Phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng một số mô hình, vùng sản xuất có công nghệ cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm. Mở rộng thâm canh tăng vụ, hình thành vùng sản xuất phù hợp với lợi thế từng địa phương, tạo ra hàng hoá có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.
* Phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính. Đưa nhanh các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Phát triển đàn lợn; đàn gia cầm theo mô hình sản xuất, chế biến tập trung gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường chất lượng công tác thú y, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi. Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô trang trại và khuyến khích, hỗ trợ các trang trại nông nghiệp xây dựng xa khu dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường. Thâm canh và khai thác triệt để diện tích mặt nước, tạo bước đột phá trong nuôi trồng thủy sản; khuyến khích hỗ trợ vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Đẩy mạnh nuôi trồng các giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng cao, nhất là các giống con đặc sản.
163 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể có giống tốt phục vụ cho sản xuất vụ đông. Phấn đấu đến 2015 có diện tích sản xuất 150 ha, sản lượng củ giống 1.500 tấn để trồng 1.500 ha khoai tây vụ đông.
c. Cây ăn quả
- Duy trì và phát huy hiệu quả giống vải thiều đặc sản của tỉnh. Trồng thay thế các cây già cỗi, sâu bệnh bằng các cây được triết, ghép từ vườn cây quả đầu dòng của tỉnh.
- Bổ sung thêm một số giống cây ăn quả mới có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ rộng để phát triển thành các vùng hàng hóa như: nhãn, ổi, hồng xiêm, bưởi, na, cam, quất, xoài
- Khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế đầu tư cho công tác giống cây trồng trên địa bàn tỉnh, nhất là đầu tư giống gắn với bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
- Tiếp tục sưu tầm, lựa chọn giống cây trồng mới để bổ sung vào cơ cấu sản xuất trong quá trình thực hiện.
d. Với giống gia súc, gia cầm
- Ổn định cơ cấu đàn nái sinh sản chiếm 20% tổng đàn, trong đó nái ngoại chiếm từ 8 – 10% với các giống lợn chủ lực: Yorkshire, Landrace, Duroc và con lai ngoại. Xây dựng các trại nái ngoại ông bà để chủ động cung cấp lợn giống cho nông dân. Ổn định đàn nái ngoại ông bà với quy mô 200 con tại trung tâm giống gia súc của tỉnh.
- Xây dựng các vùng chuyên nuôi lợn Móng cái để sản xuất lợn lai F1 để sản xuất lợn sữa đông lạnh xuất khẩu.
- Phát triển đàn bò lai chất lượng cao, tập trung tổ chức phối giống tinh bò ngoại thông qua thụ tinh nhân tạo, nhằm đáp ứng đàn bò thịt chất lượng cao.
- Mỗi huyện xây dựng từ 1 – 2 cơ sở giống gia cầm bố mẹ quy mô 1.000 con trở lên với các giống gà Lương Phượng, Ri, gà Lai....phấn đấu đưa đàn gia cầm giống mới, chất lượng cao chiếm 45% tổng đàn trở lên.
e. Giống thủy sản
Khuyến khích nhập công nghệ tiên tiến với thủy sản giống mới có giá trị kinh tế cao. Về cơ cấu giống: nuôi thâm canh, bán thâm canh cá truyền thống (Trắm cỏ, chép, mè, trôi, Mrigan, rô đồng...) mở rộng sản xuất rô phi đơn tính, chép lai V1, cá diêu hồng và một số giống thủy sản đặc sản (ba ba, ếch, cá quả...)
3.2.2.2.Ứng dụng công nghệ sinh học
- Tiếp thu và ứng dụng để làm chủ công nghệ:
+ Sản xuất giống lúa lai, ngô lai
+ Sản xuất và bảo quản khoai tây giống
+ Công nghệ ghép cây (nhãn lên vải, cà chua lên cà tím, dưa hấu, dưa lê lên gốc bầu) để tăng khả năng thích ứng, khả năng chống chịu, nâng cao năng suất và giá trị thu nhập.
+ Nhân nhanh các giống hoa, cây ăn quả, cây dược liệu bằng phương pháp nuôi cấy mô để có giống tốt, sạch bệnh, phục vụ cho sản xuất.
+ Ứng dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất, bảo vệ cây trồng và bảo quản sản phẩm.
+ Ứng dụng công nghệ màng phủ, bao gói để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
- Tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như phân bón chuyên dùng cho từng thời kỳ sinh trưởng, từng cây trồng, tưới nước tiết kiệm
- Xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như nhà màng, nhà lưới, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, trước mắt đầu tư xây dựng mô hình tại Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng và khuyến khích một số doanh nghiệp nông nghiệp tham gia.
- Xây dựng các mô hình trình diễn về giống mới, kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến để từ đó tổng kết và nhân ra diện rộng.
3.2.2.3. Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch
Công nghệ sau thu hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo quản, chế biến sản phẩm và nâng cao giá thành sản phẩm. Sản phẩm nông nghiệp có tính mùa vụ cao, do đó nếu công nghệ sau thu hoạch không hiệu quả thì rất khó cạnh tranh trên thị trường, giá thành nông sản thấp. Từ thực tế, nhiều nông sản của tỉnh gặp khó khăn cho đầu ra thì việc đầu tư công nghệ, nhất là công nghệ chế biến sau thu hoạch là hết sức quan trọng. Làm sao để các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có thể bảo quản được trong một thời gian dài? Cần xây dựng thương hiệu, lựa chọn mẫu mã và chiến lược quảng bá như thế nào để tăng khả năng cạnh tranh với các các nông sản cùng loại...? Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, nhất là công nghệ chế biến cần phải đảm bảo các yếu tố về môi trường.
