chức danh
Email / Điện thoại
II. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM (ĐƠN VỊ: TRIỆU ĐỒNG)
Tổng Doanh thu
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
Tổng lao động
157
Phụ lục 4.
Ngàythángnăm2016
PHIẾU ĐIỀU TRA
Kính gửi quý Ông (Bà)!
Tôi đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá doanh nghiệp vận tải ô tô
trong thời kỳ hội nhập”.
Để cung cấp thông tin xây dựng mô hình đánh giá doanh nghiệp vận tải ô tô,
kính mong Ông/Bà cho biết ý kiến so sánh về mức độ quan trọng giữa các tiêu chí
trong hệ thống tiêu chí đánh giá doanh nghiệp vận tải được nêu dưới đây.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Ông/Bà.
PHẦN I - THÔNG TIN CHUNG
1. Họ tên người được xin ý kiến:
................................................ (Có thể ghi hoặc
không ghi)
2. Giới tính: Nam Nữ
3. Độ tuổi: Từ 25 đến 45 tuổi Trên 45 tuổi
4. Trình độ: Sau đại học Đại học
5. Đơn vị công tác:...............................................(Có thể ghi hoặc không ghi)
6. Chức vụ:........................................................(Có thể ghi hoặc không ghi)
PHẦN II. Ý KIẾN CỦA NGƢỜI ĐƢỢC HỎI
Đề nghị Ông (Bà) cho biết đánh giá của mình về mức độ quan trọng của tiêu
chí này đối với tiêu chí khác (xét theo từng cặp tiêu chí được trình bày ở các bảng
dưới đây) bằng cách chọn giá trị tương ứng trong các giá trị:
1/9; 1/8; 1/7; 1/6; 1/5; 1/4; 1/3; 1/2; 1; 2; 3; 4;5; 6;7; 8; 9.
Trong đó:
- Giá trị bằng 1/9 thể hiện mức độ cực kỳ kém quan trọng của tiêu chí này so
với tiêu chí kia;
- Giá trị bằng 9 thể hiện mức độ cực kỳ quan trọng của tiêu chí này so với tiêu
chí kia;
- Giá trị bằng 1 thể hiện hai chỉ tiêu có mức độ quan trọng như nhau.
1. Nhóm các tiêu chí cấp 1
Các tiêu chí thuộc nhóm này gồm:
TT Các tiêu chí so sánh cấp 1 Kí hiệu
1 Nguồn lực của doanh nghiệp vận tải NL
2 Tổ chức và quản trị doanh nghiệp vận tải QT
3 Hiệu quả kinh tế và xã hội HQ
4 Các tiêu chí khác CL
158
Cặp tiêu chí
Điểm đánh giá
1/9 1/8 1/7 1/6 1/6 1/4 1/3 1/2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
1. NL so với
QT
HQ
CL
2. QT so với HQ
CL
3. HQ so với CL
Mong Ông /Bà đánh dấu “X” vào ô tương ứng với giá trị mà Ông/Bà lựa chọn
2. Nhóm các tiêu chí cấp 2
2.1. Nguồn lực của doanh nghiệp vận tải (NL)
Tiêu chí này bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
TT Các tiêu chí thành phần của tiêu chí NL Kí hiệu
1 Lao động NL1
2 Cơ sở vật chất kỹ thuật NL2
3 Tài chính NL3
4 Các nguồn lực khác NL4
Cặp tiêu chí
Điểm đánh giá
1/9 1/8 1/7 1/6 1/6 1/4 1/3 1/2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
1. NL1 so với
NL2
NL3
NL4
2. NL2 so với NL3
NL4
3. NL3 so với NL4
Mong Ông /Bà đánh dấu “X” vào ô tương ứng với giá trị mà Ông/Bà lựa chọn
2.2. Tổ chức và quản trị doanh nghiệp vận tải (QT)
Tiêu chí này bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
TT Các tiêu chí thành phần của tiêu chí QT Kí hiệu
1 Quy mô và loại hình của DN QT1
2 Cơ cấu tổ chức quản trị của DN QT2
3 Công tác hoạch định trong DNVT QT3
4 Tổ chức thực hiện và điều chỉnh chiến lược và kế hoạch trong DNVT QT4
5 Cán bộ lãnh đạo của DN QT5
6 Nền văn hóa và bản sắc của DN QT6
159
Cặp tiêu chí
Điểm đánh giá
1/9 1/8 1/7 1/6 1/6 1/4 1/3 1/2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
1. QT1 so với
QT2
QT3
QT4
QT5
QT6
2. QT2 so với QT3
QT4
QT5
QT6
3. QT3 so với QT4
QT5
QT6
4. QT4 so với QT5
QT6
5. QT5 so với QT6
Mong Ông /Bà đánh dấu “X” vào ô tương ứng với giá trị mà Ông/Bà lựa chọn
2.3. Hiệu quả kinh tế và xã hội (HQ)
Tiêu chí này bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
TT Các tiêu chí thành phần của tiêu chí HQ Kí hiệu
1 Hiệu quả KD tổng hợp HQ1
2 Hiệu quả kinh tế - xã hội HQ2
3 Bảo vệ môi trường HQ3
Cặp tiêu chí
Điểm đánh giá
1/9 1/8 1/7 1/6 1/6 1/4 1/3 1/2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
1. HQ1 so với
HQ2
HQ3
2. HQ2 so với HQ3
Mong Ông /Bà đánh dấu “X” vào ô tương ứng với giá trị mà Ông/Bà lựa chọn
160
2.4. Các tiêu chí khác (CL)
Tiêu chí này bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
TT Các tiêu chí thành phần của tiêu chí CL Kí hiệu
1 Chất lượng dịch vụ vận tải CL1
2 Năng lực liên kết và kết nối CL2
3 Thị trường của DN CL3
4 An toàn lao động CL4
Cặp tiêu chí
Điểm đánh giá
1/9 1/8 1/7 1/6 1/6 1/4 1/3 1/2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
1. CL1 so với
CL2
CL3
CL4
2. CL2 so với CL3
CL4
3. CL3 so với CL4
Mong Ông /Bà đánh dấu “X” vào ô tương ứng với giá trị mà Ông/Bà lựa chọn
PHẦN III. Ý kiến khác của Ông/Bà(Mong muốnhay gợi ý khác của Ông /Bà)
Trân trọng cảm ơn Ông /Bà đã hợp tác và giúp đỡ !
