Trên cơ sở những kết quả đã đạt được và những tồn tại, luận án kiến nghị:
1) Các bên liên quan đến hệ thống LHC trên LVS nói chung và sông Ba nói riêng và có
thẩm quyền ra quyết định cho phép áp dụng vào thực tế các kết quả của luận án từ đó
rút kinh nghiệm tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.
2) Các quy định và hướng dẫn kỹ thuật về ĐTL cần sớm được ban hành như các văn
bản pháp lý được kết hợp hoặc lồng ghép với ĐMC và ĐTM để việc thẩm định các dự
án phát triển kinh tế xã hội có đầy đủ cơ sở pháp lý nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình
phát triển bền vững.
3) Những vấn đề còn tồn tại liên quan đến ĐTL hệ thống LHC trên LVS Ba nói trên cần
được các bên liên quan tiếp tục quan tâm đầu tư nghiên cứu giải quyết để có thể tham
khảo áp dụng cho các LVS khác.
137 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa lưu vực sông Ba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp
lý quy định nên không thể phủ định các dự án có tiềm năng gây tác động tích lũy đến
các nguồn tài nguyên trong vùng ảnh hưởng chung của các dự án. Những tồn tại này đã
dẫn đến sự phê duyệt và cấp phép xây dựng cho hàng loạt dự án hồ chứa thủy điện, các
đập dâng thủy lợi quy mô nhỏ và nhiều loại hình dự án khác, gây ra rất nhiều hệ lụy cho
môi trường và kinh tế xã hội. Từ thực tế này và theo kinh nghiệm của nhiều nước phát
triển, nghiên cứu sinh nhận thấy rất cần bổ sung các quy định về đánh giá tác động môi
100
trường tích lũy vào các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững.
Trước hết cần bổ sung khái niệm đánh giá tác động tích lũy vào các văn bản pháp lý có
hiệu lực cao như luật và các nghị định. Theo nghiên cứu sinh thì về lâu dài lý tưởng nhất
là nên bổ sung quy định này vào Luật bảo vệ môi trường để điều chỉnh các văn bản dưới
luật như nghị định và thông tư hướng dẫn ĐMC và ĐTM. Tuy nhiên, do Luật bảo vệ
môi trường 2014 mới có hiệu lực chưa lâu và việc bổ sung những tồn tại và thiếu sót
nhỏ vào luật và nghị định số 18/2015/NĐ-CP là chưa thực tế. Trước mắt, quy định về
đánh giá tác động môi trường tích lũy nên được Bộ TN&MT ban hành thông tư hướng
dẫn kỹ thuật thực hiện cho một số loại hình dự án trong đó nên có các dự án phát triển
tài nguyên nước, nhất là các dự án xây dựng các hồ chứa trên lưu vực sông.
3.5.3 Xác lập khung thực hiện đánh giá tác động môi trường tích lũy
3.5.3.1 Quy trình thực hiện ĐMC và ĐTM hiện hành và sự cần thiết điều chính
Hiện nay, ở Việt Nam, việc thực hiện ĐMC đối với CQK nói chung và ĐTM đối với
các dự án đầu tư cụ thể phải tuân thủ cả về nội dung và hình thức theo quy định tại Mục
2 từ Điều 13 đến Điều 17 và Mục 3 từ Điều 18 đến Điều 28 của Luật bảo vệ môi trường
2014 và Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về quy hoạch bảo vệ
môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường [65] và theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày
29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường [66].
Căn cứ trên cơ sở các tài liệu hướng dẫn của OECD (2006), Cục Thẩm định và Đánh
giá tác động môi trường đã đề xuất Hướng dẫn kỹ thuật ĐMC vào năm 2009, theo đó
ĐMC được thực hiện theo 9 bước tuần tự như trong bảng 3.22 và ĐTM được thực hiện
theo 7 bước như trong bảng 3.23.
Quy trình ĐMC và ĐTM hiện hành của Việt Nam được coi là quy trình đánh giá đồng
thời với quá trình thực hiện các dự án và được lồng ghép vào quá trình lập dự án, trong
đó quá trình lập dự án đóng vai trò chủ đạo. Theo quy trình này, các chuyên gia ĐMC
và ĐTM là thành phần của nhóm xây dựng dự án với chức năng, nhiệm vụ được phân
định rõ ràng. Quy trình đánh giá đồng thời theo hình thức lồng ghép này được nhiều
101
nước lựa chọn vì có ưu điểm rút gọn được quá trình trao đổi thông tin giữa nhóm chuyên
gia quy hoạch và nhóm chuyên gia ĐMC.
Tuy nhiên ở Việt Nam, khi thực hiện ĐMC và ĐTM theo quy trình hiện hành, do chưa
có quy định bắt buộc về mặt pháp lý về ĐTL và do thiếu các nghiên cứu khoa học chuyên
sâu theo các ngành và chuyên ngành của các dự án cần đánh giá, việc tuân thủ quy trình
hiện hành đã dẫn tới bỏ sót các tác động môi trường tích lũy và làm cho nhiều báo cáo
trở nên hình thức và đưa ra những kết quả đánh giá sai lệch với thực tế.
Bảng 3.22 Các bước thực hiện ĐMC theo quy định hiện hành của Việt Nam [67]
Các bước Các nội dung ĐMC đối với quy hoạch nói chung
Bước 1 Thiết lập bối cảnh cho ĐMC gồm: Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi; Thiết lập các mục tiêu,
chỉ tiêu, chỉ thị về môi trường có liên quan đến quy hoạch;
Bước 2 Phân tích hiện trạng môi trường và các xu hướng biến đổi môi trường khi không thực hiện quy
hoạch;
Bước 3 Xác định các bên liên quan chính và xây dựng kế hoạch huy động sự tham gia của các bên liên
quan;
Bước 4 Xác định các xu hướng môi trường khi không thực hiện quy hoạch;
Bước 5 Đánh giá các mục tiêu và phương án phát triển được đề xuất;
Bước 6 Đánh giá các xu hướng môi trường trong tương lai khi thực hiện quy hoạch;
Bước 7 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu/tăng cường và chương trình giám sát môi trường;
Bước 8 Thực hiện tham vấn các cơ quan thẩm quyền liên quan và cộng đồng đối với dự thảo báo cáo
ĐMC;
Bước 9 Biên soạn báo cáo ĐMC trình cơ quan thẩm quyền để thẩm định.
Quy trình ĐTM hiện hành của Việt Nam có thể tóm tắt như trong bảng 3.23:
102
Bảng 3.23 Tóm tắt các bước thực hiện ĐTM theo quy định hiện hành của Việt Nam
TT Các nội dung chính của ĐTM hiện hành
Bước 1 Xác định phạm vi
- Xem xét tất cả các vấn đề môi trường và các thành phần môi trường liên quan đến các hoạt động của
dự án;
- Xác định các cơ sở pháp lý có liên quan đến dự án và các bên liên quan
Bước 2 Đánh giá hiện trạng môi trường nền
Đánh giá hiện trạng môi trường của dự án đầu tư
Bước 3 Đánh giá và dự báo các tác động của dự án
Đánh giá và dự báo các tác động môi theo các giai đoạn khi thực hiện dự án
Bước 4 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và ứng phó rủi ro, sự cố
Thiết kế các công trình và biện pháp kỹ thuật và đề xuất các biện pháp quản lý để giảm thiểu các tác
động môi trường xấu.
Bước 5 Chương trình quản lý, giám sát môi trường
Giám sát và quản lý thực hiện các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường nói chung
Bước 6 Tham vấn cộng đồng
Lấy ý kiến cộng đồng về các phương án thực hiện dự án và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
Bước 7 Lập và thẩm định báo cáo ĐTM
Biên soạn báo cáo ĐTM trình cơ quan thẩm quyền để thẩm định.
Luận án nghiên cứu đề xuất khung thực hiện lồng ghép nội dung ĐTL đối với các CQK
nói chung và hệ thống LHC trên LVS nói riêng vào quy trình thực hiện ĐMC/ĐTM theo
các văn bản pháp luật hiện hành.
3.5.3.2 Lồng ghép nội dung ĐTL vào quy trình và nội dung ĐMC hiện hành
Trên cơ sở nghiên cứu một số quy trình thực hiện ĐTL của một số Tổ chức quốc tế,
nghiên cứu sinh nhận thấy các quy trình, hướng dẫn này không giống nhau. Ví dụ: Cục
giao thông Bang California, Mỹ đưa ra quy trình gồm 8 bước [22]; Tổ chức tài chính
quốc tế (IFC) đưa ra quy trình gồm 6 bước [29] và WB đưa ra Hướng dẫn áp dụng ĐTL
cho các dự án thủy điện ở Thổ Nhĩ Kỳ gồm 5 bước [27]. Từ các quy trình ĐTL này, luận
án nhận thấy:
- Quy trình của Cục Giao thông Bang California, Mỹ là gần với quy trình ĐMC hiện
hành của Việt Nam.
- Quy trình của WB hướng dẫn áp dụng cho ĐTL các dự án thủy điện ở Thổ Nhĩ Kỳ khá
sát quy trình ĐTM hiện hành của Việt Nam.
103
Bảng 3.24 Lồng ghép nội dung ĐTL vào nội dung ĐMC theo quy trình hiện hành đối
với các CQK ở Việt Nam.
Các
bước
Các nội dung ĐMC đối với CQK [67] Lồng ghép nội dung ĐTL vào nội dung ĐMC đối với các
CQK
Bước
1
Thiết lập bối cảnh cho ĐMC gồm: Xác
định các vấn đề môi trường cốt lõi; Thiết
lập các mục tiêu, chỉ tiêu, chỉ thị về môi
trường có liên quan đến quy hoạch;
Xác định các vấn đề
Thiết lập hoặc lựa chọn các chỉ số đánh giá tác động môi
trường tích lũy;
Bước
2
Phân tích hiện trạng môi trường và các
xu hướng biến đổi môi trường khi không
thực hiện quy hoạch;
Chọn các thành phần môi trường có giá trị
Lựa chọn những thành phần môi trường có giá trị cao và có
tiềm năng chịu tác động môi trường tích lũy
Bước
3
Xác định các bên liên quan chính và xây
dựng kế hoạch huy động sự tham gia của
các bên liên quan;
Xác định phạm vi
Xác định các dự án có thể gây tác động tích lũy và các bên
liên quan đến các thành phần môi trường có tiềm năng chịu
tác động tích lũy để tham vấn;
Bước
4
Xác định các xu hướng môi trường khi
không thực hiện quy hoạch;
Đánh giá hiện trạng
Đánh giá xu thế biến đổi các thành phần môi trường có giá
trị cao khi không thực hiện CQK
Bước
5
Đánh giá các mục tiêu và phương án
phát triển được đề xuất;
Dự báo các TĐTL
Dự báo các tác động môi trường tích lũy khi thực hiện các
CQK
Bước
6
Đánh giá các xu hướng môi trường trong
tương lai khi thực hiện quy hoạch;
Đánh giá những tác động tồn dư
Đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu của các dự
án đã hoàn thành để xác định các tác động tồn dư.
Bước
7
Đề xuất các biện pháp giảm thiểu/tăng
cường và chương trình giám sát môi
trường;
Đề xuất biện pháp giảm thiểu TĐTL
Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tích lũy tiêu cực;
xây dựng chương trình giám sát môi trường và kế hoạch
quản lý môi trường.
Lập dự thảo báo cáo ĐMC có các nội dung ĐTL được lồng
ghép.
Bước
8
Thực hiện tham vấn các cơ quan thẩm
quyền liên quan và cộng đồng đối với dự
thảo báo cáo ĐMC;
Tham vấn các bên liên quan đến TĐTL
Tham vấn các bên liên quan đến các thành phần môi trường
chịu TĐTL khi thực hiện CQK
Bước
9
Biên soạn báo cáo ĐMC trình cơ quan
thẩm quyền để thẩm định.
Thẩm định nội dung liên quan đến TĐTL
Thẩm định các nội dung liên quan đến TĐTL của báo cáo
ĐMC
Để phù hợp về nội dung và trình tự thực hiện ĐMC và ĐTM theo quy định của Việt
Nam hiện hành, luận án lựa chọn 2 quy trình nói trên để tham khảo chính và lồng ghép
vào quy trình ĐMC cho các dự án CQK và ĐTM cho các dự án đầu tư cụ thể.
Trong quá trình thực hiện ĐMC cho các dự án CQK nói chung, ngoài nội dung các bước
được thực hiện theo trình tự, các chuyên gia ĐMC còn cần thực hiện các nội dung liên
quan đến ĐTL như trong bảng 3.24
104
3.5.3.3 Lồng ghép nội dung ĐTL vào quy trình và nội dung ĐTM hiện hành
Bảng 3.25 Lồng ghép nội dung ĐTL vào nội dung ĐTM theo quy trình hiện hành đối
với các dự án đầu tư cụ thể ở Việt Nam
TT Các nội dung chính của ĐTM hiện hành Các nội dung ĐTL cần lồng ghép
Bước 1 Xác định phạm vi
- Giới thiệu xuất xứ dự án
- Xem xét tất cả các vấn đề môi trường và các
thành phần môi trường liên quan đến các hoạt
động của dự án;
- Xác định các cơ sở pháp lý có liên quan đến dự
án và các bên liên quan
Xác định phạm vi
- Chú ý nhận dạng vùng ảnh hưởng của các dự án
liên quan cần xem xét ĐTL
- Lựa chọn các vấn đề môi trường chính và các
thành phần môi trường có giá trị cao chịu TĐTL
của các dự án
- Xác định các hoạt động cùng gây tác động đến
các thành phần môi trường có giá trị cao.
Bước 2 Đánh giá hiện trạng môi trường nền
Đánh giá hiện trạng môi trường của dự án đầu tư
Đánh giá môi trường nền
Phân tích các hoạt động của các dự án đã có và
đang được thực hiện và đánh giá hiện trạng môi
trường trong vùng ảnh hưởng của chúng
Bước 3 Đánh giá và dự báo các tác động của dự án
Đánh giá và dự báo các tác động môi theo các giai
đoạn khi thực hiện dự án
Đánh giá và dự báo tác động tích lũy chủ yếu
Phân tích các dự án đã được đưa vào quy hoạch
và dự báo các tác động môi trường của chúng sẽ
được tích lũy với những tác động của các dự án
hiện tại.
Bước 4 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động
tiêu cực và ứng phó rủi ro, sự cố
Thiết kế các công trình và biện pháp kỹ thuật và
đề xuất các biện pháp quản lý để giảm thiểu các
tác động môi trường xấu.
Biện pháp giảm thiểu tác động tích lũy
Thiết kế các công trình và biện pháp kỹ thuật và
đề xuất các biện pháp quản lý để giảm thiểu các
TĐTL xấu.
Bước 5 Chương trình quản lý, giám sát môi trường
Giám sát và quản lý thực hiện các biện pháp bảo
vệ và cải thiện môi trường nói chung
Quản lý môi trường
Dự báo các tác động tích lũy khi có thêm các dự
án tương lai
Bước 6 Tham vấn cộng đồng
Lấy ý kiến cộng đồng về các phương án thực hiện
dự án và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
Tham vấn các bên liên quan
Tham vấn với các bên liên quan về các tác động
tích lũy đến các thành phần môi trường có giá trị
cao và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động
xấu tiềm năng có thể được thực hiện và xác định
các cơ quan chịu trách nhiệm.
Bước 7 Lập và thẩm định báo cáo ĐTM
Biên soạn báo cáo ĐTM trình cơ quan thẩm quyền
để thẩm định.
Lập và thẩm định các nội dung ĐTL
Rà soát các nội dung liên quan đến tác động môi
trường tích lũy được lồng ghép vào ĐTM.
Luận án đề xuất lồng ghép bổ sung nội dung ĐTL vào nội dung chính của ĐTM theo
quy trình hiện hành như trong bảng 3.25.
Các nội dung chính của ĐTL như ở bảng 3.25 được thực hiện theo thứ tự. Tuy nhiên,
một số bước có thể phải lặp lại trong quá trình đánh giá nếu có thông tin mới chỉ ra rằng
các giả thuyết và kết luận trước đây là chưa chính xác hoặc có thể do kết quả giám sát
dự án đã thực hiện chỉ ra cần có những đánh giá bổ sung [68].
105
3.5.3.4 Các nguyên tắc tiếp cận đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống
LHC trên LVS
Việc thực hiện lồng ghép nội dung ĐTL vào quy trình và nội dung ĐMC/ĐTM cho hệ
thống LHC trên LVS là rất phức tạp và diễn ra trong một phạm vi không gian rộng và
thời gian dài nên rất dễ gây chồng chéo và bỏ sót các nội dung do vậy khi thực hiện cần
chú ý những nguyên tắc sau đây:
Xác định phạm vi nghiên cứu phải bao gồm nhiều vùng theo từng nguồn tài
nguyên lưu ý lựa chọn các nguồn tài nguyên và thành phần môi trường có giá trị
cao.
Cần ưu tiên xem xét những vấn đề môi trường nhạy cảm hay chú ý đánh giá các
tác động tích lũy chủ yếu đến các thành phần môi trường có giá trị cao.
Lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp và kiểm tra sự phù hợp với thực tế
Để đạt được kết quả đánh giá tốt, phù hợp với điều kiện lưu vực, trong quá trình thực
hiện ĐTL hệ thống LHC trên LVS, luận án đề nghị nên tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản
sau đây:
1. Bao gồm các tác động trực tiếp và gián tiếp của các dự án đến HST cả trên cạn và
dưới nước.
2. Xem xét đầy đủ tất cả những tác động chính đã, đang và sẽ diễn ra đối với tài nguyên
nước.
3. Thực hiện đánh giá trong một phạm vi không gian và thời gian được xác định phù
hợp với môi trường và các hệ sinh thái bị ảnh hưởng.
4. Tập trung vào các thành phần tài nguyên môi trường mà các bên liên quan được xác
định là quan trọng.
5. Đánh giá cả những tác động xảy ra độc lập và những tác động tích lũy, xem xét khả
năng chống đỡ và thích nghi của hệ sinh thái.
106
3.5.3.5 Lựa chọn các phương pháp đánh giá tác động môi trường tích lũy
Các phương pháp khác nhau được áp dụng trong ĐMC và ĐTM cũng có thể được áp
dụng để thực hiện ĐTL cho nhiều dự án [69], [70]. Dựa trên kinh nghiệm quốc tế và
thực tiễn công tác ĐMC/ĐTM ở Việt Nam, các phương pháp kỹ thuật ĐMC/ĐTM có
thể được phân thành 2 nhóm:
Các phương pháp đánh giá nhanh: không định lượng tác động, được dùng xác định
phạm vi và phân tích nhận biết xu thế biến đổi môi trường hay dự báo các tác động tiềm
năng – Các phương pháp này có thể nhận biết các tác động gián tiếp và tích lũy sẽ diễn
ra như thế nào và ở đâu.
Bảng 3.26 Đặc điểm của một số phương pháp ĐTL [69]
Loại phương
pháp hoặc
công cụ
Mô tả tóm tắt Ưu điểm Nhược điểm Khả
năng áp
dụng
Phương pháp
chỉ số môi
trường
Các chỉ số môi trường là
tập hợp các tham số, các
chỉ thị vào một chỉ số duy
nhất. Các chỉ số môi
trường thường được phân
nhóm, phân cấp dựa trên ý
kiến đồng thuận của các
bên liên quan hoặc theo
phương pháp chuyên gia.
Đánh giá nhanh, tổng hợp
và biểu thị kết quả đánh
giá rất đơn giản, dễ hiểu,
dễ sử dụng cho nhiều đối
tượng khác nhau bao gồm
cộng đồng và các nhà
quản lý; một số chỉ số
đánh giá định lượng tốt
Đôi khi do các chỉ số được
đơn giản hóa nên không
phản ánh được bản chất các
vấn đề môi trường;
- Phải có cơ sở dữ liệu đồng
bộ và đủ tin cậy.
Có thể
áp dụng
cho cả
đánh giá
nhanh và
đánh giá
định
lượng
Tham vấn và
điều tra bằng
phiếu hỏi
Điều tra cùng với các bên
tham gia là cách thu thập
thông tin từ nhiều hoạt
động bao gồm các hoạt
động trong quá khứ, hiện
tại và cả trong tương lai để
đánh giá tác động của dự
án
- Mềm dẻo
- Xem xét được các tác
động tiểm năng ngay từ
đầu
- Có thể chú ý đến các
thông tin thu được
- Có thể có sai sót do tính
chủ quan
- Điêu tra có thể tốn thời
gian và gặp rủi ro do không
có thông tin phản hồi
Có thể
áp dụng
trong cả
đánh giá
nhanh
nhưng
không
áp dụng
được
cho đánh
giá chi
tiết
Bảng kiểm
tra
Danh mục các vấn đề
chính cung cấp thông tin
có tính hệ thống đảm bảo
rằng tất cả các vấn đề đều
được xem xét
- Đơn giản, dễ hiểu, dễ áp
dụng; - Tốt cho lựa chọn
vị trí và xếp thứ tự ưu tiên;
- Có thể tiêu chuẩn hóacác
loại dự án tương tự
- Không phân biệt được các
tác động trực tiếp và tác
động gián tiếp
Sơ đồ mạng
lưới
Mạng lưới gắn các hoạt
động với các tác động và
chỉ ra được các tác động
thứ cấp
- Cơ chế nguyên nhân hậu
quả rất rõ ràng
- Sử dụng các sơ đồ giúp
hiểu về tác động
- Không chỉ ra được giới
hạn gián tiếp hay quy mô
thời gian và không gian; Sơ
đồ trở nên quá phức tạp
107
Loại phương
pháp hoặc
công cụ
Mô tả tóm tắt Ưu điểm Nhược điểm Khả
năng áp
dụng
Ma trận Ma trận liên kết hoạt động
và tác động và cách biểu
thị kết quả
- Cung cấp các tổng hợp
trực quan về các tác động;
- Có thể thích ứng với việc
xác định và định giá
- Có thể là phức tạp, cồng
kềnh
- Có tiềm năng gây trùng
lặp
Có thể
áp dụng
trong cả
đánh giá
nhanh và
đánh giá
chi tiết
Phân tích
không gian
sử dụng GIS
phân tích
hình ảnh và
mô phỏng
Xác định nơi xảy ra các tác
động tích lũy của các hoạt
động khác nhau và sự
tương tác giữa chúng; Chỉ
ra được các đối tượng tiếp
nhận tác động hoặc các
nguồn tài nguyên bị tác
động, nơi nào có tác động
nghiêm trọng nhất
- Dễ hiểu; - Dễ trình bày
các kết quả; - Rất tốt trong
phân tích nhận biết các tác
động; - Tốt đối với làm thí
nghiệm; - Rất hữu ích đối
với các tác động có tính
trực quan và tác động
không gian khác (ảnh
hoặc đồ thị, bản đồ, GIS);
- Mềm dẻo và dễ cập nhật;
- Có thể xem xét nhiều dự
án cả quá khứ, hiện tại và
dự kiến trong tương lai
- GIS có thể rất khó áp
dụng, có thể đắt tiền và tốn
thời gian
- Chỉ đề cập được các tác
động trực tiếp chính lên
VĐMTC
- Phụ thuộc vào hiểu biết và
số liệu có sẵn
Lấy ý kiến
chuyên gia
Kết hợp các quan điểm
khoa học và kỹ thuật của
chuyên gia và các bài học
từ quá khứ trong quá trình
xác định các VĐMTC và
đánh giá tác động. Lấy ý
kiến chuyên gia theo các
lĩnh vực khác nhau, và xây
dựng các kịch bản nếu cần
- Dễ áp dụng và điều
chỉnh
- Rất tốt cho các tác động
phức tạp, khó mô phỏng
và khó xác định
- Coi các tác động tích lũy
như một phần không thể
tách rời của ĐTM
- Sẽ nhầm lẫn nếu không đủ,
không đúng chuyên gia
- Các chuyên gia có thể
không đại diện cho các hoạt
động được đánh giá
Mô hính hóa Những công cụ phân tích
có thể cho phép định lượng
quan hệ nhân quả bằng
cách mô phỏng các điều
kiện môi trường
- Có thể đề cập đến các
trường hợp nghiên cứu cụ
thể; - Định lượng được
các tác động (tích lũy và
trực tiếp)
- Ranh giới thời gian và
không gian rõ ràng
- Đề cập được quan hệ
nhân quả
- Thường yêu cầu thời gian
và nguồn lực lớn; - Sử dụng
mô hình phức tạp yêu cầu
hiểu rõ bản chất khoa học
và cần nhiều số liệu; - Ẩn
chứa các sai số do đơn giản
hóa, do giả thiết không phù
hợp và độ chính xác không
cao; - Phụ thuộc vào số liệu
cơ sở
Chỉ áp
dụng
cho
đánhgiá
chi tiết
Các phương pháp định lượng: có khả năng định lượng tác động, nghĩa là có thể dự báo,
định lượng độ lớn, ý nghĩa và tầm quan trọng của các tác động dựa trên mức độ nghiêm
trọng và quy mô của tác động.
