Địa điểm phỏng vấn tại hộ gia đình làm giảm các báo cáo về hành vi quan hệ
tình dục với người bán dâm nhưng làm tăng báo về hành vi quan hệ tình dục với hơn
một người và tiêm chích ma túy. Tuy nhiên, chỉ có biến về hành vi quan hệ tình dục
với người bán dâm có ý nghĩa thống kê. Nếu cuộc phỏng vấn diễn ra tại hộ gia đình thì
báo cáo về việc có quan hệ tình dục với người bán dâm giảm 0,019 hay giảm 1,9% so
với phỏng vấn tại địa điểm chung ở cộng đồng ngoài hộ gia đình.
Hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS có tác động làm giảm các báo cáo về hành vi
quan hệ tình dục với hơn một người và tiêm chích ma túy, tuy nhiên, các tác động này
không có ý nghĩa thống kê. Có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS làm tăng báo cáo về
hành vi quan hệ tình dục với người bán dâm 0,007 (hay 0,7%) và có ý nghĩa thống kê.
Đây có thể là mối quan hệ hai chiều. Người có nhiều khả năng lây nhiễm có thể là
người tích cực tìm hiểu các kiến thức về HIV/AIDS do vậy họ có kiến thức tốt hơn.
Mặt khác, có thể với kiến thức tốt hơn nên họ đồng thời hiểu biết về các biện pháp
phòng tránh và do đó có thể khả năng có các hành vi này cao hơn. Tuy nhiên, kết quả
không có ý nghĩa thống kê.
So với nữ giới, nam giới có xu hướng báo cáo các hành vi quan hệ tình dục với
hơn một người, quan hệ tình dục với người bán dâm và tiêm chích ma túy, và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê. Nam giới báo cáo hành vi quan hệ tình dục với hơn một
người, quan hệ tình dục với người bán dâm và tiêm chích ma túy cao hơn so với nữ
giới lần lượt là 2,7%; 1,2% và 1,3% và đều có ý nghĩa thống kê.
169 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu kỹ thuật thu thập thông tin thống kê nhằm nâng cao chất lượng số liệu điều tra các chủ đề nhạy cảm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn cũng có sự khác biệt khi
thực hiện cuộc phỏng vấn về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. Kết quả điều tra cho
thấy, tính riêng tư và bảo mật thông tin của phương pháp điều tra là điều quan trọng,
giúp đối tượng điều tra “hợp tác” hơn trong cung cấp thông tin về chủ đề nhạy cảm.
Bên cạnh việc đối tượng điều tra “hợp tác” tốt hơn khi thực hiện phỏng vấn tự
điền so với phỏng vấn trực tiếp thì kết quả của việc “hợp tác” là “trách nhiệm” trong
cung cấp thông tin cũng tốt hơn. Theo giả thiết “nhiều hơn là tốt hơn”, ước lượng tham
số hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV khi sử dụng phỏng vấn tự điền cao hơn phỏng vấn
114
trực tiếp và có ý nghĩa thống kê. Kết quả này được khẳng định trong kết quả mô hình
hồi quy và đánh giá tác động biên. Trong đó, sử dụng phỏng vấn tự điền sẽ cho báo
cáo về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn 3,3% so với phỏng vấn trực tiếp; điều
tra tại hộ gia đình có tỷ lệ báo cáo hành vi quan hệ tình dục với người bán dâm thấp
hơn phỏng vấn tại cộng đồng 1,9%.
Thử nghiệm RRT có kết quả không như kỳ vọng là sẽ có ước lượng tham số
hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn phỏng vấn tự điền. Theo lý thuyết, đây là một
kỹ thuật thu thập thông tin đảm bảo tính bảo mật của đối tượng điều tra cao nhất so với
các kỹ thuật thu thập thông tin khác. Để thực hiện RRT, không có nhiều yêu cầu đối
với đối tượng điều tra ngoại trừ việc tuân thủ đúng quy trình thực hiện RRT. Do vậy,
nếu tuân thủ đúng các quy trình thực hiện RRT thì ước lượng hành vi nguy cơ lây
nhiễm HIV sẽ cao hơn so với phỏng vấn tự điền và phỏng vấn trực tiếp. Kết quả thử
nghiệm RRT cho thấy RRT không có hiệu lực trong nghiên cứu này: 3 trong số 4 câu
hỏi chính không thể ước lượng được RRT vì tỷ lệ câu trả lời “Có” thấp hơn 50% (thấp
hơn xác suất để tung được đồng xu có mặt “1”). Ước lượng RRT đối với các câu hỏi
còn lại mặc dù thực hiện được nhưng giá trị thấp hơn so với phỏng vấn tự điền và
phỏng vấn trực tiếp. Điều này cho thấy có thể xảy ra các nguyên nhân như thực hiện
RRT không tốt trong nghiên cứu như: đối tượng điều tra đã không tuân thủ đầy đủ quy
trình thực hiện RRT; do việc thực hiện lắc đồng xu không đúng theo hướng dẫn nên
xác suất được hai mặt của đồng xu không giống nhau. Nghiên cứu kỹ hơn về hành vi
của đối tượng điều tra trong việc thực hiện RRT thông qua sử dụng dữ liệu mảng
(RRT và phỏng vấn tự điền) cho thấy, trong số những người trả lời “Có” ở phỏng vấn
tự điền thì có từ 37% đến 47% người không trả lời câu hỏi tương tự trong RRT mà
đáng lý ra họ sẽ phải trả lời “Có” (với giả thiết là kết quả phỏng vấn tự điền là đúng).
Tỷ lệ này cũng thấp hơn ở các câu hỏi thực tập. Một trong những lý do nghi ngờ về
việc không tuân thủ quy trình thực hiện RRT là đối tượng điều tra chưa hiểu về cách
thực hiện và phiên giải kết quả từ RRT, có thể họ lo ngại rằng trả lời “Có” có nghĩa là
họ có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV (khoảng 10% người trả lời lo lắng người khác
biết kết quả). Bên cạnh đó, việc phải hướng dẫn lại cách thực hiện cũng cho thấy đây
là một kỹ thuật thu thập thông tin mới mà đối tượng điều tra chưa quen và chưa thực
hiện tốt. Mặc dù kết quả RRT không như mong đợi nhưng những phân tích đánh giá
thực hiện RRT đã gợi ý nhiều nội dung quan trọng cho việc cải tiến để tiếp tục thử
nghiệm RRT ở Việt Nam trên một quy mô nhỏ với mức độ chuyên nghiệp hơn.
115
Luận án này là một đề tài đề cập đến hầu hết các khâu, các công đoạn của quy
trình sản xuất thông tin thống kê từ nắm bắt nhu cầu thông tin đến thiết kế, điều tra và
đánh giá, phân tích số liệu, trong đó có kỹ thuật thu thập thông tin thống kê. Do kỹ
thuật thu thập thông tin liên quan đến các khâu, các công đoạn và các yêu cầu khác của
việc thiết kế và thực hiện một cuộc điều tra, vì thế nghiên cứu kỹ thuật thu thập thông
tin chủ đề nhạy cảm đã thực hiện trong các mối liên hệ tổng thể với các cấu phần khác
nhau của điều tra, đặc biệt là thiết kế bảng hỏi và tổ chức thu thập thông tin điều tra.
Luận án đã nghiên cứu một số kỹ thuật thu thập thông tin đã từng được sử dụng
tại Việt Nam và trên thế giới để đánh giá và so sánh các kỹ thuật thu thập thông tin
phù hợp với điều tra về chủ đề nhạy cảm. Tuy nhiên, luận án này chỉ hạn chế ở những
kỹ thuật thu thập thông tin sử dụng bảng câu hỏi giấy in sẵn, chưa thử nghiệm các kỹ
thuật thu thập thông tin sử dụng hỗ trợ công nghệ thông tin như: CAPI, CASI, ACASI,
T-ACASI... Ứng dụng các thiết bị điện tử trong điều tra nói chung và điều tra các chủ
đề nhạy cảm nói riêng đang được nghiên cứu và ứng dụng ở rất nhiều nước trên thế
giới, đây cũng là xu hướng sẽ thực hiện tại Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, tại
thời điểm thiết kế và thực hiện nghiên cứu, định hướng chuyển đổi kỹ thuật thu thập
thông tin sử dụng thiết bị điện tử trong các cuộc điều tra thống kê quốc gia chưa rõ
ràng. Hơn nữa, để thực hiện nghiên cứu chuyển đổi ứng dụng công nghệ thông tin
trong điều tra thu thập số liệu cần có nguồn kinh phí để mua sắm thiết bị và xây dựng
hệ thống công nghệ thông tin để quản lý sử dụng. Trong phạm vi luận án này, tác giả
đã không đủ nguồn lực để thực hiện nghiên cứu kỹ thuật thu thập thông tin ứng dụng
công nghệ thông tin. Tuy nhiên, kết quả của luận án này sẽ đóng góp cơ sở lý luận và
thực tiễn cho nghiên cứu thử nghiệm thiết bị điện tử di động thực hiện điều tra trong
việc thiết kế và phân tích, báo cáo kết quả.
Sử dụng dàn mẫu và kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2013 để khai thác
thông tin về đặc điểm cá nhân và tình hình kinh tế xã hội của hộ gia đình sẽ thiếu
nhiều thông tin so với các cuộc Khảo sát mức sống dân cư thực hiện vào các năm chẵn
(năm 2012 hoặc 2014) như tình hình giáo dục, chi tiêu dùng của hộ... Để khắc phục
hạn chế này, “Điều tra Kiến thức và hành vi về HIV/AIDS” đã bổ sung thêm các câu
hỏi về trình độ học vấn và tình trạng đi học của đối tượng điều tra để có thêm thông tin
phục vụ nghiên cứu đánh giá. Hơn nữa, thời điểm điểm tra phù hợp thời gian thực hiện
thiết kế và nghiên cứu của luận án do vậy việc sử dụng dàn mẫu và các thông tin Khảo
sát mức sống dân cư năm 2013 mặc dù không sử dụng hết được những thông tin của
116
Khảo sát mức sống dân cư thực hiện các năm chẵn nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu
đề ra của nghiên cứu.
Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, được hỏi từ đối tượng điều tra là đại bộ phận
dân cư, có chung đặc điểm với thông tin nhạy cảm nói chung ở chỗ người có thông tin
thường che dấu việc cung cấp thông tin thực vì các vấn đề cá nhân, văn hóa, xã hội,...
Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV có tính đặc thù riêng về lĩnh vực y tế và có tính nhạy
cảm cao đối với đại bộ phận dân cư, do vậy việc thu thập những thông tin này dù theo
kỹ thuật thu thập thông tin nào cũng là một vấn đề khó khăn với cả ĐTV và người
cung cấp thông tin. Việc thử nghiệm, đánh giá tác động của việc sử dụng kỹ thuật thu
thập thông tin đối với chất lượng số liệu về vấn đề nhạy cảm sẽ gặp những rủi ro trong
các công đoạn, quá trình thực hiện từ khi thiết kế đến phân tích.
Trong 4 thiết kế của RRT, tác giả đã chọn thiết kế câu trả lời bắt buộc, là một
trong những thiết kế dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên, do lần đầu tiên được thử nghiệm tại
Việt Nam nên kỹ thuật thu thập thông tin này có những khó khăn nhất định cho cả người
nghiên cứu, ĐTV và đối tượng điều tra. Việc giám sát chưa chặt chẽ đối với yêu cầu
tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thực hiện RRT, ĐTV hướng dẫn chưa rõ ràng cách thực
hiện hoặc ý thức tham gia trả lời RRT có thể là những nguyên nhân làm cho RRT không
thực sự có hiệu lực trong nghiên cứu này cũng là những hạn chế của thiết kế nghiên cứu.
Ngoài ra, nghiên cứu chỉ đánh giá mức độ nhạy cảm của câu hỏi điều tra đối với đối
tượng điều tra mà chưa nghiên cứu tính nhạy cảm của thông tin đối với ĐTV để xây
dựng nội dung tập huấn nghiệp vụ cho ĐTV kỹ hơn đặc biệt là quy trình thực hiện RRT,
với đối tượng tham gia điều tra và các ĐTV tham gia điều tra.
2. Khuyến nghị
Nghiên cứu đã thực hiện đầy đủ các nội dung về đánh giá tác động của kỹ thuật
thu thập thông tin đến việc báo cáo thông tin nhạy cảm liên quan đến hành vi nguy cơ
lây nhiễm HIV. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, đối với các thông tin nhạy
cảm, cần thiết kế kỹ thuật thu thập thông tin phù hợp để đảm bảo thu thập được số liệu
chính xác. Mặc dù thông tin nhạy cảm được sử dụng trong nghiên cứu này là hành vi
nguy cơ lây nhiễm HIV, nhưng kết quả này có thể sử dụng để suy rộng áp dụng cho
thực hiện điều tra các chủ đề nhạy cảm khác vì đặc tính chung về hành vi cung cấp
thông tin nhạy cảm nói chung và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV là thông tin thường
bị che dấu hoặc cung cấp không đúng theo thực tế bằng cách đối tượng điều tra không
trả lời hoặc trả lời theo mong đợi của xã hội. Hơn nữa, nghiên cứu được thực hiện tại
117
thành phố Hà Nội, một trong những thành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất ở Việt
Nam, là nơi có mức độ tiếp cận đối tượng điều tra khó hơn các tỉnh, thành phố khác và
việc khai thác thông tin cũng khó khăn hơn. Do vậy, kết quả nghiên cứu có thể sử
dụng cho các điều tra về chủ đề tương tự tại các địa phương khác tại Việt Nam.