3.2.3. Thu hút và huy động vốn đầu tư
Vốn đầu tư còn hạn chế là một trong những trở ngại trực tiếp và lớn nhất đến việc thực hiện kế hoạch của tỉnh. Để việc quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Dương đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 sớm trở thành hiện thực, cần có các giải pháp đồng bộ, mà một trong những giải pháp quan trọng đó là vốn đầu tư.
* Các giải pháp chung
- Xác định các công trình, các địa bàn và quy mô ưu tiên để gọi vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh vào phát triển sản xuất. Tổ chức điều tra các nguồn vốn có khả năng huy động trong tỉnh để có kế hoạch huy động kịp thời.
- Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo dự án thông qua đấu thầu, giảm thiểu tình trạng lãng phí, nhất là trong khâu thi công xây dựng. Lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đang triển khai trong tỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
- Xây dựng và thực hiện quỹ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là đối với các vùng nông thôn. Sử dụng quỹ đất hợp lý để tạo vốn xây dựng các công trình hạ tầng đô thị.
- Nâng cao chất lượng và đổi mới các hoạt động của ngành tài chính ngân hàng của tỉnh. Tạo các cơ chế phù hợp để mở rộng hình thức tự bổ sung vốn của các doanh nghiệp và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và vốn đầu tư của nước ngoài. Khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước mở chi nhánh và văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh. Từng bước hình thành thị trường vốn trên địa bàn, đơn gian hoá các thủ tục cấp phát nhằm cải thiện môi trường vốn đầu tư. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát vốn đối với các doanh nghiệp; phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ đầu tư.
- Tăng cường việc huy động các hình thức lao động nghĩa vụ (theo luật định) để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn, nhất là các công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục...
- Tiến hành tuyên truyền, quảng bá các thế mạnh của địa phương, quảng bá vị trí, vai trò và khả năng thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch trọng điểm... Có chính sách khuyến khích (ưu tiên cho thuê các lô đất tốt, hỗ trợ vốn...) đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh, nghiên cứu sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp.
* Giải pháp huy động vốn ngân sách
Hải Dương là một tỉnh còn nghèo, chưa có tích luỹ nên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được coi là nguồn chủ yếu. Để đảm bảo nguồn vốn này, một mặt Nhà nước cần quan tâm dành nguồn vốn ngân sách và tín dụng ưu đãi để hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong tỉnh, mặt khác tỉnh cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển để tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế.
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành TW trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, đồng thời triển khai các công trình, dự án của Bộ ngành đang thực hiện trên địa bàn tỉnh đúng kế hoạch. Tăng cường phối hợp với các Bộ ngành ngay từ khâu xây dựng quy hoạch và kế hoạch, đảm bảo các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh, nhất là các dự án lớn về giao thông, thủy lợi, quốc phòng an ninh... được tập hợp đầy đủ trong quy hoạch, kế hoạch phát triển của Bộ ngành chủ quản nhằm đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Đề nghị các Bộ ngành ưu tiên trong kế hoạch đầu tư đối với các địa bàn khó khăn của tỉnh.
- Nhà nước hỗ trợ sản xuất căn cứ vào các đề án phát triển của tỉnh. Tiếp tục hỗ trợ 50% giá giống cây trồng mới đưa vào áp dụng trong sản xuất.
- Hỗ trợ từ 15 – 30% giá trị thiết bị (máy sấy, chế biến, đóng gói, kho lạnh mini, dây chuyền công nghệ) cho doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng mô hình sản xuất nông sản an toàn, nông sản sạch hoặc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến nông sản.
- Tiếp tục hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các tập thể, cá nhân đầu tư mua máy cơ giới (ô tô, máy làm đất, gieo hạt, cấy, bơm nước, gặt đập) phục vụ sản xuất.
- Hỗ trợ 100% kinh phí lập quy hoạch các vùng sản xuất rau màu, cây ăn quả, hoa và cây cảnh, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, việc lập quy hoạch phải thực hiện xong trước năm 2012.
- Hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng (điện nước, giao thông..) đối với các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn trên 20 ha/vùng đôi với cây lúa, trên 10ha/vùng đối với rau màu và cây ăn quả, cụ thể là:
+ Nhà nước đầu tư 100% ngân sách đối với việc kiên cố hóa kênh tưới chính, kênh cấp I, II của các trạm bơm tưới do Nhà nước quản lý. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống kênh tiêu và các trạm bơm tiêu đầu mối.
+ Đối với kênh nội đồng do cấp xã làm chủ đầu tư, Nhà nước hỗ trợ 50% và dân đóng góp vốn 50% tổng mức kinh phí xây dựng.
- Hỗ trợ một phần giống, vật tư (giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm) đối với các giống mới đưa vào sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.
- Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao chất lượng nông sản trên thị trường.
* Giải pháp huy động vốn từ các doanh nghiệp và từ nhân dân
- Hiện nay do nền kinh tế của Hải Dương phát triển còn chậm nên nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh còn ít, nhưng thời gian tới, nguồn vốn này sẽ tăng nhanh trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Để huy động nguồn vốn này cần thực hiện cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư; tăng cường liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài tỉnh, đồng thời có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
- Áp dụng các chính sách ưu đãi như: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu, giảm tiền thuê đất... đối với mọi tổ chức cá nhân trong tỉnh, trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Mở rộng các hình thức đầu tư để thu hút vốn của các doanh nghiệp.
- Khuyến khích đầu tư từ khu vực dân cư và tư nhân, đặc biệt vào các dự án phát triển các vùng chuyên canh sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, phát triển dịch vụ du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
- Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn chính sách xã hội hóa trong một số lĩnh vực theo chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước để huy động tốt nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế.