108
Có nhiều nhân tố sẽ ảnh hưởng đến việc chọn cách tiếp cận và phương pháp ĐTL đối
với một dự án cụ thể nào đó. Phương pháp được chọn phải phù hợp với điều kiện thực
tế, tình hình số liệu, nguồn lực sẵn có và đưa ra được kết luận để đề xuất biện pháp giảm
thiểu. Các phương pháp ĐTL được chọn phụ thuộc vào: giai đoạn đánh giá; loại thành
phần môi trường có giá trị quan trọng, loại hoạt động được xem xét đánh giá; bản chất
và quy mô của các tác động; sự sẵn có và chất lượng số liệu, nguồn nhân lực chuyên
môn và các nguồn lực khác (thời gian, tài chính, hạ tầng kỹ thuật và cán bộ chuyên môn
hỗ trợ khác). Trong quá trình làm ĐTM/ĐTL, việc chọn phương pháp đánh giá hoặc kết
hợp hài hòa các phương pháp và công cụ khác nhau phải căn cứ vào các yêu cầu và đặc
điểm cụ thể của dự án vì mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng
như bảng 3.26.
3.5.3.6 Thời gian thực hiện đánh giá tác động môi trường tích lũy
Thực chất ĐTL cũng như ĐMC/ĐTM là một công cụ bảo vệ môi trường trong quá trình
phát triển. không nên coi ĐTL là một quá trình độc lập mà phải lồng ghép nội dung ĐTL
vào nội dung ĐMC/ĐTM trong quá trình thực hiện theo truyền thống hay theo các quy
định hiện hành. Tuy nhiên, việc lồng ghép là khá phức tạp và khó thực hiện nên đang bị
bỏ qua.
Giai đoạn phù hợp nhất để lồng ghép ĐTL vào quá trình ĐMC/ĐTM là giai đoạn xác
định phạm vi. Giai đoạn này cần nhận biết các đối tượng tiếp nhận chính hay các vấn đề
môi trường chính để đảm bảo rằng việc đánh giá là có sự tập trung ưu tiên và phù hợp
với thực tiễn.
3.5.4 Giải pháp tăng cường năng lực quản lý và thực hiện vận hành liên hồ chứa
theo Quy trình 1077.
3.5.4.1 Giới thiệu về Quy trình 1077
Quy trình 1077 là tên luận án gọi tắt quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông
Ba, bao gồm các hồ: Sông Ba Hạ, sông Hinh, Krông H'Năng, Ayun Hạ và An Khê - Ka
Nak theo Quyết định số 1077/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 07/7/2014.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2014 [40]. Quyết định này thay thế
Quyết định 1757/QĐ-TTg ngày 23/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
109
Quy trình 1077 quy định các nguyên tắc thứ tự ưu tiên trong vận hành hệ thống LHC
trên LVS Ba cụ thể là trong mùa lũ từ 1/9 đến ngày 15/12 các hồ chứa phải ưu tiên đảm
bảo an toàn công trình sau đó mới đến nhiệm vụ giảm lũ cho hạ du và cuối cùng là đảm
bảo hiệu quả phát điện; trong mùa cạn từ 16/12 đến ngày 31/8, các hồ thực hiện theo thứ
tự ưu tiên: trước hết phải đảm bảo an toàn cho công trình; tiếp theo phải đảm bảo nhu
cầu sử dụng nước tối thiểu ở hạ du và cuối cùng là đảm bảo hiệu quả phát điện.
Quy trình 1077 cũng đưa ra quy định về trách nhiệm thi hành của các bên liên quan bao
gồm: Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Công Thương, Xây dựng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên
tai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm
kiếm cứu nạn các tỉnh: Gia Lai và Phú Yên, Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia và
thủ trưởng các đơn vị quản lý vận hành hệ thống LHC trên LVS Ba. Đặc biệt, quy trình
này đã nâng trách nhiệm của chủ hồ đối với hạ du và tăng quyền điều hành của chính
quyền địa phương trong việc cắt lũ và cung cấp nước cho hạ du.
Theo quy định của Luật Tài nguyên nước trong những năm tới mọi tổ chức, cá nhân
khai thác, sử dụng nguồn nước liên quan đến hệ thống LHC trên LVS Ba phải tuân theo
Quy trình 1077 nhằm bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu nguồn nước; có trách
nhiệm hỗ trợ người dân nơi có hồ chứa [71].
3.5.4.2 Sự cần thiết phải thực hiện nghiêm túc Quy trình 1077
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), quy trình vận hành LHC
có ý nghĩa “kép” vừa bảo đảm được sử dụng tổng hợp nguồn nước vừa phòng chống tác
hại do nước gây ra [72].
Khi chưa có quy định về vận hành LHC, các chủ hồ vận hành theo quy trình vận hành
đơn hồ và đã nảy sinh rất nhiều bất cập, nhất là đối với các hồ chứa thủy điện. Cụ thể,
việc xây dựng, vận hành hồ chứa ở hầu hết các công trình thủy điện mới chỉ quan tâm
đến việc điều tiết nước phát điện, xả lũ để bảo đảm an toàn công trình mà chưa quy định
các nhiệm vụ vận hành phòng, chống lũ và điều tiết nước, bảo đảm nhu cầu sử dụng
nước, duy trì dòng chảy tối thiểu ở hạ du. Nếu không có quy trình vận hành LHC do cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt thì rất khó quy định cụ thể trách nhiệm của chủ hồ trong
110
việc xây dựng và thực hiện việc đo đạc, quan trắc, thu thập thông tin, dữ liệu về khí
tượng, thủy văn phục vụ yêu cầu vận hành cũng như việc phối hợp với các hồ chứa vừa
và nhỏ với cơ quan dự báo khí tượng thủy văn nhằm đưa ra các phương án vận hành
phòng, chống lũ cho hạ du [73].