161
Phụ lục 5. Các luồng tuyến vận tải hành khách chính của Công ty
Số
TT
Tuyến
Cự ly
(Km)
Số
TT
Tuyến
Cự ly
(Km)
1 Yên Nghĩa - Hoà Bình 63 26 Yên Nghĩa - Chợ Chanh 50
2 Yên Nghĩa - Nho Quan 100 27 Yên Nghĩa - Chợ Cháy 40
3 Yên Nghĩa - Sơn Tây 41 28 Yên Nghĩa - Trầm Lộng 47
4 Yên Nghĩa - Thanh Hoá 150 29 Yên Nghĩa - Lạng Sơn 170
5 Yên Nghĩa - Thái Bình 110 30 Yên Nghĩa - Lào Cai 350
6 Yên Nghĩa - Mộc Châu 200 31 Yên Nghĩa - Cái Rồng (HP) 220
7 Yên Nghĩa - Tân Lạc (HB) 94 32 Yên Nghĩa - Bãi Chạo (HB) 90
8 Yên Nghĩa - Yên Bái 180 33 Yên Nghĩa- Thuần Mỹ 80
9 Yên Nghĩa - Cao Sơn(TH) 90 34 Yên Nghĩa- Tòng Bạt 134
10 Yên Nghĩa - Đô Lương(NA) 140 35 Yên Nghĩa – Bắc Cạn 180
11 Yên Nghĩa - Sơn La 310 36 Sơn Tây - Thanh Hoá 205
12 Yên Nghĩa - Tu Lý (HB) 80 37 Sơn Tây - Ninh Bình 165
13 Yên Nghĩa - Kim Bôi 80 38 Sơn Tây - Hà Giang 250
14 Yên Nghĩa - Cổ Đô 75 39 Sơn Tây - Hưng Hà (TB) 280
15 Yên Nghĩa - Tản Hồng 75 40 Sơn Tây - Tam Bạc (HP) 170
16 Yên Nghĩa - Bắc Sơn (LS) 180 41 Sơn Tây - Vĩnh Bảo (HP) 163
17 Yên Nghĩa -Vụ Bản 56 42 Sơn Tây - Thái Nguyên 220
18 Yên Nghĩa - Chợ Ngăm 55 43 Sơn Tây - Đục Khê 195
19 Yên Nghĩa - Tuy Lai 35 44 Sơn Tây - Nam Định 130
20 Yên Nghĩa - Chẹ 90 45 Mỹ Đình - Kim Bảng 65
21 Yên Nghĩa - T. Quang 325 46 Vân Đình- Thái Nguyên 230
22 Yên Nghĩa - Thái Nguyên 180 47 Cổ Đô - Hoà Bình 80
23 Yên Nghĩa - Chi Nê 75 48 Xuân Mai- Sơn Tây 50
24 Yên Nghĩa - Sơn La 310 49 Bus 70A: Mỹ Đình- Trung
Hà
54
25 Yên Nghĩa – Kim Bảng 56 50 70B: Mỹ Đình – Phú Cường, 50
Bus 75: Hà Đông- Hương Sơn 52
Phụ lục 6. Phân loại xe của Công ty theo mác kiểu xe
Thứ tự Mác xe Trọng tải (ghế) Tổng số xe
1 CRV 5 1
2 Mazda 15 1
3 Tandaz Trung Quốc 35 10
4 Tandaz Huyndai 24 10
5 Tandaz Huyndai 29 25
6 Transinco Trung Quốc 60 30
7 Transinco Huyndai 40 13
Cộng 90
162
Phụ lục 7. Tình hình lao động tại CTCP ô tô khách Hà Tây qua các năm
7.a. Tình hình số lượng và chất lượng lao động qua các năm
Trình độ
Số lao động bình quân
(người)
Tỷ trọng (%)
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Lao động quản lý 16 16 15 7,1 6,8 6,4
Sau đại học 1 1 1 0,4 0,4 0,4
Đại học và cao đẳng 10 10 10 4,4 4,2 4,3
Trung cấp, sơ cấp 5 5 4 2,2 2,1 1,7
Đội ngũ lái xe 95 100 100 42,2 42,4 42,6
Bậc 1 25 30 30 11,1 12,7 12,8
Bậc 2 35 35 35 15,6 14,8 14,9
Bậc 3 35 35 35 15,6 14,8 14,9
Nhân viên phục vụ & Thợ
sửa chữa
114 120 120 50,7 50,8 51,1
Nhân viên phục vụ 95 100 100 42,2 42,4 42,6
Bậc 3 3 3 3 1,3 1,3 1,3
Bậc 4 4 5 5 1,8 2,1 2,1
Bậc 5 4 4 4 1,8 1,7 1,7
Bậc 6 5 5 5 2,2 2,1 2,1
Bậc 7 3 3 3 1,3 1,3 1,3
Tổng cộng 225 236 235 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
7.b. Phân loại lao động theo giới tính
Giới tính
Số lao động (người) Tỷ trọng (%)
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Nam 210 220 220 93,33 93,22 93,19
Nữ 15 16 16 6,67 6,78 6,81
Tổng 225 236 235 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
163
Phụ lục 8. Tình hình tài chính, nguồn vốn của Công ty qua các năm
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Trung
bình
1
Tổng tài sản bình quân
1.000 đ
22.056.68
6
19.678.52
4
18.111.52
1
19.948.91
0
2
Tài sản lưu động bình
quân
1.000 đ 8.881.264 7.564.316 6.875.397 7.773.659
3
Tiền và các khoản tương
đương bình quân
1.000 đ 1.310.321 1.087.498 1.045.288 1.147.702
4 Hàng tồn kho bình quân 1.000 đ 442.129 435.743 348.972 408.948
5
Các khoản phải thu bình
quân
1.000 đ 348.097 452.765 376.965 392.609
6 Các khoản dự phòng 1.000 đ 0 0 0 0
7 Khấu hao tài sản cố định 1.000 đ 3.906.566 3.768.946 3.698.766 3.791.426
8
Tổng doanh thu thuần
1.000 đ
60.604.93
7
60.778.04
2
60.067.51
1
60.483.49
7
9
Tổng giá vốn
1.000 đ
54.665.19
0
54.265.19
0
53.758.78
3
54.229.72
1
10
Lợi nhuận trước thuế và
lãi vay
1.000 đ 187.926 178.650 164.272 176.949
11 Tổng lợi nhuận sau thuế 1.000 đ -1.073.747 149.817 321.894 -200.679
12 Tổng nợ bình quân 1.000 đ 6.799.118 6.186.573 5.478.448 6.154.713
13 Nợ ngắn hạn bình quân 1.000 đ 8.147.562 7.587.326 7.143.576 7.626.155
14
Vốn chủ sở hữu bình
quân
1.000 đ
15.257.56
8
13.491.95
1
12.633.07
3
13.794.19
7
15 Lãi vay phải trả 1.000 đ 189.000 178.500 163.950 177.150
16 Mệnh giá của cổ phiếu 1.000 đ 100 100 100 100
17
Thị giá cổ phiếu bình
quân
1.000 đ 96 100 100 99
18 Lợi tức cổ phần(%) % -4,87 0,76 1,78 -1,01
19 Lợi nhuận chia cổ tức 1.000 đ 0 0 0 0
20
Tỷ số thanh toán nợ
ngắn hạn – RC
Lần 1,09 1,00 0,96 1,02
21
Tỷ số thanh toán nhanh
– Rq
Lần 1,04 0,94 0,91 0,97
22 Vòng quay hàng tồn kho Lần 123,64 124,53 154,05 132,61
23
Kỳ thu tiền bình quân -
ACB (ngày)
Ngày 2,10 2,72 2,29 2,37
24
Tỷ số hiệu quả sử dụng
tài sản - RA
Lần 2,75 3,09 3,32 3,03
25 Tỷ số nợ - RD % 30,83 31,44 30,25 30,85
26
Tỷ số nợ trên vốn – R D/
E
% 44,56 45,85 43,37 44,62
27
Tỷ số khả năng thanh
toán lãi vay
Lần 0,99 1,00 1,00 1,00
164
28
Tỷ số lợi nhuận biên
trên doanh thu
% -1,77 0,25 0,54 -0,33
29
Tỷ số giá trị thị trường
trên giá trị kế toán
Lần 0,96 1,00 1,00 0,99
30 Tỷ suất thu lợi từ cổ tức % -2,15 0,30 0,64 -0,40
31 Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại % 100,00 100,00 100,00 100,00
32
Tỷ lệ dòng lưu kim với
tổng nợ
% 41,66 63,34 73,39 58,34
33 Ngân quỹ lưu động 1.000 đ -6.047.016 -5.611.319 -5.372.350 -5.676.895
34
Tỷ suất thu lợi từ cổ tức(
Divident on Price - RDI)
% 0,00 0,00 0,00 0,00
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán