Các hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải đang diễn ra ở vùng bờ biển Hải Phòng và có xu thế gia tăng cả về qui mô và cường độ do nhu cầu phát triển KTXH của thành phố, đặc biệt là quá trình đô thị hóa, phát triển cảng và hoạt động hàng hải. Các yếu tố tác động môi trường do nạo vét duy tu luồng hàng hải và khai thác cát bao gồm: sự thay đổi độ sâu (ở vị trí khai thác cát/nạo vét và nhận chìm), thay đổi chế độ dòng chảy, vận chuyển bùn cát, thay đổi cân bằng bùn cát và biến động bồi tụ - xói lở ở các vùng khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải, biến động chất lượng môi trường nước biển và hệ sinh vật biển. Ảnh hưởng môi trường do các hoạt động này ở vùng bờ biển Hải Phòng ở mức độ thấp đến trung bình đối với chất lượng môi trường nước biển và các HST RNM, san hô, xói lở bờ biển và hoạt động các ngành kinh tế vùng bờ biển; ở mức độ trung bình đối với HST đáy mềm và địa hình đáy vùng biển ven bờ. Xu thế ảnh hưởng của nạo vét luồng cũng như hoạt động khai thác cát ở khu vực nghiên cứu đến môi trường sẽ tiếp tục tăng lên rõ rệt với các quy mô và cường độ khác nhau tương ứng với các quy hoạch khai thác cát và xu thế phát triển của hệ thống cảng Hải Phòng. Trong dài hạn, có thể xảy ra các ảnh hưởng gây xói lở bờ biển, công trình bờ. do tích lũy các tác động của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải.
Để lượng hóa các ảnh hưởng môi trường của các hoạt động khai thác cát ven bờ và nạo vét luồng hàng hải, các tiêu chí đánh giá mức độ tác động của các hoạt động này ở vùng biển ven bờ Hải Phòng được đề xuất trên cơ sở các kết quả phân tích đánh giá hiện trạng/xu thế và tác động của các hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng cũng như điều kiện từ nhiên và KTXH ở khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong phân tích khung Động lực – Đáp ứng. Mười một tiêu chí được chia theo ba nhóm: Động lực – Sức ép gồm: (1) Nhu cầu khai thác cát của địa phương, (2) Khối lượng bùn cát nạo vét/năm; Hiện trạng – Tác động gồm: (3) Địa hình đáy biển khu vực khai thác/nạo vét, (4) Khả năng phát tán TTLL trong môi trường nước, (5) Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát/ nạo vét đến các đối tượng KTXH, (6) Đa dạng sinh học hệ sinh vật đáy, (7) Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát/nạo vét đến HST biển, vườn Quốc gia, (8) Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát/nạo vét đến ngư trường, bãi giống, bãi đẻ, (9) Chất lượng môi trường nước biển; Đáp ứng gồm: (10) Hiệu quả của các văn bản chính sách hướng dẫn về quản lý hoạt động khai thác cát/ nạo vét, (11) Các chương trình/dự án bảo vệ môi trường biển được triển khai trên địa bàn thành phố. Kết quả thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hoạt động khai thác cát ở vùng bờ biển Hải Phòng trên thang điểm 5 cho thấy, tác động của hoạt động này đến các khu vực có hoạt động kinh tế, đến đa dạng sinh vật đáy ở mức trên trung bình (điểm đánh giá mức 4) và hệ sinh thái vùng bờ ở mức trung bình (điểm đánh giá mức 3,5). Còn các đối tượng khác chỉ bị tác động ở mức độ thấp đến trung bình (điểm đánh giá mức 1 đến 3). Đánh giá chung về ảnh hưởng môi trường của các hoạt động khai thác cát vùng nghiên cứu trong giai đoạn 2015-2020 ở mức trung bình (điểm đánh giá mức 3). Bộ tiêu chí có thể tham khảo áp dụng cho các vùng bờ biển khác có điều kiện và các hoạt động tương tự.
158 trang |
Chia sẻ: huydang97 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận chìm vật liệu nạo vét vùng biển ven bờ. Hiện nay, việc phân vùng, xác định ranh giới giữa các khu vực có các hoạt động kinh tế chưa rõ ràng, có khả năng gây xung đột lợi ích. Cụ thể là xung đột giữa nuôi ngao và khai thác cát chồng lấn trong vùng bãi, biển ven bờ dẫn đến thiệt hại cho người nuôi ngao. Để hạn chế tình trạng này, cần có quy hoạch phân vùng và thực thi nghiêm chỉnh các quy hoạch này tiến tới đưa khu vực nuôi ngao ra xa các vị trí khai thác cát hoặc không cấp phép khai thác cát gần các vị trí nuôi ngao.
Việc tìm kiếm các vị trí nhận chìm vật liệu nạo vét là một trong những yêu cầu bắt buộc và thủ tục tốn nhiều thời gian. Theo các quy định hiện hành, để có thể được phê duyệt kế hoạch và triển khai hoạt động nạo vét thì cần phải có vị trí nhận chìm hoặc đổ vật liệu nạo vét dự kiến. Tuy nhiên, tìm kiếm các vị trí đổ bùn cát nạo vét trên địa bàn Hải Phòng hiện nay rất khó khăn, mất nhiều thời gian và thủ tục do thành phố vẫn chưa quy hoạch các vị trí đổ vật liệu nạo vét luồng bao gồm cả nhận chìm ở biển. Thực tế này gây khó khăn, làm chậm thời gian của các doanh nghiệp tham gia nạo vét luồng hàng hải, ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng biển khu vực Hải Phòng.
2) Ứng dụng khoa học và công nghệ
- Điều tra, nghiên cứu tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế cát tự nhiên: trong khi nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ phát triển KTXH của thành phố ngày càng tăng và nguồn vật liệu cát tiếp tục suy giảm thì việc nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn vật liệu khác để thay thế cát là rất cần thiết. Thành phố cần có hỗ trợ cho những nghiên cứu này cũng như đưa ra các cơ chế chính sách sử dụng vật liệu thay thế cát san lấp và xây dựng.
- Lựa chọn vị trí ưu tiên khai thác cát, nhận chìm chất nạo vét trên biển: việc lựa chọn các vị trí ưu tiên khai thác cát và nhận chìm chất nạo vét luồng hàng hải cần căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học và thực tiễn. Có thể dựa trên các kết quả phân tích đa tiêu chí phân chia khu vực khai thác tối ưu, khu vực khai thác hạn chế và khu vực khuyến nghị ngừng khai thác cũng như các vị trí nhận chìm ở biển được đề xuất qui hoạch. Tuy nhiên, đối với khai thác cát, không còn khu vực khai thác tối ưu ở vùng ven bờ Hải Phòng. Việc lựa chọn vị trí ưu tiên còn cần xem xét đến nhu cầu sử dụng, các yêu cầu về quản lý và qui hoạch.
3) Đề xuất các giới hạn khai thác cát: các kết quả phân tích các tác động từ sự thay đổi địa hình do khai thác cát đến điều kiện dòng chảy, sóng, vận chuyển bùn cát, biến động bồi tụ - xói lở và nhóm các kịch bản tính toán dự báo phát tán chất gây ô nhiễm trong quá trình khai thác cát là cơ sở để đề xuất, có thể tóm tắt như sau:
Vận tốc dòng chảy chỉ thay đổi ở các khu vực gần vị trí khai thác cát, có thể tăng lên từ 2-10cm/s. Mức độ thay đổi tùy thuộc vào chênh lệch độ sâu trước và sau khi có hoạt động khai thác cát, lớn hơn khi tăng độ sâu do cường độ khai thác lớn. Trong điều kiện thời tiết bình thường những tác động có biểu hiện nhỏ hơn so với điều kiện thời tiết cực đoan (sóng gió mạnh). Những ảnh hưởng do thay đổi độ sâu đến trường dòng chảy cũng được biểu hiện rõ rệt hơn với các hướng sóng gió đến từ các hướng NE và SW.