- Khai thác nguồn vốn tiềm tàng trong nhân dân để đầu tư sản xuất lương thực, thực phẩm, rau màu, chăn nuôi
- Hải Dương cũng như các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng, thị trường nông sản chủ yếu là thị trường nội địa. Xã hội càng phát triển, thị hiếu người tiêu dùng càng được nâng cao, vì vậy cần quan tâm đến thị hiếu người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Cần nghiên cứu thị trường để chỉ đạo sản xuất cho phù hợp, xác định cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và tỷ lệ giống chất lượng cao cho phù hợp đáp ứng thị trường tiêu dùng trong nước.
- Đầu tư tìm hiểu kỹ hơn về thị trường nông sản trên thế giới, tuân thủ các cam kết WTO trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để nông dân tiếp cận tốt hơn và an toàn đến thị trường quốc tế. Xây dựng các quy chế và hình thức kinh doanh, sử dụng rộng rãi các hợp đồng mua bán sản phẩm, tổ chức bảo hiểm cho sản phẩm xuất khẩu.
- Tạo môi trường và chính sách thuận lợi để thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân và tập thể thuộc mọi thành phần kinh tế, ở cả trong và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, cần khai thác tối đa vốn tự có của nông hộ để đầu tư cho sản xuất.
* Giải pháp huy động vốn nước ngoài
Vốn nước ngoài bao gồm 2 nguồn chính là vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vốn đầu tư nước ngoài có vị trí rất quan trọng nó không chỉ tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị trường. Để có thể huy động tốt nguồn vốn này, cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi và thông thoáng (Chính sách sử dụng đát, giải phóng mặt bằng, xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng cải cách thủ tục hành chính ) để thu hút các nhà đầu tư vào Hải Dương phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
- Tăng cường hơn nữa công tác quảng cáo, giới thiệu ra nước ngoài về các tiềm năng thế mạnh của Tỉnh.
- Xây dựng các dự án có căn cứ để tranh thủ các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế như chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình nước sách nông thôn, môi trường, y tế
- Cần kết hợp nhiều hình thức liên doanh trong đó có cả 100% vốn nước ngoài. Tỉnh cần chuẩn bị năng lực nội tại để đón nhận, lựa chọn và tham gia bình đẳng trong quan hệ hợp tác, đầu tư với bên ngoài.
3.2.4. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới
Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông sản hàng hóa còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Trong những năm tới, cần tập trung vào các công tác sau đây:
- Phát triển hệ thống thủy lợi để chủ động hơn trong bố trí sản xuất, cụ thể là:
+ Hoàn thiện quy hoạch phát triển thủy lợi dài hạn để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống trên từng địa bàn, đồng thời đảm bảo cân bằng nước để sử dụng bền vững nguồn nước, đảm bảo môi trường sinh thái.
+ Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương và đầu tư có trọng điểm vào xây dựng mới các công trình thủy lợi phục vụ các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa nhất là vùng nông sản chất lượng cao.
+ Tổ chức khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có theo hướng sử dụng tổng hợp nguồn nước trên địa bàn, điều tiết nguồn nước tưới hợp lý cho từng vùng.
- Tiếp tục phát triển hệ thống giao thông nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển vật tư, phân bón và gắn vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến góp phần nâng cao chất lượng nông sản và giảm chi phí cho sản xuất để tăng khả năng canh tranh của nông sản trên thị trường.
- Phát triển mạng lưới cơ sở chế biến có quy mô và trình độ công nghệ ngày càng cao, đồng thời phân bố ngày càng phù hợp với sự phát triển của vùng nguyên liệu.
- Phát triển rộng rãi mạng lưới dịch vụ nông nghiệp theo hướng xã hội hóa. Đồng thời tăng cường đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu giống, các trại ươm giống và các cơ sở bảo vệ thực vật, để đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời các giống mới, các loại vật tư, phân bón phục vụ sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, nhất là đối với các loại nông sản hàng hóa chất lượng cao.
3.2.5. Công tác khuyến nông
Hiện nay, công tác khuyến nông chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Qua điều tra các hộ nông dân cho thấy, người dân cần được quan tâm nhiều hơn nữa về chuyển giao kỹ thuật canh tác mới, cách sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, thú y một cách hợp lý, phương pháp bảo quản sản phẩm sau thu hoạchđể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi giống mới, đặc biệt là các giống có chất lượng cao, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc nghiêm ngặt.
Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp Hải Dương những năm tới, công tác khuyến nông cần được đầu tư trong những lĩnh vực sau:
- Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông cho các cơ sở, nhất là những vùng thuần nông. Thực hiện xã hội hóa công tác khuyến nông, chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác khuyến nông. Phát triển các mô hình thành lập các tổ khuyến nông tự nguyện để đẩy mạnh triển khai và ứng dụng có hiệu quả các kỹ thuật mới vào sản xuất.
- Đẩy mạnh việc tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tiến bộ, hướng dẫn quy trình sản xuất và thu hoạch các giống mới cho rộng rãi nhân dân để hạn chế tiến tới xóa bỏ tập quán sản xuất lạc hậu còn khá phổ biến hiện nay nhằm nâng cao chất lượng nông sản và hiệu quả KTXH của sản xuất.
- Nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường, tạo niềm tin trong nhân dân vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ đó họ sẽ tích cực và tự giác thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
3.2.6. Sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và có hiệu quả
- Đối với cán bộ làm công tác quản lý: có chính sách luân chuyển cán bộ, đưa cán bộ chỉ đạo sản xuất thực tế sau đó quay về tiếp tục làm công tác quản lý; ưu tiên tuyển dụng đối với các đối tượng đã có thời gian công tác trực tiếp tại các cơ sở từ 3 năm trở lên.
- Đối với cán bộ trong các cơ quan sự nghiệp: có chế độ ưu tiên (tuyển thẳng, cộng điểm, điều kiện thi tuyển...) đối với cán bộ đã qua chỉ đạo sản xuất thực tế tại các cơ sở. Từng bước nâng cao chế độ cho các cán bộ công chức, khuyến nông viên cơ sở tạo điều kiện cho họ hoạt động có hiệu quả.