Phỏng vấn tự điền là một kỹ thuật thu thập thông tin tốt đối với chủ đề nhạy
cảm tại Việt Nam trong bối cảnh các cuộc điều tra hiện nay sử dụng chủ yếu công
cụ điều tra là bảng câu hỏi giấy, phỏng vấn trực tiếp. Đặc điểm về tính riêng tư và
bảo mật thông tin của phỏng vấn tự điền giúp đối tượng điều tra yên tâm hơn khi
trả lời các thông tin mang tính nhạy cảm cho một nghiên cứu hoặc cho người hỏi
thông tin (ĐTV). Kết quả của nghiên cứu này cũng đưa ra kết luận sử dụng phỏng
vấn tự điền để thu thập thông tin về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV sẽ tạo được
tính “hợp tác” cao hơn từ người cung cấp thông tin và ước lượng hành vi cao hơn
phỏng vấn trực tiếp. Vì vậy, với các cuộc điều tra nhạy cảm mà đối tượng điều tra
có xu hướng trả lời theo mong đợi của xã hội, cần nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật
phỏng vấn tự điền dưới các hình thức thức truyền thống như tự điền bằng bảng câu
hỏi giấy in sẵn hoặc tự điền có ứng dụng công nghệ thông tin như tự điền trong
thiết bị điện tử di động hoặc cao hơn là tự điền sử dụng tai nghe thay vì điều tra
“thật” để giảm tối đa sự tương tác giữa ĐTV với đối tượng điều tra.
Nghiên cứu này cũng đã đưa ra bằng chứng về sự khác biệt trong báo cáo hành
vi nguy cơ lây nhiễm HIV giữa phỏng vấn diễn ra ở những địa điểm khác nhau. Thông
thường, với những thông tin nhạy cảm xã hội như các vấn đề về gia đình hoặc về bản
thân thì việc phỏng vấn tại hộ gia đình cần được cân nhắc cẩn trọng và có thể thay thế
địa điểm phỏng vấn là những nơi ngoài hộ gia đình để đảm bảo câu trả lời không bị tác
động bởi những thành viên khác của hộ gia đình. Trong khi đó, các thông tin nhạy cảm
về kinh tế và chính trị thì việc phỏng vấn tại hộ gia đình có thể là lựa chọn phù hợp
hơn những cuộc phỏng vấn tại địa điểm tập trung tại cộng đồng vì việc cho ý kiến về
ai đó (ví dụ tình trạng tham nhũng tại các cơ quan chính quyền ở địa phương) tại chính
nơi mà người đó/chính quyền đó đang quản lý sẽ là những nguy cơ rủi ro cho người trả
lời thông tin. Do vậy, việc cân nhắc lựa chọn địa điểm phỏng vấn cụ thể cần tính đến
nhiều yếu tố như: nội dung thông tin cần thu thập, đối tượng cung cấp thông tin và đối
tượng nghiên cứu thông tin...
Nghiên cứu này chưa cho thấy RRT có hiệu quả trong điều tra trên phạm vi
rộng nhưng đã cho thấy những kinh nghiệm cần áp dụng khi sử dụng RRT trong
điều tra. Đó là người thực hiện điều tra thử nghiệm cần nắm rõ cách thực hiện và
118
hướng dẫn đầy đủ rõ ràng để đối tượng điều tra tuân thủ theo đúng quy trình thực
hiện RRT. Vì lý do như vậy, tác giả đề xuất tiếp tục thực hiện thử nghiệm lại RRT
trên phạm vi hẹp, cách thức tổ chức điều tra theo các đội điều tra do Tổng cục
Thống kê tập huấn và lựa chọn ĐTV thông qua các bài đánh giá năng lực trong quá
trình tập huấn (ở mức tốt nhất ĐTV đồng thời là người nghiên cứu) để có nhiều
thông tin hơn về kỹ thuật thu thập thông tin mới này trước khi áp dụng trên phạm vi
rộng và phổ biến ở các điều tra về chủ đề nhạy cảm.
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đang hội nhập sâu
rộng với quốc tế và khu vực, các thông tin kinh tế - xã hội ngày càng quan trọng cho
quá trình lập kế hoạch, điều hành và đánh giá hiệu quả của các hoạt động kinh tế xã
hội. Để thu thập đầy đủ, chính xác những thông tin mang tính nhạy cảm nhằm “chụp
ảnh” đúng hiện trạng kinh tế xã hội, cung cấp thông tin đúng về “tình trạng sức khỏe”
của một quốc gia, một địa phương hay một lĩnh vực, cần tiếp tục nghiên cứu các kỹ
thuật thu thập thông tin bao gồm cả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập
thông tin. Cụ thể:
+ Cần tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng các kỹ thuật thu thập thông
tin có sử dụng tiến bộ của công nghệ thông tin như CAPI, CASI, ACASI... ;
+ Các vấn đề nhạy cảm nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng đến các lĩnh vực xã
hội khác đang được xã hội đặc biệt quan tâm như vấn đề môi trường, bạo lực học
đường, lao động trẻ em, buôn bán người, tham nhũng...;
+ Cần tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm RRT trên một số lĩnh vực khác bao gồm
những vấn đề nhạy cảm ở mức vừa phải và những vấn đề rất nhạy cảm để so sánh
đánh giá. Đặc biệt, cần thiết kế thử nghiệm RRT trên phạm vi hẹp hơn. Nghiên cứu
thiết kế thử nghiệm RRT cần đặc biệt cân nhắc những hạn chế của RRT trong nghiên
cứu này để đảm bảo thiết kế RRT lần sau sẽ tốt hơn. Đồng thời, cũng cần đảm bảo các
thông tin nhạy cảm về vấn đề nghiên cứu đã có thông tin ở nguồn khác có độ tin cậy
tốt để phục vụ so sánh, đánh giá kết quả.
119
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC THỐNG KÊ
1. Hồ Sĩ Cúc, Vũ Đức Khánh, Nguyễn Thị Loan, Phùng Đức Tùng, Vũ Thị Thu
Thủy(1999). “Thống kê Môi trường Việt Nam”. Nhà xuất bản Thống kê.
2. Vũ Đức Khánh, Trần Thị Loan, Lê Hồng Phong, Nguyễn Quang Phương, Vũ Thị
Thu Thủy (2001). Chương 8 về Lao động và Việc làm trong sách “Mức sống
trong thời kỳ bùng nổ kinh tế Việt Nam”. Nhà Xuất bản Thống kê, trang 159-
172.
3. Vũ Thị Thu Thủy (2007). “Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu cảnh báo sớm
về môi trường ở Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, mã số đề tài:
2.2.2-CS07.
4. Vũ Thị Thu Thủy(2010). “Labour productivity and constraints on labour
allocation in rural red and mekong river deltas in Vietnam”. Cao học Kinh tế phát
triển Việt Nam- Hà Lan, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
5. Lê Thúc Dục, Nguyễn Thắng, Nguyễn Thu Hằng, Vũ Thị Thu Thủy (2011).
“How Do Children Fare in the New Millennium?”.Younglives international
longitudinal study. Oxford University.
6. Tổng cục Thống kê (2012). Tham gia biên soạn sách số liệu và phân tích số liệu
về thống kê giới từ các nguồn thông tin điều tra sẵn có của Tổng cục Thống kê
giai đoạn 2000- 2010 “Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000- 2010”. Công ty in
Khoa học công nghệ mới.
7. Vũ Thị Thu Thủy (2013). “Nghiên cứu ứng dụng tính Chỉ số bền vững môi
trường áp dụng cho Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số đề tài:
2.1.7-B12-13.
8. Tổng cục Thống kê (2014). Chủ trì biên soạn sách hướng dẫn thực hành thống kê
môi trường “Sổ tay thống kê môi trường Việt Nam”. Công ty Cổ phần in Khoa
học công nghệ mới.
9. Tổng cục Thống kê (2014). Chủ trì biên soạn sách số liệu và phân tích số liệu
môi trường Việt Nam “Số liệu môi trường Việt Nam 2001- 2013”. Công ty
TNHH MTV in và phát hành biểu mẫu thống kê.
120
10. Đỗ Anh Kiếm, Vũ Thị Thu Thủy, Nguyễn Đình Chung, Nguyễn Thế Quân,
Nguyễn Phương Anh, Phạm Đức Dương, Nguyễn Đức Hạnh, Phạm Xuân Lượng,
Hồ Thị Kim Nhung (2014), Báo cáo Điều tra Kiến thức và hành vi về HIV/AIDS
tại Hà Nội, Khánh Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo công bố tại Hội
thảo tháng 11/2014 tại Hà Nội.
11. Vũ Thị Thu Thủy (2015). “Kỹ thuật thu thập thông tin thống kê”, Tạp chí Con số
Sự kiện, số 8/2015, Tạp chí của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
trang 46-48.
12. Vũ Thị Thu Thủy (2015). “Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia về lĩnh vực xã hội
ở Việt Nam: Mức độ đáp ứng thông tin về phát triển trong giai đoạn mới”, Tạp
chí Con số Sự kiện số 9/2015, Tạp chí của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, trang 27, 28 và 44.
13. Vũ Thị Thu Thủy (2015). “Sử dụng máy tính bảng trong điều tra giá tiêu dùng:
lợi thế và thách thức”, Tạp chí Con số Sự kiện số 11/2015, Tạp chí của Tổng cục
Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trang 11-13.
14. Vũ Thị Thu Thủy (2015). “Sai số đo lường trong các cuộc điều tra thống kê”, Kỷ
yếu hội thảo khoa học quốc gia “Đổi mới đào tạo thống kê theo định hướng
nghiên cứu và ứng dụng”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2015, trang 62- 70.
15. Vũ Thị Thu Thủy (2015). Hệ thống thông tin giá và các cuộc điều tra thống kê
giá. Thông tin khoa học thống kê số 04 năm 2015, chuyên san của Viện Khoa
học Thống kê, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trang 16-19.
16. Vũ Thị Thu Thủy (2016). “Kết quả thực hiện chính sách kiềm chế và kiểm
soát lạm phát giai đoạn 2011- 2016 của Việt Nam”, Tạp chí Con số Sự kiện
số 01+02/2016, Tạp chí của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
trang 24-26.
17. Vũ Thị Thu Thủy (2016). “Sử dụng Chỉ số giá tiêu dùng bình quân làm thước đo
lạm phát của nền kinh tế”, Tạp chí Con số Sự kiện số 07/2016, Tạp chí của Tổng
cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trang 38-40.
121
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015). Một số nội dung liên quan đên biên soạn Luật
Thống kê (sửa đổi).
2. Đỗ Anh Kiếm, Vũ Thị Thu Thủy, Nguyễn Đình Chung, Nguyễn Thế Quân,
Nguyễn Phương Anh, Phạm Đức Dương, Nguyễn Đức Hạnh, Phạm Xuân
Lượng, Hồ Thị Kim Nhung (2014), Báo cáo Điều tra Kiến thức và hành vi về
HIV/AIDS tại Hà Nội, Khánh Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo công
bố tại Hội thảo tháng 11/2014 tại Hà Nội.
3. Nguyễn Bích Lâm (2015). Những điểm mới trong dự thảo Luật Thống kê (sửa
đổi).
4. Nguyễn Văn Cao (2005). Giáo trình Lý thuyết xác suất và Thống kê toán. Nhà
xuất bản Thống kê.
5. Paul P. Biemer; Robert M. Groves; Nancy A. Mathiowetz; Seymour Sudman
(2006). Sai số đo lường trong điều tra. Nhà xuất bản thống kê.
6. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2015). Luật Thống kê.
7. Thủ tướng Chính phủ (2012). Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS
đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 608/QĐ-
TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ).
8. Thủ tướng Chính phủ (2014). Quyết định số 15/QĐ-TTg ngày 17/02/2014 về
việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành.
9. Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về
việc ban hành Chương trình Điều tra thống kê quốc gia.
10. Tổng cục Thống kê (2012). Quyết định và Phương án Khảo sát mức sống dân
cư năm 2013.
11. Tổng cục Thống kê (2013). Quyết định và Phương án Điều tra Kiến thức và
Hành vi về HIV/AIDS.
12. Tổng cục Thống kê (2009, 2013). Quyết định và Phương án Điều tra Những
cuộc đời trẻ thơ (Younglives3 và Younglives4).
13. Tổng cục Thống kê và Viện Vệ sinh và Dịch tế Trung ương (2005). Điều tra
mẫu các chỉ tiêu dân số và AIDS 2005. Nhà Xuất bản Thống kê.