Tăng độ sâu tại một số vị trí khai thác cát cũng làm tăng nhẹ độ cao sóng khi truyền qua khu vực khai thác cát trước khi vào bờ. Cũng tương tự như đối với trường dòng chảy, những biểu hiện do khai thác cát đến tăng độ cao và nhiễu động của trường sóng rõ rệt hơn với các trường hợp khai thác cát tăng (khai thác 100% các dự án đã được cấp phép và 100% theo quy hoạch). Ảnh hưởng làm tăng độ cao sóng do khai thác cũng càng trở lên rõ rệt hơn trong điều kiện thời tiết cực đoan.
Khi hoạt động khai thác cát kết thúc, các hố sâu tại những vị trí này đã có ảnh hưởng nhất định đến phân bố TTLL trung bình. Hàm lượng TTLL có xu hướng giảm nhẹ ở gần các vị trí khai thác cát. Những ảnh hưởng đến TTLL do khai thác cát chỉ thể hiện rõ ở các điều kiện thời tiết bình thường. Ngược lại, trong các điều kiện động lực biển cực đoan, khi xảy ra quá trình xói lở, bào mòn đáy, hàm lượng TTLL tăng mạnh và lớn hơn so với những ảnh hưởng đến TTLL khi khai thác cát.
Cân bằng bùn cát thay đổi mạnh do hoạt động khai thác cát. Sau khi có sự xuất hiện của các vùng trũng do khai thác cát, dòng bùn cát từ vùng cửa sông ven biển Hải Phòng di chuyển về hướng Nam-Tây Nam và từ bờ ra phía ngoài biển bị suy giảm mạnh do quá trình san bằng địa hình. Sự suy giảm này cũng có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng lên của độ sâu do khai thác cát (nhóm kịch bản khai thác 100% các dự án đã được cấp phép và 100% theo quy hoạch).
Cùng với sự tăng lên mạnh của tốc độ bồi tụ ở các vị trí khai thác cát, tốc độ xói lở, bào mòn đáy ở các vị trí lân cận khu vực khai thác cát cũng tăng lên rõ rệt. Xu hướng này tăng lên cùng với sự tăng lên của cường độ khai thác cát (thể hiện rõ hơn ở các kịch bản tính khai thác 100% dự án đã cấp phép, 70% và 100% theo quy hoạch). Như vậy, khi gia tăng lượng cát khai thác, độ sâu nền đáy tăng lên thì kèm theo cũng sẽ là sự gia tăng xói lở ở khu vực lân cận các vị trí khai thác cát.
Trong quá trình khai thác cát, các chất gây ô nhiễm đã tích tụ trong trầm tích bị đưa trở lại môi trường nước, làm tăng hàm lượng các nhóm chất hữu cơ (0,01-0,04mgO2/l), dinh dưỡng của ni-tơ và phốt - pho (0,0004-0,002mg/l) và kim loại nặng (0,0005-0,004µg/l) ở các khu vực có hoạt động khai thác cát và vùng lân cận. Hàm lượng chất gây ô nhiễm đưa trở lại môi trường nước tăng dần theo công suất khai thác nhưng không lớn. Mặc dù hàm lượng chất gây ô nhiễm tăng lên còn khá nhỏ so với các giá trị hàm lượng nền của các thông số chất lượng nước nhưng khi cộng hưởng tác động cùng với các nguồn khác, hoạt động này cũng có thể làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường cho vùng ven bờ biển Hải Phòng.
Như vậy, để duy trì việc khai thác hợp lý và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường của khu vực thì lượng khai thác cát tối đa được đề xuất như sau:
Giới hạn lượng cát khai thác hằng năm duy trì trong khoảng 9,3 triệu m3 đến 15 triệu m3. Tương ứng là lượng cát tối đa khai thác hằng ngày giới hạn trong khoảng 1208 m3/giờ đến 1929 m3/giờ. Đây cũng là căn cứ để xem xét cấp thêm các giấy phép khai thác mới. Do lượng bùn cát vận chuyển đến vùng nghiên cứu giảm xuống còn 3,6 triệu tấn trong giai đoạn gần đây [141] cũng như ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu, lượng cát khai thác hàng năm có thể phân kỳ thành một số giai đoạn như sau: có thể khai thác tối đa đến 15 triệu m3/năm trong vòng 5 năm tới (2020-2025), sau đó giảm xuống khoảng 10 triệu m3/năm trong vòng 5 năm giai đoạn tiếp theo (2025-2030) và tiếp tục giảm xuống khoảng 5 triệu m3/năm trong giai đoạn sau năm 2030. Trong từng giai đoạn, cần có đánh giá ảnh hưởng tổng hợp vào cuối kỳ.
Phạm vi không gian khai thác hợp lý nhưng vẫn cần hạn chế ở khoảng độ sâu đáy biển từ 6 đến 10m (xem hình 3.17) và nên tập trung ở vùng cửa sông Văn Úc.
Lựa chọn thời gian khai thác cát hợp lý để hạn chế phạm vi phán tán chất gây ô nhiễm trong quá trình khai thác cát vào môi trường nước: thời gian tốt nhất để giảm những tác động đến môi trường nước của khu vực trong quá trình khai thác cát là thời điểm nước ròng và những ngày triều kém.
Độ sâu khai thác của các mỏ cát hiện nay so với đáy biển (và cả trong quy hoạch) thay đổi thấp nhất là 2,1m, và sâu nhất lên tới 7,2m. Khi sự chênh lệch độ sâu giữa khu vực khai thác cát và các vùng nước còn lại càng lớn thì ảnh hưởng môi trường càng mạnh và phức tạp. Vì vậy, độ sâu sau khi khai thác cát chỉ nên giới hạn dưới 6,0m.
4) Tăng cường sử dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải
Việc sử dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong các hoạt động nạo vét luồng hàng hải và khai thác cát sẽ giảm thiểu các tác động môi trường của các hoạt động này. Những kỹ thuật tiên tiến có thể áp dụng như đo sâu hồi âm đa tia (multibeam echosounder) để xác định độ sâu các tuyến luồng, các khu vực khai thác cát, tính toán xác định khối lượng nạo vét và khai thác.
Nghiên cứu cải tiến các mô hình số trị để dễ sử dụng và đáp ứng nhanh trong mô phỏng, dự báo các điều kiện thủy động lực, vận chuyển trầm tích và phát tán các chất gây ô nhiễm trong quá trình nạo vét luồng hàng hải, nhận chìm và khai thác cát ven bờ biển ở Hải Phòng nhằm cung cấp nhanh thông tin về mức độ, phạm vi ảnh hưởng của hoạt động này đến môi trường nước của khu vực. Việc sử dụng mô hình số trị cũng có thể giúp lựa chọn phương án tối ưu nhất trong quá trình nạo vét luồng hàng hải và khai thác cát để tác động đến môi trường nước của các hoạt động này được giảm thiểu đến mức thấp nhất.
Ngoài ra cũng cần hỗ trợ các nghiên cứu khoa học để tìm ra cơ chế, nguyên nhân của hiện tượng sa bồi luồng hàng hải trong điều kiện các hoạt động phát triển đang gia tăng ở vùng bờ biển và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, từ đó có thể cung cấp các hiểu biết về cơ chế, nguyên nhân của hiện tượng sa bồi luồng cảng khu vực Hải Phòng. Qua đó, có thể góp phần đề xuất các giải pháp, hạn chế, giảm thiểu những tác động của hiện tượng này trong dài hạn.