- Đa dạng hóa sản xuất, đẩy mạnh chế biến hoặc sơ chế nông sản và thực hiện mô hình sản xuất đa canh, xen canh, phát triển các ngành nghề ở nông thôn, nhằm giảm bớt căng thẳng về lao động mang tính thời vụ, đồng thời giải quyết việc làm trong thời gian nhàn rỗi để tăng thu nhập cho nông dân.
- Tăng cường đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nâng cao trình độ dân trí và kỹ năng sản xuất cho nông dân để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
3.2.7. Xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm
Thị trường là yếu tố sống còn của phát triển sản xuất. Để tạo sự ổn định cho sản xuất nông sản và tránh những rủi ro cho nông dân, trong những năm tới, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp về thị trường sau đây:
- Cập nhật để cung cấp thường xuyên, kịp thời các thông tin về nhu cầu và thị trường, yêu cầu phẩm cấp, chất lượng hàng hóa của các siêu thị, thị trường trong và ngoài nước để hướng dẫn cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời, hướng dẫn, giáo dục nông dân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, giữ chữ tín đối với chất lượng sản phẩm.
- Cần tuyên truyền, khuyến cáo nông dân thực hiện tốt việc ghi chép, theo dõi sản xuất đối với các sản phẩm như vải thiều, dưa hấu để có thể truy xuất nguồn gốc khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (đã có hiệu lực thi hành từ 2011).
- Làm tốt công tác tiếp thị và quảng bá sản phẩm, nhất là các thị trường truyền thống. Tìm kiếm thị trường mới, khuyến khích và tạo điều kiện về giao thông, nơi tập kết, khu sơ chế cho các doanh nghiệp và tư nhân ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng một số chợ, điểm tập kết, tạo điều kiện thuận lợi cho thu mua và tiêu thụ rau quả.
- Đào tạo nghiệp vụ xúc tiến thương mại, tổ chức tham quan mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ trong và ngoài nước.
- Phát triển công nghiệp chế biến theo cả chiều rộng và chiều sâu. Đây là giải pháp có tính lâu dài, có tác dụng mở rộng thị trường tiêu thụ nguyên liệu, đồng thời giảm bớt thua thiệt do chủ yếu xuất khẩu nông sản thô với giá rẻ và có khả năng hạn chế bất lợi do biến động giá nông sản gây ra đối với ngành trồng trọt.
- Tăng cường quản lý chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap...từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm trên thị trường thế giới.
- Tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và cả nước trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu, giảm chi phí sản xuất.
3.2.8. Tổ chức và thực hiện cơ chế chính sách phù hợp
- Xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các ban ngành với chính quyền và các tổ chức khác ở địa phương trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp Hải Dương đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 để quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đúng mục đích và theo quy hoạch đã được phê duyệt
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp về khoa học, công nghệ, tổ chức và quản lý sản xuất... với tuyên truyền xóa bỏ tập quán lạc hậu trong canh tác và thu hoạch nông sản nhằm nâng cao chất lượng nông sản cho chế biến và hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Thực hiện lồng ghép các chương trình, mục tiêu với các chương trình phát triển nông nghiệp như chương trình an toàn lương thực, thực phẩm; đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đề án chuyển đổi cơ cấu ngành chăn nuôi....xóa bỏ các tập quán sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả và ảnh hưởng xấu đến môi trường, góp phần bảo vệ tài nguyên.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trồng, chế biến nông sản xuất khẩu.
- Mở rộng mô hình liên kết 4 nhà để nâng cao hiệu quả kinh tế và tính bền vững của sản xuất.
- Thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động dịch vụ nông nghiệp như cung ứng giống, vật tư, thuốc trừ sâu, phòng và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm...
- Đẩy mạnh hoạt động của các hiệp hội về các loại nông sản để bảo vệ lợi ích của người nông dân, đồng thời nghiên cứu và áp dụng chế độ bảo hiểm rủi ro cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Đẩy mạnh việc giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về tích tụ đất để mở rộng sản xuất và chế biến nông sản mũi nhọn phục vụ cho việc xuất khẩu.
- Trong chỉ đạo phát triển nông nghiệp Hải Dương, đặc biệt chú trọng phát triển mô hình trang trại và nông hộ, tạo mọi điều kiện để khu vực này phát triển sản xuất một cách hiệu quả nhất. Khuyến khích phát triển các trang trại tổng hợp, các trang trại nông, lâm kết hợp quy mô lớn với giống mới và kỹ thuật canh tác tiến bộ.
3.2.9. Giải pháp về môi trường
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững thì yếu tố môi trường là không thể bỏ qua. Đối với các vùng chăn nuôi thì việc xử lí chất thải bằng hầm biôga là phương pháp mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cần phải xây dựng hệ thống hầm biôga theo đúng tiêu chuẩn và có sự quản lí, kiểm tra chặt chẽ của Nhà nước để đảm bảo an toàn môi trường chăn nuôi một cách tối đa. Đối với các trang trại chăn nuôi kết hợp giữa lợn và cá, vịt thì cấn phải xử lí nguồn rác thải trước khi sử dụng làm thức ăn.
Đối với các vùng trồng cây việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc theo tiêu chuẩn.
Các nhà máy chế biến nông sản cần xây dựng hệ thống xử lí nước thải, rác thải phù hợp với công suất chế biến. Tiến tới sử dụng nước theo chu trình khép kín, nước thải sau khi xử lí lại đưa vào sản xuất. Xây dựng những cơ sở tái chế bã thải của các nhà máy dùng trong các sản phẩm hàng hoặc làm phân bón,
Tiến hành đánh giá hiện trạng môi trường ở các vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các cơ sở chế biến nông sản để có những giải pháp cụ thể bảo vệ môi trường tại những vùng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhất.