Quy trình 1077, đưa ra quy định: các hồ Ayun Hạ, An Khê – Ka Nak, Ba Hạ, sông Hinh
và Krông H’Năng trong mùa lũ phải dành dung tích hữu ích bằng cách duy trì mực nước
hồ thấp hơn MNDBT để chứa lũ góp phần cắt, giảm lũ cho hạ du; trong mùa cạn các hồ
phải bảo đảm nhu cầu sử dụng nước, duy trì dòng chảy tối thiểu ở hạ du. Quy trình 1077
là cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn nguồn nước của các hồ
chứa thủy lợi, thủy điện; gắn chế độ vận hành của công trình với các yêu cầu về phòng,
chống lũ và điều tiết nước dưới hạ du các hồ để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế,
bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường của nhân dân khu vực hạ du.
Vì vậy, để giảm thiểu những tác động tiêu cực chính của hệ thống LHC như đã từng xảy
ra khi chưa có quy trình như: gây lũ chồng lũ, xả lũ đột ngột về mùa lũ và không xả hoặc
xả thiếu dòng chảy tối thiểu về mùa cạn và những tác động xấu khác rất cần thiết phải
tăng cường năng lực quản lý và thực hiện nghiêm túc quy trình 1077.
3.5.4.3 Những khó khăn thách thức trong quản lý thực hiện
LVS Ba mới bắt đầu thực hiện quy trình vận hành LHC nhưng đã có thể thấy được
những khó khăn, thách thức xuất phát từ nguyên nhân chủ quan khi thực hiện quy trình
này như: mật độ lưới trạm đo mưa trên LVS Ba còn quá thưa (1.544km2/trạm) chưa đáp
ứng yêu cầu tính toán dự báo lũ cho phòng chống lũ trên LVS cũng như vận hành các
hồ chứa nước giảm lũ cho hạ du; năng lực về quản lý, theo dõi và vận hành hồ đập trên
LVS Ba còn nhiều hạn chế; các địa phương trên LVS Ba còn chưa có đủ thời gian tìm
hiểu và chuẩn bị để ứng phó với các tình huống vận hành xả lũ; Trưởng Ban chỉ huy
PCTT&TKCN tỉnh và đội ngũ cán bộ thuộc Chi cục Thủy lợi, là đơn vị tham mưu, giúp
việc chính cho Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh còn thiếu, yếu, lại làm việc kiêm nhiệm
[74].
111
- Phát triển KT-XH vẫn còn nhiều yếu tố tự phát; việc khai thác tài nguyên thiên nhiên
vẫn chưa được kiểm soát; xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu cân nhắc; chưa kiểm soát nạn
phá rừng, khai thác khoáng sản, cát, sỏi trái phép ở cả thượng, hạ lưu
Những khó khăn, thách thức trên đặt ra yêu cầu phải có một Tổ chức LVS để điều phối,
kiểm tra, giám sát, hỗ trợ và cùng tham gia thực hiện việc quản lý tổng hợp TNN. Nếu
có tổ chức LVS Ba, là tổ chức chuyên trách và có đại diện của các bên liên quan thì
những khó khăn, thách thức trên đây sẽ sớm được khắc phục hơn và việc thực hiện quy
trình 1077 sẽ có hiệu quả hơn và các TĐTL của hệ thống LHC sẽ được giảm thiểu và
khắc phục triệt để hơn.
3.5.4.4 Định hướng khắc phục để nâng cao năng lực quản lý thực hiện
1) Tăng cường năng lực quản lý và thực hiện vận hành liên hồ chứa tham gia giảm lũ
cho hạ du
Quy trình 1077 có phạm vi điều tiết liên quan đến 4 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Phú Yên và
tỉnh Bình Định.
Phú Yên là tỉnh nằm ở hạ du sông Ba và chịu tác động nhiều nhất trong quá trình thực
hiện xả lũ, của các nhà máy nằm ở thượng nguồn sông Ba. Do đó, yêu cầu các tỉnh
thượng nguồn sông Ba khi điều hành việc xả tràn của các nhà máy thủy điện do địa
phương quản lý, cần thông báo cho tỉnh Phú Yên để theo dõi và chủ động trong điều
hành.
Bình Định là tỉnh được nhận nước do thủy điện An Khê chuyển qua sông Kôn nên nhà
máy thủy điện An Khê cũng phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến
chế độ vận hành của nhà máy, nhất là về mùa lũ hoặc những tình huống xả lũ khẩn cấp
hoặc sự cố.
Ngành Khí tượng Thủy văn, các đơn vị quản lý hồ chứa phải tăng thêm các trạm quan
trắc mưa và thông tin ngay số liệu quan trắc cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để
tăng khả năng và chất lượng dự báo, cảnh báo sớm để vận hành hồ chứa phù hợp. Các
thủy điện cần đầu tư thêm các trạm cảnh báo tự động tại các địa phương đến cấp thôn,
buôn vùng hạ du để tăng khả năng cảnh báo sớm đến người dân. Những năm qua, các
112
nhà máy cũng đã thực hiện việc hỗ trợ (tuy không lớn) cho nhân dân vùng hạ du những
vật dụng cần thiết trong phòng tránh lụt bão. Tuy nhiên, để tạo sự gắn bó chặt chẽ hơn
lợi ích của nhà máy và người dân, các nhà máy cần phải biến đổi tư duy từ hỗ trợ sang
thực hiện trách nhiệm xã hội của mình [75].
2) Tăng cường năng lực quản lý giám sát đảm bảo tuân thủ các quy định về dòng chảy
tối thiểu
Thủy điện là lĩnh vực sử dụng nước không tiêu hao. Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng
nước của thủy điện nếu không được quản lý điều hành hợp lý cũng gây ra một số tác
động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường tại lưu vực. Các tác động tiêu cực phổ biến
của thủy điện gồm: làm biến đổi chế độ dòng chảy xuống hạ du, tạo ra các đoạn sông bị
cạn kiệt nước vào mùa cạn nhất là đối với các nhà máy thủy điện dạng đường dẫn; làm
biến đổi địa mạo dòng sông gây xói lở/bồi lắng; nếu đập thủy điện chuyển nước qua lưu
vực sông khác có thể sẽ gây thiếu nước và làm suy thoái vùng cửa sông bị chuyển nước
gây xâm nhập mặn sâu hơn; làm biến đổi môi trường sống của các loài thủy sinh; làm
ảnh hưởng đến các đối tượng khai thác sử dụng nước khác như các trạm bơm và các
cống lấy nước ở hạ du. Do đó, việc tính toán xác định và đảm bảo duy trì xả một lưu
lượng nước tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu nói trên của khu vực hạ du là cực kỳ quan
trọng.
Ở Việt Nam, về pháp lý, mãi đến năm 2008 mới có nghị định số 112/2008/NĐ-CP, Nghị
định số 120/2008/NĐ-CP và năm 2012, Luật Tài nguyên nước mới đưa ra định nghĩa và
những quy định về dòng chảy tối thiểu. Tuy nhiên, cho đến nay phương pháp đánh giá
dòng chảy môi trường hay dòng chảy tối thiểu vẫn chưa được thống nhất [76].
Do phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cấp, ngành, địa phương và nhận thức chưa đầy đủ
về ý nghĩa cũng như chưa thống nhất trong việc xác định dòng chảy tối thiểu, chưa có
cơ chế giám sát chặt chẽ quy trình vận hành đảm bảo xả dòng chảy tối thiểu xuống hạ
du, chưa có chế tài xử phạt nghiêm túc những chủ hồ vi phạm nên hoạt động khai thác
nước tại một số công trình thủy điện đang diễn ra khá phức tạp. Nhiều nhà máy thủy
điện dạng đường dẫn trong mùa cạn đang không xả hoặc xả không đủ nhu cầu nước tối
thiểu cho hạ du. Hệ lụy là dòng sông hạ du thường xuyên bị cạn nước không đảm bảo
113
duy trì dòng chảy liên tục và đoạn sông chảy qua khu vực đông dân cư bị ô nhiễm nước
nghiêm trọng.