Tóm lại, trong Chương 3, những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường do nạo vét duy tu luồng hàng hải và khai thác cát bao gồm: sự thay đổi độ sâu (ở vị trí khai thác cát/nạo vét và nhận chìm), thay đổi chế độ dòng chảy, vận chuyển bùn cát, thay đổi cân bằng bùn cát và biến động bồi xói ở các vùng khai thác cát và nạo vét luồng, biến động chất lượng môi trường nước biển và hệ sinh vật biển. Kết quả ứng dụng mô hình số trị và phân tích khung Động lực – Đáp ứng cho thấy trong điều kiện hiện nay, ảnh hưởng do hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải đến môi trường và sinh thái ở vùng bờ biển Hải Phòng ở mức độ thấp đến trung bình đối với chất lượng nước biển và các hệ sinh thái RNM, san hô và đa dạng sinh vật, xói lở bờ biển, các hoạt động KTXH ven biển, mức độ trung bình đối với địa hình đáy vùng biển ven bờ, hệ sinh thái đáy mềm. Xu thế ảnh hưởng môi trường của các hoạt động này ở khu vực nghiên cứu đến môi trường sẽ tiếp tục tăng lên rõ rệt với các quy mô và cường độ khác nhau tương ứng với các quy hoạch khai thác cát và xu thế phát triển của hệ thống cảng Hải Phòng.
Các tiêu chí đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải ở vùng biển ven bờ Hải Phòng được đề xuất trên cơ sở các kết quả phân tích đánh giá hiện trạng/xu thế và tác động của các hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng cũng như điều kiện từ nhiên và KTXH ở khu vực nghiên cứu theo phân tích khung Động lực – Đáp ứng. Mười một tiêu chí được chia thành ba nhóm. Nhóm Động lực – Sức ép gồm 2 tiêu chí: Tiêu chí 1: Nhu cầu khai thác cát của địa phương, Tiêu chí 2: Khối lượng bùn cát nạo vét/năm. Nhóm Hiện trạng – Tác động gồm 7 tiêu chí: Tiêu chí 3: Địa hình đáy biển khu vực khai thác/nạo vét, Tiêu chí 4: Khả năng phát tán TTLL trong môi trường nước, Tiêu chí 5: Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát/ nạo vét đến các đối tượng KTXH, Tiêu chí 6: Đa dạng sinh học hệ sinh vật đáy, Tiêu chí 7: Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát. nạo vét đến HST biển, vườn Quốc gia, Tiêu chí 8: Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát/nạo vét đến ngư trường, bãi giống, bãi đẻ, Tiêu chí 9: Chất lượng môi trường nước biển. Nhóm Đáp ứng gồm 2 tiêu chí: Tiêu chí 10: Hiệu quả của các văn bản chính sách hướng dẫn về quản lý hoạt động khai thác cát/ nạo vét, Tiêu chí 11: Các chương trình/ dự án bảo vệ môi trường biển được triển khai trên địa bàn thành phố. Bộ tiêu chí đã được thử nghiệm áp dụng đánh giá ảnh hưởng ccacs hoạt động khai thác cát ở vùng bờ biển Hải Phòng.
Các giải pháp quản lý hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải ở vùng bờ biển Hải Phòng được đề xuất, bao gồm: giải pháp về chính sách pháp luật và thể chế tập trung vào hoàn thiện văn bản pháp qui cấp địa phương và tăng cường cơ chế giám sát, chế tài cũng như phối hợp và điều phối giữa các cơ quan quản lý; giải pháp về xây dựng công cụ quản lý và ứng dụng khoa học và công nghệ, trong đó quan trọng là đề xuất qui hoạch và phân vùng vị trí và giới hạn khai thác cát, tránh xung đột sử dụng vùng bãi và biển trong vùng cũng như qui hoạch lựa chọn khu vực nhận chìm chất nạo vét luồng hàng hải ở biển đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của hoạt động cảng và hàng hải đồng thười giảm thiểu tác động môi trường, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý và trong hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Các hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải đang diễn ra ở vùng bờ biển Hải Phòng và có xu thế gia tăng cả về qui mô và cường độ do nhu cầu phát triển KTXH của thành phố, đặc biệt là quá trình đô thị hóa, phát triển cảng và hoạt động hàng hải. Các yếu tố tác động môi trường do nạo vét duy tu luồng hàng hải và khai thác cát bao gồm: sự thay đổi độ sâu (ở vị trí khai thác cát/nạo vét và nhận chìm), thay đổi chế độ dòng chảy, vận chuyển bùn cát, thay đổi cân bằng bùn cát và biến động bồi tụ - xói lở ở các vùng khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải, biến động chất lượng môi trường nước biển và hệ sinh vật biển. Ảnh hưởng môi trường do các hoạt động này ở vùng bờ biển Hải Phòng ở mức độ thấp đến trung bình đối với chất lượng môi trường nước biển và các HST RNM, san hô, xói lở bờ biển và hoạt động các ngành kinh tế vùng bờ biển; ở mức độ trung bình đối với HST đáy mềm và địa hình đáy vùng biển ven bờ. Xu thế ảnh hưởng của nạo vét luồng cũng như hoạt động khai thác cát ở khu vực nghiên cứu đến môi trường sẽ tiếp tục tăng lên rõ rệt với các quy mô và cường độ khác nhau tương ứng với các quy hoạch khai thác cát và xu thế phát triển của hệ thống cảng Hải Phòng. Trong dài hạn, có thể xảy ra các ảnh hưởng gây xói lở bờ biển, công trình bờ... do tích lũy các tác động của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải.
Để lượng hóa các ảnh hưởng môi trường của các hoạt động khai thác cát ven bờ và nạo vét luồng hàng hải, các tiêu chí đánh giá mức độ tác động của các hoạt động này ở vùng biển ven bờ Hải Phòng được đề xuất trên cơ sở các kết quả phân tích đánh giá hiện trạng/xu thế và tác động của các hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng cũng như điều kiện từ nhiên và KTXH ở khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong phân tích khung Động lực – Đáp ứng. Mười một tiêu chí được chia theo ba nhóm: Động lực – Sức ép gồm: (1) Nhu cầu khai thác cát của địa phương, (2) Khối lượng bùn cát nạo vét/năm; Hiện trạng – Tác động gồm: (3) Địa hình đáy biển khu vực khai thác/nạo vét, (4) Khả năng phát tán TTLL trong môi trường nước, (5) Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát/ nạo vét đến các đối tượng KTXH, (6) Đa dạng sinh học hệ sinh vật đáy, (7) Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát/nạo vét đến HST biển, vườn Quốc gia, (8) Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát/nạo vét đến ngư trường, bãi giống, bãi đẻ, (9) Chất lượng môi trường nước biển; Đáp ứng gồm: (10) Hiệu quả của các văn bản chính sách hướng dẫn về quản lý hoạt động khai thác cát/ nạo vét, (11) Các chương trình/dự án bảo vệ môi trường biển được triển khai trên địa bàn thành phố. Kết quả thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hoạt động khai thác cát ở vùng bờ biển Hải Phòng trên thang điểm 5 cho thấy, tác động của hoạt động này đến các khu vực có hoạt động kinh tế, đến đa dạng sinh vật đáy ở mức trên trung bình (điểm đánh giá mức 4) và hệ sinh thái vùng bờ ở mức trung bình (điểm đánh giá mức 3,5). Còn các đối tượng khác chỉ bị tác động ở mức độ thấp đến trung bình (điểm đánh giá mức 1 đến 3). Đánh giá chung về ảnh hưởng môi trường của các hoạt động khai thác cát vùng nghiên cứu trong giai đoạn 2015-2020 ở mức trung bình (điểm đánh giá mức 3). Bộ tiêu chí có thể tham khảo áp dụng cho các vùng bờ biển khác có điều kiện và các hoạt động tương tự.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường và các căn cứ pháp lý, các giải pháp quản lý hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải ở khu vực nghiên cứu được đề xuất, bao gồm: giải pháp về chính sách pháp luật và thể chế tập trung vào hoàn thiện văn bản pháp qui cấp địa phương và tăng cường cơ chế giám sát, chế tài cũng như phối hợp và điều phối giữa các cơ quan quản lý; giải pháp về xây dựng công cụ quản lý và ứng dụng khoa học và công nghệ, trong đó tập trung đề xuất qui hoạch và phân vùng vị trí và giới hạn khai thác cát (tổng lượng khai thác 9,3-15 triệu m3, không gian khai thác tập trung ở vùng cửa sông Văn Úc và trong khoảng độ sâu đáy biển 6-10m, phân kỳ khai thác 3 giai đoạn với lượng khai thác giảm dần và độ sâu khai thác mỏ khong quá 6m), tránh xung đột sử dụng vùng bãi và biển trong vùng cũng như qui hoạch lựa chọn khu vực nhận chìm chất nạo vét luồng hàng hải ở biển đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của hoạt động cảng và hàng hải đồng thời giảm thiểu tác động môi trường, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý và trong hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải.
Khuyến nghị
Trong khuôn khổ của luận án, nghiên cứu sinh sử dụng các số liệu về hiện trạng khai thác cát thông qua các số liệu báo cáo của các mỏ cát đang hoạt động. Tuy nhiên, trong thực tế công suất khai thác cát ở thời điểm hiện tại có thể thay đổi do một số mỏ đã được cấp phép nhưng chưa hoạt động, hơn nữa việc đánh giá trữ lượng cát ở các vùng trong khoảng độ sâu đáy biển 6-10m chưa được quan tâm trong khi đó đây là vùng có thể khai thác thay vì các mỏ ở độ sâu nhỏ hơn. Hạn chế này cần được khắc phục trong các nghiên cứu tiếp theo.
Các tiêu chí để lượng hóa các tác động môi trường được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu ở vùng bờ biển Hải Phòng với hai hoạt động là khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải. Do vậy, các tiêu chí còn hạn chế khi sử dụng trong đánh giá mở rộng cho các hoạt động khác hoặc đánh giá tổng hợp cho vùng bờ biển Hải Phòng cũng như các vùng bờ biển tương tự khác. Vì thế cần tiếp tục hướng nghiên cứu này để dần xây dựng hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá tổng hợp các hoạt động ở vùng bờ biển đến môi trường và sinh thái, mở rộng phạm vi áp dụng.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1) Đỗ Gia Khánh, Vũ Duy Vĩnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Minh Hải, 2019. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát đến trường dòng chảy dư và sóng vùng ven biển Hải Phòng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 19, Số 3A; 2019: 33–47. DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/19/3A/14289
2) Đỗ Gia Khánh, Vũ Duy Vĩnh, Nguyễn Minh Hải, Trần Đình Lân, 2019. Đánh giá dự báo những biến động địa hình do khai thác cát ở vùng cửa sông ven biển Hải Phòng. Tuyển tập báo cáo khoa học Diễn Đàn sinh học toàn quốc 2019: Sinh học biển và phát triển bền vững. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr 694-705.
3) Trần Đình Lân, Vũ Duy Vĩnh, Đỗ Thị Thu Hương, Đỗ Gia Khánh, 2019. Đánh giá khả năng lựa chọn vị trí đổ vật liệu nạo vét luồng vào cảng trên vùng biển Hải Phòng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 19, Số 4; 2019: 557–569.
4) Do Gia Khanh, Đỗ Thị Thu Hương, Vũ Duy Vĩnh, Trần Đình Lân, 2020. Zoning Marine Disposal for Dredged Material Management: A Case Study in Vietnam. Sustainable Marine Structures, [S.l.], v. 1, n. 2, nov. 2020. ISSN 2661-3158
5) Huong, D.T.T., Ha, N.T.T., Do Khanh, G. et al., 2021. Sustainability assessment of coastal ecosystems: DPSIR analysis for beaches at the Northeast Coast of Vietnam. Environ Dev Sustain (2021). https://doi.org/10.1007/s10668-021-01648-x
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Đức Thạnh, 1993. Tiến hóa địa chất vùng cửa sông Bạch Đằng trong Holocen. Luận án PTS. Lưu trữ tại Viện TN&MTB.
Đinh Văn Huy, 1996. Đặc điểm hình thái động lực khu bờ biển hiện đại Hải Phòng. Luận án Phó tiến sỹ. Lưu trữ tại Viện TNMTB.
Allen G.P, 1973. Cataing p.- Suspended Sediment transport from the Gironde estuary (France) on to the adjacent continental shelf. Marine Geology, No 14 M47-M53, 1973. Pp.47-53.
Eisma D, 1986. Flocculation and de-flocculation of suspended matter in Estuaries. Neltherland Journal of sea research 20 (2/3). 1986. Pp 1983-199
Chen, P. Y., 1978. Minerals in bottom sediments of the South China Sea, Geol. Soc. Am. Bull., 1978, 89: 211-222.
Trần Đình Lân, Vũ Duy Vĩnh, Đỗ Thị Thu Hương, Hoàng Thị Chiến, 2017. Nghiên cứu xây dựng luận cứ phục vụ lập qui hoạch các bãi đổ bùn cát do nạo vét trên địa bàn Hải Phòng. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp thành phố Hải Phòng.
Vũ Duy Vĩnh, Nguyễn Minh Hải, Đỗ Thị Thu Hương, 2019. Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động khai thác cát đến môi trường vùng cửa sông ven biển Hải Phòng. Báo cáo tổng kết đề tài cấp thành phố Hải Phòng.
Vinh, V. D., Ouillon, S., Thanh, T. D., and Chu, L. V., 2014. Impact of the Hoa Binh dam (Vietnam) on water and sediment budgets in the Red River basin and delta, Hydrol. Earth Syst. Sci., 18, 3987-4005, doi:10.5194/hess-18-3987-2014, 2014. ISSN: 1027-5606.
Vũ Duy Vĩnh (2012). Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft 3D. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hải dương học, Trường Đại học Khoa hoc Tự nhiên – ĐHQGHN
Lê Thị Thanh, 2009. Thành phần loài thực vật ngập mặn khu vực cửa sông Bạch Đằng. Báo cáo chuyên đề thuộc Đề tài “Điều tra khảo sát nguồn giống tôm, cá cửa sông Bạch Đằng”. Lưu trữ tại Viện TNMTB.
Đặng Văn Thi, Nguyễn Bá Thông, Vũ Việt Hà, 2006. Tổng quan nguồn lợi và hệ sinh thái vùng biển vịnh Bắc Bộ. Báo cáo lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hải sản. 72 tr.
Đỗ Công Thung, 2014. Bảo tồn đa dạng sinh học dải ven bờ Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật
Phạm Thược, 2005. Cơ sở khoa học cho vấn đề quản lý hoạt động nghề cá ở vịnh Bắc Bộ. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển. Tập 3. Nxb. Hà Nội. Tr.237 - 257.
Bùi Văn Minh, 2014. Xây dựng thương hiệu cảng Hải Phòng trong thời kỳ hội nhập Quốc tế. Kỷ yếu Diễn đàn Thương hiệu biển Việt Nam lần thứ VI: Thương hiệu biển Việt Nam trong hội nhập Quốc tế. Hải Phòng ngày 6/6/2014. Nxb.Thanh Hóa. Tr.59 – 67.
Lê Thông (Chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ, Lê Huỳnh, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Quý Thao, Nguyễn Thị Sơn, Hoàng Phúc Lâm, Trần Ngọc Điệp, Thành Ngọc Linh, 2010. Việt Nam – Các tỉnh và thành phố. Nxb. Giáo dục Việt Nam. Hà Nội. 1096 tr.
Cục thống kê thành phố Hải Phòng, 2010, 2011, 2012 và 2013. Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng. Nxb. Thống kê. Hà Nội
Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương, 2020. Báo cáo ĐTM Dự án Nạo vét luồng vào bến cá cống Họng và khu neo đậu tránh trú bão phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn do Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương làm Chủ đầu tư
Hà Xuân Thông, 2000. Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản Hải Phòng thời kỳ 2001 – 2010. Báo cáo lưu trữ tại Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản.
Đào Mạnh Sơn, 2005. Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển. Tập 3, tr.133-188. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.
Đỗ Văn Khương, Đỗ Công Thung, Nguyễn Quang Hùng, 2005. Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý các khu bảo tồn biển Cát Bà và Cô Tô. Báo cáo đề tài. Lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hải sản.
Draggan S 2008: Encyclopedia of Earth. Sand and gravel. Washington DC.