Vì ý thức của người dân chưa cao cùng với sự chưa hiểu hết tác hại của việc sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật nên việc tuyên truyền, hướng dẫn để nâng cao ý thức và tầm hiểu biết cho người dân là trách nhiệm của các cấp chính quyền có liên quan.
TIỂU KẾT CHƯƠNG III
1.Nông nghiệp là ngành kinh tế chịu tác động của của tổng thể các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng sản xuất. Vì vậy, những đề xuất định hướng phát triển nông nghiệp Hải Dương phải được dựa trên những căn cứ chủ yếu sau: định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tiềm năng đất, hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của sản xuất, dự báo số dân và nguồn lao động trong tương lai...
Quan điểm và mục tiêu phát triển nông nghiệp của Hải Dương nhằm sử dụng hợp lý hơn tiềm năng của lãnh thổ, nâng cao GTSX/ha gieo trồng, góp phần tạo tốc độ tăng trưởng cao trong nông nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nâng cao đời sống của nhân dân.
2. Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Hải Dương tương đương 47%, 37% và 16%. Trong nông nghiệp, cơ cấu các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy, lâm nghiệp và dịch vụ tương đương: 46%, 45%, 4% và 5%. Đảm bảo an ninh lương thực và góp phần vào an ninh lương thực quốc gia, đời sống của nhân dân được cải thiện cả vật chất và tinh thần.
3. Trên cơ sở đánh giá tác động tổng hợp của các nhân tố đến sự phát triển nông nghiệp của Hải Dương, để nông nghiệp tỉnh Hải Dương phát triển ổn định, vững chắc theo hướng hội nhập, cần phải thực hiện đồng bộ 9 nhóm giải pháp về đất, KHCN, vốn đầu tư, công tác khuyến nông, tăng cường cơ sở hạ tầng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ và cơ chế chính sách.
KẾT LUẬN
1. Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển như nước ta. Nông nghiệp đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được.
2. Hải Dương là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng, nơi có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển nông nghiệp một cách toàn diện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương và cho xuất khẩu.
3. Trong quá trình CNH, HĐH, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP. Năm 2010, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp thu hút 54,5% tổng số lao động của tỉnh và đóng góp 23,0 % cơ cấu GDP. Đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh bạn.
4. Cơ cấu NLTS Hải Dương đang có sự chuyển dịch tích cực phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành lâm nghiệp và thủy sản.
5. Trong quá trình phát triển nông nghiệp, TCLTNN tỉnh Hải Dương đang đẩy mạnh trong đó nổi bật là mô hình trang trại. Tổng số trang trại tăng nhanh từ 126 trang trại năm 2000 lên 2.523 trang trại năm 2010 với cơ cấu đa dạng, sản phẩm phong phú và có chất lượng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thịt, trứng, sữa của nhân dân trong tỉnh, vừa tăng thu nhập, vừa góp phần giải quyết việc làm cho nông dân. Bên cạnh đó, việc xóa bỏ tình trạng độc canh lúa, xây dựng các mô hình luân canh (một vụ lúa, hai vụ màu hoặc chuyên màu...) nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn và nâng cao giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác.
6. Mục tiêu đặt ra cho nông nghiệp Hải Dương phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao; mở rộng quy mô và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm ở các trang trại; quy hoạch các vùng chuyên canh phù hợp với công nghiệp chế biến; đẩy mạnh chuyên môn hóa ở các tiểu vùng nông nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh và dự trữ cho quốc gia.
7. Để thực hiện các mục tiêu trên, tỉnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về tổ chức quản lý, chính sách đất , tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đẩy mạnh ứng dụng tiến bô KHCN, chính sách khuyến nông, hệ thống cơ chế chính sách, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của KHCN nhằm đa dạng hóa và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Hải Dương trong thị trường.
8. Từ những vấn đề kết luận trên, đề tài kiến nghị:
- Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa đối với những vấn đề về kinh tế nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, nông thôn để có những điều chỉnh kịp thời đối với quá trình phát triển và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực này trong giai đoạn tiếp theo;
- Cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong bối cảnh phát triển mới của đất nước;
- Hình thành một cách có hệ thống các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Tạo cơ chế, chính sách phát triển đối với nông nghiệp, nông thôn một cách đồng bộ, hiệu quả mang tính đột phá đặc biệt các cơ chế chính sách trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật, nâng cao dân tríđể làm tiền đề cho quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hướng đến một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả cao và phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Các đề tài nghiên cứu
[1]. Đàm Văn Bắc (chủ nhiệm đề tài), năm 2010 “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Hải Dương trong thời kì mới” , mã số SPHN-10-543-NCS, Trường đại học sư phạm Hà Nội.
[2]. Đàm Văn Bắc (chủ nhiệm đề tài), năm 2012, “Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2000 – 2010”, mã số CĐHD/KH-2012/ĐL 01, Trường Cao đẳng Hải Dương.
2. Các bài báo khoa học
[1]. Đàm Văn Bắc, năm 2005, “Sự phát triển công nghiệp Hải Dương trong thời kỳ mới”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 5, trang 97 – 100.
[2]. Đàm Văn Bắc, năm 2007, “Một số giải pháp phát triển công nghiệp Hải Dương trong thời kì mới”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 6, trang 153 – 157.
[3]. Nguyễn Minh Tuệ và Đàm Văn Bắc, năm 2008, “ Kinh tế Hải Dương trong thời kì mới”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2, trang 90 – 97.
[4]. Đàm Văn Bắc, năm 2010, “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở xã Thạch Khôi, thành phố Hải Dương”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học sư phạm Hà Nội, số 7, trang 139 – 146.