Những vấn đề bất cập trên đây liên quan đến việc thực hiện xả dòng chảy tối thiểu theo
quy định của pháp luật còn gặp nhiều khó khăn và chưa được áp dụng vào thực tế một
cách nghiêm túc. Chính vì vậy rất cần chú trọng nghiên cứu đánh giá và duy trì xả dòng
chảy tối thiểu cho tất cả các hồ chứa thủy lợi và các hồ chứa thủy điện không thuộc dạng
nhà máy đặt ngay sau đập và nhất là đối với các hồ chứa chuyển nước qua lưu vực sông
khác như thủy điện An Khê, thủy điện sông Hinh.
3.5.5 Đánh giá hiệu quả của các giải pháp được đề xuất trong bảo vệ môi trường
và giảm thiểu các tác động tiêu cực
3.5.5.1 Hiệu quả của giải pháp bổ sung quy định về ĐTL vào các quy định hiện hành
Giải pháp này có thể liệt vào nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế chính sách. Kinh nghiệm
của Việt Nam và thế giới đã chỉ ra rằng giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách là một
trong 6 nhóm giải pháp hửu hiệu để bảo vệ môi trường và thực hiện phát triển bền vững.
Khi có các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường thì sẽ có một sự chuyển biến mạnh
mẽ và nhanh chóng trong ý thức bảo vệ môi trường. Do vậy, giải pháp bổ sung quy định
về ĐTL vào các văn bản pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường sẽ góp phần tích cực
vào việc bảo vệ môi trường nói chung và phát triển tài nguyên nước tài nguyên nước
trên LVS nói riêng.
3.5.5.2 Hiệu quả của giải pháp lồng ghép ĐTL vào quy trình và nội dung ĐMC và
ĐTM.
Việc lồng ghép các nội dung ĐTL vào trình tự nội dung ĐMC và ĐTM sẽ rất dễ thực
hiện, không gây mâu thuẫn và xung đột với quy trình hiện đang được áp dụng. Đề xuất
này nếu được áp dụng vào thực tế sẽ góp phần kịp thời nhận biết các tác động tích lũy
tiêu cực tiềm năng đến môi trường để có các giải pháp chủ động, phòng ngừa các tác
động tiêu cực tiềm năng.
114
3.5.5.3 Hiệu quả của giải pháp tăng cường năng lực quản lý và thực hiện vận hành
liên hồ chứa theo Quy trình 1077
Tuy thời gian áp dụng Quy trình 1077 còn quá ngắn và hiện chưa có nghiên cứu đánh
giá toàn diện và chính thức nào về hiệu quả của việc thực hiện quy trình, nhưng dựa trên
đặc điểm tự nhiên, KT - XH, hiện trạng tài nguyên nước, tình hình bảo vệ, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo
phân tích đánh giá của Bộ TN&MT thì quy trình sẽ mang lại lợi ích kép: vừa đảm bảo
an toàn cho cả hệ thống LHC trong vận hành, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất điện và
cấp nước. Góp phần giảm lũ và bảo vệ môi trường cho hạ du nếu được vận hành theo
đúng quy trình. Do vậy giải pháp tăng cường năng lực quản lý và thực hiện vận hành
được theo quy trình 1077 sẽ mang lại hiệu quả cao.
3.6 Kết luận chương 3
Chương 3 của luận án đã thực hiện ĐTL của hệ thống LHC trên LVS Ba bằng phương
pháp sử dụng 12 chỉ số môi trường được chọn và đã chỉ ra rằng tác động môi trường
tích lũy của hệ thống LHC đến dòng chảy và tài nguyên nước và tác động đến chất lượng
nước và bùn cát là đáng kể; tác động mạnh đến hệ sinh thái trên cạn và tác động rất
mạnh đến hệ sinh thái sông; đã đề xuất các giải pháp khả thi nhằm bảo vệ môi trường
và giảm thiểu các tác động tiêu cực chủ yếu của hệ thống LHC trên LVS Ba.
115
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Những kết quả đã đạt được của luận án
Nghiên cứu tổng quan của luận án về ĐTL cho thấy đây là công cụ rất hiệu quả trong
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; nhiều quốc gia phát triển đã có quy định pháp
luật và khung hướng dẫn thực hiện ĐTL; Việt Nam đến nay vẫn chưa có quy định và
hướng dẫn có tính pháp lý về ĐTL, mà mới chỉ có ĐTM và ĐMC; việc áp dụng ĐTM
và ĐMC cho các dự án phát triển TNN nói chung mới chú ý đến các tác động trực tiếp
theo từng dự án riêng rẽ còn tác động tích lũy của các dự án theo không gian và thời
gian thường bị bỏ qua. Do vậy luận án đã đặt ra mục tiêu và nội dung nghiên cứu xây
dựng các chỉ số; đề xuất lựa chọn một số chỉ số ĐTL và ứng dụng để đánh giá tác động
môi trường tích lũy của hệ thống LHC trên LVS Ba; đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường
và giảm thiểu các tác động tích lũy tiêu cực chủ yếu.
Ngoài các kết quả nghiên cứu tổng quan trên, luận án đã giải quyết được những vấn đề
khoa học sau:
- Đã xây dựng được các chỉ số môi trường và kiến nghị lựa chọn những chỉ số đặc trưng
nhất, được chia ra 4 nhóm; tất cả các chỉ số đều được phân cấp theo trị số biểu thị mức
độ tác động.
- Áp dụng các chỉ số ĐTL vào hệ thống LHC trên LVS Ba cho thấy hệ thống LHC đã
gây tác động mạnh đến HST sông; đã tác động rất mạnh đến tính kết nối của LVS và
làm cho dòng sông bị “vỡ vụn”; đã gây chia cắt sinh cảnh thủy sinh, làm biến đổi tổng
cộng trên 30% tổng chiều dài dòng chính và dòng nhánh cấp 1. Hệ thống LHC không
chỉ tạo ra áp lực mà còn tác động trực tiếp đến các khu bảo tồn; hệ thống LHC trên LVS
Ba thuộc loại chiếm dụng nhiều đất tự nhiên tính bình quân khoảng 27ha/MW theo công
suất lắp máy thủy điện. Tác động tích lũy đáng lưu ý nhất của hệ thống LHC trên LVS
Ba là đã gây tổn thất nước lên tới khoảng 1,7 tỉ m3/năm chưa tính đến lượng tổn thất
nước do tưới cho khu vực hạ du tính đến Củng Sơn, chủ yếu do chuyển nước LVS.
- Đã đề xuất bổ sung quy định về đánh giá môi trường tích lũy vào các văn bản pháp
luật liên quan đến bảo vệ môi trường; xác lập khung thực hiện ĐTL được lồng ghép vào
116
quá trình thực hiện ĐMC và ĐTM theo quy định hiện hành ở Việt Nam và những lưu ý
khi áp dụng cho ĐTL hệ thống LHC trên LVS; đề xuất một số giải pháp tăng cường
năng lực quản lý thực hiện quy trình 1077 cho LVS Ba.
Những kết quả nghiên cứu, những kết luận và những đóng góp của luận án đều dựa trên
các tài liệu, số liệu được trích dẫn từ các nguồn chính thức của các cơ quan chức năng
liên quan, nên các kết quả tính toán thu được trong luận án là đủ độ tin cậy.
2. Những tồn tại và các hướng nghiên cứu tiếp
- Do còn nhiều hạn chế, đặc biệt là hệ thống LHC mới đi vào vận hành trong thời gian
ngắn, nên luận án chưa giải quyết đầy đủ được những vấn đề liên quan đến ĐTL hệ
thống LHC trên toàn bộ lưu vực mà mới chỉ giới hạn trong hệ thống một số hồ chứa vừa
và lớn trên dòng chính và dòng nhánh cấp 1 lưu vực sông Ba; chưa xây dựng được các
chỉ số đánh giá tác động tổng hợp đến đa dạng sinh học và chất lượng nước ở hạ du;
chưa đánh giá được các tác động môi trường tích lũy của hệ thống LHC trên LVS Ba
trong bối cảnh biến đổi khí hậu và chưa dự báo được các tác động tích lũy tiềm tàng đến
môi trường trong tương lai khi các dự án tiềm năng trên LVS Ba sẽ được thực hiện.
3. Kiến nghị
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được và những tồn tại, luận án kiến nghị:
1) Các bên liên quan đến hệ thống LHC trên LVS nói chung và sông Ba nói riêng và có
thẩm quyền ra quyết định cho phép áp dụng vào thực tế các kết quả của luận án từ đó
rút kinh nghiệm tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.
2) Các quy định và hướng dẫn kỹ thuật về ĐTL cần sớm được ban hành như các văn
bản pháp lý được kết hợp hoặc lồng ghép với ĐMC và ĐTM để việc thẩm định các dự
án phát triển kinh tế xã hội có đầy đủ cơ sở pháp lý nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình
phát triển bền vững.
3) Những vấn đề còn tồn tại liên quan đến ĐTL hệ thống LHC trên LVS Ba nói trên cần
được các bên liên quan tiếp tục quan tâm đầu tư nghiên cứu giải quyết để có thể tham
khảo áp dụng cho các LVS khác.
117
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Văn Sỹ và Lê Đình Thành (2015), “Xác định và đề xuất chỉ thị đánh giá
TĐTL của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba”, Tạp chí khoa học kỹ
thuật Thủy Lợi và Môi Trường – Trường Đại học Thủy lợi, Số 48, Tr 23-29.
2. Ngô Đình Tuấn, Lương Hữu Dũng, Nguyễn Văn Sỹ (2015), “Đặc điểm lưu vực
sông Ba trong vận hành hồ chứa và đánh giá môi trường tích lũy”, Tạp chí khoa
học kỹ thuật Thủy Lợi và Môi Trường – Trường Đại học Thủy lợi, Số 49, Tr 80-
85.
3. Nguyễn Văn Sỹ (2015), “Đánh giá TĐTL của hệ thống liên hồ chứa lớn trên lưu
vực sông Ba đến bồi lắng hồ chứa Ba Hạ và vận chuyển bùn cát xuống hạ lưu”,
Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Số 660 tháng 12/2015, Tr 43-47.
4. Nguyễn Văn Sỹ và Lê Đình Thành, “Những vấn đề môi trường của hệ thống liên
hồ chứa trên lưu vực sông Ba trên quan điểm thủy văn sinh thái”. Báo cáo tại Hội
nghị khoa học thường niên năm 2015 của Trường Đại học Thủy lợi.
118
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban thư ký Ủy hội Mê Công, Đánh giá môi trường lũy tích, 2001.
[2] Thủ tướng Chính phủ, "Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010
của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành danh sách các lưu vực sông liên tỉnh,"
2010.
[3] Viện Quy hoạch Thủy lợi, "Quy hoạch sử dụng và tổng hợp nguồn nước lưu vực
sông Ba," 2006.
[4] Thủ tướng Chính phủ, "Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm
2002 của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển đổi Khu bảo tồn thiên nhiên Kon
Ka Kinh thành Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai," 2002.
[5] Ban Quản lý DA Thủy điện 3, "Báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình
thủy điện Ba Hạ," 2006.
[6] Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Điện sông Ba, "Báo cáo đánh giá tác động
môi trường thủy điện Krông H'Năng," 2007.
[7] Cục Quản lý Tài nguyên nước và Trung tâm Thủy Văn ứng dụng và kỹ thuật môi
trường - Trường Đại học Thủy Lợi, "Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông
Ba," 2010.
[8] Ngô Đình Tuấn; Lương Hữu Dũng; Nguyễn Văn Sỹ , Đặc điểm lưu vực sông Ba
trong vận hành hồ chứa và đánh giá môi trường tích lũy, Tạp chí Khoa học Thủy
lợi và Môi trường - Số 49, 2015.
[9] Ngô Đình Tuấn, Đánh giá tổng hợp tài nguyên nước và quy hoạch Thủy lợi-
Thủy điện lưu vực sông Ba - sông Kone đến năm 2010- 2020 (Đề tài KC-08-25-
01), 2005.
[10] Bộ Tài nguyên và Môi trường, "Báo cáo thực địa xác định các vấn đề lũ lụt và
cấp nước hạ du trong xây dựng Quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa lũ và
mùa cạn trên lưu vực sông Ba.," 2010.
119
[11] Lê Kim Truyền, "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tổng hợp tài
nguyên nước trên lưu vực sông Ba. Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp
bộ," 2003.
[12] Nguyễn Văn Thắng, Lê Đình Thành, Nguyễn Văn Sỹ và nnk;, Đánh giá tác động
môi trường các dự án phát triển tài nguyên nước, Hà Nội: Nhà Xuất bản Nông
nghiệp, 2001.
[13] The Council on Environmental Quality, Guideline for cumulative impact
assessment, 2005.
[14] Monique G. Dubé, "Cumulative effect assessment in Canada: a regional
framework for aquatic ecosystems," 2003.
[15] Court et al, "Cumulative Effect Assessment," 1994.
[16] Canter, L., "Cumulative effects assessment. In Handbook of Environmental
Impact Assessment: Process, Methods and Potential. Oxford: J. Petts. Blackwell
Science Ltd.," 1999.
[17] Therivel, R., "Strategic Environmental Assessment in Action. London:
Earthscan.," 2004.
[18] Ray Clark, "Cumulative effects assessment: a tool for sustainable development,
impact assessment 12:3, 319-331," 1994.
[19] Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, "Luật Bảo vệ môi
trường," 2014.
[20] Trương Việt Trường, Đánh giá môi trường chiến lược và sử phát triển ở Việt
Nam, 2012.
[21] Phạm Thị Việt Anh, Kiểm toán môi trường, Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia, 2006.
[22] California Department of Transportation, "Guideline for Preparers of Cumulative
Impact Assessment," 2012.
[23] William L. Graf , "Downstream hydrologic and geomorphic effects of large
dams on American rivers, Elsevier, Geomorphology 79 (2006) 336–360.," 2005.
[24] Trung tâm quốc tế Quản lý môi trường, "Đánh giá môi trường chiến lược thủy
điện dòng chính sông Mê Kông," 2010.
120
[25] Liu Hong, Liu Hui-juan, Qu Jiu-hui, "Effect of N and P on water quality in the
Three Gorges reseroir area during and after construction.," 2004.
[26] Kelly M. Kibler, Desiree D. Tullos, "Cumulative biophysical impact of small and
large hydropower development, Nu River, China.," 2013.
[27] World Bank, "Sample Guidelines: Cumulative Environmental Impact
Assessment for Hydropower Projects in Turkey," 2012.
[28] Ziv, G., E. Baran, S. Nam, I. Rodriguez-Iturbe, và S. Levin, "Trading-off fish
biodiversity, food security, and hydropower in the Mekong River Basin, Proc.
Nat. Acad. Sci.,109(15):5609," 2012.
[29] International Finance Corporation (IFC), "Cumulative Impact Assessment and
Management:," 2013.
[30] Bộ TN&MT, "Dự án Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng
chính sông Mê Kông (gọi tắt là MDS)," 2016.
[31] Báo Công An nhân dân điện tử, "Báo Công An Nhân dân điện tử," 16 5 2016.
[Online]. Available: [Accessed 16 5 2016].
[32] Ngô Đình Tuấn, "Nghiên cứu dự báo tác động của hồ Pa Vinh (hồ Sơn La) và
các hồ khác có thể được xây dựng đối với chế độ thủy văn hệ thống sông Hồng.
Đề tài KHCN cấp Nhà nước, KHCN 07-07-03," 1999.
[33] Lê Đình Thành, "Nghiên cứu và đánh giá tác động của các hồ chứa thủy điện
thượng lưu phía Việt Nam đến hạ du thuộc Campuchia," 2006.
[34] The World Bank, "Cumulative Impacts and Joint Operation of Small-Scale
Hydropower Cascades.South Asia Energy Studies. Washington, DC: World
Bank.," 2014.
[35] Ngô Đình Tuấn và nnk, "Đề tài cấp Nhà nước KC-12-03, Nghiên cứu cân bằng
nước phục vụ phát triển dân sinh kinh tế vùng ven biển Miền Trung".
[36] Nguyễn Văn Thắng, Các phương pháp và những vấn đề chủ yếu cần xem xét
trong quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên lưu vực sông Ba., 2005.
[37] Nguyễn Hữu Khải và Nguyễn Văn Tuần, "Đánh giá vai trò và mục tiêu của các
hồ chứa lưu vực sông Ba," 2009.
121
[38] Cục Quản lý tài nguyên nước, "Điều tra tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên
nước và xả nước thải vào nguồn nước lưu vực sông Ba," 2009.
[39] Thủ tướng Chính phủ, "Quyết định số 1757/QĐ-TTg Ngày 23 tháng 9 năm 2010
Về việc Ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ: Sông Ba Hạ, Sông
Hinh, Krông H’năng, Ayun Hạ và An Khê - Ka Nak trong mùa lũ hàng năm,"
2010.
[40] Thủ tướng Chính phủ, "Quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 7 tháng 7 năm 2014
về việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba," 2014.
[41] Nguyễn Hữu Khải và Trần Thiết Hùng, "Tổ hợp kiệt và nghiên cứu điều tiết mùa
kiệt liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba," Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học
Tự nhiên và Công nghệ., vol. 27, no. 15, pp. 151-157, 2011.
[42] Nguyễn Văn Tuấn, Bùi Nam Sách và nnk, "Tác động của các công trình giao
thông và các hồ chứa thủy điện đến lũ hạ du sông Ba," 2011.
[43] Nguyễn Lập Dân và nnk, "Đánh giá tác động của phát triển thủy điện đến tài
nguyên nước khu vực Tây Nguyên, Kỷ yếu hội thảo Quản lý bền vững đất và
nước ứng phó với hạn hán, hoang mạc hóa và lũ lụt vùng Tây Nguyên, Chương
trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước KHCN-TN3/11-15.," 2013.
[44] Lê Trình, "Một số vấn đề trong nghiên cứu Đánh giá môi trường chiến lược,
Đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị,"
2014.
[45] Chế Đình Lý, "Hệ thống chỉ thị và chỉ số môi trường để đánh giá và so sánh hiện
trạng môi trường giữa các thành phố trên lưu vực sông," 2006.
[46] Merigliano, "Cumulative Effects Indicators, Thresholds, and Case Studies,"
1997.
[47] Organisation For Economic Co-operation Development, "OECD Environmental
Indicators, Development, Measurement and Use," 2003.
[48] Tổng cục Môi trường , "Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 1/7/2011 về việc
ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước," 2011.
[49] Lê Thị Hồng Trân, "Đánh giá rủi ro môi trường," Nhà xuất bản Khoa học Kỹ
thuật , 2008.
122
[50] "wikipedia.org," [Online]. Available:
https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_largest_hydroelectric_power_stations.
[Accessed 04 March 2016].
[51] "Tin247.com," [Online]. Available: [Accessed 18 5 2016].
[52] Tharme R.E., Viện nghiên cứu nước ngọt, Trường Đại học tổng hợp Cape Town,
7701 Rhodes Gift, Nam Phi. Triển vọng toàn cầu về đánh giá DCMT - những xu
thế khẩn cấp trong phát triển và xây dựng các phương pháp luận DCMT đối với
các sông, 2003.
[53] Dokey Environmental Engineering Ltd. Turkey, Cumulative Impact Assessment
- Baseline Monitoring Report for the Goksu-Sayhan hydropower cascade,
Ankara, 2011.
[54] Bộ Tài nguyên và Môi trường, "Báo cáo tổng kết xây dựng Quy trình vận hành
mùa lũ.," 2010.
[55] Công ty cổ phần thủy điện Hoàng Anh Gia Lai, "Hồ sơ xin cấp phép khai thác sử
dụng nước mặt các hồ Đăk Srông, Đăk Srông 2, Đăk Srông 2A, Đăk Srông 3B,"
2012.
[56] Bộ Tài nguyên và Môi trường, "Báo cáo tính toán và xây dựng quy trình vận
hành liên hồ chứa các hồ sông Ba Hạ, sông Hinh, Krông Hnăng, Ayun Hạ, và An
Khê – Ka Nak trong mùa cạn," 2013.
[57] Trịnh Thị Phượng, "Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường
nước sông Ba," Luận văn thạc sĩ, 2011.
[58] Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, "Quyết định số 1513/QĐ-UBND tỉnh Phú Yên
ngày 5/7/2005 v/v thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng công trình thủy điện
Sông Ba Hạ," 2005.
[59] Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, "Quyết định số 1410/QĐ-BKHCNMT
ngày 21/9/1998 phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án thủy điện
sông Hinh, tỉnh Phú Yên," 1998.
[60] Bộ Tài nguyên Môi trường, "Quyết định số 107/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 6
năm 2007 phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện sông Ba
Hạ," 2007.
123
[61] Công ty tư vấn xây dựng Điện 1, "báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án
công trình thủy điện An Khê Ka Nak trên sông Ba tỉnh Gia Lai và Bình Định,"
2006.
[62] Công ty Đầu tư và Phát triển Điện sông Ba, "Báo cáo đánh giá tác động môi
trường thủy điện Krông H năng," 2007.
[63] Revenga et al, "Level of river fragmentation and flow regulation," 2000.
[64] Dynesius and Nilsson, "Fragmentation and Flow Regulation of River Systems in
the Northern Third of the World," Science, vol. 308 , no. 5720, p. 405 – 408,
1994.
[65] Thủ tướng Chính phủ, "Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm
2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.," 2015.
[66] Bộ Tài nguyên và Môi trường, "Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng
5 năm 2015," 2015.
[67] Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, "Hướng dẫn kỹ thuật ĐMC,"
2009.
[68] International Finance Corporation - The World Bank Group, "Good Practice
Handbook on Cumulative Impact Assessment and Management: Guidance for
the Private Sector in Emerging Markets," 2013.
[69] Barry Smit, Harry Spaling, "Methods for cumulative effects assessment," 1995.
[70] European Commission, "Guidelines for the Assessment of Indirect and
Cumulative Impacts as well as Impact Interactions," 1999.
[71] Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, "Luật Tài Nguyên
Nước," 2012.
[72] Thủ tướng Chính phủ, "Quyết định số 1879/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt danh mục các hồ thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông phải xây
dựng quy trình vận hành liên hồ chứa," 2010.
[73] Nguyễn Lan Châu, Quy trình vận hành liên hồ chứa: Tiến bộ nhưng vẫn hổng,
2015.
124
[74] Nguyễn Văn Vỹ - Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung và Tây
Nguyên, "Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông các sông lớn khu
vực miền trung và Tây Nguyên - trách nhiệm và thách thức," 2014.
[75] Nguyễn Trọng Tùng, "Chủ động vận hành xả lũ liên hồ chứa để ngăn “lũ chồng
lũ” cho hạ du," 2014.
[76] Ngô Đình Tuấn, "Đánh giá dòng chảy tối thiểu ở Việt Nam," Tạp chí khoa học
kỹ thuật Thủy lợi và môi trường số 48, trg 45-49., 2015.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_danh_gia_tac_dong_moi_truong_tich_luy_cua_he_thong_lien_ho_chua_luu_vuc_song_ba_9492.pdf