Ekosse G 2004: A Handbook of Environmental impacts of mining on soils around the abandoned Kgwakgwe Manganese Mine in BotswanaGaborone:Macmillan.
UNEP Global Environmental Alert Service, 2014. Sand, rarer than one thinks, Nairobi: UNEP.
Massachusetts Institute of Technology, 2018. Observatory of Economic Complexity.
Erftemeijer P.L.A., Robin Lewis III R.R, 2006. Environmental impacts of dredging on seagrasses: A review. Marine Pollution Bulletin, 52 (12) , pp. 1553-1572
Robbins, R. (2006). USAP Surface- Supplied Diving. Proceedings of Advanced Scientific Diving Workshop. Washington, DC: Smithsonian Institution.
International Association of Dredging Companies (IADC) (2012). Dredging in Figures. International Association of Dredging Companies.p.9.
Bob, W. (2015). Dredging Impact on the Global Economy. Mining World Magazine.
Lisitsyn, A.P. 1995. The marginal filter of the ocean. Oceanology 34: 583–590.
Dean, R.G., Otay, E.N., and Work, P.A., 1995. Perdido Key beach nourishment project: a synthesis of findings and recommendations for future nourishments. Tech. Rep., Coastal and Oceanographic Eng. Dept., University of Florida, Gainesville, Florida. COEL 95/011. 47 pages.
Hobbs, C.H., Byrne, R.J., Gammisch, R.A., and Diaz, R.J., 1985. Sand for beach nourishment in Lower Chesapeake Bay. Proc. Coastal Zone '85, v 1, ASCE, New York, NY, 790-811.
Rowland, T.J., 1991. Geological assessment of offshore sand deposits. Proc. Coastal Zone '91, v 2, ASCE, New York, NY, 1632-1646.
Wang, N.J., and Gerritsen, F., 1995. Nearshore circulation and dredged material transport at Waikiki Beach, Coastal Eng., 24(3-4), 315-341
Hurme, A.K., and Pullen, E.J., 1988. Biological effects of marine sand mining and fill placement for beach replenishment: lessons for other uses. Marine Mining, 7(2), 123-136.
Work, P.A., and Otay, E.N., 1996. Influence of nearshore berm on beach nourishment, Proc. 25th Intl. Conf. on Coastal Eng., ASCE, New York, NY, 3722-3749.
Newell, R. C., Seiderer, L. J., and Hitchcock, D. R. 1998. The impact of dredging works in coastal waters: a review of the sensitivity to disturbance and subsequent recovery of biological resources on the sea bed. Oceanography and Marine Biology: an Annual Review, 36: 127–178.
Boyd, S. E., Limpenny, D. S., Rees, H. L., and Cooper, K. M. 2005. The effects of marine sand and gravel extractionon the macrobenthos at a commercial dredging site (results 6 years post-dredging). ICES Journal of Marine Science, 62: 145–162.
Cooper, K. M., Eggleton, J.D., Vize, S. J., Vanstaen, K., Smith, R., Boyd, S. E., Ware, S., et al. 2005. Assessment of the re-habilitation of the seabed following marine aggregate dredgingpart II. Cefas Science Series Technical Report, 130. 82 pp.
Desprez, M., Pearce, B., and Le Bot, S. 2010. The biological impact of overflowing sands around a marine aggregate extraction site: Dieppe (eastern English Channel). ICES Journal of Marine Science, 67: 270–277.
Brunn P., Gayes P. T., Schwab W. C., Eiser W. C. Dredging and offshore transport of materials. Journal of Coastal Research 2005:453-525. (Special Issue) No. 2.
Thomsen, F., McCully, S. R., Weiss, L., Wood, D., Warr, K., Barry, J., andLaw, R. 2011. Cetacean stock assessment in relation to explorationand production industry activity and other human pressures: review and data needs. Aquatic Mammals, 37: 1–93.
Cundy, A. B., Croudace, I. W., Cearreta, A., and Irabien, M. J. 2003. Reconstructing historical trends in metal input in heavily-disturbed, contaminated estuaries: studies from Bilbao, Southampton Water and Sicily. Applied Geochemistry, 18: 311–325.
Taylor, S. E., Birch, G. F., and Links, F. 2004. Historical catchment changes and temporal impact on sediment of the receiving basin, Port Jackson, New South Wales. Australian Journal of Earth Sciences, 51: 233–246.
Vos, J. G., Bossart, G., Fournier, M., and O’Shea, T. 2003. Toxicology of Marine Mammals. New Perspectives: Toxicology and the Environment. CRC Press, Taylor & Francis Group, London.
Rice, C. P., and White, D. S. 1987. PCB availability assessment of river dredging using caged clams and fish. Environmental Toxicology and Chemistry, 6: 259–274.
Roberts, D. A. 2012. Causes and ecological effects of resuspended contaminated sediments (RCS) in marine environments. Environment International, 40: 230–243.
Hedge, L. H., Knott, N. A., and Johnston, E. L. 2009. Dredging related metal bioaccumulation in oysters. Marine Pollution Bulletin, 58: 832–840.
Stern, E. M., and Stickle,W. B. 1978. Effects of turbidity and suspended sediment in aquatic environments: literature review. USArmy Corps of Engineers, Waterways Experiment Station Technical report DO-78-21. 117 pp.
Newcombe, C.P., andMacdonald,D.D. 1991. Effects of suspended sediments on aquatic ecosystems. North American Journal of Fisheries Management, 11: 72–82.
Barrio Froja´n, C. R. S., Cooper, K. M., Bremner, J., Defew, E. C., Wan Hussin,W. M. R., and Paterson, D. M. 2011. Assessing the recovery of functional diversity after sustained sediment screening at an aggregate dredging site in the North Sea. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 92: 358–366.
Fichet,D., Radenac, G., and Miramand, P. 1998. Experimental studies of impacts of harbour sediments resuspension to marine invertebrates larvae: bioavailability of Cd, Cu, Pb and Zn and toxicity. Marine Pollution Bulletin, 36: 509–518.
Kowalska, A. & Sobczyk, W., 2014. Negative and positive effects of the exploitation of gravelsand. Inzynieria Mineralna, 15(1), pp. 105-109.
Daggubati, S. & Nazneen, 2014. The Green Aggregates for Sustainable Development in Construction Industry. Civil & Environmental Engineering, 4(5), pp. 1-3.
Anthony, E., 2016. Impacts of sand mining on beaches in Suriname, s.l.: Report to WWF.
Podila Sankara Pitchaiah, (2017). Impacts of Sand Mining on Environment – A Review. SSRG International Journal of Geoinformatics and Geological Science 4(1), 1-5.
Borges, P., Andrade C. and M. C. Freitas (2002) Dune, Bluff and Beach Erosion due to Exhaustive Sand Mining – the Case of Santa Barbara Beach, São Miguel (Azores, Portugal), Journal of Coastal Research, SI 36 pp.89-95 (ICS 2002 Proceedings), Northern Ireland.
John Victor Mensah, (1997) Causes and Effect Of Coastal Sand Mining in Ghana, Singapore Journal of Tropical Geography, V. 18, pp. 69–88.
Bayram, A. & Onsoy, H., 2015. Sand and gravel mining impact on the surface water quality: a case study from the city of Tirebolu (Giresun Province, NE Turkey). Envrionmental Earth Science, Volume 73, pp. 1997-2011.
Mingist, M. & Gebremedhin, S., 2016. Could sand mining be a major threat for the declining endemic Labeobarbus species of Lake Tana, Ethiopia?. Singapore Journal of Tropical Geography, Volume 37, pp. 195-208.
Bravard, J., Goichot, M. & Gaillot, S., 2013. Geography of Sand and Gravel Mining in the Lower Mekong River. EchoGéo, Volume 26.
EUPG, 2016. 2015-2016 Annual Report, s.l.: European Aggregates Association.
Coastcare, 2016. Sand war in Bay of Lannion, Brittany, France , s.l.:
Fish, G., 2001. Planning for Aggregate, s.l.: Oregon Department of Land Conservation and Development & Oregon Department of Transportation.
Fund, T. S., 2016. California Mining Reform Law signed by Governor Brown. Sierra Club Fund website, pp. https://www.sierrafund.org/ca-mining-reform-law-signed.
Weikel, D., 2017. Coastal Commission approves agreement to close last beach sand mining operation in mainland U.S.. LA Times.
Reine, K. J., Clarke,D.G., and Dickerson, C. (2014). Characteristics of Underwater Sounds Produced by Hydraulic and Mechanical Dredging Operations. Journal of the Acoustical Society of America, 135: 3280 - 3294.
McCook, I.J., Schaffelke, B., Apte, S.C., Brinkman, R., Brodie, J., Erftemeijer, P., and Warne, M.S.J. (2015). Synthesis of Current Knowledge of the Biophysical Impacts of Dredging and Disposal on the Great Barrier Reef: Report of an Independent Panel of Experts. Great Barrier Reef Marine Park Authority.
Bertha, J. (2009). World of Boats. Eyemouth, Scotland: Eyemouth Marine Centre
Blakeway, D.R., 2005. Patterns of mortality from natural and anthropogenic influences in Dampier corals: 2004 cyclone and dredging impacts, In: Stoddart, J.A., Stoddart, S.E. (Eds.), Corals of the Dampier Harbour: Their Survival and Reproduction During the Dredging Programs Of 2004, pp. 65–76.
Stoddart, J.A., Stoddart, S.E. (Eds.), 2005. Corals of the Dampier Harbour: their survival and reproduction during the dredging programs of 2004. MScience Pty Ltd., University of Western Australia, Perth, Western Australia.
Wang, Z.B., Winterwerp, J., 2001. Impact of dredging and dumping on the stability of ebb–flood channel systems. In: Proceedings of the 2nd IAHR symposium on River, Coastal and Estuarine Morphodynamics. September 2001. Obihiro, Japan, pp. 515–524.
Winterwerp, J.C., Wang, Z.B., Stive, M.J.F., Arends, A., Jeuken, M.C.J.L., Kuijper, C., Thoolen, P.M.C., 2001. A new morphological schematisation of the Western Scheldt Estuary, The Netherlands. Proceedings of the 2nd IAHR symposium on River, Coastal and Estuarine Morphodynamics. September 2001. Obihiro, Japan, pp. 525–53
Hà Xuân Chuẩn, 2009. Đánh giá các tác động của công tác nạo vét. Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, số 19.
Vũ Duy Vĩnh, Đinh Văn Ưu, 2013. Ảnh hưởng của một số yếu tố khí tượng hải văn đến đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng cửa sông Bạch Đằng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, số 3, 2013. NXB Khoa học tự nhiên và Công Nghệ, tr216-226.
Vũ Duy Vĩnh, Bùi Văn Vượng, 2013. Ảnh hưởng của một số yếu tố khí tượng hải văn đến biến động địa hình đáy vùng ven bờ châu thổ Sông Hồng. Kỷ yếu Hội thảo Hội nghị khoa học địa chất biển toàn quốc lần thứ 2. NXB Khoa học tự nhiên và Công Nghệ, 2012. tr 285-294.
Vũ Duy Vĩnh, Trần Đình Lân, Trần Anh Tú, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Ngọc Tiến, 2016. Ảnh hưởng của các quá trình động lực đến biến động địa hình đáy vùng ven bờ cửa sông Mê Kông. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 16, Số 1; 2016: 32-45, DOI: 10.15625/1859-3097/16/1/8016.
Dương Thanh Nghị, Trần Đức Thạnh, Trần Văn Quy , 2011. Đánh giá khả năng tích tụ Polychlorinated biphenyl trong vùng biển ven bờ Hải Phòng. Phân Tích Hóa, Lý và Sinh học, tập 16. Trang 27-32.
Dang Hoai Nhon, Tran Duc Thanh, Duong Thanh Nghi, Cao Thi Thu Trang, Pham Thi Kha, Nguyen Thi Kim Anh, Phan Son Hai, 2014. Accumulation of persitent organic pollutants in sediment on tidal flats in the North of Vietnam; VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences Vol.30, issue 3, pp.13-26.
Trần Anh Tú, Vũ Duy Vĩnh, 2011. Mô phỏng sự lan truyền các chất gây ô nhiễm khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng. Kỷ yếu Hội thảo: Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V. NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. Trang 163-170.
Vũ Duy Vĩnh, Đỗ Đình Chiến, Trần Anh Tú, 2008. Mô phỏng đặc điểm thủy động lực và vận chuyển trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng. Tuyển tập Tài nguyên và môi trường biển, Tập XIII. NXB Khoa học và Kỹ Thuật Hà Nội, tr 328-341.
Vũ Duy Vĩnh, 2011. Một số kết quả ứng dụng công cụ mô hình trong nghiên cứu môi trường biển. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển lần thứ V, quyển 5-Sinh thái Môi trường và quản lý biển. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr475-484.
Lefebvre J.P., Ouillon S., Vu Duy Vinh, Arfi R., Panche J.Y., Mari X., Chu Van Thuoc, Torreton J.P., 2012. Seasonal variability of cohesive sediment aggregation in the Bach Dang-Cam Estuary, Haiphong (Vietnam), Geo-Marine Letters, 32 (2), 103-121.
Mari, X.; Torréton, J.P.; Chu, V.T.; Lefebvre, J.P.; Ouillon, S. Seasonal aggregation dynamics along a salinity gradient in the Bach Dang estuary, North Vietnam. Estuar. Coast. Shelf Sci. 2012, 96, 151–158.
Vũ Duy Vĩnh, Trần Đức Thạnh, 2012. Ứng dụng mô hình toán nghiên cứu vùng nước đục nhất ở vùng cửa sông Bạch Đằng. Khoa học và Công nghệ biển. 12(3): 1- 11.
Lan, T. D., Olsson, E. G. A., & Alpokay, S. (2013). Environmental stresses and resource use in coastal urban and peri-urban regions DPSIR approach to SECOA’s 17 case studies. Sapienza Univerita editrice (Vol. 53). https://doi.org/10.1017/CBO9781107415324.004
Wang, C., Qu, A., Wang, P., & Hou, J. (2013). Estuarine ecosystem health assessment based on the DPSIR framework: A case of the Yangtze Estuary, China. Journal of Coastal Research, 165, 1236–1241. https://doi.org/10.2112/si65-209.1
Gabrielsen European Environment Agency (EEA) (1999), Environmental Indicator; Typology and Overview, European Environment Agency.
Foundation for Environmental Education (2011), Blue flag beach criteria and explanatory notes 2011.
Trần Đình Lân (2007), Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng ven bờ Đông bắc Việt Nam trên cơ sở xây dựng chỉ thị môi trường, Luận án tiến sỹ Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Merino-Saum, A., Halla, P., Superti, V., Boesch, A., & Binder, C. R. (2020, December 1). Indicators for urban sustainability: Key lessons from a systematic analysis of 67 measurement initiatives. Ecological Indicators. Elsevier B.V. https://doi.org/10.1016/j.ecolind.2020.106879
Kaikkonen, L., Venesjärvi, R., Nygård, H., & Kuikka, S. (2018). Assessing the impacts of seabed mineral extraction in the deep sea and coastal marine environments: Current methods and recommendations for environmental risk assessment. Marine Pollution Bulletin, 135(March), 1183–1197. https://doi.org/10.1016/j.marpolbul.2018.08.055
Botero C., Pereira C., Anfuso G., Cervantes O., Williams A.T., Pranzini E., Silva C.P., (2014), “Recreational parameters as an assessment tool of beach quality”, Coastal Research Journal SI70, pp.556-562.
WCED. 1987. Our common future. The report of the World Commission on Environment and Development, Oxford: Oxford University Press
Delft Hydraulics, 2003. Delft3D-FLOW User Manual; Delft3D-WAQ User Manual
Vũ Duy Vĩnh (2012).“Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft 3D”. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hải dương học, Trường Đại học Khoa hoc Tự nhiên – ĐHQGHN
BMT Argoss, 2011. Overview of the service and validation of the database waveclimate. Reference: RP_A870, www.waveclimate.com
Battjes, J. and J. Janssen, 1978. Energy loss and set-up due to breaking of random waves,. In Proceedings 16th International Conference Coastal Engineering, ASCE, pages 569-587. 47, 133, 134, 138, 139, 188.
Arcement, G.J., Jr. and V.R. Schneider, 1989. Guide for Selecting Manning’s Roughness Coefficients for Natural Channels and Flood Plains.U.S. Geological Survey Water Supply Paper 2339, 38 p.
Simons, D.B., and Senturk, F., 1992. Sediment Transport Technology – Water and Sediment Dynamics, Water Resources Publications.
Uittenbogaard, R.E., 1998. Model for eddy diffusivity and viscosity related to sub-grid velocity and bed topography. Note, WL | Delft Hydraulics.
Van Vossen, B., 2000. Horizontal Large Eddy Simulations; evaluation of computations with DELFT3D-FLOW. Report MEAH-197, Delft University of Technology.
Van Rijn, L., 1993. Principles of Sediment Transport in Rivers, Estuaries and Coastal Seas, Aqua Publications, The Netherlands
Krause, P.; Boyle, D.P.; Bäse, F. Comparison of different efficiency criteria for hydrological model assessment. Adv. Geosci. 2005, 5, 89–97, doi:10.5194/adgeo-5-89-2005
Nash, J.E.; Sutcliffe, J.V. River flow forecasting through conceptual models, Part I—A discussion of principles. J. Hydrol. 1970, 10, 282–290, doi:10.1016/0022-1694(70)90255-6.
Lê Cảnh Định, 2011. Tích hợp GIS và phân tích quyết định nhóm
đa tiêu chuẩn trong đánh giá thích nghi đất đai, Tạp chí Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, trang 82 - 89, 9/2011.
Malczewski, J., Moreno-Sanchez, R., Bojorquez-Tapia, L. A. and Ongay-Delhumeau, E., 1997. Multicriteria Group Decision-making Model for Environmental Conflict Analysis in the Cape Region, Mexico, Journal of Environmental Planning and Management, 40 (3), 349-374.
Gabrielsen, P. and P. Bosch. 2003. Environmental Indicators: Typology and Use in Reporting. EEA internal working paper. European Environment Agency, August 2003.
Kuo, H.F., and K.W. Tsou., 2015. Application of environmental change efficiency to the sustainability of urban development at the neighborhood level. Sustain. 7(8): 10479–10498.
Tran Dinh Lan, E. Gunilla Almered Olsson, Serin Alpokay, 2014. Environmental Stresses and Resource Use in Coastal Urban and Peri-Urban Regions DPSIR Approach to SECOA's 17Case Studies. Cap. 10. SECOA FP7 Research Project, Rome: Sapienza Università Editrice, 2014; 7: 385-394. [
Cục Hàng hải Việt Nam, 2013. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng - giai đoạn khởi động, Công ty TNHH cảng công ten nơ quốc tế Hải Phòng, Hà Nội.
Azam, M. H., Elshorbagy, W.; Ichikawa, I.; Terasawa, T.; and Taguchi, K., 2006. 3D model application to study residual flow Arabian Gulf. Ej. Wtrwy., Port, Coastal and Ocean Engineering, 132, issue 5, 388-400.
Murphy, P.L. and Valle Levinson A., 2008. Tidal and residual circulation in the St. Andrew Bay system, Florida. Continetal shelf Research, 28, 2,678-2,688.
Nihoul J.C.J. and Ronday F.C., 1975. The inuence of the "tidal stress" on the residual circulation. Tellus, 27(5):484-490, 1975.
Vũ Duy Vĩnh, Trần Đức Thạnh, 2014. Đặc điểm biến động dòng chảy vùng ven bờ châu thổ sông Hồng- kết quả nghiên cứu từ mô hình 3D. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 2; 2014: 139-148.
Vũ Duy Vĩnh, Sylvain OUILLON, 2014. Ảnh hưởng của lực coriolis đến dòng chảy và vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven bờ châu thổ sông Hồng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, số 3, 2014. NXB Khoa học tự nhiên và Công Nghệ, tr219-228.
Vũ Duy Vĩnh, Trần Đình Lân, 2018. Tác động của các điều kiện sóng đến đặc điểm vận chuyển bùn cát và biến động địa hình đáy vùng cửa sông ven biển Hải Phòng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển Tập 18, Số 1; 2018: 10-26.
Nguyễn Minh Hải, Vũ Duy Vĩnh, 2019. Ảnh hưởng của nước biển dâng đến vận chuyển bùn cát và biến động địa hình đáy khu vực ven bờ cửa sông Văn Úc. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 19, Số 3A; 2019: 1–17. DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/19/3A/14287.
Gavriletea M.D, 2017. Environment impacts of Sand Exploitation Analysis of sand market, Sustainability 2017. MDPI.
GreenFacts, 2017. The Mining of Sand, a Non-Renewable Resource. Available online: https://www.greenfacts.org/en/sand-extraction/l-2/index.htm.
Glover A.G. , C.R. Smith, 2003. The deep-sea floor ecosystem: current status and prospects of anthropogenic change by the year 2025. Environ. Conserv., 30 (2003), pp. 219-241
Kuter, N. Reclamation of Degraded Landscapes due to Opencast Mining. In Advances in Landscape Architecture;Özyavuz, M., Ed.; InTech: Rijeka, Croatia, 2013
BRGM. Management of Mining, Quarrying and Ore-Processing Waste in the European Union, 79 p., 7 Figs.,17 Tables, 7 annexes, 1 CD-ROM, 2001. Available online: (accessed on 25 May 2016)
UNEP, 2010. Assessing the Environmental Impacts of Consumption and Production: Priority Products and Materials; 2010. A Report of the Working Group on the Environmental Impacts of Products and Materials to the International Panel for Sustainable Resource Management
Oesterwind, A. Rau, A. Zaiko, 2016. Drivers and pressures – untangling the terms commonly used in marine science and policy. J. Environ. Manag., 181 (2016), pp. 8-15.
Laura Kaikkonen và nnk,2018. Assessing the impacts of seabed mineral extraction in the deep sea and coastal marine environments: Current methods and recommendations for environmental risk assessment. Marine Pollution Bullentin 135, pp. 1183-1197.
Ashraf, M.A.; Maah, M.J.; Yusoff, I.; Wajid, A.; Mahmood, K. Sand mining effects, causes and concerns: A case study from Bestari Jaya, Selangor, Peninsular Malaysia. Sci. Res. Essays 2011, 6, 1216–1231.
Libes S. , 2011. Introduction to Marine BiogeochemistryAcademic Press (2011)
Hwang S.W., và nnk, 2014. Impact of Sand Extraction on Fish Assemblages in Gyeonggi Bay, Korea, ournal of Coastal Research 30(6):pp. 1251-1259.
Chevallier, R. Illegal Sand Mining in South Africa, SAIIA Policy Briefing No 116. November 2014. Available online:
Knights, A.M., Koss, R.S., Robinson, L.A., 2013. Identifying common pressure pathways from a complex network of human activities to support ecosystem-based management. Ecol. Appl. 23, 755–765
Chaussard, E.; Kerosky, S., 2016 Characterization of black sand mining activities and their environmental impacts in the Philippines using remote sensing. Remote Sens. 2016, 8, 100.
Padmalal, D.; Maya, K., 2014. Sand Mining: Environmental Impacts and Selected Case Studies; Springer: Berlin, Germany, 2014.
Pereira, K.; Piyadasa, R.U.K., 2017. River Sand Mining and Associated Environmental Problems in Sri Lanka, Sediment Problems and Sediment Management in Asian River Basins. Available online: uploads/dms/16301.349%20Abstracts%2020.pdf.
McKenna M.F., D. Ross, S.M. Wiggins, J.A. HildebrandUnderwater radiated noise from modern commercial ships. J. Acoust. Soc. Am., 131 (2012), pp. 92-103
Nobre, A.M., 2009. An ecological and economic assessment methodology for coastal ecosystem management. Environ. Manage. 44, 185-204
Wang F., P.M. Chapman, 1999. Biological implications of sulfide in sediment—a review focusing on sediment toxicity Environ. Toxicol. Chem., 18 (1999), pp. 2526-2532
Nguyễn Huy Yết, 1999. Điều tra, nghiên cứu sự suy thoái san hô ở vùng biển ven bờ phía Bắc, đề xuất các giải pháp bảo vệ và phục hồi. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện KH&CNVN. Lưu trữ tại Viện TN&MTB
Nguyễn Văn Quân, 2007. Báo cáo rạn san hô Cát Bà – Long Châu. Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển.
Hoàng Thị Chiến, 2018. Báo cáo chuyên đề “Nghiên cứu lượng giá,so sánh những tổn thất ô nhiễm môi trường với những lợi ích kinh tế - xã hội do hoạt động khai thác cát, vật liệu san lấp mang lại thuộc Đề tài “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khau thác cát đến vùng cửa sông ven biển Hải Phòng”. Lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển.
UK Parliament. Deep Sea Mining Act 2014. Available online: (accessed on 25 May 2016).
Vu Duy Vinh, 2018. Suspended sediment dynamics in Red River distributaries and along the Red River delta: focus on estuarine processes and recent balances. PhD thesis. Submited to University of Science and Technology of Hanoi, pp. 173
PHỤ LỤC: DANH SÁCH CHUYÊN GIA LẤY PHIẾU XIN Ý KIẾN
TT
HỌ VÀ TÊN
Đơn vị
Điện thoại
Email
1
Mai Đức Long
Chi cục biển và Hải đảo HP
0835589999
maiduclongtnmt@gmail.com
2
Nguyễn Hữu Xuân
Chi cục Thủy sản
0945528636
Nguyenhuuxuan79@gmail.com
3
Ngô Xuân Ba
Chi cục Thủy sản
0379851388
Nxbntts51@gmail.com
4
Hà Thị Phú Nghĩa
Chi cục Thủy sản
0914318860
Hanghia0313@gmaik.com
5
Đỗ Đức Thịnh
Chi cục Thủy sản
083846183
Thinh.snnhp@gmail.com
6
Nguyễn Thị Hồng Duyên
Chi cục Thủy sản
0978229655
Hongduyenn4@gmailcom
7
Mạc Bình An
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn HP
0915183856
macbinhan@gmail.com
8
Nguyễn Thanh Vân
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn HP
09132337263
nguyenthanhvan@gmail.com
9
Trần Ngọc Kim
Cảng vụ hàng hải Hải Phòng
0932435588
Trankim1971@gmail.com
10
Nguyễn Thị Ninh
Cảng vụ hàng hải Hải Phòng
0934343077
Nguyenninh.cehp@gmail.com
11
Nguyễn Ngọc Hiệp
Cảng vụ hàng hải Hải Phòng
0983813112
Imhtpnnh@gmail.com
12
Phạm Hồng Thiếp
Xí nghiệp đảm bảo an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ
0963739668
tiepkshh@gmail.com
13
Phạm Thị Thu Hoa
Xí nghiệp đảm bảo an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ
0983081918
thuhoavms@gmail.com
14
Nguyễn Thanh Sơn
Hội Địa lý Việt nam tại Hải Phòng
0913041121
Ntson0450@gmail.com
15
Lê Hồng Đạt
Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai
0913580830
tiendattl@yahoo.com
16
Bùi Văn Thành
Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai
0985899819
Thanh43n2@yahoo.com
17
Trần Trung Kiên
Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai
0815165556
Kien.snnhp@gmail.com
18
Nguyễn Bá Tiến
Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai
02253701986
nguyenbatien@haiphong.gov.vn
19
Trần Thị Ngọc Trâm
Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai
0398682098
Tramttn203@gmail.com
20
Nguyễn Thị Thu Trang
Chi cục Bảo vệ môi trường Hải Phòng
0904152728
nguyenthutrangdtm@gmail.com
21
Đỗ Thị Minh Hương
Chi cục Bảo vệ môi trường Hải Phòng
0974506816
dominhhuonghp@gmail.com
22
Đỗ Thị Loan Oanh
Chi cục Bảo vệ môi trường Hải Phòng
0985803281
Loanoanh83@gmail.com
23
Đoàn Thị Nhất
Chi cục Bảo vệ môi trường Hải Phòng
0948248099
Nhatsaomai0909@gmail.com
24
Nguyễn Thu Huyền
Chi cục Bảo vệ môi trường Hải Phòng
0936480031
huyenbvmthp@gmail.com
25
Bùi Thanh Tùng
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn HP
0936269228
bttunghp@gmail.com
26
Bùi Tuấn Minh
Sở khoa học và công nghệ
0989292389
tuanminhkhcn@gmail.com
27
Đỗ văn Khương
Viện nghiên cứu Hải Sản
0913508220
dvkhuong@gmail.com
28
Phạm Hữu Hiếu
Chi cục biển và Hải đảo HP
0916669427
Huuhieu.vmu@gmail.com
29
Tô Thị Lan Phương
Chi cục biển và Hải đảo HP
0987387839
pttolanphuong@gmail.com
30
Hoàng Thu hà
Chi cục biển và Hải đảo HP
0936502879
Hoangthuha1712@gmail.com
31
Phạm Lê Thịnh
Chi cục biển và Hải đảo HP
0966996368
Thinh95.pl@gmail.com
32
Ngô Việt Đông
Phòng Kinh tế, UBND Quận Đồ Sơn
0902936888
kinhtedoson@gmail.com
33
Trịnh Văn Quang
Phòng Tài nguyên và Môi trường Đồ Sơn
0983559966
trinhvanquangmtkt@gmail.com
34
Nguyễn Danh Tùng
Sở Tài nguyên và Môi trường HP
0902312866
nguyentungnsc@gmail.com
35
Lã Thị Như Trang
Sở Tài nguyên và Môi trường HP
0904633668
lanhutrang@gmai.com
36
Nguyễn Cảnh Long
Sở Tài nguyên và Môi trường HP
0903204888
nguyenlongkstnmt@gmail.com
37
Đỗ Thị Tuyết
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lãng
0822556686
Dotuyet1503@gmail.com
38
Nguyễn Văn Đoan
Phòng Tài nguyên và Mt huyện Tiên Lãng
0918311227
39
Hoàng Ngọc Tuấn
Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Hải Phòng
0913240114
Hoangngoctuan46@gmail.com
40
Trần Đức Thạnh
Viện Tài nguyên và Môi trường biển
0912202025
thanhtd@imer.vast.vn
41
Nguyễn Kim Cương
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội
0949170184
cuongnk@hus.edu.vn
42
Vũ Cẩm Tú
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
0906.138.258
vu-cam.tu@usth.edu.vn
43
Nguyễn Thanh Hiền
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
0915556539
nguyen-thanh.hien@usth.edu.vn
44
Nguyễn Văn Thảo
Viện Tài nguyên và Môi trường biển
0913176918
thaonv@imer.vast.vn
45
Nguyễn Ngọc Tiến
Viện Địa chất và Địa vật lý biển
0912384499
tienvast@gmail.com
46
Uông Đình Khanh
Viện Địa lý
0912321502
uongdinhkhanh@gmail.com
47
Cao Thị Thu Trang
Viện Tài nguyên và Môi trường biển
0915 065253
trangct@imer.vast.vn
48
Nguyễn Nguyệt Minh
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
0985849933
minh.nguyen.hus@gmail.com
49
Nguyễn Đức Thịnh
Viện Hải dương học
0904632809
ndthinh@vnio.vast.vn
50
Vũ Duy Vĩnh
Viện Tài nguyên và Môi trường biển
0912799629
vinhvd@imer.vast.vn