[5]. Đàm Văn Bắc, năm 2011, “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp Tỉnh Hải Dương” Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2, trang 109 – 119.
[6]. Đàm Văn Bắc, năm 2012, “Đặc điểm tài nguyên đất và định hướng sử dụng bền vững vốn đất nông nghiệp tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 1, trang 97 – 104.
[7]. Đàm Văn Bắc, năm 2012, “An ninh lương thực ở tỉnh Hải Dương” Tạp chí Khoa học Trường Đại học sư phạm Hà Nội II, số 19, trang 164 – 174.
[8]. Đàm Văn Bắc, 2013, “Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Hải Dương”, Tạp chí khoa học Trường Đại học sư phạm Hà Nội, số 1, trang 157 – 165.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt.
1. Đào Thế Anh, Đào Thế Tuấn (2009), Đa dạng về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo vùng kinh tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển.
2. Đinh Văn Ân (chủ biên 2003), Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội
3.Bách khoa toàn thư (2000), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội
4. Ban chấp hành TW Đảng (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, số 26 – NQTW, Hà Nội.
5. Ban tuyên giáo TW (2011), các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (1993), Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1999), Tiêu chuẩn ngành (10 TCN 343 – 98) – Quy trình đánh giá đất phục vụ nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1999), Tiêu chuẩn ngành (10 TCN 343 – 98) – Quy trình quy hoạch ngành hàng nông nghiệp (ngành sản xuất lương thực). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), Nông nghiệp Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB TP Hồ Chí Minh.
10. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (10.2004), Báo cáo tổng kết tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn sau 20 năm đổi mới. Hà Nội.
11. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2008 tại 12 tỉnh, NXB Thống kê, Hà Nội.
12. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Quy hoạch tổng thể sử dụng đất lúa toàn quốc đến năm 2020, định hướng 2030. NXB Nông nghiệp, Hà Nội
13. Phạm Văn Cơ (2000), Sử dụng tài nguyên đất trong xây dựng và phát triển nông thôn mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt (1998) Chương trình phân loại đất Việt Nam theo phương pháp quốc tế FAO – UNESCO Hà Nội.
15. Tôn Thất Chiểu và cộng sự, (1990), Những lý luận cơ bản về hệ thống phân loại đất của FAO- UNESCO, Hà Nội.
16. Nguyễn Sinh Cúc, Hoàng Vĩnh Lê (1998), Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
17. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Thống Kê, Hà Nội
18. Cục thống kê Hải Dương. Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, Từ 2000 đến 2012. NXB Thống kê.
19. Cục thống kê Hải Dương (2011). Kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2006-2010, NXB Thống Kê.
20. Cục thống kê Hải Dương (3/2008), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 tỉnh Hải Dương. NXB Thống kê.
21. Cục thống kê Hải Dương (2012), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 tỉnh Hải Dương. NXB Thống kê.
22. Đường Hồng Dật (tổng biên tập) và nnk (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
23. Lê Doãn Diên (2003), Nâng cao chất lượng lúa gạo phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Nguyễn Trí Dĩnh, Phạm Thị Quý (2009), Lịch sử kinh tế, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
25. Vũ Năng Dũng (Chủ biên, 2001), Nông nghiệp Việt Nam 61 tỉnh, thành phố, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
26. Đỗ Đình Đài, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Văn Tân (8.2004), Điều tra thành lập bản đồ đất và đánh giá đất phục vụ quy hoạch nông nghiệp, (Tài liệu phục vụ lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nông nghiệp), Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Hà Nội.
27. Bùi Huy Đáp (1957), Cây lúa và kỹ thuật trồng lúa. NXB Nông nghiệp, Hà Nội
28. Bùi Huy Đáp (1957), Cây lúa miền Bắc Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội
29. Bùi Huy Đáp (1972), Lúa xuân miền Bắc Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội
30. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1998), Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia.
31.Nguyễn Điền (1996), Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nông thôn trên Thế giới và Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
32. Đỗ Thị Minh Đức (2007), Giáo trình Đại lí kinh tế xã hội Việt Nam, Tập I (Sách dành cho Cao đẳng Sư phạm), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
33. Trần Đức (1995), Trang trại gia đình ở Việt Nam và trên thế giới. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Ngô Đình Giao (chủ biên)(1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, Tập 1,2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Ngô Đình Giao (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu và thị trường tiêu thụ trong nước, Tạp chí thông tin lý luận, số 11, trang 16 – 19.
36. Trần Văn Hà, Nguyễn Khánh Quắc (1997), Khuyến nông học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
37. Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Ngọc Lân (1980), Địa lí cây trồng, NXB Giáo dục, Hà Nội.
38.Vũ Tuyên Hoàng (1968), Chọn giống cây lương thực, NXB Khoa học, Hà Nội
39.Vũ Tuyên Hoàng (1985), Giống lúa xuân số 2 và kỹ thuật gieo trồng. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp (1981 – 1985). NXB Nông nghiệp, Hà Nội
40. Hội Thống kê Việt Nam (2010), Kiến thức Thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội
41. Hội Thống kê Việt Nam (2011), Số liệu thống kê Vị thế kinh tế xã hội 63 tỉnh, thành phố Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
42. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Sổ tay điều tra, phân loại, đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
43. Hội thảo khoa học quốc tế Địa lí Đông Nam Á lần thứ X (11/2010), Tuyển tập các bài báo khoa học, Trang 243 – 249 (Nghiên cứu sự phát triển kinh tế trang trại tỉnh Hà Nam), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
44. Lê Mạnh Hùng (chủ biên)(1998), Thực trạng chuyển dịch công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, NXB Thống kê.