122
14. Tổng cục Thống kê (2015) Điều tra Đánh giá Các Mục tiêu Trẻ em và Phụ nữ (MICS).
15. Tổng cục Thống kê (2005, 2010) Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh
niên Việt Nam (SAVY1 năm 2005 và SAVY2 năm 2010).
16. Tổng cục Thống kê (2010) Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên
Việt Nam (SAVY2).
17. Tổng cục Thống kê(2015). Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2015.
18. Tổng cục Thống kê (2016). Niên giám thống kê năm 2015. Nhà xuất bản Thống kê.
19. Trần Thị Kim Thu (2011). Giáo trình Điều tra xã hội học. Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế quốc dân.
20. Trần Thị Kim Thu (2012). Giáo trình Lý thuyết thống kê. Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế quốc dân.
21. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2011). Kết quả giám sát kết hợp hành vi và
các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam, vòng II năm 2009.
22. (2015). “Kỹ thuật thu thập thông tin thống kê”. Tạp chí Con số Sự kiện, số
8/2015, Tạp chí của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trang 46-48.
23. (2015). “Sử dụng máy tính bảng trong điều tra giá tiêu dùng: lợi thế và thách
thức”, Tạp chí Con số Sự kiện số 11/2015, Tạp chí của Tổng cục Thống kê, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, trang 11-13.
Tài liệu tiếng Anh
24. Aigul Mavletova (2013).Data Quality in PC and Mobile Web Surveys. Social
Science Computer Review. Truy cập ngày 1/8/2016 tại:
25. Ajit C. Tamhane (2010). Randomized Response Techniques for Multiple
Sensitive AttributesSource. Journal of the American Statistical Association.
26. Ann Bowling (2005). Mode of questionnaire administration can have serious
effects on data quality. Journal of Public Health.
27. Andrew S. Pullin và Teri M. Knight (2003). Support for decision making in
conservation practice: an evidence-based approach. Published by Elsevier.
28. Annette Jackle, Caroline Roberts và Peter Lynn(2008). Asessing the Effect of
Data Collection Mode on Measurement. ISER Working Paper Series. Institute
for social & economic research. Economic & Social Research Counsil.
123
29. Berk, M. L., Mathiowetz, N. A., Ward, E. P., and White, A. A. (1987). “The
Effect of Prepaid and Promised Incentives: Results of a Controlled
Experiment,” Journal of Official Statistics.
30. Boruch,R.F (1971). Assuring Confidentiality of Responses in Social Research:
A note on strategies. American Sociologist.
31. Biemer, P. P. và Lyberg, L. E. (2003), Introduction to Survey Quality, John
Wiley & Sons, Inc., Hoboken, New Jersey.
32. Billiet, J., & Loosveldt, G. (1988). Improvement of the quality of responses to
factual survey questions by interviewer training. Public Opinion Quarterly.
33. Bradburn, N.M., Sudman, S., and Associates (1979): Improving interview
Method and Questionnaire Design.
34. Brenner, M. (1981). Patterns of social structure in the research interview. In
Brenner (Ed.), Social method and social life. London: Academic Press.
35. Brener, Grunbaum, Kann, McManus, & Ross (2004). Assessing health risk
behaviors among adolescents: the effect of question wording and appeals for
honesty. The Journal of adolescent health: official publication of the Society for
Adolescent Medicine.
36. Caroline Roberts, Annette Jäckle and Peter Lynn(2006). Causes of Mode
Effects: Separating out Interviewer and Stimulus Effects in Comparisons of
Face-to-Face and Telephone Surveys. AAPOR - ASA Section on Survey
Research Methods.
37. Caroline Roberts (2007). Mixing modes of data collection in surveys: A
methodological review. ESRC National Centre for Research Methods Briefing Paper.
38. CDC. About HIV.
39. Cialdini, R. B. (1984), Influence: The New Psychology of Modern Persuasion,
Quill (HarperCollins), New York
40. Daling, J.R., Malone K. E., Voigt L.F., White E., Weiss N.S. (1994). Risk of
breast cancer among young women: relationship to induced abortion. Journal of
the National Cancer Institute.
41. De Leeuw, D., and van der Zouwen(1988). Data quality in telephone and face
to face surveys: a comperative meta analysis.
42. De Leeuw, D. (2002). Data quality in telephone and face to face surveys.
124
43. De Leeuw,D., Joop J. Hox, Don A. Dillman (2007). International Handbook of
Survey Methodoly. CIP, ISBN.
44. De Leeuw, E., Callegaro, M., Hox, J. J., Korendijk, E., & Lensvelt-Mulders, G.
(2007). The influence of advance letters on response in telephone surveys: A
meta-analysis. Public Opinion Quarterly.
45. Dillman,D. (2000), Mail and Internet Surveys: The Tailored Design Method,
Wiley, New York.
46. Dillman, D. A. (1991). The design and administration of mail surveys. Annual
Review of Sociology.
47. Do Quy Toan, Dinh Vu Trang Ngan, Le Dang Trung (2010). Improving Survey
Data Quality: A Survey Monitoring Experiment with the VHLSS 2010.
48. Duffy, J. C., and Jennifer J. Waterton, J. J. (1988) “Randomised Response vs.
Direct Questioning: Estimating the Prevalence of Alcohol-Related Problems in
a Field Survey.” Australian Journal of Statistics, Vol. 30, No. , pps. 1–14.
49. Erikson, B. H., & Nosanchuk, T. A. (1983). Applied network sampling. Social
Networks.
50. Fox, J. A. and Tracy, P. E (1984). Measuring Association With Randomized
Response. Social Science Research.
51. Ghanem, K. G., Hutton, H.E., Zenilman, J. M, Zimba, R, Erbelding, E.J
(2004).Audio computer assisted self interview and face to face interview modes
in assessing response bias among STD clinic patients. Sexually transmitted
infections.
52. Gingerich, D. W (2010). Understanding Off- The-Books Politics: Conducting
Inference on the Determinants of Sensitive Behavior With Randomized
Response Surveys. Political Analysis.
53. Graeme Blair, Kosuke Imai và Yang- Yang Zhou (2015). Design and Analysis
of the Randomized Response Technique. Journal of the American Statistical
Association.
54. Greenberg, B.G., Abul-Ela và Horvitz. (1969). The Unrelated Question
Randomized Response Model: Theoretical Framework. Journal of the
American Statistical Association.
125
55. Greenberg, B. G., Kuebler Jr, R. R., Abernathy, J. R., and Horvitz, D. G.
(1971). Application of the Randomized Response Technique in Obtaining
Quantitative Data. Journal of the American Statistical Association.
56. Greene, W.H (2013). Econometric Analysis 4th edition, Prentice Hall
Publisher, New Jersey, USA.
57. Groves, R. M., Fowler, J., Couper, M. P., Lepkowski, J. M., Singer, E., and
Rourangeau, R. (2004). Survey Methodology, Second Edition. New York, Wiley.
58. Hoyle, R. H., Harris, M. J., & Judd, C. M. (2002). Research methods in social
relations. London: Wadsworth.
59. Ivar Krumpal (2011). Determinants of social desirability bias in sensitive
surveys: a literature review. Springer.
60. Javier Escobal and Sara Benities (2013). PDAs in social and economic survey:
instrument bias, surveyor bias or both? International Journal of Social Research
Methodology.
61. Haughton Dominique, Haughton Jonathan (2011). Living Standards Analytics.
Statistics for Social and Behavioral Sciences. Truy cập ngày 2/8/2016 tại:
62. Johnson, T. P., & Van de Vijver, F. J. R. (2003). Social desirability in cross-
cultural research. In J. A. Harkness, F. J. R. van de Vijver, & P. Mohler (Eds.),
Cross-cultural survey methods. Hoboken, NJ: Wiley.
63. Kenneth K. Boyer, John R. Olson, Roger J. Calantone, Eric C. Jackson (2002).
Print versus electronic surveys: a comparison of two data collection
methodologies. Journal of Operations Management.
64. Killworth, P. D., Johnsen, E. C., McCarthy, C., Shelley, G. A., & Bernard, H.
R. (1998). A social network approach to estimating seropositive prevalence in
the US. Social Networks.
65. Kuk, A. Y. (1990). Asking sensitive questions indirectly. Biometrika.
66. Laura, H. Lind, Michael, F. Schober, Frederick, G. Conrad and Heidi Reichert
(2013). Why do survey respondents disclose more when computers ask the
questions?Public Opinion Quarterly. Oxford Journal.
126
67. Laurie, E. Linden & David, J. Weiss (1994). An Empirical Assessment of the
Random Response Method of Sensitive Data Collection. Journal of Social
Behavior and Personality.
68. Lensvelt-Mulders, G. J. L. M., Hox, J. J., Van der Heijden, P, G. M., và Maas,
C, J. M. (2005). “Meta-Analysis of Randomized Response Research.”
Sociological Methods and Research.
69. Lyberg, L. E., and Dean, P. (1992). Methods of reducing nonresponse rates: A
review. Paper presented at the American Association for Public Opinion
Research Conference (AAPOR), St. Petersburg, FL.
70. Mats Bergdahl, Manfred Ehling, et al. (2007). Handbook on Data Quality
Assessment Methods and Tools. European Comission.
71. Marquis, K.H., Marquis, M.S., Polich , J.M. (1986). Response Bias and
Reliability in Sensitive Topic Surveys. Journal of American Statistical
Association.
72. Murray Michael (2005). The Bad, the Weak, and the Ugly: Avoiding the
Pitfalls of Instrumental Variables Estimation. Bates College.
73. National Statistical Service, Australian Bureau of Statistics (2016). Basic Survey
Design (Chapter 4 & Chapter 8), truy cập ngày 1/8/2016 tại địa chỉ:
6738b57adca2571ab00247b4f?OpenDocument#Data%20Collection%20Methods
74. Nichols, J. D. (1992). Capture-recapture models. Bioscience.
75. Ostapczuk, M. J. Musch & M. Moshagen(2009). A randomized-response
investigation of the education effect in attitudes towards foreigners. European
Journal of Social Psychology.
76. Paul J. Gertler, Sebastian Martinez, Patrick Premand, Laura B. Rawlings,
Christel M. J. Vermeersch (2011). Impact Evaluation in Practice. The
International Bank for Reconstruction and Development. The World Bank.
77. Paula Allen-Meares and Bruce A. Lane (1989). Social Work Practice:
Integrating Qualitative and Quantitative Data Collection Techniques. Oxford
Journals.
78. Paul, P. Biemer and Lars, E. Lyberg (2003). Introduction to Survey Quality, a
John Wiley & Son publication.
127
79. Peter S. Meyer, James M. Dahlhamer và John R. Pleis (2006). Developing New
Methods and Questions for Improving Response and Measurement on Sensitive
Questions on the National Health Interview Survey. ASA Section on Survey
Research Methods.
80. Raghavarao, D. and W. T. Federer (1979). Block Total Response as an
Alternative to the Randomized Response Method in Surveys. Journal of the
Royal Statistical Society.
81. Robin L. Kaplan và Erica C. Yu (2015). Measuring Question Sensitivity.
Bureau of Labor Statistics.
82. Rubin, Donald and Richard Waterman (2006). Estimating the Causal Effects of
Marketing Interventions Using Propensity Score Methodology. Statistical
Science.
83. Scherpenzeel, A. C. (1995). A question of quality: Evaluating survey questions
by multitraitmultimethod studies. Leidschendam: KPN research.
84. Sieber, J. E., & Stanley, B. (1988). Ethical and professional dimensions of
socially sensitive research. American Psychologist.
85. Seber, G. A. F. (1996). A review of estimating animal abundance II.
International Statistical Review.
86. Statistics Canada (2010). Survey Methods and Practices. Catalogue no. 12-587-X
87. Sujit D. Rathod, Alexandra M. Minnis, Kalyani Subbiah, Suneeta
Krishnan(2011). ACASI and Face-to-Face Interviews Yield Inconsistent
Estimates of Domestic Violence Among Women in India: The Samata Health
Study 2005-2009. Journal of Interpersonal Violence.
88. Tourangeau, R. và Smith, T. W. (1996), Asking Sensitive questions: the impact
of data collection mode, question format and question context”, The American
Association for Public Opinion Research.
89. Tourangeau, R., Rips, L. J., & Rasinski, K. (2000). The psychology of survey
response. Cambridge, England: Cambridge University Press.
90. Tourangeau, R. and Yin, T. (2007), “Sensitive Questions in Surveys”,
Psychological Bulletin.
91. Tsuchiya, T., Hiray, Y., & Ono, S. (2007). A study of the properties of the item
count technique. Public Opinion Quarterly.
128
92. UNAIDS (2013) Epidemic Projection Package is a tool to estimate and project
HIV/AIDS.
93. UNAIDS (2011), Global AIDS response progress reporting 2012_ Guidelines
construction of core indicators for monitoring the 2011 Political Declaration on
HIV/AIDS.
94. United Nations (2015). Transforming our world: the 2030 Agenda for
Sustainable Development.
https://sustainabledevelopment.un.org/post2015/transformingourworld
95. United Nation (2015). Indicators and a Monitoring Framework for the
Sustainable Development Goals: Launching a data revolution for the SDGs.
Revised working draft (Version 7).
96. Van de Heijden, P. G., and van Gils, G., Bouts, J. and Hox, J. J., (2000). A
Comparison of Randomized Response, Computer Assissted Self - Interview, a
Face to Face Direct Questioning Eliciting Sensitive Information in the Context
of Welfare and Unemployment Benefit. Sociological Methods and Research.
97. Velo Suthar, Habshah Bt. Midi & Naeem A. Qureshi(2011). Logistic
Regression Analysis of Employment Behavior Data Using Randomized
Response Technique. US-China Education Review.
98. Warner S. L., (1965). Randomized response: A survey technique for
eliminating evasive answer bias. The American Statistical Association.
99. World Health Organization. Global Health Observatory data. HIV/AIDS. Truy
cập tháng 4/2016 tại:
100. Yehuda Dayan, Carina Schofield Paine, A Johnson (2010). Responding to
sensitive questions in surveys: A comparison on results from Online panels,
face to face, and self- completion interviews.
101. Zdep S. M. and Isabelle N. Rhodes(1976). Making the Randomized Response
Technique Work. The American Association for Public Opinion Research.
129
PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1. Tóm tắt báo cáo Điều tra Kiến thức và hành vi về HIV/AIDS
2. Phụ lục 2
Survey Methodology_ Statistics Canada, trang 50
TÓM TẮT
Điều tra kiến thức và thái độ về HIV/AIDS được Tổng cục Thống kê thực hiện,
phối hợp với Bộ Y tế và Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ, vào
cuối năm 2013 trên 3 tỉnh/thành phố là Hà Nội, Khánh Hòa và thành phố Hồ Chí Minh.
Điều tra thu thập các thông tin của người dân về hiểu biết, thái độ và các hành vi liên
quan đến HIV/AIDS nhằm phục vụ nhu cầu của các nhà hoạch định chính sách và thử
nghiệm công cụ bảng hỏi mục HIV/AIDS trong điều tra dựa trên mẫu dân số đại diện
quốc gia. Kết quả của cuộc điều tra này cung cấp các thông tin tham chiếu cùng với các
nguồn thông tin khác về HIV/AIDS giúp các nhà hoạch định chính sách có thông tin đa
chiều phục vụ cho quá trình ra quyết định dựa trên bằng chứng trong cuộc chiến phòng
chống dịch HIV/AIDS.
Kết quả điều tra tại ba tỉnh cho thấy nhận thức đúng về lây truyền HIV thấp hơn
nhiều so với mục tiêu quốc gia đặt ra đến năm 2020 (Chiến lược quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS tới năm 2020, tầm nhìn 2030), 47,2% so với mục tiêu là 80%. Vẫn còn hiện
tượng phân biệt đối xử và kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS, một tỷ lệ nhỏ (24,1%)
những người được điều tra có quan điểm tích cực đối với người nhiễm HIV/AIDS so
với mục tiêu quốc gia đến 2020 là 80%. Khoảng 6,8% người từ 15-49 tuổi tại ba
tỉnh/thành phố điều tra có các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và khoảng 3,2% người
có các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
Điều tra này khuyến nghị, để có đầy đủ thông tin hơn cho việc đánh giá và so
sánh, đối chiếu các nguồn thông tin về hiểu biết, thái độ và hành vi của người dân đối
với vấn đề HIV/AIDS cần tiếp tục nghiên cứu phương pháp điều tra và khả năng áp
dụng công cụ điều tra tại các tỉnh thành khác theo phương pháp lồng ghép tương tự.
Báo cáo kết quả điều tra ngoài phần tóm tắt và kết luận gồm 3 phần chính: Phần
I: Giới thiệu; Phần II: Phương pháp luận; Phần III: Kết quả chính của điều tra.
130
2. Phụ lục 2. Bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp
PHIẾU SỐ 1
ĐỊA ĐIỂM ĐIỀU TRA TẬP TRUNG TẠI HỘ GĐ
CÁN BỘ ĐIỀU TRA
VHLSS
TT
PHẦN I - GIÁO DỤC
1. [ANH/CHỊ] đã bao giờ đi học chưa?
CÓ.................................................................................................................................................1
KHÔNG...........................................................................................................................................2 >> A1
2. [ANH/CHỊ] đã học hết lớp mấy (quy đổi lớp theo hệ 12 năm)?
KHÔNG CÓ BẰNG CẤP................................................................................................................................................0
TIỂU HỌC................................................................................................................................................1
TRUNG HỌC CƠ SỞ................................................................................................................................................2
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG................................................................................................................................................3
SƠ CẤP NGHỀ................................................................................................................................................4
TRUNG CẤP NGHỀ................................................................................................................................................5
TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP................................................................................................................................................6
CAO ĐẲNG NGHỀ................................................................................................................................................7
CAO ĐẲNG................................................................................................................................................8
ĐẠI HỌC................................................................................................................................................9
THẠC SĨ................................................................................................................................................10
TIẾN SĨ................................................................................................................................................ 11
KHÁC (Ghi rõ....................................) 12
4. Hiện tại [ANH/CHỊ] có đi học không?
CÓ.................................................................................................................................................1
KHÔNG...........................................................................................................................................2
PHẦN II - HIỂU BIẾT VỀ HIV/AIDS
CÓ.................................................................................................................................................1
KHÔNG...........................................................................................................................................2
CÓ.................................................................................................................................................1
KHÔNG...........................................................................................................................................2
KHÔNG BIẾT................................9
CÓ.................................................................................................................................................1
KHÔNG...........................................................................................................................................2
KHÔNG BIẾT................................9
CÓ.................................................................................................................................................1
KHÔNG...........................................................................................................................................2
KHÔNG BIẾT................................9
TV
A.3. Người ta có thể giảm nguy cơ nhiễm HIV/AIDS bằng cách sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ
tình dục không?
A.4. Liệu một người trông khỏe mạnh có thể có HIV/AIDS hay không?
3. Bằng cấp cao nhất mà [ANH/CHỊ] đạt được là gì?
ĐB HST H
A.1. [ANH/CHỊ] đã bao giờ được nghe nói hoặc biết về bệnh gọi là HIV/AIDS chưa?
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ
CAO ĐẲNG TRỞ LÊN
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
A.2.Người ta có thể giảm nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS bằng việc chỉ quan hệ tình dục với một người
không bị nhiễm, và người này không có quan hệ tình dục với ai khác được không?
X
131
CÓ.................................................................................................................................................1
KHÔNG...........................................................................................................................................2
KHÔNG BIẾT................................9
CÓ.................................................................................................................................................1
KHÔNG...........................................................................................................................................2
KHÔNG BIẾT................................9
PHẦN III - QUAN ĐIỂM, THÁI ĐỘ VỀ HIV/AIDS
CÓ.................................................................................................................................................1
KHÔNG...........................................................................................................................................2
KB/KHÔNG CHẮC CHẮN/TÙY TRƯỜNG HỢP.........................9
KHÔNG TRẢ LỜI..........................................................99
CÓ.................................................................................................................................................1
KHÔNG...........................................................................................................................................2
KB/KHÔNG CHẮC CHẮN/TÙY TRƯỜNG HỢP.........................9
KHÔNG TRẢ LỜI..........................................................99
CÓ.................................................................................................................................................1
KHÔNG...........................................................................................................................................2
KB/KHÔNG CHẮC CHẮN/TÙY TRƯỜNG HỢP.........................9
KHÔNG TRẢ LỜI..........................................................99
CÓ.................................................................................................................................................1
KHÔNG...........................................................................................................................................2
KB/KHÔNG CHẮC CHẮN/TÙY TRƯỜNG HỢP.........................9
KHÔNG TRẢ LỜI..........................................................99
PHẦN IV - TIẾP CẬN DỊCH VỤ
CÓ.................................................................................................................................................1
KHÔNG...........................................................................................................................................2
KHÔNG BIẾT................................9
CÓ.................................................................................................................................................1
KHÔNG...........................................................................................................................................2
KHÔNG BIẾT................................9
C.2. [ANH/CHỊ] có biết nơi nào chăm sóc, điều trị người bị nhiễm HIV/AIDS không?
A.6. Người ta có thể nhiễm HIV/AIDS do ăn chung thức ăn với người có HIV/AIDS hay không?
B.3. Nếu một thành viên trong gia đình [ANH/CHỊ] bị nhiễm HIV/AIDS, [ANH/CHỊ] có muốn giữ bí
mật hay không?
B.4. Nếu một thành viên trong gia đình [ANH/CHỊ] bị ốm vì HIV/AIDS, [ANH/CHỊ] có sẵn lòng
chăm sóc người đó tại nhà không?
C.1. [ANH/CHỊ] có biết nơi nào có thể đến để được tư vấn và làm xét nghiệm HIV không?
B.1. Theo [ANH/CHỊ] nếu một thầy/cô giáo có HIV/AIDS nhưng không bị ốm/bệnh, có nên để
thầy/cô giáo này tiếp tục giảng dạy ở trường hay không?
A.5. Người ta có thể nhiễm HIV/AIDS do muỗi đốt hay không?
B.2. Nếu [ANH/CHỊ] biết một người bán hàng có HIV/AIDS, [ANH/CHỊ] có mua hàng do người này
bán không?
132
133
3. Phụ lục 3. Bảng câu hỏi tự điền
PHIẾU SỐ 2
HÌNH THỨC ĐIỀU TRA TỰ ĐIỀN PHỎNG VẤN
D.1 tuổi
D.2 người
D.3
Có.................................................................................................................................................1
Không...........................................................................................................................................2
Không quan hệ tình dục với những người này........................................................................................................................................99
1. Không có sẵn bao cao su.......................................................................................................................A
2. Bao cao su quá đắt.......................................................................................................................B
3. Bạn tình phản đối.......................................................................................................................C
4. Không thích dùng.......................................................................................................................D
5. Đã uống thuốc tránh thai.......................................................................................................................E
6. Không cho là cần thiết.......................................................................................................................F
7. Không nghĩ đến điều đó.......................................................................................................................G
8. Đang muốn có con.......................................................................................................................H
9. Khác (Ghi rõ ..................................................)...............................................................I
D.4
Có.................................................................................................................................................1
Không...........................................................................................................................................2
D.5
Có.................................................................................................................................................1
Không...........................................................................................................................................2
Không quan hệ tình dục với những người này........................................................................................................................................99
1. Không có sẵn bao cao su.......................................................................................................................A
2. Bao cao su quá đắt.......................................................................................................................B
3. Bạn tình phản đối.......................................................................................................................C
4. Không thích dùng.......................................................................................................................D
5. Đã uống thuốc tránh thai.......................................................................................................................E
6. Không cho là cần thiết.......................................................................................................................F
7. Không nghĩ đến điều đó.......................................................................................................................G
8. Đang muốn có con.......................................................................................................................H
9. Khác (Ghi rõ ..................................................)...............................................................I
D.6
Có.................................................................................................................................................1
Không...........................................................................................................................................2
D.7
Có.................................................................................................................................................1
Không...........................................................................................................................................2
Trong 12 tháng qua [ANH/CHỊ] có quan hệ tình dục với khách mua dâm không? (Khoanh mã trả lời)
BẢNG HỎI TỰ ĐIỀN
Trong 12 tháng qua [ANH/CHỊ] quan hệ tình dục với bạn tình bất chợt không (không kể người bán dâm hoặc người
mua dâm)? (Khoanh mã trả lời)
Trong lần quan hệ tình dục gần đây nhất với bạn tình bất chợt [ANH/CHỊ] có sử dụng bao cao su không? (Khoanh
mã trả lời)
Trong 12 tháng qua [ANH/CHỊ] quan hệ tình dục với bao nhiêu người là vợ/chồng hoặc người
yêu/bồ? (Ghi số người. Nếu không có ghi 0. Không muốn trả lời ghi 99)
Nếu đã khoanh vào số "2"
(trả lời: "Không"), hãy nêu lý
do vì sao không sử dụng:
(Khoanh vào mã tương ứng
với câu trả lời, có thể khoanh
nhiều hơn 1 mã):
Trong lần quan hệ tình dục gần đây nhất với người là vợ/chồng hoặc người yêu/bồ [ANH/CHỊ] có sử dụng
bao cao su không? (Khoanh mã trả lời )
[ANH/CHỊ] quan hệ tình dục lần đầu năm bao nhiêu tuổi? (Ghi số tuổi; Nếu không nhớ hoặc
chưa bao giờ quan hệ tình dục ghi số 99)
Nếu đã khoanh vào số "2"
(trả lời: "Không"), hãy nêu lý
do vì sao không sử dụng:
(Khoanh vào mã tương ứng
với câu trả lời, có thể khoanh
nhiều hơn 1 mã):
Trong 12 tháng qua [ANH/CHỊ] có quan hệ tình dục với người bán dâm không? (Khoanh mã trả lời)
134
135
136
4. Phụ lục 4. Bảng câu hỏi Kỹ thuật trả lời ngẫu nhiên
137
138
5. Phụ lục 5. Xác nhận chủ trì thiết kế Điều tra Kiến thức và hành vi về
HIV/AIDS năm 2013