45. Phạm Hùng (2002), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn miền Đông Nam Bộ theo hướng công nghiệp hóa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
46. Lâm Quang Huyên (2003), Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp Việt Nam. NXB trẻ.
47. Vũ Trọng Khải (2002), Hai mô hình kinh tế và sự đổi mới kinh tế qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
48. Phạm Văn Khôi (2007), Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.
49. Phan Trung Kiên (1995), Chuyển dịch cơ cấu các ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
50. Đỗ Thiên Kính (1999), Tác động của chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp xã hội đến phân tầng mức sống, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
51. Võ Linh (10/2004), Quy hoạch nông nghiệp phục vụ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp – nông thôn (Tài liệu tập huấn, Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I), Hà Nội.
52. Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung (2008), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
53. Đặng Thị Loan, Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (2006), Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2006), những thành tựu và vấn đề đặt ra, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
54. Nguyễn Văn Luật (1990), Hệ thống canh tác, Tạp chí Nông nghiệp năm 1990 (Tr.7).
55. Luật Hợp tác xã 2008, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
56. Luật công nghệ cao 2008, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
57. Nguyễn Văn Ngọc (2012), Từ điển kinh tế học, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội
58. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng (Chủ biên),(2004), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê.
59. Nguyễn Thế Nhã (1994), Những kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa ở những nước trong khu vực, Tạp chí hoạt động khoa học, số 3, trang 36 – 37.
60. Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng (2006), Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, NXB Giáo dục, Hà Nội.
61. Đặng Văn Phan, Vũ Như Vân (2008), Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế xã hội Việt Nam: nhận thức và hành động hướng tới sự phát triển bền vững. Tuyển tập các báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 3, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
62. Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (đồng chủ biên), (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, NXB Chính trị Quốc gia.
63. Nguyễn Trần Quế, Vũ Mạnh Hải (2001), Giáo trình thống kê kinh tế, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
64. Mai Hà Phương (2008), Nghiên cứu chuyển dịch đổi cơ cấu cây công nghiệp lâu năm ở tỉnh Lâm Đồng, Luận án Tiến sĩ Địa lí.
65. Trịnh Huy Quách (1998), Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam những năm đổi mới, NXB tạp chí ngân hàng, số 3, trang 7 – 12.
66. Đặng Kim Sơn (1986), Các hệ thống nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, NXB TP Hồ Chí Minh.
67. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa tứ nông nghiệp – lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
68. Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa (chủ biên, 2002), Một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, NXB Thống kê, Hà Nội.
69. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
70. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
71. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
72.Tăng cường nông nghiệp cho phát triển (2007), Báo cáo phát triển thế giới 2008, Ngân hàng Thế giới, NXB Văn hóa – Thông tin.
73. Nguyễn Công Tạn (chủ biên), Ngô Thế Dân, Hoàng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Trí Hoàn, Quách Ngọc Ân (2002), Lúa lai ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
74. Nguyễn Công Tạn (2002), Vài suy nghĩ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của nông nghiệp nước ta. Tạp chí Ngân hàng, số 5, trang 1-3.
75. Nguyễn Thị Trang Thanh (2012), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Nghệ An. Luận án Tiến sĩ Địa lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
76. Ông Thị Đan Thanh (1996), Địa lý nông nghiệp, NXB Giáo dục.
77. Phạm Chí Thành (1996), Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
78. Bùi Tất Thắng (chủ biên),(2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
79. Bùi Tất Thắng (chủ biên),(1994), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
80. Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng (2003), Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng – thực trạng và triển vọng. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
81. Vũ Đình Thắng (2006), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
82. Vũ Đình Thắng, Hoàng Văn Định (2002), Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội.
83. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ và các vùng Địa lí, NXB Thế giới, Hà Nội.
84. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2003), Giáo trình Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam – Tập I, Phần Đại cương. (Tái bản lần thứ 2, có sửa chữa và bổ sung), NXB Giáo dục.
85.Nguyễn Viết Thịnh (1995), Thử nghiệm định hướng tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng. Hội thảo Tổ chức lãnh thổ. Hội Địa lí Việt Nam, Hà Nội.
86. Lê Thông (1986), Tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp trến Thế giới, NXB Giáo dục.
87. Lê Thông (1992), Nhập môn Địa lí nhân văn (dùng cho hệ đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Địa lí Kinh tế - Giáo dục dân số), Hà Nội
88. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, (2004), Địa lí Kinh tế xã hội Việt Nam (tái bản lần thứ 3, 2011) có bổ sung và cập nhật), NXB Đại học Sư phạm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
89. Lê Thông (Chủ biên),(2002), Địa lí các tỉnh và thành phổ Việt Nam (tập II), NXB Giáo dục, Hà Nội.
90. Lê Thông, Nguyễn Quý Thao (đồng chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ, Phí Công Việt, Nguyễn Thị Sơn, Lê Mỹ Dung (2012), Việt Nam các vùng kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm, NXB Giáo dục Việt Nam.
91. Đào Châu Thu (2002) Sử dụng đất dốc cho sản xuất nông nghiệp, tiềm năng và thách thức. NXB Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
92. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 – 2020, số 800,QĐ-TTg, tháng 6/2010.
93. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, số 150/2005/QĐ-TTg, tháng 6 năm 2005.
94. Phạm Minh Trí, Nguyễn Đình Long (2007), Nông nghiệp đa chức năng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
95.Trần Bình Trọng (2003), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội.
96. Đào Thế Tuấn (1978), Cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
97. Đào Thế Tuấn, (1989), Hệ thống nông nghiệp, Tạp chí Cộng sản 1989 (tr.6).
98. Đào Thế Tuấn, (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
99. Đào Công Tiến (2003), Nông nghiệp và nông thôn những cảm nhận và đề xuất, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
100. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2005), Kinh tế xã hội đại cương (Giáo trình cao đẳng sư phạm), NXB Đại học Sư phạm.
101. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông (đồng chủ biên),(2013), Địa lí nông, lâm, thủy sản Việt Nam, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
102. Đặng Như Toàn, Trương Toàn, Trương Thiệp (2007), Địa lí và kinh tế Việt Nam thế kỷ XXI, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
103. Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
104. Nguyễn Đức Triều – Vũ Tuyên Hoàng (đồng chủ biên)(2001), Nông dân, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
105. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương, 2009. Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương 3 năm (2006-2008)
106. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương, 2010.Quy hoạch diện đất trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
107. Sở Tài nguyên – môi trường Hải Dương (2010), Hệ thống bản đồ nền, bản đồ sử dụng đất 2010 của tỉnh và 12 đơn vị hành chính cấp huyện.
108. UBND tỉnh Hải Dương, 2005. Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng 2006-2010
109. UBND tỉnh Hải Dương, 2010. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2020.
110. UBND tỉnh Hải Dương, 2005. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 – 2010 tỉnh Hải Dương
111. UBND tỉnh Hải Dương, 2010. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
112. UBND tỉnh Hải Dương (6/2011), Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả kinh tế cao tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 – 2015.
113. UBND tỉnh Hải Dương (6/2011), Phát triển chăn nuôi – thủy sản tập trung, nâng cao chất lượng, quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 – 2015.
114. UBND tỉnh Hải Dương (2010), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Hải Dương giai đoạn 2006 – 2020.
115. UBND tỉnh Hải Dương (2010), Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 – 2010.
116. UBND tỉnh Hải Dương (2010), Quy hoạch diện tích đất trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
117. UBND tỉnh Hải Dương (2005), Quyết định số 4940/2005/QĐ – UBND ngày 28 tháng 10 năm 2005 về việc Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2020.
118. UBND tỉnh Hải Dương (2008), Nghị quyết số 91/2008/NQ – HĐND ngày 22/02/2008 về Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng 2020.
119. UBND tỉnh Hải Dương (2000), Địa lý tỉnh Hải Dương, Tài liệu lưu hành nội bộ.
120. UBND tỉnh Hải Dương (3/2004), Hải Dương - thế và lực mới trong thế kỉ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
121. Trần Đức Viên (chủ biên), Phạm Văn Phê, Ngô Thế Ân, Sinh thái học nông nghiệp (Giáo trình Cao đẳng Sư phạm), NXB Đại học Sư phạm.
122. Ngỗ Doãn Vịnh, (2005), Bàn về phát triển kinh tế (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang). NXB Chính trị Quốc gia.
123. Ngô Doãn Vịnh (chủ biên), (2004), Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia.
124. Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam – học hỏi và sáng tạo, NXB Chính trị Quốc gia.
125. Viện Chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn 2020, NXB Chính trị Quốc gia.
126. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, (2001), Nông nghiệp 61 tỉnh và thành phố, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
127. Viện Quy hoạch thủy lợi – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Hải Dương đến năm 2010 và định hướng 2020.
128. Vụ phát triển nông thôn và tài nguyên (2/2006), Thúc đẩy công cuộc Phát triển Nông thôn ở Việt Nam “Tăng trưởng, Công bằng và đa dạng hóa„ ba trụ cột trong phát triển Nông thôn, Phần II.
129. Võ Tòng Xuân, Nghiên cứu ứng dụng chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản.
130. Võ Tòng Xuân, Tháo gỡ nghịch lý trong nông nghiệp.
131. Võ Tòng Xuân, Mô hình liên kết bốn nhà.
132. Dương Hoa Xô, Phạm Hữu Nhượng. Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao tại Việt Nam.
133. Nguyễn Như Ý (chủ biên), (1999), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Tài liệu nước ngoài
134. FAO (1992) Land evaluation and farming systems analysis for land use planning, working document, Rome.
135. Masaji Miyasaka, 1995, The Thunen structure of agriculture in Japan basing on gravity model, Tokyo.
136. Nicholate Clifford, Shaun French and Gill Valentine (2010), Key Methods in Geography.
Các website
1. www. agroviet.gov.vn
2. www.gso.gov.vn
3. www.haiduong.gov.vn
4. www. nlv.gov.vn
5. www. Wikipedia.com.vn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................
1
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ....................................................
2
3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.........
12
4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..
13
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
18
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN...
18
Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
19
1.1. Cơ sở lí luận....
19
1.1.1. Một số khái niệm.
19
1.1.2. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp...
24
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp
28
1.1.4. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp..
33
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá....
37
1.2. Cơ sở thực tiễn....
43
1.2.1. Vấn đề phát triển nông nghiệp Việt Nam....
43
1.2.2. Vấn đề phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng..
46
Chương II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
52
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng...
52
2.1.1. Vị trí địa lí
52
2.1.2. Các nhân tố tự nhiên
53
2.1.3. Các nhân tố kinh tế xã hội
62
2.1.4. Đánh giá chung....
73
2.2. Thực trạng nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 – 2010..
74
2.2.1. Khái quát chung...
74
2.2.2. Các ngành nông, lâm, thủy sản....
77
2.2.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Hải Dương
100
2.2.4. Đánh giá chung nông nghiệp Hải Dương....
117
Chương III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020
122
3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp Hải Dương đến năm 2020.
122
3.1.1. Những căn cứ để đưa ra định hướng phát triển nông nghiệp của Hải Dương
122
3.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp Hải Dương 2020 và tầm nhìn 2030
128
3.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp ở Hải Dương.
134
3.2.1. Tổ chức sản xuất và sử dụng đất..
134
3.2.2. Giải pháp về khoa học, công nghệ...
135
3.2.3. Giải pháp về vốn đầu tư...
139
3.2.4. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.
143
3.2.5. Công tác khuyến nông.
144
3.2.6. Sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và có hiệu quả..
144
3.2.7. Xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm..
145
3.2.8. Tổ chức và thực hiện cơ chế chính sách phù hợp
145
3.2.9. Giải pháp về môi trường..
146
KẾT LUẬN.........................................................................................
149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC